Preah Vihear * ព្រះវិហារ
Như Ý P 26.06.2008 23:22:22 (permalink)
Preah Vihear
ព្រះវិហារ

Tóm lược

Diện tích:
13,788 km²

Dân số:
119,261 (1998)

Mật độ dân số:
8.6 người/km²

ISO 3166-2:
KH-13

Bản đồ


 
 
Tỉnh Preah Vihear, phiên âm tiếng Việt: Prết Vi-hia, là một tỉnh phía bắc của Campuchia. Phía bắc giáp LàoThái Lan, phía đông giáp tỉnh Stung Treng, phía nam giáp tỉnh Kampong Thom, phía tây giáp tỉnh ỐtOddar MeancheaySiem Reap. Tỉnh lỵ tỉnh này là thành phố Phnum Tbeng Meanchey. Tên của tỉnh được đặt theo ngôi đền Prasat Preah Vihear.

Tỉnh này bao gồm 6 huyện:
  • 1301 Chey Saen
  • 1302 Chhaeb
  • 1303 Choam Khsant
  • 1304 Kuleaen
  • 1305 Rovieng
  • 1306 Sangkom Thmei
  • 1307 Tbaeng Mean chey

http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%89nh_Preah_Vihear
<bài viết được chỉnh sửa lúc 26.06.2008 23:25:29 bởi Như Ý P >
#1
    Như Ý P 26.06.2008 23:43:29 (permalink)
    #2
      Như Ý P 26.06.2008 23:56:51 (permalink)



      Chùa cổ 900 năm trở thành trọng tâm các nỗ lực đòi lật đổ thủ tướng Thái


      26/06/2008



      Một ngôi chùa cổ 900 năm của Khmer tọa lạc ở biên giới Thái Lan và Kampuchea đã trở thành trọng tâm của các nỗ lực đòi lật đổ thủ tướng Thái. Chính phủ của ông Samak Sundaravej đang bị áp lực mạnh về một thỏa thuận với chính phủ Kampuchea có liên quan đến ngôi chùa này, cũng như cách thức chính phủ xử lý nền kinh tế. Quốc hội Thái Lan đang bước vào ngày thứ ba tranh luận về một khuyến nghị bất tín nhiệm thủ tướng, theo như bài tường thuật do phái viên Ron Corben của đài VOA gửi về từ Bangkok.







      Du khách Thái Lan viếng thăm chùa Preah Vihear
      Trước đây trong năm, chính phủ của thủ tướng Samak Sundaravej đã đồng ý ủng hộ kế hoạch của Kampuchea liệt kê ngôi chùa Preah Vihear trong danh sách các Di sản của Thế giới theo quy định của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc, tức UNESCO.

      Từ nhiều thế kỷ, hai nước đã bất đồng với nhau về quyền sở hữu ngôi chùa tọa lạc gần biên giới giữa hai bên. Năm 1962, Tòa Án Quốc tế đã phán dành chủ quyền cho Kampuchea, nhưng phần đất kế cận nằm trong vòng kiểm soát của Thái Lan.

      Trong cuộc tranh luận tại Quốc hội tuần này về một đề nghị bất tín nhiệm, phe đối lập đã cáo buộc chính phủ là ký thỏa hiệp một cách vội vàng và từ bỏ chủ quyền của Thái Lan. Chính phủ bác bỏ lời cáo buộc này.

      Ông Panitan Wattanayagorn, một nhà khoa học chính trị của trường đại học Chulalongkorn, nói rằng dân chúng nêu nghi vấn về quyền của Kampuchea đơn phương xin được cấp quy chế Di sản Thế giới.

      Ông Panitan nói: “Vấn đề ngôi chùa Prah Viharn là một câu hỏi rõ ràng và quan trọng mà chính phủ cần phải làm sáng tỏ những sự hiểu lầm quanh quyết định vội vàng ủng hộ Kampuchea đăng ký ngôi chùa đó với UNESCO. Đó là một vấn đề cần phải nhanh chóng làm sáng tỏ bởi vì nó khơi ra tình cảm dân tộc trong nhiều cử tri Thái.” 

      Ông Panitan nói rằng người dân Thái đã trông đợi cả hai nước cùng yêu cầu sự chỉ định của UNESCO. Vương quốc Khmer trong thời cực thịnh bao gồm cả các tỉnh miền cực tây Thái Lan.

      Trong các thế kỷ vừa qua, Kampuchea và Thái Lan đã nhiều lần tranh chấp về lãnh thổ. Một số thành viên của phe đối lập cáo buộc rằng thỏa thuận về ngôi chùa này có liên quan đến các kế hoạch của cựu thủ tướng Thaksin Shinawat muốn đầu tư vào Kampuchea, điều mà chính phủ không nhận là đúng.

      Ông Thaksin bị lật đổ trong một cuộc đảo chính năm 2006, sau khi phe đối lập biểu tình trong nhiều tháng phản đối chính phủ của ông. Ngôi chùa chỉ là một trong nhiều vấn đề mà phe đối lập nêu ra trong tuần này trong 3 ngày tranh luận về khuyến nghị bất tín nhiệm.

      Các nhà lãnh đạo đối lập đã gọi ông Samak là bất tài và chỉ trích cách thức ông xử lý nền kinh tế.Hàng ngàn người đã biểu tình bên ngoài văn phòng của ông Samak suốt tuần, đòi ông từ chức. Chính phủ liên hiệp của ông được coi như liên hệ quá mật thiết với ông Thaksin, người mà phe đối lập cho là tham nhủng và lạm quyền.

      Một cuộc biểu quyết về khuyến nghị bất tín nhiệm dự trù diễn ra vào ngày mai. Trong khi các nhà phân tích ở Thái Lan nói rằng có thể ông Samak sẽ vượt qua được cơn sóng gió, tin tức hôm nay nói rằng ngoại trưởng và Bộ trưởng thương mại có thể bị thay thế sau cuộc biểu quyết.

      http://www.voanews.com/vietnamese/2008-06-26-voa11.cfm
       
      #3
        Như Ý P 27.06.2008 00:02:23 (permalink)
        Băng qua Cambodia
        Tuesday, March 21, 2006
         






        Ðế Thiên-Ðế Thích của Cambodia, một trong những kỳ quan của thế giới. (Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)



        Bản đồ Cambodia. (Hình: www.cia.gov)



        Cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh, cửa ngõ vào Cambodia. (Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)



        Mỗi ngày có hàng ngàn người dân biên giới qua lại của khẩu làm ăn, buôn bán. (Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)





        Phóng sự của Trần Tiến Dũng/Người Việt

        Kỳ I: Qua cửa khẩu theo tour du lịch


        Lời Tòa Soạn: Trong số báo hôm nay, nhật báo Người Việt kính mời quý độc giả đón đọc loạt phóng sự nhiều kỳ của đặc phái viên Trần Tiến Dũng với tựa đề “Băng qua Cambodia”.
        Bắt đầu cộng tác với báo Người Việt trong khoảng 2 năm trở lại đây, Trần Tiến Dũng (hiện đang sinh sống tại Sài Gòn, Việt Nam) đã được độc giả ưa thích bằng những bài phóng sự, ghi chép, phỏng vấn... rất chân thực về đời sống xã hội của người dân tại Việt Nam, đặc biệt là đời sống của tầng lớp dân nghèo thành thị ở Sài Gòn.
        Ðầu Tháng Ba vừa qua, Trần Tiến Dũng của báo Người Việt đã có một chuyến đi kéo dài 4 ngày xuất phát từ cửa khẩu Mộc Bài (tỉnh Tây Ninh) Việt Nam băng qua chiều ngang đất nước Cambodia và nơi dừng chân cuối cùng là di tích khu đền Angkor Wat và Angkor Thom (Ðế Thiên-Ðế Thích), thuộc tỉnh Siem Reap. Trong chuyến đi này, phóng viên Trần Tiến Dũngghi nhận lại một phần nào đời sống, xã hội và chính trị của một quốc gia dân chủ còn quá non trẻ nằm ngay bên cạnh Việt Nam, và lồng trong đó là một mảng đời sống khốn khó và bất an của những Việt kiều ở quốc gia này.
        Người Việt
        Khi chính quyền Việt Nam có chủ trương mở rộng việc cấp hộ chiếu phổ thông (giấy thông hành hay passport) cho công dân, nhiều người dân Sài Gòn đã chịu khó đi tới “cơ quan công an quản lý xuất nhập cảnh” nằm ở đầu đường Nguyễn Du, quận 1, bỏ túi sẵn hai trăm ngàn đồng Việt Nam và xếp hàng làm thủ tục xin cấp passport. Sau ba tuần lễ là họ có trong tay cái cuốn sổ xanh lá cây, in hình quốc huy thơm thơm mùi giấy mới.
        Rủ nhau đi làm passport là mốt của người Sài Gòn. Khi họ có cái “cuốn sổ” hộ chiếu màu lá cây xanh, chẳng lẽ cất trong tủ hoài không đi nước ngoài được lần nào thì mắc cỡ chết. Vậy là họ rủ nhau đi Cambodia. Ôi! Xứ Cambodia chắc chắn là mọi chuyện “bèo”, có nghĩa là thua Việt Nam nhưng dù sao đó cũng là nước ngoài, cũng có kỳ quan thế giới Ðế Thiên-Ðế Thích và dù sao cũng là xứ dân chủ đúng hiệu. Vậy là họ vui vẻ chịu tốn 199 đô la cho chuyến đi 4 ngày, 3 đêm, riêng chi phí nhập cảnh vào Cambodia 25 đô la.
        Trên một chuyến xe đưa khách đi du lịch sang Cambodia bằng đường bộ của công ty du lịch Fiditourist. Cô hướng dẫn viên luôn miệng nhắc đi nhắc lại cách thức làm thủ tục qua cửa khẩu, trên tờ giấy màu vàng ai đem theo trên 7,000 đô la phải khai, có mang hàng hóa trị giá trên 300 đô la phải đóng thuế, ai có nhu cầu đi vệ sinh thì nên đi ở cửa khẩu phía Việt Nam cho khỏi tốn tiền, qua bên phía Miên là phải tốn 2000 ria (8,000 đồng tiền Việt, 50 cents Mỹ) cho một lần đi tiểu... Nhưng rốt cuộc cô cũng nói tới cái điều mà mọi người đi tour này ai cũng quan tâm.
        - Các ông bà biết không, bên Cambodia điện thoại di động rẻ tới bất ngờ, có thể nói là rẻ hơn ở Việt Nam từ một đến hai trăm đô là chuyện thường. Tất nhiên là hàng không có nguồn gốc, ai có nhu cầu mua vài cái về bán lại kiếm lời thì nhớ đừng khai gì hết, cứ việc lột hộp xếp vào vali còn điện thoại thì nhét túi trên túi dưới, nhét được bao nhiêu thì cứ nhét. Ngày về cứ hồn nhiên đi qua cửa khẩu, ok!
        Cả tour du lịch gần bốn mươi con người mới trước đó ít phút còn mệt hả họng vì cái nắng biên giới bây giờ lại nhộn nhạo vui vẻ hẳn lên. Có người nói:
        - Thế còn gì kiếm lãi được nữa không nào, máy ảnh kỹ thuật số thì sao? Cô chỉ nốt để biết mà kiếm chút lãi bù chuyện chơi bời.
        Những năm gần đây, số liệu thống kê của ngành du lịch cho biết, số người Việt Nam đi du lịch vào Cambodia ngày càng tăng. Ở cửa khẩu Mộc Bài, cửa khẩu chính mở vào con đường xuyên Á đi vào xứ Cambodia, xứ sở được coi là nghèo hơn Việt Nam. Người hướng dẫn viên du lịch người Miên gốc Hoa bên phía Cambodia không hề ngại ngần khi nói:
        “Dân Cambodia mỗi năm làm ruộng có một mùa mưa, mùa khô họ cũng làm ruộng nhưng là làm “ruộng khô” nên đẻ nhiều lắm. Từ Mộc Bài vào sâu trong nội địa tỉnh Svay Riêng chừng mười lăm cây số là không có điện đốt đèn đâu...”
        Những du khách đang có mặt trên xe nhìn cảnh nghèo đìu hiu của đời sống người bản xứ hai bên đường hẳn đều có chút ngậm ngùi. Người hướng dẫn viên gốc Hoa lại tiếp tục nói với cái giọng lơ lớ:
        “Ông bà có thấy cái bảng bên đường kia không hà! Không phải là bảng quảng cáo hàng hóa gì đâu mà là bảng quảng cáo cho đảng của ông Thủ Tướng Hun Sen. Hà, đất Cambodia có 30 đảng đang hoạt động chính trị hợp pháp. Dân muốn ai thì cứ bầu cho người đó. Mới tuần trước đây Vua Norodom Sihamodi thông qua Thủ Tướng Hun Sen, cho phép người đứng đầu đảng đối lập Sam Rainsy về nước chuẩn bị bầu cử vào Tháng Sáu, hà!”
        Qua cửa khẩu Mộc Bài, dù để đi du lịch nghiêm chỉnh hay chỉ là “du lịch” buôn lậu hoặc đánh bài. Nhưng khi tới một đất nước có nền kinh tế nghèo hơn xứ mình, tất nhiên mỗi người Việt thấy “tự hào” về dân tộc là chính đáng nhưng có lẽ không một ai có chút hiểu biết lại không tin rằng: Khác với đất nước chúng ta, người dân Campuchia đang sống dưới một thiết chế tự do - dân chủ thật sự. Và tương lai khi thiết chế chính trị này ổn định chắc chắn đất nước này sẽ phồn vinh bền vững...
        (Còn tiếp)
        Kỳ tới: Buôn lậu và đánh bài ở cửa ngõ biên giới.

        Vài nét về Cambodia
        - Vị trí địa lý: Nằm ở Ðông Nam Á, tiếp giáp với Thái Lan, Việt Nam và Lào.
        - Diện tích: 181,040 km vuông. Trong đó, diện tích mặt đất: 176,520 km vuông; diện tích mặt nước: 4,520 km vuông.
        - Có đường biên giới dài: 2,572 km. Tiếp giáp với Lào 541 km; với Thái Lan 803 km và Vietnam 1,228 km.
        - Có 20 tỉnh và 4 thành phố (thị xã). 20 tỉnh gồm: Banteay Mean Chey, Batdambang, Kampong Cham, Kampong Chhnang, Kampong Spoe, Kampong Thum, Kampot, Kandal, Koh Kong, Kracheh, Mondol Kiri, Otdar Mean Chey, Pouthisat, Preah Vihear, Prey Veng, Rotanakir, Siem Reab, Stoeng Treng, Svay Rieng, Takao.
        4 thành phố là Keb, Pailin, Phnom Penh, Preah Seihanu.
        - Thủ đô: Phnom Penh.
        - Dân số: 13,607,069 (số liệu Tháng Bảy năm 2005). Người Khmer 90%, Việt Nam 5%, người Hoa 1%, các sắc dân khác 4%. 95% dân số theo đạo Phật, các tôn giáo khác 5%.
        - Ngôn ngữ chính: Khmer (official) 95%, tiếng Pháp và tiếng Anh.
        (Nguồn: www.cia.gov)
         
        http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=41373&amp;z=1
        #4
          Như Ý P 27.06.2008 00:11:14 (permalink)
          Campuchia

          Bản đồ Văn hóa Du lịch VietMap
          Jump to: navigation, search

          Hình:Cambodia4.png
          Preăh Réachéanachâkr Kâmpŭchea







          Hình:Flag of Cambodia.svg
          Hình:Coa cambodia.jpg

          (Quốc kỳ)
          (Quốc huy)

          Khẩu hiệu quốc gia: Hình:Kh-Motto.png
          (Tiếng Khmer: "Quốc gia, Tôn giáo, Hoàng thượng"

          Quốc ca: Nokoreach

          Hình:LocationCambodia.png

          Thủ đô
          Phnom Penh (Nam Vang)
          Tiêu bản:Coor dm




          Thành phố lớn nhất
          Phnom Penh

          Ngôn ngữ chính thức
          Tiếng Khmer¹

          Chính phủ
           • Vua
           • Thủ tướng

          Quân chủ lập hiến dân chủ
          Norodom Sihamoni
          Hun Sen

          Độc lập
           • Tuyên bố
           • Công nhận
          Từ sự cai trị của Pháp
          1949
          1953

          Diện tích
           • Tổng số
           • Nước (%)
           

          2,5%

          Dân số
           • Ước lượng
           • Thống kê dân số
           • Mật độ
           
          13.363.421
          11.437.656
          74 người/km²

          HDI
          0,571 trung bình

          GDP
           • Tổng số (PPP)
           • Trên đầu người (PPP)
           
          29,344 tỉ Mỹ kim
          2.189 Mỹ kim

          Đơn vị tiền tệ
          Riel² (KHR)

          Múi giờ
           • Quy ước giờ mùa hè
          UTC+7


          Tên miền Internet
          .kh

          Mã số điện thoại


          ¹ Nhiều người hiểu tiếng Pháptiếng Anh
          ² Đô la Mỹ rất thông dụng.
          Vương quốc Campuchia (tiếng Khmer là ព្រះរាជាណាចក្រ កម្ពុជា), cũng còn được gọi là Căm Bốt (theo tiếng Pháp: Cambodge) hay Cao Miên (theo âm Hán Việt của từ Khmer), là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương ở vùng Đông Nam Á, nằm nối liền với vịnh Thái Lan ở phía Nam, vương quốc Thái Lan ở phía Tây, CHDCND Lào ở phía Bắc và CHXHCN Việt Nam ở phía Đông. Campuchia có ngôn ngữ chính thức là tiếng Khmer, thuộc nhóm Môn-Khmer trong hệ Nam Á.
           
          http://www.bandovanhoa.net/Campuchia
          #5
            Chuyển nhanh đến:

            Thống kê hiện tại

            Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
            Kiểu:
            2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9