Làm thịt vịt bằng 'công nghệ' bọc hắc ín
Trần Mạnh Hùng 09.11.2008 01:27:28 (permalink)
Làm thịt vịt bằng 'công nghệ' bọc hắc ín
 Vnexpress Trần Lũy
Phóng sự bằng hình
 
 
Với 2 cái bồn tắm cáu bẩn, đống quần áo cũ... và một nồi dịch màu đen như nhựa đường sôi sùng sục trên bếp, trong hơn 1 giờ đồng hồ, 20 chục con vịt đã được nhổ sạch lông, đem ra chợ và các quán cháo vịt. Điểm hành nghề là khoảng đất trống nằm sâu trong khu phố 11, phường 12, quận 12, TP HCM.






Khu vực để mổ vịt là mảnh nền xi măng cũ, xung quanh cọ dại mọc um tùm. Cả khu vực bốc mùi hôi thôi của nước thải bẩn. Dụng cụ hành nghề bao gồm 2 cái bồn tắm cũ, vài cái nồi, chén và nhiều quần áo cũ dùng để lau chùi. Đầu tiên, người mổ treo vịt lên rồi dùng một móc sắt, móc 1 cái vào bên cổ vịt, tiết vịt tuôn ra và được hứng vào những cái chén đặt dưới đất.





Tiếp theo người này nhúng vịt vào một cái nồi óng ánh màu đen đang sôi trên bếp củi (trước đó, nồi nước này đã được cho vào gói bột màu trắng), rồi thoăn thoắt giật nhổ bỏ lông vũ. Mặc dù làm nhanh và mạnh, nhưng tuyệt nhiên da những chú vịt này không hề bị rách.





Loại bỏ lớp lông dài ngoài, thợ làm vịt dùng cái quần đùi trong đống quần áo cũ đầy ruồi nhặng, để lau khô từng con gia cầm.





Sau đó, anh này bắc cái thau có chứa một loại nhựa màu đen như nhựa đường (hắc ín) lên bếp. Khi nhựa chảy ra và sôi mạnh, anh ta nắm lấy từng con vịt nhúng vào. Phút chốc, toàn thân con vịt đã bị nhuộm đen rồi được anh ta quẳng vào ngâm trong cái bồn tắm bẩn thỉu kế bên.





Chờ cho vịt nguội, "chuyên gia" này vớt lên và ném tất cả xuống cái nền xi măng rồi lần lượt lột bỏ những lớp nhựa đen cứng. Lớp lông con trước đó còn bám đầy và rất khó nhổ bỏ của vịt dính theo lớp nhựa này bóc hết ra ngoài. Còn các chén tiết vịt được cho vào nồi nước sôi dùng để nhúng vịt nhổ lông lúc trước mà luộc. Với "công thức" này, hơn 20 chục con vịt đã được nhổ sạch lông trong vòng hơn 1 tiếng đồng hồ và sau đó có người tới lấy mang ra “chợ Tân Sơn bán. Một số còn lại được anh này bỏ mối cho các quán cháo vịt trên đường Phan Huy Ích, quận 12.
Với 2 cái bồn tắm cáu bẩn, đống quần áo cũ... và một nồi dịch màu đen như nhựa đường sôi sùng sục trên bếp, trong hơn 1 giờ đồng hồ, 20 chục con vịt đã được nhổ sạch lông, đem ra chợ và các quán cháo vịt. Điểm hành nghề là khoảng đất trống nằm sâu trong khu phố 11, phường 12, quận 12, TP HCM.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.01.2009 04:45:36 bởi Trần Mạnh Hùng >
#1
    Trần Mạnh Hùng 02.01.2009 04:23:34 (permalink)
    46.000 chai rượu giả
    được làm từ nước lã hoà cồn

    VnExpr  Bích Ngọc
    Phóng sự bằng hình 
     
     
    Vỏ chai được thu gom từ đội quân đồng nát và các cửa hàng mua bán phế liệu, còn rượu được pha chế từ cồn, hương liệu, đường hòa với nước tinh khiết, nhiên liệu mua từ nguồn trôi nổi ngoài thị trường.
    Sáng 31/12, kiểm tra xưởng sản xuất của công ty TNHH Nông sản Thực phẩm HANOSA tại La Khê (Hà Đông, Hà Nội), cơ quan chức năng phát hiện 16.000 chai rượu giả được dán nhãn, mác chuẩn bị xuất xưởng, hơn 30.000 chai rượu chưa dán nhãn mác và nhiều chai đựng chất lỏng chưa xác định được.





    Số rượu chưa kịp dán nhãn mác bị cơ quan chức năng thu giữ. Ảnh: Bích Ngọc.
    Cơ sở này dùng bể tôn dung tích 200 lít để pha trộn nhiên liệu, chai rượu các loại được mua gom từ đội quân đồng nát và các cửa hàng mua bán chai nhựa, phế liệu. Các công đoạn từ xúc, rửa cho đến đóng chai dán nhãn, mác... hoàn toàn làm bằng tay.
    Bà Tiêu Thị Thu Hằng, chủ cơ sở cho biết, đã thuê 15 công nhân địa phương sản xuất 6 loại rượu kém chất lượng gồm: vang nho, vang đào, lúa nếp, rượu Vodka, Hanosa, vang nổ và Champagne. Công thức pha chế các loại rượu trên gồm cồn, hương liệu, đường hòa với nước tinh khiết, nhiên liệu mua từ nguồn trôi nổi ngoài thị trường không được kiểm định chất lượng.





    Công đoạn súc rửa chai. Ảnh: Bích Ngọc.

    Công ty TNHH HANOSA sản xuất, kinh doanh từ năm 2004. Thị trường tiêu thụ sản phẩm là địa bàn nông thôn các tỉnh miền Bắc, miền Trung và khu vực biên giới phía Bắc. Giá các loại rượu trên được bán với giá từ 4.000 đến 10.000 đồng.
    Tại thời điểm kiểm tra, chủ cơ sở HANOSA không xuất trình được giấy phép sản xuất các loại rượu, giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Các cơ quan chức năng đã thu hơn 46.000 chai rượu kém chất lượng đưa về Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội để kiểm định chất lượng.
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 02.01.2009 04:48:48 bởi Trần Mạnh Hùng >
    #2
      Trần Mạnh Hùng 06.01.2009 01:43:42 (permalink)
       
      Kinh hoàng công nghệ sản xuất mứt me

      Thiên Chương
      Nguyên liệu "tọa lạc" luôn xuống nền nhà, không che đậy, thùng chứa cáu bẩn, sản xuất bên cạnh nhà vệ sinh... là dây chuyền làm mứt me bán Tết của một cơ sở tại quận Tân Phú, TP HCM, bị Thanh tra Sở Y tế thành phố kiểm tra sáng nay.





      Nguyên liệu chế biến không che đậy, bày luôn xuống nền nhà.



      Hạt me rửa trong máng nước ẩm thấp kém vệ sinh.



      Mứt được trộn trong những thùng không được che chắn.



      Nơi ngâm nguyên liệu chế biến nằm cạnh nhà vệ sinh. Tất cả đều không được che đậy.



      Một góc xử lý me trước khi chế biến.



      Me sau khi trộn bằng máy, được cho ra thau, đặt luôn dưới nền nhà.



      Cáu bẩn khắp nơi trong khu vực sản xuất.



      Với tay trần, không bao tay, khẩu trang, hai nhân viên đang cho me thành phẩm vào lọ.



      Cuối cùng là khâu đóng nắp, dán nhãn. Chủ cơ sở cho biết, mứt me của ông được tiêu thụ tại TP HCM và các tỉnh lân cận.
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 06.01.2009 01:46:39 bởi Trần Mạnh Hùng >
      #3
        Chuyển nhanh đến:

        Thống kê hiện tại

        Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
        Kiểu:
        2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9