Đảo Hoàng Sa, Trường Sa
HongYen 31.05.2004 03:54:19 (permalink)


Thành phố Hoàng - Trường sẽ có giá trị 1500 tỷ USD sau khi hoàn thiện


Một thành phố trên biển giữa Hoàng Sa và Trường Sa?


Một thành phố nổi hoàn toàn trên mặt biển, nơi máy bay có thể hạ cánh, có cảng container cỡ lớn và tàu ngầm có thể lên xuống giữa Hoàng Sa và Trường Sa – Một thành phố mang tên Hoàng – Trường... Đó là ý tưởng làm kinh tế vĩ đại: khai thác dầu khí. Nhưng trên hết điều này khẳng định một cách hùng hồn chủ quyền của VN tại cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa...

Ý tưởng này của Tiến sĩ Trần Văn Khoát, việt kiều Mỹ, Tổng giám đốc Keystone (Công ty Quản lý phát triển đá Đỉnh vòm). Năm 1992, ông đã đệ trình chính phủ nước ta Kế sách phát triển dầu khí cho VN, nhằm biến VN thành quốc gia khai thác dầu khí lớn trên thế giới; và sau đó, năm 1998 là Dự án Biển nước sâu. Tuy chưa được chấp nhận nhưng vừa qua, ông lại đệ trình một dự án tầm cỡ hơn nữa: dự án xây dựng một thành phố giữa Biển Đông.

Nhưng tại sao lại nhất thiết xây dựng một thành phố trên biển. Điều đó liệu có khả thi không, thưa ông?

Tôi đã nghiên cứu kỹ kỹ thuật xây dựng các công trình lớn nổi trên mặt nước của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Mỹ. Ý tưởng của tôi là áp dụng kỹ thuật của các nước tiên tiến, đặc biệt là của Mỹ để xây dựng thành phố nổi, việc này không khó lắm và thực ra vấn đề chính không phải chỉ nằm ở đó.

Vậy vấn đề chính nằm ở đâu?

Vấn đề chính là làm thế nào để VN nhìn ra cái lợi của việc mời các công ty nước ngoài vào đầu tư trên vùng Biển Đông. Tập đoàn Keystone (Hoa Kỳ) sẽ đứng ra đảm nhận trách nhiệm phát triển kinh tế ở hai quần đảo Hoàng, Trường dưới dạng một hợp đồng được ký với Petrovietnam chẳng hạn. Tập đoàn Keystone sẽ đảm bảo an ninh trên lãnh hải và đảm bảo an toàn cho các công ty dầu khí vào khai thác ở vùng này trong suốt thời gian hoạt động.

Với dự án mà ông đặt vấn đề, VN được gì ?

Về kinh phí, VN sẽ không mất (tổng vốn đầu tư ban đầu khoảng 150 tỷ USD, Keystone và các tập đoàn khác sẽ đầu tư). Về lợi ích sẽ được rất nhiều. Đó là lợi ích quốc gia được tôn trọng, tài nguyên quốc gia được bảo vệ và khai thác. Về kinh tế, VN được thu các loại thuế như thuế tài nguyên, thuế doanh thu,... phát triển công nghệ dầu khí, hải sản và vận chuyển tàu. Ngành du lịch có một mô hình mới, du lịch biển.

VN có một thành phố trị giá hơn 1500 tỷ USD. Về xã hội, một số đông lao động tay nghề cao được huấn luyện và sử dụng, một lực lượng đông chuyên viên an ninh tầm cỡ quốc tế với phương tiện hiện đại đủ sức bảo vệ chủ quyền VN.

Tập đoàn Keystone xin chia lợi nhuận 50/50 với VN và xin không phải trả một thứ thuế nào.

Vậy cái mà các ông cần ở VN bây giờ là gì, thưa ông?

Cái chúng tôi cần bây giờ là một chữ ký của Chính phủ VN.

Ông có quan tâm đến lịch sử vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa?

Có chứ, tôi làm dầu khí trên biển Đông tất nhiên vấn đề chủ quyền của hai quần đảo thuộc nước nào đối với tôi hết sức quan trọng. Công ty chúng tôi biết rằng, vùng lãnh hải đó là thuộc chủ quyền của VN.

Trong những tư liệu về Hoàng Sa mà ông đã đọc, ông tâm đắc với tư liệu nào nhất?

Lịch sử VN chứng minh VN là chủ của một lãnh hải rộng hàng triệu cây số vuông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tôi rất tâm đắc với một tài liệu nói rằng, trong Hội nghị San Fransisco năm 1951, quốc tế đã bỏ phiếu xác nhận Hoàng Sa, Trường Sa là thuộc chủ quyền VN và Liên Xô và Trung Quốc cũng có mặt trong hội nghị đó và không hề phản đối.

Xin cảm ơn ông!

Theo Vietnamnet
<bài viết được chỉnh sửa lúc 05.05.2008 22:33:51 bởi HongYen >
#1
    HongYen 31.05.2004 03:59:09 (permalink)



    Căng thẳng tiếp tục về Trường Sa
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2004/03/040325_spratlys.shtml
    31 Tháng 3 2004 - Cập nhật 17h01 GMT
    #2
      HongYen 31.05.2004 04:02:55 (permalink)
      Du Lịch Trường Sa



      Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam đại tướng Phạm Văn Trà trong bài nói chuyện sáng thứ Bảy tại Singapore đã một lần nữa bảo vệ kế hoạch tổ chức du lịch tới quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

      http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2004/04/040403_spratlystour.shtml
      03 Tháng 4 2004 - Cập nhật 13h45 GMT
      #3
        HongYen 31.05.2004 04:08:32 (permalink)
        Thêm phản ứng về tour du lịch Trường Sa





        Một chiếc tàu chở những vị khách du lịch đầu tiên của Việt Nam tới đảo Trường Sa hiện đang tiến tới hòn đảo này sau khi rời bến Tân Cảng trong ngày thứ hai.
        #4
          HongYen 31.05.2004 04:12:30 (permalink)
          Sẽ có tranh cãi ngoại giao về Trường Sa?


          Nhiều nước tuyên bố chủ quyền tại Trường Sa


          Một chiếc tàu chở những vị khách du lịch đầu tiên của Việt Nam tới đảo Trường Sa hiện đang tiến tới hòn đảo này sau khi rời bến Tân Cảng.

          Theo dự kiến, điểm dừng đầu tiên của tàu là khu khai thác dầu khí Bạch Hổ và sang thứ Tư, tàu sẽ tới đảo chính ở Trường Sa.

          Trong số các nước nhận chủ quyền một phần hoặc toàn bộ quần đảo Trường Sa, Trung Quốc đã có phản ứng mạnh nhất.

          Chiếc tàu hải quân số hiệu HQ996 đã mang theo 60 khách du lịch cùng 40 quan chức trong chuyến du lịch đầu tiên vốn không bao gồm khách nước ngoài hay Việt Kiều.

          Ngay từ đầu tháng, Vụ phó Vụ Du lịch Lữ hành Dương Xuân Hội, người cũng có mặt trong chuyến đi 8 ngày hiện nay đã tuyên bố rằng ông đảm bảo chuyến tham quan sẽ an toàn vì theo ông các điểm tham quan đều thuộc chủ quyền của Việt Nam.

          Trung Quốc lên tiếng
          Nhưng cũng ngay từ đầu tháng, Trung Quốc đã có phản ứng mạnh mẽ khi biết tin Việt Nam đưa khách du lịch tới Trường Sa.

          Tuần trước Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã cho triệu đại sứ Việt Nam Trần Văn Luật tới Bộ Ngoại giao để phản đối.


          Khu vực Trường Sa
          100 đảo san hô vòng
          410.000 cây số vuông
          Được cho là nhiều dầu và khí gas



          Ngay sau khi tàu HQ996 của Việt Nam rời bến, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nhắc lại rằng Trung Quốc không hài lòng với chuyến đi và rằng Việt Nam đã vẫn đưa khách tới Trường Sa bất chấp phản đối mạnh mẽ của Trung Quốc.

          Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng tuyên bố hành động của Việt Nam đã không tuân theo Tuyên bố Ứng xử mà Trung Quốc và ASEAN đạt được hồi năm 2002 về nguyên tắc ứng xử của các nước xung quanh đảo Trường Sa.

          Trước đó báo chí Việt Nam đã dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Philippines nói với tờ Philippines Star rằng bà nghĩ Việt Nam không hề vi phạm nguyên tắc ứng xử đã ký. Nhưng một quan chức dưới quyền bà Bộ trưởng đã lại được hãng thông tấn Pháp AFP trích lời nói rằng ông muốn nhắc nhở Việt Nam về nguyên tắc ứng xử đã ký năm 2002.

          Đài BBC đã gọi điện hỏi phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Philippines và được bà cho biết:

          "Bộ Ngoại giao chúng tôi chưa có ý kiến chính thức nào về vấn đề này. Những điều các hãng thông tấn trích dẫn không phải là từ thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao."

          Tranh luận chủ quyền
          Mặc dù đa số người Việt Nam tin rằng Trường Sa là của Việt Nam, về mặt công nhận quốc tế, vấn đề ai sở hữu hòn đảo này vẫn còn là vấn đề của tương lai.


          Tác phẩm của Stein Tonnesson
          Sách:
          The Vietnamese Revolution of 1945 (1991)
          Bài viết:
          Sino-Vietnamese Rapprochement and the South China Sea Irritant (2003)
          Why are the Disputes in the South China Sea So Intractable? A Historical Approach (2002)
          The Paracels: The 'Other' South China Sea Dispute (2002)
          China and the South China Sea: A Peace Proposal (2000)



          Tiến sĩ Stein Tonnesson là Giám đốc của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế, một tổ chức theo dõi và nghiên cứu các giải pháp cho xung đột và các sáng kiến hòa bình. Ông nói với đài BBC:

          "Vấn đề chủ quyền đảo Hoàng Sa hiện vẫn chưa được xác định vì về mặt quốc tế nó vẫn chưa được đưa ra xem xét tại bất kỳ một tòa án hay hội nghị quốc tế nào. Khi vấn đề này được quyết định trong tương lai, nó sẽ dựa chủ yếu vào các bằng chứng lịch sử và quá trình sử dụng đảo của các nước nhận chủ quyền."

          "Trong khi quyết định chủ quyền, người ta chỉ quan tâm tới các công trình xây dựng trên phần nổi của đảo thôi vì tại đảo Trường Sa, một số kiến trúc cũng được xây ở dưới ngầm. Tuy nhiên các phần đất hay nước xung quanh phần đảo nổi sẽ thuộc về thềm lục địa của nước được coi là có chủ quyền đối với hòn đảo đó."

          Việt Nam đã dựa vào các bằng chứng lịch sử, kiến trúc trên đảo cũng như sự hiện diện từ thời Pháp để chứng minh chủ quyền đối với đảo Trường Sa.

          Ông Stein Tonnesson nói rằng chuyện Việt Nam đưa khách ra du lịch tại Trường Sa là hoàn toàn dễ hiểu. Theo ông, các nước khác như Malaysia cũng đã xây một khách sạn và đưa khách du lịch tới một hòn đảo mà họ nhận chủ quyền trong quần đảo gây tranh cãi.

          Các hoạt động khai thác kinh tế như thế này hiển nhiên sẽ có lợi cho bên thực hiện khi đi tới quyết định chủ quyền của đảo. Họ sẽ có thể đưa ra các bằng chứng về qúa trình sử dụng đảo để hỗ trợ cho tuyên bố về chủ quyền tại đó.

          Tuy nhiên ông Tonnesson nói rằng các tranh luận của các nước xung quanh vấn đề này đã hơi quá mức vì theo ông trên thực tế khó có thể nói Trường Sa là một hòn đảo có nhiều ý nghĩa về mặt kinh tế trong lúc này:

          "Đảo Trường Sa là hòn đảo vô cùng nhỏ, không có nước sạch như một hòn đảo lớn hơn mà Đài Loan nhận quyền sở hữu, nhưng ngay cả ở đó cũng không phải có nước sạch hoàn toàn. Nói chung đây là những đảo nhỏ và chỉ có thể cho người ta quyền sở hữu một vùng thềm lục địa xung quanh rất nhỏ."

          "Chính vì vậy tôi nghĩ rằng các nước đã có những tranh cãi lệch lạc liên quan tới đảo này. Nhưng cũng có thể họ chỉ dùng những đảo nhỏ này làm cớ để về sau có thể nhận sở hữu các đảo lớn hơn mà thôi."

          Nơi nào giải quyết?
          Nếu các nước đang cùng nhận đảo Trường Sa mà muốn giải quyết vấn đề này thì họ có thể nhờ vào một cơ quan quốc tế nào không?

          Theo thông lệ, các nước này có thể tới Tòa Quốc tế ở Hague như Indonesia và Malaysia đã từng nhờ tới tòa này để giải quyết một hòn đảo tranh chấp ở vùng Borneo. Tòa Quốc tế đã phán rằng đảo đó thuộc về Indonesia và Malaysia đã chấp nhận phán quyết này.

          Tuy nhiên, đối với các nước tranh chấp đảo Trường Sa trong đó có Malaysia, Philippines, Đài Loan, Brunei, Việt Nam và Trung Quốc thì có lẽ tình hình sẽ khó khăn hơn.

          Theo một số nhà quan sát, phải có một động lực nào đó thúc đẩy các nước ra khỏi tình trạng khẩu chiến hiện nay, chẳng hạn phát hiện ra dầu lửa.

          Khi đó có thể Trung Quốc và ASEAN sẽ ngồi lại với nhau để bàn cách cùng khai thác.

          Trung Quốc và Việt Nam đã từng có xung đột quân sự tại vùng lãnh hải tranh chấp nhưng trong bối cảnh hiện nay, các chuyên gia như ông Tonnesson cho rằng khẩu chiến sẽ là cuộc chiến của những năm sắp tới.

          Và trong khi chủ quyền là sự quan tâm của các chính trị gia thì khách du lịch tiềm năng nói rằng thời gian, khả năng tài chính và nhiều lựa chọn du lịch khác là những yếu tố họ sẽ tính tới khi quyết định có tới Trường Sa hay không.


          http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2004/04/040419_spratlysanalysis.shtml
          < Sửa đổi bởi: HongYen -- 1.6.2004 7:16:20 >
          #5
            HongYen 31.05.2004 04:16:23 (permalink)


            Cuộc chiến giữa các nền văn minh

            Học giả Samuel P. Huntington cho rằng thế giới đang hình thành theo thế phân chia giữa các nền văn minh và như vậy chiến tranh toàn phần nếu có sẽ bắt nguồn từ cuộc chiến ở nơi giao nhau giữa các nền văn minh.


            http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2004/04/040420_huntington.shtml
            22 Tháng 4 2004 - Cập nhật 12h26 GMT
            #6
              HongYen 01.06.2004 12:08:59 (permalink)
              Cuộc chiến giữa các nền văn minh


              Tranh chấp trên biển Đông có khả năng kéo theo xung đột vũ trang



              Học giả Samuel P. Huntington cho rằng thế giới đang hình thành theo thế phân chia giữa các nền văn minh và như vậy chiến tranh toàn phần nếu có sẽ bắt nguồn từ cuộc chiến ở nơi giao nhau giữa các nền văn minh.
              Để bùng nổ một cuộc chiến như vậy, xung đột nơi giao điểm phải được các khối liên kết bậc hai và bậc ba (nơi xung đột được giải quyết bằng đàm phán chứ không phải vũ lực) hậu thuẫn mạnh.

              Mặc dù cho rằng một cuộc chiến như vậy có nhiều khả năng bùng nổ giữa phe Hồi giáo và Không-Hồi giáo, nhưng Huntington cho rằng hoàn toàn có thể bùng nổ cuộc chiến giữa hai nền văn minh Hoa Kỳ và Trung Quốc, với nơi giao tranh là Việt Nam và biển Đông.

              Theo phân tích của Huntington, tăng trưởng của Trung Quốc làm thay đổi tương quan lực lượng giữa các nền văn minh cùng với cơ cấu quan hệ giữa các trung tâm văn minh.

              Ông cho rằng vào khoảng năm 2010 hai miền nam - bắc bán đảo Triều Tiên thống nhất, còn Hoa Kỳ thì rút quân khỏi đây và giảm mạnh lực lượng quân sự ở Nhật.

              Cũng theo dự tính của Huntington thì khi đó Đài Loan đạt được thỏa thuận với Trung Quốc để có được độc lập nhưng trên nghi thức công nhận quyền cai trị của Bắc Kinh, đổi lại là vị thế ở Liên Hiệp Quốc trên cơ sở tương tự như Bạch Nga và Ukraina năm 1946.


              Tăng trưởng của Trung Quốc làm thay đổi cân bằng thế giới


              Huntington tính là năm 2010 khai thác dầu khí trên biển Đông phát triển mạnh, với Trung Quốc chiếm đa số, nhưng không thiếu mặt Việt Nam mà sau lưng là các công ty dầu khí Hoa Kỳ.

              Vì phải giữ viễn cảnh phát triển mà Trung Quốc sẽ gia tăng kiểm soát trên biển, còn Việt Nam thì chống lại, dẫn đến đụng độ vũ trang giữa các tầu chiến.

              Vẫn theo phân tích của Huntington thì Trung Quốc vì muốn rửa nhục cuộc chiến năm 1979 nên sẽ xâm chiếm Việt Nam, khiến nước này cầu viện Hoa Kỳ.

              Thế cờ khi đó sẽ tiếp diễn theo hướng là Trung Quốc cảnh báo Hoa Kỳ nên đứng ngoài, trong khi Nhật và các nước châu Á khác thì do dự chưa biết định như thế nào.

              Thế nhưng hành động mang hạm đội tầu sân bay của Hoa Kỳ vào khu vực cùng với lệnh cấm vận sẽ khiến Trung Quốc tức giận tấn công từ trên không.

              Theo sau diễn tiến đó tổng thư ký Liên hiệp quốc và Nhật Bản nhảy vào can nhưng chiến tranh càng lan rộng ra khắp vùng Đông Nam Á.

              Trong chương cuối của quyển Sự va đập giữa các nền văn minh, Huntington mặc sức để cho cuộc chiến leo thang với Hoa Kỳ, châu Âu, Nga và Ấn độ vào một phe, còn bên kia là Trung Quốc, Nhật Bản cùng đa số các nước Hồi Giáo.


              Tài nguyên biển gây nguy cơ xung đột


              Tiếp tục phép tính lạnh lùng của cuộc chiến, Huntington cho rằng bất kể cuộc xung đột quân sự có dùng đến vũ khí hạt nhân này được chấm dứt bằng cách nào đi nữa thì kế hoạch tái thiết thời hậu chiến (theo mô hình tương tự như kế hoạch Marshall sau Đệ nhị thế chiến) sẽ khiến trung tâm của thế giới chuyển dời về phương Nam: Nam Mỹ giúp Hoa Kỳ, châu Phi giúp châu Âu, và Indonesia giúp châu Á.

              Tham khảo:

              Samuel P. Huntington 1996, "The Clash of Civilizations and the Remaking of World Order",

              qua bản dịch tiếng Ba Lan của:
              Hanna Jankowska 1997, 2001, "Zderzenie Cywilizacji", MUZA SA

              Samuel P. Huntington là học giả nổi bật trong ngành chính trị quốc tế, là giám đốc Trung tâm các vấn đề quốc tế mang tên John Olin của đại học Harvard.

              Các phân tích chính trị quốc tế của Huntington sẽ được tiếp tục giới thiệu trên trang Tạp Chí của BBCVietnamese.com, bên cạnh nhiều tác giả nổi tiếng khác trong vấn đề này.



              Lê Hải
              Biên tập viên Ban Việt Ngữ đài BBC
              22 Tháng 4 2004 - Cập nhật 12h26 GMT
              http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2004/04/040420_huntington.shtml
              #7
                HongYen 22.07.2007 23:47:12 (permalink)
                Trường Sa, Hoàng Sa
                 
                Xin Mời:
                 
                http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=283815
                #8
                  HongYen 05.05.2008 22:36:08 (permalink)
                  05 Tháng 5 2008 - Cập nhật 10h13 GMT
                   





                  Phản đối kế hoạch thăm Trường Sa
                   










                  Đài Loan, Brunei, Malaysia, Philippines, VN và TQ tuyên bố có chủ quyền trên quần đảo Trường Sa
                  Việt Nam và Philippines phản đối chuyến thăm dự kiến của quan chức Đài Loan tới quần đảo Trường Sa vào ngày 07.05.
                   
                  Theo đài phát thanh quốc tế Đài Loan, Bộ trưởng quốc phòng của nước này sẽ tới thị sát một đường băng mới trên đảo Taiping (Ba Bình), đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa.
                  Phản ứng về kế hoạch này, trưởng ban đối ngoại của thượng viện Philippines lên tiếng kêu gọi một cuộc phản đối ngoại giao.
                   
                  Ủy ban cho rằng chuyến thăm trên là một hành động khiêu khích, và đường băng sẽ là trở ngại cho không phận tự do phía bên quần đảo tranh chấp.
                   
                  Cơ quan đối ngoại của Thượng viện Philippines cũng nói rằng quyết định của Đài Loan vi phạm tuyên bố ứng xử biển Đông giữa Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
                  Ủy ban cho rằng Đài Loan cũng vẫn phải tuân theo tuyên bố này, cho dù họ không ký vào thỏa thuận ứng xử biển Đông.
                   
                  Việt Nam lên tiếng
                  Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam phản đối chuyến thăm Trường Sa của Bộ trưởng quốc phòng Đài Loan, và kêu gọi ngừng chuyến đi tới quần đảo này.
                   
                  Hôm 05.05, ông Lê Dũng lặp lại những tuyên bố trước đây, rằng Việt Nam có đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
                   
                  Đài Loan đã triển khai lính tới đảo Ba Bình nhiều năm nay và đã xây một đường băng nhằm vận chuyển các nhu yếu phẩm tới đây.
                  Trong khi đó, theo hãng AP, một nhóm các chuyên gia về du lịch sinh thái và biển đang bắt tay vào đánh giá về khả năng biến một hòn đảo do Philippines chiếm giữ ở Trường Sa thành một khu du lịch biệt lập.
                   
                  Hòn đảo có tên Pag-asa có thể được phát triển thành một khu an dưỡng và trung tâm lặn.
                  Pag-asa nằm ở khu vực biển Đông, cách tỉnh Palawan của Philippines gần 500 km về phía tây.
                  Khu vực mà Việt Nam gọi là Trường Sa, còn được các nước bao gồm Trung Quốc, Đài Loan, Brunei, Malaysia và Philippines tuyên bố chủ quyền.
                  Năm 1988 từng xảy ra đụng độ vũ trang giữa Trung Quốc và Việt Nam tại Trường Sa, trong đó hơn 70 thủy thủ Việt Nam thiệt mạng.
                   
                   
                  http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2008/05/080505_taiwanspratlys.shtml 
                   

                   
                   
                  #9
                    HongYen 05.05.2008 22:38:09 (permalink)





                    Phản đối kế hoạch thăm Trường Sa
                     










                    Đài Loan, Brunei, Malaysia, Philippines, VN và TQ tuyên bố có chủ quyền trên quần đảo Trường Sa
                    Việt Nam và Philippines phản đối chuyến thăm dự kiến của quan chức Đài Loan tới quần đảo Trường Sa vào ngày 07.05.Theo đài phát thanh quốc tế Đài Loan, Bộ trưởng quốc phòng của nước này sẽ tới thị sát một đường băng mới trên đảo Taiping (Ba Bình), đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa.
                    Phản ứng về kế hoạch này, trưởng ban đối ngoại của thượng viện Philippines lên tiếng kêu gọi một cuộc phản đối ngoại giao.
                    Ủy ban cho rằng chuyến thăm trên là một hành động khiêu khích, và đường băng sẽ là trở ngại cho không phận tự do phía bên quần đảo tranh chấp.
                    Cơ quan đối ngoại của Thượng viện Philippines cũng nói rằng quyết định của Đài Loan vi phạm tuyên bố ứng xử biển Đông giữa Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
                    Ủy ban cho rằng Đài Loan cũng vẫn phải tuân theo tuyên bố này, cho dù họ không ký vào thỏa thuận ứng xử biển Đông.
                    Việt Nam lên tiếng
                    Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam phản đối chuyến thăm Trường Sa của Bộ trưởng quốc phòng Đài Loan, và kêu gọi ngừng chuyến đi tới quần đảo này.
                    Hôm 05.05, ông Lê Dũng lặp lại những tuyên bố trước đây, rằng Việt Nam có đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
                    Đài Loan đã triển khai lính tới đảo Ba Bình nhiều năm nay và đã xây một đường băng nhằm vận chuyển các nhu yếu phẩm tới đây.
                    Trong khi đó, theo hãng AP, một nhóm các chuyên gia về du lịch sinh thái và biển đang bắt tay vào đánh giá về khả năng biến một hòn đảo do Philippines chiếm giữ ở Trường Sa thành một khu du lịch biệt lập.
                    Hòn đảo có tên Pag-asa có thể được phát triển thành một khu an dưỡng và trung tâm lặn.
                    Pag-asa nằm ở khu vực biển Đông, cách tỉnh Palawan của Philippines gần 500 km về phía tây.
                    Khu vực mà Việt Nam gọi là Trường Sa, còn được các nước bao gồm Trung Quốc, Đài Loan, Brunei, Malaysia và Philippines tuyên bố chủ quyền.
                    Năm 1988 từng xảy ra đụng độ vũ trang giữa Trung Quốc và Việt Nam tại Trường Sa, trong đó hơn 70 thủy thủ Việt Nam thiệt mạng.
                     
                     
                    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2008/05/080505_taiwanspratlys.shtml
                    #10
                      HongYen 06.05.2008 11:37:30 (permalink)
                      Cô giáo đầu tiên 'gieo' chữ trên đảo Trường Sa
                       
                      Xen lẫn từng đợt sóng biển rì rào, tiếng cô giáo Bùi Thị Nhung dạy những trẻ thơ đánh vần từng chữ thánh thót vang xa, làm ấm cả không gian đất đảo Trường Sa nhỏ hẹp.

                      > Cuộc sống của người lính Trường Sa (Ảnh) / Trường Sa đón quà từ đất liền (Ảnh)
                       






                      Cô giáo trẻ Bùi Thị Nhung với những học sinh trên đảo Trường Sa lớn. Ảnh: An Nhơn.
                       

                      Gần 1 tháng trước, cô giáo trẻ Bùi Thị Nhung (27 tuổi) cùng chồng và con gái hơn 2 tuổi, đã quyết định chia tay học sinh lớp 4 tại trường tiểu học Suốt Cát, Khánh Hòa để đến với các em nhỏ nơi vùng đảo xa xôi này.
                      "Khi quyết định đi, cô hiệu trưởng và các em học sinh khuyên tôi ở lại. Ngậm ngùi mãi nhưng tôi cũng cố thủ thỉ với các em rằng các bạn ở vùng đảo đang cần cô, các em sẽ được người khác tốt hơn cô dạy bảo", cô Nhung nhớ lại.
                      Tận dụng hành lang khoảng chừng 2 m2 giữa nhà trên và nhà dưới trong căn hộ mới của mình, cô Nhung kê vài cái bàn, ghế, một tấm bảng và bắt đầu sự nghiệp "trồng người". Hàng ngày, tiếng đọc sách líu lo của các em cứ thế vang lên, át đi tiếng sóng vỗ, đem lại không khí vui tươi cho vùng đất đảo. Cả cô trò đang đếm từng ngày một chờ đến khi ngôi trường xây xong, để có một mái nhà riêng cho mình.
                      Ngày hai buổi cô vẫn đứng lớp, sáng dạy lớp mẫu giáo và lớp 1, chiều lớp 2, 3. Sau hơn hai tuần nhận lớp, cô Nhung cho biết, các em ở đây tiếp thu bài rất tốt. "Tôi sẽ tổ chức chấm điểm, thi cử và quyết định lên lớp cho học sinh, sau đó chuyển học bạ vào đất liền để sau này Phòng giáo dục cấp bằng cho các em", cô Nhung chia sẻ.
                      Hiện cô giáo trẻ này cũng đang truyền đạt cho hai phụ trách đoàn trên đảo về cách giảng dạy, soạn giáo án, để chẳng may khi đau ốm có người dạy thế để không lỡ dở việc học của các em.
                      Thấy cô giáo trẻ mảnh mai không ngại vất vả vượt đường xa ra gieo cái chữ cho lũ trẻ nơi vùng đảo xa xôi, phụ huynh của hai cháu Nguyễn Anh Đức, Nguyễn Thị Huỳnh Hương nói: "Lúc đầu gia đình tôi cứ nghĩ khi ra đảo sống các con sẽ không có được cái chữ. Rồi khi vào đất liền nó lại thua thiệt mọi người. Tuy nhiên, khi có cô Nhung dạy các cháu, tôi mừng lắm".
                      Còn ở lớp học, em Nguyễn Xuân An (8 tuổi) hăm hở lấy tập ra khoe các bài được cô Nhung chấm điểm 9, 10. "Cô Nhung hiền lắm. Từ khi ra đảo, em nhớ các bạn ở đất liền nhiều lắm. Nhưng khi được đến lớp cô Nhung, dù bạn bè ít, nhưng cũng cảm thấy vui hơn", bé An hồn nhiên nói.  





                      Cô Nhung hạnh phúc cùng chồng con trên đảo Trường Sa. Ảnh: An Nhơn.
                      Tốt nghiệp Cao Đẳng Sư phạm Khánh Hòa năm 2002, cô Nhung về dạy lớp 2 ở trường Cam Thạnh Tây và sau đó một năm thì được đều động ra đảo Cam Bình dạy lớp 4. Bốn năm sau, cô lại chuyển về dạy lớp 4 ở trường tiểu học Suối Cát. "Chuyển nhiều rồi nhưng chắc sẽ ở lại đây mãi", cô Nhung thổ lộ.
                       
                      Anh Đặng Thanh Phương, chồng cô cho biết, gia đình họ vốn đã có một cuộc sống ổn trước khi đến với vùng đất xa xôi này nhưng vì vợ muốn giúp các em nhỏ ở đây có cái chữ nên mới quyết định táo bạo. "Lúc đầu nghe vợ tâm sự, tôi cũng đắn đo. Bản thân mình từng là lính nên không sợ gian khổ, mà chỉ sợ vợ con chịu không nổi. Tuy nhiên, tôi luôn tôn trọng quyết định của vợ mình", anh Phương, nói.
                       
                      Sau hơn hai tuần nếm được vị mặn của biển, từ cô giáo trắng trẻo nơi thành thị đất liền, nước da cô đã sạm đi rất nhiều.
                      "Cảm giác đầu tiên của tôi ở đảo đó là sự lao động vất vả của những người lính, tuổi thơ vắng vẻ của các em nhỏ, cái thời tiết mưa, nắng thất thường, còn sóng thì vỗ liên hồi. Tôi buồn, nhớ nhà và học trò cũ nhiều nhưng qua điện thoại, được nói chuyện với các em, những người thân, được động viên của chồng, và quan trọng là có những học trò mới, tôi thấy mình đã vững tâm hòa nhập", cô Nhung tâm sự.
                       
                      Với bằng A Anh văn, cùng với vài cuốn sách mang theo, cô Nhung cũng thổ lộ về ước nguyện được truyền đạt chút ít kiến thức về ngoại ngữ cho học sinh. Tuy nhiên, cô giáo nhìn nhận là môi trường giao tiếp của các em ở ngoài đảo sẽ không thể tốt như ở đất liền, vi tính anh văn cho các em đang khiến cô nghi ngại.
                       An Nhơn
                       
                      http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2008/05/3BA01E8B/
                      #11
                        HongYen 07.05.2008 10:49:49 (permalink)








                        06 Tháng 5 2008 - Cập nhật 09h52 GMT




                        Hủy chuyến thị sát Trường Sa
                         










                        Một vị trí phòng thủ bờ biển của Đài Loan
                        Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan vừa hủy chuyến thăm ra đảo Ba Bình ở quần đảo Trường Sa 'vì lý do thời tiết'. Theo tin của Đài Phát thanh Quốc tế Đài Loan, chuyến thị sát của Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan Sài Minh Hiến (Michael Tsai) còn có mục tiêu "tăng cường chủ quyền của Đài Loan" ở đảo Ba Bình mà họ gọi là Thái Bình.
                        Truyền thông chính thức của Đài Loan cũng không che giấu việc các nước khác phản đối chuyến thăm.
                         
                        Hồi đầu tháng Hai 2008, Tổng thống của Đài Loan khi đó, ông Trần Thủy Biển, đã đột nhiên có chuyến thăm ra Trường Sa, gây phản ứng trong khu vực.
                         
                        Gây nhiều phản đối
                        Đài Phát thanh Quốc tế Đài Loan nói ông Bộ trưởng không "đổi lại lịch trình" sang một ngày khác cho chuyến đi dự tính ra Trường Sa ngày 07.05.
                        Bộ trưởng quốc phòng Đài Loan, theo kế hoạch trước đó, sẽ tới thị sát một đường băng mới trên đảo Ba Bình, đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa.
                         
                        Phản ứng về kế hoạch này, chủ tịch Ủy ban đối ngoại của thượng viện Philippines lên tiếng kêu gọi một cuộc phản đối ngoại giao.
                        Ủy ban cho rằng chuyến thăm trên là một hành động khiêu khích, và đường băng sẽ là trở ngại cho không phận tự do phía bên quần đảo tranh chấp.
                         
                        Cơ quan đối ngoại của Thượng viện Philippines cũng nói rằng quyết định của Đài Loan vi phạm tuyên bố ứng xử Biển Đông giữa Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
                         
                        Ủy ban cho rằng Đài Loan cũng vẫn phải tuân theo tuyên bố này, cho dù họ không ký vào thỏa thuận ứng xử Biển Đông.
                        Việt Nam cũng lên tiếng phản đối động thái của Đài Loan và xác nhận chủ quyền của mình ở Trường Sa.
                         
                        Hôm 05.05, người phát ngôn Bộ Ngoại giao, ông Lê Dũng lặp lại những tuyên bố trước đây rằng Việt Nam có đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
                         
                        http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/05/080506_taiwanministerspratlys.shtml

                         
                         
                        #12
                          HongYen 04.06.2008 21:16:00 (permalink)



                          TQ, VN cam kết tìm giải pháp ôn hòa cho vụ tranh chấp lãnh hải


                          02/06/2008



                          Trung Quốc và Việt Nam cam kết đi tìm một giải pháp ôn hòa cho một cuộc tranh chấp lãnh hải kéo dài lâu nay, và hai bên cho hay là sẽ tiếp tục đối thoại về vấn đề này.
                           
                          Tin của Reuters cho hay hai nước lâu nay vẫn tranh chấp với nhau về chủ quyền của Trường Sa, một dãy đảo nằm trong biển Đông mà người ta nghi là có thể có những giếng dầu và khí đốt lớn.
                           
                          Đài Loan, Brunei, Malaysia và Philippines cũng lên tiếng nhận chủ quyền dãy đảo này. Reuters trích tin của tờ Nhân Dân Nhật Báo của Trung Quốc cho hay trong bản tuyên bố chung được hai bên ký kết nhân chuyến viếng thăm của Tổng Bí Thư Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam Nông Đức Mạnh, Trung Quốc và Việt Nam đồng ý nghiêm chỉnh tuân thủ nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, cùng nhau gìn giữ ổn định tình hình biển Đông và tiếp tục duy trì cơ chế đàm phán về vấn đề trên biển.
                           
                          Bản tuyên bố chung nói rằng hai bên tiếp tục theo đuổi cuộc đối thoại ôn hòa để tìm ra một giải pháp căn bản và lâu dài cùng có thể chấp nhận. Tin của Reuters cho hay Trung Quốc là nước giúp đảng Cộng Sản Việt Nam trong cuộc chiến tranh kéo dài nhiều thập niên chống miền Nam Việt Nam và Hoa Kỳ.
                           
                          Tuy nhiên, Việt Nam từ trước đến nay lúc nào cũng ngán ngẩm nước láng giềng rộng lớn hơn này, và trong năm 1979, hai nước đã đụng nhau trong một cuộc chiến tranh biên giới ngắn ngủi sau khi Việt Nam xâm chiếm Kampuchea và lật đổ chế độ sát nhân Khờ Me Đỏ là chế độ tán trợ Bắc Kinh.
                           
                          Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ ngoại giao năm 1991. Năm 1988, Trung Quốc và Việt Nam cũng đã giao tranh với nhau trong một trận hải chiến ngắn gần những hòn đảo san hô của dãy đảo Trường Sa, trong đó hơn 70 binh sĩ hải quân của Việt Nam thiệt mạng.
                           
                          Trung Quốc cũng đã chiếm đóng dãy đảo Hoàng Sa nằm ở phía Bắc Trường Sa từ năm 1974, dù Việt Nam đã nhiều lần phản kháng. Tuy Trung Quốc và Việt Nam đã thỏa thuận hợp tác trong việc khai thác dầu lửa và khí đốt trong vịnh Bắc Việt, tháng 6 năm ngoái công ty BJ ngưng các kế hoạch thực hiện những vụ khai thác bên ngoài duyên hải nam Việt Nam, lấy cớ là vì tình trạng căng thẳng lãnh thổ.
                           
                          Tháng Chạp năm ngoái, Trung Quốc đã phiền trách Việt Nam sau khi xảy ra các vụ biểu tình trước đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để công bố Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam.
                           
                          http://www.voanews.com/vietnamese/2008-06-02-voa11.cfm
                           
                          #13
                            HongYen 09.06.2008 10:34:26 (permalink)



                               


                            Cha Ông Ta Đem Gươm Đi Mở Cõi

                            - ID=344, News Category = feature
                            (Jan 19, 2008) - *
                             
                            Bản đồ Việt Nam từ năm 1599, Hoàng Sa thuộc Việt Nam (Ảnh màu - Giovanni Botero 1540-1617 Southeast Asia)

                            * Bản đồ Việt Nam từ năm 1792, Hoàng Sa thuộc Việt Nam (Ảnh đen trắng - Bowen & Gibson Southeast Asia)

                            Nhìn vào lịch sử 4000 năm của dân tộc ta, mỗi khi tinh thần tiến thủ của dân tộc ta dâng cao, thì đất nước phát triển không ngừng, cha ông ta từng bước tiến xuống phương Nam và vươn ra Biển Đông để mở mang bờ cõi. Và mọi người dân Việt Nam, khi mang trong mình dòng giống Lạc Hồng, đều ghi nhớ công ơn của Tổ Tiên, nguyện kế thừa truyền thống hào hùng của cha ông, quyết đưa nước ta thoát khỏi thân phận một nước nhỏ bị nước lớn áp bức.

                            Từ thuở Hồng Bàng dựng nước, các Vua Hùng định đô ở Kinh đô Văn Lang (Nay thuộc tỉnh Phú Thọ), Tổ Tiên ta từ vùng trung du đã tiến xuống đồng bằng Sông Hồng và tiến ra biển. Truyền thuyết 50 con theo mẹ Âu Cơ lên rừng, 50 theo mẹ xuống biển đã nói lên cá tính của dân tộc Việt Nam ta; "Việt" có nghĩa là di chuyển vượt lên phía trước, dùng để chỉ tộc người luôn đi đến những vùng đất mới.

                            Đến thời Vua An Dương lập nước Âu Lạc, cho xây thành Cổ Loa làm kinh đô (Nay thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội), biên giới nước ta đã mở rộng đến khắp vùng Đồng Bằng Bắc Bộ. Nay ở huyện Diễn Châu, Nghệ An vẫn còn đền thờ An Dương Vương. Tục truyền rằng, nơi đây ông đã tự vẫn khi bị giặc đuổi đến cùng đường, cho thấy biên giới nước ta thời đó đã mở rộng đến vùng Thanh Hóa - Nghệ An ngày nay.

                            Sau nghìn năm Bắc Thuộc, kể từ khi Họ Khúc đặt nền móng xây dựng nền tự chủ, rồi đến Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán mở ra kỷ nguyên độc lập, dân tộc ta bước vào cuộc trường chinh kéo dài hàng nghìn năm tiến xuống phương Nam. Sự kiện đặt dấu mốc đầu tiên được lịch sử ghi nhận công đầu thuộc về Trạng Nguyên Hồ Hưng Dật, ông là Thuỷ Tổ của họ Hồ ở Việt Nam. Cuối thời Nhà Ngô, đất nước lâm vào loạn 12 xứ quân, Hồ Hưng Dật theo Vua Đinh Tiên Hoàng đi đánh dẹp. Hết chiến tranh, ông xin về giúp dân mở mang hương Bào Đột (Nay là xã Quỳnh Đôi, Nghệ An), nơi đây là cội nguồn của các dòng họ phát triển rộng ra khắp vùng Nghệ An - Hà Tĩnh ngày nay.

                            Năm 1010, Lý Thái Tổ lên ngôi vua lập ra Triều Lý, ông cho rời đô từ Hoa Lư về Thăng Long (Hà Nội). Dưới thời Nhà Lý, nước ta có một nền độc lập vững chắc, đây cũng là thời kỳ nền văn hiến dân tộc được phát huy, tạo vị thế đất nước ngày càng lớn mạnh. Sau những chiến công hiển hách của danh tướng Lý Thường Kiệt - Đánh giặc Tống phương Bắc, dẹp giặc Chiêm phương Nam - biên giới nước ta tiến xuống miền duyên hải Trung Bộ (Vùng Quảng Bình - Quảng Trị ngày nay).

                            Đầu thế kỷ 13, Nhà Trần lên thay nhà Lý, lãnh đạo đất nước đánh thắng cả 3 lần giặc Nguyên xâm lược. Năm 1306, Vua Trần Nhân Tông gả Công Chúa Huyền Trân cho Vua Chế Mân của Chiêm Thành để đổi lấy đất Thừa Thiên - Huế. Từ đó đến nay, Huế đã 700 năm tuổi. Và cuộc hôn lễ của Huyền Trân Công Chúa đã đi vào lịch sử dân tộc như một dấu mốc quan trọng trong quá trình đem gươm đi mở cõi của cha ông ta.

                            Đến thời Nhà Lê, các dòng họ người Việt tiếp tục tiến xuống phương Nam, mở mang vùng đất Quảng Nam, từ đó có câu ca giao: "Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm. Rượu hồng đào chưa uống đã say." nói lên nỗi niềm của những người Việt xa quê, đi khai khẩn vùng đất mới.

                            Nhà Lê suy vong, các thế lực phong kiến nổi lên tranh dành, chém giết nhau với danh nghĩa "Phục Lê", đất nước lâm vào cuộc nội chiến Nam - Bắc tàn khốc giữa hai thế lực họ Trịnh và họ Mạc. Kể từ khi Chúa Nguyễn Hoàng ra trấn thủ biên giới, rồi kiêm trấn thủ Thuận Hóa (Thừa Thiên - Huế) để xây dựng cơ sở cát cứ lâu dài, bắt đầu cho một cuộc nội chiến còn khốc liệt hơn, đó là cuộc nội chiến Trịnh Nguyễn phân tranh. Đất nước bị chia cắt thành xứ Đàng Trong và Đàng Ngoài. Nhưng đây cũng là thời kỳ mà chí tiến thủ của dân tộc ta dâng cao mạnh mẽ nhất. Ở xứ Đàng trong, các dòng họ đi theo Chúa Nguyễn khai khẩn, mở mang xuống tận vùng đất Nam Bộ và vươn ra Biển Đông khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các Chúa Nguyễn với tầm nhìn xa trông rộng đã tổ chức ra các hải đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải để bảo vệ vững chắc chủ quyền trên các hải đảo, kiểm soát vùng biển rộng lớn. Xứ Đàng Trong khi đó là một vùng đất giàu có, việc buôn bán với nước ngoài rất phát triển, có nhiều thương thuyền và thương cảng lớn. Hội An đã từng là một thương cảng sầm uất bậc nhất ở Châu Á thời bấy giờ.

                            Năm 1802, Vua Gia Long thống nhất giang sơn, sáng lập ra Triều Nguyễn. Ông tiếp tục khẳng định và thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Năm 1816, Nhà Vua lệnh cho thủy quân, với sự hướng dẫn của dân binh hải đội Hoàng Sa, đi xem xét, đo đạc thủy trình và vẽ bản đồ. Các chiến thuyền đi đến đâu, cắm cột mốc tới đó để lưu dấu, đồng thời dựng bia chủ quyền trên các hải đảo. Lực lượng thủy quân làm nhiệm vụ xác lập và thực thi chủ quyền trên các hải đảo là "Lực lượng đặc nhiệm", được Vua trực tiếp theo sát và ra chỉ dụ, cho thấy tầm quan trọng chiến lược của Hoàng Sa và Trường Sa.

                            Từ xưa đến nay, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa luôn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng ở khu vực Châu Á và trên cả Thế giới, trải dài trong vùng biển với diện tích khoảng 160.000 km2. Biển tuy rộng, bằng một nửa diện tích lãnh thổ đất liền của nước ta, nhưng diện tích các đảo, bãi đá, bãi nổi lên khỏi mặt nước lại rất ít, chỉ tổng cộng khoảng 11 km2.

                            Không có một vùng biển nào trên Thế giới lại có tầm quan trọng về giao thông như Biển Đông. Biển Đông nằm ngay trên ngã tư đường hàng hải quốc tế, đặc biệt lượng hàng hóa quan trọng như dầu lửa, khí đốt đến Nhật Bản và Trung Quốc đều đi qua ngả này. Nếu lấy giữa Biển đông làm trung tâm nhìn ra thế giới, ta sẽ thấy trong vòng bán kính 1.500 đến 2.500 hải lý, có rất nhiều hải cảng quan trọng của các nước, bao trùm hầu hết lãnh thổ các nước đông dân nhất thế giới. Vì vậy, nước nào chiếm được Hoàng Sa và Trường Sa, thì sẽ kiểm soát được toàn bộ giao thông trên vùng biển quan trọng này.

                            Việc khai thác tài nguyên trên biển là ưu tiên hàng đầu của mỗi quốc gia, nhờ có sự phát triển của khoa học - kỹ thuật mà nhiều tài nguyên quý giá dần được khai thác từ lòng biển. Chúng ta cần giữ vững chủ quyền đối với nhiều hải đảo để có thể kiểm soát nhiều lãnh hải và khai thác được nhiều tài nguyên biển. Từ khi có sự thăm dò cụ thể dầu khí ở Biển Đông, các nước trong khu vực và Trung Quốc bắt đầu quan tâm nhiều hơn đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, dẫn đến tranh dành chủ quyền với Việt Nam tại hai quần đảo này.

                            Vì có vị trí quan trọng như vậy, nên Hoàng Sa và Trường Sa có tầm quan trọng chiến lược cả về kinh tế lẫn quân sự, nếu mất hai quần đảo này thì Việt Nam chỉ còn là một nước nhỏ bị cô lập, không còn nguồn lực để phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng bị đe doạ nghiêm trọng.

                            Việc Chúa Nguyễn, rồi sau này là các Vua Nguyễn, liên tục thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chứng minh thời đó cha ông ta đã nhận rõ vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng của Biển Đông, nhờ đó xác lập và thực thi chủ quyền liên tục và vững chắc.

                            Ngày nay, chính quyền Cộng sản tỏ ra yếu kém mọi mặt, không những đưa đất nước ngày càng tụt hậu với thế giới, mà còn để mất đất, mất biển vào tay Cộng sản Trung Quốc. Đảng Cộng sản không còn xứng đáng với vai trò lãnh đạo, không xứng đáng với công ơn của Tiền Nhân đã chiến đấu anh dũng để có được đất nước như hôm nay, họ đã mắc tội với dân khi làm tay sai cho Cộng sản Trung Quốc.

                            Từ ngàn đời nay, người Trung Quốc luôn tự cho mình là trung tâm của thế giới, họ coi các nước láng giềng trong đó có Việt Nam là các vệ tinh, chỉ được đi theo quỹ đạo của Trung Quốc. Chưa bao giờ Trung Quốc từ bỏ dã tâm thôn tính Việt Nam, biến nước ta thành chư hầu, chịu sự áp đặt đường lối của họ. Để thực hiện dã tâm đó, nhà cầm quyền Trung Quốc một mặt điều khiển, thao túng Đảng Cộng sản Việt Nam, mặt khác họ khống chế, chi phối toàn bộ nền kinh tế nước ta bằng hàng hoá giá rẻ của Trung Quốc.

                            Mối quan hệ giữa Cộng sản Việt Nam và Cộng sản Trung Quốc là quan hệ "cộng sinh". Cộng sản Trung Quốc đã biến Việt Nam thành "Tấm lá chắn đỏ" để ngăn chặn sự xâm nhập của "Chủ nghĩa Tư bản" từ khu vực Đông Nam Á. Còn Cộng sản Việt Nam cần dựa vào thế lực của Trung Quốc để giữ chế độ độc tài.

                            Nhưng sự thật, Trung Quốc chưa bao giờ có XHCN, mà chỉ có chủ nghĩa bá quyền, luôn lăm le xâm chiếm nước ta. Chỉ trong vòng 30 năm mà Cộng sản Trung Quốc đã hơn 2 lần phát động chiến tranh để chiếm đất chiếm biển của ta. Những bước đi gần đây của Cộng sản Trung Quốc cho thấy họ đã chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc chiến lớn để chiếm toàn bộ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

                            Khi người dân quá bức xúc trước hành động xâm lược của Trung Quốc, lên tiếng phản đối và tổ chức biểu tình, thì chính quyền Việt Nam lại tìm mọi cách ngăn chặn. Cộng sản Việt Nam lo sợ phong trào yêu nước của người dân dâng cao sẽ có nguy cơ tạo ra xung đột với Trung Quốc, việc này có thể dẫn đến mất chế độ.

                            Trung Quốc đang lấn tới thực hiện dã tâm xâm lược, còn chính quyền Cộng sản Việt Nam tỏ ra nhu nhược và yếu hèn. Bọn cơ hội đang thao túng, lũng đoạn Đảng, chúng làm tay sai cho Trung Quốc. Dân ta lại một lần nữa đứng trước nguy cơ mất nước.

                            Đất nước Việt Nam anh hùng chưa từng khuất phục các thế lực ngoại xâm, nhân dân ta dũng cảm kiên cường đánh thắng mọi kẻ thù hùng mạnh nhất. Hãy để sự kiện hôm nay như lời thúc giục toàn dân đứng lên để giữ nước. Mỗi tấc đất, tấc đảo là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, quyết không thể để mất.

                            * Vũ Hải Đăng - ĐDCND
                            Việt Nam, ngày 17 tháng 1 năm 2008
                             
                            http://www.phuongdongnews.com/cgi-bin/news/readmaika.pl?mytemplate=tp3&method=perfect&ID=344
                            #14
                              Chuyển nhanh đến:

                              Thống kê hiện tại

                              Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
                              Kiểu:
                              2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9