CÔ CON GÁI RƯỢU HAY NHÈ thái san
thaisan 03.02.2008 05:42:42 (permalink)
CÔ CON GÁI RƯỢU HAY NHÈ
 
thái san
 
Sau khi sanh bốn đứa con trai, cả hai vợ chồng tôi bắt đầu suy nghĩ đến cố gắng cầu tự làm sao được một đứa con gái.
Cầu được ước thấy và một cô gái bé xỉu xiu xuất hiện, hầu như toàn bộ đại gia đình đều mừng vui chung với chúng tôi, nó hay cười lúc còn bé nhưng lại chỉ hay nhè bất kỳ thời gian sau này dần dà lớn lên chúng tôi mới hiểu trong bản chất của con người muốn đạt được điều gì không được thì vòi vĩnh. Cái tật lúc bé chính là cái tính nết lúc lớn đó mà nhiều người không biết đó mà thôi. Chính bản thân tôi thường gọi là “công chúa thường khóc nhè”..
Những thời gian sau này cô bé thường không hài lòng cho lắm nhưng riêng tôi đặt lại là câu (công chúa thư kho nhe) mà đúng, cầu được ước thấy. Đúng thế. Chỉ bắt đầu lớn thì đã khóc nhè suốt ngày. Suy nghĩ mãi chưa hiểu cô bé muốn gì nữa. Nhưng sau khi lớn mới biết và sẽ hiểu hơn là nếu bạn bị ốm hay nằm viện, thì nhớ là đừng nên có bạn khác phái đến thăm đó nhé.
Cái điều này nằm lòng kẻo sẽ bị ghi vào bộ nhớ của cô bé.
Và coi chừng đến lúc lớn sẽ hạch hỏi cho mà xem.
Nơi chúng tôi ở gọi là khu Hố nai. Hố nai ngày xưa nai thường hay sinh sống là một nơi hiền hòa. Tôi nhớ có thời gian tôi và vài thằng bạn đuổi bắt nai con chạy lung tung trong khu người ở.
Nếu khoe với người khác bà mẹ thường khoe rằng:
-Nó chưa đi học mà đã thuộc vanh vách cuốn sách lớp một dù chưa biết đọc, lại nhớ từng trang, từng bài, là bài gì chẳng hạn. Người mẹ thích khoe con đẹp, ăn mạnh, vân.vân…
-Đến trang mấy thì đọc bài hôm nay “mèo con đi học chẳng mang thứ gì….chỉ mang một mẩu bánh mì, và mang một mẩu bút chì con con”….
 
Đó là những cái đáng yêu thời ấy lại là phiền nhiễu sau này. Vì chính chúng chẳng làm nên tích sự gì mà chỉ gây phiền nhiễu trong gia đình.
Gây lên trong gia đình những chuyện không hay như hay gây gỗ với chị em làm xào xáo gia đình lên rối tung rối mù.
Khi đến lớn. Lại càng làm cho thêm khó chịu, chưa biết cách đối với nó. Vì rằng bắt đầu làm theo ý mình chẳng cần biết gì hơn nữa. Dù rằng có về khoe với bố con đã học cả đến những lời thầy giống như cha hay thường nói như:
-Chính danh tự, định danh phận, tôn quân quyền, thiên ý nhân tâm, và hành chánh tương tham, đã học trên giảng đường. Thực sự hiểu được điều này cũng khó là vì thời đại này, càng mặc quần áo để hở rốn nhiều thì càng đánh tin cậy hơn, đã gây ảnh hưởng hơn lên sau cuộc kháng chiến không đề, để rồi anh em chém giết nhau hơn nửa thế kỷ chỉ lợi cho lái buôn súng mang hai điều răn thứ mười một là thiện và ác. Cái dở chính nó là hay khoe khoang sự học, lẽ ra ta chỉ để sử dụng là hay nhất tuy nhiên khoe khoang vốn tính của người chẳng nên trách làm chi. Thí dụ như nay mang cuốn quản trị chiêu thị, thì mai mang cuốn “maketing”, mốt mang cuốn nhà quản lý, quản trị.
Sau đi làm, được nhận vào nơi anh lớn gửi khi còn sống.
Do bạn anh hai Tuấn tức anh Thu làm giám đốc phân xưởng hãng dệt vải tên là dona bochang tại xứ Thánh tâm là nơi khi xưa tôi học sinh trường hai cấp tại đó, sau khi chê lương trả ít ở Aram, cũng là một công ty làm thú nhồi bông tại gần nơi ở cách nhà khoảng hơn một cây số lên nhận chức kế toán công ty Dona nhưng cũng chỉ được vài ngày lại chạy nơi khác là vì bất chợt có một cô bé người Việt chắc bồ bịch của người Đài gì đó nhưng ghen tương, đành vì tự ái một lần nữa rời bỏ đi công ty khác lên mãi trên ngã tư Tam Hiệp hướng tây nam cũng làm được một thời gian lại muốn chạy chỗ khác vì tiền hoặc vì tình. Nhưng làm cha mẹ hẳn biết nhưng không xen vào bất kỳ ý kiến nào để tự nhiên thì đùng cô bé lên đường đi Thái lan, cái xứ mà chính bản thân tôi chưa hề biết cái chữ phải viết ra sao nữa, và đọc như thế nào, để rồi khi về la ầm lên mất cái bóp.
 
Tự hỏi:
-Vì tình hay vì tiền đây? Mà nhà tôi thường hay nói là vì vitamin T đó thôi. Nếu nói là bố mẹ không biết thì sai, trong công việc này không rõ mười mươi thì cũng biết chín rưỡi.
Những năm tháng đó cũng mùa đông lạnh ít hơn bây giờ, suốt ngày lo lắng cơm nước ai mà không biết nhỉ, ngoài ra đi về đưa đón. Bà mẹ nghĩ  nhưng chưa thấy chu đáo cho con gái nói:
-Chắc ông nghĩ sai rồi. Tôi giải thích:
-Thằng đó biết nói tiếng Anh nên tôi đã trao đổi cho nó đang khác nhau về tôn giáo. Lên tiếng nói giỡn với bà:
-Nhưng chắc nó hiểu ý tôi nói gì bà khỏi phải lo, thoáng con ruồi bay qua tôi biết đực hay cái mà. Cả hai cùng cười. Bà chê trách tôi tự mãn:
-Ông thì cái gì cũng biết ư? Đúng chứ bà nói chữ gái tham tài, trai tham sắc có đúng không nào.
-Chỉ riêng chuyện này thôi đã nổi tiếng rồi bà ạ.
-Thế ông kể lại khi ông nằm viện thì ai đến thăm ông nhỉ?
-Người quen. Hoặc thân hoặc sơ.
-Nhưng còn có người tặng đồ vật cơ mà!
-Mến người thì cái gì mà chả cho hay tặng không nữa là? Chẳng hạn như xe mua bao nhiêu vẫn là của người. Có sao đâu.
Hai người ngồi cười, những nụ cười cuối cùng, một cách hả hê nhìn nhau trong áo ấm vì cơ thể bây giờ không còn chịu nổi những nhiệt độ lạnh sau một hội sáu mươi năm một kỳ trở lại. Tuy nhiên nói cho đúng chỉ mát hơn chứ chưa phải là lạnh vì chỉ 18, 19 độ dương mà thôi.
Tôi nhớ khi xưa còn đang học đệ thất tức lớp sáu bây giờ, cũng lạnh, thời gian đó còn trẻ học sinh, tôi nuôi một cặp rắn học trò bỏ trong khung chiếc xe đạp, lạnh đến độ nó chẳng thò đầu ra ăn như thường lệ phải buộc dây những con nhộng tằm cho chúng ăn treo vào ống lỗ chỗ khung xe dưới yên. Chắc năm đó khoảng mười một độ dương.
Năm đó thì tôi thi tiểu học với bốn người lớn như thầy giáo Cộng, Hiếu, Tú và tôi. Nhưng chỉ đậu ba người trong đó có tôi. 
Tôi biết rõ là lạnh mười một độ dương, thế mà miền bắc còn lạnh hơn thế nữa vì bánh mì đa số đều cứng ngắc.
Học hành thời đó đã học bài cuối cùng là cổ phần và triết khấu rồi.
Nhắc lại chuyện cô bé.
 
Sau biến cố bảy lăm.
Lúc sanh cô bé tôi có xin được mua tã lót, còn giấy chấp nhận được cấp mà mua không được. Làm cái giấy khai sinh thôi mà còn trần thân hỡi ai. Tôi nghĩ  sao thời mới giải phóng khổ quá vậy cà. Tuy nhiên cũng đã qua được, giờ thì cô bé đã thành người lớn rồi lại đến chuyện khác.
Lớn lên chuyện đầu tiên là cho theo học tới nơi tới chốn theo kiểu chung chung vậy, tuy nhiên cũng học và đạt điểm cao trong cử nhân chính trị kinh doanh, trong những năm này phải chật vật về chỗ ăn ở, đến nỗi vì vật chất mà phải vừa đi học vừa đi làm, bán thuốc phụ cho một cửa hàng.
Vì nói chung đang kinh tế tập trung tập quyền làm con dân đói khổ. Đi đâu cũng thấy người người kêu đói. Có câu chuyện một buồng chuối bị lấy còn đeo vào câu ngay chỗ buồng nải vừa chặt:
 
-Lạy ơn các đấng công minh
Nay con đói quá nên khênh một buồng”
 
Lúc đó cũng đã lớn, cô bé đã bắt đầu biết yêu, lại yêu ngay anh chàng chủ nhà bán thuốc. Không được, bèn xin bỏ nghỉ làm bán thuốc vì tự ái, mặc dù khó khăn càng khó khăn thêm.
Làm cho bố mẹ chẳng hiểu vì sao nhưng làm sao qua mắt được cha mẹ, sớm chiều sau một hôm là biết ngay tức thời.
Lý do:
-Suốt ngày chỉ chửi bới con mẹ chủ nhà là mẹ đứa con trai ấy cớ mà, tuy nhiên là điều dĩ nhiên phải có để kiểm soát người bán phụ. Nào là thường hay khám cả người thân thể những đứa bán phụ. Tuy nhiên mất hoàn mất.
Vì có phần đông là các cô đi học đại học bán phụ để lấy tiền tiêu hoặc tiền học v.v…
Bán thuốc thì nhiều món hàng quá, kiểm sao xuể bèn phải để cho gia đình người sờ soạng kiểm tra, dù thường là mẹ. Tuy nhiên chính đây là sự xúc phạm lớn nhất của con người kể cả phẩm giá. Chính những chuyện này lại càng tăng sự mất mát thêm nhiều hơn vì bị chúng ghét.
Tuy nhiên việc gì với thời gian cũng qua mau.
 
Cô bé thành tài còn hãnh diện đàng khác, là vì thường (được) bị thi dùm các cán bộ cấp lớn hầu như nhất trong tỉnh, nên có nhiều người sau này khi đến xin giấy tờ làm việc cho các công ty tư nhân thì được ưu đãi hơn. Tuy nhiên chính cái đó lại làm hư cô bé chỉ vì quá hãnh diện nay mang dùng vào trong đối nhân xử thế đâm kém ra vì thường hãnh diện với chính mình. Làm như đa số cán bộ hay dùng bằng cấp giả, đối với chuyện thi dùm này lại là bằng thật một cách trắng trợn.
Nhưng khi đến anh trai của cô bé mở tiệm net thì ôi thôi bao nhiêu khê tìm đến, đa số vì tiền, tỉnh, huyện đến kiếm cớ phạt để lấy tiền, tỉnh đến kiếm cớ kiểm tra lấy tiền. Nói đến đây làm tôi nhớ câu:
-Người sống không có nhân sẽ biến thành kẻ bạc ác.
 
Người sống không có nghĩa sẽ thành kẻ phản chủ, hại bề tôi, người sống không đạo đức biến thành kẻ tàn bạo vô liêm sỉ. 
(CHU VĂN AN).
 
Ở đây vô liêm sỉ hay đạo đức chỉ là tưởng tượng làm đề tài cho có khi màn nhung sấn khấu kéo xuống mà thôi, hình như tượng trưng treo trên đầu súng trước đây còn, sau này biến thành gạch lót đường cho chúng.
Tuy nhiên đôi khi chính cái đó mới mở đường dẫn lối cho chúng thay đổi phong cách đến bây giờ, chẳng qua là vì bao nhiêu đường sống cũng hầu như bị triệt tiêu hết trơn.
Cũng kể từ tiệm net sinh sự khác. Cái tiếng bà cô bao giờ cũng ngàn đời bất biến. Lại nữa do đứa con dâu không biết ăn nói, hỏi thưa thành ra mất hết cái hay của chính bản thân sự việc.
Khi bà thông phán vừa ra về còn để thừa một miếng mít. Thèm ăn nhưng chưa biết  khởi đầu từ đâu.
Khỏi hỏi, từ đó mới sinh chuyện chẳng ra thể thống gì chỉ vì dù một tiếng nói “hỏi mẹ” sẽ xong hết mọi chuyện chẳng gì hay hơn nữa” Cuối cùng cô gái hay nhè đứng bên cạnh con hiền nhưng dốt lại vô tình sai mẹ đi lấy miếng giấy khi cắt ra để lau nhựa mít.
Thật đáng buồn cười.
Thấy thắng thế chuyện này, lại biến thể qua cái khác là vì cô gái rượu tốt nghiệp quản trị kinh doanh tại thủ đô Hà nội, còn cô dâu chị tốt nghiệp trung cấp tại Thủ đức.
Theo tôi thì cũng tốt cả thôi nhưng chuyện ngã thành ngũ, thế là lấy cớ cãi nhau om xòm.
Nhưng nói chung chuyện đời. Thường theo gái về nhà vợ để ở.
Có thể tôi suy nghĩ:
1 Sống trong gia đình lúc trước cha bị khắc nghiệt do chữ nghiêm.
2 Bản chất gia đình vợ thường họ suy nghĩ đơn giản là nó đang làm cái việc mà khi trước kể cả bây giờ đang làm cho mình giống y như chồng mình đang làm cho mình.
3 Có thể thường bên nhà vợ hay nhẹ nhàng, hay ve vuốt anh chàng rể hơn bố mẹ đẻ.
4 Ý tưởng theo họ Trịnh là anh sẽ theo em đi tới cuối chân trời, hoặc sỏi đá có nhau.
Hoặc cần tìm một chân trời riêng trong đó chỉ có gia đình bên vợ mà thôi, còn bên bố mẹ hay bị, bố mẹ,  em gái (chữ bà cô) và giặc bên Ngô còn sợ theo truyền thuyết hàm hồ xưa.
Thế là cô chị tức nàng dâu có cớ thúc dục chồng trốn biến khỏi căn nhà trong đó cô con gái rượu có học. Làm người cha thật đáng buồn.
Có thể mình chưa hiểu và thương cảm hết nỗi vui buồn của long đong nhưng điều đó thường dấu kín trong lòng cô gái rượu. Mặc kệ cho bà mẹ hành xử đối với con gái rượu.
Thường tôi phải khen:
-Lòng mẹ tuyệt vời. Cao cả chứ chẳng chơi. 
Đúng như thế sáng sớm tinh mơ sau khi đi bộ luyện thể về tới nhà đã đặt sớm nồi cơm, thời này khoa học kỹ thuật cao nên chỉ chớp nhoáng nồi cơm đã chín. Tôi nói như vừa khen:
-Thật tuyệt vời, lòng mẹ là như thế đó.
-Không tôi cũng đang đói đây ông ạ.
Đúng ra đó là một câu né tránh đơn giản thế thôi, nếu nghĩ ra thì có thể cho là hàm hồ.
Y như tôi dự tính sửa soạn xong để lên đường đi làm đã có sẵn cơm mẹ nấu.
Sung sướng quá còn gì. Mang theo đến công ty cơm sẵn quá sức.
Không biết đó có thể là bài học cho chúng hay không nữa, ít ra trong lúc này chúng chưa hẳn đã biết.
Sớm sau khi đi làm về tôi thấy mang theo một người bạn trai, cũng chẳng thấy giới thiệu ra thể thống gì. Tôi tự cằn nhằn mình:
-Không biết dậy con. Nhưng sau này nhà tôi nói:
-Thời nay nó thế đó ông, có gì mà phải phiền muộn chứ. Nghe lời, tôi cũng lặng thinh phôn cho cô em bé, nó lại còn cằn nhằn mình nữa mới chết, hay nó đợi chờ lâu quá chán chưa hết lời, nay thấy bố nói vậy, có lẽ làm cản trở chúng chăng. Chính nó trả lời:
-Họ đã lớn hết rồi có sao mà sợ. Tôi suy nghĩ:
-Có thể nó phiến diện vì dầu sao cũng cả một đời người mà. Tức quá:
-Đúng là là…
Lúc này tôi thấy muốn đâm thẳng vào đầu chiếc xe cho chết mẹ đi thì thích biết mấy, sinh khí hoặc ý nghĩ sinh tồn vượt khỏi con người chán chường theo tin thời tiết toàn thể trên thế giới, mặc dù bên cạnh có người bạn đời là mẹ của chúng, chứ không thì tôi cũng ra đi để cho chúng một bài học, lại hền nhát quá chăng.
Nói đến đây làm vai trò cha phải như thế nào cần thể hiện rõ. Đúng ra chỉ so sánh hai đứa con gái cầu tự sao mà trời ban cho hai đứa con gái.
Tuy thế nhưng cô gái chị tức là “thư kho nhe” vẫn hay hơn tuy chưa biết sử dụng khả năng mình làm việc bất ký cho chín chắn.
Phải chăng :”Gái không chồng phản gỗ long đanh”
-Phải sửa sai, thay đổi thôi, ông à.
-Bà hay tôi?
-Có lẽ cả hai vì thời đại này thường là block và chính T/T còn đang phải thể hiện cái hay hoặc vô tình trơ ra những thiếu sót chính mình, hoặc chính là của đám đông. Nhưng chỉ được đúng một ngày sợ quá chạy lấy thân.
Tuy nhiên sự việc ít khi biến thái theo ý nghĩ mình.
Chỉ vài tuần thôi. Sau đám cưới, cãi cọ tay đôi với ông bố khó nết, vì dùng cái lớn của mình đi đánh và hăm doạ cháu, làm chuyện đổ bể. Cái tội lúc này chỉ là bà già. Tôi lặng thinh nghe lòng rúc rỉa chuyện buồn quyện quanh, nhất vào lúc đêm khuya. Đã hơn mười hai giờ chưa muốn ngủ, cái mắt thao láo không hề chớp. Mệt quá rồi rũ ra mà ngủ.
Lúc này mới đổ bể là cô con gái ruợu đã có thai. Người mẹ hốt hoảng như bị đấm đá hỏi tôi:
-Ôi trời. Nó có thai rồi hỉ?
-Làm sao biết cho hết chuyện đời đây bà, bà nên yên tâm đừng suy nghĩ chi cho cơn bệnh pakinson nó nổi dậy nhé, nghe lời tôi đi.
-Theo tôi nên mừng chứ sao lại u uất thế nhỉ.
-Thôi dù so cũng là cô con gái ruợu hay nhè của ông mà tôi nói chi.
 
thái san
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9