Bệnh heo "tai xanh"
HongYen 26.07.2007 12:17:15 (permalink)



Tâm ổ dịch "tai xanh" ngập xác heo thối

06:44' 25/07/2007 (GMT+7)


(VietNamNet) - Bên vệ đường và trên các con kênh, những xác heo trương phình thối rữa bốc mùi xú uế nồng nặc. Ngoài chợ, vẫn lấp ló những phản thịt heo. Trong nhà, những tiếng thở dài não nuột trước đàn heo vắng dần.








Các hộ nông dân Quảng Nam phải trả tiền tiêu độc khử trùng 2.000-3.000 đồng/con heo Đầu làng, cuối thôn ngập xác heo thối

Qua thôn Quí Hương, xã Bình Quí, huyện Thăng Bình những ngày này, chỉ thấy những xác heo chết bị người dân vứt vô tội vạ khắp các vệ đường làng, trên các nổng cát, cạnh bờ kênh Phú Ninh. Mùi thối rữa bốc lên nồng nặc. 

Dưới kênh, những chiếc bao tải chứa đầy xác heo trôi dập dềnh theo dòng nước. 

Rìa các khu dân cư, những xác heo được lấp đất sơ sài bị lũ chó đào lên banh xác. Ruồi nhặng  bám đen, chỉ nghe động nhẹ là bay lên như đàn ong vỡ tổ.







Lực lượng liên ngành thu giữ heo được các thương lái vận chuyển tiêu thụ tại cây Cốc, Thăng Bình.Cảnh tượng kinh hoàng đến mức PV VietNamNet không dám nhìn lâu vào các xác heo. Cảm giác tức ngực tăng dần, vì luôn phải nín thở để đi...

Trả lời về tình trạng xác heo chết không được tiêu huỷ, vất vương vãi khắp nơi,
một cán bộ lãnh đạo xã Tam Tiến, huyện Núi Thành cho biết, sau khi heo chết, không bán được, lại không có người đi chôn, nên bà con lén đem vứt ra ao hồ. Nhiều hộ chăn nuôi khi heo chết không muốn chôn vì theo tập tục, sợ “Ông Chuồng” quở trách, sau này sẽ vật chết heo nuôi.

Dự định "chết theo" heo


Tại thôn 4 xã Bình Đào, nơi cách đây 2 tuần là tâm điểm của dịch heo tai xanh, bà Nguyễn Thị Bốn buồn rầu kể: 

“Cả nhà 6 miệng ăn, nhưng chỉ có 2 sào ruộng khoán, năm mô cũng thiếu ăn, không đủ tiền cho mấy đứa nhỏ đến lớp. May nhờ Hội Phụ nữ xã cho vay hơn 2 triệu đồng, mua được 8 con heo để nuôi. Ai ngờ, chưa trả được nợ vay, thì đàn heo nuôi gần 8 tháng chuẩn bị xuất chuồng bỗng nhiên bỏ ăn mấy ngày rồi lăn đùng ra chết. Vốn liếng chắt bóp mua rau cám cùng với tiền vay chừ không biết lấy chi để trả...” Bà Bốn thở dài hướng mắt về phía chuồng heo trống trơn.









Chuồng heo trống trơn, những con heo cuối cùng có qua được cơn đại dịch?
Chị Nguyễn Thị Thảo, có đàn heo hơn 10 con nuôi suốt 1 năm nay, vừa chết dịch cũng xót xa kể về những dự định không thành: “Hai vợ chồng tui bàn tính sau khi xuất chuồng lứa heo đầu tiên, giành một ít cho mấy đứa nhỏ mua sách vở nhập trường. Còn lại mua mấy tấm tôn để lợp lại cái nhà đã dột nát. Ai ngờ, tính một đường nó đi một nẻo...”.


Còn bà Lê Thị Chắt, nhà ở thôn 3 xã Bình Đào thì nghẹn ngào trong nước mắt kể về dự định cho đứa con trai đi thi đại học tận Sài Gòn: “Thấy con học được tui bấm bụng mừng thầm, nuôi được hai con heo, dự định bán trước một con để cho nó đi thi, con còn lại nuôi tiếp chờ con đậu, bán lấy tiền cho nó nhập trường. Chừ mà nó đậu đại học, không biết lấy chi để cho nó vô trường...”.


Nhà bà Lê Thị Lan còn buồn hơn, bởi cặp heo bà âm thầm nuôi để chờ ngày mổ thịt làm đám cưới cho con, đã lăn đùng ra chết trước tiệc cưới chỉ... 3 ngày!







Thương lái vẫn vô tư vận chuyển heo từ vùng dịch đưa đi tiêu thụ.Trên khắp các nẻo đường các vùng quê Quảng Nam, từ Thăng Bình, Quế Sơn, Duy Xuyên, Tam Kỳ, Núi Thành..., chỉ nghe tiếng thở dài não ruột, những ánh mắt xót xa của nông dân nghèo trong cơn đại dịch.

Chợ mùa dịch tấp nập thịt heo

Theo quan sát của VietNamNet, tại các địa phương vừa bùng phát dịch mấy ngày qua như Hiệp Đức, Bắc Trà My, Đại Lộc…, chính quyền địa phương vào cuộc với thái độ quyết liệt, đã khẩn trương tiêu hủy toàn bộ số heo bệnh theo chỉ đạo của UBND tỉnh.
Thế nhưng, tại huyện Điện Bàn, nơi chính quyền địa phương hô hào quyết tâm chống dịch liên tục nhất,  Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Thanh Quang kiểm tra đột xuất và cho biết,  “các chợ ở đây vẫn bán thịt heo tràn lan. Tại những vùng dịch, không một điểm chốt chặn. Thương lái buôn heo vẫn ngang nhiên chở rọ vào từng nhà để mua heo bệnh...”.

Ông Quang thở dài bảo: "Tỉnh quyết tâm, nhưng chính quyền địa phương lơ là, chặn dịch bệnh sao đây?".







Xác heo vứt bên đường tại Bình Đào, huyện Thăng Bình bốc mùi hôi thối, bà con nhân dân phải tạm thời lấp đất.PV VietNamNet về các chợ lớn nhỏ tại huyện Điện Bàn để xác nhận lời ông Quang. Đúng là chính quyền địa phương ở đây bất tuân lệnh cấm của tỉnh! Hầu hết các chợ vẫn còn bày bán thịt heo, và không hề thấy bóng dáng của lực lượng liên ngành do huyện thành lập để kiểm tra, chốt chặn vận chuyển, tiêu thụ thịt heo tại vùng dịch như tỉnh đã chỉ đạo. 

Ngược theo quốc lộ 1A, chúng tôi về Núi Thành, nơi dịch tai xanh vừa bùng phát 3 ngày. Thịt heo cũng tràn ngập các chợ, người mua kẻ bán tấp nập như chưa có chuyện gì xảy ra. 

Cảnh trên hô dưới im lặng đang nghiễm nhiên tồn tại ngay trong mùa dịch. 

Nông dân "thất bát" vẫn bị "nặn túi"?

Chuyện khó tin nhưng trong những ngày đi qua vùng dịch tại Quế Sơn và Duy Xuyên, xuống tận xóm thôn khuất lấp để tận mắt chứng kiến nỗi khổ của bà con nông dân khi dịch tai xanh hoành hành. Nỗi khổ khi đàn heo chết, đã khiến bà con nợ ngập đầu. Tất cả những dự định cho cuộc sống đều trông chờ vào đàn heo giờ đây đã biến thành mây khói.
Trắng tay! Đó là những từ chúng tôi nghe bà con nông dân nuôi heo nhắc nhiều nhất. Còn nợ vay để chăn nuôi? Chưa có số thống kê đầy đủ, nhưng thiệt hại dịch tai xanh gây ra cho bà con nông dân đã lên đến con số nhiều chục tỷ đồng.






Thịt heo vẫn bày bán tràn lan tại các chợ huyện Núi Thành.Nhiều hộ chăn nuôi tại huyện Quế Sơn và Duy Xuyên cho biết, sau khi dịch tràn qua, chính quyền địa phương đã tổ chức phun hoá chất tiêu độc khử trùng và bà con chăn nuôi heo phải nộp từ 2.000 -3.000 đồng/con heo mới phun. Hộ nào không nộp thì không phun! Nên tất cả đều phải bóp bụng mà nộp.
Một cán bộ có trách nhiệm của huyện Quế Sơn và Duy Xuyên thì khăng khăng bảo "Không có chuyện đó! Nếu có thu tiền của bà con là do chính quyền xã... tự ý thu!".
Được biết, hóa chất đã được Nhà nước cấp không, Chủ tịch UBND tỉnh cũng vừa quyết định nâng mức hỗ trợ từ 3 triệu lên 10 triệu đồng/đơn vị cho những xã, phường, thị trấn bị dịch tai xanh gây hại nặng để phục vụ công tác phòng, chống dịch. Trong đó biện pháp ngăn chặn đầu tiên là tổ chức phun hoá chất tiêu độc khử trùng tại vùng dịch. 

Câu trả lời tại sao thu tiền của bà con nông dân khi phun hoá chất tiêu độc khử trùng vẫn chưa được chính quyền địa phương trả lời.


  • Vũ Trung





TIN LIÊN QUAN

Cố ý làm lây dịch heo “tai xanh” sẽ bị truy tố

Dịch cúm gia cầm, heo tai xanh "náo loạn" miền Trung

Xe heo "tai xanh" rùng rùng qua trạm kiểm dịch "ngủ"

Quảng Nam: Dịch heo "tai xanh" lan lên miền núi

Heo dịch tai xanh Quảng Nam tuồn về Đà Nẵng

Quảng Nam: 30km sông ngập xác heo dịch
 
http://vietnamnet.vn/xahoi/2007/07/721965/
 
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
 
Link:
Người Mắc Bệnh Từ Lợn
#1
    HongYen 26.07.2007 12:20:03 (permalink)




    Dịch bệnh 'làm tăng' lạm phát
    25 Tháng 7 2007 - Cập nhật 03h25 GMT
     










    "Cúm gà và dịch heo tai xanh làm tăng giá thực phẩm"
    Giới chuyên gia kinh tế từ nhiều nguồn cùng xác nhận xu hướng lạm phát đang tăng nhanh ở Việt Nam, phần nào có liên quan tới các đợt dịch bệnh ở gà và heo làm tăng giá cả thực phẩm.
     
    Các nguồn tin trong nước dự báo lạm phát trong tháng Bảy sẽ lên tới mức 8,4%, cao hơn nhiều so với mục tiêu của chính phủ từng đề ra là giữ dưới 7%.
     
    Trang kinh tế của International Herald Tribune trích lời chuyên gia kinh tế Tai Hui từ ngân hàng SCB Hongkong nhận định "lạm phát Việt Nam đang cao, nhưng chiều hướng sẽ còn tăng nữa".
    Bài viết sử dụng thêm phân tích của hai hãng thông tấn có uy tín trong ngành tài chính là Reuters và Bloomberg, đặc biệt chú ý đến yếu tố dịch bệnh trên gia súc.
     
    Ông Nguyễn Đức Thắng, Phó vụ trưởng, Vụ thương mại Dịch vụ Giá cả từ Tổng cục Thống kê, được trích lời cho rằng vụ tái phát dịch cúm gà và gần đây là bộc phát dịch tai xanh trên heo khiến giá thực phẩm tăng.
     
    Các con số thống kê cho thấy giá hàng hóa cho đến nay tăng 6,2%, trong đó giá thực phẩm - chiếm gần phân nửa (42,8%) tổng số rổ giá cả các mặt hàng tiêu dùng - tăng đến 15%.
     
    Thêm vào đó, văn phòng thống kê cũng dự báo chi phí thuốc men và y tế cũng tăng đến 5% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức 4,6% của tháng trước.
     
    Một số ý kiến quan tâm đến việc chính phủ thu mua Đô-la, cũng phần nào khiến tiền Đồng mất giá, mà mức qui đổi hôm thứ Hai đạt con số kỷ lục 16.141, thấp nhất tính từ năm 1993 tới nay.
     
    Giới chuyên gia kinh tế trên International Herald Tribune ghi nhận phát biểu của phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, coi việc kiểm soát lạm phát là mục tiêu chiến lược trong năm nay, vì hiện mức tăng trưởng của Việt Nam đang là 7,9% và con số phấn đấu là 8,5%.
     
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/07/070725_disease_inflation.shtml

     
     
    #2
      HongYen 27.07.2007 21:52:34 (permalink)




      Việt Nam sẽ mở điều tra các ca lây nhiễm bệnh não từ heo



      24/07/2007
       
       
      Bịnh cúm heo do vi khuẩn Streptococcus Suis gây ra

       
      Bộ Trưởng Nông Nghiệp Việt Nam xác nhận rằng Việt Nam phải nhanh chóng điều tra việc 42 người nhiễm bịnh cúm heo và trong số đó đã có 2 người thiệt mạng.
       
      Ông đã đòi phải thi hành các biện pháp khẩn cấp để chận đứng trùng bịnh. Tin ghi là bịnh cúm heo do vi khuẩn Streptococcus Suis gây ra.

      Bịnh mới được phát hiện sau khi lây nhiễm cho 22 người ở các tỉnh miền bắc và 20 người ở miền nam.
       
      Người bị nhiễm trùng vì tiếp xúc trực tiếp với thịt heo, hoặc với heo mắc bịnh. Người nhiễm trùng có thể bị nội xuất huyết, bị sốt, sưng màng óc, bị nhiễm khuẩn huyết, bị sưng màng tim và nếu sống sót sau cơn bịnh thì có thể bị điếc.
       
      Một viên chức thuộc Viện Bịnh Truyền Nhiễm cảnh cáo mọi người về nguy cơ mắc bịnh do ăn tiết canh – món ăn được coi là khoái khẩu của dân quê – bởi vì huyết heo chứa rất nhiều vi trùng. Ông nầy khẩn thiết yêu cầu những người sở hữu heo bịnh đừng mang bán heo của mình mà hãy tiêu huỷ nó đi vì sức khoẻ và tương lai của cả cộng đồng.
       
      Hôm thứ hai, Bộ Trưởng Nông Nghiệp có nói rằng một chứng bịnh khác của heo, mệnh danh là Hội Chứng Sinh Sản và Hô Hấp ở heo – thường được gọi là Bịnh Tai Xanh – lan tràn nhanh chóng ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và thành phố Đà Nẵng là vì nhà chức trách không ngăn chận được việc buôn bán và vận chuyển heo.
       
      Ngoài ra, cơ quan thú y Việt Nam còn loan báo là cúm gia cầm đã phát hiện lại ở trung bộ, giết chết 220 con vịt tại một nông trại trong tỉnh Quảng Bình hôm thứ bảy.
       
      Theo cơ quan nầy thì các cuộc khám nghiệm cho thấy có vi rút H5N1 trong cơ thể những con vịt chết.
       
      http://www.voanews.com/vietnamese/2007-07-25-voa16.cfm
      #3
        HongYen 11.09.2007 13:11:43 (permalink)



        Nguy cơ bộc phát bệnh liên cầu lợn ở Việt Nam vẫn cao


        07/09/2007









        Tân Hoa Xã đưa tin trong ngày thứ sáu cho hay là nguy cơ bộc phát bịnh liên cầu lợn – tên chính thức là “Hội Chứng Sinh Sản và Hô Hấp của Lợn”, viết tắt theo tiếng Anh là PRRS, vẫn còn cao tại Việt Nam.
         
        Tin trích lời ông Mai Văn Hiệp, Cục phó Cục thú y của Bộ Nông Nghiệp VN cho biết thuốc chủng ngừa bịnh PRRS không mấy kiến hiệu bởi vì bịnh vẫn xảy đến cho nhiều con heo đã được chủng ngừa. Nay thì bịnh đã tác hại cho các đàn heo ở 3 tỉnh là Quảng Ngãi và Bình Định ở trung bộ và Bà Rịa Vũng Tàu ở nam bộ.
         
        Tân Hoa Xã ghi thêm là dịch bịnh nầy đã bộc phát tại 13 tỉnh và thành phố từ tháng 3, ảnh hưởng tới 65 ngàn con heo và gây thiệt hại lên tới cả mấy chục tỉ đồng.
         
        Bịnh nầy thoạt tiên được ghi nhận ở Mỹ hồi giữa thập niên 1980 nhưng nay đã được phát hiện tại hầu hết các quốc gia nuôi heo. Heo bịnh không sinh sản được, bị sưng phổi và rất dễ bị nhiễm trùng.

        http://www.voanews.com/vietnamese/2007-09-07-voa14.cfm
        #4
          Chuyển nhanh đến:

          Thống kê hiện tại

          Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
          Kiểu:
          2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9