ẨN NHÂN thái san
thaisan 04.02.2008 05:20:28 (permalink)
SỰ THÀNH CÔNG NÀO
CŨNG CÓ NHỮNG ẨN NHÂN
 
 
thái san
 
 
TRONG NHÂN GIAN CÓ CÂU:
 
-Nhịn tức một lúc, tránh được mối họa trăm ngày
-Muốn hòa thuận trên dưới
-Nhẫn nhịn đứng hàng đầu.
 -Cái gốc trăm nết, nết nhẫn là cao.
-Cha con nhẫn nhịn, vẹn toàn đạo lý.
-Anh em nhẫn nhịn trong nhà thường ấm yên.
-Bạn bè nhẫn nhịn nhau, tình nghĩa chẳng phai mờ.
-Tự mình nhẫn nhịn được, ai ai cũng mến yêu.
-Người chưa biết nhẫn chưa phải là người hay.
                                 oOo
Vào những buổi chiều cuối tháng tư An nhớ lại những ngày tháng đi buôn bột từng ký nhỏ có khi còn chia mỏng để di chuyển kẻo bọn ba chỉa, quản lý thị trường, nhân viên phòng công nghiệp, lương thực, hoặc (QLTT) theo đuôi để cốt ý thu mua. Nói là thu mua chứ thực tế là chúng lấy bằng sạch, không năn nỉ thì thôi, nếu năn nỉ và chuốc đúng chỗ cũng chỉ qua được một nửa mà thôi. Khổ cái chúng thường mang về bán nhậu hay cho một người quen nào, thế mới đáng chết, mầm mống của tham nhũng hối lộ từ đó.
Tôi nhớ lại ngày giáo sư Trà buôn mè tại khu Bàu hàm hai tại thị trấn Trảng bom hai. Chúng thu luôn của anh hết mười hai tạ mè. Vì cái đói của lũ con mà mang họa vào thân chúng đòi nhốt anh nhưng nghĩ đi, lại chúng tạm tha. Sau cú thất thoát đó, chị kiếm cách nuôi con lai cho cả giả để gia đình kiếm cớ đi diện con lai.
 
-Thế mà thành công.
Bây giờ gia đình đang sung túc tại bang (Spring field) Hoa kỳ. Khu đất ở bên nhà một phần cho đứa em vợ, một phần bán đi cũng được mười mấy cây vàng là quý lắm thời đó. Ai cũng nói số anh là số sống kiêu sa, nhiệm màu. Nhưng trong tôi chỉ lưu giữ một câu nói, một cuộc đời nhỏ bé nhưng đầy tình nghĩa. Anh nói:
Lúc còn dậy học. Anh nói với các cháu trong lớp rằng:
-Đất nước cần những bàn tay đen đúa và những bàn tay trong sạch, theo lời của Kenedy.
Các cháu thường thắc mắc:
-Làm sao mà mâu thuẫn vậy thưa thầy? Tôi nhè nhẹ trả lời:
-Thầy nghĩ bàn tay đen đúa là phá hoại, còn trong sạch là xây dựng chính với cái tâm của mình, các em ạ.
-Nhưng mấy ai phá hoại lại sánh ngang với xây dựng ạ?
Một lúc sau tôi nói thêm:
-Chẳng hạn, có chiến tranh mới có xây dựng ngày càng tươi đẹp hơn.
 
Những câu nói đó đã đi vào lịch sử, nhưng lòng con người vẫn cưu mang luôn ảnh hưởng những người phía sau, chẳng hạn như chính chị Trà thường đứng ngay phía sau mọi nơi, mọi lúc. Những lúc này chị thường là dù chỉ huy, lẽ ra thì người đàn bà không nên chỉ huy trong nhà là vì còn anh, và trước phải là anh nhưng chẳng hiểu làm sao chị làm như vậy. Theo sự suy đoán của bao người thì chắc là trước đây anh đã bị thua thiệt do anh quản lý lỏng lẻo, hoặc anh có tính hay cả nể vì thương người và hiểu như đồng cảnh ngộ. Thường người ta có câu:
 -Đối với chị. Cho buông, buôn so. Nên ở đây anh hay gần như là nhẹ dạ với bất kỳ, từ công việc cho đến chơi bời, thường hay chủ động hoặc thảng nếu có anh, cũng chơi trội, từ đó thất thoát nhiều gia sản, mà gia sản bằng mồ hôi máu mà gia đình phải đổ mồ hôi máu mới có được. 
Sau chị chỉ huy thì khác hẳn. Trước tiên chị và anh có số đỏ là gả chồng cho con gái đầu, trúng ngay người cháu trai chỉ thích làm việc, thường chẳng tha thiết mấy ăn chơi, chính vì như thế nên từ cuộc xuất ngoại theo diện con lai đứa con rể cũng bao bọc hoàn toàn. Tư tưởng của hắn lớn và cao. Nói với bố mẹ vợ rằng:
-Mấy bữa nữa, con sẽ thành lập một công ty và dành chính cho bố mẹ quản lý tại ngay bang cha mẹ đang sống. Và Nghĩa đã làm được. Trong lòng tôi thần phục đứa con rể của anh chị vô cùng.
Cái đáng nói là:
-Theo những bài học của Nguyễn hiến Lê thì sai, nhưng trong cuộc sống đương đại thì đúng, vì phải phát triển theo luật cung cầu, toàn cầu mặt phẳng, phải làm như vậy. Ở đây tôi muốn nói, chính bà ấy làm chính công việc của anh nhưng rất thành công, những việc mà chính bản thân anh làm chẳng nên thân nên hồn.
Cuối cùng trước khi đi xứ ngoài chính bản thân anh còn phải gánh gà, buôn nước mắm, buôn mè v.v…
Đó là chưa kể đến chuyện chạy chọt sao đi diện con lai giả mà được đi mới thuộc loại siêu đẳng, tự chính mình lo cho gia đình mà ông chồng thì thuộc loại “thầy đồ cuống quýt” lên sau khi đã đến ngày đi chẳng biết gì hơn. Thiệt người phía sau thuộc loại thiên tài, chắc cho chính tôi cũng chẳng làm được. Khi đi còn mang theo một lô con gái nay đã thành gia thất hết cả mà chính bản thân cũng phải đi làm sở, nghe nói hình như anh và chị đang làm trong công ty thuộc vùng (spring filed) nhưng sau đi đến vùng (thung lũng valley silicon) Kể cũng tuyệt thật, những ngày cuối trước khi đi bà ấy bắt anh phải lo chạy mua hàng tấn, hàng tấn chanh trái (limon) mang theo, đó là ý kiến của chị ấy và khi qua Thái cũng vớ được một mẻ, hay thật.
Nói cho cùng chính bản thân tôi cũng vậy, thường thì đàn ông chỉ lo phía trước mặt, mà chẳng hề biết phía trong nhà cần thiết gì, mâm cơm ăn có món gì ra sao vân vân và v..v…
Cuối cùng cũng phải thần phục người phía sau là bà vợ yêu mến, thân thương trong mọi gia đình lam làm, phục vụ mà chẳng hề oán than gì chẳng hề đòi thêm chi.
Chỉ khi tôi đã buộc phải lo cơm nước từ khi vợ tôi bị gẫy xương chậu không đi lại, vô tình đã biến thành kẻ nội trợ, lúc đầu chưa biết nhưng dần dà hiểu ra sự cần thiết của người phía sau làm gì, là ai. Nên nói chung thì thường nhiều sự thành công là do người phía sau chính là người vợ trong gia đình.
 
Khi đã đi được khoảng một năm chị qua được bên đảo bà đã quen biết được mấy đứa bạn thầy giáo người philippin lo chuẩn bị qua nước thứ ba là Mỹ, mấy hôm sau cũng về vn chơi và lo lắng cho mọi người chuẩn bị đám cưới cho đứa con gái, lúc đó trở lại vn làm đám rất linh đình, nghiễm nhiên chị may một bộ đồ cẩm có thêu trên áo con rồng nổi rất đẹp.
Sự thành công của bà bán báo là đã nuôi con cho đến thành công, dù rằng sau này chúng chẳng coi mẹ là gì, nhưng người phía sau là mẹ bà mẹ thường cao thượng (bản chất mẹ) thì chẳng bao giờ đếm xỉa đến điều nuôi dậy con cả. Rồi sau đó bà mà cả nói rõ cho từng đứa rằng:
-Cha mẹ chỉ lo cho các con về việc học hành mà thôi, sau này ra đời lấy những gì hiểu biết mà sống. Bao nhiêu tận tụy, bòn gio, đãi sạn cho đến khi gục xuống, vào những tháng ngày đói no chẳng hề than thở. Nếu có, chỉ có đức ông chồng, đa số bị con nói thường ngày với mẹ:
-Chiều ông via quá đi nào.
-Không thì tao đâu có chúng mày để mà nuôi hả lũ bạc nhược? Bà chửi mắng con chỉ có thế là sao.
Cần như đứa con trai hay một người mà tôi thường hay đến gần. Chồng thì đi làm trong công ty salonpas còn vợ ở nhà coi tiệm hàng net cũng chẳng ra hồn, được đồng nào chui vào túi kẻ khác, hoặc cố tình phá tán gia sản hoặc cốt ý muốn giúp đỡ bên ngoại, nên được đồng nào vào cái chân gẫy vì lêu bêu như chó mất chủ vào buổi trưa (ky cóp nhiều năm thiêu hủy một giờ).
Người phía sau kiểu này chỉ phá tán gia cang mà đồng lương có hạn, đâu đào bới được hay nhặt được. Phải thừa nhận nó có ý theo đường lối của người Nhật, nhưng khó lắm (đầu voi đuôi chuột) kẻ làm người phá tán làm sao mà ngóc đầu lên được. Phải thừa nhận kể cả một người mẹ bán chè cũng vậy. Cho đến khi con ngày mai bước lên xe hoa mà vẫn cặm cụi lo cho xong nồi chè, làm trở ngại bao nhiêu việc. Đó là mà cảnh người mẹ tận tụy hy sinh vì con. Có người cắc cớ hỏi:
-Thế lúc đó ông ấy ở đâu?
-Thì còn ở đâu nữa! Chỉ chuyên bán đá lẻ làm sao bỏ đi lo cho được? Bà vợ vẫn cứ bênh:
-Thì chuyện của ông ấy là của ông ấy. Chẳng ai động đến cả. Hình như cũng chẳng mấy sáng suốt vì chưa một lần gả, chồng, hoặc đón con dâu bao giờ, sao mấy người lắm chuyện thể hử?
-Nhưng vào những ngày quý đón con rể lại khác chứ bà?
-Khác thì cũng phải ăn chứ ngày đó nhịn ư?
-Thế nhưng người ta cười chết. Bà mẹ vẫn tận tụy âm thầm lặng lẽ lo toan mọi bề cho con gái mai ngày nó sẽ bồi dưỡng lại.
-Chẳng ai nghĩ như vậy cả có điều mọi lo toan là của bà mẹ là chính (là người phía sau), và chỉ cho đi không nhận lại, người mẹ nào chẳng thế có điều họ tính toán không cao lắm miễn là đạt được ý của họ là quá đủ. Cao lắm hai gia đình gần như nhau có đâu mà lo cho nhiều vất vả thêm. Nói đến đây hai bà đưa mắt nhìn nhau như tự hiểu nhau tự bao giờ. Mấy đứa con gái về phe với mẹ nói theo quán tính chẳng hề biết sự gắn bó của gia đình, mới nuôi bố mẹ được vài ngày nói lẫy với mẹ:
-Tại mẹ chiều ổng quá mà. Phải cầm quyền, chẳng cho bố đi đâu cả nghe mẹ.
-Đi là quyền của ông ấy chứ nhốt ở nhà mà nghe ông ca thán hà. Bà quay ra chửi lũ con:
-Ơ mấy con này, chưa làm nuôi được bao ngày đã muốn quản lý bố là sao hả tụi bây? Bây giờ chuyện đó không cần chúng mày để ý đến. Chỉ cần lo cho bố khỏe là trên hết, đừng nói bậy nữa nào tụi bây. Những kinh nghiệm mẹ đã bên cạnh bố đã từng biết rồi đó đến lượt chúng mày chớ có nói to mà lộng hành sẽ còn chờ đó.
 
Nói xong bà mẹ bán báo lẻ quay đi.
Như muốn nư giận chúng dám xoi mói bố mẹ. Bà mẹ muốn chửi thật to nhưng bản tính tốt, ít rắc rối vả lại muốn cho chúng tự hiểu và còn ra đời học còn chán nên cũng chẳng đôi co hay chửi bới làm chi cho thêm mất hòa khí nữa. Chỉ nhìn vào hàm răng đang nghiến chặt như nhớ lại đôi chút kỷ niệm cũ, mà cố gắng chịu đựng với lũ con hôm nay như với chồng mình khi xưa, sau lúc giải phóng gia đình quá đói ông bố buồn vì thời cuộc, đi chơi suốt ngày.
 
Ngoài trời cơn mưa bắt đầu lớn hột hơn, mặc kệ bà kéo cửa giếng trời xuống kẻo những áo quần mới giặt, mới phơi. Chắc bây giờ cũng đã khô sắp sửa thu dọn vào được rồi chúng sẽ bị ướt mất. Cũng bị chúng nói:
-Mẹ để cho ba làm dùm kẻo yếu như vậy sao làm?
-Mai ngày còn chúng mày nữa, cứ thích gì làm lấy, chẳng ai trông nhờ chúng mi đâu. Bà còn nói thêm:
-Thì mình làm hết phận sự đi đã! Chúng mày muốn để dành cho ai, phận mình còn vai trò nội trợ, làm sao cho vẹn đôi bề. Chúng mày hãy coi như chị Loan đó gương còn sờ sờ đó chưa hề sao nhãng nhiệm vụ chính hay phụ trong căn nhà này, sau đó rồi chị ra đi còn để lại bao điều nuối tiếc, thương mến của toàn gia đình, chẳng ai buồn phiền, hay ghét bỏ dù một điều nhỏ nhất. Như vậy cho ta thấy người phía sau quan trọng biết bao nhiêu. Nói đến đây nhớ lại, nhà một ông sui của cô em gái. Tôi nói:
-Thì chúng mày thử coi lại bà H  trên yên thế xem có đúng như người lý tưởng của bao người không? Hỏi rồi tự trả lời:
-Còn ai hơn nữa mà so sánh, ky cóp cho con, đến bây giờ trả ơn bằng cách, sáng sớm chở mấy đứa con đến vất hết cho bà, còn đi làm gom góp lấy tiền, vàng hàng tháng, chỉ khổ cho hai ông bà già khằng cu đế, nuôi con cho chán bây giờ nuôi đến cháu, mà chúng biết đến ơn và nghĩa gì. Hôm nay ngày mồng một tháng mười một ngày hoặc giây, phút kính nhớ tổ tiên, cha mẹ. Hỏi thử chúng có còn biết nhớ đến hay không cho qua như cơn gió thoảng rồi lấy cớ ngồi chè chén. Cuộc đời vẫn trôi như bao ngày làm tôi suy nghĩ đến thuyết (định mệnh) của bạn tôi thường nói mà lòng buồn nhiều hơn vui. Nhưng ngược lại thấy cháu con lại làm lòng ông bà dễ thở hơn cái nhà vắng bóng trẻ thơ. Với người lớn phiền toái nhiều hơn trẻ nít, dù rằng chúng luôn quấy nhiễu, đòi hỏi, cần chăm sóc. Có thể đó là lẽ thường tình trong đời một con người. Dù gì đang sống như vậy nhưng phần tôi gần như hiểu đôi điều về người phía sau là cần thiết như thế nào. Nhưng ai biết chính đó là hạnh phúc. Tôi nói với đứa cháu nội rằng:
-Con phải làm được ba việc một là viết đẹp, hai là lễ phép, ba là chất keo, con hiểu không? Thì nó trả lời ngay:
-Thưa ông chưa. Ngừng lại một lúc để cho thằng cu uống xong ca nước tôi nói:
-Chất keo này vá lại những gì sai sót của gia đình con. Cha mẹ con hay cãi mắng nhau, thì con về nhà ở trong ấy để làm chất keo liên kết lại giữa hai người, con nghĩ thấy không, cái gì mà chưa chi đã mang dao phay ra hù dọa chồng là thế nào dù rằng ba con cũng quá sai đi. Đúng không nào?
-Vâng con biết ý ông mà, và con hứa sẽ làm chất keo kết dính lại cho cha mẹ thương yêu lẫn nhau.
-Con phải hiểu, khi bà ngoại xuống nhà thăm con ông cũng có mấy lần gọi điện thoại cho mấy bác bảy hay sáu, ông dặn kỹ:
-Bà xuống thăm con cái là quyền của bà nhưng nên giữ sức khỏe cho bà là hơn, và còn chuyện của chúng tôi sẽ bảo, nếu bảo không được tôi sẽ trị chúng nói cho bà đừng có để tâm đến chi cho khổ thân thêm. Ngừng lại chút để lấy hơi tôi nói tiếp:
-Chúng như đang đóng tuồng, làm cho mọi người như hiểu được bao chuyện sai lầm của chúng ư? Không có chuyện đó đâu, đóng kịch mà ló đuôi chồn, ra có dao có sai lầm, chưa biết tha thứ cho nhau, chưa biết nghĩ vì con, vì nhiều người chỉ thỏa mãn tính chất độc đoán của chính mình và phải thể hiện chứ bắt buộc mọi người hiểu thì ai phục, ai nghe và theo, hiểu nhiều như thế. Nhưng bây giờ chỉ có người phía sau sửa sai và chính người phía sau làm lại cuộc đời thì may ra mới cứu được mọi sự an toàn và làm gương cho hậu thế, lại nữa gia đình êm ấm hơn chững chạc hơn cao tinh thần hơn, tuy nhiên mặt đối ngoại cũng ghê gớm lắm chứ chẳng phải chơi. Chỉ có dành ghế cho các bà quản lý, quản trị là tốt nhất thôi, về tiền bạc, về cách dậy dỗ con cái về cách khang trang trong gia đình theo câu các cụ xưa kia có câu:
 
-Giàu vì bạn, sang vì vợ.
Một người nghe thấy tiếng lủm bủm trong tôi bất chợt tôi hỏi:
-Anh có chắc mọi người đều nghĩ đến người phía sau không nào, hay họ chỉ có gì xài nấy?
-Thường thì chúng như một vở tuồng, với mục đích của chính họ mà thôi cần gì người phía trước hay sau nữa. Mục đích của họ là đạt được vấn đề theo ý chính kiến hoặc thảng về tiền, tình mà thôi. Bất chợt có tiếng nói từ phía sau:
-Chấp chiếm gì chúng, rồi bất chợt ngày nào sẽ hiểu ra mình mà thôi.
-Nhưng trước mắt là mình nuôi cho đến lớn, nay sống trong môi trường chiều chuộng giống như ông quan cạnh vua, chỉ khen tặng chứ không bao giờ biết phê phán:
-Hoàng thượng anh minh, thấy thế là mắt sáng rỡ ra vả lại còn chê bố mẹ là quá quắt. Ngẫm nghĩ mà xem đa phần sự thành công nào cũng thường có người phía sau phò trợ. Ta thử hỏi người phía sau là ai? Thông thường là người vợ, và chỉ người vợ là người đầu ấp tay gối với mình phụ giúp mình trong mọi công việc sẽ quản lý đời và cái gia đình tuy nhỏ bé nhưng thành công hay thất bại đều do người phía sau. Hoặc thảng có người lại dùng người yêu mới, nơi mới, mới có thể thành công được đó là những tấm lòng hào hiệp dị thường. Tôi kết luận ở đây còn nhiều điều thiếu sót. Có khi người phía sau là cái dù dở hay sự đỡ đầu của một người nào đó chăng. Nhưng để đạt được mục đích thông thường thì người phía sau là người vợ, người bạn đời vô cùng quan trọng. Như vậy để có kết quả mãn nguyện thì thường các cụ ta ngày xưa huấn luyện con, chỉ bảo chúng cho cặn kẽ, từ lời ăn tiếng nói cho đến cái mặt bí xị thì chẳng thể nào xúc tiến nổi và có kết quả mỹ mãn, ngoài ra ai cũng đều có cái tính “sỹ diện” nhưng chừng nào đó thôi đã, đừng thái quá còn những câu chuyện về câu chào, hàng xóm, và bao nhiêu chuyện khác về người phía sau. Chẳng hạn như bị bên nhà cha mẹ vợ khống chế bằng đứa cháu, bằng cách dỗ ngon ngọt thay thế cho con gái mình.v.v… Đấy cũng là một kế sách, nhưng kế sách thấp không cao lắm hay còn gọi là hạ sách. Thiếu niềm nở thì thiếu bạn. Người chồng lúc đó biến thành người nội trợ đảm đang, hoặc biến thành thái giám, chỉ biết vâng dạ. Nhưng sự thành công cũng chỉ là hiếm họa, vì có câu:
-Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn, khó lắm.
 
Lại có câu nói:
-Dù no dù đói cũng phải cho tươi,
cái miệng em cười đói cũng như no.
 
Câu chuyện rất thô thiển đến nỗi phải mang cả chuyện nhà mà nói, chưa chắc chúng đã hiểu được phần nào tâm khảm của ngườI bố hoặc mẹ. Nói đúng ra, đây là một bài học cho những người lo cho cái dối, lừa, cái chưa ngoan, của cả một đời làm vợ, chỉ biết sỹ diện, phá tán gia đình, sỹ diện, se sua chẳng ai cấm, nhưng trong câu chuyện này nói về sự thành công trong đời một con người đã từng cùng gia đình gom góp sức, trí xây dựng một tổ ấm có giá trị, dù cái đó mình chẳng hề nhìn thấy trong thực tế hiếm họa có những sự thành công như tôi diễn tả trên, tất nhiên sự thành công nào cũng đều phải trả giá cả, không lẽ đều nhìn vào túi của người khác lại là chồng mình ư? Một là do chính bản thân người đàn bà đầu gối tay ấp với mình.
Hai là người phía sau không lộ diện để cho mọi sự toàn quyền dành cho người chồng hoặc người phía trước mà sự hưởng lợi chung thường cả hai dù rằng mọi sự sẽ qua đi nhưng lời ta nói chẳng qua đi (theo thánh luca đ5 tr7).
Những người nào có người phía sau tốt như vậy đừng nên phụ nhau nhé. Vài dòng kính mến những bà mẹ bán báo lẻ và những bà mẹ bán chè. Nhân dịp ngày những nhà giáo và các bà mẹ.
Thiệt đau khổ khi lũ con lớn lên chúng xử đối như thế nào mới là chuyện hay. Mới nhớ đến và phải nhớ đến câu viết trên là cha mẹ nhịn con ắt sẽ được điều lành. Vì chưa có nên tôi thêm vào.
Để kết luận khúc truyện này tôi nhớ lại kỷ niệm xưa. Có hai thằng bé bước vào quán, củng trong lúc có cả tôi Tuổi chừng mười tuổi. Khi anh chị giáo sư Tr còn mở quán càfê. Chúng ngồi vào ghế gác chân lên bàn kêu:
-Hai điếu jet. Anh trợn mắt đưa nhìn tôi, lúc đó chỉ biết lắc đầu. Tuy nhiên anh chị đã được một ngôi sao đồng hành chính là chị. Lúc đó chị chạy ra xoa đầu chúng và hỏi:
-Các con mua gì, sao con tập hút thuốc sớm thế, không sợ bố mẹ la rầy ư? Theo cô các con không nên hút thuốc. Nói thế nhưng chị vẫn bán đưa ra cho chúng.
Ai biết ý thâm của chị. Chính thằng bé đó sau chết vì chúng bạn rủ rê vào con đường ma túy rồi chết.
Ngoài trời lúc đó mùa đông. Trời còn tối đen như mực, lúc đó chưa đèn đường mà cũng chẳng có đủ để phí phạn rao rêu cái khu ĐỒNG TRƯỜNG khu chiến khu D treo đầy cờ xí để chúng làm tuồng cho trọn tình nghĩa với bao người đã nằm xuống cho chúng phè phỡn.
 
 Cho thái san kính gửi những bạn đồng cảnh ngộ và anh chị Trà Giáo sư: Lời chúc ết May mắn hạnh phúc./.
thái san
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.02.2008 05:24:46 bởi thaisan >
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9