ẢO ẢNH VÀNG SON - DELLY
CTT 03.08.2008 02:03:29 (permalink)
Ảo Ảnh Vàng Son
Nguyên tác : Une Misère Dorée
Tác giả : Delly
Dịch giả : Mai Thế Sang
Thể loại : Văn học nước ngoài
Nguồn : vietlangdu.com
Đánh máy  : maylangthang, thanhbinhdat
 
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/40316/9FE0A4E7E7844028A6524F6A99972396.jpg[/image]

Chương I
 
Một gia đình công hầu muốn mời đến ăn và ở trong lãnh địa của mình, một gia đình từ hai đến ba người là cùng, có danh giá, có giáo dục ưu tú, có khả năng dạy học cho ba đứa trẻ. Nơi ở tốt, tại một trong những vùng rừng đẹp nhất của nước Pháp
“Viết cho hòm thư lưu: I.L… Defelden.
“Cần thiết phải có những chứng chỉ nghiêm túc”

Giáo sư Lienkwicz bỏ tờ báo đang đưa sát đôi mắt cận thị. Trên bộ mặt thanh tú héo hắt vì tuổi tác, vì lo âu và vì những nỗi đau thể xác, cặp mắt ông suy nghĩ - cặp mắt trong sáng, dịu hiền và hơi ưu tú - hiện rõ tâm hồn Adrian Lienkwicz, một người đáng mến, thân thiết và điềm đạm nhưng hơi mềm yếu, dễ thất vọng với những thử thách đường đời. Tâm hồn dễ thương, tinh tế, ưa thích quá khứ xa xăm và những câu chuyện cổ, có khả năng hy sinh thân mình cho nhiệm vụ mà không hề phàn nàn, nhưng lại kém sẵn sàng hành động và đấu tranh.
 
Thời niên thiếu ông học tại trường Đại học Vienne. Ông được các bạn bè yêu mến đồng thời họ cũng quấy rầy ông. Họ chế giễu tính nhịn chịu, chăm học và ôn hoà của ông. Tuy nhiên họ cũng bị chinh phục bởi con người tươi vui và hoà nhã ấy, có tính độ lượng đến khinh suất, biết hoà giải những tay kiếm hung hăng nhất và không biết cách từ chối bất kỳ ai cần đến sự giúp đỡ của mình về vật chất hay tinh thần.
Thời thanh niên, ông chinh phục được trái tim cô Elizabeth Zulman, con gái một thầy giáo. Quy luật tương phản đã hấp dẫn đôi trai gái tính tình khác hẳn nhau ấy. Cô gái bản chất thích đấu tranh, cương quyết và có nghị lực, nàng đã cứu vãn được những di vật của gia tài họ Lienkwicz. Tính độ lượng của giáo sư Adrian đôi khi không hợp thời được ngăn chặn bởi trí thông minh bình tĩnh và đôn hậu của bà giáo.
Đó là một gia đình hạnh phúc cho đến khi một căn bệnh hiểm nghèo ập đến cướp mất người bạn đời rất thân thiết ấy và để lại Adrian một mình với hai đứa con dại, đứa lớn mới mười tuổi.
Là một người cha dịu hiền và tận tâm, Adrian không muốn xa rời hai con, ông mướn một nguời đàn bà vừa để trông nom và giáo dục các con vừa làm quản gia. Nhưng ông giáo hiền lành là một ông chủ mù quáng, và gia tài của ông chẳng bao lâu bị rút dần rút mòn, trước hết bởi mụ quản gia chẳng mấy tí chu đáo. Lại còn bị đám bạn bè xấu, ăn hại vô liêm sỉ đến nỗi ngày mà Adrian mệt mỏi, thấy mình buộc lòng phải rời bỏ chức vụ giáo sư, ông kinh ngạc nhìn thấy nguồn lợi tức của mình chỉ còn vỏn vẹn để sống với hai đứa con.
Đó là một đòn gánh nặng giáng vào con người đã hoàn toàn suy sụp về thể xác. Ông lâm bệnh và được con gái ông là Marysia “kho báu và trí tuệ của ông” như ông thường gọi, chăm sóc một cách tuyệt vời. Thời kỳ dưỡng bệnh, buộc  lòng ông phải rời bỏ căn nhà tiện nghi để đến một căn nhà hẹp hơn. Sức khỏe chỉ cho phép ông dạy học trò vừa đủ nuôi một gia đình nhỏ do cô gái Marysia điều khiển một cách khéo léo, nhờ thừa hưởng của bà mẹ những đức tính cao đẹp.
 
Cả ba bố con sống thanh bạch như vậy trong cảnh khó khăn và thường được một số bạn cũ đến thăm.
Thử thách lớn nhất cho gia đình là tình trạng tàn tật của Alexy, em trai Marysia. Bệnh bại liệt đã làm hai chân cậu bé không cử động được. Thầy thuốc mới đây đã tuyên bố là khí hậu ở Vienne không thích hợp cho bệnh nhân và không  khí trong lành ở miền quê, nhất là miền rừng núi, nếu không chữa khỏi bệnh cũng làm giảm được bệnh một cách đáng kể. Từ đó ông giáo sư và cô con gái tìm kiếm một sự phối hợp nào đó để có thể chữa bệnh mà không tốn nhiều tiền.
 Phải chăng cái thông cáo ở cuối trang báo này là giải pháp cho vấn đề của ông Adrian
Ông quay về phía một cánh cửa mở và cất tiếng gọi:
-         Marysia!
-         Có tiếng động ghế ở phòng bên rồi một cô gái cao và mảnh xuất hiện ở khung cửa.
 
Trong bộ quần áo lao động giản dị, Marysia Lienkwicz có một dáng đi đặc biệt thanh nhã. Không có những nét đều đặn tuyệt đối, nhưng Marysia đẹp hơn cả đẹp, với diện mạo duyên dáng vừa dịu hiền vừa thanh tao, với sự tương phản của bộ tóc rất đen có những búp xoăn bóng loáng, với cặp mắt màu xanh thẫm phản chiếu một tâm hồn nồng nhiệt và trong sáng.
 
Cô gái sốt sắng hỏi:
 - Gì thế, ba yêu quý?
- Con hãy đọc đây này.
 Cô thiếu nữ cầm tờ báo lên, liếc qua bài báo rồi nhìn cha vẻ dò hỏi.
-         Con ạ, ba thấy hợp với chúng ta đấy.
-         Vâng, một miền rừng núi, tuyệt quá. Nhưng còn cần phải có thêm những chi tiết khác?
-          Tối nay ba sẽ viết. Alexy có vẻ mệt mỏi hơn, ba muốn nhanh chóng đưa em con ra khỏi nơi trật hẹp thiếu không khí này.
-         Một nếp nhăn lo lắng hiện ra trên vầng trán rất trắng của Marysia:
-        Vâng, ở đây em con xanh xao lắm. Cả ba nữa! Chắc chắn là không khí đồng quê sẽ mang lại lợi ích to lớn.
-          Ba cũng tin vậy. Cả con nữa, con cũng sẽ khá hơn. Trông con có vẻ mệt mỏi lắm rồi. Con đã phải làm việc quá sức mình để chăm sóc em con và ba. Ba chẳng còn làm được việc gì nữa.
-         Marysia cúi xuống đưa bàn tay vuốt ve cổ cha, hôn lên vầng trán đã nhăn nheo của cha và thỏ thẻ:
-         Thưa ba yêu quý, nếu ba biết được những nhiệm vụ đó đối với con thân thiết biết bao, con gái ba sẽ rất sung sướng được chăm sóc ba và em con với tất cả tình thương yêu của mình. Và con còn muốn được làm nhiều hơn  thế nữa kia. Cặp mắt xúc động của ông Adrian nhìn vào khuôn mặt đẹp đang cúi xuống:
-          Ừ, ba vẫn biết là con là đứa con ngoan. Ba biết là con rất thương yêu người cha tội nghiệp của con lúc nào cũng ốm yếu. Nhưng lòng ba mong muốn biết bao được thấy con thanh bình và sung sướng, giải thoát khỏi những công việc lặt vặt và được tự do phát triển trí thông minh mà Chúa đã ban cho con.
-          Một nụ cười rất tươi nở trên môi cô gái:

<bài viết được chỉnh sửa lúc 29.08.2008 03:40:33 bởi Ct.Ly >
Attached Image(s)
#1
    CTT 24.08.2008 20:41:11 (permalink)
    (tt)

    -         Thưa ba thân mến, thực tâm con chỉ yêu cầu một điều, đó là được tiếp tục hầu hạ ba và em con, được ba và em con yêu mến, giữ được hoạt động và can đảm mà Chúa đã ban cho con. Được như vậy, chừng nào con  còn được giữ lòng tin Chúa, Marysia của ba sẽ không bao giờ bị đau khổ… Kìa, món xúp đã được rồi.

            Thiếu nữ lao vào trong bếp. Giáo sư cũng đứng lên và cảm động thì thầm: - Lúc nào nó cũng vui vẻ… Và dũng cảm nhường kia. Lạy Chúa, người nhân từ biết bao đã cho con một đứa con gái như thế.
           Ông đi vào phòng bếp, phòng ăn cũng đồng thời là phòng tiếp khách. Trên một chiếc ghế dài đặt trước cửa sổ, một cậu thiếu niên trạc mười lăm tuổi đang nằm. Thấy cha vào, cậu ngoảnh lại nhìn ông, cặp mắt thẫm, quá to đối với khuôn mặt gầy và nổi lên rất đậm trên nước da tái. Diện mạo trẻ trung ấy có một sức hấp dẫn kỳ lạ bởi vẻ đẹp đặc biệt và hơn nữa bởi vẻ đau đớn, chịu đựng.
             - Con yêu của cha có thấy khá hơn không? Ông dịu dàng hỏi và đưa tay vuốt mái tóc đen rất dày và xoăn của con trai.
    -         Có khá hơn , ba ạ
            - Con này, đây là giải pháp giúp chúng ta giải quyết được vấn đề - sau khi thấy con trai đọc xong bài báo, ông hỏi tiếp – Alexy,… con thấy thế nào?
     
            - Có lẽ thế, ba ạ. Ba sẽ viết thư chứ?
    -         Ngay bây giờ đây, con ạ!
             Sau khi đã viết thư trả lời cho địa chỉ I.L… ông trở lại chỗ con trai nằm. Alexy đang giở những trang giấy trong một tập giấy cũ, cậu nói vẻ suy nghĩ:
            - Cha ơi, thật lạ quá, sao chẳng bao giờ thấy ba tìm nguồn gốc của gia đình chúng ta? Tuy nhiên con thấy hình như ba có thể tìm được một số hướng dẫn ở bên Ba Lan.
             - Ba cũng đã có bắt đầu đấy chứ. Nhưng khi mẹ con mất, ba nản lòng, nên đã bỏ dở. Ba chỉ biết là ở bên Ba Lan – ba không còn họ Lienkwicz và danh từ đó đã bị lãng quên hoàn toàn. Có lẽ tổ tiên chúng ta từ nhiều thế kỷ nay đã ngụ cư bên Áo. Tuy nhiên cũng thật lạ lùng, chúng ta chẳng có một tờ gia phả nào. Ông con có nói rằng chúng ta xuất thân từ dòng dõi quý tộc, nhưng dù sao cũng chẳng được lợi lộc gì.
            - Tất nhiên là thế. Tuy nhiên con rất muốn biết tổ tiên chúng ta là những ai và chút ít lịch sử ra sao. Con rất sung sướng được lục tìm trong quá khứ và tất nhiên dĩ vãng của gia đình chúng ta làm con say mê hơn cả
    -         À. con đúng là con trai của ba. - Giáo sư nói và vui vẻ nắm lấy tay Alexy. -  Ở tuổi con, ba cũng có niềm say mê ấy, ba thích nghiên cứu như con nhất là nghiên cứu lịch sử quá khứ. Các bạn ba gọi ba là “ông già tước vị”. Thực tế đối với ba không có gì vui thú bằng được lần mò trong tay những tờ giấy thiêng liêng, chứng minh cho thời quá khứ bất hủ… thú thật là lúc nào cũng hấp dẫn ba. Với nó ta quên được một chút hiện tại chẳng vui vẻ gì lắm… - -- Không, không phải bao giờ cũng thế. Alexy ngước mắt lên trời lẩm bẩm. Mấy ngày sau giáo sư Adrian Lienkwicz nhận được thư trả lời của I.L… bằng nét chữ phụ nữ, bức thư ghi rõ những điều kiện yêu cầu: Có năng lực dạy học mấy đứa trẻ từ mười một đến mười ba tuổi, xuất trình những giấy chứng chỉ tốt nhất, có phong cách nhã nhặn và thanh tú. Được cung cấp một căn hộ có bốn phòng rộng rãi, bày biện đẹp, thực phẩm giản dị và tinh khiết, đun nấu, sưởi tùy ý và có công viên để dạo chơi. Ngược lại, phải lên lớp bốn giờ mỗi ngày và chấm, sửa bài.

            Bức thư nói tiếp: Nếu những điều kiện thích hợp, xin cho chúng tôi biết về gia đình ông và tôn giáo, những người mà chúng tôi có thể hỏi thăm tình hình. Sau đó chúng tôi sẽ cho biết địa chỉ của chúng tôi.
             - Ba có thấy thật là bí ẩn không? Marysia hỏi sau khi đã đọc bức thư viết bằng một lối văn lịch sự nhưng khá vắn tắt… Lại vẫn những chữ đầu ấy…
             
            - Có lẽ con người đó không muốn phô tên mình ra trước sự tò mò của bất kỳ ai. Cũng là lẽ tự nhiên. Con thấy đấy, người ta rất khó khăn về vấn đề danh giá, như vậy càng tốt.
            - Vâng, về vấn đề này chúng ta chẳng có gì đáng lo ngại. Còn về những điều kiện khác, chúng ta có đầy đủ chẳng khó khăn. Hai ba con đều có thể lên lớp theo yêu cầu và còn chán thì giờ để cha hoàn thành cuốn “Lịch sử Ba Lan”, còn con để làm việc nhà. Tình hình có vẻ dễ chịu đấy. Nhưng cũng cần phải tìm hiểu trước.

    -         Giáo sư viết cho địa chỉ không quen, trả lời chi tiết những yêu cầu và cho biết những người danh giá để hỏi thăm tình hình về ông.
    -         Mười lăm ngày trôi qua không có trả lời. Nhưng rồi một buổi sáng người đưa thư trao cho Marysia một phong bì có dấu gia huy, dán tem, đóng dấu bá tước quan. Nét chữ vẫn cùng một người đã viết bức thư trước.
            Marysia vội chạy vào phòng ăn đưa bức thư cho cha
    -         : - Ba ơi, đây là thư trả lời.
             Giáo sư vội bẻ dấu niêm phong và đọc to:

              “Kính thưa giáo sư,
    -         Những chứng chỉ của ông làm tôi thoả mãn hoàn toàn, cả về gia đình ông nữa. Nếu ông đã quyết định, xin ông cho biết. Về phần tôi, chúng tôi đã sẵn sàng tiếp đón gia đình tôi đến Runsdorf, lâu đài của chúng tôi đấy, ngoài giờ học,
    ông được hoàn toàn tự do.
             Vậy tôi chờ đợi câu trả lời chính thức của ông.
             Thưa giáo sư, kính chúc…
           IOLANTHE
             Nữ bá tước Lendau,
             Lâu đài Runsdorf-Dufelden”.

     
    -         Ôi, ôi, một dòng họ đại quý tộc. Giáo sư nói. Lendau là một gia đình cổ kính, dòng họ gần gũi của hoàng thân. Các con thấy thế nào?
     
    -         Thưa ba, Marysia nói, con thấy là về phần chúng ta cũng nên tìm hiểu xem thế nào đã, mặc dù họ nhà Lendau là quý tộc.
     
    -         Con nói đúng, con gái khôn ngoan của ba. Nhưng hỏi ai bây giờ?
    -         - Ba có một gia đình ông bạn thân là Conrad Duntz làm giám thủ [1] lãnh địa Nunsthel ở ngay gần Dufelden có phải không?

     
             Giáo sư vỗ vào trán đáp
     
             : - À , đúng rồi. Vấn đề là ở đây. Ba sẽ viết thư cho ông ấy và yêu cầu trả lời ngay, để cho bà đại quý tộc ấy đỡ phải chờ lâu.
     
        
             Mấy ngày sau nhận được thư trả lời của ông giám thủ do con trai ông viết:
     
            “Bố cháu gặp tai nạn xe cộ bị gẫy tay. Nếu không bố cháu chẳng chịu nhường cho cháu thú vui được viết thư trả lời bác…
    -         Runsdorf là một cơ ngơi rất cổ kính, rất rộng lớn, ở trong một thung lũng cách Dufelden mười kilomet.
    -         Mùa đông, trong khi mọi người run lập cập ở Nunsthel, thì ở Runsdorf người ta hưởng một khí hậu ôn hoà hơn do vị trí đặc biệt của nó. Vả lại xung quanh nó toàn là rừng, cung cấp một không khí rất tốt, sẽ là tuyệt diệu cho
    người bệnh thân yêu của chúng ta.
    -         Công viên ở đây rất rộng. Từ một thế kỷ nay, lãnh thổ của các vị bá tước Lendau chiếm một phần lớn đất đai trong rừng, nhưng rồi cũng tan biến dần do chi tiêu hoang phí của các quý tộc Runsdorf sống một cách xa hoa. Ngày nay chỉ còn lại cho con cháu họ một nơi ở công hầu và một số đất đai không quan trọng.
    -          Tuy nhiên gia đình nhà Lendau vẫn còn có vẻ phong lưu. Cuộc sống của họ, vẫn là đại chúa công và không mất đi một chút nào vẻ kiêu kỳ mênh mông của thế hệ thừa hưởng dòng họ đại quý tộc ấy. Nhưng tiếng tăm của họ không thể chê được và cháu cho là bác cứ mạnh dạn nhận lời mời ấy .
    -         Cá nhân cháu, cháu không biết bà quận chúa, bởi vì, xin bác hiểu cho, một người bình dân như cháu, mặc dù là con trai một viên chức được tín nhiệm của hoàng thân công tước Josef, cũng không có vinh dự được vào Runsdorf. Điểm khó khăn duy nhất cho gia đình bác, theo cháu, là thái độ kiêu căng ngạo mạn của những người trong gia đình ấy. Nhưng ta vẫn cứ hãnh diện giữ gìn khoảng cách, cháu nghĩ là sẽ chẳng sợ va chạm mạnh, những người Lendau rất lịch sự và có văn hoá cao.
    -         Vả lại người ta nói bà bá tước là người nhân hậu mặc dù vẻ ngoài cao ngạo. Còn có một cô thiếu nữ mười tám tuổi, một cậu con trai và hai em gái nhỏ chừng muời tuổi. Nhưng xin bác chớ quên điều quan trọng nhất. Lãnh chúa, bá tước Walther Lendau, con trai cả bà bá tước, vị chủ nhân hiện tại của Runsdorf và những nơi khác, để mà sử dụng thành ngữ cổ.
    -         Cháu xin nhắc lại: Đó là một gia đình đứng đắn, sống khá biệt lập ngoài những cuộc tiếp khách quý tộc và một số cuộc hội họp tổ chức rất hào nhoáng ở Runsdorf. Thưa bác, cháu tin là ở trong gia đình cổ kính ấy là một điều rất tốt cho bác. Quyết định thế nào xin bác cho gia đình cháu biết ngay, nhất là tới Runsdorf, xin bác chớ quên là gia đình cháu nóng ruột chờ bác đến thăm.
    -         Xin bác cho cháu gửi lời thân ái hỏi thăm cô Marysia mà cháu đã gặp ở Vienne hồi cô còn bé và hồi đó cháu chỉ là một thằng con trai tinh nghịch, tóc bù xù, hẳn cô còn nhớ?”

    - Ô, còn nhớ lắm chứ. Marysia cười nói. Một cậu bé tóc hung, mập và ầm ĩ, nhưng tính nết rất tốt.
     - Cha cậu có một trái tim vàng, rất thông minh và am hiểu sự đời… Thế nào, các con , chúng ta quyết định ra sao?
    - Con thấy là bức thư này chẳng có gì làm chúng ta phải ngần ngại. Marysia nói. Như con trai ông Duntz viết, chúng ta chỉ cần tránh va chạm với lòng kiêu kỳ của nhà Lendau bằng cách giữ vững vị trí và tư cách của chúng ta… … Alexy, em thấy thế nào?
     - Em đồng ý với chị. Nunsthel đối với chúng ta sẽ là một láng giềng thú vị và ba sẽ vui lòng được gặp lại người bạn cũ, phải không ba?
    - Vậy thì số phận đã định đoạt rồi. Giáo sư tuyên bố với một vẻ hể hả. Ba sẽ viết thư cho Bà bá tước, và chừng mười lăm ngày nữa, chúng ta sẽ lên đường đi Runsdorf.
         
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 29.08.2008 03:48:43 bởi Ct.Ly >
    #2
      CTT 24.08.2008 21:30:01 (permalink)
      Chương II.
       
      Vậy là ba cha con đã đang đi trên đường đi Runsdorf vào một buổi chiều xuân ấm áp đượm mùi hoa rừng. Cỗ xe lăn bánh trên con đường rộng, được giữ gìn sạch sẽ, đi xuyên qua rừng. Nhưng đêm đã xuống, ba bố con không trông thấy gì trừ một khoảng rất hẹp và dần dần mệt mỏi vì đường trường, hai bố con cậu Alexy ngủ thiếp đi.
       Còn Marysia, cô gái vẫn còn rất tỉnh và hơi u buồn. Cô đã rời bỏ Vienne trong lòng hơi luyến tiếc vì đã để lại đó một số bạn gái thân thiết. Nhưng giáo sư và cả Alexy nữa, đều không biết gì về nỗi buồn được che đậy rất khéo đó. Tới ga Duntz, cô cảm thấy mình tỉnh ngộ và hơi cay đắng vì chỉ thấy có một cỗ xe do bà bá tước thuê để đón gia đình mình. Lẽ ra các vị chủ nhân ở Runsdorf phải có những cỗ xe riêng cùng với đoàn tùy tùng. Nhưng có lẽ họ xét thấy gia đình giáo sư là những khách không quan trọng mấy, chẳng cần phải nghi thức rườm rà.
       
      Nhưng rồi cơn phật ý đầu tiên qua đi, cô gái biết điều Marysia suy nghĩ: “Dù sao cũng chẳng cần. Chiếc xe cổ lỗ này đối với gia đình ta cũng còn tốt chán. Và trong quy ước với bà bá tước Lendau không có khoản tha hồ sử dụng xe của bà ta”.
       Cỗ xe đi xuống dốc đã được một lúc lâu. Bỗng nhiên nó dừng lại. Dưới ánh sáng những ngọn đèn treo, Marysia nhận thấy một hàng rào rộng lớn, phía trên kia một cái sân có vẻ mênh mông, bề mặt một ngôi nhà đồ sộ với nhiều cửa kính ở tầng trệt được thắp sáng. ngay cả ở trong sân, những chấm sáng cho biết có rất nhiều cỗ xe đậu.
      Người đánh xe cho cỗ xe tồi tàn của mình đi vào trong và dừng lại trước một bậc thềm hình vòng cung lớn. Lúc đó có tiếng vó ngựa. Một kỵ mã xuất hiện, nhảy xuống đất rồi đưa ra một tờ giấy cho một gia nhân mặc chế phục màu sẫm vừa mới xuất hiện, và nói:
      -         Một điện tín cho Nam tước Holberg
      -          Gia nhân bước đi. Trong thời gian đó, ông giáo sư và Marysia bước xuống xe. Để ông bố đi dạo vài bước cho tỉnh ngủ, Marysia bước lên thềm tìm người để hỏi.
       
      Tiền sảnh, trần hình vòm, rộng lớn trang trí những đồ trần thiết trên tường, được thắp sáng nhưng chẳng có ai. Âm thanh của một dàn nhạc đang chơi một điệu van, vọng đến tận tai cô gái. Marysia ngần ngừ tự hỏi không biết nên đi theo phía nào. Một gia nhân xuất hiện, đó là một ông già cao lớn và khôn khan, râu tóc bạc trắng, bao quanh một khuôn mặt khắc khổ, trên đó cặp mắt là hai điểm chói rất sáng.
      Marysia hỏi:
      -         Chúng tôi là những người đang được nữ bá tước Lendau chờ đợi.
      -         Ông ta trùm lên cô một cái nhìn hoài nghi và cặp lông mày nhíu lại rất nhanh rồi cất tiếng nói:
      -          Giáo sư Lienkwicz và các con phải không ạ? Thưa cô vậy thì rất tốt. Tôi xin hướng dẫn các vị đến chỗ ở. XIn mời vào trong lúc tôi đi báo nguời hầu phòng.
      -         Ông ta chỉ vào một căn phòng rộng lớn, có lẽ là phòng quần áo, bởi vì trông thấy ở đấy có rất nhiều áo phụ nữ và áo khoác. Marysia ngồi xuống một chiếc ghế dài nhỏ và cha cô đi tới, ông nói:
      -          Người gia nhân ấy trông thật oai nghiêm. Nếu các ông chủ cũng cùng tỷ lệ như vậy…
      -           Con không thích vẻ mặt ấy. Cặp mắt chẳng đáng ưa chút nào…
      -         Cô ngừng lại vì nghe có tiếng nói đằng sau một cánh cửa hé mở. Những tiếng nói đó đến tai cô, giọng đàn ông, rõ ràng và lạnh lẽo: “Chúng tôi rất lấy làm tiếc vì cái tin không hay này, làm chúng tôi không được đón tiếp ông ngay từ đầu dạ hội”.
      -         Đồng thời cánh cửa mở rộng. Một cô còn trẻ xuất hiện trong bộ tuyn hồng, theo sau là một ông quãng năm mươi tuổi, to lớn và khỏe mạnh, bộ mặt đóng khung trong bộ râu hoa râm gọt sửa rất khéo. Đằng sau họ là một thanh niên cao mảnh, mặc bộ đồ dạ hội với một vẻ thượng lưu quý tộc.
      -          Hai người đi trước liếc nhìn ngạc nhiên và khá khinh miệt vài giây bố con giáo sư đáng đứng lên. Một vẻ kinh ngạc xuất hiện vài giây trong cặp mắt của người thanh niên đi sau. Rồ bỗng nhiên anh có cử chỉ của một người đang tự nhớ ra: “Phải rồi”
      -         Thưa ông, ông là giáo sư Lienkwicz phải không ạ? Anh thanh niên nói và đáp lại một cách lịch sự nhưng hơi ngạo mạn, lời chào của hai bố con.
      -         Vâng tôi đây. Ông có phải là bá tước Lendau mà tôi đang có vinh dự được nói chuyện không?
      -          Vâng, tôi là bá tước Walther Lendau … gia nhân chúng tôi đã biết để phục vụ ông chưa đấy ạ, thưa giáo sư?
      -          Thưa bá tước, rồi ạ
      -          Vậy thì tốt. Tôi mong rằng ở đây ông sẽ được hài lòng.
      -         Sau khi hoàn thành nhiệm vụ người chủ nhà, ông ta giơ tay mời hai bố con ngồi ghế rồi quay lại với đám khách của mình, bên cạnh họ đang lăng xăng một người đầy tớ vừa xuất hiện.
      -         Tôi mong rằng tai nạn vừa xảy ra cho bác cô không đem lại hậu quả đáng tiếc, Bá tước nói với một thiếu nữ đang buộc chiếc áo choàng bằng sa tanh trắng. Người hầu của ông có thể đã báo động quá sớm…
      -          Theo thói quen của ông ấy. Wihem là một con chó rất trung thành, chỉ mỗi nỗi đau của chủ cũng làm cho nó cuống lên! Cô gái trả lời với một nụ cười chế giễu để lộ bộ răng xinh xắn.
      -         Quả thực thiếu nữ ấy là một cô gái rất xinh, nhỏ nhắn, mảnh dẻ như một con búp bê đắt tiền. Trong bộ mặt tươi tắn, sáng chói đôi mắt đen. Cô có nhũng cử chỉ duyên dáng , đôi khi sốt ruột như một đứa bé nghịch ngợm. Với câu nhận xét của người có bộ râu hoa râm, cô gái trả lời bằng một cái nhíu lông mày.
      -          Bá tước Lendau nói với một nụ cười mà Marysia nhận xét là hơi chua cay:
      -          Tiểu thư Holberg tiếc cuộc dạ hội. Lẽ ra ông cố vấn tội nghiệp ấy nên chọn lúc khác để mà ngã cầu thang
      -          Bộ mặt xinh đẹp hơi nhíu lại rồi dịu ngay:
      -          Anh cho em là con người phù phiếm sao? Tiếc cuộc dạ hội trong khi bác em bị đau đớn. Không đâu. Nhưng em đang bực mình vì không cài được chiếc áo này. Kiên nhẫn nào cha ơi… xong rồi đây này. Mong sớm gặp mặt, bá tước Lendau nhé.
      -          Vâng, sớm gặp nhau phải không bá tước? Ông Holberg nói và bắt tay bá tước. Chúng tôi trông mong ông, trong buổi dạ hội ngày 15… Tuy nhiên phải là không có gì nghiêm trọng cho ông bác chúng ta.
      -         Tôi nghĩ là tôi có thể đến được theo lời mời của bác, bá tước trả lời không vội vã.
      -          Trong những kiểu cách lịch sự ấy có một sự chiếu cố ngạo mạn làm Marysia phải kinh ngạc. Quả thật trông ông ta giống một đấng anh quân cùng các thần dân hơn là một vị chủ nhà tiễn đưa khách ngang hàng cùng với mình. Cả ba ra khỏi phòng quần áo, lúc đi qua, tiểu thư Holberg liếc mắt nhìn Marysia trong bộ quần áo giản dị. Tấm voan mỏng để cho cặp mắt ảm đạm của tiểu thư nhìn thấy được làn da tuyệt diệu và cặp mắt xanh sáng và đường hoàng có một vẻ đẹp hiếm có.
      -         Cô tiểu thư xinh đẹp kiêu kỳ quay mặt đi và cầm lấy cánh tay của bá tước Lendau.
      -          Mấy phút sau người gia nhân lúc nãy xuất hiện, theo sau là một người hầu nữ đã có tuổi tay cầm một chiếc đèn.
      -         Thưa ông giáo, mời ông đi theo người nữ hầu phòng này.
      -          Nhưng chúng tôi còn phải mang đứa con trai tôi, nó không đi được.
      -         Họ đi ra khỏi phòng quần áo để đến cỗ xe. Trên ngưỡng cửa bá tước Lendau còn đứng ở thềm dưới, ông Holberg và con gái đã ngồi vào trong một cỗ xe hào nhoáng, vì nó mà cỗ xe thuê đã phải lùi xa.
      -         Bá tước tránh sang một bên và hững hờ nhìn hai bố con giáo sư. Cỗ xe hào nhoáng lao đi, cỗ xe thuê lại tiến sát vào thềm. Giáo sư và Marysia ôm lấy Alexy như vẫn thường làm và nhẹ nhàng khênh cậu bé lên thềm.
      -         Bá tước còn đứng trong phòng quần áo đang bận dựng lại một vũ khí cổ trong phòng những đồ trang trí trên tường. Ông quay lại nhìn nhóm người gồm ba bố con giáo sư rồi lên tiếng oai vệ gọi:
      -         Heintz!
      -          Đồng thời tay ông chỉ vào Marysia đang nâng phía trên thân thể em trai cô, bộ mặt thản nhiên của ông hơi nheo lại. Người đầy tớ lập tức tiến lên toan thay thế cho Marysia.
      -         - Ôi, xin cám ơn ông. Chúng tôi quen như thế này rồi. Vả lại em tôi cũng rất nhẹ.
      -         Quả thật là Alexy rất gầy, dưới ánh đèn dầu, cậu có một màu trắng trông như cẩm thạch càng làm nổi bật cặp mắt đen to và ưu tư. Marysia chợt nhìn thất một cái nhìn đầy thiện cảm của bá tước Lendau đối với em trai mình.
      -         Ra khỏi phòng đọc sách được thắp sáng, gia đình giáo sư đi theo bà già Octavia, qua những hành lang mờ tối, rất rộng, vòm trần rất cao, trong đó tiếng bước chân của họ vang lên một cách kỳ lạ. Cuối cùng bà già mở một cánh cửa và nói
      -          Thưa giáo sư, đây là căn hộ của ông.
      -          Họ bước vào một căn phòng tối om và bà già vội vã đi châm đèn. Sau đó bà đi ra để soi sáng cho Heintz và nguời đánh xe đang khiêng các hành lý.
      -          Chắc là ông và cô cậu đói lắm rồi phải không?
      -         Không đâu. Giáo sư đáp và ngồi xuống một cái ghế bành. Chúng tôi thấy là cần được ngủ hơn, phải không Marysia?
      -         Tuy nhiên, con thấy là chúng ta nên ăn một chút thì hơn… Nhưng với thực phẩm còn lại trong chuyến đi cũng đủ cho gia đình chúng tôi rồi, Marysia nói thêm và quay về phía bà già.
      -         Ít ra tôi cũng phải mang đến cho ông và cô cậu một món xúp nóng để ăn cho lại sức, nhất là cho cậu đây, Octavia nói với một nụ cười đôn hậu.
      -         Octavia là một bà già nhỏ bé, nhăn nheo, bộ mặt niềm nở đóng khung trong một chiếc mũ chụp đen hình ống. Marysia thích bà hơn ông Heintz trịnh trọng, ông ta coi ba bố con cô như đứng từ trên cao oai vệ nhìn xuống
      -          Trong khi bà Octavia đi ra, Marysia bắt đầu xem xét nơi ở của mình.  
      -          Căn hộ này gồm bốn buồng rất rộng, trải những bức thảm đã cũ và bày biện toàn đồ đạc nặng và chắc chắn nhưng không đẹp. Một cảm giác oai nghiêm lạnh lẽo toát ra từ những căn buồng ảm đạm này mà chỉ một phần lớn được chiếu sáng do ngọn đèn Marysia cầm.
      -         Trái tim Marysia hơi se lại, cuộc bước vào đời mới này tràn ngập lòng cô một nỗi buồn man mác.
      -         Nhưng đó chỉ là một cảm giác thoáng qua. Lập tức cô gái khôn ngoan Marysia định thần lại và suy xét tình hình một cách rõ ràng. Cô nghĩ bụng:
      -         “Những thứ cần thiết đã có đầy đủ, đó là chủ yếu cho chúng ta. Trong ngôi nhà cổ kính này, tất cả đều vĩ đại và cổ lỗ, ban đầu chẳng thể đem lại niềm vui, nhưng cần phải làm quen nhanh chóng rồi cuối cùng sẽ yêu mến nó. Ban ngày, dưới ánh sáng mặt trời, những căn phòng này trông sẽ không buồn thảm nữa, và đồ đạc của chúng ta cũng sắp tới, tha hồ mà bày biện cho thích mắt. Vả lại buồng rất rộng, hoàn toàn thoáng khí, rất tốt cho Alexy”. Marysia lại gần một cửa sổ và mở ra. Dưới ánh trăng mờ ảo, cô thấy một khoảng rộng lớn để trần, bên trên dựng một dãy cột tròng. Phía bên ngoài cô đoán là những cây cối đang bị gió rung chuyển.
      -         “Phải, Alexy tha hồ mà có không khí, cả ba cũng vậy” Cô nghĩ thế và thấy vui.
      -         Cô đóng cửa lại và tới chỗ ba. Bà già bước vào bưng một khay xúp và bát đĩa. Marysia giúp bà sắp xếp bàn ăn và nhận xét:
      -           Chúng tôi đến không phải lúc, tối nay ở đây bận lắm có phải không?
      -         Thưa cô, quả là bận lắm. Nhưng bà bá tước nhớ ra quá muộn là gia đình cô đến hôm nay, nếu không bà sẽ đề nghị chậm lại một ngày. Nhưng cũng chẳng sao cả. Làm việc thêm một tí. Heintz và tôi đã quen thế rồi.
      -         Tuy nhiên thấy bà có vẻ mệt mỏi lắm, Marysia thương tình không để bà phục vụ nữa, cô nói:
      -           Thôi, bà để mặc chúng tôi và về nghỉ đi.
      -          Về nghỉ à? bà già lẩm lẩm với một nụ cười buồn bã.
      -         Sau khi đã nhìn lại một lần cuối cùng nơi ở của các vị khách mới, bà đi ra. Sau khi ăn xong, ba bố con ai nấy về chỗ ở riêng của mình. Marysia đã chọn chỗ khuất nhất, nhưng ban ngày nó phải khá sáng sủa do có  ba cửa sổ cao và to. Sau khi đã cầu kinh xong, cô gái trèo lên một cái giường rộng kê tựa vào phía tường dài nhất.
      -         Bỗng nhiên cô lẩm bẩm: “Làm sao ở đây lắm gió thế này. Kìa tấm giấy dán tường lay động, phải có một cửa ra vào phía sau?”
      -         Cô lấy tay vén tấm thảm dùng làm tường mà giường cô kê sát vào đấy. Quả là có một cửa ra vào đóng lại bằng một cái chốt đã gỉ. Đưa bàn tay ra, Marysia nhận thấy có gió lùa vào qua những khe hở khá lớn. Cô liền trở dậy, khoác chiếc áo ngủ rồi đi ra khỏi giường. Sau khi đã khỏi giường. Sau khi đã dùng khá nhiều sức, cô mở được chốt cửa. Cầm chiếc đèn, cô mở cánh cửa bằng gỗ sên, nó kêu lên một cách đau đớn, và cô tiến mấy bước vào trong một hành lang lát đá trắng và đen mà thành phía đối diện là những cửa sổ rộng chỉ cách nhau một khoảng tường hẹp treo một bức chân dung. Tấm hình lớn ở cánh cửa sổ bị vỡ và từ đó gió lùa vào.

      - Cô gái lại gần và nhìn ra bên ngoài. Cô không nén nổi rùng mình và lẩm bẩm: “Sao kỳ quái thế này?”
      Dưới ánh sáng mờ ảo của một ánh trăng thoát ra khỏi đám mây, Marysia trông thấy một hồ nhỏ ảm đảm nằm giữa những căn nhà một tầng trong đó có một căn nhà hình thành dãy hành lang dài Marysia đang ở. Giữa hồ dựng lên một thứ thánh đường nhỏ, bên trên là một cây thánh giá quá to - một thứ kiến trúc lạ kỳ, bẹp dí, không thích hợp. Marysia nhận thấy hoàn toàn đen xì như hồ.
      “Trông thảm sầu quá” Marysia nghĩ và rất kích động. Cô trở về buồng cài chốt cửa lại và kéo giường ra xa hơn để tránh luồng gió. Sau đó cô nằm xuống và ngủ được ngay mặc dù cảm giác khó chịu do cái hồ đen xì và ngôi miếu sầu thảm gây ra.
       
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 29.08.2008 03:49:30 bởi Ct.Ly >
      #3
        CTT 24.08.2008 22:58:58 (permalink)
        Chương III .
         
        Mệt vì cuộc hành trình, hôm sau Alexy phải nằm suốt ngày. Bình tĩnh và chịu đựng như thường lệ, cậu nhìn chị cậu đi lại sắp xếp đồ đạc trong khi ông giáo lôi ra một tập hồ sơ, cô xếp cẩn thận trong hòm.
        Bà già Octavia bước vào, mang khay café sữa. Bà báo với bố con ông giáo là trong một giờ nữa bà bá tước sẽ tiếp họ.
        -         Ông sẽ tìm đến ông, bởi vì ông không thể biết được lối đi trong hành lang này. Thưa cô Marysia cô có ngủ được ngon không?
        -          Rất ngon. Nhưng thưa bà, có một miếng kính vỡ gió lùa qua đấy mạnh lắm, không biết có bịt lại được không dù chỉ bằng một tờ các tông?
        -           Một miếng kính vỡ à?… trong buồng cô phải không?
        -          Không, trong hành lang bên cạnh.
        -         Một vẻ hãi hùng hiện lên trên nét mặt bà Octavia.
        -           Trong hành lang?… vậy là cô đã ra hành lang?
        -         Giọng bà run run.
        -          Hay là tôi đã phạm phải một điều gì thất lễ mà không biết chăng? Tôi chỉ muốn tìm xem vì đâu mà có gió vào.
        -           Ồ, không có gì thất lễ đâu. Chẳng ai dám đi ra đấy, nhất là buổi tối. Quả thật là như thế.
        -         -… Cần phải nói rằng ban đêm mà ra đến cạnh hồ đen là nguy hiểm lắm. Nó có … ma đấy.
        -          Giọng bà đột nhiên hạ thấp xuống và đưa mắt ra xung quanh như chờ đợi một con ma xuất hiện.
        -         Marysia cười nói:
        -           Tôi không tin là có ma và tôi xin bảo đảm với bà là tôi không có ý định ban đêm đi vào hành lang khủng khiếp ấy làm gì. Nhưng phải công nhận là quang cảnh cái hồ ấy dễ có những câu chuyện sầu thảm
        -         Những câu chuyện thôi à? Bà Octavia nói giọng nghẹn ngào. Chính mắt tôi một buổi sáng đã trông thấy xác một cô hầu gái trẻ trạc tuổi tôi bị bóp trên trên bờ hồ, hồi đó tôi mười sáu tuổi. Chính tôi đã chạy đến trước tiên khi nghe thấy tiếng kêu của nữ bá tước Luba. Tới nơi tôi thấy bà đang quỳ gối bên cạnh hồ, hai bàn tay giơ về phía mặt nước đen, ở đấy bà vừa trông thấy bà chị dâu biến mất mà không thể cứu được.
        -          Bà bá tước Luba là ai?
        -           Là bà chị bá tước Amulf, ông nội những bá tước trẻ hiện nay. Ông đã lấy một người vợ kế gốc Ý. Trời ơi bà ta đẹp làm sao. Nữ bá tước Paola...rất dịu dàng, rất nhân hậu. Bà dùng tôi làm hầu phòng. Tôi giúp người vú nuôi cô bé Franziska, ngày nay là nữ tu sĩ Lendau. Thế rồi một hôm, người hầu phòng của bà chạy đến bảo tôi: “Chị Octavia ơi, bà bá tước điên rồi”. Thưa cô, đúng thế. Vào buồng bà, tôi thấy bà đang ngồi vẻ ngơ ngác, thỉnh thoảng lại nhắc: “Cái hồ, cái hồ”
        -         “Ông bá tước cùng bà chị chạy đến. Trông thấy chồng và bà chị chồng, nữ bá tước lên một cơn ghê gớm buộc hai người phải rút lui. Bà bá tước Luba nét mặt tái mét. Cảnh tượng đó như gây cho bà một hậu quả ghê gớm. Còn bá tước Amulf, khôntg ai nhận ra bá tước nữa. Người ta thuờng nói tâm tính ông không được tốt lắm. Nhưng dù sao tôi cũng cho ông là người rất yêu vợ, và bà vợ lúc nào cũng tỏ ra rất sung suớng được ở bên ông.
        -         “Thầy thuốc được cấp tốc gọi đến, làm dịu được cơn điên nhưng bệnh nhân ít có hy vọng có lý trí trở lại. Những thầy thuốc khác đến thăm cũng không cho được hy vọng gì hơn. Bà ta đã trở lại bình tĩnh nhưng với điều kiện là không trông thấy chồng và chị chồng, cũng không nghe thấy tiếng bước chân của hai người ấy. Bà không nói nữa, nếu có cũng chỉ hãi hùng thốt ra được hai câu: “Cái hồ, cái hồ”.
        -         “Thế rồi một buổi tối, trong khi tôi và một người hầu phòng nữa đang ngồi làm việc trong những căn phòng này, dùng làm nơi tạm trú cho khách trong những cuộc săn lớn. Chúng tôi nghe một tiếng kêu hãi hùng. Ôi chỉ nghĩ đến đấy máu tôi đã đông lại trong huyết mạch. Làm sao mà tôi có can đảm chạy đến hành lang mặc dù chân tôi đã run lẩy bẩy? Có lẽ hồi đó tôi can đảm hơn bây giờ. Và tôi trông thấy cô nữ bá tước Luba quỳ bên hồ vặn hai tay ào nhau vừa kêu cứu vừa chỉ xuống mặt nước đang có những xoáy tròn lớn.
        -          “Than ôi, chậm quá rồi. Người ta sục tìm đáy hồ rất sâu bằng những cái móc, nhưng cũng không vớt được xác bà bá tước Paola. Có lẽ nó đã bị cuốn vào một đáy giếng rất sâu theo như người ta nói, ở ngay trong lối với miếu thờ.
        -           Thế còn ông chồng bà Paola, ông bảo sao?
        -          Bá tước Amulf lúc ấy đang ở Dufelden. Một liên lạc viên được cấp tốc cử đi báo tin cho bá tước. Và chúng tôi thấy bá tước phóng ngựa về. Trông thấy ông chúng tôi lùi lại sợ hãi, vì ông như một con ma. Sau khi đã nghe những lời giải thích của một người trong chúng tôi, ông chẳng nói chẳng rằng tiến về hồ và cấm không ai được đi theo. Ông đến đấy làm gì? Không bao giờ chúng tôi được biết. Một giờ sau, một chị hầu phòng trông thấy ông từ trong căn nhà bà chị ông đi ra, căn nhà trông xuống hồ đối diện ở hành lang. Chị hầu phòng ấy sợ hãi chạy trốn và kể lại là chị đã nhìn thấy một cặp mắt không phải là của nguời nữa.
        <bài viết được chỉnh sửa lúc 29.08.2008 03:49:52 bởi Ct.Ly >
        #4
          Chuyển nhanh đến:

          Thống kê hiện tại

          Hiện đang có 0 thành viên và 3 bạn đọc.
          Kiểu:
          2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9