Vũ Điệu Của Quỷ - Jonathan Kellerman
Ginger 13.05.2008 14:12:07 (permalink)
THE NEW YORK TIMES BOOK REVIEW

"Một bí ẩn y học ghê sợ hơn bất kỳ sự kịch tính nào ở phòng xử án!"

Các bác sĩ gọi đó là hội chứng Munchausen. Đó là chứng rối loạn khiếp sợ khiến cho bố, mẹ tạo ra sự ốm đau cho chính con cái họ. Lúc này, trong vụ án đáng sợ nhất của mình, bác sĩ Alex Delaware cần phải chứng minh rằng chính bố, mẹ của đứa trẻ khiến cô bé bị ốm.

 

"Càng đọc càng hấp dẫn... vô cùng hồi hộp".

 

COSMOPOLITAN

Cô bé Cassie Jones hai mốt tháng tuổi khoẻ mạnh và đáng yêu. Nhưng bố mẹ Cassie đã phải vội vã đưa cô bé vào phòng cấp cứu sau cái đêm cô bé xảy ra những triệu chứng tâm lý mà không bác sĩ nào lý giải được.

Bố mẹ của Cassie dường như vô cùng lo lắng. Người nữ y tá chăm sóc Cassie và được cô bé yêu quý là một điển hình về sự tận tuỵ. Nhưng khi bác sĩ tâm lý trẻ em Alex Delaware được yêu cầu tham gia vào cuộc điều tra, bản năng đã mách bảo cho ông rằng một người trong số họ là con ác quỷ.

 

"Tình tiết căng thẳng đến nghẹt thở."

 

LARRY KING

Thế rồi một bác sĩ trong bệnh viện bị giết hại một cách dã man. Bí ẩn về cái chết được tiết lộ. Và Alex cùng người bạn làm ở Sở cảnh sát Los Angeles, thám tử Milo Sturgis chỉ mất vài giờ để tìm ra mối liên quan giữa những vụ việc gây sốc và số phận của đứa bé vô tội.
LỜI TÁC GIẢ

 

Bạn đọc thân mến,

Trong thời gian học tập và nghiên cứu cũng như làm công việc của một bác sĩ tâm lý trị liệu, tôi tình cờ phát hiện thấy những tình trạng tâm lý kì quái và đáng ngại, đó là hội chứng Munchausen, trong đó những người bệnh mắc phải hội chứng này thường giả vờ ốm bằng cách nói dối về các triệu chứng, tự làm tổn thương họ hay uống thuốc độc. Nhu cầu nói dối của những bệnh nhân này lớn tới mức mà họ chấp nhận nằm viện dài ngày, chịu đựng các cuộc kiểm tra y tế bên trong cơ thể thậm chí cả phẫu thuật.

Một biến thể nguy hiểm của hội chứng này là Munchausen thay thế, liên quan tới những bậc cha mẹ, chính họ đã tạo ra căn bệnh giả ở con cái mình. Việc này đã trở thành thách thức với các bác sĩ, y tá tài ba cũng như toàn bộ hệ thống y tế. Không ai thật sự hiểu được là làm thế nào và tại sao mà những biểu hiện này lại tiến triển. Munchausen vẫn còn là một bí mật y học đáng sợ và cũng là phạm vi mà sự tò mò của tôi không sao cưỡng lại được ở cả hai vị trí: một là nhà viết tiểu thuyết, và một là nhà khoa học nghiên cứu về hành vi.

Trong cuốn Vũ điệu quỷ, Alex Delaware đã được chứng kiến điều rùng rợn nhất và thách thức nhất trong nghề của ông, đó là một cô bé con liên tục bị ốm và không ai biết lý do tại sao. Các bác sĩ nghi ngờ rằng đó là hội chứng Munchausen thay thế, nhưng vẫn không thể chứng minh được. Việc tìm ra chân tướng sự việc đã trở thành nỗi ám ánh của Anh và những gì mà ông phát hiện được vượt ra ngoài câu chuyện của một cô bé và một gia đình khốn khổ, sự việc còn làm sáng tỏ một số vấn đề lớn hơn mà ngày nay ngành y tế phải đối mặt.

Hy vọng các bạn yêu thích tác phẩm này.

 

                                                                                          Chân thành,

                                                                            JONATHAN KELLERMAN
<bài viết được chỉnh sửa lúc 13.05.2008 14:43:39 bởi Ginger >
#1
    Ginger 13.05.2008 14:14:11 (permalink)
      1

    Đó là một nơi đáng sợ và huyền bí, nơi của những phép ma và những thất bại tồi tệ nhất.

    Tôi đã dành một phần tư cuộc đời sống ở đó, học cách đối phó với sự đơn điệu, điên rồ.

    Năm năm không tới đã biến tôi thành một kẻ lạ mặt, và khi bước vào hành lang của khu nhà, lòng tôi thấy bồn chồn khó tả.

    Những cánh cửa kính, sàn nhà lát đá granit đen bóng, những bức tường hình lòng chảo có tên của các Mạnh Thường Quân đã qua đời.

    Đây đúng là cái trạm hào nhoáng cho một chuyến du hành bất tận không người hướng dẫn.

    Bên ngoài là mùa xuân nhưng ở đây thời gian có một ý nghĩa khác.

    Có một nhóm các phẫu thuật sinh thực tập rất trẻ đang lững thững đi qua tôi trên những đôi dép đế dày của các bác sĩ phụ mổ, trông họ mệt mỏi vì phải làm ca kép. Đôi giày đế da của tôi kêu lộp cộp khi bước đi trên nền đá hành lang.

    Sàn hành lang trơn và lạnh như sân băng. Hồi tôi bắt đầu làm bác sĩ thực tập ở đây thì nó mới được lát đá. Tôi nhớ lại những vụ phản đối. Nhiều lá đơn phản ánh sự bất hợp lý của sàn đá, ở nơi mà trẻ con thường chạy nhảy, nô đùa và đẩy xe lăn. Nhưng một số nhà nhân chủng học lại thích kiểu dáng của sàn đá. Thời đó, nhân chủng học là lĩnh vực đang được ưa chuộng.

    Sáng nay, diện tích mặt sàn đá không còn trống nhiều, một đám đông đang chen lấn khắp hành lang, phần lớn có nước da đen, mặc quần áo rẻ tiền, xếp thành hàng dài tại những chiếc quầy có thành làm bằng kính và chờ đợi ân huệ của mấy thư ký mặt lạnh như tiền. Mấy thư ký luôn tránh nhìn vào mắt các bệnh nhân và tôn thờ đám giấy msa. Dòng người dường như không hề di chuyển.

    Trẻ con đứa gào khóc, đứa bú mẹ; những phụ nữ trông tiều tuỵ; mấy người đàn ông cố nuốt trôi những câu chửi rủa định phát ra khỏi miệng và nhìn không chớp mắt xuống sàn. Những người lạ mặt va vào nhau liên tục và cùng cười cầu hoà với nhau.

    Một vài đứa trẻ vặn người, và vùng vằng để thoát ra khỏi cánh tay ôm của người lớn. Bọn chúng thoát ra được khoảng một hay hai giây rồi lại bị kéo trở lại. Những đứa trẻ khác xanh xao, gầy gò, hốc hác, đầu rụng hết tóc được phết lên những loai màu kỳ lạ thì đứng yên, tuân lời cha mẹ một cách đau đớn. Giọng nói lanh lảnh phát ra nghe như tiếng của một cái máy. Thỉnh thoảng có những nụ cười hay một chút vui vẻ làm sáng lên căn phòng đầy ảm đạm âm u này.

    Khi tới gần hơn, một thứ mùi đặc trưng đập vào mũi tôi.

    Mùi nồng của cồn rửa, vị đắng của thuốc kháng sinh, cái nhớp nháp của cồn ngọt và sự đau đớn của người bệnh.

    Đó là những thứ của bệnh viện. Có nhiều thứ không hề thay đổi theo thời gian. Nhưng tôi thì đã thay đổi, đôi tay tôi lạnh toát.

    Tôi vừa chen vừa đẩy mới đi qua được đám đông. Vừa khi tôi bước tới thang máy thì một người đàn ông to, khoẻ trong bộ đồng phục xanh dương của cảnh sát từ đâu đó bước ra chặn lối. Anh ta có cái đầu cắt cua quá trọc tới mức lộ cả lớp da đầu bóng láng. Khuôn mặt lưỡi cày của anh ta được trang trí bởi bộ kính gọng đen.

    - Thưa, ông cần gì?

    - Tôi là bác sĩ Delaware. Tôi có một cuộc hẹn với bác sĩ Eves.

    - Xin ông cho xem giấy tờ.

    Trong vẻ lạ lùng, tôi lôi cho anh ta xem cái phù hiệu có kẹp cài đã được làm cách đây năm năm. Anh ta cầm và xem xét rất kỹ càng như thể nó là một đầu mối để tìm ra điều gì đó. Thỉnh thoảng, anh ta ngước nhìn tôi rồi lại nhìn vào bức ảnh đen trắng chụp cách đây đã mười năm. Tay anh ta cầm chiếc máy bộ đàm. Khẩu súng ngắn nằm trong cái bao đeo ở hông.

    Tôi nói:

    - Hình như ở đây kiểm tra nghiêm ngặt hơn nhiều từ khi tôi rời khỏi.

    - Cái này đã quá hạn rồi - Anh ta đáp - Ông vẫn còn trong danh sách nhân viên ở đây, phải vậy không?

    - Đúng thế.

    Anh ta cau mày và bỏ cái phù hiệu vào túi áo mình.

    Tôi nói:

    - Vậy là có gì đó không ổn sao?

    - Thưa ông, ông cần phải có phù hiệu mới. Ông hãy đi qua cái am thờ kia tới chỗ Ban An ninh, họ sẽ chụp ảnh và cấp cho ông một cái phù hiệu mới. - Anh ta đưa tay chạm vào chiếc phù hiệu trên ve áo. Nó có một bức ảnh màu, số chứng minh bao gồm 10 con số.

    - Phải mất khoảng bao lâu mới xong? - Tôi hỏi.

    - Cái đó còn tuỳ thuộc, thưa ông - Anh ta đưa mắt nhìn ra chỗ khác như thể đột nhiên cảm thấy nhàm chán.

    - Tuỳ thuộc vào cái gì?

    - Vào có bao nhiêu người đến trước ông và liệu những giấy tờ của ông có còn hiện hành không nữa.

    Tôi nói:

    - Này anh, cuộc hẹn của tôi với bác sĩ Eves chỉ vài phút nữa là tới rồi. Tôi sẽ làm phù hiệu trên đường ra vậy nhé.

    - Thưa ông, có lẽ không được đâu - Anh ta đáp, mắt vẫn nhìn đi đâu đó. Đôi cánh tay anh ta khoanh tròn trước ngực - Đó là quy định ở đây.

    - Có phải đây là quy định mới không?

    - Đã có công văn gửi theo đường thư tới đội ngũ nhân viên y tế của bệnh viện từ mùa hè trước cơ, thưa ông.

    - Chắc là tôi không được đọc công văn đó mất rồi.

    Nói toẹt ra là có lẽ tôi đã không mở ra xem mà lập tức ném vào sọt rác giống như hầu hết các thư từ bệnh viện gửi tới cho tôi.

    Anh ta không đáp lời.

    - Tôi đang rất gấp rồi anh ạ - Tôi nói - Thế nếu tôi lấy thẻ khách thăm để cho qua chuyện này thì sao?

    - Thẻ khách thăm chỉ dành cho khách, thưa ông.

    - Thì tôi đang đến thăm bác sĩ Eves chứ sao.
    Anh ta ném ánh mắt về phía tôi. Lại một cái cau mày - lần này thì có vẻ trầm ngâm suy nghĩ. Anh ta nhìn chằm chằm vào cà-vạt của tôi,một tay đưa ra chạm vào cái bao da ở hông.

    - Thẻ khách thăm thì ông tới Ban Đăng ký - Anh ta nói đồng thời ngoắc ngón tay cái về phía một trong những hàng người dày đặc.

    Anh ta lại khoanh tay trước ngực.

    Tôi cười:

    - Vậy là không có cách nào để cho qua chuyện này sao?

    - Không, thưa ông.

    - Thế có đúng là qua cái am thờ kia thì tới không?

    - Qua đó và rẽ phải.

    - Phải chăng ở đây vừa mới xảy ra chuyện gì nghiêm trọng? - Tôi hỏi.

    - Tôi không đưa ra quy định, thưa ông. Tôi chỉ là người thực thi các quy định ấy.

    Anh ta nán lại một phút rồi đứng tránh sang bên, nhìn theo tôi ra khỏi hành lang. Tôi ngoặt ở góc, trong lòng vẫn nghĩ rằng anh nhân viên an ninh ấy sẽ bám theo tôi nhưng hành lang hoàn toàn trống rỗng và yên lặng.

    Cánh cửa có ghi chữ Ban An ninh cách đó hai mươi bước. Một cái biển treo lủng lẳng trên núm cửa sổ có ghi Sẽ trở lại bên trên là hình đồng hồ kim chỉ vào 9 giờ 30. Theo đồng hồ của tôi lúc này mới là 9 giờ 10. Tôi cứ gõ cửa; không có ai trả lời. Tôi nhìn quay lại; không có nhân viên an ninh nào. Nhớ mang máng rằng cái thang máy dành cho nhân viên y tế của bệnh viện nằm ngay cạnh phòng Điều trị bằng phóng xạ vì thế tôi tiếp tục đi dọc theo hành lang về phía đó.

    Phòng Điều trị bằng phóng xạ bây giờ đã bị đổi thành phòng Nguồn phục vụ cộng đồng. Cái cửa này cũng đóng. Thang máy vẫn còn đó nhưng những cái nút bấm thì đã biến mất. Nó đã được chuyển từ vận hành bằng nút sang vận hành bằng chìa khóa. Tôi liền tìm kiếm xem có cầu thang bộ nào gần nhất không thì một cặp hộ lý xuất hiện, tay đang đẩy cái xe trống. Cả hai hộ lý đều còn trẻ, cao lớn, da đen, tóc kiểu hip-hop rất sành điệu. Họ đang nói chuyện với nhau rất say sưa về trò chơi Raiders. Một trong số họ rút ra chiếc chìa khoá, nhét vào ổ và xoay. Cánh cửa thang máy mở ra, thành của nó được phủ một lớp bông đệm. Những giấy gói đồ ăn vặt và một mẩu bông băng bẩn vương vãi khắp sàn thang máy. Hai hộ lý đẩy cái xe vào trong. Tôi nhảy vào theo họ.

    Khu Bệnh nhi tổng hợp nằm ở đầu phía Đông của tầng 5 toà nhà bệnh viện được ngăn cách với phòng Sơ sinh bởi một cánh cửa gỗ xoay. Tôi biết phòng khám ngoại trú này mới được mở cách đây 15 phút nhưng phòng đợi đã đông kín người. Người hắt hơi, người ho, những vẻ mặt đờ đẫn và sự bồn chồn lo lắng. Các bà mẹ người nắm, người ôm lấy những đứa con đủ lứa tuổi. Tay họ nắm khư khư mớ giấy ờ và những cái thẻ Medi-Cal (1) nhựa có phép màu. Bên phải cửa sổ tiếp tân là cánh cửa đôi có ghi Bệnh nhân đến đăng ký và bên dưới là một dòng chữ được viết lại với nội dung tương tự bằng tiếng Tây Ban Nha.

    Tôi đẩy cửa đi vào và sải bước qua một hành lang dài màu trắng dán đầy các tấm áp phích về an toàn thực phẩm và dinh dưỡng, dọc đó là những báo chí y tế của quận và những lời hô hào viết bằng hai thứ tiếng về việc nuôi dưỡng, tiêm phòng, cai rượu và tránh xa ma tuý. Khoảng hơn chục phòng khám đang được sử dụng. Giá để bệnh án đã đầy tràn. Phía xa của hành lang là những thùng đựng hồ sơ, tủ đựng đồ tiếp tế và cái tủ lạnh được đánh dấu chữ thập đỏ. Người thư ký đang gõ vào bàn phím máy tính. Những y tá hớt hải đi lại giữa những chiếc tủ đựng đồ tiếp tế và những phòng khám. Các bác sĩ nội trú nói vào máy nói đặt cạnh cằm và đi theo những bác sĩ chính đang sải bước rất nhanh.

     

    _____________

    (1) Chương trình chăm sóc y tế cho phụ nữ nghèo ở nước Mỹ.
    Bức tường nằm vuông góc với một hành lang ngắn hơn toàn là phòng của các bác sĩ. Cánh cửa phòng của Stephanie Eves vẫn mở, nó là cửa thứ ba trong số bảy cửa.

    Căn phòng rộng chừng 3x3,6 mét vuông, những bức tường được sơn màu be tiêu chuẩn, cạnh đó là những giá để đầy sách vở và báo chí, h ai bức hoạ lớn sao chép của hoạ sỹ Miró và một cánh cửa sổ kính mờ nhìn ra hướng Đông. Bên ngoài đỉnh của những ngọn đồi Hollywood dường như đang tan biến trong một nồi nước xáo gồm có những tấm biển quảng cáo lớn và sương khói.

    Cái bàn làm việc giả gỗ óc chó tiêu chuẩn của bệnh viện, khung mạ crôm, được đẩy sát vào tường. Chiếc ghế đẩu khung mạ crôm được bọc vải màu da cam có vẻ chắc chắn đang cố gắng chiếm lấy chút không gian với cái ghế ngả lưng màu nâu kiểu Naugahyde đã bị trầy xước nhiều chỗ. Giữa hai cái ghế này là một cái bàn để đèn nhỏ rẻ tiền, bên trên đặt cái máy pha cà phê và cây ráy thơm trong chiếc bình sành sứ màu xanh.

    Stephanie ngồi tại bạn, mặc chiếc áo khoác dài trắng bên ngoài áo dài màu nâu và rượu vang đang cắm cúi viết trên mẫu nhận bệnh nhân ngoại trú. Chồng bệnh án cao tới cằm đổ bóng xuống cánh tay đang viết của cô. Khi tôi bước vào phòng, cô ngửng mặt lên nhìn rồi đặt bút xuống, miệng nở nụ cười và đứng dậy.

    - Anh Alex.

    Cô đã trở thành một phụ nữ khả ái. Mái tóc màu nâu xỉn một thời để dài quá vai, lúc nào cũng rối bời nay đã cắt ngắn gọn, được phủ một lớp óng ánh như sương sớm, và còn làm cho bồng bềnh như lông vũ. Cặp kính sát tròng đã thay thế cặp kính cũ, để lộ ra đôi mắt màu hổ phách mà tôi chưa từng nhìn thấy ở cô bao giờ. Thân hình của Stephanie dường như khoẻ khoắn hơn như được chạm khắc. Thời gian đx không bỏ qua cô khi cô bước sang phía tối của tuổi băm. Đôi mắt cô đã hằn những vết ch ân chim còn khoé miệng như có cái gì đó trở nên xơ cứng. Mỹ phẩm đã phần nào che được hết thảy những dấu vết của thời gian.

    - Thật vui khi được gặp anh - Cô nói rồi cầm lấy tay tôi.

    - Tôi cũng rất vui mừng được gặp lại cô, Steph.

    Chúng tôi ôm lấy nhau trong giây lát.

    - Để tôi lấy cho anh chút gì đó uống nhé? - Cô chỉ tay về phía cái máy pha cà phê, cánh tay phát ra những tiếng kêu lẻng xẻng. Mấy cái vòng mạ vàng quấn quanh cổ tay cô. Tay bên kia của Stephanie có đeo chiếc đồng hồ màu vàng. Cô không đeo nhẫn - Uống cà phê thường hay cà phê sữa nào? Cái máy này còn hâm nóng được cà phê đấy.

    Tôi từ chối và nói lời cảm ơn trước khi nhìn vào chiếc máy. Đó là vật nho nhỏ đã xỉn đen, vỏ bằng thép mang biểu tượng của một nhà máy bên Đức. Bình đựng nước nhỏ nhắn chỉ chứa được hai cốc nước đầy. Cạnh bình là chiếc ấm đun bằng đồng nhỏ.

    - Đẹp đấy chứ? - Stephanie nói - Đó là món quà do một người bạn tặng đấy. Chắc phải cố gắng lắm mới đưa được chút lối sống hiện đại vào nơi này.

    Cô cười. Thứ hiện đại là điều mà cô không bao giờ quan tâm tới. Một cuốn sách bìa bọc da nằm trên mặt bàn cạnh đó. Tôi cầm lấy cuốn sách lên xem. Đó là tuyển tập thơ của thi sĩ Byron. Trên cuốn sách có dán nhãn của cửa hàng mang tên Browers - địa chỉ ở đường Los Feliz, ngay phía trên Hollywood. Đó là một cửa hàng đầy bụi bặm và chật chội bán sách thơ là chủ yếu. Trong đó toàn là những thứ tạp nham nhưng cũng có một vài thứ đáng quý. Khi còn là bác sĩ thực tập, tôi đã từng tới đó một lần vào giờ ăn trưa.

    Stephanie nói:

    - Ông ấy là nhà thơ. Tôi đang cố mở rộng chút hứng thú của mình vào lĩnh vực này.

    Tôi đặt cuốn sách xuống. Stephanie ngồi xuống chiếc ghế đẩu cạnh bàn làm việc của mình và xoay một vòng lại đối mặt với tôi, hai chân bắt chéo. Đôi tất màu nâu và giày da lộn rất hợp với bộ cánh của cô.

    - Cô thật đẹp - Tôi khen.

    Cô mỉm cười, bất chợt nhưng đầy đặn, như thể đã đoán trước rằng tôi sẽ khen mà vẫn cảm thấy thích thú với lời khen ấy.

    - Anh thì có kém gì chứ, anh Alex. Cảm ơn anh vì đã đến ngay.

    - Là vì cô đã khuấy đảo niềm hứng thú của tôi.

    - Thật vậy sao?

    - Đúng thế. Toàn bộ những điều cô nói đều gợi cho tôi những suy tưởng về một âm mưu cao siêu nào đó.

    Stephanie quay nửa vòng về phía bàn, lấy một cái bệnh án ra khỏi chồng, đặt nó lên đùi nhưng không mở ra.

    - Đúng vậy - Cô nói - Đó là một ca gai góc lắm, tôi nói thật đấy.

    Đột nhiên, cô đứng bật dậy, ra đóng cửa và quay về ngồi xuống chỗ cũ.

    - Anh cảm thấy thế nào khi trở lại đây? - Stephanie hỏi.

    - Chút nữa là tôi đã bị tóm cổ trên đường vào đây đấy.

    Tôi kể lại cho cô nghe về cuộc chạm trán với nhân viên an ninh nọ.

    - Đó là những kẻ phát xít ấy mà - Cô nói một cách vui vẻ. Câu nói của cô khiến tôi nhớ ra rằng cái Uỷ ban khiếu nại do chính cô đứng đầu. Đội blu trắng, quần jeans, dép xăng đan đã bị đội áo khoác trắng tỏ vẻ khinh miệt. Họ gọi cô là Stephanie, chứ không kèm danh hiệu Bác sĩ. Danh hiệu vẫn luôn là công cụ phân biệt của giới có quyền...

    Tôi nói:

    - Đúng thế, đó là thái độ nửa quân phiệt chứ chẳng sai.

    Cô nhìn vào cuốn bệnh án trên đùi mình và nói:

    - Cái mà chúng ta đang có là một câu chuyện ly kỳ - một chuyện hy hữu trong lịch sử đấy. Chỉ có điều đây không phải là tác phẩm trinh thám của nhà văn Agathan Christie, anh Alex ạ. Đây thực sự là một mớ bòng bong ngoài đời đấy. Tôi không biết anh có giúp gì được không, nhưng tôi thì không còn biết phải làm gì nữa rồi.

    Những giọng nói từ bên ngoài hành lang vọng qua khe cửa lọt vào trong, tiếng thét, tiếng chửi rủa và mắng nhiếc hoà lẫn với tiếng bước chân chạy trốn. Rồi tiếng khóc trong kinh hoàng của một đứa bé xuyên thủng bờ tường lọt vào phòng.

    - Đây đúng là một vườn thú - Stephanie nói - Chúng ta hãy ra khỏi nơi này rồi bàn chuyện.
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 13.05.2008 14:45:11 bởi Ginger >
    #2
      Ginger 13.05.2008 14:19:00 (permalink)
        2

       

      Cánh cửa phía sau bệnh viện đưa chúng tôi tới một cầu thang. Tôi và Stephanie bước xuống tầng trệt. Cô di chuyển khá nhanh, gần như là chạy xuống các bậc cầu thang.

      Quán ăn tự phục vụ gần như đã vắng tanh - một bác sĩ thực tập đang ngồi đọc cuốn tạp chí thể thao bên chiếc bàn mặt da cam, hai bàn khác cũng đã bị một đôi chiếm mất.  Hai người này có vẻ như đã ngủ nguyên trong bộ quần áo của họ.  Họ là những bậc cha mẹ phải qua đêm ở đây. Đây là điều chúng tôi đã đấu tranh để có được.

      Trên mặt những chiếc bàn khác bày đầy những bát đĩa bẩn. Một cô hộ lý đầu mang mạng tóc đi chậm chạp vòng quanh, đổ đầy những cái máy pha muối.

      Trên tường phía Đông có cánh cửa dẫn tới phòng ăn của các bác sĩ; những tấm pa nô bằng gỗ tếch được đánh bóng cẩn thận, chiếc biển tên bằng đồng được khắc đẹp đẽ. Nó mang tên một nhà nhân chủng học có hứng thú với biển cả. Stephanie vượt qua và dẫn tôi tới một phòng nhỏ ở đầu kia của sảnh chính.

      - Anh chắc là không muốn uống cà phê đấy chứ? - Cô hỏi.

      Nhớ lại đám bùn cà phê ở bệnh viện, tôi đáp:

      - Tôi đã nhập đủ hạn ngạch cà-phê-in vào  bụng rồi.

      - Tôi hiểu ý anh.

      Bàn tay cô luồn nhanh vào mái tóc và chúng tôi cùng ngồi xuống ghế.

      - Thế này nhé - Stephanie nói - Chúng ta hiện đang có một bé gái hai mươi mốt tháng tuổi sinh đủ ngày dủ tháng, tình trạng sinh bình thường, điểm APGAR (1) đạt tới 9/10. Nhân tố lịch sử có ý nghĩa duy nhất là trước khi đứa bé này được sinh ra thì người anh trai một tuổi của nó đã chết bởi hội chứng đột tử trẻ sơ sinh.

      - Có còn đứa trẻ nào khác không? - Tôi vừa hỏi vừa rút từ túi ra cuốn sổ nhỏ và chiếc bút chì.

      - Không, chỉ có Cassie thôi. Con bé ấy hoàn toàn bình thường cho tới khi nó được ba tháng tuổi. Theo lời của mẹ đứa bé cứ đến đêm khi chị ta vào kiểm tra xem con thêế nào thì lại phát hiện ra nó ngừng thở.

      - Chị ta vào kiểm tra chắc là sợ con bị hội chứng đột tử trẻ con phải không?

      - Chính xác. Khi không thể đánh thức được đứa bé, chị ta liền tiến hành hô hấp nhân tạo thì mới đánh thức được nó rồi đưa vào phòng cấp cứu. Lúc tôi tới nơi thì con bé có vẻ bình thường. Qua kiểm tra không thấy có biểu hiện gì đáng nghi vấn. Tôi đã cho con bé lưu trú tại bệnh viện để theo dõi, đã tiến hành tất cả các xét nghiệm thông thường nhưng chẳng phát hiện được gì cả. Sau khi chọ họ ra viện, tôi trấn an gia đình bằng một bộ máy theo dõi giấc ngủ và chuông báo động. Vài tháng sau đó, chuông báo động đã nhiều lần đổ nhưng toàn là báo động sai vì đứa bé vẫn thở bình thường. Biểu đồ theo dõi cho thấy có một vài đợt ngưng thở ngắn nhưng cũng có rất nhiều kết quả chỉ sự chuyển động - chẳng hạn như đứa bé ấy đã nô đùa. Tôi nghĩ có thể con bé ấy bị mất ngủ - còn những cái chuông báo động không hoàn toàn hết ngu ngốc - và đã toạ ra câu chuyện đầu tiên về điều kỳ quái. Nhưng tôi vẫn cứ yêu cầu một chuyên gia tim phổi khám kỹ cho con bé bởi vì người anh trai xấu số của nó đã bị hội chứng đột tử trẻ em rồi. Kết quả là không có bệnh. Vì thế, chúng tôi quyết định để mắt tới con bé trong những khoảng thời gian có nguy cơ đột tử cao.

       

      - Một năm trời làm việc đó ư?

      Stephanie gật đầu.

      - Tôi đã giữ được an toàn cho cuộc sống của con bé - tới tận mười lăm tháng. Ban đầu tôi khám theo phương pháp bệnh nhân ngoại trú hàng tuần, sau đó giảm dần đến chín tháng sau thì tôi đã sẵn sàng để họ ra viện chờ tới lượt khám cách đó đúng một năm. Hai ngày sau lần khám ở tháng thứ chín, họ lại phải đưa con bé vào phòng cấp cứu, giữa đêm hôm khuya khoắt, do có vấn đề về hô hấp - con bé đã tỉnh giấc và thở gấp, thỉnh thoảng lại lên cơn hen tưởng ngưng thở. Vài lần phải hô hấp nhân tạo nữa khiến cho bôốmẹ con bé quyết định đưa nó trở lại bệnh viện.

      - Chẳng phải hô hpá nhân tạo là biện pháp cực đoan đối với bệnh bạch cầu hay sao? Con bé đã ngất đi phải không?

      - Không, con bé không bao giờ ngất đi cả, chỉ là khó thở thôi. Có thể mẹ nó đã phản ứng quá đáng, nhưng với việc từng bị mất đi đứa con đầu lòng rồi thì ai có thể đổ lỗi cho chị ta chứ? Khi tôi tới phòng cấp cứu thì đã thấy con bé hoàn toàn bình thường, không sốt, không có biểu hiện bệnhh lý. Cũng chẳng hề có sự ngạc nhiên nào. Không khí thoáng mát của buổi tối có thể làm bệnh khó thở biến mất. Tôi đã tiến hành chụp X-quang vùng ngực và kiểm tra máu. Tất cả đều cho kết quả bình thường. Tôi kê đơn thuốc thông đường hô hấp, dung dịch để rửa mũi và yêu cầu nghỉ ngơi. Bây giờ nó đã sẵn sàng để xuất viện nhưng bà mẹ thì cứ nài nỉ tôi cho con chị ta ở lại. Chị ta nghĩ rằng có điều gì đó rất nghiêm trọng đang xảy ra với đứa trẻ. Bản thân tôi lại thấy hoàn toàn không có gì cả, nhưng gần đây chúng tôi đã phát hiện ra một vài dấu hiệu đáng lo ngại về đường hô hấp, vì thế tôi đã cho con bé được nhập viện, ra lệnh ngày nào cũng kiểm tra máu cho nó. Lượng tế bào máu của nó bình thường và sau hai ngày bị tiêm chọc, con bé đâm ra phát hoảng khi nhìn thấy áo khoác trắng của bác sĩ. Tôi đã cho nó xuất viện, lại trở về phương án kiểm tra bệnh nhân ngoại trú hàng tuần. Trong thời gian này, con bé không phải tiếp xúc với tôi. Nhưng ngay khi tôi bước vào phòng hám, con bé đã gào tướng lên.

      - Là bác sĩ cũng có cái thú vui ấy đấy - Tôi nói.

      Stephanie nở nụ cười buồn và đưa mắt nhìn về những người phục vụ.

      - Họ đang đóng cửa đấy. Anh có muốn ăn chút gì không?

      - Không, cảm ơn cô.

      - Nếu anh không phản đối thì tôi cũng chưa ăn sáng đâu.

      - Tất nhiên là tôi không phản đối. Cô cứ tự nhiên đi.

       

       

      __________

      (1) Điểm số đo tình trạng sức khoẻ của một đứa trẻ khi sinh ra căn cứ vào nhịp tim, khả năng hô hấp, màu da, độ căng của cơ thể và khả năng phản ứng, mỗi thứ được 2 điểm x 5 = 10 điểm
      Cô bước nhanh tới chiếc mặt bàn kim loại và trở lại với nửa đĩa bưởi và một cốc cà phê. Cô uống từng ngụm cà phê nhỏ và nhăn trán.

      - Có lẽ tôi nên uống một chút cà phê sữa - Tôi đáp.

      Stephanie dùng chiếc khăn ăn lau miệng.

      - Chẳng gì có thể cưỡng lại được món này đâu.

      - Vì chí ít nó cũng không tốn của tôi xu nào.

      - Ai bảo thế?

      - Gì cơ. Thế bây giờ không còn cà phê miễn phí cho các bác sĩ nữa à?

      - Những ngày đó đã qua rồi, anh Alex ạ.

      - Lại một truyền thống nữa bị mai một đi - Tôi nói - Phải chăng là do khó khăn về tài chính?

      - Còn gì nữa chứ? Bây giờ uống một cốc cà phê và trà phải trả 49 xu. Vậy anh tính xem phải mất bao nhiêu cốc cà phê và trà nữa thì mới cân bằng được ngân sách đây?

      Cô ăn bưởi một cách chậm rãi. Tôi nghịch vẩn vơ cây bút và nói:

      - Tôi nhớ lại cái ngày chúng tôi vất vả đấu tranh để bác sĩ thực tập và bệnh nhân nội trú được hưởng những đồ miễn phí.

      Cô lắc đầu.

      - Tôi lấy làm ngạc nhiên về những gì được xem trọng vào lúc đó.

      - Thế vấn đề tài chính hiện nay của bệnh viện đang nghiêm trọng hơn bình thường phải không?

      - Tôi e là anh nói đúng - Cô chau mày, đặt cái thìa xuống bàn và đẩy đĩa bưởi ra xa - Thôi kệ, chúng ta trở lại ca bệnh thôi. Tôi nói đến đâu rồi nhỉ?

      - Tới đoạn con bé ấy hét toáng lên khi nhìn thấy cô.

      - Đúng rồi. Sau đó mọi thứ lại có vẻ ổn, và tôi lại giảm dần và kết thúc việc điều trị. Tôi hẹn gặp họ đúng hai tháng sau đó. Nhưng đến ngày thứ ba, họ lại tới phòng cấp cứu vào lúc 2 giờ sáng. Lại chuyện khó thở. Chỉ có lần này, người mẹ trẻ mới nói rằng con bé đã ngất xỉu - thực sự con bé đó đã trở nên xanh xám cả người. Lại hô hấp nhân tạo.

      - Ba ngày sau khi cô kết thúc điều trị à? - Tôi vừa nói vừa chép điều này vào cuốn sổ - Lần trước là hai ngày.

      - Đã thấy thú vị chưa? Tôi cho tiến hành các xét nghiệm khẩn cấp ngay. Huyết áp của con bé hơi tăng một chút và con bé vẫn đang thở khá nhanh. Nhưng như thế thì càng được nhiều ôxi vào phổi chứ, chẳng hề có biểu hiện khò khè nào. Tuy thế, tôi cũng nghi hoặc là con bé bị mắc một cơn hen suyễn ác tính hoặc mắc phải chứng rối loạn tâm lý nào đó.

      - Có thể nào nó đã phát hoảng khi nghĩ tới việc bị đưa trở lại bệnh viện chăng?

      - Có thể là thế, hoặc có thể chính tâm lý bấn loạn của người mẹ đã khiến con bé như thế.

      - Thế bà mẹ có rất nhiều biểu hiện bấn loạn tâm lý hay sao?

      - Không hẳn vậy, nhưng anh biết chuyện thường xảy ra giữa mẹ và con rồi đấy. Mặt khác, tôi cũng còn chưa sẵn sàng loại trừ chuyện gì đó có liên quan tới thể chất. Một đứa bé bị ngất xỉu là điều cần phải xem xét cẩn thận.

      - Chắc chắn là vậy rồi - Tôi đáp - nhưng cũng có khả năng đó chỉ là cơn cáu gắt quá đà của đứa bé thôi. Một số đứa trẻ ngay từ bé đã biết cách nín thở và ngất xỉu rồi.

      - Tôi biết, nhưng chuyện này lại xảy ra vào nửa đêm cơ, anh Alex ạ, chứ không phải xảy ra sau một trận ẩu đả. Vì thế, tôi đã cho con bé nhập viện, yêu cầu kiểm tra dị ứng. Các chức năng phổi hoạt động hoàn toàn bình thường - không có biểu hiện bị hen suyễn. Tôi cũng nghĩ tới những tình huống hiếm hơn: vấn đề về màng phổi, chuyện gì đó tự nhiên phát ra ở não, hoặc là rối loạn enzyme, vân vân. Họ lại có một tuần vui vẻ, được chuyên viên tới tận nhà kiểm tra, rồi tiêm chọc, kiểm tra. Con bé ấy thường phát hãi khi thấy cửa phòng nó bị mở. Không ai chẩn đoán được đó là loại bệnh gì, toàn bộ thời gian nó nằm ở viện thì không thấy có biểu hiện khó thở nào cả. Điều này càng củng cố thêm giả thiết về tâm lý của tôi. Tôi cho họ xuất viện và lần tiếp theo gặp họ tại văn phòng tôi không làm gì cả, chỉ cố chơi đùa với con bé. Nhưng con bé thì không chơi với tôi. Vì thế, tôi đặt ra vấn đề tâm lý với mẹ nó nhưng chị ta không chịu.

      - Chị ta đã có phản ứng ra sao? - Tôi hỏi.

      - Không hề cáu giận - đó không phải là kiểu phản ứng của một phụ nữ như chị ta. Chị ta chỉ nói rằng không hiểu ý của tôi, rằng con bé còn quá nhỏ nên không thể có sức ép tâm lý nào. Tôi nói chứng sợ hãi có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào, nhưng vẫn không thuyết phục được chị ta. Vì vậy tôi bó tay, trả mẹ con họ về để chị ta có thời gian suy nghĩ với hy vọng rằng khi con bé được một năm tuổi nữa, nguy cơ đột tử sơ sinh giảm, nỗi ám ảnh của bà mẹ cũng giảm đi và con bé sẽ ổn. Chỉ bốn ngày sau đó, họ lại lao đến phòng cấp cứu, lại khó thở, thở gấp gáp, bà mẹ thì nước mắt ngắn nước mắt dài, van xin cho con bé được nhập viện> Tôi cho con bé nhập viện nhưng không tiến hành kiểm tra gì cả. Không hề tiêm chọc hay đụng chạm gì tới da thịt con bé dù là nhỏ nhất, chỉ quan sát. Và con bé có vẻ hoàn toàn bình thường - ngay cả khụt khịt mũi cũng không có. Tới lúc đó, tôi đi theo bà mẹ và mạnh mẽ thuyết phục chị ta dưới góc độ tâm lý. Vẫn không ăn thua gì.

      - Thế chị ta có bao giờ đả động tới thằng con trai đầu đã chết không?

      Stephanie lắc đầu.

      - Không, tôi nghĩ là nên nói điều này ra nhưng vào thời điểm đó thì không thích hợp, anh Alex ạ. Dại gì mà gây thêm áp lực tâm lý cho người mẹ đó. Tôi nghĩ tôi đã rất thông cảm với chị ta - tôi chính là bác sĩ trực hôm mà vợ chồng chị ta đưa đứa con trai đầu tới trong tình trạng đã chết. Tôi lo việc khám nghiệm tử thi... đưa thằng bé tới nhà xác, anh Alex ạ.

      Cô nhắm mắt rồi lại mở ra và nhìn xa xăm.

      - Trời ơi, tội quá! - Tôi thốt lên.

      - Tội lắm! Và đó cũng là chuyện cơ duyên. Họ chính là bệnh nhân riêng của bà Rita nhưng lúc đó bà ấy không có mặt nên tôi được triệu tới. Tôi không hề biết tí gì về họ nhưng lại phải tiến hành nói chuyện về cái chết của đứa con họ. Tôi đã cố đưa ra những lời tư vấn căn bản, giới thiệu họ tới một vài nhóm có cùng đau khổ nhưng họ đều không hứng thú. Một năm rưỡi sau họ quay trở lại và muốn tôi chăm sóc cho đứa con mới chào đời đã khiến tôi thực sự kinh ngạc.

      - Tại sao chứ?

      - Tôi đoán rằng trong mắt họ tôi là vị bác sĩ liên quan trực tiếp tới bi kịch của gia đình họ, một người đưa tới tin dữ chẳng hạn. Khi biết họ không nghĩ thế, tôi mới té ngửa ra rằng hoá ra tôi đã xử lý ca trước đó rất tốt.

      - Tôi cũng cho là cô đã làm tốt việc đó.

      Stephanie nhún vai.
      Tôi nói:

      - Thế Rita có phản ứng gì với việc cô đã làm không?

      - Bà ấy còn biết phải lựa chọn thế nào nữa chứ? Bà ấy đã không có mặt khi tôi cần tới. Mà ngay vào thời điểm đó, Rita cũng đang gặp vấn đề. Ông chồng bà ấy - mà anh biết bà ấy kết hôn với ai rồi phải vậy không?

      - Otto Kohler chứ gì.

      - Một người chỉ huy dàn nhạc nổi tiếng - bà ấy thường nói về ông ta thế này: "Chồng tôi ấy à, ông ấy là chỉ huy dàn nhạc có tiếng đấy."

      - Ông ta vừa mới mất, phải vậy không?

      - Mấy tháng trước. Ông ấy đã ốm liệt giường trong thời gian dài, bị một loạt các cú đột quỵ. Kể từ đó, Rita thường vắng mặc trên mức thường xuyên khiến chúng tôi gặp rất nhiều phiền hà. Bà ấy thường dự các cuộc hội họp và toàn trình những giấy tờ cũ kỹ. Thực ra bà Rita sắp nghỉ hưu rồi - Stephanie cười ngượng nghịu - Tôi đang xem xét xin vào vị trí của bà ấy đấy, anh Alex ạ. Anh có thấy tôi hợp với vị trí trưởng khoa không?

      - Có chứ.

      - Anh nói thật đấy chứ?

      - Hoàn toàn thật lòng, Stephanie ạ. Tại sao tôi lại không nói thật được chứ?

      - Tôi không biết nữa. Vị trí ấy vốn dĩ đòi hỏi sự độc đoán.

      - Về một mức độ nào đó mà nói thì là vậy - Tôi đáp - Nhưng tôi nghĩ nó có thể biến đổi tuỳ vào kiểu người lãnh đạo.

      - Mà tôi cũng không biết mình có trở thành một trưởng khoa tốt không - Stephanie nói - Tôi không thích bắt người khác phải làm điều này điều nọ... Dù sao, chúng ta cũng không bàn chuyện này nữa nhé. Tôi đang đi lạc đề mất rồi. Vậy là đã có thêm hai lần con bé ấy bị ngất xỉu trước khi tôi đề cập đến vấn đề tâm lý.

      - Hai à - Tôi vừa nói vừa nhìn vào cuốn sổ ghi chép - Vậy là ta đã có tổng số năm lần bị.

      - Chính xác.

      - Hiên nay con bé ấy bao nhiêu tuổi rồi?

      - Chưa đầy một năm tuổi và là người nằm viện kỳ cựu đấy. Thêm hai lần nhập viện nữa và lại âm tính đối với mọi xét nghiệm. Tới lúc đó, tôi đề nghị bà mẹ cho tiến hành khám tâm lý. Nghe tôi nói thế, chị ta liền phản ứng... Đây, để tôi cho anh xem những từ chị ta nói.

      Stephanie mở cuốn bệnh án ra và nhẹ nhàng đọc: "Tôi biết điều đó là có lý, thưa bác sĩ Eves, nhưng tôi biết chắc rằng con bé đang bị ốm. Giá mà bác sĩ tận mắt chứng kiến cảnh nó nằm đó, toàn thân tím tái". Chấm hết.

      - Chị ta nói thế thật à? Tức là dùng từ tím tái ấy?

      - Đúng. Chị ta có biết qua một chút về y học, đã từng học để trở thành chuyên viên hô hấp.

      - Thế mà cả hai đứa con của chị ta đều bị chứng ngừng thở. Thật hấp dẫn quá.

      - Đúng vậy - Stephanie nở nụ cười khô khan - Lúc vào việc, tôi đâu có nhận ra sự hấp dẫn của vấn đề. Tôi như đang đứng giữa mê lộ, cố gắng đưa ra một chẩn đoán. Tôi luôn nghĩ không biết cơn bệnh tới sẽ xảy ra khi nào và liệu có làm được gì để giải quyết không. Thật đáng ngạc nhiên, chuyện tồi tệ đã không xảy ra trong một thời gian khá lâu.

      Stephanie lại nhìn vào sổ bệnh án.

      - Một tháng trôi qua, rồi hai, ba tháng mà vẫn không thấy họ tới. Tôi rất vui vì đứa bé không hề hấn gì nhưng giờ lại lo nhỡ đâu họ vừa tìm cho mình một bác sĩ mới. Vì thế tôi đã gọi điện tới gia đình, nói chuyện với người mẹ. Mọi thứ đều tốt đẹp. Rồi tôi nhận rất rằng, trong lúc hối hả lo lắng về bệnh tình của đứa bé thì chính nó lại bị bỏ lỡ mất đợt kiểm tra một năm. Tôi đặt kế hoạch kiểm tra lại cho nó, mọi thứ đều ổn ngoại trừ việc nó nói hơi chậm.

      - Chậm thế nào?

      - Không phải là căn bệnh chậm phát triển hay gì đó tương tự. Con bé hầu như không nói được gì - thật ra, tôi chưa nghe thấy nó nói được âm nào cả. Mẹ nó bảo ở nhà nó cũng không mấy khi nói. Tôi đã thử dùng phép thử Bailey (1) nhưng vô ích vì con bé không chịu hợp tác. Tôi ước chừng co bé bị chậm nói mất khoảng hai tháng, nhưng anh biết đấy, ở độ tuổi đó, điều này chưa có gì đảm bảo cả, và với những căng thẳng mà con bé ấy phải trải qua thì chuyện chậm nói hai tháng chẳng có gì là lớn chuyện. Nhưng thật là may. Đưa ra vấn đề phát triển ngôn ngữ khiến cho bà mẹ phải lo lắng. Vì thế, tôi đã giới thiệu họ tới khoa Tai - Mũi - Họng và khoa Nghe - Nói. Qua kiểm tra, các khoa kết luận cấu trúc tai và thanh quản của con bé hoàn toàn bình thường và nhất trí với đánh giá của tôi rằng con bé hơi chậm nói do phản ứng của cơ thể với những căng thẳng trong điều trị. Tôi gợi ý người mẹ tiến hành kích thích cho con bé nói và hai tháng liền sau đó không thấy gia đình nói gì.

      - Thế là tới lúc đó đứa bé đã được mười bốn tháng tuổi - Tôi vừa nói vừa ghi.

      - Nhưng được hai tháng bốn ngày thì họ lại vội vã đưa con bé vào phòng cấp cứu. Nhưng lần này thì không phải là do vấn đề hô hấp. Con bé lên cơn sốt cao - 40,5 độ C. Người đỏ tấy và khô, hơi thở nhanh. Nói thực, anh Alex ạ, tôi rất mừng vì thấy con bé đó bị sốt - ít nhất tôi cũng đã có được thứ gì đó bên trong cơ thể để mà xét đoán. Nhưng rồi lượng bạch cầu lại trở về mức bình thường, không thấy có vi khuẩn hay vi rút gì đó thâm nhập cả. Thế la tôi đành phải thử độc tố. Hoàn toàn không có chút độc tố nào trong máu con bé. Tất nhiên, các cuộc xét nghiệm trong phòng thí nghiệm không phải luôn luôn hoàn hảo - tỷ lệ sai của xét nghiệm thậm chí từ 15 đến 20% ấy chứ. Còn chuyện sốt cao là có thật - chính tay tôi cặp nhiệt độ cho con bé. Chúng tôi tắm và cho nó uống Tylenoled để hạ nhiệt xuống còn 39 độ C. Sau đó cho nó nhập viện với chẩn đoán là sốt lạ, truyền dịch và khiến nó đau đớn qua cuộc thử dịch tuỷ sống để chắc chắn là nó không bị viêm màng não. Mặc dù tai nó vẫn thính và cổ vẫn mềm nhưng chúng tôi cho rằng nếu con bé có bị đau đầu đến khốn cùng đi nữa thì thì nó cũng sẽ không thể nói cho chúng tôi biết được. Thêm hai ngày thử máu, con bé trở nên điên loạn, phải giữ chặt chân tay nó. Vậy mà nó vẫn vài lần đẩy kim tiêm ra đấy.

       

      ________________

      (1) Phép thử tâm lý do bác sĩ Bailey sáng tạo ra.
      Stephanie thở hắt ra và đẩy đĩa bưởi ra xa hơn. Trên trán cô lấm tấm mồ hôi. Lấy chiếc khăn lau trán, cô nói:

      - Đây là lần đầu tiên tôi kể chuyện này từ đầu đấy.

      - Cô đã bao giờ tham gia hội chẩn ca bệnh nào chưa?

      - Chưa, mà bây giờ chúng tôi không mấy khi tiến hành hội chẩn nữa. Bà Rita căn bản không còn đảm đương được nữa rồi.

      - Thế người mẹ đã phản ứng thế nào đối với quá trình xét nghiệm ấy? - Tôi hỏi.

      - Chị ta có khóc, nhưng thường là bình tĩnh. Chị ta còn dỗ đứa bé, vuốt ve nó khi việc xét nghiệm kết thúc. Tôi không để cho chị ta tham gia vào việc giữ đứa bé khi nó phản ứng giãy - để giữ nguyên vẹn tình mẹ con của họ. Anh thấy không, bài giảng của anh tại đây đã được áp dụng. Tất nhiên, chúng tôi đều cảm thấy đã hành động có vẻ hơi phát xít.

      Cô lấy chiếc khăn ăn lau mồ hôi trên đôi lông mày.

      - Dù sao, những cuộc xét nghiệm máu đều đưa đến kết quả bình thường nhưng tôi chưa vội cho xuất ivện đợi tới khi con bé hết sốt liền trong bốn ngày.

      Cô thở dài, đưa tay luồn vào mái tóc và lật qua cuốn sổ bệnh án.

      - Lần sốt cao tiếp theo đây: con bé đã được mười lăm tháng tuổi, người mẹ nói rằng nó bị sốt tới 41 độ.

      - Thật nguy hiểm.

      - Anh nói đúng. Bác sĩ trực phòng cấp cứu ghi lại được nhiệt độ con bé là 39,5độ, đã tắm và cho nó uống một liều hạ sốt xuống còn 38,5độ. Bà mẹ còn thông báo một vài triệu chứng mới như nôn mửa và ỉa chảy. Ngoài ra còn có hiện tượng đi ngoài ra máu.

      - Bị chảy máu trong phải không?

      - Có vẻ là như thế. Tin đó làm cho mọi người đều lo lắng. Cái tã con bé mặc đúng là bằng chứng rằng nó ị ỉa chảy nhưng không hề có dấu hiệu của máu. Người mẹ nói rằng chị ta đã ném cái tã có máu đi rồi và sẽ cố tìm lại. Khi kiểm tra, phần trực tràng của con bé có hơi đỏ, hơi tấy phần rìa ngoài của cơ vòng. Nhưng ruột không bị sưng gì cả - bụng của nó mềm mại và đẹp, có thể khi người khác sờ vào thì nó trở nên mềm hơn. Nhưng rất khó khám chính xác vì con bé gào thét không ngừng mỗi khi bị khám.

      - Ruột già có sẹo không? - Tôi hỏi.

      - Không hề có gì như thế cả. Chỉ hơi bị tấy thôi, do ỉa chảy. Tắc ruột hay viêm ruột thừa bị loại bỏ. Tôi đã triệu bác sĩ phẫu thuật tới, anh Joe Leibowitz ấy. Anh biết sự cẩn thận của anh ấy rồi đấy. Anh Joe đã khám cho con bé và khẳng định không có lý do gì để mổ cả nhưng cần cho con bé nhập viện và theo dõi một thời gian. Chúng tôi tiêm ven cho con bé và lập hẳn môt ban hội chẩn, và lần này thì lượng bạch cầu có tăng lên một chút, nhưng vẫn chỉ nằm trong giới hạn cho phép, không có gì phù hợp khiến con bé phát sốt tới 39,5 độ C. Ngày hôm sau, con bé đã giảm xuống còn 38,5 độ C. Ngày hôm sau nữa, nó còn 37 độ C và bụng dường như không phải viêm ruột thừa. Tôi triệu người của khoa Dạ dày - Ruột tới và nhận được kết quả khám của Tony Franks. Ông ta khám xem con bé có những biểu hiện ban đầu của hội chứng viêm ruột, gọi là viêm ruột kết hay vấn đề gì đó ở gan không. Kết quả âm tính. Lại một ban hội chẩn về độc tố nữa được thành lập, xem xét lịch sử ăn uống của nó một cách cẩn thận. Tôi triệu tập tiếp người của khoa Dị ứng và Miễn dịch tới để xem con bé có phải quá nhạy cảm dị thường đối với thứ gì đó không.

      - Thế con bé có dùng sữa ngoài không?

      - Không hề, nó được nuôi bằng sữa mẹ, mặc dù lúc đó, nó có thể ăn được những đồ cứng rồi. Sau một tuần, con bé có vẻ hoàn toàn bình thường. Ơn Chúa, chúng tôi đã không tiến hành mổ nó.

      - Mười lăm tháng tuổi, vậy là đã qua giai đoạn có nguy cơ đột tử cao. Vậy là hệ thống hô hấp bình thường trong khi ruột lại có vấn đề?

      Stephanie nhìn tôi vẻ tìm kiếm gì đó.

      - Anh muốn chẩn đoán liều phải không?

      - Vậy có đúng không nào?

      - Đúng là có thêm hai vụ khủng hoảng về dạ dày và ruột khác. Đó là lúc con bé mười sáu tháng tuổi - bốn ngày sau cuộc hẹn với bác sĩ Tony ở khoa Ruột - Dạ dày và một tháng rưỡi sau lần hẹn cuối cùng với ông ta.

      - Vẫn là những triệu chứng ấy à?

      - Đúng vậy. Nhưng cả hai lần này, người mẹ đều đưa đến cái tã có máu và chúng tôi làm xét nghiệm xem có mầm bệnh gì không, tức là xem có bị thương hàn, tả, bệnh nhiệt đới - thứ bệnh chưa từng xảy ra trên châu lục này. Chúng tôi cũng tìm xem có dấu hiệu độc tố môi trường nào không, đại loại như chì, kim loại nặng,... nhưng chẳng phát hiện ra điều gì bất thường ngoài việc con bé ấy hoàn toàn khoẻ mạnh.

      - Thế công việc của cha mẹ con bé có thể nào đã khiến nó tiếp xúc với chất độc hại kỳ lạ nào đó không?

      - Rất khó. Chị ta chỉ ở nhà trông con còn anh chồng là giáo sư đại học.

      - Chuyên ngành sinh học phải không?

      - Xã hội học đấy. Nhưng khoan hãy bàn về chuyện cơ cấu gia đình vội vì chúng ta còn điều này nữa. Một kiểu khủng hoảng khác. Khoảng sáu tuần trước, những trục trặc về ruột biến mất và thay vào đó là bất thường ở hệ thống nội tạng khác. Anh thử đoán xem là gì?

      Tôi nghĩ ngợi giây lát rồi nói:

      - Hệ thần kinh.

      - Chuẩn xác - Stephanie cúi người và nắm lấy cánh tay tôi - Thế là tôi thấy việc gọi anh tới đây đúng đắn rồi.
      - Bị lên cơn co giật ư?

      - Vào đúng nửa đêm mới chết chứ. Bố mẹ con bé gọi đó là chứng động kinh ác tính, sùi cả bọt mép ra ngoài. Điện não đồ cho thấy không hề có biến động sóng não bất thường còn con bé vẫn có đầy đủ các phản xạ. Tuy nhiên, chúng tôi đã cho chụp cắt lớp, lấy dịch tuỷ và sử dụng toàn bộ các xét nghiệm X-quang não để xem con bé có khả năng bị khối u não nào không. Điều này làm tôi phát sợ, anh Alex ạ, bởi vì lúc ấy tôi suy nghĩ rằng một khối u có thể đã gây ra tất cả mọi thứ rắc rối từ trước đến nay. Một khối u mọc ở các vùng khác nhau của não sẽ gây ra những biểu hiện khác nhau khi nó phát triển.

      Stephanie lắc đầu.

      - Liệu đó có phải là một tình huống vui được không? Tôi đang nói tới những biểu hiện căng thẳng thần kinh ấy, biết đâu có khối u ác tính hay cái gì đó đang lớn dần trong đầu con bé thì sao? Ơn Chúa, tất cả các kết quả chụp chiếu đều tốt cả.

      - Con bé có biểu hiện sau co giật khi cô tới gặp nó ở phòng cấp cứu không?

      - Đúng là con bé có vẻ uể oải và bơ phờ. Nhưng điều đó cũng phù hợp với việc một đứa trẻ bị kéo tới bệnh viện vào lúc nửa đêm và bị đưa qua một cái máy vắt. Bản thân tôi cũng vẫn sợ rằng có điều gì đó mà mình chưa phát hiện ra. Tôi lại yêu cầu khoa Thần kinh theo dõi. Họ theo dõi liền một tháng mà không phát hiện ra bệnh gì. Hai tuần sau, tức là hai ngày trước thôi, con bé lại bị co giật, và tôi cần đến sự giúp đỡ của anh, anh Alex ạ. Ngay lúc này họ đang ở tầng 5 - khu Tây. Và đó là toàn bố ự việc được kể theo dòng thời gian. Anh đã sẵn sàng cho tôi một lời vàng ngọc chưa?

      Tôi liếc nhìn qua cuốn sổ ghi chép.

      Rõ ràng đã liên tục xảy ra những trục trặc khó lý giải. Rất nhiều lần được đưa tới bệnh viện.

      Rắc rối chuyển từ hệ thống nội tạng này sang hệ thống khác.

      Sự khác biệt giữa xét nghiệm trong phòng thí nghiệm và biểu hiện.

      Đứa bé thường sợ hãi khi được điều trị.

      Người mẹ từng được đào tạo về sơ cứu.

      Người mẹ xinh xắn.

      Người mẹ xinh xắn cũng có thể là một con ác quỷ.

      Hiếm có những chẩn đoán nhưng thực tế đều phù hợp. Cho tới hai mươi năm trước, chưa ai từng được nghe tới căn bệnh này.

      - Hội chứng cường điệu gần đây - Tôi nói đồng thời đặt cuốn sổ ghi chép xuống - Nghe có vẻ đây là một vụ kinh điển đấy.

      Đôi mắt Stephanie nheo lại.

      - Đúng là như thế đấy. Khi anh là người nghe thì anh xâu chuỗi được tất cả lại như thế. Nhưng khi anh rơi vào giữa chuyện này... thậm chí tới lúc này tôi cũng không dám khẳng định điều gì.

      - Cô vẫn nghĩ là có cái gì đó liên quan tới nội tạng con bé?

      - Tôi buộc phải nghĩ vậy cho tới khi nào có thể chứng minh rằng mình sai. Còn một trường hợp nữa - năm ngoái, tại County, có liền 25 ca phải nhập viện vì những bệnh truyền nhiễm kỳ bí liên tục xảy ra trong vòng sáu tháng. Cũng là một đứa bé gái, người mẹ rất lo lắng nhưng luôn giữ được bình tĩnh khiến các bác sĩ yên tâm làm việc của mình. Tình trạng đứa bé đó xấu và các bác sĩ sắp phải trình trường hợp này lên các cấp cao hơn khi phát hiện ra căn bệnh đó là bệnh suy giảm miễn dịch hiếm thấp - có 3 ca đx được ghi chép lại, bên bảo hiểm y tế quốc gia đề nghị làm các xét nghiệm đặc biệt. Khi nghe được chuyện này, tôi cũng yêu cầu làm các xét nghiệm cho con bé Cassie để xem có nhiễm căn bệnh suy giảm miễn dịch quái quỷ đó không. Kết quả âm tính. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là tôi đã nắm được hết tất cả các loại bệnh. Những bệnh mới liên tục xuất hiện - còn tôi thì không đủ thì giờ để theo dõi các tạp chí chuyên ngành.

      Stephanie lấy thìa khuấy cốc cà phê.

      - Hoặc có thể tôi đang mâu thuẫn với chính mình - cố trấn an bản thân rằng đây không phải là hội chứng Munchausen (1). Đó là lý do tại sao tôi mời anh tới đay - tôi cần một hướng đi, anh Alex ạ. Xin anh hãy cho tôi một lời khuyên nên làm như thế nào với ca bệnh này.

       

      _________

      (1) Một rối loạn tâm lý khiến người ta giả ốm nặng để được điều trị hay cho vào bệnh viện.
      Tôi nghĩ ngợi trong giây lát.

      Có thể đó là hội chứng Munchausen thật, một kiểu giả bệnh trọng do rối loạn tâm lý gây ra.

      Đó là một kiểu nói dối bệnh hoạn rất kỳ cục, được đặt tên theo nhân vật nói dối tài ba Baron Munchausen trong cuốn sách của nhà văn Đức Rudolf Raspe.

      Hội chứng Munchausen là chứng nghi bệnh đi quá đà. Các bệnh nhân tạo ra bệnh bằng cách tự làm bản thân thương tích và tự đầu độc, hoặc chỉ đơn giản là nói dối. Họ muốn chơi trò với các bác sĩ và y tá - với cả hệ thống chăm sóc y tế.

      Những bệnh nhân trưởng thành mắc hội chứng Munchausen thường được đưa vào các bệnh viện liên tục, được cho dùng thuốc một cách không cần thiết, thậm chí bị phẫu thuật trên bàn mổ.

      Thật đáng thương, một kiểu hành xác - một câu đố về tâm lý hiện vẫn còn thách thức sự hiểu biết của giới chuyên môn.

      Nhưng điều chúng tôi đang xem xét hiện nay hoàn toàn nằm ngoài sự thương hại. Nó là một biến thể đáng sợ khác mà các bác sĩ gọi là hội chứng Munchausen thế thân.

      Những bậc cha mẹ - toàn là các bà mẹ thì đúng hơn - giả bệnh ở chính những đứa con họ, sử dụng thân thể của những đứa con - nhất định là con gái - để làm vật thí nghiệm sự đau đớn và bệnh tật bịa đặt đến ghê tởm của họ.

      Tôi nói:

      - Ngay từ ban đầu đã có nhiều trùng hợp phải không, Stephanie? Ngưng thở và ngất xỉu có thể là do bị làm ngạt - những dấu hiệu chuyển động trên máy theo dõi có thể là biểu hiện con bé có kháng cự.

      Stephanie nhăn mặt:

      - Trời ạ, đúng như anh nói. Tôi đọc báo thấy nói tới một ca ở Anh người ta đã căn cứ vào những dấu hiệu chuyển động để kết luận đứa trẻ bị làm ngạt.

      - Người mẹ lại là chuyên viên hô hấp thì hệ thống này sẽ là thứ đầu tiên chị ta chọn để gây rối. Vậy còn vấn đề về ruột thì sao? Phải chăng đó là một hình thức đầu độc?

      - Rất có khả năng như thế, nhưng ban hội chẩn độc tố không thể tìm thấy chất gì khi xét nghiệm cả.

      - Biết đâu chị ta đã dùng thứ thuốc gì đó có tác dụng ngắn.

      - Mà cũng có thể là một chất kích thích dạng trơ tác động cơ học vào thành ruột nhưng rồi bị đào thải luôn, không nhiễm vào máu.

      - Vậy còn chuyện co giật?

      - Theo tôi, cũng tương tự. Tôi không biết gì hết, anh Alex ạ. Tôi thực sự không biết nghĩ thế nào nữa.

      Stephanie lại nắm cánh tay tôi.

      - Tôi không có bằng chứng nào cả và điều gì xảy ra nếu tôi sai? Tôi cần anh thật khách quan trong chuyện này. Hãy để mẹ của Cassie được hưởng sự nghi ngờ - có thể tôi đã đánh giá sai lầm về chị ta. Anh hãy cố tìm xem điều gì đang xảy ra trong đầu của chị ấy.

      - Tôi không thể hứa trước điều kỳ diệu nào đâu, Stephanie ạ.

      - Tôi hiểu. Nhưng dù anh là được gì thì cũng sẽ rất có ích. Ca bệnh này thực sự làm cho mọi chuyện rối tung lên rồi anh ạ.

      - Cô đã nói với chị ta là tôi sẽ tới khám chưa?

      Cô gật đầu.

      - Chị ta có thích được bác sĩ tâm lý khám không?

      - Tôi không dám nói là thích nhưng mà chị ta đã đồng ý. Tôi nghĩ đã thuyết phục được chị ta bằng cách lảng tránh không nói rằng nguyên nhân các vấn đề của Cassie là do con bé chịu nhiều căng thẳng. Thật ra, tôi nghĩ chuyện con bé bị co giật đúng là có vấn đề liên quan tới phủ tạng của nó rồi chứ không sai. Nhưng tôi cứ nhấn mạnh đến việc phải giúp đỡ con bé quen với những cơn đau đớn tại bệnh viện. Tôi nói với chị ta rằng chứng co giật có thể khiến Cassie phải vào bệnh viện nhiều hơn và chúng ta sẽ giúp nó làm quen với chuyện này. Tôi nói anh là chuyên gia về vấn đề đau đớn trong điều trị, có thể làm thôi miên để con bé dễ chịu hơn trong quá trình nằm viện. Nghe có lý không?

      Tôi gật đầu.

      - Trong lúc khám bệnh cho con bé, anh có thể phân tích chị ta xem sao, xem có phải chị ta bị tâm thần không - Stephanie nói.

      - Nếu đây là hội chứng Munchausen thế thân thì cần gì phải xem chị ta có tâm thần hay không.

      - Vậy thì sao chứ? Kẻ điên kiểu gì mà lại làm chuyện này với đứa con của chính mình?

      - Không ai biết chính xác là gì cả - Tôi nói - Tôi đã xem qua bệnh tâm thần kiểu này, nhưng điều suy đoán hữu lý nhất được đưa ra thường cho rằng đó là một loại rối loạn tính cách tổng hợp. Vấn đề là ở chỗ những trường hợp được lưu thành hồ sơ rất hiếm, thực sự chưa có một sơ hở dữ liệu tốt về vấn đề này.

      - Đúng là như thế, anh Alex ạ. Tôi đã tìm khắp các nguồn tài liệu của trường y và hầu như không biết thêm được gì.

      - Tôi muốn mượn cô những bài báo đó được chứ?

      - Tôi đọc ngay tại chỗ, không mượn về nhà - Stephanie nói - Nhưng tôi nghĩ là đã chép lại những đoạn cần tham khảo. Đúng là tôi có nhớ tới chuyện tính cách rối loạn - mà cái đó thì nghĩa lý gì chứ?
      - Nghĩa là vì chúng ta không biết nên cứ làm bừa. Một phần của vấn đề nằm ở chỗ các chuyên gia tâm lý và tâm thần thường căn cứ vào thông tin họ có được từ bệnh nhân để đưa ra kết luận, và trước một kẻ bị hội chứng Munchausen đồng nghĩa với việc chúng ta tin một kẻ quen thói nói dối. Tuy nhiên, những câu chuyện mà họ kể lại dường như khá hợp lý. Nào là từ nhỏ đã mắc bệnh hay đau đớn về thể xác, gia đình cường điệu về vấn đề bệnh tật và sức khoẻ, sự lạm dụng trẻ em, đôi khi đó còn là sự loạn luận. Những điều này đều khiến lòng tự trọng bị giảm mạnh, gây ra những hậu quả về quan hệ, và nhu cầu bệnh hoạn muốn được mọi người chú ý. Bệnh tật trở thành vũ đài để thoả mãn nhu cầu bệnh hoạn - đó là lý do tại sao nhiều người trong bọn họ lại tham gia vào ngành Y tế. Nhưng cũng có rất nhiều người cùng lịch sử như vậy thường sẽ đưa đến những người mắc chứng bệnh Munchausen tự hành hạ bản thân mình và cả những người mắc chứng bệnh Munchausen thế thân chuyên hành hạ những đứa con của họ. Thực ra, có một vài nhận xét rằng các bậc cha mẹ mắc bệnh Munchausen thế thân ban đầu thường là những người tự hành xác rồi sau đó mới chuyển sang sử dụng thân xác của con cái họ. Nhưng tại sao và khi nào quá trình chuyển biến ấy xảy ra thì không ai biết.

      - Kỳ quái quá - Cô vừa nói vừa lắc đầu - Nó giống như một vũ điệu. Tôi cảm thấy mình đang nhảy điệu van-xơ đó với chị ta và chị ta là người dẫn bước.

      - Đó là điệu van-xơ của quỷ - Tôi đáp.

      Stephanie rùng mình.

      - Tôi biết anh không định bàn sâu về vấn đề khoa học tự nhiên nhưng nếu anh có thể đào sâu thêm trong chuyện này thì hãy nói cho tôi biết liệu anh có cho rằng chị ta đang làm chuyện xấu xa không nhé.

      - Tất nhiên rồi. Nhưng tôi hơi tò mò muốn biết tại sao cô không triệu tập khoa Tâm lý của bệnh viện tới làm việc này.

      - Tôi chưa bao giờ ưa khoa Tâm lý của bệnh viện cả - Cô nói - Họ quá thiên về hành vi liên quan tới tình dục. Hardesty lúc nào cũng muốn đưa tất cả mọi người lên giường. Dù sao, đó cũng là một quan điểm còn gây nhiều tranh cãi. Mà không còn khoa Tâm lý nữa.

      - Ý cô là gì?

      - Tất cả bọn họ đều bị đuổi việc rồi.

      - Cả khoa à? Khi nào vậy?

      - Mấy tháng trước. Anh không đọc báo chuyên ngành à?

      - Không thường xuyên lắm.

      - Rõ rồi. Khoa Tâm lý bị giải tán. Hợp đồng của Hardesty với quận đã bị huỷ và vì ông ta không viết giấy tờ chuyển đổi nên không có sự hỗ trợ về tài chính, Ban giám đốc bệnh viện đã quyết định không chi trả các khoản chi phí.

      - Thế còn chức danh của Hardesty thì giải quyết thế nào?Những người khác nữa chứ - chẳng phải Greiler và Pantissa cũng có chức danh đó sao?

      - Có lẽ thế. Nhưng chức danh đó hoá ra lại là từ trường y, chứ không phải do bệnh viện phong. Vì vậy họ vẫn còn chức danh của mình. Lương lại là một chuyện khác hoàn toàn. Cuối cùng nhiều người trong chúng tôi mới hiểu thế nào gọi là sự an toàn trong công việc mà trước nay họ vẫn lầm tưởng. Không ai ủng hộ Hardesty cả. Mọi người đều nghĩ rằng ông ta và các tay chân là những người thừa.

      - Vậy là không còn khoa Tâm lý, không được uống cà phê miễn phí. Còn chuyện gì nữa không? - Tôi hỏi.

      - Ô, còn nhiều chứ. Chuyện không còn khoa Tâm lý nữa có tác động nhiều tới anh không? - Ý tôi là chuyện đặc lợi với tư cách là cộng tác viên của khoa ấy?

      - Không, chức danh của tôi nằm ở khoa Nhi. Thực ra là khoa Ung thư, mặc dù đã lâu lắm rồi tôi không tư vấn cho những bệnh nhân ung thư.

      - Tốt - Stephanie nói - Vậy là anh không gặp rắc rối gì trong vấn đề thủ tục rồi. Còn câu hỏi gì nữa trước khi chúng ta đi lên phòng không?

      - Chỉ là một vài quan sát thôi. Nếu đó là hội chứng Munchausen thế thân thì cần phải gấp gáp rồi đấy - bức tranh thường thấy là sự leo thang trong hành động của bệnh nhân. Đôi khi cái chết thường đến với những đứa trẻ, Stephanie ạ.

      - Tôi biết - Cô nói vẻ rầu rĩ, hai ngón tay trỏ day mạnh thái dương - Tôi biết có thể phải đối mặt với người mẹ. Đó chính là lý do tại sao tôi phải thận trọng.

      - Điều nữa là đứa con đầu lòng - một đứa bé trai. Tôi nghĩ cô đang nghi đây có thể là một vụ giết người.

      - Ôi trời, đúng như anh nói đấy. Nghi vấn này đang giày vò tôi ghê gớm. Khi sự nghi ngờ của tôi về bà mẹ bắt đầu đặc quánh lại, tôi đã lôi bệnh án của thằng bé ra và xem đi xem lại rất kỹ lưỡng. Nhưng chẳng có gì đáng phải ngờ vực cả. Những ghi chép của Rita nói chung là tốt - trước khi chết, thằng bé đó hoàn toàn khoẻ mạnh và khám nghiệm tử thi không đi đến kết luận cuối cùng, có nhiều trường hợp như thế. Giờ đây, tôi đang có một đứa bé còn sống, còn thở hẳn hoi mà không thể làm gì để giúp nó được.

      - Nghe co vẻ như cô đang làm tất cả những gì có thể.

      - Tôi đang cố gắng, nhưng thật thất vọng.

      Tôi trấn an:

      - Còn người cha thì sao? Chúng ta chưa từng nói về anh ta.

      - Tôi không thích anh ta cho lắm. Người mẹ mới là người chăm sóc chính của con bé và hầu hết thời gian tôi làm việc với chị ta. Kể từ khi tôi nghĩ tới khả năng bị hội chứng Munchausen thế thân thì chị ta dường như trở nên đặc biệt quan trọng cần phải tập trung chú ý, bởi vì đó chẳng phải bà mẹ luôn luôn là người bị mắc phải hội chứng đó hay sao?

      - Đúng thế - Tôi nói - nhưng cũng vẫn có trường hợp kẻ đồng loã thụ động lại la người cha. Cô có thấy biểu hiện nào chứng tỏ anh ta nghi ngờ điều gì đó không?

      - Nếu có thì anh ta cũng không nói cho tôi hay. Anh ta dường như không phải là người đặc biệt thụ động - khá dễ chịu. Mà chị ta cũng thế. Cả hai vợ chồng họ đều dễ chịu, anh Alex ạ. Đó là một trong những điều gây thêm rắc rối.

      - Bối cảnh tiêu biểu của hội chứng Munchausen đấy. Có thể những cô y tá đã yêu quý họ.

      Cô gật đầu.

      - Thế còn những điều khác là gì? - Tôi hỏi.

      - Những điều khác nào?

      - Những điều đã gây thêm rắc rối ấy.

      Cô nhắm mắt rồi lấy tay dụi, một lúc sau mới đáp lời:

      - Những điều khác ấy à, nghe có vẻ máu lạnh và đầy tính cách chính trị. Đó chính là con người bọn họ. Những con người có vai trò xã hội, có vai trò chính trị. Tên đứa bé là Cassie Brooks Jones - nghe có thấy quen không?

      - Không - Tôi đáp - Jones là cái gì đó mà tôi không thể nhớ nổi.

      - Jones, như là trong tên Charles L.Junior ấy. Nhà tài phiệt khét tiếng ấy? Giám đốc quản lý ngân sách đầu tiên của bệnh viện ấy?

      - Tôi không biết anh ta.

      - Cũng đúng thôi - anh đã không đọc bản tin của bệnh viện. Này nhé, khoảng tám tháng trước, anh ta là Chủ tịch Hội đồng quản trị. Rồi đã xảy ra một cú cải tổ lớn.

      - Cải tổ ngân sách à?

      - Còn gì khác nữa chứ. Tôi cho anh thấy phả hệ của họ đây: Con trai duy nhất  của Charles Junior là Charles Đệ tam - giống như trong cung đình ấy. Anh ta thường được gọi là Chip - cha của Cassie. Người mẹ là Cindy. Đứa con trai đã mất tên là Chad - Charles Đệ tứ.

      - Tất cả đều bắt đầu bằng chữ C - Tôi nói - Vẻ như họ khoái sự trật tự.

      - Kệ họ. Vấn đề chính là ở chỗ Cassie là đứa cháu duy nhất của Charles con. Có thấy kỳ lạ không, anh Alex? Thế là hiện nay tôi đang có một bệnh nhân Munchausen thế thân tiềm tàng, và bệnh nhân ấy là đứa cháu duy nhất của người đã thủ tiêu chế độ uống cà phê miễn phí trong bệnh viện.
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 13.05.2008 14:48:06 bởi Ginger >
      #3
        Ginger 13.05.2008 14:22:32 (permalink)
          2
         
         
         
        Cánh cửa phía sau bệnh viện đưa chúng tôi tới một cầu thang. Tôi và Stephanie bước xuống tầng trệt. Cô di chuyển khá nhanh, gần như là chạy xuống các bậc cầu thang.
         
        Quán ăn tự phục vụ gần như đã vắng tanh - một bác sĩ thực tập đang ngồi đọc cuốn tạp chí thể thao bên chiếc bàn mặt da cam, hai bàn khác cũng đã bị một đôi chiếm mất.  Hai người này có vẻ như đã ngủ nguyên trong bộ quần áo của họ.  Họ là những bậc cha mẹ phải qua đêm ở đây. Đây là điều chúng tôi đã đấu tranh để có được.
         
        Trên mặt những chiếc bàn khác bày đầy những bát đĩa bẩn. Một cô hộ lý đầu mang mạng tóc đi chậm chạp vòng quanh, đổ đầy những cái máy pha muối.
         
        Trên tường phía Đông có cánh cửa dẫn tới phòng ăn của các bác sĩ; những tấm pa nô bằng gỗ tếch được đánh bóng cẩn thận, chiếc biển tên bằng đồng được khắc đẹp đẽ. Nó mang tên một nhà nhân chủng học có hứng thú với biển cả. Stephanie vượt qua và dẫn tôi tới một phòng nhỏ ở đầu kia của sảnh chính.
         
        - Anh chắc là không muốn uống cà phê đấy chứ? - Cô hỏi.
         
        Nhớ lại đám bùn cà phê ở bệnh viện, tôi đáp:
         
        - Tôi đã nhập đủ hạn ngạch cà-phê-in vào  bụng rồi.
         
        - Tôi hiểu ý anh.
         
        Bàn tay cô luồn nhanh vào mái tóc và chúng tôi cùng ngồi xuống ghế.
         
        - Thế này nhé - Stephanie nói - Chúng ta hiện đang có một bé gái hai mươi mốt tháng tuổi sinh đủ ngày dủ tháng, tình trạng sinh bình thường, điểm APGAR (1) đạt tới 9/10. Nhân tố lịch sử có ý nghĩa duy nhất là trước khi đứa bé này được sinh ra thì người anh trai một tuổi của nó đã chết bởi hội chứng đột tử trẻ sơ sinh.
         
        - Có còn đứa trẻ nào khác không? - Tôi vừa hỏi vừa rút từ túi ra cuốn sổ nhỏ và chiếc bút chì.
         
        - Không, chỉ có Cassie thôi. Con bé ấy hoàn toàn bình thường cho tới khi nó được ba tháng tuổi. Theo lời của mẹ đứa bé cứ đến đêm khi chị ta vào kiểm tra xem con thêế nào thì lại phát hiện ra nó ngừng thở.
         
        - Chị ta vào kiểm tra chắc là sợ con bị hội chứng đột tử trẻ con phải không?
         
        - Chính xác. Khi không thể đánh thức được đứa bé, chị ta liền tiến hành hô hấp nhân tạo thì mới đánh thức được nó rồi đưa vào phòng cấp cứu. Lúc tôi tới nơi thì con bé có vẻ bình thường. Qua kiểm tra không thấy có biểu hiện gì đáng nghi vấn. Tôi đã cho con bé lưu trú tại bệnh viện để theo dõi, đã tiến hành tất cả các xét nghiệm thông thường nhưng chẳng phát hiện được gì cả. Sau khi chọ họ ra viện, tôi trấn an gia đình bằng một bộ máy theo dõi giấc ngủ và chuông báo động. Vài tháng sau đó, chuông báo động đã nhiều lần đổ nhưng toàn là báo động sai vì đứa bé vẫn thở bình thường. Biểu đồ theo dõi cho thấy có một vài đợt ngưng thở ngắn nhưng cũng có rất nhiều kết quả chỉ sự chuyển động - chẳng hạn như đứa bé ấy đã nô đùa. Tôi nghĩ có thể con bé ấy bị mất ngủ - còn những cái chuông báo động không hoàn toàn hết ngu ngốc - và đã toạ ra câu chuyện đầu tiên về điều kỳ quái. Nhưng tôi vẫn cứ yêu cầu một chuyên gia tim phổi khám kỹ cho con bé bởi vì người anh trai xấu số của nó đã bị hội chứng đột tử trẻ em rồi. Kết quả là không có bệnh. Vì thế, chúng tôi quyết định để mắt tới con bé trong những khoảng thời gian có nguy cơ đột tử cao.
         
         
         
        - Một năm trời làm việc đó ư?
         
        Stephanie gật đầu.
         
        - Tôi đã giữ được an toàn cho cuộc sống của con bé - tới tận mười lăm tháng. Ban đầu tôi khám theo phương pháp bệnh nhân ngoại trú hàng tuần, sau đó giảm dần đến chín tháng sau thì tôi đã sẵn sàng để họ ra viện chờ tới lượt khám cách đó đúng một năm. Hai ngày sau lần khám ở tháng thứ chín, họ lại phải đưa con bé vào phòng cấp cứu, giữa đêm hôm khuya khoắt, do có vấn đề về hô hấp - con bé đã tỉnh giấc và thở gấp, thỉnh thoảng lại lên cơn hen tưởng ngưng thở. Vài lần phải hô hấp nhân tạo nữa khiến cho bôốmẹ con bé quyết định đưa nó trở lại bệnh viện.
         
        - Chẳng phải hô hpá nhân tạo là biện pháp cực đoan đối với bệnh bạch cầu hay sao? Con bé đã ngất đi phải không?
         
        - Không, con bé không bao giờ ngất đi cả, chỉ là khó thở thôi. Có thể mẹ nó đã phản ứng quá đáng, nhưng với việc từng bị mất đi đứa con đầu lòng rồi thì ai có thể đổ lỗi cho chị ta chứ? Khi tôi tới phòng cấp cứu thì đã thấy con bé hoàn toàn bình thường, không sốt, không có biểu hiện bệnhh lý. Cũng chẳng hề có sự ngạc nhiên nào. Không khí thoáng mát của buổi tối có thể làm bệnh khó thở biến mất. Tôi đã tiến hành chụp X-quang vùng ngực và kiểm tra máu. Tất cả đều cho kết quả bình thường. Tôi kê đơn thuốc thông đường hô hấp, dung dịch để rửa mũi và yêu cầu nghỉ ngơi. Bây giờ nó đã sẵn sàng để xuất viện nhưng bà mẹ thì cứ nài nỉ tôi cho con chị ta ở lại. Chị ta nghĩ rằng có điều gì đó rất nghiêm trọng đang xảy ra với đứa trẻ. Bản thân tôi lại thấy hoàn toàn không có gì cả, nhưng gần đây chúng tôi đã phát hiện ra một vài dấu hiệu đáng lo ngại về đường hô hấp, vì thế tôi đã cho con bé được nhập viện, ra lệnh ngày nào cũng kiểm tra máu cho nó. Lượng tế bào máu của nó bình thường và sau hai ngày bị tiêm chọc, con bé đâm ra phát hoảng khi nhìn thấy áo khoác trắng của bác sĩ. Tôi đã cho nó xuất viện, lại trở về phương án kiểm tra bệnh nhân ngoại trú hàng tuần. Trong thời gian này, con bé không phải tiếp xúc với tôi. Nhưng ngay khi tôi bước vào phòng hám, con bé đã gào tướng lên.
         
        - Là bác sĩ cũng có cái thú vui ấy đấy - Tôi nói.
         
        Stephanie nở nụ cười buồn và đưa mắt nhìn về những người phục vụ.
         
        - Họ đang đóng cửa đấy. Anh có muốn ăn chút gì không?
         
        - Không, cảm ơn cô.
         
        - Nếu anh không phản đối thì tôi cũng chưa ăn sáng đâu.
         
        - Tất nhiên là tôi không phản đối. Cô cứ tự nhiên đi.
         
         
         
         
         
        __________
         
        (1) Điểm số đo tình trạng sức khoẻ của một đứa trẻ khi sinh ra căn cứ vào nhịp tim, khả năng hô hấp, màu da, độ căng của cơ thể và khả năng phản ứng, mỗi thứ được 2 điểm x 5 = 10 điểm
        Cô bước nhanh tới chiếc mặt bàn kim loại và trở lại với nửa đĩa bưởi và một cốc cà phê. Cô uống từng ngụm cà phê nhỏ và nhăn trán.
         
        - Có lẽ tôi nên uống một chút cà phê sữa - Tôi đáp.
         
        Stephanie dùng chiếc khăn ăn lau miệng.
         
        - Chẳng gì có thể cưỡng lại được món này đâu.
         
        - Vì chí ít nó cũng không tốn của tôi xu nào.
         
        - Ai bảo thế?
         
        - Gì cơ. Thế bây giờ không còn cà phê miễn phí cho các bác sĩ nữa à?
         
        - Những ngày đó đã qua rồi, anh Alex ạ.
         
        - Lại một truyền thống nữa bị mai một đi - Tôi nói - Phải chăng là do khó khăn về tài chính?
         
        - Còn gì nữa chứ? Bây giờ uống một cốc cà phê và trà phải trả 49 xu. Vậy anh tính xem phải mất bao nhiêu cốc cà phê và trà nữa thì mới cân bằng được ngân sách đây?
         
        Cô ăn bưởi một cách chậm rãi. Tôi nghịch vẩn vơ cây bút và nói:
         
        - Tôi nhớ lại cái ngày chúng tôi vất vả đấu tranh để bác sĩ thực tập và bệnh nhân nội trú được hưởng những đồ miễn phí.
         
        Cô lắc đầu.
         
        - Tôi lấy làm ngạc nhiên về những gì được xem trọng vào lúc đó.
         
        - Thế vấn đề tài chính hiện nay của bệnh viện đang nghiêm trọng hơn bình thường phải không?
         
        - Tôi e là anh nói đúng - Cô chau mày, đặt cái thìa xuống bàn và đẩy đĩa bưởi ra xa - Thôi kệ, chúng ta trở lại ca bệnh thôi. Tôi nói đến đâu rồi nhỉ?
         
        - Tới đoạn con bé ấy hét toáng lên khi nhìn thấy cô.
         
        - Đúng rồi. Sau đó mọi thứ lại có vẻ ổn, và tôi lại giảm dần và kết thúc việc điều trị. Tôi hẹn gặp họ đúng hai tháng sau đó. Nhưng đến ngày thứ ba, họ lại tới phòng cấp cứu vào lúc 2 giờ sáng. Lại chuyện khó thở. Chỉ có lần này, người mẹ trẻ mới nói rằng con bé đã ngất xỉu - thực sự con bé đó đã trở nên xanh xám cả người. Lại hô hấp nhân tạo.
         
        - Ba ngày sau khi cô kết thúc điều trị à? - Tôi vừa nói vừa chép điều này vào cuốn sổ - Lần trước là hai ngày.
         
        - Đã thấy thú vị chưa? Tôi cho tiến hành các xét nghiệm khẩn cấp ngay. Huyết áp của con bé hơi tăng một chút và con bé vẫn đang thở khá nhanh. Nhưng như thế thì càng được nhiều ôxi vào phổi chứ, chẳng hề có biểu hiện khò khè nào. Tuy thế, tôi cũng nghi hoặc là con bé bị mắc một cơn hen suyễn ác tính hoặc mắc phải chứng rối loạn tâm lý nào đó.
         
        - Có thể nào nó đã phát hoảng khi nghĩ tới việc bị đưa trở lại bệnh viện chăng?
         
        - Có thể là thế, hoặc có thể chính tâm lý bấn loạn của người mẹ đã khiến con bé như thế.
         
        - Thế bà mẹ có rất nhiều biểu hiện bấn loạn tâm lý hay sao?
         
        - Không hẳn vậy, nhưng anh biết chuyện thường xảy ra giữa mẹ và con rồi đấy. Mặt khác, tôi cũng còn chưa sẵn sàng loại trừ chuyện gì đó có liên quan tới thể chất. Một đứa bé bị ngất xỉu là điều cần phải xem xét cẩn thận.
         
        - Chắc chắn là vậy rồi - Tôi đáp - nhưng cũng có khả năng đó chỉ là cơn cáu gắt quá đà của đứa bé thôi. Một số đứa trẻ ngay từ bé đã biết cách nín thở và ngất xỉu rồi.
         
        - Tôi biết, nhưng chuyện này lại xảy ra vào nửa đêm cơ, anh Alex ạ, chứ không phải xảy ra sau một trận ẩu đả. Vì thế, tôi đã cho con bé nhập viện, yêu cầu kiểm tra dị ứng. Các chức năng phổi hoạt động hoàn toàn bình thường - không có biểu hiện bị hen suyễn. Tôi cũng nghĩ tới những tình huống hiếm hơn: vấn đề về màng phổi, chuyện gì đó tự nhiên phát ra ở não, hoặc là rối loạn enzyme, vân vân. Họ lại có một tuần vui vẻ, được chuyên viên tới tận nhà kiểm tra, rồi tiêm chọc, kiểm tra. Con bé ấy thường phát hãi khi thấy cửa phòng nó bị mở. Không ai chẩn đoán được đó là loại bệnh gì, toàn bộ thời gian nó nằm ở viện thì không thấy có biểu hiện khó thở nào cả. Điều này càng củng cố thêm giả thiết về tâm lý của tôi. Tôi cho họ xuất viện và lần tiếp theo gặp họ tại văn phòng tôi không làm gì cả, chỉ cố chơi đùa với con bé. Nhưng con bé thì không chơi với tôi. Vì thế, tôi đặt ra vấn đề tâm lý với mẹ nó nhưng chị ta không chịu.
         
        - Chị ta đã có phản ứng ra sao? - Tôi hỏi.
         
        - Không hề cáu giận - đó không phải là kiểu phản ứng của một phụ nữ như chị ta. Chị ta chỉ nói rằng không hiểu ý của tôi, rằng con bé còn quá nhỏ nên không thể có sức ép tâm lý nào. Tôi nói chứng sợ hãi có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào, nhưng vẫn không thuyết phục được chị ta. Vì vậy tôi bó tay, trả mẹ con họ về để chị ta có thời gian suy nghĩ với hy vọng rằng khi con bé được một năm tuổi nữa, nguy cơ đột tử sơ sinh giảm, nỗi ám ảnh của bà mẹ cũng giảm đi và con bé sẽ ổn. Chỉ bốn ngày sau đó, họ lại lao đến phòng cấp cứu, lại khó thở, thở gấp gáp, bà mẹ thì nước mắt ngắn nước mắt dài, van xin cho con bé được nhập viện> Tôi cho con bé nhập viện nhưng không tiến hành kiểm tra gì cả. Không hề tiêm chọc hay đụng chạm gì tới da thịt con bé dù là nhỏ nhất, chỉ quan sát. Và con bé có vẻ hoàn toàn bình thường - ngay cả khụt khịt mũi cũng không có. Tới lúc đó, tôi đi theo bà mẹ và mạnh mẽ thuyết phục chị ta dưới góc độ tâm lý. Vẫn không ăn thua gì.
         
        - Thế chị ta có bao giờ đả động tới thằng con trai đầu đã chết không?
         
        Stephanie lắc đầu.
         
        - Không, tôi nghĩ là nên nói điều này ra nhưng vào thời điểm đó thì không thích hợp, anh Alex ạ. Dại gì mà gây thêm áp lực tâm lý cho người mẹ đó. Tôi nghĩ tôi đã rất thông cảm với chị ta - tôi chính là bác sĩ trực hôm mà vợ chồng chị ta đưa đứa con trai đầu tới trong tình trạng đã chết. Tôi lo việc khám nghiệm tử thi... đưa thằng bé tới nhà xác, anh Alex ạ.
         
        Cô nhắm mắt rồi lại mở ra và nhìn xa xăm.
         
        - Trời ơi, tội quá! - Tôi thốt lên.
         
        - Tội lắm! Và đó cũng là chuyện cơ duyên. Họ chính là bệnh nhân riêng của bà Rita nhưng lúc đó bà ấy không có mặt nên tôi được triệu tới. Tôi không hề biết tí gì về họ nhưng lại phải tiến hành nói chuyện về cái chết của đứa con họ. Tôi đã cố đưa ra những lời tư vấn căn bản, giới thiệu họ tới một vài nhóm có cùng đau khổ nhưng họ đều không hứng thú. Một năm rưỡi sau họ quay trở lại và muốn tôi chăm sóc cho đứa con mới chào đời đã khiến tôi thực sự kinh ngạc.
         
        - Tại sao chứ?
         
        - Tôi đoán rằng trong mắt họ tôi là vị bác sĩ liên quan trực tiếp tới bi kịch của gia đình họ, một người đưa tới tin dữ chẳng hạn. Khi biết họ không nghĩ thế, tôi mới té ngửa ra rằng hoá ra tôi đã xử lý ca trước đó rất tốt.
         
        - Tôi cũng cho là cô đã làm tốt việc đó.
         
        Stephanie nhún vai.
        Tôi nói:
         
        - Thế Rita có phản ứng gì với việc cô đã làm không?
         
        - Bà ấy còn biết phải lựa chọn thế nào nữa chứ? Bà ấy đã không có mặt khi tôi cần tới. Mà ngay vào thời điểm đó, Rita cũng đang gặp vấn đề. Ông chồng bà ấy - mà anh biết bà ấy kết hôn với ai rồi phải vậy không?
         
        - Otto Kohler chứ gì.
         
        - Một người chỉ huy dàn nhạc nổi tiếng - bà ấy thường nói về ông ta thế này: "Chồng tôi ấy à, ông ấy là chỉ huy dàn nhạc có tiếng đấy."
         
        - Ông ta vừa mới mất, phải vậy không?
         
        - Mấy tháng trước. Ông ấy đã ốm liệt giường trong thời gian dài, bị một loạt các cú đột quỵ. Kể từ đó, Rita thường vắng mặc trên mức thường xuyên khiến chúng tôi gặp rất nhiều phiền hà. Bà ấy thường dự các cuộc hội họp và toàn trình những giấy tờ cũ kỹ. Thực ra bà Rita sắp nghỉ hưu rồi - Stephanie cười ngượng nghịu - Tôi đang xem xét xin vào vị trí của bà ấy đấy, anh Alex ạ. Anh có thấy tôi hợp với vị trí trưởng khoa không?
         
        - Có chứ.
         
        - Anh nói thật đấy chứ?
         
        - Hoàn toàn thật lòng, Stephanie ạ. Tại sao tôi lại không nói thật được chứ?
         
        - Tôi không biết nữa. Vị trí ấy vốn dĩ đòi hỏi sự độc đoán.
         
        - Về một mức độ nào đó mà nói thì là vậy - Tôi đáp - Nhưng tôi nghĩ nó có thể biến đổi tuỳ vào kiểu người lãnh đạo.
         
        - Mà tôi cũng không biết mình có trở thành một trưởng khoa tốt không - Stephanie nói - Tôi không thích bắt người khác phải làm điều này điều nọ... Dù sao, chúng ta cũng không bàn chuyện này nữa nhé. Tôi đang đi lạc đề mất rồi. Vậy là đã có thêm hai lần con bé ấy bị ngất xỉu trước khi tôi đề cập đến vấn đề tâm lý.
         
        - Hai à - Tôi vừa nói vừa nhìn vào cuốn sổ ghi chép - Vậy là ta đã có tổng số năm lần bị.
         
        - Chính xác.
         
        - Hiên nay con bé ấy bao nhiêu tuổi rồi?
         
        - Chưa đầy một năm tuổi và là người nằm viện kỳ cựu đấy. Thêm hai lần nhập viện nữa và lại âm tính đối với mọi xét nghiệm. Tới lúc đó, tôi đề nghị bà mẹ cho tiến hành khám tâm lý. Nghe tôi nói thế, chị ta liền phản ứng... Đây, để tôi cho anh xem những từ chị ta nói.
         
        Stephanie mở cuốn bệnh án ra và nhẹ nhàng đọc: "Tôi biết điều đó là có lý, thưa bác sĩ Eves, nhưng tôi biết chắc rằng con bé đang bị ốm. Giá mà bác sĩ tận mắt chứng kiến cảnh nó nằm đó, toàn thân tím tái". Chấm hết.
         
        - Chị ta nói thế thật à? Tức là dùng từ tím tái ấy?
         
        - Đúng. Chị ta có biết qua một chút về y học, đã từng học để trở thành chuyên viên hô hấp.
         
        - Thế mà cả hai đứa con của chị ta đều bị chứng ngừng thở. Thật hấp dẫn quá.
         
        - Đúng vậy - Stephanie nở nụ cười khô khan - Lúc vào việc, tôi đâu có nhận ra sự hấp dẫn của vấn đề. Tôi như đang đứng giữa mê lộ, cố gắng đưa ra một chẩn đoán. Tôi luôn nghĩ không biết cơn bệnh tới sẽ xảy ra khi nào và liệu có làm được gì để giải quyết không. Thật đáng ngạc nhiên, chuyện tồi tệ đã không xảy ra trong một thời gian khá lâu.
         
        Stephanie lại nhìn vào sổ bệnh án.
         
        - Một tháng trôi qua, rồi hai, ba tháng mà vẫn không thấy họ tới. Tôi rất vui vì đứa bé không hề hấn gì nhưng giờ lại lo nhỡ đâu họ vừa tìm cho mình một bác sĩ mới. Vì thế tôi đã gọi điện tới gia đình, nói chuyện với người mẹ. Mọi thứ đều tốt đẹp. Rồi tôi nhận rất rằng, trong lúc hối hả lo lắng về bệnh tình của đứa bé thì chính nó lại bị bỏ lỡ mất đợt kiểm tra một năm. Tôi đặt kế hoạch kiểm tra lại cho nó, mọi thứ đều ổn ngoại trừ việc nó nói hơi chậm.
         
        - Chậm thế nào?
         
        - Không phải là căn bệnh chậm phát triển hay gì đó tương tự. Con bé hầu như không nói được gì - thật ra, tôi chưa nghe thấy nó nói được âm nào cả. Mẹ nó bảo ở nhà nó cũng không mấy khi nói. Tôi đã thử dùng phép thử Bailey (1) nhưng vô ích vì con bé không chịu hợp tác. Tôi ước chừng co bé bị chậm nói mất khoảng hai tháng, nhưng anh biết đấy, ở độ tuổi đó, điều này chưa có gì đảm bảo cả, và với những căng thẳng mà con bé ấy phải trải qua thì chuyện chậm nói hai tháng chẳng có gì là lớn chuyện. Nhưng thật là may. Đưa ra vấn đề phát triển ngôn ngữ khiến cho bà mẹ phải lo lắng. Vì thế, tôi đã giới thiệu họ tới khoa Tai - Mũi - Họng và khoa Nghe - Nói. Qua kiểm tra, các khoa kết luận cấu trúc tai và thanh quản của con bé hoàn toàn bình thường và nhất trí với đánh giá của tôi rằng con bé hơi chậm nói do phản ứng của cơ thể với những căng thẳng trong điều trị. Tôi gợi ý người mẹ tiến hành kích thích cho con bé nói và hai tháng liền sau đó không thấy gia đình nói gì.
         
        - Thế là tới lúc đó đứa bé đã được mười bốn tháng tuổi - Tôi vừa nói vừa ghi.
         
        - Nhưng được hai tháng bốn ngày thì họ lại vội vã đưa con bé vào phòng cấp cứu. Nhưng lần này thì không phải là do vấn đề hô hấp. Con bé lên cơn sốt cao - 40,5 độ C. Người đỏ tấy và khô, hơi thở nhanh. Nói thực, anh Alex ạ, tôi rất mừng vì thấy con bé đó bị sốt - ít nhất tôi cũng đã có được thứ gì đó bên trong cơ thể để mà xét đoán. Nhưng rồi lượng bạch cầu lại trở về mức bình thường, không thấy có vi khuẩn hay vi rút gì đó thâm nhập cả. Thế la tôi đành phải thử độc tố. Hoàn toàn không có chút độc tố nào trong máu con bé. Tất nhiên, các cuộc xét nghiệm trong phòng thí nghiệm không phải luôn luôn hoàn hảo - tỷ lệ sai của xét nghiệm thậm chí từ 15 đến 20% ấy chứ. Còn chuyện sốt cao là có thật - chính tay tôi cặp nhiệt độ cho con bé. Chúng tôi tắm và cho nó uống Tylenoled để hạ nhiệt xuống còn 39 độ C. Sau đó cho nó nhập viện với chẩn đoán là sốt lạ, truyền dịch và khiến nó đau đớn qua cuộc thử dịch tuỷ sống để chắc chắn là nó không bị viêm màng não. Mặc dù tai nó vẫn thính và cổ vẫn mềm nhưng chúng tôi cho rằng nếu con bé có bị đau đầu đến khốn cùng đi nữa thì thì nó cũng sẽ không thể nói cho chúng tôi biết được. Thêm hai ngày thử máu, con bé trở nên điên loạn, phải giữ chặt chân tay nó. Vậy mà nó vẫn vài lần đẩy kim tiêm ra đấy.
         
         
         
        ________________
         
        (1) Phép thử tâm lý do bác sĩ Bailey sáng tạo ra.
        Stephanie thở hắt ra và đẩy đĩa bưởi ra xa hơn. Trên trán cô lấm tấm mồ hôi. Lấy chiếc khăn lau trán, cô nói:
         
        - Đây là lần đầu tiên tôi kể chuyện này từ đầu đấy.
         
        - Cô đã bao giờ tham gia hội chẩn ca bệnh nào chưa?
         
        - Chưa, mà bây giờ chúng tôi không mấy khi tiến hành hội chẩn nữa. Bà Rita căn bản không còn đảm đương được nữa rồi.
         
        - Thế người mẹ đã phản ứng thế nào đối với quá trình xét nghiệm ấy? - Tôi hỏi.
         
        - Chị ta có khóc, nhưng thường là bình tĩnh. Chị ta còn dỗ đứa bé, vuốt ve nó khi việc xét nghiệm kết thúc. Tôi không để cho chị ta tham gia vào việc giữ đứa bé khi nó phản ứng giãy - để giữ nguyên vẹn tình mẹ con của họ. Anh thấy không, bài giảng của anh tại đây đã được áp dụng. Tất nhiên, chúng tôi đều cảm thấy đã hành động có vẻ hơi phát xít.
         
        Cô lấy chiếc khăn ăn lau mồ hôi trên đôi lông mày.
         
        - Dù sao, những cuộc xét nghiệm máu đều đưa đến kết quả bình thường nhưng tôi chưa vội cho xuất ivện đợi tới khi con bé hết sốt liền trong bốn ngày.
         
        Cô thở dài, đưa tay luồn vào mái tóc và lật qua cuốn sổ bệnh án.
         
        - Lần sốt cao tiếp theo đây: con bé đã được mười lăm tháng tuổi, người mẹ nói rằng nó bị sốt tới 41 độ.
         
        - Thật nguy hiểm.
         
        - Anh nói đúng. Bác sĩ trực phòng cấp cứu ghi lại được nhiệt độ con bé là 39,5độ, đã tắm và cho nó uống một liều hạ sốt xuống còn 38,5độ. Bà mẹ còn thông báo một vài triệu chứng mới như nôn mửa và ỉa chảy. Ngoài ra còn có hiện tượng đi ngoài ra máu.
         
        - Bị chảy máu trong phải không?
         
        - Có vẻ là như thế. Tin đó làm cho mọi người đều lo lắng. Cái tã con bé mặc đúng là bằng chứng rằng nó ị ỉa chảy nhưng không hề có dấu hiệu của máu. Người mẹ nói rằng chị ta đã ném cái tã có máu đi rồi và sẽ cố tìm lại. Khi kiểm tra, phần trực tràng của con bé có hơi đỏ, hơi tấy phần rìa ngoài của cơ vòng. Nhưng ruột không bị sưng gì cả - bụng của nó mềm mại và đẹp, có thể khi người khác sờ vào thì nó trở nên mềm hơn. Nhưng rất khó khám chính xác vì con bé gào thét không ngừng mỗi khi bị khám.
         
        - Ruột già có sẹo không? - Tôi hỏi.
         
        - Không hề có gì như thế cả. Chỉ hơi bị tấy thôi, do ỉa chảy. Tắc ruột hay viêm ruột thừa bị loại bỏ. Tôi đã triệu bác sĩ phẫu thuật tới, anh Joe Leibowitz ấy. Anh biết sự cẩn thận của anh ấy rồi đấy. Anh Joe đã khám cho con bé và khẳng định không có lý do gì để mổ cả nhưng cần cho con bé nhập viện và theo dõi một thời gian. Chúng tôi tiêm ven cho con bé và lập hẳn môt ban hội chẩn, và lần này thì lượng bạch cầu có tăng lên một chút, nhưng vẫn chỉ nằm trong giới hạn cho phép, không có gì phù hợp khiến con bé phát sốt tới 39,5 độ C. Ngày hôm sau, con bé đã giảm xuống còn 38,5 độ C. Ngày hôm sau nữa, nó còn 37 độ C và bụng dường như không phải viêm ruột thừa. Tôi triệu người của khoa Dạ dày - Ruột tới và nhận được kết quả khám của Tony Franks. Ông ta khám xem con bé có những biểu hiện ban đầu của hội chứng viêm ruột, gọi là viêm ruột kết hay vấn đề gì đó ở gan không. Kết quả âm tính. Lại một ban hội chẩn về độc tố nữa được thành lập, xem xét lịch sử ăn uống của nó một cách cẩn thận. Tôi triệu tập tiếp người của khoa Dị ứng và Miễn dịch tới để xem con bé có phải quá nhạy cảm dị thường đối với thứ gì đó không.
         
        - Thế con bé có dùng sữa ngoài không?
         
        - Không hề, nó được nuôi bằng sữa mẹ, mặc dù lúc đó, nó có thể ăn được những đồ cứng rồi. Sau một tuần, con bé có vẻ hoàn toàn bình thường. Ơn Chúa, chúng tôi đã không tiến hành mổ nó.
         
        - Mười lăm tháng tuổi, vậy là đã qua giai đoạn có nguy cơ đột tử cao. Vậy là hệ thống hô hấp bình thường trong khi ruột lại có vấn đề?
         
        Stephanie nhìn tôi vẻ tìm kiếm gì đó.
         
        - Anh muốn chẩn đoán liều phải không?
         
        - Vậy có đúng không nào?
         
        - Đúng là có thêm hai vụ khủng hoảng về dạ dày và ruột khác. Đó là lúc con bé mười sáu tháng tuổi - bốn ngày sau cuộc hẹn với bác sĩ Tony ở khoa Ruột - Dạ dày và một tháng rưỡi sau lần hẹn cuối cùng với ông ta.
         
        - Vẫn là những triệu chứng ấy à?
         
        - Đúng vậy. Nhưng cả hai lần này, người mẹ đều đưa đến cái tã có máu và chúng tôi làm xét nghiệm xem có mầm bệnh gì không, tức là xem có bị thương hàn, tả, bệnh nhiệt đới - thứ bệnh chưa từng xảy ra trên châu lục này. Chúng tôi cũng tìm xem có dấu hiệu độc tố môi trường nào không, đại loại như chì, kim loại nặng,... nhưng chẳng phát hiện ra điều gì bất thường ngoài việc con bé ấy hoàn toàn khoẻ mạnh.
         
        - Thế công việc của cha mẹ con bé có thể nào đã khiến nó tiếp xúc với chất độc hại kỳ lạ nào đó không?
         
        - Rất khó. Chị ta chỉ ở nhà trông con còn anh chồng là giáo sư đại học.
         
        - Chuyên ngành sinh học phải không?
         
        - Xã hội học đấy. Nhưng khoan hãy bàn về chuyện cơ cấu gia đình vội vì chúng ta còn điều này nữa. Một kiểu khủng hoảng khác. Khoảng sáu tuần trước, những trục trặc về ruột biến mất và thay vào đó là bất thường ở hệ thống nội tạng khác. Anh thử đoán xem là gì?
         
        Tôi nghĩ ngợi giây lát rồi nói:
         
        - Hệ thần kinh.
         
        - Chuẩn xác - Stephanie cúi người và nắm lấy cánh tay tôi - Thế là tôi thấy việc gọi anh tới đây đúng đắn rồi.
        - Bị lên cơn co giật ư?
         
        - Vào đúng nửa đêm mới chết chứ. Bố mẹ con bé gọi đó là chứng động kinh ác tính, sùi cả bọt mép ra ngoài. Điện não đồ cho thấy không hề có biến động sóng não bất thường còn con bé vẫn có đầy đủ các phản xạ. Tuy nhiên, chúng tôi đã cho chụp cắt lớp, lấy dịch tuỷ và sử dụng toàn bộ các xét nghiệm X-quang não để xem con bé có khả năng bị khối u não nào không. Điều này làm tôi phát sợ, anh Alex ạ, bởi vì lúc ấy tôi suy nghĩ rằng một khối u có thể đã gây ra tất cả mọi thứ rắc rối từ trước đến nay. Một khối u mọc ở các vùng khác nhau của não sẽ gây ra những biểu hiện khác nhau khi nó phát triển.
         
        Stephanie lắc đầu.
         
        - Liệu đó có phải là một tình huống vui được không? Tôi đang nói tới những biểu hiện căng thẳng thần kinh ấy, biết đâu có khối u ác tính hay cái gì đó đang lớn dần trong đầu con bé thì sao? Ơn Chúa, tất cả các kết quả chụp chiếu đều tốt cả.
         
        - Con bé có biểu hiện sau co giật khi cô tới gặp nó ở phòng cấp cứu không?
         
        - Đúng là con bé có vẻ uể oải và bơ phờ. Nhưng điều đó cũng phù hợp với việc một đứa trẻ bị kéo tới bệnh viện vào lúc nửa đêm và bị đưa qua một cái máy vắt. Bản thân tôi cũng vẫn sợ rằng có điều gì đó mà mình chưa phát hiện ra. Tôi lại yêu cầu khoa Thần kinh theo dõi. Họ theo dõi liền một tháng mà không phát hiện ra bệnh gì. Hai tuần sau, tức là hai ngày trước thôi, con bé lại bị co giật, và tôi cần đến sự giúp đỡ của anh, anh Alex ạ. Ngay lúc này họ đang ở tầng 5 - khu Tây. Và đó là toàn bố ự việc được kể theo dòng thời gian. Anh đã sẵn sàng cho tôi một lời vàng ngọc chưa?
         
        Tôi liếc nhìn qua cuốn sổ ghi chép.
         
        Rõ ràng đã liên tục xảy ra những trục trặc khó lý giải. Rất nhiều lần được đưa tới bệnh viện.
         
        Rắc rối chuyển từ hệ thống nội tạng này sang hệ thống khác.
         
        Sự khác biệt giữa xét nghiệm trong phòng thí nghiệm và biểu hiện.
         
        Đứa bé thường sợ hãi khi được điều trị.
         
        Người mẹ từng được đào tạo về sơ cứu.
         
        Người mẹ xinh xắn.
         
        Người mẹ xinh xắn cũng có thể là một con ác quỷ.
         
        Hiếm có những chẩn đoán nhưng thực tế đều phù hợp. Cho tới hai mươi năm trước, chưa ai từng được nghe tới căn bệnh này.
         
        - Hội chứng cường điệu gần đây - Tôi nói đồng thời đặt cuốn sổ ghi chép xuống - Nghe có vẻ đây là một vụ kinh điển đấy.
         
        Đôi mắt Stephanie nheo lại.
         
        - Đúng là như thế đấy. Khi anh là người nghe thì anh xâu chuỗi được tất cả lại như thế. Nhưng khi anh rơi vào giữa chuyện này... thậm chí tới lúc này tôi cũng không dám khẳng định điều gì.
         
        - Cô vẫn nghĩ là có cái gì đó liên quan tới nội tạng con bé?
         
        - Tôi buộc phải nghĩ vậy cho tới khi nào có thể chứng minh rằng mình sai. Còn một trường hợp nữa - năm ngoái, tại County, có liền 25 ca phải nhập viện vì những bệnh truyền nhiễm kỳ bí liên tục xảy ra trong vòng sáu tháng. Cũng là một đứa bé gái, người mẹ rất lo lắng nhưng luôn giữ được bình tĩnh khiến các bác sĩ yên tâm làm việc của mình. Tình trạng đứa bé đó xấu và các bác sĩ sắp phải trình trường hợp này lên các cấp cao hơn khi phát hiện ra căn bệnh đó là bệnh suy giảm miễn dịch hiếm thấp - có 3 ca đx được ghi chép lại, bên bảo hiểm y tế quốc gia đề nghị làm các xét nghiệm đặc biệt. Khi nghe được chuyện này, tôi cũng yêu cầu làm các xét nghiệm cho con bé Cassie để xem có nhiễm căn bệnh suy giảm miễn dịch quái quỷ đó không. Kết quả âm tính. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là tôi đã nắm được hết tất cả các loại bệnh. Những bệnh mới liên tục xuất hiện - còn tôi thì không đủ thì giờ để theo dõi các tạp chí chuyên ngành.
         
        Stephanie lấy thìa khuấy cốc cà phê.
         
        - Hoặc có thể tôi đang mâu thuẫn với chính mình - cố trấn an bản thân rằng đây không phải là hội chứng Munchausen (1). Đó là lý do tại sao tôi mời anh tới đay - tôi cần một hướng đi, anh Alex ạ. Xin anh hãy cho tôi một lời khuyên nên làm như thế nào với ca bệnh này.
         
         
         
        _________
         
        (1) Một rối loạn tâm lý khiến người ta giả ốm nặng để được điều trị hay cho vào bệnh viện.
        Tôi nghĩ ngợi trong giây lát.
         
        Có thể đó là hội chứng Munchausen thật, một kiểu giả bệnh trọng do rối loạn tâm lý gây ra.
         
        Đó là một kiểu nói dối bệnh hoạn rất kỳ cục, được đặt tên theo nhân vật nói dối tài ba Baron Munchausen trong cuốn sách của nhà văn Đức Rudolf Raspe.
         
        Hội chứng Munchausen là chứng nghi bệnh đi quá đà. Các bệnh nhân tạo ra bệnh bằng cách tự làm bản thân thương tích và tự đầu độc, hoặc chỉ đơn giản là nói dối. Họ muốn chơi trò với các bác sĩ và y tá - với cả hệ thống chăm sóc y tế.
         
        Những bệnh nhân trưởng thành mắc hội chứng Munchausen thường được đưa vào các bệnh viện liên tục, được cho dùng thuốc một cách không cần thiết, thậm chí bị phẫu thuật trên bàn mổ.
         
        Thật đáng thương, một kiểu hành xác - một câu đố về tâm lý hiện vẫn còn thách thức sự hiểu biết của giới chuyên môn.
         
        Nhưng điều chúng tôi đang xem xét hiện nay hoàn toàn nằm ngoài sự thương hại. Nó là một biến thể đáng sợ khác mà các bác sĩ gọi là hội chứng Munchausen thế thân.
         
        Những bậc cha mẹ - toàn là các bà mẹ thì đúng hơn - giả bệnh ở chính những đứa con họ, sử dụng thân thể của những đứa con - nhất định là con gái - để làm vật thí nghiệm sự đau đớn và bệnh tật bịa đặt đến ghê tởm của họ.
         
        Tôi nói:
         
        - Ngay từ ban đầu đã có nhiều trùng hợp phải không, Stephanie? Ngưng thở và ngất xỉu có thể là do bị làm ngạt - những dấu hiệu chuyển động trên máy theo dõi có thể là biểu hiện con bé có kháng cự.
         
        Stephanie nhăn mặt:
         
        - Trời ạ, đúng như anh nói. Tôi đọc báo thấy nói tới một ca ở Anh người ta đã căn cứ vào những dấu hiệu chuyển động để kết luận đứa trẻ bị làm ngạt.
         
        - Người mẹ lại là chuyên viên hô hấp thì hệ thống này sẽ là thứ đầu tiên chị ta chọn để gây rối. Vậy còn vấn đề về ruột thì sao? Phải chăng đó là một hình thức đầu độc?
         
        - Rất có khả năng như thế, nhưng ban hội chẩn độc tố không thể tìm thấy chất gì khi xét nghiệm cả.
         
        - Biết đâu chị ta đã dùng thứ thuốc gì đó có tác dụng ngắn.
         
        - Mà cũng có thể là một chất kích thích dạng trơ tác động cơ học vào thành ruột nhưng rồi bị đào thải luôn, không nhiễm vào máu.
         
        - Vậy còn chuyện co giật?
         
        - Theo tôi, cũng tương tự. Tôi không biết gì hết, anh Alex ạ. Tôi thực sự không biết nghĩ thế nào nữa.
         
        Stephanie lại nắm cánh tay tôi.
         
        - Tôi không có bằng chứng nào cả và điều gì xảy ra nếu tôi sai? Tôi cần anh thật khách quan trong chuyện này. Hãy để mẹ của Cassie được hưởng sự nghi ngờ - có thể tôi đã đánh giá sai lầm về chị ta. Anh hãy cố tìm xem điều gì đang xảy ra trong đầu của chị ấy.
         
        - Tôi không thể hứa trước điều kỳ diệu nào đâu, Stephanie ạ.
         
        - Tôi hiểu. Nhưng dù anh là được gì thì cũng sẽ rất có ích. Ca bệnh này thực sự làm cho mọi chuyện rối tung lên rồi anh ạ.
         
        - Cô đã nói với chị ta là tôi sẽ tới khám chưa?
         
        Cô gật đầu.
         
        - Chị ta có thích được bác sĩ tâm lý khám không?
         
        - Tôi không dám nói là thích nhưng mà chị ta đã đồng ý. Tôi nghĩ đã thuyết phục được chị ta bằng cách lảng tránh không nói rằng nguyên nhân các vấn đề của Cassie là do con bé chịu nhiều căng thẳng. Thật ra, tôi nghĩ chuyện con bé bị co giật đúng là có vấn đề liên quan tới phủ tạng của nó rồi chứ không sai. Nhưng tôi cứ nhấn mạnh đến việc phải giúp đỡ con bé quen với những cơn đau đớn tại bệnh viện. Tôi nói với chị ta rằng chứng co giật có thể khiến Cassie phải vào bệnh viện nhiều hơn và chúng ta sẽ giúp nó làm quen với chuyện này. Tôi nói anh là chuyên gia về vấn đề đau đớn trong điều trị, có thể làm thôi miên để con bé dễ chịu hơn trong quá trình nằm viện. Nghe có lý không?
         
        Tôi gật đầu.
         
        - Trong lúc khám bệnh cho con bé, anh có thể phân tích chị ta xem sao, xem có phải chị ta bị tâm thần không - Stephanie nói.
         
        - Nếu đây là hội chứng Munchausen thế thân thì cần gì phải xem chị ta có tâm thần hay không.
         
        - Vậy thì sao chứ? Kẻ điên kiểu gì mà lại làm chuyện này với đứa con của chính mình?
         
        - Không ai biết chính xác là gì cả - Tôi nói - Tôi đã xem qua bệnh tâm thần kiểu này, nhưng điều suy đoán hữu lý nhất được đưa ra thường cho rằng đó là một loại rối loạn tính cách tổng hợp. Vấn đề là ở chỗ những trường hợp được lưu thành hồ sơ rất hiếm, thực sự chưa có một sơ hở dữ liệu tốt về vấn đề này.
         
        - Đúng là như thế, anh Alex ạ. Tôi đã tìm khắp các nguồn tài liệu của trường y và hầu như không biết thêm được gì.
         
        - Tôi muốn mượn cô những bài báo đó được chứ?
         
        - Tôi đọc ngay tại chỗ, không mượn về nhà - Stephanie nói - Nhưng tôi nghĩ là đã chép lại những đoạn cần tham khảo. Đúng là tôi có nhớ tới chuyện tính cách rối loạn - mà cái đó thì nghĩa lý gì chứ?
        - Nghĩa là vì chúng ta không biết nên cứ làm bừa. Một phần của vấn đề nằm ở chỗ các chuyên gia tâm lý và tâm thần thường căn cứ vào thông tin họ có được từ bệnh nhân để đưa ra kết luận, và trước một kẻ bị hội chứng Munchausen đồng nghĩa với việc chúng ta tin một kẻ quen thói nói dối. Tuy nhiên, những câu chuyện mà họ kể lại dường như khá hợp lý. Nào là từ nhỏ đã mắc bệnh hay đau đớn về thể xác, gia đình cường điệu về vấn đề bệnh tật và sức khoẻ, sự lạm dụng trẻ em, đôi khi đó còn là sự loạn luận. Những điều này đều khiến lòng tự trọng bị giảm mạnh, gây ra những hậu quả về quan hệ, và nhu cầu bệnh hoạn muốn được mọi người chú ý. Bệnh tật trở thành vũ đài để thoả mãn nhu cầu bệnh hoạn - đó là lý do tại sao nhiều người trong bọn họ lại tham gia vào ngành Y tế. Nhưng cũng có rất nhiều người cùng lịch sử như vậy thường sẽ đưa đến những người mắc chứng bệnh Munchausen tự hành hạ bản thân mình và cả những người mắc chứng bệnh Munchausen thế thân chuyên hành hạ những đứa con của họ. Thực ra, có một vài nhận xét rằng các bậc cha mẹ mắc bệnh Munchausen thế thân ban đầu thường là những người tự hành xác rồi sau đó mới chuyển sang sử dụng thân xác của con cái họ. Nhưng tại sao và khi nào quá trình chuyển biến ấy xảy ra thì không ai biết.
         
        - Kỳ quái quá - Cô vừa nói vừa lắc đầu - Nó giống như một vũ điệu. Tôi cảm thấy mình đang nhảy điệu van-xơ đó với chị ta và chị ta là người dẫn bước.
         
        - Đó là điệu van-xơ của quỷ - Tôi đáp.
         
        Stephanie rùng mình.
         
        - Tôi biết anh không định bàn sâu về vấn đề khoa học tự nhiên nhưng nếu anh có thể đào sâu thêm trong chuyện này thì hãy nói cho tôi biết liệu anh có cho rằng chị ta đang làm chuyện xấu xa không nhé.
         
        - Tất nhiên rồi. Nhưng tôi hơi tò mò muốn biết tại sao cô không triệu tập khoa Tâm lý của bệnh viện tới làm việc này.
         
        - Tôi chưa bao giờ ưa khoa Tâm lý của bệnh viện cả - Cô nói - Họ quá thiên về hành vi liên quan tới tình dục. Hardesty lúc nào cũng muốn đưa tất cả mọi người lên giường. Dù sao, đó cũng là một quan điểm còn gây nhiều tranh cãi. Mà không còn khoa Tâm lý nữa.
         
        - Ý cô là gì?
         
        - Tất cả bọn họ đều bị đuổi việc rồi.
         
        - Cả khoa à? Khi nào vậy?
         
        - Mấy tháng trước. Anh không đọc báo chuyên ngành à?
         
        - Không thường xuyên lắm.
         
        - Rõ rồi. Khoa Tâm lý bị giải tán. Hợp đồng của Hardesty với quận đã bị huỷ và vì ông ta không viết giấy tờ chuyển đổi nên không có sự hỗ trợ về tài chính, Ban giám đốc bệnh viện đã quyết định không chi trả các khoản chi phí.
         
        - Thế còn chức danh của Hardesty thì giải quyết thế nào?Những người khác nữa chứ - chẳng phải Greiler và Pantissa cũng có chức danh đó sao?
         
        - Có lẽ thế. Nhưng chức danh đó hoá ra lại là từ trường y, chứ không phải do bệnh viện phong. Vì vậy họ vẫn còn chức danh của mình. Lương lại là một chuyện khác hoàn toàn. Cuối cùng nhiều người trong chúng tôi mới hiểu thế nào gọi là sự an toàn trong công việc mà trước nay họ vẫn lầm tưởng. Không ai ủng hộ Hardesty cả. Mọi người đều nghĩ rằng ông ta và các tay chân là những người thừa.
         
        - Vậy là không còn khoa Tâm lý, không được uống cà phê miễn phí. Còn chuyện gì nữa không? - Tôi hỏi.
         
        - Ô, còn nhiều chứ. Chuyện không còn khoa Tâm lý nữa có tác động nhiều tới anh không? - Ý tôi là chuyện đặc lợi với tư cách là cộng tác viên của khoa ấy?
         
        - Không, chức danh của tôi nằm ở khoa Nhi. Thực ra là khoa Ung thư, mặc dù đã lâu lắm rồi tôi không tư vấn cho những bệnh nhân ung thư.
         
        - Tốt - Stephanie nói - Vậy là anh không gặp rắc rối gì trong vấn đề thủ tục rồi. Còn câu hỏi gì nữa trước khi chúng ta đi lên phòng không?
         
        - Chỉ là một vài quan sát thôi. Nếu đó là hội chứng Munchausen thế thân thì cần phải gấp gáp rồi đấy - bức tranh thường thấy là sự leo thang trong hành động của bệnh nhân. Đôi khi cái chết thường đến với những đứa trẻ, Stephanie ạ.
         
        - Tôi biết - Cô nói vẻ rầu rĩ, hai ngón tay trỏ day mạnh thái dương - Tôi biết có thể phải đối mặt với người mẹ. Đó chính là lý do tại sao tôi phải thận trọng.
         
        - Điều nữa là đứa con đầu lòng - một đứa bé trai. Tôi nghĩ cô đang nghi đây có thể là một vụ giết người.
         
        - Ôi trời, đúng như anh nói đấy. Nghi vấn này đang giày vò tôi ghê gớm. Khi sự nghi ngờ của tôi về bà mẹ bắt đầu đặc quánh lại, tôi đã lôi bệnh án của thằng bé ra và xem đi xem lại rất kỹ lưỡng. Nhưng chẳng có gì đáng phải ngờ vực cả. Những ghi chép của Rita nói chung là tốt - trước khi chết, thằng bé đó hoàn toàn khoẻ mạnh và khám nghiệm tử thi không đi đến kết luận cuối cùng, có nhiều trường hợp như thế. Giờ đây, tôi đang có một đứa bé còn sống, còn thở hẳn hoi mà không thể làm gì để giúp nó được.
         
        - Nghe co vẻ như cô đang làm tất cả những gì có thể.
         
        - Tôi đang cố gắng, nhưng thật thất vọng.
         
        Tôi trấn an:
         
        - Còn người cha thì sao? Chúng ta chưa từng nói về anh ta.
         
        - Tôi không thích anh ta cho lắm. Người mẹ mới là người chăm sóc chính của con bé và hầu hết thời gian tôi làm việc với chị ta. Kể từ khi tôi nghĩ tới khả năng bị hội chứng Munchausen thế thân thì chị ta dường như trở nên đặc biệt quan trọng cần phải tập trung chú ý, bởi vì đó chẳng phải bà mẹ luôn luôn là người bị mắc phải hội chứng đó hay sao?
         
        - Đúng thế - Tôi nói - nhưng cũng vẫn có trường hợp kẻ đồng loã thụ động lại la người cha. Cô có thấy biểu hiện nào chứng tỏ anh ta nghi ngờ điều gì đó không?
         
        - Nếu có thì anh ta cũng không nói cho tôi hay. Anh ta dường như không phải là người đặc biệt thụ động - khá dễ chịu. Mà chị ta cũng thế. Cả hai vợ chồng họ đều dễ chịu, anh Alex ạ. Đó là một trong những điều gây thêm rắc rối.
         
        - Bối cảnh tiêu biểu của hội chứng Munchausen đấy. Có thể những cô y tá đã yêu quý họ.
         
        Cô gật đầu.
         
        - Thế còn những điều khác là gì? - Tôi hỏi.
         
        - Những điều khác nào?
         
        - Những điều đã gây thêm rắc rối ấy.
         
        Cô nhắm mắt rồi lấy tay dụi, một lúc sau mới đáp lời:
         
        - Những điều khác ấy à, nghe có vẻ máu lạnh và đầy tính cách chính trị. Đó chính là con người bọn họ. Những con người có vai trò xã hội, có vai trò chính trị. Tên đứa bé là Cassie Brooks Jones - nghe có thấy quen không?
         
        - Không - Tôi đáp - Jones là cái gì đó mà tôi không thể nhớ nổi.
         
        - Jones, như là trong tên Charles L.Junior ấy. Nhà tài phiệt khét tiếng ấy? Giám đốc quản lý ngân sách đầu tiên của bệnh viện ấy?
         
        - Tôi không biết anh ta.
         
        - Cũng đúng thôi - anh đã không đọc bản tin của bệnh viện. Này nhé, khoảng tám tháng trước, anh ta là Chủ tịch Hội đồng quản trị. Rồi đã xảy ra một cú cải tổ lớn.
         
        - Cải tổ ngân sách à?
         
        - Còn gì khác nữa chứ. Tôi cho anh thấy phả hệ của họ đây: Con trai duy nhất  của Charles Junior là Charles Đệ tam - giống như trong cung đình ấy. Anh ta thường được gọi là Chip - cha của Cassie. Người mẹ là Cindy. Đứa con trai đã mất tên là Chad - Charles Đệ tứ.
         
        - Tất cả đều bắt đầu bằng chữ C - Tôi nói - Vẻ như họ khoái sự trật tự.
         
        - Kệ họ. Vấn đề chính là ở chỗ Cassie là đứa cháu duy nhất của Charles con. Có thấy kỳ lạ không, anh Alex? Thế là hiện nay tôi đang có một bệnh nhân Munchausen thế thân tiềm tàng, và bệnh nhân ấy là đứa cháu duy nhất của người đã thủ tiêu chế độ uống cà phê miễn phí trong bệnh viện.
        #4
          Ginger 13.05.2008 14:27:32 (permalink)
            2
           
           
           
          Cánh cửa phía sau bệnh viện đưa chúng tôi tới một cầu thang. Tôi và Stephanie bước xuống tầng trệt. Cô di chuyển khá nhanh, gần như là chạy xuống các bậc cầu thang.
           
          Quán ăn tự phục vụ gần như đã vắng tanh - một bác sĩ thực tập đang ngồi đọc cuốn tạp chí thể thao bên chiếc bàn mặt da cam, hai bàn khác cũng đã bị một đôi chiếm mất.  Hai người này có vẻ như đã ngủ nguyên trong bộ quần áo của họ.  Họ là những bậc cha mẹ phải qua đêm ở đây. Đây là điều chúng tôi đã đấu tranh để có được.
           
          Trên mặt những chiếc bàn khác bày đầy những bát đĩa bẩn. Một cô hộ lý đầu mang mạng tóc đi chậm chạp vòng quanh, đổ đầy những cái máy pha muối.
           
          Trên tường phía Đông có cánh cửa dẫn tới phòng ăn của các bác sĩ; những tấm pa nô bằng gỗ tếch được đánh bóng cẩn thận, chiếc biển tên bằng đồng được khắc đẹp đẽ. Nó mang tên một nhà nhân chủng học có hứng thú với biển cả. Stephanie vượt qua và dẫn tôi tới một phòng nhỏ ở đầu kia của sảnh chính.
           
          - Anh chắc là không muốn uống cà phê đấy chứ? - Cô hỏi.
           
          Nhớ lại đám bùn cà phê ở bệnh viện, tôi đáp:
           
          - Tôi đã nhập đủ hạn ngạch cà-phê-in vào  bụng rồi.
           
          - Tôi hiểu ý anh.
           
          Bàn tay cô luồn nhanh vào mái tóc và chúng tôi cùng ngồi xuống ghế.
           
          - Thế này nhé - Stephanie nói - Chúng ta hiện đang có một bé gái hai mươi mốt tháng tuổi sinh đủ ngày dủ tháng, tình trạng sinh bình thường, điểm APGAR (1) đạt tới 9/10. Nhân tố lịch sử có ý nghĩa duy nhất là trước khi đứa bé này được sinh ra thì người anh trai một tuổi của nó đã chết bởi hội chứng đột tử trẻ sơ sinh.
           
          - Có còn đứa trẻ nào khác không? - Tôi vừa hỏi vừa rút từ túi ra cuốn sổ nhỏ và chiếc bút chì.
           
          - Không, chỉ có Cassie thôi. Con bé ấy hoàn toàn bình thường cho tới khi nó được ba tháng tuổi. Theo lời của mẹ đứa bé cứ đến đêm khi chị ta vào kiểm tra xem con thêế nào thì lại phát hiện ra nó ngừng thở.
           
          - Chị ta vào kiểm tra chắc là sợ con bị hội chứng đột tử trẻ con phải không?
           
          - Chính xác. Khi không thể đánh thức được đứa bé, chị ta liền tiến hành hô hấp nhân tạo thì mới đánh thức được nó rồi đưa vào phòng cấp cứu. Lúc tôi tới nơi thì con bé có vẻ bình thường. Qua kiểm tra không thấy có biểu hiện gì đáng nghi vấn. Tôi đã cho con bé lưu trú tại bệnh viện để theo dõi, đã tiến hành tất cả các xét nghiệm thông thường nhưng chẳng phát hiện được gì cả. Sau khi chọ họ ra viện, tôi trấn an gia đình bằng một bộ máy theo dõi giấc ngủ và chuông báo động. Vài tháng sau đó, chuông báo động đã nhiều lần đổ nhưng toàn là báo động sai vì đứa bé vẫn thở bình thường. Biểu đồ theo dõi cho thấy có một vài đợt ngưng thở ngắn nhưng cũng có rất nhiều kết quả chỉ sự chuyển động - chẳng hạn như đứa bé ấy đã nô đùa. Tôi nghĩ có thể con bé ấy bị mất ngủ - còn những cái chuông báo động không hoàn toàn hết ngu ngốc - và đã toạ ra câu chuyện đầu tiên về điều kỳ quái. Nhưng tôi vẫn cứ yêu cầu một chuyên gia tim phổi khám kỹ cho con bé bởi vì người anh trai xấu số của nó đã bị hội chứng đột tử trẻ em rồi. Kết quả là không có bệnh. Vì thế, chúng tôi quyết định để mắt tới con bé trong những khoảng thời gian có nguy cơ đột tử cao.
           
           
           
          - Một năm trời làm việc đó ư?
           
          Stephanie gật đầu.
           
          - Tôi đã giữ được an toàn cho cuộc sống của con bé - tới tận mười lăm tháng. Ban đầu tôi khám theo phương pháp bệnh nhân ngoại trú hàng tuần, sau đó giảm dần đến chín tháng sau thì tôi đã sẵn sàng để họ ra viện chờ tới lượt khám cách đó đúng một năm. Hai ngày sau lần khám ở tháng thứ chín, họ lại phải đưa con bé vào phòng cấp cứu, giữa đêm hôm khuya khoắt, do có vấn đề về hô hấp - con bé đã tỉnh giấc và thở gấp, thỉnh thoảng lại lên cơn hen tưởng ngưng thở. Vài lần phải hô hấp nhân tạo nữa khiến cho bôốmẹ con bé quyết định đưa nó trở lại bệnh viện.
           
          - Chẳng phải hô hpá nhân tạo là biện pháp cực đoan đối với bệnh bạch cầu hay sao? Con bé đã ngất đi phải không?
           
          - Không, con bé không bao giờ ngất đi cả, chỉ là khó thở thôi. Có thể mẹ nó đã phản ứng quá đáng, nhưng với việc từng bị mất đi đứa con đầu lòng rồi thì ai có thể đổ lỗi cho chị ta chứ? Khi tôi tới phòng cấp cứu thì đã thấy con bé hoàn toàn bình thường, không sốt, không có biểu hiện bệnhh lý. Cũng chẳng hề có sự ngạc nhiên nào. Không khí thoáng mát của buổi tối có thể làm bệnh khó thở biến mất. Tôi đã tiến hành chụp X-quang vùng ngực và kiểm tra máu. Tất cả đều cho kết quả bình thường. Tôi kê đơn thuốc thông đường hô hấp, dung dịch để rửa mũi và yêu cầu nghỉ ngơi. Bây giờ nó đã sẵn sàng để xuất viện nhưng bà mẹ thì cứ nài nỉ tôi cho con chị ta ở lại. Chị ta nghĩ rằng có điều gì đó rất nghiêm trọng đang xảy ra với đứa trẻ. Bản thân tôi lại thấy hoàn toàn không có gì cả, nhưng gần đây chúng tôi đã phát hiện ra một vài dấu hiệu đáng lo ngại về đường hô hấp, vì thế tôi đã cho con bé được nhập viện, ra lệnh ngày nào cũng kiểm tra máu cho nó. Lượng tế bào máu của nó bình thường và sau hai ngày bị tiêm chọc, con bé đâm ra phát hoảng khi nhìn thấy áo khoác trắng của bác sĩ. Tôi đã cho nó xuất viện, lại trở về phương án kiểm tra bệnh nhân ngoại trú hàng tuần. Trong thời gian này, con bé không phải tiếp xúc với tôi. Nhưng ngay khi tôi bước vào phòng hám, con bé đã gào tướng lên.
           
          - Là bác sĩ cũng có cái thú vui ấy đấy - Tôi nói.
           
          Stephanie nở nụ cười buồn và đưa mắt nhìn về những người phục vụ.
           
          - Họ đang đóng cửa đấy. Anh có muốn ăn chút gì không?
           
          - Không, cảm ơn cô.
           
          - Nếu anh không phản đối thì tôi cũng chưa ăn sáng đâu.
           
          - Tất nhiên là tôi không phản đối. Cô cứ tự nhiên đi.
           
           
           
           
           
          __________
           
          (1) Điểm số đo tình trạng sức khoẻ của một đứa trẻ khi sinh ra căn cứ vào nhịp tim, khả năng hô hấp, màu da, độ căng của cơ thể và khả năng phản ứng, mỗi thứ được 2 điểm x 5 = 10 điểm
          Cô bước nhanh tới chiếc mặt bàn kim loại và trở lại với nửa đĩa bưởi và một cốc cà phê. Cô uống từng ngụm cà phê nhỏ và nhăn trán.
           
          - Có lẽ tôi nên uống một chút cà phê sữa - Tôi đáp.
           
          Stephanie dùng chiếc khăn ăn lau miệng.
           
          - Chẳng gì có thể cưỡng lại được món này đâu.
           
          - Vì chí ít nó cũng không tốn của tôi xu nào.
           
          - Ai bảo thế?
           
          - Gì cơ. Thế bây giờ không còn cà phê miễn phí cho các bác sĩ nữa à?
           
          - Những ngày đó đã qua rồi, anh Alex ạ.
           
          - Lại một truyền thống nữa bị mai một đi - Tôi nói - Phải chăng là do khó khăn về tài chính?
           
          - Còn gì nữa chứ? Bây giờ uống một cốc cà phê và trà phải trả 49 xu. Vậy anh tính xem phải mất bao nhiêu cốc cà phê và trà nữa thì mới cân bằng được ngân sách đây?
           
          Cô ăn bưởi một cách chậm rãi. Tôi nghịch vẩn vơ cây bút và nói:
           
          - Tôi nhớ lại cái ngày chúng tôi vất vả đấu tranh để bác sĩ thực tập và bệnh nhân nội trú được hưởng những đồ miễn phí.
           
          Cô lắc đầu.
           
          - Tôi lấy làm ngạc nhiên về những gì được xem trọng vào lúc đó.
           
          - Thế vấn đề tài chính hiện nay của bệnh viện đang nghiêm trọng hơn bình thường phải không?
           
          - Tôi e là anh nói đúng - Cô chau mày, đặt cái thìa xuống bàn và đẩy đĩa bưởi ra xa - Thôi kệ, chúng ta trở lại ca bệnh thôi. Tôi nói đến đâu rồi nhỉ?
           
          - Tới đoạn con bé ấy hét toáng lên khi nhìn thấy cô.
           
          - Đúng rồi. Sau đó mọi thứ lại có vẻ ổn, và tôi lại giảm dần và kết thúc việc điều trị. Tôi hẹn gặp họ đúng hai tháng sau đó. Nhưng đến ngày thứ ba, họ lại tới phòng cấp cứu vào lúc 2 giờ sáng. Lại chuyện khó thở. Chỉ có lần này, người mẹ trẻ mới nói rằng con bé đã ngất xỉu - thực sự con bé đó đã trở nên xanh xám cả người. Lại hô hấp nhân tạo.
           
          - Ba ngày sau khi cô kết thúc điều trị à? - Tôi vừa nói vừa chép điều này vào cuốn sổ - Lần trước là hai ngày.
           
          - Đã thấy thú vị chưa? Tôi cho tiến hành các xét nghiệm khẩn cấp ngay. Huyết áp của con bé hơi tăng một chút và con bé vẫn đang thở khá nhanh. Nhưng như thế thì càng được nhiều ôxi vào phổi chứ, chẳng hề có biểu hiện khò khè nào. Tuy thế, tôi cũng nghi hoặc là con bé bị mắc một cơn hen suyễn ác tính hoặc mắc phải chứng rối loạn tâm lý nào đó.
           
          - Có thể nào nó đã phát hoảng khi nghĩ tới việc bị đưa trở lại bệnh viện chăng?
           
          - Có thể là thế, hoặc có thể chính tâm lý bấn loạn của người mẹ đã khiến con bé như thế.
           
          - Thế bà mẹ có rất nhiều biểu hiện bấn loạn tâm lý hay sao?
           
          - Không hẳn vậy, nhưng anh biết chuyện thường xảy ra giữa mẹ và con rồi đấy. Mặt khác, tôi cũng còn chưa sẵn sàng loại trừ chuyện gì đó có liên quan tới thể chất. Một đứa bé bị ngất xỉu là điều cần phải xem xét cẩn thận.
           
          - Chắc chắn là vậy rồi - Tôi đáp - nhưng cũng có khả năng đó chỉ là cơn cáu gắt quá đà của đứa bé thôi. Một số đứa trẻ ngay từ bé đã biết cách nín thở và ngất xỉu rồi.
           
          - Tôi biết, nhưng chuyện này lại xảy ra vào nửa đêm cơ, anh Alex ạ, chứ không phải xảy ra sau một trận ẩu đả. Vì thế, tôi đã cho con bé nhập viện, yêu cầu kiểm tra dị ứng. Các chức năng phổi hoạt động hoàn toàn bình thường - không có biểu hiện bị hen suyễn. Tôi cũng nghĩ tới những tình huống hiếm hơn: vấn đề về màng phổi, chuyện gì đó tự nhiên phát ra ở não, hoặc là rối loạn enzyme, vân vân. Họ lại có một tuần vui vẻ, được chuyên viên tới tận nhà kiểm tra, rồi tiêm chọc, kiểm tra. Con bé ấy thường phát hãi khi thấy cửa phòng nó bị mở. Không ai chẩn đoán được đó là loại bệnh gì, toàn bộ thời gian nó nằm ở viện thì không thấy có biểu hiện khó thở nào cả. Điều này càng củng cố thêm giả thiết về tâm lý của tôi. Tôi cho họ xuất viện và lần tiếp theo gặp họ tại văn phòng tôi không làm gì cả, chỉ cố chơi đùa với con bé. Nhưng con bé thì không chơi với tôi. Vì thế, tôi đặt ra vấn đề tâm lý với mẹ nó nhưng chị ta không chịu.
           
          - Chị ta đã có phản ứng ra sao? - Tôi hỏi.
           
          - Không hề cáu giận - đó không phải là kiểu phản ứng của một phụ nữ như chị ta. Chị ta chỉ nói rằng không hiểu ý của tôi, rằng con bé còn quá nhỏ nên không thể có sức ép tâm lý nào. Tôi nói chứng sợ hãi có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào, nhưng vẫn không thuyết phục được chị ta. Vì vậy tôi bó tay, trả mẹ con họ về để chị ta có thời gian suy nghĩ với hy vọng rằng khi con bé được một năm tuổi nữa, nguy cơ đột tử sơ sinh giảm, nỗi ám ảnh của bà mẹ cũng giảm đi và con bé sẽ ổn. Chỉ bốn ngày sau đó, họ lại lao đến phòng cấp cứu, lại khó thở, thở gấp gáp, bà mẹ thì nước mắt ngắn nước mắt dài, van xin cho con bé được nhập viện> Tôi cho con bé nhập viện nhưng không tiến hành kiểm tra gì cả. Không hề tiêm chọc hay đụng chạm gì tới da thịt con bé dù là nhỏ nhất, chỉ quan sát. Và con bé có vẻ hoàn toàn bình thường - ngay cả khụt khịt mũi cũng không có. Tới lúc đó, tôi đi theo bà mẹ và mạnh mẽ thuyết phục chị ta dưới góc độ tâm lý. Vẫn không ăn thua gì.
           
          - Thế chị ta có bao giờ đả động tới thằng con trai đầu đã chết không?
           
          Stephanie lắc đầu.
           
          - Không, tôi nghĩ là nên nói điều này ra nhưng vào thời điểm đó thì không thích hợp, anh Alex ạ. Dại gì mà gây thêm áp lực tâm lý cho người mẹ đó. Tôi nghĩ tôi đã rất thông cảm với chị ta - tôi chính là bác sĩ trực hôm mà vợ chồng chị ta đưa đứa con trai đầu tới trong tình trạng đã chết. Tôi lo việc khám nghiệm tử thi... đưa thằng bé tới nhà xác, anh Alex ạ.
           
          Cô nhắm mắt rồi lại mở ra và nhìn xa xăm.
           
          - Trời ơi, tội quá! - Tôi thốt lên.
           
          - Tội lắm! Và đó cũng là chuyện cơ duyên. Họ chính là bệnh nhân riêng của bà Rita nhưng lúc đó bà ấy không có mặt nên tôi được triệu tới. Tôi không hề biết tí gì về họ nhưng lại phải tiến hành nói chuyện về cái chết của đứa con họ. Tôi đã cố đưa ra những lời tư vấn căn bản, giới thiệu họ tới một vài nhóm có cùng đau khổ nhưng họ đều không hứng thú. Một năm rưỡi sau họ quay trở lại và muốn tôi chăm sóc cho đứa con mới chào đời đã khiến tôi thực sự kinh ngạc.
           
          - Tại sao chứ?
           
          - Tôi đoán rằng trong mắt họ tôi là vị bác sĩ liên quan trực tiếp tới bi kịch của gia đình họ, một người đưa tới tin dữ chẳng hạn. Khi biết họ không nghĩ thế, tôi mới té ngửa ra rằng hoá ra tôi đã xử lý ca trước đó rất tốt.
           
          - Tôi cũng cho là cô đã làm tốt việc đó.
           
          Stephanie nhún vai.
          Tôi nói:
           
          - Thế Rita có phản ứng gì với việc cô đã làm không?
           
          - Bà ấy còn biết phải lựa chọn thế nào nữa chứ? Bà ấy đã không có mặt khi tôi cần tới. Mà ngay vào thời điểm đó, Rita cũng đang gặp vấn đề. Ông chồng bà ấy - mà anh biết bà ấy kết hôn với ai rồi phải vậy không?
           
          - Otto Kohler chứ gì.
           
          - Một người chỉ huy dàn nhạc nổi tiếng - bà ấy thường nói về ông ta thế này: "Chồng tôi ấy à, ông ấy là chỉ huy dàn nhạc có tiếng đấy."
           
          - Ông ta vừa mới mất, phải vậy không?
           
          - Mấy tháng trước. Ông ấy đã ốm liệt giường trong thời gian dài, bị một loạt các cú đột quỵ. Kể từ đó, Rita thường vắng mặc trên mức thường xuyên khiến chúng tôi gặp rất nhiều phiền hà. Bà ấy thường dự các cuộc hội họp và toàn trình những giấy tờ cũ kỹ. Thực ra bà Rita sắp nghỉ hưu rồi - Stephanie cười ngượng nghịu - Tôi đang xem xét xin vào vị trí của bà ấy đấy, anh Alex ạ. Anh có thấy tôi hợp với vị trí trưởng khoa không?
           
          - Có chứ.
           
          - Anh nói thật đấy chứ?
           
          - Hoàn toàn thật lòng, Stephanie ạ. Tại sao tôi lại không nói thật được chứ?
           
          - Tôi không biết nữa. Vị trí ấy vốn dĩ đòi hỏi sự độc đoán.
           
          - Về một mức độ nào đó mà nói thì là vậy - Tôi đáp - Nhưng tôi nghĩ nó có thể biến đổi tuỳ vào kiểu người lãnh đạo.
           
          - Mà tôi cũng không biết mình có trở thành một trưởng khoa tốt không - Stephanie nói - Tôi không thích bắt người khác phải làm điều này điều nọ... Dù sao, chúng ta cũng không bàn chuyện này nữa nhé. Tôi đang đi lạc đề mất rồi. Vậy là đã có thêm hai lần con bé ấy bị ngất xỉu trước khi tôi đề cập đến vấn đề tâm lý.
           
          - Hai à - Tôi vừa nói vừa nhìn vào cuốn sổ ghi chép - Vậy là ta đã có tổng số năm lần bị.
           
          - Chính xác.
           
          - Hiên nay con bé ấy bao nhiêu tuổi rồi?
           
          - Chưa đầy một năm tuổi và là người nằm viện kỳ cựu đấy. Thêm hai lần nhập viện nữa và lại âm tính đối với mọi xét nghiệm. Tới lúc đó, tôi đề nghị bà mẹ cho tiến hành khám tâm lý. Nghe tôi nói thế, chị ta liền phản ứng... Đây, để tôi cho anh xem những từ chị ta nói.
           
          Stephanie mở cuốn bệnh án ra và nhẹ nhàng đọc: "Tôi biết điều đó là có lý, thưa bác sĩ Eves, nhưng tôi biết chắc rằng con bé đang bị ốm. Giá mà bác sĩ tận mắt chứng kiến cảnh nó nằm đó, toàn thân tím tái". Chấm hết.
           
          - Chị ta nói thế thật à? Tức là dùng từ tím tái ấy?
           
          - Đúng. Chị ta có biết qua một chút về y học, đã từng học để trở thành chuyên viên hô hấp.
           
          - Thế mà cả hai đứa con của chị ta đều bị chứng ngừng thở. Thật hấp dẫn quá.
           
          - Đúng vậy - Stephanie nở nụ cười khô khan - Lúc vào việc, tôi đâu có nhận ra sự hấp dẫn của vấn đề. Tôi như đang đứng giữa mê lộ, cố gắng đưa ra một chẩn đoán. Tôi luôn nghĩ không biết cơn bệnh tới sẽ xảy ra khi nào và liệu có làm được gì để giải quyết không. Thật đáng ngạc nhiên, chuyện tồi tệ đã không xảy ra trong một thời gian khá lâu.
           
          Stephanie lại nhìn vào sổ bệnh án.
           
          - Một tháng trôi qua, rồi hai, ba tháng mà vẫn không thấy họ tới. Tôi rất vui vì đứa bé không hề hấn gì nhưng giờ lại lo nhỡ đâu họ vừa tìm cho mình một bác sĩ mới. Vì thế tôi đã gọi điện tới gia đình, nói chuyện với người mẹ. Mọi thứ đều tốt đẹp. Rồi tôi nhận rất rằng, trong lúc hối hả lo lắng về bệnh tình của đứa bé thì chính nó lại bị bỏ lỡ mất đợt kiểm tra một năm. Tôi đặt kế hoạch kiểm tra lại cho nó, mọi thứ đều ổn ngoại trừ việc nó nói hơi chậm.
           
          - Chậm thế nào?
           
          - Không phải là căn bệnh chậm phát triển hay gì đó tương tự. Con bé hầu như không nói được gì - thật ra, tôi chưa nghe thấy nó nói được âm nào cả. Mẹ nó bảo ở nhà nó cũng không mấy khi nói. Tôi đã thử dùng phép thử Bailey (1) nhưng vô ích vì con bé không chịu hợp tác. Tôi ước chừng co bé bị chậm nói mất khoảng hai tháng, nhưng anh biết đấy, ở độ tuổi đó, điều này chưa có gì đảm bảo cả, và với những căng thẳng mà con bé ấy phải trải qua thì chuyện chậm nói hai tháng chẳng có gì là lớn chuyện. Nhưng thật là may. Đưa ra vấn đề phát triển ngôn ngữ khiến cho bà mẹ phải lo lắng. Vì thế, tôi đã giới thiệu họ tới khoa Tai - Mũi - Họng và khoa Nghe - Nói. Qua kiểm tra, các khoa kết luận cấu trúc tai và thanh quản của con bé hoàn toàn bình thường và nhất trí với đánh giá của tôi rằng con bé hơi chậm nói do phản ứng của cơ thể với những căng thẳng trong điều trị. Tôi gợi ý người mẹ tiến hành kích thích cho con bé nói và hai tháng liền sau đó không thấy gia đình nói gì.
           
          - Thế là tới lúc đó đứa bé đã được mười bốn tháng tuổi - Tôi vừa nói vừa ghi.
           
          - Nhưng được hai tháng bốn ngày thì họ lại vội vã đưa con bé vào phòng cấp cứu. Nhưng lần này thì không phải là do vấn đề hô hấp. Con bé lên cơn sốt cao - 40,5 độ C. Người đỏ tấy và khô, hơi thở nhanh. Nói thực, anh Alex ạ, tôi rất mừng vì thấy con bé đó bị sốt - ít nhất tôi cũng đã có được thứ gì đó bên trong cơ thể để mà xét đoán. Nhưng rồi lượng bạch cầu lại trở về mức bình thường, không thấy có vi khuẩn hay vi rút gì đó thâm nhập cả. Thế la tôi đành phải thử độc tố. Hoàn toàn không có chút độc tố nào trong máu con bé. Tất nhiên, các cuộc xét nghiệm trong phòng thí nghiệm không phải luôn luôn hoàn hảo - tỷ lệ sai của xét nghiệm thậm chí từ 15 đến 20% ấy chứ. Còn chuyện sốt cao là có thật - chính tay tôi cặp nhiệt độ cho con bé. Chúng tôi tắm và cho nó uống Tylenoled để hạ nhiệt xuống còn 39 độ C. Sau đó cho nó nhập viện với chẩn đoán là sốt lạ, truyền dịch và khiến nó đau đớn qua cuộc thử dịch tuỷ sống để chắc chắn là nó không bị viêm màng não. Mặc dù tai nó vẫn thính và cổ vẫn mềm nhưng chúng tôi cho rằng nếu con bé có bị đau đầu đến khốn cùng đi nữa thì thì nó cũng sẽ không thể nói cho chúng tôi biết được. Thêm hai ngày thử máu, con bé trở nên điên loạn, phải giữ chặt chân tay nó. Vậy mà nó vẫn vài lần đẩy kim tiêm ra đấy.
           
           
           
          ________________
           
          (1) Phép thử tâm lý do bác sĩ Bailey sáng tạo ra.
          Stephanie thở hắt ra và đẩy đĩa bưởi ra xa hơn. Trên trán cô lấm tấm mồ hôi. Lấy chiếc khăn lau trán, cô nói:
           
          - Đây là lần đầu tiên tôi kể chuyện này từ đầu đấy.
           
          - Cô đã bao giờ tham gia hội chẩn ca bệnh nào chưa?
           
          - Chưa, mà bây giờ chúng tôi không mấy khi tiến hành hội chẩn nữa. Bà Rita căn bản không còn đảm đương được nữa rồi.
           
          - Thế người mẹ đã phản ứng thế nào đối với quá trình xét nghiệm ấy? - Tôi hỏi.
           
          - Chị ta có khóc, nhưng thường là bình tĩnh. Chị ta còn dỗ đứa bé, vuốt ve nó khi việc xét nghiệm kết thúc. Tôi không để cho chị ta tham gia vào việc giữ đứa bé khi nó phản ứng giãy - để giữ nguyên vẹn tình mẹ con của họ. Anh thấy không, bài giảng của anh tại đây đã được áp dụng. Tất nhiên, chúng tôi đều cảm thấy đã hành động có vẻ hơi phát xít.
           
          Cô lấy chiếc khăn ăn lau mồ hôi trên đôi lông mày.
           
          - Dù sao, những cuộc xét nghiệm máu đều đưa đến kết quả bình thường nhưng tôi chưa vội cho xuất ivện đợi tới khi con bé hết sốt liền trong bốn ngày.
           
          Cô thở dài, đưa tay luồn vào mái tóc và lật qua cuốn sổ bệnh án.
           
          - Lần sốt cao tiếp theo đây: con bé đã được mười lăm tháng tuổi, người mẹ nói rằng nó bị sốt tới 41 độ.
           
          - Thật nguy hiểm.
           
          - Anh nói đúng. Bác sĩ trực phòng cấp cứu ghi lại được nhiệt độ con bé là 39,5độ, đã tắm và cho nó uống một liều hạ sốt xuống còn 38,5độ. Bà mẹ còn thông báo một vài triệu chứng mới như nôn mửa và ỉa chảy. Ngoài ra còn có hiện tượng đi ngoài ra máu.
           
          - Bị chảy máu trong phải không?
           
          - Có vẻ là như thế. Tin đó làm cho mọi người đều lo lắng. Cái tã con bé mặc đúng là bằng chứng rằng nó ị ỉa chảy nhưng không hề có dấu hiệu của máu. Người mẹ nói rằng chị ta đã ném cái tã có máu đi rồi và sẽ cố tìm lại. Khi kiểm tra, phần trực tràng của con bé có hơi đỏ, hơi tấy phần rìa ngoài của cơ vòng. Nhưng ruột không bị sưng gì cả - bụng của nó mềm mại và đẹp, có thể khi người khác sờ vào thì nó trở nên mềm hơn. Nhưng rất khó khám chính xác vì con bé gào thét không ngừng mỗi khi bị khám.
           
          - Ruột già có sẹo không? - Tôi hỏi.
           
          - Không hề có gì như thế cả. Chỉ hơi bị tấy thôi, do ỉa chảy. Tắc ruột hay viêm ruột thừa bị loại bỏ. Tôi đã triệu bác sĩ phẫu thuật tới, anh Joe Leibowitz ấy. Anh biết sự cẩn thận của anh ấy rồi đấy. Anh Joe đã khám cho con bé và khẳng định không có lý do gì để mổ cả nhưng cần cho con bé nhập viện và theo dõi một thời gian. Chúng tôi tiêm ven cho con bé và lập hẳn môt ban hội chẩn, và lần này thì lượng bạch cầu có tăng lên một chút, nhưng vẫn chỉ nằm trong giới hạn cho phép, không có gì phù hợp khiến con bé phát sốt tới 39,5 độ C. Ngày hôm sau, con bé đã giảm xuống còn 38,5 độ C. Ngày hôm sau nữa, nó còn 37 độ C và bụng dường như không phải viêm ruột thừa. Tôi triệu người của khoa Dạ dày - Ruột tới và nhận được kết quả khám của Tony Franks. Ông ta khám xem con bé có những biểu hiện ban đầu của hội chứng viêm ruột, gọi là viêm ruột kết hay vấn đề gì đó ở gan không. Kết quả âm tính. Lại một ban hội chẩn về độc tố nữa được thành lập, xem xét lịch sử ăn uống của nó một cách cẩn thận. Tôi triệu tập tiếp người của khoa Dị ứng và Miễn dịch tới để xem con bé có phải quá nhạy cảm dị thường đối với thứ gì đó không.
           
          - Thế con bé có dùng sữa ngoài không?
           
          - Không hề, nó được nuôi bằng sữa mẹ, mặc dù lúc đó, nó có thể ăn được những đồ cứng rồi. Sau một tuần, con bé có vẻ hoàn toàn bình thường. Ơn Chúa, chúng tôi đã không tiến hành mổ nó.
           
          - Mười lăm tháng tuổi, vậy là đã qua giai đoạn có nguy cơ đột tử cao. Vậy là hệ thống hô hấp bình thường trong khi ruột lại có vấn đề?
           
          Stephanie nhìn tôi vẻ tìm kiếm gì đó.
           
          - Anh muốn chẩn đoán liều phải không?
           
          - Vậy có đúng không nào?
           
          - Đúng là có thêm hai vụ khủng hoảng về dạ dày và ruột khác. Đó là lúc con bé mười sáu tháng tuổi - bốn ngày sau cuộc hẹn với bác sĩ Tony ở khoa Ruột - Dạ dày và một tháng rưỡi sau lần hẹn cuối cùng với ông ta.
           
          - Vẫn là những triệu chứng ấy à?
           
          - Đúng vậy. Nhưng cả hai lần này, người mẹ đều đưa đến cái tã có máu và chúng tôi làm xét nghiệm xem có mầm bệnh gì không, tức là xem có bị thương hàn, tả, bệnh nhiệt đới - thứ bệnh chưa từng xảy ra trên châu lục này. Chúng tôi cũng tìm xem có dấu hiệu độc tố môi trường nào không, đại loại như chì, kim loại nặng,... nhưng chẳng phát hiện ra điều gì bất thường ngoài việc con bé ấy hoàn toàn khoẻ mạnh.
           
          - Thế công việc của cha mẹ con bé có thể nào đã khiến nó tiếp xúc với chất độc hại kỳ lạ nào đó không?
           
          - Rất khó. Chị ta chỉ ở nhà trông con còn anh chồng là giáo sư đại học.
           
          - Chuyên ngành sinh học phải không?
           
          - Xã hội học đấy. Nhưng khoan hãy bàn về chuyện cơ cấu gia đình vội vì chúng ta còn điều này nữa. Một kiểu khủng hoảng khác. Khoảng sáu tuần trước, những trục trặc về ruột biến mất và thay vào đó là bất thường ở hệ thống nội tạng khác. Anh thử đoán xem là gì?
           
          Tôi nghĩ ngợi giây lát rồi nói:
           
          - Hệ thần kinh.
           
          - Chuẩn xác - Stephanie cúi người và nắm lấy cánh tay tôi - Thế là tôi thấy việc gọi anh tới đây đúng đắn rồi.
          - Bị lên cơn co giật ư?
           
          - Vào đúng nửa đêm mới chết chứ. Bố mẹ con bé gọi đó là chứng động kinh ác tính, sùi cả bọt mép ra ngoài. Điện não đồ cho thấy không hề có biến động sóng não bất thường còn con bé vẫn có đầy đủ các phản xạ. Tuy nhiên, chúng tôi đã cho chụp cắt lớp, lấy dịch tuỷ và sử dụng toàn bộ các xét nghiệm X-quang não để xem con bé có khả năng bị khối u não nào không. Điều này làm tôi phát sợ, anh Alex ạ, bởi vì lúc ấy tôi suy nghĩ rằng một khối u có thể đã gây ra tất cả mọi thứ rắc rối từ trước đến nay. Một khối u mọc ở các vùng khác nhau của não sẽ gây ra những biểu hiện khác nhau khi nó phát triển.
           
          Stephanie lắc đầu.
           
          - Liệu đó có phải là một tình huống vui được không? Tôi đang nói tới những biểu hiện căng thẳng thần kinh ấy, biết đâu có khối u ác tính hay cái gì đó đang lớn dần trong đầu con bé thì sao? Ơn Chúa, tất cả các kết quả chụp chiếu đều tốt cả.
           
          - Con bé có biểu hiện sau co giật khi cô tới gặp nó ở phòng cấp cứu không?
           
          - Đúng là con bé có vẻ uể oải và bơ phờ. Nhưng điều đó cũng phù hợp với việc một đứa trẻ bị kéo tới bệnh viện vào lúc nửa đêm và bị đưa qua một cái máy vắt. Bản thân tôi cũng vẫn sợ rằng có điều gì đó mà mình chưa phát hiện ra. Tôi lại yêu cầu khoa Thần kinh theo dõi. Họ theo dõi liền một tháng mà không phát hiện ra bệnh gì. Hai tuần sau, tức là hai ngày trước thôi, con bé lại bị co giật, và tôi cần đến sự giúp đỡ của anh, anh Alex ạ. Ngay lúc này họ đang ở tầng 5 - khu Tây. Và đó là toàn bố ự việc được kể theo dòng thời gian. Anh đã sẵn sàng cho tôi một lời vàng ngọc chưa?
           
          Tôi liếc nhìn qua cuốn sổ ghi chép.
           
          Rõ ràng đã liên tục xảy ra những trục trặc khó lý giải. Rất nhiều lần được đưa tới bệnh viện.
           
          Rắc rối chuyển từ hệ thống nội tạng này sang hệ thống khác.
           
          Sự khác biệt giữa xét nghiệm trong phòng thí nghiệm và biểu hiện.
           
          Đứa bé thường sợ hãi khi được điều trị.
           
          Người mẹ từng được đào tạo về sơ cứu.
           
          Người mẹ xinh xắn.
           
          Người mẹ xinh xắn cũng có thể là một con ác quỷ.
           
          Hiếm có những chẩn đoán nhưng thực tế đều phù hợp. Cho tới hai mươi năm trước, chưa ai từng được nghe tới căn bệnh này.
           
          - Hội chứng cường điệu gần đây - Tôi nói đồng thời đặt cuốn sổ ghi chép xuống - Nghe có vẻ đây là một vụ kinh điển đấy.
           
          Đôi mắt Stephanie nheo lại.
           
          - Đúng là như thế đấy. Khi anh là người nghe thì anh xâu chuỗi được tất cả lại như thế. Nhưng khi anh rơi vào giữa chuyện này... thậm chí tới lúc này tôi cũng không dám khẳng định điều gì.
           
          - Cô vẫn nghĩ là có cái gì đó liên quan tới nội tạng con bé?
           
          - Tôi buộc phải nghĩ vậy cho tới khi nào có thể chứng minh rằng mình sai. Còn một trường hợp nữa - năm ngoái, tại County, có liền 25 ca phải nhập viện vì những bệnh truyền nhiễm kỳ bí liên tục xảy ra trong vòng sáu tháng. Cũng là một đứa bé gái, người mẹ rất lo lắng nhưng luôn giữ được bình tĩnh khiến các bác sĩ yên tâm làm việc của mình. Tình trạng đứa bé đó xấu và các bác sĩ sắp phải trình trường hợp này lên các cấp cao hơn khi phát hiện ra căn bệnh đó là bệnh suy giảm miễn dịch hiếm thấp - có 3 ca đx được ghi chép lại, bên bảo hiểm y tế quốc gia đề nghị làm các xét nghiệm đặc biệt. Khi nghe được chuyện này, tôi cũng yêu cầu làm các xét nghiệm cho con bé Cassie để xem có nhiễm căn bệnh suy giảm miễn dịch quái quỷ đó không. Kết quả âm tính. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là tôi đã nắm được hết tất cả các loại bệnh. Những bệnh mới liên tục xuất hiện - còn tôi thì không đủ thì giờ để theo dõi các tạp chí chuyên ngành.
           
          Stephanie lấy thìa khuấy cốc cà phê.
           
          - Hoặc có thể tôi đang mâu thuẫn với chính mình - cố trấn an bản thân rằng đây không phải là hội chứng Munchausen (1). Đó là lý do tại sao tôi mời anh tới đay - tôi cần một hướng đi, anh Alex ạ. Xin anh hãy cho tôi một lời khuyên nên làm như thế nào với ca bệnh này.
           
           
           
          _________
           
          (1) Một rối loạn tâm lý khiến người ta giả ốm nặng để được điều trị hay cho vào bệnh viện.
          Tôi nghĩ ngợi trong giây lát.
           
          Có thể đó là hội chứng Munchausen thật, một kiểu giả bệnh trọng do rối loạn tâm lý gây ra.
           
          Đó là một kiểu nói dối bệnh hoạn rất kỳ cục, được đặt tên theo nhân vật nói dối tài ba Baron Munchausen trong cuốn sách của nhà văn Đức Rudolf Raspe.
           
          Hội chứng Munchausen là chứng nghi bệnh đi quá đà. Các bệnh nhân tạo ra bệnh bằng cách tự làm bản thân thương tích và tự đầu độc, hoặc chỉ đơn giản là nói dối. Họ muốn chơi trò với các bác sĩ và y tá - với cả hệ thống chăm sóc y tế.
           
          Những bệnh nhân trưởng thành mắc hội chứng Munchausen thường được đưa vào các bệnh viện liên tục, được cho dùng thuốc một cách không cần thiết, thậm chí bị phẫu thuật trên bàn mổ.
           
          Thật đáng thương, một kiểu hành xác - một câu đố về tâm lý hiện vẫn còn thách thức sự hiểu biết của giới chuyên môn.
           
          Nhưng điều chúng tôi đang xem xét hiện nay hoàn toàn nằm ngoài sự thương hại. Nó là một biến thể đáng sợ khác mà các bác sĩ gọi là hội chứng Munchausen thế thân.
           
          Những bậc cha mẹ - toàn là các bà mẹ thì đúng hơn - giả bệnh ở chính những đứa con họ, sử dụng thân thể của những đứa con - nhất định là con gái - để làm vật thí nghiệm sự đau đớn và bệnh tật bịa đặt đến ghê tởm của họ.
           
          Tôi nói:
           
          - Ngay từ ban đầu đã có nhiều trùng hợp phải không, Stephanie? Ngưng thở và ngất xỉu có thể là do bị làm ngạt - những dấu hiệu chuyển động trên máy theo dõi có thể là biểu hiện con bé có kháng cự.
           
          Stephanie nhăn mặt:
           
          - Trời ạ, đúng như anh nói. Tôi đọc báo thấy nói tới một ca ở Anh người ta đã căn cứ vào những dấu hiệu chuyển động để kết luận đứa trẻ bị làm ngạt.
           
          - Người mẹ lại là chuyên viên hô hấp thì hệ thống này sẽ là thứ đầu tiên chị ta chọn để gây rối. Vậy còn vấn đề về ruột thì sao? Phải chăng đó là một hình thức đầu độc?
           
          - Rất có khả năng như thế, nhưng ban hội chẩn độc tố không thể tìm thấy chất gì khi xét nghiệm cả.
           
          - Biết đâu chị ta đã dùng thứ thuốc gì đó có tác dụng ngắn.
           
          - Mà cũng có thể là một chất kích thích dạng trơ tác động cơ học vào thành ruột nhưng rồi bị đào thải luôn, không nhiễm vào máu.
           
          - Vậy còn chuyện co giật?
           
          - Theo tôi, cũng tương tự. Tôi không biết gì hết, anh Alex ạ. Tôi thực sự không biết nghĩ thế nào nữa.
           
          Stephanie lại nắm cánh tay tôi.
           
          - Tôi không có bằng chứng nào cả và điều gì xảy ra nếu tôi sai? Tôi cần anh thật khách quan trong chuyện này. Hãy để mẹ của Cassie được hưởng sự nghi ngờ - có thể tôi đã đánh giá sai lầm về chị ta. Anh hãy cố tìm xem điều gì đang xảy ra trong đầu của chị ấy.
           
          - Tôi không thể hứa trước điều kỳ diệu nào đâu, Stephanie ạ.
           
          - Tôi hiểu. Nhưng dù anh là được gì thì cũng sẽ rất có ích. Ca bệnh này thực sự làm cho mọi chuyện rối tung lên rồi anh ạ.
           
          - Cô đã nói với chị ta là tôi sẽ tới khám chưa?
           
          Cô gật đầu.
           
          - Chị ta có thích được bác sĩ tâm lý khám không?
           
          - Tôi không dám nói là thích nhưng mà chị ta đã đồng ý. Tôi nghĩ đã thuyết phục được chị ta bằng cách lảng tránh không nói rằng nguyên nhân các vấn đề của Cassie là do con bé chịu nhiều căng thẳng. Thật ra, tôi nghĩ chuyện con bé bị co giật đúng là có vấn đề liên quan tới phủ tạng của nó rồi chứ không sai. Nhưng tôi cứ nhấn mạnh đến việc phải giúp đỡ con bé quen với những cơn đau đớn tại bệnh viện. Tôi nói với chị ta rằng chứng co giật có thể khiến Cassie phải vào bệnh viện nhiều hơn và chúng ta sẽ giúp nó làm quen với chuyện này. Tôi nói anh là chuyên gia về vấn đề đau đớn trong điều trị, có thể làm thôi miên để con bé dễ chịu hơn trong quá trình nằm viện. Nghe có lý không?
           
          Tôi gật đầu.
           
          - Trong lúc khám bệnh cho con bé, anh có thể phân tích chị ta xem sao, xem có phải chị ta bị tâm thần không - Stephanie nói.
           
          - Nếu đây là hội chứng Munchausen thế thân thì cần gì phải xem chị ta có tâm thần hay không.
           
          - Vậy thì sao chứ? Kẻ điên kiểu gì mà lại làm chuyện này với đứa con của chính mình?
           
          - Không ai biết chính xác là gì cả - Tôi nói - Tôi đã xem qua bệnh tâm thần kiểu này, nhưng điều suy đoán hữu lý nhất được đưa ra thường cho rằng đó là một loại rối loạn tính cách tổng hợp. Vấn đề là ở chỗ những trường hợp được lưu thành hồ sơ rất hiếm, thực sự chưa có một sơ hở dữ liệu tốt về vấn đề này.
           
          - Đúng là như thế, anh Alex ạ. Tôi đã tìm khắp các nguồn tài liệu của trường y và hầu như không biết thêm được gì.
           
          - Tôi muốn mượn cô những bài báo đó được chứ?
           
          - Tôi đọc ngay tại chỗ, không mượn về nhà - Stephanie nói - Nhưng tôi nghĩ là đã chép lại những đoạn cần tham khảo. Đúng là tôi có nhớ tới chuyện tính cách rối loạn - mà cái đó thì nghĩa lý gì chứ?
          - Nghĩa là vì chúng ta không biết nên cứ làm bừa. Một phần của vấn đề nằm ở chỗ các chuyên gia tâm lý và tâm thần thường căn cứ vào thông tin họ có được từ bệnh nhân để đưa ra kết luận, và trước một kẻ bị hội chứng Munchausen đồng nghĩa với việc chúng ta tin một kẻ quen thói nói dối. Tuy nhiên, những câu chuyện mà họ kể lại dường như khá hợp lý. Nào là từ nhỏ đã mắc bệnh hay đau đớn về thể xác, gia đình cường điệu về vấn đề bệnh tật và sức khoẻ, sự lạm dụng trẻ em, đôi khi đó còn là sự loạn luận. Những điều này đều khiến lòng tự trọng bị giảm mạnh, gây ra những hậu quả về quan hệ, và nhu cầu bệnh hoạn muốn được mọi người chú ý. Bệnh tật trở thành vũ đài để thoả mãn nhu cầu bệnh hoạn - đó là lý do tại sao nhiều người trong bọn họ lại tham gia vào ngành Y tế. Nhưng cũng có rất nhiều người cùng lịch sử như vậy thường sẽ đưa đến những người mắc chứng bệnh Munchausen tự hành hạ bản thân mình và cả những người mắc chứng bệnh Munchausen thế thân chuyên hành hạ những đứa con của họ. Thực ra, có một vài nhận xét rằng các bậc cha mẹ mắc bệnh Munchausen thế thân ban đầu thường là những người tự hành xác rồi sau đó mới chuyển sang sử dụng thân xác của con cái họ. Nhưng tại sao và khi nào quá trình chuyển biến ấy xảy ra thì không ai biết.
           
          - Kỳ quái quá - Cô vừa nói vừa lắc đầu - Nó giống như một vũ điệu. Tôi cảm thấy mình đang nhảy điệu van-xơ đó với chị ta và chị ta là người dẫn bước.
           
          - Đó là điệu van-xơ của quỷ - Tôi đáp.
           
          Stephanie rùng mình.
           
          - Tôi biết anh không định bàn sâu về vấn đề khoa học tự nhiên nhưng nếu anh có thể đào sâu thêm trong chuyện này thì hãy nói cho tôi biết liệu anh có cho rằng chị ta đang làm chuyện xấu xa không nhé.
           
          - Tất nhiên rồi. Nhưng tôi hơi tò mò muốn biết tại sao cô không triệu tập khoa Tâm lý của bệnh viện tới làm việc này.
           
          - Tôi chưa bao giờ ưa khoa Tâm lý của bệnh viện cả - Cô nói - Họ quá thiên về hành vi liên quan tới tình dục. Hardesty lúc nào cũng muốn đưa tất cả mọi người lên giường. Dù sao, đó cũng là một quan điểm còn gây nhiều tranh cãi. Mà không còn khoa Tâm lý nữa.
           
          - Ý cô là gì?
           
          - Tất cả bọn họ đều bị đuổi việc rồi.
           
          - Cả khoa à? Khi nào vậy?
           
          - Mấy tháng trước. Anh không đọc báo chuyên ngành à?
           
          - Không thường xuyên lắm.
           
          - Rõ rồi. Khoa Tâm lý bị giải tán. Hợp đồng của Hardesty với quận đã bị huỷ và vì ông ta không viết giấy tờ chuyển đổi nên không có sự hỗ trợ về tài chính, Ban giám đốc bệnh viện đã quyết định không chi trả các khoản chi phí.
           
          - Thế còn chức danh của Hardesty thì giải quyết thế nào?Những người khác nữa chứ - chẳng phải Greiler và Pantissa cũng có chức danh đó sao?
           
          - Có lẽ thế. Nhưng chức danh đó hoá ra lại là từ trường y, chứ không phải do bệnh viện phong. Vì vậy họ vẫn còn chức danh của mình. Lương lại là một chuyện khác hoàn toàn. Cuối cùng nhiều người trong chúng tôi mới hiểu thế nào gọi là sự an toàn trong công việc mà trước nay họ vẫn lầm tưởng. Không ai ủng hộ Hardesty cả. Mọi người đều nghĩ rằng ông ta và các tay chân là những người thừa.
           
          - Vậy là không còn khoa Tâm lý, không được uống cà phê miễn phí. Còn chuyện gì nữa không? - Tôi hỏi.
           
          - Ô, còn nhiều chứ. Chuyện không còn khoa Tâm lý nữa có tác động nhiều tới anh không? - Ý tôi là chuyện đặc lợi với tư cách là cộng tác viên của khoa ấy?
           
          - Không, chức danh của tôi nằm ở khoa Nhi. Thực ra là khoa Ung thư, mặc dù đã lâu lắm rồi tôi không tư vấn cho những bệnh nhân ung thư.
           
          - Tốt - Stephanie nói - Vậy là anh không gặp rắc rối gì trong vấn đề thủ tục rồi. Còn câu hỏi gì nữa trước khi chúng ta đi lên phòng không?
           
          - Chỉ là một vài quan sát thôi. Nếu đó là hội chứng Munchausen thế thân thì cần phải gấp gáp rồi đấy - bức tranh thường thấy là sự leo thang trong hành động của bệnh nhân. Đôi khi cái chết thường đến với những đứa trẻ, Stephanie ạ.
           
          - Tôi biết - Cô nói vẻ rầu rĩ, hai ngón tay trỏ day mạnh thái dương - Tôi biết có thể phải đối mặt với người mẹ. Đó chính là lý do tại sao tôi phải thận trọng.
           
          - Điều nữa là đứa con đầu lòng - một đứa bé trai. Tôi nghĩ cô đang nghi đây có thể là một vụ giết người.
           
          - Ôi trời, đúng như anh nói đấy. Nghi vấn này đang giày vò tôi ghê gớm. Khi sự nghi ngờ của tôi về bà mẹ bắt đầu đặc quánh lại, tôi đã lôi bệnh án của thằng bé ra và xem đi xem lại rất kỹ lưỡng. Nhưng chẳng có gì đáng phải ngờ vực cả. Những ghi chép của Rita nói chung là tốt - trước khi chết, thằng bé đó hoàn toàn khoẻ mạnh và khám nghiệm tử thi không đi đến kết luận cuối cùng, có nhiều trường hợp như thế. Giờ đây, tôi đang có một đứa bé còn sống, còn thở hẳn hoi mà không thể làm gì để giúp nó được.
           
          - Nghe co vẻ như cô đang làm tất cả những gì có thể.
           
          - Tôi đang cố gắng, nhưng thật thất vọng.
           
          Tôi trấn an:
           
          - Còn người cha thì sao? Chúng ta chưa từng nói về anh ta.
           
          - Tôi không thích anh ta cho lắm. Người mẹ mới là người chăm sóc chính của con bé và hầu hết thời gian tôi làm việc với chị ta. Kể từ khi tôi nghĩ tới khả năng bị hội chứng Munchausen thế thân thì chị ta dường như trở nên đặc biệt quan trọng cần phải tập trung chú ý, bởi vì đó chẳng phải bà mẹ luôn luôn là người bị mắc phải hội chứng đó hay sao?
           
          - Đúng thế - Tôi nói - nhưng cũng vẫn có trường hợp kẻ đồng loã thụ động lại la người cha. Cô có thấy biểu hiện nào chứng tỏ anh ta nghi ngờ điều gì đó không?
           
          - Nếu có thì anh ta cũng không nói cho tôi hay. Anh ta dường như không phải là người đặc biệt thụ động - khá dễ chịu. Mà chị ta cũng thế. Cả hai vợ chồng họ đều dễ chịu, anh Alex ạ. Đó là một trong những điều gây thêm rắc rối.
           
          - Bối cảnh tiêu biểu của hội chứng Munchausen đấy. Có thể những cô y tá đã yêu quý họ.
           
          Cô gật đầu.
           
          - Thế còn những điều khác là gì? - Tôi hỏi.
           
          - Những điều khác nào?
           
          - Những điều đã gây thêm rắc rối ấy.
           
          Cô nhắm mắt rồi lấy tay dụi, một lúc sau mới đáp lời:
           
          - Những điều khác ấy à, nghe có vẻ máu lạnh và đầy tính cách chính trị. Đó chính là con người bọn họ. Những con người có vai trò xã hội, có vai trò chính trị. Tên đứa bé là Cassie Brooks Jones - nghe có thấy quen không?
           
          - Không - Tôi đáp - Jones là cái gì đó mà tôi không thể nhớ nổi.
           
          - Jones, như là trong tên Charles L.Junior ấy. Nhà tài phiệt khét tiếng ấy? Giám đốc quản lý ngân sách đầu tiên của bệnh viện ấy?
           
          - Tôi không biết anh ta.
           
          - Cũng đúng thôi - anh đã không đọc bản tin của bệnh viện. Này nhé, khoảng tám tháng trước, anh ta là Chủ tịch Hội đồng quản trị. Rồi đã xảy ra một cú cải tổ lớn.
           
          - Cải tổ ngân sách à?
           
          - Còn gì khác nữa chứ. Tôi cho anh thấy phả hệ của họ đây: Con trai duy nhất  của Charles Junior là Charles Đệ tam - giống như trong cung đình ấy. Anh ta thường được gọi là Chip - cha của Cassie. Người mẹ là Cindy. Đứa con trai đã mất tên là Chad - Charles Đệ tứ.
           
          - Tất cả đều bắt đầu bằng chữ C - Tôi nói - Vẻ như họ khoái sự trật tự.
           
          - Kệ họ. Vấn đề chính là ở chỗ Cassie là đứa cháu duy nhất của Charles con. Có thấy kỳ lạ không, anh Alex? Thế là hiện nay tôi đang có một bệnh nhân Munchausen thế thân tiềm tàng, và bệnh nhân ấy là đứa cháu duy nhất của người đã thủ tiêu chế độ uống cà phê miễn phí trong bệnh viện.
          #5
            Ginger 13.05.2008 14:37:39 (permalink)
              2
             
             
             
            Cánh cửa phía sau bệnh viện đưa chúng tôi tới một cầu thang. Tôi và Stephanie bước xuống tầng trệt. Cô di chuyển khá nhanh, gần như là chạy xuống các bậc cầu thang.
             
            Quán ăn tự phục vụ gần như đã vắng tanh - một bác sĩ thực tập đang ngồi đọc cuốn tạp chí thể thao bên chiếc bàn mặt da cam, hai bàn khác cũng đã bị một đôi chiếm mất.  Hai người này có vẻ như đã ngủ nguyên trong bộ quần áo của họ.  Họ là những bậc cha mẹ phải qua đêm ở đây. Đây là điều chúng tôi đã đấu tranh để có được.
             
            Trên mặt những chiếc bàn khác bày đầy những bát đĩa bẩn. Một cô hộ lý đầu mang mạng tóc đi chậm chạp vòng quanh, đổ đầy những cái máy pha muối.
             
            Trên tường phía Đông có cánh cửa dẫn tới phòng ăn của các bác sĩ; những tấm pa nô bằng gỗ tếch được đánh bóng cẩn thận, chiếc biển tên bằng đồng được khắc đẹp đẽ. Nó mang tên một nhà nhân chủng học có hứng thú với biển cả. Stephanie vượt qua và dẫn tôi tới một phòng nhỏ ở đầu kia của sảnh chính.
             
            - Anh chắc là không muốn uống cà phê đấy chứ? - Cô hỏi.
             
            Nhớ lại đám bùn cà phê ở bệnh viện, tôi đáp:
             
            - Tôi đã nhập đủ hạn ngạch cà-phê-in vào  bụng rồi.
             
            - Tôi hiểu ý anh.
             
            Bàn tay cô luồn nhanh vào mái tóc và chúng tôi cùng ngồi xuống ghế.
             
            - Thế này nhé - Stephanie nói - Chúng ta hiện đang có một bé gái hai mươi mốt tháng tuổi sinh đủ ngày dủ tháng, tình trạng sinh bình thường, điểm APGAR (1) đạt tới 9/10. Nhân tố lịch sử có ý nghĩa duy nhất là trước khi đứa bé này được sinh ra thì người anh trai một tuổi của nó đã chết bởi hội chứng đột tử trẻ sơ sinh.
             
            - Có còn đứa trẻ nào khác không? - Tôi vừa hỏi vừa rút từ túi ra cuốn sổ nhỏ và chiếc bút chì.
             
            - Không, chỉ có Cassie thôi. Con bé ấy hoàn toàn bình thường cho tới khi nó được ba tháng tuổi. Theo lời của mẹ đứa bé cứ đến đêm khi chị ta vào kiểm tra xem con thêế nào thì lại phát hiện ra nó ngừng thở.
             
            - Chị ta vào kiểm tra chắc là sợ con bị hội chứng đột tử trẻ con phải không?
             
            - Chính xác. Khi không thể đánh thức được đứa bé, chị ta liền tiến hành hô hấp nhân tạo thì mới đánh thức được nó rồi đưa vào phòng cấp cứu. Lúc tôi tới nơi thì con bé có vẻ bình thường. Qua kiểm tra không thấy có biểu hiện gì đáng nghi vấn. Tôi đã cho con bé lưu trú tại bệnh viện để theo dõi, đã tiến hành tất cả các xét nghiệm thông thường nhưng chẳng phát hiện được gì cả. Sau khi chọ họ ra viện, tôi trấn an gia đình bằng một bộ máy theo dõi giấc ngủ và chuông báo động. Vài tháng sau đó, chuông báo động đã nhiều lần đổ nhưng toàn là báo động sai vì đứa bé vẫn thở bình thường. Biểu đồ theo dõi cho thấy có một vài đợt ngưng thở ngắn nhưng cũng có rất nhiều kết quả chỉ sự chuyển động - chẳng hạn như đứa bé ấy đã nô đùa. Tôi nghĩ có thể con bé ấy bị mất ngủ - còn những cái chuông báo động không hoàn toàn hết ngu ngốc - và đã toạ ra câu chuyện đầu tiên về điều kỳ quái. Nhưng tôi vẫn cứ yêu cầu một chuyên gia tim phổi khám kỹ cho con bé bởi vì người anh trai xấu số của nó đã bị hội chứng đột tử trẻ em rồi. Kết quả là không có bệnh. Vì thế, chúng tôi quyết định để mắt tới con bé trong những khoảng thời gian có nguy cơ đột tử cao.
             
             
             
            - Một năm trời làm việc đó ư?
             
            Stephanie gật đầu.
             
            - Tôi đã giữ được an toàn cho cuộc sống của con bé - tới tận mười lăm tháng. Ban đầu tôi khám theo phương pháp bệnh nhân ngoại trú hàng tuần, sau đó giảm dần đến chín tháng sau thì tôi đã sẵn sàng để họ ra viện chờ tới lượt khám cách đó đúng một năm. Hai ngày sau lần khám ở tháng thứ chín, họ lại phải đưa con bé vào phòng cấp cứu, giữa đêm hôm khuya khoắt, do có vấn đề về hô hấp - con bé đã tỉnh giấc và thở gấp, thỉnh thoảng lại lên cơn hen tưởng ngưng thở. Vài lần phải hô hấp nhân tạo nữa khiến cho bôốmẹ con bé quyết định đưa nó trở lại bệnh viện.
             
            - Chẳng phải hô hpá nhân tạo là biện pháp cực đoan đối với bệnh bạch cầu hay sao? Con bé đã ngất đi phải không?
             
            - Không, con bé không bao giờ ngất đi cả, chỉ là khó thở thôi. Có thể mẹ nó đã phản ứng quá đáng, nhưng với việc từng bị mất đi đứa con đầu lòng rồi thì ai có thể đổ lỗi cho chị ta chứ? Khi tôi tới phòng cấp cứu thì đã thấy con bé hoàn toàn bình thường, không sốt, không có biểu hiện bệnhh lý. Cũng chẳng hề có sự ngạc nhiên nào. Không khí thoáng mát của buổi tối có thể làm bệnh khó thở biến mất. Tôi đã tiến hành chụp X-quang vùng ngực và kiểm tra máu. Tất cả đều cho kết quả bình thường. Tôi kê đơn thuốc thông đường hô hấp, dung dịch để rửa mũi và yêu cầu nghỉ ngơi. Bây giờ nó đã sẵn sàng để xuất viện nhưng bà mẹ thì cứ nài nỉ tôi cho con chị ta ở lại. Chị ta nghĩ rằng có điều gì đó rất nghiêm trọng đang xảy ra với đứa trẻ. Bản thân tôi lại thấy hoàn toàn không có gì cả, nhưng gần đây chúng tôi đã phát hiện ra một vài dấu hiệu đáng lo ngại về đường hô hấp, vì thế tôi đã cho con bé được nhập viện, ra lệnh ngày nào cũng kiểm tra máu cho nó. Lượng tế bào máu của nó bình thường và sau hai ngày bị tiêm chọc, con bé đâm ra phát hoảng khi nhìn thấy áo khoác trắng của bác sĩ. Tôi đã cho nó xuất viện, lại trở về phương án kiểm tra bệnh nhân ngoại trú hàng tuần. Trong thời gian này, con bé không phải tiếp xúc với tôi. Nhưng ngay khi tôi bước vào phòng hám, con bé đã gào tướng lên.
             
            - Là bác sĩ cũng có cái thú vui ấy đấy - Tôi nói.
             
            Stephanie nở nụ cười buồn và đưa mắt nhìn về những người phục vụ.
             
            - Họ đang đóng cửa đấy. Anh có muốn ăn chút gì không?
             
            - Không, cảm ơn cô.
             
            - Nếu anh không phản đối thì tôi cũng chưa ăn sáng đâu.
             
            - Tất nhiên là tôi không phản đối. Cô cứ tự nhiên đi.
             
             
             
             
             
            __________
             
            (1) Điểm số đo tình trạng sức khoẻ của một đứa trẻ khi sinh ra căn cứ vào nhịp tim, khả năng hô hấp, màu da, độ căng của cơ thể và khả năng phản ứng, mỗi thứ được 2 điểm x 5 = 10 điểm
            Cô bước nhanh tới chiếc mặt bàn kim loại và trở lại với nửa đĩa bưởi và một cốc cà phê. Cô uống từng ngụm cà phê nhỏ và nhăn trán.
             
            - Có lẽ tôi nên uống một chút cà phê sữa - Tôi đáp.
             
            Stephanie dùng chiếc khăn ăn lau miệng.
             
            - Chẳng gì có thể cưỡng lại được món này đâu.
             
            - Vì chí ít nó cũng không tốn của tôi xu nào.
             
            - Ai bảo thế?
             
            - Gì cơ. Thế bây giờ không còn cà phê miễn phí cho các bác sĩ nữa à?
             
            - Những ngày đó đã qua rồi, anh Alex ạ.
             
            - Lại một truyền thống nữa bị mai một đi - Tôi nói - Phải chăng là do khó khăn về tài chính?
             
            - Còn gì nữa chứ? Bây giờ uống một cốc cà phê và trà phải trả 49 xu. Vậy anh tính xem phải mất bao nhiêu cốc cà phê và trà nữa thì mới cân bằng được ngân sách đây?
             
            Cô ăn bưởi một cách chậm rãi. Tôi nghịch vẩn vơ cây bút và nói:
             
            - Tôi nhớ lại cái ngày chúng tôi vất vả đấu tranh để bác sĩ thực tập và bệnh nhân nội trú được hưởng những đồ miễn phí.
             
            Cô lắc đầu.
             
            - Tôi lấy làm ngạc nhiên về những gì được xem trọng vào lúc đó.
             
            - Thế vấn đề tài chính hiện nay của bệnh viện đang nghiêm trọng hơn bình thường phải không?
             
            - Tôi e là anh nói đúng - Cô chau mày, đặt cái thìa xuống bàn và đẩy đĩa bưởi ra xa - Thôi kệ, chúng ta trở lại ca bệnh thôi. Tôi nói đến đâu rồi nhỉ?
             
            - Tới đoạn con bé ấy hét toáng lên khi nhìn thấy cô.
             
            - Đúng rồi. Sau đó mọi thứ lại có vẻ ổn, và tôi lại giảm dần và kết thúc việc điều trị. Tôi hẹn gặp họ đúng hai tháng sau đó. Nhưng đến ngày thứ ba, họ lại tới phòng cấp cứu vào lúc 2 giờ sáng. Lại chuyện khó thở. Chỉ có lần này, người mẹ trẻ mới nói rằng con bé đã ngất xỉu - thực sự con bé đó đã trở nên xanh xám cả người. Lại hô hấp nhân tạo.
             
            - Ba ngày sau khi cô kết thúc điều trị à? - Tôi vừa nói vừa chép điều này vào cuốn sổ - Lần trước là hai ngày.
             
            - Đã thấy thú vị chưa? Tôi cho tiến hành các xét nghiệm khẩn cấp ngay. Huyết áp của con bé hơi tăng một chút và con bé vẫn đang thở khá nhanh. Nhưng như thế thì càng được nhiều ôxi vào phổi chứ, chẳng hề có biểu hiện khò khè nào. Tuy thế, tôi cũng nghi hoặc là con bé bị mắc một cơn hen suyễn ác tính hoặc mắc phải chứng rối loạn tâm lý nào đó.
             
            - Có thể nào nó đã phát hoảng khi nghĩ tới việc bị đưa trở lại bệnh viện chăng?
             
            - Có thể là thế, hoặc có thể chính tâm lý bấn loạn của người mẹ đã khiến con bé như thế.
             
            - Thế bà mẹ có rất nhiều biểu hiện bấn loạn tâm lý hay sao?
             
            - Không hẳn vậy, nhưng anh biết chuyện thường xảy ra giữa mẹ và con rồi đấy. Mặt khác, tôi cũng còn chưa sẵn sàng loại trừ chuyện gì đó có liên quan tới thể chất. Một đứa bé bị ngất xỉu là điều cần phải xem xét cẩn thận.
             
            - Chắc chắn là vậy rồi - Tôi đáp - nhưng cũng có khả năng đó chỉ là cơn cáu gắt quá đà của đứa bé thôi. Một số đứa trẻ ngay từ bé đã biết cách nín thở và ngất xỉu rồi.
             
            - Tôi biết, nhưng chuyện này lại xảy ra vào nửa đêm cơ, anh Alex ạ, chứ không phải xảy ra sau một trận ẩu đả. Vì thế, tôi đã cho con bé nhập viện, yêu cầu kiểm tra dị ứng. Các chức năng phổi hoạt động hoàn toàn bình thường - không có biểu hiện bị hen suyễn. Tôi cũng nghĩ tới những tình huống hiếm hơn: vấn đề về màng phổi, chuyện gì đó tự nhiên phát ra ở não, hoặc là rối loạn enzyme, vân vân. Họ lại có một tuần vui vẻ, được chuyên viên tới tận nhà kiểm tra, rồi tiêm chọc, kiểm tra. Con bé ấy thường phát hãi khi thấy cửa phòng nó bị mở. Không ai chẩn đoán được đó là loại bệnh gì, toàn bộ thời gian nó nằm ở viện thì không thấy có biểu hiện khó thở nào cả. Điều này càng củng cố thêm giả thiết về tâm lý của tôi. Tôi cho họ xuất viện và lần tiếp theo gặp họ tại văn phòng tôi không làm gì cả, chỉ cố chơi đùa với con bé. Nhưng con bé thì không chơi với tôi. Vì thế, tôi đặt ra vấn đề tâm lý với mẹ nó nhưng chị ta không chịu.
             
            - Chị ta đã có phản ứng ra sao? - Tôi hỏi.
             
            - Không hề cáu giận - đó không phải là kiểu phản ứng của một phụ nữ như chị ta. Chị ta chỉ nói rằng không hiểu ý của tôi, rằng con bé còn quá nhỏ nên không thể có sức ép tâm lý nào. Tôi nói chứng sợ hãi có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào, nhưng vẫn không thuyết phục được chị ta. Vì vậy tôi bó tay, trả mẹ con họ về để chị ta có thời gian suy nghĩ với hy vọng rằng khi con bé được một năm tuổi nữa, nguy cơ đột tử sơ sinh giảm, nỗi ám ảnh của bà mẹ cũng giảm đi và con bé sẽ ổn. Chỉ bốn ngày sau đó, họ lại lao đến phòng cấp cứu, lại khó thở, thở gấp gáp, bà mẹ thì nước mắt ngắn nước mắt dài, van xin cho con bé được nhập viện> Tôi cho con bé nhập viện nhưng không tiến hành kiểm tra gì cả. Không hề tiêm chọc hay đụng chạm gì tới da thịt con bé dù là nhỏ nhất, chỉ quan sát. Và con bé có vẻ hoàn toàn bình thường - ngay cả khụt khịt mũi cũng không có. Tới lúc đó, tôi đi theo bà mẹ và mạnh mẽ thuyết phục chị ta dưới góc độ tâm lý. Vẫn không ăn thua gì.
             
            - Thế chị ta có bao giờ đả động tới thằng con trai đầu đã chết không?
             
            Stephanie lắc đầu.
             
            - Không, tôi nghĩ là nên nói điều này ra nhưng vào thời điểm đó thì không thích hợp, anh Alex ạ. Dại gì mà gây thêm áp lực tâm lý cho người mẹ đó. Tôi nghĩ tôi đã rất thông cảm với chị ta - tôi chính là bác sĩ trực hôm mà vợ chồng chị ta đưa đứa con trai đầu tới trong tình trạng đã chết. Tôi lo việc khám nghiệm tử thi... đưa thằng bé tới nhà xác, anh Alex ạ.
             
            Cô nhắm mắt rồi lại mở ra và nhìn xa xăm.
             
            - Trời ơi, tội quá! - Tôi thốt lên.
             
            - Tội lắm! Và đó cũng là chuyện cơ duyên. Họ chính là bệnh nhân riêng của bà Rita nhưng lúc đó bà ấy không có mặt nên tôi được triệu tới. Tôi không hề biết tí gì về họ nhưng lại phải tiến hành nói chuyện về cái chết của đứa con họ. Tôi đã cố đưa ra những lời tư vấn căn bản, giới thiệu họ tới một vài nhóm có cùng đau khổ nhưng họ đều không hứng thú. Một năm rưỡi sau họ quay trở lại và muốn tôi chăm sóc cho đứa con mới chào đời đã khiến tôi thực sự kinh ngạc.
             
            - Tại sao chứ?
             
            - Tôi đoán rằng trong mắt họ tôi là vị bác sĩ liên quan trực tiếp tới bi kịch của gia đình họ, một người đưa tới tin dữ chẳng hạn. Khi biết họ không nghĩ thế, tôi mới té ngửa ra rằng hoá ra tôi đã xử lý ca trước đó rất tốt.
             
            - Tôi cũng cho là cô đã làm tốt việc đó.
             
            Stephanie nhún vai.
            Tôi nói:
             
            - Thế Rita có phản ứng gì với việc cô đã làm không?
             
            - Bà ấy còn biết phải lựa chọn thế nào nữa chứ? Bà ấy đã không có mặt khi tôi cần tới. Mà ngay vào thời điểm đó, Rita cũng đang gặp vấn đề. Ông chồng bà ấy - mà anh biết bà ấy kết hôn với ai rồi phải vậy không?
             
            - Otto Kohler chứ gì.
             
            - Một người chỉ huy dàn nhạc nổi tiếng - bà ấy thường nói về ông ta thế này: "Chồng tôi ấy à, ông ấy là chỉ huy dàn nhạc có tiếng đấy."
             
            - Ông ta vừa mới mất, phải vậy không?
             
            - Mấy tháng trước. Ông ấy đã ốm liệt giường trong thời gian dài, bị một loạt các cú đột quỵ. Kể từ đó, Rita thường vắng mặc trên mức thường xuyên khiến chúng tôi gặp rất nhiều phiền hà. Bà ấy thường dự các cuộc hội họp và toàn trình những giấy tờ cũ kỹ. Thực ra bà Rita sắp nghỉ hưu rồi - Stephanie cười ngượng nghịu - Tôi đang xem xét xin vào vị trí của bà ấy đấy, anh Alex ạ. Anh có thấy tôi hợp với vị trí trưởng khoa không?
             
            - Có chứ.
             
            - Anh nói thật đấy chứ?
             
            - Hoàn toàn thật lòng, Stephanie ạ. Tại sao tôi lại không nói thật được chứ?
             
            - Tôi không biết nữa. Vị trí ấy vốn dĩ đòi hỏi sự độc đoán.
             
            - Về một mức độ nào đó mà nói thì là vậy - Tôi đáp - Nhưng tôi nghĩ nó có thể biến đổi tuỳ vào kiểu người lãnh đạo.
             
            - Mà tôi cũng không biết mình có trở thành một trưởng khoa tốt không - Stephanie nói - Tôi không thích bắt người khác phải làm điều này điều nọ... Dù sao, chúng ta cũng không bàn chuyện này nữa nhé. Tôi đang đi lạc đề mất rồi. Vậy là đã có thêm hai lần con bé ấy bị ngất xỉu trước khi tôi đề cập đến vấn đề tâm lý.
             
            - Hai à - Tôi vừa nói vừa nhìn vào cuốn sổ ghi chép - Vậy là ta đã có tổng số năm lần bị.
             
            - Chính xác.
             
            - Hiên nay con bé ấy bao nhiêu tuổi rồi?
             
            - Chưa đầy một năm tuổi và là người nằm viện kỳ cựu đấy. Thêm hai lần nhập viện nữa và lại âm tính đối với mọi xét nghiệm. Tới lúc đó, tôi đề nghị bà mẹ cho tiến hành khám tâm lý. Nghe tôi nói thế, chị ta liền phản ứng... Đây, để tôi cho anh xem những từ chị ta nói.
             
            Stephanie mở cuốn bệnh án ra và nhẹ nhàng đọc: "Tôi biết điều đó là có lý, thưa bác sĩ Eves, nhưng tôi biết chắc rằng con bé đang bị ốm. Giá mà bác sĩ tận mắt chứng kiến cảnh nó nằm đó, toàn thân tím tái". Chấm hết.
             
            - Chị ta nói thế thật à? Tức là dùng từ tím tái ấy?
             
            - Đúng. Chị ta có biết qua một chút về y học, đã từng học để trở thành chuyên viên hô hấp.
             
            - Thế mà cả hai đứa con của chị ta đều bị chứng ngừng thở. Thật hấp dẫn quá.
             
            - Đúng vậy - Stephanie nở nụ cười khô khan - Lúc vào việc, tôi đâu có nhận ra sự hấp dẫn của vấn đề. Tôi như đang đứng giữa mê lộ, cố gắng đưa ra một chẩn đoán. Tôi luôn nghĩ không biết cơn bệnh tới sẽ xảy ra khi nào và liệu có làm được gì để giải quyết không. Thật đáng ngạc nhiên, chuyện tồi tệ đã không xảy ra trong một thời gian khá lâu.
             
            Stephanie lại nhìn vào sổ bệnh án.
             
            - Một tháng trôi qua, rồi hai, ba tháng mà vẫn không thấy họ tới. Tôi rất vui vì đứa bé không hề hấn gì nhưng giờ lại lo nhỡ đâu họ vừa tìm cho mình một bác sĩ mới. Vì thế tôi đã gọi điện tới gia đình, nói chuyện với người mẹ. Mọi thứ đều tốt đẹp. Rồi tôi nhận rất rằng, trong lúc hối hả lo lắng về bệnh tình của đứa bé thì chính nó lại bị bỏ lỡ mất đợt kiểm tra một năm. Tôi đặt kế hoạch kiểm tra lại cho nó, mọi thứ đều ổn ngoại trừ việc nó nói hơi chậm.
             
            - Chậm thế nào?
             
            - Không phải là căn bệnh chậm phát triển hay gì đó tương tự. Con bé hầu như không nói được gì - thật ra, tôi chưa nghe thấy nó nói được âm nào cả. Mẹ nó bảo ở nhà nó cũng không mấy khi nói. Tôi đã thử dùng phép thử Bailey (1) nhưng vô ích vì con bé không chịu hợp tác. Tôi ước chừng co bé bị chậm nói mất khoảng hai tháng, nhưng anh biết đấy, ở độ tuổi đó, điều này chưa có gì đảm bảo cả, và với những căng thẳng mà con bé ấy phải trải qua thì chuyện chậm nói hai tháng chẳng có gì là lớn chuyện. Nhưng thật là may. Đưa ra vấn đề phát triển ngôn ngữ khiến cho bà mẹ phải lo lắng. Vì thế, tôi đã giới thiệu họ tới khoa Tai - Mũi - Họng và khoa Nghe - Nói. Qua kiểm tra, các khoa kết luận cấu trúc tai và thanh quản của con bé hoàn toàn bình thường và nhất trí với đánh giá của tôi rằng con bé hơi chậm nói do phản ứng của cơ thể với những căng thẳng trong điều trị. Tôi gợi ý người mẹ tiến hành kích thích cho con bé nói và hai tháng liền sau đó không thấy gia đình nói gì.
             
            - Thế là tới lúc đó đứa bé đã được mười bốn tháng tuổi - Tôi vừa nói vừa ghi.
             
            - Nhưng được hai tháng bốn ngày thì họ lại vội vã đưa con bé vào phòng cấp cứu. Nhưng lần này thì không phải là do vấn đề hô hấp. Con bé lên cơn sốt cao - 40,5 độ C. Người đỏ tấy và khô, hơi thở nhanh. Nói thực, anh Alex ạ, tôi rất mừng vì thấy con bé đó bị sốt - ít nhất tôi cũng đã có được thứ gì đó bên trong cơ thể để mà xét đoán. Nhưng rồi lượng bạch cầu lại trở về mức bình thường, không thấy có vi khuẩn hay vi rút gì đó thâm nhập cả. Thế la tôi đành phải thử độc tố. Hoàn toàn không có chút độc tố nào trong máu con bé. Tất nhiên, các cuộc xét nghiệm trong phòng thí nghiệm không phải luôn luôn hoàn hảo - tỷ lệ sai của xét nghiệm thậm chí từ 15 đến 20% ấy chứ. Còn chuyện sốt cao là có thật - chính tay tôi cặp nhiệt độ cho con bé. Chúng tôi tắm và cho nó uống Tylenoled để hạ nhiệt xuống còn 39 độ C. Sau đó cho nó nhập viện với chẩn đoán là sốt lạ, truyền dịch và khiến nó đau đớn qua cuộc thử dịch tuỷ sống để chắc chắn là nó không bị viêm màng não. Mặc dù tai nó vẫn thính và cổ vẫn mềm nhưng chúng tôi cho rằng nếu con bé có bị đau đầu đến khốn cùng đi nữa thì thì nó cũng sẽ không thể nói cho chúng tôi biết được. Thêm hai ngày thử máu, con bé trở nên điên loạn, phải giữ chặt chân tay nó. Vậy mà nó vẫn vài lần đẩy kim tiêm ra đấy.
             
             
             
            ________________
             
            (1) Phép thử tâm lý do bác sĩ Bailey sáng tạo ra.
            Stephanie thở hắt ra và đẩy đĩa bưởi ra xa hơn. Trên trán cô lấm tấm mồ hôi. Lấy chiếc khăn lau trán, cô nói:
             
            - Đây là lần đầu tiên tôi kể chuyện này từ đầu đấy.
             
            - Cô đã bao giờ tham gia hội chẩn ca bệnh nào chưa?
             
            - Chưa, mà bây giờ chúng tôi không mấy khi tiến hành hội chẩn nữa. Bà Rita căn bản không còn đảm đương được nữa rồi.
             
            - Thế người mẹ đã phản ứng thế nào đối với quá trình xét nghiệm ấy? - Tôi hỏi.
             
            - Chị ta có khóc, nhưng thường là bình tĩnh. Chị ta còn dỗ đứa bé, vuốt ve nó khi việc xét nghiệm kết thúc. Tôi không để cho chị ta tham gia vào việc giữ đứa bé khi nó phản ứng giãy - để giữ nguyên vẹn tình mẹ con của họ. Anh thấy không, bài giảng của anh tại đây đã được áp dụng. Tất nhiên, chúng tôi đều cảm thấy đã hành động có vẻ hơi phát xít.
             
            Cô lấy chiếc khăn ăn lau mồ hôi trên đôi lông mày.
             
            - Dù sao, những cuộc xét nghiệm máu đều đưa đến kết quả bình thường nhưng tôi chưa vội cho xuất ivện đợi tới khi con bé hết sốt liền trong bốn ngày.
             
            Cô thở dài, đưa tay luồn vào mái tóc và lật qua cuốn sổ bệnh án.
             
            - Lần sốt cao tiếp theo đây: con bé đã được mười lăm tháng tuổi, người mẹ nói rằng nó bị sốt tới 41 độ.
             
            - Thật nguy hiểm.
             
            - Anh nói đúng. Bác sĩ trực phòng cấp cứu ghi lại được nhiệt độ con bé là 39,5độ, đã tắm và cho nó uống một liều hạ sốt xuống còn 38,5độ. Bà mẹ còn thông báo một vài triệu chứng mới như nôn mửa và ỉa chảy. Ngoài ra còn có hiện tượng đi ngoài ra máu.
             
            - Bị chảy máu trong phải không?
             
            - Có vẻ là như thế. Tin đó làm cho mọi người đều lo lắng. Cái tã con bé mặc đúng là bằng chứng rằng nó ị ỉa chảy nhưng không hề có dấu hiệu của máu. Người mẹ nói rằng chị ta đã ném cái tã có máu đi rồi và sẽ cố tìm lại. Khi kiểm tra, phần trực tràng của con bé có hơi đỏ, hơi tấy phần rìa ngoài của cơ vòng. Nhưng ruột không bị sưng gì cả - bụng của nó mềm mại và đẹp, có thể khi người khác sờ vào thì nó trở nên mềm hơn. Nhưng rất khó khám chính xác vì con bé gào thét không ngừng mỗi khi bị khám.
             
            - Ruột già có sẹo không? - Tôi hỏi.
             
            - Không hề có gì như thế cả. Chỉ hơi bị tấy thôi, do ỉa chảy. Tắc ruột hay viêm ruột thừa bị loại bỏ. Tôi đã triệu bác sĩ phẫu thuật tới, anh Joe Leibowitz ấy. Anh biết sự cẩn thận của anh ấy rồi đấy. Anh Joe đã khám cho con bé và khẳng định không có lý do gì để mổ cả nhưng cần cho con bé nhập viện và theo dõi một thời gian. Chúng tôi tiêm ven cho con bé và lập hẳn môt ban hội chẩn, và lần này thì lượng bạch cầu có tăng lên một chút, nhưng vẫn chỉ nằm trong giới hạn cho phép, không có gì phù hợp khiến con bé phát sốt tới 39,5 độ C. Ngày hôm sau, con bé đã giảm xuống còn 38,5 độ C. Ngày hôm sau nữa, nó còn 37 độ C và bụng dường như không phải viêm ruột thừa. Tôi triệu người của khoa Dạ dày - Ruột tới và nhận được kết quả khám của Tony Franks. Ông ta khám xem con bé có những biểu hiện ban đầu của hội chứng viêm ruột, gọi là viêm ruột kết hay vấn đề gì đó ở gan không. Kết quả âm tính. Lại một ban hội chẩn về độc tố nữa được thành lập, xem xét lịch sử ăn uống của nó một cách cẩn thận. Tôi triệu tập tiếp người của khoa Dị ứng và Miễn dịch tới để xem con bé có phải quá nhạy cảm dị thường đối với thứ gì đó không.
             
            - Thế con bé có dùng sữa ngoài không?
             
            - Không hề, nó được nuôi bằng sữa mẹ, mặc dù lúc đó, nó có thể ăn được những đồ cứng rồi. Sau một tuần, con bé có vẻ hoàn toàn bình thường. Ơn Chúa, chúng tôi đã không tiến hành mổ nó.
             
            - Mười lăm tháng tuổi, vậy là đã qua giai đoạn có nguy cơ đột tử cao. Vậy là hệ thống hô hấp bình thường trong khi ruột lại có vấn đề?
             
            Stephanie nhìn tôi vẻ tìm kiếm gì đó.
             
            - Anh muốn chẩn đoán liều phải không?
             
            - Vậy có đúng không nào?
             
            - Đúng là có thêm hai vụ khủng hoảng về dạ dày và ruột khác. Đó là lúc con bé mười sáu tháng tuổi - bốn ngày sau cuộc hẹn với bác sĩ Tony ở khoa Ruột - Dạ dày và một tháng rưỡi sau lần hẹn cuối cùng với ông ta.
             
            - Vẫn là những triệu chứng ấy à?
             
            - Đúng vậy. Nhưng cả hai lần này, người mẹ đều đưa đến cái tã có máu và chúng tôi làm xét nghiệm xem có mầm bệnh gì không, tức là xem có bị thương hàn, tả, bệnh nhiệt đới - thứ bệnh chưa từng xảy ra trên châu lục này. Chúng tôi cũng tìm xem có dấu hiệu độc tố môi trường nào không, đại loại như chì, kim loại nặng,... nhưng chẳng phát hiện ra điều gì bất thường ngoài việc con bé ấy hoàn toàn khoẻ mạnh.
             
            - Thế công việc của cha mẹ con bé có thể nào đã khiến nó tiếp xúc với chất độc hại kỳ lạ nào đó không?
             
            - Rất khó. Chị ta chỉ ở nhà trông con còn anh chồng là giáo sư đại học.
             
            - Chuyên ngành sinh học phải không?
             
            - Xã hội học đấy. Nhưng khoan hãy bàn về chuyện cơ cấu gia đình vội vì chúng ta còn điều này nữa. Một kiểu khủng hoảng khác. Khoảng sáu tuần trước, những trục trặc về ruột biến mất và thay vào đó là bất thường ở hệ thống nội tạng khác. Anh thử đoán xem là gì?
             
            Tôi nghĩ ngợi giây lát rồi nói:
             
            - Hệ thần kinh.
             
            - Chuẩn xác - Stephanie cúi người và nắm lấy cánh tay tôi - Thế là tôi thấy việc gọi anh tới đây đúng đắn rồi.
            - Bị lên cơn co giật ư?
             
            - Vào đúng nửa đêm mới chết chứ. Bố mẹ con bé gọi đó là chứng động kinh ác tính, sùi cả bọt mép ra ngoài. Điện não đồ cho thấy không hề có biến động sóng não bất thường còn con bé vẫn có đầy đủ các phản xạ. Tuy nhiên, chúng tôi đã cho chụp cắt lớp, lấy dịch tuỷ và sử dụng toàn bộ các xét nghiệm X-quang não để xem con bé có khả năng bị khối u não nào không. Điều này làm tôi phát sợ, anh Alex ạ, bởi vì lúc ấy tôi suy nghĩ rằng một khối u có thể đã gây ra tất cả mọi thứ rắc rối từ trước đến nay. Một khối u mọc ở các vùng khác nhau của não sẽ gây ra những biểu hiện khác nhau khi nó phát triển.
             
            Stephanie lắc đầu.
             
            - Liệu đó có phải là một tình huống vui được không? Tôi đang nói tới những biểu hiện căng thẳng thần kinh ấy, biết đâu có khối u ác tính hay cái gì đó đang lớn dần trong đầu con bé thì sao? Ơn Chúa, tất cả các kết quả chụp chiếu đều tốt cả.
             
            - Con bé có biểu hiện sau co giật khi cô tới gặp nó ở phòng cấp cứu không?
             
            - Đúng là con bé có vẻ uể oải và bơ phờ. Nhưng điều đó cũng phù hợp với việc một đứa trẻ bị kéo tới bệnh viện vào lúc nửa đêm và bị đưa qua một cái máy vắt. Bản thân tôi cũng vẫn sợ rằng có điều gì đó mà mình chưa phát hiện ra. Tôi lại yêu cầu khoa Thần kinh theo dõi. Họ theo dõi liền một tháng mà không phát hiện ra bệnh gì. Hai tuần sau, tức là hai ngày trước thôi, con bé lại bị co giật, và tôi cần đến sự giúp đỡ của anh, anh Alex ạ. Ngay lúc này họ đang ở tầng 5 - khu Tây. Và đó là toàn bố ự việc được kể theo dòng thời gian. Anh đã sẵn sàng cho tôi một lời vàng ngọc chưa?
             
            Tôi liếc nhìn qua cuốn sổ ghi chép.
             
            Rõ ràng đã liên tục xảy ra những trục trặc khó lý giải. Rất nhiều lần được đưa tới bệnh viện.
             
            Rắc rối chuyển từ hệ thống nội tạng này sang hệ thống khác.
             
            Sự khác biệt giữa xét nghiệm trong phòng thí nghiệm và biểu hiện.
             
            Đứa bé thường sợ hãi khi được điều trị.
             
            Người mẹ từng được đào tạo về sơ cứu.
             
            Người mẹ xinh xắn.
             
            Người mẹ xinh xắn cũng có thể là một con ác quỷ.
             
            Hiếm có những chẩn đoán nhưng thực tế đều phù hợp. Cho tới hai mươi năm trước, chưa ai từng được nghe tới căn bệnh này.
             
            - Hội chứng cường điệu gần đây - Tôi nói đồng thời đặt cuốn sổ ghi chép xuống - Nghe có vẻ đây là một vụ kinh điển đấy.
             
            Đôi mắt Stephanie nheo lại.
             
            - Đúng là như thế đấy. Khi anh là người nghe thì anh xâu chuỗi được tất cả lại như thế. Nhưng khi anh rơi vào giữa chuyện này... thậm chí tới lúc này tôi cũng không dám khẳng định điều gì.
             
            - Cô vẫn nghĩ là có cái gì đó liên quan tới nội tạng con bé?
             
            - Tôi buộc phải nghĩ vậy cho tới khi nào có thể chứng minh rằng mình sai. Còn một trường hợp nữa - năm ngoái, tại County, có liền 25 ca phải nhập viện vì những bệnh truyền nhiễm kỳ bí liên tục xảy ra trong vòng sáu tháng. Cũng là một đứa bé gái, người mẹ rất lo lắng nhưng luôn giữ được bình tĩnh khiến các bác sĩ yên tâm làm việc của mình. Tình trạng đứa bé đó xấu và các bác sĩ sắp phải trình trường hợp này lên các cấp cao hơn khi phát hiện ra căn bệnh đó là bệnh suy giảm miễn dịch hiếm thấp - có 3 ca đx được ghi chép lại, bên bảo hiểm y tế quốc gia đề nghị làm các xét nghiệm đặc biệt. Khi nghe được chuyện này, tôi cũng yêu cầu làm các xét nghiệm cho con bé Cassie để xem có nhiễm căn bệnh suy giảm miễn dịch quái quỷ đó không. Kết quả âm tính. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là tôi đã nắm được hết tất cả các loại bệnh. Những bệnh mới liên tục xuất hiện - còn tôi thì không đủ thì giờ để theo dõi các tạp chí chuyên ngành.
             
            Stephanie lấy thìa khuấy cốc cà phê.
             
            - Hoặc có thể tôi đang mâu thuẫn với chính mình - cố trấn an bản thân rằng đây không phải là hội chứng Munchausen (1). Đó là lý do tại sao tôi mời anh tới đay - tôi cần một hướng đi, anh Alex ạ. Xin anh hãy cho tôi một lời khuyên nên làm như thế nào với ca bệnh này.
             
             
             
            _________
             
            (1) Một rối loạn tâm lý khiến người ta giả ốm nặng để được điều trị hay cho vào bệnh viện.
            Tôi nghĩ ngợi trong giây lát.
             
            Có thể đó là hội chứng Munchausen thật, một kiểu giả bệnh trọng do rối loạn tâm lý gây ra.
             
            Đó là một kiểu nói dối bệnh hoạn rất kỳ cục, được đặt tên theo nhân vật nói dối tài ba Baron Munchausen trong cuốn sách của nhà văn Đức Rudolf Raspe.
             
            Hội chứng Munchausen là chứng nghi bệnh đi quá đà. Các bệnh nhân tạo ra bệnh bằng cách tự làm bản thân thương tích và tự đầu độc, hoặc chỉ đơn giản là nói dối. Họ muốn chơi trò với các bác sĩ và y tá - với cả hệ thống chăm sóc y tế.
             
            Những bệnh nhân trưởng thành mắc hội chứng Munchausen thường được đưa vào các bệnh viện liên tục, được cho dùng thuốc một cách không cần thiết, thậm chí bị phẫu thuật trên bàn mổ.
             
            Thật đáng thương, một kiểu hành xác - một câu đố về tâm lý hiện vẫn còn thách thức sự hiểu biết của giới chuyên môn.
             
            Nhưng điều chúng tôi đang xem xét hiện nay hoàn toàn nằm ngoài sự thương hại. Nó là một biến thể đáng sợ khác mà các bác sĩ gọi là hội chứng Munchausen thế thân.
             
            Những bậc cha mẹ - toàn là các bà mẹ thì đúng hơn - giả bệnh ở chính những đứa con họ, sử dụng thân thể của những đứa con - nhất định là con gái - để làm vật thí nghiệm sự đau đớn và bệnh tật bịa đặt đến ghê tởm của họ.
             
            Tôi nói:
             
            - Ngay từ ban đầu đã có nhiều trùng hợp phải không, Stephanie? Ngưng thở và ngất xỉu có thể là do bị làm ngạt - những dấu hiệu chuyển động trên máy theo dõi có thể là biểu hiện con bé có kháng cự.
             
            Stephanie nhăn mặt:
             
            - Trời ạ, đúng như anh nói. Tôi đọc báo thấy nói tới một ca ở Anh người ta đã căn cứ vào những dấu hiệu chuyển động để kết luận đứa trẻ bị làm ngạt.
             
            - Người mẹ lại là chuyên viên hô hấp thì hệ thống này sẽ là thứ đầu tiên chị ta chọn để gây rối. Vậy còn vấn đề về ruột thì sao? Phải chăng đó là một hình thức đầu độc?
             
            - Rất có khả năng như thế, nhưng ban hội chẩn độc tố không thể tìm thấy chất gì khi xét nghiệm cả.
             
            - Biết đâu chị ta đã dùng thứ thuốc gì đó có tác dụng ngắn.
             
            - Mà cũng có thể là một chất kích thích dạng trơ tác động cơ học vào thành ruột nhưng rồi bị đào thải luôn, không nhiễm vào máu.
             
            - Vậy còn chuyện co giật?
             
            - Theo tôi, cũng tương tự. Tôi không biết gì hết, anh Alex ạ. Tôi thực sự không biết nghĩ thế nào nữa.
             
            Stephanie lại nắm cánh tay tôi.
             
            - Tôi không có bằng chứng nào cả và điều gì xảy ra nếu tôi sai? Tôi cần anh thật khách quan trong chuyện này. Hãy để mẹ của Cassie được hưởng sự nghi ngờ - có thể tôi đã đánh giá sai lầm về chị ta. Anh hãy cố tìm xem điều gì đang xảy ra trong đầu của chị ấy.
             
            - Tôi không thể hứa trước điều kỳ diệu nào đâu, Stephanie ạ.
             
            - Tôi hiểu. Nhưng dù anh là được gì thì cũng sẽ rất có ích. Ca bệnh này thực sự làm cho mọi chuyện rối tung lên rồi anh ạ.
             
            - Cô đã nói với chị ta là tôi sẽ tới khám chưa?
             
            Cô gật đầu.
             
            - Chị ta có thích được bác sĩ tâm lý khám không?
             
            - Tôi không dám nói là thích nhưng mà chị ta đã đồng ý. Tôi nghĩ đã thuyết phục được chị ta bằng cách lảng tránh không nói rằng nguyên nhân các vấn đề của Cassie là do con bé chịu nhiều căng thẳng. Thật ra, tôi nghĩ chuyện con bé bị co giật đúng là có vấn đề liên quan tới phủ tạng của nó rồi chứ không sai. Nhưng tôi cứ nhấn mạnh đến việc phải giúp đỡ con bé quen với những cơn đau đớn tại bệnh viện. Tôi nói với chị ta rằng chứng co giật có thể khiến Cassie phải vào bệnh viện nhiều hơn và chúng ta sẽ giúp nó làm quen với chuyện này. Tôi nói anh là chuyên gia về vấn đề đau đớn trong điều trị, có thể làm thôi miên để con bé dễ chịu hơn trong quá trình nằm viện. Nghe có lý không?
             
            Tôi gật đầu.
             
            - Trong lúc khám bệnh cho con bé, anh có thể phân tích chị ta xem sao, xem có phải chị ta bị tâm thần không - Stephanie nói.
             
            - Nếu đây là hội chứng Munchausen thế thân thì cần gì phải xem chị ta có tâm thần hay không.
             
            - Vậy thì sao chứ? Kẻ điên kiểu gì mà lại làm chuyện này với đứa con của chính mình?
             
            - Không ai biết chính xác là gì cả - Tôi nói - Tôi đã xem qua bệnh tâm thần kiểu này, nhưng điều suy đoán hữu lý nhất được đưa ra thường cho rằng đó là một loại rối loạn tính cách tổng hợp. Vấn đề là ở chỗ những trường hợp được lưu thành hồ sơ rất hiếm, thực sự chưa có một sơ hở dữ liệu tốt về vấn đề này.
             
            - Đúng là như thế, anh Alex ạ. Tôi đã tìm khắp các nguồn tài liệu của trường y và hầu như không biết thêm được gì.
             
            - Tôi muốn mượn cô những bài báo đó được chứ?
             
            - Tôi đọc ngay tại chỗ, không mượn về nhà - Stephanie nói - Nhưng tôi nghĩ là đã chép lại những đoạn cần tham khảo. Đúng là tôi có nhớ tới chuyện tính cách rối loạn - mà cái đó thì nghĩa lý gì chứ?
            - Nghĩa là vì chúng ta không biết nên cứ làm bừa. Một phần của vấn đề nằm ở chỗ các chuyên gia tâm lý và tâm thần thường căn cứ vào thông tin họ có được từ bệnh nhân để đưa ra kết luận, và trước một kẻ bị hội chứng Munchausen đồng nghĩa với việc chúng ta tin một kẻ quen thói nói dối. Tuy nhiên, những câu chuyện mà họ kể lại dường như khá hợp lý. Nào là từ nhỏ đã mắc bệnh hay đau đớn về thể xác, gia đình cường điệu về vấn đề bệnh tật và sức khoẻ, sự lạm dụng trẻ em, đôi khi đó còn là sự loạn luận. Những điều này đều khiến lòng tự trọng bị giảm mạnh, gây ra những hậu quả về quan hệ, và nhu cầu bệnh hoạn muốn được mọi người chú ý. Bệnh tật trở thành vũ đài để thoả mãn nhu cầu bệnh hoạn - đó là lý do tại sao nhiều người trong bọn họ lại tham gia vào ngành Y tế. Nhưng cũng có rất nhiều người cùng lịch sử như vậy thường sẽ đưa đến những người mắc chứng bệnh Munchausen tự hành hạ bản thân mình và cả những người mắc chứng bệnh Munchausen thế thân chuyên hành hạ những đứa con của họ. Thực ra, có một vài nhận xét rằng các bậc cha mẹ mắc bệnh Munchausen thế thân ban đầu thường là những người tự hành xác rồi sau đó mới chuyển sang sử dụng thân xác của con cái họ. Nhưng tại sao và khi nào quá trình chuyển biến ấy xảy ra thì không ai biết.
             
            - Kỳ quái quá - Cô vừa nói vừa lắc đầu - Nó giống như một vũ điệu. Tôi cảm thấy mình đang nhảy điệu van-xơ đó với chị ta và chị ta là người dẫn bước.
             
            - Đó là điệu van-xơ của quỷ - Tôi đáp.
             
            Stephanie rùng mình.
             
            - Tôi biết anh không định bàn sâu về vấn đề khoa học tự nhiên nhưng nếu anh có thể đào sâu thêm trong chuyện này thì hãy nói cho tôi biết liệu anh có cho rằng chị ta đang làm chuyện xấu xa không nhé.
             
            - Tất nhiên rồi. Nhưng tôi hơi tò mò muốn biết tại sao cô không triệu tập khoa Tâm lý của bệnh viện tới làm việc này.
             
            - Tôi chưa bao giờ ưa khoa Tâm lý của bệnh viện cả - Cô nói - Họ quá thiên về hành vi liên quan tới tình dục. Hardesty lúc nào cũng muốn đưa tất cả mọi người lên giường. Dù sao, đó cũng là một quan điểm còn gây nhiều tranh cãi. Mà không còn khoa Tâm lý nữa.
             
            - Ý cô là gì?
             
            - Tất cả bọn họ đều bị đuổi việc rồi.
             
            - Cả khoa à? Khi nào vậy?
             
            - Mấy tháng trước. Anh không đọc báo chuyên ngành à?
             
            - Không thường xuyên lắm.
             
            - Rõ rồi. Khoa Tâm lý bị giải tán. Hợp đồng của Hardesty với quận đã bị huỷ và vì ông ta không viết giấy tờ chuyển đổi nên không có sự hỗ trợ về tài chính, Ban giám đốc bệnh viện đã quyết định không chi trả các khoản chi phí.
             
            - Thế còn chức danh của Hardesty thì giải quyết thế nào?Những người khác nữa chứ - chẳng phải Greiler và Pantissa cũng có chức danh đó sao?
             
            - Có lẽ thế. Nhưng chức danh đó hoá ra lại là từ trường y, chứ không phải do bệnh viện phong. Vì vậy họ vẫn còn chức danh của mình. Lương lại là một chuyện khác hoàn toàn. Cuối cùng nhiều người trong chúng tôi mới hiểu thế nào gọi là sự an toàn trong công việc mà trước nay họ vẫn lầm tưởng. Không ai ủng hộ Hardesty cả. Mọi người đều nghĩ rằng ông ta và các tay chân là những người thừa.
             
            - Vậy là không còn khoa Tâm lý, không được uống cà phê miễn phí. Còn chuyện gì nữa không? - Tôi hỏi.
             
            - Ô, còn nhiều chứ. Chuyện không còn khoa Tâm lý nữa có tác động nhiều tới anh không? - Ý tôi là chuyện đặc lợi với tư cách là cộng tác viên của khoa ấy?
             
            - Không, chức danh của tôi nằm ở khoa Nhi. Thực ra là khoa Ung thư, mặc dù đã lâu lắm rồi tôi không tư vấn cho những bệnh nhân ung thư.
             
            - Tốt - Stephanie nói - Vậy là anh không gặp rắc rối gì trong vấn đề thủ tục rồi. Còn câu hỏi gì nữa trước khi chúng ta đi lên phòng không?
             
            - Chỉ là một vài quan sát thôi. Nếu đó là hội chứng Munchausen thế thân thì cần phải gấp gáp rồi đấy - bức tranh thường thấy là sự leo thang trong hành động của bệnh nhân. Đôi khi cái chết thường đến với những đứa trẻ, Stephanie ạ.
             
            - Tôi biết - Cô nói vẻ rầu rĩ, hai ngón tay trỏ day mạnh thái dương - Tôi biết có thể phải đối mặt với người mẹ. Đó chính là lý do tại sao tôi phải thận trọng.
             
            - Điều nữa là đứa con đầu lòng - một đứa bé trai. Tôi nghĩ cô đang nghi đây có thể là một vụ giết người.
             
            - Ôi trời, đúng như anh nói đấy. Nghi vấn này đang giày vò tôi ghê gớm. Khi sự nghi ngờ của tôi về bà mẹ bắt đầu đặc quánh lại, tôi đã lôi bệnh án của thằng bé ra và xem đi xem lại rất kỹ lưỡng. Nhưng chẳng có gì đáng phải ngờ vực cả. Những ghi chép của Rita nói chung là tốt - trước khi chết, thằng bé đó hoàn toàn khoẻ mạnh và khám nghiệm tử thi không đi đến kết luận cuối cùng, có nhiều trường hợp như thế. Giờ đây, tôi đang có một đứa bé còn sống, còn thở hẳn hoi mà không thể làm gì để giúp nó được.
             
            - Nghe co vẻ như cô đang làm tất cả những gì có thể.
             
            - Tôi đang cố gắng, nhưng thật thất vọng.
             
            Tôi trấn an:
             
            - Còn người cha thì sao? Chúng ta chưa từng nói về anh ta.
             
            - Tôi không thích anh ta cho lắm. Người mẹ mới là người chăm sóc chính của con bé và hầu hết thời gian tôi làm việc với chị ta. Kể từ khi tôi nghĩ tới khả năng bị hội chứng Munchausen thế thân thì chị ta dường như trở nên đặc biệt quan trọng cần phải tập trung chú ý, bởi vì đó chẳng phải bà mẹ luôn luôn là người bị mắc phải hội chứng đó hay sao?
             
            - Đúng thế - Tôi nói - nhưng cũng vẫn có trường hợp kẻ đồng loã thụ động lại la người cha. Cô có thấy biểu hiện nào chứng tỏ anh ta nghi ngờ điều gì đó không?
             
            - Nếu có thì anh ta cũng không nói cho tôi hay. Anh ta dường như không phải là người đặc biệt thụ động - khá dễ chịu. Mà chị ta cũng thế. Cả hai vợ chồng họ đều dễ chịu, anh Alex ạ. Đó là một trong những điều gây thêm rắc rối.
             
            - Bối cảnh tiêu biểu của hội chứng Munchausen đấy. Có thể những cô y tá đã yêu quý họ.
             
            Cô gật đầu.
             
            - Thế còn những điều khác là gì? - Tôi hỏi.
             
            - Những điều khác nào?
             
            - Những điều đã gây thêm rắc rối ấy.
             
            Cô nhắm mắt rồi lấy tay dụi, một lúc sau mới đáp lời:
             
            - Những điều khác ấy à, nghe có vẻ máu lạnh và đầy tính cách chính trị. Đó chính là con người bọn họ. Những con người có vai trò xã hội, có vai trò chính trị. Tên đứa bé là Cassie Brooks Jones - nghe có thấy quen không?
             
            - Không - Tôi đáp - Jones là cái gì đó mà tôi không thể nhớ nổi.
             
            - Jones, như là trong tên Charles L.Junior ấy. Nhà tài phiệt khét tiếng ấy? Giám đốc quản lý ngân sách đầu tiên của bệnh viện ấy?
             
            - Tôi không biết anh ta.
             
            - Cũng đúng thôi - anh đã không đọc bản tin của bệnh viện. Này nhé, khoảng tám tháng trước, anh ta là Chủ tịch Hội đồng quản trị. Rồi đã xảy ra một cú cải tổ lớn.
             
            - Cải tổ ngân sách à?
             
            - Còn gì khác nữa chứ. Tôi cho anh thấy phả hệ của họ đây: Con trai duy nhất  của Charles Junior là Charles Đệ tam - giống như trong cung đình ấy. Anh ta thường được gọi là Chip - cha của Cassie. Người mẹ là Cindy. Đứa con trai đã mất tên là Chad - Charles Đệ tứ.
             
            - Tất cả đều bắt đầu bằng chữ C - Tôi nói - Vẻ như họ khoái sự trật tự.
             
            - Kệ họ. Vấn đề chính là ở chỗ Cassie là đứa cháu duy nhất của Charles con. Có thấy kỳ lạ không, anh Alex? Thế là hiện nay tôi đang có một bệnh nhân Munchausen thế thân tiềm tàng, và bệnh nhân ấy là đứa cháu duy nhất của người đã thủ tiêu chế độ uống cà phê miễn phí trong bệnh viện.
            #6
              Ginger 13.05.2008 14:40:22 (permalink)
              Cánh cửa phía sau bệnh viện đưa chúng tôi tới một cầu thang. Tôi và Stephanie bước xuống tầng trệt. Cô di chuyển khá nhanh, gần như là chạy xuống các bậc cầu thang.
              Quán ăn tự phục vụ gần như đã vắng tanh - một bác sĩ thực tập đang ngồi đọc cuốn tạp chí thể thao bên chiếc bàn mặt da cam, hai bàn khác cũng đã bị một đôi chiếm mất.  Hai người này có vẻ như đã ngủ nguyên trong bộ quần áo của họ.  Họ là những bậc cha mẹ phải qua đêm ở đây. Đây là điều chúng tôi đã đấu tranh để có được.
              Trên mặt những chiếc bàn khác bày đầy những bát đĩa bẩn. Một cô hộ lý đầu mang mạng tóc đi chậm chạp vòng quanh, đổ đầy những cái máy pha muối.
              Trên tường phía Đông có cánh cửa dẫn tới phòng ăn của các bác sĩ; những tấm pa nô bằng gỗ tếch được đánh bóng cẩn thận, chiếc biển tên bằng đồng được khắc đẹp đẽ. Nó mang tên một nhà nhân chủng học có hứng thú với biển cả. Stephanie vượt qua và dẫn tôi tới một phòng nhỏ ở đầu kia của sảnh chính.
              - Anh chắc là không muốn uống cà phê đấy chứ? - Cô hỏi.
              Nhớ lại đám bùn cà phê ở bệnh viện, tôi đáp:
              - Tôi đã nhập đủ hạn ngạch cà-phê-in vào  bụng rồi.
              - Tôi hiểu ý anh.
              Bàn tay cô luồn nhanh vào mái tóc và chúng tôi cùng ngồi xuống ghế.
              - Thế này nhé - Stephanie nói - Chúng ta hiện đang có một bé gái hai mươi mốt tháng tuổi sinh đủ ngày dủ tháng, tình trạng sinh bình thường, điểm APGAR (1) đạt tới 9/10. Nhân tố lịch sử có ý nghĩa duy nhất là trước khi đứa bé này được sinh ra thì người anh trai một tuổi của nó đã chết bởi hội chứng đột tử trẻ sơ sinh.
              - Có còn đứa trẻ nào khác không? - Tôi vừa hỏi vừa rút từ túi ra cuốn sổ nhỏ và chiếc bút chì.
              - Không, chỉ có Cassie thôi. Con bé ấy hoàn toàn bình thường cho tới khi nó được ba tháng tuổi. Theo lời của mẹ đứa bé cứ đến đêm khi chị ta vào kiểm tra xem con thêế nào thì lại phát hiện ra nó ngừng thở.
              - Chị ta vào kiểm tra chắc là sợ con bị hội chứng đột tử trẻ con phải không?
              - Chính xác. Khi không thể đánh thức được đứa bé, chị ta liền tiến hành hô hấp nhân tạo thì mới đánh thức được nó rồi đưa vào phòng cấp cứu. Lúc tôi tới nơi thì con bé có vẻ bình thường. Qua kiểm tra không thấy có biểu hiện gì đáng nghi vấn. Tôi đã cho con bé lưu trú tại bệnh viện để theo dõi, đã tiến hành tất cả các xét nghiệm thông thường nhưng chẳng phát hiện được gì cả. Sau khi chọ họ ra viện, tôi trấn an gia đình bằng một bộ máy theo dõi giấc ngủ và chuông báo động. Vài tháng sau đó, chuông báo động đã nhiều lần đổ nhưng toàn là báo động sai vì đứa bé vẫn thở bình thường. Biểu đồ theo dõi cho thấy có một vài đợt ngưng thở ngắn nhưng cũng có rất nhiều kết quả chỉ sự chuyển động - chẳng hạn như đứa bé ấy đã nô đùa. Tôi nghĩ có thể con bé ấy bị mất ngủ - còn những cái chuông báo động không hoàn toàn hết ngu ngốc - và đã toạ ra câu chuyện đầu tiên về điều kỳ quái. Nhưng tôi vẫn cứ yêu cầu một chuyên gia tim phổi khám kỹ cho con bé bởi vì người anh trai xấu số của nó đã bị hội chứng đột tử trẻ em rồi. Kết quả là không có bệnh. Vì thế, chúng tôi quyết định để mắt tới con bé trong những khoảng thời gian có nguy cơ đột tử cao.
               
              - Một năm trời làm việc đó ư?
              Stephanie gật đầu.
              - Tôi đã giữ được an toàn cho cuộc sống của con bé - tới tận mười lăm tháng. Ban đầu tôi khám theo phương pháp bệnh nhân ngoại trú hàng tuần, sau đó giảm dần đến chín tháng sau thì tôi đã sẵn sàng để họ ra viện chờ tới lượt khám cách đó đúng một năm. Hai ngày sau lần khám ở tháng thứ chín, họ lại phải đưa con bé vào phòng cấp cứu, giữa đêm hôm khuya khoắt, do có vấn đề về hô hấp - con bé đã tỉnh giấc và thở gấp, thỉnh thoảng lại lên cơn hen tưởng ngưng thở. Vài lần phải hô hấp nhân tạo nữa khiến cho bôốmẹ con bé quyết định đưa nó trở lại bệnh viện.
              - Chẳng phải hô hpá nhân tạo là biện pháp cực đoan đối với bệnh bạch cầu hay sao? Con bé đã ngất đi phải không?
              - Không, con bé không bao giờ ngất đi cả, chỉ là khó thở thôi. Có thể mẹ nó đã phản ứng quá đáng, nhưng với việc từng bị mất đi đứa con đầu lòng rồi thì ai có thể đổ lỗi cho chị ta chứ? Khi tôi tới phòng cấp cứu thì đã thấy con bé hoàn toàn bình thường, không sốt, không có biểu hiện bệnhh lý. Cũng chẳng hề có sự ngạc nhiên nào. Không khí thoáng mát của buổi tối có thể làm bệnh khó thở biến mất. Tôi đã tiến hành chụp X-quang vùng ngực và kiểm tra máu. Tất cả đều cho kết quả bình thường. Tôi kê đơn thuốc thông đường hô hấp, dung dịch để rửa mũi và yêu cầu nghỉ ngơi. Bây giờ nó đã sẵn sàng để xuất viện nhưng bà mẹ thì cứ nài nỉ tôi cho con chị ta ở lại. Chị ta nghĩ rằng có điều gì đó rất nghiêm trọng đang xảy ra với đứa trẻ. Bản thân tôi lại thấy hoàn toàn không có gì cả, nhưng gần đây chúng tôi đã phát hiện ra một vài dấu hiệu đáng lo ngại về đường hô hấp, vì thế tôi đã cho con bé được nhập viện, ra lệnh ngày nào cũng kiểm tra máu cho nó. Lượng tế bào máu của nó bình thường và sau hai ngày bị tiêm chọc, con bé đâm ra phát hoảng khi nhìn thấy áo khoác trắng của bác sĩ. Tôi đã cho nó xuất viện, lại trở về phương án kiểm tra bệnh nhân ngoại trú hàng tuần. Trong thời gian này, con bé không phải tiếp xúc với tôi. Nhưng ngay khi tôi bước vào phòng hám, con bé đã gào tướng lên.
              - Là bác sĩ cũng có cái thú vui ấy đấy - Tôi nói.
              Stephanie nở nụ cười buồn và đưa mắt nhìn về những người phục vụ.
              - Họ đang đóng cửa đấy. Anh có muốn ăn chút gì không?
              - Không, cảm ơn cô.
              - Nếu anh không phản đối thì tôi cũng chưa ăn sáng đâu.
              - Tất nhiên là tôi không phản đối. Cô cứ tự nhiên đi.
              Cô bước nhanh tới chiếc mặt bàn kim loại và trở lại với nửa đĩa bưởi và một cốc cà phê. Cô uống từng ngụm cà phê nhỏ và nhăn trán.
              - Có lẽ tôi nên uống một chút cà phê sữa - Tôi đáp.
              Stephanie dùng chiếc khăn ăn lau miệng.
              - Chẳng gì có thể cưỡng lại được món này đâu.
              - Vì chí ít nó cũng không tốn của tôi xu nào.
              - Ai bảo thế?
              - Gì cơ. Thế bây giờ không còn cà phê miễn phí cho các bác sĩ nữa à?
              - Những ngày đó đã qua rồi, anh Alex ạ.
              - Lại một truyền thống nữa bị mai một đi - Tôi nói - Phải chăng là do khó khăn về tài chính?
              - Còn gì nữa chứ? Bây giờ uống một cốc cà phê và trà phải trả 49 xu. Vậy anh tính xem phải mất bao nhiêu cốc cà phê và trà nữa thì mới cân bằng được ngân sách đây?
              Cô ăn bưởi một cách chậm rãi. Tôi nghịch vẩn vơ cây bút và nói:
              - Tôi nhớ lại cái ngày chúng tôi vất vả đấu tranh để bác sĩ thực tập và bệnh nhân nội trú được hưởng những đồ miễn phí.
              Cô lắc đầu.
              - Tôi lấy làm ngạc nhiên về những gì được xem trọng vào lúc đó.
              - Thế vấn đề tài chính hiện nay của bệnh viện đang nghiêm trọng hơn bình thường phải không?
              - Tôi e là anh nói đúng - Cô chau mày, đặt cái thìa xuống bàn và đẩy đĩa bưởi ra xa - Thôi kệ, chúng ta trở lại ca bệnh thôi. Tôi nói đến đâu rồi nhỉ?
              - Tới đoạn con bé ấy hét toáng lên khi nhìn thấy cô.
              - Đúng rồi. Sau đó mọi thứ lại có vẻ ổn, và tôi lại giảm dần và kết thúc việc điều trị. Tôi hẹn gặp họ đúng hai tháng sau đó. Nhưng đến ngày thứ ba, họ lại tới phòng cấp cứu vào lúc 2 giờ sáng. Lại chuyện khó thở. Chỉ có lần này, người mẹ trẻ mới nói rằng con bé đã ngất xỉu - thực sự con bé đó đã trở nên xanh xám cả người. Lại hô hấp nhân tạo.
              - Ba ngày sau khi cô kết thúc điều trị à? - Tôi vừa nói vừa chép điều này vào cuốn sổ - Lần trước là hai ngày.
              - Đã thấy thú vị chưa? Tôi cho tiến hành các xét nghiệm khẩn cấp ngay. Huyết áp của con bé hơi tăng một chút và con bé vẫn đang thở khá nhanh. Nhưng như thế thì càng được nhiều ôxi vào phổi chứ, chẳng hề có biểu hiện khò khè nào. Tuy thế, tôi cũng nghi hoặc là con bé bị mắc một cơn hen suyễn ác tính hoặc mắc phải chứng rối loạn tâm lý nào đó.
              - Có thể nào nó đã phát hoảng khi nghĩ tới việc bị đưa trở lại bệnh viện chăng?
              - Có thể là thế, hoặc có thể chính tâm lý bấn loạn của người mẹ đã khiến con bé như thế.
              - Thế bà mẹ có rất nhiều biểu hiện bấn loạn tâm lý hay sao?
              - Không hẳn vậy, nhưng anh biết chuyện thường xảy ra giữa mẹ và con rồi đấy. Mặt khác, tôi cũng còn chưa sẵn sàng loại trừ chuyện gì đó có liên quan tới thể chất. Một đứa bé bị ngất xỉu là điều cần phải xem xét cẩn thận.
              - Chắc chắn là vậy rồi - Tôi đáp - nhưng cũng có khả năng đó chỉ là cơn cáu gắt quá đà của đứa bé thôi. Một số đứa trẻ ngay từ bé đã biết cách nín thở và ngất xỉu rồi.
              - Tôi biết, nhưng chuyện này lại xảy ra vào nửa đêm cơ, anh Alex ạ, chứ không phải xảy ra sau một trận ẩu đả. Vì thế, tôi đã cho con bé nhập viện, yêu cầu kiểm tra dị ứng. Các chức năng phổi hoạt động hoàn toàn bình thường - không có biểu hiện bị hen suyễn. Tôi cũng nghĩ tới những tình huống hiếm hơn: vấn đề về màng phổi, chuyện gì đó tự nhiên phát ra ở não, hoặc là rối loạn enzyme, vân vân. Họ lại có một tuần vui vẻ, được chuyên viên tới tận nhà kiểm tra, rồi tiêm chọc, kiểm tra. Con bé ấy thường phát hãi khi thấy cửa phòng nó bị mở. Không ai chẩn đoán được đó là loại bệnh gì, toàn bộ thời gian nó nằm ở viện thì không thấy có biểu hiện khó thở nào cả. Điều này càng củng cố thêm giả thiết về tâm lý của tôi. Tôi cho họ xuất viện và lần tiếp theo gặp họ tại văn phòng tôi không làm gì cả, chỉ cố chơi đùa với con bé. Nhưng con bé thì không chơi với tôi. Vì thế, tôi đặt ra vấn đề tâm lý với mẹ nó nhưng chị ta không chịu.
              - Chị ta đã có phản ứng ra sao? - Tôi hỏi.
              - Không hề cáu giận - đó không phải là kiểu phản ứng của một phụ nữ như chị ta. Chị ta chỉ nói rằng không hiểu ý của tôi, rằng con bé còn quá nhỏ nên không thể có sức ép tâm lý nào. Tôi nói chứng sợ hãi có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào, nhưng vẫn không thuyết phục được chị ta. Vì vậy tôi bó tay, trả mẹ con họ về để chị ta có thời gian suy nghĩ với hy vọng rằng khi con bé được một năm tuổi nữa, nguy cơ đột tử sơ sinh giảm, nỗi ám ảnh của bà mẹ cũng giảm đi và con bé sẽ ổn. Chỉ bốn ngày sau đó, họ lại lao đến phòng cấp cứu, lại khó thở, thở gấp gáp, bà mẹ thì nước mắt ngắn nước mắt dài, van xin cho con bé được nhập viện> Tôi cho con bé nhập viện nhưng không tiến hành kiểm tra gì cả. Không hề tiêm chọc hay đụng chạm gì tới da thịt con bé dù là nhỏ nhất, chỉ quan sát. Và con bé có vẻ hoàn toàn bình thường - ngay cả khụt khịt mũi cũng không có. Tới lúc đó, tôi đi theo bà mẹ và mạnh mẽ thuyết phục chị ta dưới góc độ tâm lý. Vẫn không ăn thua gì.
              - Thế chị ta có bao giờ đả động tới thằng con trai đầu đã chết không?
              Stephanie lắc đầu.
              - Không, tôi nghĩ là nên nói điều này ra nhưng vào thời điểm đó thì không thích hợp, anh Alex ạ. Dại gì mà gây thêm áp lực tâm lý cho người mẹ đó. Tôi nghĩ tôi đã rất thông cảm với chị ta - tôi chính là bác sĩ trực hôm mà vợ chồng chị ta đưa đứa con trai đầu tới trong tình trạng đã chết. Tôi lo việc khám nghiệm tử thi... đưa thằng bé tới nhà xác, anh Alex ạ.
              Cô nhắm mắt rồi lại mở ra và nhìn xa xăm.
              - Trời ơi, tội quá! - Tôi thốt lên.
              - Tội lắm! Và đó cũng là chuyện cơ duyên. Họ chính là bệnh nhân riêng của bà Rita nhưng lúc đó bà ấy không có mặt nên tôi được triệu tới. Tôi không hề biết tí gì về họ nhưng lại phải tiến hành nói chuyện về cái chết của đứa con họ. Tôi đã cố đưa ra những lời tư vấn căn bản, giới thiệu họ tới một vài nhóm có cùng đau khổ nhưng họ đều không hứng thú. Một năm rưỡi sau họ quay trở lại và muốn tôi chăm sóc cho đứa con mới chào đời đã khiến tôi thực sự kinh ngạc.
              - Tại sao chứ?
              - Tôi đoán rằng trong mắt họ tôi là vị bác sĩ liên quan trực tiếp tới bi kịch của gia đình họ, một người đưa tới tin dữ chẳng hạn. Khi biết họ không nghĩ thế, tôi mới té ngửa ra rằng hoá ra tôi đã xử lý ca trước đó rất tốt.
              - Tôi cũng cho là cô đã làm tốt việc đó.
              Stephanie nhún vai.
              Tôi nói:
              - Thế Rita có phản ứng gì với việc cô đã làm không?
              - Bà ấy còn biết phải lựa chọn thế nào nữa chứ? Bà ấy đã không có mặt khi tôi cần tới. Mà ngay vào thời điểm đó, Rita cũng đang gặp vấn đề. Ông chồng bà ấy - mà anh biết bà ấy kết hôn với ai rồi phải vậy không?
              - Otto Kohler chứ gì.
              - Một người chỉ huy dàn nhạc nổi tiếng - bà ấy thường nói về ông ta thế này: "Chồng tôi ấy à, ông ấy là chỉ huy dàn nhạc có tiếng đấy."
              - Ông ta vừa mới mất, phải vậy không?
              - Mấy tháng trước. Ông ấy đã ốm liệt giường trong thời gian dài, bị một loạt các cú đột quỵ. Kể từ đó, Rita thường vắng mặc trên mức thường xuyên khiến chúng tôi gặp rất nhiều phiền hà. Bà ấy thường dự các cuộc hội họp và toàn trình những giấy tờ cũ kỹ. Thực ra bà Rita sắp nghỉ hưu rồi - Stephanie cười ngượng nghịu - Tôi đang xem xét xin vào vị trí của bà ấy đấy, anh Alex ạ. Anh có thấy tôi hợp với vị trí trưởng khoa không?
              - Có chứ.
              - Anh nói thật đấy chứ?
              - Hoàn toàn thật lòng, Stephanie ạ. Tại sao tôi lại không nói thật được chứ?
              - Tôi không biết nữa. Vị trí ấy vốn dĩ đòi hỏi sự độc đoán.
              - Về một mức độ nào đó mà nói thì là vậy - Tôi đáp - Nhưng tôi nghĩ nó có thể biến đổi tuỳ vào kiểu người lãnh đạo.
              - Mà tôi cũng không biết mình có trở thành một trưởng khoa tốt không - Stephanie nói - Tôi không thích bắt người khác phải làm điều này điều nọ... Dù sao, chúng ta cũng không bàn chuyện này nữa nhé. Tôi đang đi lạc đề mất rồi. Vậy là đã có thêm hai lần con bé ấy bị ngất xỉu trước khi tôi đề cập đến vấn đề tâm lý.
              - Hai à - Tôi vừa nói vừa nhìn vào cuốn sổ ghi chép - Vậy là ta đã có tổng số năm lần bị.
              - Chính xác.
              - Hiên nay con bé ấy bao nhiêu tuổi rồi?
              - Chưa đầy một năm tuổi và là người nằm viện kỳ cựu đấy. Thêm hai lần nhập viện nữa và lại âm tính đối với mọi xét nghiệm. Tới lúc đó, tôi đề nghị bà mẹ cho tiến hành khám tâm lý. Nghe tôi nói thế, chị ta liền phản ứng... Đây, để tôi cho anh xem những từ chị ta nói.
              Stephanie mở cuốn bệnh án ra và nhẹ nhàng đọc: "Tôi biết điều đó là có lý, thưa bác sĩ Eves, nhưng tôi biết chắc rằng con bé đang bị ốm. Giá mà bác sĩ tận mắt chứng kiến cảnh nó nằm đó, toàn thân tím tái". Chấm hết.
              - Chị ta nói thế thật à? Tức là dùng từ tím tái ấy?
              - Đúng. Chị ta có biết qua một chút về y học, đã từng học để trở thành chuyên viên hô hấp.
              - Thế mà cả hai đứa con của chị ta đều bị chứng ngừng thở. Thật hấp dẫn quá.
              - Đúng vậy - Stephanie nở nụ cười khô khan - Lúc vào việc, tôi đâu có nhận ra sự hấp dẫn của vấn đề. Tôi như đang đứng giữa mê lộ, cố gắng đưa ra một chẩn đoán. Tôi luôn nghĩ không biết cơn bệnh tới sẽ xảy ra khi nào và liệu có làm được gì để giải quyết không. Thật đáng ngạc nhiên, chuyện tồi tệ đã không xảy ra trong một thời gian khá lâu.
              Stephanie lại nhìn vào sổ bệnh án.
              - Một tháng trôi qua, rồi hai, ba tháng mà vẫn không thấy họ tới. Tôi rất vui vì đứa bé không hề hấn gì nhưng giờ lại lo nhỡ đâu họ vừa tìm cho mình một bác sĩ mới. Vì thế tôi đã gọi điện tới gia đình, nói chuyện với người mẹ. Mọi thứ đều tốt đẹp. Rồi tôi nhận rất rằng, trong lúc hối hả lo lắng về bệnh tình của đứa bé thì chính nó lại bị bỏ lỡ mất đợt kiểm tra một năm. Tôi đặt kế hoạch kiểm tra lại cho nó, mọi thứ đều ổn ngoại trừ việc nó nói hơi chậm.
              - Chậm thế nào?
              - Không phải là căn bệnh chậm phát triển hay gì đó tương tự. Con bé hầu như không nói được gì - thật ra, tôi chưa nghe thấy nó nói được âm nào cả. Mẹ nó bảo ở nhà nó cũng không mấy khi nói. Tôi đã thử dùng phép thử Bailey (1) nhưng vô ích vì con bé không chịu hợp tác. Tôi ước chừng co bé bị chậm nói mất khoảng hai tháng, nhưng anh biết đấy, ở độ tuổi đó, điều này chưa có gì đảm bảo cả, và với những căng thẳng mà con bé ấy phải trải qua thì chuyện chậm nói hai tháng chẳng có gì là lớn chuyện. Nhưng thật là may. Đưa ra vấn đề phát triển ngôn ngữ khiến cho bà mẹ phải lo lắng. Vì thế, tôi đã giới thiệu họ tới khoa Tai - Mũi - Họng và khoa Nghe - Nói. Qua kiểm tra, các khoa kết luận cấu trúc tai và thanh quản của con bé hoàn toàn bình thường và nhất trí với đánh giá của tôi rằng con bé hơi chậm nói do phản ứng của cơ thể với những căng thẳng trong điều trị. Tôi gợi ý người mẹ tiến hành kích thích cho con bé nói và hai tháng liền sau đó không thấy gia đình nói gì.
              - Thế là tới lúc đó đứa bé đã được mười bốn tháng tuổi - Tôi vừa nói vừa ghi.
              - Nhưng được hai tháng bốn ngày thì họ lại vội vã đưa con bé vào phòng cấp cứu. Nhưng lần này thì không phải là do vấn đề hô hấp. Con bé lên cơn sốt cao - 40,5 độ C. Người đỏ tấy và khô, hơi thở nhanh. Nói thực, anh Alex ạ, tôi rất mừng vì thấy con bé đó bị sốt - ít nhất tôi cũng đã có được thứ gì đó bên trong cơ thể để mà xét đoán. Nhưng rồi lượng bạch cầu lại trở về mức bình thường, không thấy có vi khuẩn hay vi rút gì đó thâm nhập cả. Thế la tôi đành phải thử độc tố. Hoàn toàn không có chút độc tố nào trong máu con bé. Tất nhiên, các cuộc xét nghiệm trong phòng thí nghiệm không phải luôn luôn hoàn hảo - tỷ lệ sai của xét nghiệm thậm chí từ 15 đến 20% ấy chứ. Còn chuyện sốt cao là có thật - chính tay tôi cặp nhiệt độ cho con bé. Chúng tôi tắm và cho nó uống Tylenoled để hạ nhiệt xuống còn 39 độ C. Sau đó cho nó nhập viện với chẩn đoán là sốt lạ, truyền dịch và khiến nó đau đớn qua cuộc thử dịch tuỷ sống để chắc chắn là nó không bị viêm màng não. Mặc dù tai nó vẫn thính và cổ vẫn mềm nhưng chúng tôi cho rằng nếu con bé có bị đau đầu đến khốn cùng đi nữa thì thì nó cũng sẽ không thể nói cho chúng tôi biết được. Thêm hai ngày thử máu, con bé trở nên điên loạn, phải giữ chặt chân tay nó. Vậy mà nó vẫn vài lần đẩy kim tiêm ra đấy.
              Stephanie thở hắt ra và đẩy đĩa bưởi ra xa hơn. Trên trán cô lấm tấm mồ hôi. Lấy chiếc khăn lau trán, cô nói:
              - Đây là lần đầu tiên tôi kể chuyện này từ đầu đấy.
              - Cô đã bao giờ tham gia hội chẩn ca bệnh nào chưa?
              - Chưa, mà bây giờ chúng tôi không mấy khi tiến hành hội chẩn nữa. Bà Rita căn bản không còn đảm đương được nữa rồi.
              - Thế người mẹ đã phản ứng thế nào đối với quá trình xét nghiệm ấy? - Tôi hỏi.
              - Chị ta có khóc, nhưng thường là bình tĩnh. Chị ta còn dỗ đứa bé, vuốt ve nó khi việc xét nghiệm kết thúc. Tôi không để cho chị ta tham gia vào việc giữ đứa bé khi nó phản ứng giãy - để giữ nguyên vẹn tình mẹ con của họ. Anh thấy không, bài giảng của anh tại đây đã được áp dụng. Tất nhiên, chúng tôi đều cảm thấy đã hành động có vẻ hơi phát xít.
              Cô lấy chiếc khăn ăn lau mồ hôi trên đôi lông mày.
              - Dù sao, những cuộc xét nghiệm máu đều đưa đến kết quả bình thường nhưng tôi chưa vội cho xuất ivện đợi tới khi con bé hết sốt liền trong bốn ngày.
              Cô thở dài, đưa tay luồn vào mái tóc và lật qua cuốn sổ bệnh án.
              - Lần sốt cao tiếp theo đây: con bé đã được mười lăm tháng tuổi, người mẹ nói rằng nó bị sốt tới 41 độ.
              - Thật nguy hiểm.
              - Anh nói đúng. Bác sĩ trực phòng cấp cứu ghi lại được nhiệt độ con bé là 39,5độ, đã tắm và cho nó uống một liều hạ sốt xuống còn 38,5độ. Bà mẹ còn thông báo một vài triệu chứng mới như nôn mửa và ỉa chảy. Ngoài ra còn có hiện tượng đi ngoài ra máu.
              - Bị chảy máu trong phải không?
              - Có vẻ là như thế. Tin đó làm cho mọi người đều lo lắng. Cái tã con bé mặc đúng là bằng chứng rằng nó ị ỉa chảy nhưng không hề có dấu hiệu của máu. Người mẹ nói rằng chị ta đã ném cái tã có máu đi rồi và sẽ cố tìm lại. Khi kiểm tra, phần trực tràng của con bé có hơi đỏ, hơi tấy phần rìa ngoài của cơ vòng. Nhưng ruột không bị sưng gì cả - bụng của nó mềm mại và đẹp, có thể khi người khác sờ vào thì nó trở nên mềm hơn. Nhưng rất khó khám chính xác vì con bé gào thét không ngừng mỗi khi bị khám.
              - Ruột già có sẹo không? - Tôi hỏi.
              - Không hề có gì như thế cả. Chỉ hơi bị tấy thôi, do ỉa chảy. Tắc ruột hay viêm ruột thừa bị loại bỏ. Tôi đã triệu bác sĩ phẫu thuật tới, anh Joe Leibowitz ấy. Anh biết sự cẩn thận của anh ấy rồi đấy. Anh Joe đã khám cho con bé và khẳng định không có lý do gì để mổ cả nhưng cần cho con bé nhập viện và theo dõi một thời gian. Chúng tôi tiêm ven cho con bé và lập hẳn môt ban hội chẩn, và lần này thì lượng bạch cầu có tăng lên một chút, nhưng vẫn chỉ nằm trong giới hạn cho phép, không có gì phù hợp khiến con bé phát sốt tới 39,5 độ C. Ngày hôm sau, con bé đã giảm xuống còn 38,5 độ C. Ngày hôm sau nữa, nó còn 37 độ C và bụng dường như không phải viêm ruột thừa. Tôi triệu người của khoa Dạ dày - Ruột tới và nhận được kết quả khám của Tony Franks. Ông ta khám xem con bé có những biểu hiện ban đầu của hội chứng viêm ruột, gọi là viêm ruột kết hay vấn đề gì đó ở gan không. Kết quả âm tính. Lại một ban hội chẩn về độc tố nữa được thành lập, xem xét lịch sử ăn uống của nó một cách cẩn thận. Tôi triệu tập tiếp người của khoa Dị ứng và Miễn dịch tới để xem con bé có phải quá nhạy cảm dị thường đối với thứ gì đó không.
              - Thế con bé có dùng sữa ngoài không?
              - Không hề, nó được nuôi bằng sữa mẹ, mặc dù lúc đó, nó có thể ăn được những đồ cứng rồi. Sau một tuần, con bé có vẻ hoàn toàn bình thường. Ơn Chúa, chúng tôi đã không tiến hành mổ nó.
              - Mười lăm tháng tuổi, vậy là đã qua giai đoạn có nguy cơ đột tử cao. Vậy là hệ thống hô hấp bình thường trong khi ruột lại có vấn đề?
              Stephanie nhìn tôi vẻ tìm kiếm gì đó.
              - Anh muốn chẩn đoán liều phải không?
              - Vậy có đúng không nào?
              - Đúng là có thêm hai vụ khủng hoảng về dạ dày và ruột khác. Đó là lúc con bé mười sáu tháng tuổi - bốn ngày sau cuộc hẹn với bác sĩ Tony ở khoa Ruột - Dạ dày và một tháng rưỡi sau lần hẹn cuối cùng với ông ta.
              - Vẫn là những triệu chứng ấy à?
              - Đúng vậy. Nhưng cả hai lần này, người mẹ đều đưa đến cái tã có máu và chúng tôi làm xét nghiệm xem có mầm bệnh gì không, tức là xem có bị thương hàn, tả, bệnh nhiệt đới - thứ bệnh chưa từng xảy ra trên châu lục này. Chúng tôi cũng tìm xem có dấu hiệu độc tố môi trường nào không, đại loại như chì, kim loại nặng,... nhưng chẳng phát hiện ra điều gì bất thường ngoài việc con bé ấy hoàn toàn khoẻ mạnh.
              - Thế công việc của cha mẹ con bé có thể nào đã khiến nó tiếp xúc với chất độc hại kỳ lạ nào đó không?
              - Rất khó. Chị ta chỉ ở nhà trông con còn anh chồng là giáo sư đại học.
              - Chuyên ngành sinh học phải không?
              - Xã hội học đấy. Nhưng khoan hãy bàn về chuyện cơ cấu gia đình vội vì chúng ta còn điều này nữa. Một kiểu khủng hoảng khác. Khoảng sáu tuần trước, những trục trặc về ruột biến mất và thay vào đó là bất thường ở hệ thống nội tạng khác. Anh thử đoán xem là gì?
              Tôi nghĩ ngợi giây lát rồi nói:
              - Hệ thần kinh.
              - Chuẩn xác - Stephanie cúi người và nắm lấy cánh tay tôi - Thế là tôi thấy việc gọi anh tới đây đúng đắn rồi.
              - Bị lên cơn co giật ư?
              - Vào đúng nửa đêm mới chết chứ. Bố mẹ con bé gọi đó là chứng động kinh ác tính, sùi cả bọt mép ra ngoài. Điện não đồ cho thấy không hề có biến động sóng não bất thường còn con bé vẫn có đầy đủ các phản xạ. Tuy nhiên, chúng tôi đã cho chụp cắt lớp, lấy dịch tuỷ và sử dụng toàn bộ các xét nghiệm X-quang não để xem con bé có khả năng bị khối u não nào không. Điều này làm tôi phát sợ, anh Alex ạ, bởi vì lúc ấy tôi suy nghĩ rằng một khối u có thể đã gây ra tất cả mọi thứ rắc rối từ trước đến nay. Một khối u mọc ở các vùng khác nhau của não sẽ gây ra những biểu hiện khác nhau khi nó phát triển.
              Stephanie lắc đầu.
              - Liệu đó có phải là một tình huống vui được không? Tôi đang nói tới những biểu hiện căng thẳng thần kinh ấy, biết đâu có khối u ác tính hay cái gì đó đang lớn dần trong đầu con bé thì sao? Ơn Chúa, tất cả các kết quả chụp chiếu đều tốt cả.
              - Con bé có biểu hiện sau co giật khi cô tới gặp nó ở phòng cấp cứu không?
              - Đúng là con bé có vẻ uể oải và bơ phờ. Nhưng điều đó cũng phù hợp với việc một đứa trẻ bị kéo tới bệnh viện vào lúc nửa đêm và bị đưa qua một cái máy vắt. Bản thân tôi cũng vẫn sợ rằng có điều gì đó mà mình chưa phát hiện ra. Tôi lại yêu cầu khoa Thần kinh theo dõi. Họ theo dõi liền một tháng mà không phát hiện ra bệnh gì. Hai tuần sau, tức là hai ngày trước thôi, con bé lại bị co giật, và tôi cần đến sự giúp đỡ của anh, anh Alex ạ. Ngay lúc này họ đang ở tầng 5 - khu Tây. Và đó là toàn bố ự việc được kể theo dòng thời gian. Anh đã sẵn sàng cho tôi một lời vàng ngọc chưa?
              Tôi liếc nhìn qua cuốn sổ ghi chép.
              Rõ ràng đã liên tục xảy ra những trục trặc khó lý giải. Rất nhiều lần được đưa tới bệnh viện.
              Rắc rối chuyển từ hệ thống nội tạng này sang hệ thống khác.
              Sự khác biệt giữa xét nghiệm trong phòng thí nghiệm và biểu hiện.
              Đứa bé thường sợ hãi khi được điều trị.
              Người mẹ từng được đào tạo về sơ cứu.
              Người mẹ xinh xắn.
              Người mẹ xinh xắn cũng có thể là một con ác quỷ.
              Hiếm có những chẩn đoán nhưng thực tế đều phù hợp. Cho tới hai mươi năm trước, chưa ai từng được nghe tới căn bệnh này.
              - Hội chứng cường điệu gần đây - Tôi nói đồng thời đặt cuốn sổ ghi chép xuống - Nghe có vẻ đây là một vụ kinh điển đấy.
              Đôi mắt Stephanie nheo lại.
              - Đúng là như thế đấy. Khi anh là người nghe thì anh xâu chuỗi được tất cả lại như thế. Nhưng khi anh rơi vào giữa chuyện này... thậm chí tới lúc này tôi cũng không dám khẳng định điều gì.
              - Cô vẫn nghĩ là có cái gì đó liên quan tới nội tạng con bé?
              - Tôi buộc phải nghĩ vậy cho tới khi nào có thể chứng minh rằng mình sai. Còn một trường hợp nữa - năm ngoái, tại County, có liền 25 ca phải nhập viện vì những bệnh truyền nhiễm kỳ bí liên tục xảy ra trong vòng sáu tháng. Cũng là một đứa bé gái, người mẹ rất lo lắng nhưng luôn giữ được bình tĩnh khiến các bác sĩ yên tâm làm việc của mình. Tình trạng đứa bé đó xấu và các bác sĩ sắp phải trình trường hợp này lên các cấp cao hơn khi phát hiện ra căn bệnh đó là bệnh suy giảm miễn dịch hiếm thấp - có 3 ca đx được ghi chép lại, bên bảo hiểm y tế quốc gia đề nghị làm các xét nghiệm đặc biệt. Khi nghe được chuyện này, tôi cũng yêu cầu làm các xét nghiệm cho con bé Cassie để xem có nhiễm căn bệnh suy giảm miễn dịch quái quỷ đó không. Kết quả âm tính. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là tôi đã nắm được hết tất cả các loại bệnh. Những bệnh mới liên tục xuất hiện - còn tôi thì không đủ thì giờ để theo dõi các tạp chí chuyên ngành.
              Stephanie lấy thìa khuấy cốc cà phê.
              - Hoặc có thể tôi đang mâu thuẫn với chính mình - cố trấn an bản thân rằng đây không phải là hội chứng Munchausen (3). Đó là lý do tại sao tôi mời anh tới đay - tôi cần một hướng đi, anh Alex ạ. Xin anh hãy cho tôi một lời khuyên nên làm như thế nào với ca bệnh này.
               

              Chú thích:
              (1) Điểm số đo tình trạng sức khoẻ của một đứa trẻ khi sinh ra căn cứ vào nhịp tim, khả năng hô hấp, màu da, độ căng của cơ thể và khả năng phản ứng, mỗi thứ được 2 điểm x 5 = 10 điểm
              (2) Phép thử tâm lý do bác sĩ Bailey sáng tạo ra.
              (3) Một rối loạn tâm lý khiến người ta giả ốm nặng để được điều trị hay cho vào bệnh viện.
               
              <bài viết được chỉnh sửa lúc 22.05.2008 21:29:14 bởi Ct.Ly >
              #7
                Ginger 13.05.2008 14:50:28 (permalink)
                3

                Chúng tôi đứng dậy, Stephanie nói:

                - Nếu anh không phản đối, chúng ta có thể đi lên tầng luôn.

                - Tập thể dục buổi sáng à? Được chứ.

                - Anh đã ở cái tuổi băm nhăm rồi - Stephanie vừa nói vừa chỉnh sửa quần áo và đóng cúc cho chiếc áo khoác trắng của mình - và sự trao đổi chất cơ bản đã trở nên suy nhược rồi. Anh cần phải tập thật nhiều để không bị nổi u bướu quanh người. Ngoài ra, cầu thang máy vẫn chạy theo đồng hồ thời gian valium.

                Chúng tôi đi bộ ra tới cửa chính của quán ăn tự phục vụ. Những bàn ăn hoàn toàn trống rỗng. Một công nhân vệ sinh trong bộ đồng phục xám đang lau sàn; chúng tôi phải bước thận trọng để không bị trượt chân.

                Tôi nói:

                - Thang máy tôi đi để tới phòng làm việc của cô bây giờ đã chuyển sang sử dụng chìa khoá rồi. Tại sao lại cần đến các biện pháp an ninh như thế?

                - Cái chính là phòng ngừa tội phạm chứ - Stephanie đáp - Chúng tôi là thế để tránh những bọn điên rồ ngoài đường phố xâm phạm vào nơi này. Trong chừng mực nào đó thì biện pháp này là hữu ích - thực tế đã có khá nhiều chuyện xảy ra, chủ yếu trong cá ca đêm.Mà anh cũng biết rồi đấy, cứ tối đến Đông Hollywood bao giờ chẳng nhiều chuyện.

                Chúng tôi đi tới cửa. Lại một công nhân vệ sinh nữa xuất hiện, đang khoá cửa. Mặt anh ta lộ vẻ chán nản khi nhìn thấy chúng tôi rồi kéo cánh cửa cho chúng tôi qua.

                Stephanie nói:

                - Còn giảm cả giờ làm việc đấy - một sự cắt giảm ngân sách mới.

                Khi ra tới ngoài hành lang, mọi thứ có vẻ như điên loạn. Các bác sĩ qua lại thành từng nhóm huyên náo, không khí tràn ngập những cuộc nói chuyện nhanh. Các gia đình lững thững đi không mục đích, đẩy những chiếc nôi có những đứa con thường xuyên phải vào bệnh viện.

                Tại cửa thang máy đã hình thành một đám đông yên lặng, xếp thành vòng tròn như những khối người kết chặt, chờ đợi những cái thang máy hiện đã cùng dừng lại ở tầng thứ tư. Chờ đợi, luôn luôn là sự chờ đợi...

                Khi chúng tôi bước vào cầu thang của tầng một, tôi nói:

                - Vậy ở đây đã xảy ra vấn đề gì?

                - Đó là những chuyện vẫn thường xảy ra ấy mà, nhưng giờ thì có tăng lên một chút - Cô đáp - Nào là ăn cắp xe hơi, phá hoại tài sản hay cướp giật. Trên đại lộ Sunset còn có cả chuyện chặn cướp nữa. Mấy tháng trước, có hay y tá đã bị tấn công trong bãi đậu xe ở bên kia đường.

                - Tấn công tình dục ư? - Tôi hỏi, đồng thời dấn lên liền hai bước để theo kịp cô.

                - Chuyện đó không được làm sáng tỏ. Cả hai người bọn họ đều không trở lại đây kể cụ thể câu chuyện thế nào. Họ là những y tá làm ca đêm không trong biên chế. Tôi chỉ nghe người ta nói lại rằng hai y tá ấy bị đánh khá nặng và bị cướp mất ví tiền. Cảnh sát đã cử một sỹ quan tới giảng bài an toàn cá nhân quen thuộc và thừa nhận rằng nếu bệnh viện không trở thành trại vũ trang thì không ai có thể làm gì để đảm bảo sự an toàn cả. Những nhân viên nữ kêu gào nhiều lần nên chính quyền mới hứa sẽ cho nhân viên an ninh tuần tra khu vực này nhiều hơn.

                - Thế họ có làm như đã hứa không?

                - Tôi cho là có - anh cũng thấy có thêm nhiều cảnh sát ở các bãi đậu xe và kể từ đó thì không xảy ra vụ tấn công nào nữa. Nhưng sự bảo vệ đến cùng với hàng đống các thứ khác mà không ai đề nghị cả. Nào là đặt camera tại khuôn viên, làm thẻ ra vào mới, thương xuyên nhũng nhiễu chẳng hạn như chuyện anh đã phải trải qua ấy. Riêng tôi nghĩ chúng tôi đã tự đặt mình vào tay của chính quyền, để cho họ có cơ hội kiểm soát chúng tôi. Mà một khi họ đã có cơ hội làm việc đó thì còn lâu mới từ bỏ.

                - Những sinh viên loại C trả thù chăng?

                Cô dừng bước và quay mặt nhìn tôi, cười bẽn lẽn:

                - Anh vẫn còn nhớ chuyện đó à?

                - Nhớ rất rõ ấy chứ.

                - Hồi đó tôi hơi lắm mồm phải vậy không?

                - Nhiệt huyết của tuổi trẻ mà - Tôi đáp - Vả lại, bọn họ đáng bị thế - dám lên giọng kẻ cả với cô trước bất kỳ ai, cái gã bác sĩ...

                - Đúng, bọn họ đúng là một lũ mặt dạn mày dày - Cô tiếp tục bước, nhưng chậm hơn - Làm việc mỗi ngày chỉ có vài giờ, ăn trưa dùng toàn rượu Mác-tin, xuống quán cà phê phì phèo thuốc lá xịn và gửi đến chúng tôi những bản ghi nhớ về tăng hiệu suất làm việc và giảm chi phí.

                Một vài bước nữa, Stephanie dừng lại.

                - Sinh viên loại C à. Tôi không thể nhớ được rằng tôi đã nói câu đó đấy - Đôi má cô ửng đỏ - Tôi đáng ghét lắm phải không?

                - Phải nói là đầy cảm hứng chứ, Stephanie.

                - Đúng hơn là toát mồ hôi. Những ngày ấy thật điên rồ quá, anh Alex ạ. Hoàn toàn điên rồ.

                - Vậy đấy - Tôi nói - nhưng đừng quên những gì chúng ta đã làm được: đòi được tiền lương công bằng cho các đồng nghiệp nữ này, cha mẹ bệnh nhân có được phòng ngủ tại bệnh viện này và còn có cả phòng giải trí nữa.

                - Và tất nhiên là cả cà phê miễn phí dành cho nhân viên của bệnh viện.

                Cô bước đi thêm vài bước nữa rồi nói:

                - Tuy nhiên, anh Alex ạ, phần lớn những gì chúng ta tập trung vào dường như lại bị chệch hướng. Chúng ta tập trung vào từng cá nhân nhưng vấn đề lại ở bộ máy. Một đám sinh viên loại C đi rồi thì có đám khác tới, và vấn đề vẫn cứ tồn tại, không bao giờ được giải quyết cả. Đôi khi tôi tự hỏi phải chăng tôi đã ở nơi này quá lâu rồi. Nhìn anh bây giờ tôi thấy anh hạnh phúc hơn những ngày ấy quá nhiều.

                - Cô cũng vậy đấy - Tôi đáp và nghĩ tới điều cô vừa nói về việc sẽ cố ngoi lên chức trưởng khoa.

                - Tôi á? - Cô cười - Anh tế nhị nên mới nói thế thôi, chứ trường hợp của tôi hoàn toàn không có chút hạnh phúc cá nhân nào. Chỉ có một cuộc sống thanh liêm, trong sạch thôi.
                Tầng sáu là nơi dành cho trẻ nhỏ từ một đến mười một tuổi không cần sự điều trị bằng công nghệ cao. Hàng trăm giường bệnh ở phòng phía Đông chiếm mất hai phần ba không gian tầng này, một phần ba không gian còn lại dành cho một phòng bệnh tư 20 giường ở phía Tây, cách ly với phòng phía Đông bằng mấy cánh cửa gỗ tếch, có ghi dòng chữ bằng đồng: Phòng đặc biệt của Hannah Chapell.

                Phòng của Chapell à. Nơi này không dành cho dân thường và thực tập sinh, được chăm sóc bởi những người có tài, những người vào đây thường có bảo hiểm và séc cá nhân, không chịu sự chi phối của Medi-Cal.

                Có nghĩa là nơi đây có loa nghe nhạc giấu ở trên trần, sàn phòng được trải thảm chứ không phải trải vải sơn lót nhà, một phòng thường dành cho trên 3 người, có ti vi bật cả ngày, mặc dù vẫn là những cái máy đen trắng.

                Sáng nay, hầu như tất cả 20 phòng dều không có bệnh nhân. Ba y tá có vẻ mặt chán chường đứng phía sau một chiếc bàn thuốc tại phòng y tá. Cách đó vài mét, một y tá phụ trách buồng đang ngồi đánh móng tay.

                - Chào bác sĩ Eves - Một y tá lên tiếng. Miệng chào Stephanie nhưng người này lại nhìn tôi không mấy thân thiện. Tôi phân vân không rõ lý do nhưng vẫn cứ nở nụ cười. Bà ta quay mặt chỗ khác. Bà ta khoảng 50 tuổi, béo, lùn, da sần sùi, cằm dài, tóc nhuộm vàng. Chiếc áo màu xanh lơ của bà ta có diềm màu trắng. Bên trên mái tóc cứng đơ là chiếc mũ y tá chiếu lệ. Đã lâu lắm rồi tôi không nhìn thấy loại trang phục này.

                Hai y tá khác, đều là người Philipines ở độ tuổi 20, nhìn nhau chằm chằm rồi vụt đi như thể bị thúc bởi một cái đinh ba bí ẩn nào đó.

                Stephanie nói:

                - Chào chị Vicki. Con bé ấy hiện ra sao rồi?

                - Đến nay vẫn ổn.

                Với tay qua, bà y tá tóc vàng rút một bệnh án ra khỏi cái khe có đánh dấu phòng 505 và đưa cho Stephanie. Móng tay bà ta cụt lủn và bị cắn lởm chởm. Bà lại nhìn tôi. Sức thôi miên bằng mắt ấy không có tác dụng với tôi.

                - Đây là bác sĩ Delaware - Stephanie giới thiệu, tay tiếp tục lật giở các trang bệnh án - chuyên gia tư vấn tâm lý của chúng ta. Thưa bác sĩ Delaware, đây là chị Vicki Bottomley, y tá chăm sóc chính của Cassie.

                - Cindy có nói cho tôi biết là anh sẽ tới đây - Bà ta nói nghe cứ như đang ca thán một tin xấu. Stephanie tiếp tục đọc bệnh án.

                - Rất vui được gặp bà - Tôi nói.

                - Gớm, tôi cũng rất vui được gặp anh - Giọng điệu sưng sỉa vẻ đầy thách đó của bà ta khiến Stephanie phải ngửng mặt nhìn lên.

                - Mọi thứ ổn cả đấy chứ, chị Vicki?

                - Vẫn cứ mơn mởn đào tơ - Bà đáp, miệng cười đánh toe một cái như tát vào mặt người khác - Mọi thứ đều ổn. Con bé ăn gần hết chỗ cháo buổi sáng và uống thuốc theo đơn.

                - Thuốc gì?

                - Chỉ là thuốc Tylenol ấy mà. Nó uống khoảng một giờ trước. Cindy nói rằng con bé bị đau đầu...

                - Tylenol số một à?

                - Vâng, thưa bác sĩ Eves, chỉ là loại thuốc dành cho trẻ con, loại thuốc nước, uống một thìa cà phê thôi, đã được ghi rõ trong đó rồi - Bà ta chỉ tay vào cuốn bệnh án.

                - Vâng, tôi thấy rồi - Stephanie đáp, và lại tiếp tục đọc - À, hôm nay thế là ổn, chị Vicki ạ, nhưng lần sau thì không được cho uống thuốc - kể cả thuốc bán không cần đơn - khi chưa được tôi đồng ý đấy nhé. Tôi cần phải kiểm sát mọi thứ được đưa vào miệng con bé, ngoài đồ ăn và thức uống. Chị đã rõ chưa?

                - Rõ - Bottomley đáp, rồi lại cười - Không hề xảy ra vấn đề gì cả. Tôi chỉ nghĩ rằng...

                - Không có hại gì cả đâu, Vicki ạ - Stephanie cướp lời. Cô với tay qua và vỗ vào vai người y tá - Tôi dám chắc rằng nếu trình với tôi thì tôi cũng đã cho phép dùng Tylenol. Vấn đề chỉ là vì đứa bé nà có một bệnh sử đặc biệt nên chúng ta cần phải tuyệt đối cẩn thận để xác định các phản ứng thuốc mà thôi.

                - Vâng, thưa bác sĩ Eves. Vậy còn điều gì nữa không?

                Stephanie tiếp tục đọc cuốn bệnh án, rồi gấp nó lại và đưa trả cho bà y tá.

                - Không, hiện tại đã xong trừ phi chị muốn báo cáo điều gì.

                Bottomley lắc đầu.

                - Vậy thì xong rồi. Bây giờ tôi sẽ vào và giới thiệu bệnh nhân với bác sĩ Delaware. Có còn điều gì về Cassie mà chị muốn chia sẻ với chúng tôi không?

                Bottomley nhìn chằm chằm vào Stephanie một giây rồi quay sang phía tôi, mắt gườm gườm.

                - Bọn họ chẳng có bệnh tật gì ca,rất họ hoàn toàn bình thường.

                Tôi nói:

                - Tôi nghe nói Cassie thường rất sợ hãi khi các bác sĩ khám bệnh và cho uống thuốc.

                Bottomley chống tay ngang hông:

                - Đến anh cũng sợ bị tiêm chọc nhiều như thế chứ nói gì đến con bé ấy.

                Stephanie nói:

                - Kìa chị Vick...

                - Tất nhiên rồi - Tôi vừa cười vừa đáp - Đó là phản ứng hoàn toàn bình thường, nhưng đôi khi sự hoảng sợ bình thường co thể được giảm đi nhờ vào sự trợ giúp của biện pháp điều trị hành vi.

                Bottomley khẽ cười trong họng:

                - Biết đâu đấy lại được. Tôi chúc anh may mắn.
                Stephanie định nói điều gì đó. Tôi liền cầm lấy cánh tay cô và nói:

                - Tại sao chúng ta không tiến hành ngay nhỉ?

                - Vâng - Cô quay sang nói với Bottomley - Hãy nhớ nhé, không được cho uống thuốc gì ngoài thức ăn và thức uống đấy.

                Bottomley vẫn không ngớt cười:

                - Vâng, thưa bác sĩ. Nếu bây giờ đã xong, tôi xin rời khỏi đây trong vài phút.

                Stephanie nhìn đồng hồ:

                - Nghỉ giải lao rồi sao?

                - Không. Tôi chỉ muốn xuống cửa hàng đồ lưu niệm mua cho Cassie một con LuvBunny - con thỏ nhồi bông ấy mà. Cô có xem những bộ phim hoạt hình trên ti vi không? Con bé ấy thích thứ đó lắm. Tôi nghĩ, có hai người ở đó rồi thì con bé chắc cũng sẽ chịu yên một lát.

                Stephanie nhìn tôi. Bottomley nhìn theo tỏ vẻ hài lòng. Bà ta lại cười khùng khục trong họng và bỏ đi. Điệu đi uốn éo khá nhanh. Cái mũ trắng nhấp nhô dọc theo hành lang vắng giống như con diều trong gió.

                Stephanie nắm lấy cánh tay tôi và đẩy ra khỏi phòng y tá.

                - Xin lỗi anh Alex. Tôi chưa từng thấy bà ta như thế bao giờ.

                - Có phải trước kia bà ta cũng từng là y tá của Cassie không?

                - Nhiều lần rồi - có lẽ là ngay từ lần đầu con bé vào viện. Bà ta và Cindy có cảm tình đặc biệt với nhau và chính Cassie cũng thích bà ấy. Khi Cassie vào viện, bố mẹ nó liền yêu cầu bà ấy làm y tá chăm sóc riêng cho nó.

                - Bà ta có vẻ khá ích kỷ nhỉ.

                - Bà ấy đúng là có xu hướng muốn nhúng tay vào mọi việc, nhưng tôi nghĩ đó là chuyện tích cực. Các gia đình đều quý bà ấy - Bà là một trong những y tá tận tuỵ nhất mà tôi từng cộng tác. Với tình hình tinh thần hiện nay, thật khó mà tìm được sự tận tuỵ.

                - Bà ta có tận tuỵ tới mức đến tận nhà bệnh nhân trợ giúp không?

                - Theo tôi biết thì không. Chỉ có vài lần tôi làm việc đó thôi, với một bệnh nhân nội trú ngay từ ngày đầu. Mục đích chuyến viếng thăm ấy là để đặt máy theo dõi giấc ngủ - Stephanie lấy tay che miệng - Không lẽ anh nghĩ bà ấy có điều gì đó liên quan tới...

                - Tôi không nghĩ điều gì cả - Tôi đáp. Ngay lúc đó tôi cũng tự hỏi liệu mình có nghĩ thế không bởi vì Bottomley đã làm tôi hơi bực mình - Tôi chỉ buột miệng hỏi thế thôi.

                - Hừm... thôi rồi, đó cũng là một ý kiến. Y tá mắc bệnh Munchausen à? Tôi nghĩ với kiến thức y học căn bản của bà ấy thì chuyện này có khả năng lắm.

                - Thì đã có khá nhiều trường hợp xảy ra rồi - Tôi đáp - y tá và bác sĩ muốn được chú ý, và họ thường là những người rất ích kỷ. Nhưng vấn đề của Cassie luôn bắt đầu từ nhà và được giải quyết ở bệnh viện thì bà ta không nằm trong vòng nghi vấn, nếu như Vicki không phải là người thường trú tại nhà của Jones.

                - Thế thì không. Chí ít thì đó cũng là những gì tôi được biết tới nay. Chắc chắn là như vậy. Nếu bà ấy như vậy thì tôi phải biết chứ.

                Stephanie tỏ vẻ nghi hoặc. Một vẻ mặt bị khuất phục. Tôi nhận ra vụ này gây ra sức ép với cô thế nào.

                - Tôi muốn biết tại sao bà ta lại thù hằn với tôi như thế - Tôi nói - Có lẽ không phải vì những lý do cá nhân mà có thể là điều gì đó liên quan tới gia đình này. Nếu Vicki và người mẹ kia thân thiết với nhau, trong khi Vicki lại không thích tôi thì có thể khiến việc khám chữa của tôi trở nên không thuận lợi.

                - Lập luận của anh có lý... Tôi không hiểu điều gì đã ám ảnh bà ấy như vậy.

                - Chắc là cô chưa nói gì với bà ta về chuyện cô nghi ngờ Cindy đấy chứ?

                - Không. Anh là người đầu tiên tôi bàn về chuyện đó. Đó là lý do tại sao tôi yêu cầu bà ấy không cho uống thuốc nữa để tìm ra các phản ứng của thuốc. Tôi cũng đã yêu cầu Cindy không mang thức ăn từ nhà tới vì lý do tương tư. Vicki và những y tá làm ca khác được yêu cầu ghi chép lại tất cả những gì Cassie ăn - Stephanie chau mày - Tất nhiên, nếu Vicki cố tình bước qua giới hạn ấy thì bà ấy có thể không làm theo yêu cầu của tôi. Anh có muốn tôi chuyển bà ấy sang chỗ khác không? Tìm y tá mới là chuyện sẽ làm nhọc tôi một chút, nhưng tôi có thể làm được chuyện này nhanh thôi.

                - Cô không phải vì tôi mà làm thế. Hiện tại, cứ để cho mọi sự diễn ra bình thường.

                Chúng tôi đi tới phía sau phòng y tá. Stephanie lấy cuốn bệnh án và lại nghiền ngẫm. Một lúc sau cô mới nói:

                - Mọi thứ có vẻ ổn cả. Nhưng dù sao tôi cũng phải nói chuyện với con bé một chút.

                - Để tôi đọc qua một chút xem sao đã - Tôi đề nghị.

                Cô đưa cho tôi cuốn bệnh án. Nét chữ ngay ngắn và ghi chép chi tiết thường thấy của cô. Bên trong còn có biểu đồ về cơ cấu gia đình và tôi đã bỏ chút thời gian ra xem xét.

                - Không thấy có tên ông bà ngoại ở đây nhỉ.

                Stephanie lắc đầu:

                - Cindy mất cha mẹ khi cô ấy còn nhỏ tuổi. Chip cũng mất mẹ khi anh ấy ở tuổi niên thiếu. Ông Chuck là người ông duy nhất còn sống.

                - Thế ông ấy có thường tới đây thăm cháu không?

                - Thỉnh thoảng. Ông ta là người khá bận rộn.

                Tôi tiếp tục đọc:

                - Cindy mới chỉ 26 tuổi... Có thể bà Vicki là một hình tượng người mẹ đối với cô ấy.

                - Có thể -Stephanie đáp - Dù gì, tôi cũng sẽ để mắt tới bà ấy mới được.

                - Stephanie, tôi xin cô đừng làm gì mạnh tay lúc này. Tôi không muốn bà Vicki hay cô Cindy nghĩ tôi là người gây ra phiền toái cho họ. Hãy để tôi có cơ hội được hiểu bà ấy đã. Biết đâu bà ấy lại trở thành một đồng minh cũng nên.

                - Được rồi - Cô đáp - Chuyện quan hệ với người này, người kia là đất của anh. Nhưng hãy báo ngay cho tôi hay nếu bà ấy tiếp tục gây khó chịu nhé. Tôi không muốn bất cứ thứ gì cản trở việc giải quyết vấn đề này.
                Căn phòng tràn ngập những con thỏ nhồi bông LuvBunny - nào là trên bậu cửa sổ, trên bàn để đèn, trên cái khay đặt đầu giường, trên nóc tivi. Đây đúng là một buổi tiếp đón long trọng bằng toàn nhưng thứ đồ xanh đỏ nhe răng.

                Thành giường đã được hạ thấp xuống. Một đứa bé xinh xắn đang nằm ngủ - một đống rất nhỏ gần như không làm phồng cái chăn đắp.

                Khuôn mặt hình trái tim của con bé nghiêng về một phía; miệng nó hồng tươi, đang mở. Da màu nước sữa, đôi má mũm mĩm, mũi như mầm nhú. Mái tóc bóng mượt, thẳng và đen dài tới tận vai. Mớ tóc phía trước ươn ướt dính vào trán. Bên trên đường viền chăn là một vòng cổ. Một tay được giấu đi; tay còn lại như có gơn sóng đang nắm chặt lấy mấy sợi chăn. Ngón tay cái của nó to bằng trái đậu lima.

                Chiếc ghế sô-pha đặt cạnh cửa sổ được mở ra thành giường đơn trông gọn ghẽ. Chăn gấp vuông thành phẳng cạnh như trong quân đội. Gối được vuốt phẳng như vỏ trứng. Cái túi đựng đồ tạm bằng nhựa vinyl nằm trên sàn nhà cạnh khay thức ăn đã hết.

                Người phụ nữ trẻ ngồi vắt chân chữ ngũ rìa cái đệm, đang đọc tờ Chỉ dẫn ti vi. Ngay khi nhìn thấy chúng tôi, chị ta liền đặt tờ tạp chí xuống và đứng dậy.

                Người phụ nữ trẻ cao khoảng 1 mét 62, thân hình chắc khoẻ, eo hơi to. Tóc chị ta cũng đen óng như của đứa con gái, rẽ đường ngôi giữa, buộc tạm ra phía sau và tết thành dải tóc dài gần chấm eo. Khuôn mặt như được đúc cùng một mẫu với Cassie, vì tuổi tác nên đã dài thêm ra một chút thành hình trái xoan hoàn hảo. Mũi chị ta rất đẹp; miệng thẳng, rộng không trang điểm với nước da thẫm tự nhiên. Đôi mắt to, đen giờ đã đỏ ngầu.

                Chị ta không hề trang điểm, nước da có vẻ được chăm sóc cẩn thận. Đó là một phụ nữ còn mang dáng dấp thiếu nữ. Đã ở tuổi 26 nhưng nhìn qua dễ nhầm chị là nữ sinh đại học.

                Một tiếng động nhẹ như tiếng thở phát ra từ chiếc giường. Đó là tiếng thở dài của Cassie. Tất cả chúng tôi đều chú mắt nhìn vào con bé. Mí mắt nó vẫn khép nhưng đang lay động. Những sợi ven xanh nổi rõ dưới da. Con bé trở mình xoay mặt khỏi phía chúng tôi.

                Tôi nghĩ tới một con búp bê sứ chưa tráng men.

                Xung quanh chúng tôi, những con thỏ nhồi bông LuvBunny đang liếc nhìn.

                Cindy Jones nhìn xuống con gái, với tay qua gạt lọn tóc ra khỏi mắt con bé.

                Quay lại nhìn chúng tôi, chị vội đưa tay sờ quần áo, như thể tìm xem có cái cúc nào đó chưa được đóng không. Quần áo chị mặc rất giản dị - cái áo sơ mi vải bông, chiếc quần jeans đã bạc và đôi dép quai hậu đế trung bình. Tay chị đeo chiếc đồng hồ nhựa màu tím hiệu Swatch. Không phải một người ăn mặc sang trọng giống như các con dâu của những yếu nhân mà tôi mong đợi.

                - Ôi - Stephanie nói thầm - có vẻ như ai đó đang định ngủ một giấc ngắn ấy. Chị có ngủ được không, Cindy?

                - Được một ít - Giọng chị ta nghe nhẹ và dễ chịu. Chị không phải thì thầm như Stephanie.

                - Đệm của chúng tôi chắc không được tốt lắm, phải vậy không?

                - Tôi thấy ổn, thưa bác sĩ Eves - Nụ cười của chị ta mang đầy vẻ mệt nhọc - Thực ra, Cassie đã ngủ rất ngon. Nó tỉnh giấc một lần, khoảng vào lúc 5 giờ, và cần phải ru mới ngủ lại. Tôi đã bế và hát ru một lúc thì nó mới ngủ trở lại vào khoảng 7 giờ. Tôi nghĩ, có lẽ đó là lý do tại sao đến giờ nó vẫn còn ngủ được.

                - Bà Vicki nói rằng con bé bị đau đầu.

                - Đúng thế, vào lúc nó tỉnh giấc ấy. Bà Vicki đã cho nó uống dung dịch Tylenol và dường như có tác dụng.

                - Cho con bé uống Tylenol là đúng, chị Cindy ạ. Nhưng sau này, tất cả thuốc thang - ngay cả những thứ thuốc bán không cần kê đơn - cũng sẽ phải được sự đồng ý của tôi mới cho con bé uống. Việc này chỉ là để cho nó được an toàn thôi.

                Đôi mắt đen mở to:

                - Ôi, vâng. Xin bác sĩ thứ lỗi.

                Stephanie mỉm cười.

                - Không có chuyện gì lớn đâu. Tôi chỉ muốn cẩn thận thôi. Chị Cindy này, đây là bác sĩ Delaware, chuyên gia tâm lý mà chúng ta đã từng bàn tới ấy.

                - Xin chào bác sĩ Delaware.

                - Xin chào chị Jones.

                - Cứ gọi tôi là Cindy - Chị chìa bàn tay nhỏ nhắn ra phía tôi và cười bẽn lẽn. Tôi cũng đưa tay ra và biết rằng công việc của tôi sẽ không hề dễ dàng.
                Stephanie nói:

                - Như tôi đã giới thiệu với chị, bác sĩ Delaware là chuyên gia về sự sợ hãi ở trẻ em. Ông ấy chính là người có thể giúp Cassie vượt qua được nỗi sợ hãi ở đây. Ngay bây giờ, ông ấy muốn được nói chuyện với chị, nếu như chị không phiền gì.

                - Ô, chắc chắn là được - Cindy sờ vào dải tóc và và tỏ vẻ lo lắng.

                - Hay lắm - Stephanie đáp - Nếu chị không cần gì ở tôi nữa thì tôi xin đi đây.

                - Hiện nay thì tôi chưa nghĩ ra điều gì, thưa bác sĩ Eves. Tôi cũng vừa mới định hỏi xem bác sĩ đã... có kết luận gì chưa thôi?

                - Cho tới giờ thì chưa, chị Cindy ạ. Điện não đồ thấy hoàn toàn bình thường. Nưhng, như chúng ta đã thảo luận với nhau, với những trẻ ở tuổi này, cái đó không phải là kết luận. Các y tá chưa từng ghi lại bất cứ hành vi co giật nào. Chị có thấy gì không?

                - Không... không hẳn.

                - Không hẳn à? - Stephanie bước lại gần hơn. Cô chỉ cao hơn Cindy một chút nhưng dường như to ngang hơn khá nhiều.

                Cindy Jones cắn môi trên rồi nhả nhanh ra:

                - Không - có lẽ là không quan trọng.

                - Được rồi chị Cindy. Xin chị hãy nói cho tôi biết tất cả mọi thứ, kể cả trường hợp chị cho rằng nó là không phù hợp.

                - Tôi chắc chắn là không có gì cả, nhưng đôi khi tôi tự hỏi không biết có phải con bé đang để tâm đi đâu đó không - không hề lắng nghe khi tôi nói chuyện với nó?  Hình như nó đang nhìn chằm chằm vào khoảng không - giống như chứng động kinh dạng nhẹ ấy.

                - Chị bắt đầu nhìn thấy điều này từ khi nào?

                - Hôm qua, sau khi chúng tôi được nhập viện.

                - Chị không nhìn thấy hiện tượng này ở nhà bao giờ à?

                - Tôi... không. Nhưng có thể là chuyện đó đã từng xảy ra nhưng tôi không nhìn thấy. Hoặc có thể chẳng có gì cả. Có lẽ là thế - tôi không biết nữa.

                Khuôn mặt xinh xắn bắt đầu nặng trĩu.

                Stephanie vỗ vỗ vai chị ta. Cindy dần bình tĩnh lại như thể cảm nhận được nhiều an ủi từ cái vỗ vai ấy.

                Stephanie bước lùi lại, ngừng vỗ vai người mẹ trẻ.

                - Thế chuyện con bé nhìn chằm chằm vào khoảng không có thường xảy ra không?

                - Khoảng một đến hai tuần mỗi ngày. Có thể chuyện đó không có gì đâu - chỉ là nó tập trung tinh thần thôi. Con bé luôn rất giỏi trong việc tập trung tinh thần - những lúc chơi ở nhà, nó tập trung tư tưởng rất tốt.

                - Thế thì tốt - chuyện con bé có khả năng tập trung chú ý ấy.

                Cindy gật đầu nhưng có vẻ vẫn chưa an tâm.

                Stephanie lôi cuốn sổ hẹn gặp từ trong túi áo khoác ra và xé trang cuối ra rồi đưa cho Cindy.

                - Đây, chị cầm lấy cái này. Lần sau nếu chị thấy con bé cứ nhìn chằm chằm, hãy ghi lại chính xác thời gian và gọi Vicki hay ai đó đang trực vào để quan sát, được chứ?

                - Được rồi. Nhưng chuyện này không kéo dài đâu, thưa bác sĩ Eves. Nó chỉ xảy ra trong vài giây thôi.

                - Hãy làm tất cả những gì chị có thể - Stephanie đáp - Còn bây giờ, tôi sẽ đi chỗ khác để chị và bác sĩ Delaware làm quen với nhau.

                Dừng lại giây lát để nhìn con bé, Stephanie mỉm cười với cả hai chúng tôi rồi ra đi.

                Khi cánh cửa khép lại, Cindy đưa mắt nhìn xuống giường.

                - Để tôi gấp lại cái này cho ông lấy chỗ ngồi nhé.

                Da chị ta cũng hiện lên những vằn ven xanh lờ mờ. Mạch máu nơi thái dương chị ta đang đập mạnh.

                - Thế thì để tôi giúp chị một tay - Tôi đề nghị.

                Câu đề nghị của tôi dường như làm chị ta giật mình.

                - Không, mình tôi làm cũng được mà.

                Cindy cúi xuống nắm lấy tấm đệm và nhấc lên. Tôi cũng làm thế. Hai chúng tôi cùng hợp sức chuyển chiếc giường đơn thành ghế sô pha.

                Chị vuốt ve tấm nệm tựa lưng, đứng lui lại và nói:

                - Xin ông để tôi tự làm được rồi.

                Cảm thấy mình như đang ở trong nhà thổ, tôi đành làm theo.

                Chị ta đi tới chiếc ghế màu xanh và nhặt những con thỏ nhồi bông LuvBunny đặt ngay ngắn lên chiếc bàn nhỏ để đèn. Chị kéo chiếc ghế đối diện với ghế sô-pha và ngồi xuống, chân đặt ngay ngắn xuống sàn, hai tay đặt lên đùi.

                Tôi với tay qua chỗ bậu cửa sổ cầm một con thú nhồi bông lên xoa lông nó. Nhìn ra ngoài qua cửa sổ bằng kính, đỉnh những cây cối trong vườn Griffith có màu xanh đen và lờ mờ như trong mây.

                - Đẹp quá - Tôi nói - Đây là quà tặng sao?

                - Một vài con là quà tặng thôi. Một vài con chúng tôi mua từ nhà. Dù đến đây, chúng tôi vẫn muốn Cassie cảm thấy như ở nhà.

                - Phải chăng bệnh viện đã trở thành ngôi nhà thứ hai của con bé?

                Cindy nhìn tôi chằm chằm. Nước mắt đã tràn đầy đôi mắt đen làm cho nó to hơn, sáng hơn. Trên khuôn mặt Cindy thể hiện vẻ hổ thẹn.

                Hổ thẹn hay cảm thấy tội lỗi?

                Chị ta đưa nhanh tay lên để che nét mặt ấy.

                Chị thầm khóc một lát.

                Tôi lấy khăn giấy từ chiếc hộp trên bàn đặt ở đầu giường ra và chờ đợi.
                <bài viết được chỉnh sửa lúc 22.05.2008 21:31:24 bởi Ct.Ly >
                #8
                  Ginger 13.05.2008 16:25:49 (permalink)
                  Chương 4

                   

                  Cindy bỏ tay che mặt ra và nói:

                  - Ông thứ lỗi cho tôi nhé.

                  - Chị không cần phải nói thế - Tôi đáp - Chẳng có gì gây căng thẳng bằng chuyện có đứa con bị ốm đâu.

                  Chị ta gật đầu.

                  - Tồi tệ nhất là không biết... nhìn thấy con bé đau đớn mà không biết... Ước gì có ai đó chẩn đoán được con bé mang bệnh gì.

                  - Những triệu chứng khác của bệnh đã được giải quyết rồi. Nên chắc lần này cũng sẽ ổn thôi.

                  Kéo kím tóc qua một bên vai, chị ta lấy ngón tay kẹp đuôi tóc lại rồi nói:

                  - Tôi cũng hi vọng là vậy. Nhưng...

                  Tôi cười nhưng không nói gì.

                  Chị ta nói tiếp:

                  - Những triệu chứng khác... tiêu biểu hơn. Thông thường ấy - ông hiểu chứ.

                  - Chị muốn nói rằng đó là những bệnh thường gặp ở thời thơ ấu?

                  - Vâng - chẳng hạn như ho, tiêu chảy. Những đứa trẻ khác cũng mắc bệnh như thế. Có thể không nghiêm trọng như con bé nhà tôi nhưng có nghĩa là bọn trẻ vẫn thường bị, vì thế ta có thể hiểu được những thứ bệnh đó. Tuy nhiên, co giật... thì là chuyện bất bình thường.

                  - Đôi khi trẻ con vẫn thường bị co giật sau khi sốt cao - Tôi trấn an - Chuyện đó chỉ xảy ra một hay hai lần rồi không bị lại nữa.

                  - Vâng, tôi biết. Bác sỹ Eves đã nói cho tôi biết về điều này. Nhưng Cassie không bị sốt cao khi co giật. Những lần khác - khi con bé bị bệnh đường ruột ấy - thì lại có hiện tượng sốt. Khi ấy, nó sốt cao lắm, tới 41 độ ấy chứ - Cindy nghĩ mọi việc đã kết thúc. Nào ngờ, tự nhiên nó lại bị co giật - thực sự đáng sợ lắm. Tôi nghe thấy tiếng động trong phòng con bé - giống như là tiếng gõ ấy; tôi lao vào và thấy con bé co giật mạnh tới mức xương sườn nó kêu lách cách.

                  Môi chị ta bắt đầu run. Chị ta đưa một bàn tay lên giữ chặt môi, tay còn lại nắm chặt chiếc khăn giấy mà tôi đã đưa cho.

                  Tôi nói:

                  - Đáng sợ thật nhỉ.

                  - Phải nói là khủng khiếp - Cindy đáp, nhìn mắt tôi - nhưng điều tồi tệ hơn là tôi phải nhìn nó đau đớn mà không thể giúp gì được. Sự bất lực mới là điều kinh khủng nhất. Tôi biết, tốt nhất là ẵm con bé lên, nhưng... Mà ông có con chưa?

                  - Chưa.

                  Đôi mắt Cindy rời khỏi khuôn mặt tôi, như thể chị ta đột ngột cảm tôi hấy mất hứng thú. Chị thở dài và đứng dậy đi tới giường, tay vẫn cầm chiếc khăn giấy đã nhàu nát. Chị ta cúi xuống kéo chăn lên cao hơn quanh cổ con bé, và hôn vào một bên má nó. Nhịp thở của Cassie nhanh lên trong giây lát, rồi lại trở nên đều đều. Cindy vẫn ngồi ở cạnh giường, quan sát nó ngủ.

                  - Con bé thật xinh - Tôi nói.

                  - Nó bầu bĩnh và ngoan lắm.

                  Chị ta đưa tay sờ trán Cassie rồi rụt tay lại thả lỏng xuống cạnh sườn. Sau khi nhìn xuống sàn vài giây, chị liền đứng dậy trở về ghế.

                  Tôi nói:

                  - Chuyện của con bé ấy mà, đến nay vẫn chưa có bằng chứng cho thấy co giật làm cho bệnh nhân đau đớn.

                  - Bác sỹ Eves cũng nói thế - Cassie đáp, giọng nghi hoặc - Tôi cũng hy vọng là vậy... nhưng giá mà ông được chứng kiến con bé sau khi bị co giật, ông sẽ thấy nó mệt mỏi như thế nào.

                  Chị ta quay lại và nhìn ra ngoài cửa sổ. Tôi chờ đợi một lát rồi nói:

                  - Ngoại trừ bị đau đầu ra, con bé ổn cả chứ?

                  - Vâng. Ý tôi là trong thời gian ngắn ngủi nó tỉnh giấc.

                  - Có đúng là con bé bị đau đầu lúc 5 giờ sáng nay không?

                  - Vâng. Khi tỉnh dậy nó đã bị đau đầu.

                  - Lúc đó bà Vicki đang trực phải không?

                  Cindy gật đầu.

                  - Bà ấy làm hai ca liền - đến từ tối hôm trước để trực ca 11 giờ đến 7 giờ sáng và làm tiếp ca 7 giờ sáng đến 3 giờ chiều.

                  - Thật tận tuỵ.

                  - Bà ấy tận tình lắm, giúp đỡ mẹ con tôi rất nhiều. Chúng tôi thật may mắn vì đã được bà ấy chăm sóc.

                  - Bà ấy có bao giờ tới nhà chị không?

                  Câu hỏi đó khiến chị ta ngạc nhiên.

                  - Chỉ vài lần thôi - không phải đến để chăm sóc cho con bé, mà là đến chơi. Con thỏ nhồi bông LuvBunny của Cassie là do bà ấy mua tặng đấy. Bây giờ thì Cassie thích chúng lắm rồi.

                  Vẻ ngạc nhiên vẫn còn đọng trên nét mặt chị ta. Thay vì giải toả sự ngạc nhiên ấy, tôi lại nói:

                  - Làm sao Cassie cho chị biết con bé bị đau đầu?

                  - Nó chỉ vào đầu và khóc. Con bé không nói cho tôi biết đâu, phải chăng ông cũng định hỏi điều này. Con bé chỉ mới nói được vài từ. Gọi con chó là con tró, gọi cái chai là cái trai. Nhưng kể cả có nói được vài từ như thế thì thỉnh thoảng nó vẫn dùng tay chỉ trỏ. Bác sỹ Eves nói rằng con bé bị chậm nói mất mấy tháng.

                  - Việc phải vào bệnh viện nhiều khiến một đứa trẻ chậm nói không phải là chuyện lạ. Nó không tồn tại vĩnh viễn đâu.

                  - Tôi cố gắng cho con bé tập nói ở nhà - nói chuyện với nó thật nhiều. Tôi còn đọc cho nó nghe khi nào có điều kiện.

                  - Tốt lắm.
                  - Đôi khi, con bé thích nhưng đôi khi lại không - nhất là sau những đêm nó khó ngủ.

                  - Có nhiều đêm nó bị khó ngủ không?

                  - Không nhiều, nhưng rất tệ cho nó.

                  - Chuyện thế nào?

                  - Nó tỉnh dậy như thể vừa trải qua một cơn ác mộng. Nó giãy, phá và khóc lóc. Tôi bế nó và thỉnh thoảng lại ru được nó ngủ trở lại. Nhưng cũng có lúc nó tỉnh lâu lắm - quấy ghê lên được. Đến sáng hôm sau đó thì nó thường bấn loạn tinh thần.

                  - Bấn loạn như thế nào?

                  - Thường khó tập trung. Bình thường thì nó có thể tập trung chơi được rất lâu - khoảng hơn một giờ. Những lúc như thế, tôi thường đọc sách cho nó nghe, nói chuyện với nó nhằm giúp nó phát triển khả năng nói. Ông có lời khuyên nào khác không?

                  - Nghe chị nói thì chị đã đi đúng hướng rồi - Tôi đáp.

                  - Đôi khi tôi có cảm giác con bé không nói bởi vì nó không cần phải nói. Tôi nghĩ tôi có thể biết được con bé muốn gì và đáp ứng luôn trước khi nó cần phải nói ra.

                  - Đó có phải là điều chị đã làm khi con bé bị đau đầu?

                  - Đúng thế. Con bé tỉnh dậy, quấy khóc. Điều đầu tiên tôi làm là sờ vào trán nó xem có ấm không. Tôi thấy trán nó vẫn mát. Tôi không ngạc nhiên - kiểu khóc của nó không phải là do sự sợ hãi gây ra mà có vẻ như là do đau đớn. Tới lúc này tôi có thể phân biệt được được hai kiểu khóc đó của nó. Vì thế tôi bắt đầu hỏi xem nó đau chỗ nào. Cuối cùng, nó chỉ lên đầu. Tôi biết chuyện này nghe không được khoa học nhưng người mẹ thường có sự đồng cảm với trẻ con - giống như cái ra đa ấy.

                  Chị ta liếc nhìn xuống giường.

                  - Nếu như kết quả X-quang của nó vẫn không trở lại bình thường vào chiều tối hôm đó thì có lẽ tôi đã lo sợ rồi.

                  - Vì chuyện đau đầu ư?

                  - Ông mà ở đây đủ lâu thì ông sẽ biết cả thôi. Tôi đã bắt đầu nghĩ tới điều tồi tệ nhất có thể xảy ra. Mỗi khi con bé khóc vào ban đêm vẫn làm tôi sợ lắm - tôi không biết trước được điều gì sẽ xảy ra.

                  Chị ta lại khóc và lấy chiếc khăn giấy lau mắt. Tôi lại đưa một chiếc khác cho chị ta.

                  - Tôi thực sự xin lỗi, bác sĩ Delaware ạ. Tôi chỉ không thể đứng nhìn con bé đau đớn.

                  - Tất nhiên - Tôi đáp - Thật trớ trêu, chính những thứ đang được làm để giúp con bé - như thử máu và các thủ tục điều trị - lại gây ra cho nó nhiều đau đớn nhất.

                  Chị ta hít một hơi sâu và gật đầu.

                  Tôi nói:

                  - Đó là lý do tại sao bác sĩ Eves yêu cầu tôi gặp chị. Có những thủ thuật tâm lý có thể giúp trẻ loại bỏ sự sợ hãi đối với quá trình điều trị tại bệnh viện, thậm chí đôi khi còn giảm được cả đau đớn nữa.

                  - Thủ thuật à - Chị ta nhắc lại đúng như các mày Vicki Bottomley đã làm nhưng không có giọng điều chao chát của bà y tá - Rất hay. Tôi sẽ rất biết ơn những gì ông có thể làm cho con bé. Nhìn con bé phải trải qua chuyện thử máu giống như... Thật khủng khiếp.

                  Tôi nhớ những gì Stephanie đã kể cho tôi về sự điềm tĩnh của chị ta trong quy trình điều trị.

                  Như thể đọc được suy nghĩ của tôi, Cindy nói:

                  - Cứ mỗi lần có ai đó bước qua cửa cùng với cái kim tiêm, trong lòng tôi lại thấy như đóng băng lại, mặc dù bề ngoài tôi vẫn tươi cười. Cái cười của tôi là vì Cassie. Tôi thực sự đã rất cố gắng không tỏ ra đau buồn trước mặt con bé nhưng tôi biết con bé cảm nhận được sự đau đớn trong lòng tôi.

                  - Sự đồng cảm?

                  - Chúng tôi rất gần gũi nhau - nó là con của tôi và là đứa con duy nhất. Chỉ cần nhìn tôi là nó hiểu được ngay. Tôi không biết giúp nó thế nào cả. Tôi không thể để con bé một mình với bọn họ.

                  Bác sĩ Eves cho rằng chị đã làm rất tốt.

                  Có cái gì đó ẩn chứa trong đôi mắt đen của Cindy. Một sự cứng rắn rất đột nhiên ư? Rồi chị ta cười mệt nhọc.

                  - Bác sĩ Eves thật tuyệt. Chúng tôi... À bà ấy đã... rất tốt với Cassie ngay cả khi Cassie đã khỏi bệnh. Tôi biết rằng những bệnh tật này của con bé cũng làm cho bà ấy rất vất vả. Mỗi lần phòng cấp cứu gọi bà ấy, tôi lại cảm thấy rất áy náy.

                  - Đó là công việc của cô ấy - Tôi đáp.
                  Vẻ mặt Cindy chứng tỏ tôi đã nói đúng điều băn khoăn trong lòng chị ta.

                  - Tôi đã cần đến bà ấy nhiều hơn là công việc đơn thuần.

                  - Đúng thế - Tôi nhận ra con thỏ nhồi bông vẫn đang nằm trong tay mình. Lúc này tôi đang nắm chặt lấy nó. Tôi lấy tay vuốt bụng nó cho phẳng rồi trả lại bậu cửa sổ. Cindy nhìn tôi, vẩy vẩy bím tóc.

                  - Tôi không định ngắt lời ông - Chị ta nói - nhưng nghe ông nói về bác sĩ Eves làm công việc của bà ấy lại khiến tôi nghĩ về công việc của tôi. Đó là làm một người mẹ. Dường như tôi đã không làm tròn trách nhiệm của mình phải vậy không? Chẳng ai huấn luyện tôi để làm công việc này cả.

                  Chị ta nhìn đi chỗ khác.

                  - Này chị Cindy - Tôi vừa nói vừa cúi người về phía trước - đây là một công việc khó khăn lắm, không hẳn là một công việc bình thường.

                  Một nụ cười thoáng nở trên môi chị ta. Một nụ cười buồn của Đức mẹ Maria.

                  Lẽ nào Đức mẹ này lại là con ác quỷ trá hình?

                  Stephanie đã yêu cầu tôi phải thật rộng lượng nhưng tôi biết tôi đã bắt đầu bước đi từ sự nghi ngờ của cô ấy.

                  Chẳng nhẽ cứ nghi ngờ chị ta cho tới khi nào chị ta được chứng minh là vô tội hay sao?

                  Đây là điều mà Milo thường gọi là lối tư duy hạn chế. Tôi quyết định tập trung vào những gì đã tận mắt chứng kiến.

                  Cho tới lúc này thì chưa hề có biểu hiện bệnh học nào rõ rệt cả. Không có bất kỳ dấu hiệu nào về sự mất thăng bằng tâm lý, không có dáng dấp của sự đóng kịch nào được thể hiện, cũng không có biểu hiện của một người tìm kiếm sự chú ý một cách bệnh hoạn. Nhưng tôi vẫn tự hỏi liệu chị ta có phải đã thành công - theo cách riêng trong việc tập trung làm cân bằng bản thân mình. Khởi đầu, chị ta nói về Cassie và cuối cùng thì nói về sự thất bại trong việc làm mẹ của chính mình.

                  Rồi tôi lại nghĩ hay tôi đã khuyến khích sự thú nhận tội lỗi của chị ta? Tôi đã sử dụng vẻ mặt và ngôn từ của chuyên gia tâm thần để khơi gợi chị ta cởi mở tấm lòng?

                  Tôi nghĩ về cách chị ta cư xử - cái bím tóc được chị ta sử dụng như tràng hạt để trấn an, không có trang điểm, quần áo giản dị một cách lộ liễu đối với một phụ nữ ở địa vị của chị ta.

                  Tất cả những điều này có thể được xem như một vở kịch đảo nghịch. Trong căn phòng đầy những người có vai vế thì chắc chắn chị ta sẽ là người nổi bật.

                  Những thứ khác mắc kẹt trên chiếc sàng phân tích của tôi khi tôi cố đặt chị ta vào một hồ sơ người mắc hội chứng Munchausen thế thân.

                  Việc chị ta sử dụng một cách thành thạo những thuật ngữ của bệnh viện: sốt cao... làm hai ca.

                  Rồi là hội chứng tím tái.

                  Phải chăng đó là những thứ còn sót lại sau đợt huấn luyện kỹ thuật hô hấp của chị ta? Hay là sự hứng thú sử dụng ngôn từ y học một cách không tự chủ được? Chuyện sống lâu ngày tại nơi này cũng là điều đáng nói. Trong thời gian làm việc ở đây, tôi đã từng gặp những thợ ống nước, những bà nội trợ, những người đánh xe và những kế toán. Họ là cha mẹ của những đứa trẻ bị ốm kinh niên đến nay ăn, ngủ, sống luôn tại bệnh viện và cuối cùng lời nói của họ chẳng khác gì bác sĩ nội trú năm đầu. Tất nhiên, không ai trong số bọn họ từng đầu độc con cái mình.

                  Cindy sờ tay vào bím tóc và nhìn tôi.

                  Tôi cười, cố gắng tỏ vẻ bình tĩnh đối với chị ta. Trong đầu tôi chứa đầy ngờ vực về sự chắc chắn của Cindy rằng chị ta và Cassie có thể liên hệ với nhau ở một mức độ thần giao cách cảm.

                  Bởi vì những đứa con của người mẹ này đều có cuộc sống không hạnh phúc, không khoẻ mạnh.

                  Cindy vẫn nhìn tôi. Tôi biết không thể tiếp tục cân đong mọi sắc thái và tỏ ra thành thật được.

                  Tôi liếc nhìn đứa bé nằm ở giường, đúng là một con búp bê bằng sứ không tráng men.

                  Hay đó là con búp bê tà thuật của người mẹ này?

                  - Chị đã làm hết sức mình rồi - Tôi nói - Đó là tất cả những gì mọi người có thể đòi hỏi ở chị.

                  Tôi hy vọng lời mình nói ra mang được vẻ chân thành hơn cảm giác của tôi lúc này. Trước khi Cindy kịp đáp lời thì Cassie đã mở mắt, ngáp ngủ, dụi mí mắt và lảo đảo ngồi dậy. Hai tay nó lúc này đã được rút ra khỏi chăn. Cánh tay giấu trong chăn sưng húp và có nhiều vết thâm tím do kim tiêm gây ra và cả những vết ố vàng của thuốc Betadine.

                  Cindy chạy ngay tới chỗ con bé và ẵm nó lên:

                  - Ôi con yêu, ngoan nào.

                  Giọng chị ta khác hẳn. Chị hôn vào má con bé.

                  Cassie ngước nhìn mẹ.

                  Cassie xoa đầu con bé và ôm nó sát vào người mình. Nó lại ngáp ngủ lần nữa và nhìn quanh cho tới khi đôi mắt nhằm vào những con thỏ nhồi bông LuvBunny trên bàn để đèn.

                  Nó chỉ tay về phía những con thú nhồi bông và nói:

                  - Kia kia... kia...

                  Cindy với tay ra và cầm lấy một con màu tím.

                  - Của con đây. Đây là chú thỏ Bunny, chú đang nói "Chào cô Cassie Jones". Con có được giấc mơ đẹp không?

                  Chị ta nói rất nhẹ nhàng trong điệu bộ ngốc nghếch của người chơi với trẻ con.

                  Cassie cướp lấy con búp bê. Nó ôm sát vào ngực rồi nhắm mắt lại, đu đưa, sau đó lại mở mắt ra trong tư thế ôm ấp ấy. Đôi mắt nó cũng to và đen, giống hệt mắt mẹ.

                  Đôi mắt con bé lại nhìn quanh phòng một lần nữa, hướng vào tôi và dừng lại. Mắt tôi và mắt nó chạm nhau.

                  Tôi cười. Con bé khóc thét lên.
                  <bài viết được chỉnh sửa lúc 22.05.2008 21:33:08 bởi Ct.Ly >
                  #9
                    Vân Trung Tử 13.05.2008 16:29:11 (permalink)
                    Chào Ginger!
                    Vui vì có 1 đồng nghiệp mới. Mà cuốn Vũ điệu quỷ này bên ttvnol đã đánh rồi mà, mình xem được cách đây khá lâu. Mình còn thấy bên thuvien-ebook cũng có nữa, nên nếu bạn đánh thì có khi hơi tốn công (sách dài lắm, 5-6 trăm trang gì đó). Bạn rảnh thì bọn mình hợp tác đánh máy cuốn Điệp viên của chúa nhé, hàng độc hơn, mạng chưa có đâu, mà còn hay hơn cuốn này đó. Nếu thích thì pm cho mình nhé. mình send cho bản scan. Chúc vui.
                    Thân!!!
                    #10
                      Thanh Vân 22.05.2008 21:45:25 (permalink)
                      Nguồn: ttvno.com

                      Đánh máy :
                      Cuzin, fangdi


                      Chương 5


                      Cindy ôm lấy con bé và dỗ dành:

                      - Ngoan nào, ông ấy là bạn của chúng ta!

                      Cassie ném con thú nhồi bông Luvbunny xuống sàn rồi khóc dỗi.

                      Tôi nhặt con thú lên và chìa ra cho nó. Con bé thu mình lại và bám chặt lấy mẹ. Tôi đưa con búp bê cho Cindy, với tay lấy một con thỏ nhồi màu vàng trên giá rồi ngồi trở lại.

                      Tôi bắt đầu đùa nghịch với con thú, dùng tay điều khiển chân tay nó, nói những câu vô nghĩa với nó. Cassie tiếp tục khóc còn Cindy vẫn không ngớt nựng nịu con, nhẹ nhàng, êm ái. Tôi tiếp tục đùa với con thỏ bông. Sau khoảng một phút, tiếng khóc của Cassie đã giảm đi một chút.

                      Cindy nói:

                      - Ngoan nào con yêu, con xem, bác sĩ Delaware cũng thích thỏ bông kìa.

                      Cassie nuốt mạnh, thở hổn hển và nấc thành tiếng khóc.

                      - Không, ông ấy không làm con đau đâu, con yêu. Ông ấy là bạn của chúng ta.

                      Tôi nhìn chằm chằm vào đám răng vẩu của con thú và nắm lấy một chân nó. Một hình trái tim màu trắng ở trên bụng nó mang dòng chữ vàng: SillyBunny và nhãn hiệu đăng ký. Một cái mác đính cạnh đó có ghi: Made in Taiwan.

                      Cassie dừng khóc để lấy hơi.

                      Cindy dỗ nó:

                      - Ngoan nào con, ổn rồi, ổn rồi.

                      Tiếng khóc, tiếng hít thở phát ra rất mạnh từ chiếc giường.

                      - Hay mẹ kể chuyện nhé, được rồi. Ngày xửa ngày xưa, có một nàng công chúa tên là Cassandra. Nàng sống trong một lâu đài lớn và có những giấc mơ tuyệt đẹp. Nàng thường mơ về kẹo và những đám mây mang đầy kem.

                      Cassie nhìn lên không chớp mắt. Bàn tay bầm tím của nó chạm vào đôi môi.

                      Tôi đặt con thỏ nhồi bông màu vàng xuống sàn nhà, mở cái ca táp lôi ra một cuốn sổ và cái bút chì. Cindy dừng kể một lát rồi lại tiếp tục câu chuyện. Cassie lúc này đã nín hẳn, đang chìm trong một thế giới khác.

                      Tôi bắt đầu vẽ một con thỏ. Tôi hy vọng sẽ thành công.

                      Một vài phút sau đó tôi đã vẽ xong. Nhìn vào đó những hoạ sĩ của Disney tất nhiên là không lo mất việc, nhưng tôi nghĩ tác phẩm của mình cần phải đẹp và sao cho thật giống thỏ. Tôi thêm vào đó cái mũ và chiếc nơ bướm. Tôi lại thò tay vào ca táp và lôi ra hộp bút đánh dấu để ở đó từ rất lâu cùng các công cụ hành nghề khác.

                      Tôi bắt đầu tô màu. Bút đánh dấu phát ra tiếng kêu ken két. Tiếng sột soạt phát ra từ phía giường. Cindy đã thôi kể chuyện.

                      - Kìa con yêu, bác sĩ Delaware đang vẽ kìa. Ông đang vẽ gì thế, bác sĩ Delaware?

                      Trước khi tôi kịp trả lời thì từ bác sĩ mà Cindy nói ra đã khiến con bé khóc như mưa như gió.

                      Lại một lần nữa, sự nựng nịu dỗ dành của người mẹ mới giúp được con bé thôi khóc.

                      Tôi giơ tác phẩm của mình lên.

                      - Kìa con, nhìn xem, là một anh chàng thỏ đấy. Chàng ta đang đội mũ kìa và còn đeo cả nơ nữa - có buồn cười không?

                      Căn phòng yên lặng.

                      - Đúng rồi, mẹ nghĩ là anh chàng thỏ ngốc nghếch đấy. Con xem có phải là một trong những chú thỏ LuvBunny không, Cass?

                      Lại im lặng.

                      - Có phải bác sĩ Delaware đã vẽ anh chàng thỏ không?

                      Con bé lại khóc.

                      - Thôi nào, Cass, đừng sợ con yêu. Bác sĩ Delaware sẽ không làm con đau đâu. Ông ấy là bác sĩ không dùng kim tiêm mà.

                      Lần này tiếng khóc be be khiến Cindy phải mất một lúc mới dỗ nó nín được. Cuối cùng chị ta cũng có thể tiếp tục câu chuyện dở dang của mình: Công chúa Cassandra cưỡi con ngựa trắng...

                      Tôi vẽ thêm một người bạn của chú thỏ đội mũ. Vẫn là khuôn mặt của loài thỏ nhưng có tai ngắn, mặc áo hoa. Tôi thêm vào đó một quả sồi to có hình thù bất định, xé trang đó ra và đặt lên giường ngay cạnh chân Cassie.

                      Con bé vụt ngoảnh mặt lại khi tôi trở về chỗ ngồi.

                      Cindy nói:

                      - Xem này, ông ấy đã vẽ một... chị chó thảo nguyên. Cassie, con xem cái áo của chị chó này. Có đẹp không. Khắp người chị chó đều có chấm hoa to chưa kìa, Cass. Thật buồn cười chưa kìa - một chị chó thảo nguyên mặc áo.

                      Tiếng cười ấm áp và đầy nữ tính. Khi chị cười, con bé cũng cười khúc khích theo.

                      - Thật ngộ nghĩnh quá. Mẹ không biết có phải chị ta sắp đi dự tiệc với bộ áo đó không... hay chị chó định đi chợ hay đi đâu nhỉ? Con xem bộ áo ấy có buồn cười không kìa, một chị chó sắp đi chợ à? Mà chị ta còn đi chợ với anh bạn thỏ nữa kìa, anh chàng thỏ đội cái mũ buồn cười chưa kìa... Có lẽ bọn họ định tới chỗ đồ chơi của mẹ con mình đấy. Cả hai anh chị thật buồn cười quá. Này con, bác sĩ Delaware vẽ những bức tranh thật ngộ nghĩnh - đố con biết ông ấy sẽ làm gì nữa nào?

                      Tôi cười và nhấc bút chì lên. Tôi vẽ cái gì đó thật dễ nhìn: một con hà mã... đúng hơn là chiếc bồn tắm có chân...

                      - Tên của anh chàng thỏ ông vẽ là gì vậy, bác sĩ Delaware?

                      - Anh chàng thỏ đó tên là Benny.

                      - Thỏ Benny - tên ngộ quá.

                      Tôi cười, cố che giấu băn khoăn nghệ thuật của mình. Chiếc bồn tắm có chân có vẻ quá hung tợn... vấn đề là điệu cười của nó... quá dữ dằn - giống con tê giác mất sừng hơn... liệu Freud sẽ bình luận thế nào về cái đó nhỉ?

                      Tôi bắt đầu sửa lại mồm chú hà mã.

                      - Benny, chàng thỏ đội mũ - con đã bao giờ nghe thấy chưa, Cass?

                      Con bé cười khanh khách, điệu cười sung sướng của một nhóc con.

                      - Thế còn chị chó thảo nguyên thì sao, bác sĩ Delaware? Tên chị ta là gì?

                      - Là Priscilla.

                      Tôi tiếp tục hối hả vẽ. Con hà mã cuối cùng đã có vẻ giống hình dáng hà mã, nhưng vẫn có cái gì đó không ổn... điệu cười mua chuộc của nó - là điệu cười của con chó đang mừng chủ... có lẽ vẽ con chó sẽ dễ dàng hơn nhiều....

                      - A, chị chó Priscilla! Con có tin không kìa!

                      - Pilla!

                      - Đúng rồi, chị Priscilla.

                      - Pilla!

                      - Rất giỏi, Cass! Tuyệt lắm! Chị Priscilla ơi. Con có thể gọi lại không?

                      Con bé không nói gì nữa.

                      - Chị Priscilla - Pri-sci-la. Con đã gọi được rồi mà. Nào, con nhìn miệng mẹ nhé, Cass.

                      Yên lặng.

                      - Thôi được rồi, con không phải gọi chị ta nếu con không muốn. Hãy trở lại với nàng công chúa Cassandra Silverparkle, nàng đang cưỡi bông tuyết vao đất nước ánh sáng...

                      Cuối cùng, tôi cũng đã hoàn thành tác phẩm con hà mã. Dù có những vết bẩn, vết tẩy xoá nhưng ít nhất thì nó cũng không còn dáng vẻ hung hãn nữa. Tôi đặt nó lên trên tấm phủ giường.

                      - Ôi nhìn này, Cass. Chúng ta có biết đây là anh chàng nào không nhỉ? Một anh chàng hà mã - anh ta đang cầm...

                      - Một con yoyo(1) - Tôi đáp.


                      - Một con yoyo kìa. Một chàng hà mã cầm một con yoyo - thật ngộ quá. Con có biết mẹ đang nghĩ gì không Cass? Mẹ nghĩ bác sĩ Delaware có thể rất ngộ nghĩnh nếu ông ấy muốn đấy cho dù ông ấy là bác sĩ. Con nghĩ sao?

                      Tôi quay mặt lại cho con bé nhìn. Mắt tôi và mắt nó lai chạm nhau. Đôi mắt nó đảo qua đảo lại. Cái miệng màu hồng bắt đầu trề ra, môi dưới cong lên. Thật khó mà tưởng tượng có ai đó lại lỡ làm tổn thương con bé đáng yêu thế này.

                      Tôi nói:

                      - Cháu có muốn bác vẽ nữa không?

                      Con bé nhìn mẹ và túm lấy ống tay áo chị ta.

                      - Có - Cindy nói - Nào, xem bác sĩ Delaware vẽ được thêm những con gì ngộ nghĩnh nào.

                      Cassie gật đầu rất nhẹ. Nó vùi đầu vào áo Cindy.

                      Tôi lại tiếp tục vẽ.



                      Một con chó ghẻ, một con vịt có đôi mắt xếch và con ngựa cà nhắc đã làm con bé chịu để tôi có mặt ở trong phòng.

                      Tôi dần kéo cái ghế lại gần giường nó, nói chuyện với Cindy về những trò chơi, đồ chơi và những thức ăn được ưa thích. Khi Cassie dường như chấp nhận tôi, tôi liền đẩy đẩy cái ghế sát sạt vào tấm nệm và dạy Cindy trò vẽ hình - hai người chúng tôi thay phiên nhau vẽ thêm những đường nét vào các hình vẽ. Đó là một kỹ thuật của nhà phân tích tâm lý trẻ thơ nhằm xây dựng mối quan hệ và đi vào tiềm thức của trẻ mà không làm nó sợ hãi.

                      Tôi sử dụng Cindy như người trung gian trong khi vẫn thầm theo dõi, nghiên cứu tâm lý chị ta.

                      Tôi vẽ một nét gấp và đưa cho Cindy. Chị ta và Cassie châu đầu vào nhau để vẽ; họ giống như một bức tranh áp phích cho tờ National Bonding Week (2). Từ một nét gấp ấy, Cindy phát triển thành một căn nhà. Chị ta đưa lại cho tôi tờ giấy và nói:

                      - Không tốt lắm, nhưng...

                      Môi Cassie hơi cong lên một chút, rồi lại xịu xuống. Đôi mắt con bé nhắm lại và áp chặt mặt vào áo Cindy. Nó túm chặt một bên vú mẹ, bóp mạnh. Cindy nhẹ nhàng gỡ tay con bé ra và đặt vào lòng mình. Tôi thấy những vết đâm trên da thịt Cassie. Những dấu chấm nhỏ đen, giống như vết rắn cắn.

                      Cindy thầm thì nựng nịu con bé. Nó sục sạo, xoay tư thế và túm lấy một nắm áo của mẹ.

                      Nó lại ngủ. Cindy hôn lên đỉnh đầu con bé.

                      Tôi đã được dạy để biết cách hàn gắn những vết thương, biết cách tin vào mối quan hệ cởi mở, thành thật giữa bác sĩ và bệnh nhân. Trong căn phòng này, tôi có cảm giác mình là một kẻ bịp bợm.

                      Rồi tôi nghĩ về những cơn sốt cao và đi ngoài ra máu, những cơn co giật mạnh tới mức làm cho chiếc giường phát ra tiếng kêu ầm ĩ. Tôi nhớ đứa bé trai đã chết trong cũi của nó khiến sự thiếu tự tin của tôi đổ vỡ và biến mất.



                      Tới 10 giờ 45 thì tôi đã ở trong phòng đó được hơn nửa tiếng, phần lớn là để quan sát con bé Cassie nằm trong vòng tay mẹ. Con bé có vẻ hoàn toàn thoải mái với tôi, thậm chí còn mỉm cười một đôi lần. Đã đến lúc kết thúc và tuyên bố thành công.

                      Tôi đứng dậy. Con bé Cassie bắt đầu quấy.

                      Cindy khịt khịt ngửi rồi nhăn mũi lại và kêu lên:
                      - Ôi trời!

                      Chị ta nhẹ nhàng xoay cho Cassie ngửa ra và thay cái tã nhỏ của con bé.

                      Chị xịt phấn chống hăm, vỗ nhẹ và cuốn tã lại cho nó. Cassie tiếp tục quấy. Nó chỉ tay xuống sàn nhà và kêu rống lên:

                      - A, a, a...

                      - Con muốn ra ngoài phải không?

                      - A - Con bé gật đầu dứt khoát.

                      Con bé quỳ gối và cố đứng lên trên giường, nhưng lảo đảo vì cái nệm mềm, Cindy luồn tay vào nách con bé nhấc lên và đặt xuống sàn nhà.

                      - Con muốn đi phải không? Hãy đi dép vào đã.

                      Hai mẹ con họ đi tới cái tủ nhỏ. Cái tã của Cassie quá dài nên con bé kéo lê dưới sàn nhà. Khi đứng, con bé trông còn nhỏ nhắn hơn khi nằm trên giường, nhưng cũng cứng cáp hơn. Nó đi rất vững chãi và giữ được thăng bằng rất tốt.

                      Tôi nhặt cái ca táp lên.

                      Cindy quỳ xuống lồng chiếc thép hình con thỏ đầy lông vào chân Cassie. Những con thỏ này có đôi mắt bằng nhựa rất trong, lòng đen của mắt di động được và mỗi lần Cassie bước đi lại phát ra tiếng kêu chít chít.

                      Con bé cố nhảy lên, nhưng không nhấc được chân lên khỏi mặt sàn nhiều lắm.

                      Cindy khen:

                      - Con gái mẹ nhảy giỏi quá.

                      Cánh cửa chợt mở, một người đàn ông bước vào.

                      Ông ta cỡ tuổi gần bốn mươi, cao chừng 1 mét 8 và rất gầy.

                      Tóc ông ta màu đen, lượn sóng và dày, được chải thẳng ra đằng sau và dài tới tận cổ áo. Ông ta có khuôn mặt đầy đặn rất không hợp với thân hình lêu nghêu. Khuôn mặt ấy đầy đặn và tròn hơn bởi bộ râu màu đen, rậm được cắt tỉa có điểm mấy sợi bạc. Vẻ mặt ông ta dễ chịu và ôn hoà. Bên dái tai trái ông ta có đeo một cái khuyên bằng vàng. Bộ quần áo ông ta mặc hơi rộng nhưng được may đo rất đẹp: áo sơ mi sọc trắng - xanh cài cúc, bên ngoài là chiếc áo khoác thể thao vải tuýt; chiếc quần đen rộng thẳng li; đôi giày chạy thể thao đen có vẻ mới tinh.

                      Một tay ông ta cầm cốc cà phê.

                      - Bố kìa - Cindy nói.

                      Cassie chìa cánh tay ra.

                      Người đàn ông lêu nghêu liền đặt cốc cà phê xuống rồi nói:

                      - Chào các quý bà.

                      Rồi ông ta hôn vào má Cassie và bế nó lên.

                      Con bé kêu ré lên vui sướng khi được bố bế bổng lên cao. Ông ta đưa con bé lại gần bằng động tác hạ rất mạnh.

                      - Con gái bố có khoẻ không? - Ông ta vừa nói vừa áp con bé vào bộ râu của mình. Mũi ông ta biến mất dưới mái tóc của con bé. Con bé cười khúc khích.

                      - Quý bà mặc tã của bố có khoẻ không hả?

                      Cassie đưa cả hai tay lên tóc bố nó và kéo mạnh.

                      - Ái chà.

                      Con bé cười và lại giật.

                      - Úi chà ơi.

                      Con bé lại cười lên ha hả.

                      - Ái ôi.

                      Hai bố con họ chơi với nhau một lúc lâu rồi ông ta nhãng ra và nói:

                      - Ôi, con bố khoẻ quá.

                      Cindy giới thiệu:

                      - Đây là bác sĩ Delaware, anh yêu. Bác sĩ tâm lý. Thưa bác sĩ, đây là bố của Cassie.

                      Người dàn ông quay lại phía tôi, một tay ôm Cassie tay kia chìa ra.

                      - Tôi là Chip Jones. Rất vui được gặp ông.

                      Cái bắt tay của ông ta rất mạnh. Cassie vẫn đang kéo tóc ông ta làm cho nó rối bù lên. Ông ta dường như đã quen bị nó hành hạ như thế rồi đâm trơ.

                      - Chuyên ngành hai của tôi cũng về tâm lý - Ông ta vừa nói vừa cười - Nhưng nay tôi quên gần hết rồi.

                      Quay sang Cindy, ông ta nói:

                      - Tình hình ra sao rồi?

                      - Vẫn thế thôi.

                      Ông ta cau mày đoạn nhìn đồng hồ ở cổ tay. Lại một chiếc đồng hồ của Swatch.

                      Cindy hỏi:

                      - Anh đang có việc à?

                      - Thật không may em ạ. Anh tới là để được trông thấy mẹ con em trong chốc lát thôi.

                      Ông ta cầm lấy cốc cà phê chìa ra cho vợ.

                      - Không, cảm ơn anh.

                      - Em ổn chứ?

                      - Vâng, em ổn.

                      - Bụng em sao rồi?

                      Cindy sờ tay vào bụng, đáp:

                      - Chỉ hơi cảm thấy buồn nôn thôi. Anh có thể nán lại được bao lâu.

                      - Chỉ thoáng tí thôi - Chip đáp - Anh có một lớp vào lúc 12 giờ, rồi sau đó là họp hành - có lẽ từ đó lái xe đến đây rồi lại đi ngay là hơi điên rồ, nhưng anh nhớ mẹ con em quá.

                      Cindy cười.

                      Chip hôn chị ta và Cassie.

                      - Cindy nói:

                      - Bố không thể ở đây lâu với mẹ con mình rồi, Cass. Chán thật nhỉ?

                      - Bố ơi..

                      Chip véo nhẹ vào cằm Cassie. Con bé đưa tay xoa râu bố nó.

                      - Khoảng muồn muộn anh sẽ cố tạt qua đây.  Hãy thức chừng nào em cần đến anh nhé.

                      - Thật tuyệt - Cindy đáp.

                      - Bố ơi bố...

                      - Bố - Chip nói với Cassie - Bố yêu con. Con ngoan của bố.


                      Quay sang Cindy, Chip nói:

                      - Đến thăm mẹ con em hai phút thật là một ý kiến tồi. Bây giờ, anh sẽ lại nhớ mẹ con em lắm đây.

                      - Mẹ con em cũng sẽ nhớ anh, bố nó ạ.

                      - Anh sẽ ở cạnh đây thôi - Ông ta nói - Tức là ở ngay bên sườn đồi, ít nhất là như vậy.

                      - Tại trường đại học ư?

                      - Vâng. Trực tại thư viện ấy mà.

                      Quay sang tôi, ông ta nói:

                      - Tôi dạy học tại phân khu mới của Đại học Tây Valley City, không có nhiều nguồn thông tin tham khảo. Vì vậy, khi có những dự án nghiên cứu nghiêm túc, tôi thường tới trường Đại học để tìm kiếm dữ liệu.

                      - Đó là trường tôi từng học đấy - Tôi nói.

                      - Thế ư? Tôi học ở tận miền Đông cơ - Ông ta cù bụng Cassie - Em đã ngủ tí nào chưa, Cindy?

                      - Nhiều rồi.

                      - Thật không?

                      - Thật chứ.

                      - Em có muốn uống trà thuốc không? Anh nghĩ là anh có mấy gói trà thanh nhiệt ở dưới xe đấy.

                      - Không, anh yêu. Bác sĩ Delaware có một số kỹ thuật giúp Cassie chống lại cảm giác đau đớn anh ạ.

                      Chip nhìn tôi trong khi vẫn xoa tay con bé.

                      - Thế thì hay quá. Đây đúng là một khó khăn quá mức tưởng tượng.

                      Đôi mắt ông ta xanh như đá phiến, mi trên hơi cụp xuống và rất sâu.

                      - Tôi biết - Tôi đáp.

                      Chip và Cindy nhìn nhau, rồi nhìn tôi.

                      - À, mà tôi sẽ đi ngay đây. Sáng mai tôi sẽ tạt qua để gặp lại gia đình ta.

                      Tôi cúi xuống và thầm chào tạm biệt Cassie. Con bé chớp mắt và quay đi.

                      Chip cười:

                      - Bác sĩ tán khéo nhỉ. Con bé mới bé tẹo thế này, phải vậy không?

                      Cindy nói:

                      - Thế thì khi nào chúng ta có thể bàn về các kỹ thuật của ông?

                      - Sớm thôi - Tôi đáp - Trước hết, tôi cần phải làm quen với Cassie đã. Tôi nghĩ, hôm nay chúng ta đã làm được rất khá.

                      - Ôi, đúng thế. Chúng ta đã làm rất tốt. Phải vậy không, bé con của mẹ?

                      - Chị thấy 10 giờ sáng có tiện cho chị không?

                      - Vâng - Cindy đáp - Chúng tôi sẽ không đi đâu cả.

                      Chip nhìn vợ và nói:

                      - Bác sĩ Eves vẫn chưa nói gì về chuyện cho ra viện à?

                      - Chưa. Bà ấy muốn theo dõi thêm.

                      Ông chồng thở dài:

                      - Thôi được rồi.

                      Tôi bước ra cửa.

                      Chip nói theo:

                      - Tôi cũng phải đi ngay, thưa bác sĩ. Nếu ông có thể chờ thêm một giây nữa, tôi sẽ cùng ra với ông.

                      - Được thôi.

                      Ông ta cầm tay vợ.

                      Tôi đóng cửa lại, rảo bước tới phòng y tá và lại ngồi phía sau cái bàn làm việc. Vicki Bottomley đang từ cửa hàng đồ chơi trở lại, ngồi xuống chiếc ghế của thư ký và đọc cuốn RN (1). Không có ai khác xung quanh. Trên mặt bàn là một hộp nhỏ được bọc bằng giấy gói quà của cửa hàng đồ chơi tại bệnh viện Nhi đồng miền Tây cạnh cuộn ống thông đường tiểu và chồng mẫu bảo hiểm.

                      Bà ta không ngửng mặt nhìn lên kh tôi nhấc bệnh án của Cassie ra khỏi chồng và lật qua các trang. Tôi đảo mắt nhanh qua quá trình điều trị của nó và tìm thấy bản ghi lại quá trình điều trị tâm lý của Stephanie. Với nghi hoặc về sự chênh lệch tuổi tác giữa Cindy và Chip, tôi tìm đến dữ liệu về lý lịch của ông ta.

                      Chales L.Jones Đệ tam. Tuổi 38. Trình độ học vấn: Thạc sỹ. Nghề nghiệp: giáo sư đại học.

                      Cảm thấy có ai đó đang nhìn mình, tôi hạ thấp cuốn bệnh án xuống và thấy Vicki quay nhanh đầu trở lại cuốn tạp chí.

                      Tôi lên tiếng hỏi trước:


                      - Tình hình dưới cửa hàng đồ chơi thế nào, thưa bà Vicki?

                      Bà ta hạ cuốn tạp chí xuống và đáp:

                      - Cụ thể anh muốn gì ở tôi?

                      - Bất kể thứ gì có thể giúp tôi giải quyết được sự sợ hãi của con bé Cassie.

                      Đôi mắt của bà y tá nheo lại:

                      - Bác sĩ Eves đã yêu cầu tôi làm thế rồi. Anh cứ việc hỏi đi.

                      - Tôi chỉ muốn biết trong thời gian qua đã có những chuyện gì xảy ra với bà?

                      - Không có chuyện gì xảy ra cả - Bà ta đáp - Tôi không biết gì hết. Tôi chỉ là một y tá.

                      - Y tá thường biết nhiều hơn bất kỳ ai khác đấy.

                      - Anh hãy nói điều đó với uỷ ban định tiền lương ấy. - Bà ta giơ tờ tạp chí lên cao, che khuất bộ mặt của mình.

                      Tôi đang định trả lời thì nghe thấy tiếng gọi. Chip Jones đang sải bước về phía tôi.

                      - Cảm ơn ông vì đã chờ đợi.

                      Tiếng ông ta làm Vicki ngừng đọc. Bà ta chỉnh sửa lại cái mũ và nói:

                      - Chào tiến sỹ Jones.

                      Một nụ cười ngọt ngào nở trên mặt bà ta, chẳng khác gì mật ong được phết lên bánh mỳ ôi.

                      Chip chống tay lên mặt bàn, miệng cười toe toét và lác đầu:

                      - Lại gặp bà ở đây, bà Vicki, bà đang thăng học vị cho tôi đấy.

                      Quay sang phía tôi, ông ta nói:

                      - Tôi mới sắp là tiến sỹ thôi, nghĩa là đã hoàn thành tất cả rồi, ngoại trừ luận án. Bà Vicki - hay bà Bottomley hào phóng đây đang muốn thăng cấp cho tôi trước khi tôi được phong chính thức đấy.

                      Vicki lại nở nụ cười nịnh hót khác:

                      - Có được phong  hay không thì có khác gì chứ?

                      - Ôi - Chip đáp - với những người như bác sĩ Delaware đây, người đã nhận được học vị này thực sự, thì rất khác đấy.

                      - Tôi không dám.

                      Ông ta nghe thấy sự chao chát trong giọng Vicki nên ném cho bà ta cái nhìn khó chịu. Bà ta bối rối quá đành nhìn ra chỗ khác.

                      Ông ta nhìn thấy hộp quà đồ chơi nên nói:

                      - Bà Vicki, bà lại chiều con bé rồi phải không?

                      - Đó chỉ là món đồ chơi nhỏ thôi mà.

                      - Bà thật là tốt bụng, bà Vicki ạ, nhưng không nhất thiết phải thế.

                      - Tôi muốn thế mà, anh Jones. Con bé xinh như một thiên thần ấy.

                      - Đúng thế, thưa bà Vicki - Ông ta cười - Bà lại mua thỏ nhồi bông cho nó à?

                      - Ôi, con bé thích những thứ này, tiến sỹ Jones ạ.

                      - Bà cứ gọi tôi là anh Jones được rồi. Nếu bà thực sự muốn gọi bằng chức danh thì xin gọi tôi là ông giáo cũng được. Gọi như thế dễ nghe hơn, phải vậy không thưa bác sĩ Delaware?

                      - Vâng, anh dạy phải lắm.

                      Ông ta nói:

                      - Nãy giờ tôi toàn nói chuyện tầm phào thôi - nơi này làm tôi quẫn trí quá. Xin cảm ơn bà một lần nữa, bà Vicki. Bà thật tốt bụng.

                      Bottomley đỏ bừng mặt.

                      Chip quay sang tôi:

                      - Sẵn sàng đi chưa, thưa bác sĩ?



                      Chúng tôi rảo bước qua mấy cánh cửa gỗ tếch vào dòng người hối hả của tầng sáu phía Đông. Một đứa bé được đẩy trên xe đang gào khóc ở đâu đó, một bé trai đang được truyền nước và đầu quấn đầy băng. Chip nhìn, nhăn trán nhưng không nói gì.

                      Khi chúng tôi tới gần thang máy, ông ta lắc đầu và nói:

                      - Vicki thật là tốt bụng. Bà ấy là y tá không biết quản ngại khó khăn. Nhưng hình như bà ấy có vẻ gì đó xấc xược với ông phải không?

                      - Tôi không phải là kiểu người mà bà ấy ưa thích.

                      - Tại sao?

                      - Tôi chịu thôi.

                      - Trước kia ông có cãi lộn với bà ấy bao giờ chưa?

                      - Chưa. Trước kia tôi cũng chưa từng gặp bà ấy.

                      Ông ta lắc đầu:

                      - Ôi, thật xin lỗi ông, nhưng bà ấy dường như quan tâm săn sóc hết lòng với con Cassie nhà tôi. Cindy cũng rất mến bà ấy. Tôi nghĩ rằng bà ấy làm Cindy nhớ tới bà dì của cô ấy - người đã nuôi cô ấy khôn lớn. Bà ấy cũng là y tá, một người rất chịu khó.

                      Sau khi chúng tôi vượt qua một nhóm sinh viên trường y có vẻ mặt như mê ngủ, ông ta nói:

                      - Có lẽ chính yếu tố địa bàn đã khiến bà Vicki có phản ứng với ông. Nó giống như là cuộc chiến tranh giành địa bàn ấy, phải vậy không?

                      - Có thể.

                      - Tôi để ý thấy ở đây thường xảy ra chuyện đó lắm. Tôi tạm gọi đó là sự sở hữu bệnh nhân. Cứ như thể bệnh nhân trở thành những món hàng quý hoá vậy.

                      - Bản thân ông có trải qua chuyện này bao giờ chưa?

                      - Ô, có chứ. Hoàn cảnh của chúng tôi còn làm cho căng thẳng tăng lên. Mọi người thường nghĩ rằng chúng tôi là những người đáng được nịnh nọt bởi vì chúng tôi có những con đường dẫn thẳng tới cơ cấu quyền lực. Tôi nghĩ ông biết cha tôi là ai rồi chứ?

                      Tôi gật đầu.

                      Ông ta nói tiếp:

                      - Chuyện bị đối xử khác biệt làm tôi cảm thấy không ổn. Tôi lo rằng chuyện đó sẽ khiến Cassie nhận được sự chăm sóc không tốt.

                      - Nghĩa là sao?

                      - Tôi không biết, chẳng có thứ gì cụ thể cả. - tôi chỉ không muốn trở thành một cái gì đó đặc biệt. Tôi không muốn ai đó bỏ qua điều quan trọng bởi vì họ đã chần chừ hay phá vỡ tính thường xuyên vì sợ sẽ gây tổn thương tới gia đình chúng tôi. Không phải là bác sĩ Eves không tốt đâu - tôi rất kính trọng bà ấy. Vấn đề là ở toàn bộ hệ thống cơ - đó là cảm giác của tôi khi tới đây.


                      Ông ta đi chậm lại.

                      - Có lẽ tôi đã đánh giá quá chủ quan. Nhưng đó là sự thất vọng bởi lẽ con Cassie đã mắc hết bệnh này đến tật khác mà chẳng có ai biết con bé bị làm sao. Chúng tôi cũng... ý tôi muốn nói rằng bệnh viện này là một cơ cấu hình thức hoá cao và khi quy tắc thay đổi tại một cơ cấu nào đó thì sẽ dễ xảy ra sự đổ vỡ cả cơ cấu. Đó là lĩnh vực quan tâm của tôi: Các tổ chức hình thức. Theo tôi, đây chính là một dạng tổ chức như thế đấy.

                      Chúng tôi tới cầu thang máy. Ông ta nhấn nút và nói:

                      - Tôi hy vọng ông có thể giúp được Cassie chịu đựng những mũi tiêm chọc. Hiện con bé đang phải trải qua cơn ác mộng thực sự. Cả  Cindy cũng vậy. Cô ấy là người mẹ tuyệt vời nhưng với chuyện này thì sự thiếu tự tin là điều tất yếu.

                      - Vậy vợ ông đang tự trách mình à? - Tôi hỏi.

                      - Có, đôi khi. Mặc dù chuyện này là hoàn toàn phi lý. Tôi đã cố khuyên giải cô ấy, nhưng...

                      Ông ta lắc đầu và chắp hai tay lại với nhau. Các ngón tay trắng trẻo. Đoạn ông ta đưa tay lên xoay xoay cái khuyên tai.

                      - Những căng thẳng với cô ấy thật quá mức chịu đựng.

                      - Chắc ông cũng thấy rất căng thẳng phải không? - Tôi hỏi.

                      - Tất nhiên chuyện này đâu có vui vẻ được. Nhưng tồi tệ nhất vẫn là về phía Cindy. Nói thật thì chúng tôi có cuộc hôn nhân căn bản truyền thống, tôi đi làm, cô ấy ở nhà đảm nhiệm tất cả. Đó là sự lựa chọn được cả hai bên đồng ý - chính Cindy cũng muốn như thế. Tôi cũng có tham gia việc nhà đôi chút - có lẽ là hơi ít - nhưng việc nuôi con thực sự là lĩnh vực của Cindy. Chỉ có trời mới hiểu cô ấy giỏi hơn tôi rất nhiều trong công việc ấy. Vì vậy, khi có vấn đề gì đó không ổn liên quan tới con cái gì cô ấy gánh hết trách nhiệm lên vai.

                      Ông ta đưa tay xoa cằm và lắc đầu:

                      - Phải chăng ông thấy những gì tôi nói giống lời phát biểu mô phạm ấn tượng tự bào chữa cho mình? Thật ra, tôi cũng rất đau đớn. Phải chứng kiến người mình yêu thương... Tôi nghĩ chắc ông đã biết về Chad - thằng con trai đầu lòng của chúng tôi?

                      Tôi gật đầu.

                      - Khi chuyện đó xảy ra, chúng tôi đã đau đớn hết mực, bác sĩ Delaware ạ. Thật chẳng còn gì để... - Ông ta nhắm mắt lại, lắc đầu thật mạnh như thể đang trục xuất ra khỏi đầu con đỉa vô hình nào đó - Thực sự, ngay cả đối với kẻ thù cay cú nhất thì tôi cũng không mong chuyện đó xảy ra với họ.

                      Ông ta lại nhấn nút cầu thang và liếc nhìn chiếc đồng hồ.

                      - Có vẻ như chúng ta đã làm mọi người xung quanh khó chịu, thưa bác sĩ. Nhưng dù sao, chúng tôi cũng đã vượt qua - cả Cindy và tôi. Hai chúng tôi đã gắn bó với nhau và cùng chia sẻ niềm vui khi có Cassie thì chuyện khốn này lại xảy ra. Thật không thể tin được.

                      Thang máy tới. Hai nhân viên tình nguyện trẻ và một bác sĩ bước ra. Chúng tôi cùng vào. Chip nhấn nút xuống tầng một và đứng tựa lưng vào thành thang máy.

                      - Ông không biết được cuộc sống sắp tới sẽ tồi tệ với ông thế nào đâu - Ông ta nói tiếp - Tôi từng là người rất cứng đầu. Có thể nói là quá cứng đầu ấy chứ - một con người cá nhân chủ nghĩa đến kinh tởm. Có lẽ bởi vì thời trẻ tôi đã phải nuốt trôi nhiều sự giáo huấn. Nhưng rồi tôi nhận ra rằng tôi là một người khá bảo thủ, sống theo các giá trị căn bản: tuân thủ các quy tắc, luật lệ chắc chắn cuối cùng mọi thứ sẽ ổn. Thật là sự ngây thơ vô vọng. Nhưng khi ta rơi vào một mô thức tư duy nhất định thì luôn cảm thấy mô thức đó là hoàn hảo, vì thế ta sẽ tiếp tục làm theo nó. Tôi nghĩ nói như thế là đủ để ông hiểu định nghĩa đức tin của tôi như thế nào. Nhưng rồi tôi nhanh chóng mất hết đức tin.

                      Chiếc thang máy dừng lại ở tầng bốn. Một phụ nữ người Tây Ban Nha khoảng năm mươi tuổi bước ra cùng đứa bé trai chừng mười tuổi. Thằng bé thấp, đậm và đeo kính. Vẻ mặt đần độn của nó thể hiện không lẫn vào đâu người bị bệnh đao. Chip nở nụ cười với hai người bọn họ. Thằng bé con dường như không nhận ra ông ta còn người phụ nữ có vẻ rất mệt nhọc. Không ai nói chuyện với ai. Hai người bọn họ xuống tầng ba.

                      Khi cánh cửa đóng lại, Chip không ngớt nhìn chằm chằm vào nó. Khi thang máy bắt đầu đi xuống, ông ta nói:

                      - Ông cứ nhìn người phụ nữ đó thì biết. Bà ta không hề mong đợi điều đó, tức là có con ở tuổi ấy để rồi phải nuôi báo cô nó suốt đời. Những chuyện như thế sẽ làm đảo lộn hoàn toàn thế giới quan của ông. Đó chính là điều đã xảy ra với tôi - chuyện nuôi con ấy. Trong tôi chẳng còn chút hy vọng nào về một kết thúc tốt đẹp.

                      Ông ta quay sang tôi. Đôi mắt màu xanh tỏ vẻ cầu khẩn:

                      - Tôi thực sự hy vọng ông có thể giúp được Cassandra. Trong lúc con bé tiếp tục phải điều trị ở đây, hãy giúp nó bớt đi một phần đau đớn.

                      Thang máy xuống tới tầng một. Khi cánh cửa mình, ông ta lập tức ra ngoài và biến mất.


                      Khi tôi trở lại phòng khám đa khoa nhi, Stephanie đã có mặt ở một trong những phòng khám. Tôi đợi bên ngoài và vài phút sau thì cô ra, đi theo là một phụ nữ da đen to lớn và bé gái khoảng năm tuổi. Đứa bé mặc chiếc áo hoa nước da màu đen như than, tóc tết thành nhiều bím nhỏ và có khuôn mặt đẹp đặc châu Phi. Một tay con bé nắm lấy tay Stephanie, tay còn lại cầm cây kẹo mút. Dòng nước mắt chảy dọc theo má nó giống như một vệt sơn trên gỗ mun. Một miếng cao dán ở khuỷu tay nó.

                      Stephanie nói:

                      - Cháu làm giỏi lắm, Tonya.

                      Nhìn thấy tôi, cô nói:

                      - Vào văn phòng của tôi đi.

                      Sau đó cô lại để ý tới con bé ngay.

                      Tôi tới phòng khám của cô. Cuốn sách của Byron đã nằm trở lại giá, cái gáy sách mạ vàng của nó không lẫn vào đâu trong cả chồng sách vở.

                      Tôi lật qua vài trang của tờ tạp chí Nhi khoa. Không bao lâu sau, Stephanie đã trở lại. Cô đóng cửa và ngồi vào chiếc ghế ở bàn làm việc.

                      - Tình hình thế nào? - Cô hỏi.

                      - Tốt đẹp, không có sự phản kháng của bà Bottomley.

                      - Bà ta cản trở anh sao?

                      - Không, chỉ tỏ thái độ giống như cô đã thấy rồi đấy - Tôi kể cho Stephanie về cảnh tượng tôi chứng kiến giữa bà y tá và Chip - Bà ta đã cố gắng để lấy lòng Chip nhưng lại nhận kết quả ngược lại. Ông ta xem bà ấy là kẻ nịnh bợ không biết ngượng, mặc dù ông ta cho rằng quả thật bà ấy đã chăm sóc rất tốt cho Cassie. Hơn nữa, có thể ông ta đã phân tích đúng lý do tại sao bà ấy lại hằn học với tôi: đó là sự ganh đua để nhận được sự chú ý của bệnh nhân quan trọng (VIP).

                      - Biểu hiện tìm kiếm sự chú ý hay sao? Đó là biểu hiện của hội chứng Munchausen rồi đấy.

                      - Đúng thế, ngoài ra bà ấy đúng là đã tới nhà thăm bọn họ. Nhưng chỉ vài lần, cách đây một thời gian. Vì thế, dường như bà ấy không có khả năng là người đã gây ra chuyện. Nhưng chúng ta cần phải để mắt tới bà ấy.

                      - Tôi cũng đã thấy ngờ ngợ rồi, anh Alex ạ. Tôi hỏi những người xung quanh về bà ấy. Văn phòng y tá nói rằng bà ấy cái gì cũng nhất. Bà ấy liên tục được đánh giá là giỏi nhất, không hề có lời ra tiếng vào. Và theo những gì tôi được biết thì các bệnh nhân bà ấy chăm sóc không hề có các khuôn mẫu bệnh lạ nào. Nhưng đề nghị của tôi vẫn để ngỏ - nếu bà ta gây phiền nhiễu, tôi sẽ chuyển bà ta đi chỗ khác.

                      - Hãy để xem tôi có thể tìm cách hợp tác được với bà ấy không. Cindy và Chip có vẻ quý bà ấy.

                      - Ngay cả khi bà ấy là một kẻ nịnh bợ ư?

                      - Kể cả như thế. Mà ông ta cũng tiện thể nghĩ luôn cả bệnh viện này đều như thế. Ông ta không muốn nhận được sự đối xử đặc biệt nào.

                      - Nghĩa là sao?

                      - Ông ta chẳng nói rõ là thế nào nhưng có nói rất cụ thể rằng ông ta thích cô đấy. Ông ta có một mối lo chung chung rằng có thể bệnh viện sẽ bỏ qua điều gì đó bởi vì vai vế của bố ông ta. Hơn nữa, ông ta có vẻ rất chán ngán. Cả hai vợ chồng họ đều thế.

                      - Chúng ta thì không à? - Stephanie đáp - Thế suy nghĩ ban đầu của anh về bà mẹ thế nào?

                      - Chị ta không hẳn như những gì tôi đã nghĩ - cả hai vợ chồng họ. Họ dường như là những người có lối sống lành mạnh và cũng khá khác nhau. Chị ta rất... tôi nghĩ từ hợp nhất là "căn bản". Đơn giản. Nhất là khi chị ta lại là con dâu của một người có tiền chứ... Còn Chip thì lớn lên trong nhung lụa, nhưng ông ta có vẻ gì đó không phải là con trai của một ông chủ.

                      - Anh muốn nói tới khuyên tai?

                      - Cái khuyên tai, nghề nghiệp ông ta chọn, cách ông ta xử sự nói chung. Ông ta nói việc tuân thủ các quy tắc đã khiến ông ta đau khổ và phải nổi loạn. Có lẽ, cưới Cindy là một phần của hành động nổi loạn ấy. Hai người có tuổi tác hơn kém nhau tới mười hai năm. Phải chăng chị ta là học trò của Chip?

                      - Có thể lắm, tôi không biết chắc. Điều này có liên quan gì tới hội chứng Munchausen không?

                      - Không hẳn. Tôi lại đi lạc đề một chút rồi. Nói về hồ sơ Munchausen, bây giờ vẫn còn quá sớm, không thể nói được gì nhiều về chị ta. Đúng là trong lúc nói chuyện chị ta đã sử dụng một số biệt ngữ và có sự đồng cảm rất cao với Cassie - Tôi có cảm giác hai mẹ con họ có một mối thần giao cách cảm. Vẻ bề ngoài của mẹ con họ rất giống nhau - con Cassie đúng là mô hình thu nhỏ của mẹ nó. Tôi nghĩ, điều này càng làm cho mối đồng cảm của họ tăng lên.

                      - Nghĩa là nếu Cindy có điều gì đó bất mãn thì Cassie cũng sẽ cảm nhận được?

                      - Có thể lắm - Tôi đáp - Nhưng tôi vẫn chưa thể giải thích được thế nào. Thế Chad có giống con bé không?

                      - Tôi chứng kiến thằng bé đó mất mà, Alex - Stephanie lấy tay che mặt, dụi mắt rồi ngước lên trời - Tất cả những gì tôi còn nhớ là thằng bé khá xinh xắn. Nó màu xám giống như những tượng tiểu thiên sứ người ta vẫn thường đặt ở trong vườn. Nói thật, tôi đã cố không nhìn vào thằng bé.

                      Stephanie  cầm cốc cà phê lên như sắp quẳng đi.

                      - Trời ơi, đúng là cơn ác mộng. Tôi đã phải đem thằng bé xuống nhà xác. Thang máy dành cho nhân viên bị kẹt nên tôi phải đứng chờ, tay ôm lấy cái gói xác. Những người khác đi qua, nói chuyện lung tung - lúc đó tôi đã muốn thét vào mặt họ. Cuối cùng, tôi phải đi bộ tới cầu thang máy công cộng, đi xuống cùng với vài người khác. Họ là những bệnh nhân và cha mẹ bệnh nhân. Tôi cố không để ý tới cái gói xác nên bọn họ cũng không biết đó là cái gì.


                      Chúng tôi ngồi im một lát rồi Stephanie lên tiếng:

                      - Làm tí cà phê nhé.

                      Nói rồi cô cúi người về phía cái máy màu đen nho nhỏ và bật nút. Một chiếc đèn màu đỏ sáng lên.

                      - Đã sẵn sàng rồi đấy. Hãy uống cà phê để xua tan đi những rắc rối. Còn đây là những tài liệu tham khảo tôi muốn đưa cho anh.

                      Cô lấy một mẩu giấy từ mặt bàn và đưa cho tôi. Đó là danh sách của khoảng 10 bài báo.

                      - Cảm ơn cô.

                      - Anh có còn để ý thấy gì khác ở Cindy không?

                      - Không thờ ơ lãnh đạm nhiều mà cũng không có biểu hiện tìm kiếm sự chú ý mạnh. Ngược lại, chị ta dường như rất bình tĩnh. Còn Chip thì khẳng định rằng người dì đã nuôi dưỡng chị ta lớn là một y tá, vì thế chúng ta có thể thấy được mối liên quan nào đó đến vấn đề y tế rồi, ngoài ra chị ta còn là kỹ thuật viên hô hấp nữa. Nhưng bản thân những điều này thôi thì hoàn toàn không phải là bằng chứng gì cả. Những kỹ năng nuôi con của chị ta dường như rất tốt - thậm chí phải gọi là tiêu biểu mới đúng.

                      - Thế còn mối quan hệ với chồng chị ta thì sao? Anh có thấy họ căng thẳng không?

                      - Không. Thế còn cô?

                      Stephanie lắc đầu rồi cười:

                      - Nhưng tôi nghĩ những gã đàn ông các anh thường lừa dối giỏi lắm.

                      - Sáng nay tôi lại không mang theo đồ nghề mới chết chứ. Thực ra, hai vợ chồng họ dường như khá hoà thuận với nhau.

                      - Vậy là một đại gia đình hạnh phúc - Cô đáp - Anh đã bao giờ gặp một vụ nào thế này chưa?

                      - Chưa bao giờ - Tôi đáp - Những người bị hội chứng Munchausen thường tránh các nhà tâm lý học và bác sĩ tâm thần giống như tránh bệnh dịch vậy bởi vì chúng tôi là khắc tinh của những căn bệnh kiểu ấy. Trường hợp phổ biến nhất mà tôi đã chứng kiến là hiện tượng chạy khắp các bác sĩ. Họ là những bậc cha mẹ cứ nghĩ rằng con mình bị đau ốm nên đã chạy hết từ bác sĩ này tới chuyên gia nọ nhưng chẳng ai tìm ra triệu chứng thật sự nào. Khi còn đang hành nghề, tôi tôi hường nhận được nhiều lời giới thiệu từ các bác sĩ bị họ làm cho phát điên lên. Nhưng tôi không bao giờ điều trị cho họ lâu cả. Nếu bọn họ có đến thì ban đầu tỏ ra khá chống đối nhưng rồi hầu hết đã nhanh chóng bỏ cuộc.

                      - Những người chạy khắp bác sĩ à - Stephanie nói - Anh không bao giờ nghĩ họ là những người bị bệnh Munchausen dạng nhẹ hay sao?

                      - Có thể họ cùng một động lực nhưng ở mức độ nhẹ hơn. Họ thường có những nỗi ám ảnh về sức khoẻ, muốn được mọi người chú ý tới trong khi nhảy nhót vui sướng.

                      - Đó là những vũ điệu quỷ quái - Cô nói - Thế còn Cassie thì sao? Con bé có phản ứng như thế nào?

                      - Đúng như cô mô tả - con bé ấy đã sợ phát khiếp khi nhìn thấy tôi, nhưng cuối cùng nó cũng bình tĩnh trở lại.

                      - Vậy là anh làm tốt hơn tôi rồi.

                      - Tôi đâu có dùng kim tiêm chọc nó, Stephanie.

                      Cô nở nụ cười chua chát.

                      - Có lẽ tôi đã chọn nhầm lĩnh vực hành nghề rồi. Vậy còn gì khác anh có thể nói cho tôi biết về con bé đó nữa không?

                      - Nó không có biểu hiện bệnh lý đặc biệt nào lớn cả, duy nhất bị chậm phát triển khả năng ngôn ngữ một chút thôi. Nếu khả năng ngôn ngữ của nó không tiến triển trong vòng sáu tháng tới, tôi sẽ kiểm tra một cách đầy đủ về mặt tâm lý, kể cả xét nghiệm thần kinh xem có rối loạn về tâm thần hay không.

                      Cindy bắt đầu sắp xếp đống hổ lốn trên mặt bàn rồi xoay người đối mặt với tôi:

                      - Sáu tháng à - Cô nói - Không biết liệu đến lúc đó con bé có còn sống không nữa.

                      Chú thích:

                      (1) Một loại đồ chơi trẻ em gồm sợi dây cuộn vào trục và con lăn.

                      (2) Tuần báo tâm lý quốc gia.

                      (3) Tạp chí Y tá Đăng ký.

                      <bài viết được chỉnh sửa lúc 22.05.2008 23:46:31 bởi Thanh Vân >
                      #11
                        Thanh Vân 22.05.2008 21:52:31 (permalink)
                        Chương 6

                        Phòng chờ của bệnh viện đang rất nóng rực bởi sự bất nhẫn và số đông con người. Rất nhiều bà mẹ đột nhiên rạng rỡ hy vọng khi nhìn thấ Stephanie lúc cô đưa tôi ra ngoài. Cô cười và nói:

                        - Tôi sẽ trở lại ngay thôi.

                        Rồi tiếp tục đưa tôi ra tới ngoài hành lang.

                        Một nhóm bác sĩ mặc áo choàng trắng và một người mặc bộ com lê vải flannel xám đang đi ra ngoài. Người mặc áo trắng dẫn đầu trông thấy chúng tôi liền gọi:

                        - Bác sĩ Eves!

                        Stephanie nhăn mặt:

                        - Tuyệt thật!

                        Cô dừng lại. Ba người đàn ông tiến sát đến. Hai người mặc áo choàng trắng đều ở độ tuổi năm mươi và có vẻ mặt béo tốt, râu nhẵn nhụi như những bác sĩ trực lâu năm.

                        Người đàn ông mặc com lê dáng doanh nhân thì trẻ hơn, khoảng ba tư, ba lăm tuổi và vạm vỡ. Anh ta cao chừng 1mét 8, nặng khoảng 100 cân, vai tròn và rộng, có vồng mỡ và cái đầu hình trụ rất to. Anh ta có bộ tóc màu nước rửa bát và khuôn mặt dịu dàng ngoại trừ chiếc mũi hình như đã bị vỡ hay bị lắp ghép không hoàn chỉnh. Bộ ria mỏng manh không làm cho khuôn mặt chó chút chiều sâu nào. Anh ta giống một tay chơi trò chơi kinh doanh. Anh ta đứng ở phía sau những người khác, quá xa nên tôi không đọc được tấm thẻ của anh ta.

                        Người bác sĩ dẫn đầu đoàn có thân hình đầy đặn và cao lớn. Ông ta có đôi môi mỏng tang và bộ tóc xoăn đang hói dần, màu tóc đã trắng xoá để dài. Chiếc cằm to chìa ra làm cho mặt ông ta có vẻ đang chuyển động về phía trước. Đôi mắt ông nhanh nhẹn và có màu nâu, cô da hồng hào và lấp lánh như thể vừa mới từ bồn tắm hơi chui ra. Hai vị bác sĩ hai bên ông có tầm vóc trung bình, tóc đã điểm bạc và đeo kính. Của một người là tóc dả.

                        Ông bác sĩ cằm chìa nói:

                        - Thế giới thật là tròn.

                        Đoạn ông ta quay sang tôi và nhíu mày liền mấy cái.

                        Stephanie giới thiệu:

                        - Đây là bác sĩ Delaware, thành viên đội chúng ta.

                        Ông ta vội chìa bàn tay ra:

                        - Rất hân hạnh được gặp anh. Tôi là George Plumb.

                        - Rất vui được gặp ông, bác sĩ Plumb.

                        Một cái bắt tay rất chặt.

                        - Delaware này - Ông nói - Anh ở khoa nào nhỉ, thưa bác sĩ?

                        - Tôi là bác sĩ tâm lý.

                        - A, thế à.

                        Hai người đàn ông tóc điểm bạc nhìn tôi nhưng không nói năng hay cử động gì. Người đàn ông mặc com lê dường như đang đếm những cái lỗ trên trần nhà cách âm.

                        - Bác sĩ Delaware cộng tác với khoa Nhi của chúng tôi - Stephanie giải thích - Vai trò của ông ấy là tư vấn viên trường hợp của Cassie Jones - giúp gia đình giảm bớt những căng thẳng.

                        Plumb đảo mắt nhìn Stephanie:

                        - A, vậy là rất tốt.

                        Ông ta chạm nhẹ vào cánh tay Stephanie. Cô ấy để yên một vài giây rồi rụt tay lại.

                        Ông ta lại cười.

                        - Tôi và cô cần phải hội ý một chút, Stephanie ạ. Tôi sẽ bảo thư ký của tôi gọi điện cho thư ký của cô để thu xếp.

                        - Tôi không có thư ký nào hết, thưa ông George. Cả năm người chúng tôi có chung một bà thư ký.

                        Hai người có mái tóc hoa râm cùng nhìn Stephanie như thể cô đang lơ lửng trong một cái lọ. Người mặc com lê thì đang nhìn đi đâu đó.

                        Plumb vẫn không ngớt cười.

                        - Đúng rồi, đó chỉ là thuật ngữ thôi mà. Được rồi, để cô thư ký của tôi gọi bà thư ký của cô vậy. Hãy giữ gìn sức khoẻ nhé, Stephanie.

                        Ông ta dẫn đoàn người đi chỗ khác, dừng lại cách đó vài mét ở cuối hành lang, rồi họ cùng nhìn lên, nhìn xuống bức tường như đang đo đạc nó.

                        - Này chàng trai, anh sẽ tháo gỡ những cái gì đây? - Stephanie thì thầm.

                        Plumb tiếp tục bước đi cho đến khi nhóm người biến mất ở chỗ ngoặt.

                        Tôi hỏi:

                        - Chuyện này là thế nào?

                        - Là chuyện về tiến sĩ Plumb ấy à? Ông ấy là giám đốc mới của chúng tôi, tay chân đắc lực của cha Chip đấy - một người có vai vế.

                        - Giám đốc đồng thời là bác sĩ à?

                        Stephanie cười:

                        - Cái gì, anh định nói ông ta mặc áo choàng trắng á? Không đâu, ông ấy không phải là bác sĩ, chỉ là kẻ có bằng tiến sĩ ngu xuẩn nào đó thôi... - Đang nói cô dừng ngay lại mặt bừng đỏ - Ôi, tôi xin lỗi.

                        Tôi bật cười:

                        - Đừng có khách sáo thế, Stephanie.

                        - Tôi thực sự xin lỗi anh mà, anh Alex. Anh biết tôi nghĩ về chuyên gia tâm lý các anh thế nào rồi đấy...

                        - Thôi hãy quên chuyện này đi - Tôi đặt tay lên vai cô - Cô liền luồn hai cánh tay mình quanh eo tôi.

                        - Tôi sắp mất trí rồi - Cô khẽ nói - Từng phần con người tôi đang tan ra đấy.

                        - Ông Plumb có bằng cấp về chuyên môn gì?

                        - Kinh doanh hay quản trị gì đó. Ông ta đã lợi dụng triệt để tấm bằng tiến sỹ của mình - yêu cầu được gọi là Đốc tờ (1), mặc áo choàng trắng. Tay chân của ông ta hầu hết đều là các tiến sỹ - như Firck và Frack, Roberts và Novak và rất nhiều người khác nữa. Bọn họ đều thích la cà trong các nhà ăn của các bác sĩ và ngồi chung bàn. Họ túm tụm lại dù chẳng có lý do gì tham dự, rồi lượn lờ, nhòm ngó, đo đạc và ghi chép. Giống như cách mà Plumb đã dừng lại đo đạc bức tường ấy. Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu sắp tới có thêm vài người thợ môc tới đây làm việc. Họ chia ba phòng thành sáu, biến không gian khám chữa bệnh thành văn phòng hành chính. Và nay ông ta muốn bàn bạc với tôi - chắc chắn sẽ có chuyện xảy ra đấy.


                        - Cô có thấy bị tổn thương không?

                        - Ai mà không chứ, nhưng khoa Nhi tổng hợp này lại dễ bị tổn thương nhất. Chúng tôi không có những công nghệ đặc biệt hay những anh hùng để tạo nên những tít lớn trên mặt báo. Phần lớn những gì chúng tôi làm là điều trị cho bệnh nhân ngoại trú, vì thế ngân sách chúng tôi được phân bổ luôn ở bậc thấp nhất trong bệnh viện. Nhất là kể từ khi khoa Tâm lý bị giải tán - Cô cười.

                        - Ngay cả các thiết bị công nghệ dường như cũng không tránh được chuyện này đâu - Tôi nói - Sáng nay, khi tìm kiếm thang máy, tôi đã đi ngang qua phòng điều trị bằng phóng xạ trước kia nay bị biến thành cái gọi là dịch vụ cộng đồng

                        - Đó là một cải cách khác của Plumb. Nhưng đừng lo về những bác sĩ điều trị phóng xạ làm gì - họ vẫn ổn. Họ được chuyển lên tầng ba, tầng bốn gì đó, cũng được một diện tích tương đương, có điều bệnh nhân hơi khó tìm được họ một chút thôi. Nhưng một vài phân khoa khác thì gặp rắc rối thực sự - phân khoa Thận, Khớp và các đồng nghiệp khoa Ung thư của anh nữa. Họ bị nhét vào những cái nhà di động ở đâu đó dưới đường kia kìa.

                        - Nhà di động ư?

                        - Thì giống như ở Winnebago ấy.

                        - Đây là những khoa quan trọng, Stephanie ạ. Vậy tại sao họ lại chịu thế chứ?

                        - Họ làm gì có sự lựa chọn nào, anh Alex ạ. Họ tự ký cam kết ở đó đấy chứ. Theo quy định họ sẽ ở tại toà nhà tháp Lutheran cũ ở Hollywood - Bệnh viện Nhi đồng miền Tây đã mua toà tháp đó hai năm trước, sau khi những người Lutheran quyết định bán nó vì vấn đề ngân sách. Ban quản trị đã cam kết sẽ xây những dãy phòng mới khang trang hơn cho những ai chuyển ra sống tại các nhà di động ấy. Rồi sau đó ban quản trị - mà đúng ra là ông Plumb - mới phát hiện ra rằng cho dù tiền quyên góp đã đủ để mua toà tháp và tu sửa lại những vẫn thiếu tiền phân bổ cho các công việc khác và bảo dưỡng toà tháp đó. Đó chỉ là chuyện thiếu khoảng 13 triệu đôla, vụn vặt thôi. Họ tiếp tục cố tìm cách quyên cho được số tiền đó trong hoàn cảnh hiện nay - lúc này các Mạnh Thường Quân hầu như rất hiếm bởi vì chúng tôi đã có tiếng là một bệnh viện hay làm từ thiện rồi và chẳng còn ai muốn tên của mình được ghi trên các văn phòng của bác sĩ nữa cả.

                        - Thuê các nhà di động à - Tôi nói - Vậy thì Melendez - Lynch quá sung sướng rồi.

                        - Năm ngoái, Menlendez-Lynch đã xin từ biệt nơi đây rồi.

                        - Cô nói đùa đấy phải không? Trước Raoul sống ở đây mà.

                        - Không sống đây nữa đâu. Giờ tới Miami rồi. Có một bệnh viện ở đó mời ông ta về làm trưởng phòng nhân sự nên ông ta đã nhận lời. Tôi nghe người ta kháo nhau rằng ông ấy kiếm được mức lương bằng ba lần ở đây mà lại bớt đi được một nửa những thứ gây nhức óc.

                        - Thời gian trôi đi nhanh quá - Tôi nói - Raoul vẫn luôn có những học bổng nghiên cứu. Sao họ lại để anh ta đi?

                        - Với những người này thì nghiên cứu chẳng có tí mẽo nào cả, anh Alex ạ. Họ không muốn trả thêm chi phí. Đó đúng là một trò chơi hoàn toàn mới - Stephanie rời tay khỏi eo tôi. Chúng tôi bắt đầu bước đi.

                        - Thế còn những người khác là ai? - Tôi hỏi - cái gã mặc com lê xám ấy.

                        - Ô, gã ta ấy à - Vẻ mặt cô hơi bực dọc - Đó là Presley Huenengarth - Gã làm trưởng Ban an ninh ở đây đấy.

                        - Đúng là gã ta có cái vẻ của một người thực thi pháp luật - Tôi nói - Những ai không chịu thanh toán hoá đơn chắc sẽ được ăn nhừ đón đấy nhỉ.

                        Stephanie cười:

                        - Không đến nỗi kinh khủng thế đâu. Nợ không trả được của bệnh viện hiện nay là 80%. Gã ta chẳng làm được gì nhiều nhặn ngoài việc lúc nào cũng bám theo Plumb và ẩn nấp đâu đó. Một số nhân viên bệnh viện nghĩ rằng gã ta đang rình mò theo dõi.

                        - Tại sao họ lại nghĩ thế?

                        Cô không đáp. Một lát sau mới nói:

                        - Tôi nghĩ đó là do thái độ của gã thôi.

                        - Thế cô đã có những kinh nghiệm tồi tệ nào với gã đó chưa?

                        - Tôi ư? Không. Mà tại sao chứ?

                        - Thấy cô hơi bất an khi nói chuyện về gã đó nên tôi hỏi vậy thôi.

                        - Không - Stephanie đáp - Chẳng có chuyện gì cá nhân giữa tôi và gã đó cả. Chẳng qua tôi không ưa cách gã đối xử với những người khác. Gã luôn lù lù hiện ra khi không ai mong đợi gã cả. Gã thường xuất hiện đâu đó ở các góc nhà, xó xỉnh. Có thể anh vừa ra khỏi phòng bệnh nhân là đã thấy gã lởn vởn ở đâu đó rồi ấy chứ.

                        - Nghe có vẻ hấp dẫn đấy.

                        - Rất hấp dẫn là khác. Nhưng một cô gái thì biết làm gì? Gọi Ban an ninh à?



                        *



                        Tôi đi cầu thang xuống tầng một một mình, thấy cửa phòng An ninh mở, chịu để cho nhân viên an ninh thẩm vấn 5 phút và cuối cùng cũng được cấp một cái thẻ mới có ảnh màu hẳn hoi.

                        Tấm ảnh màu trông chẳng khác gì ảnh chụp khuôn mặt của một kẻ tội phạm. Tôi kẹp cái thẻ vào ve áo và đi cầu thang bộ xuống tầng hầm, tới thư viện bệnh viện, sẵn sàng kiểm tra những tài liệu tham khảo Stephanie cung cấp cho tôi.

                        Cánh cửa thư viện đã bị khoá. Một bản ghi nhớ không có ngày tháng được dán vào cánh cửa nói rằng giờ mở cửa mới của thư viện là 3 giờ tới 5 giờ chiều, từ thứ Hai đến thứ Tư.

                        Tôi tới xem phòng đọc cạnh đó, mở cửa nhưng không có ai ngồi trong. Tôi bước vào một thế giới hoàn toàn khác: những tấm pa-nô đầy dầu mỡ, tràng kỷ và ghế bọc da dính đầy bụi bặm, thảm Iran còn tốt nhưng đã bị sờn được trải trên sàn gỗ sồi xếp hình chữ chi được đánh bóng như giày da.

                        Hollywood dường như thật xa vời.

                        Trước kia đây là nhà của một bà chủ đất vùng Cotswolds (Anh), toàn bộ ngôi nhà được quyên góp cho bệnh viện từ rất lâu - trước khi tôi tới đây làm bác sĩ thực tập - được chuyển qua Đại Tây Dương và xây dựng lại theo chỉ dẫn tài chính của một Mạnh Thường Quân người thân Anh. Người này nghĩ rằng các bác sĩ cần phải có một chỗ giải trí hạng sang. Vị Mạnh Thường Quân này chưa từng có một giờ nào sống cùng các bác sĩ ở Bệnh viện Nhi miền Tây..

                        Tôi sải bước ngang qua phòng đọc và thử mở cánh cửa nối với thư viện. Cánh cửa mở.

                        Căn phòng không có cửa sổ tối như hũ nút nên tôi bật đèn lên. Hầu như tất cả các giá sách đều trống rỗng; một vài cái còn chứa mấy chồng báo mỏng xếp lộn xộn. Mấy đống sách vứt lung tung trên sàn. Bức tường phía sau hoàn toàn trống trơn.
                        Cái máy tính trước kia tôi vẫn sử dụng để tìm kiếm thông tin về y học nay không thấy đâu. Cả hộp catalog bằng gỗ sồi vàng có những tấm thẻ tìm kiếm viết tay cũng thế. Đồ đạc duy nhất là cái bàn bằng sắt màu xám. Trên mặt bàn dán một mẩu giấy. Đó là bản ghi nhớ liên bệnh viện, có đề ba tháng trước.

                        Gửi tới: Đội ngũ chuyên môn.

                        Nơi gửi: G.H.Plumb, Thạc sỹ quản trị kinh doanh, Tiến sỹ quản trị kinh doanh, Giám đốc điều hành.

                        Vấn đề: Cấu trúc lại bệnh viện.

                        Theo đề nghị của đội ngũ chuyên môn và quyết định của Uỷ ban nghiên cứu, Ban giám đốc bệnh viện và Tiểu ban tài chính của Ban giám đốc, danh mục tra cứu thư viện y học sẽ được chuyển sang hệ thống máy tính hoá đầy đủ sử dụng chương trình tìm kiếm dữ liệu thư viện tiêu chuẩn Orion và Melvyl. Hợp đồng chuyển đổi đã được đưa ra mời thầu, sau khi xem xét và tính toán giá cả, chi phí cẩn thận đã quyết định trao cho công ty BIO-DAT tại Pittsburgh, b ang Pennsylvania, một công ty chuyên về các hệ thống tìm kiếm khoa học và y học. Lãnh đạo BIO-DAT đã thông báo cho chúng tôi rằng toàn bộ quá trình thay thế sẽ được hoàn tất trong khoảng ba tuần khi họ đã có đủ tất cả các dữ liệu cần thiết. Theo đó, các thẻ hồ sơ hiện nay của thư viện sẽ được chuyển tới trụ sở BIO-DAT ở Pittsburgh trong thời gian chuyển đổi, và trở về Los Angeles vì mục đích lưu trữ và hoạt động lưu trữ sau khi việc chuyển đổi đã kết thúc. Rất cần sự hợp tác và giúp đỡ của mọi người trong thời gian chuyển đổi.

                        Ba tuần đã bị kéo dài ra thành ba tháng.

                        Tôi lướt tới ngón tay dọc theo mặt bàn sắt. Một lớp bụi đen kịt bám vào ngón tay.

                        Tắt đèn, tôi rời khỏi căn phòng.

                         

                        Đại lộ Hoàng Hôn là sự hoà trộn của đam mê và bẩn thỉu, những tia hy vọng của dân nhập cư và những tội trọng dễ dàng diễn ra.

                        Tôi lái xe qua các câu lạc bộ "thịt người", những ổ nhạc mới, những bảng quảng cáo khổng lồ, và cửa hàng quần áo dành cho dân "biếng ăn" trên đường Strip, đi qua Doheny và tới vùng đất Beverly Hills hái ra tiền. Qua đoạn đường rẽ, tôi lái thẳng tới một nơi thường diễn ra những nghiên cứu khoa học nghiêm túc. Nơi Chip Jones đã tiến hành công trình nghiên cứu của anh ta.

                        Thư viện Y - Sinh tràn ngập những con người ham tìm hiểu và bị ép buộc phải nghiên cứu. Ngồi cạnh một trong những máy tính là một người mà tôi nhận ra.

                        Khuôn mặt bụi đời, đôi mắt sôi nổi, hai hoa tai lủng lẳng bên má và tai trái còn có thêm một chuyến khuyên. Mái tóc nâu để dài ngang vai. Một đường cổ áo màu trắng hiện ra bên ngoài chiếc cổ áo tròn màu xanh dương.

                        Lần cuối cùng tôi nhìn thấy nàng là khi nào nhỉ? À, ba năm trước. Vậy là nàng đã hai mươi tuổi.

                        Tôi tự hỏi nàng đã có bằng tiến sỹ hay chưa?

                        Nàng đang gõ vào bàn phím rất nhanh, dữ liệu bay vù vù lên màn hình máy tính. Tới gần, tôi thấy rằng đó là một bài viết bằng tiếng Đức. Chữ neuropeptide liên tục được đánh vào.

                        - Chào Jennifer.

                        Nàng quay người lại.

                        - Ôi, anh Alex.

                        Nàng cười thật tươi rồi đặt nụ hôn lên má tôi và rời khỏi ghế.

                        - Đã trở thành tiến sỹ Leavitt chưa đấy? - Tôi hỏi.

                        - Đến tháng Sáu này ạ - Nàng đáp - Em đang làm cho xong luận án.

                        - Xin chúc mừng em. Chuyên môn em nghiên cứu là giải phẫu thần kinh à?

                        - Hoá học thần kinh ạ - thực dụng hơn, phải vậy không?

                        - Em vẫn có dự định vào học tại trường y đấy chứ?

                        - Vào mùa thu sang năm. Em tới Stanford học.

                        - Khoa tâm thần chứ?

                        - Em cũng không biết nữa - Nàng đáp - Có thể là gì đó... thực tế hơn. Em không có ý đả kích anh đâu. Em vẫn chưa vội và muốn xem có gì hấp dẫn em đã.

                        - Đúng rồi, chẳng việc gì phải vội cả - mà, năm nay em mười hai tuổi rồi nhỉ?

                        - Hai mươi chứ. Em sẽ tròn hai mốt vào tháng sau đấy.

                        - Tiến sỹ trẻ quá đấy.

                        - Thế khi anh lấy bằng tiến sỹ, anh không trẻ chắc?

                        - Nhưng không trẻ như em. Khi đó tôi đã có râu dài rồi.
                        Nàng lại cười.

                        - Gặp anh ở đây vui quá. Anh có nghe tin tức gì về Jamey không?

                        - Tôi nhận được một tấm bưu thiếp nhân ngày Giáng sinh. Cậu ta gửi từ New Hampshire. Ở đó, cậu ta đã thuê một nông trại. Chắc là để làm thơ đấy.

                        - Anh ấy... vẫn ổn đấy chứ ạ?

                        - Tất nhiên là ổn hơn trước. Trên tấm bưu thiếp không có địa chỉ hồi âm và cũng không có tên cậu ta trên danh bạ điện thoại. Tôi đã gọi điện cho bác sĩ tâm thần điều trị cho cậu ta ở Carmel và được bà ấy cho biết Jamey uống thuốc men rất đều đặn. Tất nhiên, đã có ai đó chăm sóc cho cậu ta rồi. Nghe nói, một trong những y tá đã tới đó cùng Jamey.

                        - Thế thì tốt rồi - Nàng nói - Thật khổ cho anh ấy. Có biết bao điều may rủi đã xảy ra với anh ấy.

                        - Em nói đúng lắm. Em có liên lạc với ai khác trong nhóm không?

                        Nhóm đó là những người trong dự án 160, gọi theo chỉ số IQ của bọn họ. Đó là một chương trình giáo dục tăng tốc cho những thần đồng, một thí nghiệm lớn; một trong những thành viên của nhóm đã bị buộc tội là kẻ giết người hàng loạt. Tôi đã có dịp được tham gia vào quá trình điều tra, tận mắt chứng kiến sự hận thù và mục nát...

                        - ... tại khoa luật của Havard và làm việc cho một quan toà, Felicia học về toán tại Columbia còn David đã bỏ khoa đại học Chicago sau một kỳ học ở đó và trở thành người buôn bán cổ phiếu và làm việc trong các sòng bạc. Anh ta luôn là một gã sống ở thập kỷ 80. Dù sao, dự án đó cũng không còn tồn tại - tiến sỹ Flowers không tái cấp học bổng nữa.

                        - Vì vấn đề sức khoẻ à?

                        - Đó là một phần của câu chuyện. Chuyện báo chí viết về Jamey càng làm cho vấn đề nghiêm trọng hơn. Bà ấy đã chuyển tới Hawaii. Em nghĩ bà ấy muốn giảm bớt các căng thẳng - chỉ vì anh thạc sỹ khoa học ấy thôi.

                        Đây là lần thứ hai trong ngày tôi chạm vào quá khứ, và chợt nhận ra còn nhiều đầu mối vẫn bỏ ngỏ.

                        - Thế điều gì đã đưa anh tới nơi này - Nàng hỏi.

                        - Tìm vài tư liệu cho một vụ án ấy mà.

                        - Có gì thú vị không?

                        - Có cái gọi là hội chứng Munchausen thế thân. Em có biết nhiều về hội chứng này không?

                        - Em đã nghe nói về hội chứng Munchausen - người bệnh thường tự hành hạ bản thân mình để giả bệnh, phải vậy không? Nhưng còn thế thân là gì thế?

                        - Bệnh nhân giả bệnh ở con cái họ.

                        - Ôi, thế thì thật kinh khủng. Thường là những bệnh gì ạ?

                        - Hầu như bất cứ loại bệnh tật gì có thể. Biểu hiện thường thấy nhất là rối loạn hô hấp, rối loạn máu, sốt, nhiễm khuẩn, giả co giật.

                        - Thế thân à? - Nàng thốt lên - Từ đó nghe thật đáng sợ quá, tính toán quá giống như một kiểu hợp đồng kinh doanh ấy. Thật ra anh đang phải làm việc với một gia đình như thế đúng không?

                        - Tôi cần đánh giá một gia đình để xem chuyện gì đang xảy ra. Hiện vẫn trong giai đoạn chẩn đoán khác nhau. Tôi đang có một vài thông tin sơ bộ nên nghĩ rằng tôi cần phải tới đây để xem qua những ghi chép về căn bệnh này.

                        Nàng cười:

                        - Anh vẫn dùng phiếu tra cứu hay đã dùng máy tính rồi?

                        - Máy tính chứ. Nhưng nếu màn hình hiện thị bằng tiếng Anh tôi mới dùng được.

                        - Trước anh có tài khoản SAP không?

                        - Không. Đó là cái gì thế?

                        - Là Search and Print (tìm kiếm và in dữ liệu) ấy mà. Đó là một hệ thống mới. Các bài báo được nhập vào tệp - những bài đầy đủ thì quét và nhập vào máy. Anh có thể gọi toàn bộ bài viết và in ra. Chỉ có những người trong khoa mới được dùng. Nhưng nếu anh sẵn sàng bỏ tiền trả phí dịch vụ thì cũng được. Ông chủ tịch của em giao cho em chức giảng viên tạm thời và một tài khoản riêng. Ông ấy muốn em đăng tải kết quả nghiên cứu của mình và đề tên ông trên đó. Nhưng thật không may, các báo nước ngoài lại không được nhập vào hệ thống này, vì vậy em phải tìm những tư liệu đó theo cách cổ điển.

                        Nàng chỉ tay vào màn hình.

                        - Ngôn ngữ của thầy em đấy. Anh có thích những từ có tới 60 chữ cái và umlaut (2) này không? Ngữ pháp mới điên khùng chứ, nhưng mẹ em giúp em những đoạn khó.

                        Tôi nhớ về người mẹ của nàng. Một phụ nữ to lớn và dễ thương, thơm ngát như đường và bột. Trên cánh tay của bà có những con số màu xanh.

                        - Anh hãy xin một tấm thẻ SAP - Nàng nói - Đó là bước đầu tiên đấy.

                        - Không biết liệu tôi có đủ điều kiện o vì chức vụ của tôi được bổ nhiệm ở nơi khác.

                        - Em nghĩ anh có thể đấy. Anh chỉ cần trình thẻ chuyên môn và trả một khoản lệ phí. Thời gian làm thẻ SAP sẽ mất khoảng một tuần.

                        - Thế thì tôi sẽ làm sau vậy vì tôi không thể đợi lâu như thế trong chuyện này.

                        - Không à. Thế thì thế này vậy. Em vẫn còn rất nhiều thời gian còn dư lại trên tài khoản. Ông chủ tịch muốn em sử dụng hết để ông ấy còn xin kinh phí máy tính lớn hơn vào năm sau. Nếu anh muốn em tìm giúp thì hãy đợi em tìm xong cái này đã rồi em sẽ kiếm tất cả những kiến thức về bệnh nhân Munchausen thế thân cho anh


                        Chúng tôi cùng đi thang máy tới phòng SAP ở đỉnh khu nhà tầng. Hệ thống tìm kiếm không khác gì chỗ chúng tôi vừa mới rời đi: máy tính đều được sắp xếp thành hàng trong những phòng nhỏ được ngăn cách. Chúng tôi thấy một chiếc đang còn trống, Jennifer liền tới đó tìm những tài liệu tham khảo nói về bệnh Munchausen thế thân. Màn hình nhanh chóng hiện lên đầy những chữ. Danh sách bao gồm tất cả những bài viết mà Stephanie đã trao cho tôi, và còn nhiều hơn nữa.


                        - Có vẻ như vụ mới nhất được tìm thấy là năm 1977 - Nàng nói - Lancet. Meadow.R. "Hội chứng thế thân: vùng đất lạm dụng trẻ em".

                        - Đó là một bài viết rất quan trọng đấy - Tôi nói - Meadow là bác sĩ nhi khoa người Anh. Ông đã phát hiện ra hội chứng này và đặt tên cho nó như vậy.

                        - Vùng đất à... Ngay cái tiêu đề nghe đã thấy ghê rồi. Và còn có danh sách các chủ đề liên quan được bàn đến nữa này: nào là hội chứng Munchausen, lạm dụng trẻ em, quan hệ tình dục với trẻ em, các phản ứng đặc trưng.

                        - Hãy xem các phản ứng đặc trưng trước đã.

                        Chúng tôi dành một giờ sau đó để sàng lọc qua hàng trăm trang tài liệu tham khảo, cuối cùng đã cô đọng lại được hơn một chục bài báo dường như có giá trị. Khi chúng tôi đã xong việc, Jennifer lưu file (tập tin) lại và đánh vào đó một mã số.

                        - Chúng ta in luôn đấy - Nàng nói.

                        Máy in được đặt ở phía sau những tấm panô màu xanh xếp dọc theo tường của căn phòng cạnh đó. Mỗi chiếc đều có một màn hình nhỏ, khe nhận thẻ, bàn phím và khay đỡ giấy phía dưới khe ngang rộng hơn 30 centimét khiến tôi nhớ tới cái mồm của George Plumb. Hai trong số máy in ở đó không còn sử dụng được. Một cái được đánh dấu là "đã bị hỏng".

                        Jennifer khởi đọng máy in bằng cách đưa tấm thẻ nhựa vào khe nhận thẻ, rồi đánh vào đó một mã số bí mật, tiếp theo là các chữ cái thứ tự của những bài báo chúng tôi đã tìm được. Vài giây sau, khay đựng đã chứa đầy các bản in.

                        Jennifer nói:

                        - Tự động xếp theo thứ tự đấy. Anh thấy hay không, hả?

                        Tôi đáp:

                        - Melvyl và Orion - đó là những chương trình cơ sở, phải không?

                        - Nguyên thuỷ ấy chứ. Chỉ là một bước tiến nhỏ so với sử dụng thẻ chỉ dẫn.

                        - Nếu một bệnh viện muốn chuyển đổi sang cách tìm kiếm bằng máy tính và có ít tiền thì liệu có làm hơn thế này không?

                        - Tất nhiên rồi Có thể hơn nhiều ấy chứ. Hiện đã có hàng ngàn các chương trình phần mềm mới. Ngay cả một người làm công tác văn phòng cũng có thể làm được nhiều hơn thế ấy chứ.

                        - Thế em có nghe thấy ai nói tới công ty nào có BIO-DAT không?

                        - Không. Nhưng điều đó có nghĩa gì chứ. Em đâu phải là chuyên gia máy tính. Với em,máy tính chỉ là một công cụ. Mà tại sao vậy? Công ty đó làm gì?

                        - Họ đang tiến hành tin học hoá thư viện của Bệnh viện Nhi miền Tây, chuyển đổi toàn bộ thẻ chỉ dẫn sang hệ thống Melvyl và Orion. Công việc đó lẽ ra chỉ cần ba tuần là hoàn thành nhưng họ đã kéo dài tới ba tháng rồi.

                        - Thư viện đó lớn lắm à?

                        - Không, rất nhỏ là đằng khác ấy chứ.

                        - Nếu tất cả những gì họ đang làm là mày mò và tìm kiếm thì với một cái máy quét - in, họ có thể làm trong vòng vài ba ngày là xong.

                        - Thế nếu họ không có máy quét thì sao?

                        - Thế thì đúng là họ đang ở thời kỳ đồ đá rồi, nghĩa là họ lại dùng tay để nhập dữ liệu. Nhưng nếu là anh thì anh có thuê một công ty có cách làm việc nguyên thuỷ như thế làm việc không khi mà - À, thế đấy.

                        Khay giấy đã đầy chặt.

                        - Rất nhanh, chẳng phải mất tí công sức nào cả - Nàng nói - Có lẽ một ngày nào đó họ sẽ còn lập trình luôn cả việc đóng ghim ấy chứ.

                         

                        Tôi cảm ơn nàng, nói một lời chúc tốt đẹp và lái xe về nhà cùng với đống tài liệu vừa kiếm được để ở ghế hành khách. Sau khi liên lạc với người phục vụ, kiểm tra thư từ, tôi cho cá ăn - mấy con cá chép màu vừa vượt qua thời kỳ mới sinh nay đang lớn mạnh. Tôi ăn nhanh nửa chiếc bánh sandwich nướng kẹp thịt bò còn lại từ bữa tối hôm trước, uống một lon bia và bắt đầu làm viêệ.

                        Những người thế thân bằng chính con cái họ...

                        Ba tiếng đồng hồ sau, tôi cảm thấy bất lực. Ngay cả những bài viết khô khốc của các tạp chí y khoa cũng không làm mờ đi được sự thật khủng khiếp.

                        Thật là một vũ điệu quỷ...

                        Trong những trường hợp này, nạn nhân thường bị đầu độc bằng muối, đường, rượu, thuốc lá, chất kích thích, thuốc ho, thuốc xổ, thuốc gây buồn nôn, thậm chí là cả phân và nước giải cũng được sử dụng để tạo ra những đứa trẻ "bị vi trùng tấn công".

                        Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mới biết đi thường phải chịu rất nhiều kiểu tra tấn khiến người ta nghĩ tới cả những thí nghiệm của phát xít. Đã có rất nhiều ca bệnh giả rất đáng sợ của trẻ em được tạo ra - gần như tất cả các bệnh đều là ngụy tạo. Bị cáo thường là các bà mẹ, còn nạn nhân thường là các bé gái. Nhìn chung hầu hết các trường hợp phạm tội là các bà mẹ làm người mẫu, rất hấp dẫn và có cá tính, từng biết về nghề y hay lĩnh vực sơ cứu. Ngoài ra, họ thường bình tĩnh một cách lạ thường sau khi sự việc xảy ra - có thể là họ cố thể hiện bề ngoài bình tĩnh nhằm chống chọi hiệu quả với nỗi đau bên trong. Một chuyên gia đã cánh báo với bác sĩ là hãy cảnh giác với những bà mẹ "quá chăm chút" tới con cái.

                        Những biểu hiện ấy khó nói là gì.

                        Tôi nhớ lúc Cassie thức giấc, nước mắt của Cindy Jones đã khô. Rồi sau đó cô ta đã dỗ dành, ôm ấp, kể chuyện và cho nó bú.

                        Đấy là cách chăm sóc con thật tốt, nhưng ẩn chứa trong đấy có gì xấu xa không?

                        Có thể là gì nữa đây.

                        Một bài báo khác của tiến sỹ Roy Meadow, nhà nghiên cứu tiên phong trong lĩnh vực này. Ông viết về một phát hiện vào năm 1984 sau khi nghiên cứu thân thế gia đình của 32 đứa trẻ bị động kinh. Kết quả cho thấy có 7 đứa là anh chị em gái của nhau, bị chết và đã được chôn. Toàn bộ đều bị đột tử trong khi ngủ.




                         

                        Chú thích





                        (1) Tiến sỹ, bác sĩ...


                        (2) Hiện tượng biến âm sắc của một số ngôn ngữ (như tiếng Đức...)
                        <bài viết được chỉnh sửa lúc 22.05.2008 21:53:38 bởi Thanh Vân >
                        #12
                          Thanh Vân 22.05.2008 21:57:13 (permalink)

                          7

                          Tôi đọc thêm vài bài nữa cho tới 7 giờ, sau đó chuyển sang đọc bản in thử (đọc bông) bài chuyên khảo của tôi vừa mới được chấp nhận xuất bản, sự điều tra tâm lý của một trường có nhiều học sinh nhỏ bị một kẻ bắn tỉa tấn công một năm trước - Hiệu trưởng của trường đó đã trở thành bạn thân của tôi. Sau đó, cô đã trở về Texas để chăm sóc người cha mang bệnh. Ông ấy mất và cô cũng không bao giờ quay trở lại trường nữa.

                          Câu chuyện chưa có hồi kết...

                          Tôi gọi tới Robin tại phòng làm việc của nàng. Nàng nói hiện nay đang rất bận, phải cố gắng hoàn thành một dự án cho đúng hạn - đó là đóng 4 cây dàn ghi ta có hình máy bay ném bom Stealth giống nhau cho một ban nhạc rock mạnh, công việc thúc bách trong khi tiền vẫn chưa nhận được. Vì thế, tôi không hề ngạc nhiên khi nghe giọng của nàng rất căng thẳng.

                          - Em đang mệt à?

                          - Không. Được nói chuyện với ai đó không say rượu thì thật là tốt.

                          Có những tiếng la hét ở trong máy. Tôi hỏi:

                          - Có phải ban nhạc đó không đấy?

                          - Đúng là những gã ấy đấy. Em đã đá đít bọn họ đi mấy lần rồi nhưng bọn họ cứ quay trở lại. Chẳng khác gì lũ nấm mốc. Lẽ ra người ta phải làm thế nào đó để họ không nhàn rỗi như thế chứ - như là bắt đi đổ rác ở khu khách sạn họ đang sống chẳng hạn. Ôi nào, anh chờ máy nhé. Lucas, cút ra chỗ khác. Có lẽ tao phải đánh cho mày một trận mới được. Xin lỗi anh nhé, con chó đang làm lộn xộn ở chỗ cái cưa máy rồi - Giọng của nàng dịu lại - Này, em phải ra chỗ đó đây. Tối thứ Sáu đi chơi nhé - được không anh?

                          - Được thôi. Em đến chỗ anh hay anh đến chỗ em?

                          - Em vẫn chưa biết khi nào mới xong việc. Thế này anh nhé, em sẽ đến nhà đón anh, trướcc 9 giờ tối, được chứ?

                          - Được.

                          Tạm biệt Robin xong, tôi ngồi suy tư. Nàng thật độc lập...

                           

                          Tôi lấy cây ghi ta Martin cũ ra chơi một đoạn nhạc trước khi trở lại nghiên cứu. Tôi đọc đi đọc lại những bài báo nói về bệnh Munchausen, hy vọng tìm thấy điều gì đó - manh mối y học có thể tôi chưa biết. Nhưng tìm mãi mà không thấy điều gì mới. Đầu tôi lại hiện lên bộ mặt xám xịt và u uất của Cassie Jones.

                          Tôi tự hỏi liệu đây có còn là một vấn đề khoa học không - nếu như tất cả nhưng tri thức y học trên thế giới này đều sẽ dẫn tôi đến nơi cần đến.

                          Có lẽ đã đến lúc phải nhờ đến một kiểu chuyên gia khác.

                          Tôi gọi điện tới một số máy ở Tây Hollywood. Một giọng nữ ướt át đáp máy:

                          - Đây là Ban điều tra Blue (Blue Investigations). Văn phòng hiện đã đóng cửa, hãy bắt đầu sau tiếp chuông thứ nhất. Nếu quý khách có việc khẩn cấp, hãy đợi cho tới khi có hai tiếng chuông reo.

                          Sau khi có tiếng chuông thứ hai reo, tôi bắt đầu nói:

                          - Tôi là Alex đây, anh Milo. Hãy gọi điện thoại về nhà cho tôi nhé.

                          Nói xong, tôi lại lấy cây ghi ta xuống.

                          Tôi chơi được một đoạn của bản "Windy and Warm" thì chuông điện thoại reo. Một giọng vang lên nghe xa xăm:

                          - Có chuyện gì khẩn cấp à, anh bạn?

                          - Có phải là Ban điều tra Blue đó không?

                          - Cảnh sát đây!

                          - À.

                          - Trừu tượng quá à? - Người đàn ông trong điện thoại hỏi - Phải chăng anh bị kẻ nào đó quấy rối tình dục?

                          - Không, không có gì cả. Tôi nghe thấy tiếng ai đó trong điện thoại thì phải?

                          - Em gái của Rich đấy.

                          - Có phải là cô bác sỹ nha khoa không?

                          - Đúng đấy, cô ấy hát hay đấy chứ?

                          - Hay tuyệt. Nghe cô ấy hát cứ như là Peggy Lee ấy.

                          - Nhưng anh sẽ phải phát sốt khi cô ấy khoan răng cho anh đấy.

                          - Thế khi nào thì hai người bắt đầu chuyện bí mật đấy?

                          - Ôi chao, anh biết rồi đó - chẳng qua là chuyện cơm áo gạo tiền thôi. Tôi chỉ đi kiếm thêm một chút ngoài giờ. Cả ngày ở Sở chán chết, tối về làm thêm tí cho vui thôi.

                          - Thế anh không còn thích mấy cái máy tính của mình nữa à?

                          - Tôi vẫn thích chúng nhưng chúng lại không thích tôi. Giờ chúng đang kêu những tiếng tít, tít chết tiệt, thật đấy. Đó là tín hiệu kêu cứu của máy đấy, có lẽ nó đang chết dần rồi - Sau tiếng nói cuối cùng của anh là tiếng rẹt rẹt trong máy do tĩnh điện gây ra.

                          - Anh đang gọi từ đâu về đấy? - Tôi hỏi.

                          - Điện thoại trên ô tô đấy. Đang trên đường làm nốt công việc.

                          - Xe của Rick hả?

                          - Của tôi đấy chứ. Cả điện thoại cũng của tôi luôn. Giờ là thời đại mới rồi, bác sĩ ạ, liên lạc cũng nhanh mà sự thối rữa còn nhanh hơn. Thôi, chuyện đó ta nói sau, giờ thì anh có chuyện gì thế?

                          - Tôi muốn nhờ anh tư vấn cho vài điểm - một vụ án mà tôi đang theo về...

                          - Thôi đừng nói thêm nữa...

                          - Tôi...

                          - Tôi bảo là đừng nói thêm nữa, Alex ạ. Đừng có trao đổi gì riêng tư trên điện thoại di động, ai cũng có thể nghe được hết đấy. Hãy chờ ở nhà nhé.

                          Anh cúp máy. 20 phút sau, chuông cửa reo.


                          - Tôi ở gần đây thôi - Anh vừa nói vừa đi vào bếp - Wilshire cạnh Barrington ấy mà, đi làm thám tử tư cho một cặp ghen nhau.

                          Tay trai của anh cầm cuốn sổ ghi chép của Sở cảnh sát Los Angeles và chiếc điện thoại di động màu đen to bằng bánh xà phòng. Anh  mặc bộ quần áo tiện cho công việc thám tử, đó là chiếc măng tô hải quân màu xanh dương, đôi giày màu nâu thường dùng để đi ở sa mạc. Có lẽ so với lần tôi gặp anh gần đây nhất thì anh đã giảm được khoảng 1,3kg nhưng chắc vẫn nặng tới hơn 200kg, được phân bổ không đều theo chiều dài 1m85, đôi chân dài và nhỏ, bụng phệ, cằm xệ trùm lên cả cổ áo.

                          Tóc anh chắc vừa mới cắt, phía sau ngắn nhưng ở chỏm thì để dài. Mấy lọn tóc đen lơ phơ trước trán, đã điểm vài sợi bạc. Tóc ở hai mai để dài tới tận dái tai, dài hơn khoảng 2,5cm theo quy định của Sở cảnh sát - nhưng đó không phải là chuyện rắc rối lớn nhất mà anh gây ra đối với Sở cảnh sát.

                          Milo hầu như không biết gì tới thời trang cả. Từ trước tới giờ, anh chỉ có một mốt quần áo, đầu tóc duy nhất. Hiện những người theo mốt của Melrose lại đang theo kiểu của anh; cũng không biết anh có nhận ra điều này không.

                          Anh cao to, mặt xám đầy những hút trứng cá. Nhưng đôi mắt xanh của anh dường như sáng hơn bình thường.

                          Anh nói:

                          - Anh có vẻ như say ấy nhỉ.

                          Nói xong,anh mở tủ lạnh lấy ra cha nước bưởi ép và nhanh chóng mở nắp bằng hai ngón tay to kềnh.

                          Tôi đưa cho anh chiếc cốc thuỷ tinh, anh đổ đầy cốc và uống cạn, lại đổ thêm và uống hết.

                          - Nào là Vitamin C, làm ăn tự do, công việc thú vị - anh chạy quá nhanh so với tôi rồi đấy, anh Milo ạ.

                          Đặt cốc nước xuống, anh liếm môi:

                          - Thật ra - Anh nói - Blue là một từ viết tắt đấy. Nó có nghĩa là Big Lug''s Uneasy Enterprise (Công ty khó khăn của một người đàn ông to lớn) - Ý kiến của Rick đấy. Dù sao, tôi cũng phải công nhận cái tên ấy là đúng vào lúc này - việc chuyển vào làm ở khu vực tư nhân thật sự không phải là sự chuyển đổi dễ dàng chút nào. Nhưng tôi rất vui vì đã làm được điều này, cũng bởi vì miếng bánh mì thôi thúc tôi. Tôi thấy đã đến lúc cần có suy nghĩ nghiêm túc về an toàn tài chính lúc tuổi già rồi.

                          - Anh lấy giá dịch vụ thế nào?

                          - Thì cứ 50 đến 80 đôla một giờ, tuỳ thuộc tình hình. Tất nhiên không dễ dàng như làm một bác sĩ tâm lý, nhưng tôi không thấy có gì phải than thở cả. Thành phố này muốn bỏ phí những gì nó đã dạy tôi, bắt tôi ngồi cả ngày trước màn hình vi tính, thế thì chỉ ho thiệt thôi. Tối đến, tôi mới thực sự làm nghề thám tử.

                          - Anh có vụ nào thú vị không?

                          - Ôi chao, chủ yếu là những vụ theo dõi vớ vẩn nhì nhằng thôi, theo yêu cầu của mấy người bị hoang tưởng ấy mà. Dù sao, công việc ấy cũng cho tôi có cơ hội đi đây đi đó.

                          Anh đổ thêm nước bưởi vào cốc và uống hết.

                          - Cũng chẳng biết tôi còn tiếp tục công việc ở Sở được bao lâu nữa.

                          Lấy tay xoa mặt, bỗng nhiên trông anh mệt mỏi, mất hẳn đi vẻ hứng khởi của một chủ doanh nghiệp.

                          Tôi nghĩ lại những chuyện đã xảy đến với anh trong suốt một năm qua, từ việc đánh vỡ hàm cấp trên vì đã đặt anh vào tình huống nguy hiểm tới tính mạng, rồi sau đó đưa vụ việc lên truyền hình, Sở cảnh sát phải giảng hoà với anh bởi vì sợ làm to chuyện sẽ bị mất mặt. Dù không bị khép vào tội gì cả nhưng anh vẫn phải chịu "nghỉ phép" không có lương mất sáu tháng rồi trở về ban hình sự/cướp giật của Tây Los Angeles và bị hạ một cấp xuống thành thanh tra loại hai. Sáu tháng sau đó, anh mới phát hiện ra rằng ở Tây Los Angeles không hề có công việc dành cho thanh tra đúng nghĩa vì phải cắt giảm ngân sách "không lường trước được".

                          Họ chuyển anh - "tạm thời" - xuống làm công tác xử lý dữ liệu tại Trung tâm Parker. Tại đây, anh phải chịu sự giám sát của một giáo viên dân sự ái nam ái nữ và học cách chơi máy vi tính. Sở cảnh sát đưa ra lời cảnh cáo không mấy tế nhị rằng việc anh tấn công cấp trên là một chuyện, còn chuyện anh làm gì ở trên giường thì bao giờ cũng được lãng quên và tha thứ.

                          - Anh vẫn nghĩ sẽ ra toà à? - Tôi hỏi.

                          - Cũng không biết nữa. Rick muốn tôi chiến đấu tới cùng. Cậu ấy nói rằng cái kiểu không giữ lời của họ chứng tỏ họ sẽ không bao giờ cho tôi được yên thân đâu. Nhưng tôi biết nếu tôi có đưa vụ này ra toà đi nữa thì cũng chẳng cải thiện được gì ở Sở cả. Kể cả nếu tôi có thắng đi nữa.

                          Anh cởi áo măng tô và ném lên bàn.

                          - Thôi, chuyện tôi thế là đủ rồi. Bây giờ hãy nói xem tôi có thể giúp gì được cho anh?

                          Tôi kể cho Milo về vụ Cassie Jones, giảng giải qua về hội chứng Munchausen. Anh uống cạn ly nước bưởi và không đưa ra lời bình luận nào. Có vẻ như Milo muốn ngắt lời tôi.
                          - Tôi ở gần đây thôi - Anh vừa nói vừa đi vào bếp - Wilshire cạnh Barrington ấy mà, đi làm thám tử tư cho một cặp ghen nhau.

                          Tay trai của anh cầm cuốn sổ ghi chép của Sở cảnh sát Los Angeles và chiếc điện thoại di động màu đen to bằng bánh xà phòng. Anh  mặc bộ quần áo tiện cho công việc thám tử, đó là chiếc măng tô hải quân màu xanh dương, đôi giày màu nâu thường dùng để đi ở sa mạc. Có lẽ so với lần tôi gặp anh gần đây nhất thì anh đã giảm được khoảng 1,3kg nhưng chắc vẫn nặng tới hơn 200kg, được phân bổ không đều theo chiều dài 1m85, đôi chân dài và nhỏ, bụng phệ, cằm xệ trùm lên cả cổ áo.

                          Tóc anh chắc vừa mới cắt, phía sau ngắn nhưng ở chỏm thì để dài. Mấy lọn tóc đen lơ phơ trước trán, đã điểm vài sợi bạc. Tóc ở hai mai để dài tới tận dái tai, dài hơn khoảng 2,5cm theo quy định của Sở cảnh sát - nhưng đó không phải là chuyện rắc rối lớn nhất mà anh gây ra đối với Sở cảnh sát.

                          Milo hầu như không biết gì tới thời trang cả. Từ trước tới giờ, anh chỉ có một mốt quần áo, đầu tóc duy nhất. Hiện những người theo mốt của Melrose lại đang theo kiểu của anh; cũng không biết anh có nhận ra điều này không.

                          Anh cao to, mặt xám đầy những hút trứng cá. Nhưng đôi mắt xanh của anh dường như sáng hơn bình thường.

                          Anh nói:

                          - Anh có vẻ như say ấy nhỉ.

                          Nói xong,anh mở tủ lạnh lấy ra cha nước bưởi ép và nhanh chóng mở nắp bằng hai ngón tay to kềnh.

                          Tôi đưa cho anh chiếc cốc thuỷ tinh, anh đổ đầy cốc và uống cạn, lại đổ thêm và uống hết.

                          - Nào là Vitamin C, làm ăn tự do, công việc thú vị - anh chạy quá nhanh so với tôi rồi đấy, anh Milo ạ.

                          Đặt cốc nước xuống, anh liếm môi:

                          - Thật ra - Anh nói - Blue là một từ viết tắt đấy. Nó có nghĩa là Big Lug''s Uneasy Enterprise (Công ty khó khăn của một người đàn ông to lớn) - Ý kiến của Rick đấy. Dù sao, tôi cũng phải công nhận cái tên ấy là đúng vào lúc này - việc chuyển vào làm ở khu vực tư nhân thật sự không phải là sự chuyển đổi dễ dàng chút nào. Nhưng tôi rất vui vì đã làm được điều này, cũng bởi vì miếng bánh mì thôi thúc tôi. Tôi thấy đã đến lúc cần có suy nghĩ nghiêm túc về an toàn tài chính lúc tuổi già rồi.

                          - Anh lấy giá dịch vụ thế nào?

                          - Thì cứ 50 đến 80 đôla một giờ, tuỳ thuộc tình hình. Tất nhiên không dễ dàng như làm một bác sĩ tâm lý, nhưng tôi không thấy có gì phải than thở cả. Thành phố này muốn bỏ phí những gì nó đã dạy tôi, bắt tôi ngồi cả ngày trước màn hình vi tính, thế thì chỉ ho thiệt thôi. Tối đến, tôi mới thực sự làm nghề thám tử.

                          - Anh có vụ nào thú vị không?

                          - Ôi chao, chủ yếu là những vụ theo dõi vớ vẩn nhì nhằng thôi, theo yêu cầu của mấy người bị hoang tưởng ấy mà. Dù sao, công việc ấy cũng cho tôi có cơ hội đi đây đi đó.

                          Anh đổ thêm nước bưởi vào cốc và uống hết.

                          - Cũng chẳng biết tôi còn tiếp tục công việc ở Sở được bao lâu nữa.

                          Lấy tay xoa mặt, bỗng nhiên trông anh mệt mỏi, mất hẳn đi vẻ hứng khởi của một chủ doanh nghiệp.

                          Tôi nghĩ lại những chuyện đã xảy đến với anh trong suốt một năm qua, từ việc đánh vỡ hàm cấp trên vì đã đặt anh vào tình huống nguy hiểm tới tính mạng, rồi sau đó đưa vụ việc lên truyền hình, Sở cảnh sát phải giảng hoà với anh bởi vì sợ làm to chuyện sẽ bị mất mặt. Dù không bị khép vào tội gì cả nhưng anh vẫn phải chịu "nghỉ phép" không có lương mất sáu tháng rồi trở về ban hình sự/cướp giật của Tây Los Angeles và bị hạ một cấp xuống thành thanh tra loại hai. Sáu tháng sau đó, anh mới phát hiện ra rằng ở Tây Los Angeles không hề có công việc dành cho thanh tra đúng nghĩa vì phải cắt giảm ngân sách "không lường trước được".

                          Họ chuyển anh - "tạm thời" - xuống làm công tác xử lý dữ liệu tại Trung tâm Parker. Tại đây, anh phải chịu sự giám sát của một giáo viên dân sự ái nam ái nữ và học cách chơi máy vi tính. Sở cảnh sát đưa ra lời cảnh cáo không mấy tế nhị rằng việc anh tấn công cấp trên là một chuyện, còn chuyện anh làm gì ở trên giường thì bao giờ cũng được lãng quên và tha thứ.

                          - Anh vẫn nghĩ sẽ ra toà à? - Tôi hỏi.

                          - Cũng không biết nữa. Rick muốn tôi chiến đấu tới cùng. Cậu ấy nói rằng cái kiểu không giữ lời của họ chứng tỏ họ sẽ không bao giờ cho tôi được yên thân đâu. Nhưng tôi biết nếu tôi có đưa vụ này ra toà đi nữa thì cũng chẳng cải thiện được gì ở Sở cả. Kể cả nếu tôi có thắng đi nữa.

                          Anh cởi áo măng tô và ném lên bàn.

                          - Thôi, chuyện tôi thế là đủ rồi. Bây giờ hãy nói xem tôi có thể giúp gì được cho anh?

                          Tôi kể cho Milo về vụ Cassie Jones, giảng giải qua về hội chứng Munchausen. Anh uống cạn ly nước bưởi và không đưa ra lời bình luận nào. Có vẻ như Milo muốn ngắt lời tôi.


                          Tôi hỏi:

                          - Anh đã từng nghe thấy ai nói về chuyện này rồi phải không?

                          - Không. Mà sao anh hỏi vậy?

                          - Thường thì nghe chuyện này người khác sẽ có phản ứng mạnh hơn anh.

                          - Thì tôi chỉ muốn nghe toàn bộ câu chuyện thôi... Thật ra, chuyện này làm tôi nhớ tới điều gì đó. Có một gã đã tới phòng cấp cứu tại Cedars. Trên người gã có cái mụn đang chảy máu. Rick đã trông thấy gã này, hỏi về sự căng thẳng mà gã phải trải qua. Gã đó nói đã đập rất mạnh vào cái chai vì cảm thấy tội lỗi là kẻ giết người mà lại chạy trốn. Có vẻ như gã đã ngủ với một gái gọi sau đó nổi điên và giết cô ta. Thật tê, đấy là một gã giết người do chứng thần kinh đấy. Rick gật đầu và nói ậm ờ mấy câu gì đó; rồi chạy khỏi nơi đó và gọi điện cho Ban an ninh, rồi cho tôi. Vụ án mạng xảy ra tại Westwood. Vào lúc vụ án xảy ra, tôi đang đi cùng xe với Del Hardy, điều tra vài vụ cướp giật ở mãi tận Rio-Robertson. Hai chúng tôi liền tới đó ngay lập tức, tóm cổ gã ta và nghe những gì gã phải nói.

                          Con gà đó rất thích thú khi thấy chúng tôi. Gã ta kể lể toàn bộ đầu đuôi câu chuyện như thể chúng tôi là vị cứu tinh của gã. Gã nói rành mạch cả những cái tên, địa chỉ, ngày tháng và vũ khí. Gã bác bỏ mọi quy kết rằng gã có liên quan tới những vụ giết người khác và vì thế không bị bắt. Đó là một gã giang hồ, cho dù đúng là gã đang điều hành một doanh nghiệp hẳn hoi, doanh nghiệp chuyên giặt thảm trải nhà. Chúng tôi đưa tên gã vào sổ đen, bắt gã phải khai thật vào băng ghi âm và nghĩ rằng đã tìm ra lời giải cho nhiều vụ án. Tiếp đó, chúng tôi tiến hành xác minh các lời khai thì không chứng minh được gì cả: không có vụ án nào, không có bằng chứng giết người nào tại thời gian và địa điểm như gã đã khai; ở địa chỉ gã đưa cho chúng tôi cũng không có một gái gọi nào sống cả, thậm chí chúng tôi đã tìm luôn cả vùng xung quanh mà cũng không thấy. Cả thành phố Los Angeles cũng không tìm được một gái gọi nào có cái tên và hình dáng như gã miêu tả. Vì vậy, chúng tôi đã đi kiểm tra cả những nạn nhân chưa được xác minh, nhưng không có ai tên là Jane Does ở nhà xác khớp với lời khai. Ngay cả hồ sơ gái điếm tại sở cảnh sát cũng không thấy cái tên như thế. Chúng tôi phải tới cả các thành phố khác, liên hệ với FBI để xác minh với suy nghĩ rằng có thể gã bị điên nên quên nơi đã gây án. Nhưng hỏi đi hỏi lại, gã vẫn cứ khăng khăng về nơi xảy ra án mạng và còn đòi bị trừng trị theo pháp luật nữa.

                          Sau ba ngày liền vẫn không tìm được manh mối nào phù hợp. Gã buộc phải chấp thuận nhận luật sư chỉ định để bào chữa cho gã, và vị luật sư đã đòi chúng tôi phải để cho thân chủ ông ta tự do. Ngài trung sỹ của chúng tôi đã gây ra áp lực buộc ông luật sư hoặc là nhận bào chữa, hoặc là phải im miệng lại. Vì thế, chúng tôi tiếp tục đào bới. Nhưng vẫn chẳng tìm được gì.

                          Đến lúc này, chúng tôi bắt đầu nghi ngờ rằng đã bị lừa, và đối mặt trực tiếp với gã đó. Gã bác bỏ điều này. Gã nói rất thuyết phục - tới mức mà De Niro có khi còn phải học gã nữa ấy chứ. Vì thế, chúng tôi phải điều tra lại từ đầu: từ việc lần theo các dấu vết cũ đến kiểm tra kép khiến chúng tôi phát điên. Nhưng cũng không tìm thấy điều gì cả. Cuối cùng, chúng tôi cho rằng đây là trò lừa đảo và vô cùng bực tức với gã chết tiệt ấy. Gã ta cũng phản ứng lại bằng sự bực tức. Đó là sự bực tức đầy bối rối. Thật bẩn thỉu. Giống như kiểu hắn biết rằng chúng tôi đã phát hiện được hắn có tội và đang cố làm cho hắn thêm mất danh dự, thế là hắn càng làm chúng phải chống đỡ dữ.

                          Milo lắc đầu và lầm rầm hát theo bản Twilight Zone (Vùng hoàng hôn).

                          - Thế sự thực là gì hả? - Tôi hỏi.

                          - Còn có thể là gì được nữa chứ? Chúng tôi để cho gã đi và không bao giờ còn nghe thấy ai nhắc tới tên khốn nạn ấy nữa. Lẽ ra chúng tôi có thể bắt gã phải nộp phạt vì đã cố tình khai báo sai, nhưng nếu làm thế thì chúng tôi sẽ rất tốn côn sức, về giấy tờ cũng như thời gian đến hầu toà mà chẳng đem lại kết quả gì hay ho. Cùng lắm thì được một bài học rằng tấn công người bị cảnh sát biến thành vụ ẩu đả nho nhỏ. Không, không thể có chuyện đó được. Chúng tôi đã phải tất bật hơn trong một tuần rồi, mệt mỏi lắm. Cái thằng cha chết tiệt ấy văng tục văng tĩu vang trời.

                          Trong lúc nhớ lại sự việc, mặt Milo đỏ gay.

                          - Đó là những kẻ xưng tội - Anh nói - Tìm kiếm sự chú ý, làm cho mọi người phải quan tâm tới hắn. Anh có thấy điểm gì giống những kẻ bị hội chứng Munchausen của anh không?

                          - Rất giống - Tôi đáp - Tôi chưa từng nghĩ theo hướng đó.

                          - Thấy chưa? Tôi vẫn luôn là nguồn vô tận giúp anh tìm hiểu mọi chuyện đấy. Bây giờ hãy tiếp tục kể cho tôi về vụ án của anh đi.

                          Tôi kể nốt cho anh nghe về tình hình vụ án.

                          Anh nói:

                          - Được rồi, vậy điều anh cần là gì? Anh muốn kiểm tra xuất thân của bà mẹ hay của cả hai vợ chồng họ hay bà y tá?

                          - Tôi không nghĩ thế.

                          - Không ư? Vậy là gì?

                          - Thực ra tôi cũng không biết phải bắt đầu từ đâu, anh Milo ạ. Tôi nghĩ tôi chỉ muốn được anh tư vấn.

                          Anh đặt đôi bàn tay lên bụng mình, cúi đầu rồi ngẩng lên.

                          - Thật vinh dự được làm ông Bụt của anh đây. Ông Bụt sẽ giúp anh như sau: bắn chết tất cả những kẻ xấu xa, đồi bại. Hãy để một vài vị tiên khác giúp tìm ra chúng nhé.

                          - Hãy cố tìm xem đâu là những kẻ xấu xa nhé.

                          - Tất nhiên rồi. Đó là lý do tại sao tôi đề nghị kiểm tra xuất thân trước, ít nhất là đối với nghi can đầu tiên của anh.



                          - Vậy thì đó là bà mẹ.

                          Tôi nói:

                          - Có mấy vụ án tại Anh, đăng trên một trong những tờ báo bệnh nhi. Họ quay được cảnh các bà mẹ làm ngạt đứa con nhỏ, và tất cả những gì họ đăng tải đó đều là những nghi ngờ.

                          - Họ ghi băng ở nhà à?

                          - Tại bệnh viện.

                          - Đó là một sự khác biệt rất lớn. Mà theo tôi biết thì luật ở Anh khác với luật ở đây rất nhiều... Hãy để tôi suy nghĩ thêm về điều này đx, anh Alex ạ, để xem tôi có thể làm được gì sáng tạo. Lúc này, tôi sẽ tiến hành điều tra hồ sơ trong nước tại Trung tâm Thông tin Tội phạm Quốc gia, xem biết đâu có ai trong bọn họ đã từng dính dáng gì đó trước đây rồi, và chúng ta cần làm gì để kiếm được một cái lệnh. Ông già Charlie đã dạy tôi rất hay - anh nên xem tôi xử lý những dữ liệu này thế nào.

                          - Đừng tự làm hại mình nhé - Tôi nói.

                          - Đừng lo. Những tìm kiếm ban đầu không hơn gì điều mà một sỹ quan bình thường vẫn làm khi có kẻ vi phạm giao thông bị bắt. Nếu và khi tôi đào bới sâu hơn, tôi sẽ phải cẩn thận. Bố mẹ con bé sống ở nơi đâu ngoài Los Angeles không?

                          - Tôi không biết - Tôi nói - Tôi thực sự không biết nhiều về bọn họ, tốt nhất là hãy bắt đầu tìm hiểu.

                          - Được rồi, anh tự làm việc của anh, còn tôi sẽ làm việc của tôi - Anh cúi xuống bàn, nói to:

                          - Bọn họ là những tầng lớp trên, điều đó có nghĩa là họ học ở các trường tư. Thế thì khó khăn lắm đấy.

                          - Bà mẹ có thể từng học ở trường công. Có vẻ như cô ta không phải sinh ra trong gia đình giàu có.

                          - Là người tự tiến thân à?

                          - Không, chỉ là một người bình thường thôi. Ông chồng là giáo viên đại học. Cô ta có thể là một trong các sinh viên của ông ta.

                          - Được rồi - Anh mở cuốn sổ ghi chép - Còn gì khác nữa nào? Có thể ông ta từng phục vụ trong quân đội, được huấn luyện sỹ quan chẳng hạn - đó là một công việc khó đấy. Charlie đã xâm nhập được vào các hồ sơ của quân đội, nhưng chẳng có gì hay ho ở đó cả, chỉ toàn dữ liệu về trợ cấp của các cơ quan quản lý cựu chiến binh, những dữ liệu tra cứu.

                          - Thế các anh làm gì với ngân hàng dữ liệu mật?

                          - Thì giống như kiểu ông ta chơi còn tôi thì xem. Thế ông bố dạy học ở trường nào?

                          - Tại cao đẳng cộng đồng Tây Valley, khoa Xã hội học.

                          - Còn bà mẹ làm nghề gì?

                          - Không làm nghề gì cả, chỉ ở nhà trông con.

                          - Và rất chăm chút tới công việc đó của chị ta đúng không. Được rồi, hãy cho tôi một cái tên để làm việc đi.

                          - Là Jones.

                          Anh nhìn tôi và tôi gật đầu. Tiếng cười của anh vừa to vừa vang, gần giống như của kẻ say.

                          <bài viết được chỉnh sửa lúc 22.05.2008 21:59:36 bởi Thanh Vân >
                          #13
                            Thanh Vân 22.05.2008 22:03:48 (permalink)
                            Chương 8

                             

                            Sáng hôm sau, tôi tới bệnh viện vào lúc 9 giờ 45. Nơi đậu xe dành cho các bác sĩ đã gần kín nên tôi phải lái lên tận bậc cao nhất để tìm một chỗ trống. Một người bảo vệ mặc đồng phục cúi người dựa vào cái trụ bê tông, bị bóng râm che kín nửa người, đang hút thuốc lá. Anh ta dán chặt mắt vào tôi khi tôi ra khỏi chiếc Seville và không ngừng dõi theo cho tới khi tôi gắn phù hiệu vào ve áo.

                            Phòng khám tư yên tĩnh như ngày hôm qua. Có mỗi một cô y tá ngồi ở bàn làm việc và trên biển có ghi McCall.

                            Tôi đọc phác đồ điều trị của Cassie. Stephanie vừa tới khám cho con bé, thông báo rằng Cassie không có biểu hiện gì nhưng quyết định giữ con bé thêm một này nữa. Tôi tới phòng 505, gõ cửa và tiến vào.

                            Cindy Jones và Vicki Bottomley đang ngồi trên chiếc ghế dài. Một xấp thẻ nằm trên đùi của Vicki. Hai người bọn họ cùng nhìn lên.

                            Cindy cười:

                            - Chào bác sĩ.

                            - Chào chị.

                            Vicki nói:

                            - Thế nhé.

                            Nói xong bà ta đứng dậy.

                            Cái giường của Cassie đã được gấp lên thẳng đứng. Con bé đang chơi với căn nhà đồ chơi Fisher-Price. Những đồ chơi khác của con bé, gồm vài con LuvBunny bị ném lung tung trên giường. Cái mâm có chứa bát bột yến mạch vơi một nửa và chiếc cốc nhựa chứa thứ gì đó màu đỏ. Trên ti vi đang phát một bộ phim hoạt hình nhưng tiếng đã bị tắt. Cassie dường như rất thích thú với căn nhà đồ chơi. Nó chăm chú sắp xếp đồ đạc và những con số bàng nhựa. Cái cột treo bình truyền nước dã được đẩy vào góc phòng.

                            Tôi đặt một bức vẽ xuống giường con bé. Nó liếc nhìn bức vẽ một lát rồi trở lại với đống đồ chơi.

                            Vicki hành động rất nhanh, trao tập thẻ cho Cindy rồi nắm tay Cindy bằng cả hai bàn tay mình. Tránh ánh mắt nhìn của tôi, bà rảo bước lại giường, xoa mái tóc Cassie và nói:

                            - Nào xem cháu nào, cô gái ngỗ ngược.

                            Cassie ngước mắt nhìn lên tức thì. Vicki lại xoa đầu nó rồi dời đi.

                            Cindy đứng dậy. Hôm nay chị mặc chiếc áo dài màu tím thay cho áo choàng len hôm trước, nhưng vẫn giữ nguyên quần bò và đôi dép săng đan.

                            - Nào, xem hôm nay bác sĩ Delaware vẽ cho con thứ gì nào? - Chị cầm bức vẽ lên. Cassie chìa tay ra và đón lấy.

                            Cindy đặt một cánh tay vòng qua vai con bé:

                            - Một chú voi. Bác sĩ Delaware đã vẽ một chú voi xanh thật đẹp!

                            Cassie đưa tờ giấy lại gần hơn:

                            - Chú vo...

                            - Giỏi quá, Cassie, con giỏi lắm. Bác sĩ có nghe thấy không? Nó nói chú voi đấy!

                            Tôi gật đầu:

                            - Thật tuyệt.

                            - Tôi không biết ông đã làm gì, thưa bác sĩ, nhưng từ hôm qua tới nay, con bé đã nói được khá nhiều rồi. Cassie, con có thể nói lại "chú voi" không nào?

                            Cassie ngậm miệng lại và vò nát tờ giấy...

                            Cindy nói:

                            - Ôi, con tôi.

                            Vừa nói, chị ta vừa ôm lấy con bé và véo nhẹ vào má nó. Cả hai chúng tôi cùng nhìn Cassie đang cố gắng vuốt cho tờ giấy phẳng ra.

                            Cuối cùng nó cũng thành công và nói:

                            - Chú vo...

                            Nói xong, nó lại vo tờ giấy lại, lần này chặt hơn, thành một cục tròn bằng nắm tay, mắt nhìn vào cục giấy, bối rối.

                            Cindy nói:

                            - Xin lỗi bác sĩ Delaware. Có vẻ như chú voi của ông hôm nay không được khoẻ lắm.

                            - Nhưng có vẻ Cassie lại rất khoẻ.

                            Chị cố nở nụ cười và gật đầu.

                            Cassie lại cố gắng gỡ nắm giấy ra lần nữa. Lần này, những ngón tay như đeo thêm găng của nó đã thất bại. Cindy phải giúp nó.

                            - Đây, con gái yêu... thế thế... chú voi đã tốt hơn rồi.

                            - Thế việc thuốc thang khám chữa có gì trục trặc không?

                            - Không hề có gì trục trặc cả, kể từ sáng hôm qua. Chúng tôi chỉ ngồi ở đây - có điều...

                            - Có điều gì đó chị muốn nói hay sao? - Tôi hỏi.

                            Chị vắt bím tóc về phía trước ngực và vuốt những lọn tóc ở rìa.

                            - Chắc mọi người nghĩ tôi bị điên - Cindy nói.

                            -  Tại sao chị lại nói vậy?

                            - Tôi cũng không biết nữa. Nói ra điều đó thật là ngu ngốc, phải vậy không? Vậy xin ông đừng để ý nhé.

                            Chị ta quay mặt đi và tiếp tục vuốt bím tóc.

                            Một lát, Cindy lại ngồi xuống. Nhặt lấy chồng bài, chị cứ chuyển từ tay bên này sang tay bên kia.

                            - Thực ra chỉ có... - Cindy bắt đầu nói, giọng thật khẽ khàng khiến tôi phải ghé lại gần hơn - Tôi... mỗi lần tôi đưa con bé tới đây, con bé lại trở nên tốt hơn. Nhưng khi tôi đưa nó về nhà với ý nghĩ mọi thứ sẽ tốt đẹp thì chỉ được một vài hôm, chuyện lại đâu vào đó...

                            - Tức là con bé ốm trở lại đúng không?

                            Vẫn cúi mặt, Cindy gật đầu.

                            Cassie lầm bầm điều gì đó với một thứ đồ chơi bằng nhựa. Cindy nói:

                            - Ngoan nào con.

                            Nhưng con bé dường như không nghe thấy gì.

                            Tôi nói:

                            - Vì con bé ốm trở lại như lúc đầu nên chị rất nản phải không?

                            Cassie ném đồ chơi xuống đất, nhặt lấy một cái khác và lắc mạnh.


                            Cindy nói:

                            - Và đột nhiên con bé lại bình thường, giống như bây giờ đây này. Đó chính là điều tôi muốn nói với ông - rằng chắc mọi người nghĩ tôi điên khùng. Đôi khi chính tôi cũng nghĩ mình bị điên.

                            Chị lắc đầu và quay trở lại cạnh giường Cassie. Luồn mấy ngón tay vào tóc con bé, chị để cho từng lọn từ từ tuột khỏi tay. Một mắt ghé nhìn vào căn nhà đồ chơi, Cindy nói:

                            - Này xem này - bọn họ đang ăn những thứ mà con làm cho bữa tối rồi kìa!

                            Giọng chị nghe vui vẻ tới mức khiến làn môi tôi tê buốt.

                            Chị đứng đó, chơi đùa với mái tóc của Cassie, tay chỉ vào những con búp bê và mớm lời cho con bé nói. Cassie bắt chước mẹ, nói được gần đúng một số từ.

                            Tôi hỏi:

                            - Tôi mời chị xuống dưới uống chút cà phê được chứ? Hãy để Cassie ở lại chơi với bà Vicki.

                            Cindy nhìn lên. Một tay đặt vào vai Cassie và đáp:

                            - Không, không được, tôi xin lỗi bác sĩ Delaware nhé. Tôi không thể. Tôi không bao giờ rời khỏi con bé.

                            - Không bao giờ ư?

                            Chị ta lắc đầu:

                            - Không, chừng nào con bé còn ở đây. Điều này nghe thật điên rồ, nhưng tôi không thể. Ông có nghe thấy người ta nói đến quá nhiều... sự việc?

                            - Đó là những việc gì vậy?

                            - Tai nạn ấy - có ai đó chẳng may đưa nhầm thuốc tới chẳng hạn. Không hẳn là tôi lo chuyện này thực sự xảy ra đâu. Đây là một bệnh viện tốt. Nhưng... tôi chỉ muốn ở đây thôi. Bỏ quá cho tôi nhé, bác sĩ.

                            - Không vấn đề gì cả. Tôi hiểu ý chị.

                            - Tôi chắc chắn chuyện này là vì tôi nhiều hơn vì con bé, nhưng... - Cindy cúi nhưng và ôm lấy con bé. Cassie ngọ nguậy và tiếp tục chơi với mấy con búp bê. Cindy nhìn con bé một cách bất lực.

                            - Tôi biết mình đang bảo vệ con bé một cách quá đáng - Chị ta nói.

                            - Không hẳn là quá đáng đâu nếu xét tất cả những gì chị đã trải qua.

                            - Ôi... rất cảm ơn bác sĩ vì đã nói như thế.

                            Tôi chỉ tay tới chiếc ghế đẩu.

                            Chị cười yếu ớt và ngồi xuống đó.

                            - Chắc chắn chị phải rất căng thẳng - Tôi nói - Tôi muốn nói tới chuyện chị phải thường xuyên tới đây ấy. Làm việc tại bệnh viện là một chuyện nhưng bị phụ thuộc mới là vấn đề đáng bàn.

                            Chị ta tỏ vẻ bối rối:

                            - Ông nói làm việc trong bệnh viện ư?

                            - Chị là chuyên viên về hô hấp, phải vậy không? - Tôi đáp - Thế không phải chị làm việc đó tại bệnh viện sao?

                            - À, vâng. Nhưng mà chuyện đã lâu lắm rồi. Mà không, thực ra tôi cũng chưa làm việc theo đúng nghĩa ông nói. Tôi còn chưa tốt nghiệp đại học.

                            - Chị mất hứng thú à?

                            - Đại loại là như vậy - Nhặt hộp quân bài lên, Cindy vỗ vỗ nhẹ vào một bên đầu gối - Thực ra việc theo học kỹ thuật hô hấp là ý của dì tôi. Bà là một y tá đã đăng ký. Bà nói một phụ nữ nên học lấy một nghề nào đó cho dù không sử dụng tới và tôi nên theo học thứ gì mà xã hội luôn luôn cần đến, chẳng hạn như chăm sóc sức khoẻ. Với sự tàn phá đối với không khí mà chúng ta đang gây ra, rồi việc mọi người hút thuốc rất nhiều nên bà ấy nghĩ kỹ thuật hô hấp sẽ được xã hội cần đến.

                            - Vậy bà dì chị có vẻ là người rất uy tín?

                            Cindy cười:

                            - Đúng vậy đấy. Nhưng giờ, bà đã ra đi rồi - Mắt Cindy chớp nhanh - Bà ấy tuyệt vời lắm. Bố mẹ tôi trao tôi cho bà dạy dỗ từ khi tôi còn là một đứa bé và về căn bản, chính bà đã tự tay nuôi dạy tôi đấy.

                            - Nhưng bà lại không khuyến khích chị đi theo nghề y tá phải không, mặc dù bà ấy là một y tá đã đăng ký?

                            - Thực ra, bà ấy khuyên tôi không nên theo nghề y tá. Bà ấy nói rằng làm nghề ấy rất vất vả mà lương lại không cao, và không đủ...

                            Chị cười ngượng nghịu.

                            - Và không được các bác sĩ kính trọng phải không?

                            - Đúng như ông nói đấy, thưa bác sĩ Delaware. Hầu như trong chuyện gì bà ấy cũng có những ý kiến rất xác đáng.

                            - Bà ấy có phải là y tá của bệnh viện không?

                            - Không, bà ấy chỉ làm việc cho một bác sĩ duy nhất suốt 25 năm và họ đã sống với nhau như cặp vợ chồng già. Nhưng ông ấy là người đàn ông đẹp trai thực sự, một bác sĩ gia đình kiểu cũ, không giỏi kiếm tiền cho lắm. Dì Harriet luôn luôn giúp đỡ ông ấy về chuyện tiền nong. Bà là người rất chu đáo, có lẽ là do từ thời còn ở trong quân ngũ - bà từng làm trong quân đội tại Triều Tiên, ra mặt trận  hẳn hoi. Bà đã lên tới cấp đại uý đấy.

                            - Thật thế ư? - Tôi thốt lên.

                            - Vâng. Vì bà mà tôi đã cố gắng làm việc. Thưa ông, chuyện này đã làm tôi nhớ lại quá khứ mấy năm trước kia.

                            - Chị cũng gia nhập quân đội hay sao?

                            Chị nở nụ cười nửa miệng, như thể đã đón chờ sự ngạc nhiên của tôi.

                            - Chuyện như thế thật kỳ lạ với một cô gái phải không? Nó đã xảy ra vào năm cuối cùng của tôi ở trường y. Người tuyển mộ tới và trình bày công việc một cách rất hấp dẫn - nào là được đào tạo nghề nghiệp, được cấp học bổng... Dì Harriet của tôi nghĩ rằng đây là một cơ hội tốt, vì thế tôi đã đồng ý ngay.


                            - Thế chị ở trong quân đội được bao lâu?

                            - Chỉ vài tháng - Tay Cindy vuốt bím tóc - Một vài tháng sau đó tôi bị ốm và phải xuất ngũ sớm.

                            - Rất lấy làm tiếc khi biết điều này, thưa chị - Tôi an ủi - Chắc là ốm nặng lắm.

                            Cindy ngước nhìn lên, mặt ửng đỏ. Tay tiếp tục vuốt tóc rất mạnh:

                            - Đúng thế - Chị nói - Bị cúm, cúm rất nặng đã biến chứng thành bệnh viêm phổi. Viêm phổi là loại vi rút ác tính - các doanh trại đều bị lây nhiễm căn bệnh này, trở thành một đại dịch khủng khiếp. Rất nhiều cô gái đã bị ốm. Sau khi tôi khỏi bệnh, họ nói rằng phổi của tôi có thể đã bị suy yếu và không muốn tôi ở trong đội ngũ của họ nữa - Cindy nhún vai - Thế đấy. Sự nghiệp quân ngũ nổi tiếng của tôi là vậy.

                            - Chắc chị rất thất vọng.

                            - Không, không hẳn vậy. Mọi thứ hoá ra lại tốt hơn - Chị nhìn Cassie.

                            - Thế chị đóng quân ở đâu?

                            - Tại pháo đài Jackson, Nam California. Đó là một trong rất ít nơi người ta còn huấn luyện phụ nữ để phục vụ quân đội. Khi tôi ở đó, trời đang vào hè - chắc ông cho rằng mùa hè thì rất hiếm khi bị viêm phổi phải không? Nhưng vi trùng vẫn là vi trùng, đúng không nào?

                            - Đúng thế.

                            - Nơi đó thật ẩm ướt. Ông có thể vừa tắm xong người đã ướt đẫm mồ hôi, nhớp nháp khắp người. Tôi lại không quen với thứ đó.

                            - Chị lớn lên ở California phải không?

                            - Tôi là người bản xứ Cali đấy - Cindy đáp, tay như vẫy vẫy một lá cờ tưởng tượng - Dân Ventura đấy.Gia đình tôi gốc Oklahoma. Từ thời đổ xô đi tìm vàng cơ. Một trong những cụ tổ tôi là người Anh-điêng - đó là theo lời kể của dì tôi - cho nên tóc tôi bây giờ mới thế này.

                            Chị buông bím tóc rơi xuống.

                            - Tất nhiên, có thể điều này là không đúng - Chị vừa nói vừa cười - Giờ thì mọi người đều muốn được là người Anh-điêng. Đó là mốt - Cindy nhìn tôi - Tôi hỏi khí không phải, thưa bác sĩ Delaware. Họ tên của ông có vẻ như ông cũng có gốc gác người Anh-điêng.

                            - Trong gia phả nhà tôi có thấy nói thế - một trong những cụ tổ tôi là người Anh-điêng. Tôi nghĩ, tôi là kẻ tạp chủng - nghĩa là mỗi thứ một tí.

                            - Tốt quá thưa ông. Vậy ông là người toàn mỹ rồi còn gì.

                            - Tôi cho là như vây - Tôi vừa đáp vừa cười - Thế ông Chip có bao giờ phục vụ quân đội không?

                            - Chip ư? - Câu hỏi của tôi dường như đã làm Cindy rất ngạc nhiên - Không hề.

                            - Thế làm sao hai người lại gặp nhau?

                            - Chúng tôi gặp nhau tại trường đại học. Tôi học một năm tại Cao đẳng cộng động Tây Virginia, sau khi học xong trường kỹ thuật hô hấp. Tôi theo lớp học một thầy một trò và anh ấy là giáo viên của tôi.

                            Cindy lại liếc nhìn Cassie. Con bé vẫn bận rộn với căn nhà đồ chơi của nó.

                            - Ông có muốn thực hiện kỹ thuật của mình bây giờ không?

                            - Vẫn còn hơi sớm - Tôi đáp - Tôi muốn con bé thực sự tin tưởng ở tôi đã.

                            - Vậy thì... tôi nghĩ con bé đã tin tưởng ở ông nhiều lắm đấy. Nó rất thích những bức vẽ của ông - chúng tôi đã giữ lại tất cả những bức vẽ mà nó không phá hỏng.

                            Tôi cười:

                            - Tốt nhất là hãy cứ từ từ. Và nếu như con bé không phải điều trị gì nữa thì không cần phải vội vàng làm gì.

                            - Đúng thế - Chị đáp - Với tình hình bây giờ, tôi nghĩ chúng tôi có thể đưa con bé về nhà ngay.

                            - Chị muốn thế không?

                            - Tôi luôn muốn như vậy. Nhưng điều tôi thực sự mong muốn là con bé sẽ khoẻ hơn.

                            Cassie liếc nhìn về phía chúng tôi. Cindy hạ thấp giọng như nói thầm:

                            - Những cơn co giật đáng sợ lắm, thưanh bác sĩ Delaware. Nó giống như là... - Cindy lắc đầu.

                            - Giống như cái gì?

                            - Giống như là điều gì đó ở phim ảnh ấy. Nói ra điều này thật kinh khủng, nhưng nó làm tôi nhớ tới bộ phim "The Exorcist" (Phù thuỷ) - Cindy lắc đầu - Tôi chắc bác sĩ Eves cuối cùng sẽ tìm ra nguyên nhân căn bệnh. Phải vậy không? Bà ấy nói rằng chúng tôi sẽ ở đây thêm ít nhất một đêm nữa, có thể là hai để theo dõi. Có lẽ đó là cách tốt nhất. Cassie vẫn luôn khoẻ mạnh như thế này khi ở đây.

                            Mắt Cindy đã rươm rướm nước.

                            - Khi chị cho con bé về nhà - Tôi nói - tôi cũng muốn tới thăm nhà luôn thể.

                            - Ôi, thế thì còn gì bằng... - Những câu chưa được hỏi tràn đầy khuôn mặt chị.

                            - Mục đích là để tiếp tục tạo sự tin tưởng nơi con bé thôi - Tôi tiếp lời - Nếu tôi có thể làm cho Cassie hoàn toàn thoải mái khi con bé không sử dụng các liệu pháp điều trị, lúc đó tôi sẽ có điều kiện tốt hơn để giúp nó khi cần.

                            - Thế thì tốt quá. Ông nói rất có lý. Cảm ơn lòng tốt của bác sĩ... Tôi... không biết rằng các bác sĩ vẫn còn đến tận nhà khám bệnh cho bệnh nhân đấy.

                            - Ngày trước thôi. Bây giờ, chúng tôi gọi đó là tới thăm bệnh nhân tại nhà.

                            - À, vâng, thật tuyệt. Tôi rất biết ơn vì ông đã dành thời gian vàng ngọc cho chúng tôi.

                            - Tôi sẽ gọi điện cho chị sau khi mẹ con chị ra viện để chúng ta thống nhất buổi hẹn. Mà chị cho tôi xin địa chỉ và số điện thoại nhà riêng được chứ?

                            - Tôi xé một tờ bé giấy từ cuốn lịch và đưa cho Cindy cùng với cây bút.

                            Chị viết lên mảnh giấy ấy rồi đưa lại cho tôi.

                            Nét chữ đẹp, tròn trịa và thanh thoát.

                            Nhà của Cassie B.Jones

                            19574 Dunbar Court

                            Valley Hills, California

                            Số điện thoại nhà chị ta bắt đầu bằng mã vùng 818.
                            - Nhà tôi ở đầu Bắc của đại lộ Topanga - Cindy nói - Cạnh đèo Santa Susanna.

                            - Vậy là phải đi khá xa mới tới bệnh viện nhỉ.

                            - Vâng - Chị lấy tay lau mắt, cắn môi và cố nở nụ cười.

                            - Chị có chuyện gì nữa thế? - Tôi hỏi.

                            - Tôi chỉ đang suy nghĩ thôi. Khi chúng tôi đưa cháu tới bệnh viện, luôn luôn là vào nửa đêm. Đường cao tốc vắng tanh. Đôi khi tôi rất ghét ban đêm.

                            Tôi nắm chặt lấy tay chị, những ngón tay mềm yếu.

                            Lát sau tôi buông tay Cindy ra và nhìn mảnh giấy rồi bỏ vào túi áo.

                            - Cassie B à - Tôi nói - Chữ B ở đây có nghĩa là gì vậy?

                            - Là Brooks - đó là tên thời con gái của tôi. Đó là một cách để tưởng nhớ tới dì Harriet. Nghe không nữ tính lắm, tôi nghĩ htế. Brookes mới đúng là cái tên dành cho con gái hơn, giống như Brookes Shields chẳng hạn. Nhưng tôi muốn nhớ tới Harriet. - Chị liếc ngang - Cassie, bọn họ đang làm gì trong đấy thế? Họ đang rửa bát à?

                            - Bá...

                            - Giỏi lắm! Bát!

                            Chị đứng dậy. Tôi cũng đứng dậy theo.

                            - Chị còn hỏi gì nữa trước khi tôi rời khỏi đây không?

                            - Không... tôi nghĩ là không.

                            - Vậy thì mai tôi sẽ ghé qua.

                            - Vâng, Cassie, bác sĩ Delaware về này. Con chào bác sĩ đi.

                            Cassie ngước cặp mắt lên. Mỗi tay nó nắm một con búp bê.

                            - Chào cháu Cassie nhé - Tôi nói.

                            - Chào bá...

                            - Giỏi lắm - Cindy nói - Con giỏi lắm.

                            - Chào...bá... - Hai bàn tay nó vỗ vỗ vào nhau, hai con búp bê đập vào nhau kêu tanh tách - Chào bá...

                            Tôi bước lại bên giường. Cassie ngước mắt nhìn tôi. Đôi mắt trong sáng, không biểu lộ gì. Tôi chạm tay vào má nó, ấm áp và mềm mại.

                            - Chào bá... - Một ngón tay nhỏ nhắn sờ vào cánh tay tôi, chỉ trong giây lát. Vết xước nó cào không gây đau đớn gì.

                            - Chào cháu yêu.

                            - Chào bá...

                             

                            Vicki đang ở phòng y tá. Tôi chào và khi thấy bà ta không đáp lời, tôi liền viết đăng ký chuyến viếng thăm của tôi vào bệnh án của Cassie rồi bước tới Five East và đi xuống theo cầu thang bộ. Rời bệnh viện, tôi lái xe tới trạm xăng ở Sunset là La Brea rồi sử dụng điện thoại trả tiền để gọi cho Milo ở Trung tâm Parker.

                            Đường dây bạn. Tôi thử gọi thêm hai lần nữa, nhưng vẫn không được. Tôi quyết định gọi cho Milo tại nhà riêng và nghe tiếng hát của cô em gái Rick bắt chước tiếng Peggy Lee.

                            Khi tiếng chuông lần một kêu lên, tôi liền nói nhanh:

                            - Chào ngài Blue, không có gì khẩn cấp cả nhưng tôi có một vài thông tin có thể giúp anh tiết kiệm thời gian đấy. Ông bố con bé không ở trong quân ngũ bao giờ đâu, nhưng bà mẹ thì có đấy - vậy hãy chuyển đổi hướng đi nhé. Tên thời con gái của chị ta là Brooks. Chị ta từng có thời gian ở pháo đài Jackson, Nam California, bị thải hồi sớm vì bệnh viêm phổi. Nhưng khi nói, chị ta đỏ mặt và hơi bối rối một chút, vì vậy có thể không phải là sự thật hoàn toàn. Có lẽ, chị ta đã làm điều gì đó sai quấy và bị đá đít cũng nên. Hiện nay, chị ta 26 tuổi, khi gia nhập quân đội, chị ta đang ở năm cuối trường y. Vậy là anh đã có khoảng thời gian để mà tìm kiếm rồi đấy nhé.

                            Trở lại xe, tôi lái hết phần đường còn lại về nhà với suy nghĩ nung nấu về căn bệnh viêm phổi, về liệu pháp hô hấp, và về đứa bé nằm chết xám xịt trong nôi. Khi tới nhà, tôi cảm thấy như hụt hơi.

                            Tôi thay đồ, mặc quần soóc và áo sơ mi, điểm lại cuộc nói chuyện với Cindy.

                            Chắc mọi người nghĩ tôi điên... Đôi khi tôi cũng nghĩ mình bị điên.

                            Phải chăng đó là sự hối lỗi? Một sự thú tội được che đậy? Hay đây chỉ là cách để thu hút sự chú ý của tôi?

                            Đúng là một vũ điệu.

                            Chị ta đã tỏ ra hoàn toàn hợp tác cho tới khi tôi gợi ý việc rời khỏi căn phòng.

                            Đó là bà mẹ mắc hội chứng Munchausen "săn sóc quá mức" ư? Hay đó chỉ đơn thuần là sự lo lắng có lý do của bà mẹ từng mất đi một đứa con và phải chịu nhiều áp lực khác?

                            Tôi nhớ lại sự ngạc nhiên đến lo lắng của chị ta khi tôi thông báo sẽ tới thăm nhà.

                            Phải chăng có điều gì đó chị ta muốn che giấu? Hay đó chỉ là sự ngạc nhiên bình thường - một phản ứng logic - bởi vì bác sĩ đã không còn đến thăm bệnh nhân tại nhà nữa?

                            Còn một nhân tố nguy hiểm nữa: hình ảnh người mẹ của chị ta, đó là bà dì y tá. Một người phụ nữ ngay cả trong trí nhớ đầy yêu thương của Cindy cũng tỏ ra như biểu tượng duy trì kỷ luật.

                            Một y tá đã làm việc cho một bác sĩ nhưng lại xung đột với ông ta. Một người khinh thường các bác sĩ.

                            Bà là người đã hướng Cindy vào lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ nhưng lại không muốn chị ta trở thành y tá.

                            Vừa yêu lại vừa ghét các bác sĩ ư? Hay sự xung đột tư tưởng về cơ cấu quyền lực của ngành y tế? Hoặc bị ám ảnh về bệnh tật và ốm đau?

                            Phải chăng tất cả những điều này đã được truyền cho Cindy từ trước?

                            Còn chuyện ốm đau của chính chị ta - bệnh cúm và viêm phổi đã phá hỏng kế hoạch nghề nghiệp.

                            Mọi thứ hoá ra lại tốt.

                            Rồi chị ta đỏ mặt, buông rơi bím tóc. Ra viện đúng là chủ đề nhạy cảm với chị ta.


                            Tôi tới điện thoại đặt trong bếp, quay số 803 để nối với khu vực Nam California và quay tiếp số của trung tâm thông tin ở nơi đó. Pháo đài Jackson hoá ra ở tận Columbia. Tôi viết số điện thoại vào giấy và gọi theo số đó.

                            Một giọng phụ nữ lè nhè trả lời máy. Tôi hỏi xin số máy của sỹ quan quân y cao cấp nhất căn cứ.

                            - Ông muốn gặp chỉ huy bệnh viện phải không?

                            - Vâng, xin cô giúp cho.

                            - Vậy ông chờ một lát.

                            Một vài giây sau:

                            - Văn phòng của đại tá Hedgeworth đây.

                            - Tôi là bác sĩ Delaware, gọi từ Los Angeles, California. Tôi muốn nói chuyện với ngài đại tá.

                            - Ông vừa nói tên ông là gì vậy?

                            - Delaware - Tôi nói thêm chức danh nghề nghiệp và quan hệ của tôi với trường đại học y.

                            - Đại tá Hedgeworth hiện không có ở văn phòng, thưa ông. Ông có muốn nói chuyện với thiếu tá Dunlap không?

                            - Thế cũng được.

                            - Vậy ông chờ máy.

                            Khoảng vài tiếng chuông, rồi lại một giọng lè nhè vang lên. Giọng này của một người đàn ông.

                            - Thiếu tá Dunlap đây.

                            - Chào thiếu tá, tôi là bác sĩ Delaware, từ Los Angeles - Tôi nhắc lại những mối quan hệ của tôi để tạo sự tin tưởng.

                            - Ô vâng. Tôi có thể giúp gì được cho ông, thưa bác sĩ?

                            - Chúng tôi đang tiến hành một vài nghiên cứu thử nghiệm - về hình thái lây nhiễm của bệnh dịch do virus gây ra, cụ thể là bệnh cúm và viêm phổi - ở những môi trưởng tương đối kín đáo như nhà tù, trường học tư thục và doanh trại quân đội. Mục đích của nghiên cứu này là muốn so sánh với nghiên cứu nhóm bệnh nhân có kiểm soát ở cộng đồng dân cư nói chung.

                            - Nghiên cứu bệnh dịch học phải không?

                            - Chúng tôi đang làm việc ở khoa Nhi, vẫn đang trong quá trình lắp ghép các cơ sở dữ liệu sơ bộ, pháo đài Jackson có thể là một nơi mà chúng tôi muốn nghiên cứu.

                            - Ô vâng - Anh ta đáp. Một lát sau anh ta  mới nói tiếp - Ông có nhận được tiền tài trợ cho dự án nghiên cứu này không?

                            - Hiện vẫn chưa, tôi mới chỉ nhận được ít tiền ứng trước cho dự án sơ bộ thôi. Việc chúng tôi nhận được tài trợ đầy đủ hay không còn phụ thuộc vào cơ sở dữ liệu mà chúng tôi tạo lập được. Nếu chúng ta cùng viết đề nghị thì đó sẽ là một sự hợpt ác - giữa nơi khảo sát và chúng tôi. Chúng tôi sẽ đảm nhận tất cả các chi phí, chỉ cần tiếp cận các dữ liệu và con số thôi.

                            Anh ta tặc lưỡi:

                            - Nghĩa là chúng tôi trao cho ông những dữ liệu của chúng tôi còn các ông sẽ đưa tên chúng tôi lên báo cáo khoa học của các ông phải không?

                            - Có thể một phần là như thế, nhưng chúng tôi luôn mở rộng cửa cho những đóng góp khoa học.

                            - Trường y ông đang làm tên là gì vậy?

                            Tôi liền nói cho anh ta tên trường tôi đang giảng dạy.

                            - Ô vâng - Anh ta lại cười - Tôi thấy có vẻ thú vị đấy, nếu như tôi vẫn còn hứng thú với công việc đó của ông. Nhưng thôi, tôi nghĩ tôi có thể chấp thuận để được có tên trong công trình nghiên cứu của các ông, nhưng hiện tại thì tôi chưa thể cam kết gì. Tôi cần phải trao đổi với ngài đại tá Hedgeworth trước khi kết luận bất cứ điều gì.

                            - Thế khi nào thì ông ấy quay lại?

                            Anh ta lại cười:

                            - Ông ấy sẽ trở lại trong vài ngày tới. Ông hãy để lại cho tôi số điện thoại của ông.

                            Tôi đọc cho anh ta số điện thoại nhà riêng của tôi và nói:

                            - Đó là số nhà riêng, dễ gặp tôi hơn.

                            - Thế tên ông là gì?

                            - Là Delaware.

                            - Giống như tên của một bang ấy nhỉ?

                            - Đúng thế.

                            - Và ông đang làm việc với khoa Nhi phải không?

                            - Đúng - Tôi đáp.

                            Về nguyên tắc thì như vậy, nhưng tôi hy vọng anh ta không đi sâu theo hướng đó vì nếu làm thế sẽ phát hiện ra ngay rằng tôi chỉ có chức danh mà không giảng bài ở đó đã nhiều năm nay rồi.

                            - Được rồi - Anh ta đáp - Tôi sẽ gọi lại cho ông trong thời gian sớm nhất. Nếu ông không thấy tôi gọi lại trong vòng một tuần, hãy chủ động gọi lại cho tôi nhé.

                            - Vâng, thưa thiếu tá. Cảm ơn anh.

                            - Không có gì.

                            - Nhưng ngay lúc này, nếu anh có thể cung cấp cho tôi một vài thông tin nhỏ thì tôi sẽ rất biết ơn.

                            - Là gì vậy?

                            - Anh có nhớ trận dịch cúm hay viêm phổi nào xảy ra tại căn cứ trong mười năm qua không?

                            - Mười năm qua ư? Hừm. Chính tôi không ở đây được tới mười năm. Chúng tôi đúng là có một trận dịch viêm màng não khoảng một đến hai năm trước, nhưng đó là do vi khuẩn gây ra. Vụ này rất nghiêm trọng.

                            - Chúng tôi chỉ hỏi về những căn bệnh đường hô hấp do vi rút gây ra thôi.

                            - Vậy thì - Anh ta nói - tôi nghĩ thông tin ấy phải ở đâu đó - xin ông chờ cho một lát.


                            Hai phút sau.

                            - Đại uý Katz đây, tôi có thể giúp gì được ông?

                            Tôi nhắc lại câu hỏi.

                            - Lâu như thế rồi chắc là không còn lưu trên máy tính của chúng tôi - Anh ta đáp - Liệu tôi có thể tiếp tục chuyện này với ông sau được không?

                            - Được chứ. Xin cảm ơn anh.

                            Tôi lại đọc cho anh ta số điện thoại nhà riêng rồi đặt ống nghe xuống, lòng tràn đầy thất vọng. Tôi biết rằng thông tin đó chắc là ở đĩa cứng hay đĩa mềm của ai đó, có thể thâm nhập vào được, ngay lập tức, bằng một cú ấn nút.

                            Mãi tận 4 giờ, Milo mới gọi lại.

                            - Tôi vẫn đang theo dõi mấy thành viên nhà Jones mà anh giao cho đấy - Anh nói - Bên khám nghiệm tử thi đã có một mẫu đơn ghi chép về cái chết của đứa con đầu lòng nhà chị ta. Tên nó là Charles Lyman Jones Đệ tứ. Không có gì đáng nghi ngờ cả - bị hội chứng đột tử sơ sinh, do bà bạn bác sĩ Stephanie của anh chứng nhận và được bác sĩ Rita Kohler làm chứng.

                            - Bà ấy là trưởng khoa Nhi tổng hợp, là sếp của Stephanie. Bà ấy là bác sĩ của bọn họ ngay từ đầu, nhưng không có mặt ở thành phố khi Chad mất.

                            - Ô thế hả.Vậy là có vẻ như không có gì giả dối cả. Hiện nay, về bố mẹ đứa bé thì đây là những gì tôi tìm được. Họ đều sống ở Tây Valley và đóng thuế đất đúng hạn - rất nhiều thuế, bởi vì họ sở hữu nhiều bất động sản lắm. Tổng số tới 50 khoản.

                            - 50 khoản cơ à? Ở những đâu thế?

                            - Ngay chỗ họ sống thôi - toàn bộ những khu đường chung quanh nhà đều là của họ hết. Vậy là không tồi đối với một giáo viên đại học, phải vậy không?

                            - Giáo viên đại học có một quỹ tín thác đấy.

                            - Đúng vậy. Ngoài ra, họ dường như sống rất đạm bạc và đơn giản. Charles Lyman Đệ tam đi chiếc Volvo 240 1985 bốn cửa. Năm ngoái bị phạt một lần vì tội lái xe quá tốc độ và hai lần đậu sai chỗ, họ đều đóng đúng hạn. Cindy Brooks Jones đi chiếc xe thùng Plymouth Voyager, hỏng hóc suốt ngày. Không biết là bà y tá khó chịu mà anh nói tới có phải là Victoria June Bottomley, sinh ngày 24 tháng 4 năm 1936, tại Sun Valley không?

                            - CÓ vẻ là bà ấy đấy.

                            - Hiện nay, bà ấy sống ở Beaver Cleaverland.

                            - Chắc là anh không nhận được lời nhắn của tôi.

                            - Không. Anh nhắn lại khi nào và ở đâu?

                            - Khoảng 11 giờ. Tôi để lại chỗ em gái của Rick.

                            - Tôi không nhận được cuộc điện khẩn nào cả.

                            - Đúng thế, bởi vì tôi đã nhắn tại lần bip thứ nhất - Tôi đáp - Vì tôi muốn tôn trọng các thủ tục công việc của anh thôi.

                            Nói đoạn tôi kể lại cho Milo nghe về những điểm nghi ngờ trong câu chuyện với Cindy và mấy cuộc điện thoại tới Nam California.

                            - Ôi, ông thám tử - Anh nói - Không kiềm chế được mình nữa hả?

                            - Với tiền mà anh định trả cho, tôi nghĩ bất kể những gì tôi làm sẽ đem ại món hời đấy.

                            Anh lầm bầm:

                            - Biết tôi đã là một món hời rồi. À, mà bệnh viêm phổi hả? Anh đã có thông tin gì nhỉ? Phổi của chị ta bị tắc à, làm cho các kế hoạch của chị ta bị vỡ, vì vậy chị ta trút hận lên phổi của đứa con mình - đại loại là như thế, anh đoán vậy phải không?

                            - Đại loại là thế. Ngoài ra, chị ta còn được đào tạo về kỹ thuật hô hấp nữa.

                            - Thế thì tại sao chị ta lại bỏ nghề điều trị hô hấp? Tại sao lại có vấn đề về dạ dày và co giật?

                            - Tôi không biết, nhưng rõ ràng bệnh viêm phổi đã làm hỏng cuộc đời của chị ta. Và chính những vấn đề về phổi đã thu hút chị ta rất nhiều.

                            - Vì thế chị ta mới đổ hết lên con cái mình nhằm tìm kiếm sự chú ý của mọi người tới chị ta. Hay chị ta đã bị điên vì ốm và chính những đứa con phải gánh chịu hậu quả?

                            - Có thể là một trong hai giả thuyết đó. Có thể là không giả thuyết nào đúng cả. Cũng có thể là cả hai cùng đúng. Tôi không biết nữa. Có thể tôi chỉ đưa ra giả thuyết vậy thôi, chứ không hề có ý định chơi chữ đâu.

                            - Tức là lời bình luận của anh về việc chị ta bị điên ấy à. Anh nghĩ chị ta đang nghi ngờ bị theo dõi à?

                            - Có thể lắm. Hoặc có thể chị ta đang chơi trò với tôi. Chị ta có vẻ bồn chồn lắm, mà sao lại không chứ, khi đứa con của chị ta luôn luôn bị ốm. Đó chính là vấn đề lớn nhất - bất cứ chuyện gì tôi thấy đều có thể giải thích được theo nhiều cách khác nhau. Điều làm tôi suy nghĩ nhiều nhất là chuyện chị ta đỏ mặt và đùa nghịch với tóc của mình khi nói về việc từng ở trong quân đội. Tôi đang tự hỏi không biết câu chuyện về bệnh viêm phổi có thể là sự biện minh cho việc bị đuổi ra khỏi quân đội vì lý do tâm lý hay vì điều gì đó mà chị ta không muốn tiết lộ. Tôi đang mong mỏi phía quân đội có thể khẳng định được điều này, bằng cách này hay cách khác.

                            - Thế khi nào thì bên quân đội họ gọi điện lại cho anh?

                            - Gã mà tôi nói chuyện với không hứa hẹn điều gì. Gã nói rằng hồ sơ y tế của bọn họ thời kỳ ấy không được máy tính hoá. Liệu dữ liệu y tế có nằm trong ngân hàng dữ liệu quân đội mà Charlie đã xâm nhập được không nhỉ?

                            - Không biết, nhưng để tôi hỏi xem.

                            - Cảm ơn.

                            - Thế còn đứa bé thế nào?

                            - Đã hồi phục hoàn toàn. Không còn các vấn đề thần kinh có thể gây ra cho con bé hiện tượng co giật. Stephanie muốn theo dõi con bé thêm một hay hai ngày nữa. Bà mẹ nói muốn về nhà, nhưng không muốn ép các bác sĩ. Chị ta là người luôn vâng lời, xem bác sĩ là người biết tất cả. Chị ta còn tuyên bố Cassie đã nói chuyện được nhiều hơn kể từ khi tôi gặp con bé. Chị ta nói rằng có thể tôi đã làm cho con bé như thế này.

                            - Trò nịnh hót cũ rích ấy à?

                            - Những bà mẹ bị hội chứng Munchausen thường nổi tiếng về món này - các bác sĩ nói chung rất thích họ.

                            - Vậy thì - Anh nói - anh cứ việc hưởng sự phỉnh phờ ấy đi. Anh mà làm trò bẩn thỉu với người phụ nữ này chắc lần sau gặp chị ta sẽ không còn nịnh hót anh nữa đâu.








                            <bài viết được chỉnh sửa lúc 22.05.2008 23:37:54 bởi Thanh Vân >
                            #14
                              Chuyển nhanh đến:

                              Thống kê hiện tại

                              Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
                              Kiểu:
                              2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9