một loại vi-rút
HongYen 04.05.2008 06:47:28 (permalink)



Trung Quốc đưa ra cảnh báo trên toàn quốc về một loại vi rút đang bộc phát


03/05/2008






" hspace=2 src="http://www.voanews.com/vietnamese/images/ap_china_virus_child_03may08_eng_175.jpg" width=190 vspace=2 border=0>

Một em bé đang được chăm sóc tại một bệnh viện trong tỉnh An HuyNhà chức trách Trung Quốc, đã đưa ra thông báo cảnh giác trên toàn quốc ngày hôm nay để kiềm chế vụ bộc phát một chứng bệnh do vi rút gây ra làm hơn 20 trẻ em thiệt mạng và đang có dấu hiệu lây lan.
Thông báo cảnh giác này được đưa ra sau khi nhà chức trách nói rằng, một bé trai 18 tháng qua đời hôm thứ Sáu tại miền nam Trung Quốc có lẽ đã bị nhiễm loại vi rút bệnh đường ruột đã làm 22 trẻ em thiệt mạng tại tỉnh An Huy ở miền Đông Trung Quốc.
 
Hôm thứ Sáu, tổ chức Y tế Thế giới nói rằng nhà chức trách Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp để ngăn chặn đà lây lan loại vi rut1 đường ruột thường được biết tới với cái tên EV71 này.
 
Tổ chức Y tế Thế giới nói rằng các nhà chức trách địa phương đã cải thiện việc theo dõi nước uống và huấn luyện thêm cho các nhân viên y tế.
Tân Hoa Xã nói rằng một cuộc điều tra đang được tiến hành về việc xuất hiện loại vi rút vừa kể ở tỉnh Quảng Đông.
 
http://www.voanews.com/vietnamese/2008-05-03-voa15.cfm
#1
    HongYen 04.05.2008 06:54:43 (permalink)
    Bệnh do ENTEROVIRUS 71 ở trẻ em
     

    Bệnh nhi nhiễm EV71 đã được điều trị ổn tại BV Nhi Đồng 1

     
       Cháu Phạm Đăng Gia H., 3 tuổi, nhập viện bệnh viện Nhi Đồng 1 vì sốt cao. Cháu bị bệnh đã 2 ngày. Bắt đầu bằng sốt cao, ói nhiều lần sau đó tiêu chảy phân toàn nước 6 – 7 lần trong ngày, được điều trị nhưng không giảm. Khám bệnh cho cháu các bác sĩ thấy chỉ có họng bị sưng đỏ, có giả mạc đóng trắng nhưng xét nghiệm không tìm thấy vi trùng. Hạch góc hàm và cổ không sưng. Xét nghiệm máu theo dõi không có tình trạng nhiễm trùng cũng không có dấu hiệu điển hình của bệnh lý nào. Kết quả huyết thanh chẩn đoán xác định tác nhân là Enterovirus. Cháu được chẩn đoán viêm họng do Enterovirus.
     
       Bệnh do Enterovirus 71 (EV71) là bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường gặp ở trẻ em do vi rút đường ruột thuộc týp 71 gây ra. Bệnh có tiềm năng gây tổn thương thần kinh biểu hiện viêm não gây tử vong nhanh hoặc để lại di chứng lâu dài. Từng xảy ra các dịch bệnh do EV71 tại các nước Á châu là Nhật bản, Mã lai, Trung Quốc Đài loan với tỉ lệ biến chứng não cao. Gần đây, ở nước ta nói đến nhiều vì chúng là thủ phạm gây ra bệnh tay – chân - miệng. Thực ra, bệnh do vi rút EV71 gây tổn thương nhiều cơ quan với bệnh cảnh lâm sàng đa dạng. Sau đây là phần thông tin của Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Kim Thoa về vấn đề này.
     
       Bệnh do EV 71 biểu hiện rất đa dạng
       Bệnh do EV71 có nhiều biểu hiện lâm sàng khác nhau, từ bệnh tay - chân – miệng, sốt không điển hình, viêm họng, viêm loét miệng cho đến bệnh cảnh viêm não gây tử vong nhanh chóng và thậm chí trong nhiều trường hợp không bộc lộ triệu chứng lâm sàng.
     
       - Bệnh tay - chân - miệng (TCM) có biểu hiện sớm nhất là sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi. Trong 1 đến 2 ngày, bệnh sẽ xuất hiện các vết loét ở miệng thường ở trong má, trên lưỡi, lợi hoặc tại vòm miệng làm trẻ nuốt đau. Rất nhanh sau đó phát ban ngoài da, những ban này trở thành bóng nước không ngứa, thường nằm ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, cẳng chân, hoặc ở cánh tay. Trẻ nhỏ có ban dạng sẩn vùng mông nơi quấn tã lót. Ngoài những dấu hiệu trên, đôi khi bệnh kèm theo triệu chứng như hạch ở cổ, ho, sổ mũi, nôn ói, tiêu chảy. Trẻ mắc bệnh TCM thường khỏi trong vòng một tuần lễ. Những vết loét nhỏ lại, bóng nước xẹp, khô dần, sau đó lành không để lại sẹo.
     
       - Thể sốt không điển hình: biểu hiện sớm nhất của nhiễm EV71 là sốt đột ngột 38 o3 C đến 40 o C, trẻ ăn không ngon miệng, kém ăn, mệt mỏi. Trẻ lớn còn có thêm triệu chứng nhức đầu, đau mỏi cơ, đau họng. Ngoài ra, những dấu hiệu tiêu hoá như nôn, buồn nôn, đau bụng nhẹ cũng gặp trong giai đoạn đầu của bệnh. Khi thăm khám thường không phát hiện được tổn thương đặc hiệu, có khi chỉ thấy họng hơi đỏ, hoặc hạch cổ nhỏ. Xét nghiệm máu, kết quả các giá trị trong giới hạn bình thường. Ở thể này, sốt thường kéo dài từ 2 đến 6 ngày rồi giảm. Các dấu hiệu mệt mỏi, đau nhức, giảm dần rồi hết. Triệu chứng sốt có thể giảm từ từ hoặc có khi sốt xuất hiện 2 giai đoạn, sau khi sốt một ngày, trẻ hết sốt trong 2 đến 3 ngày nhưng sau đó sốt lại thêm 2  đến 4 ngày nữa.
     
       - Thể viêm họng bao gồm viêm họng, viêm amiđan, viêm họng và amiđan, viêm mũi họng. Triệu chứng nổi bật là đau rát họng. Khi trẻ há to miệng sẽ thấy họng bị sưng đỏ, có khi có giả mạc tương tự nguyên nhân do vi trùng. Hạch góc hàm và cổ nhiều khi cũng sưng to, đau. Tuy vậy, do đây là một bệnh toàn thân nên trước khi xuất hiện triệu chứng viêm họng trẻ bị sốt kèm theo triệu chứng nhức đầu, đau mình mẩy. Nhiều trẻ bị chảy mũi, nôn ói hoặc phát ban.
     
       Viêm họng không biến chứng thường kéo dài 3 đến 6 ngày rồi hết.  Làm xét nghiệm máu chỉ phát hiện số lượng bạch cầu hơi tăng. Những trường hợp này triệu chứng của bệnh rất giống với viêm họng do nguyên nhân vi trùng, cần cấy phết họng để loại trừ nguyên nhân do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A.
     
       Những dấu hiệu biến chứng não
       Đa số trường hợp bệnh do EV71 tự khỏi. Một số ít có biến chứng viêm màng não, viêm não, viêm cơ tim. Nguy hiểm đặc biệt là viêm não gây tử vong cao, rất khó phát hiện sớm nếu người nhà không chú ý theo dõi.
     
       Triệu chứng nổi bật của biến chứng não là những dấu hiệu rối loạn thần kinh như mất ngủ, quấy khóc nhiều, ngủ gà, thay đổi tính nết, giật mình liên tục, hốt hoảng, nói lảm nhảm, chới với, hoặc đi không vững. Những triệu chứng thần kinh này có thể bị cùng lúc với các bệnh lý nêu trên hoặc xuất hiện chậm sau một thời gian, khi vi trùng tăng sinh nhiều trong máu. Đây là những triệu chứng mơ hồ nên khó phát hiện sớm. Ngoài ra biểu hiện của triệu chứng thần kinh còn rất thay đổi, lúc giảm lúc tăng trong ngày nên có lúc trẻ có vẻ tỉnh ra nhưng không kéo dài. Khi có biến chứng não, bệnh diễn tiến rất nhanh, sốt cao liên tục, co giật, hôn mê và tử vong trong vòng 1-2 ngày. Trường hợp khỏi bệnh, sốt giảm dần, trẻ từ từ tỉnh lại nhưng còn những rối loạn tâm thần kinh kéo dài một thời gian nữa. Việc đánh giá di chứng thần kinh đòi hỏi theo dõi nhiều năm.
     
       Bệnh lây lan như thế nào?
       Đường lây nhiễm chính của virút EV71 qua đường tiêu hoá, trẻ này lây qua trẻ khác do tay trẻ, tay người chăm sóc tiếp xúc trực tiếp từ phân -miệng hoặc gián tiếp qua nước, thực phẩm, tay bẩn, đồ chơi, vật dụng … có chứa vi rút. Một số ít trường hợp được ghi nhận lây lan qua đường hô hấp. Lây lan nhiều trong môi trường nhà trẻ, trường mẫu giáo đông đúc, có điều kiện vệ sinh kém. Trẻ có thói quen ngậm mút tay, đồ chơi, người chăm sóc không có thói quen rửa tay là những yếu tố góp phần lây lan nhanh chóng. Do vậy, các bậc phụ huynh, các cô nuôi dạy trẻ cần lưu ý trong việc chăm sóc trẻ để phòng ngừa căn bệnh rất dễ lây lan này.
     
       Phòng bệnh như thế nào?
       Phòng ngừa chung rất khó đạt hiệu quả vì không có thuốc chủng ngừa và nhiều trường hợp nhiễm virút EV71 nhưng không có triệu chứng lâm sàng. Để hạn chế nguy cơ lây lan và ngăn chận biến chứng não, vấn đề chủ yếu là mọi người thực hiện tốt vệ sinh ăn uống và vệ sinh cá nhân, đặc biệt tại các nhà trẻ và trường mẫu giáo. Đó là những vấn đề cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường, kiểm soát nước thải, sát trùng nước cung cấp. Khi trẻ bệnh TCM, cho trẻ nghỉ học để chăm sóc và theo dõi tốt. Diệt trùng và xử lý phân chất thải của trẻ bệnh. Rửa tay trẻ thường xuyên, giữ sạch đồ chơi, vật dụng và sát trùng sàn nhà nơi trẻ chơi. Người chăm sóc rửa tay sạch sau mỗi lần vệ sinh, thay tã cho trẻ, trước và sau khi cho trẻ ăn. Tăng cường thông tin về bệnh vào những thời điểm nhạy cảm với dịch bệnh. Luôn cảnh báo về vệ sinh môi trường để tránh điều kiện phát triển bệnh.

    Thiên Thanh

    Tin đăng vào 11/10/2007 09:48:39 
     
    http://www.nhidong.org.vn/Default.aspx?sid=7&nid=989
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 04.05.2008 06:57:46 bởi HongYen >
    #2
      HongYen 04.05.2008 07:02:46 (permalink)







      Thứ Sáu, 02/05/2008 - 3:49 PM



      Trung Quốc: 21 trẻ em tử vong vì virus lạ
       








      Hiện chưa có vắc-xin phòng tránh virus này
      (Dân trí) - Theo thông tin mới nhất từ hãng thông tấn Xinhua, gần 3.000 trẻ em ở miền đông Trung Quốc đã bị nhiễm Enterovirus 71 (EV71), một loại virus đường ruột có tỷ lệ tử vong cao.
       

      Tính đến ngày 1/5, đã có 21 trường hợp tử vong do nhiễm virus này, và tính đến sáng nay, 2/5, có tổng cộng 2.946 trẻ em bị nhiễm, theo hãng tin Xinhua.
       
      Thông tin ban đầu cho biết virus này bắt đầu bùng phát ở thành phố Phụ Dương, tỉnh An Huy, Trung Quốc, từ đầu tháng 3/2008. Đây là loại virus dễ lây lan qua tiếp xúc thông thường.
       
      Hầu hết nạn nhân lây nhiễm virus EV71 là trẻ em dưới 6 tuổi, với các triệu chứng như sốt, rộp da và lở loét miệng.
       
      Hiện tại, có 849 em nhiễm virus đã hoàn toàn bình phục, 879 em vẫn đang được điều trị tại bệnh viện, trong đó 9 em đang trong tình trạng nguy kịch. Ngoài ra, hơn 1.000 em đang được điều trị ngoại trú.
       
      Trung Quốc đã chính thức mở một cuộc điều tra nguyên nhân virus lây lan, đồng thời thành lập một nhóm kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tại các khu vực nhiễm virus của tỉnh An Huy. Các cơ quan y tế tỉnh đã chỉ đạo thêm nhiều bệnh viện tiếp nhận và điều trị cho các trường hợp nhiễm virus.
       
      Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đã bày tỏ sự quan ngại trước tình hình lây lan của loại virus này tại Trung Quốc.
       
      Nhật Linh
      Theo BBC, Xinhua
       

      http://dantri.com.vn/suckhoe/Trung-Quoc-21-tre-em-tu-vong-vi-virus-la/2008/5/230693.vip
      #3
        HongYen 04.05.2008 09:52:38 (permalink)
        Thứ ba, 29/4/2008, 08:59 GMT+7
         
        Miền Bắc xuất hiện trẻ bị chân tay miệng
         





        Nốt đỏ xuất hiện một vài ngày sau khi sốt.
        Ảnh: Thiên Chương.
        Bệnh viện Nhi Trung ương đã phát hiện một số cháu bé có biểu hiện của hội chứng chân tay miệng. Tuy nhiên các ca bệnh đều nhẹ, chưa có trường hợp nào biến chứng.

        > Dịch chân tay miệng vào mùa mới ở miền Nam/ Trẻ nổi bóng nước nên nghĩ đến chân tay miệng
         
        Trẻ thường vào viện trong tình trạng sốt nhẹ, từ 37,5 đến 38 độ C, kèm nôn trớ, đi ngoài phân lỏng nhiều lần. Lòng bàn tay và bàn chân nổi nhiều ban đỏ hoặc mụn nước, miệng cũng có ban đỏ hoặc vết loét. Các cháu đều được hướng dẫn để điều trị tại nhà, không phải nhập viện.
         
        Bác sĩ Cấn Phú Nhuận, Trưởng phòng khám, cho biết bệnh viện chưa gặp các trường hợp có biến chứng não hoặc tử vong như ở miền Nam (những ca nặng này thường do virus Entero 71 gây ra).
        Theo tiến sĩ Bùi Vũ Huy, Phó trưởng khoa Truyền nhiễm, thời tiết ấm nóng là điều kiện để virus này phát triển, đó là lý do bệnh thường bùng phát mạnh ở miền Nam. Tuy nhiên miền Bắc vẫn có các ca bệnh rải rác, xuất hiện vào khoảng tháng 4, khi trời ấm lên. 
         
        Thủ phạm là một số virus đường ruột, lây qua đường tiêu hóa và phổ biến ở trẻ dưới 4 tuổi. Virus từ phân, chất nôn có thể dính vào tay người chế biến thức ăn, sau đó lan sang thực phẩm hay đồ đựng và xâm nhập cơ thể người qua đường miệng. Hiện chưa có văcxin dự phòng.
         
        Với đường lây như trên, hội chứng chân tay miệng dễ thành dịch do điều kiện vệ sinh ở Việt Nam còn thấp.
         
        Cũng theo ông Huy, phần lớn các ca bệnh đều có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ, như hạ sốt nếu sốt cao, bù nước và điện giải, cho ăn đủ chất (nấu kỹ và dễ tiêu) để tránh suy kiệt, không dùng thuốc cầm đi ngoài.
         
        Trẻ phải nghỉ học và cách ly để tránh lây. Ngoài việc vệ sinh sạch sẽ để tránh lan virus từ chất thải, nên cho trẻ dùng riêng bát đũa, người chăm sóc cũng phải rửa tay sạch. Bệnh sẽ khỏi sau 3-7 ngày và chỉ khi trẻ hết hẳn các triệu chứng (sốt, đi ngoài, nổi ban) thì mới ngừng cách ly. Trong quá trình bệnh, trẻ vẫn cần được tắm rửa bằng nước ấm.
        Với các trường hợp biến chứng, trẻ cần được nhập viện ngay để điều trị. Biến chứng chủ yếu là viêm não, biểu hiện là nôn nhiều hơn, nôn vọt, quấy khóc nhiều, li bì, nặng thì hôn mê, co giật.
        Hải Hà
         
        http://www.vnexpress.net/GL/Doi-song/2008/04/3BA01BE2/

         
        #4
          HongYen 10.05.2008 12:10:53 (permalink)
          Thứ bảy, 10-05-2008
           
          Bệnh nhân tay chân miệng ngày càng gia tăng
          09-05-2008 02:19:29 GMT +7






          Một trong những bệnh nhân bị viêm não do Enterovirus 71 được cứu sống tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 – TPHCM
          Ca thứ 5 tử vong tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 -TPHCM



          (NLĐ) – Bác sĩ Trần Thị Việt, Trưởng Khoa Nhiễm Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 2 - TPHCM, cho biết một bệnh nhi 19 tháng tuổi, ngụ ở Hóc Môn, vừa tử vong do bệnh tay chân miệng.
           




          Trước đó, bệnh nhi này nhập viện trong tình trạng sốt cao mê man và thường xuyên quấy khóc. Đây cũng là ca thứ 5 tử vong trong số gần 800 trẻ bị mắc bệnh tay chân miệng vào BV này từ đầu năm đến nay. Hiện nay, mỗi ngày BV có từ 30-40 trẻ bị bệnh tay chân miệng phải nằm điều trị, trong đó 10% số ca bị biến chứng thần kinh và tim mạch phải cấp cứu.
           


          Tại BV Nhi Đồng 1 - TPHCM, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm - Thần kinh, cũng ghi nhận số ca bệnh tay chân miệng nhập viện tăng nhanh. Trung bình mỗi ngày có khoảng 50 bệnh nhi nằm viện, số ca tai biến chiếm trên 10%. Theo bác sĩ Phan Văn Nghiệm, Trưởng Phòng Nghiệp vụ y - Sở Y tế TPHCM, trong số những ca vào BV Nhi Đồng 1 do tay chân miệng, có đến khoảng 40% bệnh nhi chuyển từ các tỉnh khác đến.


          Theo nghiên cứu khoa học hợp tác giữa BV Nhi Đồng 1, Viện Pasteur TPHCM, ĐH Sarawak và BV Sibu (Malaysia) cùng ĐH Sydney (Úc), Enterovirus 71 nhóm C1, C4, C5 và Coxsackie virus nhóm A16 chính là thủ phạm gây bệnh tay chân miệng ở trẻ em các tỉnh phía Nam. Đặc biệt, trong nhóm phân lập ra Enterovirus 71 có 3 trường hợp đã tử vong. Hiện nay, BV Nhi Đồng 1 đang tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu về bệnh tay chân miệng và viêm não do Enterovirus 71. 
           
          Tin- ảnh: N.Phương
           
          http://www.nld.com.vn/tintuc/suc-khoe/224123.asp
          #5
            Chuyển nhanh đến:

            Thống kê hiện tại

            Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
            Kiểu:
            2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9