Sách đen về chủ nghĩa cộng sản
lyenson 26.05.2008 18:05:22 (permalink)
Nguồn: Diễn đàn Tiếng gọi Thanh Niên

Sách đen về chủ nghĩa cộng sản

(The Black book of Communism: Crimes, Terror, Repression)
Nhà xuất bản Harvard University Press 1999.
( Nguyên bản tiếng Pháp: Livre noir du communisme: Crimes, Terreur, Répression. Nhà xuất bản: Robert Laffont, Paris 1997).

Các chủ biên (editors) của cuốn sách:

- Stéphane Courtois – Giám đốc nghiên cứu thuộc trung tâm khoa học quốc gia Pháp, chủ biên tờ tạp chí Cộng sản (Journal d’ Communisme).
- Nicolas Werth chuyên viên nghiên cứu tại viện lịch sử đương đại (Institude d’Histoire du Temps Présent).
- Jean-Louis Panné đồng tác giả cuốn “Từ điển lịch sử các phong trào cách mạng Pháp”.
- Andrzej Paczkowski Phó giám đốc, giáo sư tại viện nghiên cứu khoa học chính trị, Viện hàn lâm khoa học Ba Lan.
- Karel Bartosek nhà sử học Czech, chủ biên tờ La nouvelle alternative.
- Louis Margolin giảng viên khoa lịch sử thuộc trường đại học tổng hợp Provence, cộng tác viên của viện nghiên cứu Đông nam á CNRS.

Phần 1: Một Chính Quyền Chống Lại Nhân Dân: Bạo Lực, Đàn áp và Khủng Bố ở Cộng Hoà Liên Bang Xô Viết

(A State against Its People: Violence, Repression, and Terror in the Soviet Union)

(Tác giả: Nicolas Werth)
(trang 37-268 cuốn The Black Book of Communism)
(người dịch: MọtSáchGià)

Lời giới thiệu của người dịch: Phần 1 của cuốn Black Book of Communism bao gồm 15 chương sách với tổng cộng hơn 230 trang viết với rất nhiều các tư liệu lịch sử về cái mà các tác giả gọi là “tội ác của CNCS ở Liên Xô”. Bạn đọc sẽ được thấy những thủ đoạn tinh vi và tàn bạo của một chính quyền mang danh của nhân dân nhưng không được lòng dân nên luôn phải tìm đến bạo lực và các biện pháp khủng bố để duy trì quyền lực của mình. Từ những trận đói cố tình, cuộc nội chiến tự tạo ra nhằm thâu tóm quyền lực của Lenin, cho đến những cuộc thanh trừng tàn bạo, những trại tập trung (gulag) khủng khiếp, những cuộc dồn dân vào nông trang, diệt kulak,.... thời Stalin.

Đây có lẽ là phần chính yếu và đầy đủ tư liệu lịch sử nhất của cuốn sách. Nơi tác hại của CNCS trong lịch sử loài người được thấy rõ nhất. Nguyên nhân không hẳn là do Liên Xô là quê hương của chủ nghĩa CS ‘hiện thực’ mà chính là nhờ sự sụp đổ của CNCS ở đó đã cho phép các học giả, các nhà nghiên cứu LS có điều kiện tiếp xúc với đống tài liệu khổng lồ tại các tàng thư của nhà nước xô viết cũ, nơi mà chỉ chục năm trước đây còn là ‘mật’.

Về tác giả của phần 1: Nicholas Werth là chuyên gia nghiên cứu lịch sử tại viện lịch sử đương đại Pháp (Institut d’Histoire du Temps Present). Ông là một chuyên gia về lịch sử Liên Xô là tác giả của những cuốn sách như Etre communiste en URSS sous Staline (1981), La vie quotidienne des paysans russes de la Révolution à la collectivisation, 1917-1939 (1984); Histoire de l’Union soviétique, de l’Empire russe à la CEI (1992); Rapports secrets soviétiques. La societé russe dans ses rapports confidentiels, 1921-1991 (1995).

__________________

<bài viết được chỉnh sửa lúc 27.05.2008 12:05:43 bởi lyenson >
#1
    lyenson 26.05.2008 18:12:15 (permalink)
    Chương 1: Những điều trái ngược và hiểu lầm xung quanh sự kiện cách mạng tháng Mười
    (Paradoxes and Misunderstandings Surrounding the October Revolution)

    “Với sự sụp đổ của chủ nghĩa CS, sự cần thiết phải chứng tỏ cách mạng tháng mười là một sự kiện mang tính ‘tất yếu của lịch sử’ đã không còn nữa. Và cuối cùng nó đã có thể quay trở lại thành một sự kiện lịch sử ‘bình thường’. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, cũng như tất cả những người khác trong xã hội ta hiện nay dường như vẫn chưa muốn chia tay với những huyền thoại xây nền cho sự kiện ở ‘năm số 0’, năm khởi đầu cho mọi thứ – hạnh phúc hay bất hạnh của người dân Nga”.

    Lời nói trên của một nhà sử học Nga đương thời được trích dẫn ở đây để đưa ra một vấn đề. Đó là sau hơn 80 năm trôi qua, cuộc tranh luận giữa các cách diễn giải sự kiện tháng 10 năm 1917 vẫn diễn ra quyết liệt.

    Nhóm các nhà sử học thứ nhất bao gồm những người đã đưa ra cách diễn giải mà chúng tôi tạm gọi là mang tính ‘giải phóng’ (khỏi khuôn phép cũ - ND). Đối với những người này, cuộc cách mạng tháng 10 đơn giản chỉ là một cuộc bạo loạn chính trị chớp nhoáng được áp đặt lên một xã hội thụ động lúc bấy giờ. Đối với họ, cuộc cách mạng tháng 10 là kết quả của một mưu đồ tinh vi được dệt nên bởi một nhóm những kẻ cuồng tín thâm hiểm và đa mưu, những kẻ vào lúc đó không có được bất cứ sự ủng hộ thực sự nào ở trong nước. Ngày nay cách diễn giải này được đa phần những nhà nghiên cứu LS ở Nga, những người có hiểu biết, và cả những lãnh đạo của một nước Nga hậu CS chấp nhận. Tước bỏ đi những sức nặng về mặt lịch sử và xã hội của nó, cách mạng tháng 10 được nhìn nhận lại như là một tai nạn lịch sử kéo một nước Nga cần cù, chịu khó và phồn thịnh đi chệch con đường dân chủ mà nó đang tiến lên trước khi cuộc cách mạng này xảy ra. Quan điểm nhìn nhận này luôn được bảo vệ một cách mạnh mẽ và triệt để tại Nga. Nếu có một sự liên tục trong cấu trúc quyền lực trong một nước Nga hậu CS (khi mà phần lớn những người lãnh đạo đều là những viên chức CS cũ) thì việc cách ly xã hội Nga hiện tại với ‘Con quái vật xô viết cũ’ mang lại những lợi ích nhất định. Rõ ràng là nó giúp cho xã hội Nga hiện tại (và những nhà lãnh đạo của nó) rũ bỏ những tội ác đã phạm phải thời Stalin mà rất nhiều trong số đó đã được phát hiện và đưa ra ánh sáng trong thời kỳ Petroika (đổi mới – ND). Nếu xem cuộc đảo chính của những người Bolsevic năm 1917 đơn thuần chỉ là một ‘tai nạn lịch sử’ thì có thể dễ dàng đi đến kết luận toàn bộ xã hội Nga (bao gồm cả các lãnh đạo của nó) sẽ chỉ là những ‘nạn nhân vô tội bắt buộc’ và hoàn toàn vô can những điều khủng khiếp xảy ra sau sự kiện này.

    Quan điểm nhìn nhận sự kiện CM tháng 10 thứ hai là quan điểm trước đây của các nhà sử học xô viết. Những người này luôn muốn chứng tỏ rằng, sự kiện CM tháng 10 là một hệ quả logic, một sự kiện tất yếu của lịch sử là kết quả của một quá trình tập hợp tham gia một cách tự nguyện của đại đa phần quần chúng nhân dân. Bằng cách này hay cách khác, cách diễn dịch lịch sử này cố đưa ra sự liên hệ của sự kiện với tính chính thống của chính quyền Xô Viết được tạo nên sau đó. Bởi nếu xem cuộc ‘cách mạng xã hội tháng 10 vĩ đại’ là một bước tiến không thể cản nổi của lịch sử, và nếu coi đây là một cuộc cách mạng chuyển tải thông điệp giải phóng đến toàn thế giới, thì toàn bộ hệ thống chính trị, hiến pháp hình thành từ cuộc cách mạng tất nhiên mang tính chính thống, cho dù cũng có những ‘lỗi lầm’ trong thời kỳ Stalin cai trị. Sự sụp đổ của Liên Bang Xô Viết, đã kéo theo sự sụp đổ hoàn toàn tính chính thống của cách mạng tháng 10 cũng như quan điểm nhìn nhận CM tháng 10 theo kiểu Macxit này. Nói một cách chính xác theo ngôn ngữ của chính những người Bolsevic, nó đã được cho vào “thùng rác của lịch sử”. Mặc dù vậy, cũng giống như những ám ảnh về xã hội xô viết thời Stalin, quan niệm nhìn nhận kiểu Macxit này vẫn tiếp tục tồn tại một cách sống động, mỉa mai thay ở các nước phương Tây (và cả ở VN –ND) hơn là ở chính tại nước Nga đương đại.

    Có một trường phái thứ ba trái ngược hoàn toàn với hai trường phái nhận định nói trên. Trường phái này cố tách tính tư tuởng hệ ra khỏi lịch sử khi nhìn nhận sự kiện CM tháng 10. Nó cố đi tìm câu trả lời xác đáng cho câu hỏi, mà theo lời của Marc Ferro là:”Cuộc nổi dậy tháng 10 năm 1917, nếu là một sự kiện mang tính quần chúng rộng lớn, thì tại sao lại có một số rất ít những người thực sự tham gia?”. Rất nhiều các câu hỏi quan trọng khác về CM tháng 10 đã được nêu ra và các nhà sử học theo trường phái này cho rằng quan điểm nhìn nhận của phái ‘giải phóng’ là quá đơn giản hoá vấn đề. Ví dụ như vai trò của quá trình quân sự hoá nền kinh tế và những xáo trộn xã hội mà nước Nga phải gánh chịu khi tham dự đại chiến thế giới lần thứ nhất là như thế nào đối vơí CM tháng 10? Liệu những dòng bạo lực xuất hiện trong xã hội có dẫn đến bạo lực tổng thể đối với toàn xã hội? Làm thế nào mà một phong trào bình dân và quảng đại như vậy, với bản chất chống lại nhà nước lại tạo nên một thứ quyền lực nhà nước chuyên chế nhất, độc đoán nhất trong tất cả các nhóm chính trị? Và cuối cùng là liệu có mối liên hệ nào giữa việc sự tiến hoá cấp tiến mang tính tất yếu của xã hội Nga vào thời điểm năm 1917 và hiện tượng cụ thể là chủ nghĩa Bolsevic?

    Cùng với thời gian và những cuộc tranh luận thú vị và sống động giữa các nhà sử học đã đưa đến nhận định: cách mạng tháng 10 là một sự hội tụ của hai quá trình vận động. Một mặt là quá trình giành quyền lực được tổ chức kỹ lưỡng, diễn ra trong hoà bình của một Đảng mà hệ tư tuởng, cương lĩnh hành động của nó khác hoàn toàn với những thành phần xã hội còn lại tham gia trong tiến trình của cuộc CM. Ở mặt khác là cuộc cách mạng xã hội rộng lớn của các thành phần khác diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Cuộc cách mạng xã hội này có nhiều mặt này bao gồm những phong trào nổi dậy của nông dân có nguồn gốc xâu xa từ trong lịch sử của nước Nga, và sự nổi dậy này không chỉ đơn thuần được đánh dấu bởi sự thù nghịch của nông dân với tầng lớp địa chủ mà còn là sự ngờ vực giữa nông thôn và thành thị, giữa trong lòng nước Nga và thế giới bên ngoài, sự ngờ vực với bất cứ kiểu can thiệp nào từ phía nhà nước.

    Mùa hè và mùa thu năm 1917 được xem như là đỉnh điểm của cao trào của các nỗi dậy bắt đầu từ năm 1902 mà những hậu quả nó gây ra chỉ bắt đầu thấy được vào khoảng thời gian 1905-1907. Năm 1917 là năm quyết định của cuộc cách mạng ruộng đất. Cuộc cách mạng mà sự đối đầu giữa một bên những người nông dân, những người muốn đất đai được chia theo đầu người, và một bên là những chủ đất. Và nó cũng chính là cuộc đối đầu giữa nông dân và chính quyền, là sự chống đối lại quyền lực của thành thị áp đặt lên nông thôn. Nếu nhìn nhận theo quan điểm này thì năm 1917 là một năm của một chuỗi các cuộc đối đầu kiểu này và chúng còn tiếp tục cho đến khoảng thời gian 1919-1922 và 1929-1933, kết thúc bằng sự thất bại hoàn toàn của phía nông thôn với việc dồn dân bắt buộc vào các nông trang tập thể.

    Cũng trong năm 1917, trong lúc các phòng trào đấu tranh của nông dân lên cao thì trong quân đội lại diễn ra một quá trình thoái hoá. Lúc bấy giờ trong quân ngũ có đến hơn 10 triệu lính là nông dân bị bắt phải ra nhập quân đội để tham gia vào cuộc chiến thế giới lần thứ nhất. Một cuộc chiến mà rõ ràng những người nông dân Nga này chẳng hề quan tâm. Các tướng lĩnh trong quân đội Nga lúc đó thường xuyên phàn nàn về sự thiếu hụt về ‘lòng yêu nước’ của thành phần binh lính xuất thân từ nông dân, những người mà hiểu biết về thế giới văn minh của họ chưa bao giờ vượt ra khỏi cái ‘luỹ tre làng’ (ND).

    Phong trào thứ ba diễn ra lúc bấy giờ là trong tầng lớp công nhân lao động chủ yếu tập trung ở các thành phố. Lúc đó tầng lớp này chỉ chiếm khoảng gần 3% dân số Nga. Môi trường thành thị lúc đó là nơi tạo ra những mâu thuẫn xã hội nảy sinh từ quá trình hiện đại hoá nền kinh tế diễn ra mới chỉ được một thế hệ. Chính từ môi trường này ra đời một phong trào đấu tranh với mục đích bảo vệ các quyền lợi của công nhân, với những khẩu hiệu chủ yếu như:”quyền lực của công nhân”,”quyền lực về tay các soviet”.

    Phong trào thứ tư và cũng là cuối cùng chính là sự giải phóng nhanh chóng của các nước nhỏ khỏi sự cai trị của nước Nga to lớn và hùng mạnh. Rất nhiều nước ban đầu đòi tự trị và sau đó là độc lập.

    Mỗi phong trào nói trên vận động, phát triển với những cấp độ khác nhau tuỳ vào những đặc điểm nội tại của phong trào và thành phần xã hội tương ứng. Mỗi phong trào đó có một nguyện vọng, một mục đích đấu tranh của riêng mình và không hẳn đồng nhất với hoạt động và khẩu hiệu chính trị của những người Bolsevic. Nhưng chính những phong trào như vậy lại trở thành những chất xúc tác cho quá trình phá bỏ thể chế truyền thống và quyền lực từ chính quyền trung ương. Sự kiện tuy ngắn nhưng mang tính chất quyết định diễn ra vào tháng mười năm 1917 đó là cuộc nổi dậy của những người Bolsevic. Nó được xem như là hành động của một nhóm thiểu số diễn ra trong thời điểm có khoảng trống về chính trị và quyền lực. Vào thời điểm đó nguyện vọng và mục tiêu trước mắt của nó trùng hợp với nguyện vọng của các phong trào đấu tranh xã hội khác, cho dù những mục tiêu xa hơn của nó thì không phải như vậy. Do đó có thể nói trong khoảnh khắc ngắn ngủi của lịch sử đó, cuộc ‘đảo chính chính trị’ của những người Bolsevic đã giao thoa với các luồng vận động của các phong trào cách mạng khác, trước khi nó tách ra đi con đường riêng của mình để đến với nền chuyên chính độc tài kéo dài nhiều thập kỷ sau đó.

    Có thể nói các phong trào mang tính dân tộc và xã hội bùng nổ trong mùa thu năm 1917 là hệ quả của sự kết hợp rất nhiều sự kiện bao gồm cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng, sự đảo lộn của các quan hệ xã hội, sự bất lực của các cơ quan công quyền, và quan trọng nhất có lẽ là sự tham dự vào cuộc chiến của nước Nga đưa đến một bầu không khí mang nặng tính bạo lực trong nước.

    Việc tham dự cuộc chiến thế giới lần thứ nhất không những không giúp làm phục hồi sức mạnh của chế độ quân chủ Sa Hoàng mà còn cho thấy rõ sự già nua và yếu đuối của nó mà thật ra đã bị làm cho lung lay từ cuộc cách mạng năm 1905-06. Cuộc chiến cũng cho thấy rõ nhưng yếu kém của một nền kinh tế èo uột chưa được hiện đại hoá một cách đầy đủ, một nền kinh tế phải thường xuyên phụ thuộc vào nguồn vốn, chuyên gia và kỹ thuật từ bên ngoài. Hơn thế nữa cuộc chiến làm sâu thêm hố ngăn cách giữa một nước Nga thành thị, nơi tập trung của quyền lực và nền công nghiệp, và nước Nga nông thôn, nơi sinh sống của những cộng đồng mang tính độc lập và truyền thống.

    Cũng giống như các nước tham chiến khác, chính quyền Sa Hoàng đã nghĩ rằng cuộc chiến sẽ không kéo dài. Những khó khăn trong việc xử dụng đường biển và cấm vận kinh tế đã cho thấy mức độ phụ thuộc của nền kinh tế Nga vào nguồn cung cấp từ nước ngoài như thế nào. Ví dụ như việc sau khi các tỉnh phía tây rơi vào tay đế quốc Áo-Hung năm 1915 làm cho nước Nga không thể nhập các thành phẩm công nghiệp cao từ Balan. Nền kinh tế nội địa èo uột không chịu nổi sức nặng của cuộc chiến: sự thiếu hụt các bộ phận máy móc nhập khẩu từ phương tây đã làm cho hệ thống giao thông, tầu hoả của Nga rơi vào tình trạng hỗn loạn vào năm 1915. Với việc chuyển đổi các nhà máy sang sản xuất các mặt hàng phục vụ cuộc chiến, lượng hàng hoá phục vụ nội địa giảm nhanh chóng dẫn đến thiếu hụt hàng hoá tiêu dùng, nạn lạm phát trở nên phi mã và tình trạng nghèo đói tăng vọt. Ở nông thôn tình trạng cũng nhanh chóng chở nên tồi tệ: những chương trình cho vay vốn nông nghiệp và phân phối lại đất đai bị gián đoạn, thanh niên nông thôn bị lùa vào quân đội, lương thực, gia súc bị trưng thu để phục vụ cho cuộc chiến, mạng lưới trao đổi hàng hoá giữa thành thị và nông thôn bị phá huỷ,... Tất cả những điều đó đã làm ngưng trệ hoàn toàn cuộc cải cách nông nghiệp của nước Nga, được khởi xướng từ năm 1906 bởi thủ tướng Pyotr Stolypin (bản thân ông này bị ám sát vào năm 1911). Thời gian ba năm liền tham gia vào cuộc đại chiến đã làm cho những người nông dân Nga xa rời và xem chính phủ của họ như một thế lực thù nghịch. Cuộc sống hàng ngày khó khăn thiếu thốn trong quân đội và kiểu đối xử như với nô lệ của các sĩ quan đối với binh lính càng làm tăng lên sự chống đối và căng thẳng trong quan hệ giữa cấp dưới và cấp trên. Hơn thế nữa một loạt các thất bại quân sự cũng làm giảm đáng kể nhuệ khí của quân đội Sa Hoàng. Bạo lực vốn đã bắt rễ trong xã hội nông thôn Nga từ những cuộc nổi loạn trong những năm từ 1902 đến 1906 lại được dịp bùng lên mạnh mẽ.

    Vào khoảng cuối năm 1915, hầu như hiệu lực của pháp luật và nhà nước đã không còn tồn tại. Đứng trước sự bất lực và thụ động của chính quyền trung ương, hàng loạt những hội, đoàn, uỷ ban đã được lập ra khắp nơi trên nước Nga đảm nhiệm các công việc mà chính quyền trung ương không còn có khả năng thi hành ví dụ như chăm sóc những người đau yếu bệnh tật, tiếp vận lương thực, thực phẩm cho người dân ở thành phố và quân đội. Trên thực tế lúc đó, khắp nơi trên nước Nga diễn ra một phong trào chuyển sang kiểu chính quyền tự trị mà phạm vi và sức mạnh của nó trước đó không ai ngờ được. Một phong trào như vậy không thể phát triển được nếu không có sự phân rã của quyền lực trung ương.

    Sa hoàng Nicholas đệ nhị lúc đó thì luôn muốn tạo cho mình một hình ảnh của một quân vương vì dân, một nguyên thủ tối thượng của quốc gia, người cha của nông dân. Ông tự mình nắm quân đội và những thất bại liên tiếp của quân đội Sa Hoàng đã làm cho chính ông mất mặt với dân chúng. Từ mùa thu năm 1915, Nicholas chán nản tự giam mình trong đại bản doanh Mogilev và cuối cùng phải nhường lại quyền trị vì cho nữ hoàng Alexandra. Nhưng vì là người gốc Đức mà Alexandra không được lòng của dân chúng.

    Bắt đầu từ năm 1916, chính quyền Sa Hoàng đã trở nên mất hết quyền lực. Viện Duma (quốc hội –ND), quốc hội đầu tiên được bầu ra ở Nga, chỉ họp có vài tuần trong một năm. Thủ tướng, các bộ trưởng trong chính phủ rặt toàn những kẻ vô danh và bất tài, ‘chóng lên, chóng xuống’. Cũng lúc đó có tin đồn rằng nữ hoàng Alexandra và phe của bà (bao gồm cả Rasputin) sẽ mở cửa đất nước để đầu hàng kẻ thù. Đối với tầng lớp quý tộc Nga lúc đó cuộc chiến mà nước Nga đang tham dự là một cuộc chiến không thể giành chiến thắng. Vào cuối năm 1916, nước Nga thực sự rơi vào tình trạng vô chính phủ. Bầu không khí chính trị trở nên căng thẳng được thổi bùng thêm bằng vụ ám sát Rasputin vào ngày 31 tháng 12. Liên tục diễn ra các cuộc đình công của công nhân và những cuộc nổi loạn của binh lính, hệ thống giao thông và mạng phân phối hàng hoá của đất nước trở nên rối loạn. Những sự kiện diễn ra trong tháng 2 năm 1917 báo hiệu cho sự sụp đổ hoàn toàn của một chính quyền yếu đuối và bất lực.

    Chính quyền Sa hoàng sụp đổ nhanh chóng chỉ năm ngày sau các cuộc biểu tình và đình công của công nhân và cuộc nổi loạn của hàng ngàn binh sĩ ở trại lính Petrograd. Sự sụp đổ này không những cho thấy sự rệu rã của chính quyền, sự rối loạn của quân đội (thậm chí những chỉ huy của nó còn không giám cắt cử các đơn vị đi đàn áp các cuộc biểu tình) mà còn dẫn đến sự chia rẽ giữa những phần tử tự do của của Đảng Dân chủ lập hiến và Đảng dân chủ xã hội Nga.

    Trong khi những người của đảng dân chủ lập hiến lo ngại những cuộc nổi loạn của dân chúng thì những người của đảng dân chủ xã hội lại lo lắng sẽ có những phản ứng từ phía quân đội. Phe dân chủ lập hiến thì lo sợ các cuộc nổi loạn sẽ kéo dài và lan rộng, còn phe dân chủ xã hội thì lại cho rằng cuộc ‘cách mạng tư sản’ là bước đầu tiên trên con đường tiến tới một cuộc các mạng xã hội rộng lớn và toàn diện hơn. Sự thương lượng kéo dài giữa hai phe đã đi đến một thoả thuận chia xẻ quyền lực lỏng lẻo, tạm thời và không rõ ràng. Hai bên là đại diện cho hai hướng cách mạng xã hội trái biệt nhau. Một bên là chính phủ lâm thời, với mục đích tạo ra những giá trị như trật tự xã hội ổn định, nền dân chủ nghị trường, phấn đấu để xây dựng nước Nga thành một nước tư bản hiện đại, liên kết chặt chẽ với các đồng minh lúc đó của nó là Anh và Pháp. Phía bên kia là Soviet ở Petrograd được tạo ra bởi những công nhân có vũ trang theo mô hình soviet ở St. Petersburg năm 1905, đại diện cho ý chí và mục đích cách mạng của ‘quảng đại quần chúng’. Nhưng soviet này cũng biến đổi rất nhanh chóng (cả về cấu trúc lẫn tầng lớp xã hội mà nó tuyên bố là đại diện).

    Ba nội các chính phủ kế tiếp nhau trong khoảng thời gian từ 2 tháng 3 đến 25 tháng 10 năm 1917 cho thấy những chính phủ mới đã không thể giải quyết được những vẫn đề xã hội còn tồn đọng từ thời Sa Hoàng như: cuộc khủng hoảng kinh tế, những thất bại quân sự trong cuộc chiến, những cuộc nổi dậy của các tầng lớp lao động chốn thị thành, vấn đề ruộng đất ở nông thôn. Những người chiếm đa số trong các nội các chính phủ này (những người thuộc phái tự do của đảng dân chủ lập hiến đối với hai nội các đầu, những người Melsevic và Dân chủ xã hội ở nội các thứ ba) đều là những tầng lớp xuất thân từ thượng tầng của xã hội ở đô thị, họ luôn bị giằng xé giữa một bên là sự tin tưởng ngây thơ và mù quáng vào ‘nhân dân’ và một bên là nỗi lo sợ rằng những con sóng của các phong trào quần chúng sẽ nhấn chìm chính họ. Trong những tháng đầu cuộc cách mạng diễn ra trong hoà bình với sự ngự trị của làn sóng dân chủ xuất hiện sau sự sụp đổ của chính quyền Sa Hoàng. Ngay như hoàng tử Lvov, người cầm đầu hai nội các chính phủ đầu tiên đã mơ sẽ ‘biến nước Nga thành một đất nước tự do nhất thế giới’. Trong bản hiến chương đầu tiên của mình ông viết:’Tinh thần của nhân dân Nga đã bộc lộ cho toàn thế giới thấy nó chính là tinh thần dân chủ phổ dụng trên trái đất này. Tinh thần này không những đã tự nó hoà mình vào dòng chảy dân chủ của nhân loại mà còn đưa đất nước đến con đường đã được vạch ra trong cuộc cách mạng Pháp trước đây đó chính là con đường đi đến 'Tự do – Bình Đẳng – Bác ái’.

    Với những niềm tin về các giá trị dân chủ như vậy, chính phủ lâm thời Nga đã cố gắng tiến hành mở rộng dân chủ như công nhận những giá trị tự do cá nhân và bầu cử phổ thông đầu phiếu, chống mọi sự phân biệt đối xử dựa trên giai cấp, chủng tộc, tôn giáo; công nhận quyền tự chủ của Balan, Phần Lan, hứa trao thêm quyền tự trị cho các nước cộng hoà nhỏ nằm trong nước Nga. Chính phủ lâm thời lúc đó tin rằng bằng việc thực thi các giá trị dân chủ nói trên sẽ giúp làm tăng cao lòng yêu nước, tăng tính đoàn kết gắn bó của xã hội, tạo ra những chiến thắng quân sự bên cạnh những đồng minh trong cuộc chiến và xây dựng mối quan hệ vững chắc giũa nước Nga và các nước dân chủ phương Tây khác. Tuy nhiên ngoài những việc trên, chính phủ Nga lúc đó không biết áp dụng các biện pháp cần thiết khác, trong điều kiện thời chiến, để đảm bảo tương lai cho chính mình. Nó vẫn mang tính ‘tạm thời’ và cố tình lảng tránh không giải quyết những vấn đề cấp thiết trước mắt của xã hội lúc đó là: cuộc chiến và vấn đề ruộng đất. Trong vài tháng cầm quyền, giống như các chính phủ trước, nó đã không thể giải quyết được những vấn đề nghiêm trọng của xã hội như: cuộc khủng hoảng kinh tế chủ yếu do việc tham chiến gây nên, nạn nghèo đói, lạm phát, ngừng trệ của mạng lưới buôn bán trao đổi hàng hoá, sự phá sản của các nhà máy, xí nghiệp, nạn thất nghiệp đang làm cho bầu không khí xã hội trở nên vô cùng căng thẳng.

    Trước sự thụ động trong việc giải quyết các vấn đề xã hội cấp bách của chính phủ, xã hội Nga đã tiến đến một quá trình tự tổ chức, tự vận động của riêng mình. Chỉ trong vài tuần hàng ngàn xoviet, hội đồng, uỷ ban thường trực nhà máy, của các nhóm công nhân có vũ trang, của binh sĩ, nông dân, Cossacks,... được thành lập. Những tổ chức này cung cấp những diễn đàn chưa từng có cho mọi tầng lớp dân chúng bày tỏ quan điểm của mình, là nơi mọi người đưa ra những ý tưởng mới, những cuộc tranh luận. Đó thực sự như là ‘ngày hội của tự do’ nhưng ngày càng trở nên nhuốm màu bạo lực. Mitigovatine (những cuộc họp kéo dài bất tận) hoàn toàn trái ngược với quá trình dân chủ nghị trường được vạch ra bởi những chính trị gia trong chính quyền mới lúc đó. Quá trình cấp tiến hoá của xã hội Nga diễn ra liên tục trong năm 1917.

    Những đòi hỏi của các phong trào công nhân ban đầu xuất phát từ những nhu cầu kinh tế như là: chế độ làm việc 8 tiếng một ngày, dừng ngay lập tức những hình thức trừng phạt hà khắc của giới chủ mỗi khi công nhân mắc lỗi, chế độ bảo hiểm xã hội, và tăng lương – đã nhanh chóng chuyển sang thành những đòi hỏi mang tính chính trị. Điều này chứng tỏ đã có một sự dịch chuyển đáng kể trong cân bằng quan hệ giữa giới chủ và tầng lớp công nhân làm thuê. Công nhân tổ chức ra những hội đoàn trong các nhà máy với mục đích chính là để tham gia vào quá trình tuyển chọn công nhân, chống lại việc đóng cửa nhà máy, và thậm chí cả việc tham gia cai quản các phương tiện lao động tại nhà máy. Để tồn tại những tổ chức này, rất cần có một dạng chính quyền mới, với “quyền lực xô viết”, có khả năng thực hiện những biện pháp mạnh, triệt để như thâu tóm và quốc hữu hoá nền kinh tế.

    Những người lính-nông dân với lực lượng vào khoảng 10 triệu đã đóng một vai trò quyết định cho cuộc cách mạng năm 1917. Quá trình tan rã nhanh chóng của quân đội dẫn tới sự sụp đổ thế chế nhà nước. “Sắc lệnh số một” ban hành bởi chính phủ lâm thời huỷ bỏ những luật lệ đối xử hà khắc với binh lính trong quân đội đã góp phần nâng cao quyền lực của những ‘hội đồng quân nhân’. Họ có quyền bầu ra những sĩ quan chỉ huy của mình và thậm chí tham dự cả vào việc hoạch định chiến lược, chiến thuật ngoài mặt trận. Tướng Aleksei Brusilov, tổng tư lệnh quân đội Nga, đã gọi thứ ‘quyền lực binh lính’ này là thứ ‘chủ nghĩa bolsevic trong các chiến hào’. Tướng Brusilov nhận định:”Những người lính, họ chẳng có một tý ý niệm về thế nào là chủ nghĩa cộng sản, vô sản, hay hiến pháp. Đơn giản họ muốn thấy hoà bình, muốn có đất đai, và một cuộc sống tự do không bị ràng buộc bởi luật pháp, sĩ quan chỉ huy, chủ đất. Chủ nghĩa bolsevic trong họ không có gì khác hơn ngoài một thứ tự do lý tưởng –thực chất là tự do vô chính phủ!”.

    Sau thất bại quân sự trong chiến dịch cuối cùng của Nga trong thế chiến lần thứ nhất vào tháng 6 năm 1917, quân đội Nga bắt đầu quá trình tan rã. Hàng trăm sĩ quan bị binh lính buộc tội là phản cách mạng, bị bắt, và bị hành quyết. Số lượng những binh sĩ đào ngũ tăng lên đến hàng chục ngàn người mỗi ngày. Những người lính xuất thân nông dân chỉ có một mục đích duy nhất lúc đó: trở về quê càng sớm càng tốt để tham gia vào quá trình giành lại đất đai và đàn gia súc từ tay các chủ đất. Từ tháng 6 đến tháng 10 năm 1917, hơn 2 triệu binh lính, quá mệt mỏi với cuộc chiến cùng cuộc sống khó khăn và nguy hiểm trong các chiến hào, đã đào ngũ. Sự trở về của họ càng làm tăng thêm những căng thẳng tại các vùng nông thôn.

    Cho đến tận mùa hè năm 1917, những điểm đóng của cuộc cách mạng ruộng đất vẫn mang tính cục bộ, đặc biệt nếu đem so sánh với những cuộc nổi dậy giành ruộng đất ở nông thôn những năm 1905-1906. Khi tin tức về sự thoái vị của Sa Hoàng lan rộng, hiệp hội nông dân nhóm họp và đưa ra thỉnh nguyện thư bày tỏ sự bất bình và những yêu cầu của họ: - đất dai phải được phân phát cho những người thực sự dùng nó để canh tác, những đất bỏ hoang không canh tác của các chủ đất phải ngay lập tức được thu hồi và phân phát lại cho nông dân, giảm đáng kể địa tô (giá thuê đất). Những phong trào nông dân ngày càng trở nên có tổ chức, những nông hội được lập ra ở cấp địa phương và cấp vùng được lãnh đạo bởi giới trí thức tại các địa phương, vùng tương ứng như các giáo viên, nhà nông học, bác sĩ, cha cố đạo, - những người luôn ủng hộ mục đích của cuộc cách mạng xã hội (đó là giả quyết vấn đề ruộng đất –ND). Từ tháng 5 trở đi, rất nhiều hội đồng ruộng đất của các nông hội đã tiến hành tịch thu đất đai, gia súc của những của chủ đất bao gồm cả rừng, đồng cỏ, và đất bỏ hoang.

    Những nạn nhân trong cuộc chiến giành đất đai này không chỉ là những chúa đất mà cả những phú nông (kulak), những người nhờ chương trình cải cách của thủ tướng Stolypin đã trở nên có chút đất đai, của cải và gia súc. Ngay từ trước khi cuộc cách mạng tháng 10 nổ ra những người kulak đã trở nên yếu thế và là mục tiêu tấn công trong các khẩu hiệu của những người Bolsevic như là:”Bọn phú nông keo bẩn”, “Bọn tư sản nông thôn”, “Bọn phú nông khát máu”. Đến thời điểm đó rất nhiều của cải, gia súc đất đai của họ cũng đã bị tịch thu và được đem chia lại theo nguyên tắc dựa trên đầu người trong mỗi gia đình.

    Cuộc cách mạng ruộng đất tại nông thôn trở nên bạo lực hơn với sự trở về của hàng trăm nghìn binh sĩ đào ngũ. Vào tháng tám, thất vọng vì sự chần chừ của chính quyền trung ương trong việc cải cách ruộng đất, những người nông dân đã đốt nhà và trục xuất các chủ đất. Riêng ở Ukraina và các tỉnh ở trung tâm nước Nga như Tambov, Penza, Voronezh, Saratov, Orel, Tula, Ryazan, hàng ngàn ngôi nhà đã bị đốt cháy hàng trăm chủ đất bị hành hình.

    Đối mặt với sự lan rộng của cuộc cách mạng xã hội này, những người cầm quyền cũng như các đảng phái chính trị –trừ những người Bolsevic- đều dao động giữa một bên là mong muốn điều khiển và định hướng những phong trào này với một bên là dùng sức mạnh quân sự để đàn áp nó. Sau khi giành được chỗ trong chính quyền, những người Melsevic, vốn có uy tín trong các tầng lớp lao động, và những người thuộc phe cách mạng xã hội, vốn có cơ sở phong trào vững chắc ở Nông Thôn, đã không thể tiến hành được cuộc cải cách xã hội mà chính họ (đặc biệt là những người cách mạng xã hội), vẫn thường yêu cầu trước khi lên cầm quyền, đó là chương trình cải cách ruộng đất.

    Nguyên nhân chủ yếu của việc này là họ hợp tác với chính quyền mà mục đích chủ yếu là thiết lập và duy trì trật tự xã hội và nền pháp trị. Khi họ trở thành những nhà quản lý hay lãnh đạo của giai đoạn cách mạng tư sản, những đảng xã hội trung dung này đã từ bỏ những lời kêu gọi cho một cuộc cách mạng cấp tiến hơn nữa vì họ không muốn điều này ảnh hưởng đến quyền lực chính quyền mà họ được tham gia nắm giữ dù chính quyền này đang dần mất đi quyền lực thực sự. Chỉ còn những người Bolsevic làm việc này.

    Trước nguy cơ xã hội ngày càng rơi vào tình trạng hỗn loạn, vô chính phủ, những nhà đại tư sản công nghiệp, chủ đất, lãnh đạo quân đội và một số người thuộc đảng giải phóng đã nghĩ đến việc tiến hành một cuộc đảo chính quân sự. Người đầu tiên đưa ra ý tưởng này là tướng Kornilov. Tuy nhiên sau đó phần lớn trong số này quyết định không thực hiện ý tưởng đó vì một cuộc đảo chính quân sự lúc đó sẽ phá huỷ quyền lực hợp hiến của chính phủ lâm thời qua bầu cử do Aleksandr Kerensky cầm đầu. Cuộc nổi loạn chớp nhoáng của tướng Kornilov ngày 24-27 tháng tám đã đưa chính phủ lâm thời đến khủng hoảng không thể tháo gỡ. Trong khi những những viên chức dân sự của chính phủ và lực lượng lãnh đạo quân đội đang tiến hành những cuộc đàm phán không thể có kết quả thì hệ thống chính quyền trung ương, toà án, cơ quan phục vụ công cộng và quân đội bắt đầu quá trình tan rã.

    Tuy nhiên sẽ là sai lầm khi nhận định quá trình cấp tiến hoá của các thành phần xã hội ở thành thị cũng như nông thôn là quá trình Bolsevic hoá. Những khẩu hiệu chung như “quyền lực của công nhân” hay “quyền lực về tay các xô viết” có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau giữa những công nhân có vũ trang và những nhà lãnh đạo Bolsevic. Trong quân đội, “chủ nghĩa Bolsevic trong chiến hào” thực ra chỉ là khát vọng mong muốn hoà bình và đất đai của những người lính đã và đang lặn ngụp trong một cuộc chiến tranh đẫm máu chưa từng thấy. Cuộc cách mạng của nông dân ở nông thôn thì mang tính tự phát hơn theo chiều hướng đưa ra của đảng cách mạng xã hội, đó là chương trình chia đất đai theo bình quân đầu người. Cách giải quyết vấn đề đất đai của những người Bolsevic thật ra đối nghịch với mong muốn trên của nông dân. Họ muốn tiến hành quốc hữu hoá toàn bộ ruộng đất và sau đó tiến hành canh tác đại trà với những nông trang tập thể (hợp tác xã nông nghiệp). Ơ nông thôn, hầu như không ai biết đến những người Bolsevik, ngoại trừ những câu chuyện trái ngược được kể lại bởi những quân nhân đào ngũ trở về làng. Tất cả những câu chuyện này được gói gọn trong hai từ diệu kỳ:”đất đai” và ‘hoà bình”. Số lượng thành viên Bolsevic dường như không quá 2 nghìn vào đầu năm 1917, nhưng sự có mặt của những uỷ ban, xô viết, và những nhóm chính trị khác đã giúp tạo ra cái bóng mát xum xuê giữa mùa thu đang có khoảng trống về quyền lực. Đó là môi trường lý tưởng cho những nhóm chính trị nhỏ nhưng được tổ chức tốt có thể nhân đó giành lấy quyền lực lớn lao gấp nhiều lần so với kích thước của các nhóm chính trị đó. Và những người Bolsevic đã thực hiện thành công.

    Từ khi được thành lập vào năm 1903, đảng Bolsevic luôn là một lực lượng đứng ngoài những dòng thác cách mạng dân chủ hoá xã hội diễn ra ở Nga cũng như Châu Âu. Nguyên nhân do sự khác biệt quá lớn giữa tư tưởng (cực tả - ND) của họ với những trật tự chính trị xã hội của xã hội hiện tại và bởi Đảng này luôn tự nhìn nhận mình như một Đảng có tổ chức cao, kỷ luật chặt chẽ và là tập hợp của những nhà cách mạng chuyên nghiệp. Chính vì vậy những Đảng Bolsevic hoàn toàn đối lập với Melsevik cũng như các đảng phái dân chủ xã hội khác ở Châu Âu, những Đảng luôn chủ trương mở rộng cánh cửa ra nhập đảng cho số đông quần chúng và chấp nhận nhiều khuynh hướng và quan điểm khác nhau.

    Cuộc đại chiến thế giới lần thứ nhất giúp đảng Bolsevik được tinh chế hơn nữa. Lenin ngày càng trở nên bị cô lập do từ chối hợp tác cùng với những phong trào dân chủ xã hội khác đang diễn ra. Điều đó giải thích vị trí, góc độ nhìn nhận mang tính lý thuyết về cách mạng của Lenin trong thời điểm này thể hiện qua những bài viết của ông như trong tiểu luận: ”Chủ nghĩa đế quốc: giai đoạn tận cùng của chủ nghĩa tư bản”. Lenin bắt đầu lý luận rằng cách mạng không nhất thiết nổ ra ở những nước tư bản phát triển cao mà ở tại những nước kinh tế kém phát triển hơn như là nước Nga, miễn là nó được lãnh đạo bởi một đảng cách mạng chuyên nghiệp, kỷ luật sắt, là tập hợp của những người tiên phong sẵn sàng hành động kể cả ở mức độ cực đoan. Trong trường hợp cụ thể ở nước Nga đó là tạo nên nền chuyên chính vô sản và biến ‘cuộc chiến của đế quốc’ thành một cuộc nội chiến.

    Trong lá thư vào ngày 17 tháng 10 năm 1917 gửi cho Aleksandr Shlyapnikov, Lenin viết:

    "Điều tệ hại nhất có thể xảy ra trong thời gian trước mắt chính là sự thất bại của Sa Hoàng trong cuộc chiến...Bản chất công việc của chúng ta (tất nhiên phải kiên định, hệ thống và có lẽ là lâu dài) là bằng mọi cách biến cuộc chiến thành một cuộc nội chiến. Khi nào điều này xảy ra? hiện còn chưa rõ. Chúng ta phải đợi cho đến thời điểm chín muồi hoặc có thể bắt nó phải chín muồi một cách có hệ thống...Chúng ta không chắc chắn là sẽ có một cuộc nội chiến, nhưng cũng không thể loại trừ khả năng đó và phải cuơng quyết hành động hướng tới mục đích đó nếu chúng ta phải làm vậy."

    Trong suốt giai đoạn cuộc chiến thế giới lần thứ nhất, Lenin luôn cho rằng những người Bolsevik phải luôn sẵn sàng cho một cuộc nội chiến bằng mọi giá. Tháng 9 năm 1916 ông viết:”Bất cứ ai tin tưởng vào cuộc đấu tranh giai cấp thì phải nhận thấy rằng cuộc nội chiến trong một xã hội có giai cấp là một tiếp nối tự nhiên, sự phát triển, là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp”.

    Sau khi cuộc cach mạng tháng nổ ra (vào lúc mà phần lớn những nhà lãnh đạo Bolsevik đang bị lưu đày hay đang lưu vong ở nước ngoài), Lenin, trái với đại đa số các lãnh đạo Bolsevik khác đã dự đoán chương trình hoà hợp hoà giải của chính phủ lâm thời sẽ thất bại. Trong "bốn lá thư từ hải ngoại", được viết từ Zurich vào khoảng thời gian từ 20 đến 25 tháng 3 năm 1917, trong đó tờ nhật báo Bolsevik Pravda (sự thật) chỉ giám cho đăng lá thư thứ nhất (vì những ý kiến Lenin đưa ra lúc đó quá trái ngược với quan điẻm của những lãnh đạo Bolsevik tại Petrograd), Lenin kêu gọi sự tuyệt giao giữa Xoviet Petrograd và chính quyền lâm thời và tích cực chuẩn bị cho giai đoạn ‘vô sản ‘ của cuộc cách mạng. Trong sự nhìn nhận của mình, Lenin cho rằng sự xuất hiện của các Xoviet là dấu hiệu cho thấy giai đoạn “tư sản’ của cuộc cách mạng đã được hoàn thành. Những người Bolsevik cần nhanh chóng giành quyền lực bằng vũ lực và chấm dứt cuộc chiến của đế quốc, cho dù có phải trả giá bằng cuộc nội chiến liền sau đó.

    Sau khi trở về Nga vào ngày 3 tháng 4 năm 1917. Lenin vẫn tiếp tục bảo vệ những quan điểm cực tả của mình. Trong bài viết nổi tiếng "Luận cương tháng tư", Lenin một lần nữa khẳng định sự đối nghịch không thể lay chuyển của mình với một nền cộng hoà nghị trường và quá trình dân chủ hoá của xã hội. Mặc dù rất nhiều những nhà lãnh đạo Bolsevik ở Petrograd không hiểu nổi hay phản đối kịch liệt quan điểm này của Lenin, quan điểm của Lenin dần đã giành được chỗ trong đầu của những người Bolsevik đặc biệt là những đảng viên mới gia nhập đảng, những người mà Stalin gọi là những nhà thực hành cách mạng (praktiki – practitioners - đối nghịch với những lý thuyết gia cách mạng -ND). Chỉ trong vài tháng sau đó, số lượng các đảng viên thuộc thành phần bình dân gia nhập đảng tăng nhanh và trở nên đại đa số so với những người thuộc tầng lớp trí thức trong Đảng. Những đảng viên có vũ trang này với thành phần xuất thân khiêm tốn mang theo mình vào đảng cả truyền thống bạo lực ở nông thôn nước Nga mới được thổi bùng lên trong cuộc đại chiến. Với kiến thức và hiểu biết về chính trị rất hạn chế, họ muốn biến đổi nhanh chóng những lý thuyết cách mạng được đưa ra bởi ‘chủ nghĩa Bolsevik trí thức’ để không còn bị hạn chế bởi những ràng buộc nhất định của hệ tư tưởng Maxit. Thực tế họ không quan tâm đến chuyện giai đoạn ’CM tư sản’ liệu có thực sự cần thiết trong quá trình tiến lên chủ nghĩa XH. Họ chỉ tin vào hướng của bạo lực và hành động, và ủng hộ những phe trong đảng mà lý thuyết đặt trọng tâm vào việc nhanh chóng giành quyền lực.

    Lenin lúc đó bị mắc kẹt giữa hai bên: một bên là lực lượng cách mạng có xuất thân thấp, những người muốn hành động ngay lập tức, những người này gồm có những thuỷ thủ thuộc căn cứ hải quân Kronstadt gần Petrograd, một số trung đoàn tại thủ đô, những binh đoàn công nhân có vũ trang ở Vyborg; và một bên là nhóm những nhà lãnh đạo, những người luôn lo ngại rằng khởi nghĩa quá vội vàng dễ dẫn đến thất bại. Không giống với những gì được ghi trong tài liệu lịch sử xô viết ‘chính thống’, năm 1917 là năm của sự chia rẽ xâu sắc trong đảng Bolsevik giữa một bên quá rụt rè, cẩn trọng và một bên quá đỗi hăng hái, nhiệt tình. Vào tháng 7 năm 1917, sau những lộn xộn diễn ra tại căn cứ hải quân Kronstads và sự trạm chán với các lực lượng của chính phủ đã xuýt dẫn đến việc đảng Bolsevik bị huỷ diệt hoàn toàn. Sau những cuộc biểu tình, tuần hành đẫm máu từ ngày 3 đến ngày mùng 5 tháng 7 ở Petrograd, rất nhiều lãnh đạo của đảng Bolsevik đã bị bắt, bản thân Lenin buộc phải lưu vong ra nước ngoài.

    Tuy nhiên đảng Bolsevik tái xuất trở lại vào khoảng cuối tháng 8 năm 1917 trong một hoàn cảnh khá thuận lợi cho việc giành quyền lực. Sự bất lực của chính phủ trong việc giải quyết các vấn đề lớn đã trở nên quá rõ ràng thể hiện rõ nhất qua sự tan rã của các cơ quan hành pháp và lập pháp. Sự lớn mạnh của các phong trào xã hội. Cuộc đảo chính quân sự bất thành của tướng Kornilov.

    Một lần nữa, vai trò cá nhân của Lenin, dưới tư cách là một lý thuyết gia cũng như hoạch định chiến lược gia, mang tính quyết định. Vài tuần trước khi diễn ra cuộc đảo chính của những người Bolsevik, Lenin đã đích thân chuẩn bị các bước cần thiết cho một cuộc giành chính quyền bằng hành động quân sự. Không gì có thể lay chuyển ý chí giành chính quyền bằng bạo lực của Lenin lúc đó cho dù đó là những cuộc kháng cự trong tương lai của quảng đại quần chúng hay những người theo chủ nghĩa ‘cách mạng hợp pháp’ như Zioviev và Lev Kamenev, những người, rút kinh nghiệm từ những bài học xương máu trong những ngày tháng 7, muốn tiến hành cuộc khởi nghĩa khi đã có đủ sự ủng hộ của những người xã hội dân chủ và cách mạng xã hội với mọi khuynh hướng khác nhau. Từ Phần Lan, Lenin liên tục gửi một loạt các bài báo và thư về Trung ương đảng Bolsevik kêu gọi cần lập tức tiến hành khởi nghĩa. Ông viết:”Bằng việc ngay lập tức đưa ra khẩu hiệu về hoà bình và đất đai về tay nông dân, những người Bolsevik chúng ta sẽ thiết lập được một cơ sở ủng hộ vững chắc mà không một ai có thể lay chuyển được. Những người Bolsevik chúng ta không cần thiết phải đợi một sự đồng thuận đa số của xã hội. Đừng bao giờ mong chờ những thứ đó! Lịch sử sẽ không tha thứ nếu chúng ta không ngay lúc này giành lấy quyền lực”.

    Sự khẩn trương thúc dục của Lenin trong bối cảnh cách mạnng biến đổi ngày càng thuận lợi cho những người Bolsevik khiến những nhà lãnh đạo Bolsevik không khỏi hoài nghi và bối rối. Đối với họ, rõ ràng là cách tốt nhất là hãy bám chặt sau lưng của quảng đại quần chúng, kích động họ tham gia vào những hành động bạo lực của cách mạng và tăng ảnh hưởng của các phong trào xã hội. Do đó họ cho rằng cần phải đợi đến hội nghị lần thứ hai các Soviet toàn nước Nga dự định diễn ra vào ngày 20 tháng 10. Đối với họ nhiều khả năng những người Bolsevik sẽ chiếm đa số trong hội đồng điều hành các Soviet quốc gia vì họ có rất nhiều các đoàn đại diện đến từ các tầng lớp lao động và binh sĩ. Tuy nhiên Lenin thì lại sợ rằng nếu việc bầu cử tại hội nghị diễn ra, rất có thể sẽ dẫn đến việc những người Bolsevik phải chia xẻ quyền lực. Từ nhiều tháng trước đó, Lenin kêu gọi một cuộc CM giành quyền lực về tay chỉ những người Bolsevik và ông muốn bằng mọi giá thực hiện cuộc khởi nghĩa vũ trang trước khi đại hội toàn quốc lần thứ hai của các Soviet diễn ra. Ông thừa biết rằng các đảng phái khác chắc chắn sẽ lên án những động thái kiểu như vậy của những người Bolsevik và do đó tự buộc mình vào vị trí đối lập để lại tất cả quyền lực vào trong tay của những người Bolsevik.

    Vào tháng 10 năm 1917, sau khi bí mật trở về Petrograd, Lenin đã cho nhóm họp mười hai trên hai muơi mốt thành viên của trung ương đảng Bolsevik. Sau mưòi giờ bàn luận và thương lượng, Lenin đã thành công trong việc thuyết phục đa số bỏ phiếu ủng hộ quyết định quan trọng nhất tính đến lúc bấy giờ của đảng Bolsevik – tiến hành khởi nghĩa vũ trang ngay lập tức. Tỷ lệ bỏ phiếu là 10 thuận, 2 chống. Những người bỏ phiếu chống là Zinoviev và Kamenev, những người vẫn muốn chờ đến đại hội toàn quốc lần thứ hai của các Soviet. Vào ngày 16 tháng 10, bất chấp sự chống đối của những người dân chủ xã hội thuộc thuộc phái trung dung, Trotsky đã tiến hành thành lập Hội đồng quân sự cách mạng Petrograd (PRMC), một tổ chức quân sự trên lý thuyết là nằm dưới sự điểu khiển của Soviet Petrograd, nhưng trong thực tế được điều hành bởi những người Bolsevik. Nhiệm vụ của nó là tổ chức khởi nghĩa vũ trang để giành quyền lực – và sắn sàng ngăn chặn những chống đối hay nổi loạn của những người theo phái vô chính phủ vẫn còn lần khuất trong đảng.

    Thể theo ý kiến của Lenin, những người trực tiếp tham dự vào “cuộc cách mạng xã hội vĩ đại tháng 10” được hạn chế về mặt số lượng – bao gồm vài nghìn binh lính và thuỷ thủ ở Kronstadt, những hồng vệ binh tập trung dưới cờ của PRMC, vài trăm người Bolsevik có vũ trang đến từ các hội đồng công nhân ở các nhà máy. Nhờ có sự chuẩn bị kỹ càng và không có sự kháng cự nào đáng kể, cuộc khởi nghĩa diễn ra trôi chảy với rất ít thương vong. Quan trọng nhất là nó được tiến hành dưới danh nghĩa điều hành của PRMC và do đó chỉ bằng một sự kiện này giúp cho những nhà lãnh đạo Bolsevik có thể giành hết quyền lực về tay mình mà không một ai bên ngoài có thể liên hệ nó với đại hội các Soviet.

    Chiến lược của Lenin đã thành công. Bị đặt vào tình thế đã rồi, những người thuộc cánh xã hội trung dung tuyên bố: ”Có một hành động quân sự có tổ chức đang núp sau lưng các soviet” và bỏ ra ngoài đại hội. Chỉ còn một nhóm nhỏ thuộc phái cực tả của phái cách mạng xã hội là ở lại tham dự đại hội và tham gia phê chuẩn tính chính thống cho cuộc đaỏ chính quân sự của những người Bolsevik, tham gia bỏ phiếu chuẩn y văn bản do Lenin khởi thảo tuyên bố “tất cả quyền lực về tay soviet”. Nó chỉ là nghị quyết mang tính hình thức cho phép những người Bolsevik dệt nên một truyền thuyết có khả năng đánh lừa biết bao thế hệ cả tin sau đó - đó là họ nắm quyền lãnh đạo đất nước theo ý nguyện của nhân dân trong đất nước của các soviet. Ngay trước khi bế mạc, đại hội 2 các Soviet toàn liên bang phê chuẩn chính phủ mới của những người Bolsevik dưới tên gọi Hội đồng uỷ viên nhân dân Soviet đứng đầu là Lenin và phê chuẩn hai sắc lệnh về đất đai và ruộng đất.

    Gần như ngay lập tức một loạt các mẫu thuẫn và bất hoà đã xuất hiện giữa chính quyền mới và các phong trào xã hội. Những phong trào mà cho đến thời điểm đó vẫn hoạt động độc lập với những người Bolsevik gây ra su phá huỷ trật tự chính trị, xã hội, kinh tế cũ. Mâu thuẫn đầu tiên chính là cuộc cải cách ruộng đất. Những nguời Bolsevik luôn chủ chương quốc hữu hoá ruộng đất. Tuy nhiên đứng trước các phong trào các mạng ruộng đất ở nông thôn hiên tại, họ buộc phải tạm nhân nhượng và vay mượn chương trình cải cách ruộng đất của những người cách mạng xã hội, theo đó phê chuẩn quá trình phân phối lại đất đai vào tay nông dân. Sắc lệnh ruộng đất ghi rõ: ” Tất cả quyền sở hữu ruộng đất cũ bị huỷ bỏ. Tất cả đất đai phải giao lại cho các hội đồng cải cách ruộng đất tại địa phương để phân phối lại”. Trên thực tế đó chỉ là hành động hợp thức hoá những gì đã xảy ra từ mùa hè năm 1917, khi tại nhất nhiều vùng nông thôn của nước Nga, những người nông dân nổi dậy cướp đất đai của chúa đất và phú nông về tay mình. Bị buộc phải chiều theo nguyện vọng của một phong trào cách mạng tự phát của nông dân và để dùng nó làm công cụ để giành quyền lực, những người Bolsevik phải đợi một thập kỷ sau mới có thể thực hiện ý đồ của mình về sở hữu đất đai. Cuộc dồn dân bắt buộc vào các nông trang tập thể – cuộc đối đầu quyết liệt nhất giữa chính thể Soviet và những người nông dân – là lời giải bi kịch cho mẫu thuẫn về quyền sở hữu đất đai năm 1917 này.

    Mâu thuẫn thứ hai nảy sinh giữa đảng Bolsevik và tât cả các phong trào xã hội tưh phát khác, như là các hội đồng nhà máy, các tổ chức công đoàn của công nhân, các đảng xã hội, các tổ chức cộng đồng, những nhóm công nhân có vũ trang, và trên tất cả là các soviet, những tổ chức, phong trào xã hội đã góp phần phá bỏ hiến pháp và quyền lực nhà nước cũ nay phải đấu tranh để kéo dài quyền hạn của chính mình. Chỉ sau vài tuần tất cả các tổ chức xã hội này đều bị đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng Bolsevik hoặc bị đàn áp thẳng tay. Khẩu hiệu quỷ quyệt kiểu ‘lập lờ đánh lận con đen’ “tất cả quyền lực về tay các soviet”, khẩu hiệu có lẽ là nổi tiếng nhất trên toàn nước Nga vào tháng 10 nămk 1917, đã giúp tạo ra một cái áo khoác che đậy quyền lực thực sự trong tay của những người Bolsevik. Khẩu hiệu ‘quyền lực của công nhân’ thuộc giai cấp mà những người Bolsevik tuyên bố đại diện, cũng bị nhanh chóng dẹp sang một bên cho quyền lực của “nhà nước của công nhân”. Chính vì thế ở đây nảy sinh mâu thuẫn giữa một bên là những người công nhân, những người luôn bị ám ảnh bởi tình trạng thất nghiệp, giảm lương, nạn đói và một bên là chính quyền mà quan tâm chủ yếu là hiệu quả kinh tế. Ngay từ đầu tháng 12 năm 1917, chính quyền mới đã phải đối mặt với một lượng khổng lồ những yêu sách và các cuộc đình công từ phía công nhân. Chỉ sau vài tuần, những người Bolsevik đã nhanh chóng mất đi sự tin tưởng của tầng lớp công nhân, cái mà họ đã rất vất vả để có được trong cả năm trời.

    Mâu thuẫn và hiểu lầm thứ ba là giữa những người Bolsevik và các quốc gia chư hầu của chế độ Sa Hoàng cũ. Cuộc đảo chính của những người Bolsevik càng làm nguyện vong của những nước này được độc lập hoàn toàn từ Nga. Họ cho rằng chính quyền mới sẽ ủng hộ điều này. Vì khi công nhận quyền bình đẳng và tự trị, quyền tự quyết của mọi người dân trên đất nước Nga, những người Bolseviks dường như tạo điều kiện để những nước này nhanh chóng tách ra khỏi vòng ảnh huởng của nước Nga. Chỉ trong vòng vài tháng lần lượt Phần Lan, Ba lan, các nước Bantic, Ukraina, Giogia, Amenia, và Azecbaijan tuyên bố độc lập. Bị sốc trước những tuyên bố độc lập liên tiếp này, chính phủ Bolsevik nhanh chóng đặt quyền lợi kinh tế của mình lên trên quyền lợi của các quốc gia trên, vì lúa mỳ từ Ukraina, dầu mỏ từ vùng Capcatdơ, và những nguồn lợi kinh tế từ các nước này là thứ không thể để mất đối với những người Bolsevik. Với quyền lực của mình, chính phủ mới muốn chứng tỏ rằng mình là người thừa kế tất cả những gì để lại của chế độ Sa Hoàng cũ.

    Những mâu thuẫn và bất hoà này chưa bao giờ được giải quyết một cách thoả đáng, mà càng ngày càng lớn lên và sinh sôi thêm tạo nên hố sâu ngăn cách giữa chính thể Soviet mới và toàn bộ xã hội. Đối mặt với những lực cản và sự không khoan nhượng từ phía quần chúng, chính phủ Bolsevik nhanh chóng tìm đến biện pháp khủng bố, đàn áp và bạo lực để giữ vững quyền lực giành được của mình.


    #2
      lyenson 26.05.2008 18:17:10 (permalink)
      Chương 2: Quả đấm sắt của nền chuyên chính vô sản
      (The Iron Fist of the Dictatorship of the Proletariat)

      Cấu trúc quyền lực của chính quyền Bolsevik mới khá phức tạp. Bộ mặt bên ngoài của nó trên nguyên tắc “quyền lực của các soviet” là hội đồng hành pháp soviet trung ương, nhưng nơi thực sự đặt ra các luật lệ cho chính quyền lại chính là Hội đồng các uỷ viên nhân dân (SNK) Soviet nhưng hội đồng này lại không được quốc tế và cả trong nước công nhận. Ngoài ra chính quyền còn có tổ chức cách mạng của riêng nó là Hội đồng quân sự cách mạng Petrograd (PRMC), tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện cuộc đảo chính cướp chính quyền. Feliks Dzerzhinsky, người chiếm một vị trí quan trọng trong PRMC từ những ngày đầu thành lập, mô tả tổ chức này là một tổ chức “có cấu trúc gọn nhẹ, mềm dẻo, sẵn sàng tiến hành nhiệm vụ ngay khi cần thiết mà không bị cản trở bởi bất cứ quá trình ra quyết định mệnh lệnh hành chính nào. Không có gì có thể trói buộc được quả đấm sắt của nền chuyên chính vô sản này, khi cần sử dụng nó để nghiền nát kẻ thù.”

      Trên thực tế “quả đấm sắt của nền chuyên chính vô sản” (cụm từ dùng để chỉ lực lượng cảnh sát mật của chính quyền Bolsevik còn gọi là Cheka) hoạt động như thế nào? – Tổ chức của nó cực kỳ đơn giản và hiệu quả. PRMC gồm có khoảng 60 viên chức chỉ cao cấp, trong đó 48 người là những người Bolsevik, một số thuộc nhóm cực tả của phái cách mạng xã hội, còn lại là những người theo phái vô chính phủ. Trên nguyên tắc PRMC hoạt động dưới quyền lãnh đạo của Aleksandr Lazimir, một người thuộc phái cách mạng xã hội. Ngoài ra có bốn người phó làm việc phụ tá cho Lazimir trong đó có Aleksandr Antonov – Ovseenko và Dzezhinsky. Chỉ trong 53 ngày tồn tại, hơn 6000 mệnh lệnh khác nhau được phát ra từ PRMC. Thông thường những mệnh lệnh này được ghi một cách nghuệch ngoạc trên những mảnh giấy nhàu cũ và trên đó thường có khoảng 20 chữ ký của những người khác nhau bao gồm chủ tịch và thư ký của PRMC.

      Cách thức truyển tải các mệnh lệnh từ PRMC cũng cực kỳ nhanh chóng và hiệu quả. Nó được thực hiện thông qua mạng lưới trung gian gồm khoảng gần một nghìn uỷ viên. Những uỷ viên này hoạt động trong mọi lĩnh vực của cuộc sống – như trong các đơn vị quân đội, các soviet, các tổ chức cộng đồng, và các đơn vị quản lý chính quyền. Những người này chỉ phải chịu trách nhiệm trước PRMC, do đó họ thường ra những quyết định độc lập với trung ương Đảng Bolsevik. Bắt đầu từ ngày 28 tháng 10 (8 tháng 11 dương lịch) (1) , khi những người Bolsevik bắt đầu tiến hành thành lập chính phủ lâm thời thì một số những uỷ viên của PRMC đã quyết định “để nâng cao sức mạnh của nền chuyên chính vô sản” các biện pháp sau đây cần đuợc thực hiện ngay lập tức: đóng cửa các nhà xuất bản tư nhân, đóng của tất cả các báo chính ở thủ đô (lúc này nằm trong tay tầng lớp tu sản và xã hội trung dung), giành quyền diều khiển các đài phát thanh, trạm điện tín, lên kế hoạch tịch thư các căn hộ và xe hơi tư nhân. Việc đóng cửa báo chí được luật hoá bởi chính phủ lâm thời chỉ vài ngày sau đó bằng một sắc lệnh, và chỉ một tuần sau, sau những cuộc tranh cãi gay gắt, quyết định trên được thông qua và chuẩn y bởi Hội đồng hành pháp Soviet trung ương. (2)

      Không tự tin về sức mạnh của mình, những nhà lãnh đạo Bolsevik quay lại dùng chiến thuật cũ. Họ kêu gọi khuấy động cái mà họ gọi là “tự phát cách mạng của quần chúng”. Khi trả lời đoàn đại diện các soviêt vùng xâu vùng xa đến tỉnh Pskov để yêu cầu chính phủ có các biện pháp chống lại tình trạng vô chính phủ, Dzerzhinsky giải thích:

      “Nhiệm vụ trước mắt là phá huỷ hoàn toàn trật tự xã hội cũ. Chúng ta, những người Bolsevik, không đủ đông để thực hiện điều này. Chính vì vậy chúng ta trước hết cần dựa vào tự phát cách mạng của quần chúng để họ tự chiến đấu mà giải phóng chính mình. Sau đó những người Bolsevik chúng ta sẽ chỉ đương đi tiếp cho họ. Thông qua PRMC, quần chúng chính là những người kết tội và thực hiện hành động đối với những kẻ thù giai cấp, kẻ thù của nhân dân. Nhiệm vụ của chúng ta chỉ là hướng dẫn và chuyển tải những nỗi căm hận và mong muốn trả thù chính đáng của những người bị áp bức đối với những kẻ áp bức.”.

      Chỉ vài ngày trước trong một cuộc họp của PRMC vào ngày 29 tháng 11, một số người đã đề cập đến việc cần phải tấn công những “kẻ thù của nhân dân” mạnh mẽ hơn nữa. Vào ngày 13 tháng 11 (26 tháng 12 dương lịch), PRMC ra thông cáo:”Nhiều viên chức cao cấp trong chính phủ, ngân hàng, bộ tài chính, bộ hoả xa, bưu điện, trạm điện tín đang tiến hành các hoạt động ngấm ngầm phá hoại chống lại chính quyền Bolsevik. Vì vậy những kẻ này được coi như là những “kẻ thù của nhân dân”. Tên tuổi của chúng sẽ bị in trên báo, và danh sách của những kẻ thù của nhân dân sẽ được treo nơi công cộng” (3).

      Chỉ vài ngày sau khi các danh sách trên xuất hiện nơi cộng cộng, một thông cáo khác lại được đưa ra từ PRMC: ”Tất cả những phần tử nào bị tình nghi đang ngấm ngầm phá hoại, tung tin đồn nhảm, cơ hội sẽ bị bắt giữ ngay lập tức như những kẻ thù cảu nhân dân và sẽ bị giam trong nhà tù Kronstadt” (4). Thế là chỉ trong vòng vài ngày PRMC đã cho ra đời hai cụm từ mới, hai khái niệm mới mà hậu quả của nó còn kéo dài mãi sau này đó là: “kẻ thù của nhân dân”, và “ những phần tử bị tình nghi”.

      Vào ngày 28 tháng 11 (11 tháng 12 dương lịch), chính phủ Bolsevik chính thức hiến pháp hoá khái niệm “kẻ thù của nhân dân”. Trong một sắc lệnh viết ra được Lenin ký đã nêu rõ:” Những kẻ lãnh đạo của đảng dân chủ lập hiến, một đảng gồm đầy rẫy những kẻ thù của nhân dân, bị chính thức đặt ra ngoài vòng pháp luật, và phải bị bắt ngay lập tức đem ra xử trước toà án cách mạng” (5). Những toà án kiểu như vậy lúc này đã được lập lên theo “ Sắc lệnh số một về các toà án”, trong đó tuyên bố huỷ bỏ mọi điều luật “đi ngượo với chính phủ công nông, hoặc đi ngược với chương trình chính trị của Dân Chủ Xã Hội và đảng Cách mạng xã hội”. Trong khi chờ đợi một bộ luật hình sự mới được xây dựng, những quan toà có quyền sử dụng luật lỏng lẻo và co dãn với biên độ rộng theo kiểu “thực hiện theo luật pháp và mệnh lệnh của cách mạng”, một cụm từ rất không rõ ràng có thể dễ dàng dẫn đến lạm dụng quyền lực nơi pháp đình. Hệ thống toà án cũ bị loại bỏ và thay thế bằng những “toà án nhân dân” và “toà án cách mạng” để xử lý những tội phạm và những ‘phần tử xấu” vì những tội như: ”chống lại chính quyền vô sản”, “Phá hoại”, “gián điệp”, “lợi dụng chức quyền” và các “tội phạm phản cách mạng khác”. Dimitri Kursky, uỷ viên nhân dân về tư pháp (tương đương bộ trưởng bộ tư pháp –ND) đã thừa nhận, những toà án cách mạng này không phải là những toà án theo nghĩa toà án “của giai cấp tư sản”, mà là những toà án của nền chuyên chính vô sản, ở đó người ta chỉ chăm chăm vào định tội chứ không có phán xử (6). Một trong những kiểu toà án cách mạng lúc đó là “toà án báo chí cách mạng” với nhiệm vụ phán quyết các tội trạng của các nhà xuất bản và báo chí và có nhiệm vụ tịch thu bất cứ ấn bản phẩm nào “Nhồi nhét, gây chia rẽ mất đoàn kết nhân dân bằng bằng cách đưa những tin sai lạc” (7).

      Trong khi những tin tức, thông cáo và các khái niệm mới (như “những kẻ tình nghi”, “kẻ thù của nhân dân”) ra đời và xuất hiện ngày càng nhiều trên báo chí, thì PRMC đang trải qua một qua trình tái cấu trúc về mặt tổ chức.Ơ thành phố, lượng lương thực thực phẩm xuống thấp đến mức độ, khẩu phần cho mỗi người trưởng thành xuống chỉ còn không đầy 2,5 lạng bánh mỹ một ngày, vấn đề tìm nguồn cung cấp lương thực trở nên vấn đề cấp thiết nhất.

      Vào ngày 4 tháng 11 (ngày 17 dương lịch), uỷ ban lương thực quốc gian được thành lập. Thông cáo đầu tiên của nó nhằm vào những người giàu: ” Tầng lớp những kẻ giàu có đang hưởng lợi từ những khổ đau của người khác”, đồng thời tuyên bố:”đã đến lúc phải tịch thu hết những của cải dư thừa của bọn nhà giàu, thậm chí toàn bộ của cải của bọn chúng”. Vào ngày 11 (24 dương lịch) tháng 11, Uỷ ban lương thực quốc gia quyết định gửi những đội trưng thu bao gồm trong đó binh lính, thuỷ thủ, công nhân, và các hồng vệ binh đến các tỉnh, nơi ngũ cố được sản xuất để “cung ứng cho nhu cầu ở Petrograd và ngoài tiền tuyến” (8). Biện pháp này được đưa ra bởi PRMC, dẫn đến việc tịch thu lương thực của nông dân thực hiện bởi các đội trưng thu của ‘đội quân lương thực” do PRMC và uỷ ban lương thực quốc gia gửi về các vùng nông thôn liên tiếp trong 3 năm sau đó. Chính việc đó là nguyên nhân chính gây ra sự mẫu thuẫn sâu sắc giữa những người nông dân và chính thể Bolsevik, dẫn tới biết bao bạo lực và khủng bố đẫm máu.

      Uỷ ban điều tra quân sự được thành lập vào ngày 10 (21) tháng 11, với nhiệm vụ bắt giữ những sĩ quan ‘phản cách mạng’ (thường là từ những lời tố cáo của các binh sĩ của họ), các đảng viên của các đảng phái ‘tư sản’, và các phần tử ‘phá hoại’. Chỉ sau một thời gian ngắn, uỷ ban này đã phải đối mặt với một loạt các vấn đề. Vấn đề thiếu hụt lương thực nghiêm trọng ở các thành phố làm tăng lượng các đội hồng vệ binh, các nhóm có vũ trang tăng cường việc trưng dụng, tịch thu, và cướp bóc dưới danh nghĩa của cuộc cách mạng hay bằng mệnh lệnh được chuẩn y một cách không rõ ràng bởi một số uỷ viên của chính phủ. Hàng ngày có hàng trăm kẻ như vậy bị đưa ra trước uỷ ban điều tra quân sự với các tội danh như “cuớp của”, “tung tin đồn nhảm”, “đầu cơ tích trữ nhu yếu phẩm”, “say rượu”, và “thuộc về các giai cấp thù nghịch”. (9)

      Trên thực tế lời kêu gọi “tự phát cách mạng của quần chúng” của những người Bolsevik đã không mang lại hiệu quả gì. Bạo lực và các loại tội phạm cứ liên tục lan rộng trong xã hội như các vụ cuớp có vũ trang, trộm cắp ở các cửa hiệu, nhất là những kho hàng dưới lòng đất ở cung điện mùa đông và những của hàng bán rượu. Trước tình trạng phạm tội ngày càng lan rộng và theo lời đề nghị của Dzerzhinsky, PRMC đã thành lập một uỷ ban để chống tệ nạn say rượu và những vụ mất trật tự trị an xã hội. Ngày 6 (19) tháng 12, uỷ ban này tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại Petrograd và áp đặt lệnh giới nghiêm để “chấm dứt những rắc rối và lộn xộn gây nên bởi những phần tử cặn bã dám giả danh cách mạng”. (10)

      Nhưng thực chất cái mà chính phủ mới lo sợ không phải là những vụ lộn xộn lẻ tẻ kiểu như trên mà là những vụ đình công của tầng lớp công nhân đã bắt đầu từ ngay sau cuộc đảo chính ngày 25 tháng 10 (7 tháng 11) của những người Bolsevik, nay đang ngày càng lan rộng. Nguy cơ đe doạ này chính là tiền đề cho việc thành lập vào ngày 7 (20) tháng 12 cái gọi là Uỷ ban đặc biệt toàn quốc về đấu tranh chống phản cách mạng, tung tin đồn nhảm, và phá hoại (Vserossiiskaya Chrezvychainaya Komissiya po bor’be kontr-revolyutsiei, spekulyatsiei i sabotazhem) với cái tên viết tắt từ những chữ cái đầu VChK, hay còn gọi là Cheka.

      Chỉ vài ngày sau khi Cheka được thành lập chính quyền Bolsevik đã không do dự giải tán PRMC ngay lập tức. Với tư cách một tổ chức lãnh đạo việc chuẩn bị cho cuộc nổi dậy tháng 10, PRMC đã hoàn thành nhiệm vụ của nó, quyền lực đã về tay những người Bolsevik. PRMC còn tiếp tục bảo vệ chính phủ mới cho đến khi no đủ lông đủ cánh. Chính vì vậy để tránh những nhập nhằng về cơ cấu quyền lực và sự chia xẻ trách nhiệm quá rộng tất cả các quyền hành cần phải chuyển về chính phủ lâm thời, cụ thể là hội đồng uỷ viên nhân dân.

      Trong thời điểm mà những nhà lãnh đạo Bolsevik xem là vô cùng quyết định, họ không thể nào tồn tại mà thiếu đi “nắm đấm sắt của nền chuyên chính vô sản”. Trong cuộc họp ngày 6 (19) tháng 12 chính phủ đã giao phó “đồng chí Dzerzhinsky thành lập một uỷ ban để chiến đấu hết mình vì cách mạng chống lại những cuộc đình công của công nhân viên chức nhà nước, và tìm phương cách chống bọn phá hoại”. Những gì Dzerzhinsky làm có lẽ không có gì phải bàn cãi, luôn là những sự trả lời đúng đắn dưới con mắt của cách mạng. Chỉ vài ngày trước Lenin trong lúc so sánh một cách thích thú giữa cuộc cách mạng tháng 10 ở Nga và cuộc cách mạng Pháp đã nói với thư ký của mình là Bonch-Bruevich là:” Chúng ta cần tìm gấp một Fouquier-Tinville (trùm khủng bố khát máu trong cách mạng Pháp – ND) của mình để đấu tranh chống lại bọn cặn bã phản cách mạng” (11). Ngày 6 tháng 12, sự lựa chọn của Lenin đối với một “người vô sản kiên định kiểu Jacôbanh” đã tạo điều kiện cho sự bầu chọn Dzerzhinsky vào vị trí lãnh đạo Cheka. Đồng thời Dzerzhinsky cũng có lợi thế là nhờ có thời gian làm việc tại PRMC nên lúc này đã được coi là một chuyên gia cao cấp về an ninh trong chính quyền Bolsevik. Thêm nữa như Lenin đã từng giải thích với Bonch-Brruevich:” Trong chúng ta, Felix (Dzerzhinsky) là người ở lâu nhất trong nhà tù của Sa Hoàng, đồng chí ấy thậm chí còn có kinh nghiệm làm việc với Okhara (lực lượng cảnh sát chính trị của Sa Hoàng). Đồng chí ấy luôn biết biết phải làm gì.”

      Trước cuộc họp của chính phủ hôm mùng 7 (20) tháng 12 Lenin đã gửi đến Dzerzhinsky một bức thư ngắn như sau:

      “ Về bản báo cáo của đồng chí ngày hôm nay, liệu có thể thảo một sắc lệnh với những dòng mở đầu như sau: Bọn tự sản vẫn tiếp tục gây ra những tội ác ghê tởm và đang tập hợp cấu kết những phần tử cặn bã của xã hội để hòng nổi loạn. Đồng loã với bọn tư sản là một số viên chức cao cấp của nhà nước và ngân hàng. Bọn này đang tiến hành phá hoại bằng cách tổ chức những cuộc đình công nhằm ngăn trở quá trình chuyển đổi, cải tạo xã hội của chính phủ. Bọn tư sản thậm chí còn phá hoại cả những nguồn cung ứng lương thực đẩy hàng triệu người vào nạn đói. Những biện pháp đặc biệt phải được thực thi để đấu tranh tiêu diệt bọn phá hoại này. Vì vậy, hội đồng uỷ viên soviêt nhân dân ra sắc lệnh rằng......” (12).

      Trong suốt buổi tối ngày 7 (20) tháng 12 Dzerzhinsky trình bầy đề án của mình trước SNK. Dzerzhinsky bắt đầu bài trình bày của mình bằng việc nêu lên những nguy hiểm nội tại trong lòng của cuộc cách mạng:

      “Để giải quyết vấn đề này, vấn đề nguy hiểm và ghê gớm nhất trong các vấn đề mà chúng ta phải đối mặt, chúng ta cần những đồng chí kiên định, săt đá, không biết thương hại hay mủi lòng – những người luôn sẵn sàng hy sinh mọi thứ vì cuộc cách mạng. Xin các đồng chí đừng bao giờ tưởng tượng rằng tôi trông chờ một dạng công lý hay pháp luật của cách mạng ở đây. Chúng ta không quan tâm đến công lý vào lúc này! bởi vì chúng ta đang ở thời chiến khi mà kẻ thù đang tiến đến trước mặt, chúng ta phải chiến đấu tới cùng. Cái mà tôi đề xuất, cái mà tôi đòi hỏi là làm sao tạo ra một cơ chế thực sự cách mạng, phù hợp với những người Bolsevik chúng ta, để giúp tiêu diệt vình viễn bọn phản cách mạng trên đất nước này!”

      Dzerzhinsky sau đó đi thẳng vào cốt lõi của bản báo cáo của mình:

      “Nhiệm vụ của uỷ ban là:
      1) Trấn áp và loai bỏ mọi hành vi phản cách mạng hay phá hoại bất kể diễn ra ở đâu trên đất nước Nga.
      2) Đưa tất cả bọn phá hoại và phản cách mạng ra trước toà án cách mạng.
      Uỷ ban sẽ tiến hành hành động với bất cứ vấn đề gì liên quan đến nhiệm vụ được giao.
      Uỷ ban sẽ được chia làm ba bộ phận: 1) Thông tin; 2) Tổ chức; 3) Hành động.
      Uỷ ban ưu tiên giải quyết các vấn đề liên quan đến báo chí, những vụ phá hoại, bọn dân chủ lập hiến, bọn cách mạng xã hội cánh hữu, những kẻ phá hoại, những kẻ tham gia đình công.
      Uỷ ban có quyền dùng các biện pháp đàn áp sau đây: tịch thu lương thực, thực phẩm, trục xuất người ra khỏi nhà, thu hồi phiếu thực phẩm, công bố danh sách kẻ thù của nhân dân, v..v..
      Nghị quyết: chuẩn y bản dự thảo này. Đặt tên uỷ ban là uỷ ban đặc biệt toàn quốc về đấu tranh chống phản cách mạng, tung tin đồn nhảm, và phá hoại.
      Nghị quyết này cần được thông báo công khai và rộng rãi.” (15)

      Văn bản này là văn bản chính thức cho sự ra đời của lực lượng cảnh sát mật Soviet. Nó gây nên một số câu hỏi. Ví dụ mức độ khác biệt giữa bài phát biểu bốc lửa của Dzerzhinsky và mức độ quyền lực khiêm tốn giành cho Cheka nên được nhìn nhận như thế nào? Lúc đó những người Bolsevik đang tiến tới gần việc đồng ý chia xẻ quyền lực với những người thuộc cánh tả của Đảng Cách mạng xã hội (trong đó 6 lãnh đạo của phái này đã gia nhập cơ quan lãnh đạo chính phủ vào ngày 12 tháng 12) nhằm phá vỡ sự cô lập về mặt chính trị của những người Bolsevik đúng vào thời điểm sống còn, khi mà họ buộc phải đối mặt với việc cho hoạt động trở lại quốc hội lập hiến, nơi mà họ vẫn còn là thiểu số. Chính vì vậy mà chính phủ Bolsevik muốn giữ việc thành lập Cheka trong lặng im đối ngược với bản nghị quyết mà nó thông qua. Không có một thông báo công khai nào về việc thành lập này.

      Với tư cách là một ‘uỷ ban đặc biệt’, Cheka phát triển hành động không dựa trên một cơ sở luật pháp nào hết. Giống như Lenin, cái mà Dzerzhinsky cần là một sự tự do để rảnh tay hành động. Sự tự do theo kiểu kinh dị như thế này:”Chỉ có chính cuộc sống mới là cái vạch ra con đường đi cho Cheka”. ‘Cuộc sống’ trong trường hợp này chính là “khủng bố cách mạng của quần chúng,”, những cuộc bạo động trên đường phố mà được chính những nhà lãnh đạo Bolsevik nhiệt thành khuyến khích. Chính họ đã quyên đi sự thiếu tin tưởng trước đây của chính mình về những hành động tự phát của quần chúng.

      Khi phát biểu trước Hội đồng hành pháp soviet trung ương vào ngày 1 (14) tháng 12, Trotsky, uỷ viên nhân dân về chiến tranh (tương đương bộ trưởng bộ quốc phòng –ND) đã cảnh báo:” Chỉ trong vòng không đầy một tháng nữa, cuộc khủng bố này sẽ trở nên cực kỳ bạo lực, giống như cuộc cách mạng Pháp. Không những chỉ có nhà tù chờ đợi những kẻ thù của chúng ta mà còn cả những chiếc máy chém, một phát minh vĩ đại của cách mạng Pháp, sẵn sàng làm cho chúng ngắn lại một cái đầu.” (14)

      Chỉ một vài tuần sau, khi phát biểu trước hội đồng của công nhân, Lenin lại một lần nữa kêu gọi dùng các biện pháp khủng bố, mô tả chúng như là một thứ công lý của giai cấp cách mạng:

      “ Chính quyền Soviet đã hành động theo cách mà tất cả những người cách mạng vô sản nên làm; đó là việc phá bỏ hoàn toàn hệ thống công lý tư sản, vì đó là công cụ của giai cấp thống trị... những người lính và công nhân nên hiểu rằng không ai ngoài chính bản thân họ mới có thể giúp được họ. Nếu quần chúng không đồng loạt nổi dậy, thì sẽ chẳng đi đến đâu cả.... Nếu chúng ta không đối xử với bọn đầu cơ, phao tin đồn nhảm theo cái cách mà chúng xứng đáng được hưởng - đó là một viên đạn vào đầu – thì chúng ta sẽ không thể làm gì được cả”. (15)

      Những lời kêu gọi dùng các biện pháp khủng bố nói trên đã làm tăng cao thêm không khí bạo lực đã xuất hiện trong xã hội từ quá trình lên nắm quyền lực của những người Bolsevik. Từ mùa thu năm 1917, hàng ngàn ruộng đất nhà cửa đã bị các đoàn nông dân tấn công và hàng trăm chủ đất đã bị sát hại. Bạo lực đã lan toả khắp nơi trên đất Nga trong mùa hè năm 1917. Bản thân bạo lực thì không có gì mới, nhưng những sự kiện diễn ra trong năm 1917 đã là hội tụ nhiều dạng bạo lực tiềm tàng khác nhau đó là bạo lực ở thành thị trong quan hệ giữa công nhân và giới chủ, bạo lực đã có truyền thống lâu đời của tầng lớp nông dân ở nông thôn, bạo lực mới thổi vào nước Nga từ cuộc đại chiến thế giới lần thứ nhất, tất cả đã góp phần phá huỷ những mối quan hệ truyền thống giữa người và người trong xã hội và làm nó ngày càng trở nên tàn bạo. Sự kết hợp và pha trộn của những dạng bạo lực đó giống như một quả bom nổ chậm mà hậu quả tàn phá của nó rất ghê gớm đặc biệt trong thời gian của cuộc cách mạng Nga. Nod được đánh dấu bằng sự bất lực và sụp đổ của pháp luật, trật tự xã hội, quyền lực nhà nước, bằng sự dâng cao của lòng thù hận và những bức xúc xã hội đã chất chồng trong khoảng thời gian dài trước đó, và bằng việc dùng nó cho các mục địch chính trị. Cùng với đó là nghị kỵ giữa những người dân thành thị và nông thôn đã bắt rễ trong xã hội. Đối với những người nông dân ở nông thôn, từ lâu họ đã xem thành thị như là nơi tập trung của quyền lực trung ương, nơi khởi nguồn của những áp bức mà họ phải gánh chịu. Ngược lại đối với những tầng lớp thượng tầng ở thành thị và những nhà cách mạng chuyên nghiệp, mà phần lớn trong số họ là những trí thức, thì những người Nông dân vẫn còn, nói như Gorky, “một đám người chưa được khai hoá văn minh”, những kẻ vẫn còn sống theo “bản năng gốc tàn bạo “ và “cá nhân chủ nghĩa theo kiểu thú vật”. Nhưng chính những chính gia và giới trí thức cũng phải công nhận rằng chính các cuộc nổi dậy của nông dân đã làm lung lay chính phủ trung ương và dọn đường cho những người Bolsevik lên nắm quyền khi có khoảng trống về quyền lực để lại do sự sụp đổ của chính quyền trung ương.

      Vào cuối năm 1917 và đầu năm 1918, chính thể mới hầu như không phải đối mặt với sự đối đầu quân sự đáng kể nào. Chỉ sau một tháng giành chính quyền, những người Bolsevik đã nhanh chóng giành quyền kiểm soát phần lớn miền bắc và trung tâm nước Nga, kéo dài đến tận vùng trung sông Volga, và một số thành phố lớn ở vùng trung á như Baku (ở vùng Capcadơ), hay Taskhen. Ukraina và Phần Lan đã ly khai khỏi nước Nga những không có thái độ thù nghịch. Lực lượng quân sự có tổ chức duy nhất đối đầu với chính quyền Bolsevik là lực lượng khoảng 3000 tự nguyện quân được lạap ra ở miền Nam nước Nga dưới sự chỉ huy của tướng Mikhail Alekseev và Kornilov. Đây chính là tiền thân của lực lược quân bạch vệ trong tương lai. Các vị cựu tướng của Sa Hoàng này đặt hy vọng hoàn toàn vào những người Cossack ở vùng Don và Kuban. Những người Cossack rất khác biệt so với những người nông dân Nga truyền thống khác; dưới chế độ cũ họ được ưu đãi phân phát 30 hecta đất trên một đầu người để đổi lấy việc họ phải phục vụ trong quân đội Sa Hoàng cho đến ít nhất là 36 tuổi. Không giống như các nông dân Nga khác, họ không có nhu cầu đòi thêm đất đai và luôn mong muốn giữ được số đất mà chính phủ cũ đã cấp phát cho họ. Nhưng có lẽ mong muốn cao nhất của họ là làm sao giữ được vị trí xã hội và quyền tự quyết tương đối của mình. Lo sợ trước những khẩu hiệu và chính sách chống lại phú nông của chính quyền Bolsevik, họ đã dần tiến tới liên kết và đồng minh với những lực lượng chống Bolsevik bắt đầu từ mừa xuân năm 1918.

      “Nội chiến” có lẽ chưa phải là từ thích hợp để mô tả những cuộc đụng độ đầu tiên giữa lực lượng vài nghĩn tự nguyện quân với cánh quân Bolsevik với khoảng gần 6000 lính của tướng Rudolf Sivers vào mùa đông năm 1917 và mùa xuân năm 1918 ở miền Nam nước Nga. Nhưng điểm đáng chú ý ở đây là sự tương phản giữa số lượng nhỏ của quân sĩ hai bên trong những cuộc đụng độ và mức độ giết tróc và đàn áp ghê gớm của những người Bolsevik không chỉ với lính của phía bên kia mà còn cả với thường dân ở các vùng có đụng độ quân sự. Tháng 6 năm 1919, Uỷ ban điều tra những tội ác của những người Bolsevik được lập ra bởi tướng Anton Denikin, tổng tư lệnh các lực lượng tự nguyện quân chống Bolsevik ở miền nam nước Nga. Uỷ ban này đã cố gắng thu thập và ghi chép lại những tội ác ghê gớm của các lực lượng Bolsevik tại Ukraina, Kuban, Don, và Crimea. Chính những tư liệu và thông cáo của uỷ ban anỳ là một trong những nguồn dữ liệu quan trọng cho tác phẩm kinh điển của Sergei Melgunov “Khủng bố đỏ ở nước Nga trong những năm 1918-1924” được xuất bản năm 1926, trong đó ghi lại vô sỗ các tội ác bắt đầu từ tháng giêng năm 1918. Ví dụ như các đơn vị ở Tangarog của tướng Bolsevik Sivers đã quẳng hơn 50 “địa chủ” và các “sĩ quan bạch vệ” vào lò lửa trong tình trạng chấn trói với tay co quắp như những con lợn. Ơ Evpatoria, hàng trăm sĩ quan và ”bọn tư sản” bị trói, tra tấn sau đó quẳng xuống biển. Những hành động tương tự như vậy cũng diễn ra khá thường xuyên tại các thành phố của vùng Crimea, nơi mà quân Bolsevik đang chiếm giữ như Sevastopol, Yalta, Alushta, và Simferopol. Những tội ác tương tự như vậy của quân Bolsevik cũng được ghi nhận ở các thành phố lớn nơi có những cuộc nổi dậy của những người Cossack vào tháng 4 và 5 năm 1918. Những hồ sơ rất cụ thể và chính xác của Uỷ ban của tướng Denikin đã ghi lại “những xác chết với tay bị cắt cụt, xương bị dập, đầu bị cắt, hàm bị đập vỡ, cơ quan sinh dục bị xẻo.” (16)

      Tuy nhiên Melgunov cũng lưu ý là rất khó có thể phân biệt các trường hợp trên xem cái nào là do chính sách đàn áp có hệ thống của những người Bolsevik cái nào là đơn thuần là do sự ‘quá đà tự phát’ trong hành động. Tuy nhiên trong những vụ thảm sát kiểu như vậy, cho đến tận tháng 8 và 9 của năm 1918, vẫn chưa thấy nhiều bóng dáng của Cheka. Nguyên nhân là đến thời điểm đó mạng lưới của Cheka trên toàn nước Nga còn quá mỏng. Những cuộc thảm sát này không chỉ nhắm vào binh lính của phía bên kia mà còn cả thường dân, những kẻ là “kẻ thù của nhân dân” (ví dụ trong số 240 người bị giết hại tại Yalta vào đầu tháng 3 năm 1918 có khoảng 70 người là chính trị gia, luật sư, nhà báo, giáo viên và khoảng 165 viên chức dân sự). Những cuộc thảm sát này thường được thực hiện bởi những biệt đội vũ trang, hồng vệ binh, và cả những “nhóm Bolsevik không rõ phiên hiệu”. Việc tiêu diệt những ‘kẻ thù của nhân dân’ là một hệ quả logic tự nhiên sau cuộc đảo chính giành chính quyền tháng 10 năm 1917 của những người Bolsevik. Nó dần được những người Bolsevik biến thành hợp pháp và hợp hiến.

      Vào tháng 3 năm 1917 một viên đại uý trẻ đã viết một lá thư kể chuyện về sự thay đổi mang đến cuả cuộc cách mạng lúc đó đối với trung đoàn của anh ta như sau:”Trước đây giữa chúng tôi - những sĩ quan và họ - những người lính luôn có khoảng cách không thể phủ lấp. Đối với họ, chúng tôi là những ông chủ. Những điều đang xảy ra đối với họ không đơn thuần chỉ là một cuộc cách mạng chính trị mà còn là cuộc cách mạng xã hội, trong đó họ là những người thắng cuộc còn chúng tôi là những người thua cuộc. Họ hét vào mặt chúng tôi:”Trước đây các anh là ông chủ, bây giờ thì đến lượt chúng tôi nhé!”. Họ nghĩ rằng bây giờ là lúc để họ trả thù sau hàng trăm năm phải làm nô lệ.” (17)

      Những người Bolsevik luôn khuyến khích tất cả những gì có thể gây nên mong muốn “trả thù xã hội” trong quần chúng, và xem đó như là lời biện hộ đạo đức nhất cho những biện pháp khủng bố, hay cho cái mà Lenin vẫn hay gọi là “cuộc nội chiến cho chính nghĩa”. Vào ngày 15 (28) tháng 12 năm 1917, trên báo Tin Tức (Izvestiya), Dzerzhinsky kêu gọi tất cả các Soviet hãy thành lập lực lượng Cheka địa phương của mình. Kết quả là chỉ trong một thời gian ngắn khắp nơi nở rộ những “uỷ ban”, “biệt đội”, “tổ chức đặc biệt” mà chính quyền trung ương hầu như rất khó điều khiển được chúng. Chính vị vậy chỉ sau vài tháng, nhằm điều khiển và kiểm soát những tổ chức tự phát này, một mạng lưới tập trung và là đầu não của Cheka được thành lập. (18)

      Tổng kết sáu tháng đầu tồn tại của Cheka vào tháng 7 năm 1918, Dzerzhinsky viết ”Thời gian vừa qua là thời kỳ của những rụt rè và do dự, trong đó tổ chức của chúng ta vẫn chưa hành động tương xứng với những phức tạp của tình hình” (19). Mặc trong thực tế thì gì Cheka đạt được dưới chức năng là một công cụu đàn áp của những người Bolsevik đã thực sự rất đáng nể. Về mặt tổ chức, tháng 12 năm 1917 lực lượng Cheka chỉ có khoảng 100 người. Chỉ sáu tháng sau con số này đã là 12 000 người.

      Ban đầu mọi thứ không phải đều dễ dàng cho Cheka. Ngày 11 (24) tháng riêng năm 1918, Dzerzhinsky gửi một bức thư ngắn đến cho Lenin:”Hoàn cảnh làm việc của chúng tôi vô cùng khó khăn và thiếu thốn. Mặc dù chúng tôi phải đối mặt và giải quyết một lượng công việc, ấy vậy mà chúng tôi lại không có tiền. Chúng tôi làm việc ngày đêm trong tình trạng không có bánh mỳ, trà, đường, bơ, hay phó mát. Hãy nói với các nhà chức trách của chính phủ tăng khẩu phần lương thực thức phẩm cho chúng tôi, hoặc là phải cho phép chúng tôi tự thành lập những đội đi tước đoạt lương thực từ bọn tư sản.” (20) Dzerzhinsky tuyển mộ khoảng 100 người, phấn lớn là những đồng chí cũ của mình là những người Balan hay đến từ các nước Baltic, phần lớn số này đã làm việc trong PRMC, và rất nhiều sau này trở thành những nhà lãnh đạo của GPU những năm 20, và NKVD những năm 30 (những tổ chức này chính là hậu duệ của Cheka –ND) như là: Martin Latsis, Viacheslav Menzhinsky, Stanislav Messing, Grigory Moroz, Jan Peters, Meir Trilisser, Josif Unshlikht, và Genrikh Yagoda.

      Hành động đầu tiên của Cheka là bẻ gẫy một cuộc đình công của công nhân ở Petrograd. Phương pháp họ thực hiện rất nhanh và hiệu quả - tất cả những người lãnh đạo đình công bị bắt – và lời bào chữa cho hành động này cũng thật đơn giản, như Dzerzhinsky tuyên bố:” Tất cả những kẻ nào không muốn làm việc cho nhân dân thì không còn chỗ cho chúng trong xã hội”. Dzerzhinsky còn ra lệnh bắt thêm một loạt những người Menshevik và cách mạng xã hội, những người này là đại diện cho đảng mình có mặt trong quốc hội lập hiến do dân bầu ra (đang bị chính quyền Bolsevik cấm hoạt động –ND). Hành động tuỳ tiện này ngay lập tức bị Issac Steinberg, lúc đó đang là uỷ viên nhân dân về tư pháp của chính quyền Bolsevik lên án. Bản thân Steinberg là một người thuộc cánh tả của phái cách mạng xã hội vừa mới được bầu vào chính phủ vài ngày trước đó. Sự đụng chạm đầu tiên này giữa một bên là uỷ ban tư pháp nhân dân (bộ tư pháp –ND) của chính quyền và Cheka đã làm nảy sinh vấn đề nghiêm trọng về vị trí pháp lý của lực lượng cảnh sát mật của những người Bolsevik.

      Steinberg giận dữ hỏi Lenin:”Thế lập ra uỷ ban tư pháp nhân dân để làm cái gì đây?”. “Có lẽ nên đổi tên nó thành Uỷ ban nhân dân về thanh trừng xã hội thì có lẽ mọi người dễ hiểu hơn đấy!!!”.

      Lenin ngay lập tức phản lại:”Ô hay đấy chứ! đó chính là cách tôi nhìn nhận về nó đấy. Chỉ có điều là chúng ta không thể gọi như thế được!!!” (21)

      Lenin đã rất phải vất vả đóng vai trò trọng tài hoà giải cho một bên là Steinberg, người muốn đặt Cheka dưới quyền kiểm soát và chỉ huy của uỷ ban tư pháp nhân dân và một bên là Dzerzhinsky, người luôn cho rằng đó chỉ là trò bày đặt tính hợp pháp theo kiểu ‘bới lông tìm vết’ của bọn cổ hủ. Theo quan điểm của Dzerzhinsky, Cheka chỉ nên chịu trách nhiệm trước chính phủ mà thôi chứ không chịu sự kiểm soát của uỷ ban nào hết.

      Ngày 6 (19) tháng giêng năm 1918 đánh dấu một bước quan trọng trong việc củng cố quyền lực mới giành được của những người Bolsevik. Vào buổi sáng sớm quốc hội lập hiến được dân bầu ra vào tháng 11-12 năm 1917 mà trong đó những người Bolsevik chỉ chiếm thiểu số (175 ghế trên tổng số 707) đã bị họ giải tán bằng bạo lực chỉ sau một ngày nhóm họp. Tuy nhiên hành động ngang ngược và tuỳ tiện này không gây ra nhiều phản ứng đáng kể trong nước Nga. Chỉ có một cuộc biểu tình nhỏ chống lại việc giải tán quốc hội và đã bị phá vỡ bằng quân đội làm khoảng 20 người chết, một cái giá đắt cho một thí nghiệm quốc hội dân chủ chỉ diễn ra đựoc có ít giờ. (22)

      Những ngày và tuần sau sự việc giải tán quốc hội, chính quyền Bolsevik lâm vào thế khó khăn tại Petrograd, lúc này Trotsky, Kamenev, Adolf Yoffe, và Karl Radek đang tham gia đàm phán hiệp định hoà bình với những đoàn đại diện cho quyền lực đến từ trung Nga tại Brest Litovsk. Vào ngày 9 (22) tháng giêng năm 1918, chính quyền mới quyết định rời toàn bộ chính phủ về Maxcơva. (23)

      Cái làm cho những nhà lãnh đạo Bolsevik lo lắng lúc đó không phải là quân Đức, bởi hiệp định đình chiến của họ với quân Đức vẫn được tôn trọng từ 15 (28) tháng 12 năm 1917, mà chính là nguy cơ về các cuộc nổi dậy của công nhân. Bất bình đang lan rộng trong tầng lớp nhân dân lao động chỉ hơn 2 tháng sau khi những người Bolsevik lên nắm quyền. Với sự tan rã của quân đội (Sa Hoàng), những nhà máy đã mất đi những nguồn đặt hàng lớn từ phía quân đội và do đó phải sa thải hàng chục ngàn công nhân, cùng với những khó khăn trong quá trình cung ứng lương thực từ nông thôn ra thành thị đã làm cho khẩu phần ăn của công nhân tụt xuống chỉ còn khoảng 1 lạng bánh mỳ một ngày. Không biết làm gì để cải thiện tình hình, Lenin lại đem những “kẻ trục lơi”, “đầu cơ” như là những con dê tế thần ra để kể tội. Vào ngày 22 tháng giêng (4 tháng 2 dương lịch) Lenin viết:”Tất cả các nhà máy, mọi đơn vị phải lập ra biệt đội trưng thu lương thực của mình. Mọi người đều phải tham gia việc tìm kiếm bánh mỳ, chứ không phải chỉ mấy người tình nguyện, tất cả phải tham gia; ai không chịu hợp tác sẽ bị tịch thu phiếu thực phẩm ngay lập tức”. (24)

      Động thái đầu tiên của chính quyền Bolsevik là lập ra uỷ ban đặc biệt về lương thực và giao thông vào ngày 31 tháng 1 năm 1918, đặt dưới quyền lãnh đạo của Trotsky, người lúc này mới trở về từ Brest Litovsk. Nhiệm vụ của uỷ ban này là “săn lùng lương thực” nhiệm vụ tối trọng yếu lúc bấy giờ. Đó là bước đầu của cái gọi là “nền chuyên chính của lương thực”. Vào giữa tháng 2, Lenin gửi đến uỷ ban này bản nháp dự thảo một sắc lệnh mà sau đó tất cả các thành viên uỷ ban bao gồm cả Trotsky và Aleksandr Tsyurupa buộc phải kiên quyết từ chối thi hành. Theo bản dự thảo của sắc lệnh do Lenin viết ra, tất cả nông dân bị buộc phải nộp tất cả lương thực dư thừa có trong nhà để đổi lấy những tấm hoá đơn của chính phủ. Bất cứ ai không chịu thi hành hay cố tình dấu diếm lương thực trước hạn thời gian cho phép thì sẽ bị hành hình ngay lập tức. Trong hồi ký của mình, Tsyurupa hồi tưởng lại: ”Khi đọc bản dự thảo này, toàn bộ chúng tôi đã xiết bao ngạc nhiên và kinh hãi, bởi vì nó sẽ dẫn đến một cuộc thảm sát rộng lớn khủng khiếp. Đề nghị của Lenin đơn giản là không thể chấp nhận nổi.” (25)

      Tuy nhiên câu chuyện này cho thấy, bắt đầu từ đầu năm 1918, Lenin đã nhận ra sự mắc kẹt của bản thân vì những quyết định và đường lối do chính mình đưa ra. Ông đã thực sự lo lắng về tình huống thảm hoạ trong việc cung ứng lương thực từ nông thôn cho những thành phố lớn. Vì chính những thành phố lớn, nơi những người Bolsevik đang nắm giữ đang dần trở thành những ốc đảo cô lập giữa sa mạc trùng điệp của những người nông dân. Lenin sẵn sáng làm mọi thứ để có được khoản lương thực mà ông ta cần chứ kiên quyết không thay đổi đường lối chính sách của mình. Và dĩ nhiên mâu thuẫn nảy sinh ở đây giữa một bên là những người nông dân, những người muốn giữ lấy cho mình những thành quả lao động của bản thân cũng như phản đối những can thiệp từ bên ngoài, và một bên là chính thể mới đang cố gắng chứng tỏ sức mạnh của mình trong hoàn cảnh lúc đó. Họ nhất quyết không thèm để ý đến việc hệ thống phân phối lương thực xã hội về mặt kinh tế diễn ra như thế nào mà chỉ muốn bắt quy phục bất cứ cái gì mà họ cho là ‘đang rơi vào tình trạng vô chính phủ’.

      Vào ngày 21 tháng 2 năm 1918, đối mặt với sự xâm lấn của quân Đức, sau khi đàm phán tại Brest Litovsk thất bại. Chính phủ mới tuyên bố nước Nga đang bị nguy hiểm. Lời kêu gọi chống quân xâm lược kèm theo lời kêu gọi về tổng khủng bố: ”Những tên gián điệp của kẻ thù, những tên phao tin đồn nhảm, những tên cứng đầu, bọn phiến loạn phản cách mạng, bọn gián điệp Đức sẽ bị bắn ngay lập tức mà không cần xét xử” (26). Lời kêu gọi này tương đương với việc đưa ra việc áp dụng luật thời chiến cho tất cả các vùng được coi là đang có chiến tranh. Cuối cùng thì hiệp định hoà bình cũng đạt được tại Brest Litovsk vào ngày 3 tháng 3 năm 1918. Việc áp dụng luật thời chiến kiểu trên rõ ràng không còn cơ sở pháp lý, về mặt luật pháp án xử tử hình chỉ chính thức được đưa vào luật vào ngày 18 tháng 6 năm 1918. Mặc dù vậy ngay từ tháng 2 năm 1918 Cheka đã thực hiện nhiều vụ hành quyết, thảm sát hàng loạt thậm chí cả ở những vùng không coi là có chiến tranh.

      Ngày 10 tháng 3 năm 1918 chính quyền mới rời Ptrograd để chuyển về Matxcova, lúc này đã trở thành thủ đô mới. Trụ sở Cheka được đặt gần điện Kremlin, trên đường Bolshaya Lubyanka. Đó là toà nhà trước đó từng là trụ sở của một công ty bảo hiểm. Kể từ đó Cheka và các hậu duệ của nó (duới một loạt các tên như GPU, OGPU, NKVD, MVD, và KGB) chiếm lĩnh toà nhà đó cho đến khi Liên Xô sụp đổ. Vào tháng 3 năm 1918 số lượng nhân viên Cheka làm việc tại tổng hành dinh chỉ là 600. Đến tháng 7 con số đó đã là 2000, không kể những người thuộc “lực lượng đặc biệt”. Để so sánh, tại thời điểm đó số lượng nhân viên làm việc tại hội sở chính của uỷ ban nội vụ nhân dân (tương đương bộ nội vụ), với trách nhiệm điều hành trực tiếp một lượng lớn các soviet địa phương trên toàn quốc, chỉ là 400.

      Chiến dịch lớn đầu tiên của Cheka diễn ra vào tối ngày 11 rạng ngày 12 tháng 4 năm 1918. Hơn 1000 nhân viên thuộc lực lượng đặc biệt của Cheka đã tiến hành tấn công và lục soát 20 cơ sở của những người theo phái vô chính phủ ở Matxcova. Sau vài giờ đọ súng quyết liệt, 520 người theo phái vô chính phủ bị bắt; 25 người bị bắn ngay lập tức như những ‘tên phỉ’, danh từ sau này thường được dùng để chỉ những người công nhân tham gia đình công, những người trốn các cuộc bắt lính của chính phủ mới, những nông dân cứng đầu chống lại việc trưng thu lương thực cuỡng bức của chính quyền. (27).

      Sau chiến công đầu tiên này, và một loạt các hoạt động tham gia “lập lại trật tự xã hội” tại Matxova và Petrograd, Dzerzhinsky viết một lá thư gửi Hội đồng hành pháp soviet trung ương yêu cầu tăng cường trang bị Cheka. Lá thư viết:”Tại thời điểm đặc biệt này, số lượng các chiến dịch của Cheka tăng lên với tốc độ chóng mặt, do có sự tăng cao các hoạt động phản cảnh mạng từ nhiều phía”.

      Cái “thời điểm đặc biệt” mà Dzerzhinsky đề cập tới trong lá thư chính là thời kỳ thiết lập nền chuyên chính độc tài về kinh tế và chính trị, tăng cường sự khủng bố đối với đông đảo quần chúng xã hội, khi càng ngày chính quyền Bolsevik càng nhận được sự thù nghịch từ phía quần chúng nhân dân. Từ khi lên nắm quyền tháng 10 năm 1917, những người Bolsevik chưa làm được gì để cải thiện cuộc sống của những người dân thường Nga hay đảm bảo những quyền tự do căn bản mà họ đã dần có được trong năm 1917. Trước khi lên nắm quyền họ là nhừng người được hy vọng rằng sẽ mang lại đất đai cho những người nông dân đang khát khao mong đợi, thì nay những người Bolsevik, lúc này được xem như những người cộng sản, lại muốn tước đoạt những thành quả lao động của những người nông dân. Những người nông dân Nga tự hỏi liệu đây có phải chính là những người Bolsevik, những người đã đem đến đất đai cho họ? hay đây là những người cộng sản, những người đang cầm tù họ và đang muốn lột đến cả cái manh áo rách trên lưng họ, những người nông dân Nga?
      Mùa xuân năm 1918 là một thời điểm quan trọng, mọi thứ vần chưa hoàn toàn như ý của chính quyền mới. Các soviet vẫn còn chưa bị ‘khoá mồm’ và bị biến thành một thứ công cụ thuần tuý của chính quyền; vẫn còn đó những diễn đàn làm nơi tranh luận chính trị thực sự giữa những người Bolsevik và những người theo phái xã hội ôn hoà. Báo chí đối lập mặc dù bị tấn công hàng ngày vẫn tiếp tục hiện diện trong xã hội. Đời sống chính trị sôi động với nhiều phái chính trị cùng cạnh tranh để giành sự ủng hộ của quần chúng. Thời ký này được đánh dấu bởi sự suy giảm các điều kiện sống nghiêm trọng cũng như sự sụp đổ của các quan hệ kinh tế giữa nông thôn và thị thành. Chính trong thời kỳ này, những người thuộc phái Cách mạng xã hội và những người Melsevik đã giành những thắng lợi chính trị đáng kể. Mặc dù có vô số các vụ hăm doạ, gian lận phiếu bầu trong cuộc bầu cử các xoviet mới từ phía chính quyền, họ vẫn giành thắng lợi tới 19 trên 30 tỉnh thành chính, những nơi mà quá trình bỏ phiếu bầu và công bố kết quả được thực hiện công khai. (29)

      Để đáp lại, chính quyền mới thực hiện tăng cường sự chuyên chính độc tài của nó trên cả mặt trận chính trị lẫn kinh tế. Sự suy sụp của hệ thống phân phối hàng hoá là hệ quả của sự sụp đổ của hệ thống giao thông liên lạc, đặc biệt là đường tầu hoả, và do những người nông dân đã mất hết động sản xuất vì sự thiếu hụt các sản phẩm sản xuất để trao đổi từ phía thành thị. Vấn đề cơ bản và quan trọng tại thời điểm đó là làm sao đảm bảo nguồn cung ứng lương thực cho quân đội và các thành phố, nơi tập trung quyền lực của quyền lực của những người vô sản. Nhưng người Bolsevik đứng trước hai sự lựa chọn: hoặc là buộc phải cho thiết lập lại kinh tế thị trường hoặc là phải thực hiện các chính sách cuỡng bức và ép buộc phía nông thôn. Và họ đã chọn cách thứ hai với niềm tin rằng cần phải tiến hành xa hơn nữa cuộc đấu tranh để phá bỏ hoàn toàn những trật tự và quan hệ xã hội cũ.

      Phát biểu trước hội đồng hành pháp xoviet trung ương vào ngày 29 tháng 4 năm 1918, Lenin đã đi thẳng vào vấn đề:”Tầng lớp tiểu tư sản, những kẻ có sở hữu chút đất đai, đã từng sát cánh bên những người vô sản chúng ta trong cuộc đấu tranh để lật đổ bọn tư sản và bọn đại địa chủ. Nhưng bây giờ mỗi bên một đường riêng. Những kẻ tiểu tư sản luôn luôn sợ hãi và không theo tổ chức và kỷ luật. Đã đến lúc chúng ta không thể nhận nhượng mà phải chống lại bọn chúng” (30). Chỉ vài ngày sau, uỷ viên nhân dân về lương thực (Trotsky) cũng phát biểu trước hội đồng này:”Tôi xin nói thẳng, chúng ta đang ở thời chiến, chỉ có cách dùng súng đạn chúng ta mới có thể lấy được lúa gạo mà chúng ta cần”. Trotsky nói tiếp:”Lựa chọn duy nhất của chúng ta là một cuộc nội chiến. Cuộc nội chiến ở đây chính là cuộc đấu tranh giành bánh mỳ... Nội chiến muôn năm!” (31)

      Một văn bản do Karl Radek, một trong những nhà lãnh đạo Bolsevik, soạn thảo đã cho thấy rõ chính sách của những người Bolsevik vào mùa xuân năm 1918, nhiều tháng trước khi nổ ra cuộc nội chiến vũ trang kéo dài đến hai năm giữa hồng quân và quân bạch vệ:

      “ Những người nông dân vừa mới nhận được đất phân phát từ phía chính quyền, nhiều người mới trở về quê hương tù chiến trường. Họ vẫn còn giữ lại súng đạn thời quân ngũ, và thái độ của họ đối với chính quyền có thể tóm tắt bằng câu hỏi:”ai cần đến cái chính quyền cơ chứ?”. Rõ ràng chính quyền chẳng có tý ý nghĩa gì với họ hết. Do đó nếu chúng ta đưa ra thuế lương thực, chắc chắn sẽ chẳng ăn thua, bởi bộ máy chính quyền ở nông thôn gần như không còn tồn tại. Những trật tự xã hội cũ đã không còn cho nên những người nông dân sẽ không chịu nộp cho chính quyền cái gì hết nếu không bị bắt buộc phải làm. Nhiệm vụ đầu năm 1918 của chúng ta rất đơn giản và rõ ràng chúng ta phải làm cho nông dân hiểu hai điều: Chính quyền có quyền lợi trên những sản phẩm mà họ làm ra và chính quyền chúng ta có đủ phương tiện để thực hiện cái quyền đó.” (32)

      Tháng năm và sáu năm 1918, chính quyền Bolsevik tiến hành hai bước đi mang tính quyết định. Chính chúng là ngòi nỗ cho một cuộc nội chiến, mà được biết đến bằng cái tên nỗi tiếng “cộng sản thời chiến”. Vào ngày 13 tháng 5 năm 1918 một sắc lệnh đuợc ban bố, trong đó trao cho uỷ ban nhân dân về lương thực một quyền hạn vô cùng lớn, cho phép nó tiến hành trưng thu mọi loại lương thực và thành lập cái mà có thể gọi là “đội quân lương thực”. Đến tháng bảy đã có gần 12 nghìn người tham dự vào các “đội trưng thu lương thực” kiểu này, và đến thời kỳ đỉnh điểm của nó vào năm 1920 con số đó là 24 nghìn, trong đó quá nửa là những công nhân thất nghiệp ở Petrograd, những người gia nhập do bị hấp dẫn bởi lời hứa rằng họ sẽ được nhận những khoản lương khiêm tốn và được chia xẻ một phần lương thực cưỡng bức trưng thu được. Bước đi quyết định thứ hai là sắc lệnh ngày 11 tháng 6 năm 1918, cho phép thành lập các hội đồng bần cố nông tại các vùng nông thôn, và ra lệnh cho các hội đồng này phải hợp tác chặt chẽ với các đội trưng thu lương thực tham gia cưỡng bức trưng thu bất cứ những nông phẩm dôi dư của những người nông dân khá giả hơn, đổi lại họ sẽ được chia một phần những nông sản được trưng thu đó. Những hội đồng bần cố nông này chỉ sau một thời gian ngắn đã thay thế các soviet ở các vùng nông thôn trở thành đại diện quyền lực cho chính quyền Bolsevik, bởi những người Bolsevik cho rằng các soviet nông thôn không đáng bị tin cậy do đã bị “ô nhiễm với tư tưởng của phái cách mạng xã hội”. Với nhiệm vụ chính yếu được đặt ra là tước đoạt thành quả lao động của người khác bằng bạo lực, và những động cơ thúc đẩy hành động (như là quyền lực, sự hận thù và ghen tỵ với những người giàu có hơn mình, và quyền chia xẻ chiến lợi phẩm), không khó để có thể hình dung ra bộ mặt của những đại diện đầu tiên của chính quyền Bolsevik ở nông thôn như thế nào. Andrea Graziosi đã nhận xét rất xác đáng:” Đối với những người này sự cống hiến không mệt mỏi vì sự nghiệp CM (tức là vì chính quyền), và khả năng hoạt động tích cực luôn đi kèm với lương tâm chính trị và xã hội gần như sạch trơn, một mong muốn tiến thân, một kiểu hành xử theo truyền thống như tàn bạo với kẻ dưới, nát rượu, thói gia đình trị....Cái mà chúng ta thấy ở đây là một ví dụ điển hình cho việc thâm nhập ‘linh hồn’ của cái cuộc cách mạng bình dân vào chính thể mới.” (33)

      Việc tổ chức các hội đồng bần cố nông này diễn ra tương đối chậm cho dù cũng có những thành công nhanh chóng bước đầu. Việc sử dụng đến thành phần bần cố nông, những người nghèo khổ nhất của tầng lớp nông dân cho thấy sự thiếu tin tưởng của những người Bolsevik đối với tầng lớp này. Bởi theo quan niệm Maxit đơn giản của họ tầng lớp này chia thành nhiều giai cấp mâu thuẫn nhau , trong khi đó thực sự đó là một khối thống nhất đặc biệt khi phải đối đầu với những ‘kẻ lạ mặt’ đến từ thành phố. Khi tiến hành phân phối lương thực trưng dụng được, cách thức tiến hành thường mang nặng tính bình quân chủ nghĩa và cụ bộ địa phương. Lương thực trưng thu ở làng nào thường được phân phối lại ngay tại làng đó và cào bằng chứ không phải theo nhu cầu của từng gia đình. Chính sách này gây bất bình rộng tãi trong tầng lớp nông dân tại nông thôn. Rất nhanh chóng sự bất bình này chuyển thành vô số các vụ rắc rối ở nhiều vùng của đất nước. Đối mặt với sự hung bạo của các đội trưng thu lương thực, những kẻ luôn được bảo vệ bởi các đơn vị Cheka, bắt đầu từ tháng 6 năm 1918, một phong trào đấu tranh vũ trang du kích đã được hình thành ở nông thôn. Riêng trong tháng 7 và tháng 8, đã có 110 cuộc nổi dậy của nông dân. Những người Bolsevik gán cho các cuộc nổi dậy này là “những cuộc nổi loạn của bọn phú nông” , từ họ thường dùng để chỉ tất cả những cuộc nổi dậy của nông dân từ mọi tầng lớp chống lại chính sách trưng thu lương thực cưỡng bức trong các vùng những người Bolsevik nắm quyền kiểm soát. Thế là chỉ trong vài tuần lễ lòng tin của nông dân vào chính quyền Bolsevik được gây nên khi họ không chống lại cuộc đấu tranh giành ruộng đất của nông dân vào năm 1917 đã nhanh chóng lụi tàn. Trong hơn ba năm sau đó, chính sách cưỡng bức trưng thu lương thực của chính quyền Bolsevik đã gây nên hàng ngàn vụ phản kháng và nổi dậy chống lại ở nông thôn, những vụ này biến thành những cuộc chiến của những người nông dân để bảo vệ thành quả lao động của mình trước chính quyền nhưng cuối cùng đều bị trấn áp thẳng tay bằng bạo lực.

      Hệ quả chính trị của việc tăng cường chuyên chính trong mùa xuân năm 1918 là việc đóng cửa hoàn toàn những tờ báo phi Bolsevik, buộc giải tán những soviet không phải Bolsevik, cầm tù những nhà lãnh đạo đối lập, và đàn áp dã man những cuộc đình công hay biểu tình. Vào tháng 5 và 6 năm 1918, 205 tờ báo thuộc các phe xã hội đối lập bị đóng cửa. Phần lớn các Soviet gồm phần lớn những người Melsevik và cách mạng xã hội ở Kaluga, Tver, Yaroslavl, Ryazan, Kostroma, Kazan, Saratov, Penza, Tambov, Voronezh, Orel, và Vologda đều bị giải tán bằng bạo lực. (34) Khắp mọi nơi điều tương tự đều xảy ra: chỉ vài ngày sau khi đảng đối lập chiến thắng qua bầu cử và dẫn đến sự thành lập các soviet địa phương mới là những người Bolsevik lại dùng lực lượng vũ trang, thường là các biệt đội của Cheka, tuyên bố tình trạng thời chiến và tiến hành bắt giữ những nhà lãnh đạo đối lập trong các soviet vừa thằng cử.

      Dzerzhinsky, người liên tục cử các tay chân của mình về các vùng mà các đảng đối lập thắng cử, tất nhiên không do dự trong việc ủng hộ việc dùng bạo lực. Điều này có thể thấy rõ qua chỉ thị ngày 31 tháng 5 năm 1918 cho A.V. Eiduk, người đến Tver với tư cách là đại diện toàn quyền của Dzerzhinsky:

      “ Công nhân do bị bọn Melsevic, bọn cách mạng xã hội, và những tên phản cách mạng khốn kiếp xúi dục đã tiến hành đình công hàng loạt. Họ kêu gọi và ủng hộ một chính quyền gồm nhiều đảng phái xã hội. Hãy dựng lên những bảng thông báo khổng lồ ở các thị trấn, làng mạc thông báo rằng Cheka sẽ xử tử tại chỗ ngay lập tức những tên phỉ, trộm cướp, những kẻ tung tin đồn nhảm, những tên phản cách mạng nếu thấy chúng đang âm mưu chống lại chính quyền soviet. Đánh thuế thật nặng bọn tư sản sống ở các thành phố và thị trấn, lập danh sách bọn chúng, cái này rất hữu dụng khi có chuyện. Đồng chí có hỏi tôi làm thế nào để thành lập các đơn vị Cheka tại địa phương. Câu trả lời của tôi là: hãy tập hợp những người kiên định nhất, những người hiểu được rằng cách thức bắt một con người câm miệng nhanh nhất là cho một viên đạn vào đầu anh ta. Kinh nghiệm đã chỉ cho tôi thấy là chỉ cần một lực lượng nhỏ những người như vậy là có thể thay đổi được tình hình.” (35)

      Việc giải tán các Soviet mà những người Melsevik và Các mạng xã hội đang nắm quyền lãnh đạo, đã gây nên sự bất bình và các cuộc đình công, biểu tình chống đối của các tầng lớp nhân dân lao động ở các thành phố và thị trấn công nghiệp. Thêm vào đó tình trạng thiếu hụt lương thực ngày cảng trở nên trầm trọng. Tại Kolpino, gần Petrograd, lãnh đạo Cheka đã ra lệnh cho các nhân viên của mình nổ súng vào đoàn biểu tình tuyệt thực của công nhân, những người mà khẩu phần lương thực chỉ còn có 2 lạng Anh một ngày. Mười người bị giết chết. Trong cùng ngày tại nhà máy Berezovsky gần Ekaterinburg, các đơn vị Hồng Vệ Binh đã bắn chết 15 người trong nỗ lực nhằm giải tán cuộc biểu tình để phản đối những uỷ viên Bolsevik về tội tham ô những tài sản giá trị của thành phố cũng như khoản thuế 150 rub mà họ áp đặt lên giới tư sản tại địa phương. Ngày hôm sau, chính quyền địa phương tuyên bố lệnh giới nghiêm và 14 người đã bị hành hình ngaylập tức bởi Cheka. Chi tiết về vụ việc này đã không được báo cáo về hội sở Cheka ở Maxcova. (36)

      Trong nửa cuối tháng năm và tháng sáu năm 1918, một loạt các cuộc biểu tình của các tầng lớp nhân dân lao động diễn ra ở Sormovo, Yaroslavl, Tula cũng như tại các thành phố công nghiệp như Uralsk, Nizhni-Tagil, Beloretsk, Zlatoust, và Ekaterinburg đều bị dìm trong bể máu. Sự tham dự nhiệt tình và mang tính quyết định của các đơn vị Cheka địa phương đã khiến cho các tầng lớp lao động gọi nó là “Bọn tân Okhrana” (Okhrana là lực lượng cảnh sát mật của Sa Hoàng -ND), “bọn tay chân của những uỷ viên ‘quý tộc mới’ (commissarocracy)“ . (37)

      Từ ngày 8 đến 11 tháng 6 năm 1918, Dzerzhinsky chủ trì đại hội lần thứ nhất của Cheka. Tham dự gồm có 100 đoàn đại biểu từ 43 đơn vị địa phương với tổng quân số tại lúc đó là 12 nghìn người. Đến cuối năm 1918 con số này là 40 nghìn người và đến đầu năm 1921 tăng lên thành 280 nghìn người. Tới lúc này ngay cả một số người Bolsevik cũng cho rằng Cheka ngày càng lộng quyền và đứng trên các soviet thậm chí đứng trên cả đảng. Đại hội tuyên bố “lực lượng Cheka sẽ đảm nhận hoàn toàn trách nhiệm hàng đầu trong cuộc đấu tranh chống phản cách mạng và là lực lượng giúp tăng cường hiệu lực quản lý của chính quyền trên khắp nước Nga soviet”. Vai trò của Chaka trong tuyên bố của hội nghị này cho thấy lĩnh vực hoạt động của lực lượng cảnh sát chính trị này vô cùng rộng. Noi theo cấu trúc và cách thức tổ chức của tổng hành dinh tại Lubyanka, các đơn vị Cheka ở các tỉnh được tổ chức như sau:

      1. Ban thông tin: gồm các nhân viên chuyên thu thập thông tin về: hồng quân, những người theo phái vô chính phủ, các học viên sĩ quan quân sự, những người cách mạng xã hội cánh hữu và những người Melsevik, những người theo phái bảo hoàng, tầng lớp tư sản và tôn giáo, các hội đồng công nhân và công đoàn, những người ngoại quốc. Mỗi nhân viên chịu trách nhiệm lập ra danh sách những kẻ tình nghi thuộc nhóm người mà anh ta đảm trách việc theo dõi.
      2. Ban đấu tranh chống phản cách mạng. Đối tượng theo dõi: hồng quân, những người theo phái vô chính phủ, các học viên sĩ quan quân sự, những người cách mạng xã hội cánh hữu và những người Melsevik, những người làm việc cho các công đoàn, những người thuộc các dân tộc thiểu số, những người ngoại quốc, những kẻ nghiện rượu, dân do thái, báo chí xuất bản.
      3. Ban chống tuyên truyền nhảm và lạm dụng quyền lực.
      4. Ban giao thông, truyền thông, và cảng.
      5. Ban hành động, bao gồm các biệt đội hành động đặc biệt Cheka. (38)

      Hai ngày sau đại hội Cheka toàn Nga, chính phủ Bolsevik chính thức dùng trở lại án tử hình mà trước đó đã bị huỷ bỏ sau cuộc cách mạng tháng 2 năm 1917. Mặc dù dưới thời Karensky, án tử hình cũng được dùng trở lại vào tháng 7 năm 1917 những chủ yếu chỉ được mạng ra sử dụng tại mặt trận trong các toà án quân sự. Một trong những chính sách ban hành tại hội nghĩ toàn quốc lần thứ hai ngày 26 tháng 10 (8 tháng 11) các soviet là huỷ bỏ án phạt xử tử hình đã gặp phải sự phản ứng hết sức giận dữ từ Lenin:”Đó là một sai lầm, một sự yếu đuối không thể tha thứ, một thứ nhân đạo ảo tưởng vớ vẩn!” (39). Lenin và Derzhinsky đã nhiều lần tìm cách cho dùng lại chính thức án tử hình mặc dù trong thực tế nó vẫn thường xuyên được Cheka sử dụng khi cần thiết mà không sợ bị “pháp luật săm soi”, bởi Cheka luôn hoạt động bên ngoài luật pháp. án tử hình chính thực đầu tiên được toà án cách mạng tuyên vào ngày 21 tháng 6 năm 1918 và đô đốc A. Shchastnyi là ‘tên phản cách mạng’ bị bắn thông qua ‘xét xử của toà án’ đầu tiên.

      Ngày 20 tháng 6 năm 1918 xảy ra một sự kiện, V.Volodarsky, lãnh đạo Bolsevik ở Petrograd bị một người thuộc phái cách mạng xã hội bắn chết. Sự kiện này diễn ra trong lúc bầu không khí chính trị ở cựu đô đang hết sức căng thẳng. Trong những tuần trước đó mối quan hệ giữa những người bolsevik và tầng lớp công nhân trở nên rất tệ hại, chỉ trong tháng năm và tháng 6, lực lượng Cheka tại Petrograd đã ghi nhận bảy mươi vụ việc như đình công, biểu tình phản đối chính quyền Bolsevik, đáng chú ý là những cuộc biểu tình, bãi công này này do những người đã từng nhiệt tình ủng hộ những người Bolsevik trước và trong cục cách mạng tháng 10 năm 1917 lãnh đạo và tổ chức. Chính quyền phản ứng bằng cách khoá cửa không cho các công nhân vào các nhà máy của nhà nước. Biện pháp này ngày càng trở nên thông dụng trong nhiều tháng sau đó nhằm bẻ gẫy sự phản kháng của công nhân. Vụ ám sát Volodarsky kéo theo một làn sóng bắt bớ lớn chưa từng có trong tầng lớp công nhân lao động tại Petrograd. Hội đồng đại diện công nhân, lực lương do những người Melsevik tổ chức và lãnh đạo và lúc đó là lực lượng đối lập duy nhất tại Petrograd, bị giải tán. Chỉ trong hai ngày hơn 800 lãnh đạo của nó bị bắt. Đáp lại làn sóng bắt bớ và khủng bố này, công nhân đã tổ chức tổng đình công vào ngày 21 tháng 7 năm 1918. (40)

      Từ Matxcova Lenin gửi thư cho Grigori Zinoviev, lúc đó đang là lãnh đạo chi bộ đảng Bolsevik ở Petrograd. Bức thư cho thấy rõ quan niệm của Lenin về sự khủng bố và ảo tưởng chính trị của ông. Thực sự nó cho thấy Lenin đã sai lầm khủng khiếp khi cho rằng những người công nhân tại Petrograd đang biểu tình và đình công để chống lại việc ám sát Volodarsky:

      “ Đồng chí Zinoviev thân mến! chúng tôi vừa nhận được tìn rằng công nhân ở Petrograd muốn tiến hành khủng bố bạo lực để phản đối vụ ám sát đồng chí Volodarsky. Vậy mà chi bộ đồng chí lại ngăn cản họ (không phải là cá nhân đồng chí mà là một số người trong chi bộ). Tôi cực lực phản đối quyết định sai lầm này. Chúng ta đã từng thống nhất là chúng ta cần kêu gọi khủng bố và bạo lực cách mạng quần chúng và điều này đã được các soviet thông qua, ấy vậy mà khi đến lúc quần chúng muốn hành động thì tại sao ta lại ngăn cản những phản ưng tự nhiên của họ? Không thể như thế được. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải khuyến khích và sử dụng sức mạnh của bạo lực cách mạng quần chúng để chống lại bọn phản cách mạng, đặc biệt là ở Petrograd, nơi có thể tạo tấm gương tốt mang tính quyết định cho các chỗ khác trên đất nước. Thân ái. Lenin” (41)

      __________

      Danh mục tài liệu tham khảo của chương 2

      1. Cho đến tận ngày 1 tháng 2 năm 1918 Nga vẫn sử dụng lịch Julieng, 13 ngày chậm hơn so với dương lịch. Vì vậy nếu ở Nga là ngày 25 tháng 10 thì ở các nước khác ở châu Âu là 7 tháng 11 năm 1917.
      2. A.Z. Okorokov, Oktyabr’ i krakh russkoi burzhuaznoi pressy (Tháng 10 và quá trình phá huỷ hệ thống báo chí tư sản) (Maxcova: Mysl’, 1971); Vladimir N. Brovkin, Những người Bolsevik sau cách mạng tháng 10: đối lập chính trị và sự lên ngôi của nền chuyên chính Bolsevik (Ithaca: Cornell University Press, 1987).
      3. G.A. Belov, Iz istorii Vserossiiskoi Chrezvychainoi Komissii, 1917-1921: Sbornik dokumentov ( Từ lịch sử các hội đồng đặc biệt toàn Nga 1917-1921: tuyển tập tài liệu) (Maxcova Gos. izd-vo iurid. lit-ry, 1958), trang. 66; George Leggett, Cheka: lực lượng cảnh sát mật của Lenin (NewYork: Oxford University Press, 1981), trang 13-15.
      4. Belov, Iz istorii VChK, trang 54-55.
      5. Ibid trang 67.
      6. D.I. Kurskii, Izbannye stat’i rechi (Tyển tập các bài viết và phát biểu của D.I. Kurskii) (Maxcova Gos. izd-vo iurid. lit-ry, 1958), trang 67.
      7. E.A. Finn,”Antisovetskaya pechat’ na skam’e podsudimykh” (Báo chí chống soviêt trước vành móng ngựa), Sovetskoe gosudarstvo i pravo, no. 2 (1967), trang 71-72.
      8. S.A. Pavlyuchenkov, Krestyanskii Brest (Maxcova: Russkoe knigoizd. tov., 1996), trang 25-26.
      9. Leggett, The Cheka, trang 7.
      10. S.A. Bonch-Bruevich, Na boevykh postakh fevralskoi i oktyabrskoi revolyutsii (Đứng trong vị trí chiến đấu của các cuộc cách mạng tháng 2 và tháng 100 (Maxcova: “Federatsiia”, 1930), trang 131.
      11. Ibid, trang 197.
      12. Leggett, The Cheka, trang 16.
      13. Lenin i VChK: Sbornik dokumentov 1917-1922 (Lenin và lực lượng Cheka: tuyển tập tài liệu, 1917-1922) (Maxcova Politizlat, 1975) trang 36-37; Toàn bộ văn bản nằm trong tàng thư quốc gia Liên Bang Nga, Matxcova (GARF), 130/2/134/2627.
      14. Delo naroda, 3 tháng 12 năm 1917.
      15. V.I. Lenin, Polnoe sobranie sochinenii (Lênin toàn tập) (Matxcova: Gos. izd-vo polit. lit-ry, 1958-1966), 35: 311.
      16. GARF, “Prague Archives”, file 1-195. Xem các hồ sơ 1,2, và 27.
      17. Trích từ Orlando Figes, Bi kịch của nhân dân: cuộc cách mạng Nga, 1891-1924 (London: Jonathan Cape, 1996), trang 379.
      18. “Polozhenie o ChK na mestakh” (Tình trạng của Cheka tại các địa phương), 11 tháng 6 năm 1918, B.I. Nikolaevsky Archives, Hoover Institution, Standford, Calif.
      19. Leggett, The Cheka, trang 29-40.
      20. M.I. Latsis, Dva goda borby na vnutrennom fronte (Hai năm tranh đấu trên mặt trận trong nước) (Maxcova: Gos. izd-vo, 1920), trang 6.
      21. Isaac Steinberg, Trong phân xưởng cách mạng (New York: Rinehart, 1953), trang 153.
      22. Leonard Schapiro, Nguồn gốc của chuyên quyền cộng sản: đối lập chính trị tại Liên Xô, giai đoạn thứ nhất, 1917-1922 (London: London School of Economic and Political Science, 1955), trang 84-86; Brovkin, Những người Melsevik sau cách mạng tháng 10, trang 46-47 và trang 59-63.
      23. E. Berard, “Pourquoi les bolcheviks ont-ils quitté Petrograd?”, Cahiers du monde russe et soviétique, 34 (tháng 10-12 1993), trang 507-528.
      24. Lenin, Polnoe sobranie sochinenii, 35:311.
      25. Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn các tư liệu lịch sử Nga, Maxcova (RTsKhIDNI), 158\1\1\10; Pavlyuchenko, Krestyanskii Brest, trang 29.
      26. Dekrety sovetskoi vasti (các sắc lệnh của chính quyền soviet) (Maxcova: Gos. izd-vo polit. lit-ry, 1957-), 1:490-491.
      27. P.G. Sofinov, Ocherki Istorii vserossiiskoi chrezvychainoi komissii (Tóm lược lịch sử các hội đồng đặc biệt toàn Nga) (Maxcova: Gos. izd-vo polit. lit-ry, 1960), trang 43-44, Leggett, The Cheka, trang 35.
      28. Belov, Iz istorii VChK, trang 112-113.
      29. Brovkin, The Meshevik after October, trang 159.
      30. Lenin, Polnoe sobranie sochinenii, 36-265.
      31. Protocoly zasedanii VSIK 4-sozyva, Stenograficheskii otchet. (Maxcova,1918), trang 250, 389.
      32. Karl Radek, “Puti russkoi revoyiutsii (Con đường cách mạng Nga), Krasnaya, số 4 (tháng 11 năm 1921), trang 188.
      33. Andrea Graziosi, Cuộc chiến nông dân vĩ đại ở Liên Xô: Những người Bolsevik và nông dânm 1917-1933 (Cambridge, Mass: Harvard University, Ukrainnian Research Institute, 1996), trang 18.
      34. Brovkin, The Menscheviks after October, trang 220-225.
      35. RTsKhIDNI, 17\6\384\97-98.
      36. Novaya zhin’, 1 tháng 6 năm 1918, trang 4.
      37. N. Bernstam, Ural i Prikamie, noyabr’ 1917-yanvar’ 1919 (các vùng Ural và Kama, tháng 11 năm 1917 – tháng 2 năm 1919) (Paris: YMCA Press, 1982).
      38. “Instruktsii-Chrezvychainym Komissiyam” (Hướng dẫn hành động cho các lực lượng Cheka địa phương), 1 tháng 12 năm 1918, Nikolaevsky Archives, Hoover Institution, trích từ Leggett, The Cheka, trang 39-40.
      39. L. Trotsky, O Lenine (Về Lenin) (Maxcova 1924) trang 101.
      40. Novaya zhizn’, 16,26,27,28 tháng 6 năm 1918; Brovkin, The Menschevik after October, trang 243-249; S. Rosenberg, “Tầng lớp lao động Nga và quyền lực Bolsevik”, Slavic Review 44 (1985), trang 233.
      41. Lenin, Polnoe sobranie sochinenii, 50:106.


      #3
        lyenson 26.05.2008 18:21:20 (permalink)
        Chương 3: Khủng bố đỏ
        (The red terror)

        Vào ngày 3 tháng 8 năm 1918, Karl Helfferich đại sứ của Đức tại Mascova trong lá thư gửi chính phủ của mình viết:”Những người Bolsevik công khai thừa nhận rằng sự tồn tại của họ chỉ còn được tính bằng ngày. Một nỗi sợ hãi và lo lắng thực sự đang bao trùm Maxcova....những tin đồn điên rồ rất không thể tưởng tượng nổi đang lan rộng về những kẻ gọi là “phản quốc” đang lẩn khuất trong thành phố”.

        Có lẽ thời điểm năm 1918 là thời điểm mà những người Bolsevik cảm thấy sự đe doạ cho sự tồn tại của họ nhất. Lãnh thổ họ thực sự kiểm soát được bị co lại chỉ nhỉnh hơn diện tích của tỉnh Muscovy cũ một chút. Họ đang phải đối mặt với sự đe doạ từ ba phía. Thứ nhất là từ vùng sông Đông, nơi chiếm giữ bởi các lực lượng quân Cossack dưới quyền chỉ huy của Ataman Krasnov và quân bạch vệ của tướng Denikin; thứ hai là từ vùng Ukraina đang nằm trong tay quân đức và lực lượng Rada, chính quyền quốc gia Ukraina; thứ ba là dọc con đường sắt xuyên Siberi. Nhiều thành phố lớn dọc tuyến đường sắt này đã rơi vào tay lực lượng Czech Legion, với sự hỗ trợ của chính quyền thuộc phái cách mạng xã hội ở Samara.

        Trong những vùng có sự kiểm soát của những người Bolsevik, chỉ riêng trong mùa hè năm 1918, có gần 140 cuộc nổi dậy có quy mô. Phần lớn những cuộc nổi dậy này là của những người nông dân với mục đích chống lại việc cưỡng bức trưng thu lương thực của chính quyền Bolsevik được thực hiện một cách tàn bạo bởi các “đội quân lương thực” của chính quyền. Có cả những cuộc nổi dậy để phản đối sự giới hạn thương mại và trao đổi hàng hoá do chính quyền áp đặt, và nổi dậy chống chính sách bắt lính của Hồng Quân (1). Thông thường hình thức nổi dậy diễn ra theo kịch bản là những người nông dân giận dữ tập hợp thành những đám đông lớn kéo đến những thành phố, thị trấn gần nhất, bao vây các trụ trở soviet và đôi khi đốt các trụ sở này. Những cuộc nổi dậy chống đối này thường kéo theo bạo lực. Những dân quân địa phương hay những biệt đội của Cheka sẽ có mặt và nổ súng vào đám người biểu tình phản đối. Đối mặt với sự chống đối ngày càng diễn ra thường xuyên này, những người lãnh đạo Bolsevik nhìn nhận chúng như là một âm mưu và các hoạt động phản cách mạng rộng lớn đang hướng tới họ. Họ xem tất cả những người nông dân đó như là “bọn Kulak (phú nông) đang cải trang dưới dạng bọn Bạch vệ để chống đối”.

        Ngày 9 tháng 8 năm 1918, Lenin đánh một bức điện tín cho chủ tịch hội đồng điều hành soviet Nizhni Novgorod để trả lời cho những báo cáo từ đó về những cuộc nổi dậy chống chính sách cưỡng bức trưng thu lương thực của nông dân:”Đồng chí phải nhanh chóng thành lập nhóm lãnh đạo toàn quyền ba người (đồng chí, đồng chí Markin, và một người khác) và ngay lập tức dùng khủng bố hàng loạt, bắn và lưu đầy ngay lập tức vài trăm con điếm, những kẻ đang làm cho quân lính trở nên nát rượu, những tên sĩ quan và viên chức xã hội cũ, v...v...Hành hình ngay lập tức những kẻ nào cất dấu vũ khí. Tiến hành lưu đầy toàn bộ bọn Melsevik và những phần tử tình nghi” (2). Ngày hôm sau Lenin gửi một bức điện tín tương tự đến hội đồng điều hành soviet Penza:

        “ Các đồng chí thân mến, cuộc nổi dậy của bọn Kulak ở năm huyện phải bị nghiền nát không thương tiếc. Vì lợi ích của cách mạng chúng ta phải hành động, cuộc chiến cuối cùng chống lại bọn Kulak đã bắt đầu. Các đồng chí phải tiêu diệt chúng để làm gương cho dân chúng. (1) Treo cổ (tôi nói treo cổ nơi công cộng để mọi người dân đều thấy) ít nhất 100 tên kulak, những tên nhà giầu khốn nạn, những tên hút máu dân lành. (2) Nêu tên chúng lên giữa nơi công cộng. (3) Tịch thu hết lương thực của chúng. (4) Báo cáo cho tôi những con tin, những kẻ mà các đồng chí đã ‘xử lý’ đối với mỗi chỉ thị của tôi trong bức điện tín ngày hôm qua. Hãy làm thế nào để dân chúng trong vòng 4 dặm có thể thấy tất cả và phải hiểu, phải run sợ. Nói với họ là chúng ta đang giết những tên Kulak khát máu và chúng ta sẽ còn làm như vậy. Lập tức trả lời bức điện tín này để tôi được rõ là các đồng chí đã nhận được và đã thi hành các chỉ thị trên. Thân ái, Lênin.
        P/S: Tìm những đồng chí sắt đá hơn để thi hành.” (3)

        Sự thật, thông qua tìm hiểu các tài liệu về các bản báo cáo của Cheka về các cuộc nổi dậy mùa hè năm 1918 cho thấy những cuộc nổi dậy có tính toán và kế hoạch trước là ở Yaroslav, Rybinsk, và Murom. Những cuộc nổi dậy ở đó được tổ chức bởi “Uỷ ban đoàn kết bảo vệ đất mẹ”, đứng đầu là Boris Savinkov, một người thuộc đảng cách mạng xã hội; hoặc tổ chức bởi những người công nhân trong nhà máy sản xuất vũ khí ở Evsk, hay do sự kích động của những người Melsevik hoặc cách mạng xã hội tại các địa phương tương ứng. Còn lại phần lớn các cuộc nổi dậy là tự phát, nó là hệ quả của việc cưỡng bức trưng thu lương thực và bắt lính của chính quyền Bolsevik đối vơí những người nông dân. Tuyệt đại đa số các cuộc nổi dậy này đều rất nhanh chóng bị dìm trong bể máu bởi các đơn vị Cheka hay Hồng Quân. Chỉ có cuộc nổi dậy ở Yaroslav, nơi các đơn vị vũ trang của Savinkov thắng thế so với lực lượng Bolsevik địa phương, là có thể tồn tại được vài tuần. Ngay sau khi thành phố rơi lại vào tay của những người Bolsevik, Dzerzhinsky đã gửi ngay một “hội đồng điều tra đặc biệt” tới Yaroslav. Và chỉ trong năm ngày từ 24 đến 28 tháng 7 năm 1918, hội đồng này đã hành quyết 428 người (4).

        Trong tháng 8 năm 1918, trước khi giai đoạn “khủng bố đỏ” chính thức bắt đầu (ngày 3 tháng 9), những người lãnh đạo Bolsevik, đặc biệt là Lenin và Dzerzhinsky đã gửi một số lượng khổng lồ các bức điện tín cho các lãnh đạo đảng và Cheka tại địa phương, chỉ thị cho họ phải tiến hành các phương pháp “phòng ngừa” nhằm ngăn chặn các cuộc nổi dậy có thể xảy ra. Một trong những biện pháp đó như Dzerzhinsky giải thích:”biện pháp hiệu quả nhất là cầm tù, bắt giữ làm con tin bọn tư sản, dựa trên danh sách mà đồng chí đã lập ra để đánh thuế nặng lên đầu bọn chúng ... bắt và tống giam tất cả con tin và những phần tử tình nghi vào các trại tập trung.” (5) Vào ngày 8 tháng 8, Lenin ra lệnh cho Tsyurupa, lúc này là uỷ viên nhân dân về lương thực, khởi thảo một sắc lệnh mà trong đó ”Trong tất cả các vùng có sản xuất ra ngũ cốc, hãy bắt làm con tin 25 người từ những gia đình khá giả nhất. Mạng sống của họ sẽ tuỳ thuộc vào việc trưng thu lương thực tại vùng đó có hoàn thành theo kế hoạch đề ra hay không!”. Tsyurupa lại một lần nữa lờ đi mệnh lệnh trên của Lenin, với lý do là việc tổ chức bắt giữ con tin sẽ rất khó khăn. Lenin liền gửi ngay một chỉ thị thứ hai và ghi rõ hơn:” Tôi không nói là chúng ta buộc phải bắt thật các con tin mà là nêu tên chúng lên công khai tại các vùng đó. Mục đích là bọn nhà giầu, ngoài việc tự bản thân chúng phải đóng góp lương thực, thì cũng phải lấy mạng sống ra để đảm bảo cho mọi người dân trong vùng hiểu và hoàn thành kế hoạch trưng thu lương thực tại địa phương”. (6)

        Ngoài việc thiết lập hệ thống bắt giữ con tin, những nhà lãnh đạo Bolsevik đã thực thi trong màu hè năm 1918 một công cụ đàn áp lần đầu tiên xuất hiện ở nước Nga trong chiến tranh đó là: trại tập trung. Ngày 9 tháng 8 năm 1918, Lenin gửi một bức điện tín đến hội đồng điều hành soviet tại Penza chỉ thị cho họ tiến hành giam giữ “tất cả bọn Kulak, cha cố đạo, bạch vệ, và những phần tử khả nghi khác vào các trại tập trung”. (7)

        Chỉ vài ngày trước đó, chính Derzhinsky và Trotsky cũng kêu gọi giam giữ các con tin vào các trại tập trung. Các trại tập trung này có tác dụng như các trại tạm giam mà trong đó các biện pháp quản lý và đôí xử với tù nhân không phụ thuộc gì vào luật pháp, những phần tử “khả nghi” bị nhốt ở đây. Cũng giống như các nước khác trong cuộc chiến, tại thời điểm đó đã có vô số các trại giam giành cho tù binh chiến tranh tồn tại trên nước Nga.

        Những “phần tử tình nghi” quan trọng nhất và bị bắt đầu tiên là những nhà lãnh đạo của các đảng phái chính trị đối lập (lúc này vẫn còn tự do). Ngày 15 tháng 8 năm 1918, Lenin và Dzerzhinsky cùng ký vào lệnh bắt giam Yuri Martov, Fedor Dan, Aleksandr Potresov, và Mikhail Goldman, những nhà lãnh đạo hàng đầu của đảng Melsevik, đảng mà lúc này báo chí của họ đã bị đóng cửa, những đại diện c ủa họ trong các soviet đã bị khai trừ.

        Những người lãnh đạo Bolsevik lúc này không còn phân biệt những đối thủ nữa. Đối với họ tất cả là một và điều này đuợc họ giải thích là cuộc nội chiến có luật lệ riêng của nó. Như Martin Latsis, cánh tay phải của Dzerzhinsky, viết trên tờ Inzvestiya ngày 23 tháng 8 năm 1918 “Nội chiến có luật bất thành văn!”:

        “Cuộc chiến của bọn tư bản có luật lệ thành văn, nhưng cuộc nội chiến của chúng ta có luật lệ riêng của nó....Chúng ta không những tiêu diệt ngay lập tức bất kể sự kháng cự nào của kẻ thù mà còn chứng minh cho mọi người thấy rằng bất cứ kẻ nào dám chống lại cuộc chiến giai cấp sẽ phải chết dưới lưỡi gươm này. Chính những thứ luật lệ của bọn tư sản là nguyên nhân dẫn đến cuộc nội chiến mà trong đó chúng dùng để đàn áp những người vô sản chúng ta.... Chúng ta vẫn còn chưa loại bỏ được những thứ luật lệ tư sản này một cách hoàn toàn. Nhân dân của chúng ta đang bị chúng giết một lúc cả trăm ngàn, vậy mà chúng ta chỉ có thể tiêu diệt chúng từng tên một chỉ vì pahỉ đợi những bàn luận, tranh cãi dài dòng và vô bổ tại những phiên toà ở toà án. Trong một cuộc nội chiến, sẽ không có toà án cho kẻ thù. Chỉ có chiến đấu tới cùng với chúng. Nếu chúng ta không giết chúng, chúng sẽ giết ta. Vì vậy hãy giết, nếu không muốn bị giết”. (9)

        Hai vụ ám sát liên tiếp, một nhằm vào M.S. Uritsky, chỉ huy Cheka tại Petrograd và một nhằm vào Lenin càng làm củng cố thêm niềm tin của những nhà lãnh đạo Bolsevik rằng đang có một âm mưu rộng lớn chống lại họ. Trên thực tế hai vụ việc trên không hề có sự liên quan với nhau. Vụ thứ nhất được thực hiện bởi sinh viên trẻ tuổi, người muốn trả thù cho cái chết của một người bạn từng là sĩ quan Sa Hoàng bị lực lượng Cheka Petrograd giết hại. Vụ thứ hai thì thủ phạm, trong thời gian dài, được cho là Fanny Kaplan, một người thuộc phái xã hội dân chủ, có tìm hiểu các lý thuyết của phái vô chính phủ và cách mạng dân tộc. Bà bị bắt ngay lập tức và bị bắn ba ngày sau đó mà không qua xét xử nào hết. Tuy nhiên hiện nay dường như vụ việc được cho là một phần trong một âm mưu rộng hơn chống lại Lenin, người đã thoát chết khỏi vụ ám sát trên, từ chính Cheka (10). chính quyền Bolsevik rất nhanh chóng gán ngay những vụ việc trên là âm mưu của “bọn cách mạng xã hội cánh hữu, bọn tay sai của đế quốc Pháp và Anh”. Ngay lập tức hôm sau tất cả báo chí của chính quyền kêu gọi cho sự khủng bố. Ví dụ một bài báo trên tờ Pravada (sự thật) ngày 31 tháng 8: ”Các bạn công nhân, thời điểm quyết định đã đến hãy nghiền nát bọn tư sản hay bị chúng nghiền nát. Bọn tư sản thối tha cần phải được quét sạch khỏi tất cả các thành phố và thị trấn. Hồ sơ về chúng phải được lưu trữ. Những tên nào có thể gây nguy hiểm cho cách mạng phải biết hành hình ngay lập tức... bài ca của giai cấp lao động chúng ta sẽ là bài ca của sự căm thù và trả hận”.

        Cũng trong cùng ngày Dezerzhinsky và cộng sự của mình là Jan Peters soạn thảo “lời kêu gọi đối với các tầng lớp lao động” với một giọng điệu tương tự:” Các tầng lớp nhân dân lao động chúng ta cần phải chặt đứt cái đầu con rắn Hydra (con rắn nhiều đầu, chặt đầu này mọc đầu khác trong huyền thoại Hy lạp – ND) của bọn phản cách mạng bằng bạo lực khủng bố của quần chúng! Chúng ta cần phải cho các kẻ thù của nhân dân lao động thấy rằng bất cứ kẻ nào tàng trữ vũ khí một cách trái phép sẽ bị xử tử ngay lập tức, bất cứ kẻ nào dám phao một chút tin đồn nhảm gì chính quyền Soviet sẽ bị tống vào trại tập trung”. Bản kêu gọi trên được đăng tải trên tờ Investiya (tin tức) ngày 3 tháng 9. Ngày hôm sau, các chỉ thị được gửi bởi N. Petrovsky, uỷ viên nội vụ nhân dân (bộ trưởng bộ nội vụ), tới các Soviet. Petrovsky phàn nàn rằng mặc dù có vô vàn các cuộc “đàn áp” của kẻ thù thực hiện đối với các tầng lớp lao động, “khủng bố đỏ” đã diễn ra quá chậm:

        “Đã đến lúc phải gạt bỏ hết những yếu đuối và uỷ mị. Tất cả bọn cách mạng xã hội cánh hữu phải bị bắt ngay lập tức. Bọn sĩ quan Sa Hoàng và Tư sản phải bị bắt làm con tin. Bất cứ sự chống đối nào dù nhỏ nhất phải được đáp lại bằng việc hành hình cả loạt. Các hội đồng hành pháp Soviet tỉnh phải tiên phong đi đầu. Các lực lượng Cheka và dân quân vũ trang phải tìm và bắt ngay những phần tử tình nghi giết ngay lập tức nếu thấy có bằng chứng cho thấy chúng có hành động phản cách mạng...Lãnh đạo các hội đồng hành pháp Soviet phải ngay lập tức báo cáo những biểu hiện yếu đuối hay chần chừ cuả các soviet địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ này tới Uỷ ban nội vụ nhân dân (bộ nội vụ). Không có một sự yếu đuối hay chần chừ nào có thể tha thứ được trong giai đoạn đại khủng bố kẻ thù này.” (11)

        Bức điện tín này đánh dấu chính thức thời điểm bắt đầu của cuộc “khủng bố đỏ”, nó cho phép Dzerzhinsky và Jan Peters tạo ra sự giả dối rằng cuộc khủng bố đỏ là “phản ứng tự nhiên của quần chúng nhân dân do quá phẫn nộ trước hai vụ ám sát ngày 30 tháng 8 năm 1918, chứ không hề có sự chỉ đạo hay tổ chức nào từ phía chính quyền trung ương”. Sự thật thì khủng bố đỏ là sản phẩm tất yếu của sự căm thù trìu tượng của những nhà lãnh đạo Bolsevik đối với những kẻ “đàn áp” họ, những kẻ mà họ không những chỉ muốn tiêu diệt từng cá nhân mà muốn xoá sổ toàn bộ cả giai cấp. Trong quyển hồi ký của mình, nhà lãnh đạo Melsevik Rafael Abrahamovich nhớ lại một cuộc nói chuyện giữa mình và Dzerzhinsky vào tháng 8 năm 1917:

        “ “Abrahamovich cậu có nhớ bài phát biểu của Lasalle về sự bản chất của hiến pháp không?”

        “Tất nhiên là mình nhớ rồi.”

        “Ông ta nói hiến pháp luôn được xây đựng dựa trên mối quan hệ giữa các lực lượng xã hội trong một nước cụ thể tại một thời điểm cụ thể. Tớ chỉ thắc mắc làm thế nào để thay đổi các mối quan hệ chính trị và xã hội này?”

        “ừ thì bằng nhiều quá trình thay đổi khác nhau trong kinh tế và xã hội tại các thời điểm khác nhau, ví dụ bằng sự xuất hiện của các dạng tăng trưởng kinh tế mới, sự thăng tiến của các giai cấp xã hội khác nhau, và những thứ mà cậu cũng biết rồi mà, Feliks...”

        “Đúng thế, nhưng liệu có cách nào nhanh chóng hơn thế không? ví dụ bằng bạo lực bắt một số giai cấp nhất định trong xã hội phải quỳ gối hoặc xoá sổ chúng chẳng hạn?”.“ (12)

        Sự độc ác một cách lạnh lùng có tính toán kiểu này là hệ quả tất yếu của cuộc đấu tranh giai cấp bị đẩy đến độ cực đoan, nhưng lại thường có trong những nhà lãnh đạo Bolsevik. Grigory Zinoviev, một trong những nhà lãnh đạo Bolsevik hàng đầu, đã tuyên bố vào tháng 9 năm 1918:” Để tiêu diệt hết kẻ thù chúng ta cần tạo ra kiểu khủng bố xã hội của riêng chúng ta. Đó là chúng ta sẽ phải huấn luyện và giáo dục 90 trong số 100 triệu dân Nga và kéo họ về phía chúng ta. Đối với 10 triệu còn lại chúng ta không có gì để nói chuyện cả, chúng ta phải diệt hết chúng.” (13)

        Ngày 5 tháng 9 chính quyền Soviet hợp pháp hoá khủng bố bằng sắc lệnh nổi tiếng “Về Khủng Bố Đỏ”:”Đây là thời điểm quyết định, lúc mà các lực lượng Cheka cần phải được tăng cường...để bảo vệ chính quyền cộng hoà Soviet trước những kẻ thù giai cấp. Tất cả bọn chúng phải bị tống vào các trại tập trung. Bất cứ kẻ nào có bất cứ mối liên hệ gì với bọn Bạch Vệ, bầy mưu hay tham gia các cuộc nổi loạn hay chống đối sẽ bị tiêu diệt ngay tức khắc. Tên của bọn chúng và lý do hành quyết sẽ được thông báo nơi công cộng (14). Chính Dzerzhinsky sau này cũng công nhận:”chính các sắc lệnh từ ngày 3 đến ngày 5 tháng 9 đã cho chúng tôi (cheka) quyền lực hợp pháp, thứ quyền mà ngay cả nhiều đồng chí trong Đảng cũng đã từng vận động để nó không được trao cho chúng tôi - đó là quyền tiêu diệt ngay lập tức bọn phản cách mạng hèn hạ mà không cần phải xin phép ai hết.”

        Trong một thông tư đề ngày 17 tháng 9, Dzerzhinsky đề nghị các đơn vị Cheka địa phương “tăng tốc việc thực hiện kế hoạch và kết thúc, tức là thanh toán dứt điểm, nhanh chóng những “công việc còn dang dở” “ (17). Thật ra việc “thanh toán” này đã diễn ra từ ngày 31 tháng 8. Ngày 3 tháng 9, tờ Izvestiya thông báo chỉ trong mấy ngày trước đó hơn 500 con tin đã bị Cheka hành hình ở Petrograd. Theo các nguồn tài liệu của Cheka, chỉ riêng trong tháng 9 đã có khoảng 800 người bị hành hình ở Petrograd. Con số thực tế phải cao hơn như thế rất nhiều. Một nhân chứng sống đã kể lại:” Riêng ở Petrograd, một con số ước đoán khiêm tốn cũng phải là 1300 cuộc hành hình...Bởi những người Bolsevik chắc chắn đã không đưa vào con số thống kê của họ những sĩ quan và dân thường bị giết theo lệnh của chính quyền địa phương tại Kronstadt. Chỉ riêng trong một đêm ở Kronstadt, hơn 400 người bị bắn chết. 3 cái rãnh lớn được đào sẵn trong một cái sân rộng, 400 người xếp thành các hàng dài và bị hành hình từng người một.” (16) Trong một bài trả lời phỏng vấn tờ Utro Moskvy (Maxcova buổi sáng) vào ngày 3 tháng 9 năm 1918, Peters đã thừa nhận rằng “những chiến sĩ Cheka ở Petrograd đã do quá nhạy cảm mà làm hơi quá. Trước vụ ám sát Uritsky không có ai bị hành hình cả - tin tôi đi, cho dù có người ta có nói gì với các bạn về tôi, tôi không phải là kẻ khát máu như họ mô tả đâu- nhưng sau vụ ám sát Uritsky, đúng là có quá nhiều vụ hành quyết thật đa phần là rất bừa bãi. Nhưng phản ứng của chính quyền ở Maxcova đối với vụ ám sát Lenin chỉ là việc bắt giữ và hành hình mấy cựu bộ trưởng trong chính quyền Sa Hoàng thôi.” (17) Cũng theo tờ Izvestyia, chỉ riêng trong các ngày 3 và 4 tháng 9 “chỉ có” 29 người bị hành quyết trong các trại tập trung ở Maxcova. Trong số đó có hai cựu bộ trưởng trong chính quyền của Sa Hoàng Nicholas II, đó là N. Khvostov (bộ trưởng bộ nội vụ) và I. Shcheglovitov (bộ trưởng bộ tư pháp). Mặc dù vậy rất nhiều nhân chứng đã tường trình lại hàng trăm vụ hành hình các con tin trong các nhà tù ở Maxcova vào thời gian của “các cuộc thảm sát tháng 9” đó.

        Trong thời gian của cuộc khủng bố đỏ, Dzerzhinsky cho ra đời một tờ báo mới đó là tờ Ezhenedelnik VChK (tuần báo Cheka) với mục đích để biểu duơng thành tích và tinh thần của lực lượng cảnh sát mật này và khuyến khích “mong muốn trả thù chính đáng của quần chúng”. Chỉ trong 6 tuần tồn tại của nó (tờ báo bị đóng cửa bằng mệnh lệnh từ trung ương Đảng sau khi rất nhiều những nhà lãnh đạo Bolsevik chất vấn về lý do tồn tại của nó), tờ báo này đã mô tả một cách không biết xấu hổ và chi tiết các vụ bắt bớ, giam cầm con tin trong các trại tập trung và cả việc hành hình những con tin này. Những con số được đăng tải trên tờ báo này có thể coi là nguồn thông tin cơ bản tối thiểu cho những con số về cuộc khủng bố đỏ tháng 9 và 10 năm 1918. Ví dụ tờ báo tường thuật lại việc ở thành phố cỡ trung bình Nizhni Novogorod, lực lượng Cheka rất hăng hái dưới quyền chỉ huy của Nikolai Bulganin (Chủ tịch nước từ năm 1954 đến 1957), đã hành hình 141 con tin sau ngày 31 tháng 8, và có lần đã bắt 700 con tin chỉ trong vòng ba ngày. Ơ Vyatka, lực lượng Cheka của vùng Ural thông báo đã hành quyết 23 tên “cựu cảnh sát”, 154 “phần tử phản cách mạng”, 8 phần tử thuộc phái vô chính phủ, 28 thành viên đảng dân chủ lập hiến, 186 “viên chức”, 10 người Menshevik và cách mạng xã hội cánh hữu.”, tất cả chỉ trong vòng một tuần. Tại Ivanovo Voznesensk lực lượng Cheka báo cáo đã bắt 181 con tin, hành hình 25 “phần tử phản cách mạng”, và lập nên một trại tập trung có sức chứa 1000 người. Lực lượng Cheka ở thị trấn nhỏ Sebezhsk báo cáo đã bắn “17 tên kulak, một cha cố, những kẻ tổ chức quần chúng kỷ niệm tên bạo chúa khát máu Sa Hoàng Nicholas II”; Cheka vùng Tver báo cáo bắt giữ 130 con tin, hành hình 39; Cheka ở Perm báo cáo thực hiện 50 vụ hành quyết. Bản liệt kê rùng rợn này chắc chắn là dài hơn rất nhiều. Những con số trên chỉ là một vàu trích dẫn ví dụ từ 6 số tồn tại của tờ tuần báo Cheka. (18)

        Các tờ báo địa phương tại các tỉnh cũng thông báo về hàng ngàn các vụ bắt bớ và hành hình vào mùa thu năm 1918. Chỉ cần lấy ra đây hai ví dụ, số báo duy nhất của tờ Izvestyia Tsaritsynskoi Gubcheka (Tờ tin tức của Cheka tỉnh Tsaritsyn) công bố về việc hành hình 103 người chỉ riêng trong tuần từ ngày 3 đến tháng 10 tháng 9. Từ ngày 1 đến 8 tháng 9, 371 người đã bị các toà án Cheka địa phương kết tội; 50 người bị buộc tội chết, số còn lại ”bị đưa vào giam trong các trại tập trung như những con tin cho đến khi bọn phản cách mạng bị tiêu diệt hết.” Số duy nhất của tờ Izvestyia Penzenskoi Gubcheka ( Tờ tin tức của Cheka tỉnh Penza) thông báo mà không bình luận “để đáp lại vụ ám sát đồng chí Egorov, một người công nhân đến từ Petrograd trong đội trưng thu của đội quân lương thực, 150 tên bạch vệ đã bị xử tử bởi lực lượng Cheka. Trong tương lai sẽ còn những biện pháp mạnh hơn nữa đuợc tiến hành để chống lại bất cứ kẻ nào dám chống lại nắm đấm sắt của nên chuyên chính vô sản.”

        Các svodki (các bản báo cáo mật) của các lực lượng Cheka địa phương gửi về Matxcova mới được đưa ra công khai hoá trong thời gian gần đây, cũng cho thấy sự tàn bạo ghê gớm trong các vụ trả đũa của chính quyền và các lực lượng Cheka địa phương cho bất cứ vụ va chạm nhỏ nào giữa những người nông dân và chính quyền. Phần lớn các vụ va chạm này là việc nông dân từ chối và chống lại chính sách trưng thu lương thực bắt buộc và bắt lính của chính quyền. Tất cả các vụ việc như vậy đều được ghi nhận lại một cách có hệ thống như là các vụ “nổi loạn của bọn Kulak” và bị đàn áp thẳng tay không một chút thương sót.

        Gần như rất khó có thể đưa ra một con số chính xác về những người bị hành quyết trong cuộc khủng bố đỏ. Latsis, một trong những lãnh đạo cao cấp của Cheka, tuyên bố trong nửa cuối năm 1918 Cheka đã hành hình 4500 người, và không quên diễu cợt:”Nếu Cheka có bị kết tội thì cũng không phải là kết tội do quá hăng hái trong việc thực hiện các cuộc hành quyết mà chưa thực hiện đầy đủ hình phạt cao nhất này đối với kẻ thù. Về lâu về dài một cánh tay sắt sẽ dẫn đến ít số người bị giết hơn.” (19). Vào cuối tháng 10 năm 1918, lãnh đạo Melshevik Yuri Martov ước tính số lượng nạn nhân của Cheka tính từ đầu tháng 9 là “quá 10 000” (20)

        Cho dù con số các nạn nhân trong mùa thu năm 1918 là bao nhiêu – các con số tổng kết trên các phương tiện truyền thông chính thống cho thấy con số này nhất định là khoảng từ 10 nghìn đến 15 nghìn – cuộc khủng bố đỏ đánh dấu sự bắt đầu của việc các nhà lãnh đạo Bolsevik coi bất cứ hành động chống đối nào bất kể dưới hình thức gì là hành động của một cuộc nội chiến, mà theo lời của Latsis là “có luật riêng của nó”. Khi công nhân tại nhà máy sản xuất vũ khí Motovilikha tổ chức đình công để phản đối việc định lượng khẩu phần lương thực dựa trên “nguồn gốc giai cấp xã hội” và sự lạm quyền của các đơn vị Cheka tại địa phương, chính quyền tuyên bố toàn bộ nhà máy đang chuẩn bị nổi loạn chống chính phủ. Lực lượng Cheka kiên quyết không thương lượng với người biểu tình mà thực hiện việc khoá nhà maý và nổ súng vào những người công nhân tham gia đình công. Các lãnh đạo của cuộc đình công, và “những tên phản cách mạng” Melshevik, bị bắt, những người bị tình nghi là đã kích động cuộc đình công cũng bị chịu chung số phận. (21) Những kiểu hành động tương tự như vậy trở nên phổ biến vào mùa hè năm 1918. Tới mùa thu, lực lượng Cheka địa phương, lúc này đã được tổ chức chặt chẽ hơn và nhận được thêm nhiều những chỉ thị kêu gọi tiến hành các cuộc đàn áp đẫm máu hơn nữa từ Maxcova, đã hành quyết 100 người công nhân tham gia biểu tình mà không thông qua xét xử nào hết.

        Chỉ riêng con số các vụ hành quyết từ 10 nghìn đến 15 nghìn trong vòng hai tháng mùa thu năm 1918 đã là ghê gớm nếu đem so sánh với chế độ cũ của Sa Hoàng. Từ năm 1825 đến 1917 số lượng các án tử hình của các tù chính trị được tuyên ở các toà án của chế độ Sa Hoàng là 6321, trong đó năm cao nhất là năm 1906 với 1310 án tử hình. Do năm đó là năm Sa Hoàng xử những người tham gia cuộc cách mạng năm 1905. Hơn thế nữa không phải tất cả những án tử hình trên đều được thi hành, rất nhiều trong số đó đã được chuyển thành án lao động khổ sai sau đó. (22) Chỉ trong vài tuần, lực lượng Cheka đã hành quyết số người (vì lý do chính trị) gấp từ 2 đến 3 lần chế độ Sa Hoàng trong suốt hơn 92 năm tồn tại của nó.
        Không chỉ có sự vượt trội về số vụ hành quyết, khủng bố đỏ còn đánh dấu sự ra đời và củng cố của những phạm trù khái niệm mới như:”Những kẻ tình nghi”, “kẻ thù của nhân dân”, “Bắt và cầm giữ con tin”, “Trại tập trung”, “Toà án cách mạng”, hành quyết không cần đến phán quyết của toà án hàng trăm hàng nghìn người, với vô vàn các vụ bắt bớ được thực hiện bởi một lực lượng cảch sát mật đứng dẫm lên trên pháp luật. Những “phát minh mới” này có thể xếp vào tầm cỡ của phát hiện quả đất là hình cầu của Copernic.

        Sự thay đổi và ra đời các phạm trù khái niệm mới trên diễn ra nhanh đến nỗi ngay cả một số những nhà lãnh đạo Bolsevik cũng phải bất ngờ. Điều này có thể thấy phần nào thông qua những cuộc tranh cãi trong suốt hai tháng từ tháng 10 đến tháng 12 năm 1918 diễn ra trong tầng lớp lãnh đạo Đảng về vai trò của Cheka. Nikolai Bukharin, Aleksandr Olminsky, một trong những thành viên cao tuổi trong lãnh đạo Đảng, và Petrovsky, Uỷ viên nội vụ Nhân dân (bộ trưởng bộ nội vụ) lên tiếng cảnh báo và phê phán:”Quá nhiều quyền lực được trao cho một tổ chức mà dường như vị trí của nó ở trên các Soviet thậm chí ở trên cả Đảng”. Họ yêu cầu phải có các biện pháp thích ứng để kìm hãm bớt “sự nhiệt tình thái quá của một tổ chức chứa đây rẫy những tội phạm, những tên cuồng bạo, những kẻ suy đồi xuất thân từ tầng lớp vô sản lưu manh”. Kết quả là một hội đồng kiểm soát chính trị được thành lập. Lev Kamenev, một thành viên của hội đồng trên thậm chí còn đề xuất giải tán Cheka. (23)

        Nhưng những người hết lòng nhiệt thành ủng hộ Cheka đã giành lại ưu thế trong đảng một cách nhanh chóng. Những người đó ngoài Dzerzhinsky, còn có một loạt những tên tuổi lớn trong đảng: Yakov Sverdlov, Stalin, Trotsky, và tất nhiên là Lenin. Lenin kiên quyết bảo vệ vai trò của Cheka, tổ chức “đã bị buộc tội một cách oan uổng bởi một số trí thức mơ hồ... không có khả năng nhìn nhận vấn đề về khủng bố và tính chính đáng của nó trên một bình diện rộng hơn”. (24) Ngày 19 tháng 12 năm 1918, dưới sự thúc dục của Lenin, trung ương đảng ra nghị quyết cấm báo chí “đăng tải thông tin hay bình phẩm về hoạt động của các tổ chức như Cheka, vì họ phải hoạt động bí mật trong những hoàn cảnh đặc biết khó khăn”. Và thế là cuộc tranh cãi về vai trò của Cheka chính thức chấm dứt. “Nắm đấm sắt của nền chuyên chính vô sản” chính thức trở nên không thể bị đụng chạm. Nói theo lời của Lenin “một người cộng sản tốt phải là một chiến sĩ Cheka cừ”.
        Bắt đầu từ đầu năm 1919, Dzerzhinsky được trung ương Đảng uỷ quyền thành lập thêm một số ban đặc biệt trong Cheka với chức năng như an ninh quân đội. Vào ngày 16 tháng 3 Dzerzinsky trở thành uỷ viên nội vụ nhân dân (bộ trưởng bộ nội vụ) với nhiệm vụ tái cấu trúc các đơn vị dân quân, lực lượng vũ trang, các biệt đội đặc biệt, dưới sự bảo hộ của Cheka. Đến tháng 5 tất cả các đơn vị bảo vệ đường ray tầu hoả, đội trưng thu lương thực, lực lượng biên phòng, các đơn vị chiến đấu của Cheka được kết hợp lại thành một lực lượng duy nhất gọi là lực lượng vũ trang bộ nội vụ với số lượng khoảng 200 nghìn. Nhiệm vụ của lực lượng vũ trang này bao gồm việc canh giữ và cai quản các trại tập trung, nàh ga các điểm trọng yếu, điều hành các hoạt động trưng thu, và quan trọng nhất là đàn áp, đập tắt các cuộc nổi dậy của nông dân, những vụ bạo động hay chống đối của công nhân, và những vụ tạo phản trong Hồng Quân. Lực lượng vũ trang này là công cụ có sức mạnh vô địch trong việc cai trị và đàn áp của chính quyền Bolsevik. Đó là đội quân trung thành nằm trong đội quân lớn hơn là Hồng Quân. Lực lượng Hồng quân lúc đó có rất nhiều hiện tượng đào ngũ và dù quân số trên lý thuyết là khoảng từ 3 đến 5 triệu, nhưng thực sự chưa bao giờ nó có thể tập hợp được quá 500 nghìn quân với trang bị đầy đủ. (25)

        Một trong những sắc lệnh đầu tiên của uỷ ban nội vụ nhân dân (bộ nội vụ) sau khi Dzerzhinsky là về các trại tập trung, một hình thức mới ra đời vào mùa hè năm 1918 mà chưa hề có cơ sở pháp lý nào cho việc thành lập của chúng. Sắc lệnh ngày 15 tháng 4 năm 1919 đưa ra sự phân biệt giữa “trại lao động cải tạo cưỡng bức”, nơi giam giữ những tù nhân đã bị toà án kết tội và “trại tập trung”, nơi giam giữ người dưới dạng các con tin theo mệnh lệnh của chính quyền. Trong thực tế sự phân biệt này không có giá trị lắm; ngay từ hướng dẫn vắn tắt về trai tập trung ngày 17 tháng 5 năm 1919 đã ra lệnh “mỗi tỉnh phải thành lập ít nhất một trại với sức chứa ít nhất 300 người” và đưa ra đến 16 loại tù nhân bị giam giữ tại các trại kiểu này. Trong 16 loại này trải một phạm vi rất rộng từ “Những con tin từ bọn đại tư sản”, “những công chức và cán bộ của chế độ cũ đến các cấp bậc như hội thẩm, biện lý và trựo lý của chúng, thị trưởng và trợ lý thị trưởng các thành phố và thị trấn trung tâm huyện lỵ”; đến “những kẻ ăn bám, ma cô, đĩ điếm”, và “những kẻ đảo ngũ, những lính tù binh của cuộc nội chiến”. (26)

        Số lượng người bị giam giữ trong các trại tập trung tăng đều đặn từ 16 nghìn trong tại tháng 5 naưm 1919 lên đến 70 nghìn tháng 12 năm 1921. (27) Những con số trên không bao gồm những người bị giam trong các trại tập trung trong các vùng có các cuộc nổi dậy chống chính quyền Soviet. Ví dụ chỉ riêng ở tỉnh Tambov, mùa hè năm 1921 có ít nhất 50 nghìn “tên phỉ” và “các thành viên gia đình của bọn phỉ bị bắt giữ làm con tin” trong 7 trại tập trung mà chính quyền lập lên với tác dụng góp phần dập tắt các cuộc nổi dậy. (28)

        _________________

        Danh mục tài liệu tham khảo của chương 3

        1. L.M. Spirin, Klassy i Partii v grazhdanskoy voine v Rossi (các giai cấp và đảng phái trong cuộc nội chiến ở Nga) (Moscow: Mysl’, 1968), trang 180.
        2. V.I. Lenin, Polnoe sobranie sochinenii (Lenin toàn tập) (Moscow: Gos. izd-vo polit. lit-ry, 1958-1966), 50: 142.
        3. RTsKhIDNI, 2/1/6/898.
        4. GARF, 130/2/98a.26-32.
        5. RTsKhIDNI, 76/3/22.
        6. Leninsky sbornik (Tuyển tập Lenin), vol. 18 (1931), trang 145-146.
        7. Lenin, Polnoe sobranie sochinenii, 40 : 143.
        8. RTsKhIDNI, 76/3/22/3.
        9. Izvestiya, 23 tháng 8 năm 1918; George Leggett, Cheka: lực lượng cảnh sát chính trị của Lenin (New York: Oxford University Press, 1981) trang 104.
        10. S. Lyandres, “Vụ ám sát Lenin năm 1918: xem xét lại các bằng chứng”, Slanic Review 49 (1989), trang 432-448.
        11. Izvestiya, 4 tháng 9 năm 1918.
        12. Raphael Abrahamovich, Cuộc cách mạng Soviet, 1917-1939 (London: Allen&Unwin, 1962) trang 312.
        13. Severmaya Kommuna, no. 109 (19 tháng 9 năm 1918).
        14. Izvestiya,10 tháng 9 năm 1918.
        15. G.A. Belov, Iz istorii Vserossiiskoi Chrezvchainoi Komissii, 1917-1921: Sbornik dokumentov (Từ lịch sử của các hội đồng đặc biệt toàn Nga, 1917-1921: tuyển tập tài liệu) (Moscow: Gos. izd-vo polit. lit-ry, 1958) trang 197-198.
        16. Leggett, The Cheka, trang 111.
        17. Utro Moskvy, no. 21, 4 tháng 11 năm 1918.
        18. Ezhenedelnik VChK, 22 tháng 9 đến 27 tháng 10 năm 1918.
        19. M.I. Latsis, Dva goda borby na vnut renom fronte (Hai năm chiến đấu trên mặt trận đối nội) (Moscow: Gos. izd-vo, 1920) trang 25.
        20. Yu Martov đến A.Stein, 25 tháng 10 năm 1918, trích dẫn trong V.I. Brovkin, Phía sau mặt trận của cuộc nội chiến (Princeton: Princeton University Press, 1994) trang 283.
        21. N. Bernstam, Ural i Prikamie, noyabr’ 1917-yanuar’1919 (vùng Ural và Kama, từ tháng 11 năm 1917 đến tháng 1 năm 1919) (Paris: YMCA Press, 1982) trang 129.
        22. M.N. Gernet, Protiv smertnoi kazni (chống lại án tử hình) (Moscow: Tip. I.D. Sùina, 1907), trang 385-423; N.S. Tagantsev, Smertnaya kazn (án tử hình) (St. Petersburg: Gos. tip, 1913). Con số tương tự cũng được đưa ra bởi K. Liebnech (5735 người bị kết án tử hình, 3741 bị hành quyết trong khoảng giữa năm 1906 và 1910; 625 người bị kết án tử hình và 191 người bị hành quyết trong khoảng thời gian giữa năm 1825 và 1905), xem thêm Marc Ferro, Cuộc cách mạng Nga tháng 2 năm 1917 (Englewood Cliffs, N.J.: Prentice-Hall, 1972), trang 483.
        23. RTsKhIDNI, 5/1/2558.
        24. Lenin i VChK: Sbornik dokumentov 1917-1922 (Lenin và lực lượng Cheka: tuyển tập tài liệu, 1917-1922) (Moscow: Politizlat, 1975) trang 122.
        25. Leggett, The Cheka, trang 204-237.
        26. GARF, 393/89/10a.
        27. Vlast’ Sovetov, nos. 1-2 (1922), 41; L.D. Gerson, Lực lượng cảnh sát mật trên nước Nga của Lenin (Philadelphia: Temple University Press, 1976) trang 149 ff.; Leggett, The Cheka, trang 178; GARF, 393/89/182; 393/89/295.
        28. GARF, 393/89/182; 393/89/231; 393/89/295.

        #4
          lyenson 26.05.2008 18:26:16 (permalink)
          Chương 4: Cuộc chiến bẩn thỉu

          Từ trước đến nay, cuộc nội chiến của nước Nga thường được phân tích và đánh giá như là cuộc chiến giữa hồng quân Bolsevik và quân bạch vệ bảo hoàng; nhưng thực ra những sự kiện diễn ra đằng sau cuộc đối đầu quân sự còn quan trọng hơn nhiều. Đó là mặt trận trong lòng cuộc nội chiến. Một cuộc nội chiến được đánh dấu trên hết là những cuộc đàn áp tàn bạo và đa dạng của các bên – mà trong đó khủng bố của phe đỏ được xem là có hệ thống hơn - đối với quân nhân, chính trị gia của đảng hay phe phái đối lập, đối với các cuộc đình công của công nhân, những kẻ đào ngũ hay chốn quân dịch, hoặc đơn giản là đàn áp nhằm vào những công dân thuộc các tầng lớp xã hội “thù nghịch” hay “tình nghi” mà tội duy nhất của họ là đã trót sống trong vùng mà quyền kiểm soát rơi vào tay của đối phương. Cuộc chiến trong lòng cuộc nội chiến được thực hiện bởi những cuộc nổi dậy của nông dân, những cuộc phản kháng của những người bỏ ngũ mà cả hai bên hồng quân và bạch vệ thường gọi là quân xanh. Đôi khi quân xanh (Greens) đóng vai trò quyết định trong việc thắng lợi hay thất bại của hai bên trắng và đỏ.

          Ví dụ năm 1919, những cuộc nổi dậy với quy mô lớn của nông dân các vùng Ukraina và trung sông Volga chống lại chính quyền Bolsevik đã giúp cho các cánh quân bạch vệ của đô đốc Kolchak và tướng Denikin tiến sâu vào chiến tuyến của hồng quân hàng trăm dặm . Ngược lại, chỉ vài tháng sau đó, cuộc nổi dậy của những người nông dân Siberi chống lại việc áp đặt chở lại chính sách nông nô của chế độ Sa hoàng đã làm cho quân của Kolchak phải triệt thoái nhanh chóng trước đà tiến quân của hồng quân.

          Những trận chiến chủ yếu giữa hồng quân và quân bạch vệ chỉ diễn ra trong khoảng hơn một năm từ cuối năm 1918 đến năm 1920, còn lại phần lớn cuộc chiến mà người ta hay gọi là cuộc “nội chiến” đó là một cuộc chiến bẩn thỉu (dirty war) được thực hiện bởi chính quyền và quân đội của cả hai bên, trắng và đỏ, nhằm quét sạch đối thủ thực sự cũng như tiềm tàng của mình trong những vùng đất tranh chấp hay đổi chủ. Trong những vùng do những người Bolsevik làm chủ đó là những cuộc “đấu tranh giai cấp” nhắm vào “bọn quý tộc”, tư sản, những phần tử thuộc các tầng lớp xã hội thù nghịch, những phần tử có vũ trang phi Bolsevik, những cuộc đình công của công nhân, những mưu đồ ‘phản loạn’ trong đội ngũ hồng quân, những cuộc nổi dậy của nông dân. Trong những vùng do quân bạch vệ chiếm đóng thì đó là những kẻ ủng hộ “Bolsevik-do thái” (do rất nhiều những người lãnh đạo Bolsevik có nguồn gốc do thái – ND).

          Tất nhiên những người Bolsevik không đơn độc trong việc đàn áp và khủng bố. Có cả khủng bố trắng nữa. Một trong những cuộc khủng bố thảm khốc của quân bạch vệ chính là làn sóng tàn sát người do thái ở Ukraina vào mùa hè và mùa thu năm 1919 được thực hiện bởi các đơn vị của Simon Petlyura trong cánh quân bạch vệ của tướng Denikin đã mang đến cái chết cho khoảng 150 nghìn nạn nhân. Tuy nhiên phần lớn các nhà sử học đã từng nghiên cứu về khủng bố đỏ và khủng bố trắng đều nhất trí rằng hai loại khủng bố này (của Hồng quân và của quân Bạch vệ –ND) không cùng một hệ quy chiếu. Chính sách và phương pháp khủng bố của những người Bolsevik có hệ thống và có tổ chức hơn nhiều so với khủng bố của bạch quân và nó nhắm đến toàn bộ các tầng lớp xã hội. Hơn nữa khủng bố đỏ đã được tính toán và lên kế hoạch cẩn thận, được đưa vào thực hành ngay cả trước khi cuộc nội chiến xảy ra. Khủng bố trắng chưa bao giờ có được sự hệ thống hoá và tính tổ chức cao như khủng bố đỏ. Trong phần lớn các trường hợp, khủng bố trắng là hệ quả của các đơn vị bạch quân hành động tự phát không theo lệnh của cấp trên. Trừ cuộc tàn sát người do thái, mà chính bản thân Denikin cũng lên án, những hành động khủng bố của bạch quân thường dưới dạng các đơn vị quân đội làm công việc của cảnh sát trong việc tiễu trừ các lực lượng mà họ cho là gián điệp của đối phương. Cheka và lực lượng của bộ nội vụ của chính quyền Bolsevik được tổ chức tốt và là công cụ đàn áp mạnh hơn nhiều, hơn thế nữa chúng còn được sự ủng hộ từ những lãnh đạo chóp bu của chính quyền.

          Giống như trong bất cứ cuộc nội chiến nào, rất khó có thể có một bức tranh hoàn chỉnh về các dạng khủng bố và đàn áp của các bên tham chiến. Tuy nhiên khủng bố đối với những người Bolsevik là một phương pháp luận rõ ràng, cụ thể, là phương tiện được lựa chọn cẩn thận đã được thực hiện trước khi cuộc chiến thực sự xảy ra vào cuối mùa hè năm 1918. Danh sách sau đây liệt kê theo trình tự thời gian các dạng khủng bố khác nhau và các đích của các cuộc khủng bố của chính quyền Bolsevik từ những ngày đầu tồn tại:

          + Khủng bố và đàn áp những người có vũ trang phi Bolsevik thuộc phe vô chính phủ hay phe bảo hoàng.
          + Khủng bố và đàn áp những cuộc đấu tranh của công nhân nhằm đòi những quyền con người căn bản như có bánh mì, có việc làm, có chút tự do và phẩm giá.
          + Khủng bố và đàn áp nông dân – nhất là những người đào ngũ từ hồng quân.
          + Khủng bố và đàn áp những người Cossack bằng những cuộc đuổi lưu đày toàn bộ dân tộc Cossack ra khỏi quê hương họ. Cuộc “diệt Cossack” là tiền đề cho cuộc “diệt Kulak” những năm 1930s (cũng với việc đuổi lưu đầy một loạt các dân tộc thiểu số) và cho thấy sự kế tục trong chính sách đàn áp chính trị từ Lenin đến Stalin.
          + Khủng bố và đàn áp “những phần tử có hại cho xã hội” và những “kẻ thù của nhân dân’, những “phần tử khả nghi”, hay các cuộc thảm sát con tin theo kiểu “thà giết nhầm còn hơn bỏ sót” (ND) nhất là mỗi khi những người Bolsevik bị buộc phải rút lui khỏi những làng mạc, thị trấn, lãnh thổ đang sắp rơi vào tay của quân bạch vệ.

          Dạng khủng bố được biết đến nhiều nhất chính là khủng bố đối với những người có vũ trang thuộc các đảng phái đối lập với những người Bolsevik. Rất nhiều các tuyên bố, các con số đã được đưa ra bởi những nhà lãnh đạo của các đảng này, những người mà cuộc sống của họ dưới chính quyền Bolsevik là ở trong tù hoặc lưu vong ở nước ngoài. Dẫu sao họ vẫn còn giữ được mạng sống của mình chứ không như những công nhân và nông dân có vũ trang là đảng viên của họ, những người thường bị bắn mà không qua xét xử trong các chiến dịch tiễu phạt của Cheka.

          Một trong những hành động khủng bố đầu tiên dạng này là cuộc tấn công ngày 11 tháng 4 năm 1918 nhắm vào những người thuộc phái vô chính phủ ở Maxcova, hàng chục người đã bị hành hình tại chỗ. Cuộc đàn áp nhắm vào những người thuộc phái này còn kéo dài nhiều năm sau dù có một số trong phái vô chính phủ cuối cùng cũng hợp tác với chính quyền Bolsevik và thậm chí còn trở thành thành viên lãnh đạo cao cấp của Cheka như Aleksandr Goldberg, Mikhail Brener, và Timofei Samsonov. Nghịch lý trong lòng những người thuộc phái vô chính phủ, những người chống lại nền chuyên chính độc tài của chính quyền Bolsevik và chống lại cả sự thiết lập chở lại chế độ bảo hoàng cũ có lẽ được thể hiện rõ nhất trong sự thay đổi của nhà lãnh đạo nông dân theo phái này Nesto Makhno, người ban đầu đã liên minh với Hồng quân để chống lại quân bạch vệ, và khi quân bạch vệ bị tiêu diệt ông quay lại đối đầu với chính quyền Bolsevik. Hàng ngàn những nghĩa quân theo phe vô chính phủ trong cánh quân nông dân của Makhno đã bị hành hình như những “tên phỉ” và cuộc nổi dậy bị chính quyền Bolsevik dìm trong bể máu. Có thể nói phần lớn những nạn nhân thuộc phái vô chính phủ là những người nông dân đã theo họ, ít nhất là theo các con số đưa ra bởi những nhà lãnh đạo lưu vong của phái này. Con số không đầy đủ được đưa ra là 138 thành viên có vũ trang bị hành hình từ năm 1919 đến 1921, 281 bị đuổi lưu vong ra nước ngoài, và 608 vẫn ở trong tù vào thời điểm 1/1/1922 (1).

          Những người thuộc cánh tả của đảng cách mạng xã hội, cho đến tháng 2 năm 1919 vẫn còn được những người Bolsevik đối xử nhẹ nhàng, bởi chính họ đã tham gia chính quyền liên minh với những người Bolsevik cho đến tận màu hè năm 1918. Đến tháng 12 năm 1918 họ vẫn tổ chức được đại hội đảng của mình, dưới sự cho phép của những người Bolsevik, cùng với nhà lãnh đạo nổi tiếng Maria Spiridonova. Tuy nhiên vào tháng 2 năm 1919, sau khi Maria lên án những cuộc khủng bố đẫm máu cho lực lượng Cheka thực hiện diễn ra hàng ngày, bà đã bị bắt cùng với 210 đảng viên có vũ trang khác và bị “toà án cách mạng” kết tội “giam giữ trong bệnh viện tâm thần do thần kinh không ổn định”. Đây là hành động đầu tiên của một kiểu hành xử mà sau này trở nên rất phổ biến trong chế độ Xôviết đó là giam giữ các nhà bất đồng chính kiến trong các nhà thương điên. Spiridonova cuối cùng cũng tìm cách chốn thoát khỏi bệnh viện và tiếp tục lãnh đạo đảng cách mạng xã hội trong vòng bí mật bởi đến lúc đó đảng này đã bị chính quyền Bolsevik đặt ra ngoài vòng pháp luật. Theo những con số của Cheka đưa ra, 58 tổ chức cơ sở của đảng cách mạng xã hội đã bị giải tán bằng bạo lực năm 1919, và con số này trong năm 1920 là 45. Chỉ trong hai ngày 1875 đảng viên có vũ trang đã bị bắt làm con tin và giam trong các nhà tù theo lệnh của Dzerzhinsky. Ngày 18 tháng 3 năm 1919, Dzerzhinsky tuyên bố:”Từ bây giờ trở đi lực lượng Cheka sẽ đánh đồng bọn bạch vệ Krasnov và bọn bạch vệ của các đảng dân chủ xã hội...bọn cách mạng xã hội và bọn Menshevik phải bị giam giữ làm con tin và mạng sống của chúng tuỳ thuộc vào thái độ của các đảng của chúng” (2).

          Đối với những người Bolsevik, đảng cách mạng xã hội cánh hữu luôn là một trong những đối thủ chính trị nguy hiểm nhất. Không ai có thể quên rằng chính họ là đảng đã thắng cử với tuyệt đại đa số phiếu trong cuộc bầu cử quốc hội lập hiến được tiến hành tự do và dân chủ vào tháng 11 năm 1917. Sau khi quốc hội lập hiến bị những người Bolsevik giải tán, họ vẫn tiếp tục làm việc trong các soviet cho đến tận mùa hè năm 1918 khi họ và những người Menshevik bị những người Bolsevik trục xuất khỏi chính quyền. Một số người thuộc đảng này liên minh với những người Menshevik và dân chủ lập hiến đã lập ra được một chính quyền tại Omsk, tuy nhiên chính quyền này nhanh chóng bị cánh quân của tướng bạch vệ - đô đốc Kolchak lật đổ. Bị kẹt giữa hai bên của cuộc chiến, những người cách mạng xã hội và Melshevik đã rất khó khăn để có được một tập hợp các sách lược hoàn chỉnh nhằm đối đầu với chính quyền Bolsevik. Trong khi đó những người Bolsevik lại là những chính trị gia có khả năng, họ biết cách kết hợp giữa cài người thâm nhập và phá hoại từ bên trong với đàn áp từ bên ngoài để đối phó với cách đảng dân chủ xã hội đối lập trung hoà này.

          Ngay sau khi tờ báo delo naroda đuợc cho phép hoạt động trở lại (từ ngày 20 đến 30 tháng 3), khi cuộc tấn công của cánh quân bạch vệ Kolchak đang diễn ra quyết liệt, lực lượng Cheka đã bao vây và bắt những thành viên của đảng cách mạng xã hội cánh hữu và những người Menshevik, nên nhớ tại thời điểm đó chưa có luật cấm gia nhập hai đảng trên. Hơn 1900 đảng viên hai đảng đã bị bắt ở Maxcova, Tula, Smolensk, Voronezh, Penza, Samara, và Costroma (3). Khó có ai có thể nói chính xác số lượng những người công nhân và nông dân đã bị hành hình tại chỗ trong những cuộc đình công hay phản kháng chống chính quyền Bolsevik được tổ chức bởi những người cách mạng xã hội và Menshevik. Rất ít các con số thống kê, và nếu có thì cũng rất khó có thể biết trong số những người bị hành hình thực sự có bao nhiêu phần trăm là những nhà hoạt động chính trị thuộc hai đảng trên.

          Làn sóng khủng bố và đàn áp thứ hai được kích hoạt bằng bài báo của Lenin trên Pravda vào ngày 28 tháng 8 năm 1919, trong đó Lenin tiếp tục lên án những người cách mạng xã hội và Melshevik, buộc tội họ là “những tên liếm gót của bọn bạch vệ, địa chủ và bọn tư bản”. Theo con số ghi nhận của Cheka, 2380 người thuộc đảng cách mạng xã hội và Meshevik đã bị bắt chỉ trong vòng 4 tháng cuối năm 1919 (4). Cuộc đàn áp và khủng bố được đẩy mạnh hơn sau cuộc mít ting của công đoàn ngành in, với sự tham gia của đoàn đại biểu công nhân Anh, vào ngày 23 tháng 5 năm 1920. Tại cuộc mít ting này lãnh đạo đảng cách mạng xã hội Viktor Chernov, từng là chủ tịch quốc hội lập hiến trong một ngày, cải trang và dùng tên giả tham gia đã phát biểu và châm chích Cheka và chính quyền Bolsevik. Ngay lập tức toàn bộ gia đình của Chernov bị bắt làm con tin, tất cả các lãnh tụ của đảng này còn đang tự do cũng bị ném vào tù (5). Một bản thông tin nội bộ (memo) của Cheka đề ngày 1 tháng 7 năm 1919 đã cho thấy kế hoạch rất tinh vi để đối phó với các đảng xã hội dân chủ đối lập của chính quyền Bolsevik:

          “Nếu ta cứ đơn giản đặt chúng ra khỏi vòng pháp luật chúng sẽ hoạt động ngầm và như thế sẽ khó có thể kiểm soát chúng hơn. Do đó ta nên cho chúng hoạt động dưới dạng bán công khai. Làm như thế chúng ta dễ bề kiểm soát và bắt chúng hơn hoặc khi chúng ta cần chúng ta có thể cài vào các tổ chức của chúng người của chúng ta để gây rối nội bộ, và thông báo các tin tức và chỉ điểm cho chúng ta... Đối với các đảng phái chống chính quyền Soviet chúng ta cần phải lợi dụng cuộc chiến để kết tội các thành viên của chúng, như là hãy gán cho chúng và các hoạt động của chúng là “hoạt động phản cách mạng”,”phản bội tổ quốc”,”hoạt động phi pháp”,”làm gián điệp cho ngoại bang”, vân, vân,...” (6)

          Trong tất cả những cuộc đàn áp được thực hiện bởi chính thể Bolsevik, đàn áp được nguỵ trang cẩn thận nhất là những cuộc đàn áp đối với tầng lớp công nhân, nơi có nguồn gốc của đảng Bolsevik trước khi họ lên nắm quyền. Những cuộc đàn áp kiểu này bắt đầu từ đầu năm 1918 liên tục tăng lên trong hai năm sau đó với đỉnh điểm là vụ Kronstadt. Từ đầu năm 1918, công nhân Petrograd đã bày tỏ sự phản kháng đối với chính quyền Bolsevik. Sau khi cuộc tổng đình công ngày 2 tháng 7 năm 1918 bị dập tắt, những vụ lộn xộn mới trong tầng lớp công nhân lại nổ ra tại cựu đô vào tháng 3 năm 1919, sau khi những người Bolsevik tiến hành bắt bớ hàng loạt những nhà lãnh đạo của đảng cách mạng xã hội bao gồm cả Maria Spiridonova, người mới thực hiện một chuyến đi thăm bình thường các nhà máy ở Petrograd và được công nhân các nhà máy hoan nghênh và nhiệt liệt chào đón. Thời điểm đó cũng là thời điểm rất nhạy cảm do tình hình thiếu thốn lương thực gây ra. Những cuộc bắt bớ trên đã khơi mào cho những cuộc đình công và các phong trào chống đối mạnh mẽ chính quyền Bolsevik. Vào ngày 10 tháng 3 tổng đại diện công nhân của các nhà máy ở Pulitov trong cuộc miting với hơn 10 nghìn người tham gia đã ra bản thông cáo lên án những hành động bắt bớ và khủng bố của những người Bolsevik:” Chính quyền này chỉ là chính quyền độc tài của trung ương đảng cộng sản được bảo vệ và duy trì bởi Cheka và các toà án cách mạng” (7).

          Thông cáo cũng kêu gọi giao quyền lực về tay các soviet và tổ chức bầu cử tự do để lập ra các soviet và hội đồng nhà máy, kêu gọi chấm dứt quy định cấm công nhân không đuợc phép mang quá 1.5 puddy (55 lạng Anh) lương thực từ nông thôn vào thành phố, đòi thả các tù nhân chính trị, những người thuộc các đảng phái “thực sự cách mạng” đang bị những người Bolsevik giam cầm mà trên hết trả tự do cho Maria Spiridonova. Trong nỗ lực nhằm dập tắt các cuộc biểu tình và đình công diễn ra hàng ngày ở Petrograd, đích thân Lenin đã đến đó vào ngày 12 và 13 tháng 3 năm 1919. Nhưng khi Lenin chuẩn bị phát biểu trước công nhân đang đình công trong các nhà máy thì ông cùng với Zinoviev (lúc này là bí thư đảng tại Petrograd – ND) bị đám đông công nhân la ó và tẩy chay, họ hét vang “hãy cút đi những tên do thái và uỷ viên Bolsevik!” (8). Sự ganh ghét của người Nga đối với người do thái đã nhanh chóng được gán ghép với những người Bolsevik, và họ đã nhanh chóng mất đi niềm tin của quần chúng lao động mà họ đã có được sau cuộc cách mạng tháng 10 năm 1917. Việc rất nhiều những nhà lãnh đạo hàng đầu của những người Bolsevik đều là người gốc do thái (như Trotsky, Zinoviev, Kamenev, Aleksei Rykov, Karl Radek,....) càng làm cho sự gán ghép này có cơ sở.
          Vào ngày 16 tháng 3 năm 1919 các đơn vị Cheka tấn công vào nhà máy Pulitov lúc đó đang được bảo vệ bởi các công nhân có vũ trang. Khoảng 900 công nhân bị bắt. Trong vài ngày sau đó hơn 200 người đã bị hành hình mà không qua một xét sử nào tại pháo đài Schussekburg cách Petrograd khoảng 35 dặm. Một luật tái tuyển dụng mới được lập ra đối với những công nhân thuộc các nhà máy có đình công là họ bị buộc phải ký vào một bản tuyên bố trong đó nói rằng họ tham gia đình công là do “bị bọn lãnh đạo các đảng phản cách mạng lừa phỉnh và xúi dục” (9). Kể từ đó tất cả các công nhân đều bị theo dõi chặt chẽ. Kể từ mùa xuân năm 1919 tại một loạt các trung tâm công nghiệp, các mạng lưới điệp viên và chỉ điểm được Cheka thiết lập với nhiệm vụ theo dõi và báo cáo thường xuyên về những “tâm tư” của công nhân tại những nhà máy thuộc dạng “tình nghi”. Các tầng lớp lao động rõ ràng đã được coi như những phần tử nguy hiểm đối với chế độ Bolsevik.

          Mùa xuân năm 1919 được đánh dấu bởi vô số những cuộc đình công bị chính quyền Bolseviks dìm trong bể máu tại các trung tâm công nghiệp của nước Nga như Tula, Sormovo, Orel, Bryansk, Tver, Ivanovo Voznesensk, và Astrakhan (10). Sự bất bình và phản kháng của công nhân khắp mọi nơi đều giống nhau. Bị dồn vào cái đói với những đồng lương rẻ mạt đến cùng cực chỉ đủ mua phiếu thực phẩm cho nửa lạng Anh bánh mỳ một ngày, những người công nhân tham gia đình công đòi tăng lương và khẩu phần lương thực ít ra là bằng với những người lính trong lực lượng Hồng quân. Nhưng những đòi hỏi nóng bỏng và cấp thiết nhất của họ đều là những đòi hỏi mang tính chính trị: đòi loại bỏ ngay lập tức những đặc quyền, đặc lợi của những quan chức cộng sản, thả tự do cho các tù nhân chính trị, bầu cử tự do vào các soviet và hội đồng nhà máy, chấm dứt việc bắt lính vào Hồng quân, tự do lập hội đoàn, tự do ngôn luận, và tự do báo chí.

          Sự giác ngộ và gia nhập đình công, đấu tranh của các phong trào công nhân trên của các đơn vị quân đội đóng tại các thành phố công nghiệp càng làm cho những phong trào này trở nên nguy hiểm trong mắt của những người Bolsevik. Tại Orel, Bryansk, Gomel, và Astrakhan những người lính bỏ ngũ đã gia nhập những đoàn công nhân biểu tình và hô vang khẩu hiệu “Giết hết bọn do thái! Hãy tống cổ bọn uỷ viên Bolsevik!” họ tham ra phá phách các thành phố. Chỉ sau vài ngày các thành phố trên đã bị các đơn vị Cheka trung thành với chế độ đánh chiếm chở lại (11). Những cuộc đàn áp những cuộc đình công và binh lính nổi loạn gồm cả việc khoá toàn bộ nhà máy nhốt những người công nhân đình công, tịch thu các phiếu thực phẩm của họ – cái đói luôn là một vũ khí lợi hại của những người Bolsevik dùng để chống lại các lực lượng chống đối – và những cuộc hành hình hàng trăm công nhân và binh lính tham gia biểu tình và đình công.

          Những cuộc đàn áp đáng kể nhất diễn ra tại Tula và Astrakhan vào tháng 3 và tháng 4 năm 1919. Ngày 3 tháng 4 năm 1919, Dzerzhinsky đến Tula, thủ đô lịch sử của nước Nga, để dập tắt một cuộc đình công của công nhân các nhà máy sản xuất vũ khí tại đây. Ngay từ mùa đông năm 1918 –1919, một loạt các cuộc đình công của công nhân đã diễn ra. Nơi đây đóng vai trò quan trọng trong việc trang bị vũ khí cho Hồng quân, nơi sản xuất 80% súng trường của nước Nga. Những người Menshevik và cách mạng xã hội chiếm đa số những nhà hoạt động chính trị trong tập thể công nhân có trình độ cao ở các nhà máy này. Những cuộc bắt bớ vào đầu tháng 3 năm 1919 đối với hàng trăm nhà hoạt động xã hội của các đảng này đã làm bùng lên làn sóng phản kháng trong công nhân mà đỉnh điểm là vào ngày 27 tháng 3 với cuộc tuần hành khổng lồ “tuần hành vì tự do và chống nạn đói” với sự tham gia của hàng ngàn công nhân tại các nhà máy và công nhân hoả xa. Vào ngày 4 tháng 4 Derzhinsky ra lệnh bắt 80 “lãnh đạo” của các cuộc đình công và biểu tình, cho quân đuổi các công nhân đình công ra khỏi các nhà máy, tất cả họ đều bị đuổi việc. Sự phản kháng của họ bị bẻ gãy bằng cái đói. Trong nhiều tuần liên tiếp họ không được cấp mới các phiếu thực phẩm. Để có những phiếu thực phẩm mới để nhận được nửa lạng Anh bánh mỳ mỗi ngày và quyền được làm việc sau khi các nhà máy hoạt động trở lại, những người công nhân bị buộc phải điền vào những đơn xin việc mà trong đó ghi rõ chấp nhận rằng mọi hành động biểu tình hay đình công trong tương lai sẽ bị xem như là phản quốc và bị xử bắn. Những nhà máy hoạt động trở lại vào ngày 10 tháng 4. Một đêm trước đó 26 người “lãnh đạo đình công” bị hành hình. (12)

          Astrakhan, gần cửa sông Volga, là một vị trí rất quan trọng về mặt quân sự đối với những người Bolsevik, đó là điểm chiếm giữ quan trọng của họ nhằm ngăn cản sự hợp quân của cánh quân Bạch vệ do đô đốc Kolchak chỉ huy tiến từ hướng Tây Bắc và cánh quân Bạch vệ của tướng Denikin tiến từ hướng Tây nam. Có lẽ vì thế mà những cuộc đàn áp của chính quyền Bolsevik đối với các cuộc đình công và biểu tình của công nhân trong tháng 3 diễn ra khốc liệt và tàn bạo hơn nhiều nơi khác. Với những nguyên nhân kinh tế (khẩu phần lương thực thấp tồi tệ) và chính trị (các cuộc bắt bớ các nhà hoạt động chính trị đối lập), cuộc đình công lan rộng và quy mô lớn nhất diễn ra vào ngày 10 tháng 3 khi trung đoàn bộ binh số 45 Hồng quân đã từ chối không chịu bắn vào những người biểu tình đang tuần hành trong thành phố. Không những vậy những người lính của trung đoàn còn gia nhập đoàn người biểu tình tấn công trụ sở đảng Bolsevik và giết một số thành viên Bolsevik đang làm việc tại đó. Chủ tịch hội đồng quân sự cách mạng Sergei Kirov ngay lập tức ra lệnh “trừ khử thẳng tay bọn chấy dận Bạch vệ bằng mọi cách”. Các đơn vị quân đội trung thành với chế độ và Cheka ngay lập tức chặn tất cả các đường ra vào thành phố tiến hành đánh chiếm lại thành phố. Khi nhà tù đã chật cứng người, những người công nhân và binh sĩ tham gia đình công và biểu tình bị dồn lên các xà lan, sau đó hàng trăm người trong số họ bị quẳng xuống sông Volga với những hòn đá nặng treo trên cổ. Từ ngày 12 đến ngày 14 tháng 3 khoảng từ 2000 đến 4000 người tham gia đình công đã bị bắn hoặc ném xuống sông cho chết đuối. Sau ngày 15 tháng 3 các cuộc đàn áp tập trung vào tầng lớp tư sản trong thành phố với cái cớ là họ đã “đứng sau giật dây cuộc nổi loạn của bọn Bạch vệ”. Trong hai ngày liên tiếp các cửa hàng, hiệu buôn bị cướp phá và chủ nhân của chúng bị bắt hay bị bắn. Con số ước lượng cho các nạn nhân thuộc tầng lớp tư sản ở Astrakhan là khoảng từ 600 đến 1000. Chỉ trong vòng một tuần khoảng từ 3000 đến 5000 người đã bị bắn hay dìm chết dưới sông Volga. Để so sánh, trong sự kiện “18 tháng 3”, dịp kỷ niệm công xã Paris, số người cộng sản bị chính quyền cũ giết là 47. Từ lâu người ta vẫn cho rằng vụ thảm sát Astrakhan là một sự kiện nhỏ trong cuộc nội chiến giưã Hồng quân và Bạch quân. Mức độ của cuộc thảm sát chỉ thực sự được hé mở do sự bạch hoá các tài liệu trong tàng thư mật trong thời gian gần đây (13). Nó cho thấy đây là một trong những vụ đàn áp công nhân quy mô nhất của những người Bolsevik xảy ra trước vụ Kronstadt.

          Vào thời điểm cuối năm 1919 đầu năm 1920, quan hệ giữa chính quyền Bolseviks với những người công nhân càng trở nên tồi tệ do việc quân sự hoá hơn 2000 công ty và nhà máy. Trotsky, tổng công trình sư của cuộc quân sự hoá môi trường lao động, đã đưa ra những ý tưởng này tại đại hội đảng lần thứ 9 diễn ra trong tháng 3 năm 1920. Trotsky lập luận rằng bản chất của con người là lười biếng. Dưới chế độ tư bản, con người bị buộc phải tìm kiếm việc làm để tồn tại. Thị trường tư bản kích thích con người tự tìm việc làm, nhưng dưới chế độ xã hội chủ nghĩa “quá trình sử dụng các nguồn lực lao động thay thế thị trường ”. Do đó chỉ nhà nước có quyền phân công công tác và giao nhiệm vụ cho công nhân và những người công nhân phải tuân theo mệnh lệnh của nhà nước như những người lính trong quân đội phải phục tùng mệnh lệnh của cấp trên tất cả cũng bởi nhà nước là nhà nước của giai cấp vô sản. Việc quân sự hoá môi trường lao động vấp phải sự phản đối từ phía lãnh đạo công đoàn và một số giám đốc xí nghiệp bởi sự quân sự hoá này đồng nghĩa với việc xem các hoạt động đình công của công nhân như là những hành động trái pháp luật, xem như hành động đào ngũ trong chiến tranh; tăng quyền hạn áp đặt kỷ luật cho chủ lao động (là nhà nước Bolsevik – ND); buộc tất cả các tổ chức công đoàn và hội đồng nhà máy phải chịu sự kiểm soát của nhà nước, và do đó chỉ có thể ủng hộ các chế độ chính sách do nhà nước đặt ra đối với người lao động; nghiêm cấm công nhân dời bỏ vị trí sản xuất, phạt nặng những công nhân vắng mặt và đi làm muộn, những chuyện này rất hay xảy ra vào thời điểm đó do phần lớn công nhân đều phải trốn nhà máy đi kiếm thức ăn chống nạn đói.

          Sự bất bình của các tầng lớp lao động bởi chính sách quân sự hoá môi trường lao động nói trên còn được làm tăng lên bởi những khó khăn trong cuộc sống thường ngày dưới chế độ mới. Điều đó cũng được nhìn nhận trong bản báo cáo của Cheka với chính phủ đề ngày 16 tháng 12 năm 1919:

          “Tình trạng kham hiếm lương thực ngày càng trở nên rất tồi tệ, nhân dân lao động đang chết đói. Họ không còn đủ sức khoẻ cần thiết để tiếp tục làm công việc của mình, trong rất nhiều trường hợp là do đói và rét. Trong nhiều nhà máy luyện kim ở Maxcova, những người công nhân tuyệt vọng đã sẵn sàng làm mọi thứ có thể như đình công, nổi loạn, khởi nghĩa trừ phi chúng ta phải có giải pháp hữu hiệu và thật cấp thiết.” (14)

          Vào đầu năm 1920 mức lương hàng tháng của một công nhân ở Petrograd là khoảng từ 7000 đến 12000 rúp. Tại chợ đen một lạng Anh bơ có giá là 5000 rúp, một lạng thịt giá 3000 còn một panh (0.58 lít) sữa giá 500. Mỗi một người công nhân được nhận phần thực phẩm tuỳ thuộc vào nhóm mà anh ta được phân loại (giống chế độ tem phiếu thời bao cấp ở VN –ND). Ví dụ ở Petrograd vào cuối năm 1919, một người công nhân làm việc trong ngành công nghiệp nặng được nửa lạng Anh (pound) bánh mì một ngày, một lạng đường một tháng, nửa lạng mỡ, và bốn lạng cá trích.

          Về mặt lý thuyết mà nói, chế độ Bolsevik chia những công dân của mình làm 5 nhóm “dạ dày”, nhóm được phiếu thực phẩm cao nhất là những công nhân làm việc trong các ngành công nghiệp nặng và binh lính Hồng quân; thấp nhất là nhóm “ngồi bàn giấy” bao gồm cả tầng lớp trí thức. Vì nhóm “ngồi bàn giấy”, bao gồm trí thức và quý tộc ở chế độ cũ, thường được phục vụ sau cùng nên thông thường đến lượt họ thì chẳng còn gì cả. Những người “công nhân” được chia theo các nhóm có phiếu thực phẩm khác nhau tuỳ theo mức độ quan trọng đối với chế độ của ngành họ đang làm việc. Ví dụ vào mùa đông năm 1919-1920 ở Petrograd có đến 33 nhóm phiếu thực phẩm cho công nhân, dù chế độ chia 33 nhóm này chỉ tồn tại trong vòng một tháng. Việc thiết lập hệ thống phân phối lương thực tập trung và phân nhóm các tầng lớp xã hội tương ứng với nhóm phiếu thực phẩm giúp cho chính quyền Bolsevik có thể sử dụng thực phẩm như một thứ vũ khí lợi hại để tượng thưởng hay trừng phạt cả một nhóm công dân trong xã hội. Lenin vào ngày 1 tháng 2 năm 1920 đã viết cho Trotsky:”Cần phải giảm ngay khẩu phần bánh mỳ những ai không làm việc trong ngành giao thông công chính, còn những ai làm việc trong đó cần phải được tăng khẩu phần bánh mỳ bởi ngành đó rất quan trọng. Cần phải làm như thế cho dù nó có làm cả ngàn người chết đói nhưng nó giúp giữ vững được đất nước”. (15)

          Khi chính sách tem phiếu lương thực kiểu trên được đưa ra, rất nhiều những người công nhân vẫn còn có liên hệ với quê hương của họ ở các vùng nông thôn đã phải bằng mọi giá trở về làng cũ và tìm kiếm lương thực để mang ra thành phố.

          Chính sách quân sự hoá môi trường lao động được đưa ra nhằm “lập lại trật tự” trong các nhà máy đã trở nên phản tác dụng. Hàng loạt những cuộc đình công, ngưng trệ sản xuất, nổi loạn của công nhân diễn ra trên khắp nước Nga và tất cả đều bị đàn áp thẳng tay. Báo Pravda (sự thật) số ra ngày 12 tháng 2 năm 1920 đã viết:”Chỗ thích hợp nhất cho những kẻ tham gia đình công, những con ký sinh trùng độc hại, là ở trong các tại tập trung”. Theo những con số được đưa ra bởi uỷ ban lao động nhân dân, 77% các xí nghiệp loại vừa ở Nga bị ảnh hưởng bởi đình công trong nửa đầu năm 1920. Những khu vực bị ảnh hưởng nặng nền nhất như luyện kim, hầm mỏ, giao thông là những nơi quá trình quân sự hoá môi trường lao động diễn ra gay gắt nhất. Những báo cáo mật của Cheka tới những nhà lãnh đạo Bolsevik cho thấy tình hình khó khăn và mức độ đàn áp của chính quyền đối với những nhà máy, công nhân dám chống lại quá trình quân sự hoá nói trên. Khi bị bắt những người công nhân này thường bị đưa ra các toà án cách mạng và bị kết án “phá hoại” hay “đào ngũ”. Lấy một ví dụ, tại Simbirsk, 12 công nhân đã bị tống vào trại tập trung trong tháng 4 năm 1920 vì đã “can tội tiến hành các hoạt động phá hoại bằng cách tham gia đình công kiểu như bên Italia...tuyên truyền các khẩu hiệu chống Soviet, lợi dụng sự cuồng tín và thiếu hiểu biết chính trị của quần chúng...phao những tin sai lạc về chính sách tiền lương của chính quyền Soviet” (16). Dễ thấy đằng sau những ngôn từ buộc tội rối rắm này là khả năng họ bị xử đơn thuần vì nghỉ giải lao mà chưa được cấp trên cho phép, chống lại việc phải đi làm vào chủ nhật, phê phán những người cộng sản, và kêu ca phàn nàn về những đồng lương khốn khổ mà họ phải nhận.
          Những lãnh đạo Bolsevik chóp bu, bao gồm cả Lenin, kêu gọi phải trừng trị thẳng tay những người tham gia đình công, biểu tình. Ví dụ vào ngày 29 tháng 1 năm 1920, lo lắng trước tình trang công nhân đình công ở Ural, Lenin đã gửi một bức điện tín cho Vladimir Smirnov, chủ tịch hội đồng quân sự cách mạng của cánh quân số năm:”P. đã báo cho tôi biết công nhân đường sắt rõ ràng đã tham gia các hoạt động phá hoại (đình công – ND)... Tôi cũng được thông báo rằng công nhân ở Izhevsk cũng tham gia. Tôi rất ngạc nhiên là đồng chí lại coi nhẹ chuyện này, và tại sao đồng chí không cho hành hình ngay lập tức một số lớn những kẻ tham gia đình công vì tội phá hoại” (17). Rất nhiều cuộc đình công nổ ra vào đầu năm 1920 là hệ quả của chính sách quân sự hoá môi trường lao động: ở Ekaterinburg vào tháng 3 năm 1920, 80 công nhân bị tống vào trại tập trung; Trên tuyến đường sắt Ryazan-Ural, 100 công nhân đường sắt chịu hình phạt tương tự trong tháng 4; 160 công nhân trên tuyến đường sắt Matxcova-Kursk chịu trung số phận trong tháng 5; và tương tự như vậy đối với 152 công nhân trong một nhà máy luyện kim ở Bryansk vào tháng 6. Rất nhiều các cuộc đình công khác nhằm chống lại chính sách quân sự hoá đều bị đàn áp một cách tàn bạo. (18)

          Một trong những cuộc đình công đáng kể nhất là ở các nhà máy sản xuất vũ khí ở Tula, trung tâm chống đối chính quyền Bolsevik, nơi đã từng chịu những sự đàn áp và trừng phạt nặng nề vì những hành động đấu tranh chống chính quyền Bolsevik trong tháng 4 năm 1919. Vào ngày chủ nhật, 6 tháng 6 năm 1920, một lượng lớn các công nhân luyện kim đã từ chối làm việc thêm giờ. Những nữ công nhân từ chối làm việc vào ngày chủ nhật với lý do đó là ngày nghỉ duy nhất mà họ có thể tận dụng để đi kiếm lương thực cho gia đình ở những vùng nông thôn lân cận. Ngay sau khi có thông báo từ các giám đốc của các nhà máy, một lực lượng lớn Cheka đã được gửi đến và tiến hành bắt bớ những người tham gia đình công. Lệnh giới nghiêm được ban hành, tổ lãnh đạo ba người (troika) với đại diện của đảng và đại diện của Cheka được thành lập và được chỉ thị ra tuyên cáo về “âm mưu phản cách mạng do bọn gián điệp Balan và bọn hắc bách (black hundreds) xúi dục nhằm làm giảm sức chiến đấu của Hồng quân”.

          Cuộc đình công càng lan rộng số lượng người “lãnh đạo” của nó bị bắt càng lớn; Hàng trăm sau đó là hàng ngàn người bao gồm cả công nhân nữ, những bà nội trợ cũng đứng ra và thách thức lực lượng Cheka bắt giam cả họ nữa. Phong trào đấu tranh lan rộng làm số lượng người bị bắt tăng lên con số khổng lồ càng làm cho luận điệu “gián điệp Balan” trở nên rất lố bịch. Chỉ trong vòng 4 ngày hơn 10 nghìn người bị giam giữ trong những bãi tập trung khổng lồ ngoài trời dưới sự canh gác cẩn thận của Cheka. Ban đầu Cheka bị choáng ngợp bởi số lượng người khổng lồ bị bắt giữ và lúng túng trong việc báo cáo lên cấp trên. Nhưng cuối cùng họ cũng thuyết phục được chính quyền trung ương Bolsevik tin rằng đúng là có một âm mưu phản cách mạng rất lớn đang xảy ra ở Tula. Hội đồng giải trừ âm mưu phản cách mạng Tula đã tiến hành hỏi cung hàng ngàn tù nhân với hy vọng tìm ra một số “kẻ đầu sỏ”. Điều kiện để những người công nhân được trả tự do, được đi làm trở lại, được cấp mới cuốn sổ tem phiếu là họ buộc phải ký vào bản tuyên bố như sau:”Tôi, một con chó tội phạm nhơ bẩn, xin bày tỏ sự ăn năn hối cải trước toà án cách mạng và Hồng quân, xin thú nhận tội lỗi của mình, và xin hứa sẽ làm việc liên tục không mệt mỏi trong tương lai”.

          Trái ngược với những cuộc đình công khác, cuộc đình công ở Tula vào mùa hè năm 1920 được chính quyền xử lý nhẹ tay hơn: chỉ có 28 người bị tống vào trại tập trung, 200 người bị trục xuất khỏi đất nước (19). Tại thời điểm đó những công nhân lành nghề bậc cao trong ngành sản xuất vũ khí rất hiếm hoi mà chính quyền Bolsevik không thể tồn tại nếu thiếu những nhà máy sản xuất vũ khí. Khủng bố cũng được chính quyền phân phát như lương thực, với mức độ ít hay nhiều tuỳ thuộc vào việc những nơi chịu khủng bố có ý nghĩa như thế nào đối với sự tồn tại của chính quyền.

          Cho dù cuộc đối đầu giữa công nhân và chính quyền Bolsevik rất nghiêm trọng, nó dẫu sao vẫn chỉ là một mặt trận trong lòng cuộc nội chiến. Cuộc chiến chống lại quân Xanh, gồm nông dân chống lại chính sách trưng thu lương thực và bắt lính của chính quyền Bolsevik còn ác liệt hơn nhiều. Những tài liệu, bản báo cáo mới đuợc cho bạch hoá gần đây của các đơn vị đặc biệt của Cheka và lực lượng quân thuộc bộ nội vụ, những nơi có nhiệm vụ xử lý các vụ đào ngũ, nổi loạn của nông dân, đã cho thấy mức độ bạo lực ghê gớm của “cuộc chiến bẩn thỉu” này; một mức độ bạo lực vượt xa cuộc đối đầu giữa Hồng quân và quân bạch vệ. Chính cuộc chiến giữa một bên là chính quyền Bolsevik và một bên là nông dân cho thấy rõ hơn cả chính sách khủng bố của những người Bolsevik dựa vào quan điểm cực đoan về quần chúng như Dzerzhinsky đã từng viết:”Quần chúng rất thờ ơ, họ thậm chí chẳng biết họ muốn cái gì nữa”. Do đó đối với những người Bolsevik, quần chúng chỉ có thể thuần phục bằng bạo lực, trong ngôn ngữ của Trotsky là bằng cái “chổi sắt” mà ông đã dùng để “dọn dẹp” Ukraina và “quét sạch đám phỉ Nesto Makhno “(20).

          Những cuộc nổi dậy của nông dân chống chính quyền Bolsevik đã bắt đầu nổ ra từ mùa hè năm 1918 và lan rộng trong năm 1919 và 1920, lên đến đỉnh điểm vào thời kỳ 1920-1921, lúc họ buộc lực lượng Bolsevik phải chịu những thoái lui tạm thời.

          Có hai lý do rõ ràng cho những cuộc nổi dậy này đó là việc trưng thu lương thực và bắt lính vào Hồng quân diễn ra thường xuyên. Vào tháng 1 năm 1919, những đội trưng thu lương thực lộn xộn của mùa hè năm 1918 đã được thay bằng một hệ thống trưng thu kế hoạch hoá tập trung. Mọi tỉnh, huyện, xã, và làng đều phải chịu một quota cố định cho việc nộp lại các sản phẩm lương thực cho nhà nước được tính trước theo ước đoán của mùa màng. Ngoài ngũ cốc họ còn phải giao nộp những nông sản khác như khoai tây, mật, trứng, bơ, dầu ăn, thịt, kem, và sữa. Mỗi một cộng đồng xã hội tự chịu trách nhiệm về quá trình trưng thu và giao nộp. Chỉ khi nào cả làng giao nộp đủ các sản phẩm nông sản cho chính quyền họ mới được phát những hoá đơn để mua các sản phẩm hàng hoá từ sản xuất trong các nhà máy, mà ngay cả thế thường cũng chỉ đáp ứng được khoảng 15% nhu cầu thiết yếu của họ. Việc thanh toán cho các sản phẩm nông sản lúc đó chỉ mang tính tượng trưng. Vào cuối năm 1920 đồng rúp đã mất giá đến 96% so với thời kỳ trước cuộc chiến. Từ năm 1918 đến năm 1920 số lượng lương thực bị trưng thu tăng khoảng 3 ba lần và dù chưa có con số chính xác cuối cùng, con số các cuộc nổi dậy của nông dân cũng tăng tương ứng. (21)

          Chống đối lại chính sách bắt lính vào hồng quân sau “ba năm ngụp lặn trong cuộc chiến đế quốc” là lý do quan trọng thứ hai cho các cuộc nổi dậy của nông dân được lãnh đạo bởi quân Xanh. Bao gồm trong đó cả những lực lượng bỏ ngũ sống trong các khu rừng. Con số hiện nay cho thấy từ năm 1919 đến năm 1920 đã có đến hơn 3 triệu lính Hồng quân đào ngũ. Trong năm 1919, khoảng 500 nghìn quân đào ngũ đã bị các đơn vị Cheka và các đơn vị chống đào ngũ đặc biệt của Hồng quân bắt. Con số của năm sau là khoảng từ 700 nghìn đến 800 nghìn. Ngoài ra có khoảng từ 1.5 đến 2 triệu những người nông dân bỏ ngũ đã trốn được chính quyền do họ thông thạo thông thổ, địa bàn nơi họ sống. (22)

          Đối mặt với vấn đề ngày càng nghiêm trọng này, chính quyền Bolsevik tăng cường sự đàn áp và khủng bố. Không phải chỉ có hàng ngàn người đào ngũ bị bắn mà cả gia đình của họ cũng bị bắt làm con tin. Sau mùa hè năm 1918, chiến lược bắt giữ con tin còn lan sang cả những tình huống thông thường. Ví dụ một sắc lệnh của chính phủ do Lenin ký đề ngày 15 tháng 2 năm 1919 khuyến khích các lực lượng Cheka tại địa phương bắt con tin trong tầng lớp nông dân tại những vùng có đường tầu hoả đi qua mà vẫn chưa được thông như tiêu chuẩn đề ra của chính phủ “và nếu đường ray tầu không được dọn dẹp và thông đầy đủ, những con tin phải bị xử bắn” (23). Vào ngày 12 tháng 5 nă 1920, Lenin gửi chỉ thị đến các hội đồng và đơn vị chịu trách nhiệm truy nã những người đào ngũ ở các tỉnh:” Sau bảy ngày đặc ân nếu những kẻ đào ngũ không đến trình diện thì phải xử phạt thật nặng tăng lên thành tội phản quốc, phản bội nhân dân. Gia đình của những kẻ đào ngũ hay bất cứ ai mà giúp đỡ những kẻ đó đều phải bị bắt làm con tin và xử lý thích đáng” (24). Trên thực tế sắc lệnh này của Lenin chỉ là sự hợp pháp hoá một kiểu hành xử diễn ra thường ngày của chính quyền Bolsevik. Mặc dù vậy làn sóng bỏ ngũ vẫn tăng mạnh. Trong những năm 1920 và 1921, số người bỏ ngũ đã chiếm số lớn trong lực lượng quân xanh, họ là mục tiêu đàn áp và khủng bố cực kỳ khủng khiếp của những người Bolsevik trong vòng 3 hay 4 (thậm chí một số vùng là 5) năm sau đó.

          Bên cạnh việc chống trưng thu lương thực và bắt lính, những người nông dân còn chống lại tất cả những dạng can thiệp vào đời sống mà họ cho là ngoại lai, trong trường hợp này là sự can thiệp của những người cộng sản ở thành phố. Trong mắt họ những người Bolsevik đang tiến hành việc trưng thu lương thực bắt buộc này không còn là những người Bolsevik đã từng tiến hành cuộc cách mạng ruộng đất năm 1917. Những vùng chịu sự đàn áp và bạo lực cao nhất chính là những vùng thường xảy ra sự đổi chủ giữa quân đỏ và quân trắng.

          Những bản báo cáo từ các đơn vị của Cheka chính là nguồn thông tin vô cùng giá trị cho phép chúng ta hiểu thêm nhiều mặt về cuộc chiến du kích (của quân xanh –ND) này. Những người Bolsevik cẩn thận chia những cuộc nổi dậy của nông dân này làm hai loại: bunt – là những cuộc nổi dậy với quy mô nhỏ mang tính tự phát cao với bạo lực diễn ra trong thời gian ngắn với số lượng “phiến loạn” ít, khoảng vài chục đến một trăm; loại thứ hai là vosstanie, là những cuộc nổi dậy có quy mô có tổ chức với sự tham gia của hàng ngàn thậm chí hàng chục ngàn nông dân, có quân đội được tổ chức với khả năng tấn công vào các thành phố và thị trấn, có chương trình chính trị rõ ràng– thường là mang hơi hướng của các phái vô chính phủ hay cách mạng xã hội. Hãy xem một số dụ trích dẫn từ các bản báo cáo như vậy của Cheka:

          “Ngày 30 tháng 4 năm 1919. Tỉnh Tambov. Ngay từ đầu tháng 4 ở huyện Lebyadinsky đã nổ ra cuộc nổi loạn của bọn Kulak và những tên đào ngũ chống lại việc huy động người và ngựa và việc trưng thu lương thực. Với khẩu hiệu hô vang “Hãy đánh đổ bọn cộng sản và các soviet” bọn phiến loạn đã tấn công và đốt một số trụ sở uỷ ban tại địa phương và giết 7 chiến sĩ cộng sản một cách dã man – cưa đôi người họ. Sau khi nhận được điện báo của đội trưng thu, tiểu đoàn 212 của Cheka đã đến kịp thời và dập tắt cuộc nổi loạn của bọn Kulak. Đã bắt 60 tên, 50 tên đã bị hành quyết ngay lập tức, ngôi làng nơi cuộc nổi loạn nổ ra đầu tiên đã bị san phẳng.

          Tỉnh Voronezh, ngày 11 tháng 6 năm 1919. Điện tín lúc 16:15. Tình hình đã khá hơn. Cuộc nổi loạn ở vùng Novokhopersk đã gần như bị dập tắt. Máy bay của chúng ta đã oanh tạc thị trấn Tretyaki, một trong những căn cứ của bọn phỉ. Các hoạt động càn quét vẫn đang tiếp tục diễn ra.

          Tỉnh Yaroslavl, ngày 23 tháng 6 năm 1919. Cuộc nổi loạn của bọn đào ngũ ở Petropavlovskaya đã bị dập tắt. Gia đình của bọn chúng đã bị bắt làm con tin. Khi chúng tôi tiến hành bắn từng người trong gia đình của bọn chúng, những tên quân xanh này đã phải ra khỏi những cánh rừng trú ẩn để đầu hàng. Chúng tôi đã xử bắn ngay tại chỗ 34 tên để làm gương.” (25)

          Hàng ngàn những bản báo cáo kiểu như trên cho thấy mức độ bạo lực ghê gớm của cuộc chiến giữ chính quyền Bolsevik và những người du kích phản kháng nông dân, những người bỏ ngũ hay chống lại chính sách trưng thu lương thực – tất cả đều được gán trong các bản báo cáo là những cuộc nổi loạn của bọn “Kulak (phú nông) và phỉ” (26). Ba mẩu trích dẫn trong các báo cáo của Cheka nêu trên cho thấy sự đa dạng của cách thức và mức độ bạo lực trong sự đàn áp của chính quyền Bolsevik: từ việc bắt làm con tin và hành quyết những người thân trong gia đình của những “kẻ đào ngũ” và “bọn phỉ” cho đến việc ném bom và đốt phá các làng mạc. Sự trả đũa khốc liệt gập nhiều lần và mù quáng từ phía chính quyền đối với bạo lực từ những cuộc nổi dậy của những người nông dân dựa trên ý niệm trách nhiệm liên đới tập thể của toàn bộ làng xã hay cộng đồng. Chính quyền ra giới hạn tự giao nộp cho những người bỏ ngũ, sau thời gian đó tất cả họ bị xem là “phỉ” và có thể bị bắn ngay khi bị bắt. Hơn thế nữa chính sách mà chính quyền Bolsevik thực hiện ở đây là “Bất cứ ai giúp đỡ bất cứ như thế nào đối với bọn phỉ trong rừng thì cả làng của họ bị san phẳng”.

          Một số bản báo cáo tổng thể hơn của Cheka cũng cho chúng ta thấy được phần nào mức độ của cuộc chiến này ở các vùng nông thôn. Ví dụ trong khoảng thời gian từ ngày 15 đến ngày 30 tháng 10 năm 1918, chỉ trong 12 tỉnh của Nga đã có 44 cuộc nổi dậy kiểu bunt, trong đó 2320 người bị bắt, 620 người bị giết trong quá trình giao chiến, 982 người bị hành quyết sau đó. Trong khoảng thời gian này 480 viên chức của các Soviet bị giết, và con số đối với các đội trưng thu lương thực, Hồng quân, Cheka là 112. Trong tháng 9 năm 1919, các bản báo cáo của Chaka từ 10 tỉnh cho biết 48735 tên “đào ngũ” và 7325 “tên phỉ” đã bị bắt, 1826 bị giết, 2230 bị hành hình, con số nạn nhân của phái chính quyền soviet và quân đội là 430. Những bản báo cáo đó không chứa những thông tin về những vosstanie.

          Những cuộc nổi dậy của những người nông dân có thể chia làm nhiều thời kỳ với mức độ và quy mô tăng dần: tháng 3 và tháng 4 năm 1919 ở vùng trung Volga và Ukraina; khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 8 năm 1920 ở các tỉnh Samara, Ufa, Kazan, Tambov, và ở Ukraina (lúc này đã bị chiếm lại bởi những người Bolsevik nhưng nhiều vùng chính vẫn nằm trong tay quân nông dân nổi dậy). Từ cuối năm 1920 đến giữa năm 1921 những người nông dân nổi dậy lâm vào thế phải phòng ngự trước chính quyền Bolsevik ở Ukraina, Don, Kuban và những cuộc nổi dậy khổng lồ lên đến đỉnh điểm ở các tỉnh Tambov, Penza, Samara, Saratov, Simbirsk, và Tsaritsyn (27). Những cuộc nổi dậy quy mô kể trên chỉ bị dập tắt bởi một yếu tố quan trọng đó là một trong những trận đói khủng khiếp nhất trong thế kỷ 20.

          Đầu tiên là ở những tỉnh giầu có như Samara và Simbirsk, những tỉnh mà vào năm 1919 là nguồn cung cấp 1/5 lượng ngũ cốc cho toàn nước Nga, những cuộc phản kháng tự phát của những người nông dân đã biến thành những cuộc khởi nghĩa quy mô vào tháng 3 năm 1919. Quân khởi nghĩa nông dân với số lượng lên đến 30 nghìn đã đánh chiếm hàng chục thị trấn. Chính quyền Bolsevik đã mất quyền kiểm soát tỉnh Samara vào tay quân khởi nghĩa trong vòng hơn một tháng. Cuộc nổi dậy đã làm cho các đơn vị quân bạch vệ của đô đốc Kolchak tiến đến Volga dễ dàng hơn, cho chính quyền Bolsevik buộc phải điều hàng chục ngàn quân đến để đàn áp cuộc khởi nghĩa với đội quân nông dân có tổ chức với một chương trình chính trị nghiêm chỉnh, kêu gọi tự do thương mại, tự do bầu cử vào các soviet, chấm dứt việc trưng thu lương thực bắt buộc, và loại trừ những “tên uỷ viên quý tộc Bolsevik” (Bolsevik commissarocracy). Tóm tắt tình hình vào tháng 4 năm 1919, chỉ huy Cheka tại tỉnh Samara đã đưa ra con số 4240 “quân phiến loạn” đã bị giết trong giao tranh, 625 bị hành hình sau khi bị bắt, 6210 “tên đào ngũ” và “phỉ” bị bắt.
          Khi ngọn lửa phản kháng tưởng như đã bị dập tắt hoàn toàn ở Samara, thì các cuộc nổi dậy lớn và nhỏ lại đồng loạt nổ ra ở Ukraina. Sau khi quân Đức và Ao-Hung rút khỏi vào cuối năm 1918, chính quyền Bolsevik đã quyết định đánh chiếm lại Ukraina. Đã từng được xem là cái thùng bánh mỳ của Sa Hoàng, Ukraina được kỳ vọng sẽ là nơi cung cấp lương thực chính cho chính quyền vô sản ở Maxcơva và Petrograd. Quota trưng thu lương thực do chính quyền Bolsevik áp đặt ở Ukrana cao hơn bất cứ đâu trong đế chế Soviết. Để đạt được quota đó của chính quyền Bolsevik, chỉ còn có cách đẩy hàng ngàn làng mạc Ukraina, những nơi đã bị phá huỷ rất nhiều dưới sự chiếm đóng của quân đội ngoại bang, vào chỗ chết đói. Hơn nữa không giống với chính sách phân phát đất đai về cộng đồng nông dân mà những người Bolsevik thực hiện vào cuối năm 1917 ở những vùng nông thôn nước Nga, ý định của họ đối với Ukraina ngay từ đầu đã là quốc hữu hoá toàn bộ đất đai và của cải có giá trị. Chính sách này nhằm biến những vùng sản xuất ngũ cốc và đường ở Ukraina trở thành những nông trang khổng lồ trong đó những người nông dân đang từ những chủ đất trở thành những người lao động nông nghiệp thuần tuý cho nhà nước. Chính việc đó đã khởi nguồn cho những cuộc phản kháng từ nông dân Ukraina, những người đã được trang bị vũ trang trong những cuộc kháng chiến chống ách chiếm đóng của quân Đức và Ao-Hung. Đến năm 1919 , đã xuất hiện những đội quân khởi nghĩa nông dân với số lượng hàng chục ngàn được chỉ huy bởi những sỹ quan quân đội hay chính trị gia Ukraina như Simon Petluyra, Nesto Makhno, Mykola Hryhoryiv, và Zeleny. Mục đích của những đội quân nông dân này là thực hiện cuộc cải cách ruộng đất theo kiểu của họ: đất đai giành cho nông dân, tự do thương mại, bầu cử tự do vào các Soviet, loại bỏ những tên “Musvovite và Do thái”. Đối với những người nông dân Ukraina, sinh ra và lớn lên trong sự tương phản giữa nông thôn và các thành phố của Nga và những người do thái, đẳng thức Muscovite=Bolsevik=Do thái được dễ dàng đưa ra. Đối với họ tất cả đều phải bị trục xuất khỏi Ukraina.
          (from here)

          Trường hợp Ukraina cho thấy sự tàn bạo và đối đầu dai dẳng giữa chính quyền Bolsevik và những người nông dân. Sự có mặt của thế lực thứ 3 - quân bạch vệ, lực lượng thường bị cả phía Bolsevik lẫn những đội quân nông dân Ukraina tấn công nhằm chống lại việc áp đặt trở lại chế độ nông nô cũ, càng làm tình hình chính trị và quân sự ở đây thêm phức tạp; một số thành phố ở Ukraina như Kiev thường bị đổi chủ nhiều lần (với Kiev số lần đổi chủ là 14 chỉ trong vòng 2 năm).

          Cuộc nổi dậy quy mô đầu tiên của nông dân Ukraina chống lại những đội trưng thu lương thực của chính quyền Bolsevik bắt đầu nổ ra từ tháng 4 năm 1919. Chỉ trong vòng 1 tháng, đã có đến 93 cuổi nổi dậy của nông dân ở các tỉnh Kyiv, Chernihiv, Poltava, và Odessa. Con số của Cheka cho thấy chỉ trong 20 ngày đầu tháng 7 năm 1919 số lượng những cuộc nổi dậy của nông dân Ukraina là 210 với sự tham gia của hơn 100 ngàn chiến binh có vũ trang và hàng trăm ngàn nông dân. Đội quân nông dân của Hryhoryiv có số lượng 20 ngàn người bao gồm cả một số đơn vị Hồng quân đảo ngũ, với 50 súng canon và 700 súng máy, đã đánh chiếm một loạt thành phố phía nam Ukraina vào tháng 4 và tháng 5 năm 1919, bao gồm Cherkassy, Kherson, Nikolaev, và Odessa. Họ lập ra một chính quyền lâm thời với khẩu hiệu nêu rõ:”Tất cả quyền lực về tay các Soviet của nhân dân Ukraina”, “Ukraina là của người Ukraina, hãy đánh đổ bọn Bolsevik và Do thái”, “Phân phối đất đai đến mọi người”,”Tự do sản xuất và buôn bán” (28). Cánh quân khởi nghĩa nông dân của Zeleny có khoảng 20 ngàn người đánh chiếm hầu như toàn bộ tỉnh Kyiv, chỉ trừ mấy thành phố lớn. Dưới khẩu hiệu “sức mạnh Soviết muôn năm, đánh đổ bọn Bolsevik và Do thái”, họ đã tiến hành những cuộc tàn sát cộng đồng dân Do thái ở các thành phố và làng mạc của Kyiv và Chernihiv. Những hoạt động của đội quân nông dân do Nesto Makhno lãnh đạo có lẽ là được biết đến nhiều nhất. Với tư cách lãnh đạo một đội quân nông dân lên đến vài chục ngàn người, Makhno cho thực hiện ngay chương trình chính trị của những người theo phái vô chính phủ (cả phía dân tộc và cả phía xã hội), những chính sách và chương trình chính trị xã hội đã được thông qua trong nhiều đại hội của nông dân như đại hội các đoàn đại diện nông dân, công nhân, và các lực lượng nổi dậy của Gylyai-Pole được tổ chức vào tháng 4 năm 1919 trong thời điểm cuộc nổi dậy của Makhno đang nổ ra. Những người theo phái Makhno chống lại tất cả những sự can thiệp từ phía chính quyền vào đời sống của các cộng đồng nông dân, họ muốn có một kiểu chính quyền tự trị dựa trên những soviet được lập ra thông qua bầu cử tự do. Mặc dù có những đòi hỏi khác nhau, nhưng tất cả các phong trào đấu tranh của nông dân Ukraina đều có chung một số yêu sách như đòi chấm dứt ngau chế độ trưng thu lương thực, bỏ thuế, tự do hoạt động cho các đảng dân chủ xã hội và vô chính phủ, phân phối lại đất đai, chấm dứt ngay những đặc quyền đặc lợi của những uỷ viên quý tộc Bolsevik, chấm dứt sự hiện diện của các lực lượng đặc biệt và Cheka (29).

          Hàng trăm cuộc nổi dậy của nông dân Ukraina trong vùng kiểm soát của Hồng quân vào mùa hè năm 1919 đóng vai trò quan trọng cho những thắng lợi tạm thời của cánh quân bạch vệ do tướng Denikin chỉ huy. Xuất phát từ miền nam Ukraina vào ngày 19 tháng 5 năm 1919, quân bạch vệ đã tiến rất nhanh vì lúc đó Hồng quân đang phải bận rộn với việc đàn áp nhằm dập tắt những cuộc nổi dậy của nông dân. Quân của Denikin chiếm Kharkiv vào ngày 12 tháng 6, Kyiv vào ngày 28 tháng 8, và Voronezh vào 30 tháng 9. Bị buộc phải rút khỏi những thành phố lớn (những vùng nông thôn lúc đó đang nằm trong tầm kiểm soát của các đội quân khởi nghĩa nông dân), quân Bolsevik đã tiến hành những cuộc thảm sát quy mô lớn những tù nhân và con tin trong tay họ. Trên đường rút quân vội vã, Hồng quân và các đơn vị Cheka đã làm cỏ hoàn toàn những làng mạc trong tay quân nông dân khởi nghĩa mà họ đi qua. Họ đốt trụi hàng trăm làng mạc, thực hiện những cuộc thảm sát hàng loạt đối với những “tên phỉ”, “đào ngũ”, và con tin. Cuộc thoái lui vào cuối năm 1919 và tái chiếm đầu năm 1920 đối với Ukraina của những người Bolsevik đã tạo ra những vụ bạo lực khủng khiếp đối với dân thường và đã được ghi nhận và đi vào kiệt tác của Babel - cuốn ” Đội kỵ binh đỏ” (30).

          Vào đầu năm 1920 quân bạch vệ về cơ bản bị đánh bại, chỉ trừ một số đơn vị lẻ tẻ ở Crimea do Baron Pyotr, người kế nhiệm của Denikin, chỉ huy. Cuộc đối đầu chỉ còn là giữa những lực lượng của chính quyền Bolsevik và nông dân. Khoảng thời gian từ thời điểm đó đến tận năm 1922 được đánh dấu bởi những cuộc đàn áp cực kỳ đẫm máu của chính quyền Bolsevik đối với những phong trào khởi nghĩa của nông dân. Vào tháng 2 và 3 năm 1920 đã nổ ra cuộc khởi nghĩa nông dân khổng lồ kéo từ Volga đến Ural trong các tỉnh Kazan, Simbirsk, và Ufa, mà các nhà sử học gọi là cuộc khởi nghĩa “Cào cỏ” (do vũ khí của quân khởi nghĩa nông dân chủ yếu là cào cỏ. Điều này cũng giống như cuộc khởi nghĩa của Đoàn Hữu Trưng chống bạo chúa Tự Đức với sự tham gia của đông đảo những người phu đang xây lăng Vạn Niên, với vũ khí chủ yếu là các chày giã vôi, do đó cuộc khởi nghĩa thường được biết đến với cái tên: cuộc khởi nghĩa “chày vôi” – ND). Vùng đất nổ ra cuộc khởi nghĩa không chỉ có người Nga mà còn có cả người Tarta và Bashkir, cũng là vùng bị trưng thu lương thực rất nặng bởi chính quyền Bolsevik. Chỉ trong vài tuần, cuộc khởi nghĩa đã lan ra nhiều huyện lỵ. Đội quân khởi nghĩa nông dân với cái tên “Đại bàng đen” này tại thời kỳ đỉnh điểm đã có đến 50 ngàn quân. Được trang bị vũ khí đầy đủ với cả canon và súng máy, các đơn vị của bộ nội vụ liên bang đã áp đảo hoàn toàn quân khởi nghĩa, những người mà vũ khí trên tay chủ yếu là cào cỏ và rìu. Chỉ trong vài ngày ngàn quân khởi nghĩa đã bị tàn sát và hàng trăm làng mạc đã bị đốt trụi (31).

          Mặc dù cuộc khởi nghĩa “cào cỏ” bị dập tắt nhanh chóng, những cuộc nổi dậy của nông dân vẫn lan rộng ở các tỉnh vùng trung Volga bao gồm Tambov, Penza, Samara, Saratov, và Tsaritsyn, những nơi chịu mức trưng thu lương thực nặng từ chính quyền Bolsevik. Lãnh đạo Bolsevik Antonov-Oseenko , người đã cầm đầu những cuộc đàn áp những cuộc nổi dậy của nông dân ở Tambov, sau này đã thú nhận rằng kế hoạch phân bổ trưng thu lương thực của chính quyền trung ương vào những năm 1920-1921 nếu được thực hiện thì đồng nghĩa với việc mang cái chết đối với những người nông dân. Trung bình mỗi nông dân chỉ được nhà nước Bolsevik cho phép giữ lại 1 pud (35 pounds) ngũ cốc và 1.5 puđy (khoảng 55 pounds) khoai tây mỗi năm – bằng 1/10 lượng thực phẩm để duy trì cuộc sống của một con người. Chính vì vậy những người nông dân ở các tỉnh trên không còn con đường nào khác là đứng lên chống lại chính quyền Bolsevik vào mùa hè năm 1920 để giành lại sự sống cho bản thân. Những cuộc nổi dậy tồn tại trong hai năm nữa và cuối cùng đã bị đánh bại bởi một trận đói khủng khiếp.

          Trung tâm xung đột thứ ba giữa những người nông dân và chính quyền Bolsevik chính là ở Ukraina, sau khi những người Bolsevik đánh chiếm trở lại Ukraina từ tay của quân bạch vệ dưới quyền chỉ huy của tướng Denikin trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm 1919 đến tháng 2 năm 1920; nhưng trong những vùng nông thôn, quyền kiểm soát vẫn nằm trong tay các đội quân Xanh, rất nhiều trong số đó tựu đặt mình dưới quyền chỉ huy của Makhno. Không giống như quân “đại bàng đen” trong cuộc khởi nghĩa “cào cỏ”, quân khởi nghĩa ở Ukraina được trang bị tốt hơn vì trong số đó có rất nhiều hồng quân đào ngũ. Vào mùa hè năm 1920, đội quân của Makhno có 15 ngàn quân, 2500 kỵ binh, gần 100 súng máy hạng nặng, 20 pháo, hai xe vũ trang. Hàng trăm những nhóm nhỏ hơn với con số từ vài chục đến vài trăm cũng thực hiện những cuộc chiến tranh du kích chống sự chiếm đóng của quân Bolsevik. Để chống lại những cuộc chiến tranh du kích của nông dân, chính quyền Bolsevik vào ngày 20 tháng 5 năm 1920 phải dùng đến Feliks Derzhinsky, phong cho ông chức “Tổng chỉ huy mặt trận phía sau ở vùng Tây Nam”. Derzhinsky đến Kharkiv hai tháng, thiết lập 24 đơn vị quân đặc biệt của bộ nội vụ liên bang, những lực lượng đặc biệt tinh nhuệ với những đơn vị kỵ binh được huấn luyện kỹ càng để truy kích quân khởi nghĩa và máy bay để ném bom vào những nơi do quân khởi nghĩa chiếm đóng (32). Nhiệm vụ của lực lượng này là dập tắt hoàn toàn những cuộc chiến du kích của nông dân trong vòng 3 tháng. Thực tế chiến dịch đó đã phải kéo dài trong hơn hai năm từ mùa hè năm 1920 đến mùa thu năm 1922, trong đó hàng chục ngàn người phải bỏ mạng.

          Trong câu chuyện đối đầu giữa nông dân với chính quyền Bolsevik, vụ “diệt Cossack” chiếm một vị trí quan trọng, nó là vụ diệt trừ một cách có hệ thống những người Cossack ở vùng Don và Kuban. Lần đầu tiên chính quyền Bolsevik đưa ra cái gọi là “trách nhiệm tập thể” để nhằm tiêu diệt và đuổi lưu đầy cả một dân tộc ra khỏi quê hương của họ, một vụ việc mà chính những người lãnh đạo Bolsevik đã gọi là “Soviet Vendéer” (33) (Vendée là nơi xảy ra những cuộc khởi nghĩa chống chính quyền của Jacobin và là nơi xảy ra vụ thảm sát của chính quyền đối với dân lành trong cách mạng Pháp làm hàng ngàn người dân bỏ mạng – ND). Vụ diệt Cossack này không phải là kết quả của việc “quá tay” trong một cuộc chiến mà là một vụ đã được tính toán kỹ lưỡng từ trước dưới sự chỉ đạo của những chính trị gia cap cấp của những người Bolsevik bao gồm cả Lenin, Sergo Orđzhonikige, Sergei Syrtsov, Grigory Solonikov, và Isaac Reingold. Mặc dù bị tạm hoãn lại trong mùa xuân năm 1919 do những thất bại quân sự của Hồng quân, quá trình “diệt Cossack” được tiến hành trở lại vào năm 1920, sau những chiến thắng của Hồng quân ở vùng Don và Kuban, với mức độ tàn bạo ghê gớm hơn nhiều lần so với trước đó.

          Từ tháng 12 năm 1917, những người Cossack đã bị tước đoạt hết những đặc ân mà họ được hưởng dưới chế độ Sa Hoàng, bị những người Bolsevik liệt vào dạng “Kulak” (phú nông) và là “kẻ thù giai cấp”; do đó họ đã gia nhập quân bạch vệ dưới ngọn cờ của Ataman Krasnov. Vào tháng 2 năm 1919, khi những cánh quân Bolsevik tiến vào miền nam nước Nga và Ukraina, thì những đơn vị hồng quân đầu tiên đã thâm nhập vào lãnh địa của những người Cossack vùng Don và Kuban. Ngay từ đầu những người Bolsevik đã cố gắng để tiêu diệt đến mức tối đa sự tồn tại của những cộng đồng người Cossack, đất đai của họ bị tịch thu đem phân phối lại cho những người Nga di cư đến đó hoặc cho những nông dân tại địa phương không có nguồn gốc Cossack, họ bị buộc giao nộp toàn bộ vũ khí đang sở hữu (vì lý do lịch sử những người Cossack luôn là những chiến binh thiện chiến trong chế độ cũ do đó họ được quyền mang vũ khí) nếu không sẽ bị hành hình, toàn bộ những hội đồng tự quản của người Cossack đều bị giải tán.

          Thật ra những biện pháp mạnh kể trên chỉ là thực hiên một phần trong nghị quyết bí mật nhằm đối phó với những người Cossack của trung ương đảng cộng sản Bolsevik thông qua vào ngày 24 tháng 1 năm 1919:”Kinh nghiệm của cuộc đối đầu với bon Cossạk trong cuộc nổi chiến chỉ ra rằng chúng ta phải dùng đến khủng bố tập thể rộng lớn và mạnh mẽ, phải đấu tranh không khoan nhượng với bọn nhà giầu Cossack, phải huỷ diệt, đuổi lưu đầy, đến những tên Cossack cuối cùng” (34).

          Điều xảy ra rrong thực tế, như Reigold chủ tịch hội đồng cách mạng vùng Don, người chịu trách nhiệm áp đặt luật cai trị của chính quyền Bolsevik trên lãnh thổ của người Cossack, là:”Huỷ diệt trên diện rộng toàn bộ bọn Cossack” (35) Từ giữa tháng 2 đến giữa tháng 3 năm 1919, các đơn vị Bolseviks đã hành quyết hơn 8000 người Cossack (36). Tại mỗi stanitsa (làng của người Cossack), các toà án cách mạng chỉ cần vài phút để xử và tuyên án tử hình cả loạt người Cossack thường là với tội danh “có biểu hiện phản cách mạng”. Đứng trước sự đán áp tàn bạo không khoan thứ của những người Bolsevik, dân Cossack không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc đứng lên khởi nghĩa.
          Cuộc khởi nghĩa nổ ra từ huyện Veshenskaya vào ngày 11 tháng 3 năm 1919. Đội quân khởi nghĩa có tổ chức tốt đã huy động được phần lớn đàn ông từ lứa tuổi 16 đến 55 và gửi đi những bức điẹn tín kêu gọi nhân dân khắp vùng Don đến tận tỉnh Voronezh cùng đứng lên chống lại chính quyền Bolsevik.
          Họ giải thích:”Chúng tôi – những người Cossack – chúng tôi không chống lại Soviet. Chúng tôi ủng hộ bầu cử tự do. Chúng tôi chống lại bọn cộng sản, chống dồn dân vào các nông trang (hợp tác xã - ND), chống bọn Do thái. Chúng tôi phản đối chính sách trưng thu lương thực bắt buộc, phản đối những tên trộm nhơ bẩn, phản đối những hành động giết người dã man diễn ra hàng ngày của Cheka” (37). Vào đầu tháng tư lực lượng quân nổi dậy đã có một đội quân lên đến 30 ngàn người được tổ chức tốt và thiện chiến. Hoạt động trong lòng giới tuyến của hồng quân, lúc này đang bận bịu để đối phó với cánh quân bạch vệ của Denikin ở sâu phía nam và quân Cossack vùng Kuban, quân Cossack vùng Don đã đóng vai trò không nhỏ trong những thành công của quân bạch vệ vào tháng 5 và tháng 6 năm 1919. Vào đầu tháng 6 năm 1919, quân Cossack vùng Don đã sát nhập với quân Cossack Kuban và quân bạch vệ. Toàn bộ “Soviet Vandéer” đã được giải phóng khỏi “Mutscovites, Do thái, và Bolsevik”.

          Nhưng quân Bolseviks đã trở lại vào tháng 2 năm 1920. Lần chiếm đóng thứ hai này tàn bạo hơn lần thứ nhất. Toàn bộ vùng Don bị buộc phải giao nộp cho chính quyền Bólevik lượng ngũ cốc lên đến 36 triệu puddy một lượng lớn hơn cả khả năng sản xuất của toàn vùng trong một năm; và toàn bộ những cư dân của vùng bị lột sạch không chủ những lượng lương thực trong những bữa ăn hết sức đạm bạc, những lượng ngũ cố dự trữ mà the như những bản báo cáo của Cheka họ còn bị lột tất cả những đồ dùng có trong nhà như “Giầy dép, quần áo, giường tủ, và đến cả những cái ấm samova” (38). Tất cả những người đàn ông trong vùng còn đủ sức chiến đầu đều gia nhập những toán quân Xanh khởi nghĩa, với con số lên đến 35 ngàn ở Kuban và Don. Để thoát khỏi thế bị giam hãm ở Crimea từ tháng hai, tướng Bạch vệ Wrangel quyết định phá vòng vây quân của Hồng quân bằng cách sát nhập lực lượng cùng quân Cossack và quân Xanh vùng Kuban. Vào ngày 17 tháng 8 năm 1920, đội quân gồm 5000 người tiến tới Novorossiisk. Đối mặt với lực lượng liên quân bao gồm quân bạch vệ, quân Cossack và quân Xanh, những người Bolsevik buộc phải dời bỏ thành phố Ekaterinodar thành phố chính của vùng Kuban. Mặc dù quân của Wrangel tiến được vào miền nam Ukraina, những thành công của quân bạch vệ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Phải đối mặt với lực lượng quân Bolsevik đông hơn bội phần và bị níu kéo bởi một lượng lớn thường dân đi cùng, quân của Wrangel cuối cùng phải rút chạy tán loạn về Crimea vào cuối tháng 10. Cuộc tái chiếm Crimea của những người Bolsevik, cuộc đối đầu quân sự cuối cùng giữa Hồng quân và Bạch quân, là một trong những cuộc thảm sát đẫm máu nhất trong cuộc nội chiến. Có ít nhất 50 ngàn thường dân đã bị những người Bolsevik giết chỉ riêng trong tháng 11 và tháng 12 năm 1920. (39)

          Đứng về phía thất bại của cuộc chiến, những người Cossack một lần nữa lại là nạn nhân của khủng bố đỏ. Một trong những yếu nhân của Cheka, Karl Lander người Latvia, được phong “toàn quyền vùng bắc Capcatdơ và Don”. Hành động đầu tiên của Lander là cho thành lập những tổ ba người (troiki), những hội đồng đặc biệt để thi hành việc “diệt Cossack”. Chỉ trong tháng 10 năm 1920 những tổ ba người này đã tuyên án tử hình 6000 người và buộc họ bị hành hình ngay lập tức (40). Gia đình, đôi khi cả hàng xóm, của những người tham gia quân Xanh hay quân Cossack chống lại chính quyền Bolsevik mà đã chốn thoát, đều bị bắt làm con tin và tống vào các trại tập trung, những nơi mà như lời của Martin Latsis – chùm Cheka ở Ukraina trong một bản báo cáo, thực sụ là những trại tập trung chết người:”Bị nhốt ở trại tập trung gần Maikov là những con tin, phụ nữ, trẻ em, những người già đã sống sót qua những điều kiện khắc nghiệt nhất, trong cái lạnh và bùn đất của tháng 10... Họ đang chết như ruồi bọ. Những người đàn bà sắn sàng làm tất cả để thoát chết. Những người lính canh trại đã lợi dụng việc đó để dùng họ như những con điếm” (41)

          Tất cả những phản kháng đều bị trừng trị thẳng tay không thương tiếc. Khi người chỉ huy của Cheka ở Pyatigorsk bị phục kích, họ đã trả đũa bằng cách tổ chức “ngày khủng bố đỏ” mà mức độ đàn áp thậm chí còn đi quá cả chỉ thị của Lander, người đã tuyên bố rằng:” hành động khủng bố này (phục kích lãnh đạo Cheka –ND) cần phải được chúng ta sử dụng làm tiền đề cho việc bắt và hành quyết những con tin quan trọng, là lý do để đẩy mạnh việc hành hình những tên gián điệp của bạch vệ và bọn phản cách mạng nói chung”. Vụ việc xảy ra theo lời của Lander:” Lực lượng Cheka ở Pyatigorsk quyết định mỗi ngày hành quyết 300 người. Họ chia thành phố ra làm nhiều khu và đặt một quota cố định về số người cần bị hành quyết ở mỗi khu sau đó yêu cầu đảng bộ tại khu tương ứng đưa danh sách những kẻ cần bị hành quyết... biện pháp không thoả đáng này dẫn đến việc lợi dụng để trả thù cá nhân... ở Kislovodsk, vì không nghĩ được cách nào tốt hơn, nên họ đã quyết định giết những bệnh nhân đang nằm viện cho đủ số quota.” (42)

          Một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để diệt trừ người Cossack mà những người Bolsevik thực hiện là phá huỷ hoàn toàn những thị trấn làng mạc của người Cossack sau đó đuổi toàn bộ những người còn sống khỏi quê hương họ. Những hồ sơ do Sergo Ordzhonikidze lúc đó là chủ tịch hội đồng cách mạng bắc cápcátdơ lưu giữu những tài liệu về những hành động kiểu như vậy trong tháng 10 và đầu tháng 11 năm 1920. Ví dụ, vào ngày 23 tháng 10, Ordzhonikidze ra lệnh:

          “1. Toàn bộ thị trấn Kalinovskaia phải bị đốt trụi.

          2. Tất cả cư dân ở Ermolovskaya, Romanovskaya, Samachinsnaya, và Mikhailovskaya phải bị đuổi ra khỏi nhà, nhà cửa, đất đai của họ được phân phát lại cho bần cố nông, đặcu biệt là những người Chechen do họ biết tôn trọng chính quyền Soviet.

          3. Tất cả đàn ông trong độ tuổi từ 18 đến 40 ở các vùng trên phải bị bắt và lưu đầy lên phái bắc dưới sự canh gác và hộ tống có vũ trang. Tại đó buộc chúng phải lao động khổ sai.

          4. Đàn bà, trẻ em, người gia cũng phải bị đuổi khỏi nhà nhưng cho định cư lại ở phái cực bắc.

          5. Tất cả gia xúc, thực phẩm, hàng hoá ở các vùng trên phải bị tịch thu” (43)

          Ba tuần sau Ordzhonikidze nhận được báo cáo về tình hình tiến triển của việc thực thi mệnh lệnh nói trên:

          “Kalinovsskaya: toàn bộ thị trấn đã phị đốt trụi, toàn bộ cư dân gồm 4200 người đã bị đuổi khỏi thành phố.

          Ermolovskaya: Đã dọn sạch cư dân (tổng số 3218)

          Romanovskaya: 1600 đã bị đuổi, 1661 nữa đang chờ bị trục xuất.

          Samachinskaya: 1018 đã bị đuổi, 1900 đang chờ bị trục xuất.

          Mikhailovskaya: 600 đã bị đuổi, 2200 đang chờ bị trục xuất.

          150 xe chở thực phẩm tịch thu được đã lên đường đến Grozny. Trong 3 thị trấn vẫn chưa dọn sạch được dân, những người bị dọn đầu tiên là các gia đình của bọn bạch vệ và quân Xanh và những kẻ đã tham gia cuộc nổi loạn vừa rồi. Trong số những người đang chờ bị trục xuất có cả những người ủng hộ chính quyền Bolsevik, gia đình của một số hồng quân, viên chức soviet, và một số đảng viên cộng sản. Sự chậm chễ là do không có đủ toa xe hoả để chở. Trung bình một ngày chỉ có được một chuyến. Để hoàn thành nhiệm vụ chúng tôi cần gấp khoảng 306 toa xe hoả” (44)

          Những nhiệm vụ kiểu trên thường kết thúc như thế nào? hiện chưa có những tài liệu cung cấp câu trả lời cho câu hỏi này. Rõ ràng những hoạt động như vậy tiếp tục xảy ra trong một khoảng thời gian khá dài sau đó, phần lớn trong số đó không phải là đẩy đi lưu đầy ở miền cực bắc, như sẽ xảy ra những năm sau đó (dưới thời Stalin – ND), mà đến những mỏ than ở Donetsk, nơi gần hơn rất nhiều. Với điều kiện của giao thông đường sắt vào những năm 20, chắc hẳn những hoạt động lưu đầy người kiểu trên diễn ra rất hỗn độn. Tuy vậy có thể nói hành động diệt Cossack trong những năm 20s là tiền đề cho hành động diệt Kulak trên diện rộng diễn ra 10 năm sau đó. Chúng cùng mang đậm tư duy về “chịu trách nhiệm tập thể”, cũng những đoàn người bị lưu đầy với những đội quan có vũ trang hộ tống, cũng những tâm trạng hoang mang của những kẻ bị lưu đầy khi họ không được chuẩn bị trước và không hề biết đích đến sẽ là đâu, cũng là những lao động khổ sai mà những kẻ lưu đầy bị buộc phải gánh chịu. Những người Cossack vùng Don và Kuban đã phải trả một cái giá rất đắt cho việc dám đứng lên chống lại chính quyền Bolsevik. Theo những con số tin cậy có khoảng 300 đến 500 ngàn người Cossack đã bị giết và đuổi lưu đầy trong năm 1919 và 1920 trong tổng số dân gần 3 triệu.

          Các vụ thảm sát do những người Bolsevik thực hiện có mức độ khó xác định nhất là những vụ thảm sát nhằm vào những tù nhân và con tin những kẻ bị bắt giữ đơn giản chỉ vì họ thuộc vào “giai cấp thù địch” hoặc “thành phần cặn bã của xã hội”. Những cuộc thảm sát này có cùng logic với Khủng bố đỏ (xem chương 3 –ND) trong nửa cuối năm 1918, nhưng ở mức độ lớn hơn rất nhiều. Những cuộc khủng bố và thảm sát dựa trên xuất thân giai cấp thường được biện hộ bởi lý lẽ rằng một thế giới mới (do những người Bolsevik dựng nên –ND) đã ra đời và do đó mọi thứ phải phục vụ sự ra đời của “thế giới mới” này giống như lời giải thích trong bài xã luận trong số đầu tiên của tờ Krasnyi Mech (Lưỡi Gươm Đỏ), một tờ báo của Cheka Kyiv:

          “Chúng ta không chấp nhận hệ thống chuẩn mực đạo đức và “nhân đạo” cũ do bọn tư sản đưa ra để đàn áp và bóc lột những giai cấp dưới. Nền đạo đức của chúng ta xưa nay chưa từng có trong lịch sử loài người, các giá trị nhân đạo của chúng ta là tuyệt đối vì nó dựa trên những chuẩn mực mới. Mục đích của chúng ta là phá huỷ hoàn toàn mọi dạng áp bức và bạo lực. Đối với chúng ta, mọi thứ đều có thể làm được, bởi chúng ta là những người đi tiên phong, những người đầu tiên dùng lưỡi gươm không phải để biến nhân loại thành nô lệ mà để giải phóng họ khỏi những gông xiềng... Đổ máu ư? hãy cứ để máu đổ thành sông! hãy cứ để máu làm hoen ố lá cờ đen của bọn tư bản ăn cướp, hãy để lá cờ của chúng ta mãi đỏ tươi mầu máu! Bởi chỉ có thể bằng sự tiêu diệt hoàn toàn thế giới cũ chúng ta mới có thể tự giải phóng mình khỏi sự thống trị của lũ chó má! (45)”

          Những lời kêu gọi khát máu kiểu trên luôn có được sự nhiệt tình hưởng ứng từ chính quyền mới, những sự hưởng ứng từ các cấp của Cheka nơi luôn có đầy ắp những con người với khát vọng trả thù cao độ mà đó cũng là lý do cho việc tuyển dụng họ, cho dù xuất thân của họ, như chính một số những nhà lãnh đạo Bolsevik thừa nhận, từ những tầng lớp “lưu manh và cặn bã trong xã hội”. Trong bức thư đề ngày 22 tháng 3 gửi cho Lenin, nhà lãnh đạo Bolsevik Serafina Gopner đã mô tả những hành động của Cheka tại Ekaterinoslav như sau:”Tổ chức này đã thối nát đến tận gốc rễ, một thứ thối nát tội phạm và bạo tàn với những quyết định ra hoàn toàn tuỳ tiện. Nó gồm toàn những tên tội phạm, những thành phần cặn bã của xã hội, những kẻ được trang bị đến tận răng giết tất cả những người mà đơn giản vì chúng không thích họ. Chúng ăn cắp, ăn cướp, hiếp dâm, và ném người vào tù tuỳ tiện; chúng giả mạo giấy tờ, tra tấn, tống tiền và chỉ thả người khi chúng nhận được những khoản tiền chuộc khổng lồ” (46).

          Những hồ sơ mật thuộc ban chấp hành trung ương Đảng CS, ví dụ như những hồ sơ của Felix Dzerzhinsky, hiện còn lưu giữ vô số những bảo báo cáo tương tự như trên của những lãnh đạo Đảng, của các thanh tra, và công an mật về những “hành động phản động” của Cheka khi đã “nổi điên bởi máu và bạo lực”. Sự thiếu hụt các thủ tục pháp lý và chuẩn mực đạo đức dẫn đến sự tự do, toàn quyền không thể kiểm soát của các đơn vị Cheka địa phương. Do không thể biện hộ cho những hành động của mình trước cấp trên, chúng đã tự biến mình thành một chính thể cực kỳ tàn bạo và khát máu, không bị kiểm soát và không thể bị kiểm soát. Chúng ta hãy thử cùng xem ba mẩu trích các bản báo cáo trong vô vần những bản báo cáo kiểu này để thấy được sự trượt dần vào sự tự do hoàn toàn vô tổ chức của Cheka địa phương.

          Đầu tiên là bản báo cáo của Smirnov, một sỹ quan huấn luyện Cheka ở Syzran thuộc tỉnh Tambov, gửi Derzinsky, đề ngày 22 tháng 3 năm 1919:

          “Tôi đã tiến hành điều tra những vụ việc liên quan đến vụ nổi loạn của bọn Kulak ở làng Novo-Matryonskaya. Quá trình hỏi cung diễn ra cực kỳ lộn xộn. 75 người đã bị tra tấn, ấy vậy mà chẳng có bản báo cáo dưới dạng văn bản nào....5 người bị hành hình vào ngày 16 tháng 2, hôm sau là 13 người. Thế mà biên bản về án tử hình và việc hành quyết lại đề ngày 28 tháng 2. Khi tôi đề nghị lãnh đạo Cheka giải thích thì anh ta trả lời rằng:”Chúng tôi không có thời gian để viết biên bản vào lúc ấy. Mà cái đó có quan trọng khỉ gì nhỉ chúng ta đang cố gắng để tiêu diệt toàn bộ giai cấp tư sản và Kulak cơ mà?” (47)

          Tiếp theo là bản báo cáo của Bí thư chi bộ đảng Bolsevik tại Yaroslav đề ngày 26 tháng 9 năm 1919:”Lực lượng Cheka đang tiến hành cướp bóc và bắt bớ hết sức tuỳ tiện. Họ cho rằng họ an toàn vì không thể bị trừng phạt, nên họ đã biến những trụ sở của mình thành những nhà thổ khổng lồ nơi họ giam giữ những phụ nữ thuộc tầng lớp tư sản. Nạn nhậu nhẹt, say xỉn tràn lan. Cocain được dùng rộng rãi trong các tầng lớp lãnh đạo của Cheka.” (48)

          Cuối cùng là bản báo cáo của N. Rosental, thanh tra các lãnh đạo của các đơn vị đặc biệt, đề ngày 16 tháng 10 năm 1919:

          “Atarbekov, chỉ huy các đơn vị đặc biệt của cánh quân 11 đang tự tung tự tác không theo mệnh lệnh của tổng hành dinh. Ngày 30 tháng 7 khi đồng chí [Andrei] Zakovsky, người được tổng hành dinh ở Maxcơva gửi đến để thanh tra các đơn vị đặc biệt, đến gặp [Georgy] Atarbekov, hắn đã nói thẳng:”Nói với Derzinsky rằng, tôi không chịu sự điều khiển của ông ta”. Những kẻ này không tôn trọng một chút gì các chính quyền địa phương, chúng có bộ dạng khả nghi nếu không muốn nói là trông như những tên tội phạm thứ thiệt. Ban hành động chẳng lưu giữ bất cứ văn bản hay giấy tờ gì. Đối với những án tử hình và việc thực thi án, tôi chẳng tìm thấy ý kiến hay xác nhận của cá nhân nào cả chỉ thấy các danh sách những người bị giết mà phần lớn là các danh sách không đầy đủ, và với những câu thế này “Bắn theo chỉ thị của đồng chí Atarbekov”. Đối với những sự kiện diễn ra trong tháng 3, cực kỳ khó có thể biết những ai đã bị bắn và vì sao... Những bữa nhậu nhẹt say xỉn, những cuộc truy hoan trác táng diễn ra hàng ngày. Tuyệt đại đa số Cheka ở đây là những con nghiện Cocain. Họ nói rằng Cocain giúp họ giữ vững tâm trí khi phải đối mặt với những cảnh máu me diễn ra hàng ngày. Say sưa với máu và bạo lực, những người Cheka ở đây đang làm nhiệm vụ của mình, nhưng lại tạo ra những phần tử không thể kiểm soát nổi cần phải được canh trừng cẩn thận” (49)

          Những báo cáo nội bộ trond Đảng và Cheka kiểu trên giúp khẳng định thêm tính chính xác của vô vàn những tài liệu do những kẻ thù của những người Bolsevik đã cóp nhặt và lưu trữ từ năm 1919 đến năm 1920, trong đó đặc biệt phải kể đến những tàng thư tài liệu của “Uỷ ban đặc biệt về điều tra những tội ác của những người Bolsevik” do tướng bạch vệ Denikin thành lập. Tàng thư tài liệu này sau khi bị chuyển từ Praha về Maxcơva vào năm 1945 đã bị đưa vào mục tuyệt mật không cho phép ai được đọc nhưng hiện nay đã mở cửa đón mọi người. Vào năm 1926, nhà sử học thuộc Đảng cách mạng xã hội Nga, Sergei Melgunov, trong cuốn “khủng bố đỏ ở nuớc Nga” của mình, đã cố gắng phân loại những vụ tàn sát tù nhân, con tin, dân thường do nhưng người Bolsevik thực hiện trên cơ sở đấu tranh giai cấp. Mặc dù còn chưa đầy đủ, những danh sách của những vụ việc thảm khốc nêu trong tác phẩm tiên phong đó hiện đã được khẳng định bởi vô số các tài liệu của tất cả các bên tham chiến. Do sự lộn xộn trong chính tổ chức Cheka mà vẫn có một khoảng cách thông tin liên quan đến số lượng chính xác các nạn nhân, mặc dù số vụ việc thì tài liệu của cả hai phía đều đã khẳng định. Sử dụng nhiều nguồn tài liệu khác nhau, chúng tôi xin liệt kê ra đây theo thứ tự phụ thuộc vào kích cỡ của các vụ thảm sát.

          Những vụ tàn sát “những phần tử tình nghi”, “con tin” và “kẻ thù của nhân dân” đang bị giam giữ để phòng ngừa tại các trại giam và trại tập trung bắt đầu từ tháng 9 năm 1918, trong làn sóng đầu tiên của khủng bố đỏ. Một khi những “kẻ tình nghi”,”con tin” và “kẻ thù của nhân dân” đã được xác lập thì ngay lập tức cửa của những nhà giam, trại tạp chung rộng mở, những bộ máy đàn áp khổng lồ bắt đầu hoạt động. Sự xác định các nạn nhân của các cuộc thảm sát kiểu này thường diễn ra ngay sau khi những người Bolsevik chiếm được một làng mạc nào đó mà trước đó thuộc quyền kiểm soát của đối phương trong một cuộc nội chiến mà quyền kiểm soát các làng mạc diễn ra hàng tuần hàng tháng.

          Sự áp đặt “nền chuyên chính vô sản” lên các thành phố mới được đánh chiếm trở lại luôn diễn ra với trình tự giống nhau: giải tán các chính quyền hay hội đồng do dân bầu ra, cấm tất cả các hoạt động thương mại - đồng nghĩa với việc dẫn đến thiếu hụt và tăng cao giá lương thực – quốc hữu hoá tất cả các nhà xưởng, và đánh thuế thật nặng vào các tầng lớp tư sản – ví dụ như 600 triệu rúp ở Kharkiv vào tháng 2 năm 1919, và 500 triệu rúp ở Odessa vào tháng 4 năm 1919. Để đảm bảo những khoản thuế khổng lồ này được trả đến từng xu, hàng trăm nàh tư sản bị bắt và giam trong trại tập trung làm con tin. Về mặt bản chất nó là hành động cướp bóc, tước đoạt, hăm doạ được hiến pháp hoá, là bước mở đầu để “tiêu diệt hoàn toàn giai cấp tư sản”.

          Tờ Izvestiya của đoàn đại diện của “hội đồng công nhân” Odessa ra ngày 13 tháng 5 năm 1919 viết:”Theo nghị quyết của Soviet của công nhân, ngày 13 tháng năm là ngày tiến hành tước đoạt toàn bộ tài sản của bọn tư sản. Những kẻ hữu sản sẽ phải điền vào những form khai báo về những gì mà chúng đang sở hữu như lượng thực phẩm, giầy dép, quần áo, nữ trang, xe cộ, giường tủ, thảm, đồ bạc, dao kéo, và tất cả những thứ có thể dùng để phân phát lại cho nhân dân lao động....Nhiệm vụ của tất cả mọi người là phải tham gia giúp sức cho hội đồng trưng thu thực hiện công việc cao cả này. Những ai không trọ giúp sẽ bị bắt ngay lập tức. Những ai chống lại sẽ bị xử tử tức thì.”
          Latsis, trùm Cheka ở Ukraina, trong một thông báo về Cheka địa phương đã thú nhận, phần lớn những gì tước đoạt được từ “giai cấp tư sản” đều chảy vào túi của Cheka hoặc các đội trưởng các đội trưng thu hay đội Hồng vệ binh.

          Giai đoạn thứ hai của cuộc tước đoạt này là tịch thu nhà cửa của tư sản. Trong “cuộc đấu tranh giai cấp” này, làm nhục kẻ thù là một yếu tố quan trọng. Tờ báo nói trên ở Odessa ra ngày 26 tháng 4 năm 1919 viết:”Chúng ta phải đối xử với chúng theo cái cách mà chúng xứng đáng được hưởng đó là sự trừng phạt và cái chết. Nếu chúng ta hành hình vài trục tên khát máu ngu dốt này, nếu chúng ta buộc chúng phải đi quét đường phố, buộc vợ và con gái chúng phải đi quét dọn các doanh trại của Hồng quân (mà như thế đã là vinh dự cho chúng lắm rồi), chúng sẽ hiểu được rằng ở đây chỉ có quyền lực của chúng ta, chẳng có ai cả cho dù có là bọn Anh quy tộc hay bọn Hốt ten tô (những người Hốt ten tô là bộ lạc lạc hậu ở nam phi, ở đây ý muốn nói chẳng ai cứu được những người tư sản Nga – ND) cũng chẳng thế đến mà cứu chúng cho được” (50)

          Một chủ đề thường thấy trên các tờ báo Bolsevik từ Odessa đến Kyiv, Kharkiv, Ekaterinoslav, cũng như ở Pem, Ural, và Nizhni Novgorod, là thực hiện việc sỉ nhục những phụ nữ thuộc tầng lớp tư sản, những người bị buộc phải đi vệ sinh cọ rửa toilet trong các doanh trại của Hồng quân hay Cheka. Nhưng đó chỉ là cách nói che đậy cho một sự thực bên trong đó là những cuộc hiếp dâm tàn bạo và quy mô, mà nhiều nguồn tài liệu đã cho thấy tỷ lệ những người này bị hiếp dâm là rất cao đặc biệt là trong cuộc tái chiếm Ukraina lần thứ hai và ở các vùng người Kossac ở Crimea vào năm 1920.

          Đỉnh cao tất yếu của “công cuộc tiêu diệt giai cấp tư sản” này là những cuộc hành quyết tù nhân, con tin, những người bị tình nghi, những người bị giam giữ chỉ đơn giản là vì họ thuộc vào “những giai cấp đang được xủ lý”. Những con số vụ việc như bậy được ghi lại nhiều vô vàn trong các thành phố mà những người Bolsevik giành được quyền kiểm soát. ở Kharkiv có từ 2000 đến 3000 người bị hành quyết trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 8 năm 1919, khoảng 1000 đến 2000 nữa trong tháng 12 khi những người Bolsevik tái chiếm thành phố; ở Rostov-on-Don khoảng 1000 nạn nhân chỉ riêng trong tháng giêng năm 1920; ở Odessa là 2200 vào khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 8 năm 1919, và sau đó là từ 1500 đến 3000 trong khoảng thời gian từ tháng 2 năm 1920 đến tháng 2 năm 1921; ở Kyiv chỉ riêng trong khoảng từ tháng 2 đến tháng 8 năm 1919 đã có ít nhất 3000 nạn nhân; ở Ekaterinodar con số là khoảng 3000 trong khoảng thời gian giữa tháng 8 năm 1920 và tháng 2 năm 1921; ở Armavir, một thành phố nhỏ ở Kuban, con số là khoảng từ 2000 đến 3000 trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 10 năm 1920; danh sách này còn kéo dài mãi.

          Thật ra còn có nhiều những vụ tàn sát kiểu này ở những nơi khác những không được điều tra và thông kê ngay sau khi nó xảy ra. Do đó những gì xảy ra ở Ukraina và miền nam nước Nga được biết rõ hơn so với những chuyện tương tự diễn ra ở những vùng khác như Capcadơ, Trung á, Ural. Tốc độ hành quyết thường được đẩy lên rất cao khi những kẻ thù của những người Bolsevik đang tiến lại gần, hay khi những người Bolsevik bỏ những vùng đất đai đang chiếm đóng và muốn “dọn sạch” các nhà tù. Ví dụ ở Kharkiv, trong những ngày ngay trước khi quân bạch vệ tiến đến, hàng trăm con tin đã bị hành hình. Tại Kyiv, hơn 1800 người bị hành quyết chỉ trong một tuần từ ngày 22 đến ngày 28 tháng 8, ngay trước khi quân bạch vệ đánh chiếm thành phố vào ngày 30. Tương tự như vậy ở Ekaterinodar, khi phải đối mặt với quân Cossac đang tiến đến, Artarbekov chỉ huy Cheka tại đó đã ra lệnh hành quyết 1600 “tên tư sản” chỉ trong 3 ngày từ 17 đến 19 tháng 8, trong một thành phố nhỏ mà dân số tổng cộng chỉ có khoảng 30000 dân cư (51).

          Rất nhiều các tài liệu của các hội đồng điều tra của quân bạch vệ, những người thường có mặt tại những địa điểm xảy ra các cuộc thảm sát vài ngày thậm chí vài giờ sau khi chúng xảy ra, lưu giữ vô số những bản khai, lời chứng, khám nghiệm tử thu, ảnh của những cuộc thảm sát đó và thông tin cá nhân của các nạn nhân. Đối với những người bị hành quyết tại phút trót trước khi những người Bolsevik thoái lui thì thường có ít vết tích của sự tra tấn mà đơn giản thường là một viên đạn găm ở gáy. Nhưng đối với những thi thể nạn nhân được đào lên từ các mộ chôn tập thể thì sự tình lại không như thế. Những bản khám nghiệm tử thi, những bằng chứng cụ thể và lời khai của các nhân chứng cho thấy có vô vàn các loại tra tấn cực kỳ dã man đối với những nạn nhân này. Chi tiết về những kiểu tra tấn này được ghi nhận lại trong cuốn “khủng bố đỏ ở nước Nga” của Sergei Melgunov lẫn bản báo cáo lên trung ương đảng cách mạng xã hội mang tên “Cheka” in tại Berlin năm 1922 (52).

          Tại Crimea, nơi những đơn vị cuối cùng của quân bạch vệ dưới quyền chỉ huy của tướng Wrangel và dân thường tìm cách chốn chạy trước đà tiến của quân Bolsevik, những cuộc thảm sát diễn ra với quy mô lớn nhất. Từ giữa tháng 11 đến cuối tháng 12 năm 1920, hơn 50 000 người đã bị bắn hoặc treo cổ (53). Một lượng lớn những vụ hành quyết diễn ra sau khi quân bạch vệ của Wrangel chốn thoát. Tại Sevastopol, hàng trăm công nhân kéo tầu đã bị bắn vào ngày 26 tháng 11 vì tội “đã giúp bọn bạch vệ tẩu thoát”. Ngày 28 và 30 tháng 11 tờ Izvestyia của hội đồng cách mạng Sevastopol in hai danh sách các nạn nhân; danh sách thứ nhất có 1634 cái tên và danh sách thứ hai có 1202. Khi làn sóng thảm sát thứ nhất đã dịu đi, nàh cầm quyền Bolsevik lại cố gắng đưa ra danh sách đầy đủ của hàng ngàn, hàng chục ngàn những “tên tư sản” mà họ tin rằng đang lẩn chốn ở Crimea. Ngày 6 tháng 12, Lenin phát biểu trước một hội đồng tại Matxcơva rằng có 300000 tên tư sản đang chốn ở Crimea. Ông phán rằng trong tương lai gần những “phần tử” này sẽ trở thành “những tên gián điệp sẵn lòng bảo vệ chủ nghĩa tư bản” và rằng chúng cần phải bị “trừng trị”.

          Hàng rào quân sự khép kín eo đất Perekop nơi có thể chạy thoát duy nhất trong đất liền được tăng cường; Và khi cái bẫy đã được đặt ra tất cả cư dân đều bik buộc phải trình diện Cheka và phải điền vào bản khai với 50 câu hỏi liên quan đến nguồn gốc xuất thân, những hoạt động trong quá khứ của bản thân, thu nhập, và một số thứ khác, đặc biệt là họ đã ở đâu vào tháng 11 năm 1920 ý kiến của họ về Balan, Wrangel, về những người Bolsevik. Dựa vào những bản khai này họ bị chia làm ba nhóm: Nhóm bị bắn, nhóm bị tống vào trại tập trung, và nhóm không bị sao. Những lời khai, lời chứng của những người chạy thoát đăng trên những tờ báo của những người di cư miêu ta Sevastopol, thành phố chịu sự đàn áp nặng nề nhất là “thành phố của những người bị treo cổ”. “Tại Nakhimovsky, ai ai cũng thấy nhan nhản khắp nơi những thi thể bị treo cổ của sĩ quan, binh lính, dân thường bị bắt trên đường phố. Thành phố tràn ngập chết chóc, những người còn sống sót đang ngoi ngóp lẩn chốn trong những gác xép, những tầng hầm. Tất cả các bức tường, những cánh cửa của các cửa hiệu, những trạm điện tín đều dán đầy những khẩu hiệu “Giết hết bọn phản quốc”. Họ đang treo cổ người để mua vui.” (53)
          Cuộc đụng đầu cuối cùng trong cuộc xung đột quân sự giữa hai bên trắng và đỏ (ở Crimea cuối năm 1920 đầu năm 1921 – ND) không phải là chương cuối của khủng bố trong cuộc nội chiến. Mặt trân quân sự trong cuộc nội chiến không còn tồn tại nữa (do quân Bạch vệ đã bị tiêu diệt hoàn toàn – ND), những cuộc chiến của những người Bolsevik nhằm tiêu diệt những “kẻ thù” của họ còn kéo dài thêm hai năm nữa.

          _____________________________

          Danh mục tài liệu tham khảo của chương 4

          1. L.G. Gorelik, ed., Goneniya anarkhism v Sovietskoi Rossii (Sự khủng bố đối với những người theo phái vô chính phủ ở nước Nga sô viết) (Berlin 1922) trang 27-63.
          2. Izvestiya, 18 tháng 3 năm 1919; L.D. Gerson, Lực lượng cảnh sát mật trong nước Nga của Lenin (Philadelphia: Tample University Press, 1976) trang 151-152; G. Leggett, Cheka: lực lượng cảnh sát chính trị của Lenin (New York: Oxford University Press, 1981) trang 311-316.
          3. V.I. Brovkin, Đằng sau chiến tuyến của cuộc nội chiến: các đảng phái chính trị và các phong trào xã hội ở nước Nga trong các năm 1918-1920 (Princeton: Princeton University Press, 1994) trang 54.
          4. G.A. Belov, Iz istorii Vserossiiskoi Chrezvchainoi Komissii, 1917-1921: Sbornik documentov (Từ lịch sử các hội đồng đặc biệt toàn Nga: Tuyển tập tài liệu 1917-1921) (Moscow: Gos. izd-vo polit. lit-ry, 1958) trang 354; CRCEDHC 5/1/2615.
          5. Brovkin, Đằng sau chiến tuyến..., trang 252-257.
          6. Tsirkulyarnoe pis’mo VChK (thông tin nội bộ Cheka) trang 267-268, Tàng thư B.I. Nikolaesky, Hoover Institution, Stanford, Calif.
          7. RTsKhIDNI 17/84/43/2-4.
          8. Brovkin, Đằng sau chiến tuyến..., trang 69; RTsKhIDNI,17/84/43.
          9. Leggett, Cheka..., trang 313; Brovkin, Đằng sau chiến tuyến..., trang 71, Petrogradskaya pravda, 13 tháng 4 năm 1919, trang 3.
          10. RTsKhIDNI,17/66/68/2-5; 17/6/351.
          11. RTsKhIDNI, 17/6/197/105; 17/66/68.
          12. RTsKhIDNI, 17/6/351; Izvestyia TsKa RKP (b) (Tin tức từ ban chấp hành trưng ương đảng cộng sản Nga), số 3 (4 tháng 7 năm 1919); RTsKhIDNI, 2/1/24095; GARF 130/3/363.
          13. Brovkin, Đằng sau chiến tuyến..., trang 82-85; S.P. Melgunov, Khủng bố đỏ ở nước Nga (London: Dent 1925), trang 58-60; P. Silin, “Astrakhanskie rasstrely” (Những vụ xử bắn ở Astrakhan), trong Cheka: Materialy po deyatelnosti Chrezvichainoi Komissii (Cheka: Tư liệu về các hoạt động của các hội đồng đặc biệt) ed. V. Chernov (Berlin: Izd. TSentr. biuro Partii sotsialistov-revoliutsionerov, 1922) trang 248-255.
          14. RTsKhIDNI, 2/1/1957.
          15. Những bài viết của Trotsky, 1917-1922, ed. Jan M. Meijer (The Hague: Mounton. 1964-1971), 2:22.
          16. Brovkin, Đằng sau chiến tuyến..., trang 297.
          17. Những bài viết của Trotsky, 2:20.
          18. Brovkin, Đằng sau chiến tuyến..., trang 297 ff.
          19. Brovkin, Đằng sau chiến tuyến..., trang 292-296.
          20. Andrea Graziosi, Cuộc chiến nông dân Soviêt vĩ đại: Những người Bolsevik và nông dân, 1917-1933 (Cambridge, Mass: Harvard University, Ukrainian Research Institute, 1996).
          21. S.A. Pavlyuchenkov, Krestyanskii Brest (Hiệp ước Brest của những người nông dân) (Moscow: Russkoe knigoizd. tov., 1996) trang 188-240.
          22. Orlando Figes, “Hồng quân và sự huy động quần chúng trong cuộc nội chiến ở nước Nga 1918-1920”, Past and Present, no. 129 (11/1990), trang 199-200.
          23. Dekrety soviétkoi vlasti (Các sắc lệnh của chính quyền Soviết) (Moscow: Gos, izd-vo polit. lit-ry, 1957-), 4: 167.
          24. Brovkin, Đằng sau chiến tuyến..., trang 318.
          25. Tàng thư quân đội quốc gia Nga, Moscow, 33987/3/32.
          26. Tập hợp của những bản báo cáo này được tổng hợp bởi một nhóm các nhà sử học Nga, Pháp, Italia đứng đầu là V.P. Danilov, sẽ được in ở Nga cuối năm 1997.
          27. M.S. Frenkin, Tragedia krestyanskikh vosstaniy v Rossii, 1918-1921 (Bi kịch của những cuộc nổi dậy của nông dân ở nước Nga, năm 1918-1921) (Jerusalem: Lesikon, 1987); Orlando Figes, Nông dân nước Nga, cuộc nội chiến: Vùng nông thôn Volga trong cuộc cách mạng (New York: Oxford University Press, 1989); Brovkin, Đằng sau chiến tuyến...
          28. Taros Hunczak,ed., Nghiên cứu về cuộc cách mạng ở Ukraina 1917-1921, (Cambridge, Mass.: Harvard Ukrainian Research Institute and Harvard University Press, 1977).
          29. Volin (V.M. Eikhenbaum), Những cuộc cách mạng không đuợc biết đến, 1917-1921 dịch bởi Holley Cantine (New York Free Leaf Editions, 1974) trang 509-626; Alexandre Skirda, Les Cossaques de la Liberté (Paris: J.C. Lattes, 1985); Richard Pipes, Nước Nga dưới chế độ Bolsevik, 1919-1924 (London: HarperCollins, 1994), trang 106-108.
          30. Pipes, Nước Nga dưới chế độ Bolsevik, trang 105-131.
          31. Figes, Nông dân nước Nga, cuộc nội chiến..., trang 333 ff.; Brovkin, đằng sau chiến tuyến..., trang 323-325.
          32. RTsKhIDNI, 76/3/109.
          33. V.L. Genis, “Raskazachivanie v Sovietskoi Rossii” (Diệt Cossack ở nước Nga soviết), Voprosy istorii (những vấn đề lịch sử), no. 1 (1994), trang 42-55.
          34. Izvestiya TsKPSS, no.6 (1989), 177-178.
          35. RTsKhIDNI, 5/2/106/7.
          36. Genis, “Raskazachivanie v Sovietskoi Rossii”, trang 42-55.
          37. RTsKhIDNI, 17/6/83.
          38. Genis, “Raskazachivanie v Sovietskoi Rossii”, trang 50; RTsKhIDNI, 17/84/75.
          39. Melgunov, Khủng bố đỏ ở nước Nga, trang 77; Brovkin, Đằng sau chiến tuyến..., trang 346.
          40. RTsKhIDNI, 17/84/75/28.
          41. RTsKhIDNI, 17/84/75/59.
          42. Trích trực tiếp từ Brovkin, Đằng sau chiến tuyến..., trang 353.
          43. RTsKhIDNI, 85/11/131/11.
          44. RTsKhIDNI, 85/11/123/15.
          45. Krasnyi mech (Thanh gươm đỏ), no. 1(18 tháng 8 năm 1919), trang 1.
          46. RTsKhIDNI, 5/1/2159/35-38.
          47. RTsKhIDNI, 76/3/70/20.
          48. RTsKhIDNI, 17/6/384/62.
          49. RTsKhIDNI, 17/66/66.
          50. Izvestriya Odesskogo Sovieta rabochikh deputatov, no. 36, p. 1, trích lại trong Brovkin, Đằng sau chiến tuyến..., trang121.
          51. Melgunov, Khủng bố đỏ ở nước Nga, trang 61-77; Leggett, The Cheka, trang 199-200; Brovkin, Đằng sau chiến tuyến..., trang 122-125; GARF, Hồ sơ của uỷ ban Denikin, nos. 134 (kharkiv), 157 (Odessa), 194, 195 (Kyiv).
          52. Chernov, Cheka: tư liệu...
          53. Các con số ước định lấy từ Melgunov, Khủng bố đỏ ở nước Nga, trang 77; và các nguồn của đảng cách mạng xã hội ở Kharkiv trong tháng 5 năm 1921.
          54. V.I. Lenin, Polnoe sobranie sochinenii (Lênin: Toàn tập) (Moscow: Gos, izd-vo polit. lit-ry, 1958-1966), 42:74.
          55. Melgunov, Khủng bố đỏ ở nước Nga, trang 81.

          #5
            lyenson 27.05.2008 11:49:15 (permalink)
            Chương 5: Từ vụ Tambov đến trận đói khủng khiếp
            (From Tambov to Great Famine)

            Vào thời điểm cuối năm 1920, thắng lợi của hồng quân và chính thể Bolsevik dường như đã quá rõ ràng. Tàn quân của quân bạch vệ đã bị đánh bại, quân cossack cũng chịu chung số phận, còn những đơn vị của Makhno thì đang trên đường tháo chạy. Mặc dù cuộc chiến với quân bạch vệ về cơ bản đã kết thúc, nhưng cuộc xung đột giữ chính quyền Bolsevik với các tầng lớp nhân dân vẫn tăng lên không ngừng. Cuộc chiến giữa những người nông dân và chính quyền Bolsevik lên đến đỉnh điểm vào đầu năm 1921, khi một loạt tỉnh thành đã trượt ra ngoài tầm kiểm soát của những người Bolsevik. Tại tỉnh Tambov, một tỉnh thuộc vùng Volga (những tỉnh khác vùng Volga gồm có Samara, Saratov, Tsaritsyn, và Simbirsk) ở miền tây Siberia, những người Bolsevik chỉ nắm được quyền kiểm soát thành phố Tambov, trung tâm của tỉnh lỵ. Vùng nông thôn nằm trong quyền kiểm soát của các nhóm quân Xanh hay các đội quân nông dân. Những vụ đào ngũ, nổi loạn xảy ra như cơm bữa trong các trại lính của Hồng quân. Đình công, bạo động, và các hoạt động chống đối của công nhân đối với chính quyền Bolsevik gia tăng liên tục ở những nơi mà các nhà máy công nghiệp còn hoạt động như ở Maxcơva, Petrograd, Ivanovo Voznesensk, và Tula. Vào cuối tháng 2 năm 1921, thuỷ thủ ở căn cứ hải quân Kronstadt nổi loạn. Tình hình căng thẳng như một thùng thuốc súng, đất nước rơi vào tình trạng vô chính phủ. Đối mặt với sự phản kháng khổng lồ của xã hội lăm le quét sạch chế độ, những người lãnh đạo Bolsevik buộc phải nhượng bộ và thực hiện điều mà chỉ thực hiện nó mới có thể giúp làm giảm bớt tạm thời sự bất bình và phản kháng đang lan rộng trong xã hội, đó là: họ hứa chấm dứt ngay lập tức chế độ trưng thu lương thực, thay vào đó là dùng thuế. Vào tháng 3 năm 1921, để giải quyết mối bất hoà giữa chính thể và xã hội, chính sách tân kinh tế (NEP) ra đời.

            Thời điểm tháng 3 năm 1921, với sự ra đời của NEP, được chính quyền xem là điểm ngoặt so với quá khứ. Việc dùng thuế thay thế cho chế độ trưng thu lương thực chỉ được chấp nhận vội vàng vào ngày cuối cùng trong đại hội lần thứ mười của Đảng. Mặc dù vậy các tài liệu trong các tàng thư được bạch hoá hiện nay đã cho thấy chúng chẳng giúp mang lại hoà bình ngay tức thì vào mùa xuân năm 1921. Trên thực tế, căng thẳng xã hội vẫn tiếp tục ở mức cao ít nhất là cho đến mùa hè năm 1922 và đối với nhiều vùng thì còn kéo dài lâu hơn sau đó. Những đội trưng thu vẫn tiếp tục lùng sục các làng mạc, những cuộc đình công của công nhân vẫn bị đàn áp dã man, những thành viêncó vũ trang của các đảng xã hội dân chủ vẫn bị truy lùng và bắt bớ. Công cuộc “tiễu trừ bọn phỉ trong rừng sâu” vẫn được tiếp tục trên quy mô lớn bằng bất cứ phương cách gì bao gồm cả việc hành hình lượng lớn các con tin hay thả hơi độc xuống các làng mạc. Mặc dù vậy cuối cùng “nông thôn nổi loạn” đã bị đánh bại bởi trận đói khủng khiếp năm 1921-1922. Khu vực nông thôn chính là nơi phải hứng chịu rất nhiều từ việc trưng thu lương thực, trong đó những vùng có quân nổi dậy lại chính là những nơi phải hứng chịu nhiều nhất. Như một đồng minh ngoại cảnh, cái đói đã trở thành một thứ vũ khí có sức mạnh không tưởng của những người Bolsevik, và nó cũng được họ dùng để tấn công vào nhà thờ và tầng lớp trí thức, những người dám đứng lên chống lại chính thể Bolsevik.

            Trong tất cả những cuộc nổi dậy bắt đầu từ khi chính sách trưng thu lương thực ra đời vào mùa hè năm 1918, cuộc nổi dậy của nông dân tỉnh Tambov là cuộc nổi dậy có quy mô lớn nhất, được tổ chức lớn nhất và do đó tồn tại được lâu nhất. Nằm cách Maxcơva khoảng 300 dặm về phía tây-nam, ngay từ đầu thế kỷ 20, Tambov đã trở thành nơi chịu ảnh hưởng mạnh của đảng cách mạng xã hội. Từ năm 1918 đến năm 1920, mặc dù bị chính quyền Bolsevik cấm hoạt động, đảng này vẫn còn có một lượng lớn những thành viên có vũ trang. Tỉnh Tambov là vựa lúa mỳ lớn nhất gần Maxcơva, do đó giữa năm 1918 và 1920 đã có đến hơn 100 đội trưng thu lương thực được cử đến vùng nông nghiệp trù phú và đông đúc này. Riêng trong năm 1919, một loạt các bunty (những cuộc nổi dậy có quy mô nhỏ) đã bị dập tắt ngay khi chúng vừa mới manh nha. Năm 1920 quota trưng thu giành cho Tambov tăng từ 18 triệu lên 27 triệu pudy, trong khi đó những người nông dân đã giảm đáng kể lượng lương thực dự trữ bởi họ hiểu rằng những lương thực mà họ không ăn hết thì sẽ bị chính quyền trưng thu tức thì (1). Do đó để đáp ứng được quota đưa ra của chính quyền Bolsevik thì đồng nghĩa với việc buộc những người nông dân này chết đói. Vào ngày 19 tháng 8 năm 1920, cuộc nổi dậy chống lại những đội trưng thu lương thực đã nổ ra ở thị trấn Khitrovo. Chính những người lãnh đạo địa phương cũng thừa nhận:”Những đội trưng thu rất lộng hành và lạm quyền. Họ cướp bóc bất cứ chỗ nào mà họ đặt chân đến, thậm chí cướp đến cả những chiếc gối hay thìa dĩa trong bếp, chia chác chiến lợi phẩm, đánh đập những ông già tuổi bảy mươi trước mắt đám đông, chỉ vì ông già này có con trai là những người chốn ngũ đang ẩn trong rừng. Những người nông dân vô cùng giận dữ khi phải chứng kiến cảnh ngũ cốc bị trưng thu được trở hàng xe đến trạm xe hoả lộ thiên gần nhất và để mốc ở đó” (2).

            Từ Khitrovo cuộc nổi dậy đã nhanh chóng lan rộng. Vào cuối tháng 8 năm 1920, 14000 người, trong đó phần lớn là những người nông dân đã đào ngũ được trang bị bởi súng trường, cào cỏ, và liềm đã đuổi hoặc sát hại những đại diện các cơ quan chính quyền Bolsevik ở một số huyện ở Tambov. Chỉ vài tuần sau, cuộc nổi dậy mà ban đầu không có vẻ gì khác lắm so với cả trăm cuộc nổi dậy của nông dân khác ở Nga và Ukraina trong hai năm trước đó, đã nhanh chóng chuyển thành một cuộc khởi nghĩa có tổ chức dưới sự lãnh đạo tài tình của một thủ lĩnh địa phương Aleksandr Stepanovic Antonov.

            Antonov đã là thành viên của đảng cách mạng xã hội từ năm 1906, và từ năm 1908, bị chính quyền Sa Hoàng đầy đi Siberi và mới chỉ quay lại từ tháng 10 năm 1917. Giống như những người thuộc phái cách mạng xã hội cảnh tả khác, Antonov ban đầu ủng hộ và tham gia hợp tác cùng những người Bolsevik trong và sau cách mạng tháng 10, thậm chí đã từng là chỉ huy quân sự địa phương ở Kirsanov quê ông. Tháng 8 năm 1918, Antonov quay lại chống chính quyền Bolsevik và tự coi mình là lãnh đạo của một loạt những nhóm quân nông dân đào ngũ đang tung hoành ở các vùng nông thôn, chiến đấu theo kiểu du kích chống lại các đội trưng thu lương thực và tấn công những quan chức của chính quyền Bolsevik khi họ dám mò đến những làng mạc hẻo lánh. Khi cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra ở Kirsanov vào tháng 9 năm 1920, Antonov đã tổ chức được một đội quân nông dân rất hiệu quả và một mạng lưới thông tin có khả năng thâm nhập vào cả Cheka Tambov. Antonov còn tổ chức cả bộ phận tuyên truyền tung các truyền đơn kể tội những tên “uỷ viên quý tộc Bolsevik”, đồng thời kêu gọi nông dân cùng đứng lên đấu tranh đòi thực hiện thị trường tự do, chấm dứt chế độ trưng thu lương thực, bầu cử tự do, loại bỏ những “uỷ viên quý tộc Bolsevik”, và giải tán lực lượng Cheka. (3)
            Song song với đó, tổ chức hoạt động bí mật của Đảng cách mạng xã hội cũng thành lập liên đoàn nông dân lao động, tập hợp những nghĩa quân nông dân có võ trang trong vùng. Mặc dù quan hệ giữa Antonov và những người lãnh đạo của liên đoàn nông dân lao động không phải lúc nào cũng êm đẹp nhưng có thể nói phong trào khởi nghĩa của nông dân ở Tambov có một đội quân, có mạng lưới thông tin và một chương trình chính trị rõ ràng, thống nhất, đó là điều hiếm thấy trong các phong trào nổi dậy tương tự của nông dân (có lẽ chỉ trừ phong trào Makhno) trước đó.

            Vào tháng 10 năm 1920, những người Bolsevik chỉ còn kiểm soát được thành phố Tambov và một vài thị trấn. Hàng ngàn lính nông dân đào ngũ gia nhập quân đội của Antonov, đội quân này tại lúc cao điểm lên đến 50 000 người. Vào ngày 19 tháng 10, nhận ra mức độ của vấn đề, Lenin viết cho Dzerzhinsky:”Phong trào này nhất thiết phải bị nghiền nát trong thời gian nhanh nhất có thể và phải được thực hiện sao cho nó trở thành tấm gương đối với các phong trào khác, chúng ta cần phải mạnh tay hơn nữa!” (4).

            Vào đầu tháng 11, lực lượng quân Bolsevik trong vùng chỉ có khoảng 5000 quân thuộc bộ nội vụ. Sau khi đánh bại Wrangel ở Crimea, số lượng quân được gửi đến tỉnh Tambov đã lên đến 100 000 bao gồm cả một số đơn vị Hồng quân, những người luôn cố gắng nhẹ tay khi phải tham gia đàn áp các phong trào nổi dậy của quần chúng.

            Sau ngày 1 tháng giêng các cuộc khởi nghĩa của nông dân đã lan ra nhiều vùng khác, bao gồm toàn bộ vùng Hạ Volga (các tỉnh Samara, Saratov, Tsaritsyn, và Atrakhan), cũng như vùng Tây Siberia. Tình hình càng trở nên căng thẳng hơn khi nạn đói đang đe doạ những vùng đất mầu mỡ này do người dân ở đây đã bị đánh thuế quá nặng nhiều năm qua. Tại tỉnh Samara, chỉ huy trưởng lực lượng quân sự huyện Volga viết báo cáo ngày 12 tháng 2 năm 1921:”Những đám đông hàng ngàn những người nông dân đang đói khát đang tấn công vào các kho lương nơi lưu giữ lượng lương thực mà các đội trưng thu tịch thu được để phục vụ cho thành thị và quân đội”. Từ tỉnh Saratov, những người lãnh đạo Bolsevik địa phương gửi về Maxcơva bức điện tín:”Bọn phỉ tràn ngập khắp tỉnh. Nông dân đã đánh chiếm các kho lương quốc gia, nơi lưu trữ 3 triệu pudy lương thực. Những người nông dân này được trang bị bằng súng trường lấy từ những người đào ngũ. Nhiều đơn vị hồng quân đơn giản là đã tan biến.”

            Cũng thời gian đó, 600 dặm về phía đông, những điạ điểm rắc rối mới cho chế độ xuất hiện. Sau khi đã bòn vét đến hết mức có thể lương thực từ những vùng nông thôn trù phú của miền nam nước Nga và Ukraina, chính quyền Bolsevik bắt đầu chuyển hướng sang tây Siberia vào mùa thu năm 1919. Tại đó họ đặt quota trưng thu lương thực cho vùng này dựa trên con số xuất khẩu lúa mỳ của vùng vào năm 1913. Rõ ràng ở đây những người Bolsevik không thèm đếm xỉa đến sự khác biệt của mùa màng năm 1913, khi những người nông dân canh tác với mục đích xuất khẩu và họ được chính quyền trả bằng đồng rúp vàng với thời điểm hiện tại khi những người Bolsevik đến lấy không những nông sản để giành của những người nông dân. Tất nhiên cũng giống như những vùng nông thôn khác, những người nông dân Siberia buộc phải đứng lên đấu tranh nhằm bảo vệ thành quả lao động và cả sự sống của mình. Từ tháng giêng đến tháng 3 năm 1921, chính quyền Bolsevik nhanh chóng mất quyền kiểm soát ở các tỉnh Tuymen, Omsk, Chelyabinsk, và Ekaterinburg - một vùng lãnh thổ rộng hơn cả nước Pháp. Tuyến đường sắt xuyên Siberia huyết mạch duy nhất nối giữa miền Tây nước Nga và Siberia cũng bị cắt đứt. Ngày 21 tháng 2 năm 1921, nghĩa quân nông dân Nga chiếm thành phố Tobolsk, cho đến khi Hồng quân tấn công đánh chiếm trở lại vào 30 tháng 3 (5).

            Tại phía bên kia của đất nước, ở cả cựu đô Petrograd và tân đô Maxcơva, tình hình cũng nguy ngập không kém. Nền kinh tế gần như không chuyển động, hệ thống giao thông ngưng trệ. Phần lớn các nhà máy đều phải đóng của hay chỉ làm việc với một nửa công xuất vì thiếu nhiên liệu, lương lương thực cung cấp cho thành phố giảm nhanh. Hầu như tất cả công nhân đều ở ngoài đường, trong các làng mạc quanh thành phố kiếm thức ăn, hoặc đứng, ngồi, tán gẫu trong những nhà máy trống rỗng, vì nhiều máy móc đã bị mang đi bán hoặc đổi lấy lương thực.

            Bản báo cáo của ban thông tin Cheka đề ngày 16 tháng giêng:”Phản kháng và bất bình lan khắp nơi. Công nhân đang đồn đoán rằng chính quyền sẽ sụp đổ nhanh chóng. Không ai muốn làm việc cả vì họ đang rất đói. Những cuộc đình công có quy mô khổng lồ có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Các trại quân đội ở Maxcơva ngày càng không thể tin cậy được, không thể điều khiển được. Cần gấp các biện pháp phòng ngừa.” (6).

            Ngày 21 tháng giêng, chính phủ ra sắc lệnh cắt giảm 30% khẩu phần bánh mỳ ở Maxcơva, Petrograd, Ivanovo Voznesenk, và Kronstadt. Tại thời điểm đó những đơn vị cuối cùng của quân bạch vệ đã bị đánh bại, do đó chính quyền không còn có thể đổ lỗi cho những “lực lượng phản cách mạng” được nữa, sắc lệnh cắt giảm khẩu phần ăn thực sự như một mồi lửa làm nổ thùng thuốc súng đang âm ỉ trong xã hội. Từ tháng giêng đến giữa tháng ba năm 1921, hàng loạt những cuộc đình công, bạo loạn, biểu tình, tuyệt thực diễn ra hàng ngày trong các nhà máy, và lên đến đỉnh điểm vào cuối tháng 2 đầu tháng 3. Tại Maxcơva từ ngày 22 đến ngày 24 tháng 3, liên tục có những cuộc đối đầu giữa Cheka và những người tham gia biểu tình, khi những người này tìm cách xâm nhập vào những trại lính để kết hợp lực lượng với những hồng quân trong đó. Nhiều người công nhân đã vị bắn chết, hàng trăm người bị bắt (7).
            Tại Petrograd, rắc rối còn lan rộng hơn sau ngày 22 tháng hai, khi những người công nhân thuộc các nhà máy chính bầu ra “hội đồng đại diện toàn quyền công nhân” gồm chủ yếu những người Melsevik và cách mạng xã hội. Trong tuyên bố đầu tiên của mình, hội đồng kêu gọi đòi chấm dứt ngay nền độc tài Bolsevik, bầu cử tự do vào các soviet, tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do báo chí, và đòi tự do cho tất cả những tù nhân chính trị. Để đạt được những điều này, hội đồng kêu gọi tổng đình công. Chỉ huy quân đội thất bại trong việc ngăn cản các đơn vị hồng quân nhóm họp và biểu thị sự ủng hộ đối với những người công nhân. Ngày 24 tháng hai, Cheka nổ súng vào đoàn người biểu tình, giết hại 12 người. Cùng ngày, hơn 1000 công nhân và các thành viên có vũ trang của các đảng xã hội bị bắt (8). Mặc dù vậy những cuộc biểu tình, đình công vẫn diễn ra với quy mô ngày một lớn, hàng ngàn binh lính bỏ đơn vị tham gia cùng những người biểu tình. Bốn năm sau cách mạng tháng 2 lật đổ chế độ Sa Hoàng, lịch sử dường như lặp lại công nhân có vũ trang cùng binh lính nổi dậy cùng nắm tay nhau tranh đấu. Ngày 26 tháng 2 vào lúc 9 giờ tối, Grigory Zinoviev, lãnh đạo đảng bộ Bolsevik tại Petrograd gửi một bức điện đến Lenin trong nỗi hoảng sợ:”Công nhân đã nhập cùng binh sĩ trong các trại lính….chúng tôi vẫn đang trông đợi vào sự tăng cường mà chúng tôi đòi hỏi từ Novgorod. Nếu họ không đến kịp trong vài giờ nữa thì chúng tôi sẽ bị đè bẹp.”

            Hai ngày sau, sự việc mà những người Bolsevik sợ nhất đã xảy ra: những người thuỷ thủ đã nổi dậy trên hai chiếc tầu chiến trong căn cứ Kronstradt gần Petrograd. Zinoviev gửi một bức điện tín đến Lenin vào ngày 28 tháng 2 vào lúc 11 giờ tối:”Kronstadt: hai chiếc tầu chiến chính yếu Sevastopol và Petropavlovskm, đã đi theo bọn cách mạng xã hội và bọn hắc bách, chúng đã gửi tối hậu thư cho chúng tôi và yêu cầu trả lời trong 24 giờ tới. Tình hình trong giới công nhân rất căng thẳng. Tất cả những nhà máy lớn đều đang có đình công. Chúng tôi cho rằng bọn cách mạng xã hội đang chuẩn bị gia tăng các hoạt động chống đối” (9).

            Những yêu sách mà Zinoviev gọi là “tối hậu thư của bọn cách mạng xã hội và hắc bách” đó chính là yêu sách chúng của tuyệt đại đa số các công dân sau ba năm dưới sự cai trị độc tài của những người Bolsevik: bầu cử tự do, tự do ngôn luận, tự do báo chí – ít ra là giành cho “công nhân, nông dân, những người thuộc phái vô chính phủ, và các đảng xã hội cánh tả”; họ đòi hỏi khẩu phần ăn công bằng cho tất cả mọi người, đòi thả tự do cho tất cả tù nhân chính trị, đòi xét xử lại những trường hợp đã bị cầm tù trong những trại tập trung, và đòi chấm dứt chế độ trưng thu lương thực, đòi xoá bỏ các đơn vị Cheka, đòi quyền cho người nông dân “được tự do làm những gì họ muốn trên mảnh đất của họ, nuôi trồng cây, con theo ý họ miễn sao họ sử dụng những cộng cụ và tài nguyên của chính mình” (10)

            Tại Kronstadt tình hình tiếp tục xấu đi đối với chính thể Bolsevik. Ngày1 tháng 3, một cuộc miting khổng lồ đã diễn ra với 15 000 người tham dự, một phần tư số cư dân (cả quân sự và dân sự) của căn cứ quân sự. Mikhail Kalinin, chủ tịch hội đồng hành pháp các soviet đã đích thân đến Kronstadt với mục đích nhằm tháo ngòi nổ tình hình, nhưng Kalinin không thực hiện được điều đó vì bị đám đông la ó. Ngày hôm sau, những người nổi dậy,với sự tham gia của ít nhất 2000 người Bolsevik đã thành lập ra hội đồng cách mạng lâm thời và tìm cách liên lạc với những công nhân và binh sĩ tham gia đình công ở Petrograd.
            Những bản báo cáo hàng ngày của Cheka trong những ngày đầu tháng ba cho thấy sự ủng hộ của quần chúng đối với cuộc nổi dậy đang lan rộng:”hội đồng cách mạng Kronstadt đang chông chờ một cuộc tổng khởi nghĩa tại Petrograd có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Họ đã liên hệ với những người nổi dậy và một số nhà máy. Ngày hôm nay tại một buổi miting trong nhà máy vũ khí, công nhân đã bầu ra một ban đại diện ba người - gồm một thuộc phái vô chính phủ, một là Melsevik, một là cách mạng xã hội. Ban đại diện có nhiêm vụ liên lạc với Kronstadt.” (11)

            Vào ngày 7 tháng 3, Cheka Petrograd nhận được lệnh phải “có các biện pháp kiên quyết đối với công nhân”. Trong vòng 48 giờ sau đó hơn 2000 công nhân bị bắt bất kể họ ủng hộ ai, thuộc phái nào. Không giống như những người khởi nghĩa, công nhân không được trang bị vũ khí và do đó không có khả năng kháng cự lại Cheka. Sau khi bẻ gẫy sự ủng hộ cuộc nổi dậy ở Kronstadt, những người Bolsevik lên kế hoạch cẩn thận nhằm tấn công thẳng vào Kronstadt. Nhiệm vụ nặng nề này được giao cho đại tướng Mikhail Tukhachevsky. Biện pháp mà “người anh hùng của chiến dịch Balan” dùng để đối phó với đình công, biểu tình, chính là cho thiếu sinh quân bắn thẳng vào đám đông. Chiến dịch tấn công Kronstadt bắt đầu vào ngày 8 tháng 3. Chỉ mười ngày sau, Kronstadt thất thủ sau khi hàng ngàn người bỏ mạng. Hàng trăm nghĩa quân bị bắt và bị bắn ngay sau đó vài ngày. Những tài liệu về vụ Kronstadt mới được bạch hoá và công bố lần đầu tiên gần đây cho thấy từ tháng 4 đến tháng 6 năm 1921, 2013 người bị tử hình và 6459 người bị ném vào tù hay trại tập trung lao động khổ sai (12). Trước khi Kronstadt thất thủ, gần 8000 người đã kịp chốn thoát qua băng tuyết để đến Phần Lan, ở đó họ được trú chân trong các trại tỵ nạn ở Terioki, Vyborg, và Ino. Trong số bỏ chốn tỵ nạn này một số người do tin vào lời hứa hẹn khoan hồng của chính quyền Bolsevik nên đã hồi hương vào năm 1922. Ngay khi buớc chân về nước, họ bị bắt và bị tống vào các trại tập trung lao động khổ sai tại quần đảo Solovetski và Kholmogory gần Arkhangelsk, một trong những trại tập trung khắc nghiệt và tồi tệ nhất của chính quyền Bolsevik (13). Theo con số đưa ra bởi những người thuộc phái vô chính phủ, trong 5000 tù nhân thuộc vụ Kronstadt được gửi đến Kholmogory, chỉ còn ít hơn 1500 người sống sót vào mùa xuân năm 1922. (14)

            Trại tập trung Kholmogory, nằm bên bờ con sống Dvina, nổi tiếng vì cách thức “xử lý” tù nhân rất nhanh chóng của mình. Họ bị nhồi vào những chiếc bao tải, đá buộc quanh cổ, tay chân bị trói chặt và bị ném xuống sông. Mikhail Kedrov, một trong những lãnh đạo quan trọng của Cheka chính là người bắt đầu biện pháp xử lý kiểu dìm chết đuối tù nhân này từ tháng 6 năm 1920. Nhiều lời khai của những nhân chứng sống đã cho thấy một lượng lớn nghĩa quân trong vụ Kronstadt, những người cossack và nông dân ở Tambov sau khi bị đầy đến trại Kholmogory đã bị dìm chết trên sống Dvina theo cái cách như vậy vào năm 1922. Cũng trong năm đó một hội đồng tái định cư được thành lập nhằm lưu đày 2514 dân thường ở Kronstadt sang Siberia chỉ vì họ đã sống trong thị trấn quá gần Kronstadt khi vụ việc diễn ra (15).

            Sau khi cuộc khởi nghĩa ở Kronstadt bị dập tắt, chính quyền quay sang lùng bắt những thành viên của các đảng xã hội, đối phó với đình công và “sự lười biếng của công nhân”, đè bẹp những cuộc nổi dậy vẫn đang tiếp diễn của nông dân cho dù việc trưng thu lương thực đã chính thức được bãi bỏ, cũng như tiến hành các biện pháp đàn áp nhà thờ và tôn giáo.

            Vào ngày 28 tháng 2 năm 1921, Dzerzhinsky đã ra lệnh cho tất cả các chỉ huy Cheka ở các tỉnh “(1) Tiến hành việc bắt ngay lập tức tất cả những trí thức thuộc phái vô chính phủ, Melsevik, cách mạng xã hội, đặc biệt những viên chức đang làm việc cho uỷ ban nhân dân về nông nghiệp và lương thực; và (2) bắt tất cả những tên Melsevik, cách mạng xã hội đang làm việc trong các nhà máy đang kêu gọi đình công hay biểu tình” (16)

            Vậy là sự ra đời của NEP không những không làm giảm đi các chính sách đàn áp mà đi liền với sự đàn áp khốc liệt trở lại đối với các thành viên của các đảng xã hội ôn hoà. Nguyên nhân của sự đàn áp này không phải là vì các Đảng này chống lại NEP, mà là vì trên thực tế chính họ là những người kêu gọi cho nền kinh tế thị trường (NEP) từ lâu và có thể dùng việc đó để biện minh cho khuynh hướng chính trị của mình (sự ra đời của NEP thực chất là một sự nhượng bộ của Lenin và chính quyền Bolsevik đối với xã hội và các đảng phái khác, tuy nhiên Lenin không muốn chấp nhận sự thực rằng NEP thực tế chính là đi theo các lời kêu gọi đấu tranh cho một thị trường tự do thay thế chính sách cộng sản thời chiến và giành hết “công lao”, “sáng tạo” về mình –xem thêm cuốn “The history of the Soviet Union Communist Party” của Shapiro - ND). Lenin năm 1921 đã viết:”chỗ của những tên Melsevik và cách mạng xã hội, cho dù chúng có thể hiện hay che dấu sự trung thành của chúng với các đảng đó, là ở trong tù”.

            Một vài tháng sau, cảm thấy những người thuộc phe xã hội còn tiếp tục “gây rắc rối” Lenin lại viết:”Nếu bọn Melsevik và Cách mạng xã hội cứ tiếp tục thế này, chúng phải bị bắn một cách không thương tiếc”. Giữa tháng 3 và tháng 6 năm 1921, hơn 2000 đảng viên và ủng hộ viên của các đảng xã hội ôn hoà đã bị bắt. Tại thời điểm đó gần như toàn bộ trung ương Đảng Melsevik đều đang ở trong tù; khi bị đe doạ đuổi lưu đầy đến Siberia họ đã tiến hành tuyệt thực để phản đối, 12 lãnh đạo Melsevik bao gồm cả Dan và Boris Nikolaevsky đã bị trục xuất khỏi đất nước. Họ đến Berlin vào tháng 2 năm 1922.

            Một trong những ưu tiên chính của chế độ vào mùa xuân năm 1921 là phục hồi lại sản xuất công nghiệp, vốn đã bị giảm xuống bằng 10% so với năm 1913. Nay vì đưa ra các biện pháp nới lỏng hơn cho công nhân thì chính quyền Bolsevik lại tăng cường quá trình quân sự hoá các nhà máy xí nghiệp đã diễn ra từ những năm trước. Nghiên cứu các chính sách sử dụng năm 1921, sau khi NEP ra đời, ở vùng Donbass, nơi sản xuất ra 80% lượng than và thép của đất nước, cho thấy các biện pháp độc tài ghê gớm mà chính quyền Bolsevik đã dùng để buộc những người công nhân quay lại làm việc. Cuối năm 1920, Georgy Pyatakov, một lãnh đạo cao cấp của chính quyền Bolsevik và là người thân cận của Trotsky được chỉ định làm chỉ huy ban tổng giám đốc ngành công nghiệp than. Trong vòng một năm, Pyatakov đã dùng những chính sách khủng bố và đe doạ thường xuyên đối với công nhân để tăng lượng than khai thác lên đến năm lần. Pyatakov áp dụng một chính sách kỷ luật vô cùng hà khắc đối với 120 000 công nhân: bất cứ sự vắng mặt, nghỉ việc nào trong nhà máy được xem là hành động phá hoại và người vắng mặt, cho dù bởi bất cứ lý do gì, sẽ bị tống vào trại tập trung thậm chí có thể bị xử bắn. Trong năm 1921, 18 thợ mỏ đã bị xử bắn vì tội “lười biếng, ăn bám”. Giờ làm việc bị tăng lên, đặc biệt vào ngày chủ nhật, và Pyatakov thậm chí còn dùng chính sách khủng bố công nhân để buộc tăng năng xuất lao động bằng cách doạ tịch thu các tem phiếu thực phẩm nếu họ không tăng được năng xuất lao động. Những chính sách này được thực thi trong lúc khẩu phần bánh mỳ của công nhân chỉ bằng từ 1/3 đến 1/2 khẩu phần cần thiết; và cứ đến cuối giờ làm việc những người công nhân thường phải cho những đồng chí của mình mượn lại những đôi ủng để tiếp tục làm việc ở ca làm việc sau. Ban giám đốc ngành than cũng nhận thức được rằng một trong những nguyên nhân của vắng mặt, nghỉ việc là do nạn khan hiếm lương thực, “nạn đói kéo dài”, “thiếu thốn quần, áo, giầy dép”. Để giảm số miệng ăn khi nạn đói đang hoành hoành, ngày 24 tháng 6 năm 1921, Pyatakov ra lệnh đuổi khỏi những làng, hay khu cư trú của thợ mỏ những người không trực tiếp làm việc trong mỏ. Ngay cả những người trong gia đình (vợ, con,…) của thợ mỏ mà không trực tiếp làm việc trong mỏ cũng bị tịch thu tem phiếu lương thực. Khẩu phần trong tem phiếu thực phẩm của mỗi thợ mỏ được tính dựa trên năng xuất lao động của anh ta, tạo ra một dạng thô của “trả theo năng xuất lao động” (17). Chính sách này đi ngược với những khẩu hiệu mỹ miều của những người Bolsevik về bình đẳng trong đối xử với công nhân. Những chính sách kiểu này tạo tiền đề cho những chính sách tương tự trong những năm 30s sau này. Quần chúng lao động chỉ được xem như những công cụ lao động –rabsila- và bị bóc lột đến mức độ tột cùng nhất có thể được. Công đoàn bị cấm hoạt động hoặc buộc phải nhất nhất tuân theo sự chỉ đạo của lãnh đạo của các nhà máy. Quân sự hoá lực lượng sản xuất dường như là biện pháp mà chế độ coi là hiệu quả nhất để buộc những công nhân đói khát, cứng cổ, và kém hiệu xuất lao động phải hợp tác. Sự tương tự giữa việc bóc lột lực lượng lao động (mà trên lý thuyết là có quyền tự do) với kiểu lao động cưỡng bức trong những năm đầu những năm 30 là rất lớn. Cũng giống như nhiều việc khác xảy ra trong nội chiến mà không thể dùng nội chiến để giải thích được, sự bóc lột và cưỡng bức lao động ở vùng Donbass năm 1921 là tiền đề cho một loạt các chính sách và cách hành xử chủ đạo của chế độ Stalinit sau này.

            Một trong ưu tiên tối quan trọng của chế độ Bolsevik là “lập lại hoà bình” tại những vùng đất đang trong tầm kiểm soát của nông dân. Ngày 27 tháng 4 năm 1921, bộ chính trị chỉ định đại tướng Tukhachevsky chịu trách nhiệm thực thi “chiến dịch nhằm tiêu diệt bọn Antonov ở tỉnh Tambov”. Với gần 100 000 quân trong tay, bao gồm cả các đơn vị đặc biệt của Cheka, được trang bị với máy bay và pháo hạng nặng, Tukhachevsky tấn công vào các đơn vị nghĩa quân nông dân của Antonov với một mức độ bạo lực khủng khiếp chưa từng có. Cùng với Antonov-Ovseenko, chủ tịch hội đồng đại diện toàn quyền của trung ương đảng, Tukhachevsky cho thiết lập lực lượng chiếm đóng tại Tambov, thực hiện việc bắt một lượng khổng lồ các con tin, tiến hành vô số các vụ hành quyết, thiết lập các trại tập trung chết người nơi tù nhân bị giết bằng hơi ngạt, đuổi lưu đầy nhiều làng mạc chỉ vì nghi ngờ rằng có cư dân ở đó hợp tác với “bọn phỉ” (18).

            Mệnh lệnh số 171, đề ngày 11 tháng 6 năm 1921, được ký bởi Antonov-Ovseenko và Tukhachevsky, cho thấy họ đã dùng những biện pháp gì để “lập lại hoà bình” ở Tambov. Mệnh lệnh như sau:

            1. Bắn ngay lập tức bất cứ ai không chịu nói tên mình.

            2. Các hội đồng chính trị cấp huyện và vùng có quyền kết tội bất cứ một làng nào mà họ nghi là có cất dấu vũ khí. Bắt con tin và hành quyết các con tin đó nếu như những vũ khí được cất dấu không được khai ra.

            3. Khi vũ khí tìm thấy trong một gia đình, hành hình ngay lập tức trưởng nam của gia đình đó.

            4. Bất kể gia đình nào chứa chấp bọn phỉ thì lập tức bị đuổi khỏi nơ cư trú. Tất cả của cải đồ đạc bị tịch thu, đồng thời trưởng nam của gia đình bị hành hình ngay lập tức.

            5. Bất kể gia đình nào che chở hay giúp đỡ những gia đình đã chứa chấp bọn phỉ cũng sẽ bị trừng trị tương tự, trưởng nam của gia đình này phải bị bắn.

            6. Trong trường hợp gia đình của bọn phỉ bỏ trốn thì toàn bộ của cải của chúng phải bị tịch thu và phân phối lại cho các gia đình trung thành với nhà nước Soviet, nhà cửa của bọn chúng phải bị thiêu trụi.

            7. Tất cả những lệnh trên phải được thực hiện triệt để, cương quyết, không khoang nhượng. (19)

            Một ngày sau khi mệnh lệnh 171 được gửi đi, Tukhachevsky ra lệnh dùng hơi độc để tiêu diệt quân khởi nghĩa. “Tàn quân của các băng nổi loạn và một số nhóm phỉ nhỏ lẻ vẫn đang trốn trong rừng …. Các khu rừng đang có bọn phỉ ẩn nấp phải được dọn sạch bởi hơi độc. Phải tính toán cho kỹ sao cho các lớp hơi độc lan vào trong rừng và giết bất cứ ai đang ở trong đó. Các sĩ quan các đơn vị sẽ được cung cấp đủ các thùng hơi độc, hãy tìm những người thích hợp để thực hiện nhiệm vụ này.” (20)

            Vào ngày 10 tháng 7 năm 1921, chủ tịch hội đồng gồm năm người chỉ đạo trực tiếp việc thực hiện các biện pháp chống “bọn phỉ” ở Tambov viết báo cáo:

            “Các chiến dịch càn quét ở Kudryukovskaya bắt đầu vào ngày 27 tháng 6 ở làng Ossinovski, nơi trước đây từng có bọn phỉ ẩn náu. Thái độ của nông dân ở đó đối với các đơn vị của chúng tôi là thiếu tin tưởng và bất hợp tác. Họ không chịu nói tên của những tên phỉ đang ẩn trong rừng, khi được hỏi họ chỉ trả lời rằng họ không biết.

            Chúng tôi tiến hành bắt nóng 40 con tin, và tuyên bố phong toả ngôi làng, đồng thời ra tối hậu thư cho dân làng phải giao nộp vũ khí và bọn phỉ trong vòng hai giờ đồng hồ. Sau đó dân làng đã kêu gọi một cuộc miting, cuối cùng họ cũng không quyết định được sẽ đáp ứng lại tối hậu thư của chúng tôi như thế nào, nhưng họ nhất trí không tích cực giúp đỡ chúng tôi trong việc săn lùng bọn phỉ. Khi thời hạn hai tiếng đồng hồ trôi qua chúng tôi hành hình luôn 21 con tin trước mắt hội đồng của làng. Việc hành hình công khai từng con tin một trước sự chứng kiến của hội đồng toàn quyền 5 người rõ ràng đã có tác dụng đáng kể đối với những nông dân cứng đầu.

            Đối với làng Kareeva, căn cứ địa của bọn phỉ, do có địa hình phức tạp ở đó, hội đồng quyết định việc bình định nó dựa trên bản đồ. Toàn bộ dân cư của làng bị đuổi khỏi làng tất cả tài sản của chúng bị tịch thu, trừ những gia đình có con đang phục vụ trong Hồng quân thì được chuyển đến thị trấn Kurdyuki và được phân vào ở trong những ngôi nhà mà trước đây thuộc về những gia đình của bọn phỉ. Sau khi tất cả những vật dụng có giá trị như đồ gỗ, đồ thuỷ tinh, khung cửa sổ,…được tịch thu, tất cả các ngôi nhà trong làng đều bị đốt trụi.

            Ngày 3 tháng 7, chiến dịch bắt đầu ở thị trấn Bogoslovka. Ở đây chúng tôi không bắt gặp những tên nông dân cứng đầu hay có tổ chức. Bất kể chúng tôi hỏi ai cũng nhận được sự ngạc nhiên và câu trả lời giống nhau:”Phỉ á? Trong vùng này ư? làm gì có. Chúng tôi có nhìn thấy một vài người lảng vảng qua đây nhưng khó mà biết đó là phỉ hay không. Chúng tôi chỉ quan tâm đến công việc làm ăn của mình. Chúng tôi không biết gì hết”.

            Chúng tôi lại thực hiện biện pháp tương tự như ở Ossinovki: tiến hành bắt ngay lập tức 58 con tin. Ngày 4 tháng 7 chúng tôi hành hình trước mặt đám đông dân chúng 21 con tin, ngày hôm sau chúng tôi hành hình thêm 15 con tin, và trục xuất các gia đình của khoảng 60 tên phỉ, tổng cộng 200 người tất cả. Cuối cùng chúng tôi đã đạt được mục đích của mình, người dân buộc phải tham gia truy tìm của bọn phỉ và vũ khí cất giấu.

            Hoạt động càn quét tại mấy làng và thị trấn nêu trên kết thúc vào ngày 6 tháng 7. Chiến dịch đã thành công tốt đẹp và gây tiếng vang tới nhiều vùng xung quanh. Bọn phỉ vẫn đang tiếp tục ra hàng.

            Chủ tịch hội đồng toàn quyền 5 người, [M.V.] Uskonin.” (21)

            Vào ngày 19 tháng 7, do phản ứng chống đối lại kiểu bình định tàn bạo của mệnh lệnh 171 lên rất cao, mệnh lệnh này đã buộc phải bị huỷ bỏ.

            Tính đến thời điểm tháng 7 năm 1921, quân đôi và Cheka đã lập ra 7 trại tập trung. Theo thông tin mới được bạch hoá, mặc dù chưa đầy đủ, đã có ít nhất 50 000 người bị giam cầm trong các trại tập trung, phần lớn trong số đó là phụ nữ, trẻ em, người già là người thân của những người đào ngũ. Điều kiện sống trong những trại tập trung vô cùng tồi tệ bệnh truyền nhiễm, tả lỵ rất phổ biến, những tù nhân ở trần thiếu thốn cả những thứ cơ bản nhất của cuộc sống. Khi nạn đối bắt đầu hoành hành vào mùa hè năm 1921, tỷ lệ tử nạn trong các trại tập trung là 15-20% hàng tháng. Phong trào khởi nghĩa của nông dân với con số 40 000 vào tháng hai giảm xuống chỉ còn 1000 trong tháng 9. Bắt đầu từ tháng 11, sau khi vùng nông thôn (Tambov) đã được “lập lại hoà bình” một thời gian dài, hàng ngàn tù nhân còn sức khoẻ vẫn bị đầy tới các trại tập trung ở miền bắc nước Nga như Arkhangels và Kholmogory. (22)
            Những bằng chứng từ những bản báo cáo của Cheka đến những nhà lãnh đạo Bolsevik cho thấy quá trình “lập lại hoà bình” cho các vùng nông thôn còn tiếp tục diễn ra ít nhất đến nửa cuối của năm 1922 ở nhiều vùng ở Ukraina, Tây Siberia, Vùng Volga, và vùng Capcadơ. Mặc dù chính sách trưng thư lương thực đã chấm dứt vào tháng 3 năm 1921 và thay thế vào đó là thuế, nhưng việc thu mua thuế cũng vẫn diễn ra trong bạo lực giống như những năm trước. Thảm hoạ mùa màng năm 1921, cộng với mức thuế quá cao dẫn đến tình trạng căng thẳng ở các vùng nông thôn, nơi những người nông dân được trang bị vũ khí.

            Mô tả lại những cảm tưởng của mình sau khi đi thăm các tỉnh Tula, Orel, và Voronezh vào tháng 5 năm 1921, Nikolai Osinsky, uỷ viên nhân dân về nông nghiệp (bộ trưởng bộ nông nghiệp –ND), đã báo cáo rằng tất cả những lãnh đạo Bolsevik địa phương đều cho rằng cần phải thiết lập lại chính sách trưng mua lương thực vào mùa thu. Hơn nữa những lãnh đạo Bolsevik tại các địa phương trên “chỉ có thể nhìn nhận những người nông dân như là bọn phá hoại bẩm sinh” (23)

            Để tăng cường việc thu thuế ở Siberia, vùng sản xuất ra nhiều lúa mỳ nhất khi trận đói ập đến các tỉnh ở vùng Volga, Dzerzhinsky được phái đến đó với tư cách là toàn quyền đặc biệt của chính quyền Bolsevik vào tháng 12 năm 1921. Ngay lập tức Dzerzhinsky cho thành lập những “toà án cách mạng lưu động” với nhiệm vụ đến các làng mạc và tuyên án tại chỗ những nông dân không chịu nộp thuế, bắt họ vào tù hoặc đầy đi các trại tập trung (24). Cũng giống như các đội trưng thu lương thực, các toà án cách mạng này đã tạo ra rất nhiều những vụ lạm quyền đến độ đích thân chánh toà án tối cao Nikolai Krylenko, phải cho mở một cuộc điều tra công khai. Từ Omsk vào ngày 14 tháng 2 năm 1922, một thanh tra viết:

            “Sự lạm quyền của họ thật ghê gớm đến khó tưởng tượng. Những người nông dân bị họ bắt và nhốt trong những nhà kho lạnh giá một cách có hệ thống; những người nông dân này sau đó bị vụt bằng roi ngựa, bị doạ giết. Những nông dân nào không nộp đủ số quota lương thực bị buộc phải chạy trần truồng trên đường chính của làng và sau đó bị nhốt trong nhà lạnh. Rất nhiều phụ nữ bị đánh đến ngất xỉu và bị lột hết quần áo quẳng vào những hố đào trên tuyết…”

            Tình hình ở những tỉnh này vẫn rất căng thẳng.

            Rất nhiều bằng chứng tương tự được tìm thấy từ các bản báo cáo của cảnh sát mật (Cheka) trong tháng 10 năm 1922, một năm rưỡi sau khi NEP ra đời:

            “Ở tỉnh Pskov, quota cho thuế lương thực bằng 2/3 giá trị mùa màng. Bốn huyện đã có nổi dậy có vũ trang…Ở tỉnh Novgorod quota thu thuế không đạt, mặc dù nó đã được giảm 25% do mùa màng ở đây quá thất bát. Tại các tỉnh Ryazan và Tver việc thu đủ 100% quota thuế nông nghiệp đồng nghĩa với việc buộc nông dân phải chết đói…Ở tỉnh Novonikolaevsk [Novosibirsk] nạn đói đang đe doạ nghiêm trọng, một số nông dân đã phải ăn cỏ và rễ cây…Nhưng những thông tin trên vẫn còn là sáng sủa nếu đem so sánh với tình hình ở tỉnh Kiev. Tỷ lệ tự sát ở đó cao đến khó tin. Nông dân ở đó tự sát tập thể vì họ không thể đóng đủ thuế nông nghiệp và cũng không thể nổi dậy chống chính quyền vì tất cả vũ khí của họ đã bị chính quyền tịch thu. Nạn đói đã hoành hành ở đó hơn một năm, những người nông dân cực kỳ bi quan về tương lai của họ” (25)

            Mùa thu năm 1922, nạn đói tồi tệ gần như đã kết thúc. Sau hai năm đói kém cuối cùng những người dân sống sót đã cố gắng trữ đủ lượng lương thực để có thể sống qua mùa đông, miễn sao không bị thuế thu sạch. “Mùa màng năm nay kém hơn so với giá trị trung bình của thập kỷ trước” – đó là những câu chữ vắn tắt được đăng trên tờ Pravda (sự thật) trong một bài báo ngắn ở bìa sau, đăng ngày 2 tháng 7 năm 1921. Đây có lẽ là bài báo “chính thống” đầu tiên đăng tải về “Vấn đề về thiếu ăn trên mặt trận nông nghiệp”. Trong “lời kêu gọi gửi tới các công dân Xôviet”, đăng trên báo Pravda ngày 12 tháng 7 năm 1921, Mikhail Kalinin, chủ tịch hội đồng hành pháp Xoviet, thừa nhận rằng “trong rất nhiều quận, huyện hạn hán năm nay đã phá huỷ mùa màng”.
            Nghị quyết của ban chấp hành trung ương Đảng đề ngày 21 tháng 7 viết:

            “Thảm hoạ này không chỉ có nguyên nhân từ hạn hán. Nó là hậu quả của quá khứ, do nền nông nghiệp lạc hậu của chúng ta, do việc tổ chức sản xuất kém, thiếu kiến thức nông học, thiếu công cụ lao động, và phương thức canh tác đã lạc hậu. Tình hình bị làm tồi tệ thêm do chiến tranh và sự cấm vận kinh tế, bởi sự phá hoại bên trong của bọn địa chủ, tư bản, và tay chân của chúng, bởi hoạt động chống đối của bọn phỉ cùng các thế lực thù nghịch với chính quyền Xôviêt và nhân dân lao động” (26)

            Một danh sách dài những nguyên nhân cho trận đói “thảm hoạ tự nhiên”, những nguyên nhân chủ yếu và rõ ràng thì lại không được đề cập đến: Đó là việc trưng thu lương thực trong những năm liên tiếp trước đó đã làm kiệt quệ những nguồn tài nguyên của một nền nông nghiệp vốn dĩ đã èo uột. Tất cả các lãnh đạo của các tỉnh mà trận đói đang ập đến khi được triệu tập tại Maxcơva năm tháng 6 năm 1921, đã nhấn mạnh trách nhiệm của chính quyền Bolsevik trung ương và đặc biệt là trách nhiệm của uỷ ban nhân dân về lương thực, bộ quyền lực nhất của chính quyền. I.N. Vavilin, đại diện vùng Samara, đã tố cáo uỷ ban lương thực ở tỉnh đã cố tình liên tục đẩy giá trị mùa màng lên quá cao so với thực tế.

            Mặc cho mùa màng năm 1920 rất thất bát, 10 triệu puddy lương thực đã bị trưng thu. Thậm chí ngay cả những hạt giống được để giành cho việc reo trồng cho những vụ mùa sau cũng bị tịch thu. Rất nhiều nông dân đã không còn gì để ăn bắt đầu từ tháng giêng năm 1921. Số lượng người chết đói đã tăng mạnh vào tháng 2. Chỉ trong vòng 2 đến 3 tháng, gần như tất cả các cuộc bạo loạn và nổi dậy chống lại chế độ đều đã bị dập tắt tại tỉnh Samara, Vavilin giải thích:”Bây giờ không còn bạo loạn, nổi dậy nữa. Nhưng thay vào đó cái chúng tôi phải chứng kiến là những đám đông hàng ngàn người đang đói khát tập trung xung quanh trụ sở uỷ ban hành pháp và trụ sở Đảng, chờ đợi mòn mỏi ngày đêm phép lạ làm xuất hiện trước mắt họ lương thực mà họ đang trông ngóng. Làm sao mà có thể đuổi các đám đông này đi, và hàng ngày càng có thêm nhiều người chết. Họ ngã xuống như ruồi bọ, chết vì đói…Tôi nghĩ ít nhất có đến 900 000 người chết đói trong tỉnh này” (27)

            Các bản báo cáo của Cheka và các bản tin quân đội cho thấy nạn đói đã đe doạ vùng này ít nhất là từ năm 1919. Tình hình qua năm 1920 trở nên tồi tệ hơn rất nhiều. Trong những báo cáo nội bộ vào mùa hè của Cheka, uỷ ban nhân dân về nông nghiệp, và uỷ ban nhân dân về lương thực cho thấy họ biết rõ vấn đề trầm trọng của nạn đói và đưa ra một danh sách các tỉnh đang bị đói hay bị nạn đói đe doạ. Trong tháng giêng năm 1921 một bản báo cáo thậm chí đã chỉ ra rằng một trong những nguyên nhân của nạn đói ở Tambov chính là những cuộc trưng thu lương thực “điên cuồng” ở đó năm 1920. Những bản báo cáo lực lượng cảnh sát mật cũng cho thấy quần chúng nhân dân nhận định rằng “chính quyền Xoviet đang đẩy những nông dân dám chống lại họ vào nạn đói”. Mặc dù rõ ràng đã được báo cáo rất đầy đủ về việc trưng thu lương thực diễn ra ở nông thôn và những hệ quả tồi tệ của nó, nhưng chính quyền trung ương vẫn không đưa ra biện pháp gì để giải quyết những hậu quả được dự báo trước. Ngày 30 tháng 11 năm 1921, mặc cho nạn đói đang hoành hành dữ dội khắp nơi, Lenin và Molotov vẫn gửi một bức điện đến lãnh đạo đảng các vùng và tỉnh ra chỉ thị cho họ “Thực hiện các biện pháp thu thập lương thực…tăng cường tuyên truyền cho dân chúng vùng sâu vùng xa, giải thích cho họ hiểu tầm quan trọng về kinh tế và chính trị của việc đóng thuế đúng hạn…Sử dụng các cán bộ đảng vào công việc thu thuế và cho phép họ dùng tất cả các biện pháp mà các viên chức của chính phủ đã dùng”. (28)

            Trước thái độ và cách hành xử của chính quyền, những người dường như muốn theo đuổi chính sách đẩy toàn bộ nông dân đến chỗ chết đói bằng mọi giá, những người trí thức thức thời bắt đầu hành động. Tháng 6 năm 1921, các nhà nông học, kinh tế học, và giảng viên đại học thuộc hiệp hội nông nghiệp Maxcơva, đã lập ra “hiệp hội xã hội chống nạn đói”. Những thành viên đầu tiên của hội gồm có những nhà kinh tế học xuất sắc như Nikolai Kondratyev và Segei Prokopovich, người từng là bộ trưởng lương thực trong chính phủ lâm thời; nhà báo Ekaterina Kuskova, bạn thân của Maksim Gorky; cùng nhiều nhà văn, bác sĩ, nhà nông học khác. Vào giữa tháng 7, nhờ sự giúp đỡ của Gorky, người có ảnh hưởng lớn đối với giới lãnh đạo Bolsevik, một đoàn đại diện của hội đã được Lev Kamenev đón tiếp sau khi Lenin từ chối gặp họ. Sau buổi gặp mặt này, Lenin, người vẫn giữ thái độ nghi ngờ với hội và cho rằng những lãnh đạo Bolsevik khác đã đáp ứng lại một cách quá cảm tính, đã gửi thông báo sau đây đến các uỷ viên bộ chính trị khác:”Phải đảm bảo con mẹ Kuskova này không thể gây hại gì…Chúng ta sẽ lợi dụng tên và chữ ký của mụ để nhận một hay hai chuyến hàng cứu trợ từ những kẻ cảm thông và ủng hộ mụ hay những kẻ như mụ. Nhưng mọi chuyện sẽ chỉ có thế” (29)

            Cuối cùng thì các thành viên của hội đã thuyết phục được các lãnh đạo đảng Bolsevik rằng họ thực sự có ích trong việc chống lại nạn đói đang hoành hành. Do là những nhà văn, nhà khoa học có uy tín trên trường quốc tế, họ được thế giới bên ngoài biết đến, và rất nhiều trong số họ đã từng tham gia cứu trợ tích cực trong nạn đói năm 1891. Hơn nữa họ có mối quan hệ rộng đối với giới trí thức của các nước khác trên thế giới, và là những người đảm bảo đối với các tổ chức cứu trợ nước ngoài rằng hàng cứu trợ sẽ đến đúng nơi cần đến trong trường hợp lời kêu gọi cứu trợ của họ được đáp ứng. Họ sẵn sàng cho phép sử dụng tên tuổi của mình, với điều kiện hội cứu trợ chống đói được chính quyền công nhận.
            Vào ngày 21 tháng 7 năm 1921, chính quyền Bolsevik miễn cưỡng công nhận tính hợp pháp của hội và đổi tên thành Hội cứu trợ chống đói toàn Nga. Hội được phép sử dụng hình tượng chữ thập đỏ và được quyền thu thập lương thực, thuốc men, thức ăn cho gia cầm trong và ngoài nước Nga và phân phát lại cho những nơi đang cần. Hội đuợc quyền sử dụng mọi loại phương tiện để phát chẩn, được phép thiết lập những bếp ăn nấu súp tập thể, được phép thành lập các chi nhánh hội tại các địa phương, được quyền “liên lạc một cách tự do với các tổ chức nhân đạo quốc tế”, và thậm chí được phép “tham gia góp ý với chính quyền địa phương về các biện pháp mà hội cho là hữu ích trong cuộc chiến chống nạn đói” (30). Trong lịch sử tồn tại của chính quyền Xôviet chưa có một tổ chức dân sự ngoài Đảng nào được trao cho những quyền hạn lớn đến như vậy. Sự nhượng bộ của chính quyền Bolsevik trước hội cho thấy mức độ thảm hoạ mà đất nước đang phải gánh chịu vì nạn đói, bốn tháng sau sự ra đời của NEP.
            Một trong những hành động đầu tiên của hội là liên lạc với giáo chủ Tikhon, người đứng đầu nhà thờ chính thống, người đáp ứng lại ngay lập tức bằng việc thành lập Hội hỗ trợ cứu đói của giáo hội toàn Nga. Ngày 7 tháng 7 năm 1921, giáo chủ gửi thư đến tất cả các nhà thờ:”Thịt ôi thiu cũng là của quý đối với dân chúng đang chịu nạn đói, nhưng ngay cả thứ đó bây giờ cũng chẳng tìm đâu ra. Tiếng khóc than ai oán, rên xiết vang khắp mọi nơi. Nhiều người do cùng quẫn thậm chí ăn cả thịt người….Hay chìa tay ra giúp đỡ những đồng bào đang đói khát, những anh, chị em của mình! Với lương tâm của mình, những đồng đạo, hãy đóng góp những vật dụng quý giá có tại nhà thờ của mình, những thứ không phải của chúa, như nhẫn, vòng cổ, vòng đeo tay, những vật dụng trang trí đắt tiền để cứu giúp chống nạn đói.”
            Sau khi đã nhận được sự ủng hộ và trợ giúp từ phía nhà thờ, hội cứu trợ chống đói toàn Nga đã liên hệ với hàng loạt các tổ chức cứu trợ nhân đạo quốc tế như Hội chữ thập đỏ, hội giáo hữu Quakers (ở Mỹ - ND), Hiệp hội cứu trợ Hoa Kỳ (ARA) có chủ tịch là Herbert Hoover, tất cả đều tích cực đáp ứng lại lời kêu gọi cứu trợ của hội. Mặc dù vậy, mối quan hệ hợp tác giữa hội và chính thể Bolsevik cũng chỉ kéo dài có 5 tuần; vào ngày 27 tháng 8 năm 1921, hội bị giải tán, và 6 ngày sau chính quyền đứng ra thay mặt để ký kết trực tiếp với đại diện của ARA. Đối với Lenin, ngay khi người Mỹ gửi đến những chuyến hàng lương thực viện trợ đầu tiên, hội đã đóng xong vai trò của nó, “tên và chữ ký của mụ Kuskova” đã hoàn thành sứ mệnh của mình, và thế là quá đủ. Khi tuyên bố quyết định này, Lenin viết:

            ”Tôi đề nghị giải tán Hội ngay lập tức….Prokopovich phải bị bắt vì thái độ chống đối và giam trong tù ba tháng…Tất cả các thành viên khác của hội phải bị trục xuất ngay lập tức khỏi Matxcơva để đến các thành phố chính của các vùng khác nhau, không cho chúng bất cứ phương tiện liên lạc nào, bao gồm cả xe lửa, và canh chừng chúng thật cẩn mật. Ngày mai chúng ta sẽ ra một thông cáo chính phủ rằng Hội bị giải tán vì lười biếng, không chịu làm việc. Ra lệnh cho tất cả các báo bắt đầu bôi nhọ bọn chúng, chồng chất sự sỉ nhục lên đầu chúng, buộc tội chúng là những kẻ ôm chân bọn bạch vệ, là những tên theo tư tưởng tư sản, những kẻ thích đi du lịch nước ngoài hơn là làm việc để giúp đỡ người dân đói nghèo trong nước. Tóm lại, làm sao để chúng thật là lố bịch, bêu riếu chúng ít nhất một tuần một lần trong vòng hai tháng tới.” (31)

            Theo chỉ thị của bức thư này, báo chí của chế độ tấn công một cách dã man vào 60 trí thức nổi tiếng đã hoạt động cho hội. Chỉ cần nhìn vào tiêu đề các bài báo đã có thể thấy mức độ sỉ nhục bằng câu từ của chiến dịch này là như thế nào:”Các người đừng có đùa rỡn với nạn đói” (Pravda, 30 tháng 8 năm 1921); “Những kẻ lợi dụng nạn đói” (Kommunisticheskii trud, 31 tháng 8 năm 1921); “Hội cứu trợ…cho bọn phản cách mạng” (Izvestiya, 30 tháng 8 năm 1921). Khi một số người can thiệp cố xin giùm cho những thành viên của hội đã bị bắt hay bị lưu đầy, Josif Unshlikht, một trợ lý của Dzerzhinsky trong lực lượng Cheka đã nói thẳng:”Các anh cho rằng hội đã chẳng làm gì sai. Điều đó có thể. Nhưng nó đã trở thành một điểm tập hợp quần chúng trong xã hội, và chúng tôi không cho phép điều đó xảy ra. Khi anh thả một cái hạt xuống nước, nó sẽ nảy mầm đâm rễ, và hội đã bắt đầu lan rễ của nó ra toàn xã hội…. Chúng tôi không có sự lựa chọn nào khác là phải nhổ tận rễ và nghiền nát nó ra.” (32)

            Thay vào chỗ của hội, chính quyền Bolsevik cho thành lập Hội đồng trung ương cho việc cứu trợ nạn đói, một tổ chức hành chính quan liêu và nặng nề về cấu trúc bao gồm những viên chức từ các uỷ ban nhân dân (các bộ - ND), mà có thể mô tả bằng hai từ hiệu xuất làm việc thấp và tham nhũng. Khi nạn đói ở đỉnh điểm vào mùa hè năm 1922 với gần 30 triệu người đang đói, Hội đồng trung ương chỉ có cung cấp được lương thực thường xuyên cho khoảng 3 triệu người, trong khi đó các tổ chức như Chữ thập đỏ, Quakers, và ARA cũng cấp lượng lương thực cứu đói có thể giúp cho 11 triệu người mỗi ngày. Mặc dù có sự giúp đỡ to lớn của các hội cứu trợ quốc tế, ít nhất khoảng 5 triệu người trong số 29 triệu dân Nga đã chết đói từ năm 1921 đến 1922 (33).
            Trận đói khủng khiếp nhất, trước thời điểm đó, vào năm 1891, xẩy ra cũng gây ảnh hưởng ở các vùng tương tự như năm 1921 (vùng trung Nga, hạ Volga, và một phần Kazakhstan) mang đến cái chết cho khoảng từ 400 000 đến 500 000 người. Cả chính quyền và xã hội đã đấu tranh rất tích cực để chống lại nạn đói. Tại thời điểm đó có một luật sư trẻ tên là Vladimir Ilych Ulyanov đang sống ở vùng Samara, thủ phủ của vùng chịu ảnh hưởng ghê gớm nhất của nạn đói. Anh là nhà trí thức duy nhất của vùng không những từ chối tham gia các hoạt động nhân đạo cứu đói mà thậm chí còn chống lại nó. Một người bạn của anh sau này nhớ lại:”Vladimir Ilych Ulianov dám đứng lên nói công khai rằng trận đói sẽ mang đến nhiều hệ quả tích cực, đặc biệt là sẽ giúp cho việc ra đời một tầng lớp vô sản công nghiệp mới, và chính họ sẽ đứng lên giành quyền từ tay bọn tư sản…. anh ta giải thích rằng nạn đói sẽ giúp tiêu diệt nền kinh tế nông dân lạc hậu, đưa xã hội phát triển sang giai đoạn kế tiếp nhanh hơn, mở ra kỷ nguyên xã hội chủ nghĩa, giai đoạn tất yếu sau thời kỳ tư bản. Nạn đói sẽ giúp không những phá tan niềm tin của dân chúng vào Sa Hoàng mà cả niềm tin của họ vào chúa nữa”. (34)

            Ba mươi năm sau, người luật sư trẻ tuổi nọ đã chở thành lãnh đạo tối cao của chính quyền Bolsevik, nhưng tư tưởng của anh vẫn không thay đổi: Nạn đói có thể và sẽ giúp “kết liễu kẻ thù”. Kẻ thù ở đây chính là nhà thờ chính thống giáo. “Điện sẽ thay thế chúa trời. Nông dân nên cầu nguyện cho điện; và chắc chắn rằng họ sẽ thấy được tác dụng của việc cầu nguyện này trước khi thấy những tác dụng từ trên trời” đó là câu nói của Lenin với Leonid Krasin năm 1918, khi nói về chương trình điện khí hoá nước Nga. Ngay khi những người Bolsevik lên nắm quyền quan hệ giữ chính thế mới với nhà thờ đã trở nên rất tồi tệ. Ngày 5 tháng 2 năm 1918, chính quyền Bolsevik tuyên bố tách nhà thời khỏi chỉnh phủ, tách nhà thờ khỏi trường học, tuyên bố tự do tín ngưỡng và thờ phụng đồng thời quốc hữu hoá tất cả các tài sản của nhà thờ chính thống giáo. Giáo chủ Tikhon đã viết bốn lá thư gửi các giáo dân kịch liệt chống lại việc tước bỏ vai trò truyền thống của nhà thờ. Những người Bolsevik đáp lại bằng thái độ trêu ngươi. Họ ra lệnh tất cả những di sản văn hoá của các nhà thờ phải được “định giá”, tổ chức những lễ hội phi tôn giáo vào những ngày lễ thánh, và đòi biến tu viện lớn Trinity và St. Sergius gần Maxcơva, nơi có rất nhiều những di vật văn hoá, thành viện bảo tàng của chủ nghĩa vô thần. Nhiều cha cố, thầy tu đã bị chính quyền Bolsevik bắt bớ vì đã dám phản đối những biện pháp hăm doạ và trêu ngươi nói trên, trước cả khi các lãnh đạo Bolsevik dùng cái đói để tấn công vào nhà thờ theo lệnh của Lenin.
            Ngày 26 tháng 2 năm 1922, chính quyền Bolsevik ra sắc lệnh:”tịch thu ngay lập tức tất cả các vật dụng có giá trị bằng vàng, bạc và tất cả đá quý không có giá trị tôn giáo. Tất cả đồ tịch thu sẽ được sẽ được đưa về uỷ ban nhân dân về tài chính (bộ tài chính –ND) và sau đó được gửi đến hội đồng trung ương cho việc cứu trợ nạn đói”. Chiến dịch tịch thu này bắt đầu từ đầu tháng 3 và đã gây ra nhiều cuộc đối đầu giữa các đội tịch thu và những người mộ đạo. Vụ việc nghiêm trọng nhất diễn ra vào ngày 15 tháng 3 năm 1922 tại Chuya, một thành phố công nghiệp nhỏ ở tỉnh Ivanovo, trong đó đội tịch thu đã xả súng vào đám đông và giết hàng chục người mộ đạo. Lenin đã dùng vụ việc này để khuấy động chiến dịch chống tôn giáo.

            Trong một lá thư gửi bộ chính trị đề ngày 19 tháng 3 năm 1922, Lenin đã giải thích, với một giọng giễu cợt thường thấy, về việc nạn đói mang đến lợi thế cho những người Bolsevik như thế nào, và làm thế nào có thể lợi dụng nạn đói như một thứ vũ khí nhằm kết liễu những kẻ thù của chế độ:

            “ Về sự kiện Chuya, mà bộ chính trị cũng sẽ bàn bạc, tôi cho rằng chúng ta cần có một quyết định thống nhất ngay lập tức cho chiến dịch trên mặt trận này…Nếu chúng ta để ý những gì báo chí đang viết về thái độ của giới tăng lữ đối với chính sách tịch thu tài sản của nhà thờ, và thái độ chống đối của giáo chủ Tikhon, thì dường như bọn tăng lữ hắc bách đang xây dựng một kế hoạch nhằm tấn công kết liễu chúng ta…Tôi cho rằng kẻ thù của chúng ta đang mắc phải một sai lầm mang tính chiến lược. Tình thế hiện nay có lợi cho chúng ta rất nhiều chứ không phải là có lợi cho chúng. Chúng ta chắc đến 99 phần trăm rằng chúng ta có thể ra đòn kết liễu bọn chúng và củng cố địa vị lãnh đạo tối cao mà chúng ta muốn nắm giữ trong nhiều thập kỷ tới đây. Dân chúng đang đói, họ bắt đầu phải ăn thịt đồng loại, họ đang chết đến cả triệu, đang phơi xác khắp các nẻo đường của đất nước. Do đó chính là lúc này và chỉ có lúc này mà thôi, chúng ta có thể - và do đó rất khoát chúng ta phải - tịch thu tài sản của nhà thờ, phải làm nhanh, làm mạnh với mức độ cao nhất mà chúng ta có thể. Chính trong thời điểm này, khi mà quần chúng nhất định sẽ ủng hộ chúng ta một cách nhiệt thành, và sẽ đứng lên chống lại bộ máy phản động của bọn tiểu tư sản và tôn giáo hắc bách…Do đó chúng ta phải tận dụng cơ hội để cóp nhặt lấy hàng trăm triệu rup vàng (hãy thử nghĩ xem các nhà thờ, tu viện giầu có như thế nào!). Nếu không có tiền hay của cải nhiều cỡ ấy, thì không có một dự án nhà nước, dự án kinh tế, và ngay cả vị thế của chúng ta có thể tồn tại được. Do vậy bằng bất cứ giá nào cũng phải lấy cho được hàng trăm triệu (thậm chí hàng tỷ) rup. Điều đó chỉ có thể thực hiện vào thời điểm này. Tất cả các bằng chứng cho thấy, chúng ta không thể làm được điều này ở bất cứ thời điểm nào khác, bởi vì chúng ta chỉ có thể dựa vào sự tuyệt vọng do nạn đói gây nên sẽ hướng dân chúng về phía chúng ta, hoặc chí ít cũng không quan tâm đến chuyện chúng ta làm (việc tịch thu tài sản của nhà thờ -ND). Vì vậy tôi có thể khẳng định rằng đây chính là thời điểm thích hợp nhất để nghiền nát hoàn toàn bọn tăng lữ hắc bách, và nghiền nát chúng một cách tàn bạo nhất khiến cho chúng phải ghi nhớ đến hàng thập kỷ sau. Tôi đề nghị sẽ thực hiện kế hoạch của chúng ta như sau: chỉ có đồng chí Kalinin hoạt động công khai. Cho dù có điều gì xảy ra, đồng chí Trotsky không được xuất hiện công khai trước đám đông hay trên báo chí…Một thành viên sáng suốt và kiên nghị của hội đồng hành pháp trung ương sẽ được phái đến Chuya và nhận chỉ thị miệng từ một thành viên của bộ chính trị. Các chỉ thị này phải tập chung vào việc chỉ rõ nhiệm vụ của thành viên đến Chuya là để tiến hành bắt giam một lượng lớn tăng lữ, tư sản và tiểu tư sản, ít nhất cũng phải vài chục tên, sau đó phải buộc tội bọn chúng đã dám trực tiếp hay gián tiếp chống đối bằng vũ lực đối với sắc lệnh của nhà nước về tịch thu tài sản nhà thờ. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ trở về, đại diện này phải báo cáo đầy đủ lại với toàn bộ bộ chính trị hoặc ít nhất với hai hay ba uỷ viên bộ chính trị. Sau đó dựa vào bản báo cáo này, bộ chính trị sẽ tiếp tục chỉ thị bằng miệng đối với bên toà án, sao cho phiên toà xử bọn phản loạn ở Chuya diễn ra càng sớm càng tốt. Án tuyên tại toà phải là tử hình, bắn công khai trước đám đông một lượng lớn bọn hắc bách Chuya và đồng thời bắn luôn càng nhiều càng tốt bọn tăng lữ hắc bách ở Maxcơva và các trung tâm tôn giáo khác…Càng bắn nhiều bọn tăng lữ phản động và bọn tư sản cứng đầu thì càng tốt cho chúng ta. Chúng ta phải dạy cho bọn chúng một bài học càng nhanh càng tốt, để cho những tư tưởng chống đối của bọn chúng không còn có thể xuất hiện trong nhiều năm tới” (35)

            Các bản báo cáo mật hàng tuần của lực lượng cảnh sát mật của chế độ cho thấy chiến dịch tịch thu tài sản của nhà thờ lên đến cao điểm vào tháng 3, 4, và 5 của năm 1922, với 1414 vụ và hàng ngàn linh mục, ma-xơ, tu sĩ đã bị bắt. Theo con số của phía nhà thờ thì chỉ trong năm 1922, đã có 2691 linh mục, 1962 tu sĩ, và 3447 ma-xơ bị giết (36). Chính quyền đã tổ chức nhiều phiên toà giả hiệu để xử giới tăng lữ ở Maxcơva, Ivanovo, Chuya, Smolensk, và Petrograd. Một tuần sau sự kiện Chuya, theo chỉ thị của Lenin, bộ chính trị đã đưa ra một loạt các biện pháp như sau:”Bắt giam hội thánh và giáo chủ trong thời gian khoảng từ hai tuần đến một tháng nữa. Đưa ra công chúng các sự vụ ở Chuya. Đưa tất cả các linh mục ở Chuya ra xử trước toà trong vòng một tuần nữa. Bắn tất cả những kẻ cầm đầu bọn phản loạn” (37). Trong một thông báo gửi bộ chính trị Dzerzhinsky đã khẳng định:

            “Giáo chủ và tay chân của ông ta … dám công khai chống lại việc tịch thu tài sản của nhà thờ…Do đó chúng ta đã có đủ cơ sở để bắt giam Tikhon và các phần tử phản động trong hội thánh. Quan điểm của GPU là: (1) Thời điểm để bắt giam giáo chủ và hội thánh đã chín muồi; (2) Không cho phép thành lập hội thánh mới; (3) những linh mục nào dám chống lại việc tịch thu tài sản của nhà thờ thì bị xem như là kẻ thù của nhân dân và phải bị đầy đến những vùng đang phải chịu nạn đói hoành hành nhất ở các vùng thuộc Volga” (38)

            Tại Petrograd, 77 linh mục đã bị tống vào trại tập trung; 4 người bị kết án tử hình, bao gồm cả tổng giám mục Petrograd, Benjamin, người được bầu vào năm 1917 và được giáo dân mến mộ. Mặc dù, thật mỉa mai, ông là một trong những người ủng hộ nhiệt thành cho việc tách nhà thờ ra khỏi chính quyền. Ở Maxcơva, 148 linh mục và đạo hữu bị tống vào trại tập trung; 6 bị kết án tử hình và bị hành hình ngay lập tức. Giáo chủ Tikhon bị quản thúc nghiêm ngặt tại tu viện Donskoi ở Maxcơva.
            Vào ngày 6 tháng 6 năm 1922, vài tuần sau mấy phiên toà trò hề diễn ra ở Maxcơva nói trên, một phiên toà giả hiệu khác được thực hiện. Nó đã được báo chí làm rùm beng từ cuối tháng 2, đó là phiên toà xử 34 đảng viên đảng cách mạng xã hội bị buộc tội vì “những hành động khủng bố và phản cách mạng chống chính quyền Xôviết”, bao gồm cả hành động ám sát Lenin vào ngày 31 tháng 8 năm 1918 và việc tham gia cuộc nổi loạn của nông dân ở Tambov. Cũng giống như kịch bản diễn ra trong những phiên toà tương tự diễn ra sau này vào những năm 30, những bị cáo, bao gồm cả những chính trị gia thực thụ như 12 uỷ viên trung ương đảng cách mạng xã hội, đứng đầu bởi Avraham Gots và Dmitry Donskoi, bị bắt phải khai báo và buộc tội lẫn nhau cũng như “thú nhận tội lỗi” của mình. Đúng như Hélène Carrère d’Encausse đã chỉ ra, những phiên toà này cho phép chính quyền “sử dụng phương pháp kết tội kiểu “lật đật Nga”, trong đó kết tội chắc chắn nhất chính là mọi bất đồng với các chính sách của những người Bolsevik đều được coi là hành động hợp tác với bọn tư sản quốc tế (trên thực tế từ năm 1918, đảng cách mạng xã hội đã phản đối các chính sách của chính quyền Bolsevik)”. (39)

            Khi kết thúc phiên toà kệch cỡm này, quan toà tuyên án tử hình đối với bọn “khủng bố”, 11 trong số các lãnh đạo bị kết tội của Đảng cách mạng xã hội bị kết án tử hình. Tuy nhiên do phải đối mặt với phản ứng của cộng đồng quốc tế, do các chiến dịch phát động bởi các thành viên các đảng xã hội dân chủ Nga đang lưu vong ở nước ngoài, và quan trọng hơn là nguy cơ phản ứng mạng mẽ của nông dân ủng hộ đảng cách mạng xã hội ở nông thôn, các án phạt bị tạm hoãn thi hành với điều kiện “đảng cách mạng xã hội phải chấm dứt ngay những hành động khủng bố, những âm mưu bạo loạn lật đổ”. Tháng giêng năm 1924 các án tử hình đã được giảm xuống thành 5 năm tù trong trại tập trung lao động khổ sai. Tất nhiên trên thực tế những người trên đã không bao giờ được trả tự do và đã bị hành hình trong những năm 30, khi ý kiến của công luận quốc tế hay các cuộc nổi dậy của nông dân không còn là mối đe doạ đối với quyền lãnh đạo của những người Bolsevik nữa.

            Phiên toà xử những người cách mạng xã hội là một trong những dịp đầu tiên để thử nghiệm bộ luật hình sự mới được áp dụng từ ngày 1 tháng 6 năm 1922. Lenin đã rất quan tâm và theo dõi sát sao đối với bộ luật này. Một trong những chức năng của bộ luật này là cho phép sử dụng mọi dạng bạo lực cần thiết để chống lại những kẻ thù chính trị của chế độ mặc dù cuộc nội chiến đã kết thúc và không còn lý do để biện minh cho việc “xử tử tức thì” (không cần qua xét xử - ND) nữa. Sau khi xem bản dự thảo đầu tiên của bộ luật này, Lenin đã viết thư gửi Kursky, uỷ viên nhân dân về tư pháp (bộ trưởng bộ tư pháp – ND):”Theo tôi, những tội có thể bị xử theo khung án tử hình nên được mở rộng ra để bao gồm vào đó tất cả các hoạt động của của bọn Melshevik, cách mạng xã hội, và những bọn khác. Cần phải tạo ra cả hình thức trừng phạt mới như trục xuất khỏi đất nước. Và cần phải tìm ra phương thức để gán ghép tất cả những hành động phạm tội đó sao cho chúng liên quan tới bọn tư sản quốc tế” (40). Hai ngày sau Lenin viết tiếp:

            “Đồng chí Kursky thân mến, tôi muốn đồng chí hãy đưa một phần bổ xung vào bộ luật hình sự… Phần lớn các phần đều đã rõ ràng rồi. Chúng ta phải công khai tán đồng một nguyên lý chính trị công bằng (không chỉ giới hạn ở nghĩa hẹp của mấy thuật ngữ pháp lý), là cơ sở pháp lý cũng như động lực cho khủng bố cách mạng, phải chỉ ra được sự cần thiết cũng như giới hạn của khủng bố cách mạng. Các toà án không được phép cản trở hay loại bỏ khủng bố cách mạng. Làm như vậy là lừa dối. Chúng phải là cơ sở vững chắc để luật pháp hoá tất cả những nguyên lý trên một cách chân thực. Do đó bộ luật phải được thể hiện rõ ràng rằng: cái mà chúng ta muốn là một thứ nhận thức pháp luật cách mạng mà có thể dùng bất cứ lúc nào chúng ta cần đến” (41)

            Theo chỉ thị của Lenin, bộ luật hình sự định nghĩa hoạt động phản cách mạng là bất cứ hoạt động nào “nhằm tấn công hay làm mất ổn định quyền lực được cuộc cách mạng vô sản chuyển giao cho các Soviet của công nhân và nông dân”, cũng như, “bất cứ hoạt động nào ủng hộ việc bọn tư sản quốc tế không công nhận chính quyền cộng sản và không chịu thừa nhận quá trình phân phối sản phẩm xã hội công bằng là sự thay thế đối với hệ thống tư bản, bất cứ hành động bạo lực nào nhằm kéo đất nước trở lại thời kỳ tư bản, hành động can thiệp bằng quân sự, cấm vận kinh tế, do tham, gián điệp, hỗ trợ tài chính không được phép đối với báo chí, hoặc những hành động tương tự như thế”.
            Bất kể hành động nào bị quy là phản cách mạng, bao gồm cả việc nổi dậy, bạo loạn, phá hoại, gián điệp, đều bị trừng trị bằng án tử hình. Cũng trong khung phạt tử hình là các tội như tham gia hay ủng hộ bất cứ tổ chức nào mà “có thể ủng hộ bọn tư sản quốc tế”. Thậm chí ngay cả những hành động “tuyên truyền, đưa thông tin mà có thể bị bọn tư sản quốc tế lợi dụng” cũng được xem là hành động phản cách mạng và phải bị xử tù ít nhất 3 năm hoặc bị lưu đầy suốt đời.

            Bên cạnh việc luật pháp hoá bạo lực chính trị, vào đầu năm 1922, đã có những thay đổi nhỏ diễn ra trong lực lượng cảnh sát mật. Ngày 6 tháng 2 năm 1922, chính quyền Bolsevik ra sắc lệnh giải tán lực lượng Cheka, những ngay lập tức thay thế bằng cơ quan giám sát chính trị quốc gia (Gosudastvennoe politicheskoe upravlenie; GPU), chịu sự quản lý trực tiếp của uỷ viên nhân dân về nội vụ (bộ trưởng bộ nội vụ -ND). Mặc dù tên đã đổi nhưng bộ máy nhân sự và cấu trúc điều hành vẫn không có gì thay đổi, đảm bảo sự phát triển liên tục từ Cheka. Việc thay đổi tên cho thấy mặc dù Cheka là một đơn vị đặc biệt nhưng chỉ có tính tạm thời trong khi đó GPU là tổ chức tồn tại lâu dài. Việc thành lập GPU giúp chính quyền Bolsevik có một công cụ ổn định dài hạn hơn trong việc khủng bố và kiểm soát xã hội. Đằng sau việc đổi tên chính là việc hiến pháp hoá và luật pháp hoá việc dùng khủng bố và đàn áp như một phương tiện để giải quyết những mẫu thuẫn giữa chính quyền và người dân.
            Một hình phạt mới được đưa ra trong bộ luật hình sự là trục xuất khỏi đất nước cả đời, có nghĩa là nếu đương sự trở lại Liên Xô thì lập tức sẽ bị hành hình. Hình phạt này được áp dụng vào đầu năm 1922, là một phần trong hoạt động trục xuất gần 200 trí thức nổi tiếng bị nghi ngờ rằng có biểu hiện chống đối chủ nghĩa Bolsevik. Rất nhiều trong số trí thức đó đã từng hoạt động trong “hiệp hội xã hội chống nạn đói”, bị giải thể ngày 27 tháng7 cùng năm đó.
            Trong bức thư gửi Dzerzhinsky, đề ngày 20 tháng 5 năm 1922, Lenin đã đưa ra một kế hoạch lớn nhằm “trục xuất khỏi đất nước tất cả những nhà văn, nhà giáo đã từng giúp đỡ bọn phản cách mạng…chiến dịch này cần phải được thực hiện thật cẩn thận. Phải lập ra một hội đồng đặc biệt. Mỗi thành viên của bộ chính trị phải giành từ hai đến ba giờ hàng tuần để đọc và rà soát thật kỹ các cuốn sách và tờ báo…Thông tin phải được thu lượm một cách có hệ thiíng dựa trên những thái độ chính trị trong quá khứ, việc làm và viết lách của các giáo viên và nhà văn.”

            Lenin gương mẫu nêu một ví dụ điển hình:

            “Lấy ví dụ như tờ Ekonomist, đây rõ ràng là trung tâm cho các hoạt động của bọn bạch vệ. Ở tờ bìa số thứ 3 (N.B.: đấy chúng bộc lộ sớm thế đấy!) tên của tất cả bọn chúng được liệt kê rồi đấy. Tôi cho rằng tất cả bọn chúng đều xứng đáng bị trục xuất khỏi đất nước. Chúng đều là những tên phản cách mạng có tiếng và là những kẻ đồng loã cùng bọn tư bản Anh-Pháp, và chúng tạo ra một mạng lưới bọn tay chân, gián điệp, phá hoại trẻ tuổi. Chúng ta phải làm sao để tất cả bọn chúng phải bị bắt, bị tống vào tù một cách có hệ thống và bị trục xuất khỏi đất nước” (42)

            Ngày 22 tháng 5, bộ chính trị cho thành lập một hội đồng đặc biệt gồm có Kamenev, Kursky, Unshlikht, và Vasily Mantsev (hai người cuối là trợ lý của Dzerzhinsky), có nhiệm vụ thu thập thông tin về những trí thức cần phải bắt và trục xuất. Hai người đầu tiên bị xử theo hình thức trừng phạt này là hai người đứng đầu của “hiệp hội xã hội chống nạn đói” Sergei Prokopovich và Ekaterina Kuskova. Nhóm trí thức đầu tiên bị trục xuất gồm 160 trí thức nổi tiếng, những nhà triết học, nhà văn, sử gia và giáo sư đại học, họ bị bắt vào ngày 16 và 17 tháng 8 và bị trục xuất vào tháng 9. Một số người trong danh sách đó đã là những trí thức nổi tiếng của thế giới, hoặc sau này trở thành trí thức nổi tiếng của thế giới như: Nikolai Berdyaev, Sergei Bulgakov, Semyon Frank, Nikolai Loski, Lev Karsavin, Fyodor Stepun, Sergei Trubetskoi, Aleksandr Isgoev, Mikhail Ossorgin, Aleksandr Kiesewetter. Tất cả những trí thức này đều bị buộc phải ký vào một bản ghi nhớ rằng họ nhận thức được việc quay trở lại Liên Xô của mình đồng nghĩa với việc họ sẽ bị xử tử hình ngày lập tức. Họ chỉ được phép mang theo người một áo khoác mùa đông, một áo khoác mùa hè, một bộ vest, hai áo sơ mi, hai áo ngủ, hai đôi tất, hai bộ quần áo lót, và tiền ngoại tệ tương đương 20 đôla.

            Song song với việc trục xuất, cảnh sáy mật còn tiến hành việc thu thập và do thám thông tin về những trí thức đang bị nghi ngờ và là ứng cử viên cho việc bị đuổi lưu đầy đến những vùng sâu, vùng xa của đất nước hay bị tống vào trại tập trung, được luật hoá bằng sắc lệnh ra ngày 10 tháng 8 năm 1922. Vào ngày 5 tháng 9 Dzerzhinsky viết cho trợ lý của mình là Unslikht:

            “Đồng chí Unslikht thân mến, liên quan đến các hồ sơ về giới trí thức, tôi phải nói rằng nó còn quá đơn giản. Từ khi đồng chí [Yankov] Agronov thuyên chuyển đi, chúng ta giường như chẳng còn ai có khả năng đảm đương việc sắp xếp, tổ chức các hồ sơ này. Zaraysky thì còn quá trẻ. Tôi nghĩ hình như chúng ta chưa đạt được bước tiến nào trong việc này, Menzhinsky sẽ đảm trách công việc này…Điều quan trọng là chúng ta phải có một kế hoạch rõ ràng, được thực hiện và cập nhật thường xuyên. Giới trí thức phải được chia làm các nhóm và nhóm con:

            1. Nhà văn.
            2. Nhà báo và chính trị gia.
            3. Kinh tế gia: ở đây cần phải chia làm các nhóm con (a) những người trong lĩnh vực tài chính (b) công nhân trong lĩnh vực năng lượng, © chuyên gia về giao thông (d) thương nhân, (e) những người có kinh nghiệm làm việc trong các cộng đồng, v..v…
            4. Chuyên gia kỹ thuật: ở đây cũng phải phân nhóm tiếp (a) kỹ sư, (b) nhà nông học, © bác sỹ, v..v…
            5. Giảng viên đại học và trợ giảng, v…v…

            Thông tin về những kẻ như vậy phải được chuyển đến những ban đặc biệt và được tổng hợp bởi Ban chịu trách nhiệm về giới trí thức. Trí thức nào thì cũng phải có cuộc đời riêng của mình… Chúng ta cũng cần ghi nhớ rằng mục đích của ban không phải chỉ là tiến hành bắt và trục xuất trí thức mà còn đóng góp tham mưu cho cấp trên về các chính sách liên quan đến trí thức. Trí thức phải được kiểm soát, theo dõi chặt chẽ và phân loại, và chỉ trí thức nào bằng lời nói và hành động của mình thể hiện sự ủng hộ đối với chính quyền Soviet thì mới được thăng tiến.“ (43)

            Chỉ ít ngày sau, Lenin gửi một bức thư dài đến Stalin, trong đó ông lặp đi lặp lại một cách cuồng nhiệt việc “thanh trừng dứt điểm” những người theo tư tưởng xã hội dân chủ, tự do và trí thức ở Nga:

            “Liên quan đến việc trục xuất bọn Menshevik và bọn xã hội dân chủ, v…v.. Tôi có một vài thắc mắc thế này. Vấn đề này xuất hiện khi tôi vắng mặt và chưa được xử lý một cách đầy đủ. Đã có quyết định nào được đưa ra để nhổ tận gốc bọn thuộc phái xã hội chưa? [Andrei] Pechekhonov, [Aleksandr] Myakotin, [A.G.] Gornfeld, [N.] Petrishchev, và những tên tương tự như vậy? Tôi cho rằng đã đến lúc phải trục xuất bọn chúng. Bọn chúng còn nguy hiểm hơn bọn cách mạng xã hội vì chúng cáo già hơn. Cũng như vậy chúng ta cần trục xuất [Aleksandr] Potresov, [Aleksandr] Isgoev, và toàn thể nhân viên khác của tạp chí Ekonomist, như là Ozerov và một số tên khác. Cũng như thế bọn Melshevik cũng phải chịu chung số phận, như là [Vasily] Rozanov (bác sĩ, một nghề không đáng tin cậy), Vigdorshik (Migulo hay gì đó tương tự thế), Lyubov Nikolaeva Radchenko và đứa con gái trẻ của mụ ta (đây có vẻ như là hai kẻ thù ghê gớm nhất của chủ nghĩa Bolsevik), và N.A. Rozhkov (phải trục xuất ngay tên này, hắn không thể cải tạo được)…Hội đồng Mantsev-Messing phải lập một danh sách, phải trục xuất ngay hàng trăm tên. Nhiệm vụ của chúng ta là kiên quyết dọn dẹp sạch sẽ nước Nga…Tất cả các cây viết tại Viện văn học và triết học Petrograd cũng phải bị trục xuất. Phải lục soát kỹ lưỡng Kharkov. Chúng ta không nắm được điều gì đang diễn ra ở đó; cứ như là đó là địa phận của nước ngoài vậy. Thành phố đó phải được “dọn dẹp” sạch sẽ, với càng nhiều các phiên toà xử bọn cách mạng xã hội càng tốt. Cần phải có biện pháp đối với các tác giả, nhà văn ở Petrograd (đồng chí có thể tìm thấy địa chỉ của chúng ở trong tờ “Tư Tưởng Nga mới” số 4, năm 1922 trang 37) và phải xử lý cả các ban biên tập của các nhà xuất bản (tên và địa chỉ của chúng ở trang 29). Đây là công việc hết sức quan trọng.” (44)

            ________________

            Danh sách tài liệu tham khảo chương 5


            1. V. Danilov và T. Shanin, “Krestyanskoe vosstanie v Tambovskoi gubernii v 1919-1921” (cuộc khởi nghĩa của nông dân tỉnh Tambov, 1919-1921) (Tambov: Intertsentr: Arkhivnyi otdel administrasii Tambovskoi obl., 1994) trang 38-40.
            2. RTsKhIDNI, 17/86/103/4; S.Singleton, “cuộc khởi nghĩa Tambov”, Slavic Review, 26 (1966), 498-512; Oliver Radkey, “Cuộc nội chiến không được biết đến ở Nga: Nghiên cứu về trường hợp quân xanh ở vùng Tambov” (Standford, Calif.: Hoover Institution Press, Standford University, 1976); Orlando Figes, “Nông dân nước Nga , cuộc nội chiến: vùng đồng quê Volga trong cuộc cách mạng”, (NewYork: Oxford University Press, 1989).
            3. Danilov và Shanin, Krestyanskoe vosstanie, trang 63-64; Radkey, Cuộc nội chiến không được biết đến ở Nga, trang 122-126.
            4. V.I. Lenin, Polnoe sobranie sochinenii (Lenin toàn tập), (Moscow: Gos. izd-vo Polit.lit-ry, 1958-1966), 51:310.
            5. M. Bogdanov, Razgrom zapadno-sibirskogo kulachko-eserovskogo myatezha (Đập tan cuộc nổi loạn của bọn Kulak-SR ở vùng tây Siberi) (Tyumen: Polit Tyum, 1961).
            6. RTsKhIDNI, 76/3/208/12.
            7. Ibid., 76/3/166/3.
            8. V.I. Brovkin, Phía sau chiến tuyến của cuộc nội chiến: Các đảng chính trị và phong trào xã hội ở Nga, 1918-1922 (Princeton: Princeton University Press, 1994), trang 392.
            9. RTsKhIDNI, 76/3/167/3.
            10. P. Avrich, Kronstadt, 1921 (Princeton: Princeton University Press, 1970), trang 153-183.
            11. RTsKhIDNI 76/3/167.
            12. “Kronstadt, 1921”, Documenty (Moscow, 1997), trang 15.
            13. George Leggett, Cheka: Lực lượng cảnh sát mật của Lenin (NewYork: Oxford University Press, 1981), trang 328.
            14. S.A. Malsagov, Một hòn đảo địa ngục: Nhà tù Xô Viết ở cực bắc, dịch bởi F.H. Lyon (London: A.M. Philpot, 1926), trang 45-46.
            15. “Kronstadt, 1921”, trang 367.
            16. Brovkin, Phía sau chiến tuyến, trang 400.
            17. Andrea Graziosi, ”Nghiên cứu nguồn gốc các quan hệ và chính sách trong công nghiệp Xôviết – vùng Donbass của Piatokov năm 1921”, Cahier du monde russe 36 (1995), 45-46.
            18. Danilov và Shanin, Cuộc khởi nghĩa của nông dân tỉnh tambov, trang179-180.
            19. Ibid, trang 178-179.
            20. Ibid, trang 226-227.
            21. Ibid, trang 218.
            22. GARF, 393/89/182;393/89/295.
            23. RTsKhIDNI, 5/2/244/1.
            24. Ibid, 17/87/164;76/3/237.
            25. Ibid, 17/87/296/35-36.
            26. Pravda, ngày 21 tháng 7 năm 1921; Mikhail Heller, “Premier avetissement: Un coup de fouet. L’histoire de l’expilsion des personnalités culturelles hors de l’Union soviétique en 1922”, Cahiers du monde russe et soviétique, 20 (Tháng 4-6 1979), 131-172.
            27. GARF, 1064/1/1/33.
            28. RTsKhIDNI, 2/1/26847.
            29. Heller, ”Premier avetissement”, trang 141.
            30. Ibid, trang 143.
            31. Ibid, trang 148-149.
            32. Ibid, trang 151.
            33. S. Adamets, “Catatrophes démographiques en Russie soviétique en 1918-1923” (Luận văn tiến sĩ, EHESS, tháng 12 năm 1995), trang 191.
            34. A. Beliakov, Yunost vozhdya (Thời niên thiếu của lãnh tụ) (Moscow: Molodaya gvardiia, 1958), trang 80-82, trích lại trong Heller,”Premier avetissement”, trang 134.
            35. RTsKhIDNI, 2/1/22947/1-4.
            36. Russkaya Pravoslavnaya tserkva i kummunisticheskoe gosudarstvo, 1917-1941 (Nhà thờ chính thống giáo và nhà nước cộng sản, 1917-1941) (Moscow: Terra, 1996), trang 69.
            37. Dmitry Volkogonov, Lenin: politicheskii portret: v dvukh knigakh (Lenin: chân dung chính trị) (Moscow: Novosti 1994), trang 346.
            38. Ibid.
            39. Hélène Carrère d’Encausse, The Russian Syndrome: One Thousands years of political murder (New York: Holmes & Meier, 1992), trang 400.
            40. Lenin, Lenin toàn tập, 54:189.
            41. Ibid, trang 198.
            42. Ibid, trang 265-266.
            43. RTsKhIDNI, 76/3/303.
            44. Ibid, 2/2/1338.
            #6
              Chuyển nhanh đến:

              Thống kê hiện tại

              Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
              Kiểu:
              2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9