Ninh Bình
Sông Hoá 11.03.2008 18:18:47 (permalink)
#1
    Sông Hoá 11.03.2008 18:25:40 (permalink)
    Tỉnh Ninh Bình
     
    Ở vị trí điểm mút của cạnh đáy tam giác châu thổ sông Hồng, nên địa hình Ninh Bình bao gồm cả ba loại địa hình. Vùng đồi núi hay còn gọi là vùng "bán sơn địa" ở phía TâyTây Nam bao gồm các huyện Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, phía Nam giáp Thanh Hoá là Tam Điệp còn gọi là vùng đồi núi Đồng giao); vùng đồng bằng và vùng ven biển ở phía Đông và phía Nam. Ninh Bình có bờ biển dài 18km. Bờ biển Ninh Bình hàng năm được phù sa bồi đắp lấn ra trên 100m.
    Năm 2003 Diện tích:1.400 km², khoảng 900.000 người với mật độ dân số 643 người/km². Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có hai tôn giáo chính là: Phật giáoThiên chúa giáo. 15% dân số theo đạo Thiên chúa.
    Ninh Bình có 1 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện trực thuộc là:




     Lịch sử


    Ninh Bình xưa thuộc bộ Giao Chỉ, một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Qua các đời nhà Hán, Lương, Đường lần lượt thuộc châu Trường Yên, châu Trường. Năm 968, vua Đinh Tiên Hoàng dẹp xong loạn 12 sứ quân lên ngôi hoàng đế đóng đô tại Hoa Lư và đặt tên nước là Đại Cồ Việt. Năm 1010 kinh đô là Thăng Long, Ninh Bình nằm trong phủ Trường Yên, sau đổi là châu Đại Hoàng vào cuối thế kỷ 12. Đời nhà Trần đổi thành lộ, rồi lại đổi thành trấn Thiên Quan. Đời Lê Thái Tông (1434-1439), Ninh Bình sáp nhập vào Thanh Hóa; thuộc trấn Sơn Nam đời vua Lê Thánh Tông; rồi lại thuộc về Thanh Hóa cho tới đời vua Minh Mạng.
    Về mặt quân sự, Ninh Bình cũng giữ một vị trí then chốt vì đèo Ba Dội nằm trong dãy Tam Điệp là một cửa giao thông hiểm yếu giữa Ninh Bình và Thanh Hóa, dùng đường bộ từ Thăng Long vào Thanh Hóa hay từ Đàng Trong ra Đàng Ngoài, người ta phải vượt đèo này.
    Năm 1873, Pháp chiếm đóng Ninh Bình, sau đó họ rút lui nhưng trở lại chiếm đóng lần thứ hai vào năm 1887. Năm 1886, có Đốc Tâm chỉ huy dân quân, được rất đông đồng bào Mường tham dự, tấn công quân Pháp nhiều trận, gây cho Pháp nhiều thiệt hại nặng nề, nhất là trận đánh ở huyện Nho Quan trong tỉnh. Cũng tại Nho Quan, vào ngày 7 tháng 1 năm 1915, quân Việt Nam Quang Phục Hội đã đánh chiếm các đồn bót của Pháp.

    Thay đổi hành chính


    Thời nhà Nguyễn, địa bàn tỉnh Ninh Bình ngày nay là 2 phủ Trường Yên (gồm 3 huyện Gia Viễn, Yên Khang, Yên Mô) và Thiên Quan (gồm 3 huyện Phụng Hóa, Yên Hóa, Lạc Thổ).
    Năm 1831, Ninh Bình trở thành một trong số 13 tỉnh ở Bắc Kỳ.
    Năm 1949, tỉnh Ninh Bình có 6 huyện Yên Khánh, Nho Quan, Kim Sơn, Gia Khánh, Gia Viễn và Yên Mô, với 135 xã, thuộc Liên khu 3. Sáu huyện vẫn giữ nguyên cho đến khi tỉnh Ninh Bình hợp nhất với tỉnh Nam Hà thành tỉnh Hà Nam Ninh theo Nghị quyết của Quốc hội khóa V, kỳ họp thứ 2 ngày 27/12/1975.
    Ninh Bình được tái lập theo Nghị quyết của Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 10 ngày 26/12/1991. Khi tách ra, tỉnh Ninh Bình có diện tích 1.386,77 km², dân số 787.877 người, gồm 2 thị xã Ninh Bình (tỉnh lị), Tam Điệp và 5 huyện Kim Sơn, Gia Viễn, Hoa Lư, Tam Điệp, Hoàng Long.
    Ngày 23/11/1993, huyện Hoàng Long đổi lại tên cũ là huyện Nho Quan.
    Ngày 4/7/1994, huyện Tam Điệp đổi lại tên cũ là huyện Yên Mô và tái lập huyện Yên Khánh từ 10 xã của huyện Tam Điệp cũ và 9 xã của huyện Kim Sơn.

     Khí hậu

    Ninh Bình nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa: mùa nóng, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10; mùa lạnh, khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau.
    • Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.700-1.800 mm
    • Nhiệt độ trung bình: 23,5°C
    • Số giờ nắng trong năm: 1.600-1.700 giờ
    • Độ ẩm tương đối trung bình: 80-85%


    Giao thông
    Ninh Bình là một điểm nút giao thông quan trọng:


     Kinh tế
    Ninh Bình có vị trí quan trọng của vùng cửa ngõ miền bắc và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Ninh Bình là nơi tiếp nối giao lưu kinh tế và văn hoá giữa lưu vực sông Hồng với lưu vực sông Mã, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ với vùng núi rừng núi Tây Bắc.
    Ninh Bình là một tỉnh có xuất phát điểm thấp hơn so với các tỉnh cùng khu vực đồng bằng sông Hồng vì là tỉnh giao thoa giữa miền núi và đồng bằng. Thế mạnh kinh tế của tỉnh là các ngành công nghiệp vật liệu xây dựng và du lịch.
    Trong những năm gần đây kinh tế Ninh Bình liên tục tăng trưởng ở mức 2 con số, Năm 2005 chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh xếp thứ 41/42, năm 2006 vươn lên xếp thứ 18/64 và năm 2007 xếp thứ 24/64, đứng thứ 5 ở miền Bắc. Năm 2007, Ninh Bình là một trong những tỉnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn của Việt Nam. Đứng thứ 13/64[1]
    Năm 2007 thu ngân sách đạt 1.140 tỷ đồng, là tỉnh thứ 26/64 đạt mức thu 1000 tỷ. Thành tích khá cao nếu so với diện tích và dân số chỉ đứng thứ 56/64 và 43/64 trên toàn quốc.
    Cơ cấu kinh tế trong GDP năm 2007: Công nghiệp - xây dựng: 40%; Nông, lâm - ngư nghiệp: 26%; Dịch vụ: 34%

    Công nghiệp
    Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng năm 2007 đạt 20,3%. Tính đến năm 2005, toàn tỉnh có 22 khu công nghiệp, cụm công nghiệp với diện tích 880 ha trong đó có các khu công nghiệp lớn như: khu công nghiệp Tam Điệp, khu công nghiệp Ninh Phúc, khu công nghiệp Gián Khẩu, v.v, với tăng trưởng công nghiệp khá cao.
    Nghề thủ công truyền thống: thêu ren ở Hoa Lư, dệt chiếu và làm hàng cói mỹ nghệ ở Kim Sơn, Yên Khánh..., đan lát mây tre ở Gia Viễn, Nho Quan, sản xuất đồ đá mỹ nghệ ở Ninh Vân (Hoa Lư).

    Nông nghiệp
    Ninh Bình có lợi thế phát triển ngành nông nghiệp đa dạng nhiều thành phần.
    Các vùng chuyên canh nông nghiệp chính của tỉnh: vùng nông trường Đồng Giao chuyên trồng cây công nghiệp như cây dứa thơm, vùng Kim Sơn trồng cây cói làm chiếu và các mặt hàng mỹ nghệ khác, vùng biển Kim sơn nuôi tôm sú, nuôi cá và nuôi lợn.

      Dịch vụ
    Ninh Bình có vị trí thuận lợi cho phát triển lưu thông hàng hóa với các địa phương khác trong cả nước.
    Về du lịch, Ninh Bình có điều kiện phát triển đa dạng các loại hình du lịch: sinh thái, văn hoá, nghỉ dưỡng, mạo hiểm, thể thao.
    Về thể thao, giải trí, Ninh Bình có những công trình thể thao cấp quốc gia là nhà thi đấu Ninh Bình và sân vận động Ninh Bình.
    Ninh Bình đang có nhiều nỗ lực kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực du lịch, dịch vụ. Tỉnh coi đây là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn. Tốc độ tăng giá trị sản xuất các ngành dịch vụ đạt 16%

     Văn hoá, thể thao
    Ninh Bình từng là kinh đô của nước Đại Cồ Việt, mảnh đất gắn với sự nghiệp của ba triều đại Đinh - Lê - Lý với các tên tuổi Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại HànhLý Công Uẩn.


     Di tích lịch sử, Danh thắng


    Bài chi tiết: Du lịch Ninh Bình





    Phong cảnh Ninh Bình
    Ninh Bình có tiềm năng du lịch rất lớn, nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng như:

    Hiện nay Ninh Bình có 2 khu du lịch đã và đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản thế giới:


     Đặc sản
    Đặc sản Ninh Bình nổi tiếng gồm có các món ăn chế biến từ thịt Dê núi Ninh Bình; Rượu Kim SơnCơm cháy Ninh Bình. Chủ yếu phát triển mạnh dọc theo tuyến quốc lộ 1A
    Trong các đặc sản Ninh Bình thì thịt dê núi Ninh Bình là nổi tiếng và độc đáo nhất. Thịt dê Ninh Bình ngon hơn các vùng khác vì:
    • Dê ở đây nuôi trên núi đá vôi, ăn đa dạng các loại lá cây nên thịt săn chắc hơn so với dê thả đồi.
    • Món ăn từ thịt dê được đi kèm với các loại rau thơm địa phương như lá đinh lăng, lá mơ, lá sung.
    • Thịt dê Ninh Bình được địa phương xây dựng thành món ẩm thực đặc trưng, đậm đà hương vị sông núi quê hương, được kế thừa truyền thống với những bí quyết riêng, biến thịt dê thành món đặc sản nổi tiếng giống như món phở bò ở Nam Định, bánh đậu xanh Hải Dương hay nem chua Thanh Hóa.






    Địa lý

    Tỉnh lỵ
    Thành phố Ninh Bình

    Miền
    Bắc Bộ

    Diện tích
    1.400 km²

    Các thị xã / huyện
    6 huyện và 1 thị xã

    Nhân khẩu

    Số dân (2003)
    • Mật độ
    900.000 người
    643 người/km²

    Dân tộcViệt, Mường

    điện thoại  30

    Mã bưu chính: 40

    ISO 3166-2  VN-18

    Website  [1]

    Bảng số xe:  35


    http://vi.wikipedia.org/wiki/Ninh_B%C3%ACnh
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 11.03.2008 18:37:57 bởi Sông Hoá >
    #2
      Sông Hoá 13.03.2008 07:27:49 (permalink)
      #3
        Sông Hoá 13.03.2008 07:38:54 (permalink)
        Nhà thờ Phát Diệm

        Nhà thờ Phát Diệm, hay Nhà thờ đá Phát Diệm, là một quần thể các nhà thờ Thiên Chúa giáo lớn tại xã Lưu Phương, thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, nằm cách Hà Nội khoảng 120 km về hướng Nam. Đây là một công trình lớn, được xây dựng bằng đágỗ. Nhà thờ Phát Diệm được khởi công vào năm 1875 và đến năm 1898 thì cơ bản hoàn thành. Nét độc đáo của công trình này là mặc dù là nhà thờ Thiên Chúa giáo nhưng nó mô phỏng theo những nét kiến trúc đình chùa truyền thống của Việt Nam.

        Nhà thờ được xây dựng với trình độ kỹ thuật và điều kiện giao thông của những năm cuối thế kỷ 19. Từ hướng Nam đi vào nhà thờ Phát Diệm gồm các phần: Ao hồ, Phương Ðình, Nhà thờ lớn, ba hang đá nhân tạo và nhà thờ đá.
         
        http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_th%E1%BB%9D_Ph%C3%A1t_Di%E1%BB%87m



        <bài viết được chỉnh sửa lúc 25.06.2008 07:47:47 bởi Sông Hoá >
        #4
          Sông Hoá 18.03.2008 07:09:11 (permalink)
          Núi thơ Dục Thuý
          Thứ ba, 18/03/2008 6:55
           
          Nằm nghiêng mình bên ngã ba sông Đáy sông Vân của thành phố Ninh Bình, Dục Thuý không chỉ là “cảnh tiên nơi cõi tục” mà còn là núi thơ với “thơ phú anh hoa đầy vách gấm” làm mê hồn bao du khách.





          Trên đỉnh Dục Thuý
          Đến với núi Dục Thuý là đến với bảo tàng thơ Hán Nôm - một bảo tàng thi ca của tạo hoá rất sống động và phong phú giữa đất trời. Vào đời Trần, Trương Hán Siêu tự là Thăng Phú, hiệu là Đôn Tẩu - người con của đất Ninh Bình đã khởi tạo nên bảo tàng thơ này, khai sinh ra truyền thống khắc thơ vào núi đá. Bài thơ đầu tiên ông khắc vào vách núi có tên là Núi Dục Thuý ngợi ca vẻ đẹp của núi và khát vọng tha thiết muốn trở về với quê hương vì sự quyến rũ của phong cảnh Dục Thúy tươi đẹp: Sắc núi còn xanh ngắt, Lâu rồi, người vẫn đi/ Lòng sông in bóng tháp, Tầng thẳm cửa thôi che/ Từ cách xa đời tục, Mới hay điều thị phi/ Năm Hồ trời đất rộng, Bến cũ khi nào về? (Băng Thanh dịch).
           
          Đến triều Lê, vua Thánh Tông khi ở Vĩnh Lăng (Thanh Hoá) trở ra, cũng dừng thuyền lên thăm núi Dục Thuý, cảm thán trước cảnh đẹp của thiên nhiên và những bài thơ trên vách núi, đã làm bài Đề núi Dục Thuý, cho khắc ở phía tây của ngọn núi nhô cao ở phía đông. Vua Tự Đức triều Nguyễn đến thăm núi cũng đề thơ vào vách đá. Có thể nói không một ngọn núi nào trên đất nước ta lại gắn với nhiều triều đại phong kiến Việt Nam như núi Dục Thuý.
           



          Một bài thơ được khắc ở Dục ThuýNúi Dục Thuý Thơ phú anh hoa đầy vách gấm – thơ của các tao nhân mặc khách khắc hàng nối hàng như: Ngô Thì Sĩ, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Huy Oánh, Bùi Văn Dị, Phạm Bá Huyền... Núi đã mài mòn nét bút của bao hào kiệt. Dục Thuý là núi thơ - một tuyển tập thơ có một không hai ở đất nước ta, chứa đựng những bài thơ có một không hai ở đất nước ta, chứa đựng những bài thơ hay trong bảy thế kỷ qua. Núi được khắc khoảng hơn 40 bài thơ, đó là những bức thông điệp vô giá lưu truyền trường tồn cho các thế hệ mai sau, giữ hộ con người bao điều sáng chói diệu kỳ, đã tô điểm, trang trí thêm cho núi có phần cổ kính, trang nghiêm và trí tuệ hơn. Đó cũng là giá trị văn hoá thể hiện tài năng sáng tạo, kỹ thuật tinh xảo, điêu luyện của các nghệ nhân khắc đá xưa. Bất luận thời gian, trải qua bao độ phong sương, mưa nắng của đất trời, những bài thơ chữ Hán, chữ Nôm, nét chữ to, nét chữ nhỏ, khắc trên vách núi vẫn chưa mờ. Như những tác phẩm điêu khắc tạo hình hoàn chỉnh cho cái đẹp của núi, cuốn hút du khách lòng không muốn rời, chân không muốn bước để say trong cảnh núi sông tuyệt mỹ.
           
          Từ đỉnh núi thấy mây trời tuyệt đẹp và cõi lòng lắng xuống để thả bay trong gió những lo toan của đời thường.
           
          Thu Thơm
          (Thế giới Ảnh)

          http://www.quehuong.org.vn/vi/nr050307131435/nr050106094245/nr050112153408/ns080118132515
          #5
            Sông Hoá 26.03.2008 08:12:57 (permalink)
             Cố đô Hoa Lư



            Tác giả: Nguyễn Văn Trò

            NXB Văn Hóa Dân Tộc, năm 1998

            I-Người mở nền chính thống

            Đến thăm cố đô Hoa Lư thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình du khách sẽ thấy ở gian chính giữa đền vua Đinh có tấm biển ghi 3 chữ sơn son thiếp vàng lộng lẫy: "Chính thống thủy" (Mở nền chính thống). Với con mắt của các nhà nho xưa, Đinh Bộ Lĩnh được xem như người mở đường cho Nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền ở Việt Nam.

            Đinh Bộ Lĩnh sinh vào khoảng năm 924[1] ở làng Đại Hữa, châu Đại Hòng, nay là xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, là con trai ông Đinh Công Trứ, thứ sử Hoan Châu (Nghệ An). Nhân dân địa phương lưu truyền câu: "Đại Hữu sinh vương, Điềm Giương sinh thánh" (nghĩa là làng Đại Hữu sinh ra vua Đinh, làng Điềm Giương tức Điềm Giang sinh thánh Nguyễn Minh không). Làng Đại Hữu xưa có 3 thôn là Văn Đồng, Văn Hà và Vĩnh Ninh, thuộc xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình ngày nay. Cha mất sớm, Đinh Bộ Lĩnh cùng mẹ về ở cạnh đền sơn thần, nay là đền Long Viên (vườn rồng) thôn Mỹ Hạ, xã GiaThủy, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Hàng ngày Đinh Bộ Lĩnh đi chăn trâu cắt cỏ cho chú là Đinh Thúc Dự. Tương truyền Đinh Bộ Lĩnh chăn trâu ở cánh đồng Hoa Lư và đồng Rộc Xéo, tập trận cờ lau ở thung Lau (động Hoa Lư), thung Lá, thung Lụi, nghĩa là vùng tả ngạn và hữu ngạn sông Bôi thuộc xã Gia Thủy, huyện Nho Quan và xã Gia Hưng, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

            Là con thứ sử Hoan Châu, lại có chí lớn, Đinh Bộ Lĩnh được lũ trẻ tôn lên làm trưởng. Lũ trẻ thường "khoanh tay làm lễ, lấy hoa lau làm cờ, đi hai bên Bộ Lĩnh để rước như nghi vệ thiên tử" (Toàn Thư). Nhân dân còn lưu truyền Bộ Lĩnh đã:

            Đặt ra có ngũ có dinh
            Có quân túc vệ, có thành tứ vi
            Trên thì bảo điện uy nghi
            Bên ngoài lại sẵn đan trì tứ môn

            Các cụ già trong thôn thấy thế bảo nhau rằng: "Thằng bé này khí độ khác thường, tất có thể cứu đời yên dân, lũ ta nếu không theo sớm, ngày khác tất hối là sẽ muộn" (Việt Sử Lược) rồi cho con em đi theo rất đông, lập làm trưởng ở sách Đào Áo[2] nay là thôn Uy Viễn xã Yên Sơn và thôn Uy Tế xã Ga Hưng, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Nhân dân địa phương còn lưu truyền: "Đào Uy, Đào Úc định quân thần".

            Sau khi Ngô Quyền mất, các sứ quân lần lượt nổi lên, chiếm giữ các nơi, sử gọi là loạn mười hai sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh đã cùng với các bạn tập trận cờ lau, lấy động Hoa Lư làm căn cứ ban đầu của mình.

            Động Hoa Lư còn gọi thung Lau hay thung Ông thuộc xã Gia Hưng, rộng 16 mẫu nằm trong sơn khối đá vôi tù Hòa Bình đổ về, cách sông Bôi khoảng 2km về phía đông. Đây là một thung lũng khá hiểm trở núi non bao bọc bốn bề, lối vào chỉ có một quèn nhỏ cao khoảng 30m, phía ngoài động có đầm Cút như một con hào thiên nhiên chắn giữ, từ đây có thể nhanh chóng tiến ra vùng đồng bằng ven sông Đáy, sông Hồng và có thể theo đường núi rút về các thung lũng đá vôi.

            Trong khi Đinh Bộ Lĩnh chiếm dộng Hoa Lư thì người chú Đinh Thúc Dự cũng chiếm sách Bông, nay là thôn Văn Bòng[3], xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình để chống lại Đinh Bộ Lĩnh. Bấy giờ cả hai lực lượng đều còn nhỏ, trong một trận chiến Đinh Bộ Lĩnh bị thua. Đinh Bộ Lĩnh chạy đến cầu Đàm Gia Loan, nay là thôn Đàm Xá, xã Gia Tiến, huyện Gia Viễn. Cầu bị gãy, suýt bị đâm, toát được là nhờ bạn cứu. Đó là cơ sở của thuyết rồng vàng chở Đinh Bộ Lĩnh qua sông và chú lạy cháu.

            Sau đó Đinh Bộ Lĩnh thu nhặt tàn quân, lại đánh thắng được, thế là từ đó Đinh Bộ Lĩnh đã làm chủ được vùnh đất thuộc huyện Gia Viễn và Nho Quan ngày nay.

            Đến năm 951 lực lượng của Đinh Bộ Lĩnh đã khá mạnh đến nỗi Xương Văn, Xương Ngập đem quân đánh hàng tháng trời không thắng được, bèn bắt Đinh Liễn đang làm con tin, treo lên sào mà nói rằng: "Nếu không hàng sẽ giết Liễn". Đinh Bộ Lĩnh tức giận nói: "Bậc đại trượng phu chỉ lập công danh cho được, há lại bắt chước đàn bà mà thương tiếc con ư" (Toàn Thư) bèn cho mười mấy tay cung nỏ nhằm Liễn mà bắn. Xương Văn, Xương Ngập sợ quá rút quân về.

            Năm 954 Thiên Sách Vương Xương Ngập mất, đến năm 965 Nam Tấn Vương Xương Văn cũng mất, các lực lượng cát cứ nổi lên khắp nơi:

            -Kiều Công Hãn chiếm giữ Phong Châu (Việt Trì và Lâm Thao, Phú Thọ)
            -Kiều Thuận hay Kiều Lệnh Công chiếm Hồ Hồi (sông Thao, Phú Thọ)
            -Nguyễn Khoan hay Nguyễn Thái bình chiếm giữ Tam Đái (Yên Lạc, Vĩnh Phúc)
            -Ngô Nhật Khánh hay Ngô Lãm Công chiếm giữ Đường Lâm (Ba Vì, Hà Tây)
            -Lý Khuê chiếm giữ Siêu Loại (Thuận Thành, Bắc ninh)
            -Lã Đường hay là Lã Tá Công, giữ Tế Giang (châu Giang, Hưng Yên)
            -Nguyễn Siêu hay là Nguyễn Hữu Công, giữ Tây Phù Liệt (Thanh Trì, Hà Nội)
            -Phạm Bạch Hổ giữ Đằng Châu (Kim Động, Hưng Yên)
            -Trần Lãm hay Trần Minh Công chiếm giữ Bố Hải Khẩu (Vũ Tiên, Thái Bình)
            -Vua Ngô là ngô Xương Xí con Xương Ngập cũng lui về giữ bình Kiều (Triệu Sơn, Thanh Hoá) tự coi mình như một sứ quân

            Sử gọi là loạn 12 sứ quân, đi ngược lại nguyện vọng hòa bình, thống nhất đất nước của nhân dân ta.

            ______________________________________
            [1]Sử cũ đều ghi Đinh Tiên Hoàng mất năm 979. Sách Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Việt sử ký tiền biên, Cương Mục đều ghi Đinh Tiên Hoàng thọ 56 tuổi, riêng sách Việt Sử lược ghi thọ 55 tuổi.

            [2]Sách là tên chỉ một đơn vị hành chính tương đương với một hay vài bản làng.

            [3]Ngày nay thôn Văn Bòng còn có xóm Văn Bông là địa danh của sách bông
            #6
              Sông Hoá 07.05.2008 08:33:46 (permalink)
              Đặc sản Ninh Bình nổi tiếng gồm có các món ăn chế biến từ thịt dê núi Ninh Bình; rượu Kim Sơn và cơm cháy Ninh Bình. Chủ yếu phát triển mạnh dọctheo tuyến quốc lộ 1A. Trong các đặc sản Ninh Bình thì thịt dê núi Ninh Bình là nổi tiếng và độc đáo nhất. Thịt dê Ninh bình ngon hơn các vùng khác vì - Dê ở đây nuôi trên núi đá vôi, ăn đa đạng các lọai là cây nên thịt săn chằc hơn so với dê càc nơi khác - Món ăn từ thịt dê được đi kèm vớ các lọai rau thơm địa phương như lá đinh lăng, lá mơ, lá sung - Thịt dê Ninh Bình được dịa phương chề biến nấu thành món ăn dặc trưng, đậm đà hương vị sông núi quê hương, được kế thừa truyền thống với những bí quyết riêng, biến thịt dê thành món dặc sản nôi tiếng của quê hương.
              #7
                Chuyển nhanh đến:

                Thống kê hiện tại

                Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
                Kiểu:
                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9