CHUYẾN BAY ĐỊNH MỆNH tháisan
thaisan 24.04.2007 16:20:19 (permalink)
CHUYẾN BAY ĐỊNH MỆNH
 
 
Tôi đứng dưới chân tháp radar khóc thành tiếng một cách ngon lành cho đến lúc người yêu của Huấn vừa đến, có cả mẹ, hai đứa em, vài người hàng xóm thân thiết.
Tôi nhớ lại tiếng nói oang oang trong headphon (cái nghe tai)của tôi:
-Quick, this is an of in the case of enmegency, he can live if you here this time.
Tôi chết lặng quay cái cần nhanh như sóc, sự chết và cái sống trong đường lái này của tôi. Quay máy bay lao thẳng về hướng cổng của đơn vị (cidg) chẳng hề màng số gì nữa, khi tiến tới tôi cũng nhìn theo đường quốc lộ, cùng lúc chiếc xe lao thẳng cùng hướng, gần đến cổng xây của doanh trại (cái bảng trung tâm huấn luyện dù hiện ra) thì chợt hai chiếc bánh trước của chiếc ambulance vì chạy quá tốc bay văng hẳn ra ngoài lao thẳng về hướng cổng chiếc xe cầy ì xuống đất, hai bánh trước nhắm thẳng hai thành cột cổng hất tung hai cổng xây đổ gục ngay vào chặn đường.  Một mầu đất, mầu khói bụi đỏ tung lên mù mịt như những đám bông đặc biệt báo trước sự không mấy may của thằng bạn, chỉ có thể có ở vùng miền Đông này.
Tôi cũng đáp xuống sát cạnh đấy. Chiếc băng ca mầu cam đỏ chéo chõi lại được mấy người trợ y kéo ra. Mấy bác sĩ cả người Mỹ và Việt lắc đầu. Có tay vẫy dường như muốn nói tôi bay đi. Tôi không tin. Tắt máy bước xuống, sát gần Huấn hơn. Mắt bắt đầu thấy nặng trĩu, bên khóe nước mắt chẩy ra khi nào tôi chẳng hiểu và nhớ nổi.
“Huấn mày ra đi như thế sao”, tao còn lòng dạ nào chiến đấu và bay nữa. Và lúc này chưa kịp báo tin. Nhưng không biết sao nàng đã đứng đó tự bao giờ.
Dung đứng nép sát bên tôi dường như nàng thân thiện tôi hơn Huấn.
-Không được. Tự nói với lòng mình vậy. Nàng hỏi:
-Anh Huấn sao rồi. Tôi kéo nàng đến sát bên chỗ Huấn nằm, chiếc băng ca màu cam ánh rực rỡ. Hai người bác sĩ có vẻ đăm chiêu. Tôi thúc:
-Thì đưa đi đảo guam chứ hở, hay 277 bệnh viện  Long bình. Nghe nói đến đó những người thuộc miền nam ai cũng biết số mạng Huấn gần kề sự chết nhưng chưa ai lên tiếng. Tôi nói thêm câu gần như là câu cuối cùng:
-Cho lên bay đi. Hai bác sĩ đều nói:
-No need. He is go ahead. Hắn đã đi trước rồi. Người lính cận vệ nói:
-Cũng chẳng cần thiết anh ạ. Giận quá tôi hỏi:
-Sao vậy? Không định rõ được người nói:
-Nó bị rớt dù ngay chỗ Suối chùa, trúng ngay cái cây, và đang gục trên tay tôi, chiếc xe quay lại, chạy như bay để cứu mạng Huấn. Tự than vãn với chính mình:
-Mày còn nhiều trách nhiệm với nàng sao mà trốn tránh được hả. Tôi chết lặng theo. Chợt có tiếng nói:
-Thưa anh nó gẫy xương sống thì làm sao sống nổi, anh đừng buồn nữa. Ngừng lại chút hắn nói lắp bắp:
-Gẫy gập gáy chạm xuống tới gót chân cơ mà anh. Hắn nói đến đó thì lặng thinh làm cho tôi bớt nóng nẩy thêm, nhưng chính tôi thì biết rõ mồn một như ban ngày.
Ai biết nổi tâm sự. Vì chính bản thân đã nhường nàng cho tôi mà nay vô tình hay hữu ý hắn đã ra đi không từ giã lòng đau như cắt. Nó là thằng bạn chí thân.
Tôi ngồi im không động đậy để mặc cho lòng gậm nhấm.
Khi tôi quyết định để nàng ra đi chính thức làm đám vu quy với Huấn,  chẳng hề do dự, chẳng hề nói qua lại dù chỉ lấy một tiếng, mới đây khoảng chưa đầy ba tháng với Huấn thì tôi trốn tránh mặt ngay ở trại gần như tự cấm quân trăm phần trăm, hàng năm chẳng thèm đoái hoài đến nhà cửa. Đến nỗi mẹ tôi phải nói lên:
-Thiệt tình chẳng gì qua nổi mắt cụ già. Bà mẹ tôi thường nói:
-Con Dung nó đi lấy chồng làm thằng này buồn lắm mà chẳng thèm nói ra, câm như hến.
Thật tình trai thời chiến, gái thời bình. Tôi chỉ sợ vừa cưới xong trận mạc chẳng biết đâu được, nhưng nay ngay trước mặt, chẳng trận mạc nào. Chỉ thực tập mà thằng bạn thân đã bỏ hết cả bạn bè từ giã vợ. Nỗi buồn miên man đó ám ảnh chẳng bao giờ mơ ước vợ con.
Dung cũng khóc hết nước mắt khi chiếc quan tài về đến tận trong trại, cả bà già Dung, tiếc thương cả cho người chết lẫn người sống. Cho Dung vì còn quá trẻ. Tôi nghĩ Dung biết được chỉ là do cái thằng Chư (cư) bẻm mép, vì nó làm trong Piamo Mỹ nên mới có điện thoại nóng của Long bình mà thôi, nhưng làm sao biết trước được đi bằng ambulance thế mới hay chứ. Suy nghĩ mãi làm tôi bớt đi buồn tủi. Bà nói:
-Giá mà nó lấy cái thằng dù hơi bướng bỉnh có khi lại chưa dễ chết như vậy, ý nói về tôi.
Còn bản thân Huấn lại là một thằng bạn dễ thương, chẳng hề gây hấn với ai bao giờ.
Những đêm về trực canh chưa ngủ được tôi thường tâm sự cùng Huấn vì hai đứa cùng một đơn vị, cùng một binh chủng, làm cùng một việc huấn luyện dù, đã từng chia ngọt xẻ bùi cho đến nay Huấn đã ra người thiên cổ. Đúng ra mày chết thì được gì chỉ làm khổ cho bà cụ, mẹ mày và Dung mà thôi. 
Thật sớm hôm sau. Tôi nói như ra lệnh:
-Tất cả xong chưa?
-Xong, thưa…
-Lên đường.
Giọt nước mắt tôi rơi xuống trên mũi giầy bóng loáng nghi lễ không ngưng nghỉ chẩy. Có đứa họi:
-Thưa gì mà anh cứ đăm chiêu mãi vậy, hãy cứ tạm quên cho Huấn an nghỉ đã.
-Ừ.
Chiếc xe dogesix chở một toán giàn chào và tôi làm trưởng xa. Không hề ngưng nghỉ dù chỉ lấy một chỗ, đi về đến thẳng nhà Huấn và cũng là nơi nhà tôi. Tôi chợt hỏi:
-Có kèn chưa?
-Dạ có, ông già đón chờ chúng mình từ sáng đã dã đánh hết sạch hai bi đông ruợu.
Nay khi viết bài này ông cũng đã thành người thiên cổ cũng được khoảng hai tuần, tôi đoán nàng đến được đây là do thằng quân cảnh Chư nhanh nhẩu.
 
Vừa bước xuống. Bố mẹ Huấn và nàng cùng chạy về.
Gặp bà và nàng chưa kịp nói. Hai người xấn tới tôi chưa hiểu ra gì thì hai cái tát của mẹ Huấn và nàng như trời giáng thẳng vào mặt.
Tôi lùi lại khoảng nửa bước vì có thể lúc đó tinh thần chưa an toàn sau hai cái tát bàng hoàng. Mẹ Huấn lên tiếng nói trước:
-Sao mày mang em đi mà để nó ra nông nỗi này? Hồi đó tao có muốn cho nó đi đâu.
Mà thực chính tôi dụ Huấn lấy tay bà cụ ấn vào cần cái bơm xe đạp để thay cho chữ ký để Huấn đi lính cùng với tôi cho vui, ai ngờ sự thể thế này.
Tôi cúi mặt chưa biết nói điều chia buồn thì nàng đã lên tiếng nữa:
-Hay anh căm thù anh ấy hả, đồ không phải. Nàng nhìn thẳng vào mắt tôi nói:
-Em ghét anh.
Dàn kèn cũng đã chờ đón chúng tôi từ trước dù thời này chưa có điện thoại, cùng đưa xuống nghĩa trang trong xứ, cách đó chỉ một khoảng hai trăm mét.  Một hàng lính bồng súng mũi chĩa đất đi trước, bên sau và cạnh xe tang của Huấn, huấn chưa có con nên hoàn toàn bạn bè, người nhà và hàng xóm mà thôi.
Thời này được đưa đám tang như thế này là trọng thể lắm rồi chưa nói đến những người chết trên chiến trường. Tôi cúi đầu vẫn khóc theo. Phía sau, sát xe tang là nàng.
Tôi nghĩ đến khi tôi qua mất chưa chắc đã đầy đủ như vậy.
Thật tội nghiệp, ngần ấy tuổi đã mang trên đầu khăn tang trắng.
Mặt Dung lúc này cũng chỉ thoáng buồn mà thôi. Tôi kề sát nói thật nhẹ chỉ đủ mình nàng nghe mà thôi:
-Em cố gắng qua đi cho Huấn được sống với chính bản thân, lại ra đi vì tổ quốc chứ có phải đi chơi đâu.
-Anh phải đền đấy.
-Đừng trách anh, nên nhớ cầu nguyện cho Huấn nhiều vào nhé, thì mai Huấn cầu xin Chúa lại cho. Mắ`tôi nàng nhìn như muốn thủng mắt tôi nói:
-Hôm nay bày đặt còn Chúa nhân từ nữa.
-Thực khi hoạn nạn mới đến Chúa nhân từ cứu giúp cho linh hồn Huấn về nghỉ ngơi trên Thiên đàng chứ đâu quá lựu đạn như anh hả.
-Chưa biết đâu lại giúp đỡ cho chính em, vì nghe chừng em yêu Huấn hơn anh nhiều mới quyết định lấy hắn chứ? Nhìn thẳng vào mặt tôi nàng định nói gì nhưng lại thôi chỉ muốn trách cứ tôi thôi. Tuy vậy nàng cũng nói:
-Đời người con gái thời này khác lắm anh à, ở với một người nhưng chỉ muốn trông hòng người khác. Tôi ngẫm nghĩ rồi trả lời bâng quơ:
-Thế sao vậy thì tốt lành gì.
-Nhưng đời là thế mặc miệng thế gian. Nhân dịp này tôi muốn nhắn với nàng một lời cho êm xuôi:
-Còn chuyện chúng mình anh nghĩ em hãy cố quên anh đi. Nàng trách cứ một câu quá nặng.
-Em biết điều đó từ ngày lấy chồng cơ mà.
Nàng trách cứ một câu quá nặng, tuy nhiên tôi chẳng muốn để xẩy ra chuyện bao người đàm tiếu, nên lẵng thinh và cốt sao cho êm xuôi mọi chuyện đã, trước mắt là như vậy, còn sau thì chưa biết được.
Nay chuyện đã quá xa vả lại đã thay đổi đời. Tôi đau ốm sắp qua đời phần nàng thêm sáu đứa con gái và thêm ông chồng cũng là lính cũ VNCH cũng rã ngũ bẩy lăm, hiện gia cảnh cũng êm đềm tuy anh chồng cũng gặp tôi than vãn đôi câu về thế thất của mình.
Tuy nhiên cũng chẳng biết khôn ngoan gì hơn sau khi sanh với nàng sáu đứa con gái, tính nết củ mỷ cù mỳ nên cũng chịu đựng qua ngày. Tôi nghĩ:
-Thôi thì thà rằng cứ vậy cho qua đi bao đoạn trường rồi việc gì đến sẽ cũng đến mà thôi là xong hết chẳng than vãn lầy quầy gì thêm.
Nó đến đây ai cũng những tưởng là tôi biết bay nhưng không tôi đính chính dùm. Là thường lúc đó hoặc trường hợp khẩn cấp bất kỳ tôi là trưởng xa hoặc trưởng chuyến bay mà thôi.
Đừng hiểu lầm các bạn nhé.
Kính mong đơn giản chỉ có thế.
Vào thời gian này thời tiết chưa mưa và cái nóng kéo theo buồn phiền lan man.
 
 
 
thái san
 
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9