Ý nghĩa giữa lễ Cô hồn - Halloween
Thanh Vân 29.10.2007 16:12:39 (permalink)
Ý nghĩa giữa lễ Cô hồn - Halloween 

 
Mường Giang
 
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/34101/29281AF7316A4A1E942AEB950B3A0102.gif[/image]




1. Ý NGHĨA VÀ SỰ TRÙNG HỢP GIỮA LỄ CÔ HỒN TA VÀ ÐÊM HALLOWEEN CỦA TÂY PHƯƠNG


Trường sinh bất lão, là một trong những mộng lớn của con người nhưng xưa nay, đâu có ai, dù hạng đế vương hiển hách như Tần Thỉ Hoàng, Hán Cảnh Ðế, Thành Cát Tư Hãn... cũng chưa hề đạt được. Tuy nhiên lòng tham của con người vô đáy, bởi vậy để mọi sự trở thành hiện thực, giờ người ta lại nghĩ tới chuyện làm đông lạnh tử thi và đợi tới trăm năm sau, để hồi sinh chuyển thế. Nhưng đây cũng là chuyên trên trời dưới bể, biết đâu mà mò.

Tóm lại như Albert Camus viết: "Chỉ có một vấn đề triết học nghiêm chỉnh. Ðó là sự chết của con người, một câu chuyện dài chưa kết thúc". Tuy nhiên nói gì thì nói, chuyện lễ táng trên thế giới xưa nay, cũng vẫn là một trong tất cả các nền văn minh của nhân loại, được lưu truyền qua các thời đại. Nói chung, việc người sống chăm lo cho người chết, tức là tự chuẩn bị cho mình một cuộc sống ngày mai, nơi thế giới bên kia.

Ðời người, ai cũng đều hãi sợ cái chết, dù biết trước đây chỉ là một bước chuyển kiếp, từ thế giới này sang thế giới khác. Cho nên đó không phải là chuyện của riêng ai, kẻ chết hay người sống. Ðây là một tập tục của cá nhân, gia đình, xã hội và các tôn giáo, nhằm giúp người chết vượt tới cõi hư vô hoàn toàn, trong đó có việc làm cho người chết được mồ yên mã đẹp. Quan trọng nhất là từ năm 1963 tới nay, Giáo Hoàng Paul IV của Tòa Thánh La Mã, đã cho phép giáo dân được hỏa táng và tuyên bố việc này không làm hại tới đời sống tâm linh của những người theo đạo Thiên Chúa.

Trước thế kỷ XVIII, có một số tôn giáo, không nhấn mạnh hay bắt buộc tín đồ phải tôn kính đối với người chết. Bởi vậy đã không có chuyện người sống đi thăm mộ phần thân nhân mình. Do đó người chết gần như bị lãng quên và hoàn toàn phó mặc cho nhà thờ là nơi chôn giữ họ. Sự kiện này, mãi cho tới khi có cuộc cách mạng Pháp năm 1789 mới chấm dứt. Tóm lại trước đó, chính người chết tự tìm đến với người sống và những tiếng chuông, vang lên khắp các làng quê Âu Mỹ, Cận Ðông... vào ngày thanh minh hằng năm 2 tháng 11, chỉ với mục đích, xua đuổi linh hồn của những người đã khuất, xa hẳn cõi sống trần gian, theo tập quán tín ngưỡng của họ.

Trái lại tại Á Châu, việc thờ phụng người đã khuất, rất được coi trọng, nhất là ở Trung Hoa và Việt Nam, qua quan niệm "Nhờ ơn Tổ Tiên, chúng ta mới có tất cả". Bởi vậy mới có, ngày thanh minh trong tiết tháng ba, hay là lễ cô hồn ta vào rằm tháng bảy âm lịch. Ðây là dịp, để người sống biết ơn người đã khuất như đi lễ tại các đình làng, nhà thờ. Ðồng thời đem lễ vật, hương hoa tới cúng bái tại phần mộ, nơi nghĩa trang. Tập quán này, ngày nay cũng được các tín đồ Thiên Chúa phương Tây, thực hiện hằng năm, vào ngày 2 tháng 11, gọi là Lễ Cô Hồn Tây, nhất là tại Mễ Tây Cơ, đã trở thành một ngày lễ chung của toàn quốc.

Cùng chung ý niệm tôn giáo trên, tại các nước Âu Mỹ, đã cử hành Lễ Hội Halloween, vào đêm 31 tháng 10, đêm trước Lễ Các Thánh (All Saints’ Day), hay còn gọi là All-Hallow Day, nhằm ngày 1-11. Theo sử liệu, đây là một Lễ Hội đã có từ lâu đời, bắt nguồn từ phong tục và mê tín, của người Druid thuộc sắc tộc Celts cổ, sống tại nước Anh, Ái Nhĩ Lan và xứ Gaul.

Người ta thường nói đông và tây chẳng bao giờ gặp nhau, ngoại trừ trong các dịp lễ Cô Hồn.

1-NHỮNG HUYỀN THOẠI PHÁT SINH TỪ LỄ HỘI HALLOWEEN :

Ðến nay, tác phẩm ác quỷ Dracula của nhà văn người Anh là Bram Stoker, đã trên 100 năm và trở thành một nguồn cảm hứng vô tận, chẳng những với các nhà văn, nhà báo, mà còn gây sôi nổi khắp thế giới, qua 154 bộ phim được sản xuất tại Hollywood và Âu Châu. Theo văn hào Pháp là André Malraux, thì trong thời đại của chúng ta, đã có ba nhân vật hoang đường ngự trị, đó là Ma Cà Rồng (Ác quỷ Dracula), Tên Sở Khanh Phong Nhã (Don Juan) và Những Kẻ Bán Linh Hồn Cho Quỷ (Faust). Ðây chính là phó sản của sự tưởng tượng, được phát sinh từ lễ hội Ma Quỷ xa xôi của người Âu Châu cổ.

Thật ra đây chỉ là một câu chuyện hoang đường nhưng về hình thức, lại là một quyển tiểu thuyết hiện đại ở thế kỷ XIX, vì đã dùng máy đánh chữ đầu tiên, trong việc thực hiện tác phẩm, giống như triết gia người Ðức Nietzsche đã dám nói lên những sự thật về tôn giáo vào thời đó bị coi là cấm tuyệt. Ngoài ra, nhân vật quỷ nhập tràng, tức bá tước Dracula, đã được tác giả phác họa theo vóc dáng bạn mình là diễn viên kịch tên Henry Irving, lúc hóa trang trên sân khấu với lỗ mũi quặp dài, mặt màu sáng, răng nanh ló ra ngoài, ria trắng, môi đỏ. Tuy nhiên trong 154 bộ phim quỷ đã ra đời, không có một phim nào, nhà đạo diễn đã dựng hình ảnh Dracula theo đúng nhân vật mà Bram đã dựng lên trong tiểu thuyết của mình.

Ngay từ năm 1897, khi tiểu thuyết quỷ nhập tràng ra đời, lập tức hình anh Dracula đã gây kinh hoàng khắp nước Anh. Nhưng rồi hai kỳ thế chiến xảy ra, với không biết bao nhiêu là cảnh chết chóc tang tóc, khắp Âu Châu và hoàn cầu, khiến cho người ta không còn sợ ma quỷ và tạo cơ hội cho giới làm phim hốt bạc, mà đạo diễn Tod Browming, là người đầu tiên đưa quỷ nhập tràng lên màn bạc vào năm 1931, do tài tử Bela Lugost đóng vai chính Dracula.

Ta biết ma quỷ là chuyện hoang đường nhưng lại không phải là một vấn đề đơn giản. Học thuyết luân hồi quả báo của Phật giáo và câu chuyện con quỷ có sừng, cánh, tay cầm chĩa ba của Tây Phương, tuy có khác về hình thức, trái lại ý nghĩa, nội dung, gần như tương tự, vì cả hai đều xác nhận kẻ làm ác khi sống, lúc chết bị đày xuống các tầng địa ngục, bị ma quỷ hành hạ. Chẳng những thế, con người ngày nay còn tiến xa thêm trong cái thế giới hoang tưởng, với hậu chứng ma ám, các hội bắt ma quỷ, làm như chúng đã thoát khỏi địa ngục và đang hiện diện nơi trần thế này.

Tuy nhiên có điều chắc chắn là hầu hết các nền văn minh của nhân loại, đều cho rằng ma quỷ là không có thật, dù thiên hạ vẫn tin. Tóm lại theo triết học, quỷ sứ là một thế lực đen tối, biểu tượng của sự tham, sân si, do lòng tham không đáy từ con người tạo ra., khi mù quáng, điên dại, lọc lừa và tàn bạo. Theo thánh thư Tây Tạng, ma quỷ là biến tướng của trí tuệ chính ta hay Yidam của óc tưởng tượng, chẳng qua chỉ là một yếu tố tinh thần. Tại Ấn Ðộ, Ba Tư, miền Trung Á, thời gian khoảng 600 năm trước tây lịch, ma quỷ gần như sống chung với con người. Niềm tin đó, đã trở thành một yếu tố, trong quan niệm cấu tạo vũ trụ học, tự nhiên như các yếu tố nước, lửa, cây cối.

Ngày nay quan niệm, chỉ có những người ít học, dốt nát... mới tin có ma quỷ đã lỗi thời. Lịch sử đã cho thấy có nhiều vĩ nhân, còn tin ma quỷ hơn ai hết, chẳng hạn như Napoléon vì sợ con số 17, nên đã phải dời ngày đảo chính một ngày. Những nhân tài như Chateaubrian, Schubert, Picasso... sợ mèo, sợ ma quỷ và tin dị đoan một cách mù quáng.Theo từ nguyên, danh từ mê tín (superstition), có gốc từ Superstare, của Latin với nghĩa "ở bên trên". Ðiều này cho thấy, sự mê tín dị đoan, vấn đề ma quỷ, là một câu chuyện không tưởng, vô giới hạn.

+ Ma Cà Rồng :

Người Hy Lạp gọi nó là Broncolaque, ở Bồ Ðào Nha là Bruxas, tại Lỗ Mã Ni thì kêu Norferat, người Ðức gọi Alp, Ba Lan là Oupir... nói chung mọi nơi trên thế giới đều tin và sợ Ma Cà Rồng. Trên màn ảnh, hai tài tử nổi tiếng Christopher Lee và Boris Karloff, chuyên đóng vai ma quái, từ trong nhà mồ hay các quan tài, chun ra hút máu những người sống. Ngoai đời đã có tên John George Haigh, tháng 8-1959 đã bị tử hình vì can tội giết 8 người, để hút máu.

Hiện lịch sử thế giới còn để lại nhiều tài liệu, liên quan tới những thảm họa do ma cà rồng gây nên, đặc biệt trong thế kỷ XVIII, vào những năm 1706-1832 tại các xứ Hongrie, Serbie, Bohême, Grèce, Silésie... bỗng dưng có nhiều đàn ông cũng như đàn bà, đã chết lâu ngày, tự nhiên sống lại. Họ trở về nhà đập cửa, rồi khủng bố và tấn công những người sống trong gia đình. Tình trạng hỗn loạn, khiến cho nhà chức trách phải cho quật mộ người chết, để khám nghiệm tử thi tìm hiểu sự thật. Sự kinh hoàng bao trùm khắp Châu Âu. Theo sự giải thích của Dom Augustin Calmet, một người Pháp, tác giả quyển "Luận về ma cà rồng", là một trong số 14 cuốn sách viết về đề tài trên, xuất bản năm 1749 rất nổi tiếng. Theo ông, sở dĩ có hiện tượng trên, vì hậu quả của sự chôn cất quá sớm, nhiều người chưa hoàn toàn chết hẳn, nên sau khi hồi tỉnh, đã vội phá mồ, chui lên và lò mò trở về nhà. Mới đây trên tạp chí Life của Mỹ, cũng có đăng hình một người đàn bà Haiti, tên là Félicia Félix Mentor, chết năm 1917 nhưng đã sống lại sau 20 năm, tự tìm về nông trại của mình, trong tình trạng mất trí hoàn toàn. Lại có một người đàn ông Anh, tên là Ernest Wicks, năm 1915 đã hồi tỉnh ở nghĩa trang Regent’s (Luân Ðôn), sau 4 lần bị chôn sống. Các hiện tượng này, giờ được khoa học gọi là chứng Hystérie.

Hiện tượng ma cà rồng, đã làm bối rối nhiều triều đình khắp Âu Châu, cuối cùng phải ban hành lệnh trừ tà các xác chết bị nghi vấn, như hỏa thiêu, chặt đầu hay đóng cọc, khiến cho dân chúng càng thêm hoang mang lo sợ.

Năm 1755, nhờ thiện chí của một vị thầy thuốc tên là Gerald Van Swieten tại thành Vienne. Sau nhiều năm lặn lội điều tra, khám nghiệm. Cuối cùng ông đã đúc kết thành một báo cáo y học về hiện tượng ma cà rồng, trình lên Nữ Hoàng Maria Therèse của nước Áo, giải thích trường hợp 30 tử thi, sau thời gian được chôn cất lâu ngày, nhưng chỉ khô lại chứ không bị rữa nát như thông lệ. Nhờ sự chống đối quyết liệt này, mà chính quyền đã ra lệnh bãi bỏ tất cả những biên pháp, gọi là trừ tà, đối với các xác chết như đã thi hành trước đây. Hành động tượng tự, cũng được Giáo Hoàng Benoit XIV tại Tòa Thánh La Mã, ra lệnh chấm dứt những tin đồn nhảm và các biện pháp trừ tà. Riêng Triết Gia Voltaire thì cười ngạo và cho rằng, sự kiện ma cà rồng làm gì có tại thế giới của người nghèo. Mà đó là sản phẩm của bọn vua chúa trưởng giả, sống chết đều ngự trong các lâu đài nguy nga kiên cố, cách biệt với thế giới bên ngoài. Sự thêu dệt hoang đường này, đã kéo dài nhiều năm tháng và thật sư được ỳ chấm dứt vào đầu thế kỷ XIX, cùng với sự tàn lụn của nhiều triều đại quân chủ phong kiến tại Âu Châu.

Theo nhà phân tâm học Ernest Jones, đồng thời với Freud, đã giải thích rằng ác mộng ma cà rồng, là do ẩn ức từ một khát vọng, của chính kẻ nằm mơ, lại xét xử thủ phạm. Ðó là dục vọng có từ sự tưởng tượng tuỳ hứng, một thứ hôn ám kiểu Don Juan hay sự phản ứng của một nỗi khiếp sợ trong tiềm thức, trước một hành động vừa sợ lẫn đam mê thích thú, không muốn từ bỏ.

Tại Việt Nam cũng có tuyền thuyết về ma cà rồng nhưng chưa thấy ai dám tự xưng là mình đã chứng kiến. Câu chuyện thường được kể từ những kẻ giang hồ đây đó, mà phần lớn là chuyện đường rừng với ba thứ ma thường trực là ma lai, ma xó và ma cà rồng, mà huyền thoại cho tới nay vẫn chưa tiêu tán. Ðó là con ma cái, con của Chú Hỏa, một trong những thương gia Hoa Kiều, giàu có nhất tại Sài Gòn thời Pháp thuộc.

+ Quỷ Nhập Tràng :

Trong các truyện kể truyền miệng tại VN, thường làm cho người nghe vừa thích thú lẫn ớn sợ phải nổi da gà. Ðó là chuyện người chết được đắp chăn chiếu nằm trên giường hay phản gỗ, chờ đem chôn, bổng bị chó hay mèo nhảy ngang qua mình, khiến tử thi bật ngồi dạy hay đi đứng loạn xạ trong nhà. Trường hợp này được dân gian gọi là quỷ nhập tràng.

Ðây là một trường hợp có thật và người chết vừa sống lại, vẫn còn là người, chứ chưa phải là ma. Hiện tượng này, lần đầu tiên đã được triết gia nổi tiếng thời cổ Hy Lạp là Platon đề cập tới, qua câu chuyện về xác chết của một người lính bị tử trận. Nhưng 10 ngày sau, khi xác đem về nhà, chuẩn bị đem chôn. Ðiều bất ngờ là khi đem xác đó để gần một đống lửa, thì anh ta sống lại. Nước Anh vào thế kỷ XIII, cũng có trường hợp tu sĩ tên Beta bị bệnh chết, nhưng qua một đêm thì sống lại. Năm 1906 tại Kansas, Hoa Kỳ, đã xảy chuyện người thanh niên tên Havey, 20 tuổi bị bạo bệnh chết nhưng rồi sống lại hẳn, cưới vợ đàng hoàng. Sự kiện này đã làm cho dư luận Mỹ lúc đó xôn xao và cho rằng nhiều bệnh nhân đã bị chết oan, do sự khám nghiệm ẩu tả của các bác sỹ. Tại nhiều bệnh viện, có những người chết được đem bỏ vào nhà xác, chờ chôn, bổng ngồi dậy, cạnh các xác chết khác. Tất cả các hiện tượng trên, đều gọi chung là quỷ nhập tràng.

Do có khá nhiều trường hợp người chết sống lại, nên tại Âu Châu, vào giữa thế kỷ XIX, các nhà quý tộc, trưởng giả, đã cho thiết kế những chiếc quan tài đặc biệt an toàn, có gắn thiết bị báo động bên trong, để đề phòng người chết sống lại, thì báo tin cho nguời ở ngoài biết. Theo Y học, sự chết được chia thành 2 thời kỳ, đó chết lâm sàng, trong điều kiện bình thường, kéo dài từ 5-10", qua sự ngưng hoạt động của các tế bào, tim và hệ thần kinh não tủy, chấm dứt quá trình oxyt hóa, khiến cho năng lượng dự trữ cho sự hoạt động của não thành cạn kiện và chết dần. Nhưng đó là những thay đổi, có thể hồi phục được. Trường hợp không chửa được, thì cơ thể mới chính thức chuyển sang thời kỳ chết sinh vật. Mới đây, có bé gái tên Britany Eicheberger, 3 tuổi, tại thành phố Pittsburgh (Hoa Kỳ), vô ý té vào một hố tuyết, khiến cho thân nhiệt xuống còn 13 độ C. Em đã rơi vào trạng thái chết lâm sàng nhưng cuối cùng đã được các bác sỹ cứu sống. Tóm lại theo khoa học ngày nay, hiện tượng gọi là quỷ nhập tràng, thật ra đó chỉ là thời kỳ chết lâm sàng của bệnh nhân, do sự phấn đấu, cơ thể có thể hồi phục tạm thời rồi chết lại hay sống hẳn, như nhiều trường hợp đã xảy ra trên khắp thế giới.

+ Con Ma Của Người Akha :

Bộ tộc Akha hiện có chừng 125.000 người, sống trong một khu vực rừng núi, được coi là một trong những nơi hẻo lánh nhất hoàn cầu hiện nay. Lãnh thổ này nằm giữa biên giới các nước Lào, Thái Lan, Miến Ðiện và tây nam Trung Cộng. Người Akha là một dân tộc lâu đời, có nguồn gốc từ Tây Tạng, tuy theo Phật Giáo nhưng đậm nét vật linh (Animisme), nên rất tin tưởng về phần hồn, nhất là của tổ tiên họ. Do truyền thống trên, nên mỗi ngôi làng của họ, đều có dựng một chiếc cổng huyền bí, vừa để bảo vệ dân làng, đồng thời cũng để bài trừ ma quỷ. Vì vậy, chỉ có đàn ông, mới được quyền dựng lên các cột gỗ biểu tượng cũng như những cánh cổng, theo họ nơi đó, đã có các thần linh trấn giữ, ngăn chận ác quỷ xâm nhập vào làng. Theo tục lệ cổ truyền, mỗi năm vào mùa xuân, người Akha lại thay cánh cửa mới, cho thêm quyền năng trừ ma diệt quỷ bằng nhiều hình vẽ quái dị trên hai cánh cổng gỗ.

Nhưng thay vì sợ ma quỷ vô hình, người Akha lại không sợ món thuốc phiện, ở đây được coi như là một phương thuốc chữa bệnh tật tự nhiên, khiến cho đa số dân làng phải chịu tác dụng tai hại của nó, khi đã bị ghiền. Vùng địa giới của người Akha nằm trong khu vực của Tam Giác Vàng và chỉ riêng khu Bắc Lào, mỗi năm đã sản xuất trên 200 tấn thuốc phiện. Tuy nhiên nguồn lợi này không bao giờ là của địa phương hay bộ tộc Akha, mà nằm trong tay các tổ sư Mafia thế giới. Họ chỉ được các trùm buôn bán nha phiến, trả chút tiền trồng trọt mà thôi.

Ngày nay chính phủ Lào, Miến, Thái Lan cả Trung Cộng mở rộng cửa cho ngành du lịch, tạo cơ hội cho dân bàn đèn và hít tô phe Âu Mỹ, tới thỏa thê hít chích, do tập quán hiếu khách của địa phương. Trước tình trạng này, các nhà đạo đức học, ngao ngán tự hỏi bộ tộc Akha trong tương lai sẽ bi tiêu diệt bởi ma quỷ hay chính thuốc phiên mà họ trồng ? Và đâu mới chính là con ma, mà tổ tiên họ đã quyết tâm trừ khử ?

2 - LỄ TÁNG, NGHI THỨC CỦA NGƯỜI SỐNG, CHUẨN BỊ CHO CHÍNH MÌNH :

Ngày nay con người đang điên đầu vì nạn khan hiếm và cạn dần các nguồn lương thực, dành cho sự sống. Nhưng đói thì đói, khắp nơi thiên hạ vẫn cứ hoang phí, thậm chí phải khánh kiệt vì người chết, qua việc ma chay, mồ mả và lo thêm hành trang để cho ma, có phương tiện lập nghiệp ở bên kia thế giới.

Ðây là một quan niệm bất khả thi của con người, không bao giờ ngưng ám ảnh, trước những bi kịch đời do sinh, tử, bệnh, lão gây nên. Thời tiền sử, dù chịu cảnh ăn lông ở lỗ, tổ tiên ta cũng đã phải dành một phần lương thực, để dâng cúng thần linh vô hình. Ngày nay, nhiều người đã phải bóp bụng, chịu cảnh nghèo cực, để lo cho thần linh, người chết mà điển hình nhất là sự người Miên và Trung Hoa, qua sự cúng kiếng linh đình, đốt vàng bạc, đồ mã, số tiền tiêu phí hàng năm, không bút mực nào tính hết.

Trên miền thượng du Miến Ðiện có bộ tộc Chiov, sống đói rách triền miên, vì gần hết lương thực và gia tài kiếm được, đều dành cho người khuất mặt. Tại Bengale, người sống cúng người chết hằng ngày, bằng những thứ kiếm được, kể cả cái chổi quét nhà.

Tại Phi Châu, quan niệm chết trước để được hưởng nhiều lễ tết, là một trong những mốt thời thượng. Ðã vậy nhiều nơi ở Phi Châu xích đạo, trong đó hăng nhất là bộ lạc Ponéo,Pahouins, Fans... còn chơi sang, đem tiêu hủy tất cả những thứ mà người sống đã dùng qua, kể cả nhà cửa, cây cối, bàn ghế. Những thứ này được đem chôn với xác người chết. Nhiều nơi đám tang kéo dài rất nhiều ngày và có nhiều người Phi Châu, đã tự tử chết, để không mất phần hưởng cúng lễ. Trong một đám tang ở Angola, khổ chủ ngoài việc giết nhiều bò cái, còn hạ luôn 50 con cừu dê và vô số gà vịt... Cũng ở Phi Châu, ma chay lớn nhỏ đều tuỳ thuộc vào thu hoạch mùa màng. Vì vậy nhiều nơi, người ta phải ưóp xác để quàng lại, có khi kéo dài đôi ba năm, để đợi tới khi đủ lễ vật. Ðồ cúng được ưa thích vẫn là súc vật. Người Madagascar giết hằng vạn bò trong dịp Tết Fandorana cũng như người Lobis trong ngày lễ Dono. Tại La Mecque, Népal, Bénares... trong các ngày lễ, các chủ trại chăn nuôi phải đem giấu bớt súc vật, vì người ta tha hồ, giết chúng một cách vô tội vạ. Nhiều nơi không đủ súc vật hay các tín đồ theo Phật Giáo, thì lễ vật là ngũ cốc và hoa quả.

Có nhiều nơi, người ta bỏ bạc vàng vào miệng người chết, làm lộ phí để hồn ma có tiền hối lộ các vị thần, trên đường tới thế giới cực lạc. Ở Nga, nhiều vùng còn có phong tục quang tiền vào mộ người chết. Noí chung, tiền ma chay trên khắp thế giới, nếu gộp lại, có thể làm nghiêng lệch cán cân kinh tế hiện tại.

Nghĩa tử là nghĩa tận, câu nói thông thường nhưng đầy triết lý của người Trung Hoa xưa, đã cho thấy một cách đầy đủ nhất, tấm lòng thành kính của người sống đối với kẻ khuất mặt... Vì thế khắp nơi trên thế giới, bất kỳ là dân tộc nào, cũng đều tổ chức tang lễ hết sức trang trọng, để tiễn đưa người chết về cõi vĩnh hằng.

Do phong tục tập quán khác nhau, nên cũng có hơn 1001 tập tục kỳ lạ về tang chế. Tuy nhiên dã mang nhất vẫn là tục bắt buộc thiêu sống người vợ của kẽ quá cố tại Ấn Ðộ. Tục này dù bị cấm hẳn từ năm 1829 nhưng tới nay vẫn bị phát hiện, có nhiều trường hợp đã xảy ra tại Rajasthan. Nói chung các truyền thống tang lễ, nhất là tại Châu Phi, làm thiên hạ không biết đâu mà mò. Tại BomBay-Ấn Ðộ và Tây Tạng, thi thể của người chết bị vứt ra đồng hay tại tháp vĩnh hằng, cho kên kên, diều hâu tùng xẽo. Còn người Hindu thì lại hỏa táng tử thi, trước khi tắm rửa sạch sẽ để tẩy uế bụi trần. Trong lúc đó những người chết vì bệnh truyền nhiễm, phong dịch, lại bị quăng xuống sông, vì không ai muốn nhìn họ. Riêng những gia đình nghèo, mới đem chôn thân nhân mình. Có điều la, là những người sống hay hành hương dọc theo hai bờ sông Hằng tại Ấn Ðộ, đã không thắc mắc gì, về những xác chết thối rữa, cứ ngày qua tháng lại trôi lềnh bềnh trên mắt nước, làm ô uế và gây dịch bệnh cho người sống quanh vùng. Tại Bắc Mỹ, từ năm 1880 các xác chết đã được ướp bằng cách tiêm chất hormone vào những động mạch của tử thi, để giữ được lâu ngày. Cũng ở Âu Mỹ, hiện có phong trào mua sẵn đất để dành chôn cất. Tập tục này làm phát sinh nhiều dịch vụ béo bở, trong đó có những cửa hiệu bán hoa nhân tạo, dành phúng điếu người chết. Tại Paris đã có hẳn một khu vực dành cho tang lễ, gọi là trung tâm hội chợ thương mại quốc tế, của người chết. Dân Nhật ở thành phố Osaka, ngoài việc tổ chức tang lễ rùm beng tốn kém, còn chơi ngông khi đưa quan tài, bằng những tập tục khác lạ, như đặt quan tài trên một đường trượt như kiểu ném bóng bowling. Ngoài ra còn có kiểu vệ tinh, mà chi phí một giờ lên tới 70.000 đô la.

Về các nghĩa trang thì vui nhộn nhất là Sapinta của Lỗ Mã Ni. Nghĩa trang Brookwood ở Anh Quốc rất thơ mộng, được xây dựng từ năm 1852, rộng 170 ha, có đường xe lửa riêng, tới nay vẫn là nơi yên nghỉ lý tưởng của 231... 360 người. Nhật Bản và Hy Lạp, đất hẹp người đông, nên muốn có một nơi yên giấc nghìn thu, người ta phải chi phí một khoảng đầu tiên về đất là 25.000 đô la. Riêng nghĩa trang kỳ lạ nhất, vẫn là tại VN xã nghĩa, có mộ nhưng không có xác người, tại các nghĩa địa bộ đội, đã chết trong các cuộc chiến vừa qua.

Tại thành phố Alexandrie của Ai Cập, trong lúc công nhân đang xây cất chiếc cầu nôi liền xa lộ với thủ đô Le Caire, thì phát hiện được địa điểm Necropolis, mà theo Jean Yves Empereur, một nhà khảo cổ người Pháp, thì đây là một thành phố của người chết, đã có từ hơn 2000 năm trước tây lịch. Tại hiện trường, đã tìm ra một nghĩa trang rộng lớn, gồm 150 đơn vị "Loculi’, là những hộc vuông bằng đất, được đào sâu trong vách thành, làm nơi bảo quản các xác chết. Ngoài ra còn có nhiều hộc nhỏ chứa tro cốt hỏa táng. Ðặc biệt các nhà mồ trong nghĩa trang này, đều được phủ các bức tranh vẽ có chú thích bằng chữ Hy Lạp. Có tất cả 7 tầng, chồng chất lên nhau, chứa đầy xương người và các vật dụng hằng ngày. Theo sử liệu và bút ký của nhà văn Strabon sống vào cuối thế kỷ I trước tây lịch, thì thành phố nghĩa trang này, được xây dựng vào khoảng thế kỷ III-II trước TL, thời kỳ vua Ptolémé của Hy Lạp, thống trị Cổ Ai Cập... Tất cả di tích coi như còn nguyên vẹn.

Viện bảo tàng kinh dị nhất thế giới tại Paris, cũng vừa được mở cửa. Dây là nơi trưng bày những xác người và thú vật chết, bị lột da một cách gớm ghiếc, Bảo tàng do Fragonard, một thú y sĩ kiêm nghệ sĩ, thực hiên từ năm 1799. Ðể giữ nguyên vẹn thi hài người và thú vật sau khi bị lột da, Fragonard đã tiêm vào vào đó nhiều loại thuốc và hóa chất kỳ lạ tự chế, mà đến nay vẫn còn là điều bí mật, vì ông ta đã mang xuống mồ.

3-Ý NGHĨA VÀ SỰ TRÙNG HỢP GIỮA LỄ CÔ HỒN TA VÀ LỄ HỘI HALLOWEEN :

Cái chết khiến cho nhân loại hãi sợ, vì đó chính là hình ảnh của mình sau này. Do trên, một số phong tục lễ hội đã được phát sinh, với tâm nguyện giúp cho người quá cố, vươt qua được đoạn đường cuói đời, để bước vào thế giới hư không an nhàn.

Lễ Cô Hồn Tây hay là Halloween, có nhiều nét tương đồng với Ngày Tết Trung Nguyên Rằm Tháng Bảy, của VN, Trung Hoa và các nước theo Phật Giáo. Chỉ khác một điều là Lễ Cô Hồn Tây được tổ chức vào đêm 31-10 dương lịch hằng năm, tại các nước Âu Mỹ, trước các lễ các Thánh ngày 1-11.

Theo các nguồn sử liệu, thì lễ hội Halloween bắt nguồn từ sự mê tín dị đoan của người Druid, một bộ tộc thuộc giống dân Celts cổ, đã định cư lâu đời tại nước Anh, Ái Nhĩ Lan và xứ Gaul.

Giống như quan niệm của Ðông phương, người Druid tin rằng, đêm cuối tháng mười là thời điểm, để linh hồn của người chết, từ địa ngục thoát lên trần thế, vất vưởng phá phách. Ðể xua đuổi đám âm hồn này, thời đó người ta đốt lửa trong Halloween.

Rồi Ðế quốc La Mã xâm chiếm quần đảo Anh-Ái, họ lại thêm vào lễ hội, những tập tục và truyền thống mừng ngày mùa (Harvest Festival). Do ý nghĩa trên, ngày nay ta thấy trong đêm Halloween, mang đầy ảnh hưởng của cây trái. Khắp nơi, chỗ nào cũng có Lồng Ðèn Ma Chơi (Jack-O-Lantern), làm bằng trái bí ngô rỗng, gọi là Hollowed-out-pumkin, phía trong có chỗ để cắm đèn cầy trắng, còn bên ngoài thì khắc những khuông mặt ma quỷ kỳ quái, ghê rợn, tạo thêm không khí ảm đạm, khiến cho mọi người có cảm tưởng đang sống trong cõi âm ty địa ngục, loạn thế trong thế giới của Sa Tăng.

Trong khi đó ngày 1-11 hằng năm lại là Quốc Lễ của Mễ Tây Cơ, mang ý nghĩa giống như Ngày Hội Thanh Minh vào tháng ba âm lịch của ta. Tại đây, người sống đón linh hồn của người chết, đang trở về dương thế, bằng cách đốt lửa hay thắp nến dẫn đường. Trong khắp mọi nhà, bàn thờ tổ tiên, ông bà, cha mẹ và thân quyến... được trần thiết một cách trang trọng với đầy lễ vật và hương hoa đủ loại, tinh khiết thơm ngát. Sau đó vào ngày 2-11, mọi người mang tất cả những đồ ăn thức uống, dùng cúng người chết trong đêm qua, đến nghĩa trang, để cả gia đình cùng ăn uống ngay nơi phần mộ của thân nhân mình. Cũng trong dịp Quốc Lễ trên, tại thủ đô Mexico cũng như tất cả các thành phố lớn nhỏ trong nước, bán đầy Cúc Vạn Thọ, là loại hoa mà người Mễ tin rằng, có mùi hương đặc biệt, có thể quyến rũ được những hồn ma đang lạc lỏng, tìm lối với gia đình. Ngoài ra còn có bán Ðầu Lâu chứa đường và những Bộ Xương Người. Tất cả các thứ trên đều làm bằng giấy bồi. Lại có bán loại bánh mì đặc biệt, gọi là Pan De Muerto, trông giống như các khúc xương người.

Khắp Hoa Kỳ, đêm Halloween, đúng ra chỉ là một lễ hội của trẻ con. Bởi vậy khi mặt trời vừa bắt đầu đi ngủ, nhường chỗ cho bóng đêm, cũng là lúc bọn nhóc Mỹ hoá trang, thành đủ loại Ma Quỷ, từ Ma Cà Rồng Dracula, Quỷ Nhập Tràng... cho tới Phù Thủy hay các hồn Ma Chơi, chết oan uổng, nên đã sống vát vưỡng khắp nơi. Tất cả bọn chúng được mở xích, sổ tù, nhởn nhơ đi lại khắp nơi, vai vác chổi phép, tay xách đèn lồng bí, ăn mặc rất kỳ dị, tụ tập thành nhóm, kéo tới từng nhà, đập cửa, đòi lễ vật. Bởi vậy trong đêm này, hầu như nhà nào cũng có chuẩn bị bánh kẹo, để phấn phát cho các em vui chơi. Có nhiều thành phố trên nước Mỹ, đã đứng ra tổ chức đêm lễ hội, mục đích ngăn ngừa sự phá phách quá trớn, cuả bọn "Nhất Quỷ, Nhì Ma, thứ ba là Học Trò "Dịp này, Cơ Quan Bảo Trợ Nhi Ðồng Quốc Tế của Liên Hiệp Quốc, tổ chức quyên góp, để gây quỹ, bảo trợ cho các trẻ em nghèo trên thế giới,

Ngày nay, lễ hội Halloween đã vượt ra khỏi biên giới của các quốc gia nói tiếng Anh, xâm nhập vào nhiều quốc gia khác, đặc biệt là Pháp, một dân tộc luôn tự tôn tự đại, đối với các nước Mỹ, Anh, Ðức, Nga... về nền văn hiến truyền thống lâu đời của mình. Theo tin của AP, năm 1997 vừa qua, công ty điện thoại Telecom đã đứng ra, tổ chức và bảo trợ, đêm lễ hội Halloween 31-10, tại kinh đô ánh sáng Ba Lê của nước Pháp. Công ty này đã cho trưng bày khắp nơi, dọc theo phường phố, trong khu vực Trocadrro, gần chân tháp Eiffel với 8000 quả bí đỏ khổng lồ. Sự trưng bày trên, ngoài ý nghĩa quảng cáo phô trương thanh thế của Hãng Ðiện Thoại, còn được một số đông người Pháp, đồng tình cho rằng, đây là sự trở về Nguồn Cội của Âu Châu. Do trên, ta cũng đừng ngạc nhiên, vì sao Hoa Kỳ hằng năm, đều tổ chức rất trọng thể Ðêm 31-10 Halloween, vì tổ tiên của Hiệp Chủng Quốc đã từ Âu Châu, di cư lập nghiệp tại Tân Thế Giới.

Trước đây đêm Cô Hồn Tây, không được tổ chức trọng thể như bây giờ nhưng theo sử liệu, vào thời điểm đó, trong đêm lễ, các cửa hiệu đều có trang hoàng những quả bí đỏ và những mặt na cũng như quần áo, mũ hia của ma quỷ.Tại các quán rượu, quang cảnh lại càng ghê rợn với vũ hội hóa trang, dành cho khách hàng đến vui chơi suốt đêm, qua y phục, mũ nón kỳ quái và những chiếc mặt nạ quái đản.

Tại Xã Nghĩa Thiên Ðường, từ ngày mở cảng đón tư bản Âu Mỹ, Nhật, Hàn, Tàu đỏ trắng và Vịt Kiều yêu nước, mang đô la về giúp Ðảng giàu xụ. Vì vậy hằng năm, tư bản đỏ mới ngoi lên, cũng bắt chước theo thời, tổ chức đêm Cô Hồn Tây 31-10 Dương lịch tại Sài Gòn, Hà Nội và các thành phố khác có đông ngoại kiều cư ngụ. Nhưng có điều là Giá Cả của Một Bữa Ăn Tự Do (Buffet Dinner), trong đêm Halloween, quá mắc mỏ, dù thực đơn chỉ vỏn vẹn có Bánh Bí Ðỏ cùng Món Súp Bí, nấu theo truyền thống Âu Mỹ, chỉ hạp với túi tiền của tư bản, còn dân chúng VN nghèo đói, khổ cực, chừng nào mới dám léo tới nơi này, để trả món tiền to lớn 169.000 đồng/người lớn, 99.000 đồng/con nít, tiền Hồ, cho một bữa ăn ba làng, không có ý nghĩa ?

4-ÐI XEM MA QUỶ, ÐÊM HALLOWEEN :

Trên cõi đời này, có mấy ai dám vỗ ngực là mình không sợ ma quỷ ? Nhưng tâm lý chung của con người hay đứng núi này trông núi nọ, nói một đường làm một nẻo. Vì vậy sợ thì sợ, nhưng vẫn cứ muốn tò mò xía vào chuyện quỷ ma. Lễ hội Cô Hồn Tây vào đêm 31-10, nói lên phần nào khát vọng thầm kín của con người.

+ Qua Úc thăm lại chiếc xe chở xác Marilyn Monroe :

Nữ diễn viên điện ảnh Mỹ Marilyn Monroe nổi tiếng một thời, đã chết rục tử thi từ năm 1962 nhưng những chuyện liên quan tới người đẹp tới nay, vẫn là chuyện dài, dai và thời sự. Một trong những vấn đề nóng hổi đó là Chuyện Chiếc Xe từng chở quan tài Marilyn, hiện được nhiều người Úc, đăng ký trước, để khi chết, được chở bằng chiếc xe trên.

Ðây là một chiếc Cadillac RIP-600, sản xuất năm 1960 tại Mỹ, do nhà lễ táng Westwood Village Mortuary ở thành phố Los Angeles, mua riêng để chở quan tài Marilyn. Sau lần đó, xe này được cất vào kho.

Năm 1989, có một người Úc tên Neil Gray, do tính thích sưu tầm xe Cadillac, khi tới Mỹ, đã vô tình mua lại chiếc trên, mà không hề rõ xuất xứ của nó. Xe được chở về Úc bằng tàu thủy.

Câu chuyện về chiếc xe chở quan tài của Marilyn, mãi tới năm 1996 mới được phát giác cũng như sự xác nhận của công ty mai táng Westwood ở Los Angeles. Cũng từ đó, chiếc xe trên đã đi vào lịch sử và Neil Gray một mặc bỏ ra số tiền 50.000 đô la để tu bổ, mặt khác cho khắc một bảng kẽm, gắn lên chiếc xe trên, ghi rõ Tờ Khai Tử của Marilyn, theo bản chính được lưu trữ từ một Toà Án của Mỹ ở Los Angles: "Marilyn Monroe tức Norma Jean Baker, tên cha không rõ, mẹ là Gladys Pearl Baker, đương sự chết không rõ lý do đích xác, có thể là do tự tử hoặc ngộ độc nặng".Nhờ quảng cáo trên, quả nhiên thiên hạ ùa tới ghi tên, để được đi trên chuyến xe chót của đời mình, cùng với MM. Theo Neil Gray, chỉ mua chiếc xe trên tại Mỹ với giá 3.500 đô la, sau đó tu bổ thêm 50.000 đô la nhưng hiện nay, giá của chiếc xe đã lên tới 1 triệu đô la nhưng chủ nhân hiện tại vẫn không chịu bán.

+ Du Lịch Tân Gia Ba xem Ma Tàu :

Buôn bán xưa nay vốn là sở trường chuyên nghiệp của người Trung Hoa, dù ở chính quốc hay chốn tha hương. Mới đây tại đảo quốc Sư Tử Thành, những nhà tài phiệt gốc Hoa, đã dựng lên một trung tâm Ma Quỷ, để móc hầu bao du khách nước ngoài và những kẻ tò mò muốn xía vào chuyện âm cung địa phủ.

Theo báo chí và hình ảnh, cho thấy toàn bộ khu nhà ma được thiết kế theo đúng truyền thống văn hóa nghệ thuật thời Ðường-Tống, trong lịch sử Trung Hoa. Tại đây có đủ các mô hình cung điện Hoàng gia, nơi xử án và rùng rợn hơn hết là chốn ngục tù, giam giữ các tội nhân. Tất cả gần giống như cảnh được thiết kế trong các bộ phim Hồng Kông-Ðài Loan, làm hấp dẫn người xem từ đầu tới cuối, đôi lúc làm đứng tim hay chết giâc những kẻ yếu bóng vía, khi bước vào những căn nhà xưa, cách đây cả ngàn năm, với hai cánh cửa gỗ nặng nề sơn đỏ ói, luôn được đóng kín. Bên trong căn nhà thật âm u lạnh lẽo như địa ngục. Giữa cái thế giới huyễn hoặc u trầm, ngoài lão già quản gia hình dung cổ quái, hành động hung tàn, lúc nào cũng như muốn phanh thây xé xác những kẻ lạ mặt. Ngoài ra tất cả đều là xác chết của các cô con gái, hoặc đang treo cổ tòn ten trên trính nhà hay gục đầu chết trước các bệ thờ. Các cô gái này mặc toàn đồ trắng, tóc loang dài che kín mặt, chỉ thấy cái lưỡi đỏ hỏn, thè dài ra, thong xuống tới ngực.

Ðứng trước cảnh ma quái ghê rợn trên, qua ánh sáng hắt hiu của các ngọn bạch lạp yếu ớt. Và dù biết trước đây là cảnh giả, cũng như các xác chết làm toàn bằng nhựa. Nhưng đố ai dám giữ nổi bình tỉnh trước cảnh này, trong khi bên tai lại dồn dập muôn ngàn âm thanh quái dị của Ma, được phát ra từ hệ thống Surround ố dobby hiện đại, làm đứng tim và ớn lạnh hồn người sống, đang có mặt tại chỗ.

+ Tới Hồng Kông ăn cơm Âm Phủ :

Hồng Kông nức tiếng xưa nay trên hoàn vũ và được người đời xưng tụng là Cảng Thơm, nơi để các bậc vương tôn công tử, những nhà hào phú trưởng giả, tới ném tiền qua cửa sổ, bằng một nụ cuời hay ánh mắt của giai nhân hay tìm hoan lạc qua các màn nhất dạ đế vương, dành cho các xì thẩu rừng tiền biển bạc. Ngoài ra, Hồng Kông còn có một chốn đặc biệt khác, đó là Tiệm Ma Hương Cảng hay Igor Restaurant, chuyên môn đón người sống, xuống địa phủ, ăn cơm Ma.

Vì cùng dựa theo các thiết kế từ phim bộ Hồng Kông-Ðài Loan, nên quang cảnh ở đây cũng gần giống như khu nhà ma tại Sư Tử Thành Tân Gia Ba, có màu sắc thê lương, rùng rợn của miền địa phủ, với hai tên đầu trâu mặt ngựa gác cổng, đen đúa, cao ốm nhưng nhìn thấy rất khủng khiếp, trông không khác gì đám ma quỷ chốn diêm đình. Tiệm ăn nằm lọt thỏm sau một sân rộng âm u ghê rợn, được che khuất bởi những tán cây rậm rạp tối om. Ðể cho quang cảnh thêm quái dị, đó đây lại có treo đầy thêm những khúc xương người lủng lẳng trên các cành cây, cùng lổn ngổn xuất hiện nhiều trăn rắn và một con quỷ cái, khi ẩn lúc hiện, nhát phá đoàn người đang run sợ, bước vào cõi âm ty.

Rồi hai cánh cửa nặng nề của địa ngục cũng được mở ra, với một gã ma trai lù lù xuất hiện. Tên này hình dung cổ quái lại cao lênh khênh, mặt mày trắng bệt, có hai răng nanh ló ra khỏi miệng, mặc áo quần màu đen theo kiểu ma cà rồng Dracula, tay cầm con dao nhọn bén, dẫn đường. Lúc này mọi người được xếp hàng sau hắn, nối đuôi run rẩy mò mẫm tiến vào con đường hành lang tối om, chạy dài hun hút. Khi đoàn người tới cuối đường hầm thì gặp một chiếc thùng thật lớn. Ðó chính là chiếc thang máy đã được ngụy trang. Từ đây chỗ nào cũng có bóng ma quỷ hiện hình, qua những âm thanh rên rỉ, hoặc thét gào hay chỉ là các đóm lửa ma chơi, lập lòe trong đêm đen. Cuói cùng thang máy cũng ngừng trước cửa phòng ăn, thì lập tức có nhiều bóng ma, từ trong bóng tối ào ra, ôm lấy từng người, hoặc nhe nanh nhát hay toắt miệng cười nham nhỡ, khiến cho ai nấy cũng xanh mặt rụng rời. Ðang lúc dở sống dở chết,, bỗng có một hồi chuông dài reo vang, đồng lúc hai cánh cửa gỗ đỏ mở rộng, có một con quỷ cái ra đón mọi người vào âm cung dự tiệc, mà trước mắt là hình ảnh hai con ma già khô đét, đang nằm thoi thóp trên giường, chờ bị xẻ thịt.

Thật sự tất cả đều là cảnh giả qua bàn tay của đạo diễn, với mục đích tạo cảm giác mạnh cho thực khách khi tới quán ăn, mà mục tiêu chính vẫn là thực đơn nơi phòng ăn. Nơi này được thiết kế thật quái dị, lạ lùng, ly kỳ hớn cả những cảnh nhìn thấy trong các phim kinh dị. Rồi trong lúc các thực khách chưa kịp hoàn hồn, sau thời gian trải qua từ lúc mới bắt đầu bước vào sân, suốt hành lang, trong thang máy... và nơi phòng ăn tập thể, thì một lần nửa, mọi người như muốn ói mữa tại chỗ, khi nhìn thấy những thức ăn bày sẵn trên bàn như món óc người nhầy nhụa đựng trong bát, những khúc xương chân tay của người,lẫn lộn trong các son đưng cơm chiên. Càng gớm ghiếc hơn, là trong tất cả các thức uống, thứ nào cũng lẫn lộn nào là tròng mắt, tai, môi và đốt tay người.

Trong phòng ăn mọi người dùng theo lối tự do và các món ăn liên tục được tiếp tế cũng như thay đổi mới. Ðặc biệt nhất là món mì Spagetti và bít tết bò, được chứa trong khoang bụng của hai xác người làm bằng nhựa. Ngoài ra, để gây thêm hào hứng cho thực khách, tiệm ma còn có phần trình diễn văn nghệ, do toàn thể ma đực cái của tiệm thủ diễn. Bữa ăn kết thúc sau hai giờ căng thẳng thần kinh, rốt cục mọi hải sợ ẩn ức đều được giải bày, khi đèn được bật sáng, khiến cho ai cũng vui vẻ hứa hẹn sẽ trở lại... dù bị ớn da gà.

+ Vương Quốc Ma Quỷ trên Ðất My :

Hoa Kỳ là siêu cường số 1 trên thế giới hiện nay, đồng thời cũng là quốc gia có nhiều người dị đoan mê tín nhất, nên đã không thiếu gì người thích đùa giỡn với ma quỷ, để tìm những cảm giác mạnh. Thăm viếng nước Mỹ nhân mùa lễ hội Halloween, không gì hấp dẫn hơn tới thăm Ma tại Khu Walt Disney ở California hay New York, vào căn nhà ma quái của Ackerman, để gặp hàng tá quỷ Dracula, Frankenstein và một đội quân ma quái, lẫn lộn trong các xác ướp, nằm ngổn ngang trong các quan tài, được đặt khắp các tầng nhà.

Trước tiên là đi thăm ma Tây-Mỹ trong khu Walt Disney, ở công viên dành cho trẻ con. Giống như các khu ma quỷ khác trên thế giới, khu Ma tại California cũng rất hấp dẫn các du khách, khi muốn tới đây tìm các cảm giác lạ. Ðầu tiên đón tiếp khách dương thế xuống thăm viếng cõi âm, là những chiếc xe ngựa kiểu xưa có từ thời Trung Cổ, được sơn toàn màu đen, do một tên xà ích, hình dung cổ quái điều khiển. Tên mã phu này vừa ốm vừa cao lênh khênh, mặc chiếc áo choàng màu đen có xẻ đuôi tôm, mặt mày xanh nhợt, hắc ám. Xe chạy vòng vòng qua nhiều bãi tha ma liên tiếp hơn 20 phút, mới tới địa phủ. Có sự khác biệt trong lối thiết kế giữa khu Ma của Tàu ở Tân Gia Ba-Hồng Kông và tại Hoa Kỳ. Một đàng thì quê mùa với nha tranh, vách gỗ. Cón một chốn thì dinh thự to lớn, khang trang, tuy rằng cả hai khu đều là cõi Ma.

Ðịa ngục thứ 1 khi khách đặt chân tới âm ty, là một thang máy rộng lớn như một căn phòng, mỗi lần có thể chứa tới 50 người. Trong thang máy treo la liệt đầy người chết nhưng lạ một điều, là tất cả đều biết chọc phá người sống. Có một toa xe lửa nhỏ chạy trên đường rầy, từ xa trờ tới ngay khi thang máy vừa ngừng, để đón khách tới khu biệt thư Ma. Ðầu tiên là phòng ăn với đông thực khách Ma, vừa ăn, vừa ca hát, hôn hít, nhảy đầm, rất là mùi mẩn. Kế tiếp là phòng ngủ có kê nhiều quan tài, xương người, đầu lâu rất khủng khiếp. Tại đây có đủ 1001 kiểu sinh hoạt của Ma nhưng có lẽ ảm đạm nhất,vẫn là cảnh Ma đang ngồi tự đắp mồ cho mình hay ngồi khóc bơ vơ bên vệ đường, làm cho người sống, dù biết đây là cảnh giả, vẫn cảm thấy man mác buồn.

+ Về Sài Gòn thăm lại Hồn Ma Con Gái Chú Hỏa :

Chú Hỏa là biệt danh của người Sài Gòn xưa, dùng để chỉ một xì thẩu người Hoa sống lâu năm tại VN, tên là Hui Bon Hoa. Ngoài sự giàu có, người đời còn biết đương sự qua câu chuyện được đồn đãi lâu năm trong dân gian :’ Hồn ma con gái chú Hỏa trong ngôi biệt thự rộng thênh thang, tọa lạc tại khu Cầu Ông Lãnh, Sài Gòn.

Cũng giống như hầu hết những người Hoa, vì không chịu nổi cảnh đói rách thảm thê tận tuyệt nơi quê nhà, phải đành tha phương cầu thực. Ðầu tiên chú Hỏa tới VN, chỉ với hai bàn tay trắng và như hầu hết người đồng hương, Chú khởi nghiệp bằng nghề mua bán nhặt nhảnh ve chai lông vịt và sắt chì vụn. Ðược một thời gian ngắn, bỗng dưng Chú phát tài và trở nên giàu to lớn. Từ đó bắt đầu hợp tác với thực dân Pháp cũng như quan lại Nam triều, trong lãnh vực mở tiệm cầm đồ, mua bán bất động sản và cất nhà cho thuê. Bởi vậy, hiện nay trong dân gian vẫn còn truyền tụng câu phong dao :’ Ði tàu chú Hỷ, ở nhà chú Hỏa".

Riêng câu chuyện ma quỷ có liên quan tới chú Hỏa, đến nay cũng vẫn là lời đồn đãi, rỉ tai, tam sao thất bổn, quẩn quanh bắt nguồn từ sự phát giàu nhanh chóng của Chú Hỏa, kéo tới câu chuyên bóng ma hằng đêm, xuất hiện trong lâu đài lạnh lẻo, nằm giữa 4 con đường Nguyễn Văn Sâm, Nguyễn Công Trứ, Phó Ðức Chính và Bác Sỷ Calmette.Trong lúc dư luận xôn xao không ngớt, thì Chú Hỏa lại đăng cao phó trên báo về việc con gái mất. Tuy nhiên lại cho biết vì con gái mình bị bạo bệnh, nên đã chết bất đắc kỳ tử v1 nhằm giờ trùng. Do trên tang lễ chỉ làm sơ sài và phần mộ được chôn tại một khu đất ở ngoại ô, cạnh ngôi biệt thự nghĩ mát của chú Hỏa.

Theo nguồn tin của những người có liên hệ trong gia đình, thì tất cả những người làm của tiểu thư lúc còn sống ở Sài Gòn, đều được chuyển tới đây, để phục dịch cho người chết. Cũng kể từ đó, dư luận càng đồn đãi dữ dội hơn, trong đó có tin của nhiều người, quả quyết nói là, chính mình đã tận mắt thấy hồn ma con gái Chú Hỏa, hằng đêm xuất hiện trong khu nhà mồ, than khóc thảm thiết. Cũng do lời đồn đãi trên, nên càng ngày, thân quyến cũng như láng giềng hàng xóm, ít dám lui tới khu vực này.

Cũng theo truyền thuyết, thì chính hai tên trộm mồ, đã khám phá được ra bí mật của hồn ma con gái Chú Hỏa. Nguyên vì ham của, nên vào một đêm nọ, hai tên trộm lẻn vào và quật mồ người chết, mới biết được bên trong quan tài trống rỗng. Trong lúc đó, lại có một cô gái mặc đồ trắng, tóc dài tới gối, đứng trước mặt ho, khóc gào thảm thiết. Sau này bí mật được bật mí, do chính thân nhân của cô gái kể lại. Thì ra, Chú Hỏa có một cô con gai, không may bị mang chứng bệnh nan y (hủi). Và dù là một người giàu có nhất nhì tại VN lúc đó, Chú Hỏa vẫn bất lực, khổ đau đứng nhìn con gái mình khổ đau với chứng bệnh trầm kha quái ác. Do để tránh tai tiếng, Chú đem nhốt con gái mình, trên một căn phòng ở tầng lầu chót, của ngôi biệt thự. Chính cái bóng trắng xuất hiện hằng đêm, trong ngôi biệt thư, được đồn đãi là ma, chính là người con gái bất hạnh, tội nghiệp đó. Về sau, bệnh càng lúc càng nặng, tàn phá cơ thể của cô gái rất khủng khiếp, nên Chú Hỏa phải cho xây ngôi nhà mồ, cạnh biệt thự nghỉ mát của mình ở ngoại ô Sài Gòn.

Sau ngày 30-4-1975, Cọng Sản quốc tế chiếm trọn VN, vơ vét hết tài sản của dân chúng miền Nam. Tuy nhiên dù Hà Nội táng tận lương tâm nhưng chúng vẫn sợ oai ma quỷ. Do trên ngôi biệt thự củ của Chú Hỏa, ở Cầu Ông Lãnh-Sài Gòn, chỉ được dùng làm Khu Bảo Tàng Mỹ Thuật, để ngó cho vui mà thôi.

Chuyện ma hiện hồn khắp nơi, nhất là ở các nhà xác lâu nay, vẫn được nhơn gian truyền miệng. Tuy nhiên tại thiên đàng xã nghĩa Việt Cộng gần đây, lại có thêm một loại Ma Mới, mà những câu chuyện kể trong dân gian, còn kinh khủng gấp ngàn lần những chuyện ma trong quá khứ. Ðó là những bóng ma sống, thường hiện hình quanh các nhà xác của bệnh viện, ở Sài Gòn và các thành phố lớn tại VN ngày nay. Chúng tuy không phải là Ma Cà Rồng, Quỷ Nhập Tràng hay Sa Tăng loạn thế nhưng đã dựa hơi cường lực, tham nhũng, để hút máu người sống lẫn người chết, qua hành động tàn bạo, để cưỡng bức tang chế, làm tiền trên xác chết tại các bệnh viện.

Nay thì không còn nghi ngờ gì nửa, hiện tượng làm tiền trên xác chết, đã là một thực trạng nhức nhối tại VN, mà nạn nhân cũng vẫn là những người dân hèn nghèo, một mặt phải gánh chịu niềm đau vì mất người thân, mặt khác chịu thêm nổi uất ức trước bạo lực cường quyền.

Tóm lại như lời kết luận của hai tác giả Jimmy Ford và Alex White, trong tác phẩm "Kinh doanh lừa bịp".Theo đó, thì chừng nào con người còn thích thú với những trò ma quỷ, thì thiên hạ vẫn còn đất để phát triển MA LANH, một nghề đang phát triển mạnh ở Anh và Mỹ. Ngoài ra khắp nơi, đã có rất nhiều sự việc rất vô lý đối với khoa học nhưng vẫn được tiếp tục thách thức các nhà nghiên cứu, trên con đường vạch trần sự thật. Chính Christopher Freilling, người Anh, qua sách "những con quỷ hút máu người’, cho rằng đây chỉ là một lối nhân cách hóa, nói lên những bi kịch đã xảy ra trong cõi đời này gồm Ma Tuý, Ảnh Hưởng Môi Trường và Chiến Tranh gây ra.Cũng vì vậy mà hầu hết các ứng cử viên Tổng Thống Hoa Kỳ, đều có khuynh hưóng quay về với truyền thống Tôn Giáo, Ðạo Ðức và Gia Ðình, cho nên chuyện Ma Quỷ phát triển tại đất nước này là điều hợp lý. Sau rốt, giữa một thế giới đầy bon chen, tranh danh đoạt lợi, giết hại lẫn nhau, thì có đuợc nhũng giây phút hồn lìa thể xác, dù là giả tạo, cũng đủ giúp cho con người vô tư trẻ lại. Ðó cũng là một trong nhũng lý do, mà các nước Âu Mỹ tổ chức đêm lể hội Halloween, nói là dành cho con nít nhưng người lớn vui ké, có mất mát gì.

Xóm Cồn
Những ngày cuối tháng 10-2007
Mường Giang


Halloween
 Tác giả : Mường Giang








1. Ý NGHĨA VÀ SỰ TRÙNG HỢP GIỮA LỄ CÔ HỒN TA VÀ ÐÊM HALLOWEEN CỦA TÂY PHƯƠNG


Trường sinh bất lão, là một trong những mộng lớn của con người nhưng xưa nay, đâu có ai, dù hạng đế vương hiển hách như Tần Thỉ Hoàng, Hán Cảnh Ðế, Thành Cát Tư Hãn... cũng chưa hề đạt được. Tuy nhiên lòng tham của con người vô đáy, bởi vậy để mọi sự trở thành hiện thực, giờ người ta lại nghĩ tới chuyện làm đông lạnh tử thi và đợi tới trăm năm sau, để hồi sinh chuyển thế. Nhưng đây cũng là chuyên trên trời dưới bể, biết đâu mà mò.

Tóm lại như Albert Camus viết: "Chỉ có một vấn đề triết học nghiêm chỉnh. Ðó là sự chết của con người, một câu chuyện dài chưa kết thúc". Tuy nhiên nói gì thì nói, chuyện lễ táng trên thế giới xưa nay, cũng vẫn là một trong tất cả các nền văn minh của nhân loại, được lưu truyền qua các thời đại. Nói chung, việc người sống chăm lo cho người chết, tức là tự chuẩn bị cho mình một cuộc sống ngày mai, nơi thế giới bên kia.

Ðời người, ai cũng đều hãi sợ cái chết, dù biết trước đây chỉ là một bước chuyển kiếp, từ thế giới này sang thế giới khác. Cho nên đó không phải là chuyện của riêng ai, kẻ chết hay người sống. Ðây là một tập tục của cá nhân, gia đình, xã hội và các tôn giáo, nhằm giúp người chết vượt tới cõi hư vô hoàn toàn, trong đó có việc làm cho người chết được mồ yên mã đẹp. Quan trọng nhất là từ năm 1963 tới nay, Giáo Hoàng Paul IV của Tòa Thánh La Mã, đã cho phép giáo dân được hỏa táng và tuyên bố việc này không làm hại tới đời sống tâm linh của những người theo đạo Thiên Chúa.

Trước thế kỷ XVIII, có một số tôn giáo, không nhấn mạnh hay bắt buộc tín đồ phải tôn kính đối với người chết. Bởi vậy đã không có chuyện người sống đi thăm mộ phần thân nhân mình. Do đó người chết gần như bị lãng quên và hoàn toàn phó mặc cho nhà thờ là nơi chôn giữ họ. Sự kiện này, mãi cho tới khi có cuộc cách mạng Pháp năm 1789 mới chấm dứt. Tóm lại trước đó, chính người chết tự tìm đến với người sống và những tiếng chuông, vang lên khắp các làng quê Âu Mỹ, Cận Ðông... vào ngày thanh minh hằng năm 2 tháng 11, chỉ với mục đích, xua đuổi linh hồn của những người đã khuất, xa hẳn cõi sống trần gian, theo tập quán tín ngưỡng của họ.

Trái lại tại Á Châu, việc thờ phụng người đã khuất, rất được coi trọng, nhất là ở Trung Hoa và Việt Nam, qua quan niệm "Nhờ ơn Tổ Tiên, chúng ta mới có tất cả". Bởi vậy mới có, ngày thanh minh trong tiết tháng ba, hay là lễ cô hồn ta vào rằm tháng bảy âm lịch. Ðây là dịp, để người sống biết ơn người đã khuất như đi lễ tại các đình làng, nhà thờ. Ðồng thời đem lễ vật, hương hoa tới cúng bái tại phần mộ, nơi nghĩa trang. Tập quán này, ngày nay cũng được các tín đồ Thiên Chúa phương Tây, thực hiện hằng năm, vào ngày 2 tháng 11, gọi là Lễ Cô Hồn Tây, nhất là tại Mễ Tây Cơ, đã trở thành một ngày lễ chung của toàn quốc.

Cùng chung ý niệm tôn giáo trên, tại các nước Âu Mỹ, đã cử hành Lễ Hội Halloween, vào đêm 31 tháng 10, đêm trước Lễ Các Thánh (All Saints’ Day), hay còn gọi là All-Hallow Day, nhằm ngày 1-11. Theo sử liệu, đây là một Lễ Hội đã có từ lâu đời, bắt nguồn từ phong tục và mê tín, của người Druid thuộc sắc tộc Celts cổ, sống tại nước Anh, Ái Nhĩ Lan và xứ Gaul.

Người ta thường nói đông và tây chẳng bao giờ gặp nhau, ngoại trừ trong các dịp lễ Cô Hồn.

1-NHỮNG HUYỀN THOẠI PHÁT SINH TỪ LỄ HỘI HALLOWEEN :

Ðến nay, tác phẩm ác quỷ Dracula của nhà văn người Anh là Bram Stoker, đã trên 100 năm và trở thành một nguồn cảm hứng vô tận, chẳng những với các nhà văn, nhà báo, mà còn gây sôi nổi khắp thế giới, qua 154 bộ phim được sản xuất tại Hollywood và Âu Châu. Theo văn hào Pháp là André Malraux, thì trong thời đại của chúng ta, đã có ba nhân vật hoang đường ngự trị, đó là Ma Cà Rồng (Ác quỷ Dracula), Tên Sở Khanh Phong Nhã (Don Juan) và Những Kẻ Bán Linh Hồn Cho Quỷ (Faust). Ðây chính là phó sản của sự tưởng tượng, được phát sinh từ lễ hội Ma Quỷ xa xôi của người Âu Châu cổ.

Thật ra đây chỉ là một câu chuyện hoang đường nhưng về hình thức, lại là một quyển tiểu thuyết hiện đại ở thế kỷ XIX, vì đã dùng máy đánh chữ đầu tiên, trong việc thực hiện tác phẩm, giống như triết gia người Ðức Nietzsche đã dám nói lên những sự thật về tôn giáo vào thời đó bị coi là cấm tuyệt. Ngoài ra, nhân vật quỷ nhập tràng, tức bá tước Dracula, đã được tác giả phác họa theo vóc dáng bạn mình là diễn viên kịch tên Henry Irving, lúc hóa trang trên sân khấu với lỗ mũi quặp dài, mặt màu sáng, răng nanh ló ra ngoài, ria trắng, môi đỏ. Tuy nhiên trong 154 bộ phim quỷ đã ra đời, không có một phim nào, nhà đạo diễn đã dựng hình ảnh Dracula theo đúng nhân vật mà Bram đã dựng lên trong tiểu thuyết của mình.

Ngay từ năm 1897, khi tiểu thuyết quỷ nhập tràng ra đời, lập tức hình anh Dracula đã gây kinh hoàng khắp nước Anh. Nhưng rồi hai kỳ thế chiến xảy ra, với không biết bao nhiêu là cảnh chết chóc tang tóc, khắp Âu Châu và hoàn cầu, khiến cho người ta không còn sợ ma quỷ và tạo cơ hội cho giới làm phim hốt bạc, mà đạo diễn Tod Browming, là người đầu tiên đưa quỷ nhập tràng lên màn bạc vào năm 1931, do tài tử Bela Lugost đóng vai chính Dracula.

Ta biết ma quỷ là chuyện hoang đường nhưng lại không phải là một vấn đề đơn giản. Học thuyết luân hồi quả báo của Phật giáo và câu chuyện con quỷ có sừng, cánh, tay cầm chĩa ba của Tây Phương, tuy có khác về hình thức, trái lại ý nghĩa, nội dung, gần như tương tự, vì cả hai đều xác nhận kẻ làm ác khi sống, lúc chết bị đày xuống các tầng địa ngục, bị ma quỷ hành hạ. Chẳng những thế, con người ngày nay còn tiến xa thêm trong cái thế giới hoang tưởng, với hậu chứng ma ám, các hội bắt ma quỷ, làm như chúng đã thoát khỏi địa ngục và đang hiện diện nơi trần thế này.

Tuy nhiên có điều chắc chắn là hầu hết các nền văn minh của nhân loại, đều cho rằng ma quỷ là không có thật, dù thiên hạ vẫn tin. Tóm lại theo triết học, quỷ sứ là một thế lực đen tối, biểu tượng của sự tham, sân si, do lòng tham không đáy từ con người tạo ra., khi mù quáng, điên dại, lọc lừa và tàn bạo. Theo thánh thư Tây Tạng, ma quỷ là biến tướng của trí tuệ chính ta hay Yidam của óc tưởng tượng, chẳng qua chỉ là một yếu tố tinh thần. Tại Ấn Ðộ, Ba Tư, miền Trung Á, thời gian khoảng 600 năm trước tây lịch, ma quỷ gần như sống chung với con người. Niềm tin đó, đã trở thành một yếu tố, trong quan niệm cấu tạo vũ trụ học, tự nhiên như các yếu tố nước, lửa, cây cối.

Ngày nay quan niệm, chỉ có những người ít học, dốt nát... mới tin có ma quỷ đã lỗi thời. Lịch sử đã cho thấy có nhiều vĩ nhân, còn tin ma quỷ hơn ai hết, chẳng hạn như Napoléon vì sợ con số 17, nên đã phải dời ngày đảo chính một ngày. Những nhân tài như Chateaubrian, Schubert, Picasso... sợ mèo, sợ ma quỷ và tin dị đoan một cách mù quáng.Theo từ nguyên, danh từ mê tín (superstition), có gốc từ Superstare, của Latin với nghĩa "ở bên trên". Ðiều này cho thấy, sự mê tín dị đoan, vấn đề ma quỷ, là một câu chuyện không tưởng, vô giới hạn.

+ Ma Cà Rồng :

Người Hy Lạp gọi nó là Broncolaque, ở Bồ Ðào Nha là Bruxas, tại Lỗ Mã Ni thì kêu Norferat, người Ðức gọi Alp, Ba Lan là Oupir... nói chung mọi nơi trên thế giới đều tin và sợ Ma Cà Rồng. Trên màn ảnh, hai tài tử nổi tiếng Christopher Lee và Boris Karloff, chuyên đóng vai ma quái, từ trong nhà mồ hay các quan tài, chun ra hút máu những người sống. Ngoai đời đã có tên John George Haigh, tháng 8-1959 đã bị tử hình vì can tội giết 8 người, để hút máu.

Hiện lịch sử thế giới còn để lại nhiều tài liệu, liên quan tới những thảm họa do ma cà rồng gây nên, đặc biệt trong thế kỷ XVIII, vào những năm 1706-1832 tại các xứ Hongrie, Serbie, Bohême, Grèce, Silésie... bỗng dưng có nhiều đàn ông cũng như đàn bà, đã chết lâu ngày, tự nhiên sống lại. Họ trở về nhà đập cửa, rồi khủng bố và tấn công những người sống trong gia đình. Tình trạng hỗn loạn, khiến cho nhà chức trách phải cho quật mộ người chết, để khám nghiệm tử thi tìm hiểu sự thật. Sự kinh hoàng bao trùm khắp Châu Âu. Theo sự giải thích của Dom Augustin Calmet, một người Pháp, tác giả quyển "Luận về ma cà rồng", là một trong số 14 cuốn sách viết về đề tài trên, xuất bản năm 1749 rất nổi tiếng. Theo ông, sở dĩ có hiện tượng trên, vì hậu quả của sự chôn cất quá sớm, nhiều người chưa hoàn toàn chết hẳn, nên sau khi hồi tỉnh, đã vội phá mồ, chui lên và lò mò trở về nhà. Mới đây trên tạp chí Life của Mỹ, cũng có đăng hình một người đàn bà Haiti, tên là Félicia Félix Mentor, chết năm 1917 nhưng đã sống lại sau 20 năm, tự tìm về nông trại của mình, trong tình trạng mất trí hoàn toàn. Lại có một người đàn ông Anh, tên là Ernest Wicks, năm 1915 đã hồi tỉnh ở nghĩa trang Regent’s (Luân Ðôn), sau 4 lần bị chôn sống. Các hiện tượng này, giờ được khoa học gọi là chứng Hystérie.

Hiện tượng ma cà rồng, đã làm bối rối nhiều triều đình khắp Âu Châu, cuối cùng phải ban hành lệnh trừ tà các xác chết bị nghi vấn, như hỏa thiêu, chặt đầu hay đóng cọc, khiến cho dân chúng càng thêm hoang mang lo sợ.

Năm 1755, nhờ thiện chí của một vị thầy thuốc tên là Gerald Van Swieten tại thành Vienne. Sau nhiều năm lặn lội điều tra, khám nghiệm. Cuối cùng ông đã đúc kết thành một báo cáo y học về hiện tượng ma cà rồng, trình lên Nữ Hoàng Maria Therèse của nước Áo, giải thích trường hợp 30 tử thi, sau thời gian được chôn cất lâu ngày, nhưng chỉ khô lại chứ không bị rữa nát như thông lệ. Nhờ sự chống đối quyết liệt này, mà chính quyền đã ra lệnh bãi bỏ tất cả những biên pháp, gọi là trừ tà, đối với các xác chết như đã thi hành trước đây. Hành động tượng tự, cũng được Giáo Hoàng Benoit XIV tại Tòa Thánh La Mã, ra lệnh chấm dứt những tin đồn nhảm và các biện pháp trừ tà. Riêng Triết Gia Voltaire thì cười ngạo và cho rằng, sự kiện ma cà rồng làm gì có tại thế giới của người nghèo. Mà đó là sản phẩm của bọn vua chúa trưởng giả, sống chết đều ngự trong các lâu đài nguy nga kiên cố, cách biệt với thế giới bên ngoài. Sự thêu dệt hoang đường này, đã kéo dài nhiều năm tháng và thật sư được ỳ chấm dứt vào đầu thế kỷ XIX, cùng với sự tàn lụn của nhiều triều đại quân chủ phong kiến tại Âu Châu.

Theo nhà phân tâm học Ernest Jones, đồng thời với Freud, đã giải thích rằng ác mộng ma cà rồng, là do ẩn ức từ một khát vọng, của chính kẻ nằm mơ, lại xét xử thủ phạm. Ðó là dục vọng có từ sự tưởng tượng tuỳ hứng, một thứ hôn ám kiểu Don Juan hay sự phản ứng của một nỗi khiếp sợ trong tiềm thức, trước một hành động vừa sợ lẫn đam mê thích thú, không muốn từ bỏ.

Tại Việt Nam cũng có tuyền thuyết về ma cà rồng nhưng chưa thấy ai dám tự xưng là mình đã chứng kiến. Câu chuyện thường được kể từ những kẻ giang hồ đây đó, mà phần lớn là chuyện đường rừng với ba thứ ma thường trực là ma lai, ma xó và ma cà rồng, mà huyền thoại cho tới nay vẫn chưa tiêu tán. Ðó là con ma cái, con của Chú Hỏa, một trong những thương gia Hoa Kiều, giàu có nhất tại Sài Gòn thời Pháp thuộc.

+ Quỷ Nhập Tràng :

Trong các truyện kể truyền miệng tại VN, thường làm cho người nghe vừa thích thú lẫn ớn sợ phải nổi da gà. Ðó là chuyện người chết được đắp chăn chiếu nằm trên giường hay phản gỗ, chờ đem chôn, bổng bị chó hay mèo nhảy ngang qua mình, khiến tử thi bật ngồi dạy hay đi đứng loạn xạ trong nhà. Trường hợp này được dân gian gọi là quỷ nhập tràng.

Ðây là một trường hợp có thật và người chết vừa sống lại, vẫn còn là người, chứ chưa phải là ma. Hiện tượng này, lần đầu tiên đã được triết gia nổi tiếng thời cổ Hy Lạp là Platon đề cập tới, qua câu chuyện về xác chết của một người lính bị tử trận. Nhưng 10 ngày sau, khi xác đem về nhà, chuẩn bị đem chôn. Ðiều bất ngờ là khi đem xác đó để gần một đống lửa, thì anh ta sống lại. Nước Anh vào thế kỷ XIII, cũng có trường hợp tu sĩ tên Beta bị bệnh chết, nhưng qua một đêm thì sống lại. Năm 1906 tại Kansas, Hoa Kỳ, đã xảy chuyện người thanh niên tên Havey, 20 tuổi bị bạo bệnh chết nhưng rồi sống lại hẳn, cưới vợ đàng hoàng. Sự kiện này đã làm cho dư luận Mỹ lúc đó xôn xao và cho rằng nhiều bệnh nhân đã bị chết oan, do sự khám nghiệm ẩu tả của các bác sỹ. Tại nhiều bệnh viện, có những người chết được đem bỏ vào nhà xác, chờ chôn, bổng ngồi dậy, cạnh các xác chết khác. Tất cả các hiện tượng trên, đều gọi chung là quỷ nhập tràng.

Do có khá nhiều trường hợp người chết sống lại, nên tại Âu Châu, vào giữa thế kỷ XIX, các nhà quý tộc, trưởng giả, đã cho thiết kế những chiếc quan tài đặc biệt an toàn, có gắn thiết bị báo động bên trong, để đề phòng người chết sống lại, thì báo tin cho nguời ở ngoài biết. Theo Y học, sự chết được chia thành 2 thời kỳ, đó chết lâm sàng, trong điều kiện bình thường, kéo dài từ 5-10", qua sự ngưng hoạt động của các tế bào, tim và hệ thần kinh não tủy, chấm dứt quá trình oxyt hóa, khiến cho năng lượng dự trữ cho sự hoạt động của não thành cạn kiện và chết dần. Nhưng đó là những thay đổi, có thể hồi phục được. Trường hợp không chửa được, thì cơ thể mới chính thức chuyển sang thời kỳ chết sinh vật. Mới đây, có bé gái tên Britany Eicheberger, 3 tuổi, tại thành phố Pittsburgh (Hoa Kỳ), vô ý té vào một hố tuyết, khiến cho thân nhiệt xuống còn 13 độ C. Em đã rơi vào trạng thái chết lâm sàng nhưng cuối cùng đã được các bác sỹ cứu sống. Tóm lại theo khoa học ngày nay, hiện tượng gọi là quỷ nhập tràng, thật ra đó chỉ là thời kỳ chết lâm sàng của bệnh nhân, do sự phấn đấu, cơ thể có thể hồi phục tạm thời rồi chết lại hay sống hẳn, như nhiều trường hợp đã xảy ra trên khắp thế giới.

+ Con Ma Của Người Akha :

Bộ tộc Akha hiện có chừng 125.000 người, sống trong một khu vực rừng núi, được coi là một trong những nơi hẻo lánh nhất hoàn cầu hiện nay. Lãnh thổ này nằm giữa biên giới các nước Lào, Thái Lan, Miến Ðiện và tây nam Trung Cộng. Người Akha là một dân tộc lâu đời, có nguồn gốc từ Tây Tạng, tuy theo Phật Giáo nhưng đậm nét vật linh (Animisme), nên rất tin tưởng về phần hồn, nhất là của tổ tiên họ. Do truyền thống trên, nên mỗi ngôi làng của họ, đều có dựng một chiếc cổng huyền bí, vừa để bảo vệ dân làng, đồng thời cũng để bài trừ ma quỷ. Vì vậy, chỉ có đàn ông, mới được quyền dựng lên các cột gỗ biểu tượng cũng như những cánh cổng, theo họ nơi đó, đã có các thần linh trấn giữ, ngăn chận ác quỷ xâm nhập vào làng. Theo tục lệ cổ truyền, mỗi năm vào mùa xuân, người Akha lại thay cánh cửa mới, cho thêm quyền năng trừ ma diệt quỷ bằng nhiều hình vẽ quái dị trên hai cánh cổng gỗ.

Nhưng thay vì sợ ma quỷ vô hình, người Akha lại không sợ món thuốc phiện, ở đây được coi như là một phương thuốc chữa bệnh tật tự nhiên, khiến cho đa số dân làng phải chịu tác dụng tai hại của nó, khi đã bị ghiền. Vùng địa giới của người Akha nằm trong khu vực của Tam Giác Vàng và chỉ riêng khu Bắc Lào, mỗi năm đã sản xuất trên 200 tấn thuốc phiện. Tuy nhiên nguồn lợi này không bao giờ là của địa phương hay bộ tộc Akha, mà nằm trong tay các tổ sư Mafia thế giới. Họ chỉ được các trùm buôn bán nha phiến, trả chút tiền trồng trọt mà thôi.

Ngày nay chính phủ Lào, Miến, Thái Lan cả Trung Cộng mở rộng cửa cho ngành du lịch, tạo cơ hội cho dân bàn đèn và hít tô phe Âu Mỹ, tới thỏa thê hít chích, do tập quán hiếu khách của địa phương. Trước tình trạng này, các nhà đạo đức học, ngao ngán tự hỏi bộ tộc Akha trong tương lai sẽ bi tiêu diệt bởi ma quỷ hay chính thuốc phiên mà họ trồng ? Và đâu mới chính là con ma, mà tổ tiên họ đã quyết tâm trừ khử ?

2 - LỄ TÁNG, NGHI THỨC CỦA NGƯỜI SỐNG, CHUẨN BỊ CHO CHÍNH MÌNH :

Ngày nay con người đang điên đầu vì nạn khan hiếm và cạn dần các nguồn lương thực, dành cho sự sống. Nhưng đói thì đói, khắp nơi thiên hạ vẫn cứ hoang phí, thậm chí phải khánh kiệt vì người chết, qua việc ma chay, mồ mả và lo thêm hành trang để cho ma, có phương tiện lập nghiệp ở bên kia thế giới.

Ðây là một quan niệm bất khả thi của con người, không bao giờ ngưng ám ảnh, trước những bi kịch đời do sinh, tử, bệnh, lão gây nên. Thời tiền sử, dù chịu cảnh ăn lông ở lỗ, tổ tiên ta cũng đã phải dành một phần lương thực, để dâng cúng thần linh vô hình. Ngày nay, nhiều người đã phải bóp bụng, chịu cảnh nghèo cực, để lo cho thần linh, người chết mà điển hình nhất là sự người Miên và Trung Hoa, qua sự cúng kiếng linh đình, đốt vàng bạc, đồ mã, số tiền tiêu phí hàng năm, không bút mực nào tính hết.

Trên miền thượng du Miến Ðiện có bộ tộc Chiov, sống đói rách triền miên, vì gần hết lương thực và gia tài kiếm được, đều dành cho người khuất mặt. Tại Bengale, người sống cúng người chết hằng ngày, bằng những thứ kiếm được, kể cả cái chổi quét nhà.

Tại Phi Châu, quan niệm chết trước để được hưởng nhiều lễ tết, là một trong những mốt thời thượng. Ðã vậy nhiều nơi ở Phi Châu xích đạo, trong đó hăng nhất là bộ lạc Ponéo,Pahouins, Fans... còn chơi sang, đem tiêu hủy tất cả những thứ mà người sống đã dùng qua, kể cả nhà cửa, cây cối, bàn ghế. Những thứ này được đem chôn với xác người chết. Nhiều nơi đám tang kéo dài rất nhiều ngày và có nhiều người Phi Châu, đã tự tử chết, để không mất phần hưởng cúng lễ. Trong một đám tang ở Angola, khổ chủ ngoài việc giết nhiều bò cái, còn hạ luôn 50 con cừu dê và vô số gà vịt... Cũng ở Phi Châu, ma chay lớn nhỏ đều tuỳ thuộc vào thu hoạch mùa màng. Vì vậy nhiều nơi, người ta phải ưóp xác để quàng lại, có khi kéo dài đôi ba năm, để đợi tới khi đủ lễ vật. Ðồ cúng được ưa thích vẫn là súc vật. Người Madagascar giết hằng vạn bò trong dịp Tết Fandorana cũng như người Lobis trong ngày lễ Dono. Tại La Mecque, Népal, Bénares... trong các ngày lễ, các chủ trại chăn nuôi phải đem giấu bớt súc vật, vì người ta tha hồ, giết chúng một cách vô tội vạ. Nhiều nơi không đủ súc vật hay các tín đồ theo Phật Giáo, thì lễ vật là ngũ cốc và hoa quả.

Có nhiều nơi, người ta bỏ bạc vàng vào miệng người chết, làm lộ phí để hồn ma có tiền hối lộ các vị thần, trên đường tới thế giới cực lạc. Ở Nga, nhiều vùng còn có phong tục quang tiền vào mộ người chết. Noí chung, tiền ma chay trên khắp thế giới, nếu gộp lại, có thể làm nghiêng lệch cán cân kinh tế hiện tại.

Nghĩa tử là nghĩa tận, câu nói thông thường nhưng đầy triết lý của người Trung Hoa xưa, đã cho thấy một cách đầy đủ nhất, tấm lòng thành kính của người sống đối với kẻ khuất mặt... Vì thế khắp nơi trên thế giới, bất kỳ là dân tộc nào, cũng đều tổ chức tang lễ hết sức trang trọng, để tiễn đưa người chết về cõi vĩnh hằng.

Do phong tục tập quán khác nhau, nên cũng có hơn 1001 tập tục kỳ lạ về tang chế. Tuy nhiên dã mang nhất vẫn là tục bắt buộc thiêu sống người vợ của kẽ quá cố tại Ấn Ðộ. Tục này dù bị cấm hẳn từ năm 1829 nhưng tới nay vẫn bị phát hiện, có nhiều trường hợp đã xảy ra tại Rajasthan. Nói chung các truyền thống tang lễ, nhất là tại Châu Phi, làm thiên hạ không biết đâu mà mò. Tại BomBay-Ấn Ðộ và Tây Tạng, thi thể của người chết bị vứt ra đồng hay tại tháp vĩnh hằng, cho kên kên, diều hâu tùng xẽo. Còn người Hindu thì lại hỏa táng tử thi, trước khi tắm rửa sạch sẽ để tẩy uế bụi trần. Trong lúc đó những người chết vì bệnh truyền nhiễm, phong dịch, lại bị quăng xuống sông, vì không ai muốn nhìn họ. Riêng những gia đình nghèo, mới đem chôn thân nhân mình. Có điều la, là những người sống hay hành hương dọc theo hai bờ sông Hằng tại Ấn Ðộ, đã không thắc mắc gì, về những xác chết thối rữa, cứ ngày qua tháng lại trôi lềnh bềnh trên mắt nước, làm ô uế và gây dịch bệnh cho người sống quanh vùng. Tại Bắc Mỹ, từ năm 1880 các xác chết đã được ướp bằng cách tiêm chất hormone vào những động mạch của tử thi, để giữ được lâu ngày. Cũng ở Âu Mỹ, hiện có phong trào mua sẵn đất để dành chôn cất. Tập tục này làm phát sinh nhiều dịch vụ béo bở, trong đó có những cửa hiệu bán hoa nhân tạo, dành phúng điếu người chết. Tại Paris đã có hẳn một khu vực dành cho tang lễ, gọi là trung tâm hội chợ thương mại quốc tế, của người chết. Dân Nhật ở thành phố Osaka, ngoài việc tổ chức tang lễ rùm beng tốn kém, còn chơi ngông khi đưa quan tài, bằng những tập tục khác lạ, như đặt quan tài trên một đường trượt như kiểu ném bóng bowling. Ngoài ra còn có kiểu vệ tinh, mà chi phí một giờ lên tới 70.000 đô la.

Về các nghĩa trang thì vui nhộn nhất là Sapinta của Lỗ Mã Ni. Nghĩa trang Brookwood ở Anh Quốc rất thơ mộng, được xây dựng từ năm 1852, rộng 170 ha, có đường xe lửa riêng, tới nay vẫn là nơi yên nghỉ lý tưởng của 231... 360 người. Nhật Bản và Hy Lạp, đất hẹp người đông, nên muốn có một nơi yên giấc nghìn thu, người ta phải chi phí một khoảng đầu tiên về đất là 25.000 đô la. Riêng nghĩa trang kỳ lạ nhất, vẫn là tại VN xã nghĩa, có mộ nhưng không có xác người, tại các nghĩa địa bộ đội, đã chết trong các cuộc chiến vừa qua.

Tại thành phố Alexandrie của Ai Cập, trong lúc công nhân đang xây cất chiếc cầu nôi liền xa lộ với thủ đô Le Caire, thì phát hiện được địa điểm Necropolis, mà theo Jean Yves Empereur, một nhà khảo cổ người Pháp, thì đây là một thành phố của người chết, đã có từ hơn 2000 năm trước tây lịch. Tại hiện trường, đã tìm ra một nghĩa trang rộng lớn, gồm 150 đơn vị "Loculi’, là những hộc vuông bằng đất, được đào sâu trong vách thành, làm nơi bảo quản các xác chết. Ngoài ra còn có nhiều hộc nhỏ chứa tro cốt hỏa táng. Ðặc biệt các nhà mồ trong nghĩa trang này, đều được phủ các bức tranh vẽ có chú thích bằng chữ Hy Lạp. Có tất cả 7 tầng, chồng chất lên nhau, chứa đầy xương người và các vật dụng hằng ngày. Theo sử liệu và bút ký của nhà văn Strabon sống vào cuối thế kỷ I trước tây lịch, thì thành phố nghĩa trang này, được xây dựng vào khoảng thế kỷ III-II trước TL, thời kỳ vua Ptolémé của Hy Lạp, thống trị Cổ Ai Cập... Tất cả di tích coi như còn nguyên vẹn.

Viện bảo tàng kinh dị nhất thế giới tại Paris, cũng vừa được mở cửa. Dây là nơi trưng bày những xác người và thú vật chết, bị lột da một cách gớm ghiếc, Bảo tàng do Fragonard, một thú y sĩ kiêm nghệ sĩ, thực hiên từ năm 1799. Ðể giữ nguyên vẹn thi hài người và thú vật sau khi bị lột da, Fragonard đã tiêm vào vào đó nhiều loại thuốc và hóa chất kỳ lạ tự chế, mà đến nay vẫn còn là điều bí mật, vì ông ta đã mang xuống mồ.

3-Ý NGHĨA VÀ SỰ TRÙNG HỢP GIỮA LỄ CÔ HỒN TA VÀ LỄ HỘI HALLOWEEN :

Cái chết khiến cho nhân loại hãi sợ, vì đó chính là hình ảnh của mình sau này. Do trên, một số phong tục lễ hội đã được phát sinh, với tâm nguyện giúp cho người quá cố, vươt qua được đoạn đường cuói đời, để bước vào thế giới hư không an nhàn.

Lễ Cô Hồn Tây hay là Halloween, có nhiều nét tương đồng với Ngày Tết Trung Nguyên Rằm Tháng Bảy, của VN, Trung Hoa và các nước theo Phật Giáo. Chỉ khác một điều là Lễ Cô Hồn Tây được tổ chức vào đêm 31-10 dương lịch hằng năm, tại các nước Âu Mỹ, trước các lễ các Thánh ngày 1-11.

Theo các nguồn sử liệu, thì lễ hội Halloween bắt nguồn từ sự mê tín dị đoan của người Druid, một bộ tộc thuộc giống dân Celts cổ, đã định cư lâu đời tại nước Anh, Ái Nhĩ Lan và xứ Gaul.

Giống như quan niệm của Ðông phương, người Druid tin rằng, đêm cuối tháng mười là thời điểm, để linh hồn của người chết, từ địa ngục thoát lên trần thế, vất vưởng phá phách. Ðể xua đuổi đám âm hồn này, thời đó người ta đốt lửa trong Halloween.

Rồi Ðế quốc La Mã xâm chiếm quần đảo Anh-Ái, họ lại thêm vào lễ hội, những tập tục và truyền thống mừng ngày mùa (Harvest Festival). Do ý nghĩa trên, ngày nay ta thấy trong đêm Halloween, mang đầy ảnh hưởng của cây trái. Khắp nơi, chỗ nào cũng có Lồng Ðèn Ma Chơi (Jack-O-Lantern), làm bằng trái bí ngô rỗng, gọi là Hollowed-out-pumkin, phía trong có chỗ để cắm đèn cầy trắng, còn bên ngoài thì khắc những khuông mặt ma quỷ kỳ quái, ghê rợn, tạo thêm không khí ảm đạm, khiến cho mọi người có cảm tưởng đang sống trong cõi âm ty địa ngục, loạn thế trong thế giới của Sa Tăng.

Trong khi đó ngày 1-11 hằng năm lại là Quốc Lễ của Mễ Tây Cơ, mang ý nghĩa giống như Ngày Hội Thanh Minh vào tháng ba âm lịch của ta. Tại đây, người sống đón linh hồn của người chết, đang trở về dương thế, bằng cách đốt lửa hay thắp nến dẫn đường. Trong khắp mọi nhà, bàn thờ tổ tiên, ông bà, cha mẹ và thân quyến... được trần thiết một cách trang trọng với đầy lễ vật và hương hoa đủ loại, tinh khiết thơm ngát. Sau đó vào ngày 2-11, mọi người mang tất cả những đồ ăn thức uống, dùng cúng người chết trong đêm qua, đến nghĩa trang, để cả gia đình cùng ăn uống ngay nơi phần mộ của thân nhân mình. Cũng trong dịp Quốc Lễ trên, tại thủ đô Mexico cũng như tất cả các thành phố lớn nhỏ trong nước, bán đầy Cúc Vạn Thọ, là loại hoa mà người Mễ tin rằng, có mùi hương đặc biệt, có thể quyến rũ được những hồn ma đang lạc lỏng, tìm lối với gia đình. Ngoài ra còn có bán Ðầu Lâu chứa đường và những Bộ Xương Người. Tất cả các thứ trên đều làm bằng giấy bồi. Lại có bán loại bánh mì đặc biệt, gọi là Pan De Muerto, trông giống như các khúc xương người.

Khắp Hoa Kỳ, đêm Halloween, đúng ra chỉ là một lễ hội của trẻ con. Bởi vậy khi mặt trời vừa bắt đầu đi ngủ, nhường chỗ cho bóng đêm, cũng là lúc bọn nhóc Mỹ hoá trang, thành đủ loại Ma Quỷ, từ Ma Cà Rồng Dracula, Quỷ Nhập Tràng... cho tới Phù Thủy hay các hồn Ma Chơi, chết oan uổng, nên đã sống vát vưỡng khắp nơi. Tất cả bọn chúng được mở xích, sổ tù, nhởn nhơ đi lại khắp nơi, vai vác chổi phép, tay xách đèn lồng bí, ăn mặc rất kỳ dị, tụ tập thành nhóm, kéo tới từng nhà, đập cửa, đòi lễ vật. Bởi vậy trong đêm này, hầu như nhà nào cũng có chuẩn bị bánh kẹo, để phấn phát cho các em vui chơi. Có nhiều thành phố trên nước Mỹ, đã đứng ra tổ chức đêm lễ hội, mục đích ngăn ngừa sự phá phách quá trớn, cuả bọn "Nhất Quỷ, Nhì Ma, thứ ba là Học Trò "Dịp này, Cơ Quan Bảo Trợ Nhi Ðồng Quốc Tế của Liên Hiệp Quốc, tổ chức quyên góp, để gây quỹ, bảo trợ cho các trẻ em nghèo trên thế giới,

Ngày nay, lễ hội Halloween đã vượt ra khỏi biên giới của các quốc gia nói tiếng Anh, xâm nhập vào nhiều quốc gia khác, đặc biệt là Pháp, một dân tộc luôn tự tôn tự đại, đối với các nước Mỹ, Anh, Ðức, Nga... về nền văn hiến truyền thống lâu đời của mình. Theo tin của AP, năm 1997 vừa qua, công ty điện thoại Telecom đã đứng ra, tổ chức và bảo trợ, đêm lễ hội Halloween 31-10, tại kinh đô ánh sáng Ba Lê của nước Pháp. Công ty này đã cho trưng bày khắp nơi, dọc theo phường phố, trong khu vực Trocadrro, gần chân tháp Eiffel với 8000 quả bí đỏ khổng lồ. Sự trưng bày trên, ngoài ý nghĩa quảng cáo phô trương thanh thế của Hãng Ðiện Thoại, còn được một số đông người Pháp, đồng tình cho rằng, đây là sự trở về Nguồn Cội của Âu Châu. Do trên, ta cũng đừng ngạc nhiên, vì sao Hoa Kỳ hằng năm, đều tổ chức rất trọng thể Ðêm 31-10 Halloween, vì tổ tiên của Hiệp Chủng Quốc đã từ Âu Châu, di cư lập nghiệp tại Tân Thế Giới.

Trước đây đêm Cô Hồn Tây, không được tổ chức trọng thể như bây giờ nhưng theo sử liệu, vào thời điểm đó, trong đêm lễ, các cửa hiệu đều có trang hoàng những quả bí đỏ và những mặt na cũng như quần áo, mũ hia của ma quỷ.Tại các quán rượu, quang cảnh lại càng ghê rợn với vũ hội hóa trang, dành cho khách hàng đến vui chơi suốt đêm, qua y phục, mũ nón kỳ quái và những chiếc mặt nạ quái đản.

Tại Xã Nghĩa Thiên Ðường, từ ngày mở cảng đón tư bản Âu Mỹ, Nhật, Hàn, Tàu đỏ trắng và Vịt Kiều yêu nước, mang đô la về giúp Ðảng giàu xụ. Vì vậy hằng năm, tư bản đỏ mới ngoi lên, cũng bắt chước theo thời, tổ chức đêm Cô Hồn Tây 31-10 Dương lịch tại Sài Gòn, Hà Nội và các thành phố khác có đông ngoại kiều cư ngụ. Nhưng có điều là Giá Cả của Một Bữa Ăn Tự Do (Buffet Dinner), trong đêm Halloween, quá mắc mỏ, dù thực đơn chỉ vỏn vẹn có Bánh Bí Ðỏ cùng Món Súp Bí, nấu theo truyền thống Âu Mỹ, chỉ hạp với túi tiền của tư bản, còn dân chúng VN nghèo đói, khổ cực, chừng nào mới dám léo tới nơi này, để trả món tiền to lớn 169.000 đồng/người lớn, 99.000 đồng/con nít, tiền Hồ, cho một bữa ăn ba làng, không có ý nghĩa ?

4-ÐI XEM MA QUỶ, ÐÊM HALLOWEEN :

Trên cõi đời này, có mấy ai dám vỗ ngực là mình không sợ ma quỷ ? Nhưng tâm lý chung của con người hay đứng núi này trông núi nọ, nói một đường làm một nẻo. Vì vậy sợ thì sợ, nhưng vẫn cứ muốn tò mò xía vào chuyện quỷ ma. Lễ hội Cô Hồn Tây vào đêm 31-10, nói lên phần nào khát vọng thầm kín của con người.

+ Qua Úc thăm lại chiếc xe chở xác Marilyn Monroe :

Nữ diễn viên điện ảnh Mỹ Marilyn Monroe nổi tiếng một thời, đã chết rục tử thi từ năm 1962 nhưng những chuyện liên quan tới người đẹp tới nay, vẫn là chuyện dài, dai và thời sự. Một trong những vấn đề nóng hổi đó là Chuyện Chiếc Xe từng chở quan tài Marilyn, hiện được nhiều người Úc, đăng ký trước, để khi chết, được chở bằng chiếc xe trên.

Ðây là một chiếc Cadillac RIP-600, sản xuất năm 1960 tại Mỹ, do nhà lễ táng Westwood Village Mortuary ở thành phố Los Angeles, mua riêng để chở quan tài Marilyn. Sau lần đó, xe này được cất vào kho.

Năm 1989, có một người Úc tên Neil Gray, do tính thích sưu tầm xe Cadillac, khi tới Mỹ, đã vô tình mua lại chiếc trên, mà không hề rõ xuất xứ của nó. Xe được chở về Úc bằng tàu thủy.

Câu chuyện về chiếc xe chở quan tài của Marilyn, mãi tới năm 1996 mới được phát giác cũng như sự xác nhận của công ty mai táng Westwood ở Los Angeles. Cũng từ đó, chiếc xe trên đã đi vào lịch sử và Neil Gray một mặc bỏ ra số tiền 50.000 đô la để tu bổ, mặt khác cho khắc một bảng kẽm, gắn lên chiếc xe trên, ghi rõ Tờ Khai Tử của Marilyn, theo bản chính được lưu trữ từ một Toà Án của Mỹ ở Los Angles: "Marilyn Monroe tức Norma Jean Baker, tên cha không rõ, mẹ là Gladys Pearl Baker, đương sự chết không rõ lý do đích xác, có thể là do tự tử hoặc ngộ độc nặng".Nhờ quảng cáo trên, quả nhiên thiên hạ ùa tới ghi tên, để được đi trên chuyến xe chót của đời mình, cùng với MM. Theo Neil Gray, chỉ mua chiếc xe trên tại Mỹ với giá 3.500 đô la, sau đó tu bổ thêm 50.000 đô la nhưng hiện nay, giá của chiếc xe đã lên tới 1 triệu đô la nhưng chủ nhân hiện tại vẫn không chịu bán.

+ Du Lịch Tân Gia Ba xem Ma Tàu :

Buôn bán xưa nay vốn là sở trường chuyên nghiệp của người Trung Hoa, dù ở chính quốc hay chốn tha hương. Mới đây tại đảo quốc Sư Tử Thành, những nhà tài phiệt gốc Hoa, đã dựng lên một trung tâm Ma Quỷ, để móc hầu bao du khách nước ngoài và những kẻ tò mò muốn xía vào chuyện âm cung địa phủ.

Theo báo chí và hình ảnh, cho thấy toàn bộ khu nhà ma được thiết kế theo đúng truyền thống văn hóa nghệ thuật thời Ðường-Tống, trong lịch sử Trung Hoa. Tại đây có đủ các mô hình cung điện Hoàng gia, nơi xử án và rùng rợn hơn hết là chốn ngục tù, giam giữ các tội nhân. Tất cả gần giống như cảnh được thiết kế trong các bộ phim Hồng Kông-Ðài Loan, làm hấp dẫn người xem từ đầu tới cuối, đôi lúc làm đứng tim hay chết giâc những kẻ yếu bóng vía, khi bước vào những căn nhà xưa, cách đây cả ngàn năm, với hai cánh cửa gỗ nặng nề sơn đỏ ói, luôn được đóng kín. Bên trong căn nhà thật âm u lạnh lẽo như địa ngục. Giữa cái thế giới huyễn hoặc u trầm, ngoài lão già quản gia hình dung cổ quái, hành động hung tàn, lúc nào cũng như muốn phanh thây xé xác những kẻ lạ mặt. Ngoài ra tất cả đều là xác chết của các cô con gái, hoặc đang treo cổ tòn ten trên trính nhà hay gục đầu chết trước các bệ thờ. Các cô gái này mặc toàn đồ trắng, tóc loang dài che kín mặt, chỉ thấy cái lưỡi đỏ hỏn, thè dài ra, thong xuống tới ngực.

Ðứng trước cảnh ma quái ghê rợn trên, qua ánh sáng hắt hiu của các ngọn bạch lạp yếu ớt. Và dù biết trước đây là cảnh giả, cũng như các xác chết làm toàn bằng nhựa. Nhưng đố ai dám giữ nổi bình tỉnh trước cảnh này, trong khi bên tai lại dồn dập muôn ngàn âm thanh quái dị của Ma, được phát ra từ hệ thống Surround ố dobby hiện đại, làm đứng tim và ớn lạnh hồn người sống, đang có mặt tại chỗ.

+ Tới Hồng Kông ăn cơm Âm Phủ :

Hồng Kông nức tiếng xưa nay trên hoàn vũ và được người đời xưng tụng là Cảng Thơm, nơi để các bậc vương tôn công tử, những nhà hào phú trưởng giả, tới ném tiền qua cửa sổ, bằng một nụ cuời hay ánh mắt của giai nhân hay tìm hoan lạc qua các màn nhất dạ đế vương, dành cho các xì thẩu rừng tiền biển bạc. Ngoài ra, Hồng Kông còn có một chốn đặc biệt khác, đó là Tiệm Ma Hương Cảng hay Igor Restaurant, chuyên môn đón người sống, xuống địa phủ, ăn cơm Ma.

Vì cùng dựa theo các thiết kế từ phim bộ Hồng Kông-Ðài Loan, nên quang cảnh ở đây cũng gần giống như khu nhà ma tại Sư Tử Thành Tân Gia Ba, có màu sắc thê lương, rùng rợn của miền địa phủ, với hai tên đầu trâu mặt ngựa gác cổng, đen đúa, cao ốm nhưng nhìn thấy rất khủng khiếp, trông không khác gì đám ma quỷ chốn diêm đình. Tiệm ăn nằm lọt thỏm sau một sân rộng âm u ghê rợn, được che khuất bởi những tán cây rậm rạp tối om. Ðể cho quang cảnh thêm quái dị, đó đây lại có treo đầy thêm những khúc xương người lủng lẳng trên các cành cây, cùng lổn ngổn xuất hiện nhiều trăn rắn và một con quỷ cái, khi ẩn lúc hiện, nhát phá đoàn người đang run sợ, bước vào cõi âm ty.

Rồi hai cánh cửa nặng nề của địa ngục cũng được mở ra, với một gã ma trai lù lù xuất hiện. Tên này hình dung cổ quái lại cao lênh khênh, mặt mày trắng bệt, có hai răng nanh ló ra khỏi miệng, mặc áo quần màu đen theo kiểu ma cà rồng Dracula, tay cầm con dao nhọn bén, dẫn đường. Lúc này mọi người được xếp hàng sau hắn, nối đuôi run rẩy mò mẫm tiến vào con đường hành lang tối om, chạy dài hun hút. Khi đoàn người tới cuối đường hầm thì gặp một chiếc thùng thật lớn. Ðó chính là chiếc thang máy đã được ngụy trang. Từ đây chỗ nào cũng có bóng ma quỷ hiện hình, qua những âm thanh rên rỉ, hoặc thét gào hay chỉ là các đóm lửa ma chơi, lập lòe trong đêm đen. Cuói cùng thang máy cũng ngừng trước cửa phòng ăn, thì lập tức có nhiều bóng ma, từ trong bóng tối ào ra, ôm lấy từng người, hoặc nhe nanh nhát hay toắt miệng cười nham nhỡ, khiến cho ai nấy cũng xanh mặt rụng rời. Ðang lúc dở sống dở chết,, bỗng có một hồi chuông dài reo vang, đồng lúc hai cánh cửa gỗ đỏ mở rộng, có một con quỷ cái ra đón mọi người vào âm cung dự tiệc, mà trước mắt là hình ảnh hai con ma già khô đét, đang nằm thoi thóp trên giường, chờ bị xẻ thịt.

Thật sự tất cả đều là cảnh giả qua bàn tay của đạo diễn, với mục đích tạo cảm giác mạnh cho thực khách khi tới quán ăn, mà mục tiêu chính vẫn là thực đơn nơi phòng ăn. Nơi này được thiết kế thật quái dị, lạ lùng, ly kỳ hớn cả những cảnh nhìn thấy trong các phim kinh dị. Rồi trong lúc các thực khách chưa kịp hoàn hồn, sau thời gian trải qua từ lúc mới bắt đầu bước vào sân, suốt hành lang, trong thang máy... và nơi phòng ăn tập thể, thì một lần nửa, mọi người như muốn ói mữa tại chỗ, khi nhìn thấy những thức ăn bày sẵn trên bàn như món óc người nhầy nhụa đựng trong bát, những khúc xương chân tay của người,lẫn lộn trong các son đưng cơm chiên. Càng gớm ghiếc hơn, là trong tất cả các thức uống, thứ nào cũng lẫn lộn nào là tròng mắt, tai, môi và đốt tay người.

Trong phòng ăn mọi người dùng theo lối tự do và các món ăn liên tục được tiếp tế cũng như thay đổi mới. Ðặc biệt nhất là món mì Spagetti và bít tết bò, được chứa trong khoang bụng của hai xác người làm bằng nhựa. Ngoài ra, để gây thêm hào hứng cho thực khách, tiệm ma còn có phần trình diễn văn nghệ, do toàn thể ma đực cái của tiệm thủ diễn. Bữa ăn kết thúc sau hai giờ căng thẳng thần kinh, rốt cục mọi hải sợ ẩn ức đều được giải bày, khi đèn được bật sáng, khiến cho ai cũng vui vẻ hứa hẹn sẽ trở lại... dù bị ớn da gà.

+ Vương Quốc Ma Quỷ trên Ðất My :

Hoa Kỳ là siêu cường số 1 trên thế giới hiện nay, đồng thời cũng là quốc gia có nhiều người dị đoan mê tín nhất, nên đã không thiếu gì người thích đùa giỡn với ma quỷ, để tìm những cảm giác mạnh. Thăm viếng nước Mỹ nhân mùa lễ hội Halloween, không gì hấp dẫn hơn tới thăm Ma tại Khu Walt Disney ở California hay New York, vào căn nhà ma quái của Ackerman, để gặp hàng tá quỷ Dracula, Frankenstein và một đội quân ma quái, lẫn lộn trong các xác ướp, nằm ngổn ngang trong các quan tài, được đặt khắp các tầng nhà.

Trước tiên là đi thăm ma Tây-Mỹ trong khu Walt Disney, ở công viên dành cho trẻ con. Giống như các khu ma quỷ khác trên thế giới, khu Ma tại California cũng rất hấp dẫn các du khách, khi muốn tới đây tìm các cảm giác lạ. Ðầu tiên đón tiếp khách dương thế xuống thăm viếng cõi âm, là những chiếc xe ngựa kiểu xưa có từ thời Trung Cổ, được sơn toàn màu đen, do một tên xà ích, hình dung cổ quái điều khiển. Tên mã phu này vừa ốm vừa cao lênh khênh, mặc chiếc áo choàng màu đen có xẻ đuôi tôm, mặt mày xanh nhợt, hắc ám. Xe chạy vòng vòng qua nhiều bãi tha ma liên tiếp hơn 20 phút, mới tới địa phủ. Có sự khác biệt trong lối thiết kế giữa khu Ma của Tàu ở Tân Gia Ba-Hồng Kông và tại Hoa Kỳ. Một đàng thì quê mùa với nha tranh, vách gỗ. Cón một chốn thì dinh thự to lớn, khang trang, tuy rằng cả hai khu đều là cõi Ma.

Ðịa ngục thứ 1 khi khách đặt chân tới âm ty, là một thang máy rộng lớn như một căn phòng, mỗi lần có thể chứa tới 50 người. Trong thang máy treo la liệt đầy người chết nhưng lạ một điều, là tất cả đều biết chọc phá người sống. Có một toa xe lửa nhỏ chạy trên đường rầy, từ xa trờ tới ngay khi thang máy vừa ngừng, để đón khách tới khu biệt thư Ma. Ðầu tiên là phòng ăn với đông thực khách Ma, vừa ăn, vừa ca hát, hôn hít, nhảy đầm, rất là mùi mẩn. Kế tiếp là phòng ngủ có kê nhiều quan tài, xương người, đầu lâu rất khủng khiếp. Tại đây có đủ 1001 kiểu sinh hoạt của Ma nhưng có lẽ ảm đạm nhất,vẫn là cảnh Ma đang ngồi tự đắp mồ cho mình hay ngồi khóc bơ vơ bên vệ đường, làm cho người sống, dù biết đây là cảnh giả, vẫn cảm thấy man mác buồn.

+ Về Sài Gòn thăm lại Hồn Ma Con Gái Chú Hỏa :

Chú Hỏa là biệt danh của người Sài Gòn xưa, dùng để chỉ một xì thẩu người Hoa sống lâu năm tại VN, tên là Hui Bon Hoa. Ngoài sự giàu có, người đời còn biết đương sự qua câu chuyện được đồn đãi lâu năm trong dân gian :’ Hồn ma con gái chú Hỏa trong ngôi biệt thự rộng thênh thang, tọa lạc tại khu Cầu Ông Lãnh, Sài Gòn.

Cũng giống như hầu hết những người Hoa, vì không chịu nổi cảnh đói rách thảm thê tận tuyệt nơi quê nhà, phải đành tha phương cầu thực. Ðầu tiên chú Hỏa tới VN, chỉ với hai bàn tay trắng và như hầu hết người đồng hương, Chú khởi nghiệp bằng nghề mua bán nhặt nhảnh ve chai lông vịt và sắt chì vụn. Ðược một thời gian ngắn, bỗng dưng Chú phát tài và trở nên giàu to lớn. Từ đó bắt đầu hợp tác với thực dân Pháp cũng như quan lại Nam triều, trong lãnh vực mở tiệm cầm đồ, mua bán bất động sản và cất nhà cho thuê. Bởi vậy, hiện nay trong dân gian vẫn còn truyền tụng câu phong dao :’ Ði tàu chú Hỷ, ở nhà chú Hỏa".

Riêng câu chuyện ma quỷ có liên quan tới chú Hỏa, đến nay cũng vẫn là lời đồn đãi, rỉ tai, tam sao thất bổn, quẩn quanh bắt nguồn từ sự phát giàu nhanh chóng của Chú Hỏa, kéo tới câu chuyên bóng ma hằng đêm, xuất hiện trong lâu đài lạnh lẻo, nằm giữa 4 con đường Nguyễn Văn Sâm, Nguyễn Công Trứ, Phó Ðức Chính và Bác Sỷ Calmette.Trong lúc dư luận xôn xao không ngớt, thì Chú Hỏa lại đăng cao phó trên báo về việc con gái mất. Tuy nhiên lại cho biết vì con gái mình bị bạo bệnh, nên đã chết bất đắc kỳ tử v1 nhằm giờ trùng. Do trên tang lễ chỉ làm sơ sài và phần mộ được chôn tại một khu đất ở ngoại ô, cạnh ngôi biệt thự nghĩ mát của chú Hỏa.

Theo nguồn tin của những người có liên hệ trong gia đình, thì tất cả những người làm của tiểu thư lúc còn sống ở Sài Gòn, đều được chuyển tới đây, để phục dịch cho người chết. Cũng kể từ đó, dư luận càng đồn đãi dữ dội hơn, trong đó có tin của nhiều người, quả quyết nói là, chính mình đã tận mắt thấy hồn ma con gái Chú Hỏa, hằng đêm xuất hiện trong khu nhà mồ, than khóc thảm thiết. Cũng do lời đồn đãi trên, nên càng ngày, thân quyến cũng như láng giềng hàng xóm, ít dám lui tới khu vực này.

Cũng theo truyền thuyết, thì chính hai tên trộm mồ, đã khám phá được ra bí mật của hồn ma con gái Chú Hỏa. Nguyên vì ham của, nên vào một đêm nọ, hai tên trộm lẻn vào và quật mồ người chết, mới biết được bên trong quan tài trống rỗng. Trong lúc đó, lại có một cô gái mặc đồ trắng, tóc dài tới gối, đứng trước mặt ho, khóc gào thảm thiết. Sau này bí mật được bật mí, do chính thân nhân của cô gái kể lại. Thì ra, Chú Hỏa có một cô con gai, không may bị mang chứng bệnh nan y (hủi). Và dù là một người giàu có nhất nhì tại VN lúc đó, Chú Hỏa vẫn bất lực, khổ đau đứng nhìn con gái mình khổ đau với chứng bệnh trầm kha quái ác. Do để tránh tai tiếng, Chú đem nhốt con gái mình, trên một căn phòng ở tầng lầu chót, của ngôi biệt thự. Chính cái bóng trắng xuất hiện hằng đêm, trong ngôi biệt thư, được đồn đãi là ma, chính là người con gái bất hạnh, tội nghiệp đó. Về sau, bệnh càng lúc càng nặng, tàn phá cơ thể của cô gái rất khủng khiếp, nên Chú Hỏa phải cho xây ngôi nhà mồ, cạnh biệt thự nghỉ mát của mình ở ngoại ô Sài Gòn.

Sau ngày 30-4-1975, Cọng Sản quốc tế chiếm trọn VN, vơ vét hết tài sản của dân chúng miền Nam. Tuy nhiên dù Hà Nội táng tận lương tâm nhưng chúng vẫn sợ oai ma quỷ. Do trên ngôi biệt thự củ của Chú Hỏa, ở Cầu Ông Lãnh-Sài Gòn, chỉ được dùng làm Khu Bảo Tàng Mỹ Thuật, để ngó cho vui mà thôi.

Chuyện ma hiện hồn khắp nơi, nhất là ở các nhà xác lâu nay, vẫn được nhơn gian truyền miệng. Tuy nhiên tại thiên đàng xã nghĩa Việt Cộng gần đây, lại có thêm một loại Ma Mới, mà những câu chuyện kể trong dân gian, còn kinh khủng gấp ngàn lần những chuyện ma trong quá khứ. Ðó là những bóng ma sống, thường hiện hình quanh các nhà xác của bệnh viện, ở Sài Gòn và các thành phố lớn tại VN ngày nay. Chúng tuy không phải là Ma Cà Rồng, Quỷ Nhập Tràng hay Sa Tăng loạn thế nhưng đã dựa hơi cường lực, tham nhũng, để hút máu người sống lẫn người chết, qua hành động tàn bạo, để cưỡng bức tang chế, làm tiền trên xác chết tại các bệnh viện.

Nay thì không còn nghi ngờ gì nửa, hiện tượng làm tiền trên xác chết, đã là một thực trạng nhức nhối tại VN, mà nạn nhân cũng vẫn là những người dân hèn nghèo, một mặt phải gánh chịu niềm đau vì mất người thân, mặt khác chịu thêm nổi uất ức trước bạo lực cường quyền.

Tóm lại như lời kết luận của hai tác giả Jimmy Ford và Alex White, trong tác phẩm "Kinh doanh lừa bịp".Theo đó, thì chừng nào con người còn thích thú với những trò ma quỷ, thì thiên hạ vẫn còn đất để phát triển MA LANH, một nghề đang phát triển mạnh ở Anh và Mỹ. Ngoài ra khắp nơi, đã có rất nhiều sự việc rất vô lý đối với khoa học nhưng vẫn được tiếp tục thách thức các nhà nghiên cứu, trên con đường vạch trần sự thật. Chính Christopher Freilling, người Anh, qua sách "những con quỷ hút máu người’, cho rằng đây chỉ là một lối nhân cách hóa, nói lên những bi kịch đã xảy ra trong cõi đời này gồm Ma Tuý, Ảnh Hưởng Môi Trường và Chiến Tranh gây ra.Cũng vì vậy mà hầu hết các ứng cử viên Tổng Thống Hoa Kỳ, đều có khuynh hưóng quay về với truyền thống Tôn Giáo, Ðạo Ðức và Gia Ðình, cho nên chuyện Ma Quỷ phát triển tại đất nước này là điều hợp lý. Sau rốt, giữa một thế giới đầy bon chen, tranh danh đoạt lợi, giết hại lẫn nhau, thì có đuợc nhũng giây phút hồn lìa thể xác, dù là giả tạo, cũng đủ giúp cho con người vô tư trẻ lại. Ðó cũng là một trong nhũng lý do, mà các nước Âu Mỹ tổ chức đêm lể hội Halloween, nói là dành cho con nít nhưng người lớn vui ké, có mất mát gì.

Xóm Cồn
Những ngày cuối tháng 10-2007


Mường Giang


<bài viết được chỉnh sửa lúc 29.10.2007 16:15:53 bởi Thanh Vân >
Attached Image(s)
#1
    Thanh Vân 29.10.2007 16:18:24 (permalink)

    Sự Liên-Hệ Giữa Tết Halloween, Tết Trung-Thu, và Tết Trung-Nguyên

     I. Tết Halloween

     Ngày lễ Halloween nhằm ngày 31 tháng mười dương-lịch. Ngày lễ này thực ra phải được coi như ngày Hội Halloween hay ngày Tết Halloween bởi vì nó vui-vẻ và nhộn-nhịp vô-cùng, nhất là đối với trẻ em.

    Tối hôm trước của ngày lễ Halloween, tức là 30 tháng 10, được gọi là “đêm ma-quỉ” (devil’s night). Thường-thường các thanh thiếu-niên hay phá-phách trong đêm này, gây thiệt-hại đến tài-sản và tính-mạng của người dân. Bởi thế cho nên lực-lượng cảnh-sát đã phải tăng-cường mạnh để giữ trật-tự an-ninh trong “đêm ma-quỉ.” Các bậc phụ-huynh cũng được nhắc-nhở coi-chừng con em trong đêm kinh-hoàng này. 

    Hằng năm cứ đến đầu tháng mười, các học-sinh, nhất là những học-sinh mẫu-giáo và tiểu- học đã nôn-nao chuẩn-bị mừng Tết Halloween. Trẻ em đều thích mua hay đi hái bí-ngô tươi (pumpkin) để đem về đẽo làm lồng-đèn “Jack-o’-Lantern.” Chúng còn thích sắm
    trang-phục đặc-biệt để mặc và mua mặt-nạ đeo để hóa-trang thành quỉ hay con thú vào tối ngày Tết Halloween trong lúc đi đến từng nhà xin kẹo bánh, gọi là đi “trick-or-treating.”

    Chính vì để hòa vào nếp-sống nơi định-cư với ý nghĩa “nhập-gia tùy-tục,” chúng ta hãy cũng nhau tìm-hiểu thêm về ngày “Tết Halloween” này.

    1. Nguồn Gốc Tết Halloween 

    Tết Halloween bắt nguồn từ ngày lễ “The Celtic Festival of Samhain” của dân-tộc Celts. Dân-tộc Celts sống cách đây khoảng hai ngàn năm ở phần đất bây giờ gọi là nước Anh (Great Britain), Ai-Nhĩ-Lan (Ireland), và phía bắc nước Pháp (France). Tết của dân-tộc Celts nhằm ngày 1 tháng 11 dương-lịch. Buổi lễ “The Celtic Festival of Samhain” được tổ-chức vào tối đêm trừ-tịch, đêm trước của năm mới, tức là 31 tháng 10 dương-lịch để tưởng-nhớ và vinh-danh Thánh Samhain, vị chúa-tể cai- quản những linh-hồn người chết. Người Celts tin rằng Thánh Samhain cho phép các linh-hồn người chết trở về dương-thế thăm gia-đình và ăn tết vào đêm trừ-tịch trong ngày tết của họ.

    Vào năm 43 dương-lịch, dân tộc Celts bị người La-Mã chinh-phục và cai-trị lãnh-thổ của họ mà ngày nay gọi là nước Anh (Great Britain) trong khoảng 400 năm. Trong thời-kỳ này, hai ngày Hội-Mùa-Thu của người La-Mã được tổng-hợp với ngày hội kỷ-niệm Thánh Samhain của dân-tộc Celts. Một trong hai ngày Hội-Mùa-Thu này có tên là Feralia được tổ-chức vào cuối tháng 10 dương-lịch để vinh-danh người chết. Ngày hội thứ hai dùng để vinh-danh Thần Pomona, tức là Nữ-Thần Hoa-Quả và Cây-Cối.

    Tục-lệ đoán vận-mệnh tương-lai được sử-dụng trong trò-chơi thi nhau cắn quả táo treo ở đầu một sợi dây hay thi nhau cắn quả táo được thả trong chậu nước vào ngày lễ Halloween có thể do tục-lệ của hai ngày Hội-Mùa-Thu này mà ra.

    Tên Tết Halloween lấy từ tên của ngày lễ “All Saints' Day” bởi vì ngày 31 tháng 10 được gọi là “All hallows' Eve.

    Nhà thờ Thiên-Chúa-Giáo lấy ngày 1 tháng 11 dương-lịch để thiết-lập Ngày-Các-Chư-Thánh (All Saints' Day). Ngày-Các-Chư-Thánh là một ngày linh-thiêng đã được những người theo đạo Thiên-Chúa tôn-trọng để vinh-danh các Thánh của đạo Thiên- Chúa, đặc-biệt đối với những Chư-Thánh không có ngày dành riêng để kỷ-niệm. Ngày Các Chư Thánh được tổ chức lần đầu tiên vào ngày 13 tháng 5 năm 609 (610?) dương-lịch khi Hoàng Đế Phocas tặng đức Giáo Hoàng Boniface IV ngôi đền cổ của người La-Mã để dùng làm nhà thờ.

    Ở Anh trước đây, đêm Halloween đã từng được gọi là “Nutcrack Night” hay “Snap Apple Night” tức là một đêm dành cho gia-đình ngồi bên đống lửa hồng để nghe kể chuyện, ăn các hạt trái cây và ăn táo hay bôm.

    Vào Ngày-Các-Chư-Thánh, những người nghèo đi ăn xin, tiếng Anh gọi là A-Souling, thường được người ta cho một thứ bánh gọi là bánh linh-hồn (soulcakes) với điều-kiện là những người ăn mày này phải cầu-nguyện cho người chết.

    Khi người Tô-Cách-Lan (Scots) và người Ai-Nhĩ-Lan (Irish) đến định-cư ở Bắc-Mỹ, họ mang theo những phong-tục của họ. Tuy-nhiên, ở Bắc-Mỹ, Tết Halloween mới được thịnh-hành kể từ thế-kỷ thứ 18 trở đi mà thôi.

    2. Phong Tục Trong Ngày Halloween 
    a. Trick-Or-Treating 
                “Trick-or Treating” được coi là một trò chơi chính của hầu-hết các trẻ em ở Bắc-Mỹ trong ngày Tết Halloween. Những trẻ em mặc các trang-phục hóa-trang và đeo mặt-nạ rồi đi từ nhà này qua nhà khác, gõ cửa để gặp chủ nhà và nói “trick-or-treat.” Câu này có nghĩa là: “Nếu muốn chúng tôi không chơi xấu thì hãy đãi chúng tôi cái gì đi.” Để tránh bị chơi xấu, chủ nhà đãi chúng kẹo, bánh-trái, và ngay cả cho tiền chúng nữa.

    b. Gây Quỹ Cho UNICEF
    Có những em học sinh, nhân ngày này, đi quyên-tiền gây-quỹ cho cơ-quan UNICEF. UNICEF là chữ viết tắt của United Nations International Children's Emergency Fund, một cơ-quan do Liên- Hiệp-Quốc thành-lập vào năm 1946 để giúp-đỡ các trẻ em trên toàn
    thế-giới về thực-phẩm, thuốc-men, v.v.  Các trẻ em mang hộp giấy có hai màu, màu da cam và màu đen, đã được Liên-Hiệp-Quốc công-nhận để đi quyên-tiền về nộp cho cơ-quan này hầu dùng vào việc cứu giúp trẻ em nghèo khó trên khắp thế-giới.

    Cơ-quan UNICEF đã và đang cung-cấp những dịch-vụ căn-bản về y-tế, giáo-dục, đồ ăn, thức uống, và vệ-sinh cho trên 140 nước trên thế-giới.  Có vào khoảng 2 triệu học sinh Canada mang hộp đi quyên-tiền cho UNICEF vào mỗi dịp Tết Halloween.  Kể từ năm 1955, Canada đã gây-quỹ được tất cả là $58.3 triệu cho UNICEF. Có vào khoảng 55 phần trăm trẻ em tiểu-học ở Canada tham-gia mỗi năm vào việc gây-quỹ này trong dịp Halloween.

    Theo  mục “UNICEF” của tờ báo The London Free Press, số ngày 31-10-96,  cơ-quan thống kê Angus Reid đã tiết lộ rằng có 85 phần trăm trong số những người được phỏng-vấn trên toàn lãnh-thổ Canada đã giúp cơ-quan UNICEF qua việc cho tiền trong dịp Halloween.

    Sở-dĩ cơ-quan UNICEF dùng cái hộp có màu da cam và màu đen vì đây là hai màu tượng trưng cho Tết Halloween. Trang-phục trong ngày Halloween thường có hai màu chính là màu da cam và màu đen. Ta thấy quả bí pumpkin màu cam và con dơi màu đen cũng được coi là màu tiêu biểu cho Halloween. Người ta còn gọi ngày Halloween là ngày “Orange and Black Day.

    c. Biện-Pháp An-Toàn Cho Trẻ Em và Người Lớn trong Đêm Halloween
    Đã có rất nhiều tai-nạn xảy ra trong Tết Halloween. Chính vì thế, người ta đã dự-trù kế-hoạch an-toàn cho trẻ em đi “trick-or-treating” trong ngày tết này bằng cách:

     - Khuyên các em đeo băng phản-chiếu ánh-sáng lên quần áo để báo hiệu cho xe-cộ khỏi đâm vào hầu tránh tai-nạn.

     - Nên mặc đồ hóa-trang ngắn gọn và khó bén lửa để tránh vấp ngã và khỏi bị cháy. Để tránh bị lạnh khi đi “trick-or-treating,” nên mặc quần áo thật ấm ở bên trong đồ hóa-trang.

     - Nên vẽ mặt thay vì đeo mặt-nạ để tránh bị mặt-nạ che mất tầm quan-sát khi đi ở ngoài đường. Nếu đeo mặt-nạ trong khi đi thì nên đẩy mặt-nạ lên trán để dễ nhìn.

     - Khi các em nhỏ đi “trick-or-treating,” các phụ-huynh nên đi theo. Nhớ mang đèn pin (flashlight), và chỉ đến các nhà nào có đèn sáng mà thôi. Nên cho trẻ ăn cơm chiều, ăn cho đỡ đói mà thôi, trước khi đi để tránh cảnh “bụng đói cật rét.” Khi đói và rét, trẻ em dễ bị cảm.

    - Trẻ em chỉ nên đi “trick-or-treating” ở những nhà quanh hàng-xóm mà thôi.

    - Chỉ đi vào nhà người ta bằng cửa trước và tránh dùng cửa hậu hay cửa bên hông nhà để tránh các bất-trắc xảy ra.

    - Chỉ nên qua đường ở chỗ ngã-tư hay ngã-ba và tránh  sang ngang đường ở khoảng giữa hay đi giữa hai xe đang đậu ở vệ đường và phải quan-sát kỹ hai chiều trước khi qua đường để tránh tai nạn xảy ra.

     - Nhớ cho trẻ mang theo ít tiền trong túi và giấy tờ có biên địa-chỉ, số điện-thoại, và tên cha mẹ để phòng khi trẻ lạc thì có người giúp đưa về.

     - Phụ-huynh dặn trẻ đừng nên ăn bất cứ thứ gì khi người ta cho mà phải đợi đến khi về nhà để cha mẹ xem xét kỹ trước khi ăn. Thấy những gói kẹo nào nghi-ngờ có gì bất thường, phụ-huynh có thể đến nhà thương để nhờ kiểm-soát lại bằng quang-tuyến X. Có nhiều nhà thương họ làm chuyện này miễn-phí và họ khuyến-khích dân-chúng cứ lại nhờ nếu cần. Nếu có muốn ăn kẹo bánh người ta cho trong lúc đi đường, chỉ ăn những kẹo bánh còn nguyên trong gói để tránh ngộ-độc.

     - Khuyên các chủ nhà phải cẩn-thận đề-phòng hầu tránh bị kẻ bất-lương lợi-dụng dịp Halloween để ăn-cướp và bắt-cóc trẻ em. Để đèn ở trước cửa nhà cho sáng, khóa xe và khóa cửa nhà để xe (garage). Nếu thấy gì khả-nghi, phải báo ngay cho cảnh-sát.

     - Nếu phụ-huynh không đi “trick-or-treating” với trẻ, phải biết rõ lộ-trình chúng định đi để theo-dõi khi cần. Nhắc trẻ phải chịu trách-nhiệm về mọi hành-động của chúng.

     - Nên để ý kiểm-soát sinh-hoạt của con em ở tuổi vị-thành-niên trong đêm “Devil's Night,” 30 tháng 10, để ngăn-ngừa các em khỏi đi tụ-họp làm các việc phạm-pháp.

               d. Đèn Bí-Ngô “Jack-O’-Lantern”


    Trong ngày Tết Halloween hiện nay, mỗi nhà thường trang-trí cây đèn-lồng làm bằng quả bí-ngô pumpkin. Người ta mua những quả pumpkin về khoét rỗng ruột, đẽo vỏ ngoài thành hình một cái mặt có đủ mắt mũi mồm để khi đốt nến (đèn cầy) bên trong, ánh-sáng có thể tỏa ra giống như cây đèn. Cây đèn làm bằng quả bí pumpkin trong ngày Tết Halloween được gọi là Jack-o'-Lantern. Có nhiều người mua cây đèn Jack-o'-Lantern làm bằng nhựa màu vàng da cam có bán sẵn ở các cửa tiệm.

    Ngày xưa ở Anh và Ai-Nhĩ-Lan, người ta dùng củ cải đỏ, khoai tây và củ cải tây để làm lồng-đèn trong ngày Tết Halloween. Sau khi phong-tục này được du-nhập vào Bắc-Mỹ, những quả bí-ngô pumpkin mới bắt đầu được sử-dụng làm lồng đèn như hiện nay.

    Theo chuyện thần-thoại Ai-Nhĩ-Lan, Jack-o'-Lantern là biệt-hiệu của một người đàn ông tên là Jack. Anh Jack này khi chết không thể lên thiên-đàng vì lúc còn sống anh là người bần-tiện và bủn- xỉn. Anh ta cũng không thể xuống địa-ngục vì anh ta đã chế-riễu quỉ-sứ
    ma-vương. Kết-quả là linh-hồn anh chàng Jack phải đi lang-thang trên dương-thế với cái đèn lồng cho đến Ngày Phán Xử (Judgment Day).

    Theo sách Tân-Ước (New Testament), Ngày Phán-Xử là ngày tận-cùng của một thời-đại. Theo Gospels và sách Book of Revelation, vào ngày này quả đất và bầu trời ở trong tình-trạng ồn-ào hỗn- độn, người chết trỗi dậy từ những nấm mồ, và Chúa Jesus hiện ra để phán-xử tất cả những người sống cũng như người chết. Trong việc phán-xét hạnh-kiểm của họ, Chúa xem xét những hành-động mà con người đã làm cho nhau, cả điều tốt cũng như điều xấu.

       đ. Tục Bói-Toán Bắt Nguồn Từ  Tết Halloween 
    Một vài cách bói-toán để đoán tương-lai đã có ở Âu-Châu từ hàng trăm năm trước đây đều bắt nguồn từ Tết Halloween mà ra. Chẳng hạn những vật như đồng tiền xu, cái nhẫn, và cái đê (cái đê dùng để đeo ở đầu ngón tay trong khi khâu cho kim khỏi đâm vào) được đem bỏ vào bánh nướng hay đồ ăn khác. Người ta tin rằng trong khi ăn, nếu ai ăn nhằm phải cái bánh trong có đồng tiền xu sẽ trở nên giầu sang, gặp cái nhẫn sẽ sớm có vợ hay chồng và gặp cái đê sẽ ở góa suốt đời.

    Ngày nay, ngoài cách bói-toán cổ-truyền trên, người ta còn dùng phương-pháp bói bài Tây hay xem chỉ bàn tay để đoán tương-lai trong Tết Halloween.

       e. Các Tục Lệ Khác Của Ngày Tết Halloween 
    Tục cắn quả táo ở trong chậu nước có lẽ được bắt đầu ở Anh. Ngày nay người ta còn gắn tiền vào quả táo để tưởng-thưởng thêm cho ai cắn được quả táo. Nhiều người còn tin là vào ngày Tết Halloween, ma-quỉ đi lang-thang khắp nơi trên dương-thế và các mụ phù-thủy cũng họp nhau vào ngày 31 tháng 10 dương lịch. Đối với những người không tin ma-quỉ và phù-thủy, họ vẫn coi những trang- phục có vẽ  hình dáng mụ phù-thủy và ma-quỷ là tượng-trưng cho Halloween.

     II. Tết Halloween, Tết Trung-Thu, và Tết Trung-Nguyên 
                 Chúng ta có thể nói Tết Halloween bao gồm một phần của ngày Tết Trung-Thu và một phần của ngày Tết Trung-Nguyên của ta.
    Trong Tết Halloween, người ta cầu-nguyệu cho những người chết giống như trong tục-lệ Tết Trung-Nguyên, tức là Tết Rằm Tháng Bảy hay Lễ Vu-Lan. Cả hai ngày "Tết Halloween” và “Tết Trung-Nguyên” đều là ngày để người ta tưởng nhớ và vinh-danh người đã chết. Tết Halloween cũng là dịp để trẻ em vui chơi thỏa-thích giống như ngày Tết Trung-Thu của ta.

    Văn-hóa Đông và Tây gặp nhau ở một điểm là đều công-nhận có linh-hồn sau khi người ta chết. Nhưng có một điều khác biệt là người Việt-Nam ta coi trọng linh-hồn của người thân hơn. Chính vì vậy nên mới có cúng lễ, cầu siêu, đọc kinh báo hiếu cũng như đốt vàng mã cho cha mẹ, ông bà, tổ-tiên trước khi cầu-nguyện cho những linh-hồn của người vô thừa-nhận vào dịp Tết Trung-Nguyên. Ở Âu-Tây người ta phần lớn theo đạo Thiên-Chúa nên trước đây việc cúng lễ hay cầu-siêu cho ông bà cha mẹ không được coi làm trọng. Ngày nay tuy có phần đổi mới hơn trước, nhưng vẫn còn trong tình-trạng giao-thời.

    Ghi-Chú: “Trung-Nguyên” nghĩa là rằm tháng bảy. “Vu Lan” là tên cái giường. Giường vu- lan được làm bằng tre, có ba chân, và dùng để treo tiền của cùng đồ bằng mã (đồ làm bằng giấy để giả làm đồ thật) lên mà đốt.

    Theo cuốn Việt-Nam Phong-Tục của Phan Kế Bính, Tết Trung-Nguyên được định nghĩa như sau: “Rằm tháng bảy gọi là Tết Trung-Nguyên. Ta tin theo sách Phật, thường cho hôm ấy là ngày vong-nhân xá tội, nghĩa là người dưới âm-phủ được tha tội một ngày hôm ấy. Bởi vậy nhiều nhà mua vàng mã cúng gia-tiên, các nhà có người mới mất, cũng hay đốt mã làm chay vào hôm ấy.

    Theo cuốn Luân-Lý Giáo-Khoa Thư, Lớp Sơ Đẳng, của Việt-Nam Tiểu-Học Tùng-Thư, Tết Trung-Nguyên được định-nghĩa như sau: “Tết này ăn vào ngày rằm tháng bảy. Cứ theo sách nhà Phật, thì ngày ấy các vong-nhân ở dưới Am-phủ được xá-tội, nên các nhà làm cơm cúng và mua vàng mã đốt cho ông bà ông vải (ancestors).”

     Ngày nay người ta làm cho ngày Tết Trung-Nguyên có ý-nghĩa hơn bằng cách đề cao chữ hiếu và gọi ngày này là Ngày Báo-Hiếu. Thật là một việc làm đầy ý-nghĩa. Người ta còn cụ-thể-hóa ý- nghĩa này bằng cách cài bông hồng vào áo để nhớ đến công ơn mẹ cha; bông màu trắng tượng trưng cho cha hay mẹ đã mất và bông màu đỏ dành cho cha hay mẹ còn sống. Thật diễm-phước cho những ai được đeo hai bông hồng màu đỏ trong ngày Tết Trung-Nguyên vì “phụ-mẫu tại tiền như Phật tại thế.” 

    Cái đặc-biệc của ngày Tết Trung-Nguyên thời nay là “sự báo-hiếu,” không những báo-hiếu cho những người đã nằm xuống mà còn báo hiếu đối với người còn sống. Nhờ vào khía cạnh tâm-lý của việc tiếc nhớ người quá-vãng để củng-cố tình gia-đình đối với người còn sống. Đây cả là một nghệ-thuật giáo-dục chúng-sinh.

    Đành rằng chữ hiếu chỉ có ý-nghĩa trong khi cha mẹ ông bà còn sống, nhưng người ta vẫn coi thường và lơ-là cái gì hiện có mà chỉ ăn-năn hối-hận khi sự đã rồi. Ngày Tết Trung-Nguyên hiện nay có cái tác-dụng nhắc con cháu phải có bổn-phận đối với ông bà cha mẹ ngay khi còn sống để khỏi hối- tiếc về sau.

    Người Tây-phương vì quá bận-rộn với đời sống vật-chất cá-nhân nên đời sống đại gia-đình có vẻ lỏng-lẻo. Chính vì thế người ta mới đặt ra “Ngày của Bố” (Father’s Day) và “Ngày của Mẹ”(Mother’s Day). Việt-Nam ta thì con cái có bổn-phận “định-tỉnh thần-hôn” tức là sáng viếng tối thăm (thần là buổi sớm, hôn là buổi tối; định-tỉnh là thăm hỏi cha mẹ).  Ngày nào cũng là ngày dành báo-hiếu cho bố cho mẹ nên không cần có ngày đặc-biệt nào dành cho bố cho mẹ như người ở Bắc-Mỹ này.Nhưng rồi dần-dà vì nhu-cầu đời-sống vật-chất càng ngày càng tăng, con cái người Việt-Nam lại quên cả bố lẫn mẹ. Bởi vậy ngay nay, Tết Trung-Nguyên mới trở-thành “Mùa Báo-Hiếu.” Cái may-mắn là ngoài mùa báo-hiều, các bậc cha mẹ người Việt lại được con cháu nhớ đến vào các ngày “Mother’s Day” và “Father’s Day” nữa. Nhờ đó các bậc làm cha mẹ cũng được an-ủi phần nào trong thời buổi  “văn-minh vật-chất nước người làm mời nhân-nghĩa làm phai
    cương-thường
    ” này.

     III. KẾT LUẬN
    Giữ cái hay của mình và học cái hay của người là điều quý-hóa nhất để duy-trì và phát-huy văn-hóa của chúng ta. Chúng tôi hy-vọng với bài viết này một phần nào sẽ giúp cho những ai muốn tìm hiểu về Tết Halloween, Tết Trung-Thu và Tết Trung-Nguyên để đời-sống của chúng ta và con cháu chúng ta có thêm ý-nghĩa.
     
    http://vietsciences.free.fr/
    #2
      Thanh Vân 29.10.2007 16:21:50 (permalink)
      Lễ hội Halloween




      Halloween là một lễ hội truyền thống được tổ chức vào ngày 31/10 hàng năm chủ yếu là ở Bắc Mỹ và châu Âu…
       


      Vào khoảng 800 năm trước Công nguyên người Tây Âu coi mặt trời là vị thần tối thượng tạo ra công việc, giúp mùa màng sinh sôi và làm trái đất trở nên tươi đẹp. Vì vậy, vào mùng 1 tháng 11 hàng năm người Celtic (thuộc vùng Bắc nước Pháp – Anh bây giờ) tổ chức ngày lễ đánh dấu sự kết thúc của mùa hè và bắt đầu của mùa đông "đầy bóng tối và lạnh giá". Họ cho rằng trong mùa đông thần mặt trời bị Samhain – “chúa tể của cái chết và hoàng tử của bóng đêm” giam cầm. Vào thời gian này, linh hồn những người đã mất xuất hiện dưới hình hài của con mèo đen để tìm cách quay trở lại cuộc sống. Chính vì vậy, mèo đen trở thành biểu tượng của lễ hội Halloween.
       
      Cuối tháng 10 cũng là dịp để người Celtic dâng cúng lễ vật để cảm ơn những gì thiên nhiên đã ban tặng cho họ và cầu xin cho một năm mới thịnh vượng và mùa màng bội thu. Vào lễ Samhain người ta thường đốt những đống lửa lớn trên đồi để chứng tỏ lòng tôn kính tới các vị thần và xua đuổi tà ma. Người dân thường lấy một hòn than hồng từ đống lửa đó để mang về nhà. Hòn than đó được giữ trong củ cải hay quả bầu bí.






      Để không bị những linh hồn lang thang quấy phá, người ta hoá trang và khắc những khuôn mặt kinh dị trên những đèn lồng bằng quả bí ngô hoặc củ cải, tục này còn lưu truyền đến hôm nay vào ngày lễ Halloween.


      Vào những thế kỷ đầu Công nguyên, đạo Thiên chúa được phổ biến mạnh ở Châu Âu, số vị thánh nhiều đến nỗi không có đủ ngày trong năm để làm lễ tôn kính cho mỗi vị thánh. Chính vì vậy, người ta đã lập ra ngày lễ các thánh (All Saints'Day), để làm lễ dành cho các vị thánh mà các Giáo hội không biết hết được. Lúc đầu ngày này được tổ chức vào 13/5, nhưng sau đó đã được chuyển vào ngày 1/11 trước ngày lễ các linh hồn (All Soul's Day - 2/11).
       
      Halloween có tên gốc là All Hallows'Eve, có nghĩa là đêm trước Ngày lễ các thánh. "Hallow" là một từ tiếng Anh cổ có nghĩa là "thánh" và cuối cùng đổi là Halloween như chúng ta biết ngày nay.
      Như vậy lễ hội Halloween là kết quả của nhiều sự biến đổi trong hàng thế kỷ. Song giờ đây, các ngày lễ trong lễ hội Halloween không còn mang ý nghĩa tôn giáo mà mọi người đều coi đó là một lễ hội vui chơi với những quả táo của lễ hội Pomona, con mèo đen của lễ hội Sanhaim và những con ma, bộ xương của ngày lễ các thánh và các linh hồn, All Saint's Day và All Soul's Day.
       
       
      Chuyện về những chiếc đèn bằng bí đỏ.

      Bắt nguồn từ một truyền thuyết dân gian Ailen thế kỷ 18, Jack - là một người Ailen - đã lừa được con quỷ trèo lên một cây táo rồi giam giữ con quỷ bằng các cành cây. Đến khi chết, anh ta đã không được lên thiên đường vì tội lỗi này. Con quỷ thâm thù cũng không cho anh ta xuống địa ngục. Vì thế anh ta buộc phải lang thang vĩnh viễn trên trái đất. Con quỷ tỏ chút thương hại đã cho anh ta một mẩu than để thắp sáng trên các nẻo đường. Jack đã để hòn than đó vào trong một củ cải và từ đó đã trở thành phong tục đặt những ngọn nến vào quả bí đỏ trong ngày lễ Halloween.

       
      Chuyện về quả táo Pomona

      Cây táo từ lâu đã được gắn với hình ảnh nữ thần bất tử và trí tuệ. Nếu bổ ngang một quả táo, sẽ lộ ra hình ngôi sao 5 cánh, biểu tượng cho nữ thần trong niềm tin của người Châu Âu ngày xưa. Táo Pomona là những quả táo được thả trong chậu nước, hoặc trên sợi dây. Những thanh niên tới tuổi cập kê tìm mọi cách để lấy quả táo và người nào làm được thì sẽ là người sớm được lập gia đình. Ngoài ra còn nhiều truyền thuyết dân gian khá lý thú như ai gọt vỏ táo Pomona trước một cái gương bên cạnh một cây nến cháy thì sẽ nhìn thấy hình ảnh của người vợ (chồng) tương lai trong gương, hoặc cố gắng giữ vỏ táo càng lâu thì cuộc đời của bạn được kéo dài…!

      Halloween ở Mehico

      Vào mùa thu, những con bướm chúa lũ lượt bay về làm tổ trên những cây linh sam. Họ tin rằng những con bướm là hiện thân là linh hồn của những người đã chết mà người Mehico rất trân trọng. Trong ngày Halloween, người Mehico vui chơi thật thoải mái. Tất cả bệ thờ trong các gia đình được trang hoàng với bánh mỳ, nến, hoa và quả. Những cây nến được thắp sáng trong nỗi nhớ thương về tổ tiên đã khuất. Người ta hoá trang trong bộ quần áo hình ma quỷ, xác chết và những bộ xương người. Họ diễu hành với một người sống được đặt trong một quan tài trên các phố. Hoa, quả và nến được ném vào trong quan tài. Các gia đình tới thăm nghĩa trang và trang trí mộ. Họ ở đó suốt đêm.

       
      Lễ hội Halloween ở Bắc Mỹ
       
      Halloween du nhập vào nước Mỹ do những người Ailen và Xcotlen di cư và trở thành một ngày lễ hội dân gian lớn ở Mỹ và Cananda. Vào ngày lễ này trẻ em thường chơi trò "trick and treat", chúng đến từng nhà thu thập những cây nến, táo và nhiều thứ khác.
       
       
      Halloween ở các nước Châu Âu
       
      Tại Anh, tâm điểm của lễ hội Halloween chính là những đống lửa rực cháy trên các đường phố. Song khác với những nơi khác, những đống lửa này không phải để xua đuổi các linh hồn lang thang mà để nhắc đến câu chuyện của Guy Fawkes, người có ý định làm nổ tung Toà nhà Hội động ở London vào năm 1605. Rất nhiều hình nộm của Guy Fawkes bị đốt cháy trong lễ hội.
      Tại Đức người ta mừng hội Halloween với sự vui vẻ tột bậc, ngoài những chiếc đèn bằng bí đỏ thì lễ hội hoá trang là hoạt động thu hút sự tham gia của nhiều người nhất. Mọi người với những trang phục của những nhân vật truyền thống, của những mụ phù thuỷ nhảy múa, ca hát xung quanh những đống lửa lớn một cách vui vẻ suốt ngày đêm.

      Halloween ở Việt Nam

      Những năm gần đây nhiều nơi ở Việt Nam đã du nhập lễ hội Halloween, nhưng đa số đã bị biến tướng một cách lố bịch, cần được mạnh tay chấn chỉnh ngay!
      Lễ hội Halloween ở Việt Nam chỉ dành cho những cô cậu “choai choai”...  tổ chức xô bồ ở các tụ điểm của “dân chơi”. Nhiều quán bar cho phục vụ ăn mặc ghê rợn và chào đón khách theo kiểu … các con quỉ vồ mồi! Đêm Halloween ở các vũ trường, quán bar là đêm ăn chơi điên loạn trong các điệu nhạc ồn ào và mang đậm chất ma quái, trụy lạc!

      Tuy nhiên, ở nhiều trường học lễ hội Halloween được tổ chức như một hoạt động ngoại khóa rất thú vị để các học sinh, sinh viên có cơ hội giao lưu với nhau, cùng tìm hiểu nét văn hóa của lễ hội phương Tây và còn là cơ hội tốt để trau dồi ngoại ngữ.

      Nguyên Dung (St)


      [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/34101/263AF4ADF3DE4E55848CA12B0FDB909C.jpg[/image]
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 29.10.2007 16:28:48 bởi Thanh Vân >
      Attached Image(s)
      #3
        Thanh Vân 29.10.2007 16:24:09 (permalink)
        Lịch sử Halloween

        [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/34101/CD443BC9ABCE45EA8E35A83407C609FC.jpg[/image]


        Tháng 10 thắm thoát đã qua. Ngoài việc phải điều chỉnh lại giờ, lui lại 1 tiếng, ngủ thêm đuợc 1 tí, không có sự kiện nào đáng kể trừ lễ Halloween. Năm nào cũng thế, cứ đến ngày 31 tháng 10 lại phải loay hoay khoét trái bí rạ, thắp nến làm ma. Cho tới bây giờ, mình cũng tự hỏi, tại sao có cái lễ quỉ quái này, cả con nít lẫn người lớn cứ xôn xao như lễ hội. Người thì giả ma, hóa trang đủ hình hài, trông cũng khá vui nhộn....

        Đối với bắc Mỹ, phong tục này bắt nguồn từ các tập quán của các ông đao sĩ (druids) bên Anh quốc. Xửa xưa, đây là dip tiễn chào mùa hè vừa chấm dứt, để ăn mừng, họ nhóm lửa và đốt rác lên cho vui. Mãi sau này, theo dương lich của người cel tik (celtics), đây là lễ giao thừa trước khi bước qua thềm năm mới.

        Có tất cả ba yếu tố chính trong những ngày đại lễ này : họ ăn mừng mùa gặt đã chấm dứt (end of harvest) , đón chào mùa đông và ... nghỉ ngơi (Sabbath) !!! Yếu tố cuối cùng, có lẽ là yếu tố quan trọng, đã tạo ra truyền thống lễ Halloween cho tới ngày hôm nay. Đó là ngày giỗ, họ khấn vái và cầu nguyện cho người đã khuất.

        Đúng theo giáo phái thiên chúa nhà thờ La Mã, những linh hồn đuợc cầu siêu trong dip này là những người đã qua đời mà chưa đuợc rửa hết tội (venial sins) trước khi chết, tội nói đây là những tội phạm không cố ý hoặc tình ý (not committed with both deliberate and complete consent), những tội không nặng lắm. Nếu các tội này không đuợc rửa, các linh hồn này sẽ không đuợc khoan dung của chúa trời...

        Còn những linh hồn còn lại ? Phải hiểu đây là dịp cho chúng nó quậy vì chúng biết chúng không đuợc tha thứ, sống làm tội chết làm quỉ - Đây mới thật là khía cạnh đen tối của Halloween. Chúng nó trồi lên từ cõi âm phủ để đi phá phách và giết hại kẻ yếu vía...

        Việt Nam chúng ta, không có Halloween như các xứ bắc mỹ, nhưng trong truyền thống của người Việt và người Á châu nói chung, có cái lễ cũng tương tựa như Halloween, đó là lễ cúng cô hồn : tuy không rầm rộ, và thương mai như Halloween, nhưng khi còn bé, có lẽ không ai không một lần đi chờ trực một buổi lễ cúng cô hồn. Thông lệ khi cây nhang cuối cùng vừa tắt, người chủ lễ bưng khay đồ ăn ra sân hoặc truớc nhà, và cứ thế mà liệng vào đám đông. Một mặt khác, tiền cắc cũng đuợc bố thí vào dịp này, làm tăng thêm phần hào hứng. Già trẻ cứ chen nhau chờ lúc người chủ hộ ném tiền vào đám đông, là xô đẩy nhau để nhặt tiền bố thí, gọi là tiền cô hồn....

        Nói đến ma quỷ ai cũng sợ và đề phòng. Đề phòng nó cũng như đề phòng kẻ gian. Nó chỉ thích hại những người yếu bóng vía, lợi dụng tình cảm và tiền bạc và thường nấp trong bóng tối. Nó hèn, không dầu thai được, và cứ sống vất vưởng, có khấn vái cũng bằng thừa. Nhưng nói đến ma quỉ ai cũng thích xem một lần, hoặc chứng kiến những diễn chứng không phủ nhận đuợc : có 3 thành phố ở bắc mỹ có sự xuất hiện của ma.
        Ở Canada, Montreal, Ile Sainte-Helene, có bảo tàng viện STEWART, xưa kia là một cái đồn nơi xẩy ra 1 cuộc đẫm chiến làm thiệt mạng 800 người lính thuộc Hoàng Gia Anh Quốc trong lúc đánh đuổi lính xâm lăng từ Mỹ. Sau khi đồn Stewart đuợc cải biến thành bảo tàng viện, ông quản lý, sau khi qua đời thường đuợc thấy xuất hiện, trong bảo tàng viện. Đôi khi khách du lịch la hoảng vì thấy ông ta xuất hiện, với mấy người lính, họ lai vãng trong bảo tàng viện nhưng trong một thời gian rất là xa xưa...

        Ở Canada, Niagara Falls, có 1 đường hầm, nổi tiếng gọi là "Screaming Tunnel". Bạn nào tò mò, chỉ việc bước sâu vào đường hầm, bật một diêm quẹt lên là nghe tiếng ma hét. Hét chát chúa và rùng rợn. Đó là tiếng hét của một cô bé bị người cha ruột, tẩm xăng vào mình và đốt cháy. Câu chuyện bắt nguồn từ một sự bực tức sau một tranh chấp ly dị, người cha mất quyền trông nom của đứa con. Thất vọng, ông ta nổi điên và thi hành cử chỉ thiếu suy nghĩ.

        Còn bên Mỹ, ôi thôi ở đâu cũng có ma hết... Nhưng đặc biệt ở tiểu bang Massachussets, thành phố Salem nổi tiếng thế giới là thành phố Halloween, chuyên trị về phù thủy và bói toán. Nổi tiếng đến nổi, nó trở thành 1 thắng cảnh du lịch, nhất là vào dịp Halloween. Riêng về khía cạnh bói toán, có nhiều vụ án giết người chỉ giải quyết đuợc nhờ các thầy bói thanh phố Salem. Cho đến nay, cảnh sát trung ương thường nhờ vả vào thanh phố Salem để truy lùng và tiềm kiếm những thủ phạm nhiều vụ án không giải quyết đuợc...
         
        (ST)
        <bài viết được chỉnh sửa lúc 29.10.2007 16:28:16 bởi Thanh Vân >
        Attached Image(s)
        #4
          Chuyển nhanh đến:

          Thống kê hiện tại

          Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
          Kiểu:
          2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9