NHỮNG MẢNH ĐỜI LUÂN LẠC (Tập truyện ngắn)- HẾT
CTT 22.06.2008 08:06:45 (permalink)
NHỮNG MẢNH ĐỜI LUÂN LẠC (Tập truyện ngắn)
Tác giả:
     Trần Đại Nhật
 

MỤC LỤC

1.      Lời tựa                                                                                     
2.      Bối cảnh                                                           
3.      Người đàn bà trên bến cảng                            
4.      Đêm bãi gió                                                      
5.      Sa mạc người                                                    
6.      Thời chiến                                                         
7.      Cô gái có bàn tay đẹp                                       
8.      Cô gái lai Hàn thế hệ 8                                      
9.      Trận càn mới                                                      
10.    Những mảnh đời luân lạc                                  
11.    Tay anh chị                                                        
12.    Đường về băng                                                  
13.    Quán cà phê Hoa dại Seoul                                
14.    Những gương mặt sau chiến tranh                     
15.    Trong bóng đêm    
                                             


NĂM 2007

LỜI TỰA

Truyện ngắn Trần Đại Nhật là sự khai phá mảng đề tài con lai Hàn Quốc ở Việt Nam sau chiến tranh. Mảng đề tài này từ trước đến nay hình như chưa có một ai đụng đến, vì nó thuộc vần đề nhạy cảm của xã hội: Những hậu quả của chiến tranh.

Sau chiến tranh Việt Nam, những hậu quả của nó để lại vô cùng đau thương và tàn khốc. Những mất mát, đổ vỡ, chia ly… còn ghi đậm dấu ấn trong tâm khảm của nhiều thân phận con người, của những bên đã từng tham dự cuộc chiến, nhưng đặc biệt là của những bà mẹ, những người còn lai Hàn Quốc, mà cho đến nay số phận của họ không được ai ngó ngàng đến. Họ gần như bị cả hai bên tham chiến bỏ rơi trong xã hội.

Trong hầu hết các truyện ngắn của mình, Trần Đại Nhật đã đi sâu vào đời sống khốn khổ của những bà mẹ đã từng là nạn nhân của những vụ hiếp dâm do lính Nam Triều tiên đi hành quân gây ra; những người con lai và con cháu của họ tiếp tục là nạn nhân của những kẻ có tiền núp bóng dưới nhiều danh nghĩa khác nhau để lường gạt tình cảm và thân xác họ.

Cuộc sống của những người con lai Hàn Quốc và gia đình họ đã được Trần Đại Nhật thâm nhập, hoá thân và thể hiện dưới nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau, nhưng hầu như trong mỗi truyện đều toát ra cái nhìn nhân bản của tác giả. Trần Đại Nhật có khi thương yêu, có khi cực đoan phê phán những tiêu cực trong xã hội mà anh đang sống, nhưng bao giờ, tác giả cũng đứng về phía những người nghèo khổ để nói lên thân phận bần cùng, bị chà đạp, nói lên tiếng lòng và những mơ ước của những người con lai Hàn Quốc là được bảo lãnh về cố hương để xây dựng lại Quê hương với đúng nghĩa con người.

Nhà văn, như Albert Camus nói, là “kẻ đứng về phía những con người bị trị chứ không phải những kẻ thống trị”, tôi nghĩ, Trần Đại Nhật, một ngòi bút dám đấu tranh, bênh vực cho thân phận của những người con lai Hàn Quốc bị bỏ rơi sau chiến tranh Việt Nam, đang sống tận đáy xã hội, là một tác giả đã thể hiện đúng chức năng của một nhà văn trong bối cảnh xã hội đang đổi mới hiện nay.

Đây là một thái độ can đảm, tuy sẽ đương đầu với nhiều thử thách.

HỒ NGẠC NGỮ

01.07.2007

                                   

Đọc NHỮNG MẢNH ĐỜI LUÂN LẠC

Ai luân-lạc ? Trần Đại Nhật luân lạc. Anh đã luân lạc trong truyện ngắn của Anh. Không những Anh luân lạc mà hiện nay xã hội cũng luân lạc, mọi từng lớp đều luân lạc.

Những mảnh đời luân lạc không riêng ai. Trần Đại Nhật đã cho ta thấy một hiện trạng rõ rệt, một tác phẩm từ phần đầu đến phần cuối là một bức tranh đủ màu sắc bi thương từng chi tiết một-người mất cảm thị cũng nghe được tiếng lòng của mình.

Trần Đại Nhật khá thành công trong thể loại truyện ngắn, văn anh mang phong cách riêng dùng biểu cảm mà nhận xét diễn đạt để người xem phải ray rứt trầm ngâm về thân phận “Những mảnh đời luân lạc”- thật khó nói, khi tôi cầm bút viết cho tác phẩm “Những mảnh đời luân lạc” của Trần Đại nhật thì té ra tôi đã luân lạc từ lâu rồi. Điều ấy nói lên sự tinh tế của Trần Đại Nhật.

Tôi chưa hề chán luân lạc, bởi có luân lạc mới hiểu luân lạc xã hội thương đau, luân lạc hiện hình tất yếu.

Trần Đại Nhật cho chúng ta nhìn những luân lạc hiện đại của thế kỷ không ởm ờ-súc nghiệt-dã man bày ra nhan nhản giữa một thời đại văn minh ruồi bu. Một giai đoạn thời đại văn minh bằng khẩu hiệu đầy ngõ, đầy đường, từ ngóc ngách hẻm sâu kéo dài ra từng khoảng trống mênh mông.

Nói sao cho hết, chỉ phải đọc và đọc ‘Những mảnh đời luân lạc” để hiểu thêm luân lạc – “có luân lạc mới biết đời luân lạc”.

Cảm ơn nhà văn Trần Đại Nhật đã dày công ghi lại những gì mà thời thế tạo nên luân lạc.

Phạm Cung

 

BỐI CẢNH

Tôi là một người con lai mang hai dòng máu Hàn – Việt. Năm nay tôi đã 38 tuổi, có vợ và hai đứa con trai. Tôi đang làm cho một Công ty Du lịch, vừa phiên dịch vừa hướng dẫn cho những phái đoàn Hàn Quốc sang thăm Việt Nam. Mức lương tạm đủ sống. Vợ tôi là một phụ nữ miền Trung, giỏi giang, hiền thục và tiết kiệm, lúc nào cũng thương yêu chồng con.

Tôi đang sống ở một thành phố lớn miền Nam – Việt Nam. Đời sống của tôi, so với hàng ngàn đứa con rơi Hàn Quốc đang ở tại Việt Nam sau năm 1975, cũng tạm gọi là đủ sống, không đến nỗi nào. Tôi được may mắn có cơ hội đi nhiều nơi trên đất nước Việt Nam, chứng kiến bao mảnh đời luân lạc, đang trầm luân trong khổ não của những người con lai Hàn, không những của chính họ mà còn của con, cháu họ. Như thể sự đói rách, khổ đau, dốt nát là gia tài của người con lai Hàn, được truyền lại từ đời con sang đời cháu. Đa số không có giấy tờ tùy thân, không nghề nghiệp, nhà cửa… bị ruồng bỏ và bị ghẻ lạnh. Họ đang sống cuộc sống vô cùng khốn khổ dưới đáy xã hội, làm nhiều nghề lao động tay chân: Quét rác, hốt phân, bồi phòng, phụ hồ… Họ mong được tồn tại, dù lây lất qua ngày, với hy vọng mong manh là biết đâu một ngày nào đó, họ sẽ được bảo lãnh sang Hàn Quốc, như những người con lai của Pháp, Mỹ, Nhật, Úc, Tân Tây Lan…, sau chiến tranh Việt Nam, đã được bảo lãnh từ lâu.

Trong cuộc tiếp xúc của tôi với nhiều người Hàn Quốc sang Việt Nam với nhiều mục đích khác nhau, tôi cũng có nhiều lần đưa ý kiến về vấn đề con lai Hàn Quốc còn ở tại Việt Nam để hỏi nhiều vị khách, nhưng đa số đều lắc đầu. Vì nhiều lý do khác nhau, một số ít, nói, đó là công việc của Chính phủ Hàn Quốc, chúng tôi không biết. Số nhỏ nhoi còn lại có quan tâm đến, nhưng lực bất tòng tâm. Hình như mọi người đều muốn quên đi quá khứ; quên hết những kỷ niệm đau buồn mà những người lính Đại Hàn đã tham dự vào cuộc chiến tại Việt Nam từ  năm 1965 đến năm 1973 để lại.

Đã nhiều đêm tôi không ngủ. Bao hình ảnh khốn khó, bao cuộc sống đoạ đày của những người con lai Hàn Quốc, của những bà mẹ già với ánh mắt mờ nhoè, tuyệt vọng đã ám ảnh tâm trí tôi. Tôi không thể không ghi lại những mảnh đời luân lạc này, như  những nỗi buồn cần chia sẻ, như một tiếng lòng chung của những thân phận đã từng bị xã hội gọi là con hoang. Chúng tôi chỉ là nạn nhân của chiến tranh. Chúng tôi không có tội. Chúng tôi là một con người, không phải là phế liệu của chiến tranh mà người ta sẽ vứt đi sau khi đã dùng. Như hầu hết mọi con người đang sống trên mặt đất, chúng tôi cần có quê hương, tình yêu thương, công việc… và một người cha, dẫu đã muộn màng.

Nhiều đêm giật mình trở giấc, nằm bên cạnh hai đứa con trai còn nhỏ, thấy tôi vẫn còn thức ngồi dưới ánh đèn lẻ loi, vợ tôi thường cằn nhằn: “Anh không đi ngủ đi! Hơi đâu suy nghĩ việc bao đồng! Một mình anh có thể làm gì được, khi nhiều người cố tình đã quên?”. Tôi ậm ừ trả lời để vợ tôi có thể yên tâm ngủ tiếp. Nhưng tự thâm tâm tôi muốn la lớn trong đêm trường tĩnh mịch:

“Chúng tơi là con người ! Không phải là những đứa con hoang !”

Có thể tiếng nói của tôi lại rơi vào im lặng, cũng có thể tạo thành những tiếng vang trước lúc bầu trời rạng sáng.

Trần Đại Nhật

 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 03.10.2008 05:06:28 bởi Ct.Ly >
#1
    CTT 22.06.2008 08:10:33 (permalink)
    NGƯỜI ĐÀN BÀ TRÊN BẾN CẢNG

    Bình Khê trong những ngày ấy là vùng đồn trú của những đơn vị thuộc Sư đoàn Mãnh Hổ Đại Hàn. Đó là vùng đồi núi trập trùng, xen lẫn vào đó là những trại chuyển quân của Trung Đoàn 26 Bộ Binh, Lữ đoàn Thieát giaùp, … nơi sẽ nhận những tân binh mặt còn non choẹt được huấn luyện vội vàng, gửi bổ sung cho những tiểu đoàn đang trấn đóng ở cao nguyên Pleiku, Kontum…

    Trong những ngày ấy, chiến tranh tại Miền Nam Việt Nam đang hồi ác liệt. Cái  chết, thương tật, tai nạn bom mìn… diễn ra thường ngày. Người ta có thể mới đó còn cười nói, ăn uống, giận hờn… bỗng trở thành một đống thịt bầy nhầy vì bị pháo kích. Tất cả chỉ biết mình đang sống trong từng giây phút này đây mà không rõ ngày mai mình sẽ ra sao. Không khí nặng nề bao trùm lên tất cả mọi người.

    Lee là một sinh viên, thi rớt, anh chán nản bỏ học, bị động viên vào quân đội. Người yêu của anh bỏ đi lấy chồng khi anh còn ở quân trường. Sau khi được huấn luyện, anh được bổ sung vào Sư Đoàn Mãnh Hổ sang tham chiến tại Việt Nam.

    Đơn vị của Lee đến đồn trú tại An Sơn – một địa danh của tỉnh Bình Định – đã hơn một tháng nay. Ban ngày nghỉ, ban đêm Lee theo Tiểu Đội đi phục kích, ngăn chặn và tiêu diệt những toán quân du kích từ trên núi lẻn xuống xóm làng.

    Là một người lính, Lee làm theo mệnh lệnh của cấp chỉ huy như một cái máy những khi tác chiến. Nhưng là một con người có tâm hồn, nhiều lúc Lee suy nghĩ mình đang chiến đấu vì điều gì đây? Không phải vì lý tưởng, không phải vì Tổ quốc của mình, tại sao mình lại dấn thân đến vùng chết chóc này? Lee đâm ra chán nản vì không tìm thấy câu trả lời ổn thỏa. Anh thường lẻn ra khỏi doanh trại, ngồi trong những quán nước hàng giờ mỗi khi rảnh rỗi. Cuối cùng,  Lee quen thân với một cô chủ quán có gương mặt đẹp và đôi mắt quyến rũ, trở thành khách hàng quen thuộc của cô chủ quán ấy.

    Cô chủ quán tên là Lan, ở vào độ tuổi trên dưới hai mươi lăm. Là một cô gái quê, sống ở vùng xôi đậu – một vùng mà người ta thường nói “Ban ngày quốc gia, ban đêm cộng sản”. Lan trôi dạt đến vùng An Sơn mở quán bán giải khát, kiếm tiền giúp đỡ gia đình cha mẹ đang còn ở dưới quê.

    Nhờ có nhan sắc hấp dẫn, thân hình gợi cảm, nụ cười vui vẻ nên cái quán của Lan rất đông khách. Phụ bán với Lan có hai cô gái trẻ, đâu khoảng mười bảy, mười tám. Khách hàng đủ loại lính nhưng nhờ tài ứng xử khéo léo, tế nhị và có duyên buôn bán nên cái quán của Lan ít khi xảy ra những vụ ẩu đả, bắn nhau vì ganh tỵ như những quán khác.

    Ngoài tài buôn bán ra, Lan còn biết lõm bõm một ít tiếng Anh, một ít tiếng Hàn, nên có thể trao đổi với những người lính ngoại quốc những điều cần thiết.

    Những lúc hiếm hoi vắng khách, khi chỉ có hai người ngồi với nhau, Lee thường dạy thêm tiếng Hàn cho Lan, vì anh cũng học được một ít tiếng Việt. Ví dụ những câu tiếng Hàn thuộc về tình cảm lứa đôi:

    - 저는 당신을 사랑합니다           (Anh yêu em)

    - 저도 당신을 사랑합니다           (Em em cũng yêu anh)

    - 당신이 너무 보고 싶어요          (Anh nhớ em lắm)

    - 저도 많이 보고 싶어요             (Em cũng nhớ anh lắm)

    - 최선을 다하여 사랑합니다       ( Em yêu anh hết lòng )

    - 당신하고 결혼하고 싶습니다    (Anh muốn cưới em làm vợ)

    - 만약 내가 고국으로 돌아가면 당신이 슬플거야 ?

    (Nếu ngày mai xa nhau, em có buồn không?)

    - 당신이 떠나면 저는 정말 슬플거예요. (Em sẽ rất buồn khi xa anh)

    Những câu tiếng Hàn như thế được Lan lập đi lập lại bằng đôi môi trái tim tươi mọng, bằng giọng điệu nhỏ nhẹ, trìu mến nên Lee cảm thấy lòng anh ngây ngất, yếu mềm. Anh thường tặng cho Lan những món tiền bằng giấy bạc đô la mỗi khi có thể.

    Lee còn nhớ hôm đó anh được hưởng hai ngày phép, vì đơn vị của anh vừa thắng lớn trong một trận càn. Số thương vong của địch khá nhiều, nhưng sao toàn chỉ là đàn bà và con nít? Nhưng thôi, chiến tranh là chiến tranh. Người ta có thể nhân danh mọi thứ để bắn giết lẫn nhau không thương xót. Hãy cố quên đi và hãy nhớ mình còn đang sống.

    Lee rủ Lan về thành phố Quy Nhơn đi chơi với anh trong hai ngày phép. Lúc đầu, Lan còn e dè, nhưng thấy vẻ chân tình tha thiết của Lee nên cô đồng ý. Lan gửi quán cho người chị họ, dặn dò hai cô gái giúp việc cẩn thận khi tiếp xúc với khách hàng là lính tráng. Họ hẹn nhau ở ngã ba Diêu Trì, để đón xe lam về Quy Nhơn.

    Lee mặc thường phục, áo sơmi ca-rô, quần tây đen: đầu húi cua, da cháy nắng, thân hình anh lực lưỡng như một võ sĩ Thái Cực Đạo. Anh cảm thấy sức sống mình hừng hực khi đi bên cạnh một cô gái trẻ đẹp đang mặt váy ngắn, áo thun màu hồng phấn, để lộ thân hình tuyệt mỹ với khuôn ngực nhô cao và cặp giò trắng muốt.

    Thành phố Quy Nhơn lúc ấy đầy những quán bar. Nó giống như cái bao cao su khổng lồ để những người lính chán chường sau những cuộc hành quân về đó xả xui. Đầy rẫy những cô gái trẻ, son phấn lòe loẹt, ăn mặc hở hang đi cạnh bên những người Mỹ trắng, Mỹ đen thân hình to lớn. Có cả những người Philippine tóc quăn thoa dầu bi- răng-tin láng mượt, mặc áo chim cò như kép hát, cười giỡn bên những cô điếm đã quá thời son trẻ. Tiếng nhạc xập xình từ các quán bar dội ra đinh tai, nhức óc.

    Lee kêu một chiếc xích lô, ngồi cùng Lan, về phía biển. Người  đàn ông cố sức đạp trên những con đường trải nhựa đầy ổ gà với cặp giò quắt queo, đen đúa. Lee cảm thấy mình đang rất muốn làm tình (나는 그녀를 가지고 싶다.) với cơ thể đầy sức sống của cô gái này. Hình như cả cô gái cũng vậy. Tất cả như lửa, đang bốc cháy lên hừng hực.

    Đến biển, cả hai xuống xích lô, Lee trả tiền hậu hĩ cho người đàn ông. Ông ta nhăn hàm răng vàng khè cười cảm ơn hai người. Lee chợt nhớ tới một người đàn ông chết cháy trong trận càn cũng nhăn hàm răng vàng khè như thế. Anh lắc đầu cố xua tan hình ảnh khủng khiếp đó.

    Lee thuê một căn phòng sang trọng trong một khách sạn dành cho người ngoại quốc, có cả cảnh sát gác bên ngoài với sự kiểm soát giấy tờ rất nghiêm ngặt. Lee nói Lan là vợ sắp cưới của anh . Cô cười cười, gật đầu. Cả hai bị khám xét túi đựng quần áo mang theo trước khi vào khách sạn. Người cảnh sát mặc sắc phục màu trắng xin lỗi khách sau khi kiểm tra. Ông ta nói, để đề phòng Việt Coäng vào khách sạn đặt plastique.

    Vào tới phòng, Lee ôm chặt lấy thân hình bốc lửa của Lan và đặt lên đôi môi tươi mộng của cô những nụ hôn nồng cháy. Họ ôm nhau quấn quýt, cùng ngã nhào lên chiếc giường nệm êm ái.

    Lan ôm anh, thấm đẫm mùi đàn ông và hơi lửa từ cơ thể của Lee truyền sang. Cảnh vật trong căn phòng mờ dần đi. Lan có cảm giác mình đang bơi trên mặt biển rộng mênh mông, những đợt sóng ban đầu êm ả  rồi lớn dần dâng trào lên, tan loãng vào khoảng mênh mông vô tận khi cả hai hoà nhập thành một. Lan rên lên khe khẽ sung sướng. Lee nở một nụ cười mãn nguyện.

    ***

    Chiến tranh luôn mang tới những bi kịch. Và tình yêu cũng chỉ là một giọt sương mong manh trong bầu trời khô hạn của chiến tranh.

    Người đàn ông Hàn Quốc, có một thời trai trẻ tham dự cuộc chiến tranh tại Miền Nam Việt Nam với cái tên là Lee, bây giờ đã trở thành một vị giáo sư sử học đang sang lại Việt Nam để sưu tầm tư liệu viết về hậu quả của chiến tranh.

    Ông nhờ tôi phiên dịch với người địa phương, hướng dẫn đi về những vùng mà trước đây ông đã đóng quân.

    Tất cả những cảnh vật cũ đã thay đổi. dần dần người ta xóa đi những dấu vết của chiến tranh – những bãi bom mìn, những làng mạc bị thiêu rụi, những cuộc tàn sát… bằng những vườn ngô khoai xanh mướt, những ngôi nhà nhiều màu sắc, những tượng đài tưởng niệm…

    Chiến tranh đang lùi dần vào ký ức của những người lớn tuổi. nó được lưu lại trong những phim ảnh, những trang sách…đến kỳ lễ lộc người ta mới mở ra.

    Ông Lee bàn với tôi đến những địa điểm cần đến. Vùng đèo An Khê – nút thắt của cái cửa ngõ từ Peiku đổ xuống Quy Nhơn. Vùng Gò Bồi – nơi đã xảy ra những trận càn đẫm máu…và cuối cùng là vùng Diêu Trì, An Sơn, Vân Canh… địa bàn quen thuộc của những cuộc hành quân ngày xưa.

    Ông Lee và tôi tiếp xúc phỏng vấn nhiều người. Ông ghi chép, thu băng, chụp hình cẩn thận. Đa số người dân vùng đó vẫn còn e ngại khi tiếp xúc với người Hàn Quốc. Ông Lee cũng thu thập được nhiều kỷ vật, tư liệu chiến tranh do chính quyền địa phương cung cấp.

    Công việc của ông Lee phát triển tốt, nhưng không hiểu sao ông Lee vẫn buồn mỗi khi đêm về, lúc chúng tôi ở trọ trong một khách sạn du lịch ở ven bin Quy Nhơn.

    Đêm đó, sau khi ăn tối trong nhà hàng khách sạn, ông Lee mời tôi uống rượu Bàu Đá – Bình Định , một loại rượu đế ngon nổi tiếng ở miền Trung – Việt Nam. Đây là loại rượu đế khá nặng đối với tôi nên tôi chỉ uống nhấp nháp cho ông vui. Ông nói, uống rượu Bàu Đá phải nhắm với nem chua Chợ Huyện, hai món đặc sản ở vùng này. Khề khà bên ly rượu, ông Lee bắt đầu tâm sự về mối tình ngày xưa của ông với một người đàn bà tên Lan. Ông cho tôi biết, Lan đã có con, một đứa con gái, nhưng sau đó, vì hoàn cảnh chiến tranh, ông phải về nước – cũng may mắn là ông còn sống, về nước ông vẫn tiếp tục học – nên hai người không còn liên lạc với nhau. Ông chép miệng thở dài:

    - Không biết Lan bây giờ ở đâu? Và đứa con gái ấy sống ra sao?

    Ông Lee nhờ tôi, bằng mọi cách, phải tìm giúp người đàn bà tên Lan, từ đó sẽ tìm ra đứa con gái của hai người.

    ***

    Qua những đưng dây chằng chịt trong việc đi sưu tầm danh sách con lai Hàn Quốc còn ở lại Việt Nam của tôi, cuối cùng tôi cũng lần ra dấu vết của người đàn bà tên Lan, đang ở tại bến cảng X.

    Tôi còn nhớ đó là buổi chiều mùa thu. Trời nhiều mây, u ám, báo hiệu những cơn mưa sẽ tới. Không khí oi bức, nặng mùi nước mắm, cá khô bay trên bến cảng. Trên biển, nhấp nhô những con thuyền đánh cá, những bóng người trần trũi, lực lưỡng với màu da đen bóng. Xóm chài ở ven biển với những dãy nhà lụp xụp tồi tàn, những người đàn bà rảnh rỗi đang ngồi chơi bài tứ sắc, những đứa trẻ mình trần, nước da đen nhẻm đang bơi lỏm bỏm dưới biển, lặn ngụp trong những con sóng trắng xóa. Bãi cát đầy rác thải đen đúa tấp vào bờ. Một đứa trẻ đang lắc thuyền thúng tiến vào. Tôi dừng lại xem, chờ cho đứa nhỏ nương con sóng lớn đưa con thuyền thúng lên bãi cát, tôi hỏi:

    - Lc nó có dễ không em?

    Đứa trẻ nhìn tôi một lát mới nói:

    - Dễ! Ông lắc vài lần là quen.

    - Em có biết nhà bà Lan ở đâu không?

    Thằng bé nhìn tôi chăm chú hơn:

    - Ông hỏi chi vậy?

    - Có chuyện …

    Thằng bé đột ngột nói:

    - Bà Lan là bà ngoại tui, nhưng giờ này đi rồi. Để tui dẫn ra bến cảng tìm.

    - Còn má em?

    - Bả đi Sài Gòn làm rồi! Lâu lâu mới về …

    - Em có đi học không?

    - Không! Đâu có giấy tờ gì đâu mà đi học.

    - Bà ngoại em đang làm gì trên bến cảng?

    - Bả bị điên, đi lang thang. buổi tối tui phải đi tìm bả dẫn về …

    - Má em đi làm gì ở Sài Gòn?

    - Nghe nói bả đi làm mướn, gửi tiền về nuôi bà cháu tui.

    - Còn ba em?

    - Không biết! Tui không có ba!

    - Má em có phải là con lai Hàn Quốc không?

    - Sao ông biết? Ông có phải là công an đi điều tra không?

    - Không.

    Khi thằng bé dẫn tôi đến bến cảng, trời bắt đầu mưa. Chúng tôi chạy vào núp mưa dưới một hiên nhà, trông ra bến cảng.

    Người đàn bà có một thời yêu một người lính thuộc sư đoàn Mãnh Hổ Đại Hàn là Lee, bây giờ đã trở thành một bà già điên khùng, ăn mặc rách rưới, tóc tai bù xù rũ rượi trong mưa đang đứng trên cây cầu bắc lưng chừng ra biển. Người chủ nhà, nơi chúng tôi núp mưa, nói, bà ta bị người lính Đại Hàn bỏ rơi sau khi đã có thai nên bị điên vì tình. Tôi nghe, lòng chua xót, nhưng không nói gì cả.

    Đứa trẻ bỗng đột ngột rời khỏi chỗ núp lao vào màn mưa, chạy về phía người đàn bà. Hai bà cháu dẫn nhau đi lầm lũi trong cơn mưa đang trút xuống tầm tã.

    Khi đi ngang chỗ tôi đứng, tôi nghe người đàn bà ngửa mặt lên trời gọi lớn:

    “오빠! 지금 어디냐?”

     “Lee ơi! Giờ này anh ở đâu?”

    Tiếng gọi của người đàn bà tắt ngấm trong mưa …
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 22.06.2008 08:11:37 bởi Chân Trời Tím >
    #2
      CTT 22.06.2008 08:12:56 (permalink)
      ĐÊM BÃI GIÓ
      [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/40316/7E04A7DA82DD4D09895DAABBC85437B1.jpg[/image]

      Những cây bàng đã bị cắt bỏ để nới rộng thành con đường mới làm Dự có cảm giác hụt hẫng như khi nghe tin những người thân nào đó vừa ra đi, để lại sau lưng một khoảng trống. Anh yêu cái thành phố vừa non trẻ vừa già cỗi này như một thành viên sống trong gia đình có nhieàu thế hệ vây quanh.

      Dự đã đi và sống nhiều ở các thành phố biển. Mỗi nơi đều mang dấu ấn của tính cách con người địa phương. Biển tạo nên người, với những dưỡng chất phong phú, nhiều hương vị. Người tạo cảnh quan cho biển, phả vào biển một cái hồn riêng. Nhưng không nơi đâu còn giữ được sự tĩnh lặng như trong thành phố biển này. Buổi trưa có thể nghe được tiếng chim hót trên vòm cây xanh, tiếng gió biển thở trên con đường đầy bóng lá, những làn hơi mát. Và đâu đó, ở cuối một góc vườn, mùi hương ngọc lan vương thoang thoảng.

      Dự  yêu mùi hương ngọc lan từ thời mới lớn, sau khi anh đọc những trang truyện ngắn tuyệt vời viết về loài hoa này. Đó là một tình yêu thuộc về cảm thức, mãi sau này, Dự mới nhận ra văn chương đã giúp tâm hồn anh cảm thấu những nét đẹp còn ẩn cư trong cuộc sống.

      Dự có một căn nhà rộng trên đồi cát ở gần trung tâm thành phố. Anh vào Nam một mình, ngụ cư nhà những người bạn cùng quê. Và dần dần, anh đã có một công việc ổn định, sang được một lô đất nhỏ, cất căn nhà rộng theo ý thích của mình. Nhiều người quen cũ mừng cho cuộc sống mới của Dự. Anh thầm nghĩ: “Chỉ cần một tấm lòng, mọi điều sẽ trở nên tốt đẹp”.

      Dự làm thư ký cho một công ty nhỏ, bán các loại bếp gaz thông dụng. Anh cần mẫn và trung thực trong công việc của mình, cố gắng quan hệ tốt với những người chung quanh. Ngoài giờ làm việc, anh thích chạy xe trên con đường ven biển, dưới những vòm cây râm mát, hoặc mang theo một chiếc cần câu, chọn một ghềnh đá yên ắng nào đó để vừa câu vừa sắp xếp những dự định cho tương lai của mình. Những con cá câu được anh bỏ vào một cái giỏ tre ngâm trong nước biển, anh cột chặt cái giỏ bằng sợi dây dù để sóng khỏi đánh dập dềnh.

      Đôi khi trên đường trở về nhà, Dự ghé một cái quán quen nào đó, nhờ chị chủ quán làm cho bát canh chua, hoặc rán dòn những con cá anh mang từ biển lên, rồi với một lon bia lạnh, anh ngồi nhâm nhi đến tối. Anh không có thói quen uống rượu với nhiều người, trừ khi công việc bắt buộc. Dự sợ mình lãng phí thời gian vào những chuyện không đâu.

      Đêm đêm, Dự có thể trở về để ngồi trước trang giấy trắng. Anh đang viết một cuốn tiểu thuyết kể lại cuộc đời nhiều gian truân của thân phận những người con lai Hàn Quốc – thân phận của chính mình. Công việc đòi hỏi sự nhẫn nại và lòng trung thực. Có thể năm năm, mười năm. Có thể sẽ không bao giờ cuốn tiểu thuyết kết thúc. Mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm, những trang bản thảo dầy lên theo thời gian anh sẽ viết. Thời gian sẽ được chồng chất lên cao, lên cao và lên cao mãi. Chúng sẽ trở thành một gánh nặng trong tâm hồn anh. Ôi, quyển sách của mỗi đời người tựa như chồng lịch cũ!

      Đời sống đều đều, bình thản của Dự, nếu có thể, đã là một hạnh phúc cho anh. Thành phố có những ngày nóng nung người. Căn nhà rông kín gió bỗng trở nên chật hẹp, nóng như một cái lò bánh mì. Người anh vã mồ hôi như tắm mỗi khi ở nhà. Ban đêm, Dự phải mang tấm vải nhựa ra trải trên bãi cát để nằm, sau khi đã cẩn thận khoá chiếc xe gắn máy đặt bên cạnh. Những đêm cúp điện, bãi biển chật kín người, nhiều gia đình nằm ngồi la liệt hóng gió.

      Một xã hội lộ thiên thu nhỏ, với nhiều tầng lớp khác nhau, có vẻ bình thản trong cảnh màn trời chiếu đất. Người ta bàn tán uể oải về thời tiết, hạn hán và lũ lụt xảy ra ở đâu đó, về nạn cháy rừng và động đất… trong tiếng trẻ con khóc và người lớn dỗ dành, trong tiếng rao hàng của những đứa trẻ lang thang đi bán lạc nấu, ốc luộc và đá lạnh.

      Dự gọi một cô gái trẻ đến mua một bịch lạc nấu. Anh cảm thấy cô đơn giữa đám đông người. Anh hỏi cô gái:

      - Bán đắt hàng không?

      Cô gái nhìn anh, giọng lí nhí:

      Dạ, cũng đỡ. Sao đêm nào em cũng thấy anh xuống hóng gió có một mình?.

      Dự không trả lời câu hỏi của cô gái, nhưng anh ngạc nhiên vì thấy cô ta quan tâm tới mình. Anh hỏi tiếp:

      Dễ thương như em, sao không kiếm công việc ổn định mà làm, lại đi bán dạo?

      Cô gái nhìn anh, cười buồn:

      - Gia đình em ở ngoài Trung nghèo lắm. Em theo tụi bạn mới vào đây chừng tuần lễ, tụi bạn bày em làm đỡ việc này, vì mình đâu có vốn. Em là con lai Hàn, cũng không có giấy tờ gì…

      - Vào đây, em ở đâu?

      Giọng cô gái trầm xuống:

      - Tụi em thuê chung một chỗ ở trong heûm số…, ban ngày đi bán dạo, đêm về sắp cá mè, đặt lưng xuống là ngủ như chết.

      Dự cho cô gái một số tiền. Anh như nhìn thấy hình ảnh quá khứ của mình lẩn khuất quanh đây. Những ngày tha phương cầu thực, cái đói, cái no đã trở nên quan trọng hơn mọi cái khác trên đời. Dự nói:

      - Tôi không giúp được gì nhiều cho em. Chỉ mong em có một cuộc sống tốt đẹp.

      - Cảm ơn tấm lòng tốt của anh.

      Những đêm sau đó, anh không gặp lại cô gái ấy. Có thể cô ta đã trở về quê hay kiếm được việc làm. Anh thầm mong, cũng như anh, những gã đàn ông khác, không làm xấu đi cuộc đời của các cô gái quê đã trôi dạt về thành phố vì một hoàn cảnh nào đó.

      0o0

      Công việc bề bộn với những lô hàng mới về làm Dự bù đầu vào sổ sách. Anh phải ở lại công ty làm thêm cho xong việc mới về.

      Khi Dự dắt xe ra khỏi công ty thì đêm đã xuống, thành phố rực rỡ những ngọn đèn. Dự ghé vào một quán ăn quen, ăn uống qua quít rồi cho xe chạy về hướng biển. Anh cảm thấy cần bơi trên biển một lúc, ở chỗ bãi tắm an toàn mà anh thỉnh thoảng đến tắm đêm, cho cơ thể đỡ mệt mỏi vì phải ngồi lâu.

      Đêm nay sóng lặng, mặt biển bàng bạc ánh trăng. Dự gửi xe, quần áo, mặc đồ tắm, anh lao xuống nước. Anh bơi ra xa một lúc rồi quay vào, bơi dọc ven bờ.

      Dưới ánh đèn sáng từ bãi cát hắt ra, một cô gái lại gần Dự. Cô ta mặc áo tắm hai mảnh, bơi ngửa trên mặt sóng, thân hình chắc nịch, bộ ngực no tròn. Lúc tới gần, cô gái bơi đứng, đưa tay vuốt mặt, nói với Dự:

      - Anh tắm một mình ban đêm, buồn lắm! Có cần em tắm chung cho vui không? Em đang tập luyện để dự thi bơi lội trong tỉnh sắp tới.

      Gương mặt cô gái trắng trẻo và khá xinh với mái tóc ngắn. Dự cảm thấy mình đã gặp cô gái ở đâu đó, vì gương mặt trông quen quen. Anh vui vẻ, nói:

      - Chúng ta bơi thi một vòng, nhé?

      Cô gái sải tay đều đặn, lướt bên Dự như một con rái cá. Thân hình cô gái uyển chuyển dưới ánh trăng, như làm mặt biển sôi lên với những bọt sóng trắng.

      Cả hai bơi chậm rãi vào bờ, cách xa chỗ Dự xuống tắm một quãng. Cô gái chạy lên bãi cát, nằm dài, thở dốc. Cô cười cười khi Dự đến ngồi bên cạnh:

      - Anh bơi cừ thiệt! Nhưng em thấy lạnh rồi! Làm ơn cho mượn đôi môi của anh một lúc nhé!

      Cô gái vít đầu anh xuống, vồ vập lên đôi môi đầy mùi nước biển mặn của Dự. Cả hai quấn lấy nhau bên làn sóng biển trắng xóa dội lên bờ.

      0O0

      Dự trở về ngôi nhà rông với cô gái dưới ánh trăng đêm. Anh đã chán ngấy đời sống độc thân và có ý định lập gia đình. Anh yêu thành phố này với niềm vui thích trước sự hào phóng của thiên nhiên và lòng trắc ẩn trước những mảnh đời cùng khổ.

      Có thể Dự có một gia đình hạnh phúc, hoặc bất hạnh. Nhưng từ cái đêm gặp cô gái lai Hàn trẻ bán lạc dạo trên bãi gió, Dự mới nhận ra, không ai có thể sống mãi với nỗi cô đơn của chính mình. Dự có thể vun đắp một cuộc sống đầy đủ về vật chất, nhưng khi thiếu vắng một tình yêu trong lòng, anh không thể nào hoàn thành cuốn tiểu thuyết của cuộc đời anh cho ra hồn.

      Dự vẫn biết văn chương là một khuynh hướng nghiêng về sự bất hạnh, nhưng với tấm lòng yêu thương anh vừa tìm thấy, cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn.

      Trước khi bước vào căn nhà  rông, cô gái nói với Dự:

      - Cả đêm, năm mươi đô, nghe anh!


      <bài viết được chỉnh sửa lúc 22.06.2008 08:15:16 bởi Chân Trời Tím >
      Attached Image(s)
      #3
        CTT 22.06.2008 08:16:42 (permalink)
        SA MẠC NGƯỜI

         
        Năm ấy, tôi vừa tròn mười tám tuổi. Đối với nhiều đứa bạn cùng lứa, tuổi mười tám là lớp tuổi đẹp nhất đời người. Chúng nó được cha mẹ lo cho ăn học đầy đủ, xe cộ, áo quần lúc nào cũng tươm tất. Và trong túi ít khi nào thiếu tiền.

        Đó cũng là cái tuổi mà bọn con gái luôn luôn quan tâm đến nhan sắc mình, bắt đầu rạo rực vì ánh nhìn khác lạ của bọn con trai.

        Nhưng đối với tôi, tuổi mười tám đã đánh dấu một kỳ gian khổ nhất trong cuộc sống. Tôi phải rời xa gia đình, xa rời những chị em, người mẹ, người bà thân yêu của tôi. Tôi không thể ở lại miền quê nơi mình đã được sinh ra, dù cũng chẳng sung sướng gì, để được tiếp tục đi học.

        Những người mang thân phận hai dòng máu Hàn – Việt như tôi, nếu muốn học vào đại học, sẽ gặp muôn vàn khó khăn. Mẹ tôi nghèo, lấy đâu có một món tiền lớn để lo cho tôi vào những ngôi trường chỉ dành cho những người giàu có, quyền thế. Gia đình tôi cũng không phải là gia đình “có công với cách mạng” hoặc có lý lịch “trong sạch” như những người khác. Chỉ càn một lời phê, một dòng chữ xác nhận mập mờ của địa phương, con đường học vấn của tôi coi như chấm dứt, thôi thì đành chọn một cái nghề nào đó làm “cu li” kiếm sống cho xong!

        Đó cũng là lý do chính để tôi phải khăn gói lên đường vào Sài Gòn - một mảnh đất luôn luôn hào hiệp đón người tứ xứ, với hy vọng rất mong manh là mình sẽ tìm ra con đường để vừa làm, vừa học.

        ***

        Đêm đầu tiên tôi phải ngủ lại ở sân ga xe lửa, vì chuyến tàu từ miền Trung vào khá trễ. Từng đoàn người lếch thếch với tay xách nách mang theo những vật dụng lủ khủ - chăn mền chiếu gối, nồi niêu xoong chảo … , những đứa trẻ ốm yếu, gầy nhom với tiếng la khóc, gọi nhau ơi ới. Sân ga như một bãi chợ trời và Sài gòn lúc ấy bỗng trở thành một bãi rác khổng lồ, dung chứa đủ hạng người từ miền Bắc, miền Trung đổ vào kiếm sống.

        Tôi mướn một chiếc chiếu nhỏ với cái giá cắt cổ của một tay đầu nậu nào đó, trải lên một xó xỉnh trong nhà ga, nơi đã được giành chỗ để cho thuê. Chung quanh tôi, từng hàng chiếu trải dài sắp lớp được những người thuê ngủ nằm ngồi ngổn ngang. Có người nằm xuống co quắp lại một lát đã ngáy kho kho vì mệt. Có người ngồi bó gối chong đôi mắt lơ láo nhìn thiên hạ, không ngủ được vì sợ mất hành lý. Có người đứng lên ngồi xuống vì chờ đợi một người nào đó chưa thấy đến. Tất cả những cử chỉ, hành động, ngôn ngữ của con người bỗng chốc đều thể hiện ở nhà ga. Họ chờ đợi để đi lên những con tàu vô định. Tôi chợt nhớ tới hai câu thơ của một thi sĩ có lẽ đang rong chơi trong cuộc đời này:

        “ Một đời lận đận, đong rồi đếm
           Gối mỏi chồn chân, đứng lại ngồi”.
                                                Bùi Giáng

        Tôi tưởng tượng giờ này nhà thơ ấy cũng còn lang thang trên những con đường vắng trong  thành phố, miệng đang đọc lảm nhảm những câu thơ nói về thân phận chuồn chuồn, châu chấu mà không ai hiểu nổi.

        Tôi đang mơ màng bỗng giật mình vì có ai đang vỗ nhẹ vào vai tôi. Một cô gái, không, có lẽ là một người đàn bà hơn tôi vài tuổi, có gương mặt dễ nhìn, mái tóc quăn, làn da trắng nhìn tôi cười cười nói:

        - Nãy giờ chị đã để ý em nên mới tới làm quen. Em từ miền Trung vào Sài Gòn tìm việc làm phải không? Chị cũng là dân miền Trung vào đây lập nghiệp đã lâu nên rất thương dân ngoài mình. Ở ngoài đây phức tạp quá, chị muốn mời em về nhà chị. Nhà chị ở cũng gần đây …

        Mẹ tôi trước lúc tiễn tôi ra đi có dặn, con ra đường phải cẩn thận, đừng tin người lạ. Dân trong ấy là dân tứ xứ, sống bằng nghề lừa đảo. Người tốt hiếm lắm.

        Nghe mẹ tôi nói vậy nhưng tôi nghĩ mình là con trai, tài sản có mấy bộ quần áo và một ít tiền, đâu có gì để sợ bị người ta lường gạt. Biết đâu, đây là một người tốt có thể giúp mình ở nơi xứ lạ.

        Tôi trả chiếu, xách cái túi vải theo người đàn bà, đi loanh quanh vào những con hẻm nhỏ gần nhà ga, về căn gác trọ. Người đàn bà nói tên chị là Xuyến, vì bị người dượng ghẻ muốn làm hại nên chị phải bỏ vào Nam kiếm sống khi mới mười lăm tuổi. Gần mười lăm năm rồi, đời chị biết bao thăng trầm, nhưng bây giờ, chị đã trụ lại được trên mảnh đất này. Đôi khi nhớ quê nhưng chị không muốn về vì còn sợ người dượng ghẻ.

        Căn gác của chị Xuyến ở trọ là một căn gác nhỏ, lối đi lên có cầu thang riêng đặt bên ngoài, trên gác đặt một cái tủ đựng quần áo, một tấm nệm nhỏ trải trên sàn, một bộ bàn ghế với ly, tách; mấy sô nước, chỗ nấu ăn với cái bếp dầu và mấy cái soong, nồi. Gác có buồng tắm, chỗ vệ sinh riêng ở bên cạnh. Chị Xuyến cho đây là chỗ ở lý tưởng của những người độc thân như chị.

        Đêm về khuya trời trở lạnh. Tôi không muốn làm ồn chung quanh nên nói chuyện với chị Xuyến rất ít. Không tiện hỏi chị đang kiếm sống bằng nghề gì, tại sao chị lại tốt với tôi, kêu tôi về nhà để mai mối giới thiệu cho tôi làm phụ hồ, tương lai tôi sẽ trả tiền trọ ra sao v.v… Tôi cảm thấy mệt và buồn ngủ nhưng chưa biết phải ngủ đâu.

        Chị Xuyến biểu, em cởi đồ dài, mặc đồ ngắn ngủ cho dễ, cứ nằm phía trong tấm nệm, đừng lo cho chị. Chị vào phòng vệ sinh thay đồ ngủ thật mỏng, xong tắt ngọn đèn nhỏ, đặt mình nằm xuống cạnh tôi. Tôi nằm im không dám cục cựa vì sợ đụng vào người chị. Nhưng cơ thể trắng trẻo lồ lộ trong bộ đồ vải mỏng trước lúc tắt điện đã ám ảnh đầu óc con trai mới lớn của tôi. Với dòng máu lai Hàn - Việt, hình như vấn đề tình dục của tôi rất mạnh. Chỉ cần huơ tay sang là tôi đã ôm gọn cơ thể của người đàn bà vào lòng mình. Nhưng tôi không dám. Sợ chị la lên và tống tôi ra đường. Tôi nằm im ru và giả bộ ngáy, làm như mình đã ngủ. Có lẽ, đây là giây phút khốn khổ nhất của tôi.

        “Thằng bé này chưa mần ăn gì đã ngủ sớm quá! Đúng là dân ở quê mới vào …”. Chị Xuyến nói lầm bầm trong miệng, giả vờ ngái ngủ gác chân sang người tôi, phà vào tai tôi những hơi thở nóng hổi như người ta thụt bể lò rèn.

        Tim tôi đập thình thịch như tiếng trống xung trận, nhưng vẫn cố nằm im để xem thử người đàn bà này làm gì.

        Chị xuyến lấy chân co lên co xuống trên người tôi, cho đến khi tôi bắt đầu cương cứng. Cảm giác này thật kỳ lạ, mạnh mẽ hơn cái cảm giác có lần tôi nhìn trộm một cô gái tắm khỏa thân. Nó lâng lâng, ngàn ngạt đôi lúc làm tôi phải rướn người lên, duỗi thẳng chân. Đồng thời tôi vẫn cảm giác thấy sợ hãi một điều gì đó mà mình chưa biết. Bàn tay nóng hổi của người đàn bà tiếp tục ve vuốt, đưa sâu vào trong quần lót của tôi, bóp nhè nhẹ. Chỗ ấy nóng như lửa, tôi nghĩ nó sẽ bốc cháy cả hai cơ thể của tôi và người đàn bà.

        Ve vuốt, sờ mó một chặp người đàn bà dụi đầu vào bụng tôi, dùng tay hấp tấp kéo tuột chiếc quần đùi của tôi xuống và bắt đầu lấy lưỡi rà chung quanh và bú chùn chụt như một em bé nút vú mẹ. Tôi rên lên ư ử. người đàn bà vừa thuở hổn hển cũng vừa “a a” trong miệng như tiếng gầm của con mèo cái trong thời động dục.

        Khi người đàn bà ngồi lên trên người tôi, hoà quyện thân xác tôi vào người chị, vừa sung sướng vừa đau đớn, vỡ òa trong người tôi khiến tôi kéo chặt cơ thể của người đàn bà áp sát vào ngực, vòng tay siết mạnh vào tấm lưng trần đầy mồ hôi nhuễ nhoại và tan vào hư không.

        ***

        Sau cái đêm ấy, tôi bị quăng ra đường, tiền bạc bị lột sạch, không còn một xu dính túi. Người đàn bà ấy đã dạy tôi bài học đầu tiên làm tôi không thể nào quên, là: Không có lòng tốt nào miễn phí. Sài Gòn là nơi mua bán mọi thứ.

        Nếu là con gái, bị lừa như tôi, cuộc đời có lẽ đã sa chân vào chỗ xấu nhất. Nhưng là đàn ông, có lẽ tôi bị tổn thương về tinh thần nhiều hơn về thể xác.

        Những ngày sau đó, tôi cố gắng tìm đến những địa chỉ quen biết với mẹ tôi để nhờ họ giúp đỡ xin cho một việc làm.

        Đa số những gia đình tôi gặp đều nhìn tôi lắc đầu. Họ tìm một lý do chính đáng nào đó để tống tôi ra cửa. Thời buổi kinh tế khó khăn, có ngu mới đi rước thêm cục nợ vào nhà.

        Nhưng trong cái rủi luôn có cái may. Tôi gặp được anh Tôn đang cần công phụ hồ. Anh Tôn nói, nhà anh rộng, ít người, em có thể ở đây đi làm. Thời gian đầu, tôi có thể giúp đỡ em ứng tiền để lo cơm nước. Lúc mới làm hơi mệt, làm riết em sẽ quen. Vạn sự khở đầu nan, cố gắng lên, em nhé!

        Tôi cố gắng hết sức theo anh Tôn đi phụ hồ. Công việc khá nặng nhọc. Phải đưa gạch, mang từng xô hồ chạy từ chỗ này sang chỗ khác theo tiếng gọi gắt gỏng của những người thợ xây. Ngày đầu tiên, tối về cơ thể mỏi nhừ, từng khớp xương rã rời như rớt ra từng khúc. Ngày thứ hai, ngày thứ ba … tôi ngủ không biết trời trăng mây nước sau khi về phòng đặt lưng nằm xuống, tôi tưởng mình sắp bỏ cuộc vì không chịu đựng nổi công việc khá vất vả của kiếp phụ hồ.

        Anh Tôn khuyên tôi uống chút rượu với anh em vào mỗi buổi tối để giải mỏi cơ thể. Bên ly rượu khề khà với nhau, anh em luôn than vãn cảnh đời cơ cực của người thợ hồ, nhưng biết làm sao được khi “ cát sỏi” đã biến thành “cõi sát” – một nơi bóc lột sức lao động của con người trong tận cùng xương tủy.

        Nhờ công việc phụ hồ, tôi mới hiểu vì sao đa số những người lao động chân tay đã biến thành bợm nhậu. Họ dùng rượu, ban đầu để cơ thể đỡ mỏi mệt, sau thành thói quen, dùng rượu để quên mình, chửi đời cho sướng.

        Sống trong những ngôi biệt thự tráng lệ, đi qua những toà nhà cao ngất, bạn có bao giờ nhớ đến những người thợ xây?

        Tôi thường nhớ đến lời của một người Pháp nào đó ghi trong phòng vệ sinh công cộng ở Paris, được một triết gia Việt Nam là Phạm Công Thiện trích lại:

        “Người nào đã xây dựng phòng vệ sinh này còn có công lớn hơn tổng Thống De Gaul xây dựng nước Pháp!”

        Làm việc một thời gian, để dành được một món tiền kha khá, tôi nghĩ đến việc học.

        Mẹ tôi báo tin có một trường vừa học vừa làm mới mở dành cho con lai Hàn Quốc của một vị mục sư từ bên Hàn Quốc qua làm công tác nhân đạo, con nên ghi tên vào học để có được một cái nghề độ thân. Tôi bàn với anh Tôn, anh nói, em có thể vừa học,vừa làm.

        Tôi ghi tên học tiếng Hàn Quốc để biết ngôn ngữ của bố tôi, một người cha Hàn Quốc mà tôi chưa hề gặp mặt. Mẹ tôi kể cha tôi là một hạ sĩ quan, bộ phận C.I.C trong trung đoàn 28, thuộc sư đoàn Bạch Mã ở đèo Bánh Ít – Ninh Hòa. Trung đoàn 28 của Ba, đóng quân tại hòn Giẽ ở thôn Phú Lạc, dưới chân đèo cả, thuộc địa phận Tỉnh Phú Yên.

        Thời ấy, mẹ tôi thường đi ra đi vào Trung đoàn để mua bán đồ hộp của những người lính chuồn ra bán. Ba tôi thấy mẹ giỏi và hiền lành, nên theo về nhà xin phép ông bà ngoại để được cưới mẹ. Nhưng ông ngoại tôi lo xa cho phận gái của mẹ, ông gọi mẹ vào nói: “Con gái thương đâu thì cha gả, nhưng thằng Kim là Lính Nam Triều Tiên, nó đến Việt Nam tham gia cuộc chiến, là làm theo mệnh lệnh của Bộ Tư Lệnh Nam Triều Tiên. Mãn lính, thì nó trở về tổ quốc nó, còn con gái của cha ở lại với cái cảnh không chồng mà có con, lúc đó cha không thể không nhìn con gái của cha trong nước mắt. Nhưng cha nói là vậy, còn phần con: Con thương ai, thì hãy tìm hiểu kỹ lưỡng về gia cảnh, rồi hãy quyết định v.v…

                 Mặc dù lời căn dặn của ông ngoại luôn in sâu trong đầu của mẹ, nhưng ba tôi thì cứ luôn theo đuổi và tìm mọi cách thuyết phục ông bà ngoại tôi. Nhiều lần, ba đã đi bằng hai đầu gối từ ngoài sân đi vào trong nhà, để xin ông ngoại chấp nhận cho ba được cưới mẹ. Qua cử chỉ và hành động của ba, ông ngoại đành phải cho phép ba mẹ được cưới nhau.

        Ngày cưới của mẹ, có ngài trung đoàn trưởng đại diện họ nhà trai đứng ra làm chủ hôn , và một vài người lính cùng chung trung đoàn của ba đến dự. Lễ cưới đang tổ chức, thì có một chiếc xe Jeep đến báo tin có việt Cộng, nên họ khẩn cấp đưa ba tôi và ngài trung đoàn trưởng lên xe chạy về lại trung đoàn. Tuy rằng đám cưới tổ chức dở dang, nhưng ông ngoại vẫn chấp nhận cho ba mẹ được thành vợ chồng. Ba mẹ sống với nhau sinh được hai con gái và một con trai. Mẹ kể: Lúc đó ba mẹ sống với nhau rất hạnh phúc. Nhưng mãn nhiệm kỳ làm việc, bố tôi trở về Hàn Quốc, từ đó mất liên lạc với nhau …

        Cùng trường học với tôi chỉ có một phần ba là con lai Hàn Quốc, số còn lại là học sinh người Việt. Những học sinh lai Hàn - Việt có gương mặt rất dễ nhận ra. Đa số đều có mắt một mí, nói giọng miền Trung, ánh mắt, cử chỉ có vẻ sợ sệt khi nói chuyện với người lạ. Họ trông có vẻ quê mùa, cục mịch hơn những người sống ở thành phố, được gia đình thả vào Sài gòn đi học, với hy vọng một ngày nào đó sẽ được bảo lãnh về Hàn Quốc, đoàn tụ với gia đình …

        Nhưng với mức sống và nhu cầu khá cao ở một đô thị đầy bon chen như Sài Gòn lúc ấy, số tiền tài trợ ăn học cho mỗi người lại rất thấp, chỉ có 80.000 đồng. Trong khi mức chi phí gói ghém ở thời điểm đó là 200.000 đồng cho một người, kể cả phòng trọ thuê ở chung gồm bốn người một phòng. Dần dần, một số cô gái lai không chịu nổi phải bỏ học, đi làm mướn kiếm cơm, có cô phải làm kiếp đứng đường mới sống nổi qua ngày.

        Đêm ấy, tôi đạp chiếc xe đạp cà tàng để đi về phòng trọ. Đạp giữa dòng người ngổn ngang xe cộ sao lòng tôi cảm thấy quá buồn. Tôi nhớ đến tuổi thơ cực khổ của tôi: Cắt cỏ, chăn bò, thả heo nọc … Tôi nhớ đến gương mặt già nua, khắc khổ của bà ngoại, của mẹ tôi. Tôi nhớ đến từng gương mặt thân yêu của chị, của em tôi …

        Tôi rẽ vào con đường vắng, chầm chậm đạp dưới những bóng cây sao, cây dầu cao ngất ngưỡng. Bỗng từ một gốc cây, xuất hiện một cô gái mặc bộ đồ học sinh bước ra lề đường vẫy gọi:

        - Đi không, anh hai?

        - Đi đâu? – Tôi dừng xe bên đường, nhìn cô gái hỏi.

        - Anh biết rồi mà còn hỏi. Bữa nay đói bụng quá, em lấy giá rẻ cho anh. – cô gái nhìn tôi nhoẻn miệng cười.

        - Bao nhiêu một dù?

        Cô gái phân vân một lúc mới nói:

        - Em chỉ lấy đúng giá hai dĩa cơm, hai chục.

        Tôi quan sát cô gái. Tướng ốm yếu, tóc dài, quần xanh áo trắng; một gương mặt tôi nhớ hình như đã gặp ở đâu. Tôi hỏi:

        - Sao phải hai dĩa? Một dĩa cơm, được không?

        - Tội em mà anh hai! Một dĩa cho em, một dĩa cho đứa em của em cũng đang đói ở nhà.

        - Thiệt không, lên đi!

        Khi cô gái đã ngồi phía sau yên xe, tôi vừa đạp chầm chậm vừa suy nghĩ mình đã gặp cô gái ở đâu.

        - Em học ở đâu? Sao phải đi làm vầy?

        Im lặng một lúc, rồi có tiếng cô gái trả lời.

        -Nói chi anh hai! Nẫu đói mới làm vầy…

        Tôi bỗng la lên:

        - À! Tôi nhớ rồi! Cô là học sinh nội trú trường dạy nghề nhân đạo phải không? Con lai hả?

        Không có tiếng trả lời. Tôi dừng lại, không nói không rằng, móc túi cho cô gái mấy tờ giấy bạc rồi đạp xe bỏ đi. Phía sau lưng tôi, có tiếng gọi ơi ới:

        - Cảm ơn … anh hai …!

        Tôi đạp xe vào dòng người, cảm thấy mình như đang đi trong sa mạc.


        #4
          CTT 23.06.2008 09:34:24 (permalink)
          THỜI CHIẾN

          Mặt trời đang lên, to và đỏ rực như máu. Phía bên kia đầm, xóm làng uể oải thức giấc. Từng đợt khói lam bay lên trên những mái nhà, tan loãng trong cơn gió nhẹ thổi vào từ biển. Trên đầm nước, nơi cách thành phố khoảng hai giờ đi ghe máy, sóng nhấp nhô như có con rồng lửa đang uốn lượn. Vài chiếc sõng nhỏ đang thả lưới, tiếng gõ từng chập vang theo tiếng sóng dội vào chân đê, khi xa khi gần. Hình như mùa này là mùa cá chốt, loại cá giống như cá trê nhưng nhỏ và trắng hơn, cũng có ngạnh hai bên, không khéo bị đâm vào tay thì nhức ơi là nhức. Cá chốt nấu canh chua hoặc kho tiêu thì vét sạch nồi cơm.


          Những lúc được nghỉ học, tôi thích theo thằng em đi câu cá chốt. Chị em tôi xách cần ra bãi mắm, leo lên nhành cây gần mé nước ngồi câu. Thằng em tôi đã mười ba tuổi, tôi mười sáu. Chúng tôi đùa giỡn, thách đố nhau coi thử ai câu nhiều hơn. Thằng em tôi hỏi: “Lớn lên chị sẽ làm nghề gì?”. Tôi cũng không biết, hình như tôi cũng chưa nghĩ tới nên trả lời đại đứa em: “Mày thấy chị làm ca sĩ được không? Hay là làm cô giáo?”. Thằng em nhìn tôi cười cười: “Thôi chị, chị ơi! Giọng chị khàn khàn như con vịt đực mà đòi làm ca sĩ! Mấy ông lính nghe chị hát có nước bỏ súng ống chạy mất! Còn cô giáo hả? Chị tham ăn như quỷ mà đòi làm cô giáo!”. Tôi té nước vào nó. Hai chị em tôi chơi trò tạt nước thật vui. Tôi hỏi nó: “Còn mày, học xong rồi mày sẽ làm gì?”. Nó đọc một hơi: “Rớt tú tài anh đi trung sĩ. Em ở nhà lấy Mỹ nuôi con. Mai sau yên chuyện nước non. Về nhà anh có Mỹ con anh bồng!”. Tôi giơ ngón tay lên môi: “Thôi em đừng nhắc tới Mỹ mẽo ở đây, tới tai mấy ông cách mạng thì phiền. Bữa trước mấy ông xuống bên kia đập giết một người mà mấy ổng cho là “ác ôn”, “làm tay sai cho Mỹ”. Em tôi nói: “Mấy ổng nói vậy nhưng biết có không? Chiến tranh mà, nẫu muốn giết ai thì giết!”. Tôi thở dài: “Ừ! Bây giờ là thời chiến mà!”.


          Những buổi đi câu ngoài mé đầm đã làm tình cảm giữa hai chị em gắn bó với nhau hơn. Nhưng không ngờ …


          Buổi sáng. Máy bay L.19 từ hướng thành phố bay về làng tôi quần trên bầu trời. Nhìn xa, nó giống như con chuồn chuồn voi, đảo tới đảo lui. Cha tôi lo lắng chạy ra phía sau nhà, che tay dòm. Một lát, ông bước vội vã vào nhà, nói với mẹ tôi: “Mấy bữa nay nó cứ đảo tới đảo lui làng này, chắc sắp có chuyện. Nghe nói tối hôm trước, mấy ông từ trên núi xuống giết thêm một tay trưởng thôn quăng xác xuống đầm. Bà coi gom góp tư trang, tiền bạc để sẵn, có gì mình chạy cho lẹ!”. Mẹ tôi lại thản nhiên nói: “Ông cứ lo xa! Cái làng này nẳm giờ đang sống bình yên, có sao đâu! Còn nếu có bom đạn, nó tránh mình chớ mình biết đâu mà tránh!”. Nói xong, mẹ tôi sai tôi lấy nồi đi vo gạo, nhóm bếp bắt cơm. Mẹ tôi là người sống quen với đồng ruộng, làng quê, bà không nghĩ là cuộc sống sẽ thay đổi, nếu bỏ đi đâu đó, nhà cửa, ruộng vườn ai chăm sóc. Còn về thành phố, mẹ tôi thấy chướng tai gai mắt khi gặp cái cảnh  những cô gái trẻ, nhỏ nhắn, đi bên những ông khách ngoại quốc mập thù lù hoặc cao ngất ngưỡng. Bà sợ tôi bị sa chân vào những vũng bùn ở thành phố.


          Quần quần trên bầu trời u ám mấy chập, chiếc L.19 lại bay về hướng thành phố. Không khí yên lặng đến nỗi tôi nghe tiếng sóng vỗ từ mé đầm vọng về, tiếng hát eo éo trong chiếc radio vang ra từ ngôi nhà xóm trên: “ Anh là lính chung tình …”, tiếng gõ lạc lõng của chiếc sõng còn đang thả lưới.. Mẹ tôi nói dọn cơm ra ăn, còn đi nhổ cỏ ngoài ruộng, nhớ bới vào lon guigoz mang theo để mẹ tôi ăn xế.


          Cha, mẹ, tôi và đứa em trai đang ngồi ăn cơm trên chiếc giường tre thay bàn ghế, bỗng nghe những tiếng nổ chát chúa chung quanh. Tiếng nổ lớn đến nỗi làm đổ chén nước mắm, tô canh chua trên vạt giường. Phản ứng đầu tiên của cha tôi là bỏ cả đôi đũa và chén cơm, la lên:


          “Pháo kích! Pháo kích! Chạy vô hầm!”


          Ông đứng lên, nắm tay tính lôi mẹ tôi và thằng em đi, nhưng ông không đứng vững nữa. Máu từ trên đầu đang tuôn xuống nhuộm đỏ cả gương mặt vốn khắc khổ của cha tôi. Ông lấy hai tay quờ quạng ôm đầu một lát, bất ngờ ngã quỵ xuống đất. Ông rướn người dãy dãy mấy cái rồi nằm im. Máu từ đầu cha tôi trào ra thành vũng dưới đất.


          Mẹ tôi từ chiếc giường tre nhào xuống ôm lấy cha tôi vừa khóc vừa gào lên thảm thiết: “Ông ơi! Ông có sao không? Đừng bỏ mẹ con tôi!”. Nhưng hình như cha tôi đã chết.


          Đại bác từ đâu bắn về, dội xuống khắp nơi trong làng. Mẹ tôi vừa kêu gào bên cạnh thân hình bất động nằm trên vũng máu của cha tôi, vừa ra dấu chỉ tôi dẫn thằng em trai chạy vào hầm đào trong buồng. Bà la lớn:


          “Con dẫn em vào hầm núp đi! Ở đây nguy hiểm lắm!”.


          Nhưng khi hai chị em vừa vào được trong cái hầm tối đen, thằng em tôi bỗng chạy vọt lên. Nó nói vọng lại: “Chị hai ngồi ở đó đi! Em là con trai, em phải lên lo cho cha!”. Đó cũng là lần cuối cùng tôi nghe được tiếng nói thân yêu của đứa em trai. Vì sau đó, nó bị trúng đạn pháo kích chết khi chạy sang nhà hàng xóm kêu người giúp đỡ.


          Ngồi dưới hầm, cả người tôi như bị tê liệt vì sợ hãi. Đầu óc tôi gần như vô cảm giác. Tôi muốn leo lên xem thử gia đình tôi ra sao nhưng tôi không cử động được. Tiếng ì ầm vẫn vang dội đâu đó, khi xa khi gần, rồi tất cả lại rơi vào không khí im lặng nặng nề. Có tiếng máy bay trực thăng dồn dập. Tiếng súng nổ dồn lẫn tiếng quát tháo chửi thề của ai đó. Hình như làng tôi đã trở thành một bãi chiến trường.


          Ánh đèn pin quét xuống căn hầm rồi có tiếng doạ nạt:


          Gia đình còn ai lên đi! Nếu không sẽ bị ném lựu đạn xuống hầm!”


          Đột nhiên, cảm giác muốn sống đã vực tôi dậy. Tôi run rẩy bò lên. Khi tới miệng hầm, có ai đó đã nắm cánh tay tôi kéo mạnh lên.


          “A! Con gái!”


          Một người hỏi:


          “Mấy ông lính Đại Hàn hỏi mày có phải là V.C không?”


          Tôi ú ớ nhìn người đàn ông Việt Nam và mấy người lính Đại Hàn mặc đồ rằn ri trước mặt:


          “Không ! Tôi là học sinh.”


          “Mày học trường nào?”


          “Tôi có thẻ học sinh. Học trường…”


          Họ trao đổi xí xô xí xà gì đó một lát. Người lính thông dịch lại hỏi tôi:


          “Mấy ổng nói sẽ tha cho mày, với điều kiện mày phải cho mấy ông chơi!”.


          “Dạ! Lạy các ông! Con còn nhỏ, hãy tha cho con!”


          “Không được! Muốn hay không muốn? Từ chối sẽ bị xơi kẹo đồng lập tức! Còn gật đầu, mấy ông sẽ để cho mày sống. Nói đi!”


          Tôi sợ chết. Và họ, ba người lính Đại Hàn và người lính thông dịch, luân phiên nhau đè tôi lên chiếc giường tre, hiếp dâm tôi một cách man rợ, như mãnh thú xé mồi. Người lính Đại Hàn mang súng ngắn là người đầu tiên. Người thông dịch là người cuối cùng. Tôi vô cùng đau đớn, không chịu đựng nổi nên mê man, bất tỉnh.


          ***


          Khi tỉnh dậy, cơ thể tôi nhức nhối như có ai lấy đôi chân tôi giật mạnh ra. Tâm trí đờ đẫn đến nỗi tôi không biết việc gì đã xảy ra. Nằm bất động một lát, tôi dần dần phục hồi trí nhớ nên lồm cồm ngồi dậy. Trên nền đất, nơi có hai cái xác của cha mẹ tôi nằm co quắp bên nhau, thức ăn vung vãi trên những vũng máu đã đông cứng lại như tiết canh. Tôi lay lay cha mẹ tôi nhưng không có phản ứng gì. Tôi ngồi bần thần bên cạnh cha mẹ, cảm thấy không còn muốn sống nữa, nhưng không hiểu sao tôi không khóc được. Tất cả mọi việc xảy ra như một cơn ác mộng.


          Mới đó, gia đình tôi còn sum họp ăn cơm bên nhau. Bây giờ, cha mẹ tôi đã bị bom đạn giết. Tôi bỗng nhớ ra còn  đứa em trai, muốn đứng dậy đi tìm nhưng không đứng lên được. Thấy cơ thể mình trần truồng, nhớp nhúa, tôi quờ quạng tìm áo quần mặc vào.


          Lần mò, tôi bò lồm cồm ra cửa. Nắng chói chang bên ngoài hắt vào mặt tôi những luồng hơi nóng. Trên sân, cái xác của đứa em trai đang nằm trong tư thế ngã sấp, cong queo. Từng đám ruồi nhặng nhởn nhơ bay lên, đáp xuống. Không thể chịu đựng được nữa, tôi dang tay, ngửa mặt lên trời la lớn:


          “ Trời ơi! Sao lại như vầy hả trời!”


          Không có tiếng trả lời. Chỉ có những đám mây trắng đang bay nhàn tản trong bầu trời xanh. Tôi lại ngất đi.


          ***


          “ Dậy! Dậy đi cháu! Quân cách mạng đã tới rồi!”


          Có ai đó lấy chiếc đèn pin nhỏ xíu soi vào mặt tôi, kéo tôi ngồi dậy. Trong bóng tối lờ mờ, tôi nghe được giọng nói của một người quen trong xóm:


          “Vậy là trong nhà này, chỉ mình cháu đuợc may mắn còn sống. Ba, mẹ và em cháu bị tụi đánh thuê Nam Triều Tiên giết. Cả làng mình bị tụi nó đi càn giết hơn một trăm người. Đàn bà, con gái bị hãm hiếp, nhà cửa bị bom đạn thiêu rụi. Cháu cứ để xác chết đó, sáng sớm phải theo những người dân còn sống chống sõng xuống thành phố đấu tranh. Chúng ta đấu tranh vì lý tưởng giải phóng dân tộc. Chúng ta phải đánh cho Mỹ cút, nguỵ nhào, cho tụi lính đánh thuê không còn đất sống!...”


          Người ấy còn nói nhiều điều nhưng tôi nghe không kịp.


          Họ dìu tôi về một khoảng sân rộng ở một xóm khác để họp mitting. Trên sân đã có lố nhố người ngồi, đa số là đàn bà, con gái, những người cũng như tôi được may mắn còn sống sau trận càn của những người lính hiếu sát Đại Hàn mà họ gọi là lính đánh thuê Nam Triều Tiên.


          Những người đàn bà ngồi quanh tôi đều ủ rũ, xơ xác. Tóc tai bù xù, quần áo rách rưới. Có người nhìn lơ láo như người mất thần. Có người gục đầu xuống đầu gối khóc tấm tức, không thèm nghe người cán bộ     đội mũ cối, mặc quần soọc, áo ka-ki vàng đang nói như một cái máy. Ông ta ngồi sau cái bàn gỗ có đặt ngọn đèn măng – sông bị hư tim cháy sáng nhấp nháy. Ông ta nói đủ thứ vấn đề, về chủ nghĩa đế quốc, về đấu tranh nhân dân … nhằm kích động lòng căm thù của mọi người. Nhưng có quá nhiều cụm từ lạ hoắc làm tôi không hiểu gì cả.


          Gần sáng, tôi bị mệt và buồn ngủ qúa nên chui đại vào một bụi lùm rậm rạp để nằm ngủ, quên theo đoàn người chống sõng về thành phố để biểu tình, đấu tranh.


          Cũng may cho tôi, vì đoàn người chưa vào được thành phố thì đã bị máy bay trực thăng và bọn hải thuyền xả súng máy bắn giết. Những người cán bộ đi phía sau biến mất. Chỉ có chúng tôi là những người vô tội, giống như những ngọn cỏ dại bị gió lùa trong giông bão, bên nào muốn làm gì chúng tôi thì làm.


          ***


          Nhờ những người quen biết còn sống chôn cất cha mẹ và em tôi xong, tôi lục lọi trong nhà còn được một mớ tiền nên tìm cách trốn về thành phố để tránh bom đạn và kiếm sống.


          Tôi đến ở nhờ một người cô họ đang làm bồi phòng trong sở Mỹ. Cô tôi tên là Na, người mập mạp, làn da trắng trẻo, có đôi môi xinh xắn hay cười. Gần ba mươi tuổi nhưng cô Na chưa lập gia đình. Cô nói, bây giờ thanh niên bị bắt lính hết, cô sợ trở thành goá phụ của chiến – sĩ - trận – vong, ăn đồng lương tử tuất giống như ăn xương máu của người chết trận.


          Cô Na sống theo quan niệm thà mình làm đày tớ cho kẻ giàu còn hơn để bọn khố rách áo ôm lợi dụng, bởi vì trong cuộc đời này nếu con không có tiền để sống, con người con sẽ không thua một con chó đói.


          Tôi hỏi cô Na thế còn giá trị tinh thần mà ông bà cha mẹ đã dạy con cháu, cô tôi nở một nụ cười thật tươi rồi chỉ vào cái bụng: “Sống trong cuộc đời, có thực mới vực được đạo, con à! Nói gì thì nói, tất cả chỉ là sự trao đổi qua lại lẫn nhau. Những nhà chính trị, những ông thầy tu…chỉ là những kẻ đem bán lời nói để hưởng lợi, những kẻ ngồi mát ăn bát vàng”.


          Tôi còn trẻ, nhưng qua những nỗi khổ quá lớn đến dồn dập đối với tôi, tôi cảm thấy mình đã trưởng thành, nên hiểu rõ những điều cô Na nói.


          Cô tôi cũng hiểu và cảm thông hoàn cảnh bi thương của tôi nên tìm lời an ủi, khuyên bảo những lúc thấy tôi buồn. Cô nói, cháu cứ ở đây, từ từ rồi cô sẽ tìm việc cho cháu làm. Việc gì đã xảy ra mình nên chấp nhận. Chỉ có sống trong hiện tại là quan trọng nhất. Thời chiến, không ai biết được ngày mai mình sẽ ra sao. Rồi cô lảm nhảm hát: “ Em ơi! Có bao nhiêu! Sáu muơi năm cuộc đời… Hai mươi năm đầu…”. Nhờ tính tình vui vẻ của cô Na, tôi cảm thấy mình vơi bớt buồn rầu.


          Mỗi buổi chiều từ sở Mỹ đi làm về, cô Na thường lấy ra đủ thứ vật dụng, thức ăn giấu trong cơ thể cô. Có khi là một cái dĩa, có khi là một đùi gà sống, hoặc một lon đồ hộp hay một thứ gì đó mà cô có thể nhét đuợc, làm sao để tụi M.P gác cổng không phát hiện. Cô nói, tính cô không thích ăn cắp, nhưng ăn cắp của “đế quốc Mỹ” không phải là ăn cắp. Nó tạo cho mình cảm giác hồi hộp, hơn người. Cô còn khuyên, nên ăn cắp của kẻ giàu chứ đừng bóc lột người nghèo khó.


          Ban đêm chúng tôi thường nói chuyện với nhau trong căn phòng ấm cúng đặt hai chiếc giường sắt có những tấm màn vải mỏng kéo ngang. Cô Na thích kể lại những chuyện xảy ra hàng ngày trong sở làm.


          “…Cũng may là cô chỉ dọn phòng cho tụi Mỹ trắng chớ không phải tụi Mỹ đen. Tụi lính Mỹ đen thường thủ dâm nên ra giường của nó rất nhớp. Nghe nói chuyện bum-bum của tụi nó mạnh lắm. Đàn bà, con gái Vịêt Nam mình nhỏ con, chịu không nổi!


          … Eo ôi! Bữa nay có một cô bồi phòng bị thằng trung sĩ Mỹ đen cưỡng hiếp đến chết, xác vứt ra ngoài eo biển, người ta đi coi đông quá cỡ. Thằng hiếp dâm đang đi hành quân, khi về thế nào cũng bị tụi M.P. còng đầu!


          …Chiều nay có thằng Mỹ trắng đẹp trai lắm, nó nhờ cô dạy tiếng Việt rồi lịch sự cho cô tiền. Mỹ cũng có nhiều loại, đứa này đứa khác, nhưng xa nhà lâu quá, đứa nào cũng thèm đàn bà. Nó đòi ****–you nhưng cô không chịu! Ngày mai, được nghỉ phép, có lẽ nó dẫn cô ra phố sắm vàng rồi về nhà mình chơi!”


          Buổi chiều hôm sau cô Na dẫn một thằng Mỹ trắng về nhà. Nó mặc đồ xi-vin, áo sơ mi màu xanh, quần jean đã bạc màu. Tóc thằng Mỹ cắt ngắn, màu vàng hoe, đôi mắt xanh biếc, làn da đỏ hồng nhiều lông lá đang nhuễ nhoại mồ hôi. Cô Na dáng mập mạp, chỉ đứng tới ngực thằng Mỹ khi bước vào nhà. Nó cười nhe hai hàm răng thật trắng gật đầu chào tôi bằng tiếng việt lơ lớ:


          “Chào em! Con gái Việt Nam đẹp lám


          Tôi cũng gật đầu chào lại nó nhưng lịch sự rút lui khỏi nhà cô Na để hai người được tự do hơn.


          Những tháng ngày sau đó, khi cô Na đã tìm cho tôi một việc chạy bàn tại tiệm phở, tôi thấy cơ thể mình bắt đầu thay đổi. Đôi đầu núm vú từ màu hồng chuyển sang màu tai tái và nở nang hơn. Ngửi phải mùi thịt cá, tôi thường bị nôn oẹ. Đặc biệt là không có thấy kinh nguyệt khi đến kỳ.


          Làm ban ngày, buổi đêm về nhà cô Na ngủ, tôi lo lắng hỏi người cô họ về những triệu chứng bất thường của cơ thể. Cô Na cho tôi biết có thể cháu đã bị “ dính chấu” của mấy thằng ôn dịch Đại Hàn, vì giống của tụi nó mạnh lắm. Những dân tộc có vấn đề tình dục mạnh thường hiếu sát. Tôi hỏi “dính chấu” là gì. Cô Na cười cười, cô cũng bị như cháu. Nhưng một người bị cưỡng hiếp, một người tự nguyện. Cô nghĩ có con với tụi Mỹ sau này sẽ sung sướng hơn với tụi Đại Hàn, vì tụi nó chỉ là loại lính đánh thuê lấy tiền của Mỹ. Khi nào đi sinh, hai cô cháu mình cùng đi.


          Tôi hốt hoảng hỏi cô Na có cách nào phá đi cái bào thai không. Cô cho biết chỉ có bác sĩ chuyên khoa về sanh đẻ, còn không, làm bậy dễ bị chết cả hai mẹ con. Cô khuyên tôi, số phận đã vậy mình nên chấp nhận. Hai cô cháu sẽ giúp nhau khi đến ngày sinh. Nếu cháu tìm cách phá, sau này sẽ tuyệt đường sinh sản.


          Thằng Mỹ thường lui tới nhà cô Na nhiều hơn, nhưng khi cô báo tin đã có thai với nó, nó chuồn thẳng bằng cách xin chuyển sang đơn vị khác.


          Vậy là hai cô cháu tôi đã cùng số phận: Gái chửa hoang!


          Có người nhìn chúng tôi cười cười, dè bỉu:


          “ Không chồng mà chửa mới ngoan


          Có chồng mà chửa, thế gian sự thường!”.


          Khi nghe, chúng tôi thường im lặng. Riêng tôi cảm thấy rất xấu hổ trong lòng khi nghĩ không biết cha của đứa con mình là ai?


          Đêm tối.


          Tôi ngồi lăn lộn trên chiếc giường trải tấm ra nhớp nhúa trong một nhà thương thí, chờ lên bàn sinh. Đã hai ngày đêm, những cơn đau bụng như vũ bão làm tôi quá mệt mỏi, nhưng đứa con vẫn chưa chịu ra đời. Trên trần, ngọn đèn tròn hắt ra thứ ánh sáng vàng vọt thu hút từng đám phù du bao quanh, những con thạch sùng bò ngổn ngang săn mồi trên những tấm ván lót cong queo lỗ chỗ những chấm đen dơ bẩn.


          Quanh tôi, có vài người đã sinh xong đang nằm cho con bú. Có người chờ sinh cũng ôm bụng lăn lộn như tôi. Tiếng rên la lẫn tiếng con nít khóc đã biến căn phòng giống như cái cái chợ xổm.


          Cô Na sinh trước tôi vài ngày ở một viện bảo sanh tư. Cô có dư tiền để làm điều đó. đứa bé con lai Mỹ có làn da đỏ hỏn, mang đôi mắt xanh biếc của người cha và màu tóc đen nhánh của người mẹ. Trông đứa bé có vẻ bụ bẫm. Cô Na âu yếm nhìn con với ánh mắt trìu mến nhưng có vẻ buồn buồn. Cô xin lỗi tôi vì đã không lo gì cho tôi được. Mỗi người có số phận khác nhau,  cháu đừng buồn. Khi nào cần cứ nhắn cô, cô sẽ cho cháu một ít tiền.


          Vài hôm sau ngày cô Na sinh, tôi bị những cơn đau bụng hành hạ, phải gọi một chiếc xích lô chở tôi tới nhà thương thí, nơi những đứa con nhà nghèo được sinh ra trong điều kiện thiếu thốn thuốc men, cơ sở tồi tàn, thiếu người chăm sóc. Nhưng cần gì, tôi còn quá trẻ, đâu muốn có đứa con này. Tôi có ý định sẽ bỏ lại đứa con này khi nó ra đời, lẳng lặng trốn khỏi nơi đây.


          Bây giờ thì đứa nhỏ đang hành hạ tôi. Như những người lính Đại Hàn đã hành hạ thân xác bé nhỏ của tôi trong một trận càn. Tôi nghe bà bác sĩ già nua nói với một người sản phụ khác, trong những vụ hiếp dâm tập thể, người đầu tiên thường là cha của đứa bé. Như vậy, con tôi sẽ là một đứa con hoang lai Hàn, lớn lên không có cha, nó sẽ trở thành một kẻ bụi đời, thất học, sống lang thang đầu đường xó chợ. Nghĩ đến lúc đứa bé mới sinh bị ai đó bỏ lại ban sáng khóc thét lên, khát sữa đòi mẹ, gương mặt tím tái nằm trên sàn gạch mà chẳng ai ngó ngàng tới làm lòng tôi lại quặn đau.


          Không được! Tôi phải sinh đứa bé ra và nuôi sống nó. Dù thế nào nó cũng là con tôi. Tôi sẽ làm mọi việc, kiếm tiền nuôi nó lớn lên, cho nó ăn học và dạy dỗ nó nên người.


          Nước ối đã vỡ, đứa bé được sinh ra đời với tiếng khóc nhỏ nhoi, yếu ớt. Một đứa con trai! Tôi ngất đi với ý nghĩ con tôi sẽ trưởng thành khi chiến tranh qua đi. Nhưng thế hệ của con tôi sẽ khác thế hệ của những người cha trong thời chiến.

          #5
            CTT 24.06.2008 18:19:36 (permalink)
            CÔ GÁI CÓ BÀN TAY ĐẸP

            Có thể có những bàn tay khác của những cô gái khác đẹp hơn, nhưng cô gái đang rót rượu ở bàn chúng tôi có bàn tay thật đẹp. Chai Bordeaux, đời 1993, trong tay cô gái được nâng niu như một vật quý, chốc chốc lại truyền ra một dòng rượu vang đỏ thắm vào sáu chiếc ly hình chữ Y đặt theo vòng tròn trên bàn. Bàn tay cô gái thon nhỏ, những ngón tay búp măng trắng muốt, móng tay được cắt theo hình mũi viết, để trần.


            Tôi cầm lấy bàn tay cô gái khen:


            “Bàn tay của em đẹp quá! Uống năm mươi phần trăm với bạn anh đi! Người đã mười lăm năm nay mới gặp lại.”


            Cô gái cười, ân cần cầm lấy ly rượu của người bạn đưa, dùng đôi bàn tay đẹp nâng ngang ngực, nói:


            “Em xin cảm ơn! Chúc mừng cuộc hội ngộ của các anh!”


            Cô từ tốn uống nửa ly rượu màu hồng với gương mặt hồn nhiên, rồi trao ly cho bạn tôi.


            Một cuộc gặp gỡ sáu con người, sáu gương mặt, xanh, tím, vàng, trắng, hồng, đỏ và rượu màu huyết dụ.


            Một nhà thơ ngồi đối diện với tôi, có gương mặt gầy nhom, tím tái, bất chợt đọc lên một câu thơ của ai đó với giọng đọc nhỏ nhẹ đã khàn khàn hơi rượu:


            “Hồ trường! Hồ trường! Ta biết rót về đâu…”(1)


            “Thơ hay! Thưởng một ly!”. Một doanh nhân yêu thơ nói.


            “Chưa hay bằng những câu này …”, người đi chung với bạn tôi, nghe đâu phụ trách ở một phòng kinh tế nào đó, nói, “Thấy em phục vụ ân cần / Về ở với bố, bố mần bố nuôi / thấy em phục vụ ngược xuôi / Về ở với bố, bố nuôi bố… mần!”.


            Cả bọn cười xòa, cụng ly uống cạn. Tôi thấy cô gái không cười, tiếp tục rót rượu vào ly với đôi bàn tay đẹp hơi run.


            Gương mặt đỏ chói, trong hơi rượu đã ngà ngà, người bạn nói:


            “Hai chai nữa đi, cô bé! Đem thêm mồi! một cái lẫu cá dứa!”


            Thức ăn trên bàn vẫn còn ê hề, nhưng cái lẫu cá dứa, một lát được mang lên.


            Người bạn ghé sát tai người phụ trách phòng kinh tế, thì thầm điều gì đó, anh ta “dạ vâng, dạ vâng” rồi lăng xăng chạy ra ngoài, sau đó trở lại bàn, ngồi điềm nhiên uống rượu.


            Khi bữa tiệc sắp tàn, ai nấy đã phừng phừng men rượu, người bạn đứng lên, giọng chậm rãi, trịnh trọng tuyên bố:


            “Để cuộc vui được mỹ mãn, chúng ta chơi tiếp tăng hai, theo hình thức dân chủ. Các bạn có đồng ý không?”


            “Nhất trí thôi, sếp!”. Anh tài xế có gương mặt trắng trẻo nói.


            M ột chiếc nón lá được cô gái có bàn tay đẹp cầm, bên trong đựng sáu mẩu giấy xếp tư có ghi sáu con số.


            Năm cô gái mặc áo dài màu thiên thanh uyển chuyển bước ra đứng vòng quanh bàn, trên ngực mỗi cô có đính một con số màu đỏ. Tôi nhìn lại, trên ngực của cô gái có bàn tay đẹp cũng có đính một con số màu đỏ, nhưng cô không mặc áo dài, cô mặc bộ đồng phục của nhà hàng “Nắng Đêm”, áo pull trắng, váy xanh, kiểu học trò.


            “Ai bốc trúng con số nào, sẽ được người đẹp mang con số đó phục vụ đến nơi đến chốn. Nào, mời các bạn!”, người bạn nói.


            Tôi là người bốc thăm sau cùng, khi mở mẩu giấy ra, thấy có ghi con số trùng khớp với con số của cô gái có bàn tay đẹp.


            ***


            “Tôi nói trước để cho cô yên tâm. Tôi bị bệnh tiểu đường, phải kiêng chuyện ấy, nên cô đừng lo. Vì không muốn bạn bè mất vui, nên tôi phải…”.


            “Anh chê em phải không? Anh được trả tiền mà! Anh không biết chứ giá ở đây đắt lắm!”


            “Là bao nhiêu?”


            “Hai trăm đô mỗi người. Nhưng nếu không make love(2), em chỉ được hưởng năm mươi đô thôi… Yêu em đi anh!”


            “Chúng ta có cả một đêm dài. Cô cứ yên trí về cái khoản đó. Cô là người trẻ và đẹp nhất trong sáu cô. Nhưng tôi chỉ thích ngắm bàn tay cô thôi!”


            “Anh thật là một người đặc biệt. Em thấy chúng cũng bình thường. Hay là để em mát-xa cho anh? Em xoa bóp nhuyễn lắm!”


            “Không! Tôi thích nằm nghe cô kể chuyện hơn. Hãy kể tôi nghe về cuộc đời cô đi! Ví dụ, sao cô sa chân vào chỗ này…”


            “Cũng đơn giản thôi. Cuộc đời em buồn lắm, có gì đáng kể đâu! Mẹ em là con lai Hàn Quốc. Nghe nói, ngày đất nước hoàn toàn giải phóng được một năm, thì người ta đưa bà ngoại và mẹ lên vùng kinh tế mới ở tận trên núi. Suốt ngày vào núi luợm củi bó lại mang về, qua ngày hôm sau bà ngọai mang ra chợ bán để có tiền sống, chẳng có được học hành gì hết. Rồi lớn lên mẹ có chồng, lại tiếp tục đi làm thuê khắp nơi. Tội nghiệp cho hoàn cảnh của mẹ vì không được đi học mà cả đời đói nghèo cứ đeo bám! Nhà em, không có ông ngoại!”


            “Nếu buồn, em kể ra cho vơi đi! Đêm dài quá! Tôi lại chưa muốn ngủ”.


            “Anh làm nghề gì? Trông anh giống như một ông thầy tu!”


            “Thầy tu đâu có vào chốn này. Tôi chỉ là một nông dân.”


            “Em chưa tin. Tướng anh cũng nho nhã, làm sao cầm cuốc nổi. Gia đình em cũng là một gia đình nông dân. Bây giờ vẫn còn sống cơ cực, phải đi làm mướn mỗi ngày”.


            “Đây này! Cô thấy bàn tay tôi có nhiều nốt chai sạn chưa. Nó thô ráp, đối nghịch với bàn tay mềm mại, tuyệt đẹp của cô.”


            “Vâng! Thật tội nghiệp cho bàn tay nông dân của anh. Nhưng em biết, có những ông nông dân vung tiền như trấu. Họ cho gái không tiếc tiền.”


            “Thôi đừng nói chuyện tiền nong ở đây nữa. Đêm dài, lắm mộng”.


            “Anh nói gì, em không hiểu.”


            “Đêm dài, lắm mộng. Để cho tôi ôm bàn tay của cô ngủ, được không, cô bé. Đêm còn dài quá, tôi bắt đầu thấy sợ”.


            “Em còn nhỏ, không sợ ma thì thôi. Còn anh đã lớn, lại sợ. Nhưng ở đây, với lớp lớp bảo vệ bên ngoài, làm gì có ma mà anh sợ.”


            “Tôi không sợ ma mà sợ con người. Sợ cả tôi…”


            “Anh nói gì, em không hiểu!”


            “Cô còn bé, không hiểu được đâu! Khi nào lớn, cô sẽ hiểu…”


            “Anh thật sự không cần chuyện ấy à ?”


            “Không! Thôi ngủ đi, cô gái có bàn tay đẹp!”


            “Chúc anh ngủ ngon, ông thầy tu của em!”


            (1)        Thơ Nguyễn Bá Trác


            (2)        Làm tình
            <bài viết được chỉnh sửa lúc 24.06.2008 18:21:05 bởi Chân Trời Tím >
            #6
              CTT 26.06.2008 16:46:08 (permalink)
              CÔ GÁI LAI HÀN THẾ HỆ 8X
              Có một khoảng thời gian khi tôi theo học trường Đại học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn, tôi được nhận vào làm lễ tân tại một khách sạn có nhiều người Hàn Quốc lưu trú... Họ là những doanh nhân thuộc đủ loại ngành nghề khác nhau, sang Việt Nam để tìm kiến thị trường, chuẩn bị đầu tư và giải trí. Công việc của họ, tôi không được biết đến. Họ đi đi về về theo những giờ giấc bất thường. Công việc của tôi là chào hỏi (trên môi lúc nào cũng phải nở nụ cười thật tươi), giải thích giá cả, làm thủ tục xuất - nhập và hướng dẫn nhận phòng. Tôi thường làm ca đêm, vì ban ngày bận học. Nhóm của tôi thường có bốn người, hai nam hai nữ. Về khuya, khi việc ăn ở của khách đã ổn định, trực đêm chỉ còn lại hai nam, tôi với thằng bạn cũng lai Hàn, tên Kim.


              Kim có bà mẹ già đã ngoài sáu mươi, đôi mắt đã mờ. Hai mẹ con dắt díu nhau vào thành phố sống đã lâu, vì ngoài quê không sống nổi. Nó cũng như tôi, khi mới vào phải làm đủ thứ nghề lao động khác nhau: Khuân vác mướn, quét chợ, quét đường, phụ hồ… và bây giờ là bảo vệ. Kim nói, miễn làm gì ra tiền mà không phạm pháp là nó làm, để nuôi mẹ. Nó thương mẹ nhất trên đời, món gì ngon là nó để dành đem về cho mẹ. Chính mẹ nó đã dạy cho nó nên người, không trở thành đầu trộm đuôi cướp, hút sách … như những đứa trẻ bụi đời khác. Chúng tôi rất quí mến Kim vì nó là một người con có hiếu.


              Khách đến khách sạn về đêm thường đi vào từng cặp. Những ông giaø Hàn Quốc và những cô gái Việt còn rất trẻ. Để bảo đảm an toàn, chúng tôi buộc những cô gái vào khách sạn phải để lại chứng minh nhân dân, hoặc giấy tờ tuỳ thân, ví dụ thẻ học sinh hay sinh viên… chính những giấy tờ này giúp tôi có cái nhìn không được lạc quan mấy về những cô gái thuộc thế hệ trẻ - thế hệ 8X - sống buông thả ở thành phố. Họ là gái gọi (call girl) dành cho khách Hàn Quốc.


              Có cô gái có gương mặt ngây thơ trong trắng, đôi mắt bồ câu đen tròn, đôi môi hồng tươi mọng, nếu chỉ gặp ngoài đường, tôi sẽ nghĩ đó là một cô gái nhà lành chưa nhiễm bụi tình, nhưng khi đi vào khách sạn với một doanh nhân Hàn Quốc đầu bạc, tôi thấy mình như vừa bị đánh mất điều gì quí giá. Giấy tờ ghi cô ấy 18 tuổi, đang là sinh viên, quê ở tận đâu ngoài miền Bắc.


              Rất nhiều cô gái trẻ là dân miền Tây, bị lũ lụt trôi dạt về thành phố kiếm sống.


              Nhưng nổi bật trong đám trẻ hay lui tới khách sạn là một cô gái lai Hàn, tên là Y, năm ấy mới 18 tuổi, thuộc thế thệ 8X - những người được sinh trong thập niên 80.


              Cô gái lai Hàn có gương mặt trái soan, tóc nhuộm vàng theo kiểu phim ảnh Hàn Quốc, vóc dáng tuyệt đẹp, có thể khiến cho gã thanh niên nào cũng phải ngước nhìn.


              Đêm đầu tiên khi đi vào khách sạn với người đàn ông Hàn Quốc tuổi sồn sồn, tóc chưa nhuốm bạc, cô đưa giấy tờ với nụ cười trang nhã, tôi hỏi cô:


              - Cô với ông ấy liên hệ ra sao?


              - Ông ấy là học trò của tôi. Ông mời tôi đến dạy tiếng Việt trong thời gian lưu trú tại Việt Nam.


              - Cô nói được tiếng Hàn?


              한국말을 아세요?


              Tôi hỏi một câu bằng tiếng Hàn.


              Người đàn ông Hàn Quốc bỗng nói chen vào:


              나는 그녀에게 베트남어를 가르쳐달라고 부탁했다.


              Tôi nhờ cô gái này đến dạy tiếng Việt.


              Cô gái quay sang người đàn ông:


              오빠, 가요


              Chúng ta đi thôi, ông Lee!


              Khi họ đi vào thang máy để lên phòng, Kim nói với tôi:


              Ông ấy là một doanh nhân giàu có, muốn học tiếng Việt để làm ăn tại Việt Nam. Nhưng sao không dạy ở chỗ khác, lại chọn khách sạn?


              Tôi cười cười, thầm nghĩ: “Có trời mới biết họ làm gì trong căn phòng đóng kín!”.


              Thời gian sau, qua sự tìm hiểu kín đáo của Kim, tôi mới biết đó là một cô gái lai Hàn, đang theo học cùng trường với tôi, ngành Đông phương học, cô là con của một doanh nhân Hàn Quốc đang làm việc tại Sài Gòn. Mẹ cô là người Việt. Cô ăn chơi có tiếng trong giới trẻ ở thành phố. Và xài tiền như nước.


              Cuộc sống ở thành phố luôn luôn náo động nhưng mọi việc lại diễn ra đều như một guồng máy quay chậm. Trong khách sạn, những người đàn ông đến rồi đi, các cô gái đến rồi về. Chỉ khác một chút là lúc đến, các cô gái trông rất tươi trẻ, dễ thương. Khi về bộ dáng lại xơ xác, thiểu não. Những người đàn ông trông cũng già hơn. Dáng họ trầm lặng, bớt đi cái vẻ sung sức ban đầu.


              Kim nói, đàn ông Hàn Quốc thường dùng sâm và thuốc kích thích để tăng lực nên rất dễ bị liệt dương.


              Cứ nhìn ông Lee, người đang học tiếng Việt, thì biết. Tướng đi của ông lúc này đã chậm chạp, đôi tay lại thường run rẩy. Bên cạnh ông, cô gái lai Hàn càng ngày càng phởn ra. Khi cô đi ngang qua, ai cũng phải ngước nhìn.


              Đêm ấy, khi tôi tới khách sạn nhận ca, mới hay tin là ông Lee đã chết. Ông ấy chết một mình trong phòng hai ngày mới được nhân viên dọn phòng phát hiện. Dáng co quắp, gương mặt đau đớn, cơ thể trần truồng.


              Có người nói ông bị nhồi máu cơ tim. Có người bảo ông bị kiệt sức vì chơi bời.


              Xác ông được pháp y khám nghiệm, lập biên bản. Theo yêu cầu của gia đình, xác ông được hỏa táng thành tro, gửi về Hàn Quốc.


              Còn cô gái Lai Hàn thuộc thế hệ 8X không còn thấy xuất hiện ở khách sạn và trường học.


              Có người nói cô đã bị bắt. Cũng có người bảo vừa gặp cô ở phi trường với một người đàn ông Hàn Quốc, để đi nước ngoài du học.
              #7
                Chân Trời Mới 27.06.2008 11:03:30 (permalink)
                TRẬN CÀN MỚI

                Con đường đất đỏ tung lên những đám bụi mù khi có một chiếc xe gắn máy phóng ào qua mặt xe chúng tôi. Cây cối, nhà cửa hai bên đường phủ lên từng váng bụi dày trắng mốc, trông xơ xác dưới ánh nắng gay gắt. Người đàn ông Hàn Quốc có mái tóc hoa râm ngồi bên cạnh tôi ngủ gà ngủ gật, gương mặt có vẻ mệt mỏi. Phía sau, ba người thanh niên bàn tán chuyện gì đó. Họ nói lớn bằng tiếng Hàn, nghe như đang cãi nhau.


                Người thanh niên, trẻ hơn hai người kia, làm nghề thông dịch, đập nhẹ vào vai tôi:


                - Sắp đến nơi rồi! Tới ngã tư trước mặt, quẹo trái. Tụi nó muốn gái trẻ đẹp mà không chịu chi sộp. Tiền nào của nấy, con ơi!.


                * Không biết anh ta đang nói với ai, vì cả ba người Hàn Quốc kia không hiểu tiếng Việt. Có lẽ anh ta nói với tôi hoặc tự nói với mình.


                Đến bây giờ, tôi mới lờ mờ hiểu mục đích chuyến đi nên hỏi người thanh niên thông dịch:


                -Tụi nó đi kiếm gái quê à?


                Anh ta cười cười:


                - Không! Nó đi kiếm vợ. Tụi nó chê con gái ở thành phố tiền bạc quá!


                Tôi hỏi:


                - Sao họ không kiếm vợ bên đó?


                Không có tiếng trả lời.


                Xe chạy qua những ô ruộng lúa đang thiếu nước trông héo hắt như gương mặt của người già thiếu người chăm sóc.


                Người thanh niên chồm ra phía trước, chỉ vào một ngôi nhà xây theo kiểu biệt thự, nổi bật lên trên những căn nhà lụp xụp chung quanh:


                - Anh quẹo vô ngôi nhà đó. Tôi có gọi điện báo trước rồi!


                Tôi giảm ga, lái xe qua cánh cổng đã mở, đậu dưới bóng mát của một tàn cây lớn trên sân.


                Hơi nóng táp vào mặt, tôi xuống xe, ra phía sau mở cốp cho bọn họ lấy hành lý. Mỗi người mang sau lưng một túi xách lớn, trông như đang đi hành quân. Người thanh niên thông dịch nói với tôi:


                - Anh khoá cửa xe cẩn thận, vào uống nước. Trời nóng quá!


                - Miền đất này trông có vẻ cằn cỗi. Tôi nói.


                Người thanh niên đi theo bọn họ. Anh ta đang áp vào tai chiếc điện thoại di động, như một người lính truyền tin.


                Người đàn bà mở rộng hai cánh cửa kính, mời khách vào nhà. Bà ta có gương mặt đẹp nhưng thân hình đẫy đà, ánh mắt long lanh dễ làm xiêu lòng đàn ông. Bà ta chào những người Hàn Quốc bằng thứ tiếng Anh bập bẹ. Họ bắt tay nhau, cười giả lả.


                Chiếc quạt trần trong phòng khách quay vù hắt xuống những luồng gió nóng. Trên tủ thờ, ánh điện xanh đỏ nhấp nháy tấm chân dung phủ vải đỏ. Cả bọn ngồi chễm chệ trên những chiếc ghế đệm còn mới. Ba người Hàn Quốc để túi xách dưới chân tôi. Tôi ngồi phía sau, trên một chiếc ghế xúp, có thể nhìn cả hai bên.


                Người thanh niên thông dịch chỉ vào từng người khách, giới thiệu:


                Đây là Ông Chang, 51 tuổi, người đã từng sang Việt Nam, đang làm việc cho một công ty với mức lương ba ngàn đô mỗi tháng.


                Đây là anh Lee, 42 tuổi, chuyên viên tin học, có mức lương khoảng ba ngàn năm trăm đô.


                Đây là anh Kim, nhà nhiếp ảnh chuyên chụp khoả thân, 46 tuổi, lương không biết!


                Sau đó, anh ta quay sang người đàn bà:


                - Đây là bà Tơ, đang sống độc thân, là chủ ngôi biệt thự này.


                Anh ta dịch sang tiếng Hàn cho ba người kia nghe. Họ gật gật đầu, cười. Anh ta quay sang người đàn bà, nói nhanh:


                - Loại hai thôi! Đừng giới thiệu loại một! Tụi này chi không sộp.


                Bà ta nói:


                - Gái đẹp ở đây bây giờ hiếm lắm! Chúng nó bỏ về thành phố tìm việc làm. Nhưng đất hẹp, người đông, có đứa phải ôm hận quay trở lại.


                Nói xong, người đàn bà quay vào trong gọi:


                - Mang nước đãi khách, Hương, Lúa, Chín! Tụi này là gái quê mới lớn, con lai Hàn thế hệ 8X, gia đình nghèo khổ, nhờ tôi kiếm chồng nước ngoài để đỡ tấm thân.


                Câu sau, bà ta nói hơi nhỏ giọng, không muốn cho các cô gái đứng lấp ló sau bức rèm nghe.


                Hương-Lúa-Chín, có lẽ cái tên bà ta đặt cho ba cô gái để nghe có vẻ đồng quê, chứ làm gì có sự trùng hợp ấy. Tôi thầm nghĩ.


                Ba cô gái, quần Jean áo pull khác màu, khép nép ra mỉm cười chào khách. Một cô bưng cái khay đựng năm ly trà đá đặt lên bàn. Người đàn bà bập bẹ vài câu tiếng Anh với ba người Hàn Quốc, giới thiệu tên và số tuổi của ba cô gái.


                Mời dùng nước! Trời nóng uống trà đá cho mát.


                Bà ta nói với người thanh niên thông dịch.


                Tôi nhìn ba cô gái. Cả ba hình như chỉ từ mười tám đến hai mươi tuổi, cỡ tuổi đứa con gái nuôi của tôi đang học đại học. Ba cô đều có nước da ngaêm đen, dáng nhỏ nhắn, gương mặt trông buồn thảm; ánh mắt nhìn xuống lưng bà chủ, lấm lét nhìn ba ông khách có làn da trắng hồng, thân hình phốp pháp.


                Ba người Hàn Quốc quan sát ba cô gái với đôi mắt của nhà kinh doanh, không biểu lộ tình cảm nào trên mặt. Một lát, họ quay sang thì thào với nhau điều gì đó. Người đàn ông tên Chang nói với người thông dịch, anh thanh niên vừa cười vừa đáp “De, de” rồi lấy giấy bút ra cầm tay. Anh ta bảo từng cô gái đi tới đi lui cho khách xem, hỏi rồi ghi ngoằn ngoèo vào mẩu giấy. Tất cả ba cô gái đều có mẹ là nông dân con lai Hàn, học chưa hết cấp một. Cô gái mặc chiếc áo pull màu tím bỗng có những giọt nước mắt lăn dài trên má.


                Khi ba cô gái đã quay vào trong, người thanh niên thông dịch chồm sát người đàn bà, nói nhỏ:


                - Tụi nó nói với nhau, mấy em này mắt một mí nhỏ xíu, giống con gái Hàn Quốc, chứ không giống con gái Việt Nam. Sau này về bên đó đua đòi, tốn kém tiền cho việc thẩm mỹ nhiều lắm. Hãy lựa mấy em mắt hai mí, to, đẹp tự nhiên, tóc dài, dễ thương,… Mấy em này để ngủ qua đêm thì được, còn cưới làm vợ thì không!


                Ba người Hàn Quốc vội bưng ba ly trà đá đã loãng lên uống ừng ực. Họ đang khát.


                Người thanh niên tên Kim nói qua người thông dịch:


                - Có em nào trẻ đẹp, còn Origin không? Chở đi Vũng Tàu chơi!


                Hình như, sau bức rèm, có tiếng khóc hổ thẹn cho số phận của cô gái mặc áo pull màu tím.


                Nhớ đến đứa con gái nuôi đang đi học, tôi bỗng có ý định sẽ tháo chạy khỏi chuyến đi này, càng sớm càng tốt. Như người ta cố tháo chạy khỏi một trận càn, hồi chiến tranh.
                <bài viết được chỉnh sửa lúc 27.06.2008 11:09:07 bởi Chân Trời Mới >
                #8
                  CTT 30.06.2008 02:23:47 (permalink)
                  NHỮNG MẢNH ĐỜI LUÂN LẠC


                  Những trang nhật ký sau đây, được tôi ghi chép lại trong thời gian đi tìm tung tích những người con lai Hàn. Những dòng chữ ghi vội vã, có chỗ bị mờ nhòe, trên những trang vở học trò được làm bằng giấy xấu bây giờ đã bị ố vàng theo thời gian, vẫn hiện rõ lên trong tâm trí tôi về những mảnh đời luân lạc, mỗi lần đọc lại.


                  Họ vẫn còn sống đâu đây quanh ta, một cuộc sống trong địa ngục trần gian, với các thế hệ con cháu tiếp nối cho đến bao giờ?


                  ***


                  Ngày … tháng … năm …


                  Nghe nói ở vịnh C. có một đứa sơ sinh lai Hàn sau khi chào đời đã bị đâm vài nhát dao vào bụng, cái xác bị vứt vào thùng rác, mình không cầm được nước mắt.


                  Trên đời, tại sao có người mẹ nào nhẫn tâm như vậy? Hoàn cảnh nào đưa đến khiến người mẹ ấy phải giết chết đứa con mình mới đẻ ra bằng những hành động man rợ như vậy? Người ta thường nói, hổ dữ còn không ăn thịt con kia mà! Ở đây, người đàn bà đã làm điều ấy, chắc chắn phải có những lý do vô cùng căm phẫn.


                  Tôi quyết định sẽ đến tận nơi để tìm hiểu câu chuyện này.


                  Ngày … tháng … năm …


                  Chuyến đi khá vất vả, bằng đủ loại phương tiện, xe lửa, xe đò, xe ôm … Có đi khỏi thành phố nơi mình đang sống, mới thấy đời sống của dân miền Trung còn khá vất vả. Những mảnh ruộng cằn cỗi, xơ xác; những mái nhà lụp sụp tồi tàn; những gương mặt đen đúa, khắc khổ; những dáng người gầy còm trong bộ quần áo tả tơi, vá víu. Đâu phải chỉ là hậu quả của chiến tranh, mà còn là hậu qủa của một thời kỳ “quaù độ”, “bao cấp”. Sự lầm lẫn về cách làm “khoanh vùng kinh tế địa phương” cũng như sự quản lý lỏng lẻo về con người đã dẫn đến một đời sống cơ cực như vậy. Không biết đến một lúc nào đó, người dân sẽ trách ai đây? Hay chỉ ngửa mặt kêu trời không thấu?


                  Tôi đến một làng quê nghèo, cách vịnh C. chừng hai mươi cây số đường chim bay. Nơi đây, trong thời chiến, được xem là một vùng xôi đậu, được sự “chăm sóc” của trung đoàn 30 thuộc sư đoàn Bạch Mã Đại Hàn, bằng những trận hành quân, càn quét cùng quân đội đồng minh và lính quốc gia. Điều đó còn ghi dấu trên những ngôi nhà đổ, tường vách lổ chổ vết bom đạn, những thân dừa cháy xém, cụt đầu, những ánh mắt cảnh giác, nghi ngờ khi nhìn người lạ.


                  Tôi hỏi một người đàn ông có vóc dáng gầy nhom tình cờ gặp trên đường;


                  “Chú ơi! Ở đây có biết nhà bà B. không?”.


                  Người đàn ông đang vác cuốc dừng lại ven đường, hấp háy đôi mắt nhỏ e dè nhìn tôi từ đầu xuống chân, từ chân lên đầu. Một lát, ông ta thận trọng hỏi:


                  “Ông là ai? Làm nghề gì? Ở đâu lại? Hỏi nhà bà B. làm chi?”.


                  Tôi hỏi lại:


                  “Ông có biết nhà bà B. không?”


                  Người đàn ông vẫn giương đôi mắt nhỏ, đứng nhìn tôi bên vệ đường, không nói. Tôi thấy chán nản, bỏ đi.


                  Tôi không hiểu tại sao con người lại nhìn con người bằng ánh mắt nghi kỵ như vậy. Người dân quê Việt Nam mình từ trước đâu có vậy. Không lẽ vì cuộc sống đói khổ, họ đã nhìn người lạ như nhìn thấy kẻ thù?


                  Tôi không trách họ mà cảm thấy thương cho họ - những người dân quê chân lấm tay bùn ấy. Chỉ trách những kẻ đã nhồi nhét vào đầu óc họ một loại ý thức hệ không đúng bản chất của con người, để sử dụng họ như những công cụ.


                  Ngày … tháng .. năm…


                  Nhà bà B. bị phá tan hoang vì sự phẫn nộ của một người nào đó. Tường vách đổ sụp, mái tôn bị tháo dỡ, cỏ dại và dây leo mọc lên um tùm. Một con mèo đen ngồi thu chân trên đống gạch vụn, chăm chú rình mồi.


                  Tôi quay trở lại, mồ hôi vả ra như tắm nên ghé vào một quán nước ven đường. Người bán quán là một phụ nữ đứng tuổi, chào tôi bằng nụ cười toe toét nhưng ánh mắt không cười. Bà ta hỏi:


                  “Cậu uống gì?”


                  “Bà cho chút gió và một ly chanh đá. Trời nóng quá!” người đàn bà vào trong, đem ra đưa tôi một cái quạt làm bằng mo cau đã cũ.


                  “Cậu dùng tạm. Trời nóng quá!”.


                  Khi người đàn bà mang ly chanh đá ra, tôi hỏi:


                  “Bà có biết bà B. không? Bây giờ gia đình họ đi đâu rồi?”


                  Bà ta hỏi lại:


                  “Cậu là ai mà hỏi bà B?”


                  Tôi là ai? Một người xa lạ, đang đi sưu tầm danh sách những người con lai Hàn. Nhưng đâu cần nói những điều ấy cho bà ta biết. Nếu thế, sẽ rước họa vào thân. Tôi trả lời:


                  “Tôi là cháu kêu bà B. bằng dì. Ở trong Nam ra thăm. Không ngờ nhà cửa tan hoang hết!”


                  Như tìm được người để nói chuyện, người đàn bà ngồi xuống chiếc ghế gỗ trước mặt tôi. Bà ta kể lại:


                  “Bà B. có một đứa con gái mới 18 tuổi bị cưỡng hiếp trong một lần lính Nam Triều Tiên đi càn. Tụi nó đi qua làng, bị du kích bắn tỉa chết hết một thằng, nên nổi giận muốn giết sạch cả dân làng. Chúng nó lùa dân ra bờ sông, bất kể gìa trẻ bé lớn mà tụi nó gặp, bắt qùi xuống rồi xả súng máy quét sạch. Xác người trôi lềnh khênh, máu nhuộm đỏ cà một khúc sông. Thảm lắm cậu ơi! Mấy ngày sau, quạ ó còn bay đầy trên khúc sông đó. Hôm đó, tôi và bà B. có việc đi thành phố nên thoát chết. Con gái bà B. trốn được trong một cái xó xỉnh nào đó nhưng bị một thằng lính Nam Triều Tiên phát hiện, cưỡng hiếp xong thấy tội sao đó nên nó tha. Chồng bà B. bị giết trong đám người ven sông. Khi tôi và bà B. từ thành phố trở về, thấy cảnh đó, bà B. trở nên điên loạn. Nhưng chiến tranh mà, cậu ơi, biết làm sao được. Người dân tựa như ngọn cỏ cho người ta dẫm đạp, gió thổi bên nào thì rạp theo bên đó. Khổ sở trăm bề, cậu ơi!...”.


                  Tôi bưng ly chanh đá lên uống ừng ực. Trời nóng như thiêu như đốt, có lẽ, một phần do câu chuyện của người đàn bà bán quán kể.


                  “Nghe nói, đứa con lai Hàn bị giết chết, đem vứt vào thùng rác?”. Tôi hỏi người đàn bà.


                  Bà ta nhìn tôi, thở dài não nuột:


                  “Oan oan tương báo, cậu à! Chính lòng căm thù lại đẻ ra căm thù. Để tôi kể tiếp cho cậu nghe!


                  Bị hiếp, cha chết, đứa con gái phải bỏ học, ở nhà làm ruộng nuôi mẹ. Bà mẹ lại khi tỉnh khi mê. Cho đến khi người ta phát hiện ra đứa con gái bà B. có thai thì đã ba, bốn tháng, đâu có thể phá cái bào thai ấy được . Bà B. lúc tỉnh thấy con gái mình như vậy thì ôm nó khóc, biểu phải phá đi, lúc mê thì hành hạ đánh nó, xé cả quần áo của con nhỏ tả tơi.


                  Cho đến ngày đứa con gái chửa hoang sinh nở. Đó đúng là một đêm kinh hoàng…


                  Con nhỏ chuyển bụng đau kêu la từ buổi sáng đến đêm mới sinh. Chính tôi cắt rún đứa trẻ chứ ai. Mẹ tròn con vuông. Nó sinh ra một đứa con trai kháu khỉnh, bụ bẫm, mắt một mí y như mấy thằng lính Nam Triều Tiên.


                  Nhưng cậu có thể tưởng tượng không? Khi thấy đứa nhỏ khóc oe oe chào đời, bà B. tóc tai bù xù, nổi cơn điên nói cười sằng sặc, cầm dao rượt hai mẹ con nó, đòi giết đứa nhỏ để trả thù cho chồng bà. Nhưng, trẻ con có tội tình gì đâu! Mẹ nó cũng chỉ là nạn nhân vô tội. Tôi và mấy người hàng xóm chạy theo khuyên bà, bà đâu có nghe, cứ cầm dao rượt tới. Con nhỏ phải ẵm con chạy vòng vòng trong vườn, trốn vào một bụi lùm nào đó. Bà B. vô nhà đóng cửa lại, tưởng bà đi ngủ, đã yên, chúng tôi bỏ về.


                  Nhưng chính tiếng khóc của đứa trẻ đã làm bà B. phát hiện ra chỗ hai mẹ con nó núp. Chẳng nói chẳng rằng, bà kéo đứa trẻ ra khỏi tay mẹ nó, quăng xuống đất, cằm con dao nhọn đâm tới tấp  vào thân hình non nớt của đứa bé sơ sinh rồi bỏ đi. Đứa con gái la khóc dậy trời, ẵm cái xác đứa con cứ đi vòng vòng cho đến sáng cũng nổi cơn điên vứt nó vào một sọt rác.


                  Sau đó, cả hai mẹ con bỏ đi đâu mất. Nhà cửa không người chăm sóc, trở thành ngôi nhà hoang, bị người ta lén tới dỡ mái, đập phá …


                  Bây giờ không biết họ đã trôi giạt về đâu? Dễ chừng đã mấy chục năm rồi cậu à! Bà B. chắc đã chết, còn đứa con gái của bà?…


                  ***


                  Ngày… tháng … năm …


                  Nghe nói ở tỉnh P. cũng có hai trường hợp sinh con lai Hàn khá bi đát xảy ra. Tôi xin kể tóm tắt hai trường hợp này. Có người tin có người không tin. Nhưng biết làm sao được? Sự kiện có thật, đã xảy ra như vậy, nhưng cái nhìn, suy nghĩ của mỗi người mỗi khác.


                  Trường hợp thứ nhất, qua lời tường thuật của một người chăn nuôi ngựa:


                  “Tôi là người duy nhất trong làng còn làm nghề chăn nuôi ngựa, để cung cấp giống ngựa con và cho những người chạy xe thổ mộ.


                  Giống ngựa có trí nhớ về mùi rất tốt. Một con ngựa con xa mẹ, dẫu người ta có bắt nó đi sang một tỉnh khác, nuôi lớn lên, khi gặp lại mẹ nó, nó vẫn nhận ra. Giống ngựa không bao giờ loạn luân. Đó là một đặc tính của ngựa mà tôi rất quí.


                  Tôi còn nhớ trong làng tôi có một cô gái chửa hoang với tụi Đại Hàn đóng trong một doanh trại gần đó. Không biết cô gái ấy đã lấy thằng lính Đại Hàn nào, vì tụi nó thoạt nhìn đều na ná giống nhau. Lùn lùn, mắt một mí, tóc cắt ngắn, vóc dáng thấp thấp nhưng tướng đi chắc chắn. Gia đình, khi thấy cái bụng của đứa con gái càng ngày càng nhô cao, có hỏi, cô gái ấy chỉ lắc đầu, cười cười, ngơ ngác chỉ tay vào doanh trại Đại Hàn.


                  Khi tụi nó dỡ doanh trại đi nơi khác, cô gái ấy như người bị bệnh tâm thần, chiều chiều bẻ một nhành lá cầm tay huơ huơ, đi qua đi lại chỗ đóng quân của doanh trại cũ, vừa đi vừa hát lảm nhảm những câu vô nghĩa nào đó.


                  Nhà cô gái ở cạnh nhà tôi một quãng, khi đi qua, cô hay nhìn vào cái chuồng ngựa, lúc tôi đang tắm táp, kỳ cọ cho từng con ngựa hoặc đang bỏ cỏ tươi cho đàn ngựa ăn. Dáng cô gái bơ phờ, đầu tóc rũ rượi, xác xơ, cháy nắng. Cái bụng to lặc lè, bước đi khó khăn. Hình như cô gái ấy đã gần tới ngày khai hoa nở nhụy.


                  Một đêm, trời đã về khuya, tôi đang ngủ thì nghe có tiếng lũ ngựa hý lẫn tiếng con nít khóc. Lũ ngựa thỉnh thoảng hý lên khi có một mùi nào lạ tới gần. Tôi lắng nghe, trờ dậy thì nghe tiếng la hét của ai đó rồi im bặt. Không khí ban đêm tĩnh lặng đến lạnh lẽo. Bầy ngựa vẫn đang lục đục trong chuồng. Tôi đốt ngọn đèn chai, đi soi thử có việc gì xảy ra. Lúc ấy, thật tình mà nói, tôi rất buồn ngủ và không thấy có điều gì xảy ra.


                  Đến sáng, trời ơi, khi tôi ra chuồng ngựa thì thấy một đống thịt bầy nhầy còn mang cái đầu dập nát của một đứa trẻ sơ sinh ai đã quăng vào chuồng ngựa.


                  Tôi tri hô lên, người ta chạy lại, mới biết là đứa con mới đẻ của cô gái điên dại có chửa hoang với tụi lính Đại Hàn.


                  Tôi chôn cất tử tế và xây dựng cho đứa bé một ngôi mộ nhỏ dưới cội hoàng lan.


                  Còn cô gái đã bỏ làng đi đâu mất biệt cho đến bây giờ… Từ đó, tôi không thích chăn nuôi ngựa nữa.


                  ***


                  Ngày… tháng … năm…


                  Tôi nhớ mãi hình ảnh của người đàn bà câm ngoài quê tôi. Thời chiến tranh, nhà bà sống gần một doanh trại của lính Đại Hàn đóng quân. Lúc ấy, bà mới là một cô gái hai mươi tuổi, chỉ thua mẹ tôi vài tuổi.


                  Nghe mẹ tôi kể, người đàn bà ấy bị câm và bị bệnh đậu mùa nên không có chàng trai nào để ý đến, mặc dù bà có gương mặt coi cũng tạm được. Nói chuyện với người khác, bà ra dấu bằng tay với những cử chỉ của riêng bà. Lúc đầu, không ai hiểu gì cả. Sau dần, người ta cũng quen thuộc, biết bà muốn gì. Ví dụ, bà thường lấy tay chỉ chỏ vào doanh trại Đại Hàn và chỉ vào “cái ấy” của bà, người ta cười ồ lên và hiểu là tụi lính Đại Hàn đã nhiều lần hãm hiếp bà, hay “bốc hốt” gì đó.


                  Lúc còn nhỏ, tôi sống ở nhà bà ngoại, thường đánh heo đực đi thả nọc – bây giờ người ta gọi là đi phối giống – cho những nhà có nuôi heo nái cần, nên thỉnh thoảng có gặp bà. Mỗi lần gặp tôi, bà thích lấy tay chỉ vào đôi mắt một mí của tôi rồi ra dấu cho tôi hiểu nó giống đôi mắt một mí của con bà. Những lúc như thế, tôi thấy gương mặt bà câm thật tội nghiệp. Đôi mắt bà rơm rớm lệ khi nhớ đến những đứa con rơi với lính Đại Hàn, sau mỗi lần sinh nở, bà phải cho người ta vì nuôi không nổi.


                  Nghe nói bà có tới ba đứa con lai Hàn. Chúng không biết cha chúng là ai. Và tôi cũng không tài nào tìm được những người con lai ấy bây giờ ở đâu, họ còn sống hay đã chết.


                  Còn người đàn bà ấy, hiện giờ trở thành một bà già còm cõi, đi xin ăn hàng ngày, thỉnh thoảng ngửa mặt lên trời, ngoéo ngón tay trở lại đưa lên cao như một dấu hỏi.


                  ***


                  Ngày … tháng … năm …


                  Một cô gái khác, đã bỏ một đứa bé sơ sinh lai Hàn vào một chuồng dê.


                  Đứa bé này khát sữa la khóc nhưng số phận của nó may mắn hơn đứa trẻ bị bỏ vào chuồng ngựa.


                  Một con dê mẹ có sữa cho con bú đã tới ngửi ngửi đứa bé. Hai tay của đứa bé huơ huơ lên không trung trúng bầu sữa của con dê mẹ. Và con dê mẹ, không biết bằng một phép lạ nào đó, đã cho đứa bé bú bằng những dòng sữa dê của mình.


                  Đứa bé sống được 10 ngày nhờ sữa dê mới có người phát hiện …


                  Ngày … tháng … năm …


                  Còn nhiều cảnh đời có liên quan đến những người con lai Hàn bi đát nhất mà tôi có dịp chứng kiến, ghi lại. Họ đang sống lây lất ở khắp nơi, làm đủ thứ nghề tận đáy xã hội để kiếm sống, tồn tại. Không giấy tờ, không nghề nghiệp, không tiền bạc để đi xuất khẩu lao động, họ sống như bầy chuột chui rúc khắp nơi, từ thế hệ đời con, sang đời cháu, đời chắt, vừa nghèo đói vừa mù chữ vì không được học hành.


                  Ai chịu trách nhiệm về họ? Lịch sử ư? Các chính phủ Hàn Quốc - Việt Nam ư?


                  Vẫn chưa có tiếng trả lời.


                  Và những mảnh đời luân lạc vẫn đang sống chui rúc như bầy thú hoang giữa sa mạc con người.
                  #9
                    CTT 30.06.2008 02:26:07 (permalink)
                    TAY ANH CHỊ
                     
                    1.Thật tình mà nói, tôi không muốn trở thành một tay anh chị chút nào. Tôi muốn sống một cuộc sống bình thường như những người chung quanh tôi. Đi học, đi làm, lấy vợ sinh con và nuôi con lớn lên, đi học, đi làm, lập gia đình … và hết. Một cuộc sống như vậy, tôi nghĩ, cũng thật tốt đẹp, nếu mọi người biết thương yêu và giúp đỡ nhau để sống.

                    Nhưng những người chung quanh tôi đã đối xử với tôi không phải bằng tình thương yêu mà bằng lòng thù hận. Ngay từ lúc tôi mới sinh ra đời, mẹ tôi kể lại, họ đã gọi tôi là đứa con hoang vô thừa nhận. Người ta không chịu làm giấy khai sinh cho tôi. Lớn lên một chút, thay vì đến trường để học, tôi phải đi chăn bò, cắt cỏ, bắt ốc, mò cua để sống. tóc tôi cháy nắng, da tôi sạm đen, thân hình khẳng khiu như một gốc cây khô phơi ngoài nắng. đôi khi đói lả, tôi nằm ngủ quên trong một lùm cây nào đó, mặc đàn bò trở về làng một mình. Những lần như vậy, mẹ tôi phải nhờ người đi tìm cõng tôi về.


                    Khó chịu nhất là những ánh mắt coi thường tôi của những đứa con trai cùng lứa tuổi hoặc lớn hơn tôi một chút đang được đi học. Trên đường đi, nếu tình cờ chúng gặp tôi với đàn bò đi ngược chiều, chúng sẽ chạy dạt qua một bên như tránh một quái vật, miệng đồng thanh la toáng lên: “Thằng con lai! Thằng con lai! Ăn khoai không bỏ vỏ!”. Tôi chỉ biết đánh bò đi nhanh hơn, để khỏi nghe những lời thóa mạ của chúng.


                    Nhưng chúng chửi rủa bản thân tôi thì được, còn chửi rủa người thân của tôi thì tôi không để yên cho chúng.


                    Chiều hôm ấy, khi tôi lùa đàn bò chăn mướn về làng thì gặp một toán học trò khoảng năm đứa lớn hơn tôi trên đường tan học. Nghe đâu, năm đứa này là năm đứa học dốt nhất trường chơi chung với nhau, chỉ giỏi phá phách.


                    Thằng lớn nhất trong đám đứng chặn tôi lại, bốn đứa kia đứng chống tay vây quanh.


                    Tôi đành để đàn bò đi trước. Thằng lớn nhất, có vẻ như đàn anh của bọn, hất hàm hỏi tôi:


                    -   Cha mày đâu ?


                    Tôi gí gí chiếc roi chăn bò xuống đất, không trả lời.


                    -   Tao hỏi, cha mày đâu? Nó lập lại.


                    Tôi ngước mắt lên nhìn nó:


                    -   Tôi không có cha!


                    Nó toét miệng cười. Cả bọn cười theo hố hố. thằng lớn nhất lại hỏi:


                    -   Ai cũng có cha, sao mày không có cha?


                    Tôi không biết!. Tôi huơ cây roi về phía trước: “Tôi còn phải đi lùa bò về trả!”.


                    “Mày đứng lại! Anh mày chưa hỏi xong thì không được đi!”. Nó giơ nắm đấm lên dứ dứ trước mặt tôi.


                    - Chắc mẹ nó đi lấy con bò đực đẻ ra nó, tụi bay ơi!


                    Nói xong câu đó, nó lại toét miệng ra cười. Tôi giận tím mặt khi nó dám xúc phạm đến mẹ tôi. Tôi tính trở đầu cây roi lén quất thằng lớn con một phát vào mặt nó rồi chạy. Nhưng chơi vậy là không anh hùng. Nên tôi thả cây roi xuống đất, đứng chống hai tay vào bạng sườn, trừng mắt, hỏi nó:


                    - Mày có dám chơi tay đôi với tao không?.


                    Trước dáng điệu hiên ngang của tôi, ánh mắt nó hơi ngạc nhiên một chút:


                    - A! Thằng này láo! Ông đánh cho bỏ mẹ!


                    Nó xông lại, tính dùng tay trái nắm cổ áo, tay phải đấm vào mặt tôi bằng cú đấm thôi sơn của nó. Nhưng tôi nghiêng đầu cúi xuống, hai tay chạm đất, rồi bất ngờ co chân đá vào hạ bộ nó một cái hự. Tất cả xảy ra nhanh như chóp khiến thằng lớn con ôm bẹn ngồi xuống như một bị thịt. Cả bọn đang reo hò chung quanh bỗng lặng ngắt, không hiểu việc gì vừa xảy ra. Tôi cúi xuống nhặt chiếc roi, dõng dạc tuyên bố:


                    “Từ nay về sau, thằng nào nói động chạm tới mẹ tao thì coi chừng!”. Sau đó tôi bỏ đi tìm đàn bò.


                    Đó cũng là lần đầu tiên tôi hiểu thế nào là sức mạnh của lòng căm thù.


                    Nhưng căm thù chỉ đẻ ra căm thù. Sau vụ hạ gục tay đàn anh trong  nhóm ngũ quái, tôi trở nên  nổi tiếng trong giới học trò. Tụi nó đồn nhau là tôi có độc cước tuyệt  chiêu, hay hơn nhưng cú đá  song  phi của Lý Tiểu Long.


                    Mẹ tôi nghe tin tôi đánh nhau với mấy bọn học trò, bà tỏ vẻ không hài lòng. Bà nói với tôi: “ Con phải đi học, Nếu ngu dốt sau này lớn lên con sẽ trở thành quân đầu trộm đuôi cướp”.


                    “Con không có giấy tờ làm sao đi học?”. Tôi hỏi.


                    “Để mẹ xoay xở cho con. Nhưng con phải về nhà cậu  A, ở thành phố để học. Có học sau này mới đỡ tấm thân.


                    Trước ngày tôi rời làng lên thành phố để trọ học, tụi ngũ quái hẹn tôi ra phía sau ngọn đồi hoang để quyết đấu một trận, nhưng tôi không nhận lời. Tôi thấy không có lý do gì để hơn thua với tụi học trò, nếu mẹ tôi không bị chúng xúc phạm.


                    Mẹ tôi  dẫn tôi lên thành phố - một thành phố nhỏ thuộc một tỉnh lỵ nhỏ ở Miền Trung -, gửi gắn cho cậu A. để cậu lo việc học cho tôi, xong bà về lại quê để chăm sóc ruộng nương.


                    Những ngày ở  lại nhà cậu A, tôi cảm thấy nhớ nhà, nhớ làng quê vô cùng. Không biết đàn bò bây giờ ai chăm, tụi học trò có còn kể những chuyện về tôi? Bà ngoại, mẹ tôi chắc vẫn còn lặn lội trên đồng để làm thuê, nhổ cỏ mướn…


                    Những nỗi nhớ khiến tôi thường bỏ nhà cậu A. Đi lang thang, từ đường phố  này đến đường phố khác. Tôi thích đứng lại coi những trò bắn bi, đánh đáo của lũ trẻ trên hè phố. Có khi tham dự một trận đá banh vô tình bắt gặp. Dần dần, lũ trẻ trên hè phố quen nhẵn mặt tôi. Tôi trở thành một người bạn không thể thiếu của chúng ta trong cuộc chơi. Chúng gọi  tôi là thằng “ Hàn lai tóc hung” bằng giọng nói thân hình quý mến. Có lẽ, trong khi chơi, tôi có nhiều ngón nghề nổi trội hơn chúng nên tụi nó thích tôi.


                    Một hôm, cậu A đi tìm tôi về. Tôi tưởng cậu sẽ đánh tôi một trận nên thân, nhưng cậu chỉ nói:


                    “Bắt đầu ngày mai, con không được đi lang thang trên đường phố nữa. Mẹ con gửi con về đây là để đi học, không phải để đi chơi. Con phải học, trước hết là vì bản thân con để được mở mang tâm trí, để hiểu biết. Sau đó là vì mẹ con và những người thân  của con. Cậu chưa thấy ai không học mà làm được điều gì. Tạm thời, con phải học cho biết đọc biết viết, rồi hè xong, cậu sẽ xin cho con vô trường”.


                    “Dạ, con sẽ cố gắng đi học”. Tôi trả lời cậu A. với nỗi tiếc rẽ là thời gian tự do của tôi đã chấm dứt.


                    Lớp học vỡ lòng của ông thấy Tám đã ghi dấu ấn vào ký ức tuổi thơ tôi những buồn vui  lẫn lộn. Những chữ cái cứ nhảy múa trong đầu tôi mỗi khi đêm về. Những cây bút chì bị đè mạnh vào trang vở tập viết, đầu bút chì bị gãy vụn, phải gọt đi, gọt lại nhiều lần. Những lằn  roi vọt, những lời dạy dỗ của ông giáo già cố đẩy những con chữ chạy vào cái đầu hoang dại của tôi….Vậy mà tôi học vẫn không vô. Có lẻ trong đó chỉ chứa nổi những cánh đồng cỏ dại, những đàn bò, những trò bắn bi, đánh đáo,  đá banh trên hè phố nên không còn chỗ cho những bông hoa tươi đẹp của chữ nghĩa mọc lên.


                    Về lại quê sợ mẹ tôi buồn. Còn ở lại thì học không vô. Tôi bỏ vào một thành phố lớn ở miền Nam, sống lang thang theo kiếp bụi đời.


                    ***


                    2. “Chính nỗi sợ hãi đã đẻ ra  quyền lực. Nếu không có nỗi sợ hãi, quyền lực sẽ bằng không.


                    Tôi thấm thía điều đó sau khi đã sống tha phương nhiều năm và sau khi đã trở thành  một tay anh chị. Dưới tay tôi có  hàng chục băng nhóm và hàng trăm tay đàn em thuộc đủ thành phần khác nhau.  Tất cả liên kết nhau nhờ được chia chat quyền lợi phân minh. Luật của chúng  tôi là Luật im lặng – Omerta, nếu không sẽ bị giết không thương tiếc. Nó giống như luật của  Mafia, nhưng trong một phạm vi nhỏ.


                    Vì tôn trọng luật Omerta nên  tôi không thể kể nhiều về cách tổ chức và những đường dây làm ăn, buôn bán của chúng tôi.


                    Tôi chỉ có thể nói cho các  ông nghe về những khía cạnh xã hội, những con người thuộc tầng lớp bần cùng luôn luôn bị những lớp người mới giàu nổi, những lớp người có tiền của và quyền lực coi thường. Họ gọi chúng tôi thuộc tầng lớp xã hội đen, tầng lớp thấp nhất sống ngoài rìa  xã hội, bị tầng lớp xã hội đỏ, xã hội quý tộc, thượng lưu đè bẹp.


                    Chúng ta thử nhìn lại bối cảnh xã hội từ sau ngày giải phóng.


                    Khi mới vào thành phố, các ông, nhân danh quân đội cách mạng, đã cho người đi giết những tay anh chị nổi tiếng trong giới giang hồ. Xác họ bị phơi giữa chợ, giữa công viên, trên bãi biển để mọi người qua lại xem.  Đây  là một sự dằn mặt của các ông nhân danh quyền lực. Đây cũng chính là sự mị dân, muốn cho mọi người dân thấy là các ông sẵn sànsg trừng trị những kẻ nào đã cướp bóc, xâm phạm tài sản của nhân dân.


                    Nhưng sau đó, các ông đã đẩy hầu hết những gia đình ở  thành thị Miền Nam về những vùng rừng thiêng nước độc mà các ông đã gọi bằng danh từ mỹ miều là khu ‘kinh tế mới”. Các ông đã cho cán bộ, dân Miền Bắc tràn vào chiếm đoạt, mua rẻ những nhà cửa, tài sản của họ. Đây chính là sự cướp bóc, xâm phạm tài sản của  dân  miền Nam một cách tinh vi, có súng ống và pháp luật của các ông bảo vệ, mà vào thời điểm ấy, không ai dám nói ra. Nếu có người dám nói vạch trần bộ mặt giả trá  của các ông, các ông sẽ ghép vào tội “phản động’, sẽ bị thủ tiêu hoặc đưa đi “ cải tạo”.


                    Cũng lúc ấy, các ông đưa hàng triệu người   đã từng làm việc cho chế độ cũ đi “học tập cải tạo”. Các ông đã đặt ra quá nhiều cụm từ tốt đẹp để đẩy người ta vào những vùng rừng thiêng nước độc, đã hành hạ tinh thần và thể xác họ bằng những phương pháp đẩy não, tra tấn tinh vi nhất để họ nếu không chết thì  chỉ còn là một phế nhân khi trở về.


                    Một số người không chịu nổi sự khốn khổ, cơ cực do các ông gây ra đã phải bằng mọi cách tìm đường ra nước ngoài để sống. Các ông gọi là dân vượt biên, tụi “phản quốc”! Các ông tịch thu tài sản, bắt người thân của họ phải đi “Kinh tế mới”, chịu cảnh lưu   đày!.


                    Bằng những nghiên cứu khoa học, tinh vi và  đầy đủ đoạn, gần như các ông đã tàn phá, huỷ diệt, áp bức một nửa đất nước mà các ông đã dành được.


                    Những tội ác ấy, nếu tôi không nói ra, có thể nhiều người thuộc các thế hệ trẻ sau này  sẽ không biết….’


                    3. Khi viết đến đó, tay anh chị đã bị  giết chết trong nhà tù bằng một cái đinh dài   từ đỉnh đầu xuống não. Lý do chết được ghi trong biên bản: “Bì tù nhân thanh toán vì mâu thuẩn cá nhân’. Những trang viết bị ém nhẹm  trong kho lưu trữ “hồ sơ mật” của ngành chức năng.


                    Điều là từ một người dốt chữ, không biết tay anh chị đã học trong thời gian nào, học ở đă để có thể suy nghĩ và viết lên những điều đó.


                    Hỏi giới giang hồ, họ lắc đầu, không biết thằng “Hàn lai tóc hung” là ai!

                    <bài viết được chỉnh sửa lúc 30.06.2008 02:28:33 bởi CTT >
                    #10
                      Chân Trời Mới 03.07.2008 09:40:57 (permalink)
                      ĐƯỜNG VỀ BĂNG GIÁ
                      Ông Kim Young Ho là một người đàn ông có vóc dáng tầm thước, đôi mắt một mí, ánh mắt trông có vẻ đờ đẫn, mái tóc còn đen nhưng đã có loe hoe vài sợi nhuốm bạc, da dẻ hồng hào, trông ông vẫn còn hừng hực sức sống của một thời trai trẻ, mặc dù ông đang ở độ tuổi ngoài sáu mươi.


                      Không biết ông Kim đang làm nghề gì. Ông nói đã có một thời tham dự cuộc chiến tại miền Nam – Việt Nam, trong một bộ phận y tế thuộc Lữ đoàn Bồ Câu. Ông sang Việt Nam lần này là lần thứ hai, với ý định đi du lịch và tìm hiểu về một đất nước mà trước đó ông chưa biết rõ lắm.


                      Qua người giới thiệu, ông hẹn gặp tôi tại khách sạn Hoa Hồng, một khách sạn được những du khách Hàn Quốc thường đến ở khi lưu lại Việt Nam, vì giá cả phải chăng và tiếp đãi chu đáo.


                      Buổi tối, đúng giờ hẹn, tôi đến bằng chiếc xe gắn máy cà khổ. Đường phố tràn ngập ánh đèn màu và đông nghịt xe cộ tôi phải luồn lách khá mệt. Gửi xe ở trước khách sạn Hoa Hồng, tôi hỏi thăm người lễ tân rồi đi thang máy lên lầu 2, tìm đúng số phòng ông Kim đang ở.


                      Ông Kim mở cửa phòng tiếp tôi với phong cách của một người đàn ông lịch lãm. Chúng tôi bắt tay niềm nở, nói chuyện bằng tiếng Hàn khi đã ngồi yên vị ở bộ sa - lông trong phòng.


                      Sau những lời thăm hỏi xã giao về sức khoẻ, gia đình…, ông Kim cho biết:


                      - Tôi sang Việt Nam lần này, ngoài việc du lịch, tìm hiểu thị trường, còn có một việc riêng mà bạn tôi nhờ giúp. Tôi nghĩ, việc này chỉ có anh mới có thể giúp tôi được, vì qua những người giới thiệu, tôi biết anh đang quan tâm đến vấn đề đó.


                      - Ông có thể cho biết việc gì không?


                      Ông Kim im lặng giây lâu rồi trả lời với thái độ của một người từng trải:


                      - Đây là một vấn đề tế nhị. Nguyên bạn tôi, sau khi tham dự chiến tranh Việt Nam trở về, ông ấy đã có quan hệ với một cô gái và để lại một đứa con rơi. Hình như ở vùng Bình Định – Phú Yên, ông ấy cũng không nhớ rõ lắm, vì sau này ông ấy bị suy sụp thần kinh do hội chứng “ Chiến tranh Việt Nam” gì đó. Lúc trước, ông ấy ở trong Sư đoàn Mãnh Hổ Đại Hàn. Ông ấy nhờ tôi khi qua Việt Nam, tìm dùm tung tích của họ. Không phải để bảo lãnh họ về Hàn Quốc, vì ông ấy đã có gia đình, nhưng để có thể giúp đỡ họ phần nào, cứu chuộc lỗi lầm trong quá khứ …


                      - Bạn của ông còn lưu giữ  hình ảnh, tên tuổi của người đàn bà đó không?


                      - Tên tuổi, địa chỉ thì ông ấy đã quên nhưng vẫn còn giữ  được một tấm ảnh đen trắng.


                      - Ông có mang theo tấm ảnh?


                      Có. Để tôi đưa anh xem. Rồi sau đó chúng ta đi ăn tối. Tôi đói bụng rồi!


                      Ông Kim đi lại phía tủ để đồ đạc, lục trong va-li lấy ra một bức ảnh đen trắng khổ 6 x 9, nước thuốc đã vàng úa.


                      Trong ảnh không còn nhìn rõ mặt người, mờ mờ hình bóng một người lính Nam Triều Tiên thời Park Chung Hee đứng bên cạnh một người phụ nữ mặc đồ đen đang ơm đứa con nhỏ. Tất cả đang bị lớp bụi thời gian làm cho hoen ố.


                      Chúng tôi vào một quán ăn lộ thiên nằm bên cạnh một bờ sông. Từng dãy bàn ghế màu trắng sắp rải rác dưới những bụi trúc vàng. Thực khách đến từng nhóm nhỏ, hình như họ mới đi du lịch ở đâu đó về. Cô tiếp viên tóc ngắn, mặc áo sơ – mi trắng váy đen mang thực đơn đến cười chào. Ông Kim nhường cho tôi gọi thức ăn. Tôi gọi canh chua lá lóc, mực xào, cá kho tộ và bảo cô tiếp viên cho thêm đĩa ớt tươi. Ông Kim gọi mấy lon bia như thói quen thường ngày của ông.


                      Trong khi chờ thức ăn mang ra, ông Kim lơ đãng nhìn những thực khách trong quán. Ông có vẻ trầm tư như đang suy nghĩ điều gì. Cuối cùng, ông Kim hỏi tôi:


                      - Con lai Hàn Quốc còn ở lại Việt Nam nhiều không?


                      - Nhiều. Sau chiến tranh, đa số con lai Hàn Quốc không được bảo lãnh nên vẫn còn ở lại. Đâu chừng hơn ngàn người.


                      - Họ làm gì để sống?


                      - Đủ thứ nghề lao động tay chân. Họ sống rất khốn khổ


                      - Họ có làm gái điếm không?


                      - Một số ít thôi…


                      Bia và thức ăn được mang ra. Tôi không uống bia nên gọi một chai nước ngọt. Chúng tôi ăn uống nhanh vì đang đói. Đa số người Hàn Quốc đều ăn uống nhanh. Có lẽ đời sống công nghiệp dạy cho họ phải tiết kiệm thời giờ.


                      Tính tiền xong, ra khỏi quán, tôi nói với ông Kim:


                      Tôi muốn đưa ông đến thăm một gia đình con lai, gồm có người mẹ và hai cô con gái. Tôi đã quen gia đình này khi đi sưu tầm danh sách những đứa con lai Hàn. Biết đâu sẽ có ích cho việc tìm kiếm của ông. Nếu ông đồng ý, tôi sẽ dẫn ông đi.


                      Ông Kim nhìn tôi cười:


                      - Ok! Tôi rất mong được gặp họ.


                      Chúng tôi gọi một chiếc taxi. Người tài xế hỏi:


                      -        Về đâu, quí khách?


                      - Đến quận Tân Bình. Đường X


                      Khu chợ ban đêm vắng người, nhưng bên đường vẫn con bày bán những sạp hàng trái cây đủ loại. Chúng tôi xuống xe, đến một sạp hàng mua ít trái cây để biếu cho người đàn bà quét chợ ban đêm mà chúng tôi sắp đến thăm.


                      Tôi bảo ông Kim đứng chờ ngoài đường, xách bọc trái cây đi sâu vào lòng chợ tìm người đàn bà. Thường thì bà ta quét dọn từ 8 giờ tối đến 10 giờ đêm.


                      Ban đêm, trong ánh điện vàng nhờ nhờ, đủ loại mùi chợ bốc lên nồng nặc. Nghe tiếng quét sàn sạt trong một góc xa, tôi tìm đến đó.


                      Khuôn mặt người đàn bà quét chợ được quấn trong những lớp vải, tóc cột khăn, miệng và mũi bịt khẩu trang, chỉ còn đôi mắt mờ mờ trong ánh sáng. Tôi hỏi:


                      - Chị Hai phải không? Tôi là Y đến thăm chị.


                      Người đàn bà nhìn tôi một lúc mới nhận ra:


                      - Trời! Y hả? Sao lâu nay cậu đi đâu, không đến chơi. Cả nhà đều mong cậu.


                      Tôi nói rõ mục đích là có một vị khách Hàn Quốc muốn đến thăm để tìm hiểu đời sống gia đình chị. Chúng tôi sẽ chờ chị làm xong việc để cùng về thăm nhà. Tôi trao bọc quà cho chị. Chị nói:


                      - Cậu ra đường chờ tôi một chút nghe! Tôi sẽ ra liền.


                      Túp lều của gia đình chị Hai ở là một túp lều tồi tàn, được che tạm trong một khu nghĩa địa mọc đầy cỏ dại, bằng những miếng bìa các - tông và những mảnh tôn thiếc vá víu. Chúng tôi phải cúi đầu thật thấp khi bước vào túp lều. Ông Kim lắc đầu, thở dài. Tôi tìm hai chiếc ghế nhựa gãy chân chồng lại cho ông Kim ngồi. Còn tôi ngồi cạnh mép ván được kê tạm trên mấy hòn gạch làm chỗ ngủ cho gia đình chị Hai. Ngọn đèn chữ U đã sống gần hết tuổi thọ, nhấp nháy, khi mờ khi tỏ, toả ra thứ ánh sáng mù đục không soi rõ mặt người. Chị Hai kể:


                      - Tôi là con lai của một người lính Đại Hàn, chỉ hơn cậu Y đây vài tuổi. Mẹ tôi chết cách đây mười năm, trong đói khổ và tuyệt vọng. Tôi có hai đứa con gái, một đứa năm nay mười sáu tuổi, đang đi phụ bán cho một quán ăn ở đường x, ban đêm, có khi về, có khi không. Một đứa mười hai tuổi, đang đi bán vé số, lát nữa mới về. Cha của chúng đã bỏ mẹ con tôi vì nuôi không nổi. Ở quê làm nông vất vả quá mà không đủ ăn nên tôi đành dẫn hai đứa nhỏ vào Sài Gòn kiếm sống cách đây năm năm. Nhưng có lẻ như ca dao nói “Cây khô tưới nước cũng khô! Vận nghèo dẫu tới xứ mô cũng nghèo!” nên vào đây, có cố gắng lắm cũng chỉ là đủ ăn. Cũng may là tôi xin đươc một chân quét chợ ban đêm và một chỗ để che tạm túp lều này sống qua ngày.


                      Ông Kim hỏi, qua lời phiên dịch của tôi:


                      - Khi mẹ cô mất, bà có để lại gì cho cô không?


                      Chị Hai nói:


                      - Có. Bà có để lại một cuộn giấy bằng tiếng Đại Hàn. Nói là sau này có người nào biết chữ mới đưa cho họ đọc để nhờ tìm dùm cha tôi. Lúc trước, cậu Y đến mà tôi quên.


                      Chị hai dỡ chiếc thùng gỗ moi ra một cuộn bọc nhựa quấn nhiều lớp đưa cho ông Kim.


                      Người đàn ông Hàn Quốc mở cẩn thận từng lớp bọc nhựa lấy ra một mảnh giấy đã vàng úa, nhưng ánh điện tối quá nên ông ta không đọc được gì, suy nghĩ một lúc, ông Kim bảo tôi:


                      - Lát nữa nói cô ấy đi photo cho tôi một bản. Khi về lại Hàn Quốc tôi sẽ cố gắng tìm giúp cho.


                      * Tôi phiên dịch lại lời ông Kim nói. Chi Hai mừng rỡ cảm ơn ông Kim rối rít. Ông Kim cho chị Hai một ít tiền, hứa sẽ cố gắng hết sức để giúp đỡ gia đình chị.


                      * Chúng tôi tính rời túp lều tồi tàn thì nghe có tiếng bước chân lạo xạo ở phía trước. Hai đứa con gái của chị Hai định vào lều, thấy có khách thì dừng lại phía trước cửa. Đứa con gái lớn nói vọng vào:


                      - Má tính coi! Nó bán vé số mà khờ quá! Có mấy tấm mà để mấy thằng say lợi dụng, bắt ngồi vào lòng kêu bố bố!


                      Đứa nhỏ cãi lại lời chị:


                      - Bán vé số đông qúa! Mình không làm theo lời nẫu thì nẫu đâu có mua! Cứ như chị thì húp cháo!


                      Người mẹ nói vọng ra:


                      - Thôi! Nhà có khách, hai đứa đừng cãi nhau nữa! Vào tắm rửa đi con


                      Hai đứa con gái bước vào lều, lí nhí chào khách. Đứa chị đã lớn, thân hình nẩy nở; đứa em đứng ngang vai đứa chị. Chị Hai nói với đứa con gái lớn:


                      - Mày kiếm bộ đồ nào đẹp đẹp, ra phía sau thay rồi đi theo anh Y và ông này, photo cuộn giấy này một bản. Ông này hứa sẽ giúp gia đình mình tìm ông ngoại.


                      * Ra đến dãy phố có tiệm photo, tôi nói với ông Kim.


                      - Tôi có việc, phải đi lấy xe rồi về trước. Nếu thích, ông nên dẫn con bé đi sắm cho nó ít đồ rồi về sau.


                      Ông Kim cười cười nhìn tôi, gật đầu. Tia nhìn của ông trông có vẻ đờ đần. Tôi quay sang nói cho đứa con gái lớn của chị Hai hiểu. Nó đang ở độ tuổi thích chưng diện và mua sắm nhiều thứ nên đồng ý đi chơi với ông Kim đêm nay. Nó đã ở thành phố năm năm nên hiểu nhiều thứ, so với tuổi 16.


                      Tôi đón một chiếc xe ôm, quay về khách sạn Hoa Hồng để lấy lại chiếc xe gắn máy cà khổ của tôi.
                      #11
                        CTT 05.07.2008 12:16:32 (permalink)
                        TƯỜNG THUẬT LẠI BUỔI ĐI CHƠI ĐÊM VỚI ÔNG KIM, THEO LỜI KỂ CỦA ĐỨA CON GÁI CHỊ HAI

                              Đi bên người đàn ông Hàn Quốc lớn tuổi này, tôi thấy mình nhỏ bé và trông giống như một đứa cháu ngoại của ông. Nghe mẹ tôi nói, ông ta hứa khi trở về Hàn Quốc, sẽ giúp tìm ra tung tích của ông ngoại tôi nên tôi rất mừng. Nếu tìm được, chúng tôi sẽ được ông ngoại tôi giúp đỡ, và biết đâu, trời xui đất khiến, một ngày nào đó, chúng tôi sẽ được ông ngoại bảo lãnh sang Hàn Quốc, thoát khỏi cuộc sống nghèo khổ mà lâu nay chúng tôi phải chịu đựng.


                        Ở tiệm photo ra, tôi đưa cho ông ấy những bản sao và dấu vào người bản chính. Ông ấy vẫy một chiếc taxi, ra hiệu cho tôi bảo người tài xế đến một nơi bán quần áo. Khi ngồi trong xe, tôi ngửi thấy mùi mồ hôi và mùi nước hoa đàn ông từ người ông ấy toả ra thơm phức. Ông ấy cầm tay tôi, chỉ vào quần áo nói “xốp, xốp” gì đó. Tôi chỉ cười, gật gật đầu, không biết nói gì hơn.


                        Người tài xế taxi dừng xe trước một siêu thị lớn. Ông ấy nhờ tôi tính tiền. Chúng tôi vào siêu thị, hoà nhập trong đám người đi mua sắm, đông vui, nhộn nhịp.


                        Tôi cố gắng vừa mua thật nhiều bộ quần áo đẹp (cho cả mẹ và em, lẫn tôi), vừa nhìn gương mặt người đàn ông Hàn Quốc xem thử phản ứng của ông ta để biết chỗ dừng lại. Tôi là một đứa con gái có cuộc sống nghèo khổ, nên luôn luôn nhạy cảm với phản ứng của người khác. Nhưng ông ấy là một người đàn ông chơi sộp, nên vẫn vui vẻ mỗi khi trả tiền.


                        Cuối cùng, ông ấy cũng cho tôi mua đủ thứ, quần áo, giày dép, mỹ phẩm…, những thứ có thể biến tôi từ một cô bé lọ lem thành một nàng tiểu thư.


                        Sau đó, ông ấy dẫn tôi vào một quán ăn sang trọng, có gắn máy lạnh, tôi gọi những món ăn mà mình luôn ao ước, còn ông, ông chỉ uống mấy chai bia và ăn đồ nhắm.


                        Nhìn tôi ăn uống ngon lành, ông có vẻ vui. Ông nâng ly bia, mời tôi. Tôi nghĩ, người này quá tốt với mình, nếu từ chối, sợ ông buồn, nên tôi uống cạn. Đây là lần đầu tiên tôi uống bia nên đầu óc đâm ra hưng phấn. Người tôi bỗng nóng phừng phừng như đang lên cơn sốt. Nếu trước đó, tôi tránh né, còn e dè những cử chỉ va chạm của ông thì sau khi uống bia, tôi thấy mình thoải mái, tự nhiên hơn. Ông nắm tay tôi dưới gầm bàn, đặt lên đùi ông bóp nhẹ.


                        Khi ông mở ví trả tiền, tôi thấy ví ông căng đầy những tờ đô la trong đó. Ông lấy ra một tấm thiệp, chỉ chỉ vào đó, rủ tôi về. Tấm thiệp in địa chỉ của khách sạn Hoa Hồng. Tôi gật đầu, cười và thầm nghĩ, cơ hội chỉ đến một lần, hãy vui cho trọn đêm nay.


                        Khi đã vào phòng của người đàn ông Hàn Quốc ở khách sạn Hoa Hồng với những túi xách lỉnh kỉnh, tôi vẫn còn cảm giác lâng lâng, sung sướng. Ông ra hiệu bảo tôi đi tắm và thay bộ đồ mới mua.


                        Cơ thể con gái của tôi đã nảy nở với bộ ngực căng tròn và những sợi lông tơ mịn màng. Gương mặt tôi, với mái tóc ngắn, đôi mắt một mí, mũi cao, đôi môi mọng, hơi giống một cô gái thường đóng phim tình cảm Hàn Quốc. Tôi chưa từng tiếp xúc với những chàng trai, có lẽ vì mặc cảm tự  ti do cuộc sống quá nghèo khổ của mẹ tôi. Cũng có thể vì tôi là một người giúp việc khá bận rộn nên ít có cơ hội để quen ai. Đây là lần đầu tiên tôi mới có cơ hội tiếp xúc với một người đàn ông. Chỉ tiếc là ông ta đáng tuổi ông ngoại tôi. Nhưng ông ta có tiền và đang là ân nhân của gia đình tôi.


                        Loay hoay với những vật dung sáng choang trong phòng tắm, phải một lúc, tôi mới mở được nước phun ra từ chiếc vòi sen. Tôi kỳ cọ cơ thể mình thật kỹ với cục xà-bông có mùi thơm dịu. Nước giúp tôi tẩy sạch những vết bụi bẩn hàng ngày, da dẻ tôi trở nên tươi mát, thơm tho.


                        Bộ đồ mới mua ở siêu thị ôm sát cơ thể nảy nở của tôi, như vừa nâng cấp con người tôi. Tôi thấy mình đang lên đời, giống như một loại hàng Việt Nam có chất lượng cao. Nhưng loại hàng gì thì tôi không biết.


                        Người đàn ông đang nằm trên giường xem tivi, thấy tôi vừa bước ra khỏi phòng tắm bỗng ngồi bật dậy. Ông la lên một tiếng “a!” kinh ngạc. Tôi biết, trong cái nhìn của ông, tôi là một đứa con gái cũng không đến nỗi nào.


                        Ông vói tay lấy chiếc máy ảnh nhỏ để cạnh bàn, đứng lên loay hoay chụp hình tôi. Ông nói một câu gì đó mà tôi không hiểu, nên lắc đầu. Ông bỏ chiếc máy ảnh xuống, nắm tay tay tôi dắt lại chiếc giường nệm, ra hiệu ngồi xuống. Người tôi bỗng run lên dữ dội khi nghĩ người đàn ông già nua này sẽ đè mình xuống giường, lột quần áo mình ra.


                        Hình như ông biết tôi đang sợ hãi nên chỉ ngồi im lặng nhìn tôi. Sau cùng, ông rút ra chiếc ví da cá sấu, nhét vào tay tôi một tờ giấy bạc. Tôi lắc đầu. Ông cảm thấy hơi khó chịu nên nhét tiếp thêm một tờ nữa. Tôi thoáng thấy đó là hai tờ giấy bạc 100 đô la nên im lặng, mỉm cười.


                        Ông chưa làm gì tôi, chỉ lấy tay ra hiệu bảo tôi cởi áo ra để ông chụp hình. Tôi run quá, nên không cởi được. Ông vừa nhìn tôi bằng ánh mắt đờ đẫn, vừa lấy tay xoa nhẹ bộ ngực căng tròn của tôi, từ từ tháo từng hột nút áo.


                        Khi cái nịt ngực được tháo tung ra ném lên chiếc nệm trắng muốt, ông bỗng ôm chầm lấy tôi, dúi đầu vào đôi vú, bú như một đứa trẻ.


                        Tôi hơi mắc cỡ và cảm thấy nhột nên cười nho nhỏ trong miệng.  Ông lấy lưỡi đánh đánh cái đầu vú còn nhỏ màu hồng của tôi, mộât lúc nó cương lên săn cứng. Một cảm giác sung sướng râm ran quanh bộ ngực và chạy dọc khắp sau lưng. Tôi từ từ ngã xuống chiếc giường nệm êm ái.


                        Nhưng người đàn ông không vội vàng. Ông với lấy chiếc máy ảnh, chụp lia lịa vào người tôi. Tôi lấy tay che bộ ngực, ông nắm tay tôi kéo ra. Tôi đành buông xuôi để ông muốn làm gì thì làm. Dù sao ông đã trả cho tôi 200 đô la. Với số tiền này, gia đình chúng tôi có thể thuê một chỗ ở khác, tránh cảnh phải ngồi che những tấm nylon lên đầu vào những đêm mưa.


                        Tôi cố nhắm nghiền đôi mắt lại, tưởng tượng tài tử điện ảnh đẹp trai người Hàn Quốc Rain-Bi đang đến với mình. Chàng sẽ từ từ mở cái móc, kéo nhẹ nhàng cái phéc-mơ-tuya của chiếc quần Jean tôi đang mặc và từ từ lôi hai ống quần khỏi cặp đùi tròn lẳn của tôi. Có thể tôi sẽ ưỡn mông lên một tí để chiếc quần dễ kéo. Cũng có thể tôi sẽ dùng sức nặng của đôi mông nhỏ nhắn đè xuống nệm để giả bộ giữ lại chiếc quần. Chàng sẽ vỗ vỗ vào mông tôi và xoa đi xoa lại cái chỗ mềm nhất …


                        Tôi nhắm mắt chờ đợi nhưng không nghe có động tịnh gì cả. Mở mắt ra, tôi nghe tiếng nước chảy rào rào trong buồng tắm. Hình như những người Hàn Quốc đều khoái sự sạch sẽ. Trong phim Hàn Quốc, họ hiện ra với sự đẹp đẽ và sạch sẽ đáng ngờ.


                        Từ buồng tắm bước ra, thân hình người đàn ông không có mảnh vải che thân. Cơ thể ông ta trông có vẻ phì nộn ra khi trần truồng. Bộ ngực đã chảy xệ và chiếc bụng bự nhiều mỡ phinh phính có nhiều lằn xếp. Cặp giò hơi khẳng khiu, có nhiều lông chân và lông ngực. Khi ông đi lại, tôi trông thấy vật ấy của ông mềm oặt và thun lại như của một đứa nhỏ.


                        Mấy chị lớn trong quán tình cờ nói tôi nghe, khi đàn ông thích mình, họ hay “câu cá”. Sao người đàn ông này lại thế? Hay là ông ta không còn thích tôi? Nếu vậy, sao ông ta dẫn tôi vào căn phòng này…


                        Tôi khép hờ đôi mắt lại, nằm quan sát người đàn ông.


                        Ông nhìn tôi cười cười, ánh mắt dài dại. Ông đến cạnh chiếc bàn lớn, kéo hộc bàn, lấy ra một viên thuốc màu xanh đựng trong cái hộp nhỏ, bỏ vào miệng, vớ lấy chai nước khoáng trên bàn nốc ừng ực. Sau đó ông xoay chiếc máy ảnh về phía tôi, bấm vào một cái nút nào đó. Có tiếng máy chạy rè rè. Tôi đoán ông muốn quay phim cảnh làm tình giữa ông và tôi.


                        Trong đầu tôi bỗng loé lên một ý nghĩ  giống như một tia chớp. Phải trốn khỏi căn phòng này lập tức. Tôi không thích người đàn ông này. Ông ta quá già so với tuổi trẻ của tôi.


                        Nhưng cửa phòng đã đóng kín. Khi vào, ông ta đã cẩn thận cài cái chốt ngang bên trong. Tôi sẽ không có đủ thời gian để thoát ra ngoài bằng cửa chính. Dù tôi có la hét, vùng vẫy thế nào, bên ngoài người ta cũng không biết. Muốn thoát, tôi chỉ còn có một cách mà mẹ tôi đã chỉ cho tôi, sau khi tôi có kinh nguyệt lần đầu, trở thành một đứa con gái.


                        “ Hạ bộ là chỗ mạnh nhất, cũng là chỗ yếu nhất của đàn ông. Bằng mọi cách hãy tấn công vào chỗ ấy, nếu muốn hạ nốc – ao”, mẹ tôi nói. Bà chỉ vẽ cho tôi những cách độc địa để tấn công, kể cả dùng răng cắn.


                        “Lỡ người ta chết thì sao?”. Tôi hỏi.


                        “Kệ tụi nó. Tất cả đàn ông đều là loại dê cụ. Chết bớt một đứa, đỡ một đứa”. Giọng mẹ tôi có vẻ giận dữ.


                        “Mình chỉ tự vệ thôi mà!”


                        “Tình trường là chiến trường. Mày không giết nó thì nó giết mày!”


                        “Con sợ ở tù lắm! Con không muốn giết ai hết!”


                        “Rồi đời con sẽ khổ cho mà xem!”


                        Nằm nhớ tới những lời ấy, tôi bỗng bật cười, vùng dậy. Người đàn ông Hàn Quốc trần truồng đang ngồi ở mép giường, bàn tay phải của ông đang xoa bóp vật ấy. Tôi lấy tay ôm bụng ra vẻ bị đau rồi chỉ vào phòng vệ sinh. Ông ta cười cười, gật đầu.


                        Tôi lấy chiếc áo, chạy vào phòng vệ sinh, khoá cửa lại từ bên trong.


                        Một con bé tóc tai bù xù, đôi vú tròn lẵn đang đứng trong gương nhìn tôi trừng trừng. Tôi đây sao?


                        Tôi ngồi trong phòng vệ sinh khá lâu, chờ nghe động tĩnh bên ngoài. Có tiếng đập cửa phòng vệ sinh hai lần, sau đó trở nên im ắng. Tôi không muốn ra ngoài, sẽ gặp người đàn ông đó, sẽ bị ông ta biến mình thành một con vật.


                        Tôi nghĩ, chẳng thà hiến dâng trinh tiết cho người mình yêu còn hơn là mua bán thân xác của mình. Tôi cảm thấy chán nản tất cả.


                        Tôi biết, nếu người đàn ông Hàn Quốc không làm tình được với tôi đêm nay, gia đình tôi không còn có hy vọng được ông giúp đỡ. Không có con đường nào để mẹ tôi trở về quê nội nữa. Đường về sẽ trở thành băng giá, như cái xứ sở lạnh lẽo ấy.


                        Nhưng, chẳng thà vậy, có sao đâu! Tôi ngồi, đợi sáng…
                        <bài viết được chỉnh sửa lúc 05.07.2008 12:17:51 bởi CTT >
                        #12
                          CTT 05.07.2008 12:20:40 (permalink)
                           QUÁN CAFÉ HOA DẠI SEOUL


                          Mưa tầm tã mấy ngày qua nên không khí ẩm thấp, ướt át. Mấy cô tiếp viên buồn bã ngồi ngáp ruồi vì quán vắng khách, ông chủ quán đi vô, đi ra, ngó trời ngó đất, lắc đầu. Một lát, ông mặc áo mưa, lấy xe vọt đi.


                          Khuất bóng ông chủ, quán trở nên sôi động hẳn lên. Cô tiếp viên tóc ngắn, gương mặt trái soan, mắt một mí, nhìn hai cô tiếp viên khác đang ngồi bó gối trên ghế, nói:


                          - Ông đi vắng, chơi bài cho vui, tụi bay!.


                          Cô tiếp viên mặc áo hồng thòng chân xuống nền gạch bông, ngáp ngắn ngáp dài:


                          - Trời mưa nhớ nhà bỏ mẹ! Tao đang xui xẻo mà chơi cái nỗi gì!.


                          - Xui chơi cho hết xui!”. Cô tiếp viên tóc ngắn nói.


                          “Thôi đừng chơi, lỡ ổng về bất ngờ, ổng la cho nhức óc. Đêm qua, mày đi chơi với anh chàng đẹp trai, có được đồng nào không?”. Cô tiếp viên tóc dài đang ngồi bó gối trên ghế hỏi bạn áo hồng.


                          - Tình cảm mà! Tiền bạc gì! Nhưng nó có mua cho được ít đồ”.


                          - Tụi đàn ông Hàn Quốc làm tình sướng không?.


                          - Nó làm tao mỏi cả tay cả chân. Chơi dai dễ sợ!.


                          - Còn thằng bồ tao nó chơi như gà! Mới leo lên đã tụt xuống!


                          - Thôi! Hai bà nội! Coi chừng dính chấu thì khổ đời!.


                          Cô tiếp viên tóc ngắn nói.


                          “Lo gì! Tọng hai viên Postinor 2 vô là yên chuyện!”. Cô tiếp viên tóc dài nói.


                          - Uống thứ đó nhiều, coi chừng bị tịt, hết đẻ đái!.


                          - Càng khoẻ! Đẻ ra giống con lai Hàn Quốc bị nó bỏ rơi thêm tội!.


                          - Ừ! Mà sao tụi con lai Hàn Quốc không được bảo lãnh về nước như tụi con lai Mỹ, Úc, Phi Luật Tân …?


                          - Tao đâu có biết! Bữa nào mày hỏi ông chủ quán !


                          “Thì mầy nhìn ba bức tranh đang treo trong quán coi ! Tụi Pháp, tụi Mỹ dẫn con lai của tụi nó xuống tàu, lên máy bay. Còn tụi lính Hàn Quốc thì ra đi không ngoảnh lại…”


                          - Ờ há ! Mà ai vẽ mấy bức tranh này coi cũng ngộ


                          - Hình như của ông hoạ sĩ già, bạn của ông chủ quán.


                          - Nghe nói ông ấy già mà sung lắm.


                          - Sao mày biết?”


                          - Bữa trước tao có ngồi nói chuyện với ổng. Đừng tưởng người già họ hết xí quách ! Bữa nào mày thử đi chơi với một ông già thì biết !.


                          - Đối với tao, tiền nhiều thì được. Tao cần giúp đỡ gia đình.


                          - Mấy ông già thường giàu. Họ cần tình cảm.


                          - Thôi gác chuyện lại đi, có khách vào.


                          Hai người đàn ông Hàn Quốc vào. Họ ngồi ngó ra đường. Mưa chưa ngớt hạt. Họ tiếp tục câu chuyện bỏ dở.


                          - Ông ấy chết trong phòng một mình, mấy ngày sau người ta mới phát hiện.


                          - Nghe đồn, ông ấy chết vì dùng thuốc Viagra. Đó là loại thuốc kích thích tình dục, được những người yếu sinh lý sử dụng. Ông ấy đã sáu hai tuổi, lại bị liệt dương mấy năm nay…


                          - Sao ông ấy lại bị liệt dương nhỉ?


                          - Ông ấy vốn là mục sư, đã ly dị vợ. Trường hợp của ông ấy, chắc do rào cản của đạo đức, luân lý nên bị liệt dương.


                          - Đúng! Trong chuyện sinh lý, nếu tâm trí có vấn đề, chơi cũng chẳng sướng ích gì…


                          Người đàn ông nọ nói nhỏ với người đàn ông kia, sau khi cô tiếp viên tóc ngắn bưng thức uống đến đặt lên mặt bàn rồi đi vào trong.


                          - Trong ba con nhỏ ở quán này, ông xem thử đứa nào làm tình sướng nhất?.


                          Người đàn ông kia quay vào trong ngó ngó, lắc đầu:


                          - Chuyện đó tôi không rành bằng ông. Vả lại, tôi mới sang Việt Nam, còn ông, sang đã lâu, nhìn chính xác hơn.


                          - Mấy con mập, lùn, làm tình hơi dở. Thường thì nó nằm một đống vì mau mệt. Mấy con chân dài thon thả làm tình sướng hơn!


                          - Sao ông rành quá vậy?


                          - Thì kinh nghiệm chiến trường mà! Tôi nói với ông điều này, ông đừng nói với ai…


                          - Không, tôi không nói lại với ai đâu! Ông nói đi!.


                          - Con gái Việt Nam do cuộc sống nghèo khổ, nên đang khoái lấy chồng nước ngoài, đặc biệt là tụi nó thích lấy chồng Hàn Quốc. Báo đăng, có hai thằng Hàn Quốc mà đi coi tới hàng trăm đứa con gái Việt Nam ! Nên tụi nó dễ bị dụ lắm ! Cứ mua cho nó ít đồ, hứa hẹn bảo lãnh sang Hàn Quốc là xong ngay!


                          - Ông chơi mấy đứa rồi?


                          - Sơ sơ cả tá! Toàn là gái quê ngon lành!


                          - Tụi nó không kiện sao?


                          - Biết đâu mà kiện. Vả lại, chánh phủ nó đang muốn nước ngoài đầu tư nhiều vào!


                          - À há! Bữa nào tôi thử chơi cho biết!


                          - Rẻ mà sạch! Cứ thử đi!


                          Ông chủ quán về, dựng xe gắn máy trước hiên. Ông chủ quán cởi áo mưa ra giũ giũ rồi vắt ngang yên xe. Ông vào quán, xởi lởi chào bắt tay hai người khách.


                          - Chào hai ông! Hai ông đợi có lâu không? Tôi bận đi chút công việc…


                          - Cũng mới. Chưa uống hết ly cà phê !


                          Ông chủ quán ngồi xuống chiếc ghế cùng bàn với hai người khách, gọi vào trong bằng tiếng Việt:


                          - Hường! Lấy gói thuốc con Mèo!


                          - Dạ! Có ngay!


                          Cô tiếp viên mặc áo hồng, quần Jean, có đôi giò dài, đặt gói thuốc con Mèo nhỏ vào cái hộp quẹt trên chiếc đĩa nhựa bưng ra.


                          Thuốc đây ông chủ!


                          - Cảm ơn em!


                          Khi cô gái áo hồng quay vào, ông chủ quán nói:


                          - Nó là con lai Hàn!


                          Một người khách nói:


                          - Hèn gì ông đặt tên quán là Hoa Dại Seoul.


                          - Cái tên nghe có vẻ là lạ. Người kia nói.


                          - Tôi tính gặp hai ông để bàn một việc !. Ông chủ quán nói.


                          - Việc gì, ông cứ nói! Nếu trong khả năng, chúng tôi có thể giúp ông.


                          - Chuyện này tôi quan tâm đã lâu. Sau chiến tranh Việt Nam, số con lai Hàn Quốc có cả hơn ngàn người, nhưng họ không được bảo lãnh. Muốn đi xuất khẩu lao động thì họ không có tiền lo thủ tục và đóng thuế các loại.


                          Hiện thời họ sống dở, chết dở ở Việt Nam. Con cháu họ sinh ra cũng không được học hành…..Tôi nhờ hai ông bằng cách nào đó, về nước vận động để họ được bảo lãnh sang Hàn Quốc. Các ông thấy thế nào?”


                          - Để coi ! Nhưng tại sao Chính phủ Hàn Quốc không quan tâm tới vấn đề con lai nhỉ?


                          - Các ông thấy không! Đàn bà Hàn Quốc bị tụi Nhật bắt làm nô lệ tình dục, bây giờ đã được chính phủ Nhật xin lỗi và chịu bồi thường. Còn các bà mẹ Việt Nam thì phía Hàn Quốc im Lặng. Một sự im lặng vô nhân đạo!


                          - Tôi sẽ cố. Hoặc vận động gây quỹ đóng tiền cho số con lai được xuất khẩu lao động. Hoặc giới thiệu con cháu họ nếu đã đến tuổi lập gia đình với người Hàn Quốc, sang đó để có điều kiện giúp đỡ cha mẹ!


                          - Cũng có thể, về bển, tôi sẽ viết một số bài báo về thực trạng nghèo khổ của con lai Hàn Quốc còn ở lại Việt Nam để đánh động lương tâm của chánh phủ Hàn. Dù sao đó cũng là những giọt máu rơi của Hàn Quốc!


                          - Mong hai ông cố gắng giúp cho! Có gì, tôi sẽ cung cấp tài liệu về con lai Hàn Quốc ở Việt Nam cho hai ông!


                          - Tối nay, ông dẫn chúng tôi đi thực tế chứ?


                          - Ừ! Đi thì đi!


                          Ông chủ quán ngao ngán nhìn hai ông khách quay ra nhìn trời. Bên ngoài, mưa chưa dứt hạt, mưa rung rung những cành hoa dại bên kia đường.
                          <bài viết được chỉnh sửa lúc 05.07.2008 12:30:02 bởi CTT >
                          #13
                            CTT 08.07.2008 12:02:30 (permalink)
                            NHỮNG GƯƠNG MẶT SAU CHIẾN TRANH

                            Dạo còn du học ở Seoul (Hàn Quốc), những ngày nghỉ cuối tuần, tôi thường đi nhà thờ hoặc theo những phái đoàn thuộc đạo Cơ đốc giáo đến những vùng xa xôi làm công tác từ thiện.


                            Đối với tôi, việc làm từ thiện nào cũng đáng qúi, nếu được xuất phát từ tình yêu thương giữa con người với con người. Nó giúp cho người trẻ tuổi mở rộng tấm lòng bác ái và cho người già tấm lòng an ủi, sẻ chia.


                            Công tác từ thiện cũng giúp cho tôi hiểu và yêu thêm đất nước và con người Hàn Quốc, vì được đi nhiều nơi và tiếp xúc với nhiều người, những người già cô đơn, tàn tật về thể xác và tinh thần, những người gặp hoàn cảnh bất hạnh mà ở đất nước nào cũng có.


                            Hôm đó, từ phi trường KimPo, chúng tôi gồm bảy người – 4 năm, 3 nữ - đáp máy bay đi về Busan, một tỉnh thuộc miền nam nước Hàn. Bầu trời Busan vào mùa hè trong sáng, xanh lơ. Chúng tôi thuê một xe riêng từ phi trường Busan chở chăn mền, quần áo, thực phẩm … về một ngôi làng nhỏ ở vùng đồi núi xa xôi để phân phát cho những người nghèo khó trong làng theo danh sách do Chi Hội Cơ đốc giáo tại đó cung cấp.


                            Công việc được tổ chức chu đáo nên chúng tôi chỉ làm trong một buổi chiều là hoàn tất. Những giọt lệ, những nụ cười trên gương mặt nhăn nheo của những người già, những người nghèo khổ đã làm chúng tôi cảm động. Ông Kwang - trưởng đoàn - hứa với dân làng sẽ quyên góp, vận động thêm để xây dựng trường học cho trẻ em. Mọi người nhận quà ra về với những hy vọng và những niềm vui.


                            Chúng tôi phải ở lại vì đường về ban đêm khó đi. Cô Ju, sinh viên, cũng là người trong đoàn làm công tác từ thiện, vốn là dân địa phương ở vùng đèo heo hút gió này. Nhưng gia đình cô đã đến Seoul lập nghiệp từ lâu, rủ tôi về thăm ông ngoại cô, vốn là một cựu chiến binh có tham dự cuộc chiến tại Việt Nam, còn ở lại trong làng này. Cô biết tôi mang hai dòng máu Hàn - Việt nên rất muốn giới thiệu tôi với ông ngoại cô.


                            Cô xin phép ông Kwang, được ông đồng ý, nhưng dặn chúng tôi phải có mặt lúc 6 giờ sáng để kịp về.


                            Bầu trời ban đêm đầy sao nhưng nhiệt độ ở miền núi xuống thấp nên chúng tôi cảm thấy rất lạnh. Nhìn dáng co ro của tôi, cô Ju nói:


                            - Ở Việt Nam, bây giờ chắc thời tiết nóng lắm?


                            - Vào mùa hè, ở Miền Nam trời đang mưa. Nhà ông ngoại của cô có xa không?


                            - Qua khỏi con dốc kia sẽ tới.


                            Tôi bỗng nhớ Đà Lạt, một miền đất đầy những dốc đồi và hoa. Đó là thành phố của những cuộc tình lãng mạn và nỗi nhớ nồng nàn. Nhưng  cũng là một thành phố lạnh lẽo đối với những du khách hết tiền.


                            Xuống lưng chừng dốc, nhà ông ngoại của cô Ju hiện ra với ngôi nhà gỗ thấp dưới lùm cây, lung linh những ngọn nến nhỏ sáng trước hiên. Có mấy ông già đang ngồi đọc kinh đêm với giọng ngân nga khàn khàn chậm rãi. Giọng đọc có vẻ hụt hẫng nhưng thống thiết. Cô Ju nói thầm thì với tôi:


                            - Họ đều là cựu chiến binh, bạn của ông ngoại tôi. Ban đêm họ đọc kinh thay phiên từng nhà. Hình như để cầu nguyện điều gì đó…


                            Chúng tôi ngồi ngoài vườn chờ xong buổi đọc kinh đêm mới bước vào hiên. Cô Ju giới thiệu tôi với ba ông già. Tôi lễ phép cuối chào từng người. Họ ồ lên kinh ngạc khi biết tôi từ Việt Nam tới. Họ mời tôi ngồi chung quanh họ để chuyện trò.


                            Ông ngoại của cô Ju có vẻ lớn tuổi và già cỗi hơn hai người kia. Ông nhìn tôi chăm chăm, rồi hỏi:


                            - Ở Việt Nam bây giờ ra sao?


                            - Dạ, cũng có nhiều thay đổi.


                            - Cháu có biết vùng Hòn Giẽ, hòn Nưa ở Phú Lạc gần cảng Vũng Rô không? Nơi trung đoàn 28 chúng tôi ngày xưa đóng quân ở đó…


                            - Dạ, biết! Bây giờ ở vùng đó họ cất nhiều nhà lắm. Không còn dấu vết của chiến tranh.


                            - Mấy chục năm rồi còn gì! Bây giờ người dân ở đó họ sống có sướng không?


                            - Dạ, cũng sướng như ở đây…


                            Một ông già khác, có những vết sẹo trên gương mặt nhăn nheo bỗng nói chen vào:


                            - Ở vùng đó bây giờ chắc nhiều ma lắm! Vùng nhiều Việt Cộng, nhiều nhất là ở Phước Giang, còn ban đêm thì họ đi ghe nhỏ từ trên núi xuống theo con sông Đà Nông. Lúc chiến tranh chúng tôi là lính  của trung đoàn 28 thuộc sư đoàn Bạch Mã, có những trận đánh khốc liệt ở vùng này. Số lượng người chết của hai bên nhiều lắm! Đêm nào chúng tôi cũng cầu nguyện cho những linh hồn đã tử vong ở vùng đó …


                            - Dạ…


                            - Thôi, đừng nhắc tới chuyện đó nữa, ông Sung à! Cháu đây còn trẻ, đâu biết gì về chiến tranh.


                            Ông già thứ ba, bị hư một con mắt bên trái, cắt ngang lời người bạn.


                            - Ờ, ờ…phải quên đi quá khứ để xây dựng tương lai cho các thế hệ trẻ sống chớ, phải không cháu? Ông già mặt đầy thẹo, quay sang hỏi tôi.


                            - Dạ…


                            - Cậu này sinh viên mà hiền khô. Có bạn gái chưa? Ông ngoại của cô Ju hỏi.


                            - Dạ! Cháu còn đi học.


                            - Được đó! Khi nào tốt nghiệp, về Hàn Quốc lấy vợ. Con gái Hàn Quốc cũng đẹp như con gái Việt Nam.


                            - Dạ!


                            - Nhưng đàn bà Việt Nam chung thủy hơn đàn bà Hàn Quốc!


                            - Chưa chắc! Bây giờ ở đâu cũng vậy ông ơi! Ông già thứ ba nói chen vào.


                            Ông ngoại cô Ju nói với tôi:


                            - Chúng tôi già cả, lẩm cẩm rồi! Khi nào về Việt Nam, đến thăm vùng hòn Giẽ - hòn Nưa, cậu nhớ nói dùm là chúng tôi xin lỗi dân ở đó.


                            - Đêm đêm chúng tôi vẫn đọc kinh cầu nguyện linh hồn những người đã chết ở vùng đó. Bây giờ cậu vào trong nhà để cháu Ju giới thiệu cho biết gia đình tôi.


                            - Dạ! Cháu xin chào ba ông.


                            Tôi cúi chào thật thấp khi nghe tiếng cô Ju gọi tôi vào.


                            Đêm đó, ngồi trong vườn cây, cô Ju hôn tôi với những nụ hôn nồng ấm. Nhưng sau này, chúng tôi chỉ là bạn bè với nhau. Mỗi lần nhớ tới những nụ hôn của cô, tôi lại nhớ đến gương mặt của ba ông già sau chiến tranh. Đêm đêm vẫn cầu nguyện cho những người đã chết bằng cái giọng khàn khàn, thống thiết.
                            <bài viết được chỉnh sửa lúc 08.07.2008 12:04:35 bởi CTT >
                            #14
                              CTT 08.07.2008 12:06:48 (permalink)
                              TRONG BÓNG ĐÊM

                              Căn phòng tôi ở có một ô cửa sổ trông xuống một khoản sân rộng nằm cạnh công viên. Buổi sáng, trời còn sương mù lãng đãng trên những hàng cây, nhìn xuống đã thấy vài người tập thể dục dưỡng sinh và đi bộ. Thi thoảng có người dắt một, hai con ngựa đi chậm rãi trên đường. Những con tuấn mã tuyệt đẹp với hình dáng cân đối, bước đi nước kiệu khoan thai. Tôi bỗng nhớ đến những chiếc xe thổ mộ chở đầy hoa chạy sớm vào thành phố, tôi thường bắt gặp khi ngồi ở một quán cóc uống cà phê bên đường, dạo còn sinh viên.


                                       Buổi sáng êm ả và thanh bình. Vợ tôi và hai đứa con trai nhỏ còn ngủ ở phòng bên cạnh. Ngày Chủ Nhật, cả cái chung cư rộng lớn này có ít người thức sớm. Nhưng sao tôi vẫn không ngủ muộn được.


                                       Những chuyến đi xa, lặn lội vào từng ngõ ngách trong một làng xóm nào đó ở miền Trung để tìm kiếm những người con lai Hàn Quốc còn sót lại, đã làm cơ thể tôi khá mệt mỏi. Công việc tìm kiếm, đôi khi thành công, đôi khi vô vọng. Những mảnh đời luân lạc vẫn đang lặn ngụp trong bể khổ. Còn tôi như người trồng sen, có mùa bội thu, có mùa thất bát.


                                       Nhưng nếu không có vợ tôi - người luôn chăm sóc từng miếng ăn, manh áo hàng ngày; người giúp tôi lo toan mọi việc khi tôi đi vắng và là người đã sinh cho tôi hai đứa con trai tuyệt vời…-, có lẽ tôi sẽ không đủ sức đi trên một hành trình dài mà phía trước còn là bóng đêm.


                                       Trong bóng đêm, người đàn bà tỏa ra ánh sáng dịu dàng như một ngọn nến hồng đã giúp tôi thấy mọi cảnh vật trở nên thơ mộng. Mái tóc dài của nàng thoang thoảng một mùi hương mê hoặc. Nụ cười của nàng luôn luôn tươi đẹp và tràn đầy sức sống, cuốn hút lấy tôi mỗi khi gần gũi. Tôi yêu nàng với tất cả tấm lòng của người đàn ông, tự nhủ sẽ mang lại hạnh phúc cho cuộc đời nàng, những lúc khó khăn lẫn những khi đầy đủ.


                                       Nhưng nếu chỉ có thế, cuộc sống của chúng tôi đã khác. Xuất thân cũng từ một ngó sen nằm sâu trong bùn lầy nước đọng, bằng sự nổ lực làm việc và ý thức về thân phận mình, tôi đã tìm cách ngoi lên trên mặt nước để thấy ánh sáng, không khí xanh trong của bầu trời quang đãng. Nhưng còn bao nhiêu mơ ước chưa thành hoa sen, của những người cùng thân phận như tôi? Đó chính là những trăn trở đã làm tôi mất ngủ…


                                       Một chiếc máy bay cất cánh lên từ phi trường vang trong bầu trời những âm thanh ồn ã đã đánh thức vợ tôi dậy. Nàng sang phòng tôi, hỏi:


                              - Hôm nay anh có đi đâu không?


                              Tôi uể oải đáp:


                              - Có. Anh có một cuộc hẹn lúc 9 giờ. Trưa không dùng cơm nhà.


                              Nàng có vẻ phật lòng:


                              - Anh đi hoài, nhà vắng quá! Mỗi tuần, chỉ có một ngày Chủ Nhật…


                              - Anh hiểu. Nhưng công việc mà!


                              - Tuần sau anh không được đi đâu, nghe?


                              - Chưa biết. Anh sẽ cố gắng!


                              - Anh không sợ à?


                              - Sợ gì?


                              - Bất trắc!


                              - Không!


                              - Nếu giữa công việc và gia đình, anh sẽ chọn gì?


                              - Cả hai


                              - Nhưng nếu chỉ chọn một?


                              Tôi nhìn nàng, ngập ngừng một chút:


                              - Có lẽ, em?


                              - Sao lại có lẽ?


                              - Vì có em mới giúp anh hoàn thành công việc!


                              Đối với đàn bà, không có gì quý hơn những lời nói ngọt. Chính cụ Nguyễn Du đã dạy tôi điều này: “Lặng nghe lời nói như ru/ Chiều Xuân dễ khiến nét Thu ngại ngần…”


                              ***


                              Cuộc hẹn tại một quán cà phê sân vườn có khoảng cách các bàn khá  rộng, các chậu hoa kiểng và cây cối che chắn chung quanh, một nơi thích hợp cho những cặp tình nhân và những câu chuyện riêng tư.


                              Tôi đến chỗ hẹn một lúc thì cô gái đến. Cô gái có dáng cân đối, với đôi vú trần nhô cao sau làn vải áo pull mỏng, đôi chân dài săn chắc, gương mặt trái soan với mái tóc dài thả lưng ngang vai.


                              Cô gái cười chào tôi rồi ngồi xuống chiếc ghế bên cạnh, hỏi:


                              - Anh đến đã lâu chưa? Em bị kẹt xe nên đến hơi muộn làm anh phải chờ. Xin lỗi nghe!


                              Từ người cô gái toả ra mùi nước hoa dìu dịu, ngây ngất.


                              - Cũng mới đến. Không sao đâu! Mấy giờ ngày mai thì em bay.


                              - Buổi chiều, hai giờ. Anh đưa em ra sân bay, nhé? Ông Lee sẽ đón em tại phi trường bên ấy. Đi một mình, em buồn quá, anh ạ!


                              Người tiếp viên nam đến. Chúng tôi gọi thức uống. Khi anh ta đã đi, tôi nói với cô gái:


                              - Mọi việc anh đã lo chu tất. Em sắp sang cùng chồng bên Hàn Quốc đúng như ý nguyện của em. Sáng nay, em hẹn anh ra đây có việc gì không? Sao không đến công ty?


                              - Anh nôn nóng quá! Từ từ đã rồi biết!


                              - Cô gái thở dài, giọng có vẻ buồn buồn. Bàn tay cô thật đẹp, đang vân vê mái tóc.


                              Người tiếp viên nam mang thức uống đến. Anh ta mang chiếc khay có đặt ly cà phê đá và ly cam vắt bằng ba ngón tay trái. Đợi anh ta đặt thức uống trên bàn xong, lui vào, tôi hỏi cô gái:


                              - Qua Hàn Quốc, em dự tính sẽ làm gì trong tương lai?


                              Bàn tay cô gái bỏ mái tóc, vân vê làn môi dưới:


                              - Ông Lee giàu, chắc sẽ không cho em đi làm. Nhưng có lẽ trong thời gian đầu, em phải học tiếng Hàn cho thông thạo, sau đó mới tính tiếp. Bố mẹ em già, lại nghèo, em phải giúp đỡ gia đình. Ngôi nhà bố mẹ em không biết có ở qua khỏi mùa mưa không!


                              - Sao vậy?


                              - Nó đã cũ. Chỉ sợ đổ ụp xuống bất ngờ.


                              - Có thể anh sẽ nói thêm để ông Lee giúp em. Ông ấy giàu lắm, lại mất vợ đã lâu…


                              - Nhưng cũng khá già, so với cái tuổi của em. Em rất cảm ơn anh, nếu anh nói giúp thêm.


                              - Có gì đâu…


                              Cô gái nhìn tôi bằng ánh mắt liếc ngang:


                              - Trước khi gặp anh, có bao nhiêu người cũng hứa hẹn đủ thứ. Họ nói bảo đảm này nọ nhưng rốt cuộc chỉ tiền mất tật mang. Chỉ có anh là tốt với em. Cho nên, trước khi đi, em muốn…


                              Cô gái im lặng, không nói tiếp. Cô bưng ly cam vắt có ống hút, hút chầm chậm, bàn tay cô hơi run run. Cuối cùng, tôi nghe cô nói nhỏ:


                              - Anh đi với em một lúc, nhé? Đi đâu, đừng hỏi. Em có một món quá muốn tặng anh trước khi đi.


                              Cô gái gọi tính tiền, dù tôi đã giành trả nhưng cô không chịu. Cô bấm điện thoại di động, kêu một chiếc taxi, kéo tôi lao vào băng sau. Khi nãy đến chỗ hẹn, tôi đi xe bus, còn cô gái hình như cũng đã đi taxi.


                              Thành phố càng ngày càng đông người hơn. Dạo trước họ đến đây để kiếm sống, còn bây giờ, hình như họ tập trung về đây để tìm một chân trời khác. Như cô gái ngồi bên tôi chẳng hạn. Cô là con út của một người đàn bà lai Hàn, ở miền Trung, tại một làng quê hẻo lánh và nghèo khó. Cô vào Sài Gòn may xuất khẩu cho một công ty đã năm năm nay nhưng cuộc sống cũng chỉ đủ ăn, đủ mặc, không giúp đỡ được gì cho gia đình cha mẹ. Cho đến khi cô gặp được tôi và ông Lee, một người đàn ông chết vợ, giàu có, đang sang Việt Nam đi du lịch. Như một nhân duyên tiền định, sau một thời gian tìm hiểu, ông Lee ngỏ lời cầu hôn cô gái. Đám cưới được tổ chức sang trọng trong một nhà hàng lớn. Ba tháng sau, ông Lee nhờ tôi làm mọi thủ tục giấy tờ để bảo lãnh cô gái sang Hàn Quốc làm vợ ông. Ngày mai cô gái đã đi về nhà chồng. Còn hôm nay, tôi vẫn không đoán ra cô gái này sẽ tặng mình món quà gì.


                              - Anh đang suy nghĩ gì vậy?


                              Cô gái nắm lấy bàn tay tôi, hỏi. Bàn tay có mang chiếc nhẫn vàng mới, thực đẹp, nhưng lạnh.


                              - Anh đang nghĩ đến em, một mình thân gái dặm trường.


                              Cô gái bỗng ngả đầu vào vai tôi, rơm rớm nước mắt. Mái tóc cô gái toả ra mùi nước hoa thơm mê hoặc.


                              Xe dừng lại trước khách sạn Viên Ngọc Xanh. Cô gái trả tiền cho người tài xế, quay sang tôi, nói:


                              - Em muốn anh lên phòng em đang ở một chút. Món quà em để trên đó.


                              - Có bố mẹ em vào không?


                              - Không! Chiều nay mới vào. Mở cửa xe đi anh!


                              Người bảo vệ khách sạn Viên Ngọc Xanh nhìn chúng tôi bước vào với ánh mắt tỉnh táo nhưng miệng lại nở một nụ cười toe toét khi nhận ra cô gái đang là  khách hàng.


                              Chúng tôi dùng thang máy để lên lầu 5. Trong thang máy, cô gái đứng sát vào người tôi, thân hình hâm hấp nóng.


                              Căn phòng cô gái ở thật sang, với đầy đủ đồ dùng cao cấp, còn giường ngủ thì không chê vào đâu được. Không khí lạnh và thoang thoảng mùi nước hoa oải hương sang trọng. Phòng w.c với những vật dụng sáng choang, sạch sẽ.


                              Tôi ngồi xuống chiếc ghế salon êm ái, tò mò hỏi:


                              - Em ở sang ghê! Có quà gì tặng anh đâu?


                              Cô gái mở tủ lục lọi gì đó, quay sang tôi nói:


                              - Đừng gấp gáp, chờ em một chút!


                              Sau đó, cô ôm bộ quần áo ngủ đi vào phòng tắm.


                              Tôi ngồi một mình, suy nghĩ lung tung. Nghe tiếng nước vọng rào rào chảy vào bồn tắm, tôi biết cô gái chỉ khép chứ không đóng kín cửa phòng tắm. Không biết cô gái đang muốn chơi trò gì đây?


                              Không khí lạnh lẽo trong căn phòng như đang cô đọng lại. Tôi cảm thấy cô đơn trước những tiện nghi vật chất. Tôi có cảm giác mình đang đứng ở trên một bờ vực thẳm, chỉ cần xảy chân một chút là mình sẽ lao sâu hun hút xuống tận đáy vực…


                              - Anh ơi! Lấy dùm chiếc khăn tắm trong tủ. Em không thích dùng khăn của khách sạn.


                              À… Hình như cái chiêu này xưa như trái đất mà những người đàn bà hay dùng để kéo đàn ông vào vòng tay của họ. Tôi chợt nghĩ đến người vợ và hai đứa con trai. Hình ảnh người đàn bà mà tôi thương yêu, quý mến đã giữ tôi lại. Tôi cũng chợt nhớ tới ông Lee, người đã tin tưởng giao phó mọi công việc cho tôi bên này. Tôi không thể làm cái điều mà cô gái muốn.


                              Tôi đứng bật dậy, nói vói vào phòng tắm:


                              - Anh về đây! Chúc em đi bình an.


                              Và tôi vội vã rời khỏi khách sạn Viên Ngọc Xanh.


                              Có thể bạn bè khi biết chuyện sẽ trách tôi là người chơi không sành điệu, mỡ đến miệng mèo mà không chịu hưởng. Có thể cô gái sẽ buồn và biết đâu sẽ oán giận tôi lúc ấy. Những có lẽ những điều ấy không làm tôi bận tâm.


                              Điều quan tâm nhất của tôi trong cuộc sống này là xây dựng được một gia đình hạnh phúc và được bạn bè tin tưởng và quý mến.


                              Muốn thế tôi phải giữ mình sao cho mãi mãi như một bông sen ngoi lên từ bùn, dâng tặng cuộc sống những điều tốt đẹp nhất.


                               HẾT.

                              TRẦN ĐẠI NHẬT


                              Tên thật ( Real name )                    : Trần Văn Ty


                              Tên Hàn Quốc (Korean name )     : KIM SANG IL


                              Year of Birth                                  : 1970


                              Quê ngoại ( Mother’s village )      : Tuy Hòa – Phú Yên (Vietnam)


                              Quê nội ( Father’s village )           : Hàn Quốc         (Korea)


                              Điện thoại ( Tel – Mobile )            : 84-8-5399212; 098.222.4889


                              Website : www.dainhat.com - Email: kimsangil721020@yahoo.com


                               


                              Tác phẩm đã in ( Published collection of poems):


                              - Về mái nhà xưa                                                                  Thơ


                              - Những đứa con lạc lồi trong phố                                      Thơ


                              - Những mảnh đời luân lạc                                        Tập truyện ngắn



                              ***********

                              Đã mang vào thư viện

                              Cảm ơn Tím nhiều nhé

                              Thân ái

                              <bài viết được chỉnh sửa lúc 04.10.2008 06:34:21 bởi Ct.Ly >
                              #15
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9