Phỏng * Bỏng
HongYen 12.07.2007 16:59:28 (permalink)
Những sai lầm khi xử lý vết bỏng
Thứ ba, 10/7/2007, 16:06 GMT+7
 
 
 
Bạn sẽ bôi kem đánh răng hay dội nước mắm vào vết thương khi bị bỏng?... Các kinh nghiệm dân gian này chỉ tổ làm vết bỏng nặng thêm.

> Bỏng nặng vì mực nướng cồn
> Bỏng ở trẻ nguy hiểm hơn người lớn
 
Theo bạn, khi bị bỏng, việc cần làm ngay là:
- Xát muối.
- Dội nước mắm.
- Bôi kem đánh răng.
- Bôi mỡ trăn.
- Nhai đắp một số loại lá (như lá khoai lang, lá ổi non...).
- Bôi mẻ.
Nếu chọn một trong các giải pháp trên nghĩa là bạn đã xử trí sai. Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Huệ, Phó giám đốc Viện Bỏng Quốc gia, cách xử trí duy nhất đúng khi bị bỏng là: Ngâm ngay vết thương vào nước lạnh sạch trong 30 phút. Vào mùa đông, thay vì ngâm, nên đắp khăn ướt lên vết thương. Bước tiếp theo là lấy gạc khô băng ép lên để tránh phồng rồi đến cơ sở y tế, tuyệt đối không bôi bất cứ cái gì. 
 
Theo tiến sĩ Huệ, dân gian thường quan niệm khi bị bỏng thì không nên chạm vào nước để tránh phồng. Điều này rất sai lầm, bởi nước giúp hạ nhiệt tại chỗ, khiến tổn thương không ăn sâu vào trong, giảm đau, giảm nguy cơ sốc. Nếu bỏng do axit, vôi tôi thì nước giúp làm loãng các chất này. Nếu không ngâm nước, nhiệt độ sẽ truyền qua da vào sâu các tổ chức bên trong, khiến tổn thương càng trầm trọng, nguy cơ hoại tử rất cao.
 
Rất ít người làm đúng
 
Tiến sĩ Nguyễn Viết Lượng, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp Viện Bỏng Quốc gia, cho biết, chỉ khoảng 20-30% số bệnh nhân được xử trí đúng trước khi đến bệnh viện. Số còn lại thường làm sai hoặc không xử trí gì. Do đó mà khoảng 1/3 số ca bỏng đã trở nên trầm trọng hơn khi chuyển tuyến.
Theo tiến sĩ Lượng, ngay cả dân thành phố, thậm chí là trí thức cao cấp cũng không biết sơ cứu vết bỏng đúng cách. Ông Lượng từng gặp một bệnh nhi mà bố mẹ đều là tiến sĩ. Khi con bị bỏng, họ đã dội nước mắm vào vết thương trước khi đưa đến bệnh viện. Nhiều phụ huynh khác là giáo viên, nhà báo, nhà khoa học... cũng rất ngạc nhiên khi biết rằng bôi kem đánh răng, mỡ trăn, nước mắm không phải là giải pháp đúng.
 
Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Huệ, việc bôi nước mắm, xát muối sẽ làm bệnh nhân đau đớn hơn, dễ bị sốc, chưa kể nguy cơ nhiễm trùng. Còn kem đánh răng khi bôi lên vết thương sẽ khiến bệnh nhân đã bỏng lửa lại thêm bị bỏng kiềm nữa. Tổn thương sẽ sâu hơn và dễ hoại tử.
 
Về mỡ trăn, vốn được y học cổ truyền coi là chữa bỏng hiệu nghiệm, tiến sĩ Huệ cho biết nó cũng có tác dụng làm mát vết thương nhưng không đáng kể, thấp hơn nhiều so với nước. Nếu chỉ bôi mỡ trăn, bệnh nhân đã bỏ lỡ cơ hội ngăn tổn thương lan rộng bằng cách ngâm nước mát. Ngoài ra, với làn da đang tổn thương, việc bôi bất cứ cái gì cũng có thể mang đến nguy cơ nhiễm trùng.
 
Các chuyên gia cũng lưu ý, hiện có nhiều thày thuốc Đông y nhận chữa bỏng bằng các thuốc tạo màng. Phương pháp này có hiệu quả với điều kiện là bỏng nhẹ và phải thực hiện đúng (vệ sinh, loại bỏ các tổ chức hoại tử trước khi dùng thuốc). Nếu không, tổn thương sẽ nặng thêm. Viện Bỏng Quốc gia đã tiếp nhận rất nhiều ca tai biến nghiêm trọng do dùng thuốc tạo màng không đúng.
 
http://www.vnexpress.net/Vietnam/Doi-song/2007/07/3B9F7995/
 
#1
    HongYen 12.07.2007 17:09:34 (permalink)
    80% tai nạn bỏng trẻ em được xử lý ban đầu sai cách
     
    Ngành y tế thế giới cảnh báo: ''Bỏng là thảm hoạ nặng nề nhất, chỉ đứng sau cái chết mà nạn nhân phải gánh chịu''.

    Bác sĩ Bạch Văn Cam, Trưởng khối Hồi sức - cấp cứu, Bệnh viện Nhi Đồng I, TP.HCM cho biết, bỏng gây nhiều tốn kém, để lại di chứng nặng nề, việc sơ cứu ban đầu rất quan trọng nhưng có tới 80% người lớn làm sai như: đắp bùn non, bôi nước mắm, bôi giấm, kem đánh răng...


    Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, trừ bỏng hoá chất, cách sơ cứu, xử trí ban đầu tốt nhất, đơn giản và ít tốn kém nhất là cho phần cơ thể bị bỏng của trẻ vào nước lạnh sạch ngay khi bị bỏng. Nếu vết thương bị tróc da cũng làm như vậy. Sau đó, dùng tấm vải sạch quấn trẻ và chuyển tới cơ sở y tế gần nhất.

    Báo cáo của bác sĩ Hoàng Văn Thành, Khoa Bỏng, Bệnh viện Nhi Đồng I cho thấy: số trẻ bị bỏng tăng dần, mội ngày Bệnh viện tiếp nhận trung bình 5 ca, có tới 1/3 trẻ bị bỏng nặng (độ 2, 3), 20% trẻ bị tan nạn nhập viện Nhi Đồng I bị tai nạn vì bỏng, phần lớn là bé trai dưới 5 tuổi. Hơn 75% trẻ bị bỏng ở nhà, thường ở khu bếp từ 8-10h sáng và chập choạng tối do người lớn bất cẩn, vô ý để tác nhân gây bỏng như nước sôi, dầu ăn, cháo nóng, bàn là, hóa chất, pô xe... trong tầm với của trẻ.

    Bác sĩ Nguyễn Bảo Tường, Trưởng khoa Bỏng - chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Đồng I lưu ý, chỉ cần tác nhân gây nóng trên 600C là có thể gây bỏng. Nếu người bị bỏng, nhất là trẻ em nếu được cứu sống cũng để lại di chứng nặng nề, điều trị lâu dài, tác hại để lại cho trẻ em và gia đình rất lớn. Hiện nay có một số thuốc bôi dạng tuýp được quảng cáo làm mất sẹo nhưng thực chất chỉ có tác dụng phần nào, không thể làm mất sẹo, kể cả loại đắt tiền.

    (Theo Thanh Niên)

    http://www.ykhoanet.com/capcuu/cc_051125038.htm
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 12.07.2007 17:11:17 bởi HongYen >
    #2
      HongYen 12.07.2007 17:13:44 (permalink)
      Sơ cứu khi trẻ bị bỏng
       Khi trẻ bị bỏng, cần nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi nguồn gây bỏng. Với nhưng vết bỏng nhẹ (diện tích nhỏ, nông) thì có thể chữa lành tại nhà. Trước hết bạn cần làm mát vết bỏng; tránh cho da khỏi bị rộp bằng cách mở vòi nước cho chảy chầm chậm lên vết bỏng cho đến khi bé đã bớt đau. Nếu ở vết bỏng nổi lên một bọng nước, hãy đắp lên đó một miếng vải sạch, không bị xổ lông và giữ chắc bằng băng dính nhưng tránh không làm vỡ bọng nước. Không nên thoa bất cứ thứ gì lên vết bỏng.
       
      Khi trẻ bị bỏng nặng thì điều đầu tiên cần làm là cởi bỏ quần áo của trẻ, để lộ vùng bị bỏng. Tuy nhiên, khi cởi không để phần quần áo dính nước sôi, hoá chất... chạm vào những vùng da khác vì có thể làm những chỗ đó cũng bị bỏng. Có thể dùng dao hoặc kéo để cắt quần áo nếu cần. Những chỗ quần áo khô hoặc đã bị dính chặt vào vết bỏng thì tuyệt đối không được lấy ra. Làm mát vết bỏng cho trẻ bằng cách ngâm trẻ vào nước hoặc đắp khăn lạnh lên vết thương.
       
       Nếu trẻ bị bỏng hoá chất thì khi xối nước vào người trẻ chú ý không để nước làm hoá chất loang ra các phần không bị bỏng. Sau khi đã làm mát vết bỏng, đắp hở lên đó một miếng gạc hoặc khăn sạch (không bị xù lông) để giữ sạch vết thương, tránh làm vỡ những nốt bỏng nước (nếu có).
       
       Trong trường hợp quần áo của trẻ bị cháy, không để trẻ chạy ra ngoài vì ngọn lửa sẽ bùng lên to hơn. Sau đó tìm cách dập tắt lửa bằng cách vấy nước hoặc dùng chăn, miếng vải lớn trùm lên ngọn lửa (nhưng không dùng loại vải dễ cháy). Sau khi đã sơ cứu thì chuyển ngay trẻ đi bệnh viện. 
       
      Cần chú ý loại bỏng do điện giật vì những vết bỏng loại này trông có vẻ nhỏ nhưng có thể lại rất sâu. Vì vậy, khi trẻ bị điện giật thì tốt nhất nên đưa đến bệnh viện để kiểm tra ngay sau khi đã được sơ cứu.
       
      http://www.ykhoanet.com/capcuu/cc_05121506.htm
       
      #3
        HongYen 12.07.2007 17:18:52 (permalink)
         Phỏng * Bỏng

        Tác nhân gây bỏng có nhiều loại:

        * Bỏng do nhiệt thường gặp nhất, chia thành 2 nhóm: do nhiệt khô (lửa, tia lửa điện, kim loại nóng chảy...) và do nhiệt ướt (nước sôi, thức ǎn nóng sôi, dầu mỡ sôi, hơi nước nóng...)

        * Bỏng do dòng điện chia thành 2 nhóm: do luồng điện có hiệu điện thế thông dụng (<1000V) và do luồng điện có hiệu điện thế cao (>1000V). Sét đánh cũng gây bỏng do luồng điện có hiệu điện thế cao.


        * Bỏng do hóa chất gồm các chất oxy hóa, chất khử oxy, chất gặm mòn, chất gây độc cho bào tương, chất làm khô, chất làm rộp da... Trong thực tế lâm sàng chia thành 2 nhóm: nhóm acid và nhóm chất kiềm. Bỏng do vôi tôi nóng là loại bỏng vừa do sức nhiệt vừa do chất kiềm.

        * Bỏng do các bức xạ: tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia Rơnghen, tia laser, hạt cơ bản b, g.

        Lâm sàng

        - Viêm da cấp do bỏng (viêm vô khuẩn cấp): bóng độ I.

        - Bỏng biểu bì: bỏng độ II

        - Bỏng trung bì thường gọi là bỏng trung gian, bỏng độ II sâu, bỏng độ III, bỏng độ IIIA, bỏng độ III nông.

        - Bỏng toàn bộ lớp da còn gọi là bỏng độ III, IIIB, III sâu, bỏng độ IV). Hoại tử ướt, hoại tử khô.

        - Bỏng sâu các lớp dưới da còn gọi là bỏng độ III, III sâu, độ IV sâu dưới lớp cân, độ IV, độ V, độ VI, độ VII.

        Có nhiều cách tính diện tích bỏng, trong thực tế lâm sàng, để dễ nhớ, dễ tính, thường kết hợp các cách sau:

        - Phương pháp con số 9: đầu mặt cổ 9%, 1 chi trên 9%, ngực bụng 18%, lưng 18%, 1 chi dưới 18%, bộ phận sinh dục và tầng sinh môn 1%.

        - Phương pháp dùng bàn tay ướm (bàn tay người bị bỏng): tương ứng với 1% hoặc 1,25% diện tích cơ thể người đó.

        - Phương pháp tính theo con số 1, 3, 6, 9, 18: diện tích khoảng 1%: gan bàn tay (hoặc mu), cổ, gáy, tầng sinh môn - sinh dục ngoài; diện tích khoảng 3%: bàn chân, da mặt, da đầu, cẳng tay, cánh tay, mông (một); diện tích khoảng 6%: cẳng chân, 2 mông; diện tích khoảng 9%: đùi, chi trên; diện tích khoảng 18%: chi dưới, lưng - mông, ngực - bụng.

        Xử trí

        - Khi bị bỏng, cần tìm mọi cách để sớm loại trừ tác nhân gây bỏng (dập lửa, cắt cầu dao điện...). Ngay sau khi bị bỏng, ngâm ngay vào nước lạnh (16-20 độC hoặc dưới vòi nước chảy từ 20-30'. Nếu chậm ngâm lạnh, sẽ ít tác dụng. Nếu bỏng do hóa chất thì phải rửa các hóa chất bằng nước và chất trung hòa. Bǎng ép vừa phải các vết thương bỏng để hạn chế phù nề, thoát dịch huyết tương. Cho uống nước chè nóng, nước đường, Oresol..., thuốc giảm đau. ủ ấm nếu trời rét. Vận chuyển nhẹ nhàng, tránh va chạm gây thêm đau.

        - Đối với bỏng mắt, cần xử trí kịp thời để bảo vệ mắt: rửa mắt nhiều lần bằng nước lạnh sạch, vô khuẩn và gửi đến chuyên khoa mắt.

        - Cần chẩn đoán sớm diện bỏng và độ sâu của bỏng để xử trí phù hợp. Có thể dùng chỉ số Frank để tiên lượng bỏng: cứ 1% diện bỏng nông là 1 đơn vị, 1% diện bỏng sâu là 3 đơn vị. Khi chỉ số Frank từ 30-70 là sốc nhẹ, từ 70-100: sốc vừa, trên 110: sốc nặng và rất nặng. Đối với trẻ em và người già dù diện bỏng không lớn (<10% diện tích cơ thể), vẫn có thể xuất hiện các rối loạn bệnh lý của bệnh bỏng. Với phụ nữ có thai cần theo dõi thai nhi, khám sản khoa và chuyển ngay đến chuyên khoa bỏng.

        - Điều trị sốc bỏng ở bệnh viện cơ sở cần tiến hành ở buồng hồi sức cấp cứu. Phục hồi kịp thời và đủ khối lượng máu lưu hành hữu hiệu bằng cách truyền dịch theo đường tĩnh mạch (dịch keo, dịch điện giải, huyết thanh ngọt đẳng trương). Có thể dùng cách tính: dịch mặn đẳng trương 1ml x kg thể trọng x diện bỏng %; dịch keo 1ml x kg thể trọng x thể trọng x diện bỏng % và cộng với 2000ml dịch glucose 5%.

        Cách tính thuận lợi cho ứng dụng lâm sàng: trong 24 giờ đầu lượng dich truyền chữa sốc bỏng không quá 10% thể trọng. Liều truyền trong 8 giờ đầu từ 1/2-1/3 liều, 16 giờ sau: 1/3-1/2 liều. Trong ngày thứ 2 và thứ 3 (nếu còn sốc), lượng dịch truyền chữa sốc bỏng không quá 5% thể trọng bệnh nhân (cho mỗi ngày).

        - Nếu vô niệu, dùng thuốc lợi niệu lasix, manitol, nếu bị toan chuyển hóa, dùng dung dịch kiềm natri bicarbonat.

        Sau khi thoát sốc, điều trị toàn thân, chống nhiễm độc bỏng cấp, dự phòng và điều trị nhiễm khuẩn tại vết bỏng và toàn thân, nâng cao sức chống đỡ của cơ thể bằng truyền máu, dùng kháng sinh, nuôi dưỡng, dự phòng và điều trị các biến chứng.

        - Tại vết bỏng: bỏng nông: dùng thuốc tạo màng (cao vỏ xoan trà, lá sim, sến, tràm, củ nâu...) sau khi làm vô khuẩn. Nếu bỏng sâu, từ tuần thứ 2 dùng thuốc rụng hoại tử, dung dịch kháng khuẩn, khi có mô hạt mổ ghép da các loại, dùng thêm bǎng sinh học, da nhân tạo nếu bỏng sâu, diện rộng. Với bỏng sâu, diện không lớn mà trạng thái cơ thể bệnh nhân tốt, có thể mổ cắt bỏ hoại tử và ghép da sớm ở các cơ sở chuyên khoa.

        - Với các di chứng bỏng (sẹo xấu, sẹo dính, sẹo lồi, sẹo co kéo, loét lâu liền...) cần được điều trị sớm bằng phẫu thuật tạo hình để phục hồi chức nǎng và thẩm mỹ. Các sẹo bỏng nứt nẻ, loét nhiễm khuẩn kéo dài cần được mổ ghép da để tránh bị ung thư da trên nền sẹo bỏng.



        Cập nhật ( 26/01/2005 )

        http://www.suckhoecongdong.com/content/view/241/48/
        <bài viết được chỉnh sửa lúc 12.07.2007 17:22:06 bởi HongYen >
        #4
          HongYen 12.07.2007 17:35:42 (permalink)
          Phỏng * Bỏng

          Các tác nhân gây phỏng:

          Các tác nhân gây phỏng bao gồm phỏng do sức nóng & do lửa, phỏng do tia xạ, phỏng do ánh nắng mặt trời, phỏng do điện & phỏng do hóa chất. Với tình hình sử dụng xe gắn máy quá nhiều như ở nước ta, thì phỏng do pô xe là một vết phỏng đặc trưng. Nên chọn mua các loại pô xe có phần chống phỏng và đọc tìm hiểu cách chăm sóc ban đầu nếu bị phỏng.
           

           
          Phân loại phỏng:

          • Phỏng độ I: Phỏng nông, chỉ tổn thương bề mặt da, kèm với đỏ & đau, sưng ít thôi & màu đỏ trên phần da bị phỏng sẽ chuyển sang màu trắng khi Bạn đè lên nó. Lớp da trên bề mặt vị trí phỏng sẽ bóc ra sau 1-2 ngày.

          • Phỏng độ II: Phỏng gây tổn thương sâu hơn, nổi mụn rộp và rất đau. Phỏng loại này không để lộ phần dưới da tiếp xúc trực tiếp với bên ngoài mặc dù có những tổn thương ở bên dưới lớp da đã bị phỏng.

          • Phỏng độ III: Phỏng gây ra hoại tử toàn bộ cấu trúc da, phỏng làm lộ các cơ dưới da và thậm chí không có cảm giác đau nếu như dây thần kinh đã bị phỏng làm tổn thương.

          Vết thương phỏng kéo dài bao lâu?

          • Phỏng độ I: từ 3-6 ngày

          • Phỏng độ II: thường trên dưới 3 tuần

          • Phỏng độ III: trong trường hợp nặng, phải tiến hành cấy ghép da từ nơi khác trong cơ thể đến nơi bị phỏng. Thời gian hồi phục không thể đoán trước được.

            Vấn đề điều trị phỏng:
            Vấn đề điều trị tùy thuộc vào mức độ phỏng & vị trí phỏng. Tuy nhiên các giải pháp dân gian như bôi bơ, nước mắm, dầu mỡ, chườm đá hoặc nước đá vào vùng phỏng là không nên vì những việc làm này có thể làm tổn thương hơn cho da.

          • Đối với phỏng độ I: Ngâm vùng phỏng trong nước lạnh. Sau đó, chăm sóc vết phỏng bằng các loại kem bôi chứa aloe vera hay kháng sinh dạng bôi. Để bảo vệ vùng bị phỏng, có thể đắp một miếng gạc khô che đậy phần da bị phỏng. Dùng các thuốc giảm đau hoạt chất acetaminophen (tên thương mại Tylenol) đê giúp giảm đau.

          • Đối với phỏng độ II: Ngâm vùng phỏng trong nước lạnh khoảng 15 phút. Nếu vùng phỏng nhỏ, sau khi ngâm lạnh, lau khô rồi đắp mát vài phút, sau đó dùng kháng sinh dạng kem bôi hoặc các loại thuốc mỡ được BS chỉ định bôi lên vùng phỏng mỗi ngày. Phủ lên bề mặt vết thương miếng gạc không dính (tên thương mại Telfa) và phủ bên ngoài bằng lớp gạc bình thường hoặc băng lại.

          • Tuy nhiên đối với những vị trí phỏng ở mặt, bàn tay, bàn chân hay vùng sinh dục hoặc phỏng diện rộng (diện tích phỏng lớn), Bạn nên đi BS ngay lập tức cho dù độ I hay độ II.

          • Đối với những vết thương phỏng sâu, hoại tử da (phỏng độ III): Bạn nên đi BS hoặc bệnh viện ngay lập tức. Đừng cố gắng tự lấy ra các dị vật hoặc quần áo dính vào vết phỏng. Không được ngâm trong nước, không được cởi quần áo hoặc nữ trang quanh vùng bị phỏng. Cố gắng xử trí cầm máu & giảm đau rồi ngay lập tức đi đến cơ sở y tế gần nhất.

          •  


          Theo dõi vết phỏng tránh bội nhiễm:
          Kiểm tra vết phỏng mỗi ngày để xem có dấu hiệu nhiễm trùng hay không. Nếu xuất hiện các triệu chứng sưng tấy, đau nhiều hơn, đỏ vùng da lân cận hoặc có mủ (dịch vàng đụccó thể lẫn máu) chảy ra từ vết thương thì đi BS ngay lập tức. Để tránh tình trạng nhiễm trùng, không nên phá vỡ bọng nước ở vết phỏng.


          Thay băng mỗi ngày. Trước tiên phải rửa sạch tay với xà phòng & nước sạch, sau đó rửa vùng phỏng rồi bôi kem kháng sinh lên chổ phỏng. Nếu vết phỏng nhỏ, không cần thiết phải đắp gạc suốt cả ngày. Cũng nên đề phòng bằng cách đi tiêm một mũi phòng phong đòn gánh (tetanus) tại các trung tâm y tế quận huyện.


          Vùng da bị phỏng có thể ngứa như khi nó đang lành. Giữ sạch các ngón, móng tay & không được cạy gỡ vùng da bị phỏng đang liền sẹo. Vùng da phỏng rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, do vậy để tránh bị nám hoặc tránh mất thẩm mỹ ở vết phỏng sau này, cần tránh tiếp xúc trực tiếp vùng bị phỏng dưới ánh nắng mặt trời trong vòng 1 năm.

          Những điều cần biết về phỏng điện & phỏng hóa chất:
          Người bị phỏng điện nhất thiết phải đi bệnh viện ngay lập tức. Phỏng điện thường gây ra những tổn thương nghiêm trọng sâu bên trong cơ thể, những tổn thương đó không thể hiện ngoài da.


          Phỏng do hóa chất cần được rửa với thật nhiều nước. Cởi bỏ tất cả những quần áo có dính đến hóa chất. Không được bôi lên vùng phỏng bất kỳ thứ gì vì trong phỏng hóa chất, hóa chất có thể tương tác với chất mà Bạn bôi lên và làm cho vết thương phỏng càng trầm trọng hơn. Hãy gọi ngay cho BS để được đưa đến cơ sở y tế để xử lý kịp thời.
           
          Phòng tránh phỏng:
          Phỏng là một tai nạn không mong muốn và nhất thiết phải biết cách phòng tránh phỏng:

          • Đề phòng phỏng do hỏa hoạn bằng cách đặt thiết bị báo cháy và kiểm tra tình trạng hoạt động của thiế bị hàng tuần. Máy báo cháy thường hoạt động bằng pin & cần phải được kiểm tra pin sau mỗi 6 tháng (tùy theo máy). Tính đến phương án thoát thân trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn như cửa thoát hiểm, ống tuột thoát hiểm chẳng hạn.

          • Đề phòng phỏng do hóa chất bằng cách sử dụng các dụng cụ an toàn lao động (như găng tay, áo che thân, ...) khi tiếp xúc với hóa chất. Để hoá chất ngoài tầm với của trẻ con.

          • Nếu Bạn hút thuốc: tuyệt đối không được hút thuốc trên giường ngủ. Dập tắt cẩn thận thuốc lá trước khi ngủ

          • Đề phòng phỏng do diện: Sử dụng các thiết bị điện an toàn và đặt các nguồn điện ở xa tầm với của trẻ

          • Đề phòng phỏng do nước: kiểm tra nhiệt độ của nước trước khi cho bé tắm. Thiết lập chế độ an toàn ở máy nước nóng khi tắm cho trẻ. Trông chừng trẻ không cho đến gần những dụng cụ đang được đun nấu, bếp lò, lò sưởi, bàn ủi, ... Nếu trong trường hợp Bạn dùng vòi đôi, một nóng một lạnh thì thiết kế vòi nóng ở xa tầm với của trẻ.

          • Để tránh phỏng do ánh nắng mặt trời, cần bảo vệ các phần da hở khi phải đi ra nắng.

          • Những loại phỏng hoàn toàn vô lý & có thể kiểm soát được rất dễ dàng đặc thù tại Việt Nam như phỏng do tạt axít (cần thiết sự quản lý hóa chất chặt chẽ), phỏng do sức nóng ở pô (ống khói xe honda), phỏng do vô ý trong nấu nướng, ...

            Tổng hợp năm 2004- Cập nhật mới ngày 4/18/2005 - Bản quyền của www.PTP.com.vn


            (Lưu ý bài viết nhằm mục đích cung cấp thông tin- góp phần giáo dục sức khỏe cộng đồng, không đồng nghĩa với việc thay thế phương pháp chẩn đoán & điều trị của BS!)


            http://www.ptp.com.vn/item.aspx?cid=259&id=4b87c4b8-6957-482a-8eb2-97b973459ee2
          <bài viết được chỉnh sửa lúc 12.07.2007 18:12:02 bởi HongYen >
          #5
            HongYen 12.07.2007 18:13:56 (permalink)
            NGHIÊN CỨU TẠO MÀNG SINH HỌC TRỊ PHỎNG
            TỪ ACETOBACTER XYLINUM

            Phạm Thị Ngọc Ðoài* – Nguyễn Thị Diễm Chi* – Hồ Thị Yến Linh* – Võ Phùng Nguyên** – Huỳnh Thị Ngọc Lan* – Nguyễn Văn Thanh*

            TÓM TẮT


            Nghiên cứu này nhằm ứng dụng sản phẩm lên men của Acetobacter xylinum làm màng cellulose vi khuẩn tẩm dầu mù u có tác dụng sinh học trong điều trị thỏ gây bỏng thực nghiệm. Vết bỏng của thỏ gây bỏng nông thực nghiệm lành sau 22 ngày điều trị bằng màng sinh học tẩm dầu mù u so với lô thỏ dùng gạc tẩm dầu mù u và so với lô chứng dương đều là sau 29 ngày. Song song với các lô điều trị, chúng tôi cũng tiến hành thỏ đối chứng gây bỏng thực nghiệm không điều trị. Tiến trình làm lành vết bỏng của màng sinh học tẩm dầu mù u tốt hơn so với gạc tẩm dầu mù u. Các vết bỏng được điều trị dần dần thu hẹp diện tích, sạch, khô và không bị nhiễm trùng. Màng sinh học tẩm dầu mù u điều trị phỏng có nguồn gốc vi khuẩn ngăn không cho vết thương nhiễm trùng và giúp vết thương mau lành. Kết quả của nghiên cứu này cho phép tiến hành những nghiên cứu sâu hơn về màng cellulose vi khuẩn tẩm dầu mù u thu được nhờ quá trình nuôi cấy vi khuẩn Acetobacter xylinum để hoàn thành hồ sơ nghiên cứu và đưa ra thị trường sản phẩm màng sinh học tẩm dầu mù u.


            ÐẶT VẤN ÐỀ


            Bỏng là một chấn thương đòi hỏi công tác điều trị dài ngày, nhiều mặt và chi phí điều trị rất tốn kém. Hiện nay người ta có nhiều dược phẩm dùng để trị bỏng như Madecassol, Polyvinyl, Polymethan... Trong đó, những công trình nghiên cứu điều trị bỏng tạo các chế phẩm màng sinh học như màng ối, da lợn, màng da ếch… đã được chứng minh có hiệu lực tốt.
            Nghiên cứu này đã tạo màng sinh học từ sản phẩm của A. xylinum có mang chất tái sinh mô chứa dầu mù u ở qui mô pilot. Màng được đem thử nghiệm in vivo trên thỏ thực nghiệm, từ đó đưa ra thị trường sản phẩm màng sinh học điều trị bỏng và các tổn thương về da có hiệu quả điều trị cao và có giá trị kinh tế từ A. xylinum.


            NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


            1. Vật liệu
            Chủng giống do Phòng vi sinh - Bộ môn chế biến bảo quản vi sinh - Khoa nông học - trường Ðại Học Nông Lâm và Viện sinh học nhiệt đới cung cấp.
            2. Phương pháp
            2.1 Kiểm tra chủng giống nghiên cứu
            · Quan sát hình thái khóm vi khuẩn trên môi trường nuôi cấy có thạch và hình dạng tế bào vi khuẩn sau khi nhuộm Gram.
            · Kiểm tra đặc điểm sinh lý sinh hóa
            2.2 Phương pháp tạo chế phẩm màng sinh học cellulose từ A. xylinum
            · Công đoạn sinh học
            Giống từ ống nghiệm gốc trước khi đem dùng cần phải cấy lại trên môi trường thạch để làm "thức tỉnh" sau đó tiến hành nhân giống cấp 1, cấp 2... để đảm bảo đủ số lượng tế bào vi sinh vật cho quá trình lên men. Tỉ lệ nhân giống khoảng 1-10%. Sau dó tiến hành lên men hàng loạt để thu sinh khối.
            · Công đoạn hóa học
            · Tách và và sử lý sản phẩm
            · Xử lý màng thu được bằng dung dịch kiềm loãng
            · Trung hòa BC bằng acid
            · Tiệt trùng
            · Tạo chế phẩm từ BC và ứng dụng trong điều trị phỏng
            · Màng BC với glycenin và nước

            · Maøng BC vôùi daàu muø u
            · Hình 2. Màng BC sau khi tinh chế
            2.3 Mô hình thử nghiệm tác dụng sinh học in vivo của chế phẩm
            2.3.1 Mô hình gây phỏng
            Chọn mô hình gây phỏng bằng nhiệt khô: Nhiệt độ: 100oC, thời gian: 10 giây, độ phỏng: II nông, diện tích phỏng: 18 – 20%
            2.3.2 Phương pháp tiến hành
            Lô 1: Lô chứng, không điều trị                 
            Lô 2: Lô đắp gạc tẩm glycerol
            Lô 3: Lô đắp màng sinh học glycerol      
            Lô 4: Lô đắp gạc tẩm dầu mù u
            Lô 5: Lô đắp màng sinh học tẩm dầu mù u
            Lô 6: Lô dùng pomade Madecassol 1%
            Sau khi gây phỏng, đắp liền màng và gạc lên vết phỏng, thay màng sau mỗi 24 giờ.
            2.3.4 Phương pháp đánh giá kết quả
            · Theo dõi tình trạng vết phỏng, độ phù nề hoại tử, nhiễm trùng có mủ.
            · Ðo diện tích vết phỏng và đánh giá qúa trình lành sau những khoảng thời gian.
            · Giải phẫu bệnh da thỏ.
            3. Kết quả
            3.1 Ðặc tính sinh hóa
            Chủng giống thu được phù hợp với các đặc điểm sinh hóa của Acetobacter xylinum
            Bảng 1. Kết quả kiểm tra đặc điểm sinh hóa của chủng giống thu được
             
            .....
             
            http://www.ctu.edu.vn/workshop/hnkh-y11/tphcm/yenlinh.htm
            <bài viết được chỉnh sửa lúc 12.07.2007 18:24:16 bởi HongYen >
            #6
              HongYen 12.07.2007 18:21:27 (permalink)
              .....
               
              Bảng 1. Kết quả kiểm tra đặc điểm sinh hóa của chủng giống thu được

              .....

              3. 2 Kết quả sản phẩm lên men
              Acetobacter xylinum sau 7 ngày theo phương pháp nuôi cấy tĩnh ở nhiệt độ phòng sẽ thu được khối có bề dày 1 -1,5 cm, kích thước 20 x10 cm, dễ dàng tách ra khỏi môi trường nuôi cấy. Sinh khối có màu vàng, đục chứa nhiều môi trường nuôi cấy, dẻo dai.
              3 2.1 Sản phẩm tinh chế

              ......

              3.2.2 Chế tạo màng sinh học điều trị phỏng
              Chúng tôi đã tạo màng sinh học điều trị phỏng kích thước 10 x 10cm, nặng 3,5g. Màng sinh học này có các đặc điểm:
              · Màng trắng trong, có thể quan sát tình trạng vết thương qua màng.
              · Là lớp màng bảo vệ vết thương, ngăn cản sự xâm nhập của các yếu tố bên ngoài như, bụi, vi khuẩn…
              · Hút dịch rỉ vết thương, giữ cho môi trường vết thương luôn khô ráo, làm mát vết thương, giúp vết thương tránh được sự nhiễm trùng và hôi thối.
              Chúng tôi tẩm các hoạt chất làm tăng khả năng điều trị phỏng là dầu mù u (2g) và glycerol (6,5g) vào màng.
              3.3 Kết quả thử nghiệm tác dụng sinh học
              3.3.1 Theo dõi tiến triển của vết phỏng
              · Quan sát tình trạng vết phỏng: độ phù nề, họai tử, nhiễm trùng có mủ hay không.
              · Ðo diện tích vết phỏng còn lại theo thời gian.
              Bảng 3. Diện tích trung bình vết phỏng của thỏ ở các lô theo thời gian (cm2)

              ......

              Bảng 4. Tỉ lệ lành (% theo diện tích ban đầu)
               
              .....
               







              KẾT LUẬN


              Chúng tôi đã nuôi cấy Acetobacter xylinum thu sinh khối, tạo màng sinh học từ BC của Acetobacter xylinum có tác dụng điều trị phỏng. Màng có kích thước 10 x 10cm, màu sắc trắng trong, không mùi, đạt về mặt cảm quan. Ðồng thời, chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm tác dụng sinh học in vivo của màng trên thỏ gây phỏng thực nghiệm:
              · Màng sinh học tẩm glycerol có tác dụng điều trị vết bỏng, làm lành vết thương sau 29 ngày.
              · Màng sinh học tẩm dầu mù u cho kết quả tốt hơn, làm lành vết thương sau 22 ngày.
              · So sánh với lô dùng gạc tẩm dầu mù u và Madecassol: lô dùng gạc tẩm dầu mù u tiến triển tốt nhưng hơi chậm so với dùng màng BC tẩm dầu mù u.


              Lô Madecassol làm vết thương vết thương khô hơn, họai tử khó bong , chậm hơn, đến ngày 29 mới thấy diện tích co bằng ngày 22 của màng BC tẩm dầu mù u.
              Như vậy, dùng màng BC tẩm dầu mù u cho kết quả tốt nhất khi điều trị bỏng độ II nông trên thỏ.

              TÀI LIỆU THAM KHẢO
              1. Nguyễn Lân Dũng và các tác giả - Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh học tập 2, 1975, p 40-45.
              2. Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Ðình Quyến, Phạm văn Ty - Vi sinh vật học, trang 318.
              3. Lương Ðức Phẩm, Hồ Xưởng - Vi Sinh tổng hợp, trang 4-5, 1978.
              4. Nguyễn Văn Thanh - Giáo trình Vi sinh công nghệ, 1999, trang 1-12.
              5. Hiroshi Ougiya, Kunihiko Watanabe, Yasushi Morinaga and Fumihiro Yoshinaga - Emulsion-stabilizing Effect of Bacterial cellulose - Biosci. Biotech. Biochem 61(9), 1997, p 1541-1545.
              6. Yoshinori Hori, Kunihiko, Yashushi morinaga and Fumihiro Yoshinaga - Evidence for the Periodically Alternating Microfibrillar Structure of bacterial cellulose - Biosci. Biotech. Biochem 61(8), 1997, p 1401-1404.
              7. Ring; David F. Skillman, NJ, Nashed; Wilson, North, Dow,Thurman - Liquid loaded pad for medical application.
              8. Lê Thế Trung - Những điều cần biết về bỏng, nhà xuất bản Y học Hà nội, 2000.
              9. Priscilla C.Zanchez, Toshiomi Yoshida, Marian A.Pulido and Mikio Nakajima - Fermentation conditions for high cellulose production for Philipine strains of Acetobacter xylinum, 1999, Science and Technology Agency, Japan.
              10. Kouda, T, H, Yano and F. Yoshinaga - Effect of aginator configuration on bacterial cellulose productivity in aerated and agitated culture, 1987, p 83, 371-376.
              Luiz F.X .Farah, Curitibe - Process for the preparation of cellulose film, cellulose film produced thereby, Artificial skin graft and its use, 1990




              http://www.ctu.edu.vn/workshop/hnkh-y11/tphcm/yenlinh.htm
              <bài viết được chỉnh sửa lúc 12.07.2007 18:26:09 bởi HongYen >
              #7
                HongYen 16.07.2007 03:19:07 (permalink)





                Một trẻ bị bỏng đang điều trị tại Viện bỏng Quốc gia.
                Phỏng * Bỏng
                 
                Mỗi ngày, Viện tiếp nhận 15 bệnh nhân bỏng, 30% là trẻ em. Trong số đó, có tới gần 80% số trẻ không được sơ cứu đúng cách.
                 

                Theo TS Nguyễn Văn Huệ, Phó Giám đốc Viện Bỏng Quốc gia, nếu như ở những thời điểm khác, trung bình mỗi ngày Viện tiếp nhận 1 - 3 trẻ bị bỏng thì số này tăng gấp đôi vào 3 tháng hè và tập trung rất nhiều ở trẻ sống ở các vùng nông thôn. Nguyên nhân là do thiếu sự chăm sóc, giám sát nên các cháu thường tự do đùa nghịch, khám phá rồi vô tình tiếp xúc với những tác nhân gây bỏng như điện, bếp ga, nước sôi, hố vôi...
                 
                TS Huệ cũng cho hay: “Gặp nhiều nhất là các trường hợp bỏng điện, riêng 3 tháng hè năm ngoái đã có tới gần 50 trường hợp trẻ bỏng điện phải nhập viện. Nguyên nhân là  do các cháy chơi thả diều dưới đường điện cao thế, câu cá, đùa nghịch trong bếp…”.
                 
                Trong khi đó, có tới 70 - 80% người  vẫn áp dụng cách dùng đắp bùn non, bôi nước mắm, bôi giấm, kem đánh răng... bôi lên vết thương của trẻ trước khi đưa đến bệnh viện. Đây chính là sai lầm nghiêm trọng khiến nhiều trẻ bị bỏng nặng thêm.
                 
                Theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa, khi trẻ bị bỏng phải ngay lập tức nhúng phần bị bỏng của trẻ vào nước mát, sạch. Nếu vết thương bị tróc da cũng làm như vậy. Sau đó, dùng tấm vải sạch quấn trẻ và chuyển tới cơ sở y tế gần nhất. 
                P.Thanh
                 
                #8
                  HongYen 29.02.2008 12:32:31 (permalink)
                  Câu Chuyện Y Học: Bị Phỏng 
                  TRẦN MẠNH NGÔ . Việt Báo Thứ Bảy, 2/16/2008, 12:02:00 AM
                   






                  Mỗi năm ở Mỹ có khoảng 1,250,000 người bị phỏng, 45 ngàn người phải vào nhà thương và 4 ngàn rưởi người bị chết vì phỏng. 93% bị phỏng vì tai nạn như chuyện lửa bếp núc hay nước quá nóng trong nhà tắm. 1/3 trẻ em dưới 10 tuổi bị phỏng phải vào nhà thương. Phần lớn phỏng do nước sôi, lửa, chạm phải giây điện hay rờ vào chỗ cắm điện hoặc hoặc bàn ủi.
                   
                  Thương tích vì phỏng làm da hư, da giữ nước và dễ bị nhiễm trùng. Lúc đầu bị phỏng, mạch máu co lại, khó lưu thông. Máu chảy chậm, tế bào nơi phỏng bị chết và vết phỏng sẽ bị nặng thêm. Bởi vậy, khi chữa phỏng cấp cứu, người ta phải truyền nước biển ngay chobệnh nhân và phải ngừa nhiễm trùng. Nếu bị phỏng nặng, biểu bì và mạch máu ngoài da bị hư, mất nhiều nước. Khi bị phỏng lâu, từ 8-12 giờ, là phỏng nặng.
                   
                  Phân loại vết thương do phỏng gây ra gồm hai yếu tố căn bản. Nghĩa là phải xác đinh phỏng nặng hay nhẹ và cũng tùy theo nguyên nhân gây phỏng và bề xâu của phỏng. Nếu để lâu mới chữa phỏng, sẽ khó điều trị.
                   
                  Phỏng vì nước sôi phần lớn ở ngoài da. Còn phỏng do điện rựt gây ra hay do hóa chất tạt vào da sẽ ăn xâu dưới da. Trẻ em hay người già thường bị phỏng nặng.
                  Khi bị phỏng nhẹ ngoài da, biểu bì chỉ bị hư hại nhẹ. Bệnh nhân than phiền đau chỗ bị phỏng. Nếu bị vết phỏng khô, da đỏ lợt, có bọng nước. Khoảng 7 tới 14 ngày sau, vết phỏng sẽ lành và không để lại thẹo.
                   
                  Phỏng ngoài da có thể làm hư biểu bì, hư gốc lông hay tóc, hư móng tay chân, hư tuyến mồ hôi, và hư thần kinh súc giác.Vết phỏng xâu hơn làm da đỏ hơn, nổi bọng nước, và da ẩm. Bệnh nhân bị phỏng cảm thấy đau đớn là bởi giây thần kinh cảm giác bị kích thích hay đã bị hư. Trường hợp này, phỏng sẽ lành trong 14-21 ngày và để lại vết thẹo mờ, nhưng vết phỏng đỏ có thể kéo dài cả tháng, để lại vết thẹo.
                  Nếu bị phỏng nặng sẽ làm da lợt và có nhiều bọng nước lớn hơn. Da biểu bì tất nhiên bị hư, móng chân tay bị loạn dưỡng, lông tóc bị cháy, hạch tuyến mồ hôi và chất nhờn không thể hoạt động được nữa. Bệnh nhân để lại vết thẹo nhăn nheo.
                   
                  Nếu bị phỏng nặng hơn nữa thì cả bì và biểu bì da đều bị hư. Phỏng làm hư mô mỡ dưới da, hư mô liên kết, mô thịt và đôi khi làm hư cả xương. Loại phỏng nặng như vậy phần lớn là do điện dựt, hay do hóa chất hoăc thương tích nặng bị đốt thành tro. Vết phỏng sẽ có chỗ đỏ, chỗ lợt, chỗ vàng, chỗ nâu hay đen như than. Vì phỏng làm hư thần kinh cảm giác nên khi ấn xuống chỗ phỏng, bệnh nhân không cảm thấy đau đớn nữa. Điều trị loại phỏng này phải giải phẫu hay thay da vì phỏng đã bị hư hại toàn.
                   
                  Khi bị phỏng thì sẽ phải làm gì?
                  1) Phải lập tức di chuyển lập tức bệnh nhân ra khỏi vùng gây phỏng. Dập tắt lửa bằng nước hay chăn mền;
                  2) Gạt rửa chất hóa học khô, rội nước liên tục vào chỗ bị phỏng;
                  3) Nếu mắt bị hóa chất tạt vào phải lâp tức xối nước vào mắt liên tục;
                  4) Tắt cầu chì nếu đang bị phỏng do điện dựt;
                  5) Kêu 911. Đưa bệnh nhân tới nhà thương cấp cứu.
                   
                  Sau đó, di chuyển bệnh nhân tới trung tâm chữa phỏng. Mức điều trị tùy theo bị phỏng lớn, nhỏ, nơi cơ thể bị phỏng hay nếu trong người bệnh nhân bị thêm những thương tích nào khác. Ngoài ra còn tùy theo tuổi tác, hoặc bệnh nhân đang có những chứng bệnh trầm trọng nào khác. Tất nhiên bị phỏng nặng phải được điều trị tại những trung tâm chuyên môn.
                   
                  Nếu phỏng nhẹ, có thể chữa trong phòng ngoại chẩn hay trong văn phòng bác sĩ gồm những loại thuốc thoa như: Mafenide acetate (Sulfanylon 8.5%), Silver sulfadiazine (Silvadene SSD Cream, Thermazene 1% cream) hay Silver Nitrate (0.5% solution). Nhưng việc xác định phỏng nặng hay nhẹ rất quan trọng và bệnh nhân cần hỏi bác sĩ.
                   
                  Muốn tránh phỏng cho trẻ, phải làm gì?
                  1) Không để trẻ nhỏ gần bồn tắm một mình, vì nươc nóng có thể làm phỏng rất nhanh, chỉ trong vài giây;
                  2) Cấm trẻ nhỏ không lại gần lò bếp, lò sưởi, bàn ủi;
                  3) Không cho trẻ chơi những đồ bật lửa hút thuốc hay hộp quẹt;
                  4) Không cho trẻ lại gần chỗ nấu cà-phê bằng điện hay đồ ăn có giây điện lòng thòng vì trẻ thích dựt giây điện làm đổ nước nóng vào người.
                   
                  Cần tham khảo thêm vơí bác sĩ gia đình.
                   
                  Trần Mạnh Ngô, M.D., Ph.D.; E-mail: nmtran@hotmail.com; Xin mời quý độc giả ghé thăm Y Dược Ngày Nay, www.yduocngaynay.com, một trang Web Y Khoa của người Việt viết cho người Việt.


                   TRẦN MẠNH NGÔ
                  http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=117&nid=123644
                  #9
                    Chuyển nhanh đến:

                    Thống kê hiện tại

                    Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
                    Kiểu:
                    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9