ĐI TÌM MÙA XUÂN DÂN TỘC
Thần Báo 29.06.2008 22:44:07 (permalink)
Đi Tìm Mùa Xuân Dân Tộc
-------------------------------------------------------
Gồm các bài viết của Thần Báo và góp ý của bạn đọc
với mục đích sẽ hình thành chính sách tổ chức và cán bộ dân tộc tương lai
trong tinh thần văn hóa Việt: "Bọc Mẹ Trăm Con,
Việc Nước là việc chung, trăm người trăm việc và mỗi người một việc."
* * *
Kính chào toàn thể Quý Vị và Qúy Bạn và mời tham gia cộng tác với mục đích nói trên.
Đa tạ,
 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 30.06.2008 08:21:51 bởi Thần Báo >
#1
    Thần Báo 29.06.2008 23:09:32 (permalink)
    Nostradamus: Chính Nghĩa Quốc Gia Việt Nam 
        

      
    MICHEL DE NOSTRADAMUS (1503-1566) 

    Thần Báo Phạm Văn Bản

    Ðã bao thế kỷ Tiên Tri Nostradamus (1503-1566) dùng ẩn ngữ trong 100 đoạn 4 câu 10 chương thơ ghi lại sở kiến trong Les Propheties. Từ thung lũng St. Rémy-de-Provence quê hương nước Pháp tiên tri Nostradamus lên tiếng bênh vực cho Dân Tộc Việt Nam và làm sáng tỏ Chính Nghĩa Quốc Gia, lấy lại danh dự cho những người chiến sĩ cầm súng chiến đấu cho lý tưởng tự do. Đặc biệt Nostradadus nhận diện kẻ thù và Cuộc Chiến Quốc Cộng 27 Năm, từ năm 1948 tới 1975, nhưng việc Dựng Nước và thiết lập thể chế chính trị Dân Chủ Việt trên quê hương ta hôm nay vẫn chưa hoàn thành... cho nên công cuộc diệt Cộng vẫn còn đang tiếp diễn, như ghi trong đoạn thơ 8/77 Les Propheties:
     
    L’antechrist trois bien tost annichilez,
    Vingt et sept ans sang durera sa guerre:
    Les heretiques morts, captifs exilez,
    Sang corps humain eau rougie greler terre.
     
    Tên qủy vương sẽ hủy hoại ba quốc gia,
    Cuộc chiến đẫm máu do hắn gây ra kéo dài 27 năm:
    Người phản động phải chết, kẻ bị bắt thì biệt xứ,
    Máu và xác người nhuộm đỏ nước và làm tê cóng đất.
     
    1. Antéchrist: Qủy vương
     
    Theo ngôn ngữ và niềm tin của người tây phương, Christ nghĩa là đấng cứu thế, đấng cứu tinh, hay vị mang lại an bình cho con người. Đối nghịch với đấng cứu thế là antéchrist kẻ gây thảm họa cho nhân loại như Napoléon, Hitler, Hồ Chí Minh… được gọi là qủy vương.
     
    2. Trois bien tost annichilez: Sớm hủy hoại ba quốc gia 

    Nostradamus tiên báo Hồ Chí Minh sẽ gieo tai họa, tàn phá và sớm hủy họai 3 quốc gia Việt - Miên - Lào.
     
    Theo cổ ngữ, chữ annihilé nghĩa là đang có mà bị làm thành ra không, bị tiêu diệt, hủy hoại tàn phá. Có nhà giải đoán cho rằng chữ trois chẳng những là 3, mà còn hiểu là thứ ba, như Hồ Chí Minh là qủy vương thứ ba, vì trước ông đã có Napoléon và Hitler. Nhưng lý luận như thế, đúng thì đúng nhưng chưa rõ ràng vì không hiểu đoạn sấm nói cái gì bị hủy hoại, tai họa xứng tầm vóc của qủi vương phải là cấp quốc gia. 
    Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 trong trại tù cải tạo đã được nhiều người thừa nhận ông Hồ là qủy vương thứ ba và cùng đồng bọn đầu trâu mặt ngựa, ra sức phá hoại ba quốc gia Ðông Dương Việt Miên Lào. 

    3. Vingt et sept ans sang durera sa guerre: Cuộc chiến 27 năm 
     
    a. Cái mấu chốt đoạn 8/77 là con số 27 năm, chìa khóa giúp chúng ta nhận diện qủy vương. 

    Ðang khi nhà giải sấm phương tây cho rằng cuộc chiến 27 năm sẽ xảy ra vào hậu bán thế kỷ 20, một thời điểm trước khi khởi đầu Kỷ Nguyên Mới. Nhưng thời gian gần đây khi thế kỷ 21 cận kề, vẫn chưa thấy có sự gì nghiệm ứng, cho nên phải dời ngày, J. C. de Fontbrune của Nostradamus để hy vọng có sự kiện xảy ra. Sở dĩ có việc này vì nhiều nhà giải sấm ít xét tới cuộc chiến tranh Việt Nam 27 năm. 

    b. Do dấu chỉ trong đoạn sấm chúng ta liên tưởng tới cuộc chiến Việt Nam vừa qua trên quê hương, từ sự kiện Hồ Chí Minh tuyên bố lập Ðảng Cộng Sản Ðông Dương, trên danh nghĩa gồm ba quốc gia Việt Nam, Ai Lao và Kampuchia vào năm 1930.
     
    Năm 1930, hay ít ra là vào năm 1945, cuộc chiến tranh tàn khốc ở Việt Nam luôn luôn được gọi là cuộc chiến chống Pháp do Hồ Chí Minh lãnh đạo. Nếu tính thời gian của cuộc chiến từ năm 1930, hay từ năm 1945, cho tới năm 1975 thì nó kéo dài từ 45 năm hay ít nhất là 30 năm. Ðây cũng chỉ là mốc lịch sử nhìn theo sự kiện vây bọc bởi yếu tố tuyên truyền xuyên tạc của phe thắng trận. 

    Nhưng Tiên Tri Nostradamus không nhìn vào lịch sử Việt Nam cận đại qua tuyên truyền của Cộng sản, mà căn cứ vào nội dung, vào nguyên cớ, vào chính nghĩa của chiến. Đó là Cuộc Chiến Quốc Cộng 27 Năm. 
    Cuộc chiến chống thực dân Pháp của người Việt Nam đã không chỉ khởi đầu từ khi Hồ Chí Minh lập Ðảng Cộng Sản kháng Pháp, mà đã có từ khi chiến thuyền của Pháp bắt đầu nã đạn đại bác vào Ðà Nẵng, năm 1847. 

    Công cuộc kháng chiến chống Pháp để dành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước cũng không thể chấm dứt qua lời tuyên bố Hồ Chí Minh vào năm 1945… mà tiếp tục tới khi hiệp định ký kết giữa hai chính phủ Pháp và Ngô Ðình Diệm vào năm 1955. Mặc dù trước đó, tháng 3 năm 1946, Hồ Chí Minh ký hòa ước cho quân đội Pháp có quyền ở lại Việt Nam. Ðiều này chứng tỏ ông Hồ là người bán nước. 

    Mặc dù Ðảng Cộng Sản lạm nhận và cướp công kháng chiến. Mặc dù Hồ Chí Minh hoạt đầu chính trị thì dưới cái nhìn của Tiên Tri, vai trò tác nhân chính yếu trong cuộc chiến chống thực dân Pháp qua biến cố 1945 vẫn là của Toàn Dân Việt Nam. 

    Chúng ta không ai lại không thấy sức mạnh đích thực trong công cuộc khởi nghĩa kháng chiến chống Pháp, chống Nhật ở giai đoạn 1948 tới 1955 là tinh thần, là tâm huyết, là vì Quốc Gia Dân Tộc của Toàn Dân Việt Nam. Sức mạnh này đã không thể, không hề phát sinh từ cuồng vọng thực hiện chủ nghĩa cộng sản tam vô như người Cộng sản rêu rao.

    Cộng sản giỏi dùng thủ đoạn lường lọc, đánh lận con đen, tráo trở và mạo mượn danh nghĩa “độc lập dân tộc, thống nhất đất nước” để cướp công kháng chiến của toàn dân, tiêu diệt các đảng phái Quốc Gia… Cho nên sau những năm 1975 đến nay, hơn 30 năm Cộng Sản bị lột trần bộ mặt giả nhân gỉa nghĩa và mang lại hậu quả tranh dành quyền lực, tạo bất công xã hội, tham nhũng hối lộ, mua quan bán tước, lãng phí tài nguyên tạo nên cảnh dân đói nước nghèo. Việt Nam hôm nay lạc hậu chậm tiến, thua xa các nước trong vùng Thái Lan, Mã Lai, Tân Gia Ba, Nam Dương, Phi Luật Tân, Ðại Hàn hay Nhật Bản về mọi phương diện trong cuộc sống con người; tai hại nhất là nền Văn Hóa Giáo Dục Việt Nam bị băng hoại. 

    c. Cái nhìn của Nostradamus, dù ông Hồ và đảng Cộng sản có trí trá thì những gì lạm nhận lịch sử cũng chỉ kéo dài tới năm 1948. 
     
    Năm 1948, những người Việt Nam chiến đấu cho đại nghĩa, vì quốc gia dân tộc đại diện cho toàn dân chống thực dân Pháp và chống Cộng đã chính thức thành lập một cơ cấu chính trị của một quốc gia độc lập và thống nhất (Tam Kỳ: Bắc-Trung-Nam) do Quốc Trưởng (Bảo Ðại), Thủ Tướng (Nguyễn Văn Xuân), Chính Phủ (Trung Ương Lâm Thời) và Hội Ðồng Quốc Gia (gồm đại diện các chính đảng và các giáo phái), Quốc Kỳ (Cờ Vàng 3 Sọc Ðỏ), Quốc Ca (Này công dân ơi…) với danh xưng Quốc Gia Việt Nam. 

    Nhìn vào giai đoạn lịch sử, chúng ta tiếc rằng trong thời kỳ khai sinh Quốc Gia Việt Nam non trẻ ấy đã không được nhiều người biết đến vì dân chúng lúc đó bị phe Cộng tuyên truyền đánh lạc hướng. 

    Nhưng không lọt qua con mắt tiên tri, Nostradamus cho rằng từ năm 1948 là thời điểm bắt đầu Chiến Tranh Quốc Cộng 27 Năm, vì từ năm đó cuộc chiến mang Tinh Thần Quốc Gia do Quốc Trưởng Bảo Ðại cầm quyền và chính thức ra mặt đối kháng với tập đoàn Cộng Sản Tam Vô. 

    Cũng theo tiên tri thì năm 1948 là khởi đầu cuộc chiến mang chính nghĩa và chiến tuyến rõ ràng giữa Quốc Gia Việt Nam và bọn Phiến Loạn Tam Vô, tay sai Đế Quốc Cộng Sản. Cuộc chiến kéo dài từ 1948 cho 1975 là đúng 27 năm.
     
    Bởi thế nên chúng ta mới có câu “Chánh thắng tà,” theo như lời dặn giữ nước của quốc sư Nguyễn Trãi trong Bình Ngô Ðại Cáo: “Ðem chí nhân mà thay cường bạo, lấy đại nghĩa mà thắng hung tàn” là những điều ở nơi giặc Cộng tam vô không thể có, không thể đổi, không thể tráo trở. 
     
    4. Do qủy vương gây ra 
    a. Tiên tri Nostradamus nhìn nhận rằng cuộc chiến đẫm máu của Việt Nam là do qủi vương Hồ Chí Minh cố tình tạo ra, chớ không cần thiết, không tình cờ, không do nhu cầu hay tình thế nào đòi hỏi phải có chiến tranh. 

    Nhìn lại các nước đồng cảnh ngộ, tình hình chính trị thế giới xung quanh thời điểm 1948 – 1975, nếu ba nước Ðông Dương không gặp nạn qủy vương và tập đoàn đầu trâu mặt ngựa thì đất nước và đồng bào của chúng ta không bị tàn phá và thoái hóa, thì không có cảnh nghèo nàn và chia rẽ dân tộc một cách sâu đậm và bi thảm nặng nề như ngày hôm nay. 
    Nếu trào lưu tiến bộ bình thường của thế giới, nếu những người vì quốc gia dân tộc không bị cướp công, không bị mưu hại và nếu nước ta không có quốc nạn Cộng Sản, một bọn người chỉ biết cúi đầu, gục mặt tuân hành chính sách bành trướng bá quyền của quan thày Nga Tàu, thì việc giải thoát đất nước khỏi ách thực dân Pháp đâu đến nỗi phải xử dụng bạo lực gây chiến tranh chết chóc. Đau thương khốn cùng, hơn 4 triệu sinh linh đồng bào hai miền Nam Bắc Việt Nam tử nạn. Lê Duẫn huyênh hoang tuyên bố: “Chỉ có bạo lực mới là đường thống nhất đất nước...” Tới hôm nay, sau 30 năm tuy có thống nhất lãnh thổ nhưng không thống nhất nhân tâm con người. Hơn 80 triệu dân lành đành ngậm đắng nuốt cay trước sự cai trị bạo tàn hà khắc của tập đoàn Cộng Sản.  

    Trên thực tế người Pháp đồng ý trao trả độc lập cho nhân dân Việt Nam, nhưng Hồ Chí Minh lại theo lệnh Nga Tàu quyết buộc Pháp phải trao trả Việt Nam cho đế quốc cộng sản và gây ra cuộc chiến. 

    b. Từ năm 1948 -1975, bọn qủi vương và đầu trâu mặt ngựa ngụy tạo chiêu bài “chống Mỹ cứu nước” và xâm chiếm miền Nam Việt Nam tự do mà dâng cho đế quốc Cộng Sản, tàn phá hủy hoại quê hương, chém giết sát hại bao triệu đồng bào vô tội. Chúng xử dụng bạo lực và manh nha thành lập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam từ nhũng năm 1959. Chúng đã khủng bố, phá hoại cuộc sống tự do hạnh phúc của dân chúng Miền Nam, đặt mìn vào cầu cống, khách sạn, pháo kích vào nhà thờ, chùa chiền, trường học, bệnh viện và tàn sát lương dân. Bởi đó trước sự leo thang chiến tranh và bành trướng lực lượng cố vấn Nga Tàu của Cộng Sản Bắc Việt, thì tới năm 1961 Hoa Kỳ phải cử cố vấn quân sự đến giúp Việt Nam Cộng Hòa, và phe Cộng lại viện dẫn lý do này mà rêu rao chiêu bài chống Mỹ cứu nước.
     
    Nếu Việt Cộng thành tâm tin tưởng rằng sự hiện diện của người Mỹ là tai hại của dân Việt và toàn dân có nhiệm vụ hy sinh cho tới giọt máu cuối cùng để đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào… thì xin hỏi tại sao chỉ có vài ba ngày sau tàn cuộc chiến, bọn chúng bắt đầu cầu khẩn xin Mỹ trở lại Việt Nam (xin bang giao với Hoa Kỳ vào ngày 3 tháng 6 năm 1975). 

    Với những chiêu bài ngụy tạo “giải phóng dân tộc,” “bài phong đả thực,” “tranh thủ tự do,” “chống Mỹ cứu nước” chỉ là mưu đồ độc hại để cho qủi vương Hồ Chí Minh và đảng đầu trâu mặt ngựa gây ra cuộc chiến “huynh đệ tương tàn, nồi da xáo thịt.” 
     
    5. Les heretiques morts: Ðẫm máu, người phản động phải chết 

    Cuộc chiến nào mà chẳng đẫm máu, phải chăng thưa ông Nostradamus, nhưng cuộc chiến do Cộng Sản chủ xướng, thì tàn bạo khốc liệt đẫm máu gấp bội lần, khiến cho  

    đất nước điêu linh
    cỏ cây sơ xác
    người ở lại đắng cay sầu muộn
    kẻ ra đi tức tưởi thê lương
    bậc hiền tài chịu tù đày bạc đãi
    đứa vô luân đắc thắng huyênh hoang
    những bầy trí quẩn lòng tham
    xa nguồn lạc gốc
    dựa ác nhân hại chính nghĩa luân thường
    thế cho nên
    non sông châu mày
    kiếp nạn
    Tổ Tiên tiền bối
    trách mắng muộn phiền… 

    đến nỗi ông phải liệt kê thảm trạng Chiến Tranh Việt Nam: 

    a. Chữ heretiques chỉ người chống đối, giáo điều, lạc đạo, phản giáo, cộng sản giáo điều đã giết những người chúng cho rằng phản giáo, đi ngược đường lối xã hội chủ nghĩa theo phương châm "Thà giết lầm hơn tha lầm." 
    Qủy vương chủ trương biến cả nước thành nhà tù, biến toàn dân thành nô lệ: tự do bị cướp đoạt, nhân quyền bị chà đạp, nền dân chủ truyền thống bị thủ tiêu. Lãnh thổ Việt Nam biến thành bàn đạp cho gót giầy chinh phục của chủ nghĩa bành trướng Ðế Quốc Ðỏ. Tà thuyết duy vật hủy hoại trầm trọng nền giáo dục văn minh Việt tộc, phủ nhận ý nghĩa thiêng liêng của của tổ quốc và gía trị đạo đức của nền văn hóa cổ truyền: Văn Hóa Tiên Rồng. 

    Qủa thật không còn từ ngữ nào chính xác hơn heretiques của Nostradamus để diễn tả bọn người cuồng tín, cuồng nhiệt với tà thuyết duy vật biện chứng pháp. Việt Cộng vâng theo mệnh lệnh quan thày Nga Tàu. 

    b. Trên khắp nẻo đường đất nước từ tỉnh thành thịnh vượng của Miền Nam Việt Nam tự do với cuộc sống ấm no hạnh phúc… cho tới vùng thôn quê xa xôi hẻo lánh đồng lúa vàng bạt ngàn cho dân an hưởng trong cuộc sống gạo trắng trăng thanh… Nhưng, Việt Cộng tràn về, thiêu hủy tàn phá đời sống ấm no sung túc ấy của toàn dân, Tố Hữu cổ võ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam:

    Cứ xốc tới, cứ chảy máu, cứ rơi đầu
    Mỗi xác thây sẽ là một nhịp cầu
    Cho ta bước tới chân trời khát vọng 

    Khổ nạn cho bao triệu lương dân đang sống hạnh phúc trong mái ấm gia đình bên cạnh người thân, vợ hiền con thảo… thì bỗng dưng bị Việt Cộng bắt mang đi cải tạo, đấu tố, chặt đầu trong đêm tối, ra bờ đìa mò tôm, hay đi chầu giun. Xin hỏi có còn gì cái gọi là giải phóng, là công lý? 

    c. Việt Cộng khép tội cho chúng ta là ngoan cố, là chống đối, là phản động và bắt chúng ta ta mang ra chặt đầu không chút lý lẽ, không gợn từ tâm, không lời giải thích. 

    d. Nostradamus dùng một lời ngắn gọn và chính xác Les heretiques morts để đi đến kết luận trong một tình huống phũ phàng: Phản động! Chết! Tiếng thét ấy làm cho người viết chết lặng khi nhớ lại khúc nhôi bao tháng năm cùng cực trong tù cải tạo, nhìn bao cảnh đồng đội chịu thảm sát. Tiếng chết thét lên… chen lẫn tiếng cười man rợ của bọn cán bộ quản giáo Việt Cộng nhăm nhe cây súng AK. 

    6. Captifs exilez: Kẻ bị bắt thì biệt xứ 

    Họ bị bắt chớ không tự nguyện, bị cưỡng bách chớ không vì lý tưởng vô sản mà dấn thân phục vụ qủy vương. 

    a. Hình ảnh dân công đạo binh đang khiêng vác, tiếp tế cho bọn qủy đỏ trên đường trường Trường Sơn. Hàng chục vạn dân bỗng nhiên bị cưỡng bức đi B ăn đói nhịn khát và khổ sở hơn thân trâu ngựa… Từng đoàn người ốm yếu xanh xao, lam lũ lê đôi chân mòn trên dốc đá, thất thểu khiêng những thùng súng đạn do quan thày Nga Tàu sản xuất phục vụ chiến trường, tiến vào chốn hiểm nguy rừng thiêng nước độc… Ra đi không hẹn ngày về, yếu mệt thì bị đạp qua lề đường nằm chờ thần chết, và không ai chăm sóc thuốc men. Thanh niên Miền Bắc chịu khốn khổ hơn cả phạm nhân hình phạt khổ sai biệt xứ. 

    b. Có ai thấu cho nỗi thống khổ của hàng vạn thiếu nữ Việt Nam bị cưỡng bách đi làm hộ lý, nô lệ tình dục cho loài qủi đỏ cái mà chúng gọi là công tác phục vụ chiến trường. Tiên Tri Nostradamus phải chăng vì qúa đau lòng cho dân tộc Việt Nam mà ngậm ngùi đặt bút viết ra giòng chữ này? 

    c. Hình ảnh người tù cải tạo của những sĩ quan quân-cán-chính Việt Nam Cộng Hòa bị Cộng Sản phản bội, lường gạt bởi chính sách hòa hợp hòa giải 7 điểm của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam công bố trước ngày 30 tháng 4 năm 1975. Ðây là một chính sách lòe bịp tù hàng binh một cách trắng trợn, vô nhân đạo mà trên thế giới này chưa một lần xảy ra. 

    Theo lệnh buông súng của Tổng Thống VNCH Dương Văn Minh, bàn giao đơn vị, trở về xum họp với gia đình và trở thành công dân trong xã hội mới. Ôi nghe sao thật êm tai, nhưng vừa tiếp thu xong, chưa kịp về nhà là Việt Cộng trở mặt ra lệnh tập trung học tập cải tạo.

    Trình diện Ban Quân Quản kê khai lý lịch… bọn chúng nhón từng sĩ quan đưa vào khám kín nhốt lại, chờ trời tối đóng cùm giải lên xe bít bùng di chuyển về khám lớn. Khoảng tháng sau, khi đủ túc số thì chúng mở khóa học gọi là ba bài khai tâm với mục đích thanh lọc và chuyển về trại tù binh vốn sẵn trong bưng nơi rừng thiêng nước độc mà tra tấn hành hạ, lao động khổ sai biệt xứ. Không biết bao nấm mồ tù hàng binh cải tạo đã chôn sống xung quanh nhà tù. 

    7. Sang corps humain eau rougie greler terre: Máu và xác người nhuộm đỏ nước và làm tê cóng đất 
    Nhìn lại chiến tranh Việt Nam, Nostradamus bật khóc trước cảnh đau thương hãi hùng. Hơn bốn triệu sinh linh bị tên qủy vương và bọn đầu trâu mặt ngựa tàn sát. Những vụ đấu tố thanh trừng, những vụ thủ tiêu ám sát, những vụ chôn sống tập thể, những vụ tập trung cải tạo… kể sao cho hết tội lỗi của Việt Cộng. Có cảnh nào kinh hoàng rùng rợn hơn trận biển người? Hàng ngàn vạn dân lành, hầu hết chỉ là thiếu nhi và ông gìa bà lão bị bọn qủi đỏ đẩy ra làm bia đỡ đạn, mà đạp lên bãi mìn hay tiến vào chốn trăm ngàn họng súng nổ vang? 

    Nostradamus, còn có chữ nào khác để diễn tả cuộc chiến VN nữa không? Máu dân Việt phải đổ ra, lênh láng tràn ngập nhuộm đỏ cả nước! Xác dân Việt đã lầy đất, khí lạnh của xác làm tê cóng cả mặt đất. 
    Nostradamus, sao không nói thêm về nước mắt? Nước mắt của ông, nước mắt của tôi, và của bao chục triệu dân Việt đầm đìa suốt bao chục năm. Nước mắt khóc mẹ khóc cha, nước mắt mất con mất chồng, nước mắt trẻ thơ côi cút, nước mắt đứt ruột nát lòng của triệu con người vô tội đang bị xác thân tàn phế, tâm thần rối loạn, gia đình tan nát, nước mắt tức tửi cho thân phận quê hương dân tộc tôi. Nước mắt đau thương ấy đang còn kéo dài tới nay mà còn khổ lụy, gông cùm xiềng xích của qủi vương và bọn đầu trâu mặt ngựa. 

    Nostradamus, sao không nói thêm về lửa, ngọn lửa hỏa ngục đã theo bọn qủy đỏ tràn về thiêu đốt biết bao nhà cửa ruộng vườn, trường học bệnh viện, làng thôn phố xá, đền đài lăng miếu Việt Nam? 
    Vâng, ngôn ngữ loài người cũng có giới hạn, làm sao mà diễn tả hết nhưng nỗi khổ sở đắng cay của dân tộc tôi phải chịu qua bạo nghịch của loài qủy đỏ. Qủy vương hủy hoại ba quốc gia Hồ Chí Minh? 

    8. Renard: Con Hồ ly 

    Nostradamus chẳng những đã tiên báo cuộc chiến tàn khốc 27 năm do qủy vương cầm quyền, mà còn vạch mặt chửi thẳng tên Hồ Chí Minh (Renard), không những chỉ gọi đích danh và nêu rõ bản chất gian manh xảo trá của Hồ ly, phơi bày cuồng vọng làm tay sai phục vụ quan thày Nga Tàu, và phanh phui động lực quái ác đã đưa đến hành vi độc hại kinh hoàng trong đoạn 8/41 Les Propheties: 

    Esleu sera Renard ne sonnant mot
    Faisant le sainct public vivant pain d’orge
    Tyrannizer apres tant à un cop
    Mettant à pied des plus grands sur la gorge. 

    Bác Hồ được chọn mà không nói tiếng nào
    Trước công chúng bác đội lốt vị thánh hiền sống khắc khổ
    Rồi cứ thế bất thần ra tay tàn độc
    Lấy chân đạp lên cổ họng những quốc gia to lớn nhất. 

    a. Renard: chồn, cáo, Hồ Chí Minh 

    Như chúng ta thường đọc, một chữ có thể có nghĩa thường mà còn để chỉ tên riêng. Sấm Nostradamus qủa thật đang xử dụng ẩn ngữ này, chữ Renard chẳng những có nghĩa là chồn, cáo, hồ ly, hồ tinh… bác Hồ. 

    Chúng ta cũng thấy có vài trường hợp tiêu biểu tương tự, đoạn 1/25 có chữ Pasteur. Thông thường, pasteur là người chăn cừu, là linh mục hay mục sư… Nhưng khi đọc theo nghĩa của toàn đoạn và sự kiện nghiệm ứng, thì pasteur chính là tên của nhà khoa học lừng danh Louis Pasteur, người khám phá sự nhiễm độc do vi trùng. 

    Chúng ta nhớ mấy mươi năm về trước, cơ quan tuyên truyền Ðức Quốc Xã cũng lợi dụng và tuyên truyền về đoạn 2/24 có chữ hister. Thời gian trước đó thì chữ này chỉ hiểu là tên dòng sông Danubeb trong tiếng Latin. 

    Tổng Trưởng Goeggels và Quốc Trưởng Hitler muốn ngầm hiểu hister ám chỉ Adolf Hitler. Sau khi xảy ra trận Thế Chiến II, mọi người đã công nhận đoạn sấm đó nói về tên đồ tể của nhân loại Hitler. 

    Trong tháng năm nằm tù cải tạo, mỗi lúc nghĩ tới 8/41 Les Propheties này lại khiến tôi phá lăn ra cười… cười tuôn nước mắt! Tự nhiên, họ tên Nguyễn Tất Thành do cha mẹ đặt, lại cạo sửa đổi tên Renard: Hồ Chí Minh mà mong nghiệm ứng với đoạn sấm của Nostradamus… Mặt khác, sao không dùng tên theo kiểu gọi người Việt là “Minh,” mà lại chọn theo lối gọi theo tây phương: Uncle Ho, Bác Hồ, Renard? 

    b. Esleu sera Renard ne sonnant mot: Bác Hồ được chọn mà không nói tiếng nào 

    Renard được chọn để làm việc cho người chọn bác, chớ không phải là bác tự ý làm việc, tự ý khởi công, tự lực cánh sinh. Và chẳng những được chọn để thi hành công tác làm tên tay sai mà không nói tiếng nào, bảo sao nghe vậy, cúi đầu tuân phục, cúc cung hầu hạ quan thày Nga Tàu. Bác chỉ biết làm theo mệnh lệnh của những người đã chọn bác và sai khiến bác. 

    Ðây là nhận định phũ phàng, nhưng thật là chính xác cho trường hợp Hồ Chí Minh, ông được quan thày Liên Sô tuyển chọn để bành trướng đế quốc cộng sản như lời tiên tri báo trước. Tiểu sử ông Hồ học trường huấn luyện tình báo KGB (năm 1923 – 24), trở về lập Ðảng Cộng Sản Ðông Dương gồm 3 quốc gia Việt Miên Lào. Hồ Chí Minh lại đi học thêm vào năm 1934 – 35, trước khi được thực sự giữ chức vụ điều hành đảng này. Trong suốt cuộc đời, Renard Hồ Chí Minh luôn luôn tuân hành các chi tiết từng điểm qua mọi chỉ thị và kế hoạch quan thày.

    Lịch sử chứng minh rằng, những chiêu bài “vì dân vì nước,” “độc lập tự do,” “giải phóng dân tộc,” “chống Mỹ cứu nước,” “thống nhất lãnh thổ”… chẳng qua là để thực hiện chủ nghĩa tam vô. Ðối với bọn người đã có chủ trương vô gia đình, xin hỏi, làm gì mà có dân tộc có đồng bào mà có yêu thương? Và chủ trương vô tổ quốc, thì làm gì mà có hy sinh để giải phóng?

    Cũng theo Nostradamus, Việt Cộng càng tôn thờ Hồ Chí Minh thì lại càng chứng tỏ lòng trung thành tuyệt đối với chủ nghĩa cộng sản! Càng xác nhận được chọn làm bung xung, làm tay sai tối mặt, làm tên nô lệ không nói tiếng nào, câm miệng cúi đầu mà cắt đất dâng biển cho ngoại bang. 

    c. Faisant le sainct public vivant pain d’orge: Trước công chúng Bác đội lốt vị thánh hiền sống khắc khổ 

    Thật tài tình… chỉ ba chữ trước công chúng là Nostradamus đã lột mặt nạ, và diễn tả cá tính bịp bợm của Hồ Chí Minh! Khi trong chốn riêng tư bác sống hoàn toàn khác với khi bác đứng trước đám đông công chúng! 

    Chẳng những thế tiên tri còn phết cho ba chữ rõ ràng bác đội lốt để nhấn mạnh về chủ tâm qủy quyệt gian manh của Renard Hồ! Ðây không phải là thái độ bình thường, mà là quyết tâm quyết chí để làm những việc gian manh xảo trá. Bác chỉ đội lốt, đóng vai… chớ bản chất của bác không có bất cứ điểm nào giống như vậy.

    Lịch sử Hồ Chí Minh đã sửa mặt, trồng râu, cấy tóc, cắt mắt, độn mũi, sửa cằm, căng môi, vân vân và vân vân sao cho gương mặt gian hùng của bác trở thành nhân hậu. Việc làm này đến nỗi Nostradamus đã coi Hồ Chí Minh như tên hề đeo râu đội mão, múa may trên sân khấu chính trường quốc tế. 

    d. Vivant pain d’orge: Vị thánh hiền sống khắc khổ 

    Bộ máy tuyên truyền Việt Cộng là chứng cớ xác thực trong điểm – Vivant pain d’orge: vị thánh hiền khắc khổ - của đoạn sấm. Và ông Hồ luôn luôn được trình bày như một vị thánh, một người đạo đức, có tài năng sáng tạo tư tưởng, văn chương thơ phú, viết lách… và liêm chính, quên mình vì quốc gia dân tộc, yêu nước thương nòi, bỏ cuộc sống riêng tư mà dành trọn tâm huyết, trọn đời lo cho dân cho nước, đó là vị… cha gìa dân tộc. Ông có một đời sống gương mẫu, khắc khổ như đi họp cũng chỉ mang theo củ khoai trong cặp dành ăn trưa, không màng cao lương mỹ vị, không vợ không con, và thức khuya dậy sớm, tất cả là vì dân vì nước.
     
    Ngày nay thì mọi người vỡ lẽ, đã thức tỉnh nhìn lại vở kịch hề Hồ Chí Minh nham nhở. Tên lưu manh Renard cũng hiếp gái tơ, cũng cướp vợ bạn, cũng tham cuồng dục vọng.

    e. Tyrannizer apres tant à un cop: Rồi cứ thế bất thần ra tay độc ác
     
    Tyranizer là tàn ác, bất nhân bất trí, độc tài chuyên chế… cái lốt thánh hiền của Renard cũng trở thành lộ liễu khi bác Hồ nắm được chính quyền vào năm 1945. Chớ khác ngày trước, chỉ có rất ít lâu la thân tín được biết rõ lòng gian trá xảo quyệt của ông, còn trước mặt quần chúng nhân dân thì bác vẫn luôn luôn đóng kịch, đội lốt thánh hiền.
     
    Tôi còn nhớ một đêm trong tù đã kể cho anh bạn nằm cạnh khi anh hỏi rằng nếu ông Hồ còn sống thì có lẽ chúng mình không tập trung cải tạo? Tôi trợn mắt ngạc nhiên nhìn anh và đáp: “Nếu ông Hồ còn sống thì cáp duồn… và nay thì chúng mình mồ mả đã xanh tươi?” Anh không nhớ, quản giáo lên lớp rằng trước lúc sinh thì, tướng tá hỏi bác:
     
    - Thưa đồng chí chủ tịch, chính sách của ta đối với ngụy quân ngụy quyền thì sao? 
    - C… Lúc đó ông Hồ ho lên rũ rượi, nói không còn nên lời… chữ c… khiến cho cán bộ xung quanh tưởng là cải tạo, mà quên chặt đầu. 
    - Cải tạo. Bao lâu thưa bác… 
    Ông Hồ tức giận qúa vì các cô các chú đồng chí làm sai lời bác… nhưng lúc này ông không còn nói được, chỉ biết trợn mắt xua hai bàn tay ho lên trước khi gục chết với tội lỗi phản dân hại nước mà ông gây ra... Bộ chính trị đảng Cộng sản VN chỉ hiểu và lẩm bẩm với nhau: “học tcải tạo theo thời gian của hai bàn tay bác 10 ngón, ngón ngắn ngón dài nhưng tổng cộng ít nhất là mười năm." Như vậy ông Hồ qua đời thì thật là phúc đức cho dân tộc, nếu không thì Việt Nam tuyệt chủng. 

    Hồ Chí Minh cũng không thể che dấu được bản chất bạo nghịch và chuyên chế của qủi vương. Bất cứ ai không thích hợp với quan niệm qủy dữ, bất cứ ai đi lệch đường hướng quan thày của ông Hồ dầu cho hợp tình hợp lý, nhân đức khôn ngoan, vì dân vì nước thực sự cách mấy chăng nữa, thì đều bị ông và đồng đảng thẳng tay giết hại. 

    Theo Nostradamus, Hồ Chí Minh đóng vai vị thánh hiền liêm khiết, nhân hậu ngoài mặt, nhưng đứng nhìn khoái chí trước bao chục triệu dân Việt quằn quại đói khổ triền miên trong bàn tay bạo nghịch bất nhân, nhưng ông chưa thỏa mãn qủy tính mà còn phát động chiến tranh xâm lăng Miền Nam tự do tàn sát hơn 4 triệu sinh linh.
     
    Trước đó ông Hồ giết hàng trăm ngàn chiến sĩ quốc gia, nhân tài, chất xám của đất nước từ những năm 1945 cho tới 1947. Tiếp đến phong trào cải cách ruộng đất ở miền Bắc của ông đã mở ra trong những năm 1953 tới 1957, gây ra cả một triệu đồng bào bị bức tử trong những đợt đấu tố man rợ - trí phú địa hào, đào tận gốc bứng tận rễ. Chúng ta cũng không thể quên những phong trào trăm hoa đua nở, Quỳnh Côi khởi nghĩa… đã bị Renard xóa sạch.
     
    Và ngay cả những đảng viên đã từng có công với chế độ của ông, bị chết thảm oan ức trong cuộc đấu tố, và họ bất mãn lên tiếng thì Hồ Chí Minh vội vàng vấy việc cho đồng chí Trường Chinh. Vì thế đã khiến cho hơn triệu đồng bào miền Bắc vừa nghe tin ông sắp tiếp thu Hà Nội là bỏ cả cơ nghiệp tài sản, nhà cửa ruộng vườn, mồ mả tổ tiên… mà bồng bé nhau trốn xuống tàu há mồm di cư vào Nam tìm tự do.
     
    Chạy tới đâu cũng không thoát nổi bàn tay Hồ Chí Minh! Và hàng vạn quân nhân, viên chức xã ấp miền Nam đã bị Việt Cộng ra tay ám hại trong những năm 1958 cho tới 1963. Tiếp đến Tết Mậu Thân 1968, hàng chục vạn đồng bào bị tàn sát và chôn sống tập thể! Ðại lộ kinh hoàng!
     
    Cho tới ngày Việt Cộng tiếp thu miền Nam, lại một lần nữa bao triệu người lại vứt bỏ tài sản cơ nghiệp mà ôm nhau xuống những chiếc thuyền nan ọp ẹp mà mưu thoát ra hải ngoại tìm đường con đường sống.
     
    Nhìn chung, Hồ Chí Minh dùng chiêu bài “chống Mỹ cứu nước” gây ra cuộc chiến xâm lăng hủy hoại hơn bốn triệu sinh linh, những người vô tội hai miền Bắc Nam, biến Quốc Gia Việt Nam trù phú thịnh vượng thành mạt vận nghèo đói nhất địa cầu!
     
    Tất cả chỉ để cho tên qủy vương, theo Nostradamus, là biểu dương quyền uy hiểm độc, thỏa mãn qủi tính Hồ Chí Minh, là tên bạo ngược và khát máu dân lành.
     
    g. Mettant à pied des plus grands sur la gorge: Lấy chân đạp lên cổ họng những quốc gia to lớn
     
    Tên qủi vương say máu Hồ Chí Minh chỉ có một mục tiêu gieo rắc khổ đau chết chóc. Cho dù tình thế lúc đó có thể có thuận lợi cho một cuộc dàn xếp trao trả độc lập êm thắm, tránh tai họa thảm khốc giáng xuống gây đau thương cho quê hương đồng bào thì Việt Cộng cũng chối từ.
     
    Vì sự tranh chấp giữa cộng sản Nga Tàu và các cường quốc Âu Mỹ, Hồ Chí Minh đã xô đẩy bao triệu thanh niên Việt Nam vào chỗ chết, mang toàn thể dân nước nhúng chìm trong máu lửa chiến tranh. Ðể tuân hành mệnh lệnh quan thày, và xử dụng khí giới chiến tranh của đế quốc cộng sản, ông Hồ bắt chẹt các nước đồng minh - Mettant à pied des plus grands sur la gorge - để tận lực hủy hoại ba quốc gia Việt Miên Lào.
     
    Hồ Chí Minh từng rêu rao đánh thắng hai đế quốc Pháp Mỹ. Nếu qủa là chiến thắng thì đó cũng là cái chiến thắng không cần thiết, vì nó sẽ xảy ra vô cùng tai hại.
     
    Với hơn 100 năm chiến đấu của dân tộc Việt Nam kháng Pháp từ năm 1847, với sự thoái trào của chế độ thực dân trên toàn cầu, và với tình hình của thế giới sau Ðệ Nhị Thế Chiến, và nhân loại bước sang kỷ nguyên xây dựng hòa bình, thiết lập thể chế chính trị dân chủ, thì việc người Pháp rút quân khỏi Việt Nam có thể đã xảy ra một cách hòa bình êm đẹp.
     
    Người Pháp cũng muốn rút quân và trao trả độc lập thống nhất cho dân tộc Việt nam, nhưng theo lệnh quan thày Liên Sô, Hồ Chí Minh quyết chận họng, ông quyết buộc Pháp phải trao giang sơn Việt Nam gấm vóc vào tay Cộng Sản.
     
    Chính vì Hồ Chí Minh chận họng, lợi dụng chiêu bài “giải phóng dân tộc” thực hiện mộng xâm lăng của đế quốc cộng sản, nên đã làm cho công cuộc trao trả độc lập trở thành bế tắc, tạo ra cuộc chiến gieo rắc biết bao tang tóc và thiệt hại cho quốc gia dân tộc Việt Nam, làm cho Ai Lao và Kampuchia bị vạ lây.
     
    Với vũ khí bom đạn và sự lèo lái trực tiếp của Nga Tàu, tên qủi vương bắt đầu gây chiến xâm lăng miền Nam. Trong tư thế tự vệ người miền Nam đã kêu gọi các quốc gia bạn hữu đồng minh trợ giúp. Nhưng Hồ Chí Minh lại cũng chận họng khiến Mỹ sa lầy, và tạo cho cuộc chiến tổn hại nhất lịch sử.
     
    Theo Nostradamus, mục tiêu của qủi vương không phải là chống Mỹ, lại càng không phải chống Mỹ để cứu nước, mà chính là để thi hành nghĩa vụ quốc tế, xâm chiếm và dâng hiến toàn miền bán đảo Ðông Dương cho đế quốc cộng sản. Cũng vì vậy, sau khi đặt ách nô lệ lên toàn vùng, bọn chúng đã không ngần ngại xin Mỹ trở lại Việt Nam hầu mong giúp chúng củng cố chế độ cộng sản như hôm nay. Chúng ta không lạ gì khi thấy Hoa Kỳ không chịu bang giao với Cộng Sản Việt Nam vì bị chận họng mà ra.
     
    Thật là đáng thương cho đất nước tôi, và mấy chục triệu con người của cả ba quốc gia Ðông Dương phải trải qua kiếp nạn dài đăng đẳng tới cả 27 năm trời, gánh chịu ách nô lệ của cộng sản, một chế độ thống trị tàn độc bất nhân, sát hại và phá tán nhất, ngu dốt nhất lịch sử nhân loại. Mặt khác, có lẽ vì thế mà Nostradamus đã hiển linh, tham chiến và giúp cho chúng tôi làm sáng danh Chính Nghĩa Quốc Gia và phục hưng dân nước!
     
    9. Ngày nay, mọi người nhận biết ra rằng tội trạng của tên qủi vương Hồ Chí Minh còn nặng nề gấp bội, và nhiều sự việc đang được phanh phui, mọi người nguyền rủa.
     
    Chúng ta không thể không khâm phục Nostradamus khi mà hơn 400 năm trước xót thương cho dân tộc Việt Nam, vạch mặt chỉ tên kẻ bán nước Hồ Chí Minh, nêu rõ hành tung bạo ngược, bản chất gian trá, và cuồng vọng làm tay sai hèn hạ cho đế quốc cộng sản.
     
    Vị Lãnh Tụ Mới
     
    Ðoạn 2/7 Les Propheties:
     
    Entre plusieur aux isles desportez,
    L'un estre nay à deux dents en la gorge:
    Mourront de faim les arbres esbrotez,
    Pour eux neuf Roy, nouvel edict leur forge.
     
    Trong số nhiều người bị lưu đày ra các đảo,
    Có một người sinh tại Hai Cái Răng ở vùng vịnh:
    Họ sẽ chết đói, cây cối bị tuốt trụi lá,
    Họ có một vị Vua mới, đạo luật mới rèn luyện họ.
     
    Trong đoạn sấm này có 3 hiện tượng xác định thực trạng của dân tộc Việt Nam: (1) hiện tượng lưu đày ra các đảo, (2) hiện tượng cây cối bị tuốt trụi lá, và (3) hiện tượng dân chúng chết đói trong cuộc Việt Minh tổng nổi dậy vào mùa thu 1945, và cảnh chết đói xảy ra sau năm 1975 khi Việt Cộng tiếp thu miền Nam VN, dân chúng phải ăn độn mì lát, bắp đá, bo bo...
     
    a. Entre plusieur aux isles desportez: Trong số nhiều người bị lưu đày ra các đảo
     
    Lịch sử nhân loại trong bao trăm năm qua tuy có nhiều người bị lưu đày ra các đảo, như từ Anh Quốc… tới Hoa Kỳ, Gia Nã Ðại hay Úc Ðại Lợi… chưa có trường hợp nào ứng nghiệm toàn bộ với đoạn sấm này.
     
    Nhưng cuộc vượt biên của hàng triệu người Việt Nam, từ năm 1975 là vang động nhất thế giới! Lại nữa hầu hết các người tỵ nạn Việt Nam đều cập bến ở các đảo: Thái Lan, Tân Gia Ba, Mã Lai, Nam Dương, Phi Luật Tân, Hồng Kông, Nhật Bản… và tất cả thường nhận mình là người bị lưu đày vì quê hương đang trong xiềng xích của loài ác qủy.
     
    Ðây là hiện tượng thứ nhất: Nhiều người bị lưu đày ra các đảo.
     
    b. Les arbres esbrotez: Cây cối bị tuốt trụi lá
     
    Cây cối bị trụi lá là hiện tượng thứ nhì ứng hợp với Việt Nam hiện thời. Tất nhiên đây không phải là hiện tượng rụng lá mùa thu ở các xứ lạnh.
     
    Hiện tượng cây cối bị rụng lá được Nostradamus dùng làm dấu chỉ, và xảy ra ở Việt Nam trong khu vực rộng lớn chưa từng thấy, và cũng gây ảnh hưởng chưa từng có với con người và cuộc chiến trước 1975. Thuốc khai quang đã làm rụng lá, khiến cho nhiều vùng rừng núi Việt Nam trở thành trơ trụi tang thương. Hiện tượng này chưa bao giờ xảy ra ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới.
     
    c. Mourront de faim: Họ chết đói
     
    Sau nữa là hiện tượng thứ ba nêu lên tình trạng khốn cùng của đồng bào ta dưới thời cộng sản cai trị!
     
    Cả nước trở thành nghèo nàn mạt rệp nhất thế giới trong thời bao cấp của đảng Cộng sản. Chính sách vùng kinh tế mới của Việt Cộng là một đòn thâm độc nhằm triệt tiêu toàn bộ giới tư sản miền Nam, cướp đoạt toàn bộ tài sản cuộc sống của họ, và bắt họ đi tập trung cải tạo hoặc đem đi tới những nơi hoang dại, rừng thiêng nước độc gọi là vùng kinh tế mới hầu sát hại thêm nhiều người. Ðã bao thân xác yếu đuối ngã gục vì thiếu ăn thiếu mặc triền miên, không chống chọi nổi gió sương muỗi mòng trong việc khai khẩn nặng nhọc theo kiểu “dùng người như trâu” của cộng sản.
     
    Chúng ta biết rằng, một đất nước muốn phát triển kinh tế thì phải có lớp người làm thương mại, gồm chủ nhân của các hãng xưởng, ngân hàng, dịch vụ, thương hiệu… tức là giới tư sản, lớp người trí thức biết làm giàu và phục vụ xã hội, biết lãnh đạo và quản trị kinh doanh.
     
    Ngược lại, làm mất lớp người này thì kinh tế quốc gia lụn bại, toàn dân đã phải ăn mì lát, bắp đá, bo bo thay cho cơm gạo… Ðó không phải là hiện tượng chết đói mà Nostradam báo trước sao?
     
    Tóm tắt 3 điểm trùng hợp trên, cho chúng ta có thể kết luận rằng đoạn sấm này tiên báo về Việt Nam, và chưa hề có ứng nghiệm toàn bộ và đặc thù như thế ở nơi nào khác trên thế giới.
     
    d. L'un estre nay à deux dents en la gorge: Có người sinh ra tại hai cái răng ở vùng vịnh
     
    Nhiều nhà giải đoán phương Tây luận rằng câu trên có thể được hiểu “có một người sinh ra với hai cái răng trong cuống họng,” nhưng chưa ai giải nổi.
     
    Có những em bé chào đời cũng có vài cái răng trong miệng, nhưng “hai cái răng trong cuống họng” thì thật là khó hiểu, hoặc khó thấy.
     
    Chúng ta thấy rằng Pháp ngữ chữ à và en có nghĩa là tại nơi. Và nếu người ta dịch ra tại nơi thì chữ deux dents và gorge phải là tên riêng.
     
    Chữ gorge có nghĩa là yết hầu, cổ họng, hoặc ngực phụ nữ… Nhưng theo cổ ngữ Latin chữ gorge là gurge có nghĩa là cái vịnh, tức là nơi biển ăn xoáy vào đất liền. Và như thế chúng ta cũng thấy câu sấm này mang nghĩa là “Có người sinh ra tại (nơi có tên là) Hai Cái Răng ở vùng vịnh (hoặc thung lũng).
     
    Ðây là tiên báo về địa điểm và thời gian ra đời của vị lãnh tụ trong khối hai triệu người tỵ nạn Việt Nam đang ở hải ngoại. Luận bàn tới đây thì chúng ta đọc tiếp đoạn khác cũng tương tợ đoạn 2/7, tức là  đoạn 3/42 Les Propheties:
     
    L’enfant naistra à deux en la gorge,
    Pierres en Tuscie par pluy tomberont,
    Peu d’ans après ne sera bled ni orge,
    Pour saouler ceux qui de falm falliront.
     
    Ðứa bé sinh ra tại Hai Cái Răng ở vùng vịnh,
    Ðá rơi như mưa xuống Trân Châu,
    Ít năm sau không có lửa không ngũ cốc,
    Ðể đầy bụng những người kiệt sức vì đói.
     
    e. Ne sera bled ni orge: Không có lửa không ngũ cốc
     
    Mỗi khi nhắc đến nạn đói thì Nostradamus thường nêu rõ nguyên nhân như hạn hán, lụt lội, chiến tranh…như trong nhiều đoạn sấm khác. Riêng những đoạn 2/7 và 3/42 thì Cụ lại ghi rằng chết đói vì thiếu lúa gạo ngũ cốc, chớ không phải là do thiên tai làm ra.
     
    Ðoạn này ám chỉ nạn đói tháng 3 năm 1945 tại miền Bắc Việt Nam, tức năm đói Ất Dậu với hơn triệu người chết đói do chính sách của người Nhật thời ấy buộc dân Việt chúng ta trồng đay thay vì trồng lúa, rồi những số lúa tồn trữ cũng bị Nhật và Việt Minh đua nhau phá hủy.
     
    g. Pierres en Tuscie par pluy tomberont: Ðá rơi như mưa xuống Trân Châu
     
    Hình ảnh đá rơi như mưa cho chúng ta thấy những cảnh trọng pháo rót đạn, hoặc phi cơ B-52 rải bom. Các trận mưa bom, mưa đạn lớn nhất lịch sử nhân loại đã xảy ra trong Thế Chiến II và trong Chiến Tranh Việt Nam.
     
    Hơn nữa cái tên Tuscie cũng gây rắc rối. Thoạt đầu, theo những nhà giải đóan tạm giải là vùng Toscane miền Trung nước Ý, nhưng vùng này chưa hề có nạn đá rơi, hay mưa bom.
     
    Tới nay, người ta mới đồng ý rằng Tuscie là ký âm của Kushu, hai kiểu ghi cùng âm của hải đảo Oahu ngày nay: Trân Châu Cảng. Câu sấm đã nói về trận mưa bom vang dậy đất trời tại Trân Châu Cảng trong thời Ðệ Nhị Thế Chiến.
     
    h. Pour eux neuf Roy: Họ sẽ có một vị vua mới
     
    Vào thời của Nostradamus, danh từ “vua” là chỉ cho người lãnh đạo tối cao của một quốc gia. Trong Les Propheties, chữ vua luôn luôn được nhắc tới bằng cách trang trọng… ngày nay chữ vua là người lãnh đạo chính trị như lãnh tụ, quốc trưởng, tổng thống, thủ tướng… hoặc vua xe hơi, vua dầu hỏa…
     
    Vị Vua Mới Neuf Roy, theo Nostradamus, là Vị Khai Sáng Kỷ Nguyên Vàng Son cho nhân loại, kỷ nguyên toàn thể mọi người được hưởng hạnh phúc thanh bình và thịnh vượng.
     
    Cũng theo các nhà giải sấm phương Tây, thì họ thường gom tất cả các câu sấm của Nostradamus qui vào một Vị Khai Sáng Kỷ Nguyên Mới, và luôn luôn có khuynh hướng độc tôn, chú trọng đến một nền văn hóa trong một kỷ nguyên.
     
    Nhưng trên thực tế, nhân loại có nhiều nền văn hóa song hành, việc chuyển biến và những đặc điểm của một kỷ nguyên cũng tuần tự thể hiện, chớ không bùng nổ đột nhiên rồi tràn ngập.
     
    i. Nouvel edict leur forge: Ðạo luật mới rèn luyện họ
     
    Chữ edict (édit) thường được hiểu là sắc lệnh của nhà vua. Chữ này cũng được Nostradamus dùng cách nay 400 trăm năm, thời đó sắc lệnh của vua có ảnh hưởng chẳng những như một đạo luật, mà còn có thể được coi như một bộ luật, hiến chương, hiến pháp…
     
    Ðạo luật mới lại gồm những nguyên tắc và ứng dụng thực tiễn để rèn luyện con người, và giúp cho mọi người có ý thức chính trị trong công cuộc dựng một nếp sống mới, đất nước mới, xã hội mới… Ðây là sự thay đổi xã hội tận nền tảng, ứng hợp với thời khai sáng của Kỷ Nguyên Mới, kỷ nguyên Con Người được sống cuộc sống quân bình, hòa hợp và phát triển toàn diện.
     
    Kết Luận
     
    Tóm lại, đọc cuốn Les Propheties của nhà tiên tri lừng danh nhân loại Nostradamus, chúng tôi xin tóm lược điều tiên báo về thời điểm diễn biến của Quốc Gia Việt Nam trong một trăm năm, đã qua và sắp tới, từ năm 1925 cho tới năm 2025 với những chủ điểm:
     
    - Hồ Chí Minh thành lập đảng và phục vụ cho đế quốc cộng sản
    - Cuộc chiến Quốc Cộng 27 năm
    - Lãnh tụ gian hùng và phe tà thắng thế
    - Từ dân tỵ nạn cộng sản Việt Nam phát sinh ra lãnh tụ tài ba dựng nên xã hội mới.
     
    Lời Sấm chính là nhắc nhở về Sứ Mệnh Dân Tộc Việt, và qua giải đáp minh bạch và rõ ràng như trên, chúng tôi hy vọng nhờ đó mà có sự nhận định sáng suốt, chuẩn bị kỹ càng hơn cho thời đại phục hưng dân nước. Ngoài biến cố tiên báo, Nostradamus còn nêu rõ những động lực chủ yếu để thúc đẩy hành động của những người trong cuộc thăng hoa thăng tiến.
     
    Ðã vậy, hơn 400 năm, Nostradamus sống ngoài yếu tố ảnh hưởng đến các sự kiện đang được tiên báo. Vì thế không có bất cứ lý do nào để mà thiên vị, hay tuyên truyền bóp méo sự thật; hơn thế nữa, cũng không có bất cứ yếu tố thời cuộc chủ quan nào làm ảnh hưởng hay sai lạc tới lời sấm.
     
    Nhìn xuyên qua các biến cố hàng bao thế kỷ của nhân loại và dân tộc Việt Nam, Nostradamus thấy rõ bản chất đích thực của sự kiện. Cho nên, những mặt nạ của thời cuộc, những âm mưu gian kế của giặc cộng sản vô thần đã không thể dùng vải thưa mà che mắt con mắt nhìn đời tinh tường của Nostradamus.
     
    Sống ngoài những tranh chấp thời cuộc và thấy rõ bản chất đích thực của sự kiện, Nostradamus chẳng những trung thực trong cách diễn tả, mà đặc biệt cũng còn vô tư trong nhận định, phán đoán. Phê bình các biến cố chỉ căn cứ vào một tiêu chuẩn duy nhất là ảnh hưởng của sự kiện trên đời sống con người, hầu mang lại hạnh phúc. Những khen chê của Nostradamus, nếu có, cũng chỉ dựa trên kết qủa lợi ích đã mang lại, hoặc đã gây ra nguy hại cho con người. Do đó lời sấm có những nhận định trung thực và chính xác hơn bất cứ bình phẩm nào khác.
     
    Việc giải đoán này, ngoài những cố gắng học hỏi tìm hiểu về lời tiên báo của tiền nhân, chúng tôi cũng có nguyện vọng phổ biến tuyệt tác này, mà công dụng đích thực là báo động, hướng dẫn, khích lệ và làm lời kêu gọi mọi người chúng ta hãy sáng suốt nhận định thời cuộc, chuẩn bị đầy đủ mọi mặt, hầu sẵn sàng thích ứng và tận dụng mọi thời cơ để thực thi sứ mệnh Dân Tộc Việt của mình, một Bình Cộng Sách.
     
     Xin bạn đọc cho biết ý kiến. Đa tạ.
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 30.06.2008 08:34:13 bởi Thần Báo >
    #2
      Thần Báo 30.06.2008 00:32:57 (permalink)
      Sấm Trạng Trình
       
      Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585)
       
       
      Thần Báo Phạm Văn Bản


      I. Tổng Quan.
       
      Tiên báo thời kỳ Dựng Kỳ Ðài Bách Việt bên trời Tây có Nostradamus’ Les Propheties và phương Ðông xuất hiện Sấm Trạng Trình. Ngoài hai vị tiên tri này ra, chúng ta thấy dấu chỉ thời điểm gần năm 2000 của các giáo phái Kitô giáo, dấu chỉ Phật lịch hơn năm 2500 và các lời Sấm Giảng… Sấm Thất Sơn, Hội Long Hoa, Cơ Ðốc Phục Lâm, Tôn Phật Di Lặc, hay thời Thiên Hệ Bảo Bình… và tất cả dấu chỉ một thời đại huy hoàng mà Con Người bước vào kỷ nguyên an bình toàn vẹn. Vị Cứu Tinh xuất hiện cũng là Hiện Thân Mới, Lãnh Tụ Mới thành công trong việc mang lại hạnh phúc đích thực cho nhân loại.
       
      Hiện nay trong xã hội phương Tây, những lời Sấm của Nostradamus là nổi tiếng nhất và đang được nhiều người luận đoán chú giải. Những lời Sấm của giáo sĩ Malachia về đặc điểm của từng vị Giáo Hoàng Roma, suốt từ thế kỷ 11 đến nay vẫn còn hiệu nghiệm.
       
      Ở nước ta nói tới Sấm là chúng ta nhớ ngay Ðức Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585). Người cùng thời với nhà tiên tri lừng danh phương Tây Nostradamus (1503-1566), đậu trạng nguyên năm 1535 thời Mạc và được phong tước Trình Quốc Công. Những lời Sấm của Ngài đã tạo nên nhiều giai thoại ở mọi thời và nhất là ngày nay. Hơn 400 năm trước Trạng Trình tiên báo:  
      - 1995: Việt Cộng đảo chánh, thay đầu
      - 1996: Phục quốc Việt Nam khởi động
      - 2002: Việt Nam vào kỷ nguyên mới
      - 2010: Việt Nam vang danh thế giới
      - 2014: Việt Nam hùng cường mọi mặt
       
      Cũng như Nostradamus Trạng Trình tiên báo:  
      - Một Lãnh Tụ đặc biệt
      - Việt Nam góp phần vinh quang vào Kỷ Nguyên Mới của Nhân Loại.
       
      Trong bài Rồng Nằm Bể Cạn, Hồ qủy vương triệu tập lâu la thành lập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, gieo rắc tai họa cho Dân Tộc Việt Nam qua chương trình 10 điểm vào ngày 13 tháng 2 năm 1961.
       
      - Với sự tiếp tay của bọn mặt người dạ qủy ẩn náu ở Miền Nam tự do và sự phản bội của quân đội đồng minh Hoa Kỳ giấu nhẹm tin tức tình báo giúp cho Việt Cộng tổng tấn công vào nhiều thành phố dịp Tết mậu thân 1968 và thảm sát toàn quốc.
       
      - Theo Nostradamus, năm 1975 kết thúc Cuộc Chiến Quốc Cộng 27 Năm do Hồ qủy vương gây ra. Sự kết thúc đau lòng vì “Qủy đỏ thành công, hủy hoại ba quốc gia, đạp lên cổ họng của những quốc gia to lớn.” Trên thực tế cuộc chiến tranh đã chấm dứt bằng thế lực qủy vương và toàn cõi Ðông Dương Việt Miên Lào đã biến thành địa ngục trần gian.
       
      - Sau đó Dân Tộc Việt Nam lâm cảnh đau thương cùng cực như đang sống trong cõi âm ty. Nếu như hỏa ngục có qủy vương ra lệnh cắt lưỡi, thì Việt Cộng cấm dân nói năng phê bình chế độ độc tài bạo nghịch. Nếu như hỏa ngục có khổ hình cưa tay chân, thì Việt Cộng cấm dân tự do di chuyển. Nếu như hỏa ngục chọc tai khoét mắt, thì Việt Cộng bưng bít tin tức trong bức màn sắt và cấm dân nghe, dân nhìn ra thế giới văn minh bên ngoài.
       
      - Dân Tộc Việt Nam bị đẩy rơi xuống vực thẳm, và cũng từ đáy vực đau thương Sấm Trạng Trình loé lên nguồn hy vọng trong Rồng Nằm Bể Cạn, tiên báo vị cứu tinh dân tộc, "Chó nọ vẫy đuôi mừng thánh chúa.” Ðây cũng là vị lãnh đạo mà Nostradamus tiên báo trong việc góp phần vinh quang của Kỷ Nguyên Vàng Son.
       
      - Theo Bài sấm Non Ðoài, năm 1989 nhân dân các quốc gia Cộng Sản Ðông Âu bỗng nhiên vùng lên lật đổ chế độ độc tài đảng trị. Việt Cộng chẳng những bị mất các chế độ mẫu mực để tuyên truyền, mà còn mất hậu thuẫn làm bạo lực cách mạng.
       
      - Bài sấm Non Đoài, năm 1992 ứng nghiệm việc thiên đàng Cộng Sản Liên Sô xụp đổ chôn vùi ngụy chứng Mac-Lê, khiến cho Việt Cộng mất nơi nương tựa và buộc chúng phải nới lỏng sợi thòng lọng xiết cổ Dân Tộc Việt Nam. Năm 1995 Việt Cộng dù gian trá đội lốt kinh tế thị trường nhưng chỉ còn là một chế độ cộng sản cuối mùa để phải thay đổi và tự lột xác qủy. 
       
      II. Rồng Nằm Bể Cạn
      Rồng nằm bể cạn dễ ai hay
      Rắn mới hai đầu khó chịu thay
      Ngựa đã gác yên không người cỡi
      Dê không ăn lộc ngoảnh về tây
      Khỉ nọ ôm con ngồi khóc mếu
      Gà kia vỗ cánh chập chùng bay
      Chó nọ vẫy đuôi mừng thánh chúa
      Ăn no ủn ỉn lợn kêu ngày
       
      Ðiểm thoạt tiên chúng ta chú ý tới những cặp đề, thực, luận, kết trong dòng thập nhị địa chi: rồng rắn ngựa dê khỉ gà chó heo (thìn tỵ ngọ mùi thân dậu tuất hợi) với các sự kiện lịch sử xảy ra liên tiếp trong những năm ứng hợp với những địa chi này.
       
      1. Cặp đề:
       
      Rồng nằm bể cạn dễ ai hay
      Rắn mới hai đầu khó chịu thay
       
      a. Rắn mới: Nghĩa là năm Tân Tỵ, cứ 60 năm thì lại có một năm Tân Tỵ (lục thập hoa giáp) như những năm Tân Tỵ 1941 hay 2001.
       
      b. Hai đầu: Bàn chuyện đất nước thì hai đầu nhắc chúng ta nghĩ về chuyện hai vua, hai chính phủ, hai nhóm thế lực đối đầu trong tổ chức cầm quyền.
       
      c. Khó chịu thay: Chịu sao nổi khi Trạng Trình bao trăm năm trước đã nhìn thấy Dân Tộc Việt Nam bị hành hạ bởi Hồ qủy vương lập đảng tay sai đế quốc Cộng Sản vô thần.
       
      Sự kiện lịch sử của năm Tân Tỵ 1941, quân phiệt Nhật lấn chân thực dân Pháp trong việc đô hộ nước ta làm ra hai đầu quái ác. Nhắc tới Nhật Bản là nói tới nhóm “con cháu Thái Dương Thần Nữ” từ hải đảo mà ảnh hưởng vào nội địa rồng nằm bể cạn. Trước đây mấy ai ngờ dễ ai hay Nhật Bản có thể vùng lên mà lấn chiếm quân đội Pháp một cách dễ dàng.
       
      2. Cặp thực:
       
      Ngựa đã gác yên không người cỡi
      Dê không ăn lộc ngoảnh về tây
       
      a. Ngựa đã gác yên là ngựa đã mặc giáp và sẵn sàng lên đường ra trận, chớ không phải là lột yên ngừng nghỉ. Nơi đây ngựa mặc giáp, là giáp mã, giáp ngựa hy Giáp Ngọ 1954.
       
      - Năm Giáp Ngọ 1954: Hiệp Ðịnh Ðình Chiến Genève ký vào ngày 20 tháng 7 năm 1954, tức là ngựa đã gác yên và đang sẵn sàng ra trận, hay đang trên chiến trường mà bỗng dưng đình chiến, không người cỡi.
       
      b. Dê không ăn lộc ngoảnh về tây. Chữ dê còn gọi là dương. Trong qúa khứ ông bà ta gọi người tây phương là tây dương.
       
      Nếu dê là dương ám chỉ người Pháp, thì năm dê Ất Mùi 1955, Pháp bị dân ta qua chính phủ Ngô Ðình Diệm đuổi về nước, rõ là tây dương không còn được hưởng lợi lộc gì ở Việt Nam, nên phải ngoảnh về tây.
       
      - Tới đây chúng ta đã biết “Rồng Nằm Bể Cạn” là Bài Sấm Cho Hiện Tại, lấy mốc lịch sử giải thích rồi chúng ta sẽ thấy tương lai, nhìn thấy vận mệnh Dân Tộc Việt ra sao. Câu nhất và câu nhị đã nhắc tới hai biến cố lịch sử quan trọng vào những năm Canh Thìn 1940 và Tân Tỵ 1941, Nhật và Pháp hành hạ dân tộc Việt Nam chúng ta.
       
      Câu tam và câu tứ lại đang đề cập tới hai biến cố làm thay đổi vận mệnh dân nước Việt Nam là Hiệp Ðịnh Genève 1954, người Pháp chấm dứt đô hộ sau hơn 80 năm tới 1955.
       
      3. Cặp luận:
       
      Khỉ nọ ôm con ngồi khóc mếu
      Gà kia vỗ cánh chập chùng bay
       
      a. Khỉ nọ ôm con đang cho chúng ta hình ảnh, ngoài khỉ mẹ còn có khỉ con, khỉ con là khỉ nhỏ, còn ít tuổi. Theo chữ Nho ít tuổi thì gọi là mậu niên. Với khỉ là thân, là Tết Mậu Thân 1968.
       
      Khỉ mới sinh con nghĩa là đầu năm khỉ, những ngày Tết Mậu Thân năm 1968. Ai trong chúng ta mà không ngồi khóc mếu? Năm ấy quân đội đồng minh Hoa Kỳ giấu nhẹm những tin tức tình báo về việc Việt Cộng chuẩn bị tấn công và giúp cho đối phương bất thần đánh phá vào các đô thị của Miền Nam tự do, đang khi quân đội Quốc Gia được lệnh ngưng chiến và cho quân nhân nghỉ phép về thăm gia đình và ăn Tết. Việt Cộng lợi dụng tình hình lúc này và làm một cuộc tổng công kích để gây tiếng vang trên chính trường thế giới và gây ra bao cảnh hủy diệt tàn phá chết chóc cho dân lành đến nỗi chúng chôn sống tập thể.
       
      b. Gà kia vỗ cánh chập chùng bay. Sau Tết Mậu Thân, Việt Nam Cộng Hòa ra lệnh Tổng Ðộng Viên, cao điểm năm Kỷ Dậu 1969. Ngoài những cánh gà của quân đội đồng minh như B52, F4,... trực thăng vỗ cánh, và binh chủng Không Quân phát triển… người viết cũng như anh em Hoa Tiêu Khu Trục Phản Lực du học ngành phi hành ở Hoa Kỳ về và cũng chập chùng bay.
       
      4. Cặp kết:
       
      Chó nọ vẫy đuôi mừng thánh chúa
      Ăn no ủn ỉn lợn kêu ngày
       
      a. Hai câu này đề cập tới một sự kiện quan trọng của dân ta hiện nay, trong những năm chó, lợn (Tuất, Hợi), đặc biệt trong bảy câu với những con giáp rồng, rắn, ngựa, dê, khỉ, gà, chó đứng đầu câu, nhưng câu kết với chữ lợn được viết lùi vào hàng. Ðó là ngụ ý của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
       
      Theo thói quen cách viết người xưa, không viết tên giáp cuối ở đầu mà viết thụt vào… và Trạng Trình cũng giữ đúng luật, nhưng dùng ẩn ngữ của chữ cuối lợn, để xác định thời điểm cho vận nước.
       
      Lợn cuối là một trong loạt lợn từng có với chu kỳ sáu mươi năm (lục thập hoa giáp) bắt đầu từ giáp ất bính đinh mậu kỷ canh tân nhâm… và cuối là qúy. Cuối Qúy, cuối lợn, là năm Qúy Hợi 1983 để sản sinh một thiên tài chính trị, tổ chức và lãnh đạo cứu nước.
       
      b. Thánh chúa là người lập quốc, dựng nước… trong lịch sử nước ta chưa ai được gọi là thánh chúa ngoại trừ các Vua Hùng. Nhưng 400 năm trước Trạng Trình dùng chữ thánh chúa thì tất nhiên phải có ý nghĩa hệ trọng trong việc Giúp Dân Cứu Nước, vì Việt Nam được coi như đã mất. Muốn dựng lại con người và đất nước thì cần người lãnh đạo chính trị đủ tài năng và đủ phúc đức.
       
      Thánh chúa cũng là người liên hưởng tới Cuộc Chiến Quốc Cộng 27 năm của Nostradamus, vị này ra vào năm lợn Ðinh Hợi 1947 giữa hai Cái Răng. Thánh chúa tổ chức và lãnh đạo khối 3 triệu người Việt Nam hải ngoại thành một Liên Minh Chính Trị trên hành trình phục quốc (phục hồi và phục hoạt Đạo Sống Việt). Ðây là cơ trời! Là điều nghiệm ứng của Lời Sấm… khởi đầu từ giai đoạn chuẩn bị của một tổ chức cứu nước, để bước sang giai đoạn hoạt động cũng là sĩ số 14 năm (12 năm + 2 năm = 14 năm theo thời gian của cặp thơ) và thánh chúa xuất hiện năm Nhâm Tuất 1982.
       
      Trạng Trình cho biết vận nước trong cơn khổ ải đau thương chung của cả một dân tộc, cho nên khi nói chó vẫy đuôi là ám chỉ sự kiện đón mừng người đi xa về. Có sự việc mừng người đi xa về, thì trước đó phải có sự ra đi, phải bỏ nhà bỏ quê mà vượt biển vượt biên đi tìm đường sống.
       
      Rồi khi nhắc tới ăn no ủn ỉn, chúng ta thấy rằng trước đó xảy ra sự kiện ăn đói như phải ăn độn bo bo, mì lát, bắp đá… và chết đói trong địa ngục cộng sản sau năm 1975… và bỏ nước ra đi.
       
      III. Cơ Trời – Vận Nước
       
      Sấm là lời báo trước về những biến cố tương lai. Lời Sấm thường bí ẩn khó hiểu và thường chỉ được minh xác sau khi sự kiện xảy ra. Do đó, câu nói hay bài thơ gọi là Sấm, điều quan trọng là lời giải đoán, tức tìm hiểu, nghiên cứu lời Sấm có ý nghĩa gì, ứng dụng gì, ứng dụng cho ai, khi nào ứng dụng, ứng dụng như thế nào... mà tùy thuộc cơ trời, vận nước. 
       
      Thông thường, người giải cần phải tôn trọng các nguyên tắc bảo đảm tính khách quan và trung thực của một lời Sấm:
       
      1. Bài Sấm Phải Ðích Thực. Nghĩa là bài Sấm phải có trước các sự kiện mà Sấm tiên báo. Lời Sấm không bị sửa đổi theo ý người giải đoán, mà tôn trọng và công tâm với Cơ Trời Vận Nước.
       
      2. Mọi Chữ và Từng Chữ phải được giải đoán. Không chọn lựa và giải đoán những chữ hợp ý mình.
       
      3. Lập Luận Phải Ðồng Nhất cho toàn bài giải. Không thể cứ có sáng kiến mà thiếu khách quan, hay lời giải ứng hợp với quan điểm sẵn có.
       
      4.Bài Sấm phải liên quan đến Biến Cố Quan Trọng. Nghĩa chỉ là chuyện dân nước, chuyện một chính thể hay một triều đại, nếu là chuyện cá nhân, thì nhân vật đó có ảnh hưởng quan trọng tới Vận Nước.
       
      5.Bài Sấm phải tiên báo về những Biến Cố Ðặc Thù, chỉ xảy ra một lần trong lịch sử, không lặp lại hay theo ý người giải.
       
      A. Lời Sấm: Nhận Chân Thực Trạng
       
      Qua bài Sấm Rồng Nằm Bể Cạn thì trách nhiệm của chúng ta, mặc nhiên là hiện thân con người cứu nước.
       
      Trước hoàn cảnh bi đát của dân nước chúng ta đã làm hết cách, hết sức, tận tâm tận lực học hỏi nghiên cứu việc tổ chức, nhưng vẫn thua. Nhiều người nản lòng vì cho rằng làm mà chẳng tới đâu. Nước mất nhà tan, lòng dân ly tán, đồng minh trở mặt và càng ngày chúng ta bước vào ngõ bí của thời cuộc.
       
      Giặc Cộng lại thừa thắng xông lên, sẵn chính quyền trong tay và đầy đủ phương tiện tuyên truyền đầu độc, đánh phá Quốc Gia Dân Tộc (Việt Nam Cộng Hòa) dễ bề thống trị, vơ vét quyền lợi cho phe nhóm cán bộ đảng viên: Ta Hồ vô phụ vô quân.
       
      Ðể ứng với cơ trời, để thực sự khởi đầu cho công cuộc cứu nước, chúng ta cần nhận chân thảm trạng mất nước. Nếu không lượng định chính xác sức mạnh của giặc, tình hình yếu kém của ta, thì tổ chức phục quốc chỉ là ảo tưởng, là lạc quan trái mùa... Hoặc vì qúa khiếp sợ giặc mà không nhận ra giặc và nối giáo cho giặc Cộng Sản.
       
      B. Lời Sấm: Tự Tin Tự Lập
       
      Nếu không có tinh thần tự tin tự lập trong một tổ chức để có căn bản và sức sống sức mạnh đấu tranh tối thiểu, thì dù có dùng những mỹ từ đồng minh, chiến hữu hay gì chăng nữa, thì thực tế chỉ là nô lệ, gọi nhau là bạn nhưng lại coi nhau như thuộc hạ, gọi nhau là  “anh hùng” nhưng rốt cuộc là con cờ mà lợi dụng lẫn nhau.
       
      Khi mất nước chính là lúc mất tinh thần dân tộc, mất niềm tin ở nơi chính mình. Hồn mất trước Nước mất sau. Việc lấy lại Hồn Nước, Hồn Dân Tộc là điều kiện tiên quyết, theo Sấm Trạng Trình, xét cho cùng việc đời quy lại có một chữ dám, dám lột xác dám dấn thân.
       
      a. Dám Lột Xác. Ðây là điểm đột phá quan trọng cho người muốn cứu nước.
       
      Không vượt nổi điểm đột phá này, không lột xác, không từ bỏ những dự tính, những phương thức hoạt động của tổ chức cũ thì không thích ứng điều kiện hoàn cảnh mới, không thể đón nhận kiến thức mới, không thể hội nhập tổ chức mới.
       
      Nếu như không mở rộng tâm trí đón nhận những bất ngờ, những cổ quái thì không thể nghe Lời Sấm, không thể đón nhận tinh hoa tư tưởng của tổ tiên tiền nhân, không thể nghe dân nói, không thể nhận ra phương thức hoạt động hữu hiệu trong việc muốn làm và đang làm của mình.
       
      Người dám dấn thân theo Lời Sấm, chắc chắn cũng bị người thân hay bạn bè thủ cựu xung quanh dè bỉu chống báng. Sở dĩ có sự chống báng là vì họ mang mặc cảm thua thiệt, nào là quá khứ oai hùng vẫn đeo đuổi, nào là uy danh quyền chức ngày xưa vẫn tiềm tàng, nào là hiện tại trước mắt là những bước túng quẩn, sứ mạng không thể xác tín.
       
      Vấn đề của chúng ta là có dám không? Dám thấy và dám làm? Dám thấy việc phải làm dám làm việc đã thấy. Dám là dám đối diện với thực tại, dám nhìn thẳng vào tương lai. Dám là dám đương đầu với những khó khăn, dám biến chướng ngại thành phương tiện. Dám là dám từ bỏ những gì mình đang có để thực hiện điều cao qúy hơn. Với chừng những cái dám đó chúng ta không chỉ dám bằng lý trí, bằng suy tư hay bằng chứng cớ, mà còn dám với tất cả tâm hồn, dám cảm nhận, dám sống thực với cái dám của mình, như duyên trời sắp xếp.
       
      b. Dám Dấn Thân

      Đã bao lần chúng ta cầu trời mong phép lạ điềm linh, giết giặc làm thay. Đã bao lần chúng ta than trách các đấng linh thiêng sao không tích cực độ trì, giúp ta an nhàn khoanh tay đứng ngoài để nhìn Cộng Sản tan rã. Đã bao lần chúng ta trách cứ tổ chức, trách cứ anh em không đoàn kết, không tạo sức sống sức mạnh phục quốc diệt thù.
       
      Vấn đề không phải do Trời làm, mà do chúng ta biết thực thi ý muốn của Trời, của Tổ và Hồn Thiêng Dân Tộc. Khi biết được ý muốn của Trời, của Tổ của dân, thì là lúc chúng ta biết thực thi sứ mạng bằng cái dám của mình.
       
      C. Về Ðức Trạng Trình
       
      Trạng Trình chẳng những nổi tiếng về sấm và thơ văn, mà còn đóng góp to lớn vào lịch sử của dân tộc ta.
       
      Thời ấy Nhà Mạc, Vua Lê – Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn tranh dành ảnh hưởng. Năm 1557 khi Trịnh Kiểm muốn phế bỏ Nhà Lê để tự phong ngôi vua, thì Cụ Trạng góp ý rằng “Nên tìm lúa mà gieo mạ,” và “Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản.” Vì thế mà Chúa Trịnh đành phải giữ lại Vua Lê mà không dám soán ngôi, và lời can dán đó mà dân chúng tránh được nạn chiến tranh loạn lạc.
       
      Năm 1558, Chúa Nguyễn Hoàng sợ người anh rể của mình là Trịnh Kiểm có âm mưu ám hại, thì Cụ Trạng đề nghị: “Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân,” nghĩa là một dãy đèo ngang nương thân ngàn đời. Nhờ lời khuyên can đó, Chúa Nguyễn đã xin vào vùng Thuận Hóa, ở phía nam Ðèo Ngang, tức hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên ngày nay. Từ đó, Chúa Nguyễn có được cơ hội để khẩn hoang lập ấp và mở rộng đất nước Việt Nam tới tận Hà Tiên.
       
      Khi Nhà Mạc suy yếu thế lực và cho người đến vấn kế, thì Cụ Trạng trả lời: “Ðất Cao Bằng tuy nhỏ, nhưng cũng được mấy đời.” Do đó Nhà Mạc cũng chạy ra giữ đất Cao Bằng.
       
      Với ba thế lực chính trị của Vua Lê – Chúa Trịnh – Chúa Nguyễn kình chống, xâu xé nhau làm cho Ðất Nước biến thành loạn lạc kiệt quệ, Dân Tộc lâm cảnh tang tóc phân ly. Trước hoàn cảnh đau thương của dân nước: “huynh đệ tương tàn, nồi da xáo thịt!” Ðức Trạng Trình đã hướng dẫn cả 3 thế lực tới điểm hòa giải, chẳng những quê hương tránh bị tàn phá, đồng bào tránh nạn chiến tranh chém giết lẫn nhau… mà nền kinh tế quốc gia còn được phát triển, biên cương được mở rộng như ngày nay. Ngài xứng bậc Thánh Văn!
       
      Trước thảm họa của quốc gia, trước sự phá sản của nền văn minh Việt tộc và trước sự đau khổ không cùng của đồng bào đang quằn quại đói khổ dưới chính sách đàn áp bóc lột thâm độc của tập đoàn cộng sản, đồng bào ta khắp nơi đang vùng lên đạp đổ chế độ phi nhân để dành lại quyền sống, khôi phục nền văn minh nhân bản và xây dựng lại đất nước. Như lời tiên báo qua bài thơ Non Ðoài, trích trong Sấm Trạng Trình Giải Thích của tác gỉa Minh Ðiền, xuất bản tại Sài Gòn vào năm 1949, trang 58 câu 402-409 dưới đây:
       
      IV. Bài Sấm Non Ðoài
       
      Non đoài vắng vẻ bấy lâu nay
      Có một đoàn xà đánh lộn nhau
      Vượn nọ leo cành cho xỉ bóng
      Lợn kia làm quái phải sai đầu
      Chuột nọ lăm le mong cắn tổ
      Ngựa kia đủng đỉnh bước về tàu
      Hùm ở trên rừng gầm mới dậy
      Tìm về quê cũ bắt ngựa tàu
       
      1. Cặp Ðề:
       
      Non đoài vắng vẻ bấy lâu nay
      Có một đoàn xà đánh lộn nhau
       
      a. Non đoài, theo cách định hướng của người xưa thì đoài là hướng tây. Đông là biển tây là núi, vùng đất ở hướng tây thì gọi là núi tây, non đoài.
       
      Vùng đất phía tây của ông bà ta ngày xưa không chỉ gồm những nước lân bang, mà còn kéo dài tận mãi Châu Âu, Biển Ðại Tây Dương. Do đó người châu Âu thì được gọi là người (Ðại) Tây Dương.
       
      b. Non đoài vắng vẻ bấy lâu nay. Bao lâu nay vùng phía tây yên lặng, vắng vẻ, như chẳng có chuyện gì xảy ra.
       
      c. Có một đoàn xà đánh lộn nhau.  Xà: xà là rắn, là tỵ, vừa xác nhận năm Kỷ Tỵ 1989, lại là đặc tính của nhóm người liên hệ trong chế độ Cộng Sản: Ðoàn (xà). Nói tới nhiều nhóm rắn cùng một loại, cùng một đặc tính, cùng một chế độ, cùng một chủ nghĩa. Ðó là các Ðảng Cộng Sản ở Ðông Âu –  non đoài.
       
      Trong thế kỷ 20, người phương tây dùng hình ảnh Rắn Ðỏ để chỉ Cộng Sản. Chữ rắn đặt định không chỉ cá tính gian xảo, lươn lẹo, tuyên truyền của Cộng Sản, mà vì người ta liên kết sự độc hại của thuyết Cộng Sản với chuyện tích qủy dữ hiện hình con rắn dụ dỗ Bà thủy tổ Eva ăn trái cấm cho nên loài người chịu khổ sở trầm luân (Kinh Thánh).
       
      Nhìn vào tình hình thế giới, chúng ta nhận thấy hai câu sấm này có nhiều điểm ứng hợp với biến động năm 1989 ở Ðông Âu. Trong bao chục năm các nước cộng sản Ðông Âu, sau bức màn sắt được tuyên truyền là luôn luôn kiên trì theo đuổi chủ nghĩa cộng sản, không một biến động nào. Sau bức màn sắt, đời sống thì hoàn toàn yên tĩnh vắng vẻ, không hề có biểu tình, không hề có đình công, không hề có âm mưu đảo chánh, mọi tin tức đều bị bưng bít. Tình hình chính trị độc đảng rất ổn định – Non đoài vắng vẻ bấy lâu nay.
       
      Bỗng nhiên vào năm con rắn, Kỷ Tỵ 1989, toàn thể các nước cộng sản Ðông Âu đột ngột vùng lên đánh lộn nhau. Suốt mấy chục năm của chiến tranh lạnh, mọi người đều lo sợ khối cộng sản Ðông Âu, Minh Ước Warsawa tấn công bất thần vào các nước khối Tự Do. Nhưng không ngờ chính Ðông Âu lại tự gây ra xáo trộn. Qủa thực rằng nhân dân Ðông Âu không thể chịu đựng thêm cuộc sống dưới chế độ cộng sản hà khắc, nên đã vùng lên lật đổ các chính phủ tự xưng là của nhân dân!
       
      Cách nay hơn 400 năm Cụ Trạng đã tiên báo chính sách diệt Cộng đầy đủ 6 điểm: vừa (1) địa điểm (non đoài), vừa (2) tình hình (bức màn sắt – vắng vẻ bấy nhiêu lâu), vừa (3) đặc tính của vùng (một đoàn), vừa (4) chế độ (cộng sản – xà), vừa (5) thời điểm (năm tỵ), vừa (6) tính chất của biến cố (đánh lộn nhau). Toàn bộ 6 đặc điểm biến động của các nước Cộng Sản Ðông Âu vào năm 1989 đã được tiên báo ngắn gọn trong cặp đề ở thể thơ thất ngôn bát cú của Cụ. Thật là tài tình và độc đáo.
       
      2. Cặp Thực:
       
      Vượn nọ leo cành cho xỉ bóng
      Lợn kia làm quái phải sai đầu
       
      a. Vượn. Nếu như cặp đề tiên báo biến động của các nước Cộng Sản Ðông Âu, thì câu này Cụ Trạng lại dùng chữ vượn. Dĩ nhiên chữ vượn (khỉ) là năm Nhâm Thân 1992. Theo thuyết cộng sản vượn là thủy tổ loài người. Nói tới vượn là nhắc tới chủ thuyết cộng sản. Khỉ vượn là ông Tổ của Cộng Sản.
       
      Trong thực tế, nơi phát xuất chế độ cộng sản thế giới là Liên Sô, khởi đầu với Lenin/ Trotsky. Vì vậy, vượn vừa chỉ cộng sản cố chấp mà cũng vừa chỉ cho Liên Sô.
       
      b. Leo cành. Biệt tài của vượn là leo cành. Vượn leo cành tức là vượn biểu diễn tài năng tuyệt hảo, cố gắng bộc lộ sở trường của vượn cộng sản. Tức chạy đua trong việc sản xuất vũ khí nguyên tử, chiến tranh không gian… là những thứ làm cho tốn hao công qũy, làm cho nền kinh tế quốc gia lụn bại, và làm đời sống nhân dân trở thành đói nghèo khổ sở! Việt Cộng cũng thế, không biết bài học An Dân Thịnh Nước là gì!
       
      c. Sỉ bóng. Cũng là sảy bóng. Cái câu mà ta thường nói “mất mồi sảy bóng” hay “cái nảy sảy cái ung”… nghĩa là mất tất cả, mọi sự vượt khỏi tầm tay.
       
      - Lời Sấm ứng nghiệm vào Liên Sô (vượn), quan thày của các nước cộng sản năm 1992 (vượn), khi bọn cộng sản cố chấp (vượn) tạo biến động trong cố gắng phục hồi chế độ cộng sản chuyên chế (leo cành). Nhưng cũng chính vì vậy mà họ đánh mất tất cả. Biến động đã chẳng những làm tan rã Ðế Quốc Cộng Sản Liên Sô, mà còn tiêu hủy mọi ảo tưởng về chủ nghĩa Cộng Sản, và làm cho Việt Cộng bị lột mặt nạ.
       
      d. Lợn kia làm quái phải sai đầu.
       
      - Lợn. Trong cặp này nếu như câu 3 nói về Chế Ðộ Cộng Sản, thì câu 4 nói nội dung của chế độ này. Câu 3 nói về cộng sản vượn thì câu 4 nói về cộng sản lợn.
       
      Ðặc tài của vượn là leo cành, thì đặc tài của lợn lại là tham ăn. Chính quyền Cộng Sản là loại chính quyền tham ăn nhất thế giới, chỉ lo tham nhũng, mua quan bán chức và cấp nào ăn được thì ăn, tham ăn như lợn. Tham nhũng thành chính sách, tham nhũng đến nỗi tranh nhau bán đất đai tài sản quốc gia, lãnh thổ lãnh hải: Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc, nhiều phần Ðảo Trường Sa, Ðảo Hoàng Sa và nhiều nơi khác…Việt Cộng tham nhũng được xếp hạng cao nhất thế giới, và ăn bẩn nhất không ai bằng Cộng Sản Lợn.
       
      - Làm quái. Trạng Trình chẳng có hận thù gì với chế độ Cộng Sản, cũng chẳng có nợ máu, chẳng có học tập cải tạo… như Thần Báo, nhưng khinh miệt Cộng Sản vì đường lối vô thần mà ngài hạ bút phê làm quái. Chỉ tranh nhau ăn bẩn, tham tham nhũng hối lộ và hãm hại đồng bào, tàn phá quê hương, mà còn trở thành tên đại bịp quốc tế và biến Việt Nam thành ổ cung cấp bạch phiến lớn thứ ba thế giới. Việt Cộng ăn bẩn như lợn, làm quái làm bậy, và thành tên tội phạm của nhân loại, phải sai đầu, chém đầu!
       
      - Phải sai đầu. Câu “sái trí thay đầu” thường dùng chỉ người làm bậy, làm quái đến nỗi như mất trí, mất nhân tính. Theo văn mạch câu sấm, chữ phải, chứng tỏ bọn Việt Cộng bị bắt buộc chứ không là một biến chuyển bình thường. Do đó, việc sái trí thay đầu này không chỉ là một diễn tiến, mà là một sự bắt buộc phải biến tính, phải thay đổi bản chất… Nếu chúng ta nói về một chế độ thì có nghĩa thay đổi thể chế, còn nếu nói về một chính phủ thì phải đảo chính.
       
      Cũng theo Lời Sấm, vào năm Hợi 1995, bọn Việt cộng ít nhất cũng đã phải chịu một cuộc đảo chính hay chúng đã phải thay đổi nền tảng của chế độ. Với câu 1 và 2 ứng nghiệm toàn bộ sáu đặc điểm của Ðông Âu năm 1989, thì câu 3 nói về biến cố 1992 của Liên Sô, và câu 4 tả đàn lợn Việt Cộng.
       
      3. Cặp Luận:
       
      Chuột nọ lăm le mong cắn tổ
      Ngựa kia đủng đỉnh bước về tàu
       
      Trạng Trình mắng Cộng Sản là rắn, là vượn, là lợn… tức đảng người cố chấp, tham ăn, làm quái… thì chuột là hình ảnh của người Quốc Gia chống Cộng, nhóm người nhỏ bé nhưng năng động.
       
      Tổ chức cứu nước của chúng ta khi bắt đầu khai sinh cũng như em bé Phù Ðổng, biết bú sữa mẹ Việt, ăn cơm Việt… tức là phục hồi phục hoạt tư tưởng và truyền thống nếp sống cao đẹp của tổ tiên giống nòi, rồi lớn khôn – như tổ chức Phù Ðổng – em bé lớn lên như thổi, vươn vai một cái là đủ lớn mạnh khiến giặc khiếp sợ… Khi giặc còn mạnh thì Phù Đổng Thiên Vương dùng roi sắt, nhưng giặc thua chạy thì đổi roi tre mà đánh cho bớt tàn sát đau đớn. Ðây là bài học nhân thứ của người Việt chúng ta trong công cuộc Giúp Dân Cứu Nước.
       
      Trở lại Lời Sấm chuột cắn tổ, là chuột làm ổ để sinh con. Chuột sinh sôi nảy nở phát triển, bành trướng khuyếch trương mọi mặt, cũng như tổ chức phục quốc của 3 triệu người Việt hải ngoại. Nhưng trong khi cắn tổ, chuột cũng cắn phá đồ đạc trong nhà, cũng cắn nhau gây ít nhiều thiệt hại cho gia chủ.
       
      - Câu 6: Ðang khi ngựa chẳng những là năm Ngọ 2002, mà còn nói về đặc tính của ngựa. Biệt tài của ngựa là chạy nhanh, chạy mau và chạy xa.
       
      Nhưng ở đây Cụ Trạng lại nói rằng ngựa kia đủng đỉnh. Ngựa đi một cách thong thả, nhàn tản thoái mái, … không hấp tấp, không mắt trước mắt sau, không lo sợ công an khu vực.
       
      - Tàu là chuồng ngựa, là nhà nơi ngựa ở. Ngựa về tàu có nghĩa là ngựa đang ở xa, ở hải ngoại mà về nhà mình. Trong khi chữ Tàu cũng có nghĩa là Trung Quốc nằm trong câu 8: ngựa tàu. Chúng ta sẽ bàn trong bài Ðất Tổ.
       
      Theo Lời Sấm, vào năm Ngọ 2002 đã bắt đầu có nhóm người chạy mau chạy xa ung dung về nhà. Nhưng ý nghĩa câu Sấm này nhắc nhở chúng ta rằng cuộc di tản của người Việt xa lánh chế độ độc tài man rợ của bọn Rắn Ðỏ khi chúng vào tiếp thu miền Nam năm 1975. Tình cảnh dân chúng lúc đó, mọi sự di chuyển như bị chặt chân, ăn nói thì như bị cắt lưỡi, tai mắt thì bị chọc thủng và lâm cảnh sống mù lòa trong địa ngục trần gian… Thế mà nay, những người tỵ nạn cộng sản ấy lại hồi hương thăm nhà… dù Cộng Sản không muốn, nhưng lâm vào thế bị bắt buộc.
       
      Chúng ta khẳng định với nhau rằng, khi mà gọi là đủng đỉnh thì không còn tàn tích gì của giặc Cộng nữa. Nói kiểu Sấm Trạng Trình thì quê hương và đồng bào Việt Nam sẽ được giải cứu, và hưởng thái bình thịnh vượng trong một chế độ tự do thực sự vì dân vì nước. Triển vọng tốt đẹp ấy hãy cùng nhau tìm hiểu cặp kết để thấy năm 2010 và 2014 có những gì xảy ra quê hương Việt Nam? – Xin lưu ý cách nhìn của hai Cụ Trạng Trình và Nostradam được đúc kết trong khoảng thời gian gọi Một Trăm Năm Việt Nam, từ 1925 đến 2025.
       
      4. Cặp Kết
       
      Hùm ở trên rừng gầm mới dậy
      Tìm về quê cũ bắt ngựa tàu
       
      a. Hùm chỉ năm dần, mà còn chỉ về đặc điểm của Dân Tộc Việt Nam, của Thánh Chúa trong thời kỳ ấy.
       
      Theo đạo sống và truyền thống Việt sẵn có - chỉ khi đất nước sạch bóng quân thù (cộng sản làm quái phải sai đầu), hải ngoại cũng như trong nước sẽ cùng nhau chung sức chung lòng mà xây dựng lại đời sống mới. Ðặc biệt với lớp người từ 40 tuổi trở lên, là chứng nhân lịch sử, là người chịu đau thương nhất, có lòng yêu nước thương dân… và có sẵn kinh nghiệm, tài năng, của cải nhiều nhất… trong các lãnh vực mà có thể góp phần vào công cuộc dựng nước. Bằng ngược lại, cũng theo Lời Sấm năm 1996 - Chuột nọ lăm le mong cắn tổ, không còn lớp người “chứng nhân lịch sử” thì Việt Nam khó mà vươn vai.
       
      Tới năm hùm, Canh Dần 2010, đất nước Việt Nam sẽ thay đổi, và Cộng Sản xụp đổ để dân nước trở thành con cọp ở trên rừng – cọp, hùm… hùng cứ một phương, làm vua một cõi… và chỗi dậy vươn vai gầm lên hùng tráng.
       
      Ðiều ngạc nhiên là trong những năm gần đây, báo chí thế giới gọi các nước đang phát triển như Ðài Loan, Ðại Hàn, Tân Gia Ba, Hồng Kông… là những con rồng nhỏ, hoặc những Con Cọp Ðông Á. Ðối với Trạng Trình thì Việt Cộng chỉ là rắn, là vượn, là lợn chớ đừng mơ thành hùm.
       
      Trạng Trình nhìn Người Quốc Gia hải ngoại hiện nay ví như con hùm đang ngủ, con cọp rình mồi. Hơn 400 năm Ngài xác tín rằng Việt Nam sẽ là con Hùm vươn vai vào thời đầu thế kỷ 21, tức là từ năm Canh Dần 2010 trở đi nước ta ra mặt góp phần oai dũng của mình với thế giới.
       
      - Hùm gầm lại nhắc nhở chúng ta về tiếng lợn kêu mà Trạng Trình đã ghi trong bài Rồng Nằm Bể Cạn. Cũng như ngựa đủng đỉnh và lợn ủn ỉn, hay hùm gầm… cùng diễn tả một trạng thái giống nhau giữa hai con vật, và cả hai đang loan báo tin mừng, tức là sự kiện quan trọng xảy ra mà chúng ta cần chú ý. Ngoài ra chữ mới dậy nhắc nhở ngày vàng son (thời đại kim hoàng) của con người.
       
      b. Tìm về quê cũ bắt ngựa tàu
       
      - Ngựa. Năm ngọ, sau năm dần 2010, là năm Giáp Ngọ 2014.
       
      - Ngựa tàu - có nghĩa là ngựa Trung Quốc. Chữ tàu nghĩa là chuồng ngựa. Tuy nhiên khi dùng chữ tàu làm vần trong hai câu thơ 6 và 8, Trạng Trình cố ý cho chúng ta đừng hiểu lầm hai chữ tàu cùng một nghĩa.
       
      Theo luật thơ, vần đồng âm thì không đồng nghĩa; bởi vì, nếu vừa đồng âm lại vừa đồng nghĩa thì là điệp vận, phạm lỗi luật làm thơ… Cho nên chữ tàu trong ngựa tàu câu 8 chỉ có nghĩa là Trung Quốc, đang khi chữ tàu ở câu 6 lại có nghĩa là chuồng ngựa, quê hương.
       
      c. Quê cũ. Quê cũ của dân tộc Việt chúng ta gồm những vùng Ðất Tổ ngày xưa mà nay là miền Nam Trung Quốc. Nếu tính từ thời Ðức Ngô Quyền phá quân Nam Hán, dựng nền độc lập cho nước ta cho tới thời Ðức Trưng Nữ Vương đánh đuổi Tô Ðịnh, thì Quê Cũ của Việt Nam chúng ta gồm vùng Lưỡng Quảng và Vân Nam của Trung Quốc.
       
      Và nếu tính từ hơn ba ngàn năm về trước thì vùng Ðất Tổ gồm vùng Hồ Ðộng Ðình, dọc theo Sông Dương Tử xuống phía Nam, vì thời này, Tộc Hoa chưa ra khỏi vùng Hoàng Hà. Trung Quốc còn nằm hướng Bắc quanh năm tuyết gía.
       
      d. Tìm về. Ðã nhiều lần trong lịch sử, mỗi khi nước ta cường thịnh thì tổ tiên thường tính đến chuyện “tìm về quê cũ” như Lý thường Kiệt, Lê Thánh Tôn, Quang Trung Nguyễn Huệ, hay Gia Long… đều đã khởi công phục hồi di sản của Tộc Việt. Và tổ tiên ông bà chúng ta cũng thường khuyên con cháu tìm về quê cũ.
       
      Tìm về quê cũ bắt ngựa tàu -  Năm Giáp Ngọ 2014 dân Việt chúng ta tìm về quê cũ là nơi quê cha đất tổ ở mãi tận bên Tàu.
       
      Ngoài ý nghĩa cụ thể đó, câu Sấm cũng còn có ý là Việt Nam sẽ cùng với các nhóm dân khác của Bách Việt là những sắc dân mà hiện nay dầu sống trên vùng nam Trung Quốc, nhưng họ luôn ý thức rằng ít thuộc về Tộc Hoa, mà còn giữ được đặc điểm của Tộc Việt. Phát huy tinh thần văn hóa Việt đó để khai mở kỷ nguyên an bình thịnh vượng và hạnh phúc đích thực cho nhân loại.
       
      V. Tổng Kết
       
      1. Thực Hiện Lời Sấm - Khi chúng ta vận động tinh thần dân tộc, thức tỉnh mọi người đứng lên nhận lấy trách nhiệm của mình, khi chúng ta vận dụng tập trung sức mạnh và phương tiện để dân tộc vươn vai, để mọi tài nguyên trở thành sức thần phá giặc… thì kết qủa tất nhiên chúng ta giải cứu được quê hương thoát nạn cộng sản, nhưng đồng thời cũng chính là lúc chúng ta thực hiện Lời Sấm và thực hiện cải hóa con người, từ tâm tư sâu thẳm cho đến mọi khía cạnh trong cuộc sống thực tại.
       
      Những thập niên 1980 khi chúng tôi còn nằm tù thì hai bài Rồng Nằm Bể Cạn và Non Ðoài lúc đó vang vọng trong trại tập trung, không những anh em tù cải tạo biết đến mà Lời Sấm cũng gây khiếp vía cho phía người cộng sản, dầu rằng ngoài miệng họ niệm thần chú “đảng ta đánh thắng hai đế quốc to” nhưng trong lòng thì lo sợ. Ðang khi dân chúng rầm rộ với chuyện vượt biển vượt biên. Lúc đó, anh em trong tổ chức tổng kết Lời Sấm và đặt ra một viễn kiến về những giai đoạn cho tổ chức phục quốc thành công.
       
      2. Kết Qủa Công Tác - Lời Sấm mang ý nghĩa gì, ứng dụng gì, ứng dụng cho ai, khi nào ứng dụng, ứng dụng như thế nào…
       
      - Tôn trọng công tác hoạt động của anh em trong tổ chức, chúng tôi giữ đúng bảng giải đoán và đồng thời cũng xét nghiệm với kết qủa thời gian. Và coi đó chính là niềm tin được hưởng nhờ Phúc Tổ - dầu rằng giai đọan chuẩn bị tổ chức ở bước đầu trong thập niên 1980 với bao khó khăn, nhiêu khê… nhưng đã thúc đẩy chúng tôi giải thích cuộc sống, hướng dẫn cuộc sống, và làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn.
       
      Thành thực mà nói, công dụng của Sấm là lời chỉ vẽ, lời báo động, lời khích lệ để giúp cho toàn dân thêm ý thức, thêm hăng hái hoạt động cho kịp thiên cơ. Hé mở cơ trời, Lời Sấm chính là lời mời gọi của Anh Linh Dân Tộc thúc dục mọi người mau chuẩn bị để thích ứng tận dụng thời cơ.
       
      Dĩ nhiên bất cứ công cuộc nào, nhất là những việc to lớn như Việc Nước, rất cần có sự tích cực đóng góp của con người. Ðã là chuyện của con người thì các Ðấng Linh Thiêng dầu có uy quyền phù trợ cho chúng ta tới đâu thì kết quả mang đến vẫn có giới hạn. Mặt khác, chúng tôi cũng thiết tưởng rằng công cuộc trọng đại sẽ không thêm bớt, dầu có hay không có những người muốn tìm cớ, muốn chờ thời hay muốn buông xuôi phó mặc chuyện nước dân. Lịch sử loài người không do những con người ấy xây dựng.
       
      Chúng ta là người trong cuộc thì không thể là khách bàng quang. Những ai, vì dân vì nước, hãy mạnh dạn góp phần tăng triển những ơn ích của Thời Ðại Mới! Trách Nhiệm Mới. Mọi người, mỗi người theo khả năng của mình mà góp phần chung sức xây dựng lại giang sơn gấm vóc, cơ nghiệp tiền nhân. Công cuộc đó luôn luôn khởi đầu từ một nhóm nhỏ: nhóm anh em, nhóm bạn hữu, nhóm tâm huyết … Tâm sự tăng tự tín, bàn tính giúp niềm tin!
       
      Giờ lịch sử đã điểm
      Cơ trời vận nước đã sáng
      Như Lời Sấm truyền vang bên ta!
       
      Phạm Văn Bản


      #3
        Thần Báo 30.06.2008 07:48:53 (permalink)
        Truyền thuyết
        Con Cháu Tiên Rồng 
         

        Thần Báo Phạm Văn Bản 
        Giảng viên Trường Hoa Tiên Rồng 

        Đọc bài viết “Trong nỗi bất an hãy tìm về nguồn sử Việt” của tác giả Nguyễn Khoa Thái Anh, bàn về Truyện Hồng Bàng trong Lĩnh Nam Chích Quái của Trần Thế Pháp, với nhiều dịch thuật hay biên soạn công phu của nhiều sử gia, văn nhân trong thời gian qua. Thực ra, Truyện Hồng Bàng mới chỉ xuất phát từ thế kỷ 14, và gán ghép giữa truyền thuyết Con Cháu Tiên Rồng với hai biểu tượng linh thiêng cao quý của Tộc Việt, tượng trưng cho Hai Ông Bà Khởi Tổ. Không những cốt truyện để lộ âm mưu xuyên tạc về truyền thuyết, nhằm mục đích đồng hóa nguồn gốc dân Việt vào dòng giống Hoa mà còn để lộ những dữ kiện, như sau:
         
        -  Truyện Hồng Bàng đề cao người đẹp họ Âu – Âu Cơ – thành tên bà tổ của Tộc Việt. Theo cổ học, vào thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, cách nay 2300 năm, các sắc dân Âu Việt tràn vào vùng đất của Lạc Việt, rồi từ đó nước Âu Lạc được thành lập. Bởi thế, câu truyện này chơi chữ bằng cách gán ghép hai họ của hai sắc dân Lạc Việt, và Âu Việt thành ra tên của hai vợ chồng Lạc Long Quân và Âu Cơ.
         
        - Câu truyện cũng ghi lại địa giới rộng lớn của Tộc Việt, nhưng lại cho đó là thuộc quyền cai trị của vua người Hoa mấy ngàn năm trước. Đã gán ghép nguồn gốc người Hoa cho thành tổ của Tộc Việt, của sắc dân Bách Việt… rồi lại còn đánh lận vùng đất ngàn năm của Tộc Việt đương thời thành ra đất của người Hoa.
         
        -  Theo nội dung, tuy Sùng Lãm gốc người Hoa nhưng lại là người gian manh háo sắc và vô tâm. Sùng Lãm đã dùng thủ đoạn để chiếm đoạt vợ của người anh chú bác ruột, rồi khi có gia đình với vợ với con, thì lại bỏ bê mọi trách nhiệm. Mặt khác cũng thế, Âu Cơ tuy là dân Hoa nhưng cô lăng loàn mất nết, trốn chồng theo trai tơ!
         
        - Và rồi toàn thể trăm đứa con đều nhận biết mình là dòng giõi người Hoa, đều theo mẹ Âu Cơ đi về Bắc quốc. Nhưng về không được, nên mới đành ở lại Nước Nam. Vua nước Nam lại cũng nhẫm tâm bỏ về thủy phủ, phó mặc cho mẹ con chia nhau mà cai trị dân Nam.
         
        Chẳng những Truyện Hồng Bàng đã có mưu đồ đồng hóa nguồn gốc Việt, nhằm thực hiện câu Giao Chỉ Diệt của Mã Viện, bằng cách xuyên tạc truyền thuyết cao siêu Tộc Việt, cướp đất Dân Việt, mà còn nặng lời nhục mạ dòng Giống Việt. Đây chính là nhát búa bổ vào đầu chúng ta mỗi khi đọc truyện tích này.
         
        Trước khi đi vào phân tích toàn bộ của vấn nạn tài liệu sách vở này, Thần Báo cũng xin thành thật cám ơn tác giả Nguyễn Khoa Thái Anh với câu nhận định của ông: “… tôi xin kêu gọi các bậc tiền bối, học giả khắp nơi giúp chúng ta tìm hiểu những ngụ ý ẩn dụ trong nghĩa trong chuyện xưa tích cũ của đân tộc, ít ra đó cũng là một truyền thống chung của dân tộc mà mọi người có thể chia sẻ. Là một kẻ theo tây (Mỹ) học, nên xin quý vị lượng thứ cho nếu tôi viết lại có gì sai sót.” Bởi thế mà Thần Báo xin phép bạn đọc, để ‘gõ trống trước cửa nhà banh’ của cái học Việt.
         
        1. Cái Học
         
        Dân tộc Việt Nam tự nhận mình là Con Cháu Tiên Rồng, và tự tin tự hào về nền tảng của nòi giống, để từ đó, có thể căn cứ vào nguồn gốc mà thấy mình khác biệt, hoặc trổi vượt hơn sắc dân xung quanh. Trong suốt dòng lịch sử, Con Cháu Tiên Rồng đã trở thành nền tảng tâm linh sâu vững nhất trong tư tưởng, trong huyết quản, trong đời sống của mỗi người dân Việt chúng ta.
         
        Tuy nhiên, đang khi đại chúng Việt hãnh diện và phát huy các biểu tượng Tiên Rồng cao quý nhất của Tổ Tiên, thì lớp người trí thức lại tỏ ra lúng túng trong việc giải thích về nguồn gốc, và truyền thuyết dân tộc. Do đó hôm nay, chúng ta cần dứt khoát đi tìm hiểu tường tận, đích xác, đúng thực về nguồn gốc của mình, và những sự kiện liên quan giữa dân Việt với sắc dân khác, đặc biệt với người Tộc Hoa, nhằm loại bỏ âm mưu Giao Chỉ Diệt của họ.
         
        Ngoài ra, lại có người dựa vào các tài liệu khảo cổ để quan niệm rằng dân tộc Việt Nam có nguồn gốc do dân từ Nam Dương. Quả thật, một số cổ vật có thể chỉ dấu rằng thời xa xưa đã có một số người cư ngụ trên vùng đất Việt Nam.
         
        Tuy nhiên, vấn đề cốt yếu lại là tỷ lệ ảnh hưởng huyết thống và văn hóa của họ đối với dân tộc Việt Nam hiện nay. Trong thực tế, tỷ lệ đó quá thấp cho nên không đáng quan tâm, không đáng học.
         
        2. Cái Không Đáng Học
         
        Truyện Hồng Bàng trong sách Lĩnh Nam Chích Quái của Trần Thế Pháp viết khoảng những năm 1370 – 1400: Vua Đế Minh, cháu ba đời của Viêm Đế, đi thăm dân vùng Ngũ Lĩnh, lấy Vụ Tiên sinh ra Lộc Tục được Đế Minh cho làm vua vùng đất đông giáp Nam Hải, tây đến Ba Thục, bắc đến Hồ Động Đình, nam đến nước Hồ Tôn Tinh.
         
        Lộc Tục lấy con vua Động Đình là Long Nữ, sinh ra Sùng Lãm. Sùng Lãm thay cha làm vua, lấy hiệu là Lạc Long Quân. Sùng Lãm cướp vợ yêu của Đế Lai tên là Âu Cơ, nhưng nhiều tác gỉa thời sau lại sửa đổi là Âu Cơ, con của Đế Lai, thay vì là vợ.
         
        Âu Cơ sinh cái bọc chứa 100 trứng, nở ra trăm con trai. Sùng Lãm đi vắng, Âu Cơ dẫn bầy con về Bắc quốc, nhưng về không được, đành trở lại. Sùng Lãm liền chia con làm hai, 50 đứa theo Sùng Lãm xuống thủy phủ, 50 đứa theo Âu Cơ ở lại trên đất để cai trị dân… Một trăm đứa con trai đó là những vị tổ đầu tiên của Bách Việt.
         
        a. Những Điểm Chính
         
        - Sùng Lãm và Âu Cơ sinh 100 con trai, và họ là thủy tổ của Bách Việt, tức của toàn thể Tộc Việt.
         
        - Bà nội của Sùng Lãm tên là Vụ Tiên, ở vùng núi Ngũ Lĩnh.
         
        - Mẹ của Sùng Lãm tên là Long Nữ (Long Nữ có nghĩa là nàng họ Long), và là con của vua Động Đình, ở thủy phủ.
         
        - Ông nội, ông cố, ông tổ của Sùng Lãm đều là người phàm, dòng vua, và đều là người Hoa.
         
        - Sùng Lãm nối ngôi cha, lấy hiệu là Lạc Long Quân.
         
        - Âu Cơ là người Hoa, vợ của Đế Lai. Nhưng nhiều tác giả thời sau ghi lại Âu Cơ là con của Đế Lai thay vì là vợ – Âu Cơ có nghĩa là người đẹp họ Âu. Bà dẫn con về Bắc quốc, mà không được.
         
        - Trong 100 con trai, 50 đứa theo Sùng Lãm về ở thủy phủ, 50 đứa kia theo Âu Cơ ở lại nước Nam và chia nước mà cai trị.
         
        - Dưới sự cai trị của dòng họ đó là đám dân đen nghèo đói đang phục vụ họ, và đang bị họ phiền nhiễu.
         
        - Địa phận vùng đất của Tộc Việt là vùng phía nam sông Dương Tử và nam Ngũ Lĩnh.
         
        - Vùng đất này đã thuộc quyền vua người Hoa, nhưng sau chia lại cho Lộc Tục, nên mới thành đất của Tộc Việt.
         
        b. Mấy Điểm Xác Định
         
        Truyện Hồng Bàng ghi lại nhiều chi tiết của truyền thuyết Con Cháu Tiên Rồng đang lưu truyền phổ quát trong toàn thể dân Việt từ nhiều ngàn năm trước.
         
        - Từ ngàn xưa, dân ta xưng mình là Con Cháu Tiên Rồng. Truyện Hồng Bàng xác nhận điểm này, nhưng lại do bà nội và mẹ của Sùng Lãm. Bà nội của Sùng Lãm cũng có tên với chữ tiên, là Vụ Tiên, và mẹ của Sùng Lãm có họ là Long – Long Nữ. Chữ long là do chữ rồng đọc theo giọng người Hoa mà phát âm ra.
         
        - Từ ngàn xưa, dân ta biết chắc chắn là mình phát xuất ở vùng Ngũ Lĩnh, Hồ Động Đình. Truyện Hồng Bàng cũng xác nhận bằng cách cho đó là quê hương của Vụ Tiên và Long Nữ.
         
        - Từ ngàn xưa, dân ta tự xưng là họ Lạc, Lạc Việt. Truyện Hồng Bàng giải thích là phát xuất do tên hiệu của Lạc Long Quân.
         
        - Câu Cha Rồng nói với Mẹ Tiên: “Ta là giống Rồng, nàng thuộc dòng Tiên” đích thực là của truyền thuyết Lạc Việt từ ngàn xưa. Dầu ra ngoài văn mạch, Truyện Hồng Bàng cũng phải lập lại nguyên văn. Nếu theo đúng văn mạch của Truyện Hồng Bàng, thì Sùng Lãm phải nói với Âu Cơ rằng “Ta hiệu là Lạc Long Quân, có bà nội tên tục là Tiên, có bà mẹ họ là Long, còn nàng là người phàm…” Cũng theo Truyện Hồng Bàng thì chồng của Âu Cơ là Đế Lai, “Nhớ đến chuyện ông nội là Đế Minh nam tuần gặp tiên nữ…” nên Đế Lai cũng đi, và như vậy Âu Cơ đã không thể là tiên.
         
        - Từ ngàn xưa, dân ta quan niệm biểu tượng Rồng là Cha, ở dưới nước, thiên biến vạn hóa, và Tiên là Mẹ, ở trên đất dưỡng nuôi bảo bọc. Truyện Hồng Bàng làm nổi bật những đặc tính này nơi Lạc Long Quân và Âu Cơ.
         
        - Biểu tượng 50 con theo Mẹ, 50 con theo Cha là truyền thuyết Việt. Tuy nhiên, Truyện Hồng Bàng lại cho rằng 50 đứa theo cha về luôn thủy phủ, giao quyền cai trị dân Việt trong tay 50 đứa theo bà mẹ người Hoa. Như vậy thì làm sao vẫn còn đủ 100 để làm tổ cho Bách Việt.
         
        - Câu Cha Rồng dặn: “Khi cần thì gọi, ta về ngay” cũng là xác định nền tảng của truyền thuyết Việt. Truyện Hồng Bàng lặp lại ba lần trong ba trường hợp khác nhau.
        - Truyện Hồng Bàng xác định địa vực của Bách Việt là toàn thể vùng Nam Dương Tử và Nam Ngũ Lĩnh. Dầu trái với tham vọng quyền lực của người Hoa, Truyện Hồng Bàng cũng phải ghi lại tỉ mỉ biên cương của Tộc Việt, và như thế, chắc chắn, đây là sự kiện hiển nhiên đương thời.
         
        - Truyền thuyết mọi người dân đều có cùng nguồn gốc Tiên Rồng, đều từ Một Bọc Trăm Con, là của dân ta. Dầu trong suốt bài, Truyện Hồng Bàng chỉ quanh quẩn với dòng họ một triều vua, thì câu cuối lại phải lien kết Bọc Mẹ Trăm Con với Bách Việt: “Bách Nam là thủy tổ của Bách Việt vậy.”
         
        - Và như thế Truyện Hồng Bàng mặc nhiên xác nhận là đã có hai tộc dân Việt và Hoa khác nhau, với hai nền văn hóa khác nhau, và đã sinh sống trên hai vùng đất khác nhau.
         
        - Đặc biệt về phương diện lãnh thổ, Truyện Hồng Bàng xác nhận truyền thuyết Tộc Việt phát xuất từ vùng Hồ Động Đình, sau đó phát triển trên một vùng rộng lớn, bao gồm từ Nam Dương Tử xuống tới Bắc Trung Phần Việt Nam ngày nay.
         
        - Với việc đồng hóa nguồn gốc Bách Việt thành con cháu của Lạc Long Quân, Truyện Hồng Bàng đã phải xác nhận ảnh hưởng lớn mạnh của Lạc Việt thời ấy.
         
        Trong cuốn Portraits of China của tác giả Lunda H. Gill, nhà xuất bản University of Hawaii Press, Honolulu 1960, trang 2 ghi rằng, “Trong việc thành hình nền văn hóa Trung Hoa, thiết tưởng ảnh hưởng của những sắc dân thiểu số đã to lớn hơn là nhờ sử gia truyền thống người Hoa công nhận. Sử gia Trung Hoa đã có khuynh hướng lạm nhận rằng dân Hoa đã khởi nguồn từ thung lũng Hoàng Hà, vùng Trung Nguyên, rồi tỏa lan và hấp thụ các dân ‘mọi rợ’ bằng việc ban phát cho họ những hồng ân của nền văn minh Hoa.”
         
        Tuy nhiên, “thay vì ước định có một sắc dân chủ yếu tỏa lan và hấp thụ các sắc dân khác, có lẽ ta nên nhìn thấy những ảnh hưởng văn hóa hỗ tương đưa đến dị biệt trong nền văn minh Trung Hoa. Tại một số nơi, nền văn minh này mang dấu vết địa phương và của những sắc dân đã bị đồng hóa vào dân Trung Hoa.”
         
        Tiếp đến, cuốn The Chinese Mosaic của tác giả Leo J. Moser, nhà xuất bản Westview Press, London 1985, trang 10: “Sắc dân, mà ngày nay tự nhận là dân Hoa, đã có nguồn gốc từ thượng lưu Hoàng Hà trong khoảng từ 3000 tới 4000 năm trước,” đang khi, tác giả khác cho rằng đã có từ 7000 đến 8000 năm trước đây.
         
        Theo tác giả Bodo Weithoff, trong cuốn Introduction to Chinese History của nhà xuất bản Thames and Hudson, London 1975, trang 38 ông viết, “Vùng lịch sử xưa nhất của Trung Hoa là Trung Nguyên, ở khoản giữa lưu vực Hoàng Hà, gồm một phần của các tỉnh Hà Nam, Hà Bắc, và Sơn Tây hiện nay. Đó là lãnh vực của các nhà vua Thương, mà sau này, thời Châu xưng là Trung Quốc.
         
        Và hai tác giả Arthur Cotterell và David Morgan viết trong cuốn China, an Intergrated Study của nhà xuất bản Harrap, London 1975, trang 62 và trang bản đố: “Đang khi người Hoa phát triển ở vùng Trung Nguyên, thì ở vùng Hồ Nam đã có Tộc Việt. Tộc Việt phát khởi từ vùng Hồ Động Đình, ở phía nam trung lưu Sông Dương Tử, rồi phát triển và tạo thành ba nhánh chính, là Thái, Dao, và Việt.
         
        Nhánh Thái và Dao của Tộc Việt di chuyển dọc theo các thung lũng, xuống miền nam, đến các vùng Quý Châu, Quảng Tây, Vân Nam, Ai Lao, Miến Điện, và Thái Lan ngày nay.
         
        Nhánh Việt thì xuôi theo Sông Dương Tử tiến ra biển, rồi dọc theo bờ biển tiến về phương nam. Cách đây năm sáu ngàn năm, người nhánh Việt đã có mặt khắp vùng này là Hồ Nam, Giang Tây, Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Quý Châu, Bắc Việt, và Bắc Trung Việt.
         
        Theo thời gian và điều kiện sinh sống địa phương, Tộc Việt lại chia thành nhiều nhánh nhỏ. Mỗi nhánh mang một tên riêng, nhưng đã gọi chung là Bách Việt.”
         
        Tham khảo những sách sử trên đây sẵn có trong thư viện Hoa Kỳ, Thần Báo cảm nhận rằng, ngay cả mấy ngàn năm trước khi tiếp xúc với Tộc Hoa, chẳng những dân Việt đã phát triển mạnh về nhân số, mở rộng địa bàn sinh sống, mà còn đặc biệt tiến triển về nếp sống xã hội nông nghiệp và ngư nghiệp.
         
        Sự trổi vượt về nếp sống này còn được ghi nhận và lưu truyền đặc biệt qua kỹ thuật tinh xảo về đồ đồng. Cả đến thời nay, đỉnh đồng và trống đồng của dân Việt từ những thời xa xưa đó vẫn còn là những tuyệt tác vô song.
         
        3. Xuyên Tạc Truyền Thuyết
         
        Truyện Hồng Bàng đã có nhiều điểm khác biệt nhằm xuyên tạc truyền thuyết và lịch sử của dân tộc Việt Nam:
         
        - Theo truyền khẩu phổ quát trong toàn dân Việt, thì Tộc Việt do Bọc Mẹ Trăm Con, có Mẹ là Tiên và có Cha là Rồng.
         
        Thì trong Truyện Hồng Bàng, cha lại là nhân vật Sùng Lãm, mẹ là Âu Cơ. Bên dòng họ nội của cha Sùng Lãm chỉ là phàm tục, và mẹ Âu Cơ cũng hoàn toàn là người phàm.
         
        Và 100 đứa con trai, chỉ có bà nội mang họ Long – Long Nữ – đang khi bà bà cố nội có tên là Tiên – Vụ Tiên. Không đúng với truyền thuyết Mẹ Tiên Cha Rồng.
         
        Bởi vì biết dân Việt đương thời chú trọng bên phía mẹ, gọi là mẫu hệ, thì Truyện Hồng Bàng thêu dệt rằng, bà nội và bà cố nội có tên Tiên họ Rồng, rồi để tạo ra điều trớ trêu, chính mẹ Âu Cơ lại là người Hoa, là hoàn toàn phàm tục!
         
        Truyện Hồng Bàng lại chú trọng bên phía cha, gọi là phụ hệ, gom cả Tiên lẫn Rồng vào một dòng máu, vào một biệt hiệu là Lạc Long Quân của một mình người cha; đang khi, mẹ Âu Cơ lại không dính dáng gì với Tiên Rồng.
         
        - Theo truyền thuyết của dân Việt, thì toàn thể người Tộc Việt là đồng bào, là anh em ruột thịt với nhau – đồng là cùng, bào là bọc – là cùng do Bọc Trăm Con.
         
        Thì Truyện Hồng Bàng, một trăm đứa con của Sùng Lãm lại thuộc về dòng dõi mấy đời cha ông nối nhau mà làm vua, và chính họ cũng “chia nước mà cai trị.” Đây chính là nhóm đặc quyền trong đảng phái chính trị, chớ đâu phải “tinh thần đồng bào” như trong truyền thuyết Việt?
         
        Hơn nữa, Truyện Hồng Bàng dầu có kết thúc bằng câu “Bách Nam là thủy tổ của Bách Việt,” thì cũng chính là câu truyện này ghi rằng, quanh Sùng Lãm đã có dân chúng Tộc Việt đông đúc và đã sống thành một nước rộng lớn.
         
        Như thế thì làm sao 100 đứa con của Sùng Lãm lại có thể là thủy tổ của những người đang sống trước họ, hoặc đang sống dưới quyền cai trị của họ. Cũng theo chính Truyện Hồng Bàng, thì đã có 50 con theo Sùng Lãm về ở dưới thủy phủ, và chỉ còn 50 đứa ở lại trên mặt đất, và như thế, thì làm sao mà còn đủ 100 con để gọi làm tổ cho Bách Việt, Trăm Việt?
         
        - Từ khởi thủy cho đến thời điểm cách nay chưa đầy hai ngàn năm, xã hội Tộc Việt thiên về mẫu hệ, con cháu dòng họ đều lấy bên mẹ làm chính, và theo tên họ của mẹ. Và không ai có thể chối cãi sự kiện dân Việt Thời Hùng sống trong chế độ mẫu hệ, cũng như cuộc sống xã hội nằm trong ảnh hưởng mẫu quyền.
         
        Trong sách Hậu Hán Thư cũng ghi lại nhiều đặc điểm mẫu hệ sâu đậm trong xã hội Việt ở thời đầu dương lịch. Gần 250 năm sau Thời Hùng, năm 39 sau Công Nguyên, trong số các vị anh hùng lật đổ ách đô hộ phương Bắc, đã có rất nhiều vị Nữ Tướng với nhiều đội nữ binh; điển hình là những Đức Trưng, Đức Triệu. Rồi mãi tới năm 544, sau gần 300 năm của thời Đức Triệu Nữ Vương, cuốn sử của Trung Hoa này mới ghi nhận dân Việt có một Nam Nhân làm thủ lãnh, Đức Lý Nam Đế.
         
        Đang khi Truyện Hồng Bàng kể lại dòng cha là chính. Tất cả dòng bên nội đã được ghi chép tỉ mỉ, với cả tên riêng và tên hiệu của từng người. Trong khi đó, Truyện Hồng Bàng không hề đề cập đến ông bà ngoại, hay dòng bên ngoại, và cũng không có cả tên riêng của mẹ.
         
        Theo mẫu hệ thì con gái là chính, nhưng Truyện Hồng Bàng lại chú trọng phía con trai, từ Đế Minh tới Lộc Tục, rồi Sùng Lãm, và 100 con trai. Vậy thì Truyện Hồng Bàng thuộc ảnh hưởng của văn hóa Phụ Hệ của người Hoa, và đi ngược với truyền thống Mẫu Hệ đương thời của dân Lạc Việt.
         
        - Về phần tên của tộc dân, dân ta tự xưng là Lạc Việt. Vua, quan, dân, ruộng… cũng đều ghi là Lạc vương, Lạc hầu, Lạc tướng, Lạc dân, Lạc điền… Như vậy, theo quan niệm mẫu hệ, tên Lạc phải là biểu hiệu của Bà Tổ. Họ Lạc nhắc nhớ hình ảnh của Tiên. Do đó, đúng đắn nhất, chúng ta có thể gọi Hai Vị Khởi Tổ với danh xưng là Lạc Cơ và Long Quân, cơ là văn và quân là võ, Mẹ Tiên Cha Rồng.
         
        Nhưng trong Truyện Hồng Bàng lại ghi họ Lạc thành một phần trong biệt hiệu của người cha Sùng Lãm là Lạc Long Quân.
         
        Sau khi đã lấy chữ Lạc gắn thành hiệu của cha, Truyện Hồng Bàng lại cho dân Lạc Việt một họ mẹ mới, là họ Âu, nhằm thuộc về họ người Hoa thuần chủng, tức là Âu Cơ!
         
        4. Xuyên Tạc Đất Tổ
         
        Về vùng Đất Tổ, dân Lạc Việt xác quyết mình là tộc dân của miền Hồ Động Đình và Ngũ Lĩnh, thì Truyện Hồng Bàng cũng cho đó là quê hương của Vụ Tiên và Long Nữ.
         
        Nhưng trong Truyện Hồng Bàng, ngoài bà cố nội Vụ Tiên, và bà nội Long Nữ có tên và quê hương liên hệ tới truyền thuyết Việt, thì tất cả dòng họ nội và ngoại của 100 đứa con trai đều là người Hoa.
         
        Vậy mà theo chủ trương phụ hệ của người Hoa, thì thân thế và xuất xứ của người nữ đã chẳng những không còn quan trọng, mà cũng chẳng còn có giá trị xác định nào. Bởi vì, Truyện Hồng Bàng đã chỉ chú trọng tới nguồn gốc Hoa, và chủ trương phụ hệ của người Hoa.
         
        Sự hoán chuyển này thì thật là thâm độc. Vì không chấp nhận Mẹ mang họ Âu, dân Lạc Việt cũng sẽ lần lượt bớt chú tâm tới yếu tố Mẹ.
         
        Thứ đến, vì chữ Lạc đã mang âm hưởng thiêng liêng ngàn năm, cho nên, dầu nay thành hiệu của cha, thì dân Việt cũng thấy còn quen thuộc, và từ đó, dần dà là chấp nhận phụ hệ. Đúng là một phương pháp thực hành lời thề “Giao Chỉ Diệt” của Đại Lão Tướng Phục Ba Mã Viện!
         
        a. Vùng Đất Tộc Việt
         
        Đất Tổ Tộc Việt là vùng phát xuất ra dân Việt, và cũng là vùng dân Việt sinh sống trong suốt mấy ngàn năm. Do đó, chính Vùng Đất Tổ là một cái nôi đã góp phần quan trọng và chính yếu cho việc xuất hiện và phát triển nền văn hóa Việt.
         
        Theo khoa cổ học hiện đại xác nhận, thì Tộc Việt phát khởi từ vùng Hồ Động Đình ở trung lưu Sông Dương Tử. Ngày nay vùng đất này thuộc tỉnh Hồ Nam của Trung Quốc.
         
        Đang khi đó, địa bàn khởi thủy của Tộc Hoa là vùng Hoàng Hà. Khi người Tộc Hoa lan dần xuống miền Nam, gặp Tộc Việt, thì Tộc Việt đã phát triển mạnh và đã có một nền văn hóa cao.
         
        Sở dĩ ngày nay có nhiều lầm lẫn về liên hệ giữa Việt và Hoa, vì chẳng những có sự pha trộn giữa hai tộc dân, mà còn vì phần lớn vùng đất trước kia thuộc Tộc Việt, nay là lãnh thổ của quốc gia Trung Hoa.
         
        Tóm lại, lưu vực Sông Dương Tử là đất khai nguyên của Tộc Việt, và sau đó dân Lạc Việt phát triển tại Lĩnh Nam. Dân Việt đã sinh sống tại đây mấy ngàn năm trước khi người Hoa biết tới.
         
        Vậy mà Truyện Hồng Bàng lại cho rằng, đó là lãnh thổ của Tộc Hoa; rồi vì Đế Minh trao tặng nên mới trở thành nơi cư ngụ của Bách Việt.
         
        b. Quan Niệm Người Hoa
         
        Từ ngàn xưa, đối với người Hoa, dân Việt đã là một tộc dân hoàn toàn khác biệt, và hai nền văn hóa cũng hoàn toàn khác biệt nhau. Và phản kháng sự xâm lấn của người Hoa, thì dân Việt đã phải biết cách tổ chức vững vàng về mọi mặt. Vì ở dọc bờ biển đông nam, nên dân Việt chủ tể về ngành hàng hải và ngư nghiệp. Sự trổi vượt của dân Việt trên vùng nước ven biển, kết hợp với núi non hiểm trở bao quanh, đã tăng phần bảo vệ cho các tiểu quốc Việt thoát khỏi sự thống trị của người Hoa.
         
        Từ ngàn xưa, đối với người Hoa, họ luôn gọi dân Việt là Nam Man. Tiếng Nam Man chỉ các sắc dân không thuộc Tộc Hoa ở phía nam, đặc biệt từ nam Sông Dương Tử, vùng được gọi là Giang Nam và Lĩnh Nam.
         
        Sử Trung Hoa cũng luôn luôn coi đây là sự kiện hiển nhiên. Thời Bắc thuộc, khi các thái thú và thứ sử của Trung Hoa thống trị, bao giờ họ cũng coi dân Nam Man là ngoại tộc, không phải người Hoa.
         
        Trong mấy ngàn năm qua, đối với người Hoa, đất Giang Nam và Lĩnh Nam đều là đất của Việt.
         
        Và ngay cả thời nay, vùng Nam Trung Quốc vẫn còn được gọi là vùng Bách Việt. Hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây cũng vẫn còn được gọi là Việt Đông và Việt Tây, gọi chung là Lưỡng Việt.
         
        Các sắc dân ở vùng phía nam Sông Dương Tử, vẫn còn các tên chỉ nguồn gốc là một nhánh của Tộc Việt. Người dân tỉnh Giang Tây hiện nay là dân Đông Việt. Người tỉnh Chiết Giang là dân U Việt. Người tỉnh Phúc Kiến là dân Mân Việt. Người vùng Lưỡng Việt được gọi là dân Nam Việt… Ngay cả thời nay, dân vùng Bách Việt vẫn tự xưng là Việt Nhân.
         
        c. Nguồn Gốc Bách Việt
         
        Bách Việt là tiếng của người Hoa dùng chỉ tập hợp các sắc dân Việt, Trăm Việt, phần lớn cư ngụ tại miền nam sông Dương Tử, mà người Hoa gặp gỡ trên đường bành trướng từ Hoa Bắc xuống Hoa Nam. Lãnh thổ của Bách Việt, bắc giáp Hồ Nam, nam giáp Chiêm Thành, tây giáp Tứ Xuyên, đông giáp biển Đông. Vào thời Xuân Thu Chiến Quốc khoảng thế kỷ thứ ba trước Công Nguyên, sử sách ghi nhận các nước Hồ Việt ở Hồ Nam, U Việt ở Chiết Giang, Mân Việt ở Phúc Kiến, Đông Việt ở Giang Tây, Nam Việt ở Quảng Đông, Âu Việt ở Quý Châu và Quảng Tây, Điền Việt ở Vân Nam, Chiêm Việt ở đảo Hải Nam, và Lạc Việt ở bắc Việt Nam… Các nước này nằm kế tiếp nhau từ miền nam Sông Dương Tử, qua lưu vực Sông Hồng rồi xuống tận bình nguyên Sông Mã. Đó là chưa kể những nhóm người Việt sống rải rác miền tây nam Trung Hoa, và chưa tổ chức thành quốc gia, và người Hoa gọi họ là dân Bách Bộc.
         
        Sau khi nhà Tần thống nhất miền bắc Trung Hoa và những lãnh thổ của miền nam Sông Dương Tử, các tiểu quốc Việt lần lần bị xâm chiếm, chỉ có Mân Việt, Đông Việt và Nam Việt bao gồm Nam Việt, Âu Việt, và Lạc Việt là còn là những quốc gia tự trị.
         
        Cho tới thế kỷ thứ nhất Công Nguyên, các nước Việt này cũng bị nhà Hán thôn tính, mặc dầu các nhóm Bách Việt vẫn còn sống rải rác ở khắp miền nam Trung Hoa. Và trải qua hai ngàn năm lịch sử, phần lớn vùng Đất Tổ của Bách Việt đã bị sát nhập vào bản đồ Trung Quốc, và văn hóa văn minh Bách Việt cũng bị đồng hóa thành ra văn hóa văn minh của người Hoa.

        Theo công trình nghiên cứu khảo cổ và nhân chủng học gần đây cho thấy người Bách Việt đã vượt Sông Dương Tử rất lâu, trước khi có nền văn minh Trung Hoa khởi sự và thành hình. Cận kề hơn nữa là thời Xuân Thu Chiến Quốc, người Bách Việt đã sống rải rác trong các vùng Hoa Bắc là nước Sở tức Hồ Bắc ngày nay, nước Tề ở Sơn Đông, nước Tấn ở Sơn Tây, Hà Bắc…
         
        Theo sử sách Trung Hoa, vào thế kỷ thứ năm trước Công Nguyên, vùng Chiết Giang là Giang Tô có nước Việt, có Việt Vương Câu Tiễn, và có người đẹp Tây Thi cười khuynh nước nghiêng thành. Rồi tới năm 917 sau Công Nguyên, quốc gia ở vùng Phúc Kiến hiện nay, tự xưng là Đại Việt sau mới đổi tên thành Nam Hán.
          
        d. Nguồn Gốc Tộc Việt
         
        Hai Vị Khởi Tổ của Tộc Việt, chính là hai người mà con cháu của các Ngài, theo thời gian và phát triển thành giống dân Việt ngày nay. Các Ngài vốn đã sống vào thời khuyết sử, nên không ai có thể xác định Hai Ngài mang tên họ là gì, hoặc sinh hoạt đời sống ra sao.
         
        Tuy nhiên với thời gian theo dòng đời, Văn Hóa Việt được thành hình, rồi với sự trổi vượt các nền văn hóa khác qua những nhận định xác đáng, đúng thực về Con Người và diễn đạt qua biểu tượng Tiên Rồng song hiệp.
         
        Với đà phát triển, với tình kính quý, với lòng biết ơn sâu xa về Hai Vị Khởi Tổ, từ mấy ngàn năm trước, Tổ Tiên chúng ta đã tôn Hai Ngài thành biểu tượng linh thiêng, Tiên và Rồng. Dân Việt từ đó âu yếm gọi Hai Ngài là Mẹ Tiên Cha Rồng, và hãnh diện tự xưng là Con Cháu Tiên Rồng.
         
        Giờ đây Hồn Thiêng của Hai Ngài vẫn linh hiển, và với sứ mạng Trời cho, đã sinh ra cả một giống dân đông đúc siêu việt, là Tổ trên hết các Tổ của Tộc Việt, là Nguồn sinh mọi Thần Thánh Anh Linh Việt… địa vị Hai Ngài thật là cao trọng và uy thế khôn tả, đáng để mọi người chúng ta tôn vinh và khẩn cầu.
         
        Cùng với Hai Vị Khởi Tổ, nguồn gốc Tộc Việt, cũng được truyền thống Văn Hóa Việt thăng hoa, kết tinh thành truyền thuyết Con Cháu Tiên Rồng, được truyền miệng phổ quát trong toàn thể dân chúng Việt:
         
        “Giống dân Việt, khởi đầu từ khi một bà Tiên và một ông Rồng phối hiệp nhau, và bà Tiên sinh ra cái bọc, chứa một trăm người con. Sau đó, ông Rồng nói với bà Tiên rằng: Ta là giống Rồng, nàng thuộc dòng Tiên. Nên, nàng đem năm mươi con lên núi, ta đem năm mươi con xuống biển. Khi cần thì gọi, ta về ngay. Từ đó dòng giống Việt ngày một phát triển.”
         
        * * * *
         
        5. Giải Nghĩa Truyền Thuyết Tiên Rồng
         
        Thần báo thiết tưởng, chưa ai gặp bà tiên bao giờ. Theo chữ nho, tiên là người ở núi, vì ghép bởi chữ nhân với chữ sơn thành chữ tiên. Nghe nói tới tiên thì nhiều, nhưng chưa gặp mặt, không biết có thật hay không?
         
        Giống rồng cũng vậy, nghe nói và thấy hình vẽ thì nhiều, nhưng có ai gặp rồng? Có chăng là người ta thấy những cuồng phong mà tưởng tượng ra, cũng chưa ai quả quyết là có giống rồng.
         
        Và rồi nguồn gốc một giống người – người Việt – lại được cho là do sự phối hiệp của một bà Tiên và một ông Rồng.
         
        Không biết hai ông bà ăn ở với nhau ra sao, mà bà Tiên lại sinh ra một cái bọc. Cái bọc đó lại nở ra trăm đứa con. Không biết sao lại phải chẵn một trăm. Cũng không biết là toàn trai hoặc toàn gái, hay nửa này nửa kia. Không có gì làm chắc!
         
        Lại nữa, cũng không biết có phải vì cơm không lành canh không ngọt ra sao, mà một hôm chàng Rồng bỗng đòi chia tay và chia con. Năm chục con theo mẹ Tiên về quê ngoại trên núi. Số còn lại là năm mươi con theo cha về biển, là nơi vùng vẫy của loài Rồng.
         
        Đã đòi chia tay và chia con, vậy mà cha Rồng lại còn nói: “Khi cần thì gọi, ta về ngay!” Người lên núi, kẻ xuống biển mà sao hễ gọi, là về ngay? Không lý thời đó đã có điện thoại vi tính?
         
        Xét theo bình thường thì Thần Báo thấy rằng nguồn gốc dòng giống Việt chỉ gồm toàn những chi tiết kỳ quặc, hay lạ lùng khó tin. Tin làm sao được chuyện có bà tiên, có ông rồng, hai giống hoàn toàn khác biệt, lại lấy nhau và sinh được con cái. Tin làm sao được chuyện bà tiên sinh ra một cái bọc với cả một trăm đứa con, rồi làm sao chăm lo bú mớm?
         
        Thần Báo nhất định không tin!
         
        Nguồn gốc đã khó tin, ngọn ngành lại càng kỳ quái. Tại sao lại phải chia tay, chia con? Không lý ông bà nêu gương dạy con cháu đừng ăn đời ở kiếp với nhau? Mà đã chia tay chia con, thì sao chàng rồng còn dặn: hễ gọi, ta về ngay! Vậy thì chia làm gì?
         
        Phi lý hơn nữa, câu chuyện Con Cháu Tiên Rồng lại còn được Tổ Tiên Ông Bà trang trọng chuyền miệng, hết đời này qua đời khác, trải qua bao ngàn năm lịch sử?
         
        Nhưng một hôm Thần Báo cảm nhận rằng: nếu chỉ để dạy những chuyện khó tin, như tiên, như rồng, sinh bọc trăm con; nếu chỉ để nêu những gương không đẹp, như ly dị, như chia con… thì không lý Ông Bà ta lại phải khổ công, truyền nhau ghi nhớ ròng rã cả ngàn đời con cháu!
         
        Do đó, chúng ta không thể nghe và hiểu truyện tích này theo cách bình thường; chắc chắn là phải có lý do gì quan trọng đặc biệt lắm, thì Ông Bà ta mới truyền lại những chuyện kỳ quặc đó. Vậy, vấn đề của chúng ta hôm nay, là tìm hiểu để gặp lại những bài học quý báu mà Ông Bà mình muốn nhắn gởi.
         
        * * * *
         
        Có lẽ ta quá thiển cận khi một hai đòi tiên và rồng phải là hai loài sinh vật hay động vật có thật để kết nghĩa vợ chồng.
         
        Trong cuộc sống thường ngày, dầu luôn miệng nhắc tới tiên, nhưng có bao giờ ta thấy cần tìm hiểu, cần gặp mặt để biết chắc thế nào là tiên. Ta cũng thường diễn tả rồng, nhưng có lẽ chẳng ai màng tới việc nhìn thấy một con rồng thật.
         
        Vậy thì khi kể chuyện Tiên Rồng, Ông Bà ta không buộc phải tin như đó là hai sinh vật, hai động vật… mà chỉ là hai biểu tượng: Biểu Tượng Tiên, và Biểu Tượng Rồng.
         
        a. Biểu Tượng Tiên Rồng
         
        Là biểu tượng, vì khi nói tới Tiên, chúng ta nghĩ tới ngay một hình ảnh xinh đẹp, dịu hiền, từ tâm, khoan dung, nhân ái... mà còn thoát tục, siêu phàm, như tiên giáng trần, trường sinh bất tử, sống động nhưng vượt thời gian, lẫn không gian.
         
        Cũng vậy, Rồng biểu trưng cho oai dũng trổi vượt, sức mạnh vô song, sức sống vô tận, thiên biến vạn hóa, như linh như hiển, như thánh như thần... khi ẩn mình dưới đáy nước, lúc bay vút lên trời cao, làm mây làm mưa, giáng ơn giáng phúc.
         
        Và khi nói chúng ta là kết tinh của việc Tiên Rồng phối hiệp, thì Tổ Tiên ta cũng đã diễn đạt nhận thức của các Ngài về Con Người. Bởi khi nói, chúng ta là dòng giống Tiên Rồng, thì Tổ Tiên ta muốn diễn tả: Con Người là một hiệp thể sinh động, là một kết tinh toàn hảo của mọi đặc tính bộc lộ qua hai biểu tượng Tiên và Rồng.
         
        Là hiệp thể do Tiên Rồng phối hiệp, có nghĩa Con Người vừa biến hóa như Rồng lại vừa trường cửu như Tiên: vừa là hiệp thể siêu phàm, vừa trong thời không lại vừa vượt thời không, vừa linh động lại vừa thường hằng, vừa xinh đẹp dịu hiền lại vừa hùng dũng cương quyết, vừa tình vừa lý, vừa chan chứa yêu thương vừa uy lực vô song... 50 thuộc Tiên 50 thuộc Rồng, song hiệp hoàn chỉnh, hai bên quân bình.
         
        Vì là truyền thuyết của dân Việt, nên khi Tổ Tiên ta nhấn mạnh đây là nguồn gốc của tất cả mọi người, thì cũng không loại trừ ai.
         
        b. Tiên Rồng Song Hiệp
         
        Tổ Tiên không chỉ diễn đạt những đặc tính nhận diện nơi Con Người mà còn đặc biệt nhấn mạnh tới các tỷ lệ giữa các đặc tính đó. Khi cha Rồng nói: Năm mươi con theo mẹ, năm mươi con theo cha, chính là xác quyết sự tương đồng tuyệt đối giữa hai nhóm đặc tính trong Con Người, một nửa do Mẹ một nửa do Cha, năm mươi phần trăm là Tiên, năm mươi phần trăm là Rồng.
         
        Như vậy Con Người là một hiệp thể toàn hảo của hai nhóm đặc tính Tiên và Rồng tương đồng tuyệt đối. Con Người là kết tinh của Tiên Rồng song hiệp.
         
        Trong toàn bộ nhận diện Con Người qua cuộc sống, văn hóa Việt khám phá ra rằng mọi đặc tính của Con Người đều có thể đúc kết trong biểu tượng Tiên Rồng Song Hiệp. Và Tiên Rồng Song Hiệp đã thấy bàng bạc khắp nơi trong mọi tương quan và sinh hoạt của Con Người.
         
        Vì vậy, theo văn hóa Việt, Tiên Rồng Song Hiệp là nhận thức nền tảng thâm sâu nhất, vững chắc nhất trong việc nhận diện toàn thể Con Người.
         
        Chúng ta có thể gọi dó là nguyên lý, Nguyên Lý Tiên Rồng Song Hiệp. Chữ song, chẳng những có nghĩa là hai, như lưỡng, nhị.. mà lại thêm ý niệm bằng nhau, như song toàn, vô song... để diễn tả 50 - 50. Chữ hiệp, thì chẳng những có nghĩa đồng ý với nhau, do chữ hợp thêm bộ thủy, mang ý hòa lẫn vào nhau… thành một hiệp thể tự tại toàn nhất.
         
        Khi cha Rồng nêu rõ: Tiên lên núi, Rồng xuống biển, chính là muốn chú trọng tới sự vẹn toàn của mỗi nhóm đặc tính Tiên và Rồng được nhận diện trong Con Người.
         
        Do Tiên Rồng phối hiệp, Con Người là một hiệp thể tự tại, toàn nhất và bất khả phân. Tuy nhiên không phải vì vậy mà những đặc tính của hai nhóm Tiên và Rồng bị pha chế hay biến đổi.
         
        Mỗi nhóm vẫn nguyên vẹn và thể hiện đầy đủ mọi điểm đặc thù của mình, như đang sinh động nơi mỗi trường hợp thích hợp nhất, như Tiên đang ở núi cao, như Rồng đang vẫy vùng giữa biển khơi. 
         
        Việc Cha Rồng nhắc nhở Mẹ Tiên: “Khi cần thì gọi, ta về ngay,” cũng là một nhận định đích xác về cuộc sống con người.
         
        Tuy Con Người là hiệp thể toàn nhất Tiên Rồng Song Hiệp, nhưng trong thực tại cuộc sống, nhiều khi một số đặc tính lại tỏ lộ rõ rệt, trong khi một số đặc tính lại có thể như thiếu vắng.
         
        Dầu vậy lúc cần thì phần thiếu vắng lại có mặt ngay. Nhóm đặc tính đó chỉ ẩn diện và luôn luôn hiện hữu trong Con Người. Ta không thể vì sự thiếu vắng bên ngoài mà chối bỏ sự hiện hữu của nó. Ví dụ: Sự ẩn diện hay bộc lộ còn có thể tùy thuộc vào một số điều kiện. Em bé mới sinh chưa đủ điều kiện thể xác để bộc lộ một số khả năng. Hoặc giả như người hư bộ óc thì không thể bộc lộ khả năng suy tư...
         
        Và như thế, nhận thức về Con Người cần phải đầy đủ, trọn vẹn.
         
        c. Nền Tảng Xã Hội Loài Người
         
        c1. Đặc Tính Xã Hội Bẩm Sinh
         
        Cũng với việc đặt nền tảng cho nhận thức về Con Người, truyền thuyết Tiên Rồng đặt nền tảng cho Xã Hội Loài Người.
         
        Khi Tiên Rồng là biểu tượng cho hai nhóm đặc tính được nhận diện nơi Con Người, thì Một Bọc Trăm Con không còn là cái bao lúc nhúc một trăm đứa bé nữa.
         
        Một Bọc Trăm Con chính là hình ảnh biểu trưng một nhóm người sống quây quần và liên hưởng với nhau mà ta gọi là cộng đoàn, hay xã hội.
         
        Biểu tượng Tiên Rồng sinh Một Bọc Trăm Con nêu lên hình ảnh: ngay từ khởi thủy, khi khởi sinh loài người là đồng thời có cả Một Trăm Con Người cùng một lúc. Đã không chỉ một Con Người đơn độc. Hễ Con Người là có cộng đoàn, xã hội.
         
        Đây là điểm tuyệt diệu đầu tiên của biểu tượng Một Bọc Trăm Con, văn hóa Việt xác quyết Đặc Tính Xã Hội Bẩm Sinh của Con Người.
         
        Với biểu tượng Tiên Rồng Phối Hiệp, truyền thuyết Tiên Rồng xác quyết đặc tính hiệp thể tự tại của từng Con Người, và với Một Bọc Trăm Con, xác nhận đặc tính xã hội của mọi Con Người.
         
        Hai đặc tính cá thể và xã hội được xác định đồng thời bởi biểu tượng Tiên Rồng, đã biểu lộ tính chất đặc biệt của văn hóa Việt.
         
        Đây chính là nền tảng chỉ đạo trọn nếp sống dân Việt suốt mấy ngàn năm, và đã tạo một nền văn hóa đặc thù.
         
        c2. Hai Nguyên Lý Xã Hội
         
        Với biểu tượng Tiên Rồng phối hiệp và sinh ra Một Bọc Trăm Con, văn hóa Việt xác quyết rằng mọi Con Người trong xã hội đều cùng một mẹ một cha và được sinh ra cùng một lần.
         
        Xác quyết này khác biệt với nhiều nền tảng của văn hóa khác. Nhiều văn hóa đã phân chia xã hội loài người thành nhiều giai cấp, và chủ trương quyền thống trị là đặc ân thiên phú của một dòng họ, hoặc một giống dân. Ví dụ: Như văn hóa Hy Lạp dành quyền ăn trên ngồi trốc cho một nhóm tự cho mình là con rơi của các vị thần. Văn hóa Ấn Độ lại chủ trương con người sinh ra trong những giai cấp di truyền: ai sinh ở đầu Bruma là tăng lữ, sinh ở bụng là thương gia, sinh ở tay chân thì làm lính, làm nô lệ... Dân Do Thái thì cho rằng dòng giống của riêng họ được Tạo Hóa đặc tuyển và phải tuyệt diệt mọi giống dân cản trở họ... Chù thuyết Quốc Xã Đức lại cho rằng dân Arya da trắng thuần chủng được đặc quyền thống trị loài người.
         
        Đang khi văn hóa Việt dùng biểu tượng Một Bọc Trăm Con để lưu truyền nền tảng của một Xã Hội Loài Người bình đẳng tột cùng và thân thương tột cùng.
         
        Không có gì diễn tả đầy đủ sự bình đẳng giữa con người với con người bằng hình ảnh ngay ở cấu thành, ngay tự khởi nguyên, con người nào cũng được hưởng nhận cùng một sức sống từ mẹ từ cha, trong cùng một lúc. Mọi người đều ra đời cùng một lần trong một cái bọc.
         
        Tự nguồn gốc, giữa con người không thể có bất cứ một dị biệt nào, chẳng những không dị biệt về sức sống, về di truyền, mà cũng không dị biệt về tuổi tác, hoặc về ngôi thứ giữa anh em. Mọi người hoàn toàn như nhau, hoàn toàn bằng nhau.
         
        Qua biểu tượng Một Bọc Trăm Con, văn hóa Việt đã nêu lên nguyên lý sâu vững nhất cho Xã Hội Loài Người về bình đẳng, con người bình đẳng tự căn nguyên, Bình Đẳng Tột Cùng.
         
        Ngoài ra, có xã hội nào thân thương bằng những anh em ruột thịt, cùng do một mẹ một cha. Tuy là anh chị em ruột nhưng cũng ít khi thương nhau đồng đều. Anh chị thường thương yêu chăm sóc cho em nhiều hơn là đứa em lo lắng cho anh chị. Do đó khi nhấn mạnh rằng mọi người cùng được sinh ra một lượt với nhau, Tổ Tiên muốn nhấn mạnh tới sự đồng nhất ngay cả trong tình yêu thương nhau.
         
        Biểu tượng Một Bọc Trăm Con, trăm anh em giống nhau như đúc, giống nhau hoàn toàn về mọi phương diện. Giữa họ, không có gì dị biệt, nên không có gì xung khắc, cũng không có gì hạn chế hay cản trở họ thương nhau. Sự khắn khít giữa họ thực chan chứa, trọn vẹn, và đồng đều. Họ thương nhau tận tình.
         
        Trong đời sống thực tế, không hề có những người được cha mẹ sinh ra cùng một lúc và hoàn toàn giống nhau. Vì vậy tình thân thương của Trăm Anh Em cùng Một Bọc, đã vượt quá mọi kinh nghiệm yêu thương thường tình của chúng ta. Đây là tình Thân Thương Tột Cùng.
         
        Sự diễn đạt của Tổ Tiên thật là tuyệt vời!
         
        Một Bọc Trăm Con, mọi người là Anh Em Cùng Một Bọc, là biểu tượng của Xã Hội Loài Người, mà cũng là diễn đạt hai nguyên lý nền tảng hoàn hảo thâm sâu nhất của Xã Hội loài người, là Bình Đẳng Tột Cùng và Thân Thương Tột Cùng.
         
        Mọi người đều là Anh Em cùng Một Bọc Tiên Rồng, đều là Đồng Bào. Khi dùng chung cho mọi người trong nước, chữ đồng bào đã luôn nói lên truyền thống cao quý của văn hóa Tiên Rồng. Chúng ta cũng có thể dùng chữ đồng bào để chỉ tập thể, hay từng cá nhân. Ta gọi nhau là đồng bào để nhắc nhở rằng mình thì thực sự là anh em, do cùng một bọc Tiên Rồng. Mà là Con Người thì bất cứ ai cũng là đồng bào, Bình Đẳng và Thân Thương tột cùng.
         
        d. Tiên Rồng Song Hiệp Trong Văn Hóa Việt
         
        Thần Báo cảm nhận rằng, việc tìm hiểu cuộc sống, phong tục, tâm tư của đại chúng Việt, lại rất cần phải thực sự am tường, nhận thực, và thông suốt… chớ không chỉ lập lại những sáo ngữ, những luận điệu sẵn có trong sách vở, được uốn nắn theo thành kiến giáo điều… như trong Truyện Hồng Bàng, hay trong Thục An Dương Vương Tiên Đế Ngọc Phả Cổ Lục của nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội, Hà Nội 1976.
         
        Ở mọi thời và mọi nơi, người ta đều mang mặc cảm học thức, coi trọng sách vở, coi trọng giới quyền chức, mà khinh thường giới bình dân. Và chỉ một câu trong cuốn sách nào đó, hay một điều luật của giới cai trị,... thường được lặp đi lặp lại như những bằng chứng, để đặt ra nền tảng uy thế suy luận của mình với nhóm đặc quyền, với giai cấp thống trị.... hơn là với nếp sống thực tại của giai cấp bị trị, với bao chục triệu người dân thọ thuế trước mắt.
         
        Trong suốt mấy ngàn năm dòng giống Việt, đặc biệt dân tộc Việt Nam, đã sống với một nếp sống thực và thể hiện toàn diện trên nền tảng Tiên Rồng song hiệp.
         
        Tuy rằng có những thời suy thoái, nhưng cũng có nhiều giai đoạn mà dân tộc Việt Nam biết sống đúng với di huấn của Tổ Tiên: đặt nền tảng con người và xã hội loài người trên triết thuyết Tiên Rồng. Nhờ đó dân Việt phát huy được một nền văn hóa đặc thù, với nhiều nét đặc trưng.
         
        Lịch sử Việt chứng minh rằng: thời kỳ nào dân nước biết sống đúng văn hóa Tiên Rồng, thì thời kỳ đó, giai đoạn đó dân Việt được sống trọn vẹn Con Người nhất, hạnh phúc nhất, và quê hương đất nước được hùng cường thịnh vượng nhất. Trong giai đoạn đó, mọi khía cạnh cuộc sống con người, từ cá nhân đến gia đình, làng xóm, dân nước, qua chính trị, kinh tế, xã hội, tôn giáo, quân sự... thì nguyên lý Tiên Rồng song hiệp đã được ứng dụng triệt để. Nhờ đó, văn hóa Việt luôn luôn kết hợp thành công những yếu tố nhiều khi như đối nghịch.
         
        - Mỗi Người luôn luôn cố gắng sống thực trọn vẹn Con Người Tiên Rồng. Mọi người thể hiện cuộc sống vừa thể chất vừa tinh thần, vừa tình vừa lý, vừa trí vừa nhân, vừa dũng cảm vừa hiền hòa, vừa lo ăn mặc vừa để thảnh thơi, vừa cho hiện tại vừa cho tương lai, vừa cho cá nhân vừa cho tập thể... năm mươi theo mẹ năm mươi theo cha, song hiệp hoàn chỉnh, hai bên cân bằng 50 và 50.
         
        - Gia Đình là nền tảng sống thực và phát triển toàn diện Cuộc Sống Con Người, mà cũng vừa là đơn vị cấu thành Dân Nước.
         
        Trong gia đình vợ chồng sống vừa tình vừa nghĩa, vừa yêu thương vừa kính trọng, vừa thể xác vừa tinh thần, năm mươi Tiên năm mươi Rồng. Vợ chồng luôn luôn bình đẳng, cả những khi cúng tế...  Không có cảnh chồng chúa vợ tôi như văn hóa Hán.
         
        Người Việt chúng ta, luôn luôn theo tiêu chuẩn thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn. Thích con trai mà thương con gái. Vô nam dụng nữ như trong ca dao: "Trai mà chi gái mà chi, Con nào có nghĩa có nghì thì hơn." Có vợ chồng mà cũng có thân tộc. Có gia đình mà cũng có làng nước.
         
        - Xã Hội có trên có dưới mà không có thống trị. Nay là dân mai là quan và mốt lại là dân. Có khác biệt mà không có ngăn cách. Có nhân tước mà cũng có thiên tước. Có giàu nghèo mà không có chế độ nô lệ.
         
        Có pháp lý mà cũng có tình nghĩa... Bảo bọc che chở, đầy tình đủ lý... Có tập thể mà cũng có cá nhân. Có ta mà cũng có người. Có gần mà cũng có xa. Có nước mà cũng có nhà.
         
        - Chính Trị có thể chế đặc thù gồm cả làng và nước, nên vừa có vua quan mà cũng vừa có nếp sống dân chủ. Chăn dắt dân mà cũng tùy thuộc dân. Có lãnh đạo mà không có thống trị. Có triều đại mà không có giai cấp đặc quyền.
         
        Có mưu lược mà cũng có đạo lý. Có uy nước mà cũng có tình dân. Có tài mà cũng có đức... Với người tại thế mà cũng với người khuất mặt.
         
        - Kinh Tế. Mục tiêu chính của phát triển kinh tế là để tất cả mọi người sống trong xã hội Đồng Bào, cùng được hưởng cơm no áo ấm và tăng trưởng trọn vẹn.
         
        Có gạo trắng mà cũng phải có trăng thanh. Có cần kiệm mà cũng có thảnh thơi. Muốn tiền của mà cũng chẳng sợ nghèo. Không chịu thiếu mà cũng chẳng chịu thừa.
         
        Sự bình sản dựa trên cộng tác tương thân và cơ chế thích đáng, chớ không dựa trên đấu tranh hay bức chế. Theo chế độ rút thăm chia đất định kỳ, để vừa hữu sản mà cũng vừa vô sản. Không để kinh tế làm lũng đoạn Cuộc Sống Con Người, và gây nguy hại cho Xã Hội Loài Người.
         
        - Quốc Phòng, Quân Sự. Giữ nước là việc của toàn dân. Làng xã vừa là đơn vị xã hội, vừa là đơn vị chiến đấu. Vừa là lũy tre làng vừa là thành trì chống giặc. Để giữ nước mà cũng để giữ nhà.
         
        Có quân sĩ mà cũng có toàn dân. Đang là dân mà cũng đang là quân... Có võ mà cũng có văn. Có tài mà cũng có đức.
         
        Vừa du kích mà cũng vừa diện địa. Vừa uy lực mà cũng vừa mưu lược. Vừa đánh giặc mà cũng lo cứu người.
         
        - Niềm Tin. Sống đạo Người mà cũng sống đạo Trời. Vừa thờ Trời mà cũng vừa thờ Người. Đạo tại tâm nhưng trọng nghi lễ. Cho tập thể mà cũng cho cá nhân. Cho hiện tại mà cũng cho quá khứ vị lai... Cõi dương sao cõi âm vậy.
         
        Lấy nếp sống truyền thống làm tiêu chuẩn hòa hợp tinh hoa các tôn giáo. Sẵn sàng đón nhận chân lý của tôn giáo, mà cũng quyết liệt gạt bỏ những phần thực hành không thích hợp.
         
        Tóm lại, Văn Hóa Việt đã đặt nền tảng trên chuyện Tiên Rồng, trên nguyên lý Tiên Rồng song hiệp.
         
        Ở những nơi, những thời xảy ra sự phối hiệp không hoàn chỉnh, hoặc thiên về bên này hay nghiêng về bên kia: duy vật, duy lợi, duy tâm, duy linh, duy lý… đều là những giai đoạn hạnh phúc Con Người bị khiếm khuyết.
         
        e. Giải Quyết Cá Nhân và Xã Hội
         
        Thần Báo tin chắc rằng, nguyên nhân chính của thảm họa nhân loại hôm nay là vì các chủ thuyết hiện thời đã nhận định sai lạc về Con Người, và do đó đã đặt nền tảng giả tạo cho Xã Hội loài người.
         
        Khi quan niệm con người chỉ là một con thú tiến bộ, hay chỉ được đối xử như một sinh vật tiêu thụ và sản xuất của nền kinh tế thị trường, khi chỉ nhìn nhận con người với một số đặc tính và chối bỏ các đặc tính khác, khi chủ trương con người phải đối xử với nhau bằng hận thù, bằng đấu tranh, bằng mánh khóe đạp lên xác nhau mà tiến… thì làm sao con người có thể an vui hạnh phúc?
         
        Các chủ thuyết hôm nay: duy vật, duy lợi, duy tâm, duy linh, duy nghiệm, duy lý… và các chủ nghĩa: chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa tập thể, chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa bá quyền, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa cộng sản… đã thất bại trong cố gắng tiêu diệt bất công, vì chúng đã tạo ra những giai cấp mới! Chúng lầm tưởng chúng đã giải phóng Con Người, thì thực tế là chúng lại nô lệ hóa Con Người khủng khiếp hơn, ngày một khốn khổ hơn, lụn bại hơn, tha hóa hơn, tụt hậu hơn không đúng sao?
         
        Nhưng văn hóa Việt, điểm quan trọng đầu tiên là phải giải quyết những sai lầm nền tảng về Con Người và Xã Hội Loài Người.
         
        Và vấn đề này đã được giải quyết thỏa đáng trong tinh túy của câu chuyện Con Cháu Tiên Rồng, qua ý nghĩa phối hiệp của hai biểu tượng Tiên và Rồng, tương đồng tuyệt đối, 50 theo mẹ 50 theo cha, và qua biểu tượng mọi người đều ở trong Một Bọc chứa một trăm anh em ruột thịt.
         
        Truyền thuyết Tiên Rồng là bản văn nhận diện chính xác và trọn vẹn về con người và về xã hội loài người.
         
        Qua câu chuyện Con Cháu Tiên Rồng, chúng ta nhận ra Con Người là một hiệp thể gồm cả bốn sức sống thân lực, trí năng, lẫn tâm tình và tuệ linh.
         
        - Thân lực thực tại
        - Trí năng tinh biến
        - Tâm tình thông hiến
        - Tuệ linh vĩnh hiệp
         
        Để diễn tả Con Người đích thực, Tổ Tiên dùng hình ảnh Mẹ Tiên Cha Rồng song hiệp.
         
        Tuy là biểu tượng nhưng lại rất thực tế và chính xác, được minh chứng bằng chính cuộc sống của mỗi người và của khoa học ngày nay.
         
        Ngay từ đầu, con người nhận ra mình là một hiệp thể. Ai trong chúng ta cũng biết mình do mẹ và cha kết hiệp mà thành, và ai cũng nhận thấy mẹ và cha có những đặc điểm khác nhau.
         
        - Hình ảnh Người Cha hùng dũng và quyền biến đã giúp cấu tạo biểu tượng Rồng, và diễn tả con người dưới khía cạnh sức sống vô tận, thiên biến vạn hóa.
         
        Sức sống hùng mạnh của Cha Rồng chính là phần con người bộc lộ sức sống của mình qua thể chất, với các bản năng sống còn và truyền sinh. Đây chính là sức sống Thân Lực Thực Tại của con người.
         
        Tài thiên biến vạn hóa của Rồng lại là hình ảnh của trí khôn con người với khả năng vượt qua thể chất và các đặc tính cụ thể, bỏ qua không gian và thời gian… để trừu tượng, để suy tư, để phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, để ứng dụng, để thích nghi, để tưởng tượng, để sáng tạo… tức là sức sống Trí Năng Tinh Biến của con người.
         
        - Phần Người Mẹ, kinh nghiệm về tâm tình và cuộc sống của người Mẹ đối với con, chính là nguồn gốc của biểu tượng Tiên.
         
        Mẹ cảm thông, âu yếm, và thương con ngay từ giây phút con bắt đầu sống. Mẹ nuôi dưỡng bảo bọc con thơ chín tháng mười ngày trong chính bản thân mẹ, và trong cuộc đời… Sự bảo bọc yêu thương đến quên cả bản thân của tình mẹ, đã giúp con người nhận biết sức sống Tâm Tình Thông Hiến của mình.
         
        Chính tâm tình bao la của mẹ, của Tiên, tỏa rộng và kéo dài, đã giúp con người nhận ra chiều kích linh thông, tức nhận biết mình cũng có phần thông hiệp với nhau và với thế giới ngoài thời không, siêu linh, vĩnh cửu… được diễn tả qua đặc tính thoát tục, siêu phàm và trường sinh bất tử của Tiên. Đó chính là hình ảnh để ghi nhận sức sống Tuệ Linh Vĩnh Hiệp của con người.
         
        - Đặc tính Song Hiệp của Mẹ Tiên Cha Rồng cũng do kinh nghiệm của con người về chính cá thể mình. Tuy do mẹ do cha, nhưng con người nhận ra mình là một hiệp thể toàn vẹn, bất khả phân, và trong mình cũng có các sức sống 50 theo Mẹ 50 theo Cha.
         
        Từ tất cả những kinh nghiệm đó, Tiên Rồng Song Hiệp được nhận ra là nguyên lý nền tảng để nhận diện chính bản thân con người, chính các sức sống, và tất cả những tương quan, những sinh hoạt, hay bất cứ những gì mang đặc tính Người.
         
        - Theo truyền thuyết Tiên Rồng, biểu tượng Một Bọc Trăm Con, khẳng định Đặc Tính Xã Hội Bẩm Sinh của con người, cũng do kinh nghiệm của cuộc sống gia đình, với mẹ với cha, với anh chị em.
         
        Trong cuộc sống, con người nhận ra mình không thể sống đơn độc. Ngay từ lúc bắt đầu sống, con người cần có mẹ có cha, có sự chăm sóc bảo bọc của tình thân ruột thịt. Khi sống đơn độc, con người không thể phát triển toàn vẹn một cuộc sống xứng đáng Làm Người.
         
        Do kinh nghiệm đó, con người nhận ra mình vừa là một hiệp thể cá biệt toàn vẹn, mà cũng vừa là một thành phần của cộng đồng anh em.
         
        Cũng do kinh nghiệm của cuộc sống trong tình thân với cha mẹ anh chị em, con người nhận ra mình cũng có cùng một nguồn gốc, cùng một sức sống, và cùng chia sẻ cuộc sống với nhau.
        - Con người rút tỉa kinh nghiệm do cuộc sống bản thân quây quần trong gia đình. Tuy nhiên, cuộc sống không đóng khung trong tập thể hạn hẹp, mà mở rộng tới nhiều con người khác.
         
        Cuộc sống càng kéo dài và càng có đông người, thì con người càng thêm kinh nghiệm về những khác biệt trong tài năng, trong sức lực, cũng như trong những may rủi của cuộc đời. Do đó, kinh nghiệm đối xử với nhau, và do tâm tình muốn bảo đảm cuộc sống tốt đẹp cho hết mọi người, con người nhận ra rằng mỗi người phải “Nhận thực chính mình.”
         
        Khi đã biết rõ thân phận Con Người của mình, mỗi người lại phải nhìn nhận và sống với những con người khác như những con người tinh vẹn, không để bất cứ ngoại vật nào làm sai lạc hình ảnh đích thực của con người, “Chỉ thấy con người.”
         
        Cũng do kinh nghiệm san sẻ trong tình thân, con người nhận ra cách xử dụng thích đáng tài năng và của cải. Tài và của chỉ là những phương tiện để giúp nhau cùng phát triển, “Tài của giúp người,” để tất cả “Mọi người cùng hưởng” hạnh phúc và thăng tiến, không trừ ai.
         
        - Do kinh nghiệm sống thân thương của gia đình, con người nhận ra tình cảm giữa con người với con người đã phát xuất từ việc nhận nhau la “Anh Em,” “Giống nhau như đúc,” và từ thực tâm “Quyết chẳng lìa nhau.”
         
        Tình yêu thương ruột thịt đó lại nhận thêm nhiều kinh nghiệm khi gia đình có thêm những người xa lạ, như khi anh chị em trong gia đình cưới vợ gả chồng.
         
        Với cuộc sống đầy biến chuyển va trắc trở, con người lại nhận ra rằng tình thân thương chỉ tồn tại khi con người sẵn sàng đánh đổi cả cuộc sống mình cho những người mình mến thương, “Sẵn sàng chết cho nhau.”
         
        Và rồi, dầu yêu thương nhau khắng khít, dầu có thắng vượt mọi trở ngại để bảo vệ tình thân, con người cũng trải qua kinh nghiệm của sự chết, của việc người thân vĩnh viễn chia lìa.
         
        Nhưng cũng do kinh nghiệm đó, do lòng thương nhớ không nguôi, con người lại cảm nhận là sự chết chẳng những không chấm dứt hoặc ngăn cản, mà trái lại, còn giúp nhau thể hiện trọn vẹn tình Thân Thương Tột Cùng, “Mãi mãi có nhau,” vì khi đó không còn bất cứ gì có thể ngăn cản con người kết hiệp với nhau trong yêu thương, trong tình đồng bào.
         
        - Tất cả đều là kinh nghiệm sống, và tất cả đều phát xuất từ tình thân ruột thịt gia đình, từ mẹ, từ cha, từ anh chị em, đối với nhau.
         
        Và cũng vì vậy, mọi cuộc sống mang vết tích con người, mọi cuộc sống xứng đáng con người, mọi cuộc sống tràn đầy ý nghĩa, mọi cuộc sống toàn vẹn, đều là những cuộc sống bộc lộ và thể hiện tình thân giữa Người và Người.
         
        Cũng vì vậy, văn hóa Việt bao gồm mọi con người trong tình thân của Gia Đình. Đối với nếp sống Việt, làng, nước, và cả nhân loại, cũng chỉ là một gia đình. Con người toàn nhất, tự tại, bất khả phân, nhưng đồng thời Con Người cũng bẩm sinh là thành phần của xã hội. Trong cùng một lúc, khởi sự có Con Người là có 100 người. Không hề có Con Người đơn độc như các nền văn hóa khác.
         
        Với triết thuyết Tiên Rồng của Việt học, chẳng những chúng ta giải quyết được những xung đột và sai lầm của chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể, mà còn giúp chúng ta thay đổi vận hành thế giới thoát cơn tao loạn của chủ trương đấu tranh sinh tồn hay mâu thuẫn nội tại.
         
        Ở cấu thành cũng như ở mọi sinh hoạt của con người, luôn luôn phải có sự hòa hiệp đứng đắn và đầy đủ, song hiệp, giữa hai cấu tố tương đồng, được biểu trưng qua Tiên và Rồng, như giữa cá nhân và cộng đồng, giữa gia đình và làng nước, giữa vật chất và tinh thần, giữa tình và lý, giữa vợ và chồng, giữa chù và thợ, giữa kinh tế và đời sống…
         
        Tổng Kết
         
        Truyện Hồng Bàng, với Lạc Long Quân và Âu Cơ, với nhiều dấu vết của thời An Dương Vương, với tên nước ta gọi là Xích Quỷ. Thời xưa, mặt đất được kha thiên văn Đông Á chia vùng theo tên của 28 ngôi sao trên trời; và vùng ngôi sao tên Quỷ là vùng Hồ Động Đình.
         
        Với tham vọng thống trị và đồng hóa của người Hoa, đặc biệt ở giới học thức và Truyện Hồng Bàng, đã đưa đến việc lạm nhận là mọi giống dân quanh vùng đều được khai hóa bởi nền văn minh Hoa, và mang ảnh hưởng Hoa trong mọi phương diện. Sai lầm này rất phổ biến trong quá khứ, và cho tới hiện tại vẫn còn được nhiều người trong giới học thức nhắm mắt hỗ trợ, dầu là có trái ngược với chứng cớ lịch sự và Việt học. Trách gì trong thời gian qua, với sự lạm nhận và xuyên tạc trùm khắp mọi lãnh vực, nhiều nhân vật Tộc Việt cũng đã bị ảnh hưởng lây!
         
        Bởi thế, việc tìm hiểu, khảo cứu, áp dụng, sống và nhìn người khác sống chung quanh để thích nghi với hiện cảnh, mà ta trọn tâm trọn ý… là cả một tiến trình dài, như lịch sử một dân tộc đã trải qua bao ngàn năm tiếp diễn, cao siêu, và hiện thực… đang là một đặc điểm của dân tộc Việt chúng ta.
         
        Tóm lại, chúng ta cũng còn nhiều truyền thuyết cần tìm hiểu trong tinh thần hiếu thảo, biết ơn, và khâm phục Tổ Tiên, mà cũng là xây đắp niềm tự tin tự hào chính đáng vào quá khứ, để hăng say xây dựng hiện tại, va hiên ngang bước vào tương lai Nước Dân Việt. 
           
        Phạm Văn Bản
        Lynnwood, ngày 9 tháng 6 năm 2007
        http://www.phamvanban.com
        #4
          Thần Báo 30.06.2008 08:45:43 (permalink)
          Phản biện:
          <bài viết được chỉnh sửa lúc 30.06.2008 23:58:04 bởi Thần Báo >
          #5
            Thần Báo 30.06.2008 09:00:06 (permalink)
            Phản biện
            <bài viết được chỉnh sửa lúc 30.06.2008 23:55:43 bởi Thần Báo >
            #6
              Chuyển nhanh đến:

              Thống kê hiện tại

              Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
              Kiểu:
              2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9