Một Nét Thi Văn !
Asin 19.11.2006 13:18:18 (permalink)
Thơ Tự do - Nhận diện qua ý kiến chuyên gia
 
1. Thơ tự do là gì?

Thơ trẻ - sau cách mạng 1945 và gần đây nhất là 1975, chủ yếu là thơ tự do với sự sáng tạo mang tính chất bứt phá mãnh liệt. Thơ tự do không còn chịu sự kìm hãm và chế tài bởi các công thức khô khốc, giai điệu và tiết tấu cũng được bẻ quặt theo nhiều hướng khác nhau, đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung.
Tản mạn một chút với nhận định của Võ Tấn Cường với "Thơ tự do - con đường tất yếu của thi ca". Võ Tấn Cường trong nhận định đầu tiên đã phát biểu "Khởi thuỷ của ngôn ngữ là lời nói..". Thiết nghĩ có phải thật như vậy hay không? Khởi thuỷ là tâm thức phản ánh sự vật, hiện tượng ban đầu bằng hình ảnh, nghĩa là nhìn thấy hình ảnh đầu tiên - tượng hình, thứ đến là diễn đạt và bày biện cái hình ảnh - tượng hình ấy bằng ngôn từ - tượng chữ, và cuối cùng là làm cho độc giả hiểu được ngôn từ(làm cho độc giả tượng được chữ - hiểu được chữ) nghĩa là tượng nghĩa( nhìn ra được nghĩa của hình tượng thông qua ngôn ngữ). Vậy, cái sơ khởi của ngôn ngữ phải là hình tượng.
Võ Tấn Cường có một thành công cơ bản trong bài nhận định này. Đó là nhận định về thể cách của thơ tự do. Thơ tự do không bị bó hẹp trong bất cứ một niêm luật nào, nó biến tấu nhẹ nhàng và thanh thoát, co duỗi linh hoạt và tài tình, từ trường đoạn có thể bẻ gãy bất ngờ để tạo nên những mảnh vỡ bất tường, và những mảnh vỡ lại góp phần gắn kết những trường đoạn để trở nên mềm dẻo của tiết tấu.
Tôi xin trích lại một đoạn lấy làm thích thú như sau: "Chính khí chất, cá tính của nhà thơ qui định thái độ lựa chọn phương thức thể hiện. Nhà thơ không hình thành nhịp điệu thi ca trong tâm hồn thì sự kiếm tìm những nhịp điệu ở bên ngoài chỉ là vay mượn, chạy theo chủ nghĩa hình thức và bài thơ chỉ là những ý tưởng nhân văn rời rạc, chắp vá.
Thơ tự do không vần, câu thơ dài ngắn khác nhau, co duỗi linh hoạt không có nghĩa là thiếu sự liên kết nội tại giữa các yếu tố cấu thành bài thơ. Chính cảm xúc, năng lượng tâm linh và lo-gich nội tại của sự vật sẽ kết dính các hình ảnh, chi tiết và ngôn ngữ thi ca
."

2. Tác giả của thơ tự do là ai?
 
Theo bài nhận định của Lý Đợi thì Thi sĩ - tác giả: là người làm ra thơ, nếu anh ta muốn. Tôi xin trích đăng cụ thể như sau: "Thi sĩ là người làm ra thơ, nếu anh ta muốn. Và với cách nói ngắn gọn này, tôi nghĩ và cũng cần phải nói, là cách nói rất huề vốn, vì nó chẳng giải quyết được vấn đề gì; và xưa nay, không ít người đã nói. Cho nên, [chẳng lẽ], thi sĩ là ai - lại là một câu hỏi, một vấn đề huề vốn. Vâng, có thể thế. Vậy thì, thi sĩ là một danh tính huề vốn !".

Đây cũng là cách trung dung để lột mặt một thi sĩ, và cũng chẳng để làm gì, ngay bản thân câu hỏi cũng đã là một sự lố bịch tuyệt vời rồi. Một cậu bé, nhìn thấy bà của mình như thế nào, rồi viết lại những cảm nhận đó - gọi thẳng là miêu tả hình tượng (đơn giản là ngoại hình - tính cách) cũng là đã làm thơ. Một cô gái, gặp gỡ tình nhân trong một trường hợp đáng nhớ nào đó, mơ mộng và viết nhật ký - cũng đã là đang làm thơ đấy...
Tất cả mọi người đều có thể là nhà thơ - thi sĩ, thậm chí còn là thi sĩ được công chúng biết đến nhiều với những tác phẩm được đánh giá cao, nếu người đó thành thật và can đảm nói lên cái suy nghiệm của riêng mình.

Trích "“Một người viết là để liệng đi độc tố mà hắn đã tích lũy bởi cách sống lầm lạc của hắn. Hắn cố gắng khôi phục lại sự hồn nhiên của hắn (Henry Miller, Sexus, Grove Press, p. 24)"

Tóm lại, thi sĩ thơ tự do là bất cứ ai, không kể vùng miền, địa vị xã hội, tiềm lực kinh tế, tuổi tác...Thi sĩ là chính các bạn.

3. Điều gì bắt nguồn cho thơ tự do?
 
Một câu hỏi khó mà không khó, cũ mà không hề cũ. Tại sao vậy? để trả lời câu hỏi này, trước hết tôi và các bạn hãy tìm về phần trên và thẩm định lại thế nào là thơ tự do? - cũng như các thể loại thơ nói chung. Đó là đi từ khởi thuỷ, là tượng hình đến tượng chữ và tượng nghĩa vậy. Lại tìm hiểu về khởi phát của thơ tự do, giai đoạn phát triển là nằm trong thế kỷ 20 cho đến nay, những mâu thuẫn nội tại của bản thể thi sĩ. Thơ tự do, khám phá và biểu lộ một thể thức không giới hạn về nội dung cũng như cách thể hiện, bởi vậy nó mang tính chất "Mới".
Vậy theo các bạn, "Mới" ở đây là mới cái gì? "Mới" như thế nào?. Theo Nguyễn Đăng Điệp với tham luận ở Văn Miếu Quốc Tử Giám nhân ngày thơ lần thứ 2 (5/2/2003) có đưa ra vài điểm đáng chú ý.
Thứ nhất, "..Không phải cái mới nào cũng hay, cũng được chấp nhận...". điều này tôi không trích nguyên văn bởi vì không cần thiết.
Thứ hai, Mới và Mới đích thực không phải lúc nào cũng là một và "...tôi không mấy tin rằng, những người định dùng trí thông minh và kỹ xảo ngôn ngữ sẽ là những người có khả năng đối mới. Thông minh trong thơ là sự thông minh của con tim, là trí tuệ được thắp lên từ cảm xúc. Nếu không có điều đó, thơ ca sẽ không còn là chính nó nữa. Cùng lắm, nó chỉ là những món trang kim đánh lừa những người nông nổi." - Và điểm này tôi thấy có sự đồng thuận của khá nhiều người, mặc dù trong số những người đồng thuận cũng chưa thật sự hiểu rõ cái "Mới đích thực" mà tác giả nêu lên. Xin ghi lại vài nhận định của tôi về vấn đề này để hầu làm rõ hơn quan điểm trên.
Trước hết, cái mới không hẳn chỉ là những xảo ngữ gây hiếu kỳ, những táo tợn hoang tưởng hay một cái nhìn nhợt nhạt, mà cái mới ở đây chính là giá trị "thật" - bản chất của sự vật và hiện tượng (tượng hình). Chỉ có làm bật lên được cái thật đó thì mới là "Mới đích thực" cũng như việc làm thế nào để lột tả được cái "Mới đích thực" này ngoài việc trải nghiệm có ý thức.
Các anh đừng bao giờ nhầm lẫn giá trị đích thực của cuộc sống với những ảnh hưởng của tư tưởng nhân văn - nhân đạo, đạo đức xã hội, lý tưởng anh hùng cách mạng hay tinh thần yêu nước và tự cường dân tộc, mấy thứ đó chẳng làm được cái gì mới cho nền thi ca, có chăng nó dìm chết thi ca trong địa ngục.
Một trong những nét độc đáo của sự phát tán và lan truyền một cách nhanh chóng làn sóng sáng tác thơ tự do, đó chính là nhu cầu tìm hiểu và hiển thị sự thật đời sống. Muốn làm điều này, hàng triệu triệu bộ óc và tấm thân đã lê lết khắp các địa ngục trần gian trên đôi chân trần rớm máu như Rimbaud - chìm ngập trong thái quá để nhận ra: "“Con đường thái quá dẫn tới lâu đài minh triết,” (The road of excess leads to the palace of wisdom)". Và ông đã đi hết con đường của mình, phá huỷ tất cả những gì đã xây dựng từ ấu thơ đến khi bắt đầu tìm kiếm sự minh triết ở tuổi 15. Cuộc gặp gỡ như điều an nhiên phải diễn ra giữa chàng trai với đôi chân của gió này với P.Verlaine (Tên của ông này có thể không được chính xác) trong mối tình trai đầy bất trắc.
Để rồi sau đó ông được thờ phượng, được nhắc đến như là mỗi ngày người ta phải ăn uống và hít thở - bởi một thiên tài khác Henrry Miller - người được mệnh danh là "Một nhà văn minh triết" với ý thức: "“Tôi muốn chữ nghĩa của tôi trôi chảy đồng cách mà thế giới chẩy trôi, một vận hành trườn uốn qua vô lượng chiều, trục, xứ sở, phong thổ, trạng huống” (I would like my words to flow among in the same way the world flows along, a serpentine movement through incalculable dimensions, axes, latitudes, climates, conditions – The Wisdom of the Heart)".
Cái quằn quại của con thú giãy chết khi bị thương với dòng máu bắn toé ra từ cái lỗ dao đâm toang hoác, chính là sự sáng tạo tài tình của hình tượng. Sáng tạo ở đây, trong thi ca nói chung và thơ tự do nói riêng không phải là sự rụt rè sợ hãi - mà phải quyết liệt dấn thân.
Anh sợ hãi thì anh sẽ không thể có thi tứ hay, bởi vì anh còn quá lệ thuộc vào con chữ mà quên đi cái bản thể gốc là hình tượng. "Anh sợ hãi vì anh muốn làm thiên tài chứ anh không phải thiên tài - Anh sợ hãi vì anh là thiên tài chứ không làm thiên tài - Anh sợ hãi vì anh hời hợt chứ không sâu sắc, anh sợ hãi vì anh chịu sâu sắc chứ không dám ồn ào -...Thơ đi từ ngôn, Ngôn đi từ vô ngôn, vô ngôn đi từ huyền, mà Huyền chi hựu huyền" - Phạm Công Thiện.
Đấy là sự sáng tạo trong bản thể gốc, cái uyên nguyên vô cực vậy.

4. Ảnh hưởng của thơ tự do trong thi ca hiện đại.
 
Chính thể cách thơ tự do ra đời đã, đang và sẽ là cứu cánh cho tất cả sự "chân thật" của cuộc sống hiển hiện như là một lẽ đương nhiên - "Bất khả kháng". Trong một trình tự nào đó, thì tây phương có Nietzsche, Rimbaud, Henry Miller,
Schopenhauer, William Faulkner, André Gide, Georges Simenon, Rainer Maria Rilke, Emerson, Thomas Wolfe)...vân vân...
Ngay trong thơ á đông, một vài đặc tả qua của Quách Tấn, Hàn Mặc Tử, Tuệ sỹ, Phạm công Thiện...vân vân. Và cũng là của rất nhiều thế hệ nhà văn nhà thơ sau này...Ở đây, rất nhiều không có nghĩa là tất cả, bởi ai cũng có quyền nhận định và phóng tác theo bất cứ gì cảm nhận từ cuộc sống..Và hàng trăm đầu sách về các tác giả nổi tiếng trên được in, xuất bản bởi những nhà xuất bản có danh tiếng trong nước cũng như ngoài nước.
Đó mới chỉ là nói sơ qua về tình hình thi phẩm, thi sĩ của những năm mà khi phong trào thơ mới xuất hiện không lâu, còn ngày nay, trên thi đàn dân tộc việt Nam, chúng ta đã bắt gặp không ít những cây bút trẻ có sức sáng tạo tương đối lớn, mạch văn cô đọng súc tích mà vẫn hàm chứa được tất cả những ý tưởng đáng nói như Dương thu hương, Nguyễn Thế Hoàng Linh, Vi thuỳ linh...vân vân.
Tất nhiên, cái xu hướng phát tán nhanh không đối thủ bằng Internet, các thi sĩ còn xuất bản thơ truyền thống Giấy - Dập khuôn- Dàn trang- và đóng gáy - Thế là chúng ta sắp được đọc khối thứ hay ho và hấp dẫn đây.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 19.12.2006 15:12:27 bởi Asin >
#1
    SGLT 19.12.2006 14:36:39 (permalink)
    Mời các bạn thưởng thức bài thơ tự do này:



      

    Tôi đi học


    Hằng năm cứ vào cuối thu,
    Lá ngoài đường rụng nhiều
    Trên không có những đám mây bàng bạc,
    Lòng tôi lại nao nức
    Những kỷ niệm hoang mang
    Của buổi tựu trường.
     
    Tôi không thể nào quên được
    Những cảm giác trong sáng ấy
    Nảy nở trong lòng tôi
    Như mấy cành hoa tươi
    Mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
     
    Buổi sáng mai hôm ấy,
    Một buổi mai
    Đầy sương thu và gió lạnh.
    Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi
    Dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.
    Con đường này
    Tôi đã quen đi lại lắm lần,
    Nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ.
    Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi,
    Vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi
    Hôm nay tôi đi học...


    Đấy thơ tự do đấy, có hay không nào ?
    Bạn nào biết lai lịch bài này thì khoan hãy nói ra để người đọc có cảm nhận khách quan nhé !
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 19.12.2006 14:39:09 bởi SGLT >
    #2
      Asin 19.12.2006 15:16:38 (permalink)
      Nguyễn Du và nét tự nhiên trong Truyện Kiều.
       
       

      Tự nhiên theo cách hiểu của tôi - người viết bài này, là cái vốn có, là sinh ra nó đã thế, là nằm ngoài mọi khuôn mẫu ràng buộc của bất cứ thứ gì. Và nó hiển nhiên như mặt trời thì mọc ở hướng đông, lặn ở hướng tây, hay thời gian cứ trôi hết ngày lại đêm, hết xuân lại hạ vậy. Có lẽ hơi dài dòng, nhưng để cho thống nhất khi đi tìm nét tự nhiên trong Truyện Kiều thì không hề thừa.
       
      Trước hết, phải đặt ra câu hỏi "Nói về nét tự nhiên trong Truyện Kiều là nói về cái gì?". Xin thưa rằng, đó là tìm về tư tưởng khởi phát của thi hào họ Nguyễn được bộc lộ trong từng câu chữ của cả tác phẩm dài 3254 câu này. Có lẽ làm như vậy thì khá là công phu và rất mất thời gian, cho nên tôi không làm điều đó, tôi chọn ra một hoặc một vài đoạn mà nét tự nhiên đó được đặc tả một cách theo tôi là rõ nét nhất.
      Nét tự nhiên đầu tiên mà ta có thể thấy ngay trong Truyện Kiều khi đọc đoạn đầu tiên, nói về cuộc gặp gỡ với Đạm Tiên - người kỹ nữ tài hoa bạc mệnh của Kiều.
      Ví như câu:
      "Trăm năm trong cõi người ta
      Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau."
      Hay câu:
      "Lạ gì bỉ sắc tư phong
      Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen."

       
      Có lẽ, ai trong số chúng ta đang đọc bài này đây, cũng có thể hiểu được, hiểu rõ được ý của hai câu trên. Dù là "Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau" hay "Bỉ sắc tư phong" thì cũng cùng chung một ý, là người có tài thì thường phận bạc, và dường như là Tài, Mệnh xung khắc với nhau, hễ mà được cái này thì cái kia phải kém...Điều này theo tôi là nét tự nhiên sơ khởi của toàn mạch diễn tiến sau này, dù rằng trong số các bạn, có người phản bác lại rằng, đôi khi vẫn có những người có cả Tài, có cả Mệnh, và hai thứ đó đều tốt.
      Thuý Kiều, xuất thân trong một gia đình viên ngoại họ Vương, viên ngoại là một chức quan giữ việc sổ sách được đặt ra từ thời Lục triều, về sau thì chỉ còn là hư hàm. Do vậy được tiếp thu nền giáo dục nho gia tương đối đủ đầy. Nội việc Cầm kỳ thi hoạ hơn người đã là bảo chứng tốt cho một "nếp nhà" danh gia rồi. Và điều tự nhiên lại một lần nữa xuất hiện, tự nhiên là "Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh" vậy. Càng rõ ràng hơn khi họ Nguyễn "khái quát" tâm tư tình cảm của Kiều khi thăm mộ Đạm Tiên, xót thương một "Tài hoa bạc mệnh" sớm bị trời đất ghét ghen, và có ý so sánh với mình, và sau khi về nhà thì liền nằm mộng thấy những điều huyền bí.
      Đoạn trích Kiều thăm mộ Đạm tiên trong tiết thanh minh cũng nảy ra nét tự nhiên trong khi gặp Kim Trọng, lẽ thường tình, lẽ tự nhiên là tài tử-giai nhân gặp nhau ắt sẽ nảy sinh tình ý, nhất là khi trai chưa vợ gái chưa chồng gặp nhau thì điều đó càng rõ ràng hơn, và được thể hiện trong câu:
      Người đâu gặp gỡ làm chi
      Trăm năm biết có duyên gì hay không.

      Và chẳng có lý nào, khi đã có tình ý mà người con trai lại không tìm "Thiên phương bách kế" để được gần gũi, được ngắm nhìn người con gái mình "Thầm thương trộm nhớ", vậy nên họ Nguyễn đã giúp Kim thuê được căn nhà ngay bên cạnh vườn nhà Kiều. Ai cho rằng điều này là không tự nhiên thì sẽ nhận ra rằng nó rất tự nhiên khi tác giả cho phép Kiều thổ lộ tâm tư qua việc tặng lại chàng Kim chiếc khăn thêu vương lại bên giậu khi Kim có ý trả lại.
      Tiếp đến, đoạn trích gia cảnh Kiều gặp oan sai có đưa ra tình tiết rằng: Việc oan sai này chẳng qua là do tai bay vạ gió, việc một thằng bán tơ khi bị bức cung chỉ bậy, và tự nhiên theo lề lối phong kiến thối nát thời bấy giờ, gia cảnh Kiều tan hoang sạch bách là điều không thể tránh khỏi. Trong tình huống ấy, tình huống mà của giả sạch trơn, cha già tù tội, muốn cứu cha phải làm sao? Cứ tự nhiên mà mạch thơ tuôn chảy như sóng nước từ sông đổ ra biển... và cái gọi là "Ngộ biến tòng quyền" diễn ra cảnh Kiều bán mình chuộc cha sau khi đã cân nhắc giữa tình cảm cá nhân và lợi ích gia đình với chữ hiếu thuận làm đầu: "Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn?" và "Làm con trước phải đền ơn sinh thành".

      (Còn tiếp)
      #3
        Asin 20.12.2006 11:13:54 (permalink)
        Lại nói, trong cơn "bĩ cực" của gia đình, của giả tan hoang, cha già tù tội. Kiều thân là chị cả, tất nhiên là cái gánh nặng này làm sao có thể thoái thác, nên hiểu thế nào cho trọn vẹn ngoài cái "buộc phải thế", ngoài việc bán mình lấy vài trăm lạng vàng chuộc cha thì cô có thể làm gì?. Và họ Nguyễn đã rót một cách tài tình chén ly bôi đoạn trường trong tình thế: "Gặp cơn vạ gió tai bay bất kỳ" này bằng: "Đau lòng tử biệt sinh ly, Thân còn chẳng tiếc tiếc gì đến duyên". Trong đoạn trích Kiều bán mình chuộc cha họ Nguyễn còn đưa ra một điểm lý thú cũng không kém phần tự nhiên khi xây dựng một Mã Giám Sinh với bản chất lưu manh trong làng buôn hương bán phấn, một kẻ vừa "Điêu" vừa "Tham" và "Hèn". Vâng, tự nhiên là Mã Giám Sinh điêu toa, hắn đánh bài giả hỏi Kiều về làm vợ để ép cô tiếp khách làng chơi, hắn không những điêu mà còn tham lam khi thấy nhan sắc "chim sa cá lặn" của Kiều. Và không thể tránh khỏi việc hắn chiếm đoạt cô mặc dù vẫn sợ Tú Bà oán giận và trách móc, việc thể hiện tâm lý của Mã Giám Sinh được Nguyễn Du cài đặt như là việc thường tình:
         
        "Đã nên quốc sắc thiên hương,
        Một cười này hẳn nghìn vàng chẳng ngoa.
        Về đây nước trước bẻ hoa,
        Vương tôn quý khách ắt là đua nhau.
        Hẳn ba trăm lạng kém đâu,
        Cũng đà vừa vốn còn sau thì lời,
        Miếng ngon kề đến tận nơi,
        Vốn nhà cũng tiếc của trời cũng tham.
        Đào tiên đã bén tay phàm,
        Thì vin cành quít cho cam sự đời!
        Dưới trần mấy mặt làng chơi,
        Chơi hoa đã dễ mấy người biết hoa.
        Nước vỏ lựu máu mào gà,
        Mượn màu chiêu tập lại là còn nguyên.
        Mập mờ đánh lận con đen,
        Bao nhiêu cũng bấy nhiêu tiền mất chi ?
        Mụ già hoặc có điều gì,
        Liều công mất một buổi quỳ mà thôi.
        Vả đây đường xá xa xôi,
        Mà ta bất động nữa người sinh nghi".

         
        Sau khi được đưa đến Lầu xanh của Tú Bà ở Lâm Thanh, có một chi tiết nữa mà tôi muốn nhắc đến như là minh chứng cho tính tự nhiên của Truyện Kiều mà họ Nguyễn đã đặt ra cho một cô gái tài hoa bạc mệnh trong cõi hồng trần:
         
        "Dạy rằng: Con lạy mẹ đây,
        Lạy rồi sang lạy cậu mày bên kia".

         
        Vốn tưởng rằng bán mình làm thiếp cho Mã Giám Sinh, ngờ đâu sự thể đột nhiên thay đổi. Nhận ra sự thật trái khoáy, một cô gái được giáo dục trong gia đình nho gia có thể có lối hành xử nào khác trước hoàn cảnh này không ngoài việc:
         
        "Nàng rằng: Trời thẳm đất dày!
        Thân này đã bỏ những ngày ra đi
        Thôi thì thôi có tiếc gì!
        Sẵn dao tay áo tức thì giở ra".

         
        Nếu ở đây, Kiều có thể một dao kết liễu mọi ê chề nhục nhã ở đời thì cũng đã là một điều tự nhiên. Tuy nhiên, thiên đoạn trường mới bắt đầu và họ Nguyễn với tinh thần nhân đạo ắt không thể để cho một giai nhân ra đi khi tất cả mới bắt đầu. Do đó, tự nhiên lại nảy ra một điều huyền bí để lý giải cho sự chưa thể giải thoát này:
         
        "Rỉ rằng: Nhân quả dở dang,
        Đã toan trốn nợ đoạn trường được sao?
        Số còn nặng nợ má đào,
        Người dầu muốn quyết trời nào đã cho".

         
        Thật ra mà nói, trong suốt cả thiên "Đoạn trường" thì những điều huyền bí, cứ liên tục diễn ra. Có thể họ Nguyễn không muốn thế, nhưng dù sao vào thời điểm mà ông viết, chỉ có thể lý giải bằng điều đó, cũng là một nét tự nhiên ngoài tự nhiên mà tự nhiên vậy.
         
        Tú Bà, một gái làng chơi giải nghệ, đương nhiên là không cam tâm khi để Kiều chết vào lúc này, cũng là do lòng tham lam vốn có của một kỹ nữ giang hồ, mụ đâu thể để mất số tiền đã bỏ ra mua Kiều về. Không những vậy, với nhan sắc của Kiều mụ có thể kiếm được trăm ngàn vạn mối về sau, do vậy mụ mới lựa lời khuyên giải và hứa sẽ không ép cô tiếp khách mà đợi về sau sẽ tìm mối gả cho một nơi xứng đáng. Với hoàn cảnh "không còn đường lui" này, Kiều có thể làm gì khác hơn là gật đầu? lẽ tự nhiên là thế.
         
        Có lẽ, bản chất của một thiếu nữ dưới chế độ phong kiến là cam chịu, mà đúng thôi vì nếu không cam chịu thì họ sẽ làm được gì khi họ không có một sự tự do về mặt cá nhân. Điều này được họ Nguyễn khai thác triệt để trong nhân vật Kiều, cam chịu bán mình chuộc cha, cam chịu làm thiếp cho một kẻ không ra gì như Mã Giám Sinh, cam chịu ở lại Lầu Ngưng Bích... lẽ tự nhiên được họ Nguyễn phổ vào thật nhiều cung bậc, lúc thăng lúc trầm, khi khoan khi nhặt.
         
        Ở Lầu Ngưng Bích một thời gian, tâm trạng của Kiều như thế nào? Nhớ người yêu? Nhớ cha mẹ, các em, rồi ngẫm về thân phận bạc bẽo chìm nổi của mình, bao nhiêu thứ cồn cào đau xót như thế, sự cô đơn đến tịch mịch càng làm cho nỗi lòng một thiếu nữ trở nên sầu thảm biết bao. Rồi những khi nghĩ đến tương lai, biết rồi đây thân phận mình sẽ thế nào, đi đâu, về đâu.
         
        Trong những nỗi niềm man mác như vậy, một cô gái rất dễ bị lừa phỉnh, bị gạt gẫm bởi những lời ngon ngọt đánh trúng vào tâm lý. Tự nhiên hơn nữa là trong hoàn cảnh như thế, mặc dù đã sinh nghi nhưng Kiều vẫn quyết định nghe theo lời Sở Khanh để trốn khỏi Lầu xanh hòng tìm cho mình một cuộc sống mới:
         
        "Nghe lời nàng đã sinh nghi,
        Song đà quá đỗi, quản gì được thân".

         
        Tuy vậy, tất cả những lẽ trên có thể chưa lột tả được nét tinh tuý tự nhiên bút pháp và tư tưởng của thi hào họ Nguyễn. Sau khi phát hiện ra mình bị lừa, bị một gã Sở Khanh phỉnh phờ, dắt mũi và chịu bao đòn cay nghiệt của Tú Bà thì lúc này Kiều mới nhận ra rằng mình không thể nào thoát khỏi cái kiếp "Đoạn trường" mà trời xanh đã gán cho. Đến đây, nét tự nhiên được phát triển lên một tầm cao hơn hẳn - sự cam chịu, không hẳn là vì đòn rói của Tú Bà mà Kiều cam chịu ra tiếp khách làng chơi, cũng chẳng phải cái tính lẳng lơ hư hỏng, mà cam chịu với số phận, với kiếp sống được tạo dựng lên từ tiền kiếp:
         
        "Kiếp xưa đã vụng đường tu,
        Kiếp này chẳng kẻo đền bù mới xuôi!
        Dù sao bình đã vỡ rồi,
        Lấy thân mà trả nợ đời cho xong!".

         
        (Còn tiếp)
        #4
          Asin 21.12.2006 09:32:22 (permalink)
           
           
          Có lẽ, qua các đoạn trích trên các bạn đã nhận ra một vài nét tự nhiên mà thi hào họ Nguyễn đã thả tràn vào trong tác phẩm. Tới đây, có lẽ cho rằng như thế là đủ cũng gọi là tạm được, nhưng chưa lột tả hết cái tự nhiên mà không tục của họ Nguyễn. Kiều sau khi cam chịu trước số phận, đồng ý ra tiếp khách làng chơi với cảnh:
           
           "Dập dìu lá gió cành chim
           Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Tràng Khanh".

           
          Tâm tình của Kiều được mô tả một cách tài tình, bao nỗi ê chề nhục nhã cứ vây bủa quanh nàng. Những khi lả lơi ong bướm, rồi những lúc cô đơn một mình, những nỗi niềm ấy được cô đọng và được đưa lên tột đỉnh khi không thể chia sẻ được với ai. Chỉ có một mình với cô miên u tịch, chỉ những muốn ngửa mặt và cất lên tiếng than xé toạc trời cao, nhưng trời thì cao quá!:
           
          "Khi tỉnh rượu lúc tàn canh
          Giật mình mình lại thương mình bấy nhiêu".

           
          Kiều đã chấp nhận sống như thế, một kỹ nữ. Thì điều đầu tiên là gì? có phải là cứ vậy mà thôi? cứ khơi khơi mà ra tiếp khách?. Có lẽ là không, mà đương nhiên là không rồi. Kỹ nữ xưa kia được coi là nghề, vậy đã là nghề thì phải có mánh khoé, có những quy điều của nó. Trước tiên là phải học cái nghề rồi mới làm nghề được chứ?. Tú Bà, là một kỹ nữ giải nghệ, tự nhiên phải hiểu, phải nắm vững những gì mà một kỹ nữ cần phải có để chiều lòng khách làng chơi. Và việc đầu tiên mụ làm là truyền đạt lại những kỹ năng tiếp khách ấy lại cho Kiều:
           
          "Này con thuộc lấy nằm lòng
          Vành ngoài bảy chữ vành trong tám nghề
          Chơi cho liễu chán hoa chê
          Cho lăn lóc đá cho mê mẩn đời
          Khi khoé hạnh khi nét ngài
          Khi ngâm ngợi nguyệt khi cười cợt hoa
          Đã là nghề nghiệp trong nhà
          Đủ ngần ấy nết mới là người soi".

           
          Và còn cách nào khác hơn là phải tiếp thu những điều đó khi đã "chấp nhận"?. Kiều với trí thông minh "vốn sẵn tính trời" kia sao lại không hiểu và tiếp thụ những thứ đó, nhờ vậy mà Kiều đã nổi danh trong làng buôn hương bán phấn, lời đồn bay xa, biết bao tài tử giai nhân dập dìu sớm tối. Ngay cả những lãng khách phương xa mộ danh Kiều mà tìm đến biết bao nhiêu...
           
          Thúc Sinh là một trong số những nhân vật có ảnh hưởng lớn đến cuộc đời chìm nổi của Kiều, việc tao ngộ họ Thúc được tác giả xắp xếp một cách tự nhiên như việc tất yếu. Cái lẽ đương nhiên là nếu không có một Thúc Sinh như thế, ắt sẽ có hằng hà sa số những Thúc Sinh khác khi mà danh tiếng của Kiều ngày càng bay xa vang xa hơn trong giới phong lưu:
           
          "Khách du bỗng có một người
          Kỳ Tâm họ Thúc cũng nòi thư hương
          Vốn người huyện Tích châu Thường
          Theo nghiêm đường mở ngôi hàng lâm tri
          Hoa khôi mộ tiếng Kiều nhi
          Thiếp hồng tìm đến hương khuê gửi vào".

           
          Và rồi thì điều gì đến cũng đến, với tài sắc khuynh thành, cầm kỳ thi hoạ sắc sảo lại tiếp thu những thủ thuật cao minh trong nghề ca kỹ ấy, họ Thúc vốn là một kẻ phong lưu đa tình làm sao có thể rứt ra một sớm một chiều. Ngược lại, họ Thúc ngày càng đắm đuối tài sắc của Kiều, ban đầu cũng chỉ là vui trăng hoa ai ngờ tình giả hoá thật:
           
          "Lạ gì thanh khí lẽ hằng
          Một dây một buộc ai giằng cho ra
          Sớm đào tối mận lân la
          Trước còn trăng gió sau ra đá vàng".

           
          Ở đây, liệu rằng có ai đặt ra câu hỏi rằng: Kiều đã chấp nhận cuộc chìm nổi mà con tạo xoay vần gán ghép cho mình?. Theo nhận xét cá nhân tôi, đúng là Kiều đã chấp nhận, nhưng chẳng có gì ngăn cản nàng có mong muốn bứt phá khỏi cái vòng định mệnh ấy. Vậy điều đó bắt nguồn từ đâu?. Tôi đồ rằng nó xuất phát từ khi Tú bà phình Kiều ở lại Lầu Ngưng Bích hầu tìm một nơi tốt để gả Kiều.

          Quay trở lại với chủ đề chính, ở đây họ Nguyễn đã để cho tâm tính tự nhiên trỗi dậy. Tại sao không dựa vào Thúc Sinh để làm một cuộc thay đổi? và bằng những nét quyến rũ của nhan sắc, thánh thót của cầm tài, uyển chuyển của kỹ năng tiếp khách ấy, Thúc Sinh đã chuộc kiều ra khỏi lầu xanh:
           
          "Sinh rằng: Hãy nói đè chừng!
          Lòng đây lòng đấy chưa từng hay saỏ
          Đường xa chớ ngại Ngô Lào,
          Trăm điều hãy cứ trông vào một ta".

           
          Và:
           
          "Rõ ràng của dẫn tay trao,
          Hoàn lương một thiếp thân vào cửa công.
          Công tư đôi lẽ đều xong,
          Gót tiên phút đã thoát vòng trần ai".

           
          Như thế, trải qua một đoạn dâu bể Kiều đã thoát khỏi thân kỹ nữ lầu xanh để có thể vui vẻ một phần nào. Nét tự nhiên của họ Nguyễn được dàn đều từ đầu tới cuối của tác phẩm, nhân vật nào tính cách đó, hoàn cảnh nào lối xử thế nấy. Có thể, khi đưa ra quá nhiều điều gọi là "nét tự nhiên" thì sẽ gây nên sự lặp lại đến nhàm chán, nhưng biết làm sao được khi tự nhiên nó vốn thế.
           
          (Còn tiếp)
           
          #5
            phantansy 21.12.2006 10:45:22 (permalink)
            Anh Sài Gòn Lãng Tử chơi xấu quá!  Đố kiểu đó thì chết nhiều người, mà thôi PTS để bà con bàn thêm, chứ có đọc đọan này rồi!
             

            Trích đoạn: SGLT

            Mời các bạn thưởng thức bài thơ tự do này:



              

            Tôi đi học


            Hằng năm cứ vào cuối thu,
            Lá ngoài đường rụng nhiều
            Trên không có những đám mây bàng bạc,
            Lòng tôi lại nao nức
            Những kỷ niệm hoang mang
            Của buổi tựu trường.
             
            Tôi không thể nào quên được
            Những cảm giác trong sáng ấy
            Nảy nở trong lòng tôi
            Như mấy cành hoa tươi
            Mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
             
            Buổi sáng mai hôm ấy,
            Một buổi mai
            Đầy sương thu và gió lạnh.
            Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi
            Dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.
            Con đường này
            Tôi đã quen đi lại lắm lần,
            Nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ.
            Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi,
            Vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi
            Hôm nay tôi đi học...


            Đấy thơ tự do đấy, có hay không nào ?
            Bạn nào biết lai lịch bài này thì khoan hãy nói ra để người đọc có cảm nhận khách quan nhé !

            #6
              SGLT 13.01.2007 20:37:20 (permalink)

              Trích đoạn: phantansy

              Anh Sài Gòn Lãng Tử chơi xấu quá!  Đố kiểu đó thì chết nhiều người, mà thôi PTS để bà con bàn thêm, chứ có đọc đọan này rồi!


              Hơ... PTS chơi xấu quá ! Vô post một bài duy nhất phá sập tiệm của SGLT ha  Nhưng mà PTS cũng đồng ý là đố kiểu đó thì chết nhiều người hén, he he...
              #7
                Chuyển nhanh đến:

                Thống kê hiện tại

                Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
                Kiểu:
                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9