Lời kêu gọi của Đạt Lai Lạt Ma
nguyễn văn dân 07.05.2008 01:24:01 (permalink)
Lời kêu gọi của Đạt Lai Lạt Ma
Trần Khảilược dịch


Đạt Lai Lạt Ma đã có một lá thư gửi tới tất cả các “sư huynh, sư tỉ tinh thần người Trung Quốc” bằng tiếng Tây Tạng, Trung Hoa, và Anh ngữ để trình bày về các diễn biến mới đây ở Tây Tạng. Bản văn đăng trên trang web chính thức ở  http://dalailama.com/news.244.htm.

Sau đây là bản dịch ra Việt ngữ, dựa theo bản Anh ngữ “An Appeal To All Chinese Spiritual Brothers And Sisters.”



Lời kêu gọi tới tất cả các anh, chị, em tinh thần người Trung Quốc
Đạt Lai Lạt Ma

Phổ biến ngày Thứ Năm 24/04/2008.
 

Hôm nay, tôi muốn đưa ra lời kêu gọi của cá nhân tôi tới tất cả các anh, chị, em tinh thần người Trung Quốc, cả trong cũng như ngoài lãnh thổ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, và đặc biệt là tới các Phật Tử. Tôi làm điều này với tư cách một nhà sư và là một học trò của vị thầy tối thượng của chúng ta, Đức Phật. Tôi đã lên tiếng kêu gọi cộng đồng người Hoa nói chung. Ở đây tôi kêu gọi quý vị, các anh chị em tinh thần của tôi, về một vấn đề nhân đạo khẩn cấp.

Dân Trung Quốc và dân Tây Tạng chia sẻ một di sản tinh thần chung trong Phật Giáo Đại Thừa. Chúng ta thờ phượng Đức Phật Của Lòng Từ Bi – trong truyền thống Trung Hoa gọi là Đức Quan Âm (Guan Yin) và trong truyền thống Tây Tạng gọi là Chenrezig – và trân quý lòng từ bi đối với tất cả chúng sinh như một trong những lý tưởng tinh thần cao nhất. Hơn nữa, vì Phật Giáo phát triển tại Trung Quốc trước khi truyền vào Tây Tạng từ ngã Ấn Độ, tôi luôn luôn nhìn các Phật Tử Trung Quốc với sự kính trọng như các sư huynh và sư tỉ tinh thần.

Như hầu hết quý vị đã biết, khởi đầu từ ngày 10 tháng 3 năm nay, một loạt các cuộc biểu tình đã xảy ra tại Lhasa và khắp nhiều vùng có dân Tây Tạng. Những việc này xẩy ra từ lòng phẫn nộ sâu sắc của người Tây Tạng chống lại các chính sách của chính phủ Trung Quốc. Tôi rất là buồn vì sự mất mát các sinh mạng, cả người Hoa và người Tây Tạng, và đã lập tức kêu gọi cả giới chức Trung Quốc và người Tây Tạng hãy tự chế. Tôi đặc biệt kêu gọi người Tây Tạng đừng dùng tới bạo lực.

Chẳng may, nhà chức trách Trung Quốc đã sử dụng các phương pháp tàn bạo để đối phó với các diễn biến, không kể đến các lời kêu gọi tự chế của nhiều lãnh đạo thế giới, nhiều NGO và các công dân thế giới đáng kính, đặc biệt là nhiều học giả Trung Quốc. Trong sự biến đó, đã có nhiều người thiệt mạng, bị thương, và nhiều người Tây Tạng bị bắt giam. Cuộc bố ráp vẫn tiếp diễn, đặc biệt nhắm vào các tu viện, xưa nay vẫn là nơi gìn giữ các truyền thống và kiến thức Phật Giáo lâu đời. Nhiều tu viện đã bị phong tỏa. Chúng tôi có được tin là nhiều người bị bắt giam đã bị đánh và đối xử thô bạo. Những biện pháp đàn áp này dường như là chính sách có hệ thống nhà nước cho phép.

Hiện nay không nhà quan sát hay phóng viên quốc tế nào, hay ngay cả du khách được vào Tây Tạng, tôi rất lo ngại về số phận của người dân Tây Tạng. Nhiều người trong đó đã bị thương trong trận bố ráp, đặc biệt ở các vùng xa xôi, đang sợ hãi không dám tìm phương tiện y tế để chữa trị vì sợ bị bắt. Theo một vài nguồn tin khả tín, nhiều người đang trốn vào các rặng núi nơi họ không có lương thực và nơi trú ẩn. Còn những người ở lại thì sống trong nỗi sợ hãi triền miên vì sợ bị bắt.




Tôi thỉnh cầu tất cả các anh chị em giúp lên tiếng kêu gọi ngừng lại tức khắc các trận bố ráp thô bạo, trả tự do tất cả những ai đã bị bắt giam, và chăm sóc cho những người bị thương.
Nguồn: thefamoustouristdestinations.files.wordpress.com





Tôi rất đau đớn vì nỗi khổ đau đang diễn ra này. Tôi rất lo ngại về nơi mà tất cả các diễn biến bi thảm này rồi có thể dẫn tới. Tôi không tin rằng các biện pháp đàn áp có thể đạt được bất kỳ giải pháp lâu dài nào. Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề đối thoại giữa người Tây Tạng và giới lãnh đạo Trung Quốc, như tôi đã từng kêu từ lâu. Tôi đã liên tục bảo đảm với giới lãnh đạo Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc rằng tôi không đòi hỏi độc lập. Điều tôi đang tìm là một nền tự trị có ý nghĩa cho người Tây Tạng, bảo đảm sự bảo tồn lâu dài nền văn hóa Phật Giáo của chúng tôi, ngôn ngữ của chúng tôi và căn cước riêng biệt của chúng tôi như một dân tộc. Văn hóa Phật Giáo Tây Tạng phong phú là một phần của di sản văn hóa lớn hơn của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc và có khả năng đem lợi ích chung cho các sư huynh và sư tỉ Trung Quốc của chúng tôi.

Trước cuộc khủng hoảng hiện nay, tôi thỉnh cầu tất cả các anh chị em giúp lên tiếng kêu gọi ngừng lại tức khắc các trận bố ráp thô bạo, trả tự do tất cả những ai đã bị bắt giam, và chăm sóc cho những người bị thương.


Hamilton, NY
24 tháng Tư, 2008








English

An Appeal To All Chinese Spiritual Brothers And Sisters
The Dailai Lama
Published: Thursday, 24 April, 2008


Today I would like to make a personal appeal to all Chinese spiritual brothers and sisters, both inside as well as outside the People’s Republic of China, and especially to the followers of the Buddha. I do this as a Buddhist monk and a student of our most revered teacher, the Buddha. I have already made an appeal to the general Chinese community. Here I am appealing to you, my spiritual brothers and sisters, on an urgent humanitarian matter.

The Chinese and the Tibetan people share common spiritual heritage in Mahayana Buddhism. We worship the Buddha of Compassion – Guan Yin in the Chinese tradition and Chenrezig in Tibetan tradition – and cherish compassion for all suffering beings as one of the highest spiritual ideals. Furthermore, since Buddhism flourished in China before it came to Tibet from India, I have always viewed the Chinese Buddhists with the reverence due to senior spiritual brothers and sisters.

As most of you are aware, beginning with the 10th of March this year, a series of demonstrations have taken place in Lhasa and across many Tibetan areas. These are caused by deep Tibetan resentment against the policies of the Chinese government. I have been deeply saddened by the loss of life, both Chinese and Tibetans, and immediately appealed to both the Chinese authorities and the Tibetans for restraint. I specially appealed to the Tibetans not to resort to violence.

Unfortunately, the Chinese authorities have resorted to brutal methods to deal with the development despite appeals for restraint by many world leaders, NGOs and noted world citizens, particularly many Chinese scholars. In the process, there has been loss of life, injuries to many, and the detention of large number of Tibetans. The crackdown still continues, especially targeting monastic institutions, which have traditionally been the repository of ancient Buddhist knowledge and tradition. Many of these have been sealed off. We have reports that many of those detained are beaten and treated harshly.These repressive measures seem to be part of an officially sanctioned systematic policy.

With no international observers, journalists or even tourists allowed to Tibet, I am deeply worried about the fate of the Tibetans. Many of those injured in the crackdown, especially in the remote areas, are too terrified to seek medical treatment for fear of arrest. According to some reliable sources, people are fleeing to the mountains where they have no access to food and shelter. Those who remained behind are living in a constant state of fear of being the next to be arrested.

I am deeply pained by this ongoing suffering. I am very worried where all these tragic developments might lead to ultimately. I do not believe that repressive measures can achieve any long-term solution. The best way forward is to resolve the issues between the Tibetans and the Chinese leadership through dialogue, as I have been advocating for a long time. I have repeatedly assured the leadership of the People’s Republic of China that I am not seeking independence. What I am seeking is a meaningful autonomy for the Tibetan people that would ensure the long-term survival of our Buddhist culture, our language and our distinct identity as a people. The rich Tibetan Buddhist culture is part of the larger cultural heritage of the People’s Republic of China and has the potential to benefit our Chinese brothers and sisters.

In the light of the present crisis, I appeal to all of you to help call for an immediate end to the ongoing brutal crackdown, for the release of all who have been detained, and to call for providing immediate medical care to the injured.

The Dalai Lama

Hamilton, NY
April 24, 2008







Bài do tác giả gửi. DCVOnline biên tập, minh hoạ và đề tựa

http://www.danchimviet.com/php/modules.php?name=News&file=article&sid=4995
<bài viết được chỉnh sửa lúc 07.05.2008 01:25:16 bởi nguyễn văn dân >
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9