Giang Nam kỳ sử
anh_hung_cai_the 02.10.2007 14:01:53 (permalink)
Lâu rồi anh_hung_cai_the không post bài trên vnthuquan.Lý do là vì tập trung để viết hai cuốn tiểu thuyết dã sử,tài nghệ của anh_hung_cai_the còn rất non kém,mong anh chi chỉ giáo.
 
 
GIANG NAM KỲ SỬ
Lời nói đầu

Thực rõ Trung Hoa có Phong Thần diễn nghĩa,có Tây Du Ký,có Hồng Lâu Mộng,những bộ truyện kinh điển ảnh hưởng không chỉ trong phạm vi một quốc gia,chúng đã trở thành những kiệt tác của thế giới văn học loài người.Người Việt ta cũng chịu ảnh hưởng rất sâu sắc từ nền văn hoá đặc biệt của Trung Hoa,cũng kể đến những nước trong khu vực Đông Á như Nhật Bản,Hàn Quốc.Nói đến văn học thì nghĩ đến Trung Hoa, điều đó quả không thể không phủ nhận được.Nền Văn học Trung Hoa thật sự vĩ đại,thật sự như một bức tượng đài hoàn hảo.So với các nước phương Tây thì từ thời phong kiến hay trước đó trở đi thì con người tin vào những điều kỳ lạ,những điều ngoài sức lao động và sáng tạo của con người.Người ta tin rằng có một thế lực thần thánh,một thế lực siêu nhiên có thể điều khiển vạn vật,có thể quyết định đến sinh mệnh của họ.Người ta gọi họ là những vị thần tiên(theo người châu Á chúng ta),những vị này được người tra diễn tả bằng việc tu luyện trăm năm đến ngàn vạn năm và họ có thể hô mưa gọi gió triễu hồi linh thú, đánh nhau tranh giành quyền lực,…Và từ những điều tin kỳ lạ và không có thực đó,những bộ Phong Thần diễn nghĩa,Xuân Thu Chiến Quốc,Tây Du Ký,…ra đời.Trong truyện ngoài việc nhắc đến những trận đánh,những cuộc tranh giành giữa các thế lực loài người và các thế lực siêu nhiên với nhau,chúng còn thể hiện một bài học về rất nhiều đức tính của con người. Đó chính là giá trị thực sự của nền văn học Trung Hoa.Nói sang một vấn đề khác đó là cách hành văn.So với cách hành văn trong văn học hiện đại thì chúng quả là khác xa rất nhiều,văn học hiện đại có những ngôn từ câu văn mượt mà,văn vẻ, đẹp hơn rất nhiều so với những truyện mà ta đọc được viết từ rất lâu,rất lâu.Thế nhưng vì sao chúng lại được đón nhận?Thực ra thì con người lúc bấy giờ so với hiện tại thì não bộ,kiến thức,nhận thức,…tất cả những gì liên quan đến tri thức và trí óc đều chưa phát triển hoàn chỉnh.Cây cối,vạn vật trong thiên nhiên đều trải qua một quá trình tiến hoá rất lâu dài và con người cũng không phải ngoại lệ.Nói đến đây thì hẳn bạn đã hiểu,cách hành văn hồi ấy còn đơn giản do viết cho tầng lớp nông dân,nghèo hèn,binh sĩ,…nên điều này là hợp lẽ.Những tầng lớp quý tộc thời ấy cũng có thể đón nhận vì đó cũng là một thú tiêu khiển vậy.Song khi đọc chúng,chúng ta lại thấy thật sự thích thú,thích thú bởi tính chân thự trong từng lời nói và qua dáng điệu được miêu tả,chúng thật sự sống động.
Trở lại mục tiêu của tôi khi viết truyện này,nói cho rõ ràng,những nhân vật,những địa danh trong đây phần lớn đều là hư cấu mà thôi.Thực chất tôi chỉ muốn mang lại một chút gì đó niềm yêu thích văn học cho tuổi trẻ bây giờ,chúng không cần biết quá nhiều,hiểu quá nhiều,chỉ cần chúng thích.Khi viết truyện này tôi cũng có dựa trên nền tảng đam mê những thành tựu nói trên của văn học Trung Hoa.Ai mà không muốn có một kiệt tác để đời và tôi cũng vậy.Tôi không muốn bôi nhọ nước Việt ta qua truyện này,và tôi cũng không muốn tuyên truyền mê tín dị đoan vì tôi rất ghét điều đó mà chỉ mong muốn đây là món ăn tinh thần đọc lúc vui buồn sầu khổ,…Tôi chỉ mong phản ánh được nền văn học Việt Nam không hề thua kém nền văn học Trung Hoa, đó chính là mục đính chính của tôi khi viết truyện này.


















Tác giả
Hồi 1:Khởi quốc

T
huở sơ khai khi người Việt chỉ mới là những tộc ít người trên vùng miền núi phía Bắc,lãnh thổ mà họ sinh sống thuộc sở hữu của Thần Châu quốc,và nơi này ít người Hán qua lại.Chốn này được gọi là chốn"rừng thiêng nước đọng",rắt rít nhiều không kể xiết.Lại thấy còn nhiều ác thú khác như cọp,beo,voi,…cùng nhiều linh thú khác.Hoàng đế Thần Châu quốc tự xưng mình là Long đế-linh thú đứng đầu trong tứ linh.Người Việt chúng ta qua nhiều cuộc đấu tranh lại giành được lãnh thổ cho riêng mình,Mạnh Hoạch là thủ lĩnh có công trong thời loạn lạc ở đất Thần Châu.Cũng từ ấy,xứ Việt ta không còn lệ thuộc nhiều vào nhà Hán nữa.Có thời An Dương Vương lên làm vương người Việt chúng ta cho xây Cổ Loa thành,giờ đây nó đã trrở thành một di tích cổ.Chúng ta sẽ bắt đầu câu chuyện từ đây.Câu chuyện này không liên quan đến sử Việt nhiều,thật ra nó đã được kể thành một câu chuyện khác…
Một lãnh thổ nằm ở vùng Trung trung Bộ nước ta(ngày nay),từ thời Hùng Vương đến thời Hậu Lê,vùng này vẫn chưa được khai phá.Vùng này hãy còn là một bí ẩn lớn.Câu chuyện của chúng ta bắt đầu từ lúc có người từ triều Hán trở vào đây.Thực chất họ là một nhóm gồm hai đôi phu phụ và trú chân tại Ngọc Lĩnh Sơn,nơi nầy họ sanh con con đẻ cái đầy đàn.Thời gian thấm thoắt trôi qua, đôi phu phụ ngày nọ đã qua đời,con cháu của họ nhiều không kể xiết.Lúc này ở phía bắc,triều Lý đã thành lập và thịnh vượng hơn bao giờ hết.Con cháu của đôi phu phụ kia không muốn trở về cội nguồn nữa,mà vì họ muốn lập quốc riêng vậy.Họ coi giang san từ đây trở vào Nam sao mà kỳ vĩ đến thề,sao mà xanh tươi,hiền hoà đến thế.Họ đã bỏ qua hơn mười năm,xsây dựng và củng cố lãnh thổ.Họ sợ triều Lý chinh phạt,đánh đuổi,cũng sợ thêm nhiều thế lực từ Thần Châu quốc đến. Ở phía Nam còn là lãnh thổ của Chăm pa, đối diện với bao kẻ thù từ nhiều phương,con cháu đôi phu phụ kia ngày đêm không ngủ,buồn phiền nhiều chuyện.Sau nhiều năm trôi thêm,tức mười năm như đã nói,Giang Triệu là anh cả lên làm vương lấy vùng lãnh thổ từ Ngọc Lĩnh Sơn đến miệt cao nguyên Tây Nguyên ngày nay.
Bấy giờ lấy tên nước là Đại Giang Nam Quốc-năm th nhất của triều Nam Phong.Giang Triệu là Nam Phong thái tổ hoàng đế,cùng nhau xây dựng đất nước thật vững mạnh.

 
 
Hồi 2: Dâng ngọc Long Châu, đến động Vĩnh Kẹt

Đôi phu phụ trước kia một họ Giang,một họ Nam kết nghĩa huynh đệ tỷ muội,sanh ra đến hơn mười người con.Bấy giờ có đứa thứ tám bỏ đi tìm giàu sang phú quý, đến đưa thứ mười cũng bỏ về Thần Châu quốc rèn luyện võ học, ước mong mai này công thành danh toại.Giang Triệu tính khí hiền hậu, ôn hoà vả không muốn mình lên ngôi vương vì chỉ muốn sống mỗt cuốc sống bình yên đến cuối đời.Song do sức ép từ nhiều phiá,công cuộc xây dựng một Đại Giang Nam quả đương nhiều khó khăn.Giang Triệu cho xây một thành nhỏ chỗ lưng Ngọc Lĩnh Sơn,gọi thành nầy là Trấn Nam Thành,cũng dựng nghiệp cơ đồ từ đây.Người em thứ hai của Giang Triệu là Nam Việt thân chinh đến động Vĩnh Kẹt nghe nói có linh thú đặng bắt về sai khiến. Động Vĩnh Kẹt nằm gần vùng chôn vua Hùng trước kia,nghe nói âm hồn linh thiêng,thú dữ ngày đêm rình rập nhưng chưa bao giờ dám xâm phạm,các vua nước Việt cũng chưa hẳn biết đến nơi nầy.Nam Việt cùng hai võ dũng ngày đi đêm nghỉ:
-Hẳn nơi ấy có linh thú hay bảo vật gì đó.Nếu ta không lầm.
Mấy võ dũng cải trang kín người,tay mang đại đao,hết lòng bảo vệ Nam Việt
Vùng đồi núi Phú Thọ hoang sơ vô cùng.Những ghềnh đá nằm bấp bênh trên những đồng cỏ dại cùng nhiều loài kỳ hoa dị thảo khác. Động Vĩnh Kẹt nằm sâu trong rừng hoang và nơi ấy tiềm tàng nhiều điều bí ẩn.Trước khi đi Giang Triệu có căn dặn:
-Đệ đi chuyến này vô cùng nguy hiểm,sao lại chỉ đơn thương độc mã cùng hai người?
Nam Việt cười:
-Hoàng huynh chớ lo nhiều,chuyến này đệ chỉ đi khảo sát.Hai võ dũng này là ngưởi thân tín,nhất định họ sẽ bảo vệ được.
Giang Triệu nghe nói thế cũng yên lòng.Người vời cho bày yến tiệc tiễn Nam Việt ra đi.
Nam Việt trong còn có Thần Giáp hộ thể, đao kiếm đâm khó xuyên,chuyến này đi tự tin vô cùng.
Nam Việt dặn dò con trẻ ở nhà mà rằng:
-Ta xa nhà hơn bảy ngày trời,các con vâng lời chuyên tâm sử sách chẳng đặng,mai này ta về truyền cho một phép hộ thân không sợ thù địch,giặc cướp.Có chăng ta chỉ không muốn các con như bát thúc và thập thúc.Các con hãy vâng lời ta dạy
Xe ngựa chuyển bánh,phóng một mạch lên hướng Bắc.Có vua triều Lý là Lý Công Uẩn tức Lý thái tổ nghe tin có người lạ đến vùng cấm của tổ tiên thì sanh nghi ngờ,cho một đạo quân hơn trăm người gươm giáo đầy đủ đến phục chờ.Nam Việt đi được hơn nửa ngày trời thí mệt vào trú tại một nhà người đánh cá.Người đánh cá ấy là một ông già, ông già trông như tiên ông hơn một cụ già bình thường. Ông mời Nam Việt cùng hai người tuỳ tùng qua đêm tại nhà ông. Đêm đó,Nam Việt hỏi ông lão:
-Xứ Việt thế nào,ta chưa từng biết đến,chỉ nghe hùng mạnh,hùng cứ trên phía mạn Bắc. Ông có thể nói cho ta nghe.
Ông lão nói:
-Người Việt xưa nay hiền hoà,vua tôi đều tận trung vì nước vì dân, ấy là phúc lớn của thiên hạ.Xây chùa,lập miếu,thi cử,mọi thứ đi vào trật tự cả.Truyền thống xưa nay quả thật hào hùng.Người hãy còn chưa biết đó thôi.
Nam Việt lại nói:
-Quả ta đi chuyến này không uổng,song ta cũng không muốn gây thù chuốc oán gì chỉ làm theo lệnh vua trên.
Ông lão nói:
-Vĩnh Kẹt xưa nay là chốn thiêng của người Việt.Xâm phạm đến nó thì trời đất nổi giận,hoạ đến liên miên.Bá tánh xưa nay chưa ai dám phạm đến chốn thiêng,sao người lại vì chút chuyện tham lam mà gây hoạ lớn cho bá tánh.Người nên về đi.
Nam Việt nói:
-Quả ta cũng có ý đó,nhưng thiên nhiên ấy không riêng là của xứ Việt,vả chăng vua tôi xứ Việt cũng bỏ bê chuyện thờ cúng,tôn nghiêm
Ông lão nói:
-Ấy là Nam vương chưa biết đó thôi.Nơi nầy oan hồn trong trận chiến Bạch Đằng năm xưa cũng còn lẩn vẩn,chốn của trời thiêng,loài người sao quyết định được.
Nam Việt lại nói:
-Ta nguyện hy sinh vì Đại Giang Nam quốc,nếu có bảo vật linh thú ở đây thì hẳn ta quyết thu phục mới thôi.
Ông lão cười:
-Quả thế nhưng vua tôi nhà Lý mà biết, ắt có chuyện lớn. Đại Giang nam quốc già này chưa biết thế nào,chứ nhà Lý mạnh thế kia ắt san bằng không chừa một gốc rễ,ngọn cỏ.
Nói chuyện hồi sau thì đến sáng.Nam Việt cùng tuỳ tùng lại lên đường,trước khi đi ông lão lại tặng một bảo vật.Lão dặn không được mở ra cho đến khi vào chầu Lý thái tổ, ấy là một cái tráp bằng vàng.
Bấy giờ Nam Việt cùng hai người tuỳ tùng hướng thẳng về phía Thăng Long, ý định chưa thể vội vàng làm chuyện lớn vì đây không thuộc lãnh thổ Đại Giang Nam quốc. Đoàn người đi được hơn hai ngày nữa thì đến thành Thăng Long.
Khung cảnh kỳ vĩ hiện ra trước mắt,một thành náo nhiệt và phồn thịnh đến không ngờ.Trước đây chỉ nghe danh mà chưa biết đến như thế nào,nay được chiêm ngắm quả không uổng mấy ngày gian lao vất vả.Nghe tin có sứ Đại Giang Nam quốc ở phía nam vào thành thì vua tôi nhà Lý liền nghênh kiệu đón rước vào chầu vua.
Đương khi vào chầu thì thấy Lý Công Uẩn(tức Lý Thái Tổ) đang xem tấu văn của triều thần
Nam Việt quỳ lạy mà rằng:
-Nay nhân chuyến đến Thăng Long có việc xin bệ hạ chuẩn tấu cho sứ thần Đại Giang Nam quốc.
Lý Công Uẩn nói:
-Mời sứ thần đứng dậy.Hôm nay trẫm được vinh dự đón tiếp sứ thần,mong sứ thần hãy ở qua đêm dự yến tiệc cùng trẫm.
Nam Việt thưa:
-Thần có một việc mong bệ hạ chuẩn tấu
Lý Công Uẩn hỏi:
-Là việc chi?
Nam Việt lại thưa:
-Xin bệ hạ cho thần được đến Vĩnh Kẹt bắt linh vật về sai khiến.
Lý Công Uẩn quát lên rằng:
-Sao nhà ngươi dám tự tiện.Vĩnh Kẹt là chốn thiêng liêng của nước nhà,trẫm không thể để ngươi đến đó được.
Nam Việt lại thưa:
-Hạ thần còn có một bảo vật muốn dâng bệ hạ,mong bệ hạ hãy minh xét cho hạ thần được đến đó một lần.
Lý Công Uẩn truyền cho dâng báu vật.Chỉ Thấy có cái tráp vàng nặng tựa khối đá,bên trong mở ra thì thấy một viên Long Châu ánh sáng của nó toả ra vàng hực.Trông sắc mặt Lý Công Uẩn ngạc nhiên vô cùng.Thấy thế,Nam Việt còn nói:
-Đặt viên Long Châu này trước hoàng thành Thăng Long thì yêu ma không phạm vào được,tinh thần của bệ hạ cũng nhờ viên Long Châu này mà trở nên thanh thản và thư thái, ấy không còn lo âu và bận tâm nữa.
Lý Công Uẩn lấy làm vừa lòng,nhưng vẫn còn chưa chịu chấp nhận.Vua nói:
-Thấy sứ giả cũng không có ác ý hay mưu đồ xấu,nay trẫm cũng muốn kết giao hữu nghị với Đại Giang Nam quốc,mong rằng hai bên sẽ cùng nhau chung hưởng hạnh phúc nghìn đời.
Nam Việt nghe vậy thì mừng thầm trong bụng.Niềm vui khó kìm nén,người đồng ý ngay:
-Vâng thưa bệ hạ.Thế thì tốt quá!Thần xin dâng thánh chỉ của người vè bên Đại Giang Nam quốc vậy.
Tối ấy Lý Công Uẩn phê tấu mà rằng:

-Vĩnh Kẹt xưa nay mấy ai đến được,trẫm thực sự cũng chỉ nghe nói mà chưa từng đến. Đường đến Vĩnh Kẹt gian lao vất vả,nơi ấy có linh thú, ác ma hay không thì còn chờ vận may rủi,sử sách từ lập quốc đến giờ chưa ghi về điều ấy.Mong sứ thần hãy đi cẩn thận,chiếu này trẫm chỉ muốn cả Đại Việt quốc và Đại Giang nam quốc chung sống hoà bình,giúp đỡ lẫn nhau.Mong có ngày gặp lại.Khâm thử
Lý Công Uẩn.

Ban chiếu ấy xong,hôm sau, đoàn người Nam Việt tứ tốc ra đi.Trên đường đi còn gặp nhiều gian lao trắc trở,mời xem tiếp hồi sau sẽ rõ.
 
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9