Tìm hiểu tục Thờ cúng Ông Táo - Nguyễn Văn Trung - Lửa Bếp
sóng trăng 11.02.2007 08:18:01 (permalink)


Lửa Bếp
 
 
 
NGUYỄN VĂN TRUNG
 
Ngày nay ở các đô thị, việc dùng bếp điện khá phổ biến. Ai cũng nhận bếp điện tiện, nhanh, sạch giản dị và đảm bảo. Hơn nữa, nấu cơm bằng nồi điện "National" chẳng cần học làm bếp, thổi cơm cũng chắc có cơm chín không sống không cháy, không khê. Sự biến đổi kỹ thuật nấu ăn kèm theo một biến đổi ngữ nghĩa của từ bếp: Bị thu hẹp vào một đồ dùng, mất đi cái nghĩa chỉ thị một nơi. Nấu bằng bếp điện không còn cần một nơi riêng gọi là nhà bếp, vì có thể để bếp điện ngay phòng khách, phòng ăn, phòng làm việc. Cũng không còn lo lắng làm sao có lửa và nhất là làm sao giữ lửa, vì mọi sự đều dễ dàng quá, chỉ việc bấm, bật một cái (nút là có điện vào bất cứ lúc nào muốn có. Nhưng sự giản dị, dễ dàng, tiện lợi làm mất đi những cảm giác, tình tự liên hệ với lửa bếp những thời mà nhà nào cũng phái có một cái bếp và lửa bếp còn mang tầm mức quan (trọng của một vấn đề sống còn. Nếu dùng bếp điện không được thấy lửa củi, rơm cháy đỏ hoặc than hồng là thế nào, không cảm thấy (hơi lửa  nóng tỏa ra, xông vào mặt, (không nghe được tiếng than nổ lách tách hay tiếng củi cháy xèo xèo. Nhưng nhất là không còn có được những tình cảm, rung động ngồi chung quanh bếp lửa...
 
Nấu bếp vào Mùa Hè, đặc biệt buổi trưa nóng nực hay là những ngày có đám thật là cực khổ vất vả, nhưng nếu phải "rúc vào bếp" làm những việc cực nhọc, nóng bức không có gì là thú vị, để phục vụ (tạo bữa ăn ngon, nóng cho những người thân yêu: Chồng con, phân thuộc...) thì những cực nhọc trên lại tạo ra những vui sướng thật xứng đáng với những cực nhọc đã phải chịu... Tuy nhiên có những lúc khác ngồi quanh bếp lửa thật là dễ chịu ấm cúng. Trời tối, rét, gia đình hay hàng xóm tụm năm tụm ba ngồi quanh bếp vừa nướng khoai, rang ngô (bắp) vừa thân mật trò chuyện, xôm nhộn như ngô rang nổ... không phải là những giây phút thú vị hạnh phúc sao?
 
Nhờ có lửa. Lửa sưởi ấm, lửa soi sáng, lửa làm chín thơm ngon...
 
Đó là chức năng chính của lửa:
 
Làm tan giá lạnh buốt xua đuổi đêm tối hãi hùng, ma quái ngăn chặn hoặc phủ nhận ươn thối (cá thịt), héo úa (rau cỏ), xóa bỏ mùi hôi tanh, nhằm đem lại sự sống và duy trì sự sống của con người. Cho đến bây giờ, người ta vẫn chưa biết gì nhiều về nguồn gốc lửa bếp: Làm sao có lửa và giữ lửa (1). Nhưng một điều có thể khẳng định được là việc tìm ra lửa bếp đó là một chinh phục lớn lao của con người, một tiêu chuẩn cơ bản xác định thế nào là văn minh và tình nhân loại, vì chỉ con người mới biết dùng lửa. Vào thời kỳ sơ khai rất khó làm ra lửa (bằng cách đập, chà, cọ xát mạnh gỗ đá ) càng khó hơn giữ lửa được lâu, nên lửa là một cái gì thật quý, hiếm, tạo ra một mói bận tâm lớn lao giữ lửa. Nhiều dân tộc xưa như dân La Mã thời thượng cổ, các sắc dân miền Iran đã đặt ra những hình luật phạt nặng những kẻ làm mất lửa: Ở thôn quê Việt Nam thấy có hai cách giữ lửa:
 
Dùng bùi nhùi dài bằng rơm để cháy âm ỉ, hoặc nhấm trấu, đổ mớ trấu bên cạnh bếp, trên đè bằng một hòn đất để cháy âm ỉ, suốt ngày hoặc suốt đêm, lúc cần chỉ việc thổi lên là lửa cháy. Chính vì có đống nhấm trấu, mà bếp luôn luôn ấm, nóng, biểu  hiện nhà đó, nơi đó có người ở, sinh sống. Trái lại khi không thấy khói bếp bốc lên và tro bếp nguội tanh, lạnh ngắt, phải hiểu nhà đó vắng người, bỏ hoang và không còn sự sống ở đó nữa.
 
Nếu về mặt khảo cổ khoa học, không biết được gì nhiều nguồn gốc của lửa bếp, trái lại có thể tìm thấy  khá nhiều những thần thoại, cổ tích, phong tục xưa cũ về nguồn gốc và công dụng của lửa  bếp mà nói chung dân tộc nào cũng có.
 
Theo Farager, trong nhiều trường hợp câu chuyện kể (thần thoại, cổ tích) lửa thường được một con chim hay con vật đánh cắp mang về cho con người. Hoặc chỉ đàn bà ở nhà mới biết làm ra lửa trong khi đàn ông đi săn bắn ở xa lại không biết, khi trở về thấy tro hỏi thăm, nhưng người đàn bà vẫn giấu không nói cho biết. Kinh nghiệm cọ xát làm ra lửa cũng gắn liền với kinh nghiệm tình ái do đó lửa là biểu hiện của khái niệm sinh sản. Ở La Mã thời thượng cổ giường cưới được kê sát cạnh bếp. Sản phụ mới đẻ, ở cữ nằm trên giường dưới có lửa (hơ nóng bằng than hỏa lò như ở thôn quê Việt Nam). Lửa bếp không những sinh ra sự sống, còn gìn giữ sự sống. Vai trò này được thần linh hóa. Ở ấn Độ, đó là thần Agui luôn luôn ở cạnh gia đình không bao giờ vắng mặt vì là "chủ nhà" để canh giữ gia đình. Ở Việt Nam đó là ông Táo hay Thần Bếp. Sự tích ông Táo liên hệ với ba hòn đất nung để kê nồi niêu mà nấu bếp gọi là ông đầu rau...
 
 Có ba cách nấu nướng: Ở chỗ nào không có đồ dùng (nồi chảo bằng đất, nung, đồng) phải dùng những ống tre, vỏ cây để sát vào lửa, hoặc có đồ nấu, nhưng treo lên mà nấu như các sắc tộc vùng Bắc Âu, cách thứ ba là đặt, để đồ nấu trên một dụng cụ ba chân bằng ba cục đất nặn, hay ba hòn đá, hay ba que sắt của một cái kiềng gắn liền vào nhau bằng một vòng tròn. Đó là một dụng cụ khá phổ biến suốt từ vùng Địa Trung Hải, Âu Châu sang Phi Châu đến Viễn Đông chỉ cần ba chân, không thể là hai vì không đủ vững chắc, không cần đến bốn vì thừa
 
SỰ TÍCH ÔNG ĐẦU RAU
 
Cấu trúc và ý nghĩa:
 
Có nhiều chuyện kể khác nhau về sự tích này, không cót truyện giống nhau. Không cần xác định chuyện nào là gốc) chính chuyện nào là cải biến, phụ vì càng có nhiễu chuyện kể khác nhau càng làm nổi bật cốt truyện chung cho tất cả, do đó về phương diện nghiên cứu, càng dễ xác định cái gì là cốt yếu không thay đổi, cái gì là tùy thuộc, thay đổi trong các chuyện kế khác nhau. Để tiện việc trình bày, chúng tôi gọi những chuyện kể là các thoại của sự tích. Qua các thoại, chúng tôi rút ra những yếu tố không thay đối tạo thành cấu trúc của tất cả các thoại và sau cùng tìm hiểu xem người xưa đã vận dụng kinh nghiệm tiếp xúc với vật chất (ở đây là với lửa) thế nào để bày tỏ những ý nghĩ của mình về những giá trị tinh thần, đạo đức.
 
Thoại 1
 
Hai vợ chồng nghèo làm nghề thuê mướn. Tuy nhà nghèo nhưng rất thương yêu nhau. Buổi tối thường ngồi bên bếp lửa kể chuyện ca hát cho nhau nghe... Xảy đến một năm mất mùa gây ra tình trạng đói kém khắp nơi.
 
Hai vợ chồng đi tìm việc làm, nhưng không ai nhận thuê nữa. Túng bấn quá, phải đi mò cua bắt ốc, đào củ hái rau về ăn đỡ đói. Không thể chịu đựng được nữa, một hôm chồng bảo vợ: Tôi phải đi nơi xa kiếm ăn, may ra mới thoát khỏi được tình cảnh này. Mình ở nhà chờ tôi trong ba năm, nếu hết ba năm không thấy tôi về, ấy là tôi đã bỏ xác nơi quê người, mình cứ đi lấy chồng khác.
 
Người vợ khóc lóc thảm thiết nhhưng đành lòng để chồng ra đi. Sau đó, người vợ kiếm được một chỗ làm mướn ở nhà một người tuy không giàu có nhưng vì thương cảnh ngộ nàng nên cố ý giúp đỡ nàng qua khỏi cái khốn khổ. Thời hạn ba năm trôi qua mau chóng.
 
Người vợ vẫn mong ngóng chồng về. Giữa lúc ấy, người vợ của chủ nhà chết. Sẵn có cảm tình với nàng, người chủ ngỏ ý muốn nối duyên cùng nàng. Nàng trả lời:
 
- Chồng tôi hẹn trong ba năm trở về. Bây giờ tôi mới tin là chồng tôi đã chết. Vậy cho tôi để tang chồng ba năm nữa cho trọn đạo trước đã.
 
Ba năm nữa cũng lại trôi qua, người chồng vẫn biệt tích.
 
Người chủ thúc giục nhưng nàng còn xin nán chờ thêm một năm nữa. Một năm nữa lại trôi qua và lần này nàng mới tin chồng chết thật. Nàng làm một bữa rượu cúng chồng, đãi họ hàng rồi đến ở cùng người chồng mới.
 
Đột nhiên sau đó ba tháng, người chồng cũ trở về, làm cho đôi vợ chồng mới cưới không biết ăn nói làm sao. Nhưng người chồng cũ tìm tới trấn an họ: "Tôi vắng nhà lâu quá hạn, nàng đã xử sự rất đúng. Bây giờ tôi sẽ đi khỏi nơi đây mãi mãi. Mặc dù người chồng mới xin trả lại vợ, và người vợ cũ năn nỉ người chồng cũ ở lại, người chồng cũ vì không nỡ phá hạnh phúc của họ, vẫn nhất quyết ra đi. Nhưng thực ra người chồng cũ trong lòng đau xót, không còn muốn sống, và đã treo cổ tự tử ở cây đa đầu làng. Cái chết của người chồng cũ làm cho nàng bàng hoàng ân hận, tự cảm thấy chính mình là thủ phạm, và tự trách mình không đủ kiên nhẫn chờ thêm ít lâu nữa. Thế là ngày hôm sau, khi dân làng đưa đám người chồng cũ chưa xong, thì mgười vợ mất tích và người ta đã tìm thấy xác người vợ tự vẫn dưới ao bên cạnh nhà. Người chồng mới, sau khi làm ma cho vợ, trở thành người mất trí vì xúc động ân hận trước hai cái chết như thể do mình gây ra: "Tại sao lại đi cướp vợ của người khác". Một hôm, ông ta quyết định đem hết gia sản chia cho họ hàng, đem cúng nhà chùa rồi uống thuốc độc tự tử.
 
Ở bên kia thế giới, cả ba người đều được đưa tới tòa án của Diêm Vương để định công tội. Theo các lời khai, người chồng cũ sở dĩ chọn cái chết vì vẫn thương yêu vợ không thể sống không có nàng, nhưng lại không nỡ phá vỡ hạnh phúc của người khác, người chồng mới lại nói tuy rất thương mến người vợ mới, nhưng so với người vợ cũ đã chết thì mối tình bên mười bên một, còn người đàn bà thì nói vẫn một lòng thương yêu người chồng cũ mặc dù nặng tình nghĩa với người chồng mới.
 
Diêm Vương nghe rất cảm động và nhận thấy những người như thế này thật hiếm có nên cần làm thế nào cho bộ ba ấy sống gần nhau mãi mãi. Sau một hồi suy nghĩ, Diêm Vương cho ba người hóa thành ba ông đầu rau để cho họ khỏi lìa nhau, và để cho ngọn lửa luôn luôn đốt nóng tình yêu của họ. Đồng thời, Diêm Vương còn phong cho họ chức Táo Quân trông nom từng bếp một, nghĩa là từng gia đình trên trần thế
 
 
 
 
Thoại 2
 
Hai vợ chồng Trọng Cao và Thị Nhi lấy nhau đã lâu không có con, buồn phiền thường cãi cọ nhau. Một hôm giận quá, Trọng Cao đánh vợ, Thị Nhi bỏ nhà ra đi gặp Phạm Lang rồi kết duyên với người đó.
 
Trọng Cao hết giận, hối hận cũng bỏ nhà ra đi tìm vợ.
 
Tìm mãi không thấy, hết cả tiền ăn đường, phải ăn xin lần hồi.
 
Tình cờ một hôm vào một nhà ăn xin, bà chủ mang cơm ra cho, nhận ra chính là chồng mình. Đôi bên tỏ hết nỗi niềm cùng nhau, nhưng chợt Thị Nhi nghĩ nếu bất thần Phạm Lang trở về bắt gặp thì thật khó ăn nói. Nàng liền bảo Trọng Cao ra tạm ẩn ở đằng sau đụn rơm, để nàng thu xếp sao cho mọi việc được êm thấm. Khi tối Phạm Lang trở về, nhớ đến ngày mai chưa có tro bón ruộng, châm lửa đốt đống rơm để lấy tro...
 
Trọng Cao vì đi nhiều mỏi mệt ngủ say nên bị đốt chết.
 
Thị Nhi cũng đã ngủ, khi thấy đống rơm cháy, chạy ra thì đã muộn, xúc động, thương tiếc quá, nàng nhảy vào đống rơm chết theo người chồng cũ Phạm Lang thấy vợ chết, thương xót cũng nhảy vào đống rơm chết nốt.
 
Thượng Đế thấy ba người đều có nghĩa nên mới phong cho làm Táo quan, mỗi người giữ một việc.
 
Phạm Lang là thổ công trông nom việc trong bếp. Trọng Cao là thổ địa trông coi việc trong nhà.
 
Thị Nhi là . . .

Thoại 3
 
Hai vợ chồng nghèo, chồng đi buôn, vợ làm ruộng nên chồng thường xa nhà thỉnh thoảng mới về, đôi khi đi suốt năm mới về.
 
Rồi một chuyến đi biền biệt  không tin tức, không tiền bạc gởi về Người vợ chờ cả 10 năm vần biệt tích. Sau đó người vợ lấy một người chồng khác làm nghề săn bắn; người này nuôi một đầy tớ tên là Lốc.
 
Một hôm chồng mới và Lốc đi săn vắng nhà, đột nhiên người chồng cũ trở về và cho biết sở dĩ đi biền biệt là vì gặp giặc bất lưu lạc trong rừng nay mới trốn thoát về được Người vợ chỉ còn biết ôm chồng cũ khóc than, và dọn cơm rượu mời ăn. Khi chồng mới sắp về người vợ đưa chồng cũ ra đống rơm ẩn tạm. Chủ và tớ đi săn về được một con cầy. Chồng giục vợ đi sắm mọi thứ để làm một bữa chén.
 
Trong khi người đàn bà đi vắng, người chồng và đầy tớ đốt đống rơm để thui cầy. Lửa vô tình đốt cháy thiêu người chồng cũ đang ngủ say. Giữa lúc đó, người vợ về thấy thế, rất đau đớn, tự cảm thấy như thể vì mình mà chồng cũ chết, nên nhảy vào đống lửa chết theo.
 
Người chồng mới thương tiếc vợ, cũng đâm đầu vào lừa. Người đầy tớ vừa thương chủ vừa hối hận vì chính tay mình châm lửa thiêu chết người cũng nhảy nốt vào lửa chết theo.
 
Ba vợ chồng sau đó được Diêm Vương cho hóa làm ba ông đầu rau. Còn người đày tớ được hóa làm đồ dùng chặn đống nhấm, quen gọi là "thằng Lốc". Trong tranh vẽ Táo quân, thường thấy vẽ người đầy tớ có nghĩa đứng cạnh ba người

Phân Tích

Cấu Trúc Sự Tích
 
Nói chung, sự tích thường có cấu trúc gồm một số yếu tố chính không thay đổi: Hoàn cảnh mở đầu, một chuyện chẳng lành, không may hay tai họa xảy ra, phải ra đi, phân ly, thử thách, trở về. Sự tích không kết thúc sau một đợt thử thách mà thường trải qua hai ba đợt thử thách. Trở về lại gặp khó khăn, một điều không may mới, trầm trọng hơn thử thách khác, cố gắng vượt qua... Cuối cùng, bao giờ cũng có sự can thiệp của nhân vật thứ ba (ân nhân, thần linh) mới làm cho việc sum họp trọn vẹn...
 
Những yếu tố cấu tạo sự tích có thể xếp thành những cặp phạm trù đối lập nhị hạng: Tai họa - diệt tai họa; ước hẹn - lỗi hẹn; ra đi - trở về; phân ly - sum họp; thử thách - đáp ứng; thiếu sót - đền bù đầy đủ (ân nhân thần linh).
 
Những yếu tố cấu tạo kể trên không thay đổi, nhưng cách thể hiện chúng như tình cảnh cụ thể của các nhân vật: Chức vụ, nghề nghiệp, do, cách thức ra đi, ai ra đi là những yếu tố tùy thuộc, có thể thay đổi.
 
Yếu tố cấu tạo chính hay chức năng cơ bản, nói theo Propp, có tính chất bắt buộc trong mọi loại chuyện cồ tích là một biến cố chẳng lành, một tai họa xảy ra.
 
Trong Thoại 1, có nhân vật phụ là người vợ người chủ, không tham gia gì vào sự tích, chỉ xuất hiện như một cái cớ để người chồng dễ tái giá một cách hợp đạo lý.
 
Trong Thoại 3, nhân vật đày tớ có tham gia vào sự tích nhưng chẳng qua chi để phụ họa thêm, đề cao lòng chung thủy chung tình là chủ đề của sự tích (chung thủy giữa vợ chồng, chung thủy giữa chủ và tớ). Trong khuôn khổ chủ đề chung thủy, chung tình, sự tích đặc biệt qua Thoại 1 còn đề cao sự tự hiến, hi sinh hạnh phúc riêng vì hạnh phúc của người khác. Bài học đạo đức rút ra là: Hi sinh không phải mất hết, mà chính là mất để được hết, vì bao giờ những kẻ hi sinh cũng được đền bù, thưởng công xứng đáng...
 
Những ý tưởng trên, ai nghe, ai đọc sự tích đều dễ dàng nhận ra, cũng như nghe một người nói, có thể hiểu và nhớ được ý nghĩa lời nói qua những câu nói. Cái gì làm cho ta hiểu, nhớ và thuật lại được câu chuyện đã nghe kể, đó là một trật tự lý luận thuộc ngữ pháp. Cũng vậy, sự tích bao hàm một trật tự luân lý tạo thành một cấu trúc gồm những yếu tố không thay đổi và những yếu tố phụ thuộc thay đổi.

Điều cốt yếu là phải có một sự kiện chẳng lành, không may xảy ra, còn sự kiện không may, chẳng lành đó là gì, mang hình thức nào, diễn ra như thế nào không quan trọng, được tự do sáng tác, thay đổi tùy tiện. Đó là lý do giải thích tại sao sự tích thường có nhiều loại khác nhau. Phân tích cấu trúc là trình bày trật tự luân lý bao hàm trong các thoại khác nhau của sự tích.
 
Nhưng phân tích cấu trúc chưa cho thấy mối liên hệ giữa sự tích về tình nghĩa vợ chồng và lửa bếp. Thực ra không phải chỉ tình nghĩa vợ chồng mà cả tình yêu nói chung trong kinh nghiệm sống của nhiều dân tộc đều liên hệ với kinh nghiệm về lửa như những từ ngừ, hình ảnh, ẩn dụ kiểu nói: mối tình nồng nhiệt nhiệt tình, nóng lòng chờ đợi, lòng bốc cháy tình yêu, nguội tình... thường được sử dụng để diễn tả những biểu lộ của tình yêu.
 
Trong Thoại không khí lửa bếp soi sáng sưởi ấm gắn liền với không khí vợ chồng thân mật ấm cúng. Sau khi được đoàn tụ, cả ba người được trao nhiệm vụ coi lửa bếp, để lửa luôn luôn đốt nóng tình yêu của họ...
 
Trong Thoại 2, lửa thiêu đốt rơm làm tro bón ruộng, nướng chín động vật và sau cùng thiêu đốt cả những người yêu nhau mà đâm vào lửa chết. . .
 
Lửa thiêu đốt củi, rơm, trấu... để soi sáng, sưởi ấm, làm chín... phục vụ con người. Sau khi thiêu đốt phục vụ cũng bị tiêu diệt, tan biến đi. Thời gian tồn tại của lửa cháy đôi khi rất vắn vỏi, như ánh chớp của sét, chỉ lóe lên soi sáng trong khoảnh khắc rồi tan biến ngay trong đêm tối...
 
Hình ảnh tự tan biến đi sau khi đã phục vụ là hình ảnh cao đẹp nhất của lửa cháy vì cho mà không giữ lại gì hay được đáp lại gì cả. Hoàn toàn vô vị lợi, vì người khác. Người xưa đã mượn hình ảnh cao đẹp trên của lửa cháy để bày tỏ thái độ hi sinh quên mình của những người sẵn lòng chết vì yêu thương người khác.
 
 
Chú thích:

(l) Năm 1928 các nhà cổ sinh vật học tìm thấy ở vùng gần Bắc Kinh * những sọ người cùng với một số đồ dùng thô kệch và tro có thể do nấu nướng mà ra trong các hang động. Trên cơ sở đó mà nêu giả thuyết con người bắt đầu biết dùng lửa để làm chín đồ ăn vào thời kỳ con người Bắc Kinh * (Xem André Le roi - Gouhan. L' Homme ét la matìere, trang 65)
*(xem phụ chú của sóng trăng dưới bài này)
 
 
NGUYỄN VĂN TRUNG
 
http://e-cadao.com/Cotich/Luabep.html













* Phụ chú của sóng trăng:
 
. Ngày nay, theo các khảo cứu mới nhất, giới khảo cổ tin rằng Văn Hóa Hoà Bình có nguồn gốc sớm nhất và là nơi sử dụng lửa trước nhất, có trước văn hóa tại Bắc Kinh cả chục ngàn năm.
 
Theo Tiến Sĩ SOLHEIM II, Giáo Sư Nhân Chủng Học Đại Học Hawaii, National Geographic,Vol. 139, No. 3, Tháng 3 năm 1971 qua bài khảo luận về  New Light on a Forgotten Past”, đã viết:
 
" Khi khai quật sàn của hầm mộ, CHESTER GORMAN đã tìm thấy những phần còn lại của cây cỏ hóa than bao gồm hai hạt đậu Hòa-Lan, củ năng (water chestnut), hột ớt, nhũng đoạn dây bầu bí và dưa chuột tất cả những vật này kết hợp với những dụng cụ bằng đá đặc trưng của người dân có nền văn hóa HÒA –BÌNH.
 
Các mảnh xương của thú vật được cắt ra từng miếng nhỏ không thấy dấu vết cháy chứng tỏ rằng thịt đã được nấu chín tại đây chứ không phải nướng trên ngọn lửa, thịt được sào trong những đồ vật bằng tre xanh vẫn thấy dùng ở Đông Nam Á ngày nay.
 
Một loạt khảo nghiệm bằng đồng vị phóng xạ Carbon 14 cho thấy các vật liệu tìm ra ở đây có niên hiệu từ khoảng 6000 năm cho tới 9700 năm trước tây lịch. Vẫn còn những cổ vật xưa hơn nằm trong những lớp đất đào sâu hơn chưa xác định được thời gian. Vào khoảng 6600 năm trước tây lịch, các cổ vật này đã được đưa vào địa điểm này. Những cổ vật này bao gồm đồ gốm hoàn chỉnh, sắc xảo và được đánh dấu bằng những sợi dệt trong tiến trình chế tạo, cùng  những dụng cụ bằng đá hình chữ nhật được đánh bóng và những lưỡi dao nhỏ. Các dụng cụ và cây cỏ được thuần hóa thuộc nền văn hóa Hòa-Bình được tiếp tục khám phá ra gần đây."  (http://e-cadao.com/Vanminhco/anhsangmoi.htm)
 

2. Theo sự khảo cứu mới nhất của nhóm Roperld tại Đại Học Virginia Tech, thì sự di dân của con người Homo Sapiens đi từ Đông Nam Á vào Trung Nguyên Hoa Lục, dựa theo các nghiên cứu về chủng tộc, DNA, các thay đổi khí hậu và địa chấn động toàn cầu, diễn ra khoảng 10,000  năm TTL, trước khi có người ở Bắc Kinh.
 
Xin xem tài liệu về sự di dân trên thế giới tại đây:
http://www.roperld.com/HomoSapienEvents.htm

Theo bản đồ này: http://www.roperld.com/graphics/WorldMapMigrations1.jpg
 


 


thì đường đi màu cam nhạt chỉ sự di dân từ Đông Nam Á từ 10,000 năm TTL đến lưu vực sông Dương Tử và Hoàng Hà. 

 
Như thế, sự có mặt của giống Lạc Việt và sự sử dụng lửa tại vùng Hòa Bình có thể khẳng định là có trước lịch sử của Bắc Kinh rất lâu.

3. Theo Việt Sử Thông Luận của Lý Đông A, với những nghiên cứu đúc kết ngay từ các tập Hán thư trong thời gian ông ở Trung quốc,  thì:
 
"1. Thế nào gọi là Việt? Việt không phải là tên chúng ta đặt ra sau này, lúc trước Việt còn gọi là Viêm. "
 
Theo sử Tàu thì vua đầu tiên của họ gọi là Hoàng Đế, theo sử ta thì vua đầu tiên của ta gọi là Viêm Đế. Hai ông vua ấy là tiêu biểu 2 hành trong Ngũ Hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Số học của Tàu bắt đầu từ số 1 biểu hiệu của Thái Cực, lúc đó là đời Bàn Cổ (hỗn độn), sau mới sinh ra Tam Tài là Thiên - Địa - Nhân, Trời Đất chia ra 5 phương thuộc 5 hành là Đông (Mộc), Tây (Kim), Nam (Hỏa), Bắc (Thủy), Trung (Thổ).

5 phương ấy là do 5 giống người làm đại biểu cho 5 hành và 5 sắc, nên những người đại biểu đã dùng 5 sắc mà đặt tên:
    * - Bắc Phương (Thủy) sắc đen gọi là Hắc Đế.

    * - Tây Phương (Kim) sắc trắng gọi là Bạch Đế.

    * - Đông Phương (Mộc) sắc xanh gọi là Thanh Đế.

    * - Nam Phương (Hỏa) sắc đỏ gọi là Viêm Đế.

    * - Trung Phương (Thổ) sắc vàng gọi là Hoàng Đế."


    Mà Viêm, hay Việt, hay Hỏa, chính biểu hiệu của Lửa, của ánh nắng ấm phương Nam tỏa lên từ vùng gần Xích Đạo.

    Do đó, mà từ đã lâu, tổ tiên chúng ta đã xác quyết:

    Lý Thường Kiệt, Nam Quốc Sơn Hà:

    Nguyên bản tiếng Hán:

    南國山河
    南 國 山 河 南 帝 居
    截 然 定 分 在 天 書
    如 何 逆 虜 來 侵 犯
    汝 等 行 看 取 敗 虛 

    Bản phiên âm Hán-Việt:
    Nam quốc sơn hà
    Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
    Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
    Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
    Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

    Bản dịch thơ:
     
    Sông núi nước Nam
    Sông núi nước Nam vua Nam ở,
    Rành rành định phận tại sách trời.
    Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm,
    Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
     
    Hay như Nguyễn Trãi đã viết:

    Như nước Đại Việt ta từ trước,
    Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
    Nước non bờ cõi đã chia,
    Phong tục Bắc Nam cũng khác;

    ( Nguyễn Trãi - Bình Ngô Đại Cáo -
    http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n2n4nnn31n343tq83a3q3m3237nvn&cochu=)

    Thì người Lạc Việt phương Nam, với văn hóa lúa nước nguồn gốc Hòa Bình, có thể tự tin rằng chúng ta đã sử dụng lửa, thờ Thần Bếp, từ cả vạn năm trước Bắc Kinh, và người Việt có phong tục tập quán rất khác người Hoa Hán, không bắt nguồn từ Hoa Hán.

    Hãy theo người trai trẻ Lý Đông A năm trên dưới hai mươi tuổi, mà tự tin vào giòng máu Việt lâu trên vạn năm nhưng luôn mạnh mẽ:

    Bởi vậy chủ trương của chúng ta là ngoảnh lại cái quá khứ một vạn năm của lịch sử để đặt định một tương lai xa rộng vô cùng cho dân tộc.

    Chúng ta phải dựa vào vết đi của lịch sử mà đặt định một đường lối cho tương lai, nhưng không xa lìa lịch sử của nhân loại và dân tộc, trái thế chẳng những là vong bản mà sẽ còn bị tiêu diệt trực tiếp hay gián tiếp.

    Muốn thành công phải có một chủ trương triệt để từ hình thức đến nội dung theo xu hướng của dân tộc mà điều kiện văn hóa là điều kiện tất yếu.

    Chúng ta chỉ có thể sống lâu dài bằng cái quá khứ lâu dài của lịch sử của giống nòi, chúng ta không nên mưu mô, tranh cướp của ai, nhưng chúng ta tránh đừng để ai tranh cướp hay tiêu diệt ta, muốn của người, dựa vào người khác giúp chỉ là tự mình hóa ra người, nô lệ cho người, rồi đi đến chỗ chết hẳn.


    Chúng ta là nòi Việt, chúng ta phải mưu cứu vãn lấy ta, nòi giống ta chẳng những chỉ ở trên dải đất chữ S theo bờ bể Đông Hải mà còn ở nhiều nơi.

    Chúng ta bị yếu vì giống nòi ta đã bị rời rạc, nếu chúng ta lại tái kiến được thời đoàn viên xưa kia, chúng ta mạnh mẽ, vô cùng mạnh mẽ để sinh tồn, để giữ gìn nòi giống, chứ không phải để xâm lăng kẻ khác.



    X. Y. Thái Dịch Lý Đông A
    1943 (4822 tuổi Việt).

    <bài viết được chỉnh sửa lúc 11.02.2007 09:58:10 bởi sóng trăng >
    #1
      HongYen 24.08.2007 01:17:18 (permalink)
      HUYỀN THOẠI TÁO QUÂN

      TĐ NGUYỄN VIỆT NHO

       
       
      Táo Quân là từ Hán Việt, tiếng dân gian là Vua Táo hay Ông Táo. Nếu hiểu theo lối chữ sao hiểu vậy của thể loại văn chương thông thường thì chuyện kể Táo Quân nghe rất là lủng củng, chẳng giống ai cả… Nhưng thực ra môn Việt Học trong Văn Hóa Việt, có hai nhánh: Nhánh Văn Chương và nhánh Văn Hóa và chuyện Táo Quân nằm trong thể loại Văn Hóa, dưới dạng của Huyền Thoại, thuộc thể văn “Ngôn Bất Ngôn”. Ở đây, ngôn ngđược được xem như là “tạm dụng”, nhằm dẫn vào Đạo Lý vốn “bất khả tư nghì”, nên muốn hiểu ý nghĩa của huyền thoại ta phải đi theo lối dẫn của văn hóa cổ Việt, tức là lối của Nguyên Nho hay Việt Nho. Nói khác khác đi là của Việt Dịch, của “Sách Ước Trinh Nguyên Không một chữ”. Đọc Huyền thoại phải : “Bỏ lời lấy tượng, bỏ tượng lấy ý, rồi bỏ ý lấy Đạo” như thể đọc Dịch.
       
      Nguyên nghĩa của “huyền” là dấu kín, khép lại, và “thoại” là chuyện kể; cái đặc biệt của huyền thoại là chuyện kể chứ không là chuyện viết hay chuyện được in ấn thành sách, bởi kể thì tiếng nói sẽ bay đi, còn viết thì chữ nghĩa mãi còn lưu tồn mà huyền thoại cần quên lời, quên chữ vì điều quan trọng ta cần moi tìm là Ý và Đạo nằm sau lời kể. phải nói đây là lối văn hóa độc nhất vô nhị của nhân loại nhằm dẫn lối vào Đạo Thường, tức Đạo Thường Hằng Bất Biến, cũng là Đạo của người Việt Thường, cổ Việt, để dẫn vào Minh Triết hay vào “Đạo” như lời Kinh thơ trong Tổ Tiên Chánh Giáo Đại Đạo Sinh Tồn viết:
       
      Kinh Châu Dương Việt hai miền
      Triết tự văn hóa lưu truyền sử xanh
       
      Trong Văn Hóa Cổ Việt, Rồng Tiên là “triết tự” ám chỉ hai chữ số CÀN (____) KHÔN (_   _) của bộ môn Toán Lý Số hay Dịch Số (cái lý nằm trong con số rồi qua đó có thể chỉ ra Đạo Biến Dịch) Sau khi xác định như vậy, bài viết sau phần thuật chuyện Táo Quân, sẽ phân tích, tìm nghĩa của các ẩn tự, ẩn số, còn gọi là huyền tự, huyền số, để rồi chỉ ra Triết lý và Đạo lý hàm chứa trong chuyện Táo Quân .
       
      Để dễ theo giõi, bài viết xin được trình bày qua các tiết mục:

      I.      Chuyện Táo Việt:
      II.     Chuyện Táo Tàu
      III.    Ý Nghĩa Táo Việt Hiểu Qua Dịch Lý
      IV.    Ý Nghĩa Táo Tàu Qua Dịch Lý
      V.     Bài Học Rút Ra Từ Huyền Thoại Táo Quân Dòng Việt
      VI.     Kết Luận

      I.     CHUYỆN TÁO VIỆT

      Khác với mọi gia đình ở thế gian, gia đình nhà Táo rất đơn gọn nhưng lại nhiều rắc rối: Nhà Táo không con, cũng chẳng thấy có cha mẹ, ông bà …, cũng không tuân theo Bộ Luật Gia Đình Của Bà Ngô Đình Nhu hay theo Tây phương ngày nay là một vợ một chồng, mà gia đình nhà Táo có hai chồng một vợ, hai ông một bà, như câu ca dao cổ đề cập:

       

      “Thế gian một vợ một chồng
      Không như nhà Táo hai Ông một Bà


      Huyền thoại Táo Việt đại khái thế nầy: “Ngày xưa có một gia đình nọ không có con, người chồng tên là Trọng Cao, vợ là Thị Nhi, sống rất mực thương yêu nhau, nhưng ngặt nỗi quá nghèo, nghèo đến nỗi không thể đủ cơm ăn, cho dù cả hai cố sức để xoay xở … Một hôm người chồng nói với vợ mình lời chia tay để tha phương cầu thực và hứa năm sau sẽ về. Nhưng rồi năm lại năm trôi đi, bóng chồng chẳng thấy, người vợ, vì không còn cách nào để sống đành ưng thuận lấy một người đàn ông khác… Trọng Cao, người chồng sau khi từ giã Thị Nhi, những tưởng sẽ sớm kím được một tiền để về cùng vợ, nào ngờ làm cũng chẳng đủ nuôi thân, đành phải đi xin ăn độ nhựt. Một hôm Trọng Cao bước vào nhà kia để xin ăn, không ngờ lại gặp Thị Nhi, vợ mình… Hai người vừa mừng vừa tủi, kể lể những ngày tháng xa nhau… Cũng vừa khi đó anh chồng mới trở về, Thị Nhi bảo với Trọng Cao tạm trốn và kể tự sự cho người chồng mới nghe rồi nhảy vào lửa tự tử vì qúa khó xử trược sự tình nầy. Anh chồng mới, qúa bất ngờ cũng nhảy theo vào toan cứu … Rồi Trọng Cao, người chồng cũ, cũng vội vàng rời chỗ núp mà nhảy theo vào… Ngọn lửa lớn đã khiến ba người phải chết chùm… Khi hồn lìa xác, hồn hai người chồng (2 ông) đều một mực đòi quyền làm chồng Thi Nhi (1 bà) mà chẳng ai chịu nhường cho ai…”


      Sự việc được đưa đến Ngọc Hoàng để nhờ phân xử, Ông Trời thấy rằng cả hai bên đều có lý và có tình, đều nhất mực thương Thị Nhi, nên chẳng biết phải phân xử thế nào đành tạm gác vụ kiện… Và rồi, năm nào cũng như năm nào, nhà Trời cứ hẹn sẽ phân xử vào năm sau, thế nên gia đình nhà Táo cứ còn giữ nguyên trạng “hai ông một bà”… Và hằng năm cứ nhằm vào ngày 23 âm lịch, nhà Táo lại mang sự rắc rối tranh tụng nầy lên trời để nhờ phân xử… Đường lên trời thì xa xôi vời vợi nên Táo phải nhờ cá chép hóa long (cá hóa rồng) làm phương tiện để cỡi đi… Bởi thế, trong ngày cúng Ông Táo 23 tháng Chạp (tháng 12 Âm Lịch) có tục lệ cúng cá chép trong ngày cúng Ông Táo và đến ngày 30 cận Tết lại trở về trần thế để chịu sống cảnh “Hai Ông Một Bà” (3 người trong gia đình nhà Táo) …

       
      Có điều đáng để ý ở đây là nhà Táo đi lên Trời mà cả Táo Ông lẫn Táo Bà đều ở truồng như nhộng, mặc áo mà không mặc quần!
       
      II.                 CHUYỆN TÁO TÀU

      Tuy người Hán phương Bắc và người Việt phương Nam đều thờ Vua Bếp hay Táo Quân, nhưng quan niệm về ông nầy của hai tộc dân khác xa nhau. Táo ta, hiểu qua lời sao nghĩa vậy, thì xem chừng có lắm điều nghịch nhĩ, thiếu tính hiện thực ở trên đời. Còn chuyện Táo Tàu thì rõ là thuân tai hơn, bởi Táo Tàu chỉ có một ông chứ không là “một tổ hợp ba thành phần gồm hai ông một bà” như ta. Chuyện Táo Tàu đại khái thế nầy:

       
      “Táo Tàu có tên là Trương Đan, tự là Trương Tử Quách, có vợ con nhà gia giáo, rất mực thương chồng, nhưng anh ta không biết qúi cái mình đang có mà mơ mòng của lạ, bồ nhí… nên đã bỏ bê vợ nhà và về sa bị trời phạt mù hai mắt phải đi ăn xin và cuối cùng cô bồ nhí của anh ta cũng bỏ anh mà ra đi…Một ngày kia, trong một lần xin ăn, anh gặp lại vợ cũ. Bà nhận ra ông và ân cần tiếp đón khiến ông rất ân hận về những việc làm trong qúa khứ của mình. Ông khóc lóc rất đỗi thảm thương và khi nước mắt càng tuông trào thì mắt ông càng sáng ra… Và khi mắt càng sáng thì ông càng ân hận, xấu hổ với người vợ và với chính mình… Trong phút bốc đồng, ông đã nhảy vào lửa để tự kết liễu đời mình… Trương Đan chết thân biến thành tro, nhưng hai cẳng vẫn còn sau nầy hai cẳng biến thành đôi que khều than …”

       

      Chuyện về Táo, cả Táo Tàu cũng như Táo Việt, mỗi người, mỗi đời, lời kể có khác nhưng chung cục thì cái điều then chốt vẫn không đổi thay đó là Táo Việt gồm hai ông một bà và Táo Tàu thì chỉ có một chàng đực rựa mất nết, hư thân… Và chính cái căn bản khác biệt nầy là điều vô cùng quan trọng nếu đọc chúng không bằng nhánh văn chương mà với cái nhánh văn hóa… Phần kế dưới ta sẽ xét hai câu chuyện Táo dưới quan điểm Văn Hóa nói khác đi là dưới lăng kính của Dịch Lý:

       

      III.                Ý NGHĨA TÁO VIỆT HIỂU QUA DỊCH LÝ

      1. Tìm Hiểu Cấu Trúc Táo Việt


      Hiểu qua lăng kính Dịch Lý là xem chuyện kể như là một huyền thoại, cũng có nghĩa là phải khảo sát nó qua các huyền tự và huyền số chứa trong nó thì tức khắc Ý và Đạo của huyền thoại muốn dẫn vào tự nó hiển hiện ra … Các huyền tự và huyền số chứa trong chuyện Táo Việt là:

       

      * Huyền Tự Trong Huyền Thoại Táo Việt:

      _ Tên người vợ là Thị Nhi. Thị có hai nghĩa: 1) là thị tộc: tộc dân theo mẫu hệ, con lấy họ mẹ thay vì lấy họ cha. 2) Thị là tên của một loại trái cây khi chín có màu vàng (màu của hành Thổ, là của đất, của mẹ); trái thị có mùi thơm rất dễ chịu và rất quyến rũ, trong chuyện Tấm Cám cũng có đề cập giống cây trái nầy. Chung qui “Thị Nhi” cũng là cao trọng, qúi giá chẳng khác gì đực rựa “Cao Trọng”… Qua hai huyền tự nầy gợi ngầm ý cho ta biết là trong văn hóa Việt không có chuyện kỳ thị nam nữ trong Đạo Lý Việt.
      _ Tên người chồng là Trọng Cao: Trọng Cao là trọng điều cao qúi cũng có nghĩa là cao trọng. Cái gì cao trọng ? Cái Đạo Cao Trọng do cấu trúc gia đình nhà Táo 3 người và “Đạo” nầy tự nó sẽ hiển lộ như chính nó qua chính con huyền số 3 gồm 2 dương (ông), 1 âm (bà)

       

      * Huyền Số Trong Huyền Thoại Táo Việt
       
      Trước khi đi vào khảo sát các huyền số, tưởng cũng cần biết qua Huyền số là gì. Huyền số nằm trong huyền thoại là con số nằm dưới dạng số thập phân nhưng không nhằm ý dùng để chỉ ra số luợng (quantity) sử dụng để cân, đo, đong, đếm mà nhằm chỉ ra cái lý nằm trong con số và muốn biết cái lý nầy ta hãy đổi nó sang hệ lý số hay Dịch số (Xin đọc: Ba hệ số toán số trong Văn Hóa Cổ Việt của cùng tác gỉa XB 2004 ở San Jose). Trong huyền Thoại Táo Quân Việt có chứa các huyền số như: số 2 (hai ông), số 1 (một bà), số 3 (ba người để hình thành nhà Táo). Ta còn có con 2/3 (hai Ông trong tổng số ba người) và còn hai huyền số nữa là con 23 (ngày Ông Táo về Trời) và con 30 (ngày vua Táo trở về)

       

      Như vừa đề cập, muốn hiểu ý con huyền số ta phải đổi các con số nằm dưới dạng thập phân nầy sang hệ lý số hay Dịch số:
       
      Con 3 là 011 (nhị phân) và là con Dịch số Tốn của hệ Bát Quái. Ta thấy Con Tốn có hai nét dương nằm trên một nét âm, huyền thoại Táo nói là 2 Ông 1 Bà qua gợi ý từ con huyền số 3 Tốn có hai 2 hào dương và một hào âm, qua đó nhằm chỉ ra cái Cơ cấu Táo Việt

       

      _ Cơ cấu “Táo Việt” Chỉ Ra Tam Tính: Đó là tính sáng suốt, tính dũng mãnh (hai tính dương nầy gọi là hai ông) và tính thương yêu (một âm tính nặng về tình gọi là một bà). Ba tính nầy có trong mọi sự, ở khắp mọi nơi… Thiên Chúa Giáo gọi là Ba Ngôi Chúa hay Chúa Ba Ngôi: 1) là Sự Sáng hay Chân lý tức Ngôi Cha (hiểu được qua phép làm dấu thánh tay chỉ đầu), 2) tình thương Ngôi Con, tay chỉ tim. 3) Ý chí, đảm lực hay sự gánh vác (tay chỉ hai vai) và Phật Giáo gọi ba tính nầy là Phật Tam Thể hay Phật Tự Tánh. Đó là: Đức Bi, Đức Trí và Đức Dũng … Đây là cấu trúc “ắt có và đủ” cơ bản của Đạo. Học thuyết Tam Tài Thiên Địa Nhân cũng từ cơ cấu nầy mà ra

       

      _ Cơ Cấu Táo Việt Chỉ Ra Nguồn Nước Cam Lồ Việt Tỉnh: Cấu trúc “hai ông” trong tổng số “ba người” sẽ hình thành tỉ số 2/3, tức con Thủy Phong Tỉnh: Đây là cấu trúc “vài ba” trong nghệ thuật và trong văn hóa Việt, bởi con Huyền số 2/3 viết ra lý số sẽ là con Thủy Phong Tỉnh (Con 2 là 010 của nhị phân và là con Khảm của Dịch; con 3 là 011 (nhị phân tượng hình hai nọc một nòng), lý số là con Tốn, gồm hai nét dương nằm trên một nét âm: Tốn tức là Phong). Tỉnh có nghĩa là cái giếng, gọi là giếng Việt hay Việt Tỉnh, là nguồn sống tâm linh tức Minh Triết hay Đạo Lý Việt (Xem: Các Chiều Hướng văn Hóa trong Văn Hóa Cổ Việt của TĐ Nguyễn Việt Nho). Chính “Hai Ông một Bà” hay cấu trúc 2/3 là cái xương sống của nền Triết Việt và Đạo Việt. Cái hay ở đây là rất ăn khớp với lời dạy của Nữ Thần Mộc (tức tổ Mẫu dòng Việt ) qua Huyền ngôn truyền tộc: “Nữ thần Mộc dạy con Bàng con Bộc làm nhà chữ Đinh” (Thần Mộc: Mộc là Phong (Tốn), là con 3; con Bàng con Bộc là 2 dòng con: Bàng là dòng Hồng Bàng, Bộc là Bọc, tức bọc 100 trứng của Mẹ Âu Cơ; làm nhà chữ Đinh tức đặt con 2 số chẵn (ngẫu) trên con số lẻ 3 (cơ) như là đặt nét hoành nằm ngang trên nét tung nằm dọc của chữ Đinh), khác hẳn với con tham lưỡng 3/2 là Phong Thủy Hoán như Tàu mang nặng tính Duy Dương hơn… (Các Chiều Hướng Văn Hóa: Văn Hóa Cổ Việt).

      Nhìn vào cấu trúc con 3 Tốn và cấu trúc con 2/3 Thủy Phong Tỉnh, ta thấy trong cấu trúc nầy, các số cơ ngẫu (chẵn lẻ: 2 và 3 trong một phân số), hòa hợp mà không mang tính “duy” của Duy Thần (lẻ) hay Duy Vật (chẵn)… phù hợp với điều Triết gia LM Lương Kim Định chỉ ra bằng con số rằng: nền văn hóa Nho gia là 2/3, chẵn lẻ và âm dương kết hợp nói lên nó không mang tính đơn duy mà tính chu tri…

       
      Nói về giá trị của Dịch, Khổng Tử viết: “Ước ao sống thêm để học Dịch cho bớt sai lầm” theo thôi thì học cái cấu trúc gia đình Táo Quân Việt hay cấu trúc Hai Ông Một Bà mang tính triết học và Đạo học nầy cũng sẽ giúp ta bớt được nhiều sai lầm, xin được nói ở phần “Ứng Dụng” viết bên dưới:

      2. Ứng Dụng của Cấu Trúc Táo Việt

       

      @ Ứng Dụng Vào Tôn Giáo:

       

      Một tôn giáo để được gọi là chánh giáo, phải hội đủ ba yếu tố là: a) Phải mang tính sáng suốt và chân chánh (là ngôi “Chúa Cha” là Đường đi và Lẽ thật của TCG hay Tính Trí của Phật Giáo) b) Phải mang tính thương yêu, tôn trọng sự sống con người nói riêng và muôn loài nói chung (Ngôi “Chúa Con, Bác Ái” hay Đức Bi, Đại Bi) c) Phải có tổ chức, có khuôn phép hay luật lệ rõ ràng và nhất quán (Chúa Thánh Thần hay Đức Dũng). Thiếu một trong ba yếu tố của Tam Tính mang tính cốt lõi trên thì tôn giáo ấy phải bị xem là tà giáo, không xứng để gọi là Tôn giáo chứ đừng nói là Đạo!
       
      Trong qúa khứ, vào thời Lý Trần, nước ta đã dựa vào cơ cấu “Một Táo Quân Ba Thành Phần Hai-Ông-Một-Bà” mà đã hóa giải bất đồng trong ba Tôn Giáo lớn thời bấy giờ là: Lão (chủ trương Vô Vi), Khổng (Hữu Vi) Phật (Chữ Tâm) bằng cách cho cả ba gôm vào một giáo phái gọi là Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Và cũng tại Việt Nam ngày nay tinh thần dung hợp nầy một lần nữa được tìm thấy nơi hai tôn giáo xuất phát ở Nam Việt Nam là Cao Đài và Hòa Hảo với chủ trương:

      “Phật Trời thương kẻ nhu mì
      Trọng Cha, yêu Chúa, kính vì tổ Tiên” (Phật Giáo Hòa Hảo)

      “Trời đã định hoàng khai đại Đạo
      Độ năm châu tôn giáo hiệp hòa
      Sống thì khác cửa khác nhà
      Chết rồi nhìn thấy một Cha, một Trời…” (Cao Đài Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ)

      Với mẫu thức của cấu trúc nầy, nhất định cũng sẽ giải tỏa được những mâu thuẫn của các Tôn Giáo lớn hiện nay và cả những chủ thuyết đơn duy thần vật mà phạm vi bài viết không cho phép bàn rộng hơn… Chắc chắn những giáo thuyết tôn giáo và chủ thuyết chính trị cực đoan, không thích ứng với thời đại và không có tính khách quan của khoa học sẽ bị đào thải, riêng cấu trúc Táo Việt vừa mang tính dung nạp cao lại vừa dựa trên khoa toán lý số khách quan, chắc chắn sẽ hướng dẫn nhân loại đi vào thiên niên kỷ mới: Thiên Niên Kỷ Hai Ngàn, như cơ bút Cao Đài viết:

       

      “Một nước nhỏ nhen trong vạn quốc
      Về sau sau làm chủ mới là kỳ”
      (Làm chủ: Làm ra chủ thuyết, đúng hơn là: làm sống lại chủ thuyết)

      Hoặc:

      “Việt Nam như thể cái bầu
      Tương lai rồi nữa đâu đâu cũng về”

      @ Ứng Dụng Vào Tổ Chức Chính Quyền:

       

      Phải có tam quyền phân lập để bổ tức và kìm hãm sự qúa trớn của các nhà lãnh đạo: Ba quyền đó là Hành pháp, Lập pháp và Tư Pháp; còn về nhu cầu đòi hỏi tổ chức xã hội, cơ cấu xã hôi cũng phải hội đủ ba thành phần: Chính quyền, Đảng phái (dĩ nhiên là đa đảng) và Tổ Chức Ngoài Chính Phủ (NGO như các đoàn thể: Công Đoàn, Nông Đoàn, Tôn Giáo, Hội Thiện Nguyện…) Những Quốc gia nào không hội đủ ba thành phần “Tam đầu chế mẫu thức Táo Quân” để điều hành đất nước thì phải bị xếp vào loại phản cách mạng, phản tiến bộ, theo tà quyền, tà thuyết, độc tài, khủng bố…

      @ Ứng Dụng Vào Việc Đánh Giá Một Nền Văn Hóa:

       

      Các nền văn hóa mang tính: Duy Thần, Duy Vật đã và đang gieo tai họa như thế nào chắc mọi người đều đã rõ, và như vậy một chủ đạo văn hóa được xem là ưu việt phải là nền văn hóa mang tính dung nạp cao, cả việc phải phù hợp với tiến bộ của khoa học nữa. Dĩ nhiên một nền văn hóa như vậy không tìm đâu ra ngoài cấu trúc con 3 Dịch Số “Nhân Bản Tam Tài Việt” bao gồm cả Thiên Địa Nhân (Thiên đại diện cho Duy Thần, Địa đại diện Duy Vật và Nhân là yếu tố đứng giữa có khả năng hóa giải và dung hòa hai tài Thiên và Địa; Trong con Tốn Nhân là hào hai, ở âm vị (hào chẵn) là mang mang tính (hào dương) là hình ảnh của ngôi vị gôm được trời đất vào trong… và không mang tính loại trừ như các chủ thuyết mang tính đơn duy khác… Kiến trúc văn hóa thích hợp cho thời đại toàn cầu hóa phải theo mô thức cấu trúc của Táo Việt, không thể khác được!
       
      3. Bàn thêm về hai con Huyền số 23 và 30 và việc nhà Táo ở truồng
       
      * Con 23 và con 30:
       
      @ Con 23 chữ nòng nọc (cũng là chữ số nhị phân), là: 010111, đổi ra lý số là con Thiên Thủy Tụng. Tụng mang nghĩa là tranh chấp, tranh tụng; nghĩa trong huyền thoại là hai ông tranh tụng để đòi quyền làm chồng Thị Nhi và nhờ Trời phân xử
       
      @ Con 30 là 011110 hay là Trạch Phong Đại Qúa; Đại Quá nghĩa là lớn qúa, nhưng cái gì lớn qúa đây? _ Thưa cái cấu trúc Ông Táo hay cấu trúc “Hai Ông một Bà” là cấu trúc Tam Tính mang tính cơ bản: lớn qúa như chính tượng con Dịch số Đại Qúa thể hiện ra: Ngoại Quái, con Trạch, là  “một Bà (1 nét âm) hai Ông (2 nét dương), Nội quái, quái Phong T ốn là hai Ông một Bà (Hai Dương một âm). Đây là cấu trúc của mọi sự, mọi vật, là cấu trúc của Đạo Tính... (Bởi thế nên, bao nhiêu thiên niên kỷ rồi mà nhà Trời vẫn không xử xong sự tranh tụng, mà vẫn duy trì Bà Táo phải sống với hai Ông mà không thể khác được!). Trong nghĩa mở rộng, con huyền số 30 muốn xác định rằng cấu trúc Táo Quân Hai Ông Một Bà là cấu trúc Đạo Lý, Chân Lý, không thể tranh tụng, tranh cãi, là ý nghĩa của con 23 và việc Ông Trời vẫn duy trì gia đình Táo với mẫu thức “Hai Ông Một Bà” mà “Trời” muốn duy trì qua cơ cấu Táo Việt…
       
      * Táo không mặc quần:

      Có thể nói “Táo ở truồnglà một huyền ngôn: nhờ không mặc quần mà những “cái ấy” của họ  được để lộ ra. Cái “ấy”của Ông là nét Dương CÀN (____); cái của Bà là nét vẽ chữ Âm KHÔN      (_   _): Chính hai “cái ấy” mà phân biệt đưôc giới tính Ông Bà hay Âm Dương: Hai Ông là hai nét Dương Càn (___), một Bà là một nét Âm Khôn (_   _): Nhờ “ở truồng” mà Táo để lộ cấu trúc nhà Táo là cấu trúc “hai ông, một bà” (hai dương, một âm) như cấu trúc của con 3 Tốn vừa nói trên.

       
      IV.              Ý NGHĨA TÁO TÀU QUA DỊCH LÝ

       

      * Xét trên ý nghĩa của văn chương:

      Nghe qua chuyện Táo Tàu như trên ta thấy nó có vẻ sát thực với hiện thực đời thường: Tiền thân Táo Tàu là một tên bạc tình bạc nghĩa. Tình yêu của hắn là tình dục, ưa thích của lạ, có mới nới cũ… Chuyện Táo Tàu chẳng khác với những câu chuyện nhan nhản trong dân gian qua các thời đại, ở khắp nơi… Táo Tàu không như Táo Quân Việt đến khi chết vẫn muốn đời đời kết tóc xe tơ với người mình yêu…

       
      Ngay trong ý nghĩa của “chữ sao nghĩa vậy” thì cũng đã thấy phẩm giá Táo Tàu kém xa Táo Việt và cũng qua chữ nghĩa qui ước, Táo ta cũng đủ để lộ ra là Tam tính sáng người, đó là:

       

      _ Đức BI: Hai ông chồng đều nhất mực yêu thương vợ và người vợ cũng yêu cả hai ông!

       

      _ Đức TRÍ: Cố tìm mọi lý lẽ để giành lấy phần thắng và cũng yêu công lý, yêu lẽ phải, nên đã đều đồng thuận đem chuyện tranh chấp để nhờ Trời phân xử.

       

      _ Đức DŨNG: Kiên nhẫn đeo đuổi sự vụ hằng năm, hằng thế kỷ, hằng thiên niên kỷ, khi nào trời đất còn thì còn kiện để giành phần thắng về mình!

       

      Đó cũng chỉ mới thử so sánh hai táo trên phương diện văn chương, dưới đây ta thử tìm hiểu ý nghĩa Táo Tàu trên phương diện văn hóa:

       

      * Xét trên phương diện văn hóa

      @ Xét về Huyền tự: Không biết chuyện Táo Tàu do người Tàu chế ra hay do người Việt sáng tác để vạch ra sự khác về văn hóa của Ta và Tàu. Nếu chuyện do ta đặt ra thì xem tên người như là một huyền tự chứa huyền nghĩa, ngược lại nếu là chuyện của người Tàu thì ta không thể làm vậy vì Tàu nói riêng và các tộc dân khác nói chung, không lồng huyền tự, huyền số để biến chuyện kể thành huyền thoại như của ta. Và vì là điều không chắc chắn nên không cứu xét tên người như là huyền tự mà chỉ cứu xét trên phần huyền số mà thôi (trong trường hợp nầy con huyền số không mang ý được chọn lựa mà nó như sự ứng hợp của định số, giống như trường hợp lá cờ của Sứ thần Phan Thanh Giản đã ứng với sứ mạng của Ông mà tôi đã trình bày trong bà viết về Cờ trước đây!)

      @ Con huyền số ở trong chuyện Táo Tàu: Con huyền số là con 1 (1 ông). Và ta sẽ cứu xét con 1 nầy dưới các dạng:

       

      _ Con 1 viết ra với hệ Thái Cực (có 2 nghi) thì 1 là con dương Càn (___) chỉ giống được hay dương tính

      _ Con 1 viết với dạng Tứ tượng là con Thiếu âm (tức âm thiếu, âm chưa hiển lộ hay không đáng kể) có một nét dương nằm ngoài, xếp trên một nét âm, mang hình tượng con Qui hay Rùa: có mai cứng bọc ngoài, phần thân mềm che dấu bên trong khiến ta chỉ thấy cái cứng (dương là hiển lộ mà thôi), mang nghĩa duy dương hay có xu hướng tôn dương, trọng nam (tượng hình các con khi vật chất ở giai đoạn Tứ tượng là: 1 Thiếu âm (vừa nói); 2 Thiếu dương (ngoài nét âm, trong nét dương, con vật biểu trưng là Phụng hay Phượng); 3 Thái dương (gồm hai nét dương Càn, tên vật đại diện là Long, có hình như loài bò sát;  4 là Thái âm gồm hai hào âm tạo hình tượng loài bốn chân (lân). (Chưa quen cách đổi các con 1; 2; 3, 4… hãy đổi các con huyền số nầy sang nhị phân rồi đổi nó sang con lý số như đã đề cập ở các phần trên)


      _ Con 1 viết ra dưới dạng ba nét của BQ là con Cấn (Sơn): Một nét dương đặt nơi dương vị (hào 3): trọng dương trọng Nam, khinh nữ, kiểu Tàu, kiểu “Nhất Nam viết tử, thập nữ viết vô” (Một thằng con trai được xem như là có con, 10 đứa con con gái xem như không có)

       

      Qua đó con 1 trong cấu trúc Táo một ông duy nhất mang lấy tính duy dương, trọng Nam ưa sức mạnh, chuộng bạo động, đánh nhau được cổ xúy, chọn “da ngựa bọc thây” làm lý tưởng cuộc đời và tình yêu được nung nấu bằng lòng ham muốn thõa mãn nhục dục nhất thời và bằng mọi gía…Văn hóa qua biểu tượng Táo Tàu như vậy nên dòng Hán mang lấy tính tham lam, muốn chiếm đoạt, muốn bành trướng… là lẽ đương nhiên như “qủa táo không rớt xa cái gốc của nó” (The apple does not fall far from the tree) và đây là điều khác biệt căn bản của văn hóa Hán Nho và Việt Nho.

      V.     BÀI HỌC RÚT RA TỪ HUYỀN THOẠI TÁO QUÂN DÒNG VIỆT

      Phần lớn về bài bài học rút ra, đã được trình bày nơi mục: III. 2 “Ứng Dụng Của Cơ Cấu Táo Việt”, mở thêm tiết mục nầy là muốn khai triển Cơ Cấu Tam Đầu nhằm chỉ ra phần dụng của nó trên nhiều lãnh vực khác nữa, ngoài các lãnh vực thuộc tôn giáo, chính trị, văn hóa như trên đã nói:

       

      @ Về Giáo Dục phải đào tạo theo ba hướng: Trí Dục - Đức Dục - Thể Dục. Đức Dục nhằm đào tạo Tâm; Trí Dục đào tạo Trí Thể Dục đào tạo lực.

      @ Trong Kinh Tế, tổ chức chú trọng cả trên ba khâu: Sản Xuất, Tiêu Thu, Phân phối; ngay trong Sản Xuất cũng tổ chức ba bộ phận: Vốn (Tư Bản) - Lao Động (Công Nhân) – Lợi Nhuận. Ngay như lợi nhuận cũng phải nghĩ đến việc chia cho ba thành phần thay vì là hai cho Tư Bản và Lao Động bởi nếu thành phẩm được sản xuất bởi hai yếu tố nầy vẫn chưa có giá trị đích thực nếu chưa được bán ra cho người tiêu thụ… Như vậy giới tiêu thụ tuy không trực tiếp sản xuất ra món hàng như họ gián tiếp bằng cách làm dịch vụ khác lấy tiền để mua … Ngày nay với hướng đi của Kinh tế thị trường đã hạ giá sản phẩm làm lợi cho giới tiêu thụ


      @ Tổ Chức Xã Hội: tương lai sẽ phải hướng tới là: Không Tư Bản, Không Công Sản mà dung chấp cùng các bộ phận khác để thành một xã hội Bình Sản: Trí Thức - Tư Bản - Vô Sản

       

      @ Trong Ngành Tình Báo: Tổ chức thành ba nhóm Thu lượm Tin - Truyền tải tin - Sử Dụng Tin.

      @ Trong Trật Tự Thế Giới Mới để nhằm bảo vể con người cần phải bảo vệ tam tố: Bầu trời - Rừng núi – Sông biển (Không khí, Đất và Nước).

       

      Nhân loại đã trải qua thời kỳ Độc thần, sắp bỏ đàng sau thời giai đoạn Nhị nguyên đối đãi và sắp hướng đến thời dung hợp Tam Tính Táo Quân theo đúng Thiên Đạo (Đạo Tự Nhiên của Thiên Nhiên là Có 1 (Thái Cực) thì có 2 (Lưỡng Nghi) Có 2 Lưỡng Nghi thì có 3 (Tam Tính) và có 3 thì có tất cả như Dịch viết: Nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật. Dich: 1 (một) là con Cấn hướng tâm (huyền thoại bảo rằng theo Mẹ lên núi). 2 (hai) là con Khảm Ly Tâm chọn Trí (huyền thoại nói là fheo Cha ra biển) 3 (ba) là con Tốn, mang nghĩa thông thoáng, tạo thế lưỡng hợp quân bình nơi “Cánh Đồng Tương”…
       
      Luật thế gian là đối đãi trong vòng tranh đấu thắng thua của “đắt nhất biên thất nhất biên” (được mặt nầy, mất mặc kia); Thiên luật (luật của Thiên Nhiên) hướng tới sự thông thoáng “không kẻ thắng người bại” mà cộng sinh, cộng tồn… Đây là thế giới lý tưởng mà Đức Jesus bảo: “nước ta ở trên trời”… Thời đại: Đấu Người, Đấu Đất, Đấu Trời của Mao hãy cho nó xuống mồ theo Mao. Tổ hợp ba thành phần Táo Quân “Thiên Nhân Địa” (Thiên: nét Càn  (___) trên cùng, Nhân: nét Càn (___) nằm giữa và Địa là nét Khôn (_  _) dưới cùng của con Tốn) phải xem như nhất thể (như là Tam tố gôm trọn trong một con Tốn) Ba thành phần “Tam Tố“ không thể  thiếu một, mất  một cấu trúc sẽ  bị  phá  vỡ, vật chất sẽ tan biến thành năng lượng theo như  công thức của Einstein (thêm một trung hòa tử vào nhân nguyên tử làm phá vỡ cấu trúc của nguyên tử Uranium, tạo ra vụ  nổ  nguyên tử, biến vật chất thành ra năng lượng)… Tất cả nằm trong qui luật: “Cái nầy còn, cái kia còn; cái nầy mất, cái kia mất” và trở lại con người, hẳn ai cũng biết con người chỉ tồn tại khi môi sinh đất trời còn thích hợp

      VI.     KẾT LUẬN

      Chuyện kể: Hai Ông một Bà là tổ chức, đúng hơn, là cấu trúc gia đình nhà Táo Huyền Thoại, là một chuyện kể theo thể loại “văn dĩ tải Đạo”, không nhằm nêu lên cái sinh hoạt đời thường mà nhằm truyền ý để dẫn vào Đạo Thường còn gọi là Thiên Đạo tức Đạo của Thiên Nhiên Thường Hằng. Ý nghĩa của huyền thoại nầy không ngoài ý của con huyền số 3 Dịch số TỐN . . . với hai nét dương Càn (___) nằm trên và một nét Khôn (_  _) ở dưới: Hai nét dương CÀN gọi là hai Ông, một nét âm KHÔN goi là một Bà. “Ba Vua” nầy chính là Tam Tính của một Thái Cực và Thái cực dưới cái nhìn của Tôn giáo là Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế hay Thái Cực Tiên Ông (Cao Đài Đại Đạo), là Đức Chúa Trời (Thiên Chúa Giáo) và là Phật Tính hay Phật Tự Ngã của Phật Giáo…Tóm lại, cấu túc nhà Táo là cấu trúc Tam Đầu gồm hai Ông và một Bà (Hai Càn một Khôn hay hai Dương một Âm), dựa trên ba yếu tính Thiên Địa Nhân là 3 hào Dịch với hào trên cùng là Thiên, hào dưới là Địa và hào giữa là Nhân: Ba yếu tính phân lập mà trong đó không một yếu tính nào mang tính độc tôn vượt trội hơn một tính nào, nghĩa là không ĐƠN DUY như trong triết lý Tây như Duy Thần, Duy Vật, Duy, Duy Tâm, Duy lý… Cả ba yếu tính đều tồn tại độc lập nhưng cùng hổ trợ cho nhau để cùng tồn tại trong thế chưn vạc, tựa như cấu trúc của một nguyên tử có ba thành phần chính yếu là Proton (dương điện tử), neutron (trung hòa tử) và electron (âm điện tử). Tuy ta thấy có ba, nhưng cả ba cùng tồn tại trong một cơ cấu, nên nó cũng được xem nó như là cái Một Nhất Như (Tổ Huệ Năng): Cái Một nầy là cái Nhất Điểm Tam Đầu, là cái Một Cơ Cấu Gồm Ba Thành Phần mang lấy Tam Tính trong nó, mà nói theo Lê Qúi Đôn thì đây là cái Nhất Điểm Linh Thông vậy…

       

      Cấu trúc Ông Táo hay cơ cấu Tam Đầu không mang nghĩa lý thói thường của thế gian (tính đơn duy: “thế gian một vợ, một chồng”, là mang lấy nghĩa của Duy Vật hoặc Duy Thần) mà mang tính chất của Đạo lý có cấu trúc 2/3 Thủy Phong Tỉnh. (Con 3 là mẫu số chung cho mọi cấu trúc, gồm 2 dương và 1 âm và phân số 2/3 có con 2 viết ra lý số là Khảm hay Thủy; con 3 là Tốn hay Phong và Tỉnh có nghĩa là cái Giếng, giếng của dòng Việt nên còn gọi là Việt Tỉnh, có nguồn nuớc Cam Lồ chứa sự sống hay Chân Lý Muôn Đời)

       

      Việt Nam, trong giai đoạn chuyển mình, đang chịu sự giải phẩu cái ung nhọt của quá khứ đơn duy, hy vọng cách mệnh Việt đang đi đúng đường. Cuộc cách mệnh nầy là của toàn dân Việt dưới ngọn cờ Dân chủ và Nhân chủ, để cùng nhân loại chuyển mình vượt qua các ý thức hệ đơn duy và cùng góp sức giải thể các chế độ độc tài và nô lệ dưới mọi hình thức. Hướng” Việt Nam đi đúng là đúng với Sự Tiến Hóa Của Nhân Loại (Nhân Đạo) và đúng với Đạo Biến Dịch Dịch (Thiên Đạo)… Con đường nầy sẽ qua các chặng: Hướng Đến Trước Mắt: Dân Chủ Đa Nguyên. Hướng Đến Trong Tương Lai Gần: Dân Quyền Và Nhân Quyền. Hướng Đến Trong Tương Lai Xa: Nhân Chủ Tam Tài Việt qua bộ số 2 – 3 – 5 cũng là Cấu trúc của Táo Quân mà con 5 là thành qủa hay là số Tổng của 2 và 3.
       
      http://www.anviettoancau.net/html/capnhat_13/ngvietnho-huyenthoaitaoquan.htm
      #2
        HongYen 25.08.2007 17:17:13 (permalink)
        Táo quân Việt Nam và táo quân Trung Quốc
         
        Lê Anh Minh    *   12/02/2007

        «THẾ GIAN MỘT VỢ CHỒNG, KHÔNG NHƯ VUA BẾP HAI ÔNG MỘT BÀ». ĐÂY LÀ CÂU CA DAO CỦA NGƯỜI VIỆT NAM NHẮC LẠI SỰ TÍCH VỀ TÁO QUÂN, NHƯNG ĐÓ LÀ TÁO VIỆT NAM, CÒN TÁO QUÂN TRUNG QUỐC THÌ SAO? PHẢI CHĂNG TÁO TRUNG QUỐC CŨNG CÓ CẢNH CHUNG SỐNG HÒA BÌNH VỚI MỐI TÌNH TAY BA TƯƠNG TỰ NHƯ TÁO VIỆT NAM?
         
         
        Hầu như mỗi người Việt chúng ta ai cũng thuộc lòng sự tích Táo Quân, còn gọi là Vua bếp hay Ông Công. Hằng năm, trong cái không khí tất bật của năm tàn tháng tận, đa số chúng ta đều không quên phong tục cổ truyền: ngày 23 tháng Chạp, cúng tiễn ông Táo về Trời. Gia đình giàu có thì tha hồ bày biện lễ vật: hoa quả, trầu rượu, xôi gà... nhân tiện cũng cúng gia tiên luôn một thể. Người miền Bắc và Trung thường cúng thêm một con cá chép sống, bởi vì cá chép có thể hóa rồng (Lý ngư hóa long) để vượt qua chín tầng trời, đưa ông Táo gặp Ngọc Hoàng Thượng Đế, tâu trình việc thiện ác của nhân gian trong suốt năm qua. Người miền Nam không cúng cá chép, thay vào đó là đốt giấy in mộc bản hình «cò bay, ngựa chạy» coi như hai con vật này cũng có thể giúp ngài bay về thượng giới. Cò bay thì đã đành, nhưng ngựa chạy thì làm sao mà lên trời được, có lẽ ở đây mang ngụ ý đễ cưỡi mà thôi. Gia đình nào kinh tế eo hẹp, chút hoa chút trà, ba nén nhang, một dĩa kẹo thèo lèo, giấy cò bay ngựa chạy, tưởng cũng đã đủ. Lòng tự nhủ: «Việc lễ quý ở lòng thành!» 
         
        Táo quân Việt Nam


        Táo quân Việt Nam
        (nguồn: Lối xưa xe ngựa tập II của Nguyễn Thị Chân Quỳnh)
         
        Tìm lại những sách ghi chép huyền thoại Táo Quân, ta nhận ra các sách này chép nhiều chi tiết sai biệt. Theo Trần Ngọc Ninh (Huyền Thoại Học và Huyền Thoại Lí Học Việt Nam, Văn Hóa Tập San số 2-1974), công việc biên chép các huyền thoại Việt Nam bắt đầu từ thời Bắc thuộc do người Trung Quốc viết và được tiếp nối cho đến nay qua các ngòi bút người Việt, người Pháp. Các sự biên chép này còn thiếu sót, thiếu trung thực, nhiều tác giả cố ý muốn làm văn chương nên đã xen vào những ý tưởng cá nhân, thêu dệt, phẩm bình. Có tác giả còn cắt xén, sửa đổi các tình tiết sao cho phù hợp ý thức hệ, hoặc cắt bỏ những chi tiết để tránh lời phê bình là kể lại các câu chuyện có tính xúc phạm thuần phong mỹ tục. Theo ông Ninh, các tác giả cổ như Trần Thế Pháp (Lĩnh Nam Chích Quái), Lý Tế Xuyên (Việt Điện U Linh Tập) cho đến các tác giả cận và hiện đại như Nguyễn Đồng Chi (Lược Khảo Thần Thoại Việt Nam, 1956), Hoàng Trọng Miên (Việt Nam Văn Học Toàn Thư, 18-1959) hay Phạm Duy Khiêm... đều để lộ cái ý định làm văn chương thông qua huyền thoại.
         
        Do đó, sự tích Táo Quân được truyền khẩu, rồi ghi chép, như vậy nhất định đã qua mấy lần sai biệt. Nhất Thanh (Đất Lề Quê Thói, Saigon 1970, tr. 320) chép huyền thoại này như sau: «Ngày xưa có hai vợ chồng nghèo đến nỗi phải bỏ nhau. Sau, người vợ lấy được người chồng khác giàu có. Một hôm cúng, đang đốt vàng mã ngoài sân, vô tình người chồng trước vào xin ăn, vợ nhận ra, động lòng thương cảm, đem cơm gạo tiền bạc ra cho. Người chồng sau biết chuyện, người vợ bèn lao đầu vào đống vàng cháy chết thiêu. Người chồng cũ cảm kích nhảy vào lửa chết theo. Chồng sau vì thương, nên cũng nhảy vào nốt. Cả ba đều chết cháy. Ngọc Hoàng thấy ba người có nghĩa, phong làm vua bếp.»
         
        Ông Nhất Thanh trích dẫn sự tích này trong quyển Việt Nam Phong Tục của Phan Kế Bính. Trong câu chuyện trên, có nhiều chi tiết phi lý, như: giấy đốt vàng mã không thể nào đủ để tự thiêu chết, thứ hai: người chồng trước và sau lần lượt nhảy vào đống lửa để được chết chung với nàng, như vậy đống vàng mã đó phải lớn lắm ắt cỡ một giàn hỏa mới phải! Ta có thể bỏ qua sự phi lý này, bởi lẽ trong huyền thoại luôn luôn chất chứa những tình tiết phi lý (theo lối suy nghĩ của con người hiện đại), nhưng yếu tố này không quan trọng. Quan trọng hơn cả chính là những ý nghĩa biểu tượng ẩn tàng sau các tình tiết phi lý đó. Cổ tích và huyền thoại lưu truyền cả ngàn đời, sự suy luận của người ban sơ tất nhiên khác biệt với sự suy luận của chúng ta ngày nay. Tìm hiểu và ghi chép huyền thoại, ta cần phải quên hiện tại, mà phải lui về bóng tối quá khứ mịt mờ, đặt mình vào hoàn cảnh của người thiên cổ. Chỉ vì muốn chỉnh đốn lại những gì chúng ta cho rằng phi lý, chỉ vì muốn biến huyền thoại nghe có lý, phù hợp với lối nghĩ suy hiện tại, chúng ta đã làm hỏng huyền thoại. Đó là chưa xét tới tham vọng làm văn chương của nhiều tác giả.
         
        Nhất Thanh ghi chú thêm một chi tiết khác về vua bếp, nghe «hợp lý» hơn đó là đống rơm chứ không phải đống vàng bạc giấy: «... vì bất thần người chồng sau đi làm đồng trở về, người vợ dẫn chồng cũ ra núp ở đống rơm. Người chồng sau đốt cháy đống rơm để lấy tro bón ruộng. Do ngủ quên, người chồng cũ bị chết cháy trong đống rơm. Vợ cảm kích nhảy vào lửa tự thiêu, Người chồng sau thương vợ cũng nhảy vào nốt.»
         
        Hoàng Trọng Miên (sách đã dẫn, tr.77) chép một cách dài dòng và văn chương hơn về Thần Bếp, tóm lược đại khái như sau:
         
        Có hai vợ chồng tiều phu nghèo không con. Vợ thương yêu chồng, nhưng chồng hay nhậu nhẹt đánh đập vợ. Vợ buồn bỏ đi, gặp túp lều tranh của một thợ săn, xin tá túc. Sau, hai người làm vợ chồng. Người chồng cũ hối hận, bỏ đi tìm vợ. Tình cờ lạc bước túp lều tranh ấy, đương lúc người thợ săn đi vắng, chỉ có người vợ ở nhà. Người chồng cũ van xin vợ tha thứ và quay trở lại, người vợ cũng động lòng tỏ ý còn thương. Lúc đó người chồng sau về tới. Người vợ bảo chồng cũ ra trốn trong đống rơm. Người thợ săn mang về con thỏ, đem ra đống rơm thui, làm gã chồng cũ chết cháy. Người vợ đau lòng nhảy vào chết theo. Anh thợ săn tưởng mình làm điều bất nghĩa, hối hận lao vào nốt. Trời cảm động trước tình yêu tay ba này, bèn cho cả ba hóa thành vua bếp, dụm đầu thành bộ ba trong bếp lửa.
         
        Phân tích và đối chiếu các dị thoại này, gạt bỏ các chi tiết rườm rà, ta nhận ra các thoại vị (mythème: đơn vị huyền thoại):
         
        (1) Tình tay ba hai ông một bà: mang dấu vết của chế độ mẫu hệ (matriarchy).
        (2) Sử dụng lửa để đốt rơm lấy tro làm ruộng: mang dấu vết của nền văn minh nông nghiệp.
        (3) Sử dụng lửa để thui nướng thú săn: mang dấu vết của nền văn minh săn bắt và hái quả.
        (4) Trời: bày tỏ niềm tín ngưỡng chung của các dân tộc Á Đông. Tin tưởng vào một đấng tối cao, Ngọc Hoàng Thượng Đế, bày tỏ sự giao cảm giữa con người với thần linh.
        (5) Bếp lò: giải thích nguồn gốc của bếp lò, cơ cấu của bếp (có ba đỉnh để đặt nồi niêu...). Lửa và bếp lò, hai phát minh này của con người ghi dấu sự kết thúc giai đoạn con người ăn sống nuốt tươi, ăn lông và ở lỗ. Lửa mở đầu cho nền văn minh nhân loại.
         
        Xác định được các thoại vị trên, ta có thể bảo rằng huyền thoại về Táo Quân đã có kể từ lúc tổ tiên ta sống đời định cư nông nghiệp thuở còn chế độ mẫu hệ, biết sử dụng lửa trong việc nấu nướng ẩm thực và phát minh quan trọng là bếp lò. Tổ tiên ta đã trình bày một tiên đề hình học không gian mà một học sinh cấp ba ngày nay đều biết: «Ba điểm không thẳng hàng xác định một mặt phẳng.» Tiên đề này được trình bày một cách huyền thoại hóa. Tổ tiên ta đã ứng dụng nó để chế ra bếp lò. Rất có thể tổ tiên ta chưa có một hệ thống lý luận toán học, nhưng trong quá trình lao động và sinh sống, kinh nghiệm dạy cho họ biết rằng nếu dùng ba cục đá đều nhau đặt không thẳng hàng trên mặt đất họ có thể đặt vững vàng trên đó một cái nồi hay cái chảo. Sự vững vàng đó có người đem ví von với tấm lòng kiên quyết riêng tư qua câu ca dao: «Dù ai nói ngả nói nghiêng, lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
         
        Kiềng ba chân là một dạng bếp lò. Từ Điển Việt Nam của Lê Văn Đức giải thích: «Lò bằng vòng sắt có ba chân.»

        cà-ràng
         
        Ông Táo của người Nam bộ – những người chịu ảnh hưởng của «nền văn minh miệt vườn» (theo cách gọi của Sơn Nam) và trải cuộc đời trên sông nước – còn có một dạng độc đáo khác: cái kiềng đất, còn gọi là «cà-ràng». Hầu như người miền Bắc và Trung không sử dụng «cà-ràng». Căn cứ theo tên gọi, người ta phỏng đoán gốc gác của nó là Khmer. Ưu điểm của cà-ràng là có thể đặt trên ghe thuyền phục vụ việc nấu nướng an toàn, đặc biệt cho những người dân sống trên sông nước, lấy ghe thuyền làm nơi trú ẩn.
         
        Trên đây là đôi nét phân tích sơ lược về huyền thoại Táo Quân Việt Nam, thế còn Táo Quân Trung Quốc thì sao? 
         
        Táo quân Trung Quốc


        Táo quân Trung Quốc
        (nguồn: E.T.C. Werner, Myths & Legends of China)
         
        Học giả E.T.C. Werner dịch «Táo Quân» ra tiếng Anh là: «The God of the Stove», «The God of Hearth», «The Kitchen-god». Còn Léon Wieger dịch ra tiếng Pháp là «Génie de l’âtre», «Génie du fourneau alchimique». Táo Quân là một phát minh của Đạo giáo (Taoism) Trung Quốc, nhưng cho đến nay hầu hết các gia đình người Hoa đều thờ phượng. Theo tín ngưỡng của họ, có những vị thần bảo hộ cho dân chúng, trong đó những vị quan trọng nhất là: Thần Xã Tắc (về đất đai, mùa màng), Thần Nông (về nông nghiệp), Thần Hậu Thổ (nữ thần đất), Thành Hoàng (bảo hộ dân làng), Thổ Địa (thần đất địa phương), Táo Quân (Thần Bếp), Thiên Hậu (Nữ thần phù hộ dân đi biển), Tàm Nữ (Nữ thần về dâu tằm), Thần Tam Đa tức là 3 ông Phúc-Lộc-Thọ, Thần Môn Hộ (thần giữ cửa, nhà)...
         
        Người Trung Quốc cho rằng có một vị tối cao trong vũ trụ gọi là Nguyên Thủy Thiên Tôn tạo dựng muôn loài. Nguyên Thủy Thiên Tôn còn đứng cao hơn Tam Thanh tức tam vị nhất thể (Trinity) của đạo Lão (Ngọc Thanh, Thượng Thanh và Thái Thanh). Theo Werner, Táo Quân là ... «Trùm Mật Vụ» (The Chief of the Secret Police) của Nguyên Thủy Thiên Tôn, ghi chép những việc làm thiện ác của từng gia đình để rồi cuối năm báo cáo lại cho Nguyên Thủy Thiên Tôn biết. Còn Thiên Lôi là «nhân viên hành pháp» của Ngài. Thông thường quần chúng hay gán cho Nguyên Thủy Thiên Tôn là Ngọc Hoàng Thượng Đế.
         
        Truy lại huyền thoại về Táo Quân, như đã nói, Táo Quân là phát minh của Đạo giáo (Taoism). Vào đời Hán, giới phương sĩ (magician) đã truyền bá thuật trường sinh bất tử. Những phương sĩ này đã xuất hiện trước đó từ thời Tần Thủy Hoàng (người thống nhất Trung Quốc vào năm 221 tcn). Họ từ miền duyên hải Đông Bắc Trung Quốc quy tụ về dưới trướng của Vua Tần để hiến thuật trường sinh cho Vua.
         
        Nổi bật trong đám là bọn Lư Sinh, Từ Phúc. Nhưng rồi Vua Tần sớm nhận ra rằng mình đã bị đám phương sĩ lừa bịp, công việc triều chính hư hỏng, công quỹ hao tổn. Vua nổi thịnh nộ, bèn chôn sống 460 người gồm bọn phương sĩ lẫn đám nho sĩ thích dèm pha phỉ báng. Nhưng bọn Lư Sinh và Từ Phúc thì đã cao bay xa chạy. Đến khi nhà Hán lên thay nhà Tần. Đám phương sĩ lại lục tục kéo tới triều đình với bổn cũ soạn lại. Đời vua Hán (Hán Vũ Đế, Hán Văn Đế, Hán Cảnh Đế) đều là những người hâm mộ Lão Tử và cái học trường sinh bất tử. Dưới triều Hán Vũ Đế (140-87 tcn) đám phương sĩ được vua biệt đãi và sủng ái. Đứng đầu là bọn Lý Thiếu Quân. Lý đề xướng quan điểm mới khác với bọn Lư Sinh và Từ Phúc xưa kia. Muốn được trường sinh, phải luyện đan nấu thuốc.
         
        Nghi lễ đầu tiên mà Lý đề nghị với Hán Vũ Đế là Lễ Tế Lò. Vị thần được tế là Táo Quân, vốn là sản phẩm tưởng tượng của Lý Thiếu Quân. Vậy lễ cúng ông Táo đầu tiên được tính từ thời Hán Vũ Đế. Bằng tà thuật, Lý đã làm say mê vị vua nhẹ dạ cả tin này qua phép chỉ đá hóa vàng. Nhưng rồi dần dần vua khám phá thói bịp bợm của họ Lý. Một hôm Lý viết chữ trên một tấm lụa rồi cho một con bò nuốt vào bao tử. Sau đó Lý tuyên bố với vua sẽ tìm được một lá bùa trong bụng con bò. Lá bùa được moi ra từ bụng con bò xấu số. Tuy nhiên vua còn đủ sáng suốt để nhận ra nét bút của họ Lý. Ngay lập tức, vua ban lệnh xử trảm Lý Thiếu Quân. Thế nhưng, tục thờ cúng ông Táo vẫn lưu truyền từ đời Hán cho đến nay.
         
        Từ đời Hán đến đời Tống, Táo Quân không chỉ là vị thần lò luyện đan của giới đạo sĩ. Táo Quân được phổ biến hơn và được tin tưởng như là một vị thần bảo hộ bếp núc, gia cang. Chữ Táo 灶 trong Hán ngữ có nghĩa là «bếp lò». Người ta không tìm được chứng cớ nào xác minh sự thay đổi tín ngưỡng Táo Quân từ cục bộ sang phổ thông. Có thể phỏng đoán rằng vào đời Đường, các đạo sĩ ngoài việc tạo các vị thần mới, họ còn truyền bá ảnh hưởng của các vị thần cũ của họ có tính phổ thông đại chúng hơn trong quá trình cạnh tranh với đạo Phật là một đạo rất phồn thịnh ở đời Đường (618-907). Tư liệu đầu tiên có ghi chép về Táo Quân là thi tuyển Thạch Hồ Từ của thi sĩ Phạm Thành Đại sống dưới triều vua Cao Tông (1127-1126) của nhà Tống (960-1280). Trong tập thi tuyển, Phạm có bảo mỗi gia đình dân chúng thường cúng ông Táo vào dịp cuối năm để ngài bay về trời báo cáo cho Ngọc Hoàng Thượng Đế biết việc thiện ác của gia chủ đã làm. Tuy nhiên, chẳng có thư tịch nào trưng được nguồn gốc của phong tục này.
         
        Như vậy Táo Quân có quyền năng đối với từng sinh mạng mỗi thành viên của từng gia đình, những báo cáo hằng năm của Táo Quân cho Thượng Đế biết sinh hoạt của gia chủ sẽ tác động rất lớn đến thịnh suy của gia chủ. Táo Quân lẳng lặng ghi chép rồi cuối năm lẳng lặng phúc trình cho Thượng Đế, cho nên vai trò của Táo Quân cũng không khác vai trò của «Trùm Mật Vụ» bao nhiêu! Có người lại cho rằng các báo cáo ấy được thực hiện mỗi tháng hai lần. Việc đưa tiễn ông Táo được bày thiết lễ cúng khác nhau, thông thường lễ vật là mật ong và bánh nếp. Có lẽ chất ngọt của mật và chất dính của nếp sẽ làm ngài báo cáo bằng những lời ngọt ngào hơn chăng?
         
        Theo Werner, có ít nhất là 40 truyền thuyết về nguồn gốc của Táo Quân. Truyền thuyết phổ biến nhất như sau: Có người tên là Trương Táo Vương lấy vợ tên Quách Đinh Hương, một người đức hạnh và giỏi giang. Một thời gian sau, Trương chán chê vợ, bèn dan díu với một ả kỹ nữ tên là Lý Hải Đường. Lý xúi giục Trương bỏ vợ theo ả. Đinh Hương ra đi với hai bàn tay không, rồi trở về nhà bố mẹ ruột. Trương và Lý chung sống với nhau, gia đình dần dần suy sụp, Lý quay trở lại nghề bán phấn buôn hương, Trương nghèo đói, mù lòa, bèn đi ăn xin. Tình cờ, Trương lạc bước đến nhà vợ. Đinh Hương nhận ra chồng ngày xưa, đau lòng thấy chồng mù mắt, xin ăn, bèn dọn cho chồng cũ món mì sợi mà ngày xưa chàng rất thích. Trương ăn, bỗng sững sờ, sao món ăn nầy giống món ăn ngày xưa vợ anh từng nấu. Bèn khóc. Đinh Hương gọi: «Trương Lang! Trương Lang! Mở mắt ra!» Trương mở mắt ra, mắt sáng trở lại, nhìn thấy vợ cũ, lòng hổ thẹn bèn chạy trốn, nào ngờ chạy tọt vào bếp lò cháy chết. Đinh Hương cố sức kéo chân chồng ra, ai ngờ chân lìa ra. Kể từ đó người đời gọi dụng cụ để cào than trong bếp là «Trương Lang Túc» (chân Trương Lang.) Đinh Hương thương xót chồng và thờ tại bếp lò nơi chồng mất mạng. Tục thờ Táo Quân có lẽ từ đó.
         
        Nếu gốc gác Táo Quân đúng như truyền thuyết trên, thiết tưởng nhân vật Trương Táo Vương không đáng cho người đời thờ cúng. Nhiều tác giả Trung Quốc cho rằng Táo Quân có nhiều tên khác nhau ứng với nhiều nhân vật khác nhau. Có thể là Viêm Đế (tức Thần Nông) phát minh ra lửa, hoặc đó là Hoàng Đế (người đầu tiên xây dựng bếp lò). Danh sách này còn dài, liệt kê thêm: Trọng Lê, Ngô Hồi, Tô Cát Lợi và vợ là Vương Thị, Thần Tử Quách, Trương Đan, Nhưỡng Tử, v.v...
         

        Ngoài ra người ta còn phân biệt Táo Quân ở phương Đông mặt xám, ở phương Nam mặt đỏ, ở phương Tây mặt trắng, ở phương Bắc mặt đen, và ở trung tâm mặt vàng. Có người còn cho rằng có rất nhiều Táo Quân, ứng với từng thành viên trong gia đình. Nhiệm vụ của Táo Quân, như đã nói, là giữ gìn bảo hộ sinh mạng cho từng thành viên gia chủ cho nên Táo Quân còn được gọi là Tư Mệnh Phủ Quân. Mỗi người sẽ giàu hay nghèo, thọ hay yểu là tùy thuộc vào báo cáo của Táo Quân. Báo cáo này được đưa về trời vào ngày rằm mỗi tháng lúc nửa đêm. Hoặc vào ngày canh và ngày thân của tháng âm lịch.
         
        Có người cho rằng ngày đưa báo cáo là ngày mồng một và ngày rằm mỗi tháng. Nhưng hầu hết thường tin tưởng rằng ngày báo cáo đó rơi vào ngày 23, 24, hoặc 26 tháng Chạp. Ngày ông Táo từ trời quay trở về gia chủ là ngày 30 tháng chạp hoặc trễ hơn một chút.
         
        Lễ đưa tiễn ông Táo được gọi là lễ Tống Táo. Gia chủ đốt hình Táo cũ, đốt pháo để thêm long trọng và hoan hỉ, bánh trái trà rượu được bày thiết tỏ lòng thành. Chiều ba mươi tết, người ta làm lễ Tiếp Táo, đón vị Táo mới cho gia chủ, pháo nổ và lễ vật cũng long trọng không kém buổi Tống Táo.
         
         

        Đối chiếu huyền thoại Táo Việt Nam và Táo Trung Quốc, ta thấy hai dân tộc đều có chung niềm tín ngưỡng Táo Quân, coi như đây là vị thần bảo hộ cho gia đình. Các phong tục cúng bái cũng rơi vào ngày cuối năm, tức 23 tháng Chạp, với niềm hy vọng ngài sẽ báo cáo cho Ngọc Hoàng biết những điều tốt đẹp về gia chủ, nhờ đó hưởng thêm nhiều phúc thọ. Có thể nói rằng sự giao lưu văn hóa giữa hai dân tộc đã đem lại sự tương đồng về tín ngưỡng này. Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng các thuyết về Táo Quân Trung Quốc quá mơ hồ, người đời lại thêu dệt bịa đặt quá nhiều, nên khó chấp nhận được (trừ trường hợp của Lý Thiếu Quân). Huyền thoại Táo Quân Trung Quốc chịu ảnh hưởng của tôn giáo (Đạo giáo: Taoism) còn huyền thoại Táo Quân Việt Nam thì không. Huyền thoại Táo Quân Việt Nam là một bộ Tam, có nét độc đáo đầy bản sắc dân tộc, minh hoạ trí thông minh sáng tạo của người Việt trong lao động và sinh hoạt. Táo Trung Quốc không có một mối tình tay ba đầy thú vị như Táo Việt Nam. Nói cách khác, huyền thoại Táo Trung Quốc không giải thích được nguyên tắc của bếp lò, giỏi lắm là chỉ nhắc lại được phát minh về lửa. Táo Quân từ đời Hán là sự bịa đặt của Lý Thiếu Quân, Táo Quân theo các thuyết về sau hình như phát sinh từ thuyết nhân quả báo ứng của nhà Phật (Trương Táo Vương phụ rãy vợ hiền, sau bị mù lòa phải xin ăn, quả báo cuối cùng là bị chết cháy).
         
        Những nhận xét trên cho ta bảng đối chiếu sau đây:
         

        TƯƠNG ĐỒNG
        TÁO QUÂN VIỆT NAM *TÁO QUÂN TRUNG QUỐC

         * Thần bảo hộ cho gia đình, ảnh hưởng phúc thọ từng thành viên gia chủ do báo cáo hằng năm (23-Chạp) về trời.
        * Lễ Tống Táo (23-Chạp) – Lễ tiếp táo (30-Chạp hoặc ít ngày sau đó)
        * Cúng tế thành khẩn (Hoa quả, trà rượu, nhang, đốt pháo, vàng mã, xôi gà, cá chép ... Người Trung Quốc thường cúng mật ong và bánh nếp....) Lễ vật không bắt buộc, tùy gia đình. Táo Quân được thờ trong bếp mỗi gia đình.
        * Được dịch sang ngôn ngữ Tây phương: ANH (The God of the Stove, The God of the Hearth, The Kitchen-God) – PHÁP (Génie de l’âtre, Génie du fourneau) – ĐỨC (Herdgott).
        DỊ BIỆT
         
        Việt Nam
         
        * Ảnh hưởng tín ngưỡng thờ TRỜI, tin tưởng người và thần linh có thể giao cảm với nhau.
        * Có khoảng vài ba dị thoại (tức là huyền thoại ít bị cải biến)
        * Bộ Tam: Hai ông một bà (ngụ ý: chế độ mẫu hệ, nguyên tắc cấu tạo bếp lò)
        * Có từ thời rất xa xưa, phỏng định vào lúc người VN biết sống định cư nông nghiệp, theo chế độ mẫu hệ, biết sử dụng lửa nấu nướng ẩm thực.
        * Giải thích nguyên tắc cấu tạo bếp lò – Nhắc lại về lửa (bắt nguồn cho nền văn minh nhân loại) – Thể hiện óc thông minh sáng tạo của tổ tiên người Việt (chế tạo bếp lò, sử dụng lửa, đời sống nông nghiệp, săn bắn).
        * Tên gọi: ông Táo, Vua Bếp, Táo Quân, ông Công, Thần Bếp, Đông Thần (Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân), Đông Trù...
         
        Trung Quốc
         

        * Ảnh hưởng Đạo giáo (sản phẩm tưởng tượng của Lý Thiếu Quân) – Ảnh hưởng Phật giáo (luật nhân quả báo ứng đối với Trương Táo Vương.)
        * Có trên 40 dị thoại, phổ biến nhất là Trương Táo Vương và Quách Đinh Hương.
        * Một người (của Đạo giáo) hoặc hai người (vợ chồng Trương-Quách)
        * Có từ đời Hán (206 tcn- 220cn), thoạt đầu phổ biến trong giới Luyện Đan (alchemy) trong Lễ Tế Lò. Về sau (khoảng Đường, Tống phổ biến đại chúng thành thần bảo hộ gia đình).
        * Không giải thích nguyên tắc cấu tạo bếp lò – Nhắc lại về lửa – giải thích tên gọi của cái cào than (Trương Lang Túc) – Dấu vết ảnh hưởng của tôn giáo (Lão, Phật)
        * Tên gọi: Táo Quân, Táo Vương, Tư Mệnh Phủ Quân, Táo Thần, Viêm Đế, Hoàng Đế, Trọng Lê, Ngô Hồi, Tô Cát Lơi, Thần Tử Quách, Trương Đan, Nhưỡng Tử, Định Phúc Tài Thần...
        <bài viết được chỉnh sửa lúc 25.08.2007 17:34:34 bởi HongYen >
        #3
          Chuyển nhanh đến:

          Thống kê hiện tại

          Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
          Kiểu:
          2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9