Phong Tục Tây Tạng
Quang Khôi 23.03.2008 21:29:07 (permalink)

Bài này là Sách Siêu sưu tầm được.  Mọi người cùng xem nhé....


Một trong những phong tục lạ lùng, mang nhiều màu sắc Tây Tạng nhất là tục chôn cất người chết. Ở Tây Tạng, vì lí do địa hình: đất núi cằn cỗi và lớp đất mềm phủ trên đá cứng quá mỏng nên ko thể chôn cất người chết theo kiểu địa táng như nhiều nơi trên thế giới vẫn làm. Người ta cũng ko dùng phương pháp hỏa táng vì cây gỗ ở đây rất hiếm và rất đắt. Muốn có đủ gỗ, người ta phải nhập từ Ấn Độ, và việc này đối với đại đa số người dân Tây Tạng là vượt quá khả năng kinh tế của họ. Họ cũng ko thể dùng phương pháp thủy táng như các dân tộc ở các hòn đảo Nam Thái Bình Dương, vì Tây Tạng là xứ sở ở sâu trong lục địa, ko có hải phận như các nước khác. Chỉ còn một cách là huyền táng, tức là treo quan tài lên trên những vùng núi cao, và điểu táng là cho các loài chim kên kên ăn thịt xác chết. Cách chôn theo kiểu “điểu táng” là phổ biến nhất, được mô tả lại trong nhiều tác phẩm của các nhà thám hiểm.

Còn có một cách “chôn người” khác, rất đặc biệt và rất huyền bí mà ít có người biết đến, đó là kim táng, tức là một kiểu mạ vàng lên xác chết. Khác với kiểu “điểu táng” dành cho những thường dân và những người ko có chức vụ quan trọng trong giáo đoàn Tây Tạng, kim táng là một kiểu chôn đặc biệt dành cho các vị Lạt Ma trưởng, tức là những đấng hóa thân, theo quan niệm tôn giáo của người Tây Tạng. Một quan niệm ảnh hưởng từ Phật giáo, vàng tượng trưng cho những gì tôn quý nhất (có thể liên tưởng đến những từ Phật giáo như kim ngôn, kim thần, kim khẩu, kim tạng). Kim tạng tức là kho vàng dùng để chỉ Phật tánh, vì thế, khi các vị Lạt Ma trưởng , những người đã luyện cho tâm hồn của mình thành một thứ “vàng”, mất đi, tức là linh thể đã rời bỏ xác thể, thì có thể phục hồi lại linh thể này bằng cách mạ một lớp vàng lên xác chết. Trong trường hợp này, vàng ko chỉ có chức năng bảo vệ cho thể xác được trường tồn, mà còn có một ý nghĩa tượng trưng về mặt tinh thần, chỉ sự bất hư hoại của linh hồn.

Kĩ thuật mạ vàng xác chết của người Tây Tạng rất đặc biệt và đến nay nó vẫn còn là một bí ẩn. Theo lời thuật lại của Lobsang Rampa, một vị Lạt Ma Tây Tạng đã từng tận mắt chứng kiến và tham gia vào việc kim táng này, thì quá trình chôn cất đặc biệt có thể chia làm 3 giai đoạn như sau:

Giai đọan thứ nhất: Khi một vị Lạt Ma trưởng từ giã cõi trần để bước qua cõi tinh thần thì thi hài của vị này được ướp bằng một thứ hương liệu đặc biệt có tác dụng tấy hết các mùi ô uế của tử thi và giữ xác trong một thời gian dài (Tây Tạng cũng là một xứ nổi tiếng về hương liệu đã từng xuất khẩu xạ hương sang các nước láng giềng như Ấn Độ, Trung Quốc). Nếu thi hài của các vị này ko được đặt trong một cái hòm thủy tinh để trưng bày trong các đền thờ thì sẽ được đem đi mạ vàng và để ở một nơi rất bí mật, sâu tận trong lòng đất.

Sau khi làm lễ long trọng trong thánh thất của tu viện, thi hài của vị Lạt Ma trưởng được để ngồi theo tư thế kiết già và đưa xuống dưới lòng đất sâu theo một đường hầm bí mật ít người biết đến, xuyên qua một cánh cửa ít khi dùng. Mãi một lúc thật lâu, thi hài mới được đưa tới một gian phòng lạnh lẽo, và ở đây thi hài được tắm rửa sạch sẽ, người ta sẽ móc tất cả lục phủ ngũ tạng cho vào một cái vại riêng và niềm chặt lại. Phần thân thể, trong mình, được rửa thật kĩ lưỡng, để cho khi khô ráo, người ta sẽ đổ vào đấy một thứ nhựa thật đặc biệt. Thứ nhựa này có tác dụng chống lại sự thối rửa của thể xác và giữ cho thi hài có vẻ tự nhiên hnư khi còn sống. Sau đó người ta nhồi thêm vào các đồ tơ lụa và luôn giữ cho thể xác có hình dáng thật giống như khi còn sống. Người ta lại đổ thêm chất nhựa vào, một thời gian sau, thứ nhựa này sẽ đông đặc lại và như thế là thi hài đã giữ đúng dáng vẻ khi còn sống, ko bị tóp khô lại vì mất hết nước, như đối với các thi hài ướp theo kiểu thông thường khác. Tử thi được tiếp tục phết lên một lớp nước thuốc đặc biệt, rồi được bó lại bằng những băng lụa rất mịn.

Giai đọan thứ hai: Khi tử thi đã hoàn toàn khô ráo và trở nên cứng rắn, người ta mang tử thi vào một phòng khác, gọi là phòng ướp xác. Thật ra phòng này là một cái hỏa lò dùng để nung (chứ ko phải đốt) thi hài ở nhiệt độ cao. Tử thi được đặt ngồi giữa hỏa lò. Người ta nhồi vào lò một thứ tạp chất gồm muối, các loại dược thảo và khoáng chất, sau đó lửa được đốt lên và cháy suốt một tuần lễ. Đến cuối ngày thứ bảy, ko đốt thêm lửa nữa và đến ngày thứ 11, nhiệt độ trong phòng trở lại bình thường. Các nhà sư thay nhau cạo sạch chất bột đã đặc cứng ở trong phòng. Khi các tảng muối và các tạp chất giòn tan khác đã được gỡ xong, thi hài hiện ra và vẫn ngồi chính giữa theo tư thế liên hoa, Người ta cẩn thận nhấc xác lên, đem trở lại căn phòng thứ nhất và bắt đầu giai đoạn thứ ba.

Giai đoạn thứ ba: Lúc này các băng lụa bao bọc thi hài được gỡ ra và lại được phết thêm một lớp nhựa mới. Trong cái xác giống như một người đang ngồi trong tư thế thiền và có thể mở mắt ra, hoặc đứng dậy bất cứ lúc nào. Công việc quan trọng nhất trong giai đọan này là mạ vàng được bắt đầu. Để làm việc này, cần phải nhờ đến các nhà sư chuyên môn, có tay nghề. Với một kĩ thuật có tính bí truyền, các nhà sư này từ từ phết lên tử thi nhiều lớp vàng tinh lọc, mịn màng và tinh nhuyễn nhất. Họ làm việc rất tỉ mỉ, chăm chú, không bỏ sót một chi tiết nhỏ nào. Nhìn họ làm việc, người ta có cảm giác đây là những người thợ đặc biệt được phái tới từ một cõi huyền bí nào đó, với nhiệm vụ rất ít người có thể làm được là mạ vàng một xác chết.

Khi công việc được hoàn thành, xác chết đã trở thành một hình tượng bằng vàng trông thật sống động, không có vẻ gì là một xác chết. Kĩ thuật ướp xác và mạ vàng tử thi của người Tây Tạng đã đạt đến trình độ siêu đẳng, vượt qua cả kĩ thuật của người Ai Cập. Cuối cùng, xác ướp được đưa đến một cái phòng đặc biệt gọi là phòng các Đấng hóa thân và đặt trên một chiếc ngai cũng bằng vàng. Theo tiết lộ của vị Lạt Ma Lobsng Rampa, hiện có 98 xác ướp mạ vàng ở phòng các Đấng hóa thân, nhiều xác đã tồn tại từ thời kì tiền sử của nhân loại. Giống như những hình người bằng sáp trong Viện bảo tàng ở Luân Đôn, những xác ướp này ngồi sắp hàng như những vị thẩm phán nghiêm minh và xuyên qua những đôi mắt hé mở, có vẻ như họ đang quan sát như sa đọa và tội lỗi của con người thời hiện đại.

Có thể nói rằng toàn bộ lịch sử bí ẩn của Tây Tạng gắn liền với các xác ướp có một ko hai trên....


http://www.luongsonbac.com/forum/archive/index.php?t-134259838.html






Quận Chúa Quỳnh Anh
11-01-2005, 11:40
Còn theo như QA cũng được biết thì ở Tây Tạng họ hay táng theo kiểu này nữa nè , là khi có một người nào chết , thi hài được lóc hết thịt và cắt thành từng miếng nhỏ , trong khi xương bị nghiền thành bột . Cuối cùng , kẻ mà lóc thịt người chết sẽ bắt đầu đọc to lời cầu nguyện , ném từng miếng thịt lên không trung để đàn chim ưng lao xuống ăn . Bột xương thì được trộn với lúa mạch cũng để cho chim ăn bằng hết . Tại vì họ có quan niệm rằng nếu còn lại một miếng thịt hay một mẫu xương nhỏ nào của thi hài , thì sẽ làm cho người quá cố cứ mãi lang thang trong chốn u minh tăm tối . Cũng giống như một đoạn của bạn Sách Siêu đã nói , nguyên do khiến người Tây Tạng có cái tập tục " chôn xác trên không " bởi vì nguyên nhân là do cây quá ít khiến cho việc thiêu xác trở nên tốn kém và đất đai thì lại rất cứng rắn nên không thể đào huyệt chôn được .
 http://www.luongsonbac.com/forum/archive/index.php?t-134259838.html
#1
    Quang Khôi 23.03.2008 21:34:19 (permalink)
    #2
      Quang Khôi 23.03.2008 21:38:24 (permalink)
      #3
        Quang Khôi 01.04.2008 10:12:39 (permalink)
        PHAN KHÔI: TÁC PHẨM ĐĂNG BÁO 1930
         
        Những tục lạ về nam nữ ở thế gian
         
        Về sự nam nữ quan hệ với nhau, ở thế gian mỗi nước một khác. Đừng nói những nước còn mọi rợ mới có những phong tục dị kỳ, làm cho mình thấy mà chướng mắt, nghe mà trái tai; cho đến những nước có tiếng là lễ nghĩa giáo hóa đi nữa, cũng không khỏi còn có những điều không hiệp với luân lý mà chúng ta vẫn giữ.
        Cho biết cái luân lý ta vẫn giữ đây chẳng qua là cái luân lý đối với ta; còn cái phong tục dị kỳ của họ đó, biết đâu chẳng phải là cái luân lý của họ? Thế thì luân lý thật không phải là vật tuyệt đích mà là vật đối đích.(*)
        Tức như người Do Thái, anh ruột chết đi, để chị dâu góa lại cho em trai, sự ấy thấy chép trong sách Thánh (Bible) đành rành, và người ta coi như một cái lề luật. Lại như bên nước Xiêm, bà con ruột rà lấy nhau, coi như một sự thường.
        Còn như nước ta đây, vốn theo lễ giáo bên Tàu, chỗ nam nữ hôn nhân, giữ gìn rất kỹ, mà lại còn kỹ hơn Tàu nữa. Bên Tàu, anh em chị em ban dì, anh em chị em cô cậu, đều có thể lấy nhau được, mà ta đây thì không được. Vậy nếu cho điều đó là lễ nghĩa thì ta lại còn lễ nghĩa hơn nước Tàu là nước văn vật hơn bốn ngàn năm nay, có phải không?
        Xét hết những phong tục về nam nữ của các dân tộc ở thế gian, rồi thấy như mỗi một dân tộc nào đều theo phong thổ, theo hoàn cảnh, và theo sự cần thiết ở xứ mình mà lập ra cái chế độ nam nữ hôn nhân. Cái chế độ ấy thông hành ra thì gọi là phong tục, rồi buộc mọi người phải theo như vậy thì gọi là luân lý. Luân lý của dân tộc nào, là luân lý của dân tộc ấy, đem đến dân tộc khác thì lại không phải là luân lý nữa, cho nên nói rằng luân lý là đối đích.
        Các dân tộc hay có ý không ưa nhau, nhạo báng nhau, sự đó vì có nhiều lẽ khác, mà một lẽ cốt nhứt là tại phong tục không giống nhau. Xứ nầy thấy xứ kia phong tục khác với mình thì cho là giã man, rồi xứ kia đối với xứ nầy cũng vậy; cứ chê lộn nhau, ghét lẫn nhau, trọng của ta mà khinh của người, như thế thành ra không ai ưa ai hết.
        Đó là tại ai chỉ biết phần nấy mà không chịu biết rộng ra; hễ con mắt ít sự thấy thì trong trí có nhiều sự lạ. Nếu đã biết rộng, thấy phong tục mỗi xứ một khác, luân lý không nhứt định, thì thôi, chẳng còn dám cậy mình mà khinh người. Mà sự không khinh người, là sự có ích cho mình lắm. Vì mình không có bụng khinh người thì mới chịu học người vậy.
        Người An Nam mình đương hồi vua Tự Đức, nếu chẳng thấy những điều lạ của phong tục Pháp mà cho là di địch, thì đã học theo họ rồi, có đâu đến nỗi như ngày nay!
        Vậy nên, phong tục luân lý của mình thì mình vẫn giữ; nhưng đối với phong tục luân lý của dân tộc khác, mình cũng nên coi là thường, chớ nên thấy khác mình mà nhạo cười hoặc chê bai. Vì cớ ấy tôi muốn lượm lại trong các sách, những tục lạ về nam nữ mà viết ra bài nầy, hầu giúp sự kiến văn cho độc giả.
        Đối với tôi, những tục lạ ấy tôi cho là họ theo lẽ tự nhiên, nghĩa là ở xứ nào thì theo phong thổ và hoàn cảnh xứ ấy như đã nói trên kia, chớ chẳng là chi hết; và đến phiên họ coi mình đây, chắc họ cũng cho là lạ và trái vậy. Vì vậy trong khi thuật chuyện, tôi chẳng hề phê bình lúc nào là hay, lúc nào là dở, trừ ra những điều có hại cho sanh lý loài người, cho sự yên ổn của xã hội.
        Nước Tàu ở gần khít một bên ta đây, và ở trong châu Á nầy, có tiếng là văn hóa phát đạt sớm hơn hết; nhưng trong nước họ cũng còn nhiều nơi có thói tục rất lạ lùng trong sự quan hệ nam nữ, nên kể trước ra đây rồi sẽ kể đến nước khác.
         
        1. CÁI TỤC BẠN GÁI LUYẾN ÁI NHAU Ở QUẢNG CHÂU
        Quảng Châu, tức là phủ sở tại tỉnh Quảng Đông. Ở đó, có tục con gái hay kết chị em bạn với nhau, kêu là “kim lan hội”. Một người con gái xuất giá rồi, về thăm bên nhà cha mẹ, thường thường không trở về nhà chồng; có khi không chịu ăn ở với chồng, chờ đến bao giờ chị em bạn lấy chồng hết rồi mới chịu về nhà chồng và ăn ở. Nếu kẻ lớn trong nhà ép buộc quá thì chị em họ rủ nhau kiêng cữ mình một cách chặt chịa, chồng không đụng đến được.
        Độ mười năm nay, phong khí lại đổi khác. Bọn chị em trong Kim lan hội đó lại coi nhau như là vợ chồng. Hai người con gái ở chung với nhau thì có một người nghiễm nhiên làm như chồng vậy. Tục ấy bắt đầu từ làng Thuận Đức, lần lần truyền nhiễm đến Phiên Ngu và Sa Dao, cho đến chính nơi tỉnh thành cũng có. Tục đó kêu là “Bái tương tri”, phàm đàn bà con gái đã kết bạn cùng nhau thì đối với nhau, ái tình quá vợ chồng, có kẻ ở với nhau trọn đời như vậy mà không lấy chồng nữa.
        Chị em bạn gái yêu nhau mà không lấy chồng, điều đó thật là trái với lẽ tự nhiên, hại cho sức khoẻ của phụ nữ. Nhưng, theo lời một người Tàu kia chép sách, thì từ khi cuộc kinh tế thay đổi, sự sanh hoạt khó khăn, những con gái quá lứa mà không có chồng càng nhiều ra thì sự kết bạn gái lại càng thạnh hành lắm. Người lưu tâm cho là một cái vấn đề lớn và đương tìm phương bổ cứu.
         
        2. CÁI TỤC VỢ LỚN CHỒNG NHỎ
        Phía Bắc nước Tàu, nhiều nơi có tục vợ lớn chồng nhỏ, sự đó cũng tương tợ với cái tục các miền nhà quê xứ Bắc Kỳ ta. Trong sách Hữu đài tiên quán bút ký của ông Du Việt có chép một cái án rất kỳ quái rằng:
        “Ở Hà Nam có một huyện, người kể chuyện không nhớ tên huyện gì, tục ở đó người ta ưa cưới vợ lớn cho con trai nhỏ, hầu để làm công việc cho khỏi thuê đày tớ.
        “Có con nhà nông kia, tuổi mới mười ba mười bốn mà cưới con vợ tuổi lớn gấp hai. Sáng bữa sau hôm nhập phòng, trong nhà khách khứa linh đình, mặt trời đã trưa mà cửa buồng còn đóng chặt. Cha mẹ đứng cửa kêu, nghe đứa con lên tiếng mà không thấy nó ra; khoét cửa sổ dòm vô thì thấy nó bị trói nơi cẳng giường. Hỏi thì nó nói: “Tối hôm qua, khi tôi vào một chặp rồi thì có người đàn ông ở dưới giường trồi lên, trói tôi vào đây rồi ôm vợ tôi mà nằm”. Hỏi tại làm sao không hô hoán. Nó trả lời: “Nó hăm, hễ hô hoán thì nó giết tức thì”. Nói chưa dứt lời, hai người trai gái vén mùng bước ra, người trai nói lớn lên rằng: “Ta cùng cô dâu mới đã phải lòng nhau từ thuở nhỏ; hôm qua thừa lúc chộn rộn, lẻn vào chốn nầy; hãy để cho ta thỏa nguyện rồi đi ra; nhược bằng có ai phá cửa mà vào, nói thiệt, - vừa nói nó vừa cầm dao chỉ thằng nhỏ - ta sẽ giết thằng nầy lập tức”. Cả nhà thấy vậy hoảng hốt, chẳng biết làm sao.
        “Người đàn ông ấy ở luôn trong buồng, đòi rượu thịt, đòi cơm, đòi bánh, nói rằng: “Chẳng đem cho ta thì ta giết con bay đi; đem mà không đem đồ ngon, ta cũng không tha nó”. Cực chẳng đã, nó đòi chi, người nhà cho nấy. Nó biểu họ đưa đồ ăn vào nơi cửa sổ, rồi nó lấy sợi dây dài giòng thằng nhỏ, bắt thẳng tới nơi cửa sổ mà nhận lấy. Đem vào, nó biểu thằng nhỏ ăn thử, rồi nó mới ăn; ăn còn thừa, mới cho thằng nhỏ. Ăn xong, bắt dọn cất. Việc ấy đồn ra, người ta đến coi đông như hội, ai cũng sợ thằng nhỏ bị hại, nhưng chẳng biết làm thế nào hết.
        “Dằng co nhau đến ba ngày, mới thưa tới quan. Quan cũng lấy làm lạ, thân hành đến khám nghiệm, thấy quả thiệt như vậy. Quan  hỏi nàng dâu mới ấy có cha mẹ không? Thưa có. Quan bèn đòi tới, biểu kêu con gái mình; nó không trả lời. Quan dạy đánh mông cha nó, vả má mẹ nó, cả hai kêu đau và khóc lóc. Rồi biểu kêu lại, nó cũng cứ làm thinh không trả lời. Làm như vậy đến ba lần, má mẹ nó sưng lên, đít cha nó chảy máu ròng ròng, cả hai quỳ ngoài cửa sổ, kêu van nó mở cửa, mà nó cứ như đui như điếc. Quan cũng chịu phép, dạy người canh giữ đó và trở về tính phương khác.
        Bấy giờ có một tên ăn trộm đương giam trong ngục, giỏi nghề đào ngạch. Quan bèn sai nó đến nhà ấy, phục sẵn nhiều người ngoài cửa, và biểu đứa kẻ trộm nhơn khi hai người trai gái ngủ ngon, từ phía sau buồng đào ngạch mà rúc vô, lén cắt đứt giây cho thằng nhỏ, biểu nó chạy thoát, mấy người ngoài cửa dộng cửa tuôn vào, bắt trói cả cặp...”
        Không phải hết thảy những cặp vợ lớn chồng nhỏ thì đều sanh ra việc quái lạ như vụ án nầy. Nhưng cái thói vợ lớn chồng nhỏ thì thế nào cũng có cái kết quả chẳng tốt như vụ ấy. Vậy mà ở phương bắc nước Tàu, những hạng nông dân, hiện nay cũng còn giữ thói ấy không chừa.
         
        3. TỤC MỘT CHỒNG NHIỀU VỢ Ở NINH CỔ THÁP
        Ninh Cổ tháp tức là nơi sở tại huyện Ninh An, thuộc về tỉnh Cát Lâm ở Mãn Châu. Tục xứ đó một chồng nhiều vợ; mà một điều rất lạ hơn các nơi khác, là mấy người đàn bà phải xúm nhau nuôi một người đàn ông.
        Ở đó, đàn bà phần nhiều có nhan sắc. Đàn ông nào cũng có đôi ba vợ, nhiều lắm kể đến hàng chục. Mà đẻ con ra, hoặc nhìn, hoặc không nhìn, cái đó tùy ý người đàn ông. Có người cũng sợ vợ, thì sợ một cách khác thường; mà có người đày đoạ vợ, thì lại đày đoạ một cách cũng khác thường. Đại khái như vợ chồng ở với nhau lâu rồi, không xảy ra điều chi, người đàn ông tình cờ ưng một cô con gái kia, mà cha mẹ bên cô ấy ép rằng hãy về bỏ vợ đi, rồi gả cho, thế là anh đàn ông về bỏ vợ liền, dầu có con trai con gái và có rể có dâu rồi, cũng không kể. Lạ nhứt là lúc rước người vợ mới về, con cái trong nhà cũng coi như là mẹ mình vậy. Lạ nữa là người đàn bà bị để đó về lấy chồng khác, bữa sau cũng cứ tới lui thăm viếng nhà chồng cũ như thường, đối với người vợ mới chẳng ra dáng hổ thẹn chi, và cũng không hờn trách chi hết.
        Xứ đó, bất kỳ việc chi nhỏ lớn trong nhà, cũng là do tay đàn bà làm hết. Gạo thì không biết xay, chỉ có giã, giã thóc rồi giã gạo, làm lụng luôn ngày đêm. Một người đàn bà giã gạo không đủ cho hai người đàn ông ăn, vì gạo phải giã cho trắng, giã đến năm sáu lượt. Nghe nói gần nay mới có cối xay, thì đàn bà cũng phải xay lấy. Giã gạo xong, còn phải gánh nước; đến mùa tuyết xuống, họ gánh nước rất là khổ.
        Một người đàn ông chết, phải có một người vợ bé bị chôn theo. Mà người nào sẽ bị chôn theo, đã định trước từ lúc còn sống, không được từ chối mà cũng không được lấn lướt. Người bị chôn đó không được khóc, trang sức thật đẹp ngồi trên giường, từ người vợ cả sắp xuống rủ nhau lạy ở dưới. Khi đến việc, lấy cung tên bắn người đó cho chết rồi mới chôn. Bằng như không chịu, thì họ rủ nhau chặn xuống bóp họng cho chết.
         
        4. TỤC CƯỚI GẢ Ở LIỄU BIÊN
        Liễu Biên cũng gọi là Liêu Điều Biện, ở về chỗ giáp giới tỉnh Phụng Thiên và tỉnh Cát Lâm. Xứ đó con trai con gái cưới gả rất sớm, mà sự hôn nhơn cũng dễ dàng sơ sịa.
        Bên trai lựa nhà bên gái là nhà xứng đáng với mình rồi, thì tìm một người già cả làm mai dong. Nghe có dẹo(**) được, thì người mẹ bên trai đi thẳng đến nhà gái mà coi người con gái, có sắm đồ nữ trang hoặc xấp lụa xấp vải chi đó đem làm quà. Bên nhà gái nếu không nói chi, bấy giờ người cha bên trai bèn dẫn con trai mình đến mấy nhà bà con của nhà gái, cúi đầu làm lễ. Mấy nhà đó nếu không nói chi, thì lại dẫn hết thảy con trai và những cháu trai kêu bằng chú, bằng bác, đến ngay nhà gái cúi đầu làm lễ nữa. Bên nhà gái, hễ chịu thì không từ chối, mà hễ còn từ chối, ấy là chưa chịu, việc chưa yên. Yên rồi, bên nhà trai sắm một tiệc trà, bên nhà gái đưa dâu về, ấy là thành lễ.
        Vợ chồng lấy nhau phần nhiều chưa đến mười tuổi. Hễ quá mười tuổi thì đã cho là lỡ thời. Nhà nào nhà nấy không có chia ra trong ngoài, người ta tới lui, đàn bà không có ngại ngùng và tránh trớ chi cả.
         
        5. TỤC MỘT VỢ NHIỀU CHỒNG Ở CAM TÚC
        Tỉnh Cam Túc thuộc Mãn Châu, nhiều đàn ông mà ít đàn bà, cho nên sự hôn nhơn ở đó lọt ra ngoài vòng lễ giáo và pháp luật nước Tàu. Anh chết để lại vợ cho em, em chết để vợ lại cho anh, coi là sự thường. Cùng một họ, chỉ có chung đầu ông nội trở xuống là không lấy nhau; ngoài ra thì lấy nhau được cả. Có nhà, mấy anh em lấy chung một vợ, chia phiên nhau mà ăn ở; hoặc ban ngày có việc thì treo cái quần nơi cửa buồng để biết mà tránh nhau. Hễ đẻ con ra thì đứa đầu lòng nhường cho phần anh, rồi mấy đứa sau, cứ thứ lớp mà chia cho các em.
        Có người không thể cưới vợ được mà muốn có con thì thuê vợ của kẻ khác. Thuê thì có làm tờ khế, chỉ rõ kỳ hạn, hoặc hai năm hoặc ba năm, lấy có con làm hạn, bằng quá hạn mà không có con thì người chồng cũng bắt vợ về, dầu một ngày cũng không ở rốn được. Những người đến làm khách xứ đó, muốn cho đỡ buồn, cũng thuê vợ người ta được. Thuê cũng có làm giấy, trong giấy chỉ rõ một tháng được mấy ngày và những ngày nào. Trong ngày đó, người thuê được phép đến tại nhà mà ăn ở; đến thì người chồng bỏ nhà đi trớ(***)[/link]. Song không phải ngày đã chỉ định trong giấy, thì người đàn bà không chịu tiếp, dầu kẻ khách kia là quen lớn với người chồng lắm cũng mặc. Hết hạn theo như trong giấy rồi mà muốn thuê nữa thì phải làm giấy mới, trả tiền lớp khác.
        Phàm hễ xứ nào nhiều đàn ông ít đàn bà, làm theo cái chế độ một vợ nhiều chồng, thì người đàn bà thường có quyền trên đàn ông. Thế mà ở Cam Túc đây, đàn ông vẫn cầm quyền, đàn bà chỉ ở vào cái địa vị bị động, ấy là một điều lạ.
         
        6. TỤC CƯỚI GẢ Ở KIM XUYÊN
        Kim Xuyên ở về phía tây bắc tỉnh Tứ Xuyên, tục cưới gả xứ đó gần giống như Tây Tạng.[link=http://www.viet-studies.info/Phankhoi/PKhoi_NhungTucLa.htm#_edn4](****)

        Đám cưới không có lễ nạp thái vấn danh; con trai con gái phần nhiều tư thông với nhau trước, rồi mới lấy nhau làm vợ chồng. Bên nhà trai nhờ thầy “lạt-ma”(1), chọn ngày lành tháng tốt, tin cho nhà gái biết. Đến ngày, nhà trai nhà gái đều mời thầy lạt-ma tụng kinh làm lễ. Bà con làng xóm nhóm nhau bên nhà gái, ăn thịt uống rượu no say. Bên nhà trai cậy một người làm như mai dong đi qua bên nhà gái; bên nhà gái đem rượu ra mà tiếp rước. Rót rượu ra, người bên nhà trai quỳ xuống rồi mới uống; còn người bên nhà gái thì ngồi êm, không rục rịch. Uống rượu xong, rủ nhau đưa dâu về bên nhà trai, cười nói dỡn cợt phỉ sức, rồi lại ăn thịt uống rượu. Tiệc xong, ai về nhà nấy, cô dâu muốn đi thì đi, muốn ở thì ở, tùy ý. Từ đó, cô dâu ăn ở hoặc tại nhà cha mẹ hoặc tại nhà chồng không nhứt định, cho đến khi có con rồi mới ở luôn nhà chồng.
        Ở Tây Tạng, đàn bà nhiều mà đàn ông ít, cho nên con gái nhiều người không chồng, ở đó tuyệt không có người đàn bà nào chồng chết mà lại có chồng khác.
         
        7. TỤC NGƯỜI THỔ Ở QUẢNG TÂY
        Người Thổ ở Quảng Tây và Vân Nam, đại để đều đương còn thuần phác; đến việc quan hệ về nam nữ thì không có phân biệt lắm. Tục các miền ấy, hễ đến mùa xuân thì rủ nhau ra chợ hát huê tình. Chỗ ngồi, chia một bên con trai, một bên con gái; những câu hát đều là lời trai gái ve nhau. Ve mà không phải lòng thì cũng có câu hát để cự lại, như nói rằng: “Đó thương đây, đây không thương đó”, v.v... Còn như hai bên bằng lòng nhau, thì khi hát rồi, nắm tay nhau đến chỗ bàn rượu ngồi uống, lấy một vật gì chút đỉnh đưa cho nhau làm của tin, và hẹn ngày gặp nhau; có khi không đợi hẹn ngày nữa, chén xong, liền kéo nhau vào dọc chơn núi, bờ khe mà “nói chuyện”.
        Trong khi hát giữa chợ đó, đàn bà con gái ngồi lộn lạo, khách đàn ông đi chơi dầu chẳng quen nhau trước cũng có thể dỡn đùa tùy ý; hoặc có khi kề đùi kề vế, hay là ôm nhau nữa cũng không cấm. Đến đỗi có vợ chồng cùng có mặt nơi chợ đó, chồng thấy vợ mình bị người ta chọc ghẹo, thì không giận, mà trở lại mừng, mừng vì nghĩ rằng vợ mình đẹp nên người ta mới chọc. Bằng chẳng vây, khi về nhà, vợ chồng sẽ rầy lộn nhau.
        Ở đó, phàm con trai con gái có tư tình với nhau thì gọi là “bái đồng niên” hay là “tố hàu sanh” phần nhiều là kẻ chưa chồng chưa vợ. Vì họ nói rằng hễ có chồng có vợ rồi thì phải lo củi lục làm ăn, không có thể chơi bời được nữa. Bởi vậy, vợ chồng tuy lấy nhau sớm, song khi mới lấy nhau, theo thói quen, vợ chồng không ngủ chung. Đêm nhập phòng đầu hết, cô dâu rước một bà già hàng xóm về, ngủ chung với; trong ba ngày, gánh cho ông gia bà gia(*****) vài ba gánh nước rồi trở về nhà mình. Sau đó thỉnh thoảng cũng về nhà chồng, nhưng không hề đồng sàng, sợ có con rồi thì không “tố hàu sanh” được nữa. Đến chừng hăm bốn, hăm lăm tuổi về sau, cái tánh ham chơi bời đã bớt, thì vợ chồng mới chịu ở chung với nhau. Vì vậy ái tình không được cho mặn nồng, hễ trái ý nhau một chút là để bỏ.
        Trong sách Thiên bộc tạp ký của ông Triệu Dực có chép rằng khi ông làm quan huyện Trấn An, thuộc về miền đó, ông có hạ lịnh, bắt những kẻ có vợ có chồng rồi, thì không được ngủ riêng; nhưng trong dân nghe vậy thì cười rộ, duy có dân ở gần huyện vâng lệnh mà thôi.
         
        8. TỤC NGƯỜI DIÊU Ở MIỀN LƯỠNG QUẢNG
        Ở giữa chỗ ba tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Hồ Nam giáp giới nhau, có một dãy núi cao và lớn, bao vi hơn ngàn dặm, có giống người kêu là người Diêu ở trong đó.
        Tục họ, mỗi năm, sau ngày rằm tháng mười một, nhóm nhau nơi miếu thần cúng tế ăn mừng, trai gái xen lộn. Bất kỳ ai có vàng bạc châu báu gì thì đeo đầy mình để khoe nhau, đeo không hết thì lấy giây xâu mà treo ở trước ngực hoặc sau lưng; ăn uống xong người đầu mục ngồi chính giữa, trai gái mười bảy mười tám trở lên ngồi hai bên, hát xướng đối đáp nhau để ve nhau từ tối cho đến sáng. Hễ người con gái bằng lòng người con trai thì lại ngồi kề một bên; rồi có người mai dong đến đó, biểu cổi giây lưng hai bên ra mà đo, nếu dài vắn bằng nhau thì cho hai người xóc cặp dẫn đi.
        Khỏi ba ngày, cha mẹ bên người gái đem một mâm giò heo một bầu rượu qua nhà chú rể, làm lễ hiệp cẩn, ấy là cưới đó. Còn như chưa cưới thì hai bên trao đổi giây lưng cho nhau, buộc vào mà trở về, ấy cũng như là lễ hỏi. Sau một vài năm, nếu đo cỡ áo của hai người trai gái dài vắn bằng nhau thì mới làm lễ cưới.
        Người con gái nào có chồng rồi thì trên đầu có để một miếng ván vuông nhỏ, bới tóc cho chặn lên, hai bên vai đeo hai miếng khăn thêu, nhà giàu thì kết thêm vào những châu ngọc. Những người ấy ở giữa đám con trai thì không nói chuyện cũng không hát, tỏ ra mình đã có chồng rồi.
        Hễ có vợ có chồng rồi thì bà con họ hàng xúm làm cho một cái nhà tranh nơi mé núi và bắt ở riêng ra. Rồi thì cha mẹ và con, ai có phần nấy, ai làm nấy ăn, không quan hệ với nhau nữa.Chẳng may mà giữa đường gãy gánh, cũng được phép chắp nối nhiều lần. Duy có người nào ở góa một mình ngoài sáu mươi tuổi, thì công chúng phải xúm nhau mà nuôi, khỏi phải chạy ăn vất vả.
         
        9. TỤC NGƯƠI MIÊU Ở MIỀN HỒ NAM
        Chỗ giáp giới hai tỉnh Hồ Nam và Quý Châu, có dãy núi dài hơn hai trăm dặm, trong đó là chỗ người Miêu ở. Tục hôn nhân người Miêu giản tiện lắm, thường kết hôn trong một tháng, kêu bằng “tháng nhảy”, vì có sự nhảy  múa.
        Bắt đầu ngày mồng ba tháng ba - tức là tháng nhảy - những trai gái chưa vợ chưa chồng đều ăn mặc lịch sự kéo nhau ra ngoài đồng. Bên trai bên gái sắp hàng mà ngồi chôm hổm. Bên con gái bắt lên hát trước để ghẹo những con trai chưa vợ. Hát rồi một câu, bên con trai lần lượt mà hát trả lại. Câu hát đều có ý bông đùa mà có nhịp nhàng nghe êm ái. Người con gái bằng lòng gã nào thì theo ý trong câu hát trả đó mà hát nối nữa. Khi gần dứt câu, người con trai vừa hát vừa đi lần lại chỗ ả ấy, cách nhau còn chừng hai thước thì đứng lại. Người con gái hỏi quê quán nơi nào. Bên trai khai tên họ và quê quán mình. Cô ả đứng dậy nắm lấy cánh tay, rồi ngồi xuống, gác đùi nhau. Một chặp, lại hát nữa, cứ đối đi đáp lại hoài, quanh quẩn cũng là một ý, nói rằng về sau không khi nào bỏ nhau. Đến chiều tối, người con trai cõng người con gái đi, ấy là làm vợ chồng rồi. Sáng bữa sau, chú rể đi với vợ đến nhà ông gia bà gia, nạp tiền cưới. Tiền cưới chia làm ba bậc, tùy theo người con gái đẹp hay xấu, mỗi bậc có chừng, dầu chú rể nghèo cũng phải nạp đủ số.
        Con gái chưa chồng thì nơi tai đeo khoen bạc, giàu thì đeo châu ngọc, nhưng có chồng rồi thì không đeo. Hễ chồng chết thì vợ cải giá tức thì, lấy người chồng sau mới cưới đó đứng làm tang chủ; bằng chẳng vậy thì không chôn người chồng chết. Còn vợ chết thì chồng đem giường mình ra nằm gần cầu tiêu, trong ý nói rằng không có vợ thì khó mà ở chung với ai được; bao giờ có vợ khác mới dời giường trở vào chỗ cũ.
         
        10. TỤC NGƯỜI LÊ Ở QUỲNH CHÂU
        Miền núi phủ Quỳnh Châu thuộc tỉnh Quảng Đông, người Lê ở đó. Tục họ, nhà chỉ có một cái, đàn ông đàn bà, con trai con gái ở chung chạ với nhau. Ban ngày cùng ăn chung một mâm, ban đêm ngủ chung một chỗ. Phần nhiều đàn bà lo việc cày cấy ngoài đồng, còn đàn ông ở nhà giữ con và nuôi heo nuôi gà. Có việc chi, đàn bà làm chủ, đàn ông không được dự.
        Con gái sửa soạn gả, thì xăm bông trên mặt, và trét bằng phẩm thanh. Kiểu bông thì bên chồng đưa cho, cứ theo kiểu mà xăm, tỏ ra rằng một lòng với chồng.
        Con trai con gái chưa có đôi bạn, gặp hồi tháng ba tháng tư, rủ nhau nhóm nơi đồng trống, con trai gảy “đờn môi”, con gái thổi “sáo mũi”, và hát huê tình. Cặp nào phải lòng nhau, thì áp gần lại, hẹn hò với nhau làm vợ chồng. Hai bên giao kết rồi, về nhà thưa với cha mẹ; cha mẹ nhà trai bèn cậy mai dong đến hỏi. Dùng trâu làm lễ cưới, hoặc vài con, hoặc vài chục con, tùy nhà giàu hay nghèo.
        Lựa ngày tốt, bên nhà trai đưa qua một cái thùng hoa thêu làm lễ; bên nhà gái, trong bà con, phàm những kẻ chưa chồng chưa vợ rủ nhau đem bông tai và giây lưng đi mừng, lại đưa cô dâu về nhà chồng. Trong khi ấy, bên chồng phải cất nhà riêng đặng rước dâu. Khi dâu mới về, bao nhiêu con nít trong nhà chồng xúm nhau ngủ với cô dâu cho có bạn; đợi làm nhà xong, vợ chồng bèn làm lễ động phòng.
        Ngày gả con gái, bà con đưa đi, khóc lóc bằng non bằng nước; người con gái cũng khóc như vậy.
        Đàn bà Lê, hồi còn con gái hay chơi chạ, cha mẹ cũng coi là thường mà không cấm. Nhưng từ khi xăm mặt làm dâu nhà người rồi thì cả đời không biết đến người đàn ông nào khác. Tục họ, hễ đàn bà có chồng mà lấy trai thì họ giết tức thì, cho nên chẳng ai dám phạm.
        Người đàn bà nào chết chồng, tục Lê kêu bằng “quỷ bà”, không ai dám cưới người ấy nữa. Người xứ khác đến buôn bán, hay lấy thứ quỷ bà ấy làm vợ.
        Người Lê hung tợn, bất bình nhau một tiếng nói, ấy là đâm chém nhau liền. Nhưng hễ khi có người đàn bà ở giữa điều đình cho, thì hai bên hòa với nhau tức khắc.(******)
        PHAN KHÔI
        Phụ nữ tân văn, Sài gòn, s. 36 (9.1.1930); s. 37 (16.1.1930; s.3 8 (23.1.1930)
         
         




        (*) đối đích: tương đối.

        (**) có dẹo: có vẻ, xem chừng, coi mòi (theo H.T.Paulus Của: Sđd.)

        (***) trớ: tránh, lảng (theo Từ điển phương ngữ Nam Bộ, sđd.)

        (****) bản gốc là Tây Tàng, ở đây sửa lại (NST).

        (1) Tục Tây Tạng và Kim Xuyên theo đạo Phật, kêu thầy tu bằng “lạt-ma” (nguyên chú).

        (*****) ông gia, bà gia: bố chồng, mẹ chồng (hoặc bố vợ, mẹ vợ).

        (******) Ở bài này, hai kỳ đầu ký tên tác giả là Chương Dân, kỳ thứ ba ký Phan Khôi, và cho biết bài vẫn còn tiếp.
         Trở về mục lục Trang Phan Khôi
        8-8-07
         
        http://www.viet-studies.info/Phankhoi/PKhoi_NhungTucLa.htm
         
        #4
          Quang Khôi 14.04.2008 00:28:23 (permalink)


          [size=5 leftmargin="0" topmargin="0" bottommargin="1" bgcolor]Ấn Độ: Lễ hội Opera thường niên của Tây Tạng đang diễn ra tại Dharamsala




          Minh Châu dịch



           







          [font="arial unicode ms" leftmargin="0" topmargin="0" bottommargin="1" bgcolor]
          ANI ngày 7 tháng 3, 2008
          Dharamsala -  Các nhóm du khách ngoại quốc và những người yêu thích opera đã kéo nhau về Dharamsala trong dịp lễ hội thường niên sáu ngày ‘Shoton Opera’.
          Kể từ năm 1933, dưới sự chỉ đạo của Đức Đạt Lai Lạt Ma, Hội trình diễn nghệ thuật Tây Tạng (TIPA) đã đặc biệt thu xếp để mời các đoàn opera tha hương về tham gia lễ hội đầy màu sắc này.
          ‘Lễ hội Shoton Opera là phương tiện để chúng tôi tạo cơ hội cho những người yêu thích opera, những nghệ sĩ và nhạc sĩ Tây Tạng có dịp phô bày tài nghệ, kỹ năng và sự điêu luyện của họ trong opera của Tây Tạng.  Đó là mục đích của việc tổ chức lễ hội này,’ Tenzin, thư ký của TIPA đã cho biết như trên.
          Rất nhiều người Tây Tạng, tu sĩ và du khách ngoại quốc đã tụ hội về để xem cuộc trình diễn nhiều màu sắc này.
          Rebecca Woodsford, một du khách đến từ Anh Quốc nói ‘Thật là tuyệt khi họ trình diễn nơi xứ người, bởi họ đang giữ cho nền văn hóa của họ được tồn tại.  Điều này sẽ giúp cho con em của họ biết về văn hóa của chúng và tiếp tục duy trì’.
          Lễ hội trình bày nền văn hóa Tây Tạng và truyền bá giáo lý của Đức Phật qua những chương trình opera và kịch nghệ.
          Các đoàn opera trình diễn vỡ Lhama, dựa theo cuộc đời của những nhân vật danh tiếng trong Phật giáo Tây Tạng, để nhận được phúc lành từ Đức Đạt Lai Lạt Ma.
          Các đoàn opera được tìm gặp khắp nơi trên đất nước Tây Tạng và cho tới thế kỷ thứ 19, mỗi một địa hạt chủ yếu đều có một đoàn hát lớn.
          Theo truyền thống thì lễ hội ‘Shoton’ được kỷ niệm vào ngày trăng tròn để đánh dấu ngày cuối cùng của một mùa hè dài tĩnh tu của chư Tăng và đã khởi đầu tại Drepung Monastery of Lhasa ở Tây Tạng vào khoảng thế kỷ 14.
          Lễ hội được đặt tên từ chữ ‘Sho’ hay sữa chua được dâng lên chư Tăng và chư Ni đang trai tịnh trong thời gian ấy và không dùng thịt trong những ngày trăng tròn.
          Đây cũng là lúc mà các câu chuyện về Đức Phật và tiền thân của Ngài được diễn lại.
          Lễ hội opera Tây Tạng lần thứ 14 sẽ chấm dứt vào ngày 9 tháng 3.

           
           
          http://www.buddhismtoday.com/viet/tintuc/no_1783_MinhChau.htm 
          http://www.buddhismtoday.com/viet/tintuc/no_1783_MinhChau.htm
          #5
            Chuyển nhanh đến:

            Thống kê hiện tại

            Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
            Kiểu:
            2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9