Tiểu Sử của nhà văn Tiểu Tử
Thay đổi trang: < 12 | Trang 2 của 2 trang, bài viết từ 16 đến 22 trên tổng số 22 bài trong đề mục
Viet duong nhan 01.03.2008 01:59:41 (permalink)
Nội

Tiểu Tử


- Nội xuống kìa!

- Nội xuống! Ê! Nội xuống!

- Nội xuống!

Bầy con tôi reo mừng, chạy ùa ra ngõ. Ngoài đó,tiếng xích lô máy cũng vừa tắt.

Trong buồng, vợ tôi gom vội mấy giấy tờ hồ sơ nhét vào xắc tay, nhìn tôi, im lặng. Tôi hiểu: bà già xuống như vậy, làm sao giấu được chuyện tôi và hai đứa lớn sẽ vượt biên? Sáng sớm mai là đi rồi …

Tôi choàng tay ôm vai vợ tôi, siết nhẹ:

- Không sao đâu. Để anh lựa lúc nói chuyện đó với má.

Khi vợ chồng tôi bước ra hiên nhà thì bầy nhỏ cũng vừa vào tới sân. Đứa xách giỏ, đứa xách bao, đứa ôm gói, hí hửng vui mừng. Bởi vì mỗi lần bà nội chúng nó từ Gò Dầu xuống thăm đều có mang theo rất nhiều đồ ăn, bánh trái thịt thà… Những ngày sau đó, mâm cơm dưa muối thường ngày được thay thế bằng những món ăn do tay bà nội tụi nó nấu nướng, nêm nếm. Nhờ vậy, mấy bữa cơm có cái phong vị của ngày xưa thuở mà miền Nam chưa mất vào tay Việt Cộng…


Bà nội, "trưởng ban hậu cần". Nguồn: S.E. Asia Photos

Mấy con tôi thường gọi đùa bà Nội bằng “trưởng ban hậu cần” hoặc “chị nuôi” và lâu lâu hay trông có bà nội xuống. Và lúc nào câu chào mừng của chúng nó cũng đều giống như nhau: “Nội mạnh hả Nội? Nội có đem gì xuống ăn không Nội?”. Mới đầu, tôi nghe chướng tai, nhưng sống trong sự thiếu thốn triền miên của chế độ xã hội chủ nghĩa, lần hồi chính bản thân tôi cũng chỉ nghĩ đến miếng ăn thôi!

Con gái út tôi, mười một tuổi, một tay xách giỏ trầu của bà nội, một tay cặp kè với bà nó đi vào như hai người bạn. Bà nó cưng nó nhứt nhà. Lúc nào xuống, cũng ngủ chung với nó để nghe nó kể chuyện. Nó thích bà nội ở điều đó và thường nói: “Ở nhà này chỉ có nội là thích nghe em kể chuyện thôi!”. Thật ra, nó có lối kể chuyện không đầu không đuôi làm mấy anh mấy chị nó bực. Trái lại, bà nó cho đó là một thi vị của tuổi thơ, nên hay biểu nó kể chuyện cho bà nghe, để lâu lâu bà cười chảy nước mắt.

Tôi hỏi má tôi:

- Sao bữa nay xuống trưa vậy nội?

Vợ chồng tôi hay gọi má tôi bằng “nội” như các con. Nói theo tụi nó, riết rồi quen miệng. Lâu lâu, chúng tôi cũng có gọi bằng “má” nhưng sao vẫn không nghe đầm ấm, nồng nàn bằng tiếng “nội” của các con. Hồi cha tôi còn sống, tụi nhỏ còn gọi rõ ra “ông nội” hay “bà nội”. Cha tôi mất đi, ít lâu sau, chúng nó chỉ còn dùngcó tiếng “nội” ngắn gọn để gọi bà của chúng nó, ngắn gọn nhưng âm thanh lại đầy trìu mến.

Má tôi bước vào nhà, vừa cởi áo bà ba vừa trả lời:

- Thôi đi mầy ơi !… Mấy thằng công an ở Trảng Bàng mắc dịch! Tao lên xe hồi sáng chớ bộ. Tới trạm Trảng Bàng tụi nó xét thấy tao có đem một lon ghi-gô mỡ nước, vậy là bắt tao ở lại. Nói phải quấy bao nhiêu cũng không nghe. Cứ đề quyết là tao đi buôn lậu!

Rồi má tôi liệng cái áo lên thành ghế bàn ăn, nói mà tôi có cảm tưởng như bà đang phân trần ở Trảng Bàng:

- Đi buôn lậu cái gì mà chỉ có một lon mở nước? Ai đó nghĩ coi! Nội tiền xe đi xuống đi lên cũng hơn tiền lon mỡ rồi. Đi buôn kiểu gì mà ngu dại vậy hổng biết!

- Ủa? Rồi làm sao nội đi được? Bộ tụi nó giữ lại lon mỡ hả nội? Con gái lớn tôi chen vào.

- Dễ hôn! Nội đâu có để cho tụi nó “ăn” lon mỡ, con! Mỡ heo nội thắng đem xuống cho tụi con chớ bộ.

Ngừng lại, hớp một hớp nước mát mà con út vừa đem ra, xong bà kể tiếp, trong lúc các con tôi quây quần lại nghe:

- Cái rồi… cứ dan ca riết làm nội phát ghét, nội đổ lì, ngồi lại đó đợi tụi nó muốn giải đi đâu thì giải.

Nghe đến đây, bầy con tôi cười thích thú. Bởi vì tụi nó từng nghe ông nội tụi nó kể những chuyện “gan cùng mình”của bà nội hồi xưa khi cùng chồng vào khu kháng chiến, nhứt là giai đoạn trở về hoạt động ngầm ở thành phố sau này, trước hiệp định Genève…

Con út nóng nảy giục:

- Rồi sao nữa nội?

- Cái rồi… lối mười một mười hai giờ gì đó nội hổng biết nữa. Ờ… cỡ đứng bóng à. Có thằng cán bộ đạp xe đi ngang. Nó đi qua khỏi rồi chớ, nhưng chắc nó nhìn thấy nội nên hoành xe lại chào hỏi: “Ủa? Bà Tám đi đâu mà ngồi đó vậy?”. Nội nhìn ra là thằng Kiểu con thầy giáo Chén ở Tha La,tụi bây không biết đâu.Kế nội kể hết đầu đuôi câu chuyện cho nó nghe. Nó cười ngất. Rồi nhờ nó can thiệp nên nội mới đi được đó. Lên xe thì đã trưa trờ rồi… Ti! Kiếm cây quạt cho nội, con!

Ti là tên con út. Cây quạt là miếng mo cau mà má tôi cắt, vanh thành hình rồi đem ép giữa hai tấm thớt dầy cho nó bớt cong. Má tôi đem từ Gò Dầu xuống bốn năm cây quạt mo phân phát cho mấy cháu, nói: “Nội thấy ba má tụi con gỡ bán hết quạt máy, nội mới làm thứ này đem xuống cho tụi con xài. Kệ nó, xấu xấu vậy chớ nó lâu rách”.

Con út cầm quạt ra đứng cạnh nội quạt nhè nhẹ mà mặt mày tươi rói: tối nay nó có “bạn” ngủ chung để kể chuyện! Vợ tôi đem áo bà ba của má tôi vào buồng mấy đứa con gái, từ trong đó hỏi vọng ra:

- Nội ăn gì chưa nội?

- Khỏi lo!Tao ăn rồi. Để tao têm miếng trầu rồi tao với mấy đứa nhỏ soạn đồ ra coi có hư bể gì không cái đã.

Rồi mấy bà cháu kéo nhau ra nhà sau. Tôi nhìn theo má tôi mà bỗng nghe lòng dào dạt. Từ bao nhiêu năm nay, trên người má tôi chẳng có gì thay đổi.Vẫn loại quần vải đen lưng rút, vẫn áo túi trắng ngắn tay có hai cái túi thật đặc biệt do má tôi tự cắt may: miệng túi cao lên tới ngực chớ không nằm dưới eo hông như những áo túi thường thấy. Mấy đứa nhỏ hay đùa: “Cha… bộ sợ chúng nó móc túi hay sao mà nội làm túi sâu vậy nội?”. Má tôi cười: “Ậy! Vậy chớ túi này chứa nhiều thứ quí lắm à bây”. Những thứ gì không biết, chớ thấy má tôi còn cẩn thận ghim miệng túi lại bằng cây kim tây!

Tôi là con một của má tôi. Vậy mà sau khi cha tôi chết đem về chôn ở Gò Dầu, quê tôi, má tôi ở luôn trên đó. Nói là để châm sóc mồ mả và vườn tược cây trái. Thật ra, tại vì má tôi không thích ở Sài Gòn, mặc dù rất thương mấy đứa cháu. Hồi còn ở chung với vợ chồng tôi để tránh pháo kích - dạo đó, Việt cộng hay bắn hỏa tiễn vào Gò Dầu về đêm –má tôi thường chắc lưỡi nói: “Thiệt… không biết cái xứ gì mà ăn rồi cứ đi ra đi vô, hổng làm gì ráo”. Cái “xứ” Sài Gòn, đối với má tôi, nó “tù chân tù tay” lắm, trong lúc ở Gò Dầu má tôi có nhà cửa đất đai rộng rãi, cây trái xum xuê, và dù đã cao niên, má tôi vẫn thường xuyên xách cuốc, xách dao ra làm vườn, làm cỏ. Vả lại chung quanh đất má tôi là nhà đất của các anh bà con bên ngoại của tôi, thành ra má tôi qua lại cũng gần. Các anh chị bà con tới lui thăm viếng giúp đỡ cũng dễ. Cho nên, dù ở một mình trên đó, má tôi vẫn không thấy cô đơn hiu quạnh. Lâu lâu nhớ bầy con tôi thì xuống chơi với chúng nó năm bảy bữa rồi về. Má tôi hay nói đùa là “đi đổi gió”!

Mấy năm sau ngày 30/04/1975, cuộc sống của gia đình tôi càng ngày càng bẩn chật. Cũng như thiên hạ, vợ chồng tôi bán đồ đạc trong nhà lần lần để ăn. Má tôi biết như vậy nên xuống thăm mấy đứa nhỏ thường hơn, để mang “cái gì để ăn” cho chúng nó. Nhiều khi nằm đêm tôi ứa nước mắt mà nghĩ rằng lẽ ra tôi phải nuôi má tôi chớ, dù gì tôi cũng mới ngoài bốn mươi lăm còn má tôi thì tuổi đã về chiều. Vậy mà bây giờ, mặc dù là công nhân viên nhà nước xã hội chủ nghĩa với lương kỹ sư “bậc hai trên sáu”, tôi đã không nuôi nổi má tôi, mà trái lại chính má tôi phải cắt ca cắt củm mang đồ ăn xuống tiếp tế cho gia đình tôi, giống như má tôi mớm cơm đút cháo cho tôi thuở tôi còn thơ ấu!Thật là một “cuộc đổi đời”. (Việt Cộng thường rêu rao: “Cách mạng là một cuộc đổi đời” mà!). Nhưng cuộc đổi đời của mẹ con tôi thì thật là vừa chua cay vừa hài hước!


Một hẻm phố nghèo ở Sài Gòn sau 1975. Nguồn Terjenet.com

Lắm khi tôi tự hỏi: “Rồi sẽ đi đến đâu?”. Bấy giờ tôi đã trở thành “trưởng ban văn nghệ” của cơ quan, một lối đi “ngang” mà nhờ đó tôi còn được ở lại với sở cũ. Bởi vì mấy chục năm kinh nghiệm trong nghề nghiệp chánh của tôi, nhà nước cách mạng cho là vô dụng, “không đạt yêu cầu”. Thành ra, tối ngày tôi chỉ lo cho đoàn “nghiệp dư” của cơ quan tập dượt hát múa. Thật là hề. Còn về phần các con tôi, tương lai gần nhứt là đi đánh giặc ở Campuchia, tương lai xa hơn thì thật là mù mịt!

Trong lúc tôi không có lối thoát thì một người bạn đề nghị giúp chúng tôi vượt biên, nhưng chỉ đi được có ba người. Vậy là chúng tôi lấy quyết định cho hai đứa lớn đi theo tôi. Chuyện này, chúng tôi giấu má tôi và mấy đứa nhỏ, kể cả hai đứa đã được chọn. Phần vì sợ đổ bể, phần vì sợ má tôi lo. Ai chẳng biết vượt biên là một sự liều lĩnh vô cùng. Rủi đi không thoát là bị tù đày chẳng biết ở đâu, may mà đi thoát cũng chưa chắt là sẽ đến bờ đến bến. Người ta nói trong số những người đi thoát, hai phần ba bị mất tích luôn. Thành ra, “vượt biên” là đi vào miền vô định…

Theo chương trình thì sáng sớm ngày rằm cha con tôi đi xe đò xuống Cần Thơ rồi từ đó có người rước qua sông ông Đốc để xuất hành ngay trong đêm đó. Tôi thắc mắc hỏi: “Tổ chức gì mà đi chui nhằm ngày rằm cha nội?”. Bạn tôi cười: “Ai cũng nghĩ như anh hết. Tụi Việt Cộng cũng vậy. Cho nên hễ có trăng sáng là tụi nó nằm nhà nhậu, không đi tuần đi rỏn gì hết. Hiểu chưa?”.

Bữa nay là mười bốn ta nhằm ngày thứ bảy, vợ chồng tôi định không nói gì hết, chờ sáng sớm mai gọi hai đứa lớn dậy đi với tôi xuống Cần Thơ. Như vậy là chúng nó sẽ hiểu.Và như vậy là kín đáo nhứt, an toàn nhứt. Rồi sau đó vợ tôi sẽ liệu cách nhắn tin về cho má tôi hay. Chừng đó thì “sự đã rồi”…

Bây giờ thì má tôi đã có mặt ở đây, giấu cũng không được. Đành phải nói cho má tôi biết. Nhưng nói lúc nào đây? Và nói làm sao đây? Liệu má tôi có biết cho rằng tôi không còn con đường nào khác? Liệu má tôi có chấp nhận cho tôi không giữ tròn đạo hiếu chỉ vì lo tương lai cho các con? Liệu má tôi… liệu má tôi… Tôi phân vân tự đặt nhiều câu hỏi để chẳng thấy ở đâu câu trả lời…

Tôi ngồi xuống thềm nhà, nhìn ra sân. Ở đó, bờ cỏ lá gừng xanh mướt ngày xưa đã bị chúng tôi đào lên đấp thành luống để trồng chút đỉnh khoai mì, một ít khoai lang, vài hàng bắp. Không có bao nhiêu nhưng vẫn phải có. Cho nó giống với người ta, bởi vì nhà nào cũng phải “tăng gia” cho đúng “đường lối của nhà nước”. Thật ra, trồng trọt bao nhiêu đó, nếu có… trúng mùa đi nữa, thì cũng không đủ cho bầy con tôi “nhét kẻ răng”! Vậy mà tên công an phường, trong một dịp ghé thăm, đã tấm tắc khen: “Anh chị công tác tốt đấy chứ. Tăng gia khá nhất khu phố đấy!Các cháu tha hồ mà ăn”. Anh ta không biết rằng mấy nhà hàng xóm của tôi, muốn “tăng gia”, họ đã phải đào cả sân xi-măng hoặc sân lót gạch, thì lấy gì để “làm tốt”?

Khi tôi trở vào nhà thì con út đang gãi lưng cho nội. Nó vén áo túi nội lên đến vai, để lộ cái lưng gầy nhom, cong cong và hai cái vú teo nhách. Tôi tự hỏi: “Lạ quá! Chỉ có mình mình bú hồi đó mà sao làm teo vú nội đến như vậy được?”. Rồi tôi bồi hồi cảm động khi nghĩ rằng chính hai cái núm đen đó đã nuôi tôi lớn lên với dòng sữa ấm, vậy mà chẳng bao giờ nghe má tôi kể lể công lao. Tôi cảm thấy thương má tôi vô cùng. Tôi len lén từ phía sau lòn tay măn vú má tôi một cái. Má tôi giựt mình, rút cổ lại:

- Đừng! Nhột! Thằng chơi dại mậy!

Rồi má tôi cười văng cốt trầu. Con Ti la lên:

- Má ơi! Coi ba măn vú nội nè!

Tôi cười hả hê thích thú. Trong khoảnh khắc thật ngắn ngủi đó, tôi bắt gặp lại những rung động nhẹ nhàng sung sướng khi tôi măn vú mẹ thuở tôi mới lên ba lên năm… Và cũng trong khoảnh khắc đó, tôi đã quên mất rằng má tôi đã gần tám mươi mà tôi thì trên đầu đã hai thứ tóc! Và cũng quên mất rằng từ ngày mai trở đi, có thể tôi sẽ không bao giờ còn gặp lại má tôi nữa, để măn vú khi bất chợt thấy má tôi nhờ cháu nội gãi lưng như hôm nay…

Chiều hôm đó, khi ngồi vào bàn ăn, mắt bầy con tôi sáng rỡ. Bữa cơm thật tươm tất, đầy đủ món ăn như khi xưa. Có gà nấu canh chua lá giang, một loại giây leo có vị chua thật ngọt ngào mà hình như chỉ ở miệt quê tôi mới có. Món này, bà nội mấy đứa nhỏ nấu thật đậm đà. Bà thường nói: “Canh chua phải nêm cho cứng cứng nó mới ngon”. Mà thật vậy. Tô canh nóng hổi, bốc lên mùi thơm đặc biệt của thịt gà lẫn với mùi chua ngọt của lá giang, mùi mặn đằm thấm của nước mắm và mùi tiêu mùi hành… Húp vào một miếng canh chua, phải nghe đầu lưỡi ngây ngây cứng cứng và chân tóc trên đầu tăng tăng, như vậy mới đúng. Nằm cạnh tô canh chua là tộ cá kèo kho tiêu mà khi mang đặt lên bàn ăn nó hãy còn sôi kêu lụp bụp, bốc mùi thơm phức vừa mặn vừa nồng cay lại vừa béo, bởi vì trong cá kho có tóp mỡ và trước khi bắc xuống, bà nội có cho vào một muỗng mỡ nước gọi là “để cho nó dằn”! Đặc biệt, khi làm cá kèo, bà không mổ bụng cá, thành ra khi cắn vào đó, mật cá bể ra đăng đắng nhẹ nhàng làm tăng vị bùi của miếng cá lên gấp bội. Ngoài hai món chánh ra, còn một dĩa măng luộc, tuy là một món phụ nhưng cũng không kém phần hấp dẫn nhờ ở chỗ sau khi luộc rồi măng được chiên lại với tỏi nên ngã màu vàng sậm thật là đậm đà…

Sau khi và vài miếng, vợ tôi nhìn tôi rồi rớt nước mắt. Nội hỏi:

- Bộ cay hả?

Vợ tôi “dạ”, tiếng “dạ” nằm đâu trong cổ. Rồi buông đũa, mếu máo chạy ra nhà sau. Tôi hiểu. Bữa cơm này là bữa cơm cuối cùng, bữa cơm mà cả gia đình còn xum họp bên nhau. Rồi sẽ không còn bữa cơm nào như vầy nữa. Gia đình sẽ chia hai. Những người đi, rồi sẽ sống hay chết? Còn những người ở lại, ai biết sẽ còn tan tác đến đâu? Tôi làm thinh, cắm đầu ăn lia lịa như mình đang đói lắm.Thật ra, tôi đang cần nuốt thật nhanh thật nhiều, mỗi một miếng nuốt phải thật đầy cổ họng… để đè xuống, nén xuống một cái gì đang trạo trực từ dưới dâng lên. Mắt tôi nhìn đồ ăn, nhìn chén cơm, nhìn đôi đũa, để khỏi phải nhìn má tôi hay nhìn bầy con ,ngần đó khuôn mặt thân yêu mà có thể tôi sẽ vĩnh viễn không còn thấy lại nữa. Trong đầu tôi chợt hiện ra hình ảnh người đang hấp hối, trong giây phút cuối cùng lưỡi đã cứng đơ mắt đã dại, vậy mà họ vẫn nhìn nuối những người thương để rồi chảy nước mắt trước khi tắt thở. Rồi tôi thấy tôi cũng giống như người đang hấp hối, không phải chết ở thể xác mà là chết ở tâm hồn, cũng một lần vĩnh biệt, và cũng sẽ bước vào một cõi u minh nào đó, một cõi thật mơ hồ mà mình không hình dung được, không chủ động được!

Má tôi gắp cho tôi một cái bụng cá to bằng ngón tay cái:

- Nè! Ngon lắm! Ăn đi! Để rồi mai mốt hổng chắc gì có mà ăn!

Ý má tôi muốn nói rằng ở với Việt Cộng riết rồi đến loại cá kèo cũng sẽ khan hiếm như các loại cá khác. Nhưng trong trường hợp của tôi, lời má tôi nói lại có ý nghĩa của lời tống biệt. Nó giống như: “Má cho con ăn lần này lần cuối. Ăn đi con! Ăn cho ngon đi con!”. Tôi ngậm miếng cá mà nước mắt trào ra, không kềm lại được. Nếu không có mặt bầy con tôi, có lẽ tôi đã cầm lấy bàn tay của má tôi mà khóc, khóc thật tự do, khóc thật lớn, để vơi bớt nỗi thống khổ đã dằn vật tôi từ bao nhiêu lâu nay… Đằng này, tôi không làm như vậy được. Cho nên tôi trạo trực nuốt miếng cá mà cảm thấy như nó thật đầy xương xóc!

Má tôi nhìn tôi ngạc nhiên:

- Ủa? Mày cũng bị cay nữa sao?

Rồi bà chồm tới nhìn vào tộ cá. Các con tôi nhao nhao lên:

- Đâu có cay, nội.

- Con ăn đâu thấy cay. Hai có nghe cay hôn Hai?

- Chắc ba má bị gì chớ cay đâu mà cay.

- Con ăn được mà nội. Có cay đâu?

Các con tôi đâu có biết rằng cái cay của tôi không nằm trên đầu lưỡi, mà nó nằm trong đáy lòng. Cái cay đó cũng bắt trào nước mắt!

Tôi đặt chuyện, nói tránh đi:

- Hổm rày nóng trong mình, lưỡi của ba bị lở, nên ăn cái gì mặn nó rát.

Rồi tôi nhai thật chậm để có thời gian cho sự xúc động lắng xuống. Miếng cơm trong miệng nghe như là sạn sỏi, nuốt không trôi…

Sau bữa cơm, bà cháu kéo hết vào buồng tụi con gái để chuyện trò. Thỉnh thoảng nghe cười vang trong đó. Chen trong tiếng cười trong trẻo của các con, có tiếng cười khọt khọt của nội, tiếng cười mà miếng trầu đang nhai kềm lại trong cổ họng, vì sợ văng cốt trầu. Những thanh âm đó toát ra một sự vô tư, nhưng lại nghe đầy hạnh phúc. Lúc này, có nên nói chuyện vượt biên với má tôi hay không? Tội nghiệp bầy con, tội nghiệp nội… Ngoài phòng khách, tôi đi tới đi lui suy nghĩ đắn đo. Vợ tôi còn lục đục sau bếp, và cho dù vợ tôi có mặt ở đây cũng không giúp gì tôi được với tâm sự rối bời như mớ bòng bong. Tôi bèn vào buồng ngủ ,trải chiếu dưới gạch-từ lâu rồi, vợ chồng tôi không còn giường tủ gì hết - rồi tắt đèn nằm trong bóng tối, gác tay lên tráng mà thở dài…

Thời gian đi qua… Trăng đã lên nên tôi thấy cửa sổ được vẽ những lằn ngang song song trắng đục. Trong phòng bóng tối cũng lợt đi. Không còn nghe tiếng cười nói ở phòng bên và tôi nghĩ chắc đêm nay vợ tôi ngủ với hai đứa lớn ngoài phòng khách, để trằn trọc suốt đêm chờ sáng.

Bỗng cửa phòng tôi nhẹ mở, vừa đủ để tôi nhìn thấy bóng má tôi lom khom hướng vào trong hỏi nhỏ:

- Ba con Ti ngủ chưa vậy?

Tôi hơi ngạc nhiên, nhưng cũng trả lời nho nhỏ vừa đủ nghe:

- Dạ chưa, má.

Má tôi bước vào đóng cửa lại, rồi mò mẫm ngồi xuống cạnh tôi, tay cầm quạt mo quạt nhè nhẹ lên mình tôi, nói:

- Coi bộ nực hả mậy?

- Dạ. Nhưng rồi riết cũng quen, má à.

Tôi nói như vậy mà trong đầu nhớ lại hình ảnh tôi và thằng con trai hè hụi tháo gỡ mấy cây quạt trần để mang đi bán. Im lặng một lúc. Tay má tôi vẫn quạt đều. Rồi má tôi hỏi:

- Tụi bây còn gì để bán nữa hông?

- Dạ…

Tôi không biết trả lời làm sao nữa. Chiếc xe hơi bây giờ chỉ còn lại cái sườn, không ai chịu chở đi. Trong nhà bây giờ chỉ còn bộ bàn ăn, cái tủ thờ nhỏ và bộ xa-long mây “sứt căm gãy gọng”. Ngoài ra, trên tường có chân dung “Bác Hồ” dệt bằng lụa và nhiều “bằng khen”,”bằng lao động tiên tiến”… những thứ mà nhà nào cũng có hết, cho chưa chắc gì có ai thèm lấy! Bỗng tôi nhớ có một hôm tôi nói với bầy con tôi: “Ba tự hào đã giữ tròn liêm sỉ từ mấy chục năm nay. Bây giờ, đổi lấy cái gì ăn cũng không được, đem ra chợ trời bán cũng chẳng có ai mua. Sao ba thấy thương các con và tội cho ba quá!”. Lúc đó, tôi tưởng tượng thấy tôi đứng ở chợ trời, dưới chân có tấm bảng đề “Bán cái liêm sỉ, loại chánh cống. Bảo đảm đã hai mươi năm chưa sứt mẻ”.Thật là khùng nhưng cũng thật là chua chát!

Nghe tôi “dạ” rồi nín luôn, má tôi hiểu, nên nói:

- Rồi mầy phải tính làm sao chớ chẳng lẽ cứ như vầy hoài à? Tao thấy bầy tụi bây càng ngày càng trõm lơ, còn mầy thì cứ làm thinh tao rầu hết sức.

Má tôi ngừng một chút, có lẽ để lấy một quyết định:

- Tao xuống kỳ này, cốt ý là để nói hết cho mầy nghe. Tao già rồi, mai mốt cũng theo ông theo bà. Mày đừng lo cho tao. Lo cho bầy con mầy kìa. Chớ đừng vì tao mà bắt mấy đứa nhỏ phải hy sinh tương lai của tụi nó. Mầy liệu mà đi, đi! Kiếm đường mà kéo bầy con mầy đi, đi! Ở đây riết rồi chết cả chùm. Không chết trận trên Miên thì cũng chết khùng chết đói. Thà tụi bây đi để tao còn thấy chút đỉnh gì hy vọng mà sống thêm vài năm nữa. Mày hiểu hôn?

Nghe má tôi nói, tôi rớt nước mắt. Chuyện mà bao lâu nay tôi không dám nói với má tôi thì bây giờ chính má tôi lại mở ngỏ khai nguồn. Và tôi thật xúc động với hình ảnh bà mẹ già phải đẩy đứa con duy nhứt đi vượt biên để vui mà sống với ít nhiều hy vọng! Thật là ngược đời: có người mẹ nào lại muốn xa con? Chỉ có ở chế độ xã hội chủ nghĩa mới xảy ra những chuyện “đổi đời” như vậy!

Tôi nắm bàn tay không cầm quạt của má tôi, lắc nhẹ:

- Má à! Lâu nay con giấu má. Bây giờ má nói, con mới nói. Sáng sớm mai này, con và hai đứa lớn sẽ xuống Cần Thơ để vượt biên.

Tôi nghe tiếng cây quạt mo rơi xuống gạch. Rồi yên lặng. Một lúc lâu sau, má tôi mới nói:

- Vậy hà…

Tôi nghe có cái gì nghẹn ngang trong cổ. Tôi nuốt xuống mấy lần, rồi cố gắng nói:

- Con đi không biết sống hay chết. Con gởi má vợ con và ba đứa nhỏ, có bề gì xin má thương tụi nó…

Nói tới đó, tôi nghẹn ngào rồi òa lên khóc ngất. Tôi nghe có tiếng quạt phe phẩy lại, nhanh nhanh, và bàn tay má tôi vuốt tóc tôi liên tục giống như hồi nhỏ má tôi vỗ về tôi để tôi nín khóc.

Một lúc sau, má tôi nói:

- Thôi ngủ đi, để mai còn dậy sớm.

Rồi bước ra đóng nhẹ cửa lại. Sau đó, có tiếng chẹt diêm quẹt rồi một ánh sáng vàng vọt rung rinh lòn vào khuôn cửa, tôi biết má tôi vừa thắp đèn cầy trên bàn thờ. Tiếp theo là mùi khói nhang, chắc bà nội mấy đứa nhỏ đang cầu nguyện ngoài đó.

Tôi thở dài, quay mặt vào vách, nhắm mắt mà nghe chơi vơi, giống như đang nằm trong một cơn mộng…


Không biết tương lai như thế nào, nhưng vẫn quyết ra đi. Nguồn: RFA

Năm giờ sáng hôm sau, má tôi kêu tôi dậy đi. Hai con tôi đã sẵn sàng, mỗi đứa một túi nhỏ quần áo. Chúng nó không có vẻ gì ngạc nhiên hay xúc động hết. Có lẽ mẹ tụi nó đã gọi dậy từ ba bốn giờ sáng để giảng giải và chuẩn bị tinh thần. Riêng tôi, thật là trầm tĩnh. Nước mắt đêm qua đã giúp tôi lấy lại quân bình.Thật là mầu nhiệm!

Tôi vào buồng hôn nhẹ mấy đứa nhỏ đang ngủ say, xong ôm vợ tôi, ôm má tôi. Hai người thật là can đảm, không mảy may bịn rịn.

Tôi chỉ nói có mấy tiếng:

- Con đi nghe má!

Rồi bước ra khỏi cổng.

* * *

Lần đó, tôi đi thoát.

Rồi phải ba bốn năm sau, tôi mới chạy chọt được cho vợ con tôi rời Việt Nam sang sum họp với tôi ở Pháp. Má tôi ở lại một mình.

Mấy ngày đầu gặp lại nhau,vợ con tôi kể chuyện “bên nhà” cho tôi nghe, hết chuyện này bắt qua chuyện nọ. Bà Nội được nhắc tới nhiều nhứt và những chuyện về bà nội được kể đi kể lại thường nhứt.

Tụi nó kể:

“Ba đi rồi, mấy bữa sau cơ quan chỗ ba làm việc cho người đến kiếm. Tụi con trốn trong buồng, để một mình nội ra. Nội nói rằng nội nhờ ba về Tây Ninh rước ông Tư xuống bởi vì trên đó đang bị Cao Miên pháo kích tơi bời, tới nay sao không thấy tin tức gì hết, không biết ba còn sống hay chết nữa. Nói rồi, nội khóc thật mùi mẫn làm mấy cán bộ trong cơ quan tin thiệt, họ an ủi nội mấy câu rồi từ đó không thấy trở lại nữa”.

Rồi tụi nó kết câu chuyện với giọng đầy thán phục: “Nội hay thiệt!”.

Nghe kể chuyện, tôi bồi hồi xúc động. Tôi biết lúc đó má tôi khóc thiệt chớ không phải giả khóc như các con tôi nghĩ. Bởi vì, trong hai trường hợp dù sự việc xảy ra có khác nhau, nhưng hoàn cảnh sau đó vẫn giống nhau y hệt. “Ba con Ti đi không biết sống hay chết” vẫn là câu hỏi lớn đè nặng tâm tư của má tôi. Bề ngoài má tôi làm ra vẻ bình tĩnh để an lòng con dâu và cháu nội, nhưng là một cái vỏ mỏng manh mà trong khi kể chuyện cho các cán bộ, nó đã có dịp bể tung ra cho ưu tư dâng đầy nước mắt…

“Rồi sau đó - tụi con tôi kể tiếp - nội ở lại nhà mình để chờ tin tức và cũng để ra tiếp chuyện hàng xóm và chánh quyền địa phương, chớ má thì ngày nào cũng đi chùa, còn tụi con nội sợ nói hé ra là mang họa cả đám. Lâu lâu, nội về Gò Dầu bán đồ rồi mua thịt thà đem xuống tiếp tế cho tụi con. Thấy nội già mà lên lên xuống xuống xe cộ cực nhọc quá, tụi con có can ngăn nhưng nội nói nội còn mạnh lắm, nội còn sống tới ngày con Ti lấy chồng nội mới chịu theo ông theo bà!”.

Tôi biết: má tôi là cây cau già - quá già, quá cỗi - nhưng vẫn cố bám lấy đất chỉ vì trên thân cây còn mấy dây trầu… Hình ảnh đó bỗng làm tôi ứa nước mắt. Thương má tôi và nhớ cả quê hương. Cái quê hương tuyệt đẹp của tôi mà Việt Cộng đã cướp mất. Cái quê hương mà trên đó tôi không còn quyền sống như ý mình muốn, phát biểu những gì mình nghĩ, ca tụng những gì mình thích. Ở đó, ở quê hương tôi, tôi còn bà mẹ già, bà mẹ tám mươi đã cắt ruột đuổi con đi, bỏ quê hương mà đi, để bà còn chút gì hy vọng sống thêm vài ba năm nữa! Bây giờ, vợ con tôi cũng đã đi hết. Má tôi còn lại một mình.Thân cây cau giờ đã nhẵn dây trầu, thêm tuổi đời một nắng hai mưa. Tôi biết! Má ơi! Con biết: cây cau già bây giờ đang nhớ thắt thẻo mấy dây trầu non…

Theo lời các con tôi kể lại, hôm tiếp được điện tín của bạn tôi ở Pháp đánh về báo tin tôi và hai đứa lớn đã tới Malaysia bình yên, cả nhà tưng bừng như hội. Tụi nó nói: “Nội vội vàng vào mặc áo rồi quì trước bàn thờ Phật gõ chuông liên hồi. Đã giấu không cho ai biết mà nội gõ chuông giống như báo tin vui cho hàng xóm!”

“Mấy hôm sau,bỗng có công an phường lại nhà. Công an đến nhà là lúc nào cũng có chuyện gì đó cho nên nội có hơi lo.Thấy dạng tên công an ngoài ngõ, trong này nội niệm Phật để tự trấn an. Sau đó, nội cũng kể chuyện ba về Tây Ninh rồi nội kết rằng ba đã chết ở trên đó. Rồi nội khóc…”

Mấy con tôi đâu biết rằng đối với má tôi, dù tôi còn sống, sống mà vĩnh viễn không bao giờ thấy lại nhau nữa thì cũng giống như là tôi đã chết.

“Sau đó nội than không biết rồi sẽ ở với ai, rồi ai sẽ nuôi nội, bởi vì má buồn rầu đã bỏ nhà đi mất. Nghe vậy, tên công an vội vàng an ủi:

- Bà cụ đừng có lo! Rồi chúng cháu sẽ đem bà cụ về ở với chúng cháu. Cứ yên chí!”. Sau khi tên công an ra về, nội vào buồng kể lại chuyện đó cho tụi con nghe, rồi nói: “Nội nghe thằng công an đòi đưa nội về nuôi mà nội muốn xỉu luôn! Không phải vì cảm động mà vì sợ! Ở với tụi nó, thà chết sướng hơn!”.

Vợ con tôi được đi chánh thức nên hôm ra đi bạn bè thân quyến đến chia tay đầy nhà. Lúc mẹ con nó quì xuống lạy má tôi để giã biệt - hay đúng ra để vĩnh biệt - tất cả mọi người đều khóc. Đó là lần cuối cùng mà má tôi khóc với bầy cháu nội. Và tôi nghĩ rằng má tôi khóc mà không cần tìm hiểu tại sao mình khóc, chỉ thấy cần khóc cho nó hả, chỉ thấy càng khóc thân thể gầy còm càng nhẹ đi, làm như thịt da tan ra thành nước mắt, thứ nước thật nhiệm mầu mà Trời ban cho con người để nói lên tiếng nói đầy câm lặng.

Bầy bạn học của các con tôi đứng thành hai hàng dài, chuyền nước mắt cho nhau để tiễn đưa tụi nó ra xe ngoài ngõ. Tôi hình dung thấy những cặp mắt thơ ngây mọng đỏ nhìn các con tôi đi mà nửa hồn tê dại, không biết thương cho bạn mình đi hay thương cho thân phận mình, người ở lại với đầy chua xót… Mấy con tôi nói: “Nội không theo ra phi trường. Nội ở nhà để gõ chuông cầu nguyện”.

* * *

Tôi làm việc ở Côte d'Ivoire ( Phi châu ), cách xa vợ con bằng một lục địa, và cách xa mẹ tôi bằng nửa quả địa cầu. Những lúc buồn trống vắng, tôi hay ra một bãi hoang gần sở làm để ngồi nhìn biển cả. Mặt nước vuốt ve chân cát, tiếng sóng nhẹ nghe như thì thào… những thứ đó làm như chỉ dành cho riêng tôi. Tự nhiên tôi cảm thấy như được vỗ về an ủi. Những lúc đó, sao tôi nhớ má tôi vô cùng. Trên đời này má tôi là người duy nhứt an ủi tôi từ thuở tôi còn ấu thơ cho đến khi trên đầu tôi đã hai thứ tóc. Ngay đến đêm cuối cùng trên quê hương, cũng chính trong vòng tay khẳng khiu của má tôi mà tôi khóc, khi gởi vợ gởi con… Lúc nào tôi cũng tìm thấy ở má tôi một tình thương thật rộng rãi bao la, thật vô cùng sâu đậm, giống như đại dương mà tôi đang nhìn trước mặt.

Bây giờ tôi hiểu tại sao tôi hay ra ngồi đây để nhìn biển cả…


Tình thương của má như đại dương tôi đang nhìn trước mắt. Đâu đó trong tôi vọng về tiếng tôi nói với má năm nào "Sáng sớm mai này, con và hai đứa lớn sẽ xuống Cần Thơ để vượt biên..." Hình nguồn: talbotimages.com/images


Paris, 12/2007
Nguồn : ĐCV
#16
    Viet duong nhan 01.03.2008 02:14:22 (permalink)
    Cái loa



    Nhà ông Năm ở vùng Cây Quéo, trong một đường đất nhỏ quanh co không ăn thông qua con đường nào khác. Trong cái ngoõ cụt đó chỉ có sáu bảy cái nhà cất theo kiểu xưa, kèo cột goã, ngói âm dương. Một vài nhà cuõng đaõ được “tân trang” với mặt tiền đúc bê-tông cẩn gạch màu... Điểm đặc biệt là nhà nào cuõng có đất chung quanh đầy cây kiểng và cây ăn trái. Cho nên, tuy ở sát nách thành phố mà thấy như ở đâu trong xa miệt vườn vậy! Và thật là yên tònh.


    Nhà ông Năm có nhiều cây vú sưõa. Giống vú sưõa này màu tím, chỉ to bằng nắm tay, nhưng giòn và ngọt lòm. Bà Năm trồng vú sưõa một thời với nhưõng cây ăn trái khác, hồi mới mua nhà đất. Sau này, vú sưõa lại là nguồn huê lợi của ông bà Năm, bởi vì năm nào trái cuõng sai quằn. Bạn hàng ngoài chợ Bà Chiểu thường hay vào đây “mua mảo cả vườn” khi cây vừa mới trổ bông...


    Cây vú sưõa lớn nhứt nằm gần hàng rào phía trước, cành gie ra ngoài. Nhưõng cành này lại ít trái. Có leõ tại vì ngoài đường gió nhiều nên làm rụng bớt bông. Đến mùa vú sưõa, trẻ con trong xóm hay tới đó thọc vú sưõa, nhưng chúng có xin phép đàng hoàng và không bao giờ làm ồn. Chúng có... “tư cách” như vậy là nhờ lời dặn dò của trẻ con nhưõng thế hệ trước: “Đừng ăn cắp! Ông Năm không ưa đâu. Ổng kêu lính bắt chết. Cứ xin là ổng cho hà. Mà cuõng đừng làm ồn, ổng ghét lắm!”. Rồi cứ như vậy, trẻ con thế hệ này truyền cho trẻ con thế hệ sau... vv từ không biết bao nhiêu năm, đaõ thành nếp. Cho nên, khi vú sưõa chín tới là hằng ngày nghe giọng trẻ con “đánh tiếng” từ ngoài rào: “Dạ thưa ông Năm cho tụi con xin vài trái vú sưõa, nghen”. Có khi nghe tiếng ông Năm “Ừa” vói ra ngoài. Nhưng thông thường, sau khi xin phép như vậy rồi là chúng yên tâm thọc vú sưõa. Và ngầm hiểu “Ổng làm thinh là ổng ừa đó!”.


    Một hôm, ăn trộm chuyền theo mấy cành vú sưõa vào nhà ông Năm. Thời may, người nhà hay kòp nên nó đu người phóng ra ngoài tẩu thoát. Sau lần đó, các con ông Năm đònh cưa hết mấy cành gie ra ngoài, nhưng ông Năm không chòu. Ông nói: “Má tụi bây trồng mấy chục năm mới được như vậy. Cưa chi uổng. Để đó qua mùa tới cho mấy đứa nhỏ trong xóm nó ăn, nó vui!”. Rồi ông giải quyết vấn đề: “Sợ trộm vô thì tụi bây kéo keõm gai chằng chòt trên đó, tía thằng nào mà dám trèo?”. Nhờ vậy, trẻ con trong xóm vaãn được ăn dài dài moãi mùa vú sưõa.


    ... Tháng tư 1975. Trong bầu không khí hoãn loạn của miền Nam, mấy đứa con ông Năm kéo hết gia đình về tá túc ở nhà ổng để cùng nghe ngóng, bàn tính. Cuối cùng là quyết đònh di tản. Ông Năm không chòu đi.


    - Tao già rồi. Năm nay tám mươi chớ ít đâu. Đi đứng phải chống gậy mà tụi bây biểu tao di tản cái noãi gì? Mà cho dầu tao còn sức, tao cuõng không đi đâu hết. Nhà cửa đất đai này là của mồ hôi nước mắt của má tụi bây và của tao, bỏ sao được. Còn mồ mả của má tụi bây ở Gò Vấp, ai coi? Thôi! Tụi bây đi, đi! Đừng lo cho tao!


    Vậy là ông Năm ở lại với đứa cháu gái gọi ông bằng ông chú. Cô này - năm nay trên ba mươi, chưa có chồng- ở dưới quê lên giúp việc cho ổng, “coi trong coi ngoài”, từ ngày bà Năm maõn phần, nghĩa là đaõ bốn năm năm...


    Trong lúc bên ngoài đường lớn thiên hạ chạy rần rần, nhốn nha nhốn nháo, ông Năm vaãn bình thản nằm trên voõng đọc sách, hút thuốc, uống trà. Lâu lâu, chống gậy ra vườn săm soi mấy chậu kiểng, bắt sâu, tỉa nhánh. Xem rất ung dung nhàn hạ!


    Thấy cô cháu gái cứ “chạy ra chạy vào”, ông cười:


    - Mầy làm cái gì mà như gà mắc đẻ vậy, Hai?


    - Trời ơi... Người ta nói Việt Cộng nó vô tới rồi mà ông biểu con không lo sao được?


    - Lo cái gì? Người ta có chức tước, có vòng vàng, có tài sản to, có cơ sở lớn... mới sợ tụi nó vô nó giết nó lấy. Chớ... cái thứ dân quèn như tao với mầy thì có khỉ gì cho tụi nó lấy?


    - Dạ mà sao con cuõng hồi hộp quá hà!


    - Cái mà mầy phải lo là coi gạo nước ở nhà còn đầy đủ không.


    - Dạ đồ dự trưõ mấy cô chú mang lại đây để đầy nhà. Ông với con ăn cả mấy tháng mới hết!


    - Ờ! Vậy là yên tâm một phần. Bởi vì mình không biết cái vụ này nó kéo dài tới bao lâu đây!


    “Cái vụ này”, mà ông Năm nói, chỉ kéo dài có mươi hôm rồi chấm dứt vào ngày 30 tháng tư...


    Tiếp theo đó là kiểm kê - kiểm kê đủ thứ - là khai báo - khai báo cuõng... đủ thứ (biết cuõng khai, không biết cuõng khai!), là hội họp học tập từ đường lối chủ trương đến sổ hộ khẩu sổ gạo... Ông Năm cứ phải chống gậy đi với con nhỏ cháu nay tới tổ, mai tới phường, bưõa khác tới ban... vv. Ông Năm có phàn nàn rằng ông già rồi mà cứ bắt đi tới đi lui, thì được “mấy ông cách mạng” giải thích: “Ai cuõng phải học tập hết. Không như thế thì làm sao thông suốt được đường lối chủ trương của Đảng và Nhà Nước, làm sao thực hiện được quyền làm chủ của nhân dân? Ngoài ra, sự có mặt thường xuyên của các chú các bác trong buổi họp càng làm cho bọn trẻ chúng cháu thêm hồ hởi phấn khởi. Các chú các bác có nhất trí không nào?”.


    Moãi lần đi họp, về đến nhà là ông Năm ngaõ người lên voõng, vừa đong đưa vừa hút thuốc liên miên, không nói một tiếng. Thấy vậy, một hôm đứa cháu gái an ủi:


    - Ai sao mình vậy. Đều trời hết chớ phải có mình mình đâu mà ông buồn.


    - Tao đâu có buồn! Tao giận chớ đâu có buồn! Cái giống gì mà ăn nói ngang như cua, không biết leã nghĩa gì hết. Cuõng may là xóm mình không có nhà nào di tản, nên tụi nó không có tiếp thu để chen vô ở như mấy xóm ngoài mặt tiền. Nghe nói tụi nó ồn ào và hay dòm ngó lắm. Cái ngoõ của mình còn đầy đủ bà con, nhứt là vaãn được yên tĩnh như từ hồi xưa tới giờ, là mình có phước đó!


    Một buổi sáng, đang nằm đọc sách, ông Năm boãng nghe xào xạc trên mấy cành vú sưõa phía trước. Bỏ kiếng laõo, nhìn ra, thấy gió thổi từng cơn. Yên tâm, ông tiếp tục đọc sách, không để ý đến nưõa. Trưa đó, đang thiu thiu ngủ ông boãng giựt mình hết hồn vì tiếng la chát chúa phát ra từ một cái loa nào đó ngay trước nhà ông: “Chú ý! Chú ý! Phòng lương thực chiều nay phân phối rau cải. Mời bà con khẩn trương kẻo rau cải úng thúi chúng tôi không chòu trách nhiệm!”. Tiếng trong loa phát ra nghe điếc con ráy, còn lập đi lập lại nhiều lần, làm ông Năm phát bực. Ông chống gậy bước ra xem. Thì ra “tụi nào” đaõ gắn một cái loa to trên mấy cành vú sưõa! Ông hậm hực trở vô, đầu gậy chống xuống mặt sân gạch nghe côm cốp, miệng lẩm bẩm: “Đù cha tụi nó! Quyền gì mà nó gắn loa ở nhà người ta? Quyền gì mà nó làm mất sự yên tònh của xóm người ta?”.


    Ông Năm không biết - có đi đâu mà biết - rằng công tác “quan trọng hàng đầu” của nhà cầm quyền là cho gắn loa để đưa tiếng nói của Nhà Nước đến tận... loã tai của nhân dân. Để đừng ai trách rằng: “Tôi không hay không biết gì hết!”. Cứ nhét riết vô loã tai, nhét rồi nhét nưõa, không thể nói là không... nghe! Mà cho dù không muốn nghe, cuối cùng rồi cuõng phải thuộc! Đó là một quy luật máy móc, nó “vô” trong óc hồi nào không hay. Biết như vậy, nên Nhà Nước cho gắn loa cùng khắp: hang cùng ngoõ hẻm, ngaõ tư ngaõ ba, chợ búa trường học... thậm chí đến bònh viện là nơi cần sự yên tònh! (Có người nói: chung quanh bònh viện có bảng “Cấm bóp còi” đàng hoàng mà Nhà Nước không tôn trọng luật lệ gì hết. Nói như vậy là sai, là “lý luận chưa đạt yêu cầu”. Bảng “Cấm bóp còi” chớ có cấm bắt loa nói cho dân nghe đâu?). Tuy nhiên, có một nơi mà Nhà Nước không cho gắn loa: đó là nghĩa đòa. Không phải tại vì Nhà Nước biết tôn trọng “giấc ngủ ngàn thu” của nhưõng người quá cố, mà tại vì Nhà Nước sáng suốt, biết rằng có nói ở đó cuõng không có... ma nào nghe! Đỉnh cao trí tuệ có khác!


    Chòu trận được mấy hôm, bực mình quá, ông Năm nhứt đònh đi thưa. Ông chống gậy đi một mình - con cháu gái bận đi họp hội đoàn gì đó.


    Đầu tiên, ông đi gặp ông tổ trưởng. Ông này daãn qua ông tổ phó an ninh. Ở đây, sau một lúc bàn qua tính lại (bởi vì họ cuõng không rành cái tổ chức cách mạng quá mới mẻ này), cả ba kéo nhau đến công an phường. Anh này tỏ vẻ sành sỏi, giải thích dông dài thế nào là hàng ngang thế nào là hàng dọc, ta tổ chức có khoa học nên theo hệ thống dọc chớ không theo hệ thống ngang... vân vân, rồi vân vân, rồi vân vân. Để cuối cùng kết luận một cách rất... “bài bản”:


    - Đấy! Roõ như thế đấy!


    - Tôi không hiểu gì hết! Tôi chỉ muốn biết bây giờ anh giải quyết cái loa của tôi làm sao đây?


    - À! Chuyện này không thuộc diện xử lý của tôi! Cụ nên đến Ủy ban nhân dân quận xem. Không! Cụ phải đến Ủy ban nhân dân phường trước. Ta theo hàng dọc, phải đi từ dưới lên trên. Phải...


    Ông Năm chán nản xách gậy đi ra, bỏ mặc hai ông tổ trưởng tổ phó ngồi ngẩn ngơ với cái mà họ gọi là “vụ việc quá căng”!


    Gọi xích lô, ông Năm đi thẳng lên quận. Ở đây, người ta chỉ ông đi đúng choã. Mừng quá, ông thuật lại vụ cái loa của ông cho người thanh niên ngồi sau bàn viết đầy hồ sơ (Anh này có vẻ cán bộ, vì thấy ngồi trong văn phòng mà vaãn đội nón cối xiêng xiêng giống như còn đi dưới nắng!). Rồi ông kết:


    - Nhờ cậu giải quyết giùm, tôi cám ơn.


    - Bác có làm đơn khiếu nại chưa?


    - Ủa? Phải làm đơn nưõa sao?


    - Coi? Đi thưa thì phải có đơn. Chớ nói khơi khơi vậy lấy gì mà giải quyết?


    Nghe như vậy, ông xách gậy quay ra đi thẳng.


    Tối đó, ông ngồi dưới đèn rò mọ viết đơn. Cả đời ông chưa kiện cáo ai bao giờ, cho nên ông cứ viết rồi xé, xé rồi viết. Đến chừng ông đọc được vừa ý thì đaõ mất gần hai tiếng đồng hồ!


    Sáng hôm sau, ông “vác đơn lên quận”. Gaõ thanh niên hôm qua mở ra đọc, châm chú. Và có vẻ... nghiền ngaãm từng câu từng chưõ hay sao mà thấy đọc khá lâu. Ông Năm chống gậy ngồi chờ. Một lúc sau, gaõ đứng lên - vaãn đội nón cối xiêng xiêng - cầm lá đơn đi vào phòng trong. “Chắc là để báo cáo cho trưởng phòng” - ông Năm nghĩ như vậy (Nhờ đi họp đi hội liên miên mà ổng bây giờ nghĩ và nói bằng từ ngưõ cách mạng một cách... trơn tru, từ lúc nào không hay biết! Cái hay của chế độ là ở choã đó. “Cứ nhai tới nhai lui cho tụi nó nghe riết là tụi nó seõ nhập tâm thôi”). Độ mười phút sau, gaõ trở ra với một người cán bộ khác đứng tuổi hơn. Ông ta vui vẻ chào ông Năm, tay cầm lá đơn phe phẩy như cầm quạt:


    - Chào bác. Chuyện này các đồng chí đó làm bậy. Rồi ta sửa sai thôi. Bác về đi, yên tâm. Họ seõ tháo gơõ trong ngày hôm nay cho bác.


    Ông Năm cám ơn, rồi ra về. Ngồi trên xích lô, ông nghĩ: “Ít ra, cuõng có người biết điều như vậy chớ! Lâu nay mình nghĩ quấy cho họ cuõng tội.”


    Lối gần trưa, ông nghe có tiếng xe máy dầu ngừng phía ngoài rào, kế đó là mấy cành vú sưõa dao động một lúc lâu rồi yên. Ông vui vẻ nói với đứa cháu gái:


    - Rồi! Họ gơõ rồi! Mầy thấy không, Hai? Họ cuõng đàng hoàng chớ đâu đến noãi.


    Xế chiều, đang nằm đọc sách trên voõng, ông boãng giựt mình vì tiếng phát thanh chát chúa ình ình ình ình của nhạc tiến quân. Lần này, nghe còn lớn hơn hồi cái loa nằm trên cành vú sưõa! Ông vội vaõ chống gậy ra ngoài cổng coi là cái gì. Thì ra cái loa bây giờ đaõ được gắn trên trụ đèn đường nằm ở phía đối diện, miệng loa hướng về phía nhà ông Năm! “Tiên tổ nó! Hèn gì!”. Ông Năm hậm hực trở vô thay đồ rồi hối hả gọi xích lô lên quận.


    Lần này, ông đòi gặp thẳng ông trưởng phòng. Ông nói với gaõ thanh niên ngồi ngoài, mà ông dộng đầu gậy xuống sàn gạch nghe côm cốp. Đủ thấy ông bực mình đến đâu!


    Nghe to tiếng, ông trưởng phòng bước ra, ngạc nhiên:


    - Họ chưa gơõ cái loa cho bác à?


    - Gơõ rồi! Mà họ đem gắn ở trụ đèn phía bên kia đường thì cuõng như vậy thôi.


    - Bác nói không đúng! Sao cuõng như vậy được? Hồi gắn loa trên cây nhà bác mà không có sự đồng ý của bác, đó là sai, là phạm chủ quyền của bác. Tôi nhất trí điều đó. Còn bây giờ gắn trên cột đèn thuộc phạm vi của Nhà Nước, nằm trên lối đi công cộng, là đúng chớ đâu có sai.


    - Đành rồi. Nhưng điều mà tôi muốn nói là tôi già rồi, cần được yên tĩnh, mà cái loa nó ồn quá. Tôi...


    - À! Choã này là bác hiểu sai. Nhà Nước đâu phải gắn loa để làm ồn. Nhà Nước gắn loa để hằng ngày báo cáo cho nhân dân nhưõng gì Nhà Nước đaõ làm, nhưõng thành quả của cách mạng, từng tháng, từng quí, nhưõng đường lối chủ trương của đảng đề ra... Bác thấy không? Quan trọng lắm chớ! Đó là trách nhiệm hàng đầu của Nhà Nước đối với nhân dân mà bác nói là làm ồn sao được!


    Ông Năm không nói thêm một tiếng, chống gậy côm cốp đi ra mà có cảm tưởng như mình vừa nói chuyện với... một bức tường!


    Về nhà, ông nằm ngaõ người lên voõng, chửi đổng mà như tự chửi mình:


    - Đu mẹ bà nó! Nếu biết như vầy, hồi đó tao đaõ di tản cha nó rồi.


    Từ đó, trên cái bàn thấp kê gần voõng để để trà, thuốc, sách của ông Năm, thấy có hai cục bông gòn nhỏ! Và lúc nào đi họp đi hội, ông cuõng cố ý nhét vô loã tai hai cục gòn bự cho người ta thấy! Có ai ra dấu hỏi thì ông trả lời lớn tiếng như nói với người điếc:


    - Từ ngày tôi nghe loa phát thanh của Nhà Nước, tự nhiên tôi bò... thúi loã tai. Kỳ quá!


    Tiểu Tử
     
    Nguồn : vantuyen.net
    #17
      Viet duong nhan 01.03.2008 02:17:41 (permalink)
      Chợ Trời

       

      Nói đến “chợ trời” chắc ai cũng biết. Ở đó, người ta bán đủ thứ, không cần xếp “ngành nghề” gì cả, hàm-bà-lằng! “Thượng vàng hạ cám” gì đều ngang nhau hết. Rất bình đẳng, không “phân biệt giai cấp”, không “kỳ thị chủng tộc”. “Anh” ti-vi loại “xịn”, loại tổ bố, loại “made in Japan”, vẫn đứng cạnh “anh” quạt máy nhỏ xíu cỡ bằng bàn tay loại “không made in gì cả”. Những món hàng ăn cắp vẫn ngang nhiên... kề vai với những món hàng thuộc diện “bảo đảm có phắc-tuya đàng hoàng”. Và cùng đứng rất tự nhiên, không kênh kiệu tự tôn, không tự ti mặc cảm. Thậm chí đến đồ thiệt đồ giả cũng... đứng chung với nhau, lẫn lộn một cách rất hài hòa thân thiết! Cái thế giới “chợ trời” đúng là cái thế giới lý tưởng bởi vì đã san bằng được giai cấp và mọi dị biệt đều được hòa đồng...
       
      Vậy mà sau “ngày cách mạng thàng công”, chánh quyền cách mạng đã “cách mạng” chợ trời ráo riết. Nay càn quét chỗ này, mai càng quét chỗ kia. Chợ trời rách nát te tua, rồi mất dạng. Rồi hiện trở lại, rồi lại mất dạng... vv nhiều lần. Giống như trò cút bắt.


      Chính trong thời gian kể trên, một hôm đi ngang Lăng Ông Bà Chiểu, tôi “được” một anh thanh niên kè theo hỏi nhỏ mà cặp mắt láo liên:


      - Chú mua quần tây không chú?


      Thật bất ngờ và cũng thật bất thường làm tôi phải lấy ngay “tư thế cảnh giác”. Do bản năng và nhứt là do thói quen sau này - tôi muốn nói sau cuộc đổi đời vĩ đại - lúc nào cũng phải thủ thế, luôn luôn coi chừng lời ăn tiếng nói, luôn luôn coi chừng hành động của mình, luôn luôn coi chừng những người chung quanh... Bởi vì không biết lúc nào trắng lúc nào đen, không biết ai là ai nữa. Thấy chẳng còn ai tin ai nên tôi cũng chẳng dám tin ai. Vậy là lúc nào cũng có ngay một phản ứng rất... thời đại: nghi ngờ!


      Tôi nghi gã thanh niên “có ý gì”. Bởi vì nói bán quần tây mà đi hai tay không, lại còn phì phà điếu thuốc đầu lọc mà chính bản thân tôi - công nhân viên với ngạch trật “kỹ sư bậc hai trên sáu” - không đủ tiền để mua hút! Tôi vội nhìn quanh: chẳng còn ai hết ngoài tôi và gã. Vậy là ở đây không có loại “chợ trời mi-ni” để gã có lý do bắt mối chào hàng. Tôi nghiêm nghị trả lời:


      - Không !


      Gã vẫn đeo theo:


      - Mua giúp con mà chú. Quần tây thứ tốt, loại đa-cờ-rong nhập cảng đàng hoàng.


      Tôi làm thinh, tiếp tục bước đi và vẫn tiếp tục... thủ. Bỗng, gã đổi giọng than thở:


      - Chú không biết chớ bây giờ chợ trời bị dẹp hết, còn chỗ đâu mà buôn bán. Dân chợ trời rã ra đi bán chui lẻ tẻ vẫn bị “cum” như thường. Khổ lắm chú ơi! Bữa nay con lang bang xóm này cầu may mà sáng giờ chưa bán được cái quần nào hết. Chú mua giúp đi chú!


      Tôi không cần quần nên không cần mua. Nhưng vẫn thắc mắc:


      - Anh nói bán quần mà đi tay không, có thấy hàng họ gì đâu?


      Anh ta nhăn mặt:


      - Trời ơi! Cầm trong tay cho tụi nó thấy đặng mang họa à!


      Rồi hắn dừng bước, để điếu thuốc lên khóe môi, một tay ôm vạt sơ-mi lên, một tay chỉ vào quần hắn đang mặc:


      - Nè! Quần đây nè! Thiệt mà! Chú coi đi!


      Tôi thật ngỡ ngàng, không biết phải nói gì làm gì. Gã cầm lấy bàn tay tôi đặt lên hông gã:


      - Đây! Chú rờ coi! Đa-cờ-rong thứ thiệt mà. Còn mới tinh hà!


      Tôi vẫn chưa hết ngỡ ngàng, tay mân mê một cách máy móc chéo vải quần của hắn. Thấy vậy, giọng hắn trở nên dồn dã:


      - Để con cởi ra cho chú coi nghen!


      Gã dọm mở nút quần, tôi cản lại:


      - Đừng! Đừng! Tôi không mua đâu.


      - Hay là chú muốn coi quần màu khác? Cũng đa-cờ-rong.


      Không đợi tôi trả lời, hắn phun mẩu thuốc trên môi, lẹ làng kéo phẹt-mơ-tuya xuống. Rồi một tay ôm vạt áo, một tay tuột quần khỏi mông, để lộ bên trong một cái quần khác màu sậm hơn! Hắn xoay người qua xoay người lại để... bày hàng, rồi nói:


      - Cái này “xịn” hơn. Đa-cờ-rong Mỹ mà. Chú rờ coi! Bảo đảm chưa mặc lần nào hết!


      Tôi bỗng thấy tội nghiệp anh ta vô cùng. Và tôi đoán rằng bên trong còn một cái quần thứ ba nữa, bởi vì tôi vừa nhận ra là anh ta ốm tong ốm teo, dư sức để mặc dễ dàng ba cái quần.


      Tôi đặt tay lên vai gầy của hắn, thân mật:


      - Chú không mua đâu. Đừng mất thì giờ. Tốt hơn cháu nên chào hàng người khác đi!


      Trong lúc tôi bỏ đi, hắn còn nói vói theo:


      - Chú chưa coi hết mà! Còn một cái nữa nè!


      Tự nhiên, hai chân tôi bước nhanh hơn, bước dài hơn. Làm như muốn chạy.


      Tiểu Tử
       
      Nguồn : vantuyen.net
      #18
        Viet duong nhan 01.03.2008 02:22:26 (permalink)
        Tiết Nhơn Quí 




        Trước ngày 30 tháng tư 1975, trong cơn sốt di tản, tôi chen lấn đẩy được vợ con lên trực thăng. Thằng Mỹ đen thòng người xuống, vừa kéo tôi lên vừa la lớn cho đồng bọn: ‘’ Bốc lên ! Bốc nhanh lên ! Đầy ứ rồi ! ‘’ Chân tôi vừa chạm sàn trực thăng thì vợ tôi làm rớt cái xắc da xuống đám ngừơi đang xô đẩy nhau phía dưới. Như cái máy, tôi phóng xuống theo ! Khi tôi giành giựt lại được cái xắc thì chiếc trực thăng đã bay đi xa. Tôi ôm cứng cái xắc trứơc ngực, hổn hển nhìn theo mà nghe chết điếng trong lòng...


        Nhờ bị rớt lại như vậy mà tôi còn giữ được nhà cửa xe cộ. Bởi vì những nhà khác -nhà những người đã di tản- đều bị đồng bào hôi của, rồi sau đó là bị Nhà Nước cách mạng tiếp thu. Cũng là một hình thức hôi của, nhưng... cao cấp hơn !


        Rồi nhờ cái xắc của vợ tôi với mớ nữ trang và đô la mà tôi làm lại cuộc đời chẳng khó khăn gì mấy.


        Hồi thời trước, tôi làm chuyên viên điện toán cho một hãng xuất nhập cảng lớn ở chợ cũ. Bây giờ, sau thời gian đi hội họp học tập để nghe cán bộ phát biểu dông dài với những từ ngữ lạ hoắc, nghe... ù ù cạc cạc như vịt nghe sấm, vậy mà tôi cũng hiểu trắng được rằng cách mạng là đổi đời và hiểu ngầm rằng: muốn sống trong chế độ mới mình phải lột cái xác cũ ra chôn giấu đi, và muốn sống yên ổn trong thời buổi này, mình phải biết làm... thợ lặn, nghĩa là đừng có trồi đầu ra cho thiên hạ để ý, nhứt là chánh quyền. Vậy là tôi quyết định đổi nghề: tôi đem gia đình thằng Sáu, đứa cháu kêu tôi bằng bác, về cư ngụ với tôi, rồi chúng tôi lập Tổ May Thêu. Chạy vòng ngoài là thằng Sáu với chức tổ phó; tổ viên là vợ và hai đứa con gái của nó, cộng thêm hai người chị vợ nó; còn tôi thì làm tổ trưởng, nghĩa là ngồi không uống trà, hút thuốc, ký tên, đi họp...


        Sau tháng tư năm 1975, không phải chỉ có mình tôi đổi nghề. Phần đông người dân miền Nam đều đổi nghề, nhứt là ở các đô thị. Chẳng ai bảo ai, cũng chẳng thấy ai khuyên ai, họ tự động đổi nghề một cách tự nhiên và đều khắp, giống như theo một thời trang đổi kiểu áo quần ! Và cũng chẳng có một mỉa mai mặc cảm. Cho nên thấy giáo sư đi đạp xích lô, thấy thầy giáo đi làm thợ hồ, thấy lơ xe đò là thợ bạc hồi thời trước, thấy chị bán nước mía là cựu nhân viên ngân hàng ... v.v. Kể không hết.Và cái nghề được nhiều người chọn nhứt là nghề mở quán cà-phê vỉa hè ! Dễ quá ! Chỉ cần đặt trước nhà mấy cái bàn mấy cái ghế ... vậy là thành quán ! Cho nên thấy đường nào cũng có, xóm nào cũng có, xó xỉnh nào cũng có. Nhiều khi hàng quán nằm khích nhau một dọc, vậy mà chẳng thấy ai phàn nàn ai ! Làm như trong cuộc đổi đời vĩ đại này, người dân miền Nam dễ thông cảm với nhau hơn hồi trước !


        Sau cách mạng, có những nghề bỗng nhiên biến mất trong sanh hoạt hằng ngày. Điển hình nhứt là nghề coi tay coi tướng và nghề đấm bóp (cũng gọi là tẩm quất ).Có người... ác ý nói rằng cách mạng rất sợ bị lộ chân tướng nên mấy thầy tướng số đều bị ‘’ đì ‘’hết, còn tẩm quất là nghề... chuyên chính của Đảng và Nhà Nước, họ giữ độc quyền dùng nó để đần những phần tử xét lại hay phản động đã bị họ bắt nhốt... thì sức mấy mà người dân được hành nghề này !


        Một tối đó, trong khi tòng teng trên võng hút thuốc sau bữa cơm, tôi bỗng nghe tiếng rẹt rẹt rẹt từ đằng xa. Đó là tiếng của những nút khoén đập dẹp xỏ xâu mà mấy ông tẩm quất vừa đi vừa lắc để ... rao hàng. Ngạc nhiên, tôi nhỏm dậy lắng tai nghe. Đúng rồi! Đúng là tiếng lắc nút khoén của ông tẩm quất. Hồi thời trước, ông tẩm quất xóm tôi thường đi lắc như vậy đêm đêm.Và ổng đấm lưng tôi đều đặn mỗi tháng hai lần. Sau giải phóng, không nghe ổng lắc rẹt rẹt nữa. Tôi nghĩ chắc ổng cũng đã đổi nghề như thiên hạ. Nào dè...


        Tôi vui mừng bước nhanh ra cổng, gọi: ‘’ Đấm bóp ! Đấm bóp ! ‘’.Có tiếng dạ từ đàng xa, rồi một người đạp xe lại.Thì ra không phải ông tẩm quất mà tôi quen.Người này cũng trộng tuổi như ông kia, cũng gầy gầy như ông kia, nhưng cao lớn hơn nhiều .Ổng mặc sơ-mi ngắn tay và quần sọt, đeo ngang hông một túi vải nhỏ. Lỡ gọi rồi, tôi đành mở cổng cho ổng vào mà phân vân tự hỏi: ‘’ Không biết ông này ở đâu ra ? Nhứt là trong thời buổi mà thiên hạ chạy ăn hằng bữa, ai đâu mà đưa lưng cho ổng đấm ? Với lại không biết ổng thiệt có nghề đấm bóp hay là thứ... ba trợn để kiếm cơm ? Bởi vì bây giờ cái thứ đó cũng đông lắm ! ‘’


        Vào nhà, tôi gọi mấy đứa nhỏ trải một chiếc chiếu ở hàng ba rồi tôi tự động nằm xuống đó sau khi cởi quần áo ngoài chỉ còn mặc cái quần đùi. Ông đấm bóp bỏ đôi dép nhựt ở tam cấp, bước vào nhà nhìn quanh rồi nói : ‘’Xin phép cho tôi cởi áo ‘’. Không đợi trả lời, ông cởi áo sơ-mi máng lên đầu võng, để lộ trên người chiếc áo thung ba lỗ đã ngả màu vàng và lủng rách nhiều nơi . Ông ngồi xuống cạnh tôi, lấy trong túi vải chai dầu mở nút trút vào lòng tay, nhìn tôi mỉm cười: ‘’Ông nằm sắp xuống’’.Tôi làm theo như cái máy. Tôi nghe hai bàn tay vừa to vừa ấm của ông thoa dầu từ trên ót trên cổ tôi xuống lần hai vai, rồi lưng, để cuối cùng vuốt dài theo hai cánh tay nằm dọc theo hông... mà tưởng chừng như vừa được trùm lên người một làn hơi nóng vừa êm vừa mỏng !


        Lối đấm của ông ta không giống lối đấm của ông mà tôi quen. Kỹ thuật của ông hồi đó đúng là đấm, nghĩa là hai bàn tay cứ đều đặn xuống lên, khi nắm lại thì có tiếng bóc bóc, khi xòe ra thì có tiếng bụp bụp. Và cứ như vậy, hết lưng là đến chân đến tay. Còn ông mới này thì khác hẳn. Ổng... âm thầm hơn và đi sâu hơn. Ổng mằn từng khớp xương, từng thớ thịt, ổng mò dài theo các đường gân tay gân chân. Mấy đầu ngón tay của ổng đi tới đâu là mình nghe... rã rời tới đó ! Thật là kỳ diệu ! Tôi phục ổng quá!


        Sau khi làm xong, ổng xin một ly nước, uống, lãnh tiền, cám ơn, rồi lẳng lặng dẫn xe đạp đi ra. Tôi hỏi với theo: ‘’Tuần sau, cũng vào giờ này, ông lại đấm tôi được không ? ‘’Ổng nói ‘ dạ được ‘ rồi đi thẳng.Tiếng rẹt rẹt của xâu nút khoén lại vang lên xa xa... Tôi nằm tơ lơ mơ, nghe âm thanh rẹt rẹt mà tưởng chừng như thời cũ vẫn còn nguyên đây đó, cái thời mà cuộc sống còn mang nhiều thi vị, kể cả những thi vị thật nhỏ nhoi tầm thường.


        Tuần sau, ông đấm bóp trở lại. Ổng không bấm chuông. Ổng đứng ngoài cổng lắc xâu nút khoén rẹt rẹt, rẹt rẹt, giống như một... ám hiệu ! Đã được dặn trước nên người nhà chạy ra mở cổng. Ổng vào nhà, gật đầu chào tôi rồi tuần tự làm y như tuần rồi. Thấy ổng có tay nghề ‘’ cao cấp ‘’-nói theo từ ngữ bây giờ-mà không bô bô vừa làm vừa nói như ông cũ, tôi càng có cảm tình với con người trầm lặng đó. Nên tôi mở lời :


        - Ông làm nghề này lâu chưa ?


        - Dạ... sau giải phóng.


        - Sao tôi không nghe ông lắc ở xóm này vậy ?


        - Dạ... tôi ít đi lắc lắm.Tôi làm cho khách quen không hà. Hôm rồi nhơn làm cho ông khách ở gần đây, tôi lắc cầu may nên mới gặp ông đó chớ.


        - Hồi thời trước, ông làm nghề gì ?


        Ổng ‘ dạ ‘ rồi nín thinh.Tôi biết ổng không muốn nói, nên cũng không hỏi tiếp.


        Lần này, sau khi trả tiền, tôi hỏi, giọng thân mật:


        - Ông thứ mấy ?


        - Dạ... thứ Sáu.


        - Ông chắc lớn hơn tôi cỡ bảy tám tuổi.Vậy cho tôi gọi ông bằng anh Sáu được không ?


        Ổng nhìn tôi, chớp chớp mắt:


        - Dạ được chớ.


        - Vậy tuần sau, cũng ngày này giờ này, nghe anh Sáu.


        Ổng “Dạ”, gật đầu chào tôi rồi dẫn xe đạp đi ra.


        Tuần sau, ổng lại đến. Lần này, chính tôi niềm nở mở cổng . Tôi bắt tay ổng:


        - Mạnh hả anh Sáu ?


        - Dạ mạnh.


        Vào nhà, lại tuần tự “xin phép, cởi áo, ngồi xuống, xoa dầu”... Nhưng lần này, sau khi rờ lưng tôi, ổng nói:


        - Hơi cảm hả thầy Hai ?


        Tôi ngạc nhiên, vì hai tiếng “thầy Hai” thì ít mà vì chỗ ông Sáu biết tôi đang cảm thì nhiều :


        - Sao anh biết ?


        - Nghề mà thầy Hai. Lưng thầy lạnh ngắt đây nè !


        Rồi ổng tiếp, giọng đầy tự tin:


        - Nhưng không sao đâu, thầy Hai yên tâm.Tôi làm một chút là thầy thấy khoẻ hà .


        Thấy lần này ổng cởi mở hơn, nên tôi tiếp tục...đẩy đưa:


        - Anh học nghề này ở đâu vậy, anh Sáu ?


        - Tôi học với một ông thầy Tàu ở Bình Hòa ?


        Ngừng một chút như để suy nghĩ, rồi ổng nói tiếp, trong lúc hai bàn tay vẫn đều đặn làm việc :


        - Thiệt ra ông thầy tôi chuyên dạy võ.


        - Ủa ? Rồi sao có vụ dạy tẩm quất ?


        Im lặng một chút rồi ổng mới nói, sau khi cười nghe cái khịt :


        - Hồi đó, lâu rồi, tôi tới thọ giáo với ổng, ổng nắn tay nắn chân tôi rồi mới nói : ”Tao dạy võ cho mày không lấy tiền với điều kiện là mày đấm lưng cho tao mỗi tuần một lần, mày chịu hông?”.Tôi trả lời chịu nhưng tôi không biết đấm lưng.Vậy là ổng dạy tôi đấm lưng !


        Nói xong, ông Sáu cười nhè nhẹ mấy tiếng. Tôi biết ổng đang sống lại với những kỷ niệm nên tôi “khơi” luôn:


        - Mà tại sao anh Sáu phải đi học võ vậy ?


        Ổng ngập ngừng một chút rồi mới nói :


        - Tại hồi đó tôi muốn đóng vai Tiết Nhơn Quí !


        Ba tiếng “Tiết Nhơn Quí” làm tôi nhớ lại bà già vợ tôi hồi thời trước hay đi coi hát bội và bà thích nhứt nhân vật Tiết Nhơn Quí. Bà thường nói “Đóng vai Tiết Nhơn Quí, không ai hay bằng kép Sáu Thanh hết ! Thằng đó múa thiên phương họa kích như thần. Còn khi nó gặp lại Dương Mậu Sanh, nó khóc như thiệt vậy, hay không chỗ nói !” Tiết Nhơn Quí...Cây Thiên Phương Họa Kích... Kép Sáu Thanh... Ông già đấm bóp thứ Sáu... Tôi xoay người lại hỏi:


        - Vậy anh Sáu là kép Sáu Thanh phải không ?


        Gương mặt già nua đó bỗng nhăn lại vì xúc động. Ổng nuốt nước miếng mấy lần mới nói được:


        - Dạ phải.


        - Hồi đó bà già vợ tôi mê anh lắm. Bả cứ nhắc hoài lúc Tiết Nhơn Quí gặp lại nghĩa huynh Dương Mậu Sanh. Anh đóng hay đến nỗi khán giả ai cũng sụt sùi khóc hết .


        Ông Sáu im lặng, chớp mắt thật nhanh rồi nhìn đi nơi khác. Ổng nhìn ra sân, ổng nhìn ra cổng. Ở đó, tôi không có vặn đèn khi đêm xuống như thời cũ -phải làm giống thiên hạ để đừng ai để ý- nên bóng tối giăng đầy. Tôi biết: trong vùng tối đó, ông Sáu đang nhìn thấy lại ánh sáng huy hoàng của thuở mà trong vai Tiết Nhơn Quí ông đã làm rung động biết bao nhiêu khán giả đêm đêm...


        Một lúc sau, ông Sáu mới nói, giọng trầm tĩnh:


        - Thầy Hai nằm xuống đi, để tôi làm tiếp.


        Bây giờ, mấy đầu ngón tay của ổng “đi” thật chậm nhưng thật sâu. Làm như ổng đang tiếp tục mò mẫm để tìm lại những kỷ niệm vụn vặt mà cơn lốc cách mạng 1975 đã bất thần thổi tung đi mất .Tôi bỗng nghe thương hại ông Sáu vô cùng...


        Tôi xin mở dấu ngoặc ở đây để viết vài hàng về nhân vật Tiết Nhơn Quí. Tôi chỉ nhớ đại khái nhưng chắc cũng đủ để cảm thông sự xúc động của anh Kép tài danh Sáu Thanh, bây giờ là ông già đang ngồi đấm lưng tôi trong im lặng...


        Tiết Nhơn Quí nhà nghèo, nhưng có sức mạnh hơn người. Một mình anh ta kéo khúc gỗ mà mười người kéo không nổi ! Và anh ta ăn uống cũng bạo lắm: mỗi bữa cơm, anh ta ăn bằng mười người ăn ! Vì nhà nghèo nên thường xuyên Tiết Nhơn Quí ăn không đủ no, mặc không đủ ấm.


        Trong làng, có Dương Mậu Sanh là nhà có tiền và tánh tình rất hào phóng. Biết tình cảnh của Tiết Nhơn Quí, Dương Mậu Sanh bèn đem về nuôi và kết nghĩa anh em. Nhờ được ăn uống đầy đủ nên Tiết Nhơn Quí, ngoài việc giúp đỡ nghĩa huynh trong công tác nặng nhọc, hàng ngày luyện tập võ nghệ với cây thiên phương họa kích đến trình độ mà khi tung lên là “lá rụng cát bay”...


        Tiết Nhơn Quí ăn đến... người nghĩa huynh bị sạt nghiệp !


        Một hôm, nhân đánh đuổi Cáp Tô Văn và cứu được Lý Thế Vân nên được vị này thâu dụng dưới trướng. Rồi từ đó Tiết Nhơn Quí theo phò Lý Thế Vân đánh đông đánh tây bao nhiêu năm mới dựng nên cơ đồ cho ông này lên làm vua. Lúc đó Tiết Nhơn Quí đã trở thành một vị nguyên soái lừng danh thiên hạ.


        Thời gian sau, nhân chuyến viễn chinh qua làng cũ, Tiết Nhơn Quí cho hạ trại ở đây rồi truyền lịnh tướng tá đi mời Dương Mậu Sanh. Ông này bây giờ nghèo xác xơ, nghe nguyên soái cho vời mình thì không biết làm sao, vì không tiền mua lễ vật để ra mắt nguyên soái. Cuối cùng ông đành làm liều: ông lấy hai cái hũ đổ đầy nước, đóng nút rồi bịt lại bằng mấy lần vải đỏ, xong ông xin một ít rượu rưới lên đầu hũ cho có mùi .Như vậy, người ta sẽ nghĩ là hai hũ rượu, và như vậy khi tiếp vị nghĩa huynh, nguyên soái sẽ không bị mất mặt với những người dưới trướng .


        Được thông báo, Tiết Nhơn Quí vội vã bước ra đón người anh kết nghĩa đã nuôi mình trong lúc cơ hàn mà bao nhiêu năm dài bận chuyện quân binh mình không về thăm được. Dương Mậu Sanh đặt hai hũ rượu giả lên bàn, vòng tay cố gắng lắm mới nói được mấy lời: ”Thưa nguyên soái, tôi xin có chút lễ mọn để ra mắt nguyên soái...” Nhìn bộ quần áo trên người Dương Mậu Sanh, Tiết Nhơn Quí hiểu ngay tình cảnh của người anh kết nghĩa. Ông ôm lấy nghĩa huynh, xúc động: ”Dương huynh lúc nào cũng tốt với tiểu đệ. Ơn xưa biết bao giờ đệ trả cho xong mà bây giờ còn cho đệ rượu để mừng tái ngộ.Thì đệ xin uống cho huynh vui”. Nói xong, Tiết Nhơn Quí bưng lên một hũ, mở nút uống ực ực mà trào nước mắt. Xong, nói lớn cho mọi người trong trướng đều nghe: ”Ngon ! Ngon quá ! Rượu của nghĩa huynh ta ngon quá ! Cay quá ! Làm ta chảy nước mắt”. Rồi truyền lịnh: ”Rượu của nghĩa huynh ta tặng cho ta, vừa ngon vừa quí. Đứa nào rớ vào là ta chém đầu. Nghe chưa ?” Rồi tự tay xách hai hũ rượu một cách trịnh trọng đem vào trong cất kỹ.


        .......


        Ông Sáu im lặng làm lưng tôi một lúc, bỗng nói:


        - Hồi đó, lúc nào diễn đến lớp Tiết Nhơn Quí uống rượu giả của Dương Mậu Sanh, tôi cũng xúc động nên khóc thiệt. Khán giả nghĩ rằng tôi khóc giả mà như thiệt nên khen quá chừng. Có nhiều người liệng tiền lên sân khấu cho nữa, thầy Hai à !


        - Rồi tại sao anh Sáu không đi hát nữa vậy ?


        - Mấy ngày đầu tháng tư 75, ông bầu rã gánh, vì đâu còn hát hò gì nữa. Lúc đó tụi này vẫn “trụ” ở đình Thanh Nguơn là nơi mà tụi này hát thường xuyên .Đào kép nhạc công bỏ đi tứ tán. Còn lại ở đình có anh Ba thợ đèn, anh Tư Rưa người thủ vai Dương Mậu Sanh và tôi. Tụi này ở chùm nhum với nhau như vậy tới ngày giải phóng.


        Ngừng một chút, rồi không đợi tôi hỏi, ông nói tiếp, giống như ổng đang quay lại một cuồn phim :


        - Rồi họ đến đuổi tụi tôi ra, lấy đình làm hội trường. Anh Ba và anh Tư đưa vợ con về quê. Còn lại mình tôi không vợ không con nên cũng dễ.Tôi đổ lỳ, ”bám trụ”. Cuối cùng họ để tôi ở cái nhà xép phía sau đình nhưng bắt tôi làm gác dan cho họ luôn! Rồi bởi vì họ không trả lương nên tôi phải đi đấm bóp để sống.


        - Bộ bây giờ người ta cũng kêu đấm bóp như hồi xưa, hả anh Sáu ?


        - Đâu có ! Người như thầy Hai đây hiếm lắm. Chỉ có cán bộ là thích ba cái vụ này thôi. Bây giờ bọn đó mới có tiền. Tiền...” chùa” mà thầy Hai ! Tôi nói bao nhiêu là họ đưa bấy nhiêu, không thắc mắc gì hết. Cho nên khách của tôi phần đông là cán bộ...


        Tôi bật cười:


        - Vậy là anh phục vụ tốt chế độ rồi anh Sáu !


        - Đâu có thầy Hai ! Thầy không biết chớ khi tôi làm lưng cho họ tôi đâu có làm theo bài bản như tôi làm cho thầy Hai đây.Tôi dằn vật họ như một con thú. Tôi làm cho đã nư mà. Tôi làm lưng họ mà nghĩ như tôi đang rửa nhục vậy. Cho nên tôi cứ bẻ tay bẻ chân, rồi tôi vặn đầu vặn cổ. Tôi giẫm lên lưng giẫm lên đầu . Càng làm, tôi càng nghe hả dạ. Vậy mà họ khen ngón nghề của tôi có “trình độ cao” ! Cái thứ dốt mà thầy Hai !


        Ngừng một chút rồi tiếp:


        - Thầy Hai biết không, nói nghe khùng chớ nhiều khi tôi ao ước được biến thành Tiết Nhơn Quí thiệt, với trùng trùng binh mã trong tay như thuở đi chinh Đông, để tôi quét sạch bọn vô thần này một phát !


        Ổng nói mà hai tay ổng vẫn mằn mò đầu gân thớ thịt của hai chân tôi. Theo tuần tự lớp lang thì ổng đang ở phần cuối của cữ đấm. Bỗng ông Sáu thở dài :


        - Coi vậy chớ lâu lâu tôi vẫn nhớ sân khấu, nhớ tuồng nhớ tích.Tôi thủ vai Tiết Nhơn Quí gần hai mươi năm mà thầy Hai. Nó thấm trong xương trong máu lận. Dễ gì quên ?


        Rồi ổng chép miệng, cay đắng :


        - Hồi đó, có bao giờ tôi nghĩ rằng tôi sẽ tuột xuống đi đấm bóp như bây giờ đâu, thầy Hai.


        - Đổi đời mà anh Sáu. Đều trời hết chớ bộ !


        Tôi nghe ổng khịt mũi rồi lầm bầm: ”Hừ !Đổi đời !Đổi đời ! Mẹ bà nó !” Tôi biết đã đến lúc tôi nên làm thinh để đừng khơi lại một vết thương nào khác nữa...


        ...Ông Sáu trở lại đấm cho tôi được hai lần. Đến kỳ hẹn sau, ổng không tới. Tôi nghĩ có lẽ ổng bịnh. Tôi đợi thêm một tuần. Cũng không thấy ổng tới. Thắc mắc, tôi đạp xe lại xóm đình Thanh Nguơn hỏi thăm mới biết là ông Sáu đã bị bắt. Người ta nói chánh quyền nghi ổng có ý đồ gì đó bởi vì theo dõi thì “phát hiện” đêm nào ổng cũng “lê la” ở nhà các cán bộ !


        Trên đường về nhà, tôi miên man nghĩ : ”Tiết Nhơn Quí trước sau như một, có ở tù, có bị chúng nó tẩm quất... chắc con người đó không bao giờ thay đổi.Và tôi lại nghĩ: bọn...’đỉnh cao trí tuệ’ này không tình không nghĩa, hữu thủy vô chung, tiền hậu bất nhứt ... thì làm gì biết được Tiết Nhơn Quí là ai ?”


        TIỂU TỬ
        Nguồn : vantuyen.net
        #19
          Ct.Ly 20.03.2008 15:04:07 (permalink)
          #20
            Viet duong nhan 28.03.2008 17:22:03 (permalink)
            Cảm ơn Ly đã dời dùm 7 - Ok, đẻ 7 copy Tiểu sử của TT dán lại bên kia.
            Chúc Ly & gia đình vui vẻ cuối tuần.
            7_nn
            #21
              Viet duong nhan 29.09.2008 04:04:14 (permalink)
               
              Con Mẹ Hàng Xóm
              Tiểu Tử 



              Hắn tên là Cui, Đặng văn Cui. Thứ ba, nên người ta gọi là Ba Cui. Và vì nước da hắn ngâm ngâm, nên sau này khi đi lính quốc gia, bạn đồng đội đặt cho hắn biệt danh "Cui Đen". Không phải để phân biệt với thằng Cui khác, mà là để cho dễ nhớ ! Bởi vì tiếng "Cui" một mình vừa cộc lốc, tối nghĩa, vừa khó nhớ nữa !
              Thật ra, hồi đi làm khai sanh, ông già hắn đặt tên hắn là "Qui", nghĩa là "Về", vừa văn vẻ lại vừa nhắc nhở năm đó ông đưa vợ con trở về quê làm ruộng sau một thời gian dài "bôn ba bá nghệ" ở Sài Gòn Chợ Lớn. Nhưng không biết tại vì ông phát âm không rõ hay tại vì ông chánh lục bộ lãng tai mà tiếng "Qui" trở thành "Cui" trong sổ bộ ! Thành ra, trong gia đình và trong xóm người ta gọi hắn là "Qui", còn trong trường và sau này khi ra đời, hắn vẫn mang cái tên "Cui" cứng ngắt đó và thường bị người ta hỏi "Cui là gì ?".
              Coi vậy chớ tên "Cui" có vẻ như là cái tên... "tiền định", bởi vì rất hạp với con người và tánh tình của hắn. Con người hắn không đến nỗi quá cục mịch nhưng, thật tình, cũng không có nét gì thanh tú hết ! Người gầy gầy,nước da đen đen như người Miên, mắt lộ, gò má cao, môi mỏng dánh, giọng nói thì nhọn hoắt. Vậy mà trong cử động đi đứng, hắn lại rất lanh lẹ, không... ù lì chút nào. Còn tánh tình thì cứng cỏi, thẳng răng, gan góc... như cây dùi cui !
              Hồi đó – cái thời còn là lính quốc gia – hắn đánh giặc hăng lắm. Khi lâm trận, mặt nào địch bắn rát nhứt là có Cui Đen phóng tới. Làm như hắn không biết sợ là gì. Vậy mà suốt cuộc đời "binh nghiệp" của hắn, chưa bao giờ hắn bị thương ! Bạn đồng đội nói: "Chắc thằng Cui Đen nó có vô bùa !".
              Hắn đánh giặc "hết mình" như vậy, không phải tại vì hắn có lý tưởng này lý tưởng nọ hay có ý thức chánh trị gì gì, mà tại vì hắn nghĩ rất đơn giản: "Nhà ai nấy ở. Mắc mớ ông cha gì tụi nó mà tụi nó kéo vô đánh mình ? Rõ ràng là tụi nó muốn đánh chiếm xứ mình để đô hộ như tụi Tàu tụi Tây hồi đó. Mẹ bà nó ! Phải đánh chết cha tụi nó hết !".
              Đánh giặc "chết bỏ" như Cui Đen vậy mà Trời không thương. Cho nên mới có ngày 30 tháng tư năm 1975...
              ... Được lịnh đầu hàng, hắn tức muốn ói máu ! Hắn cắn chặt môi, chĩa súng lên trời bắn như điên. Bắn hết đạn, hắn liệng súng vào đống binh cụ. Trước khi quay đi, hắn nhìn lại võ khí, ánh mắt câm hờn dịu xuống. Hắn nhìn với cái nhìn của người đàn ông nhìn cô nhân tình lần cuối, nhưng hắn lại đưa tay lên trán chào như hắn chào người đồng đội vừa vĩnh viễn nằm xuống nơi chiến trường... Trong đời đánh giặc của hắn, hắn đã từng chào như vậy. Nhưng lần này hắn nghe như hắn đang chào vĩnh biệt một cái gì to lớn hơn, một cái gì quan trọng hơn, một cái gì quí giá hơn người lính cộng hòa chết trận. "Cái gì đó" hắn không định nghĩa được nhưng hắn cảm nhận được. "Cái gì đó" cũng bất thần lảnh một viên đạn vào đầu, cũng ngã gục xuống không kịp trối. Nhưng, trong "cái gì đó", hắn thấy rõ có hắn, có vợ con hắn, có bà con hắn, có đồng bào hắn nữa. Xưa nay, Cui Đen không biết khóc. Nhưng bây giờ, bỗng nhiên hắn nghe hai mắt mình xót xót...
              Một người bạn trong đơn vị chở Cui Đen về nhà bằng Honda.
              Nhà Cui Đen ở gần chợ Bà Chiểu, trong một hẻm ngắn nhưng rộng, xe hơi vào được. Đó là loại phố trệt, có sân trước sân sau, và tường rào cao cỡ đầu người. Cui Đen, vợ và hai con nhỏ, ở căn cuối cùng trong hẻm. Vợ chồng hắn ở đó từ thời chưa có con, nên cả hẻm đó đều biết hắn. Ở đây, người ta gọi hắn là "Ba Cui".
              Ba Cui bước vào sân thấy cửa nhà đóng im ỉm. Mở cửa vội vã, thấy đồ đạc còn y nguyên, kể cả chiếc xe đạp của hắn. Hắn bước nhanh vào trong, vừa bước vừa gọi lớn: "Lựu ! Lựu à ! Mẹ con em đâu ? Anh về đây nè !". Im lặng. Im lặng kéo dài ra tới sân sau. Căn nhà bỗng như rộng minh mong... Trong cái trống vắng đó, Ba Cui nghe như muốn ngộp thở. Hắn trở ra nhà trước, kéo ghế ngồi. Bỗng hắn để ý đến một tờ giấy trắng xếp hai nằm dưới cái gạt tàn thuốc. Lấy lên xem, thì ra là thơ của vợ hắn. Thơ viết vắn tắt: "Em và hai con di tản theo anh Sáu. Anh ở lại, nhớ nhìn kỹ Thẩm Thúy Hằng để mà sống. Em Lựu". Đọc câu đầu, hắn nghe yên tâm vì anh Sáu – anh vợ hắn – là trung tá hải quân. Đọc câu sau, hắn "xì" một tiếng, bỏ lá thơ lên bàn rồi lấy tay vỗ lên đó nghe một cái bốp, miệng lẩm bẩm: "Đến nước này mà còn viết móc lò móc chảo !". Nói như vậy, bởi vì Ba Cui vốn mê đào hát. Hắn cắt hình mấy cô minh tinh trong mấy tờ báo Tết, lộng vô khuôn kiếng treo đầy tường. Người mà hắn thường ngắm say mê nhứt là Thẩm Thúy Hằng !
              Ba Cui đốt điếu thuốc, vừa hút vừa nhìn quanh. Rồi theo thói quen, mắt hắn dừng lại ở khuôn hình người minh tinh mà hắn ái mộ. Cặp mắt quá đẹp ! Cái mũi quá đẹp ! Nụ cười quá đẹp ! Bỗng hắn nghĩ: "Chẳng lẽ trong cái chộn rộn sanh tử của mấy ngày này mà Lựu còn nghĩ tới chuyện con nít như vậy à ?". Một lúc lại nghĩ: "À ! Mà xưa nay Lựu đâu có ghen về vụ này !". Rồi hắn lại nhìn chầm chầm khuôn hình, miệng lẩm nhẩm: "Nhớ-nhìn-kỹ-Thẩm-Thúy-Hằng... Tại sao phải nhìn kỹ ? Mà tại sao để-mà-sống ? Và tại sao lại gạch đít trọn câu này ? Chắc Lựu muốn nói gì đây !". Hắn đứng lên, bước lại gần để nhìn. Nhìn một lúc, rồi tò mò, hắn nhắc khuôn hình xuống, lật xem phía sau: trên miếng gỗ ép dính bụi có nhiều dấu tay nho nhỏ. Hắn chạy xuống bếp lấy con dao rồi cạy bật mấy cây đinh gài miếng gỗ ép. Miếng gỗ được lật ra, dán dính ở mặt trong bằng băng keo là ba lượng vàng. Ba Cui đứng ngẫn ngơ, quên mất điếu thuốc trên môi đang cháy dở !
              Sau ngày 30 tháng tư là chuỗi dài... bận rộn ! Đi mết-tinh. Rồi họp rồi hội rồi học tập. Rồi họp rồi hội rồi học tập nữa. Khi tàm tạm yên, kiểm điểm lại thì những người trong hẻm không có ai đi di tản hết. Thành ra Ba Cui phải nói trớ là vợ con hắn về dưới quê "sống dễ thở hơn".
              Thời gian sau, lần lần người trong hẻm đổi nghề. Có lẽ cho hạp với thời cuộc, với cái gọi là "đổi đời" mà Nhà Nước cách mạng lúc nào "lên lớp" cũng nói. Cho nên thấy thầy Trân nghỉ dạy tiểu học ở phường Sáu, thầy giáo đó bây giờ... "tháo giày" đi làm thợ hồ. Thấy bác Năm thợ bạc bây giờ ngồi bán chuối chiên ở đầu ngõ. Thấy ông thầy chích hạ bảng "Y tá có bằng cấp" rồi sơn viết lại "Hớt tóc bình dân". Thấy bà Ba "thớt thịt" nghỉ bán thịt heo ở chợ Bà Chiểu, tối ngày nằm nghe băng nhạc cải lương, để chồng con chạy áp-phe tuốt trong Chợ Lớn. Thấy ông "Chánh Ký" chuyên cho mướn xe ba bánh bây giờ bán hết dàn xe rồi ra đứng nấu mì cho thằng con có tiệm cà phê ở ngang hông chợ... vv.
              Còn Ba Cui thì đi đạp xích-lô !
              Một hôm, trong lúc đạp rề rề trước nhà thương để đón khách, Ba Cui bị xe bộ đội chạy loạn đụng gãy chân mặt. Hắn phải mang băng bột cả tháng. Lúc nào xê dịch cũng phải chống hai cây nạng gỗ. Hắn tức lắm ! Khi người trong hẻm qua thăm, hắn thường cầm cây nạng gõ vô ống băng bột cốp cốp, để nói: "Mẹ bà nó ! Hồi đó đánh giặc, tụi nó không bắn được tôi bị thương. Bây giờ yên rồi, tụi nó cũng ráng đụng cho tôi gãy chân, tụi nó mới nghe ! Quân chó chết !".
              Hồi còn ở nhà thương, khi nhận hai cây nạng gỗ, hắn cặp hai bên nách rồi chĩa thẳng về phía trước như hai cây súng. Mắt hắn trừng lên, hắn bắn bằng miệng: "Pằng ! Pằng ! Pằng ! Pằng !...". Cho... đỡ tức ! Sau đó, hắn gỡ bỏ hai gù cao su của đầu nạng, để mỗi lần hắn chống đi có tiếng côm cốp khô khan sắc bén. Hay khi hắn nói chuyện, hắn gõ đầu nạng xuống mặt gạch nghe cành cạch. Cho... đỡ tức !
              Hôm đi cắt băng bột, Ba Cui nói với đôi nạng gỗ: "Tụi bây chịu trận với tao bữa nay nữa là... lễ tất !". Nào dè, sau khi cắt băng, chân mặt bây giờ ngắn hơn chân trái, mà chỗ xương gãy lại cong cong, thành ra chân bị thương đó bây giờ không còn chống chỏi mạnh như xưa nữa. Hắn tức giận, quăng cặp nạng vào góc tường, chửi lớn: "Mẹ bà nó ! Gia tài có cặp giò để đạp xích-lô mà bị như vầy thì còn làm ăn khỉ gì được ?". Cô y tá nói nhỏ: "Tại số anh xui. Hôm đó anh nhập viện nhằm ca của ông bác sĩ ngoài đó...". Hắn lầm bầm: "Mẹ bà nó !". Rồi lò cò lại góc tường lượm đôi nạng lên chĩa thẳng về phía trước, miệng bắn lớn: "Pằng ! Pằng ! Pằng ! Pằng !...". Mà lần này, hắn bắn đến ba bốn đợt nhưng sao vẫn chưa nghe hả tức ! Bỗng hắn thèm có khẩu M16 để hắn... ria một hơi...
              Về sau, Ba Cui sắm thùng đồ nghề rồi ngày ngày đạp xe ra góc đường gần Ủy Ban Nhân Dân ngồi sửa xe đạp. Và lúc nào cũng có đôi nạng gỗ, bây giờ đầu dưới có bịt sắt ! Cho nó... oai !
              ... Thầy Hai Khuê ở khít vách Ba Cui, hồi thời trước làm thơ ký kế toán cho một hãng buôn ở Chợ Cũ, sau thời gian đổi nghề đi đan mây tre chắc chịu không nỗi nên... bán nhà. Người chủ mới là đàn bà, cỡ tuổi Ba Cui, con người thanh tú, "coi được lắm". Cô ta ở một mình. Làm việc ở đâu không biết, nhưng ngày nào cũng thấy đi thấy về bằng chiếc xe Vélo-Solex. Vì vậy, trong hẻm gọi cô ta là "cô Hai Sô-lết".
              Cô Hai không giống người trong xóm. Thời buổi này mà cô ta vẫn ăn mặc như hồi đó, vẫn áo dài màu in bông trang nhã quần hàng trắng ống thon thon. Vẫn chút phấn chút son chút dầu thơm loại "xịn". Cho nên người trong xóm cũng ngại, không muốn gần, mặc dầu thấy cô Hai Sô-lết cũng dễ thương, gặp ai cũng chào cũng hỏi. Riêng Ba Cui thì thẳng thừng: "Con mẹ này... Tôi coi không vô ! Cái thứ đàn bà ở một mình mà tối ngày son phấn... tôi nghi lắm". Cho nên, gặp cô ta mấy lần mà hắn chẳng hỏi thăm xã giao một tiếng. Chỉ gật đầu lấy lệ rồi đi luôn !
              Một buổi tối, tên công an phường đi xe Honda tới nhà cô Hai Sô-lết với một anh bạn. Họ và cô Hai chào hỏi nhau, giọng điệu chứng tỏ họ đã quen thân nhau từ lâu. Ba Cui nằm trên ghế bố đặt ở phòng khách – hắn ngủ ở đây cho nó mát – nghe cái lối chào đón của "con mẹ hàng xóm" mà phát ghét. Hắn lầm bầm: "Mẹ bà nó ! Tao nói có sai đâu ! Cái thứ này... xài không được !"
              Bên kia, chắc họ bày biện ăn uống ở ngoài sân nên Ba Cui nghe rõ mồn một:
              - Biết bà chị neo đơn nên chúng tôi có mang đến thịt quay và phá lấu đây này.
              - Các anh bày vẽ. Hồi trưa, ở cơ quan, em đã bảo đừng mang gì hết. Em có bia nè. Em có tôm khô củ kiệu nè. Em có cua rang muối nè.
              - Đấy ! Đồng chí thấy không ? Tôi đã bảo là chị Tâm chu đáo lắm mà đồng chí không tin.
              - Ấy ! Đây là lần đầu, tớ cũng phải có cái gì để ra mắt bà chị chứ !
              - Mình là người nhà với nhau hết, mấy anh đừng khách sáo. Em không thích đâu.
              - Vâng ! Thế thì cho tôi xin bà chị. Lần sau sẽ nghiêm túc hơn.
              Nằm bên nây, Ba Cui vừa lắng nghe vừa suy nghĩ: "Con mẹ này ghê lắm chớ không phải vừa. Thằng công an mà còn gọi bằng chị thì không phải thứ cóc cắn đâu. Theo cách nói chuyện của con mẻ thì con mẻ vô ra cơ quan Nhà Nước như đi chợ. Vậy là người của tụi nó rồi". Nghĩ đến đó, hắn có ngay một thái độ: "Mẹ bà nó ! Mình phải coi chừng. Trong hẻm này toàn là dân ngụy không mà con mẻ chen vô đây làm gì ? Phải có ý đồ gì đó ! Mình phải cho lối xóm biết mới được".
              Sau đó, cứ năm bảy hôm là cô Hai Sô-lết có nấu nướng ăn nhậu với bọn công an. Rồi công an kéo theo công an. Họ nói năng cười cợt như chỗ không người. Cả xóm đều biết. Cho nên mọi người đều dè dặt lẩn tránh cô Hai Sô-lết. Chỉ có Ba Cui là làm ngược lại. Trước đây, hắn không thèm chào một tiếng. Bây giờ thì hắn nghĩ: "Mình phải làm cho nó thấy là mình biết nó là ai. Mình phải đương đầu với nó để cho nó thấy rằng mình không sợ nó, mặc dầu nó là bà chằn hay ông kẹ gì gì. Mẹ bà nó ! Phải như hồi đó, tao ria cho một trận là chết cha hết !".
              Cho nên, có hôm, nghe Ba Cui nhái giọng nửa Bắc nửa Nam của "tụi giải phóng" để hỏi cô Hai Sô-lết – hỏi trổng:
              - Thế nào ? Tốt chứ !
              - Dạ... Cám ơn anh. Cũng tàm tạm.
              - Chà... Dạo này thấy... béo ra đấy !
              - Em thấy em cũng vậy, hà.
              - Có chứ ! Cứ ăn nhậu mãi là phì ra thôi !
              Bỗng cô Hai nhìn thẳng vào mắt Ba Cui, nghiêm giọng:
              - Anh Ba à ! Mình ăn cây nào mình rào cây nấy, chớ anh !
              Hắn phun nước miếng xuống đất, khoát tay rồi chống nạng cành cạch đi vô nhà. Thiếu chút nữa là hắn phun thẳng vào mặt con mẹ hàng xóm đó ! Cho bỏ ghét !
              Càng ngày, cô Hai Sô-lết càng tiếp đãi "tụi nó" thường hơn, đông hơn và nhiều thành phần hơn. Có cả cán bộ đến bằng xe hơi có tài xế nữa ! Ngoài việc ăn uống – hình như chủ nhà có tài nấu nướng nên lúc nào cũng nghe "thực khách" hết lời khen ngợi thán phục – không biết họ có... "làm gì" nữa không ? Ba Cui nhiều lần cố ý rình nghe nhưng chẳng thấy có gì khả nghi hết. Nhưng, đối với Ba Cui, nguyên cái sự ăn uống cười đùa thân mật thoải mái của "tụi nó" cũng đủ làm cho hắn "tức con mắt". Còn con mẹ hàng xóm thì hắn dứt khoát: cái giống gì mà hắn... hửi không vô ! "Cái giống" đó cõng rắn cắn gà nhà, mở ngỏ đưa đường cho tụi ngoài đó vô xâm chiếm thống trị miền Nam rõ ràng mà nói là "đi giải phóng". Mẹ bà nó !
              Một đêm đó, cũng gần khuya, trong lúc bên kia, hai tên công an và gia chủ còn chuyện trò, bên nây Ba Cui tắt đèn nằm trên ghế bố nghĩ vẩn vơ chờ giấc ngủ, thì nghe tiếng xe hơi chạy vào thắng gấp trước nhà cô Hai. Hắn lẩm bẩm: "Giờ này mà còn kéo tới nữa ! Thiệt... cái lũ này...". Nhưng sao không có tiếng mở cửa đóng cửa xe mà lại nghe có tiếng chân người phóng xuống. Vậy là thuộc loại xe "gíp" chớ không phải xe nhà. Lại nghe tiếng súng khua và tiếng lên cò lách cách. Ba Cui phóng nhanh lại cửa, lắng tai nghe. Giọng quen thuộc của tên công an phường vang lên:
              - Này ! Các đồng chí làm gì thế ?
              Một giọng lạ, nghiêm nghị:
              - Hai đồng chí hãy ngồi yên. Con này, đứng vào góc tường kia !
              Tiếng cô Hai la: "Ối !". Có vẻ đau. Tên công an la lên:
              - Này ! Nhẹ tay chứ đồng chí. Có vấn đề gì thì ta hãy từ từ giải quyết. Loạn à ?
              - Ừ ! Loạn ngay trong phường của đồng chí mà đồng chí còn hỏi nữa à ? Đồng chí hãy ngồi xuống ! Còn con này, quay mặt vào tường, đứng yên ! Không, tao bắn nát óc !
              Rồi ra lịnh cho đồng bọn vào lục soát trong nhà xem "có tên nào ẩn nấp trong ấy hay có cất giấu vũ khí không" và "phải cảnh giác".
              Không khí bên đó có vẻ căng thẳng. Tên công an thấp giọng:
              - Chị Tâm đây là người của Thành ủy. Chắc đồng chí lầm người rồi.
              Không nghe trả lời. Ba Cui đoán bọn mới tới là bộ đội và "thằng xếp" này có vẻ coi thường hai tên công an.
              Một lúc sau, nghe:
              - Báo cáo đồng chí: không phát hiện gì cả.
              - Tốt ! Hai đồng chí ra ngoài.
              Im lặng. Rồi lại nghe giọng "thằng xếp":
              - Các đồng chí có biết con này là ai không ?
              Ngừng một chút. Chừng như để cho câu nói tiếp theo có hiệu lực hơn, bởi vì "thằng xếp" gằn từng tiếng:
              - Người ta biết nó là Trần thị Tâm, nhưng tên thật của nó là Nguyễn Kim Hoa. Nó được bọn ngụy cài vào hàng ngũ của ta từ ngày giải phóng. Chính nó bao lâu nay bí mật đưa tin cho lũ phản động đang ẩn nấp ở vùng biên giới để chống phá cách mạng. Ác ôn như thế đấy !
              Lại ngừng một chút, rồi tiếp:
              - Bây giờ thì hai đồng chí về đi, để chúng tôi xử lý vụ này. Sáng mai chúng ta sẽ nói chuyện sau.
              Một lúc, có tiếng Honda của bọn công an rồ máy rồi chạy ra ngõ. "Thằng xếp" ra lịnh:
              - Con này ! Đi ngay !
              - Anh cũng phải để tôi dọn dẹp mấy thứ này vô nhà rồi tắt đèn đóng cửa chớ !
              - Ừ ! Nhưng khẩn trương lên !
              Bên này, Ba Cui chống hai tay lên cửa, đầu gục xuống. Hắn cắn môi kềm xúc động. Hắn nghe ân hận vô cùng: "Cô Hai là người của mình mà lâu nay mình khinh miệt cổ như đồ phản quốc ! Còn đòi phun nước miếng vào mặt cổ nữa ! Mẹ bà nó ! Mình tệ quá ! Bây giờ làm sao xin lỗi cổ đây ?". Trong đầu hắn bỗng hiện lên hình ảnh của cô Hai Sô-lết. Bây giờ, sao hắn thấy cô Hai đẹp quá, cao cả quá, rắn rỏi quá. Cô vẫn giữ nguyên nét ngụy, từ cái áo cái quần tới chút phấn chút son. Cô vẫn tự trọng chớ không làm ra vẻ lam lũ theo... thời trang cách mạng. Cô đáng phục quá ! Bây giờ mới hiểu câu nói "ăn cây nào mình rào cây nấy" của cô Hai. Phải rồi. Cô phải "rào" cho kỹ để rút tỉa tin tức cần thiết cho "Kháng Chiến Phục Quốc", vậy mà mình đã nghĩ rằng cô là phường bợ đỡ chánh quyền ! Thiệt là bậy !
              Bên kia, giọng cô Hai Sô-lết nghe rất bình tĩnh:
              - Rồi. Tôi xong rồi.
              - Mang gì thế kia ?
              - Bao quần áo, bàn chải đánh răng, khăn, lược. Nè ! Anh xét đi !
              - Thôi ! Được ! Lên xe !
              Xe rồ máy, sang số de rồi lùi ra hẻm.
              Bên nây, Ba Cui bỏ tay xuống, lắc đầu thở dài. Bỗng, một tiếng nổ chát chúa, tiếp theo là tiếng xe đụng vào tường rào rầm rầm rầm rồi im. Ba Cui giựt mình, đứng thẳng người lên, lắng tai nghe. Tiếng người xôn xao ngoài hẻm:
              - Xe bộ đội nổ ! Xe bộ đội nổ !
              - Nó đụng tường rào nhà bác Năm !
              - Có ai sao không ?
              - Có ai bị gì không ?
              - Anh chị Năm với mấy đứa nhỏ có sao không ?
              - Không ! Không có sao ! Tụi này đang ngủ trong nhà.
              Ba Cui định mở cửa chạy ra coi nhưng nghĩ lại :" Trong hẻm nầy, chỉ có mình mình là lính ngụy. đứng xớ rớ ở đó nguy hiểm ." Bên ngoài vẫn nghe xôn xao :
              - Đứa nào chạy kêu công an coi bây ! Trời ơi !
              - Lấy đèn pin rọi coi !
              - Rọi đây nè ! Mầy rọi ở đâu vậy ?
              - Sao không thấy ai nhúc nhích hết vầy nè !
              - Thấy ghê quá !
              - Mầy rọi vô giữa coi ! Cứ ria ria ngoài nầy thì thấy khỉ gì được. Thằng... nhát gan quá mậy !
              - Đưa đèn đây tao rọi coi.
              - Trời ơi ! Cô Hai Sô-lết chết banh xác trong nầy nè !
              Ba Cui bỗng thở hắt ra, gục đầu vào tường, không nghe rõ gì gì nữa. Làm như tiếng nổ vừa rồi làm cho hắn lùng bùng lỗ tai. Kinh nghiệm chiến trường cho hắn biết đó là tiếng nổ của lựu đạn, loại lựu đạn mà hồi thời còn "đánh giặc chết bỏ" hắn vẫn thường dùng để diệt địch. Bây giờ, cô Hai đã dùng nó để nói lên tiếng nói cuối cùng. Một-tiếng-nói-cuối-cùng...
              Hình ảnh cô Hai Sô-lết lại hiện về trong đầu Ba Cui, thật rõ, thật đẹp, nhưng thật hiên ngang, thật oai hùng, thật vĩ đại. Trong bóng tối, hắn bỗng đứng nghiêm, trịnh trọng đưa tay lên trán chào. Xưa nay, hắn không biết khóc. Vậy mà bây giờ hắn bật khóc ! Không biết nước mắt ở đâu mà tuôn ra nhiều như vậy ?
              Mặc dầu một chân ngắn một chân dài, Ba Cui vẫn đứng thẳng, trong tư thế chào vĩnh biệt người đồng đội vừa tử trận, đứng lâu
              thật lâu...

              Tiểu Tử
              <bài viết được chỉnh sửa lúc 29.09.2008 04:05:21 bởi Viet duong nhan >
              #22
                Thay đổi trang: < 12 | Trang 2 của 2 trang, bài viết từ 16 đến 22 trên tổng số 22 bài trong đề mục
                Chuyển nhanh đến:

                Thống kê hiện tại

                Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
                Kiểu:
                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9