Hoa đời thường
mafiana 26.10.2006 23:32:53 (permalink)
Hôm nay, 26/10/2006. Một ngày dài lê thê trên mạng, đọc được bài văn xúc động của một cô bé HN, rồi lại đọc được một tấm gương về sự nỗ lực hết mình của một người phụ nữ, một người em út đã hy sinh cuộc đời mình vì những người anh tật nguyền. Đến đây thấy mình đang làm một cái gì đó vô nghĩa??!! Post lên cho mọi người trong VNTQ đọc, cảm thông và nếu có thể thì chia sẻ một phần nhỏ bữa ăn sáng của minh vì họ.

Thay mẹ nuôi anh...



Từ nhiều năm qua người dân Tân Ninh (Quảng Ninh, Quảng Bình) đã quá quen với hình ảnh cô gái gầy nhỏ chạy trên bờ sông Kiến Giang: “Anh Lợi ơi..., anh Cường ơi..., anh Quốc ơi...! Có ai thấy anh tui ở mô không?”...

Đó là Dương Thị Hồng Nhi, sáu năm qua thay mẹ cha nuôi ba người anh trai điên dại.


[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/22143/B0429B11AB4242DC802806E5B652E5AA.jpg[/image]

Nhi chăm sóc một người anh - Ảnh: Thế Anh

Gia tài cô bé mồ côi

Với Nhi, quá khứ tuổi thơ hình như đầy ắp bão tố và nước mắt. Cha Nhi - một người lính sống sót của chiến trường khốc liệt ở Quảng Trị, cứ ngỡ sẽ được hưởng trọn sự an nhàn với luống cày nơi làng quê nghèo Tân Ninh - đã ra đi trong một tai nạn thảm khốc khi Nhi mới vừa lên bảy tuổi. Trong sáu người con của ông (ba trai, ba gái) thì ba người con trai lớn lên cứ dại dần rồi điên hẳn.

Ngồi bó gối trong căn nhà trống lạnh, Nhi chậm rãi kể: “Anh cả tên Cường, sinh năm 1966. Hồi nhỏ anh cũng như mọi người, học đến lớp 5 thì bỏ vì học đâu quên đó, suốt ngày lang thang, bạ chi ăn nấy, gặp đâu ngủ đó, vài ngày mới về nhà một lần rồi lại đi. Anh Quốc nhỏ hơn anh Cường hai tuổi, thoáng nhìn thì cũng như một thanh niên bình thường, chỉ có ánh mắt là vô hồn và hung dữ, hễ không vừa ý là đập phá. Người anh trai sau cùng là Lợi, sinh năm 1970, lại như một đứa trẻ, chỉ quanh quẩn trong nhà và đòi ăn”.

Cha mất, gia cảnh càng khó khăn hơn. Nhi nghỉ học ở nhà ngày mùa làm lúa, ngày nông nhàn làm mướn quanh vùng kiếm tiền phụ mẹ nuôi các anh. Những ngày làm dân công hỏa tuyến thời kỳ chống Mỹ trước đây đã làm cho người mẹ già yếu hơn so với tuổi tác, nay lại buồn vì những đứa con điên dại nên càng lâm bệnh nặng, đuối sức dần... Và trước khi nhắm mắt xuôi tay, người mẹ đã gọi Nhi đến trăng trối: “Mẹ biết con sẽ rất khổ. Con là con gái út trong nhà, gia tài mẹ để lại cho con chẳng có gì ngoài ba sào ruộng và ba anh trai điên dại, con ráng thay mẹ lo ba anh, đói no anh em cũng phải đùm bọc nhau...!”. Năm ấy Nhi mới 20 tuổi đầu.

Gánh nặng con gái út

Các chị đều lấy chồng và ở xa quê, một mình Nhi thay cha thay mẹ nuôi các anh.

Bố mẹ ra đi để lại một căn nhà cũ kỹ tồi tàn trống huơ trống hoác. Nhi kể: “Thu nhập chính của cả nhà là từ mấy sào ruộng ít ỏi. Những lúc nông nhàn em lại xin đi làm phụ hồ kiếm thêm tiền chợ. Nhiều lúc đói mệt muốn xỉu nhưng khi nghĩ tới các anh đang ngẩn ngơ chờ em mang cơm về là em tỉnh lại ngay. Người ta nói điên không biết gì nhưng các anh vẫn biết đói, biết khát anh ạ”. Câu nói của Nhi làm tôi chết lặng!

Nhưng nỗi khổ đó vẫn chưa thấm vào đâu đối với sự hành hạ của những người anh điên dại đối với Nhi. Nhiều hôm mải chuyện đồng áng đến tối mịt mới về, cơm chưa kịp chín thì người anh đầu đã nổi cơn bưng nguyên nồi cơm ném thẳng vào người Nhi. Những lúc trái gió trở trời, lưng Nhi tím bầm vì những đòn roi, nắm đấm của cả ba người anh khi lên cơn. Nhi nói: “Người điên có cách biểu hiện vui mừng của người điên! Như đợt rồi, em bị bệnh nằm viện gần nửa tháng trời, khi thấy em về anh Cường mừng lắm, vừa bước vào nhà là anh ấy lấy đá chọi vào đầu em rồi cười...”.

Nhà bé tí, các anh lại hay đập phá nên những ngày đông lạnh Nhi lại một mình lặng lẽ trên cái chõng trước sân để nhường cho các anh ngủ trong nhà. Cả ngày quần quật kiếm tiền nuôi các anh, nhưng đêm đêm Nhi có ngủ thẳng giấc được đâu, phải dậy canh chừng xem có anh nào bỏ nhà đi ra bờ sông không, các anh có đắp chăn đủ ấm không...

Tuổi 26 của Nhi không chỉ bị dằn vặt bởi những lo toan miếng cơm manh áo cho các anh của mình mà còn luôn lảng tránh câu hỏi về tương lai bằng một tiếng thở dài: “Có lẽ số em nó vậy, chỉ mong được khỏe mạnh để nuôi các anh, chừng ấy thôi em đã hạnh phúc lắm rồi”.

Nguồn: http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=168803&ChannelID=7

<bài viết được chỉnh sửa lúc 26.10.2006 23:37:22 bởi mafiana >
Attached Image(s)
#1
    langtoi 27.10.2006 15:25:25 (permalink)
    Bác Ma hôm nay tâm trạng quá nhỉ cho LT góp vui nhé!
    Ước mơ của “nàng tiên cá”


    Nguyễn Ngọc Trâm lúc nào cũng tin tưởng là mình sẽ khỏi bệnh và em ước mơ được trở thành "nàng tiên cá".
    (Dân trí) - “Mỗi lần nhìn nụ cười rạng rỡ của nô đùa cùng các bạn trong sân trường của em, mắt tôi lại ngân ngấn nước mắt vì không biết em sống được bao lâu nữa...”. Đó là lời của cô giáo Hằng, Tổng phụ trách công tác đoàn đội trường Tiểu học Cát Linh, Hà Nội về em Nguyễn Ngọc Trâm, học sinh lớp 3A.
    Trâm mắc căn bệnh máu trắng từ lúc 9 tháng tuổi. Hàng tháng, em đều phải vào viện để truyền máu. Vậy mà năm nào Trâm cũng là học sinh giỏi của trường.
    Nhìn Trâm với nước da trắng hồng, môi đỏ, khuôn mặt thông minh, khi được hỏi về sức khoẻ, em ngậm ngùi nói: Em vẫn khoẻ nhưng mỗi tháng em phải vào Viện Nhi 1 lần để truyền máu. Ngày trước mỗi lần vào viện em còn sợ, nay thì thấy rất bình thường.
    Tính tình vui vẻ, hoà đồng cùng bạn bè, ở lớp Trâm luôn được các bạn quý mến, giúp đỡ và chia sẻ, Trâm tâm sự: “Bạn Châu cùng lớp đã giúp đỡ em rất nhiều về môn Toán, bạn thường động viên em cố lên sẽ chữa khỏi bệnh thôi mà. Nhận được những lời của bạn đó em rất tự tin, chắc chắn là em sẽ chữa khỏi bệnh”.
    Được biết, gia đình Trâm rất khó khăn, bố mẹ không có việc làm ổn định, khi làm được đồng nào thì đều để dành tiền chữa bệnh cho con. Hàng ngày, Trâm đến trường do người bà đã 81 tuổi đưa đi. Trâm rất thương bà ngoại, vì mỗi lần em ốm, bà khóc, những lúc đó Trâm thường an ủi bà: “Cháu sẽ khỏi bệnh, bà đừng lo”.
    Trâm lúc nào cũng tin tưởng là mình sẽ khỏi bệnh và em ước mơ được trở thành “nàng tiên cá” trong chuyện cổ tích “Nàng tiên cá” vì nàng tiên cá có cái đuôi rất đẹp và tốt bụng. Trâm hứa sẽ cố gắng học thật giỏi để trở thành bác sĩ chữa bệnh cho những ai cũng bị bệnh như em.
    Thông cảm trước hoàn cảnh gia đình nghèo khó và cảm phục trước nghị lực của Trâm. Công ty Cổ phần Sữa Việt Mỹ đã trao học bổng “Kappi cùng em đến trường” để động viên Trâm vượt qua nỗi đau tới trường.


    #2
      mafiana 01.11.2006 03:31:37 (permalink)
      Hiiiiiiccccccccccccccccccccc ..............
      #3
        Ct.Ly 01.11.2006 04:06:51 (permalink)
        #4
          langtoi 01.11.2006 13:08:05 (permalink)
          Chào Ct.Ly, mình chỉ thấy MA đang tâm trạng nên góp vui cùng MA thôi, còn nếu như mình không biết quên đi ưu phiền để sống thì mình đã ngỏm củ tỏi lâu rồi! Cám ơn Ct.Ly! Chúc vui vẻ và tham gia được nhiều topic trong thuquan nhé!
          #5
            mafiana 01.11.2006 17:26:42 (permalink)


            Trích đoạn: Ct.Ly

            Chào mafiana và Langtoi

            Đọc bài viết của các bạn, thấy cuộc đời nhiều cái khổ hạnh quá

            Nhìn lên thật sự mình chả bằng ai, mà nhìn xuống thì chẳng ai bằng mình

            Đòi mình bất hạnh, có người còn bất hạnh hơn nữa ,

            Cho nên cứ quên hết đi ưu phiền mà vui sống vậy



            "..... Có những lúc tuyệt vọng đến cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau...."

            Câu này hay lắm Ct.Ly. Nhưng cuộc đời có phải cái gì cũng có thể quên được?? Ở đâu đó quanh mình vẫn có những cảnh đời oan trái, thương tâm. Ngẫm để sống cũng là cái vị, là cái triết lý cổ xưa của cuộc sống.


            #6
              mafiana 01.11.2006 17:29:44 (permalink)


              Trích đoạn: langtoi

              Chào Ct.Ly, mình chỉ thấy MA đang tâm trạng nên góp vui cùng MA thôi, còn nếu như mình không biết quên đi ưu phiền để sống thì mình đã ngỏm củ tỏi lâu rồi! Cám ơn Ct.Ly! Chúc vui vẻ và tham gia được nhiều topic trong thuquan nhé!


              Hix, Bác Tỏi dễ thương quá, Ma thề nếu có lúc nào bác có.... ngỏm củ tỏi thì Ma cũng sẽ không cho bác vào vạc dầu đâu. Bác cứ yên tâm mà sống hén.
              #7
                langtoi 01.11.2006 19:28:47 (permalink)
                Không sao cả MA ơi! Dù sao lúc đó cũng nghẻo rùi! Mọi ngừi thích làm gì thì làm! Gửi tiếp cho mọi ngừi cùng đọc nè!


                “Đóa hướng dương” mang tên Lê Thanh Thúy

                Dù trên giường bệnh nhưng nụ cười lạc quan của Thanh Thúy luôn khiến bạn bè khâm phục.
                Suốt 3 năm qua, dù bị căn bệnh ung thư xương quái ác cướp đi từng phần thân thể, nhưng Lê Thanh Thúy, học sinh lớp 11A3 Trường trung học Thực hành (ĐH Sư phạm TPHCM) lúc nào cũng lạc quan, tự tin và yêu đời.

                “Từ đáy vực sâu chứa đầy nước mắt đau khổ tôi đứng dậy thề rằng dù còn được sống bao lâu nữa, dù gặp phải bao gian khó tôi cũng quyết không bị đánh gục, không chấp nhận đầu hàng. Tôi phải là một mặt trời nhỏ để cuộc đời mình được tỏa ánh sáng ấm áp...”, Thúy tâm sự. Em cho biết đã tìm thấy mình trong quyển sách “Hoa hướng dương không cần mặt trời” của Trần Tử Khâm.

                Ngày Thúy vào lớp 10 cũng là ngày em bắt đầu đối diện với căn bệnh hiểm nghèo. Năm học 2003-2004, thay vì được tung tăng đến trường, Thúy phải nhập viện cắt khối u ở khớp gối chân phải. Vết thương không lành nên phải cắt bỏ luôn 2/3 chân.

                Năm học sau, Thúy gắn chân giả tập tễnh đến trường. Học xong học kỳ I lớp 11 bệnh lại tái phát, việc học tạm ngưng để phẫu thuật tháo bỏ khớp háng. Chỉ còn lại một chân, Thúy vẫn không bỏ cuộc.

                Năm học 2006-2007, hằng ngày Thúy vẫn chống nạng đến trường học lại lớp 11. Thúy trở thành học sinh đặc biệt: đến trường sớm nhất và ra về trễ nhất vì phải khó nhọc đánh vật với những bậc thang. Nhưng năm học chỉ mới bắt đầu chưa được hai tháng thì Thúy phải nhập viện lần nữa.

                Gặp Thúy sau ca phẫu thuật sinh tử cắt bỏ xương chậu bên phải. Vẫn chưa thể ngồi dậy được, Thúy nói chuyện về bệnh, về những đau đớn đã trải qua một cách hóm hỉnh và hồn nhiên đến lạ kỳ.

                “Ráng ít bữa bước xuống giường được sẽ lại đến trường”, Thúy nói, dù chưa biết sẽ ngồi bằng cách nào khi chỉ còn lại một bên xương chậu và còn phải trải qua sáu đợt xạ trị hóa chất trong sáu tháng tới.

                “Hồi xưa, em là người luôn đặt ra kế hoạch đường dài, nhưng bây giờ phải tính từng đoạn ngắn. Chưa biết sẽ mất bao lâu để học xong lớp 12, nhưng em quyết tâm phải có tấm bằng tốt nghiệp THPT và còn thi ĐH nữa. Em sẽ thi vào ngành tâm lý của ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn. Trước mặt em đang là một bức tường và em phải phá vỡ nó để vượt qua”, Thúy lên kế hoạch cho riêng mình.

                Thúy không thể nhớ nổi mình đã có thêm bao nhiêu bạn và thầy cô mới. Một bức thư ngỏ “Hãy hành động vì Thúy” của tập thể lớp 11A3 được gửi đi và ngay lập tức nhận được hiệu ứng của cả trường. Hàng ngày, có mặt bên giường bệnh của Thúy là những thầy cô em chưa được học một tiết nào, là những bạn cùng trường em chưa một lần được nói chuyện.

                “Thúy ơi! Cố lên đừng bỏ cuộc”, hàng trăm bức thư động viên được gửi đến Thúy.

                Thúy biết tất cả về sự nguy hiểm của căn bệnh nhưng vẫn tự tin chiến đấu vì xung quanh có bố mẹ, thầy cô, bạn bè và bác sĩ tận tình chăm sóc. Thúy biết bố rất nhạy cảm nên không bao giờ khóc hoặc buồn để bố càng thêm sa sút. Nhưng đêm đến, nước mắt ướt đẫm gối.

                Theo Tố Oanh
                Tuổi Trẻ

                #8
                  langtoi 08.11.2006 19:18:00 (permalink)
                  Gác ước mơ ở tuổi 14

                  Hà Chi tận dụng thời gian rảnh để làm thêm nuôi 2 em.
                  (Dân trí) - Mười bốn tuổi, khi đang còn là học sinh giỏi liên tục 8 năm liền, Nguyễn Thị Hà Chi đã mồ côi cả ba lẫn mẹ. Từ đó, cô bé Hà Chi phải từ bỏ mơ ước của mình để lăn vào đời kiếm sống nuôi hai em ăn học.

                  Nước mắt tuổi thơ

                  Bố mẹ sinh được 3 người con, Chi là chị cả, sau là hai em Nguyễn Ngọc Phải và Nguyễn Ngọc Biết. Vì nhà nghèo, làm không đủ ăn, bố mẹ em bàn nhau chuyển nhà từ xã Hương Phong, huyện Hương Trà (Thừa Thiên - Huế) vào Thốt Nốt (Cần Thơ) lấy nghề ve chai và nhặt rác để mưu sinh qua ngày. Dù cuộc sống vẫn khó khăn chật vật nhưng điều làm anh Lương và chị Túy mừng là cả ba đứa con đều ngoan và học giỏi.

                  Trong căn nhà nhỏ tạm bợ ở Thuận Phong (Thốt Nốt - Cần Thơ) ấm áp tình cảm gia đình sớm tối sum họp sau một ngày làm việc vất vả. Nhưng rồi, tuổi thơ đã không yên bình với ba chị em Chi khi người mẹ bị bệnh hiểm nghèo: ung thư tủy sống. Mẹ phải chuyển ra bệnh viện Trung ương Huế để chữa trị. Cuộc sống trở nên ngặt nghèo hơn đối với gia đình Chi, 3 chị em phải tạm thời nghỉ học cùng bố nhặt rác để lo tiền cho mẹ nằm viện.

                  Nhưng số phận thật khắc nghiệt, người cha gầy guộc lam lũ đã sớm bỏ bốn mẹ con Chi ra đi sau một tai nạn giao thông bất ngờ. “Lúc nhận được tin dữ, cả mẹ và các em chỉ biết ôm nhau khóc vật vã mà thôi…” - Chi kể lại trong nước mắt dàn dụa.

                  Và điều cả Chi và mẹ đều biết sẽ có ngày mẹ cũng ra đi nhưng không ngờ nó đến nhanh như vậy. Sau cái chết của anh Lương, chị Túy do quá đau buồn lại không có tiền thuốc thang nên đã ra đi khi mộ người chồng còn chưa xanh cỏ. Chi trở về với nơi bố mẹ sinh ra và an nghỉ ở đó rồi sống nương tựa vào người ông nội già yếu của mình. “Em không biết vì răng mà còn sống được đến lúc ni. Nhưng nhìn hai đứa em còn quá nhỏ chỉ biết gắng sống mà lo cho các em ăn học thành người để không phụ lòng ba mẹ nơi suối vàng”.
                  Bố mẹ qua đời khi cô bé Hà Chi đang là học sinh lớp 8, Biết học lớp 7 và Phải học lớp 5. Cô bé học sinh xuất sắc đi thi học sinh giỏi văn và tiếng Anh của trường THCS Thuận Phong với ước mơ trở thành cô giáo dạy văn sau này cùng với hai đứa em nhỏ của mình đã phải nếm trải những đau buồn khắc nghiệt nhất của số phận.
                  Và Chi đã bước vào đời nuôi em khi đang còn ở tuổi 14.
                  Nhọc nhằn nuôi em ăn học
                  Ngọc Phải đang dồn tâm huyết cho những ngày thi đại học sắp tới.
                  Sau ngày bố mẹ mất (năm 2002), Chi đã đưa hai em Phải và Biết trở lại quê nhà. Bà con hàng xóm đã làm cho 3 chị em một căn nhà nhỏ tạm bợ. Không đành lòng để hai đứa em của mình phải thất học, Chi đã quyết định làm việc kiếm sống và nuôi 2 em đến trường.

                  “Ngày đó, quyết định cho 2 em tiếp tục đi học e cũng lo lắm vì mình còn nhỏ tuổi, kiếm được đồng tiền đâu phải dễ. Ruộng đất thì không còn vì ngày gia đình chuyển vào Nam đã bán rồi. Chỉ còn cách ngày ngày ra sông mò cua, bắt tép đem bán nuôi em” - Chi kể.

                  Để có thêm tiền trang trải cho em ăn học, Chi đi làm và học lỏm thêm nghề cắt may ở một tiệm nhỏ cạnh nhà. Thời gian đầu không mấy ai đặt áo quần cho Chi vì thấy cô bé còn quá nhỏ tuổi. Dần dần, vì thương em nghèo, nhiều người cũng đến chỗ Chi làm đặt cô may áo quần.

                  Từ đó, Chi có thêm việc làm mỗi tối. Ban ngày cô gái nhỏ này tần tảo ở sông nước, tối đến, Chi thức để may áo quần kiếm thêm thu nhập. “Làm việc cả ngày mà mỗi tháng mình cũng chỉ kiếm được 300-400 ngàn, trang trải cho hai đứa ăn học cũng chật vật lắm” - Chi trăn trở.

                  Không phụ lại công lao của chị, hai cậu bé Nguyễn Ngọc Biết và Nguyễn Ngọc Phải đều chăm học. Nguyễn Ngọc Phải năm nay học lớp 12, cánh cửa đại học đang chờ đón em và Nguyễn Ngọc Biết đã lên lớp 9. Cả hai đều là học sinh giỏi toàn diện. Những lần Phải và Biết đi thi học sinh giỏi hay nhận phần thưởng vì đã có thành tích học tập tốt đều là nguồn động viên rất lớn đối với cô bé nghèo này.

                  Ngọc Phải đang nuôi ước mơ “sau này em sẽ trở thành nhà kinh tế để giúp những người có cùng cảnh ngộ như em”. Còn ước mơ khác của Biết là trở thành ca sĩ (với giọng hát đã nhiều lần đoạt giải “quán quân” trong các lần đi thi văn nghệ do trường tổ chức) có lẽ sẽ rất xa xôi.

                  5 năm trôi qua kể từ ngày bố mẹ mất, giờ đây Chi đã là cô gái 19 tuổi. Đó là khoảng thời của nhọc nhằn và nghị lực. Trong căn nhà nhỏ tạm bợ nằm sát bờ sông Hương chưa lũ đã ngập, chưa mưa nước đã vào này, những bằng khen và giấy khen của 2 đứa em đã làm đẹp thêm những bức vách.

                  “Thằng Phải năm tới là thi đại học, với học lực như nó chắc chắn nó sẽ đậu. Còn thằng Biết sang năm cũng vào cấp 3 rồi. Khó khăn ngày càng nhiều thêm, mình phải làm việc chăm chỉ hơn để nuôi chúng học” - Chi tự hào nói.

                  Trần Hòe - Đoàn Cường

                  #9
                    Chuyển nhanh đến:

                    Thống kê hiện tại

                    Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
                    Kiểu:
                    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9