Cánh đồng Chum
HongYen 29.05.2008 12:38:48 (permalink)
Cánh đồng Chum
 
Kính Quý Bạn,
Tìm mãi bài đã post; nhưng  chưa được nên xin phép được post bài mới.
 
Cám ơn
#1
    HongYen 29.05.2008 12:43:36 (permalink)
     Bí ẩn Cánh đồng Chum
    12:18:38, 23/05/2008


    Ảnh: Huỳnh Ngọc Dân
    Cánh đồng Chum là địa danh đặc thù của vùng đất Xiêng Khoảng (phía bắc của Lào), là hiện thân của sự kiêu hùng bí ẩn và thách thức thời gian.

    Từ Luang Prabang, xe vượt qua 400 km đường đến Xiêng Khoảng. Đi hết con đường này thực sự là một thách thức. Đường đèo “cùi chỏ”, một bên là núi cao, bên là vực sâu. Mùa này thời tiết lại khá tệ, khi đêm vừa tới thì mưa trắng xóa không thôi bủa vây phía trước, mịt mùng. Người lái xe phải dày dạn kinh nghiệm và hết sức am tường địa hình ở đây mới có thể tự tin đưa đoàn khách chúng tôi bắt đầu cuộc hành trình xuyên suốt mười tiếng đồng hồ.

    Từng chặng đường là từng chặng khám phá. Những làng dân tộc nằm rải rác ven đường ẩn hiện từ trên cao, từ phía xa. Níu chân khách đi ngang qua là ánh nhìn ngơ ngác, lạ lẫm như thể khách đến từ hành tinh khác của những trẻ thơ người đen nhẻm lấm lem đất, tóc lưa thưa cháy khét. Còn hút hồn khách là các cô sơn nữ ngồi thêu áo bên hiên nhà, hay hồn nhiên vai trần đứng tắm bên suối nước ven đường. Cô nhoẻn miệng cười e dè khi khách đưa máy hình lên bấm, cô má hồng hồng tò mò liếc trộm người lạ dưới bóng nắng hoàng hôn, đẹp rúng động. Khách say, say thật. Xe đã khuất tầm nhìn vẫn ngẩn ngơ ngoảnh lại...



    Ảnh: Huỳnh Ngọc Dân
     
    Xe đến Xiêng Khoảng lúc 11 giờ đêm. Cơn mưa trên đường đi từ chập tối vẫn đeo đuổi theo đến đây, rả rích. Thị xã Phôn Sa Vẳn đã ngủ yên nên vắng tênh. Sáng ra, chúng tôi tưởng nhầm mình đã về đến miền Bắc Việt Nam, bởi đi trong phố toàn người Việt, nói tiếng Việt. Người Việt Nam sống ở đây rất nhiều, có gia đình đã qua mấy đời, cũng có người chỉ mới sang lập nghiệp. Hàng phở, hàng bánh cuốn đông đúc. Món phở ở đây không ngon lắm, nhưng ăn cũng đỡ nhớ nhà.

    Vùng đất này từng là chiến trường đã bị hủy hoại bởi cuộc chiến tranh khốc liệt. Dấu vết vẫn còn để lại là những hố bom nay trở thành những ao nước rộng. Hiện tại quanh khu vực Cánh đồng Chum vẫn còn rải rác những trái bom chưa phát nổ ẩn dưới mặt đất. Chỉ ba điểm Bản Ang, Lắt Sén, Bản Sua là khu du lịch đã được người ta dùng voi dọn sạch bom (trước cửa vào có tấm bảng xác nhận là khu vực an toàn), chứ thực ra có tổng số 109 khu vực có chum cổ.

    Xiêng Khoảng cách biên giới Việt Nam – Lào khoảng hơn 100 km. Nếu khởi hành từ Việt Nam đến Xiêng Khoảng, bạn có thể theo tuyến đường 7 đi từ cửa khẩu Nậm Cắn (Vinh) đến thẳng Xiêng Khoảng (gần 600 km).
    Mỗi ngày có một chuyến xe ca duy nhất đi từ Vinh đến Xiêng Khoảng khởi hành lúc 6 giờ sáng (bến xe Vinh), từ Xiêng Khoảng trở về Vinh lúc 7 giờ sáng.

    Du khách đến Cánh đồng Chum với sự tò mò lạ lẫm, sau nữa là những tiếng xuýt xoa trầm trồ đầy ngạc nhiên, và tiếp đến là trạng thái nghi hoặc, cùng với những câu hỏi tù mù không lời giải đáp thuyết phục. Từ truyền thuyết đến khoa học, Cánh đồng Chum vẫn là điều bí ẩn không chỉ đối với du khách, mà ngay cả với người dân bản xứ: ai đã làm ra những cái chum khổng lồ này, khi nào, để làm gì...?

    Một người địa phương gốc Việt kể cho chúng tôi nghe truyền thuyết về bộ tộc người khổng lồ. Chính họ làm ra những cái chum này để đựng rượu. Hoặc những cái chum này dùng để chứa nước cho voi uống. Nhưng chúng tôi lại nghiêng về lời giải đáp cách khác của ông sau đó hơn.

    Lào có Puôn là một trong ba bộ tộc lớn nhất đã đẽo gọt những tảng đá nguyên khối thành những cái chum khổng lồ nặng đến vài trăm tấn, cách đây khoảng 2.500 - 3.000 năm. Tộc người Puôn có tục chôn người chết trong chum. Kích cỡ chum lớn hay nhỏ phụ thuộc vào mức độ giàu, nghèo của người khi còn sống. Trên thực tế, các nhà khảo cổ học cũng đã tìm thấy những xương người, đồ trang sức trong những cái chum. Vậy có thể coi những cái chum là những ngôi mộ. Cánh đồng Chum trải dài ngút ngàn chỉ với cỏ hoang và cây dại, cùng lố nhố những cái chum có nửa phần thân chìm dưới đất mang không gian cô quạnh hiu hắt của một nghĩa trang.

    Sát thực hơn nữa, đa số các chum cổ chỉ tập trung ở những nơi hẻo lánh, rừng rậm. Song, khi chúng tôi đã gần như bị thuyết phục bởi cách lý giải này thì người hướng dẫn phản biện ngay sau đó bằng việc nhấn mạnh thêm rằng: người ta cũng đã khẳng định xương người có số tuổi lớn hơn tuổi của những cái chum cổ này. Lại tiếp tục nghi hoặc. Trở về với truyền thuyết. Rốt cuộc, chúng tôi tự đặt ra một giả thuyết khác: đó là những cái chum do trời sinh ra, tự nhiên vậy. Điều này có khi nào đúng không?
    Thủy Linh
    http://www4.thanhnien.com.vn/TNTS/2008/5/25/240804.tno
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 29.05.2008 12:54:49 bởi HongYen >
    #2
      HongYen 29.05.2008 13:00:54 (permalink)
      Cánh đồng Chum

       
       


      http://www.azuretours.com/laos_plainofjars.htm
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 29.05.2008 13:04:27 bởi HongYen >
      #3
        HongYen 29.05.2008 13:12:51 (permalink)
        Cánh đồng Chum
        Cánh đồng chum là một khu vực văn hóa lịch sử gần thành phố Khăm Muộn, thuộc tỉnh Xiêng Khoảng của Lào, nơi có hàng ngàn chum bằng đá nằm rải rác dọc theo cánh đồng thuộc Cao nguyên Xiêng Khoảng tại cuối phía bắc của dãy núi Trường Sơn.
         
         Trong Chiến tranh Việt NamChiến tranh bí mật, Cánh đồng chum được đề cập đến một cách đặc thù để chỉ cả vùng đồng bằng Xiêng Khoảng chứ không phải chỉ địa điểm văn hóa này.
         



        Cánh đồng chum: Site 1







        Mục lục

        http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1nh_%C4%91%E1%BB%93ng_chum
        #4
          HongYen 29.05.2008 13:19:42 (permalink)
           








          Thứ Năm, 29/06/2006 - 11:07 AM
           



          Cánh đồng Chum – Lào điểm dừng chân của du khách









          Những truyền thuyết và sự bí ẩn của Cánh đồng Chum thuộc tỉnh Xiêng Khoảng ở phía Bắc nước Lào đã thu hút hàng nghìn du khách nước ngoài đến tham quan mỗi năm . Theo thống kê, cánh đồng Chum có khoảng 700 chiếc chum khổng lồ, có niên đại cách đây 2.500-3.000 năm.

           
          Những chiếc chum đá lớn đủ các cỡ, có cái đường kính rộng 3 mét, nặng tới 1 tấn, nằm rải rác ở ba cánh đồng chính gần tỉnh Phôn-xa-vẳn. Các nhà khảo cổ và sử học của Lào đang đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) đưa vùng Cánh đồng Chum vào danh sách di sản văn hóa thế giới.
           
          Có rất nhiều giả thuyết về việc sản xuất và sử dụng những chiếc chum đá tại đây. Điều ngạc nhiên là người ta không thấy có núi đá ở vùng này. Vậy, người xưa làm những chiếc chum đá khổng lồ như thế nào? Một nhà nghiên cứu cho biết: “Chúng tôi đã tìm hiểu 65 địa điểm trong tổng số 109 khu vực có chum cổ. Hầu hết chúng đều nằm ở những vùng rất hẻo lánh hoặc trong rừng rậm”.
           
          Một số người cho rằng những chiếc chum đá này dùng để đựng rượu khao quân của một lãnh chúa sau khi thắng trận trở về. Một truyền thuyết khác cho rằng, thuở xa xưa, ở vùng này có một bộ lạc người khổng lồ sinh sống, có người cao tới 2,5 mét, thường uống rượu đựng trong chiếc chum đá lớn. Họ còn dùng những chiếc chum đá này để đựng gạo hoặc làm áo quan chôn người chết. Tuy nhiên, phân tích carbon cho thấy chúng có tuổi lớn hơn nhiều so với vật chứa.
           
          Nằm ở vị trí xung yếu, giữa miền Bắc Việt Nam và vùng đồng bằng Viêng Chăn, về mặt lịch sử địa lý, tỉnh Xiêng Khoảng là khu vực có tầm quan trọng về mặt chiến lược. Trong những năm 40 và 50 của thế kỷ XX, nhân dân các bộ tộc Lào ở vùng này đã nổi dậy đấu tranh đòi tự do, độc lập. Tỉnh Xiêng Khoảng trở thành khu căn cứ kháng chiến của các lực lượng yêu nước Lào chống thực dân Pháp. Vào cuối thập kỷ 60, Mỹ đẩy mạnh chiến tranh phá hoại ở Lào, Xiêng Khoảng cùng với tỉnh láng giềng Hủa Phăn trở thành chiến trường ác liệt và bị thiệt hại nặng trong chiến tranh phá hoại của Mỹ. Trong một chiến dịch ném bom dữ dội xuống thị xã Xiêng Khoảng, máy bay Mỹ đã san bằng ít nhất 3.000 ngôi nhà, trong đó có một số ngôi chùa cổ và nhiều ngôi nhà kiến trúc đẹp trong thị xã.
           
          Sau ngày giải phóng năm 1975, nhân dân tỉnh Xiêng Khoảng ra sức khôi phục sản xuất và cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, đến nay người ta vẫn còn thấy rõ những tàn tích chiến tranh Đông Dương ở tỉnh Xiêng Khoảng hơn bất cứ nơi nào khác ở Lào. Những hố bom lớn đào sâu xuống đất thành những chiếc ao rộng nằm rải rác khắp nơi. Ngay cả trong các khách sạn, người ta còn thấy những dao, thìa, dĩa được làm từ xác máy bay Mỹ. Một điều kỳ lạ là sau hàng thập kỷ bị bom Mỹ tàn phá trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, cánh đồng Chum vẫn còn giữ được sự huyền bí gần như nguyên trạng. Những dấu tích chiến tranh vẫn còn xung quanh khu vực này, với rất nhiều bom chưa phát nổ và vũ khí hạng nhẹ. Đây cũng là nguyên nhân khiến một số chum cổ bị hỏng.
           
          Tuy vậy, hầu hết những chiếc chum này vẫn còn đứng vững tới ngày nay và vẫn tiếp tục là một bí ẩn cần được khám phá đối với các nhà khoa học, cư dân địa phương, cũng như du khách.
           
          ở cách tỉnh Phôn-xa-vẳn 52 km về phía Bắc, có hai suối nước khoáng nóng là Bò Nọi (Suối Nhỏ) và Bò Nhày (Suối Lớn) nóng tới 60oC, thu hút đông đảo du khách đến tắm, nghỉ ngơi và dưỡng sức. Trong thời kỳ đổi mới, thị xã Phôn-xa-vẳn đang được xây dựng và mở rộng, một sân bay mới được khôi phục từ căn cứ không quân Phôn-xa-vẳn cũ, một số khách sạn đủ tiêu chuẩn đón khách quốc tế đã được xây dựng mới hoặc tân trang. Hằng ngày, các chuyến bay từ thủ đô Viêng Chăn hoặc từ cố đô Luông Pha-băng chở du khách đến tham quan các danh lam thắng cảnh của tỉnh Xiêng Khoảng. Việc buôn bán giữa Xiêng Khoảng và các tỉnh khác ở Lào ngày càng phát triển. Ngày nay, tỉnh Xiêng Khoảng và Cánh đồng Chum lịch sử đang trở thành một điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách nước ngoài khi đến thăm đất nước Triệu Voi.










          CNTT số tháng 5/2006 (trang 58
          http://irv.moi.gov.vn/KH-CN/khoahocdoisong/2006/8/15838.ttvn
          #5
            HongYen 29.05.2008 13:24:04 (permalink)
            Thứ sáu, 11/5/2007, 04:14 GMT+7
             
             Lang thang trên Cánh đồng Chum

            Cánh đồng Chum là một di sản văn hóa nổi tiếng của Lào trên Cao nguyên Xiêng Khoảng. Nơi đây có hàng nghìn chiếc chum đá nặng từ 600 kg đến 1 tấn nằm rải rác trên cánh đồng dọc theo biên giới phía Bắc của dãy Trường Sơn.

            Theo đường 7 qua cửa khẩu Nậm Cắn - Vinh, du khách có thể tới Muang Phonesavanh - tỉnh lỵ mới của tỉnh Xiêng Khoảng. Với địa thế núi non trùng điệp, khí hậu ở Phonesavanh mát mẻ quanh năm. Cánh đồng Chum là điểm du lịch hấp dẫn nhất ở đây với 3 địa điểm chính là Bản Ang, Lắt Sén và Bản Sua.



            Toàn cảnh Cánh đồng Chum. Ảnh: Tuổi Trẻ
             

            Cánh đồng Chum tại Bản Ang nằm trên một ngọn đồi gió lộng, xung quanh là khu rừng trọc thưa thớt, xa xa là dãy Trường Sơn điệp trùng. Một bậc thang đá dài dẫn tầm nhìn của du khách xuyên qua hàng phi lao, thấp thoáng trong ánh bình minh bóng những chiếc chum lớn nằm nghiêng nghiêng cô độc. 

            Cánh đồng Chum hiện ra mênh mang. Một cánh đồng với những cái chum lớn nhỏ, chiếc nằm cô độc, cái quây tụ thành nhóm… nằm ngổn ngang trên nền đất khô cằn xơ xác rộng khoảng 25 hecta.

            Bản Ang là địa điểm nổi tiếng nhất với 334 chum được tìm thấy, trong đó cái lớn nhất có đường kính 2,5 m và cao 2,57 m. Đa phần những chiếc chum không có nắp, có hình dạng vuông tròn khác nhau, cái đứng hẳn trên mặt đất, cái chìm một phần thân dưới đất, đây đó có những chiếc chum đã vỡ, thủng đáy hoặc sứt mẻ.



            Những khối đá thách thức thời gian và mưa nắng. Ảnh: Tuổi Trẻ
             

            Truyền thuyết về những chiếc chum đá rằng đây là những bình ủ rượu mà vị vua cổ đại Khun Cheung đã dùng để khao quân sau khúc khải hoàn. Tuy nhiên, các nhà khảo cổ học nghiêng về giả thuyết cho rằng Cánh đồng Chum là một nghĩa trang khổng lồ, mỗi một chiếc chum là một chiếc quách dùng để an táng một xác người. Nhưng từ đâu và bằng cách nào mà những chiếc chum khổng lồ làm từ đá vôi, đá ong và đá cẩm thạch này lại tồn tại với chỉ ở một nơi duy nhất trên thế giới là Xiêng Khoảng. Đây vẫn còn là điều bí ẩn thách thức nhân loại.

            Đi giữa cánh đồng Chum, du khách có thể chạm tay vào những khối đá sần sù lạnh lẽo đang nằm yên lặng trên nền đất cháy xám như thách thức thời gian và mưa nắng.

            Một điều đặc biệt khi tới Phonesavanh hay khi tới thăm Cánh đồng Chum là hình ảnh những vỏ bom, mìn được trưng bày khắp nơi từ trong nhà ngoài ngõ cho đến những bức hình nhỏ treo trên tường.

            Điều này tựa như một lời nhắc nhở rằng, nơi đây trong quá khứ đã phải hứng chịu mưa bom bão đạn. Do đó khi đi tham quan, du khách phải đặc biệt chú ý đến những lời hướng dẫn và cảnh báo vì còn nhiều địa điểm và khu vực vẫn chưa được rà soát và gỡ bỏ hết bom mìn.
            (Theo Tuổi Trẻ)
             
             http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/Du-lich/2007/05/3B9F5DB6/
            <bài viết được chỉnh sửa lúc 29.05.2008 13:28:58 bởi HongYen >
            #6
              HongYen 29.05.2008 13:35:29 (permalink)

              Vị trí của Cánh đồng chum và đồng bằng Xiêng Khoảng được bôi xanh.
              http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/e/e9/PlainOfJarsMap.jpg/300px-PlainOfJarsMap.jpg
               Huyền thoại và lịch sử địa phương 


              Các cô gái Hmong leo lên chum tại Vị trí 1 Các nhà khảo cổ tin rằng các chum này có niên đại 1500 đến 2000 năm được những người thuộc nhóm Môn-Khmer mà nền văn hóa ngày nay không được người ta hiểu biết thấu đáo. Phần lớn các hiện vật khai quật có niên đại 500 trước Công nguyên - 800 sau Công Nguyên. Các nhà nhân loại và khảo cổ học cho rằng có thể các chum này đã được sử dụng làm chum được di cốt hoặc chứa thực phẩm. Các câu chuyện của người Lào và các huyền thoại cho rằng đã từng định cư ở trên khu vực này. Theo truyền thuyết, có một vị vua cổ đại tên là Khun Cheung - đã tiến hành cuộc chiến chống lại kẻ thù thành công. Ông đã cho tạo lập cánh đồng chum để ủ lên men và chứa số lượng lớn rượu gạo lao lao để ăn mừng chiến thắng.
              Người phương tây đầu tiên tiến hành khảo sát, nghiên cứu và ghi chép liệt kê các hiện vật của cánh đồng chum là một nhà khảo cổ học người Pháp tên là Madeleine Colani thuộc Viễn đông Bác cổ (École Française d'Extrême Orient những năm 1930. Bà đã khai quật khi vực cánh đồng chum với đội nghiên cứu của mình và phát hiện ra một hang động gần đấy với các di hài của con người, bao gồm cả xương và tro bị đốt. Các khai quật của bà là toàn diện nhất dù đã có những cuộc khai quật khác.
              Một quả bom của Hoa Kỳ đã phá hỏng một động trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam khi quân đội Pathet Lao sử dụng hang động làm căn cứ -

              Vị trí
              Nguồn gốc của những chiếc chum

              Madeleine Colani suy doán, với nhiều bằng chứng kèm theo, rằng các cánh đồng chum có liên hệ với một con đường bộ hành từ bắc Ấn Độ.



              [sửa] Tình trạng hiện nay
              Cánh đồng chum vẫn là một trong những địa điểm khảo cổ nguy hiểm nhất thế giới. Những quả bom chưa nổ sót lại thời chiến tranh thuộc Chiến tranh bí mật vẫn gây thương thích mỗi tuần. Trong thời kỳ chiến tranh đó, không quân Mỹ đã rải bom dày đặc khu vực này. Du khách đến đây chỉ được tham quan an toàn ở 3 vị trí là Vị trí 1, 2 và Vị trí 3 và phải theo chỉ dẫn của các biển báo các quả bom chưa nổ nhưng nhiều người vẫn không để ý đến các biển báo này.
              Cánh đồng chum vẫn là một trong những địa điểm khảo cổ nguy hiểm nhất thế giới. Những quả bom chưa nổ sót lại thời chiến tranh thuộc Chiến tranh bí mật vẫn gây thương thích mỗi tuần. Trong thời kỳ chiến tranh đó, không quân Mỹ đã rải bom dày đặc khu vực này. Du khách đến đây chỉ được tham quan an toàn ở 3 vị trí là Vị trí 1, 2 và Vị trí 3 và phải theo chỉ dẫn của các biển báo các quả bom chưa nổ nhưng nhiều người vẫn không để ý đến các biển báo này.
               

               
              http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1nh_%C4%91%E1%BB%93ng_chum#V.E1.BB.8B_tr.C3.AD
              #7
                Chuyển nhanh đến:

                Thống kê hiện tại

                Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
                Kiểu:
                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9