Món Thắng cố ?
Huyền Băng 18.10.2008 20:13:06 (permalink)
0
Chào các bạn,
 
HB có một thắc mắc về món ăn của người dân HMông, món ăn được gọi là Thắng cố. Xếp gia chánh có biết món này ra sao hong..?
 
Bạn nào biết cho HB xin chút kiến thức về món ăn này nhé!
 
Thành thật cám ơn,
 
HB
#1
    CTT 18.10.2008 20:29:46 (permalink)
    0

    Trích đoạn: Huyền Băng

    Chào các bạn,

    HB có một thắc mắc về món ăn của người dân HMông, món ăn được gọi là Thắng cố. Xếp gia chánh có biết món này ra sao hong..?

    Bạn nào biết cho HB xin chút kiến thức về món ăn này nhé!



    Chị HB ơi !
    Em có đọc qua được vài bài ,bê về cho chị nè...

             Thắng Cố là từ chỉ một món ăn phổ biến trên chợ vùng cao theo hình thức trên một chảo lớn ninh thịt và nội tạng đun sôi. Trong tiếng H'mong, từ Thắng Cố vốn được đọc là Thảng Cố, có ý nghĩa là  một nồi canh. Lúc này chúng ta có thể nghĩ ngay tới khả năng liên quan của từ này với từ Thang Qua trong từ vựng tiếng Hán. Phải chăng trong quá trình giao lưu du nhập giữa các tộc người, từ Thắng Cố của người Kinh, Thảng Cố của người H'mong là do Thang Qua đọc trại ra mà thành?
    Trong tiếng Bắc Kinh, từ Thang Qua được phát âm là Tangguo, trong tiếng Quảng Đông, nó được phát âm là Toòng cố, như vậy là rất gần với từ Thảng Cố trong tiếng H'mong.
    Điều này có thể sẽ thuyết phục hơn khi ta xét thêm về vấn đề nguồn gốc và lịch sử. Người H’Mông, còn gọi là người Hmông, người Mông, người Hơ-mông, người Miêu (ở Trung Quốc), người Mèo (ở Việt Nam), người Mẹo (ở Lào) (tiếng Trung Quốc: 苗 Miáo; tiếng Thái: แม้ว Maew hay ม้ง Mông), là một dân tộc ở châu Á nói tiếng H'mong; quê hương của họ là những vùng núi cao ở phía nam Trung Quốc (đặc biệt là Quý Châu) cũng như các khu vực miền bắc của Đông Nam Á (bắc Việt Nam và Lào). Thuật ngữ “Miêu” (“Mèo” hay “Mẹo”) là một từ ngữ xúc phạm đối với một số người H’mong. Ngày nay, họ tạo thành nhóm dân tộc lớn thứ 5 trong số 56 dân tộc được chính thức công nhận ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và cũng là một trong 54 dân tộc Việt Nam.
    Như vậy, khả năng từ vựng tiếng Hán vào trong tiếng H'mong hay Miêu là hoàn toàn có thể.
    Theo truyền thuyết Trung Hoa, bộ tộc của Xi Vưu (tiếng Hoa: 蚩尤, pinyin: Chīyoú) đã bị đánh bại ở Trác Lộc (tiếng Hoa: 涿鹿, pinyin: Zhuōlù; một địa danh cổ trên ranh giới tỉnh Hồ Bắc và Liêu Ninh ngày nay) bởi liên minh quân sự của Hoàng Đế (tiếng Hoa: 黃帝, pinyin: Huángdì) và Viêm Đế (Yandi), các thủ lĩnh của bộ tộc Hoa Hạ (tiếng Hoa: 華夏, pinyin: Huáxià) khi họ tranh giành quyền làm chủ lưu vực sông Hoàng Hà. La bàn được cho là lý do quyết định trong chiến thắng của người Hoa Hạ. Trận đánh này, được cho là diễn ra vào thế kỷ 26 TCN, đã diễn ra dưới điều kiện thời tiết mù sương và người Hoa Hạ đã có thể chiến thắng tổ tiên của người Miêu là nhờ có la bàn.
    Sau thất bại, bộ tộc ban đầu của người Miêu được chia ra thành hai nhóm bộ tộc nhỏ, là Miêu và Lê (tiếng Hoa: 黎, pinyin: lí). Người Miêu tiếp tục di chuyển về phía tây nam còn người Lê về phía đông nam giống như bộ tộc Hoa Hạ (ngày nay là người Hán) mở rộng xuống phía nam. Trong suốt chiều dài lịch sử Trung Hoa, họ được nói đến như những kẻ "man di" do sự chênh lệch ngày càng tăng trong văn hóa và kỹ thuật so với người Hán. Một bộ phận các bộ tộc này đã bị đồng hóa thành người Hán trong thời kỳ nhà Chu (1122 TCN-256 TCN).
    Có một phiên bản khác của thời kỳ hậu-Jiuli, người dân của Jiuli chia thành 3 nhóm đi theo 3 hướng khác nhau. Người ta nói rằng Xi Vưu có 3 con trai, và sau khi Jiuli thất thủ thì con trai cả của ông dẫn một số người về phía nam, con trai thứ dẫn một số người về phía bắc còn người con trai út ở lại Trác Lộc và đã bị đồng hóa theo văn hóa Hoa Hạ. Những người đi về phía nam thành lập ra nhà nước San-Miêu. Có lẽ vì sự phân chia thành nhiều nhóm nhỏ nên rất nhiều dân tộc ở Viễn Đông coi Xi Vưu là tổ tiên của mình, và vì thế nhiều câu hỏi được đặt ra về bộ tộc thực sự của Xi Vưu cũng giống như của người H'mong hay các dân tộc khác. Ví dụ, người Triều Tiên cũng cho Xi Vưu là tổ tiên của mình. Ngoài ra, theo chính sách hợp nhất các bộ tộc hiện nay của Trung Quốc, Xi Vưu được nhắc đến như là một trong những tổ tiên của người Trung Hoa cùng với các tổ tiên của người Hán là Hoàng Đế và Viêm Đế.
    Tiếng Mông là một ngôn ngữ không có chữ viết. Năm 1961 phương án chữ Mông theo tự dạng Latin đã được chính phủ Việt Nam phê chuẩn (cụ thể bộ chữ được xây dựng theo ngữ âm ngành Mông Lềnh Sa Pa — Lào Cai) có bổ sung thêm một số âm vị của các ngành Mông khác, gồm 59 phụ âm (có 3 âm vị phụ âm của ngành Mông Đơư và Mông Sua), 28 vần và 8 thanh.
    Cho đến nay chúng ta đều biết đến tiếng Mông là một ngôn ngữ nằm trong hệ ngôn ngữ Miêu-Dao (hay Mông-Miền). Nhưng trên thực tế vấn đề phân loại theo quan hệ họ hàng của ngôn ngữ này đã từng có nhiều ý kiến khá khác nhau. Một số nhà ngôn ngữ học xếp ngôn ngữ Mông thuộc nhánh Miêu-Dao trong hệ Hán-Tạng (trong đó phải kể đến các nhà khoa học Trung Quốc). Trong những ý kiến đáng chú ý ta còn phải kể đến Paul K. Benedict với quan điểm quy các ngôn ngữ trong khu vực thành hai hệ cơ bản: Hán-Tạng và Nam Thái (Austro-Thai). Trong đó vị trí các ngôn ngữ Miêu-Dao được định vị trong hệ Nam Thái.
    Thế nhưng dù nằm trong hệ ngôn ngữ nào, với một quá trình sinh sống và giao hòa cùng sắc tộc Hán lâu dài như trên, thì sự ảnh hưởng mạnh và trực tiếp qua lại giữa hai chủng người, ở đây là ngôn ngữ là điều hoàn toàn có thể.
    Thang Qua, phải chăng đó là từ nguyên của Thắng Cố.

    (theo Nguyễn Hạnh ,Trong quá trình nghiên cứu Hán Nôm và văn tự khối vuông tại Bắc Kinh 2005)
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 18.10.2008 20:42:44 bởi CTT >
    #2
      CTT 18.10.2008 20:34:45 (permalink)
      0
      THẮNG CỐ


      Thắng cố, thực chất là một biến âm từ tên gọi thảng cố: Theo tiếng Mông, nghĩa là nồi nước. Nói cách khác, thắng cố là một sản phẩm độc đáo của nền văn hoá ẩm thực Mông. Nói đến thắng cố - dù người dân tộc này hay dân tộc kia, hiểu nghĩa hay không hiểu nghĩa - ai cũng biết đó là một món ăn chế biến từ thịt gia súc.

      Theo các cụ già người Mông truyền lại: Trước kia người ta chỉ chế biến thắng cố từ thịt ngựa và chỉ bằng thịt ngựa mới ngon. Nhưng nay, vì nhiều lý do nên thắng cố còn được chế biến bằng thịt trâu, thịt dê, thịt lợn. Do vậy, tên gọi thắng cố cũng đi kèm với tên các con vật dùng làm nguyên liệu, như: Thắng cố trâu, thắng cố dê, thắng cố lợn...

      Kỹ thuật chế biến thắng cố tương đối đơn giản: Sau khi con vật được làm thịt sạch sẽ xong, tất cả "lục phủ ngũ tạng" của nó được chặt ra thành từng miếng. Trên bếp lửa rực hồng, một cái chảo cỡ lớn đặt sẵn. Tất cả các thứ: Thịt thủ, thịt mông, xương đầu, xương chân, tim, gan, lòng, phổi... của con vật được đổ vào chảo cùng lúc, xào lăn, theo cách "mỡ nó rán nó". Đợi ít phút miếng thịt se se cạnh, người ta đổ nước vào chảo và cứ thế ninh sôi sùng sục hàng tiếng đồng hồ.



      Ngoài muối là chủ yếu và một chút ít mì chính, gia vị cho món thắng cố cần phải có thảo quả, địa điền nướng thơm, tán nhỏ, ướp vào thịt trước lúc đem xào. Khi thắng cố chín kỹ, các thứ gia vị bổ trợ cho nhau tạo nên một thứ hương vị đặc trưng và quyến rũ. Theo làn gió núi, mùi thắng cố lan toả từ đầu đến cuối chợ như mời gọi, như chèo kéo mọi người. Không một lời rao bán và không một hình thức quảng cáo nào hiệu quả hơn, chinh phục thẳng vào "cái bụng" khách hàng hơn thế.

      Sau khi cái gì muốn bán đã bán hết và cái gì cần mua cũng đã mua đủ, từng tốp bầu đàn thê tử hoặc từng nhóm bạn bè rủ nhau vào thắng cố (xin lưu ý rằng người ta không bảo vào ăn thắng cố mà chỉ nói vào thắng cố, thế là đủ). Thực khách ngồi quanh cái bàn, thấp ngang đầu gối. Thắng cố được múc ra bát tô, mỗi người một tô riêng, kèm theo là một cái thìa con và đôi đũa tre.

      Đã là đàn ông nếu ăn thắng cố nhất thiết phải uống rượu, dù tửu lượng không kham nổi dăm, bảy bát sành cũng cố cạn đôi, ba chén sứ kẻo phí phạm cả cuộc vui. Phụ nữ và trẻ em ăn thắng cố với cơm nắm hoặc mèn mén mang theo. Bên bàn thắng cố, một ngàn lẻ một thứ chuyện được đề cập; nhiều nhất và rôm rả nhất là chuyện về nương rẫy, về săn bắn, về làng bản, về dâu con. Với các nam thanh nữ tú thì đây là cơ hội tuyệt vời để làm quen, kết bạn và mong đến ngày nên vợ nên chồng.

      "Tà tà bóng ngả về tây" nhưng thực khách không "dang tay về" mà run chân ra về. Những đức lang quân quá chén được vợ vực lên lưng ngựa, nằm úp sấp từ bên này sang bên kia như... một cái bao. Chị vợ không giận mà còn thoáng chút hãnh diện vì như vậy là chồng mình nhiều bạn, bạn chúc cho say đến nỗi không còn biết lối và không thể tự về nhà. Dọc con đường mòn chênh vênh trên sườn núi, chị vợ túm lấy đuôi ngựa lặng lẽ bước theo sau. Thỉnh thoảng dừng cương đỡ chồng xuống đất nằm nghỉ dưới gốc cây, còn mình ngồi bên cạnh vừa âu yếm cầm ô che nắng, vừa say đắm ngắm nhìn "người quân tử" đang dần dần nhận ra vợ mình sau cuộc chơi thắng cố hết tầm.



      Thắng cố là món ăn dân dã, đại chúng, mang tính cố kết cộng đồng, làm cho người ta nhanh gần nhau hơn và dễ hiểu nhau hơn. Cao hơn một món ăn, đó còn là nét văn hoá mà qua đấy, ta thấy rõ những chuẩn mực ứng xử, tập tục và truyền thống văn hoá của một dân tộc giữa nhiều dân tộc, trong một phạm vi không gian giao tiếp rộng rãi và khoáng đạt...




      THẠCH AN SƠN.
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 18.10.2008 20:45:11 bởi CTT >
      #3
        Huyền Băng 20.10.2008 14:39:24 (permalink)
        0
        Cám ơn Chân Trời Tím nghe!
         
        Hôm nay chị mới vào đây được và đọc bài sưu tầm của em.
        Ngoài việc cho chị biết thông tin về món ăn Thắng cố, em còn cho mọi người thêm một số thông tin về nguồn gốc người Hmông và đặc tính món ăn này.
         
        Một lần nữa cám ơn em nhiều nhé!
         
        HB
         
         
        #4
          saobang_80 01.11.2008 14:39:38 (permalink)
          0
          Thắng cố xuất xứ từ đâu thi SB hok có biết, chỉ biết là món ăn này là món ăn đặc trưng của người dân tộc Tây Bắc. Quy trình chế biến khá đơn giản, theo kiểu nấu sáo. Tất cả được nấu chung trong 1 cái vạc lớn ( Nội tạng, sương, thịt, tiết,...) Cùng với các gia vị đặc trưng sẵn có của địa phương như: Thảo quả, hoa hồi, quế, hạt dổi, hạt xẻng...
          Thưởng thức món ăn này lại cực kì đơn giản, mỗi người một bát loa thắng cố, 1 bát tửu, thế là quốc hồn quốc túy tới chiều.
          #5
            venus4t.vns_hnu 26.12.2008 23:23:05 (permalink)
            0
            Món Thắng cố này Dịp có biết sơ sơ chứ chưa măm măm bao giờ cả. Món này được chế biến từ "lục phủ ngũ tạng" của ngựa hoặc dê. Đầu tiên là người ta chặt, thái các món này rồi cho vào đảo qua trong một cái chảo cùng gia vị như Saobang nói. Khi món đã đủ ngấm gia vị thì họ cho nước vào và đun sôi hầm nhừ.
            Món Thắng Cố làm đơn giản như vậy và nó là món ăn phổ biến của người Hmông trong các dịp lễ hội hay chợ búa... Món này dùng là phải kèm theo rượu đó. Hic! Dịp được một lần thử nhấm nháp món rượu này rùi! Ngửi đã say cả ngày chứ đừng nói đến uống....chắc say cả tháng!
            #6
              Chuyển nhanh đến:

              Thống kê hiện tại

              Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
              Kiểu:
              2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9