Đi lễ đầu năm
lucquaipsnt 10.01.2007 14:26:55 (permalink)
Tháng Giêng ăn Tết ở nhà Tháng Hai cờ bạc, tháng Ba hội hè Tháng Tư đong đậu nấu chè Ăn Tết Đoan Ngọ trở về tháng Năm Tháng Sáu buôn nhãn bán trăm Tháng Bảy ngày rằm xá tội vong nhân Thật khó xác định được từ thời gian nào, lễ hội đã trở thành hơi thở của cuộc sống. Lễ hội vừa là nét đẹp văn hoá của người Việt, vừa thể hiện mơ ước của ngàn đời về hạnh phúc và cuộc sống trường tồn. Mỗi độ xuân về, hoa Mai, hoa Đào đua nhau khoe sắc thắm, cũng là lúc mọi người nô nức rủ nhau đi trảy hội, để cầu mong sao cho đầu năm cuối năm gặp may, gia đình luôn hạnh phúc sum vầy. Đây cũng là dịp để mọi người tưởng nhớ đến tổ tiên, cội nguồn. Dù là ở những ngôi chùa cổ kính thờ Phật, nơi đình làng thờ Bản thổ Thành hoàng hay chốn uy nghi thâm nghiêm đền đài thờ các vị Thần thánh... nhưng chỉ với ba nén hương thơm cùng với những đoá hoa tươi cũng đủ để chúng ta nói lên lời thành kính. Lạc vào dòng người đi lễ đầu xuân ta cảm thấy như đất trời giao hoà, con người như được gần gũi nhau hơn. Ta có thể hành hương về cõi Phật với lễ hội Chùa Hương, hay đến chốn bồng lai tiên cảnh Yên Tử để trở về với Thiền phái Trúc Lâm. Hay ngược lên dự lễ hội Đền Hùng 10/3 Âm lịch - Người khai sinh ra nước Việt hoặc cũng có thể thành kính thắp hương tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (nơi thờ Đức Khổng Tử), cầu mong cho con cháu của chúng ta trở thành những người hiền tài, chủ nhân trong tương lai của đất nước. Đi lễ đầu xuân còn là thú vui của mọi người khi nó trở thành chuyến đi du lịch văn hoá. Bạn có thể bắt gặp những dòng người bất tận vào những ngày lễ tại Phủ Tây Hồ thờ Chúa Liễu Hạnh. Hoặc tại Hà Nội với các chùa Quán Sứ, Bà Đá, Trấn Quốc, Linh Lang (Voi Phục) hoặc xa xưa nữa là Đền Đô (Đình Bảng, Bắc Ninh) thờ 8 vị vua nhà Lý (Bát Đế) hoặc Yên Tử, Chùa Hương, Tây Phương, Chùa Thầy. Đồ lễ thông thường nhất là hương, hoa, tiền vàng (tiền âm phủ) và cả tiền đang lưu hành (tiền giọt dầu). Bạn cũng hãy chuẩn bị cho mình một ít tiền lẻ (200 hoặc 500 VND) để làm lễ. Khi lễ xong, cầm 1-2 tờ về làm lộc, số còn lại công đức cho nhà chùa. Đấy không phải là luật nhưng từ lâu nó đã là lệ quen thuộc với nhiều người. Khi đi lễ bao giờ cũng thắp ở bát Tam bảo trước (bát hương to nhất ở chính giữa nơi thờ tự), sau đó là thắp ở Ban Đức Ông (bên trái từ ngoài vào) và tiếp là Ban Đức Thánh Hiền bên phải... Lời khấn ở chùa thường bắt đầu bằng câu giới thiệu địa danh, người dâng lễ và các lễ vật... Cuối cùng mới đến lời thỉnh cầu. Còn ở đền thì lại bắt đầu bằng những lời khấn như: "Nam mô thập phương chư Phật Chư Phật mười phương ... Tướng quân vị tiền cầu..." Đối với người Việt, đầu năm để cầu mong thần tài phù hộ thì xuất hành chính Tây, còn nếu cầu mong điều hạnh phúc (hỷ thần) thì xuất hành chính Nam. Nơi đến có thể là chùa, đình hoặc đền vì người Việt quan niệm đi lễ đầu năm nhằm hướng tới "vạn sự thanh thông, nhất bản vạn lợi". Do vậy, tuỳ từng người, tuỳ từng hoàn cảnh mà người đi lễ chọn cho mình một địa điểm thích hợp, ứng với những điều mà họ mong ước. Không biết những thỉnh cầu có đến được cửu trùng hay không, nhưng mọi người đều tin rằng sau khi trảy hội, đi lễ đầu xuân trở về, tâm hồn của họ như được thắp sáng hơn và ngày mai cuộc sống sẽ tươi đẹp hơn. Vượt trên tất cả những yếu tố tâm linh, đi lễ đầu xuân sẽ mãi mãi là nét đẹp của dân tộc Việt Nam.
#1
    ronglac 10.01.2007 20:11:01 (permalink)

    Trích đoạn: lucquaipsnt

    Tháng Giêng ăn Tết ở nhà Tháng Hai cờ bạc, tháng Ba hội hè Tháng Tư đong đậu nấu chè Ăn Tết Đoan Ngọ trở về tháng Năm Tháng Sáu buôn nhãn bán trăm Tháng Bảy ngày rằm xá tội vong nhân Thật khó xác định được từ thời gian nào, lễ hội đã trở thành hơi thở của cuộc sống. Lễ hội vừa là nét đẹp văn hoá của người Việt, vừa thể hiện mơ ước của ngàn đời về hạnh phúc và cuộc sống trường tồn. Mỗi độ xuân về, hoa Mai, hoa Đào đua nhau khoe sắc thắm, cũng là lúc mọi người nô nức rủ nhau đi trảy hội, để cầu mong sao cho đầu năm cuối năm gặp may, gia đình luôn hạnh phúc sum vầy. Đây cũng là dịp để mọi người tưởng nhớ đến tổ tiên, cội nguồn. Dù là ở những ngôi chùa cổ kính thờ Phật, nơi đình làng thờ Bản thổ Thành hoàng hay chốn uy nghi thâm nghiêm đền đài thờ các vị Thần thánh... nhưng chỉ với ba nén hương thơm cùng với những đoá hoa tươi cũng đủ để chúng ta nói lên lời thành kính. Lạc vào dòng người đi lễ đầu xuân ta cảm thấy như đất trời giao hoà, con người như được gần gũi nhau hơn. Ta có thể hành hương về cõi Phật với lễ hội Chùa Hương, hay đến chốn bồng lai tiên cảnh Yên Tử để trở về với Thiền phái Trúc Lâm. Hay ngược lên dự lễ hội Đền Hùng 10/3 Âm lịch - Người khai sinh ra nước Việt hoặc cũng có thể thành kính thắp hương tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (nơi thờ Đức Khổng Tử), cầu mong cho con cháu của chúng ta trở thành những người hiền tài, chủ nhân trong tương lai của đất nước. Đi lễ đầu xuân còn là thú vui của mọi người khi nó trở thành chuyến đi du lịch văn hoá. Bạn có thể bắt gặp những dòng người bất tận vào những ngày lễ tại Phủ Tây Hồ thờ Chúa Liễu Hạnh. Hoặc tại Hà Nội với các chùa Quán Sứ, Bà Đá, Trấn Quốc, Linh Lang (Voi Phục) hoặc xa xưa nữa là Đền Đô (Đình Bảng, Bắc Ninh) thờ 8 vị vua nhà Lý (Bát Đế) hoặc Yên Tử, Chùa Hương, Tây Phương, Chùa Thầy. Đồ lễ thông thường nhất là hương, hoa, tiền vàng (tiền âm phủ) và cả tiền đang lưu hành (tiền giọt dầu). Bạn cũng hãy chuẩn bị cho mình một ít tiền lẻ (200 hoặc 500 VND) để làm lễ. Khi lễ xong, cầm 1-2 tờ về làm lộc, số còn lại công đức cho nhà chùa. Đấy không phải là luật nhưng từ lâu nó đã là lệ quen thuộc với nhiều người. Khi đi lễ bao giờ cũng thắp ở bát Tam bảo trước (bát hương to nhất ở chính giữa nơi thờ tự), sau đó là thắp ở Ban Đức Ông (bên trái từ ngoài vào) và tiếp là Ban Đức Thánh Hiền bên phải... Lời khấn ở chùa thường bắt đầu bằng câu giới thiệu địa danh, người dâng lễ và các lễ vật... Cuối cùng mới đến lời thỉnh cầu. Còn ở đền thì lại bắt đầu bằng những lời khấn như: "Nam mô thập phương chư Phật Chư Phật mười phương ... Tướng quân vị tiền cầu..." Đối với người Việt, đầu năm để cầu mong thần tài phù hộ thì xuất hành chính Tây, còn nếu cầu mong điều hạnh phúc (hỷ thần) thì xuất hành chính Nam. Nơi đến có thể là chùa, đình hoặc đền vì người Việt quan niệm đi lễ đầu năm nhằm hướng tới "vạn sự thanh thông, nhất bản vạn lợi". Do vậy, tuỳ từng người, tuỳ từng hoàn cảnh mà người đi lễ chọn cho mình một địa điểm thích hợp, ứng với những điều mà họ mong ước. Không biết những thỉnh cầu có đến được cửu trùng hay không, nhưng mọi người đều tin rằng sau khi trảy hội, đi lễ đầu xuân trở về, tâm hồn của họ như được thắp sáng hơn và ngày mai cuộc sống sẽ tươi đẹp hơn. Vượt trên tất cả những yếu tố tâm linh, đi lễ đầu xuân sẽ mãi mãi là nét đẹp của dân tộc Việt Nam.


    Gởi lucquaipsnt
    1) Bài này là của bạn viết?  Bạn là rongdat bên www.nhanmonquan.net
    2) Nếu bạn không phải  là rongdat thì đề nghị  nên để nguồn (vì trích đăng) và xin đăng lại cho đúng "format"   cho độc giả dễ xem ( xem bài đã đăng đính kèm).   Ít nhất, phải có chấm câu, xuống hàng ... v.v.. như một "bài viết".  Đây là phép lịch sự tối thiểu và cần thiết ( = tôn trọng tác giả và độc giả) khi trích đăng bài vở của người khác.
    ...
    RL

    http://www.nhanmonquan.net/vbulletin/archive/index.php/t-6209.html

    [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/23153/03342EAAD94F48EFA11EBFD3D42E1DC5.jpg[/image]
    Attached Image(s)
    #2
      Chuyển nhanh đến:

      Thống kê hiện tại

      Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
      Kiểu:
      2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9