Chứng mất ngủ
HongYen 01.01.2008 07:28:24 (permalink)
... cho tới 48%. Khoảng 33% dân số bị một trong nhiều triệu chứng của mất ngủ, 15 ... đổi này chỉ trong thời gian ngắn, chứng mất ngủ có thể sẽ không thành kinh niên. ...
vi.wikipedia.org/wiki/Mất_ngủ - 30k - Cached


  • TIN TUC ONLINE - VIETNAMNET
  • ... đây, chị Thuận (Q. Bình Tân, TP.HCM) bị chứng mất ngủ hành hạ. ... Chứng mất ngủ ... Cũng từ đó, chị bị chứng mất ngủ hành hạ. Chị bảo: "Tôi không thể nào ...
    tintuconline.vietnamnet.vn/vn/yeu/96699 - 100k - Cached


  • VietBao Daily Online - Sức Khỏe - Chứng Mất Ngủ Thường Xuyên Cơ Thể Mất ...
  • ... ẩn trong chứng mất ngủ từ ngày này sang ngày khác đó là sự mất đi khả ... nhiên không có nghi ngờ gì khi hội chứng mất ngủ là yếu tố hàng đầu gây nên các ...
    www.vietbao.com/?ppid=45&pid=117&nid=119261 - 33k - Cached


  • Y Hoc Thuong Thuc
  • ... động thường nhật ban ngày thì chưa được gọi là chứng mất ngủ (insomnia) thật sự. ... Đối với người bị chứng mất ngủ kinh niên (mạn tính), biện pháp điều ...
    www.yduocngaynay.com/2_2NgNguyen_Insomnie.htm - 15k - Cached


  • Thuốc ngủmất ngủMất ngủ một, hai đêm có thể làm người ta mệt mỏi, nhưng chứng bệnh này không mấy ... chứng mất ngủ, nó có khả năng thúc đẩy nhanh giai đoạn khởi động của giấc ngủ ...www.ykhoanet.com/thuocmen/27_120.htm - 62k - Cached


  • Chứng khó ngủTôi 32 tuổi, thường xuyên làm việc ở văn phòng. Toi 32 tuoi, thuong xuyen lam ... Trong thời gian này, tôi hay bị mất ngủ, dù tôi không hề bị stress nào cả. ...vietbao.vn/Suc-khoe/Chung-kho-ngu/45129815/248 - 37k - Cached


  • Cham soc suc khoe cong dongĐAU ĐẦU MẤT NGỦ. Đau đầu (mất ngủ) là triệu chứng thường gặp của muôn vàn nguyên nhân. ... sinh hoạt, ăn uống điều độ là bài thuốc tốt nhất để chữa mất ngủ. ...www.cimsi.org.vn/Chamsocsuckhoecongdong/20-7-04-03.htm - 39k - Cached


  • Quảng Ninh | Tuổi Trẻ Online | Tin tức | Cẩm nang sống | Sức khỏe ...Cẩm nang sống | Sức khỏe & Giới tính | Khắc phục chứng mất ngủ ở người già ... Mất ngủ là một chứng bệnh rất thường gặp và nan giải ở người cao tuổi, tuy nhiên, ...tuoitrequangninh.com/modules.php?name=News&op=viewst&sid=1447 - 57k - Cached


  • SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG - THẦY THUỐC CHO MỌI NHÀ - CHỨNG MẤT NGỦTừ đó có thể gây hội chứng mất ngủ. ... Những triệu chứng rối loạn đặc hiệu mất ngủ do bỏ thuốc một phần, mặc du vẫn dùng thuốc. ...www.suckhoecongdong.com/content/view/1186/78 - 71k - Cached


  • Cham soc suc khoe cong dongMất ngủ là triệu chứng chứ không phải là một loại bệnh. ... Việc mất ngủ một, hai đêm có thể làm người ta mệt mỏi, nhưng chứng bệnh này ...www.cimsi.org.vn/Chamsocsuckhoecongdong/18-6-04-02.htm
     
     
    http://search.yahoo.com/search?p=Ch%E1%BB%A9ng+m%E1%BA%A5t+ng%E1%BB%A7&fr=yfp-t-501&toggle=1&cop=mss&ei=UTF-8
    #1
      HongYen 01.01.2008 07:32:08 (permalink)

      Mất ngủ – Wikipedia tiếng Việt
      ... cho tới 48%. Khoảng 33% dân số bị một trong nhiều triệu chứng của mất ngủ, 15 ... đổi này chỉ trong thời gian ngắn, chứng mất ngủ có thể sẽ không thành kinh niên. ...
      vi.wikipedia.org/wiki/Mất_ngủ - 30k - Cached

       
       
      Mất ngủ
       
       
      Mất ngủ (insomnia) hay khó ngủ (sleeping dificulties) là chứng bệnh gây khó khăn trong đời sống rất nhiều người. Khó ngủ có nhiều dạng, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không yên giấc, dậy sớm không ngủ lại được, hoặc tỉnh dậy nhiều lần trong khi ngủ, mỗi lần dài hơn 30 phút.
       
      Vì định nghiã của từ mất ngủ hay khó ngủ không rõ rệt, tỉ lệ mất ngủ có thể từ 4% cho tới 48%. Khoảng 33% dân số bị một trong nhiều triệu chứng của mất ngủ, 15% bị ngầy ngật trong ban ngày, 18% không thoả mãn với giấc ngủ. 30% bệnh mất ngủ có liện hệ bệnh tâm thần. [1]
       
      Nữ bị mất ngủ nhiều hơn Nam nhất là ở tuổi gần mãn kinh, nhưng nguyên nhân có lẽ do những bệnh liên hệ hơn là do thiếu hormone.
       
      Càng lớn tuổi càng dễ bị mất ngủ, có thể do những bệnh phát sinh do lớn tuổi .
       
      http://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%A5t_ng%E1%BB%A7
      #2
        HongYen 01.01.2008 07:37:47 (permalink)

        TIN TUC ONLINE - VIETNAMNET
        ... đây, chị Thuận (Q. Bình Tân, TP.HCM) bị chứng mất ngủ hành hạ. ... Chứng mất ngủ ... Cũng từ đó, chị bị chứng mất ngủ hành hạ. Chị bảo: "Tôi không thể nào ...

         




        [size=4 hasbox="2"]Mất ngủ: Bệnh thời đại

        Thứ hai, 26/6/2006, 15:51 GMT+7


        [size=2 hasbox="2"]Ngày càng có nhiều người chong mắt suốt đêm, không ngủ được. Vì sao?
        [size=2 hasbox="2"]Thời gian gần đây, chị Thuận (Q. Bình Tân, TP.HCM) bị chứng mất ngủ hành hạ. Mỗi khi lên giường, chị hết nhìn đồng hồ lại lầm nhầm đếm số từ 1 đến 1.000 rồi 2.000, 3.000... nhưng vẫn không tài nào ngủ được. Bật dậy, chị lục đục làm hết việc này đến việc khác cho đến sáng.
         
        [size=2 hasbox="2"]Ban ngày đến công ty, chị cứ lơ mơ như người mất hồn. Đôi mắt đỏ rát, cay xè, đầu đau như búa bổ, chị không thể tập trung vào bất cứ việc gì. Ngay cả khách hàng vừa gọi điện giao dịch, chị cũng "cho vào dĩ vãng".




        Thương vợ, anh Dũng, chồng chị, bèn mua thuốc an thần. Những hôm đầu, thấy chị ngủ li bì, anh mừng thầm. Ai ngờ khi tỉnh dậy, chị cứ lừ đừ, mệt mỏi, lại luôn bực dọc, cáu gắt.
         
        Nghe người ta bảo nên dùng thuốc Nam, anh lặn lội xuống tận Hóc Môn gặp những thầy lang có tiếng mát tay bốc thuốc. Khổ nỗi, bệnh đã không thuyên giảm, chị còn mắc thêm chứng tiêu chảy. Suốt đêm chị trằn trọc mãi, hết vào lại ra, khiến nhiều đêm anh thức luôn theo vợ.
         
        Vài tuần sau, chị suy sụp hẳn. Vào khám ở Bệnh viện Tâm thần TP.HCM, chị được chuẩn đoán là bị trầm cảm và rối loạn ảo giác. Hóa ra, do công ty có đợt tuyển dụng mới, lo sợ mất việc nên chị luôn bị ám ảnh và căng thẳng.
         
        Chứng mất ngủ không từ bất kỳ ai
         
        Chiều 5 - 6, giữa cơn mưa tầm tã, Bệnh viện Tâm thần TP.HCM vẫn đông nghẹt người. Bệnh nhân ngồi trên ghế đợi. Khuôn mặt ai cũng lộ vẻ mệt mỏi, bơ phờ. Nhiều người mắt trũng sâu, im lặng dựa vào nhau.
         
        Anh chị Long ở tận Long Khánh (Đồng Nai) đưa con gái 18 tuổi đi khám bệnh. Cô gái xanh xao với đôi mắt thâm quầng ngả đầu vào vai người bố lam lũ.
         
        Anh Long tâm sự: "Cháu tên Ngọc. Sau đợt thi tốt nghiệp phổ thông, cháu bị sốc do không làm được môn toán. Đêm nào nó cũng thức. Có lúc nằm một chút lại nói mê sảng. Sau đó, hỏi gì cháu cũng không nói. Sợ quá, vợ chồng tôi đưa cháu lên đây khám".
         
        Nguồn cơn dẫn đến mất ngủ, 1.001 lý do
        Những trường hợp như chị Thuận, em Ngọc đang gia tăng một cách đáng ngại. Hiện nay, Bệnh viên Tâm thần TP.HCM tiếp nhận rất nhiều trường hợp bệnh nhân bị các rối loạn tâm thần dẫn đến mất ngủ. Trong đó, nhiều ca có tiền sử lo lắng kéo dài về tình trạng công việc, gia đình, đổ vỡ tình cảm... mà bản thân người bệnh không vượt qua được.
         
        Có khi, việc thay đổi môi trường sống hay thói quen sinh hoạt cũng gây mất ngủ.
        Từ Long An chuyển lên TP.HCM, chị Sương mua một ngôi nhà mặt tiền đường Điện Biên Phủ để mở shop kinh doanh văn phòng phẩm. Cũng từ đó, chị bị chứng mất ngủ hành hạ.
         
        Chị bảo: "Tôi không thể nào chợp mắt được. Càng cố ru mình vào giấc ngủ càng khổ sở. Cứ thế, tôi chong mắt suốt đêm".
        Chỉ sau một tháng, chị sụt đến 5kg. Chị dùng đủ loại thuốc dân gian như là vông, tâm sen... cũng không hiệu quả. Nghe hàng xóm mách, chị đi châm cứu, chữa "tắc kinh mạch". Vừa uống thuốc, vừa châm cứu mà mọi thứ vẫn giậm chân tại chỗ. Cuối cùng, chị đến Trung tâm Chẩn đoán Y khoa TP.HCM (Medic) để khám và điều trị.
         
        Cần tìm hiểu nguyên nhân sớm và điều trị sớm
        Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh mất ngủ có nhiều nguyên nhân. Ngoài mất ngủ mãn tính không rõ nguyên nhân mà y khoa gọi là mất ngủ "tiên phát", còn lại đều do các tác động khách quan gây nên.
         
        Có những nguyên nhân rất nhỏ như phòng ngủ ấm, nóng hay nhiều ánh sáng. Giường ngủ chật chội hoặc tư thế nằm không đúng cách cũng làm người ta khó ngủ.
         
        Đặc biệt, thói quen uống nhiều rượu, cà-phê, ăn quá khuya trước khi ngủ, không tập luyện thân thể... cũng dẫn đến tình trạng khó ngủ.
        Khi gặp những hiện tượng này, họ đã không biết tự điều chỉnh, lại tự ý sử dụng thuốc hoặc lo lắng quá mức khiến bệnh thêm nặng.
         
        Thông thường, mất ngủ còn do một căn bệnh nội khoa hay ngoại khoa tác động.
        Gần một tháng nay, chị Nhung (Q.5, TP.HCM) cảm thấy mệt mỏi, sụt cân và không ngủ được. Lo lắng vì cho rằng mình bị mất ngủ, chị dùng thuốc an thần, nhưng chẳng có gì thay đổi.
         
        Mãi đến khi làm xét nghiệm tại khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM, chị mới tá hỏa khi được thông báo chị mắc bệnh tiểu đường.
         
        Chưa có một số liệu cụ thể, nhưng tại các phòng khám chuyên khoa và cả ở những trung tâm tư vấn, số phụ nữ mất ngủ vẫn nhiều hơn nam giới. Sự nhạy cảm, nhiều lo lắng và áp lực từ công việc, trách nhiệm gia đình đã khiến con số này ngày một tăng lên.
         
        Giấc ngủ vô cùng quan trọng. Đây là thời gian bộ não nghỉ ngơi và cơ thể hồi phục sức khỏe sau một ngày làm việc. Vì thế, khi mất ngủ, cách tốt nhất là đến bác sĩ chuyên khoa để xác định đúng nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, bệnh nhân sẽ có cách tìm lại giấc ngủ ngon.
         
        Theo TGVH

         
         
        tintuconline.vietnamnet.vn/vn/yeu/96699
        #3
          HongYen 14.05.2008 11:34:43 (permalink)
          Thứ hai, 12/5/2008, 12:58 GMT+7
           
          Những thói quen khiến bạn khó ngủ sâu
           






          Để đèn ngủ quá sáng cũng không tốt cho giấc ngủ sâu. Ảnh: usnews.com.
          Để quạt thẳng vào người, để điều hòa quá lạnh, nằm sấp hoặc ăn nhẹ trước khi đi ngủ..., những thói quen tưởng chừng vô hại này lại làm bạn khó ngủ sâu vào ban đêm.
           
          Một số thói quen dưới đây có thể dễ dàng khắc phục, nhưng cũng có những thói quen cần đến sự trợ giúp hoặc chữa trị của các chuyên gia.
           
           
           Ăn trước khi đi ngủ
          Các nhà khoa học đã xác định những người có thói quen ăn nhẹ trước khi ngủ sẽ làm tăng axit trong thực quản, gây nên chứng ợ nóng trong khi ngủ. Hiện tượng này cũng có thể khiến một số người đột ngột thức giấc giữa đêm vì những cơn ho. Sự hồi lưu thức ăn từ dạ dày lên vào ban đêm sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh hen suyễn. Ngậm kẹo bạc hà trước khi ngủ cũng có thể dẫn đến việc cơ thể mất nước gây nên chứng khô và rát họng như trên.
           
          Dùng đồ uống có hàm lượng cồn hay cafêin cao trước khi ngủ
          Đối với một số người, việc uống cafe trở thành thói quen hằng ngày, đến nỗi họ không cảm nhận thấy chúng có tác động đến giấc ngủ. Thực ra từ lâu khoa học đã xác định các loại đồ uống này khiến cơ thể có cảm giác mơ màng, trằn trọc và hay trở mình. Trong trường hợp buộc phải uống thì nên uống thêm một cốc nước lọc sau mỗi cốc rượu, bia hoặc café. Chúng có thể làm cho giấc ngủ của bạn đúng nghĩa hơn.
           
          Thở bằng miệng khi ngủ
          Bạn nên nhờ người thân xác định xem mình có thói quen này hay không. Nếu có kèm theo tật ngáy sẽ làm tăng tình trạng mất nước, khiến bạn thường bị khô, rát miệng và họng vào sáng hôm sau. Có rất nhiều nguyên nhân tạo nên thói quen này như: uống quá nhiều rượu vào buổi tối, do quá nhiều axít trong dạ dày hoặc bạn mắc rối loạn dạ dày hay bệnh trào ngược axít, do tác dụng phụ của thuốc chữa suy nhược, chữa mất ngủ; Hay thậm chí do bạn bị stress hoặc vách ngăn mũi bị lệch. Bạn hãy dùng thử 1 cốc nước trước khi ngủ (nếu bạn bị tiểu đêm thì có thể uống nhiều nước vào ban ngày), nếu vẫn còn thói quen này thì cần liên hệ các chuyên gia y tế để xác định chính xác nguyên nhân.
           
          Để quạt thẳng vào người khi ngủ
          Thói quen này rất có hại, nhất là vào mùa hè. Quạt mạnh và trực tiếp vào cơ thể làm gia tăng tình trạng mất cân bằng nước, dễ gây khô miệng, đau rát họng, thậm chí gây viêm họng.
           
          Tư thế ngủ không đúng
          Một số người có thói quen ngủ úp mặt hoặc gập cong người. Các tư thế này dễ gây ra hiện tượng tức thở khi ngủ. Việc úp mặt thường tạo nên những giấc ngủ không liên tục bởi vì nó làm ảnh hưởng đến nhịp thở và không tốt cho tim. Gập cong người trong suốt cả một đêm sẽ gây nên bệnh đau lưng. Những tư thế ngủ không thoải mái này thường gây ra những dấu hiệu không tốt ở lưng, nhất là đối với phụ nữ. Theo một số chuyên gia về phẫu thuật chỉnh hình, chúng ta nên tập cho cơ thể quen ngủ với tư thế nằm ngữa, duỗi thẳng lưng, có kê một chiếc gối ở dưới đầu gối. Tư thế ngủ này giúp toàn bộ cơ thể thả lỏng triệt để khi ngủ.
           
          Môi trường ngủ quá lạnh
          Nguyên nhân này do dùng máy lạnh hoặc bạn mở cửa sổ phòng ngủ vào đêm. Khi đó cơ thể của bạn sẽ có phản ứng gập cong lại để tránh lạnh. Phòng ngủ quá lạnh nhưng bạn lại không có thói quen dùng chăn đắp (nhất là vùng bụng và ngực) khiến cơ thể thường xuyên xuất hiện các phản xạ có ý thức chống lạnh, làm bạn thường xuyên trở mình, ảnh hưởng giấc ngủ, đồng thời dễ tạo nên các tư thế ngủ có hại cho cột sống.
           
          Mở rộng cửa sổ khi ngủ
          Có thể vì lý do mát và thông thoáng, bạn thường mở rộng cửa sổ. Tuy nhiên thói quen này có thể làm gia tăng tình trạng ô nhiễm, nhất là trong các đô thị. Theo đó, những chất gây dị ứng bên ngoài sẽ có điều kiện vào phòng và xâm hại cơ thể, gây ảnh hưởng tới mắt, da và hơi thở - làm gián đoạn giấc ngủ say.
           
          Trang điểm và dùng mùi thơm khi ngủ
          Việc lạm dụng mỹ phẩm đôi khi không thích hợp khi bạn muốn ngủ say, thậm chí có hại, nhất là các chất dùng cho vùng mắt, hóa chất chuốt mi làm sưng bọng mắt hoặc gây viêm da. Sử dụng nhiều nước hoa cũng sẽ làm tăng khả năng bị viêm mũi và hen suyễn. Tương tự như vậy, một số sản phẩm tẩy uế hoặc làm thơm mát không khí có rất nhiều hóa chất. Chúng là nguyên nhân gây kích ứng da, mũi, cổ họng và phổi trong khi ngủ, ảnh hưởng xấu trực tiếp đến giấc ngủ.
           
          Để hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ
          Những cây (hoặc đóa) hoa thơm ngát là nguyên nhân gây dị ứng. Có một số loài hoa thường thụ phấn nhờ gió nên phấn hoa trong không khí dễ làm bạn bị chảy nước mắt và nước mũi. Nếu bạn vẫn muốn giữ thói quen này thì nên chọn những loại có mùi thơm nhẹ, không có nhiều phấn hoa (như hoa tulip, hoa hồng). Mặt khác, cây xanh sẽ làm phòng ngủ thiếu oxy, gây hại cho não và giấc ngủ sâu.
           
          Để vật cưng hoặc đồ chơi trong phòng ngủ
          Thậm chí có bạn còn để chúng ngủ chung giường với mình! Thói quen này rất tai hại. Bên cạnh việc chúng có thể có chấy, rận; nước bọt và lông của chúng có thể gây ra bệnh dị ứng và hen suyễn. Những con thú nhồi bông hoặc một số đồ chơi (làm bằng vải, len, nhung…) cũng có không ít bụi. Ngoại trừ chăn và gối, bạn không nên để bất kỳ vật dụng, đồ chơi hoặc thú nuôi lên giường ngủ của mình.
           
          Ngủ trưa quá nhiều
          Một số người không có thói quen ngủ trưa, nhưng cũng không ít bạn ngủ trưa (hoặc ngủ ban ngày) quá nhiều. Điều này dễ làm triệt tiêu nhu cầu ngủ và nghỉ ngơi vào ban đêm. Theo các chuyên gia, ngủ trưa tốt nhất là không quá 60 phút.
           
          Thói quen ít vận động thân thể
          Giấc ngủ say còn xuất phát từ nhu cầu nghỉ ngơi sau vận động cơ bắp mệt mỏi. Những nghề lao động trí óc, làm việc trong phòng lạnh hoặc ngồi yên một chỗ dễ triệt tiêu nhu cầu này. Các chuyên gia đã khuyến cáo, con người cần vận động để cơ thể tiết mồ hôi ít nhất 1 lần trong ngày. Bên cạnh yêu cầu bài tiết chất độc trong mồ hôi và làm đẹp cơ thể, tập thể dục phù hợp còn làm xuất hiện nhu cầu nghỉ ngơi (ngủ say) vào ban đêm.
          Ngoài ra, một số thói quen khác cũng có thể gây hại cho giấc ngủ say như: mở nhạc lớn hoặc để đèn sáng khi ngủ, xem phim bạo lực hoặc kinh dị, căng thẳng tâm lý quá mức, không tắm sạch…
           
          Lê Huỳnh - Bộ môn Giáo dục Kỹ năng sống,
          Trung tâm đào tạo HLV võ thuật Việt Nam 
           
          http://www.vnexpress.net/GL/Doi-song/2008/05/3BA01E45/
           
          #4
            Chuyển nhanh đến:

            Thống kê hiện tại

            Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
            Kiểu:
            2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9