CÁI HÔN CỦA GIU ĐAÍTCARIỐT thái san
ttv2007 05.03.2008 19:24:22 (permalink)
              CÁI HÔN CỦA GIU ĐAÍTCARIỐT
 
                                thái san
 
     (hay là nên hôn bằng môi như một bông hồng)

Vũ về tới nơi là đã nói từ ngoài ngõ ầm ỹ cả lên:
Thưa quý vị đây là Miện vương búa và còn đây là Mai văn bút, còn bên cạnh đây là Hanh ậu hèm.
 
Chẳng thể quên khi những việc đã đến và đi.
Hắn nhìn tôi cười, cả ba cùng cười. Tôi quay đi trong vui vẻ người đàn bà tháp tùng cũng vui nhưng khó nết nhìn cả hai, tôi giả vờ lặng thinh quay nhìn trên trời và đám bông của những cây điều, để thấy những công lao vun tưới sức của người những gốc có đến hai chục năm tuổi dành công cho những người, bằng những trái to nặng trĩu cái hột phía trên như một điêu khắc gia tạo cho lên để khó nhìn vô kể, bên cạnh đó những sức người và điều tha thiết của những người chân chính xây dựng mơ ước một cuộc sống ấm no cho gia đình đơn giản, mà khó khăn thay cho những người vợ tảo tần, cố xây dựng một mái nhà, mà lại chính người chồng không chú tâm vượt thoát những tầm thường gìn giữ.
Thấy cái tội của người đàn bà mà thương thay. Vũ nói với tôi:
-Ông cố cho hắn hiểu tự ái là gì đi. Tôi nhìn sâu vào mắt và nói:
-Muốn thế thật ư?
-Chứ sao.
-Sao đến độ vậy?
-Làm như hôm đó ông bán cái cho chúng tôi hết thảy!
-Làm gì có, để cho chính anh thấy hương hoa của đất, sản sinh từ chính bàn tay người phụ nữ, thế mới tuyệt thấy chưa nào? để cố gắng nuôi bốn con một chồng và sẽ hiểu thế nào là người đàn bà Việt, chắc anh cũng biết rồi nhưng xa xứ lâu quá toàn thấy cái đẹp. Nhưng chính những cái này còn đẹp hơn nữa kìa chứ đừng bên cạnh những nhánh hoa tươi mà quên đi những số phận hoa tàn.
Tôi nói một thôi một hồi làm chính Vũ quay ngoắt nhìn thẳng vào tôi hơn mọi khi tự nghĩ rằng rồi bật nói thành lời:
-Sao nay hình như ông muốn thuyết giảng cái gì đây?
Cái mà ông đang thụ hưởng chứ gì nữa, và cái dở hơi, là cũng tưởng và nghĩ mọi người tất cả đều được như mình sao, nay anh mới hiểu rõ tận tường hơn nhé và đừng nằm mơ bất kỳ bao giờ nhé.
Hắn cũng đốp chát với tôi:
-Tôi không nằm mơ như vậy bao giờ đâu?
- Ở đây chứ đâu!
- Hì..hì..hì..
Cả ba cùng cười hể hả sau một cuộc sinh thái. Bỗng chợt cả hai
cùng nói một lúc:
-Cái thằng chó chết, nó hành tội vợ nó vừa vừa thôi chứ.
- Nhưng anh thấy vợ nó không ca thán gì, mà mình lại đi ca thán dùm ư?
-Thi sỹ, thì phải đôi với bầu rượu chư lỵ.
-Theo tôi mình phải choảng vào đầu nó một quả, củ chuối mới được.
-Ừ cứ thử xem anh có làm được hay là không nào, bắt đầu.
Của đáng tội. Hồi hôm mang cốt của ông cụ về tới nhà. Cũng tại mình hết, cứ im lìm làm cho xong chuyện thì chẳng sao cả, mà có lẽ mình đã lỡ làm ông trùm rồi, lúc còn làm ông trùm. Ông lm cũ có hứa.
-Là khi nào đem về thì cha sẽ cho, nhưng mà nay đổi cha mới, ở đây, các ông trùm chẳng đòi một ngân khoản nào cả, nhưng nay khi đến cha mới thay đổi có họp hành tất ráo cả. Nghĩa là họ đòi hai triệu rưỡi, thế thôi.
Vì họ đã quyết. Nếu ai sống tại đây thì chỉ mất (chết) nếu là huyệt thì tám trăm nghìn đồng việt nam còn người nơi xa thì phải đóng đúng như vậy (là hai triệu rưỡi tiền việt nam dù chỉ hốt cốt của người thân mà thôi) vì còn giữ đất cho những người trong xứ ai mua thì có giá biểu của nó. Trớ trêu thay tôi nhờ người mail cho cha xứ là các ông trùm đã lấy tiền sau đó thì vợ con tôi ra chợ bao nhiêu người eo xèo làm nó về nó khóc.
Vì tôi là cựu chiến binh chính hiệu.
Nhưng thực tế chính bản thân tôi muốn thịt chúng chỉ vì cái hài cốt của ông già. Nhiều lúc tôi nghĩ ai cũng quá quắt kể cả tôi. Theo lẽ ông cụ đã yên bề thì thôi còn muốn khuậy lên chi cho rùm beng, khốn nỗi lại do mấy ông trùm khu ăn nói thiếu lễ độ. Nay tất cả mọi việc quay hết cả vào tôi, mình bèn phải chịu.
Tôi lặng yên cho tâm hồn thanh thản, bước qua nhà ông trùm hàng xóm chuyện đôi câu cho yên tĩnh tâm hồn, cho người yêu thương không hiểu lòng mình lắng xuống dù rằng tôi đang bực tức chuyện đó vô kể. Gặp nhau ông trùm khởi đầu:
-Chạy ngay sang ông có máy tính internet gửi thư lại đi.
-Nhưng tôi cũng yêu bố mẹ và tiền bạc như nhau chứ phải không ạ, tự nhiên đâu có đẻ ra tiền được, họ khác mình khác dù sao mình tiền bạc có hạn.
-Như vậy thì đừng tính chuyện chuyển cốt chi cho vất vả và tốn kém còn kêu ca gì nữa. Tôi chỉ việc mở nắp hòm bà cụ để vào đấy mà mất bằng ấy tiền ư? Hắn quay qua tôi mắt trợn lớn hơn:
-Chuyện nói thì vẫn nói, làm vẫn làm chứ cái ông này. Tôi đang định cho chúng một mẻ đó mà chúng chưa sập bẫy, là chờ chúng ký xác nhận và biên nhận tiền là xong thôi nhưng chúng cũng chẳng dám. Tôi hiểu thâm ý của hắn nên khi nói mặt hắn đanh lại mang nhiều dáng dấp của lính cụ Hồ bèn quay qua ông trùm bên cạnh nói lớn như bào chữa công khai cho giáo xứ:
-Nhưng anh mới đến thì phải chịu chấp nhận nội quy chứ.
-Tôi chấp nhận, vì anh tôi cũng là ông trùm và mấy anh khác cũng vậy nên bèn nín thinh, nhưng nín thinh thì mình cũng tức chứ hả ông? Một lúc không ai nói thêm gì thì xuất hiện vợ hắn đến, đã có tiếng ti toe ở xa:
- Gia đình mình toàn dòng họ trùm triếc mà anh nỡ muốn đối xử như người ngoài sao?
-Ai nói vậy hả bà?
-Thì tôi nói vậy. Hắn chưng hửng những tưởng là có kẻ nào dèm pha hoá ra lại chính bà vợ của mình không đồng ý như thế nên hắn bắt đầu hãi quay sang nói nhỏ như không muốn cho mọi người nghe:
-Thì bà cứ về thì tôi về, chứ sao nào. Cả hai rủ nhau bước về trên con đường vừa đi hắn vừa lủm bủm chẳng dám nói ra lời.
Mấy hôm sau Quang vác xác đến chỗ ngồi đa số và thường ngày là chỗ những ông trùm thường nói chuyện phiếm hắn ca củng và nói rằng:
-Các ông nói giúp dùm tôi kẻo không xong được:
-Nó khóc suốt buổi hôm qua, không thèm ăn cơm dù là tôi hết sức năn nỉ nó cuối cùng sợ ai chưa biết mà sợ vợ mình làm tôi phải xuống nước năn nỉ mãi mới xong việc. Chuyện đâu như ý ông. Tôi mới nghe được lm chân tín vừa cho ra một bán nguyệt san “tự do ngôn luận” mà ông ta dự trù dù rằng nó có thể chỉ sống được vài số phát hành nên như thế cuối cùng thì nhà nước hay nhà mình cũng chẳng khác chi nhau cả ông ơi!!!
Làm chưa chắc đã phát hành hay bán được đâu.
Suốt mấy ngày tôi đi tìm mua tờ bán nguyệt san đó nhưng chẳng thấy đâu có, chỉ thấy người ta hỏi lại:
-Vậy nó của người nước ngoài à, hay việt kiều?
Bao nhiêu người muốn ra tờ khác không có đề như thế mà vẫn bặt tăm, cái thời đại này nó thế cả mà.
-Không, vì đa số thấy chữ “tự do ngôn luận” làm sao có loại chữ đó ở cái xứ sở này mà tìm với kiếm.
Tôi ngồi vào chiếc ghế gần chỗ con khỉ cụt tay phải nói như tự khuyên nhủ:
Nói chi cho khó khăn nhau chi vậy, mà có lẽ thật đấy, tôi bảo nhỏ Quang đừng thất chí hay nản chí, lại nữa đừng quan tâm lắm về cụ việc tiền bạc chỗ gửi cốt, dù sao bố mình cũng đã yên vị thì cho qua hết đi nào, hắn gật gù nhưng tôi vẫn chưa hiểu sẽ hành động ra sao.

Mấy đứa trẻ đi học về qua đây trên chiếc xe chở hoa phượng báo cho nhiều người biết mùa hè đã về bị con khỉ giựt giỏ xe, vừa thích vừa sợ hét lên như còi tàu.
Quang nhỏ nhẹ hơn bao giờ sau cuộc xuống đường của vợ hắn bèn nói với tôi:
-Ông mail cho ông cha xứ dùm tôi đi kẻo không xong được với hắn rồi. Tôi ghẹo hắn:
-Cao lắm thì tối đến hắn khép lại chứ gì!
Không, tôi với nó là gia đình chẳng sao sớm muộn cũng xong, nhưng giáo xứ kìa mọi người coi tôi ra gì nữa. Tôi bèn nói:
- Ra gì là ra gì, phải thì thôi chứ, còn cái sĩ diện nữa ư?
-Nhưng sắp đến ngày Chúa chết rồi mọi người la ré lên như bị đóng đinh ý thì sao?
-Mấy trùm chú, bác sẽ chẳng coi tôi ra cái gì đâu, tôi đã phải chuyển từ trong khu xóm anh em cùng dòng, ra đây rồi, mua đất tứ xứ để sống với bàng dân thiên hạ, chẳng anh em, thánh tướng gì nữa, xa hẳn và chẳng thèm nghe theo họ như muốn điều khiển cả gia đình tôi nên chán chẳng theo ý của họ, họ bực, họ ghét, họ bàn nhau cách ly, tôi đã làm cho tôi luôn đề phòng họ vì họ hai mặt, một mặt thờ Chúa nhưng một mặt kính bà nhà, đến chán chẳng muốn nói nữa.
 
Sáng sớm thường gọi tôi dậy để lễ lậy, tôi bèn gắng gượng bò dậy, thân thể tôi như đì lại, chưa lanh lẹ mấy nên chúng sẽ làm như chúng cũng muốn đang xuống đường với tôi.
Trong lòng thì suy nghĩ buồn bực, sống với gia đình trong cảnh ép buộc như vậy sao chịu nổi, thà buông thả như xưa kia trong rừng hoang đãng vẫn ung dung tự tại sống cho đến giờ, kể cả những lúc vào bưng, rồi đi B cũng chẳng sao cơ mà. bỗng dưng tôi nhớ đến Chúa, bèn cầu xin nhỏ:
-Lạy chúa, nếu Chúa có thật trên thế gian này thì xin Chúa cho chúng con sự bình an trong lòng, để yên bề sống tốt làm gương cho các con, còn không, xin Chúa cho chúng con xum họp cùng nhau dưới địa ngục chẳng bao giờ ân hận hay hé môi phàn nàn phiền trách. Tôi lẩm bẩm mấy lời cầu xin nhân ngày Chúa chết rồi đi ngược lại phía đường trở về nhà không muốn ai lôi thôi đến câu chuyện ruồi bu của tôi nên thành ra vô tình đã quên đi việc gửi thư lại xin lỗi ông cha xứ.
Móc túi lấy cái kẹo nhỏ đưa cho con khỉ và nó cũng đưa tay cầm, tôi kéo lại vài lần rồi cho nó luôn.
Thật thích thú và vui nữa nó chẳng quan tâm chi hơn.
Thôi dù gì ngày an táng chúa cũng đã qua, chữ trùm trên đầu môi trôi đi theo ngay sau lễ phục sinh, sau cả những ngày ăn chay kiêng thịt, để sau đó có ngày nhậu nhẹt bí tỉ.
Cố gắng ngồi chơi với nó một lúc khi nó đưa miếng kẹo của tôi cho vào trong chỗ cằm cất tạm như dạ dầy mặt nó ùng ra như một cái bướu đến buồn cười, bên cạnh mấy đứa trẻ cười khúc khích làm tôi vui lây…
Tôi đang nghĩ đến chiều mai hay sáng cũng được, mọi người rủ nhau đi hôn chân chúa làm bằng gỗ hay thạch cao gì đó nhiều mùi thơm được cho vào chỗ lỗ đinh đóng, những mầu đỏ giả làm máu, những vết trầy giả, sần sùi làm những đứa trẻ khóc vì phát hãi sợ khi bố hay mẹ cố đưa con vào sát tận chân chúa giả làm khổ thằng bé Quang cũng cúi xuống sau khi quỳ cẩn thận.
Lòng vẫn còn nhuốm nhiều bụi trần và mang nặng chất quản lý đảng, tư tưởng của một cuộc đại hội vẫn đang áy náy trong lòng sẽ bầu bán ai, hay chỉ cho có và hầu như đã định sẵn hết cả rồi.
Thôi chán quá đi nói đến chuyện đó làm chi nữa.
Vào khoảng gần mười một giờ Quang đi nhanh và nhẹ như mèo.
Một thứ mèo hoang, mang nhiều tính chất phản bội dâng lên trong lòng Quang ấm ức vì chuyện tiền thì ít nhưng bức bối vì chuyện mấy ông trùm có nói với hắn:
-Tao tha tội cho mày. Quang ấm ức:
-Chúng đâu có là Chúa hay là cha mà sao tha tội?
Những câu hỏi đặt ra càng gây thêm trong lòng bất an Quang sợ mình sẽ sai đến tâm sự với vài người xóm ngõ:
-Các ông bà anh chị nghĩ coi, chúng làm gì mà dám nói tha tội cho tôi?
đa số hàng xóm kích thích, khuyến khích cho hắn lao đầu vào đấu tranh nên nói:
-Tìm ra lẽ cho chúng phải biết ăn năn và xin lỗi mình chứ anh.
Không suy nghĩ gì nhiều xốc nổi hắn bạo phổi nói:
-Hắn muốn thế thì được thế chứ có sao đâu các ông, bà.
Mặc dù hắn cũng suy nghĩ chính là vì bà vợ, lại nữa những ông anh, chú dì thường quay hướng chống đối với hắn và dâng trọn tất cả cho cha, luôn coi hắn như một đứa hoang đàng trắc nết cho nên toàn bộ gia đình không đồng ý với bất kỳ điều gì hắn làm cả. Quang cảm thấy cô đơn mà tất cả mọi sự việc đều dính líu tới ông cha (lm). Trong lòng hắn cũng đã có ý sẵn nhưng chưa thực hiện được đa phần lại do chính bà vợ hắn cản ngăn hoặc bằng cách này, khác. Tôi thấy Quang cũng suy nghĩ đến nhiều lần Quang vẫn chưa hài lòng.
Suy đi nghĩ lại chính là do vợ hắn gây lên cả, nhưng Quang chưa nhận chân sự việc.
Chiều đến Quang ghé thăm riêng cha xứ trước khi dọn lễ. Quang hỏi:
-Thưa, cha trước có cho con một ân đặc biệt là khi nào hài cốt bố con về thì không phải trả một giá bất kỳ thưa cha. Nay con thấy HĐGX lại cầm của con hai triệu rưỡi con ấm ức quá. Ông lm suy nghĩ hồi lâu gần đến lúc phải hành lễ mới nói:
-Thôi được cha ký cho biên nhận này con sẽ đưa đến ban hành giáo giải quyết cho xong vụ việc nhé.
Tờ giấy có theo qui định của bao nhiêu ghi trong tấp phiếu (card te de nett) của thường lệ. Đưa cho Quang rồi vội vã làm lễ cho mọi người theo thông lệ.
Không biết nghĩ mãi thế nào mà hắn chờ mãi đến xong việc thì Quang cúi dầu vào cha nói câu:
-Con xin cám ơn cha vạn bội. Vừa nói hắn vừa nhẹ hôn lên trên má người lm rồi quay ra tất tưởi bước đi.
Nghĩa là lm đã ký giấy tạm thu bớt lệ phí bề việc chôn cất cốt của bố hắn xong quay ra cám ơn và hôn xong là đi.
Tưởng như mọi việc đã xong đâu vào đấy.
Đến chiều, thật chiều tất cả mới rõ mồn một. Tức là hắn đã chuẩn bị tất cả để rồi đưa ông lm vào tròng.
Chưa ai nghĩ rằng sẽ có một ngày ông cha chánh xứ của mình lại bị hại do một thằng nửa nạc nửa mỡ, người không ra người ngợm không ra ngợm.
Đúng ra sự kết thúc sự việc đến đây thì cũng không hay lắm nhưng trong cuộc sống đa phần những hợp lý và bất hợp lý đều có ở cả trong ấy.
Câu ngày xưa người ta nói:
-Quân tử dễ phòng, tiểu nhân khó tránh.
Chuyện rồi cũng qua đi như cuộc chơi sinh thái của bằng nấy người. Vui cũng vui, ai buồn vẫn cứ buồn. Người đàn bà hỏi tôi:
-Bộ đồ vía đây hả, rồi ngồi xuống xắn kéo ống quần của tôi xuống thêm cho phẳng. Tôi chỉ nhìn và cười mĩm chi như e thẹn, như chưa làm bà ấy hài lòng trong cung cách nào đó trong sự ắp đầy phiền não luôn kề cạnh. Quang đã lò mò đến bên cha lúc nào mà tôi chẳng hề hay biết. Trong lúc nhiều người không chú ý thì Quang tiến đến hôn ông lm một cái rồi chạy như phải gió. Truyện đời ngẫm nghĩ nhiều éo le không thể nói thành lời.
Đến hôn cha xong sau đó kiếm cớ cho cha xứ xong đâu vào đấy để chiều có một anh (ca) của mặt trận đến mời lm xuống ủy ban làm việc.
Nhưng ai ngờ người ra đi không bao giờ trở lại, vì đã bị chính Quang xúc xiểm làm cho như là lũng đoạn dân chúng về tiền bạc cái nghĩa trang.
Chính ông lm cũng không ngờ câu chuyện chẳng đâu ra đâu. Chuyện thật như đùa nhưng lại thật. Bất chợt tôi, tôi nhớ đến những ụ đất xưa chuyện xẩy ra ở miền bắc là chuyện đắp mô cản đường cản người xe hơi chạy vì khi sáng tôi vào trong khu đang phát triển thăm lại Huynh trên con đường đầy ổ gà, thực tế đó là những con lươn bằng đất đã được đắp lên không giống con giáp nào, thường họ dùng để giảm tốc độ xe lại vì nơi này dân cư đông đúc lắm thường xuyên qua lại sợ xẩy ra tai nạn. Thì đã có người đến thộp cổ sau khi cha chánh xứ đã làm và ký cho chính hắn.
Cuộc đời qua vẫn qua nắng vẫn chiếu nắng rát trên đầu. Đất vẫn trơ phỗng như bao nhiêu người chờ sự bội phản và sự phản bội nào cũng có cái gíá phải trả của nó. Giống như (giuđa íscariốt) xưa bán chúa ba đồng.
Tôi viết bài này vào thời điểm mà chính quyền chưa thay đổi dù vừa họp Đại hội 9, dù có vừa họp chăng nữa vẫn trở lại tình trạng như vậy, tức vẫn như trước không thay đổi là bao nhiêu kể cả vụ bê bối to lớn làm cho dân chúng nản lòng là vụ PMU18, đa số vẫn giữ quyền cố hữu, chẳng thay đổi gì.
Chiều đến, tôi thay đổi cách ăn nói ngọt hơn với vợ kẻ sinh ra bất bình với nhau là điều tôi không muốn, sợ mọi người trong xứ buồn thì ít mà sợ với vợ buồn thì nhiều.
Cũng chiều gặp lại mấy thằng trùm trẻ.
Ông lm này lại ưa sử dụng đám lâu la trẻ có vẻ thông minh hơn lũ già trước nhiều nhưng ngang ngành bứa cũng nhiều, lại nữa chúng làm theo tùy hứng từ khi chúng biết chúng là ông trùm rồi chúng chẳng cần biết mình là ai nữa.
Quên đi, việc gì tới sẽ tới.
Nhưng ai dè chúng không thoát qua cửa ải thử thách của dân chúng, nay chúng đụng tôi muốn ngọng nghịu.
Nhưng thây kệ cuộc sống vẫn trôi và ngày tháng êm qua chẳng thở than hay câu mâu gì, chúng tự nhiên như người h/n chẳng cần biết nữa đó lại là điều tốt.
Chờ chúng sanh đẻ xong tức hiểu thế nào là cha mẹ.
Cũng may là sau khi Q ngượng nghịu sau khi làm những công việc lẽ ra không nên làm nay hắn đã làm thì bỏ qua.
Cái xóm ngõ của các ông trùm hai vợ nay biến thành ngõ các bà giá, làm cho tôi và một số ông trùm chẳng dám héo lánh nữa, vì bỗng dưng không đâu có một đứa lại có bầu, thành ra biến thành ngõ vắng của xóm vắng trong xứ đạo trong đó có trùm thánh thể, có tôi, có thường xuyên bước qua xóm đó để đàm đúm để chia vui xẻ buồn về những không đâu vào đâu của các ông trùm trẻ măng chưa biết đời đểu cáng ra sao muôn mặt ra sao.
Tức nhà thờ nhà thánh vẫn đi nhưng nếu cần thì vẫn cứ chửi rủa ầm, kiện như bị sắp hỏa thiêu. Chuyện rồi cũng qua đi, sau khi một anh chàng tự tử trên bàn thờ tại nghĩa trang có lẽ rồi cũng qua, nhưng chắc chắn rồi sẽ qua vì người đó là Quang, gây lên cho bao nhiêu thắc mắc kể cả chính quyền sở tại quay mặt hỏi, làm việc, tìm kiếm sự kiện tại sao gây lên câu chuyện tréo ngoe như vậy, nhưng rồi cũng qua đi với thời gian.
Một xứ đạo yên lành nay vang bóng sự chấp nê với con chiên làm anh chàng này nay phải hy sinh về dưới cõi âm chẳng ai hiểu nổi.
Chuyện đó dễ hiểu thôi, sức ép của xứ thì chí ít, mà của gia đình thì nhiều.
Vợ ra vẻ khóc chồng như mưa, những đứa trẻ nhầng nhầng khoảng hai mươi hoặc trên mỗi lần đi qua còn trêu ghẹo, còn châm chọc những câu như:

-Ông trùm Q nay vắng bóng làm mọi người phải buồn tủi chuyện đã qua thì cho qua, nhưng nay chưa qua được mấy ông bà trùm họ hàng anh em thiên kiến cũng hùa theo mắng rủa vô cùng thảm thiết, nào thằng ấy nó này nó nọ.v..v…
Những buổi chiều vào hè thường mưa nhiều, đường trở nên lầy lội.
 
Tôi cũng không thường xuyên sang chỗ ông trùm thánh thể chơi nữa. Câu chuyện vừa qua rối tung mù lên làm cho bao nhiêu người buồn lòng kể cả những người ngấm nghé muốn theo tôn giáo Thiên chúa để mong hòng cứu rỗi, mà họ nay lại linh cảm như bỉ chúng trơ tráo làm phiền và vật vã nhiều trong cuộc sống nên họ cũng tạm quên đi như cơn gió thoảng, từ đó chẳng ai muốn nhắc đến câu chuyện đó nữa, nhưng như nó đã niêm yết vào hồn chẳng thể quên được em trai tôi khuyên:
-Anh tạm quên hết cho đầu thanh thản, tất nhiên tôi bỏ qua hết nhưng nó cứ vương vào đầu tôi hình ảnh, cả cách ăn nói của một đứa bội phản chẳng quên mà đã mang danh trong cái xóm các ông trùm hai vợ nay biến thành cái khu các bà già nay cũng đã trở thành những bà hiền mẫu, noi gương cho mọi người nhìn vào.
 
 
 
thái san
 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 05.03.2008 21:03:26 bởi ttv2007 >
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9