TẾT VÀ TÔN GIÁO TRONG KÝ ỨC TUỔI THƠ
xuan vu 19.01.2008 14:57:07 (permalink)




Khi  nói đến Tết, tôi thường liên tưởng ngay đến thời dĩ vãng xa xưa,cái thời mà tóc hãy còn để chỏm và hay trêu chọc ,đánh nhau với các trẻ con hàng xóm.Vâng, vì chỉ có những ngày Tết của tuổi thơ mới đầy đủ hương vị của Tết.Hương vị hồn nhiên lạc quan yêu thương ,mơ mộng,đôi khi pha lẫn ít vui buồn ngây thơ.Không khí Tết của tuổi thơ là như vậy .Tuy nhiên nó vẫn còn tùy thuộc vào mỗi ký ức của mỗi con người mà có những đặc thù riêng.
            Riêng tôi hương vị Tết đã đến vào những ngày đầu Xuân thật đậm đà trong tinh thần lễ nghĩa của một đạo giáo.Được sinh ra và lớn lên trong một gia đình có Đạo,Ba Mẹ tôi đều là hàng tu phẩm của Đạo Cao Đài Tây Ninh,cho nên cứ mỗi lần Tết đến,tôi đã được may mắn tận mắt thấy những những phương cách cung nghinh rước Tết theo Tôn giáo này thể hiện qua người.Trong không khí tươi mát của mùa Xuân ,các tín đồ Cao Đài Giáo đón Tết trong sự trang trọng ,huyền diệu ,thiêng liêng.Chiều 30 Tết ,hầu hết các gia đình có Đạo đều có lễ đưa ông ,bà.Ngày mồng Một thì cùng nhau lần lượt đến Tòa Thánh đảnh lễ Đức Chí Tôn ,việc đảnh lễ có thể kéo dài suốt trong ba ngày Tết .Đối với trẻ con vào những ngày này mới thật sự là ngày “Ngài hóa Bướm”.Trong những bộ quần áo mới sặc sở đủ màu,theo cùng cha mẹ vào kính lễ hoặc cùng các bạn trang lứa tung tăng vui hát hay tụ lại thành nhóm đốt pháo .
            Tòa thánh vào đầu năm thường có các ngày lễ Đàn lớn như vía Đức Phật Di Lạc,vía Đức Chí Tôn vào ngày mồng 9 tháng giêng ,nên vào thời điểm này có hàng chục ngàn khách phương xa về đây hành hương hoặc thăm viếng .Trong số này,không nhất thiết là tín hữu của Cao Đài Giáo,họ có thể là những tín đồ của các Tôn giáo khác như Công Giáo, Phật Giáo,Bà La Môn,Ba Haii Giáo,Tin Lành Giáo,Aán Độ Giáo hay Hồi Giáo...đều đến Tòa Thánh Tây Ninh. Và họï đều thể hiện được đức tin tối trọng của họ đối với tín ngưỡng mà họ đang theo vì Đạo Cao Đài là một tôn giáo lớn được Đức Chí Tôn giáng cơ khai Đạo với mục đích phổ độ chúng sanh trong thời kỳ ba mạt pháp này với chủ trương Tam Giáo Qui Nguyên Ngũ Chi Hiệp Nhứt ,cho nên các đấng Giáo Chủ của các Tôn giáo khác cũng được người Cao Đài Giáo thờ phượng nơi Chính Điện.Do vậy các tín hữu của các Tôn giáo khác có thể vào nơi ấy để đảnh lễ đấng Giáo Chủ của mình.
            Người Tín đồ Cao Đài giáo không có tinh thần kỳ thị với bất cứ các Tôn giáo nào khác trên quả đất này,đây là giá trị triết lý của Đạo Cao Đài và cũng la øđức tính khoan dung của dân tộc Việt,đức khoan dung này đã có từ thế kỷ thứ nhất ,nhờ Phật Giáo.Căn cứ theo sử thì Bát Nàn phu nhân một bộ tướng của hai Bà Trưng xuất gia đầu Phật vào năm 43 ,sau khi hai bà thất trận trầm mình xuống dòng Hát giang.Đức tính này không những được thể hiện rõ nét nhất là vào thời nhà Trần và nhà Lê ,sau khi thắng quân Nguyên các binh,tướng nhà Nguyên bị bắt đều được Đức Trần Hưng Đạo đại xá và thả cho trở về nước.Với vua Lê Thái Tổ ngài đã khoan hồng tha tội chết cho hầu hết các quân tướng của nhà Minh mà còn cấp lương thực cho họ về sum họp với gia đình …(theo sử VN).
            Tết trong ký ức của tôi là cả một mùa Xuân,tuổi nhỏ chúng tôi được những người lớn hướng dẫn vào Hộ Pháp Đường mừng tuổi chúc Tết Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc.Ngài là một vị chân tu rất thương yêu trẻ con,mỗi lần được vào chúc Tết Ngài chúng tôi rất mừng vì được Đức Ngài ban phép lành và được lì xì nhiều tiền. øøTrước Tết vài ngày các thầy cô của trường Đạo Đức Học Đường( một trường Trung học được Hội thánh Cao Đài thành lập tọa lạc trong nôi ô Tòa Thánh) dù có muốn dạy thêm vài tiết nữa cũng không thể thực hiện vì các học sinh chỉ có biết xôn xao về Tết.Bọn con trai chúng tôi thì lén ra đốt pháo ngoài sân trường,phong pháo nổ dòn dã nhất có lẽ là của bọn học sinh lớp đệ lục B ,chúng nó vừa đánh cắp được từ trên bàn thờ của Ngài Đức Khổng Tử (ở trong văn phòng chính của trường có thờ di ảnh của Đức Khổng Tử ),khói pháo hòa lẫn khói nhang trầm tạo thêm hương vị đặc biệt của ngày Tết.Mặc dù là trường dòng của Đạo Cao Đài ,nhưng cũng có rất nhiều con em cuả những gia đình ngoại Đạo hoặc Lương (những gia đình không theo một tông giáo nào cả ,ngoài việc thờ cúng ông bà màthôi) đến thụ học.Các học sinh này cũng có cách đón Tết theo tục lệ Tôn giáo của họ .Các bạn đó đi đến các Giáo Đường ,nhà Chùa để làm lễ đầu năm theo tín ngưỡng của họ nếu không muốn làm lễ theo nghi thức của đạo Cao Đài .Đó là tinh thần dân chủ trên bình diện tâm linh,vốn dĩ đã có từ trước
Nói đến nghi thức đón Tết của các Tôn Giáo,mỗi Tôn Giáo đều có những nét riêng biệt ,nhưng tựu trung vẫn không đi xa quá những phong tục  cổ truyền của dân tộc.Ngoài lễ cúng đưa ông Táo về Trời,lễ cúng đón rước ông bà tổ tiên về nhà cùng con cái vui Xuân,Lễ Giao thừa ,Lễ Hạ Nêu ...tín đồ của các tôn giáo đều có những biệt cử .Riêng gia đình tôi cử thả trâu bò ra đồng vào ngày mồng Một Tết ,Ba tôi nói để cho chúng nó ăn Tết vì đã cựïc khổ với người suốt năm rồi,còn Mẹ tôi thì tuyệt đối không cho quét nhà vào ngày mồng Một,cũng như nói lớn tiếng trong nhà  vào những ngày Tết,nhất là nói những câu thô tục .Vì theo Mẹ tôi phạm phải những việc trên coi như là xúc phạm đến Thần Linh.Trong những ngày đầu năm đặc biệt là ngày mồng Một sau lễ Đức Chí Tôn ở Tòa Thánh về Ba Mẹ tôi thường ở nhà suốt ngày để tiếp khách mong có được những người khách có đức hạnh để trong năm mới được nhiều phúc lợi .Ba tôi nói đây là một giá trị tâm linh vì nó rất là hệ trọng.ï đến công việc làm ăn trong năm đối với gia đình sau này.Nếu vào ngày đầu năm vị khách đầu tiên đến viếng thăm là người không có đức hạnh tốt,hoặc giả xung khắc tuổi tác với những người thành viên trong gia đình ,thì gia đình gia chủ sẽ gặp không may trong năm mới.Việc kiêng cử không những mấy ngày Tết mà hầu như Ba Mẹ tôi dè dặt quanh năm suốt tháng ,cứ mỗi lần dự định làm một việc gì thì giở lịch xem ngày đó xấu hay tốt ,có đúng vào ngày tam nương sát chủ không,hoặc trùng vào những ngày mồng 5,14,và 23.Suốt thời gian sinh tiền của Ba Mẹ tôi hầu như năm nào trong nhà cũng có lịch Tam Tông Miếu hay Lịch Đại Đạo .Lịch Tam Tông Miếu do người Trung Hoa ấn hành và truyền sang nước ta ,với lịch này một số nhà bói quẻ Trung Hoa đã ghi rõ cụ thể những ngày tháng xấu tốt,ngày kỵ hoặc không kỵ trong mỗi trang lịch,cho nên lịch Tam Tông Miếu được xem như là “ông thầy bói “trong nhà mọi gia đình người Việt lúc ấy.Thời điểm về sau này,lịch Tam Tông Miếu không còn được tín dụng như trước nữa vì người ta đã thấy được những điểm không thật từ người Trung Hoa làm ra nó.Sự mất dần ảnh hưởng, lịch Tam Tông Miếu đã nhường chổ hẳn cho lịch người Việt.Lịch Đại Đạo với hình thức gọn đẹp,nội dung xúc tích ,chính xác đã được người Việt ,nhất là các tín hữu Cao Đài dùng thông dụng cho tới sau này.Nói chuyện Lịch Tàu ,Lịch Ta thì còn nhiều lắm ,kéo dài không biết bao giờ cho hết,để xin phép quay trở lại chuyện Tết.
            Tết đến với tôi là cả một mùa Tôn giáo,vì tôi đã bị ảnh hưởng nhiều Tôn Giáo từ khi còn thơ ấu.Trong thời kỳ Việt Minh khủng bố những người theo Đạo cao Đài ,Ba Mẹ tôi quyết tâm theo Đạo nên tìm cách lánh nạn đưa các con về vùng Thánh Địa,nhưng không thể nào đưa trót lọt một lần vì sự theo dõi gắt gao của Việt Minh ,cho nên phải phân tán các con theo từng nhóm và di tản dần dần,tôi vì còn nhỏ nên gởi đến một vị sư trụ trì ở chùa Long Sơn ở tạm để rảnh tay đưa các anh chị lớn của tôi ra khỏi vùng kiểm soát của Việt Minh (sau này tôi mới biết vị sư trụ trì chùa Long Sơn chính là họ hàng với ba tôi ) và có lẽ vì vậy mà tôi ít nhiều gần gủi với triết lý nhà Phật .Thời gian ở trong nhà chùa thật buồn vì không được chơi cùng các trẻ con ở xóm,hàng ngày phải theo gót nhà sư lên chánh điện để nghe ,nhìn nhà sư tụng kinh giảng Đạo nên tôi đã biết sự tích Phật Thích Ca, Ngài là một vị thái tử vì muốn cứu chúng sinh ra khỏi vòng tứ khổ (Sinh ,Lão,Bệnh,tử ) nên Ngài đã rời xa cung điện bỏ lại thê ,nhi để tìm Áùnh Đạo Vàng cứu rỗi nhân loại.Tôi chỉ biết đến đó thôi,còn việc Phật Thích Ca đi tu bằng cách nào và làm thế nào Đắc đạo để sau này độ rỗi chúng sanh thì tôi không biết.Nhưng sau những lần nghe kinh ,giảng đạo lòng tôi như có nỗi buồn man mác vô cớ,và nhất là khi nhìn chung quanh nhà chùa thấy toàn là những mồ mả người chết chôn san sát với nhau.
            Thời gian trôi qua ,gia đình của tôi cũng được may mắn ,an toàn về được đất Thánh Tây ninh.Những ngày đầu tiên cư ngụ miệt Cống Tràm thuộc Long Hoa ,nhưng sau lần bà Ngoại mất nên đã một lần nữa di chuyễn chổ ở .Lần định cư sau tại khu vựcTrảng Tròn ,một khu vực khi mùa mưa thì lụt ngập hết cả các con đường lớn nhỏ trong làng,bọn trẻ chúng tôi đi học phải xoắn quần lội nước một khoãng xa vài trăm mét.Dù vậy có lẽ nơi đây là miền đất thích hợp với công việc làm ăn và tu học đạo của Ba Mẹ tôi cho nên sinh sống tới bây giờ.
 Năm 13 tuổi Ba tôi mất,Mẹ tôi phải làm nhiệm vụ vùa cha lẫn mẹ dạy dổ và dìu dắt chúng tôi .Là một tín hữu Cao Đài ,nhưng bà vẫn tin tưởng các đẳng thần linh khác,mỗi lần Tết đến hay những ngày lễ hội rằm Mẹ tôi thường đi núi Điện Bà để vái lạy ,bà thường nói với tôi nhiều về sự linh hiển của Bà Đen.Tôi không được biết rõ về sự tích núi Bà Đen nhiều ,chỉ biết Bà Đen tên thật là Lý Thiên Hương ,người gốc Trảng Bàng thuộc tỉnh Tây ninh ,có người bạn trai là Lê Sĩ Kiệt một bộ tướng của Đức Tả Quân Lê văn Duyệt.Khi còn là một thiếu nữ có lần du sơn đã bị bọn thổ phỉ tấn công ,sát hại và thi thể tìm thấy rám đen dưới hốc đá,trở về sau hiển linh báo mộng giúp Nguyễn Aùnh thoát khỏi sự truy nả của quân Tây Sơn ,nên sau khi thống nhất sơn hà Nguyễn Aùnh lên ngôi lấy hiệu là Gia long và phong cho bà tước hiệu Linh Sơn Thánh Mẫu ,nhưng dân chúng quanh vùng vẫn thường gọi là Bà Đen. Vẫn theo lời kể của ngoại tôi thì Bà Đen rất linh hiển ,câu chuyện cầu tự của Ngoại được xem như là sự nhiệm mầu. Ôâng ngoại tôi là thành viên của Thiên Địa Hội nên bị sự truy diệt của nhà Mãn Thanh .Khi đến Việt nam, cùng nhóm thân hữu định cư tại Bến tre với một số vỏ nghệ thành thạo sẵn có ,ông ngoại đã qui tụ được một số thanh niên để truyền dạy võ thuật ,trong đó có bà Nguyễn thị Vân ,sau này là bà ngoại của tôi.Sau khi ăn nên làm ra nơi đất khách ,cặp vợ chồng võ sĩ kia coi như đã thành công trên bước đường danh nghiệp,nhưng đường tự nghiệp lại không như ý.Hơn 3 năm chung sống với sự khao khát có một đứa con để làm tăng thêm tình nghĩa vợ chồng,nhưng hơn 3 năm bà ngoại không đáp ứng được nhu cầu cho nên dòng họ bên bà ngoại quá thất vọng và nhóm thân hữu của ông ngoại cũng không mấy vui .Và cứ theo tục lệ xưa ,vơ ,ïchồng sống với nhau mà  không con thì phải cưới vợ nhỏ cho chồng ,hoặc bị chồng để nghĩa là chồng bỏ.Riêng ông ngoại không làm như vậy ,vì ông rất mực yêu thương vợ, không chịu nổi tiếng dị nghị của người trong dòng tộc nên ông ngoại rời bỏ Bến Tre ,cùng vợ về Tây Ninh sinh sống .Ở đây bà ngọại gặp rất nhiều phụ nữ người Trung Hoa nên họ ngầm bảo bà ngoại tôi lên núi cầu nguyện để được sinh con nối dòng.Thế thì khăn gói ,đèn nhang ông bà lên đường lên núi cầu tự và công việc làm này đã đem kết quả tốt cho hai người .Năm 1911 Mẹ tôi được sinh ra đời trong hoài vọng và yêu thương của mọi người,nhưng sự yêu thương đó không được trọn vẹn và 3 tháng sau Mẹ tôi trở thành đứa bé mồ côi cha.Những câu chuyện về sự linh hiển do thần linh thật dễ hiểu nên tôi tin ,nhất là câu chuyện thật về việc cầu con của bà ngoại tôi.
            Ba tôi là một người rất mộ Đạo. Ôâng tin vào đức tinTôn Giáo,nhưng ông không tin vào chuyện đồng cốt...,thời gian ông còn là một chức việc trong làng,thật là bận rộn ,nhưng ông vẫn dành nhiều thời giờ cho công việc tu đạo .Hết đời tới Đạo ,cái vòng công việc dường như đã khép kín hết thời giờ dành cho gia đình .Có lẽ vì vậy ông ít khi xen vào công việc của con cái mặc dầu ông rất thương con .Lúc nhỏ tôi xem việc làm của ba tôi là một sự tự nhiên,nhưng sau này,khi tôi gần bằng tuổi người ,tôi mới nhận ra rằng người đã hy sinh cho tôi ,người không can dự vào đời sống của con cái không có nghĩa là người không có trách nhiệm,không lo lắng cho tôi mà là người hành xử theo kinh nghiệm của người .Người lấy đức độ của một nhà tu đối xử với các thành viên trong gia đình ,ba tôi khuyến khích tôi nên vào Thanh niên Đại Đạo,có lẽ đây là ý kiến trong đời của ba tôi đối với tôi .Tết năm 1965 tôi gia nhập vào Hội trong thời gian ở trong tổ chức này ,tôi đã sinh hoạt cùng khắp đoàn thể thanh niên khác trên toàn quốc và các hội thanh niên bạn khác trên thế giới.Tôi đã sinh hoạt hầu hết các trại Hè ,cũng như trại Tết .Vui nhất là trong lần cấm trại nhằm kỷ niệm khánh thành văn phòng Ban Thế Đạo ,có hơn 19 hội đoàn về tham dự, thời gian cấm trại suốt một tuần .Tôi được chỉ định vào trong ban chỉ huy trại. Chúng tôi tổ chức ca hát,và bày những trò chơi ngoài trời lý thú.Lần trại này có Long Mã múa yểm trợ cho cuộc cắm trại ,tôi đã nhìn tận mắt các vị lãnh đạo của Tôn giáo Cao đài ,xuống khu vực cấm trại ban huấn từ .Sau lần cấm trại đó là lần cấm trại đón tiếp Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa đến Tòa Thánh để ban trao Pháp Nhân cho Đạo .Thanh niên Đại Đạo chúng tôi với đồng phục chỉnh tề làm thành những hàng rào danh dự đón quan khách,nhờ đó tôi đã được các vị lãnh đạo quốc gia bắt tay thân mật đang lúc điều khiển toán dàn chào.Trên hàng chục ngàn quan khách và đồng bào đã khen ngợi tinh thần kỷ luật và quí khách của anh em Thanh Niên Đại Đạo chúng tôi.Cho nên có thể nói tổ chức Đại Đạo Thanh Niên Hội là một tổ chức có tinh thần phục vụ tổ quốc,phục vụ Đạo pháp,biết bênh vực kẻ cô thế,làm mọi việc thiện hàng ngày trong một bầu không khí trẻ trung nhất là luôn có mặt giúp đở các cơ quan Đạo trong những ngày hội lễ.
            Phật giáo đã đến với tôi từ thuở nhỏ,nhưng dường như tôi không có căn duyên với cửa nhà chùa .Tôi đến với đạo Cao Đài qua truyền thống gia đình,và Đạo đã ở mãi với lòng tôi qua giáo lý tam giáo đồng nguyên ,với những cứu cánh của nó đối với nhân loại.
            Tất cả triết lý các Đạo đều cho rằng con người đều có linh hồn và đều có một cha chung.Tôn giáo là con đường đưa nhân loại đến cảnh an lạc,tươi tắn,giúp cho con người trút bỏ bao nổi ưu phiền trần tục. Còn mùa Xuân và Tết tuy là sự giao mùa của thời tiết,nhưng lại là thời điểm làm cho vạn vật và con người phấn khởi tinh thần không khác chi như là đã thoát tục.Sự đồng nhất giao điểm giửa tâm linh,tạo hóa và thiên nhiên,là một nhịp điệu sống giao hòa đối với bọn trẻ chúng tôi.
                                                                                                           
                                                                                              HÀ ĐÌNH HUY
 



#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9