TIẾNG VIỆT LÀ CỦA NGƯỜI VIỆT (Tiếp theo những đoản văn)
kim Hồ 24.01.2009 13:36:53 (permalink)
                                   NÓI VỚI THIẾU NHI
            TIẾNG VIỆT LÀ CỦA NGƯỜI VIỆT
                                     (Thảo luận bàn tròn)
                                               -o()o-
            
             - Chào các em thiếu nhi! Để chú kể cho nghe, hôm qua: Nhân đọc một bài báo, có độc giả chú tạm gọi là bác A phê phán tác giả một bài viết là anh B, đã sử dụng từ ngữ của Việt cộng trong lúc từ ngữ VNCH thiếu gì mà phải vay mượn như thế!!! Đọc đến dây, chú suy nghĩ: Tiếng Việt là của người Việt chứ không phải của riêng một triều đại nào.  Mỗi triều đại chỉ có thể nắm chính quyền một thời gian giới hạn nào đó thôi. Còn nước Việt và tiếng Việt thì tồn tại vĩnh viễn, đúng không các em?
 
            Một em trai đưa tay xin phát biểu:
 
            - Nói như bác A, hóa ra mỗi triều đại qua đi thì tiếng Việt do người dân Việt đã tìm tòi sáng chế ra những từ ngữ mới để diễn tả tình huống xã hội biến chuyển cho phù hợp với hoàn cảnh đất nước mà triều đại đó nắm chính quyền lúc bấy giờ. Thì triều đại đó sẽ mang những từ ngữ ấy đi theo hay chăng?
 
            - Không đâu, làm sao mang đi được! Các em nên biết rằng: Tiếng Việt được hình thành, một phần từ tiếng Tầu, tiếng Pháp hoặc tiếng La tinh, hay tiếng Mỹ, tiếng Nga… Và bây giờ những nước đó đã ra đi cả rồi, mà mình vẫn dùng những tiếng du nhập đó đấy chứ?
 
            Một em khác nêu ý kiến:
 
            - Thiết nghĩ, trào lưu tiến bộ về mọi mặt như vũ bão của toàn cầu. Chẳng hạn, trước 1975 mấy ai đã biết đến máy computer là gì. Ấy vậy mà ngày nay nhà nào mà chả có computer.  Cho nên ngôn ngữ tiếng Việt (cả trong và ngoài nước) cũng phải phát triển thêm một số danh từ mới để trở nên phong phú hơn và gia tài tiếng Việt cũng sẽ giầu có hơn lên. Nhất là để mọi người Việt Nam có thêm phương tiện truyền đạt ý tưởng của mình chứ.
 
            - Em nói đúng lắm, chú đồng quan điệm đó. Nếu bác A cứ phân biệt từ ngữ này của cộng sản hay từ ngữ kia không cộng sản thì chỉ làm cho tiếng Việt trở nên nghèo nàn mà thôi.  Cho nên, hãy xem từ ngữ là sản phẩm của xã hội; của sự sinh hoạt giữa con người với con người… Nó là vốn liếng chung của mọi người Việt chứ không là của riêng một chế độ nào cả. Nói một cách cụ thể. Chế độ cộng sản rồi sẽ phải đào thải, như một quy luật mà lịch sử đã chứng minh.  Khi họ ra đi, dứt khoát họ không sao mang theo những từ ngữ tiếng Việt đã được phát sinh khi thời gian họ cai trị.
 
            Có một em gái đưa ý kiến:
 
            - Vậy chúng ta cứ sử dụng mọi từ ngữ tiếng Việt, bất kể dưới chế độ nào, bất kể của quốc gia nào, miễn là đã được người dân Việt dùng đến và đã trở thành Việt hóa. Để ngôn ngữ được phát triển tựa hồ như con đò vượt lên dòng nước chẩy ngược. Nếu không lên được thì sẽ bị nước đẩy suôi dòng;  tụt lùi lại phía sau…
 
            - Ồ! Ý kiến em rất hay, đó là sự phát triển tự nhiên trong mọi lãnh vực của nhân loại mà bác A không có khả năng bắt kịp, nên bác ta chỉ muốn giữ khư khư cái mà bác biết đuợc và có được mà thôi. Chú ước mong các em không bị tư tưởng hẹp hòi đó, rồi bảo thủ cho là cái của mình có luôn tốt đẹp hơn cả nghe không./.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 06.03.2009 17:52:30 bởi kim Hồ >
#1
    kim Hồ 24.01.2009 22:12:41 (permalink)
                                                                      NÓI VỚI THIẾU NHI
                           CÓ TÀI MÀ CẬY CHI TÀI
                                                             (Thảo luận bàn tròn) 
     
    - Thân chào các bạn trẻ! Để thay đổi không khí cho đỡ nhàm chán, kỳ này chúng ta bàn luận sang truyện Kiều của Nguyễn Du, các em có đồng ý không? Nghĩa là chúng ta cùng thảo luận với nhau một đề tài nào đó mà trong tâm mình đang vướng mắc nhé! Được không? -Cả nhóm vỗ tay tán đồng! Có một em trai đưa tay xin phát biểu:
     
    - Em hoan nghênh một hướng sinh hoạt mới, và em để nghị: trước tiên mình lấy câu:
                                            “Có tài mà cậy chi tài
                                     Chữ tài liền với chữ tai một vần”
    để thảo luật ngõ hầu chúng ta tìm ra được đâu là nguyên nhân, từ đâu dẫn đến hậu quả là chữ “Tài” dẫn đến chữ “Tai” mà cụ Nguyễn Du đã khéo dùng chữ cùng vần. Nếu giải thích được, thì chúng ta sẽ có bài học xử thế mang theo vào cuộc đời sau này. -Cả nhóm lao xao tán đồng ý kiến đó.  
     
    - Vậy, chúng ta bắt đầu bàn luận đề tài đó nhé! Như thế, có phải là những người có tài thì sẽ gặp tai họa hay chăng? Theo Pđg nghĩ: -Đã là người mà có được “Tài” là một điều cần thiết cho mình và cho xã hội, thì đâu có sao?  Nhưng có tài mà “cậy Tài” mới là nguyên nhân gây nên tai biến. Vì phàm những kẻ có tài hay cậy Tài, chứ hiếm ai có được cái hạnh khiêm tốn đúng không các em?. Vì cậy tài nên tự cho rằng: *Mình tài giỏi hơn người, thì có quyền hơn người…  *Mình phải ở địa vị trên cao hơn mọi người… *Mình được quyền hưởng thụ tất cả những gì mình muốn, *Mình có quyền sinh sát mọi người kém hơn mình, không có thế lực bằng mình… Rồi lên mặt kiêu căng, hỗng hách, ta đây với mọi người…
    Mở đầu truyện Kiều có câu: “Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”. Có phải chữ tài chữ mệnh ghét nhau, ví nó tương phản nhau; chống trái nhau cho nên hại chau chăng? -Pđg thì cho rằng: Người có tài không làm cho mệnh thành tốt. Kẻ bất tài cũng không làm cho mệnh thành xấu được. Có chăng là sự cậy tài mới làm cho Mệnh hóa xấu mà thôi. -Cậy vào Tài của mình, vốn tự mình, chứ không phải tự ông trời. Thế thì Tạo Hóa đâu có ghét “Tài”.  Vậy chữ Tài, chữ Mệnh vốn không ghét lẫn nhau. -Chỉ vì tại chính mình cậy vào Tài của mình, nên tạo thành “Nhân xấu”, để mọi người không ưa gì mình, ghét bỏ, căm thù mình… nên mới trổ ra  “Quả xấu” mà thôi. –Lão Tử có câu: “Đại trí giả ngu”, không phải là hèn nhát, mà trái lại là một đại dũng trong thiên hạ, và cũng là để tự bảo vệ lấy tấm thân của mình nữa (Nghĩa là mình là bậc thông minh xuất chúng, hãy làm như kẻ ngu đần). Hay như câu: “Thông minh duệ trí, thủ chi dĩ ngu; dũng lực chấn thế, thủ chi dĩ khiếp”. (nghĩa là: Mình có sức mạnh kinh thiên, hãy làm như người hay khiếp sợ). Tục ngữ Pháp cũng có câu: “Pour être heureux vivons cachés”. Tức là mình có cái cao đẹp, sang trọng hơn người, thì hãy ẩn nó đi. Chứ để thiên hạ họ biết mình có hạnh phúc ấy thì họ sẽ ghen ghét mình, sẽ tìm cách hại mình. Cho nên đừng bao giờ phô trương cái mà mình hơn người ra cả. Thì mới an ổn được bản thân. Nhưng các em có hay chăng! Thiên hạ thường dại dột! Tài cán chả có bao nhiêu, đức hạnh thì mỏng manh như cánh con chuồn chuồn! Nhưng lại hay khoe khoang; khoác lác là mình tài đức vẹn toàn…Thì quả là rước họa vào thân. Trong lúc người khác thật sự họ có tất cả mọi thứ, nhưng giả bộ là chẳng có gì, nên không bị người đời ghen tuông, ám hại...  -Một cô bạn trẻ nêu câu hỏi:
     
    - Theo em nghĩ: Nếu cậy tài là việc không nên làm. Vậy nếu có tài mà không cậy vào nó thì có tài để làm gì? Nếu mình có cái tài gì đó mà không dùng đến, thì liệu cái tài đó có hữu dụng hay không? Nói thí dụ như mình có nhiều tiền mà không dùng thì liệu đồng tiền đó nó làm nên trò trống gì? Hay bỏ trong két sắt như những tờ giấy in…!
     
    - Ồ! Đúng là tuổi trẻ tài cao, câu em nêu rất có giá trị. Cho nên chữ “cậy” chú phải phân ra làm hai nghĩa. -Nghĩa thứ nhất là “nhờ vả người khác giúp đỡ mình” (trẻ cậy cha, già cậy con). –Nghĩa thứ nhì là “Ỷ vào ưu thế của mình, rồi sinh ra kiêu căng, tự phụ, hống hách, vênh váo với thiên hạ!” (ỷ quyền thế hà hiếp dọa nạt thiên hạ…). –Câu em hỏi thuộc nghĩa thứ nhì. Nên một lần nữa chú lại phải chia ra làm hai tiều đề= a và b.
     
    a) Ví dụ, cái tài của em là tốt nghiệp đại học kính tế, cái thế của em là có ông cha làm Tổng trưởng Ngoại thương đương thời. Nhưng em đem khả năng của mình để phục vụ chuyên ngành một cách tích cực mà không cần ỷ vào thế lực của cha mình. Em hành xử y chang John Mc Cain, đã là ứng viên Tổng thống Mỹ. Khi chiến tranh Việt nam trước năm 1975 Mc Cain là phi công lái phi cơ phản lực vào Hà Nội ném bom, trong lúc có cha đang là Đô đốc Tổng Tư lệnh Thái Bình Dương mà không “Cậy” vào cha mình để phục vụ tại hậu cứ hay vênh vang với đồng đội…
     
    b) Chẳn hạn như: bà Trần Lệ Xuân trước 1963, bà ta đã “Cậy tài” và ỷ quyền thế gia đình!  Lúc bấy giờ người ta thường gọi là bà cố vấn Ngô đình Nhu, hay Đệ Nhất Phu Nhân hoặc bà dân biểu đưa ra dự luật: “Bảo vệ luân lý” rồi buộc các dân biểu phải thông qua. Cho nên bà ấy là người đàn bà có địa vị uy quyền nhất, khiến bao nhiêu công thần của chế độ phải ra luồn vào cúi, coi bà như một nữ lãnh tụ. Đã thế, ngày mà chế độ đang bị cả trong và ngoài nước lên án thì bà ta tuyên bố những lời lẽ nẩy lửa. Như vụ Thích Quảng Đức tự thiêu, thì bà ấy bảo là: “Nướng sư”. Khiến có tác động mạnh đến tâm lý quần chúng hết sức căm phẫn, như đổ thêm dầu vào lửa, tạo cho phía tranh đấu tăng thêm khí thế phản công chính quyền. Rồi bà ra nước ngoài để giải độc dư luận quốc tế. Trong lúc độc tố ở ngay trong bà thì bà không hề biết để giải độc trước đã…Kế tiếp, chính là ông Diệm. Ông ta đã phạm những sai lầm là nhu nhược đối với anh em trong gia đình mình, trong lúc đối với các cấp từ hàng Tổng Bộ Trưởng và các tướng lãnh trở xuống cho đến thần dân thiên hạ thì ông ấy coi thường; xem họ như hàng con cháu trong nhà… Cho nên ông ấy đã tự đề cao mình trên cả quốc gia, dân tộc. Bởi vậy ông ấy mới thường nói những câu: “L’état L’est moi: Quốc gia là tôi; Sau Hiến pháp còn có tôi”. Do đó, ông ấy không có nhiều hiền tài ra gánh vác việc nước, mà đa số chỉ là những kẻ bợ đỡ; cúi đầu đi lom khom để cầu xin được ban phát bổng lộc mà thôi. Một chế độ mà do những hạng người như vậy mà lãnh đạo đất nước, thì làm sao bảo vệ chế độ cho nổi. Bởi nguời lãnh đạo là người hoạch định và điều phối kế hoạch chứ đâu phải là người chỉ biết cúi đầu thi hành kế hoạch…Vì vậy ông ta và gia đình ông mới bị sát hại bởi những người mà ông từng “cậy tài”, “cậy thế” với họ chứ không phải là đối phương chính từ Bắc Bộ Phủ. -Trên hai trăm năm trước, Nguyễn Du đã hiểu những ai có tài mà cậy tài, thì trước sau cũng sẽ gặp tai họa. Tiếc thay, ông Diệm và gia đình ông ta không ai hiểu được như Nguyễn Du đã hiểu phải không các em./.
     
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 03.02.2009 18:17:45 bởi kim Hồ >
    #2
      kim Hồ 03.02.2009 18:02:48 (permalink)
                                                                               NÓI VỚI THIẾU NHI
                         "KHÔNG HẲN “ĐỜI LÀ BỂ KHỔ
                                                (Thảo luận bàn tròn)
       
      - Thân chào các em thiếu nhi! Hôm nay chú đề nghị các em tự chọn đề tài thảo luận có được không?
       
      Cả nhóm bàn bạc ồn ào một lúc, đoạn có em đưa tay xin thưa:
                 
      - Chẳng là em mới ra nhập Gia đình Phật tử tại chùa Thiên Môn khoảng 1 năm nay. Trong những buổi học đạo em được các huynh trưởng giảng “Tứ Diệu Đế”, về sự khổ đau của mỗi kiếp người. Trong đó có nhóm từ: “Đời là bể khổ”. Chẳng hạn: *Cầu mong ước muốn, chờ đợi, thèm khát mà không đạt được là khổ! Hay: *Thương yêu nhau mà phải chia ly mỗi người một ngả là khổ! Hoặc: *Oán thù nhau mà phải sống chung với nhau là khổ! Và Sinh, Lảo, Bệnh, Tử là khổ… Quả thật, em thấy bi quan với cuộc đời này quá.
       
      - Đời là bể khổ! Vì cầu mà không đạt được là khổ! (Cầu bất đắc khổ) Rất đúng, nhưng chỉ đúng 50% thôi. Năm mươi phần trăm còn lại là nguồn vui, là hạnh phúc. Nhưng em không có khả năng nhận biết đấy thôi. -Này nhé! Khi có mặt sự khổ đau thì đồng thời cũng có mặt của hạnh phúc. Điều đó là sự thật. Nếu chúng ta quán tưởng trong chánh niệm, tìm tòi sự thật một cách rộng hơn, lớn hơn, sâu hơn những gì mà các em được nghe các huynh đã giảng dậy. Thì các em sẽ thấy hạnh phúc nó ở ngay phía sau sự khổ đau. Ví dụ: Chúng ta đang đứng ngoài sân giữa ban ngày ban mặt với ánh sáng chói chang, mà nói rằng không có bóng tối là không đúng, vì bóng tối đang ở phía bên kia địa cầu. Khi mặt trời lặn thì bóng tối sẽ ló liền, phải vậy không các em? Tức là không có bóng tối là có ánh sáng, hay không có ánh sáng là có bóng tối… Đó là hai sự thật chúng hoán chuyển cho nhau. Vậy thì khổ đau và hạnh phúc cũng y như thế mà thôi. Cho nên đức Phật dạy: “Có cái này, nên mới có cái kia. Cái kia diệt thì cái này cũng diệt...” Nghĩa là tại mình cầu mong cho nên mới khổ. Nếu không cầu mong thì đâu có khổ? Nếu mình không cầu có ngôi nhà lầu thì đâu có khổ? Vì mình muốn có nhà lầu mà không được nên mới khổ. Đôi khi có nhà lầu rồi còn khổ hơn nữa. Vì có được nhà lầu cũng vui được vài tháng, rồi lại muốn cái khác nữa. Cầu không được thì khổ nhưng cầu được cũng khổ như thường. Thành ra cầu mà được cũng khổ chứ không phải không được mới khổ. Vấn đề là ở chỗ cầu hay không cầu mà thôi.  
       
      - Thương yêu nhau mà không được ở gần nhau là khổ thật (Chia ly ái khổ). Đúng như vậy, nhưng chỉ đúng 50% thôi. -Nhớ lại ngày xưa, chú ở Sư Đoàn 2 đóng ở Đà Nẵng, khi có lệnh thuyên chuyển vào Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung trong Sài gòn. Khi ấy chú buồn khổ vô vàn, vì phải xa Đà nẵng, xa bạn bè mà mình đã thương yêu quí mến! Không ngờ, khi vào tới Quang Trung, đến trình diện chỉ huy trưởng trại Bùi Như Luông xong. Ng ày hôm sau đã phải dẫn khóa sinh ra bãi Bà Đầm số 13 dậy thực tập địa hình học... Các anh em huấn luyện viên cũ tới thăm hỏi và giúp đỡ mọi thứ mình thiếu và chỉ bảo những gì mình chưa biết. Cuối tuần về Sài gòn lả lướt. Vui quá chừng, vui vì có nhiều bạn mới và biết nhiều thứ mà ở Đà nẵng không thể có... Vậy thì chia ly đâu phải là khổ! Có chăng chỉ một thoáng vài ngày đầu thôi. Và bây giờ nếu cấp trên trả mình về đơn vị cũ ở Đà nẵng thi bất hạnh biết chừng nào. Thành ra: Ái biệt ly chưa hẳn đã là khổ. Và đôi khi nhờ xa cách mà làm cho mình thương yêu nhau hơn, quý trọng nhau hơn; ly biệt giúp mình trân quý sự có mặt nhau hơn. Ở gần nhau, coi thường nhau và còn sinh ra lắm chuyện là khác. Khi xa nhau rồi mới thấy thương nhau. Bởi vậy, sự phân ly cách trở chưa chắc là khổ các em có nhận thấy như vậy không nào?
       
      - Oán thù nhau mà phải ở chung với nhau thì khổ vô cùng (Oán tắng hội khổ), đúng không các em? Tuy nhiên, tại miền Nam VN sau 1975, có hàng triệu người không chạy thoát được Việt cộng để ra nước ngoài. Đành phải ở lại sống chung với kẻ thù, chịu sự cai trị hà khắc của phe thắng trận; Phải sống trong nghịch cảnh: -Đói nghèo thiếu cả sắn ngô khoai. -Bệnh tật thiếu cả 'Xuyên Tâm Liên’. –Thân nhân đi tù cải tạo gia đình chắt mót không đủ mua ký đường đi thăm nuôi. –Ngày đi làm lao động xã hội chủ nghĩa, tối về lên trụ sở học tập chính trị với cái bụng lép, đến khuya mới cho về. -Quần áo vá chằng vá đụp, có khi bằng cả bao cát nữa... Sống trong hồi hộp lo âu!!! Nhưng không hoàn toàn như vậy đâu các em ạ! Này nhé! Trước 1975. Các Trường huấn luyện quân sự có chương trình: “Huấn nhục'. Tức là các huấn luyện viên, có khi cả khóa đàn anh nữa, hành hạ khóa sinh vô cùng tàn nhẫn; muốn phạt là phạt, khỏi cần lý do. Nhiều khóa sinh bị ngã gục tại thao trường! Khiến các khóa sinh gọi huấn luyện viên là tử thần, là đao phủ... Khóa sinh thù hận và căn tức huấn luyện viên vô cùng, nhưng vẫn phải chung sống với hắn; thấy mặt hắn vẫn phải giơ tay chào, đứng với hắn vẫn phải đứng nghiêm... Vậy khổ quá đí chứ! Nhưng cá em ơi! Đừng oán hờn, căm tức và trách cứ họ. Vì nhờ vậy mà tiết kiệm được máu xương khi ra mặt trận đấy. Vì vậy khổ đau cũng là điều cần thiết cho cuộc đời. Nếu không có khổ thì con người không có thể trưởng thành được. Chính khổ đau làm cho mình nên người hữu dụng. Con người không có khổ đau, người đó không hiểu biết, không am tường trong giao tiếp với đời, hai yếu tố làm cho người ta nên người. Đó là trí hiểu biết và tấm lòng thương yêu, hai yếu tố đó chỉ có thể thành tựu nếu có điều kiện khổ đau. Hiểu được nỗi khổ thì mình mới có lòng thương yêu nhau. Bởi vậy cái khổ rất là cần. Mỗi người cần có một chút khổ đau. Chỉ sợ chúng ta không có khả năng học hỏi được những gì từ khổ đau mà thôi. Thầy Nhất Hạnh có nói: 'Chính khổ đau làm cho mình trưởng thành, làm cho mình thành người lớn...’ -Để chú kể cho các em nghe câu chuyện cách nay vài tháng. Trong lúc chú đang đi lang thang ở hè phố Dandenong, tình cờ gặp một người bạn cũ đang đi ngược chiều lại. Chú thấy anh ta trước, liền kêu:  `Anh Tuấn!’ Hắn quay sang nhìn thấy chú, anh ta giơ hai tay lên trời rồi la to: `Giang!’. Hai người chạy lại ôm chầm lấy nhau! Đoạn anh ta nói: “Tao tưởng mày chết đâu rồi chứ!’. Anh ta kém chú 3 tuổi, nhưng anh ta cứ xưng hô mày tao, còn chú thì gọi là anh, xưng tôi. Chẳng là trước 1975, anh ta thuộc gia đình `danh gia vọng tộc’; quan quyền, giầu sang phú quí, lắm kẻ hầu người hạ. Thủa ấy anh ta ăn chơi phè phỡn, tiêu tiền như nước. Rượu chè, cờ bạc, đĩ điếm, nổi danh ngang tàng đến nỗi cảnh sát thấy mặt hắn là phải tránh đi nơi khác... Vì hắn ỷ quyền thế có ông cha làm quan lớn tại đô thành. Nếu viên cảnh sát nào loạng quạng đụng vào hắn, là bị chuyển sang quân đội và lập tức tống ra mặt trận Plâyku, Kôntum... là xem như `lúa cuộc đời’. Chính vì vậy nên hắn lên mặt mà hắn không hề biết là mình lên mặt, cho nên số bạn bè quen biết hắn đều gọi bằng mày, xưng tao tuốt luốt, kể cà chú. –Hôm nay, sau 33 năm gặp lại thấy anh ta chững chạc, đàng hoàng và ra vẻ bệ vể là khác. –Chú lên tiếng hỏi anh ta: “Độ này anh ra sao? Cuộc sống thế nào? Vợ con ổn định không?’. Anh ấy cười và nói bô bô: `Lột xác rồi! Yên chí đi, kể từ tháng tư 1975 cho đến nay tao không còn là thằng Tuấn (con trời) của những thập niên 60, 70 nữa’. Chú ngạc nhiên hỏi lại: “Ủa! Sao kỳ vậy? Tôi cứ ngỡ cái gì thuộc bản chất thì khó mà thay đổi được. Vậy mà anh lột được xác của một công tử chuyên quậy phá và ngồi trên đầu trên cổ thiên hạ thì quả là thần kỳ đấy...’. Anh ta cười thật tươi, rồi cái miệng oang oang: “Thần kỳ con mẹ gì, bị VC nó hốt hết tài sản, tóm ông cụ đi cải tạo mút mùa lệ thủy. Riêng tao, bị bọn nằm vùng tố khổ rất kỹ. Nên VC nó quần thảo tao vô cùng tàn nhẫn. Chúng cùm chân tao cả thánh liền, đến nỗi gọng sắt cà vào chân trầy da, chẩy máu lâu ngày thành dòi ở chỗ đó. Lúc ấy nó mới mở cùm, thì tao cũng nằm luôn không sao ngồi dậy hay đứng lên được, vì cơ bắp và gân cốt bị sơ cứng. Rồi phải tập cả tuần lễ mời đứng được. Xong chúng bắt đi làm lao động cực nhọc suốt ngày mà chỉ cho ăn mỗi bữa một nắm cơm bằng nắm tay trẻ con với một củ sắn mỳ cũng vậy. -Thế là Tuấn (con trời) tự động biến thành Tuấn (con bún). Mềm nhũn trong mọi tình huống, kể cả sau ngày ra đến nước ngoài; sáng đi làm farm; làm giỏi hơi mọi người. Tối về đi làm nhà hàng, khuya mới về. Sáng mai đi làm farm sớm... Bây giờ thì tao đã làm chủ farm các loại cây ăn trái và chủ farm bỏ sữa. Với một vợ 3 con rất hạnh phúc. Đó, mày có hiểu vì sao tao đạt được như thế không???’.
       
      -Làm sao tôi hiểu được.
       
      Anh ấy nói thao thao: “Chính là cái khổ đau trong trại tù VC đấy. Cái đau khổ tận cùng chính là cái đòn bẫy nâng ta lên khỏi cái hố sâu tăm tối của cuộc đời. -Quan trọng là ở chỗ ta có đủ ý chí và nghị lực phấn đấy hay không mà thôi’. -Các em thấy chưa! Cái thành công được hình thành ngay từ chốn gọi là: “Oán tằng hội khổ’ đấy chứ.   
       
      - Vấn đề già lão do chồng chất tuổi đời, nên suy thoái thân thể; đi đứng quờ quạng, mắt mờ, tai ngễnh ngãng, ăn uống trệu trạo... thật là khổ! Nhưng tuổi già sung sướng lắm. Sung sướng vì hết tham vọng (ái dục), hết cầu mong ước muốn, hết tranh hơn tranh thua; không hấp tấp vội vàng, không nôn nao hối hả... Thanh thản tựa như thiền sư Thích Nhất Hạnh đã nói: "Đi, để mà đi chứ không phải đi để mà tới...’. Vì những thứ vội vàng hối hả là nguyên nhân dẫn đến khổ đau. Tuổi già tâm nó đằm lại, ung dung và bình thản trước mọi sự, mọi việc và hiểu biết cũng sâu sắc hơn... Nên có thể buông bỏ hết mọi thứ thì hạnh phúc tự nhiên nó đến với tuổi già.  
       
      - Bệnh là khổ vô cùng! Trên cõi đời này không có gì khổ đau hơn là bệnh. Chú không còn nhớ đã đọc được ở đâu đó một câu rất hay: Khổ là một sự thật cao quý, một sự thật mầu nhiệm, một sự thật thánh thiện... Đúng thế, nhờ bị bệnh, nên ta mới có điều kiện để thấy được lúc không có bệnh là hạnh phúc. Lúc không có bệnh, mình chẳng quan tâm đến bệnh làm gì, vì mình nghĩ bệnh tật nó đến với người khác chứ mình thì đời nào bị! Ngỡ rằng: “Lương y bất đáo gia’. Đến khi bị bệnh: Chân đau nhức, xưng to tướng, không nhấc lên được. Ngồi nhớ lại lúc chưa bị bệnh muốn đi đâu thì đi, muốn làm gì thì làm. Bây giờ ngồi một chỗ, mới nhận thấy lúc chân chưa đau là sung sướng, là hạnh phúc.
       
      - Chết cũng không hẳn là khổ. Sống suốt cuộc đời, dài đằng đẵng khiến quá mỏi mệt, bệnh tật, quá đau nhức thân thể. Sống không còn gì thích thú nữa mà còn làm khổ lây đến người khác. Cho nên chết là điều rất cần thiết, để trút bỏ những cái chán chường, đang căng thẳng trong thân và tâm mình, khổ đau đang hành hạ mình, chết để ngõ hầu tái sinh một kiếp khác, mới hơn, trẻ hơn, lành mạnh hơn, tươi mát hơn... Nếu không nhờ vào cái chết thì làm sao có được cái sống! Sự sống ngày mai là nhờ vào sự chết hôm nay mà có. Các em thử nghĩ coi: nếu không nhờ vào sự chết của hạt lúa hôm nay thì làm sao ngày mai có được cây lúa! Bởi hạt lúa và cây lúa không phải là hai thự thể riêng biệt. Cây lúa chẳng qua là sự tiếp nối của hạt lúa mà thôi. Ta cũng y như hạt lúa lậy, nên chết là điều thiết yếu cho sự sống được tiếp nối. Ý thức được như vậy, thì mình vui mừng khi được chết! Cần được chết cho mình được sống tiếp tục trong tương lai phải không các em?./.
       

       
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 05.02.2009 00:09:51 bởi kim Hồ >
      #3
        kim Hồ 19.02.2009 17:10:18 (permalink)
                                        EM KHÔNG CẦN
                                    BÔNG HỒNG CÀI ÁO

         

                                                  LẼ HỘI VU LAN 2008
                                                                -o()o-
        Tôi lên chùa lễ Phật, tới cổng chùa thấy một em gái gầy gò, ốm yếu tong teo, da xanh mét, có nhiều vết mần đỏ ở mặt và tay chân. Ngồi co ro một mình trước cửa Tam Quan. Nhìn em, tôi chạnh lòng quay lại. Ngồi xuống bậc thềm bên cạnh em, tôi nhỏ nhẹ hỏi:
         
        - Hôm nay lễ hội Vu Lan, sao em không vào chùa lạy Phật và để cài Bông Hồng trên ve áo cho đẹp mà ngồi đây chi vậy?
        Em ngước mặt nhìn tôi dáng ngơ ngác, ra vẻ xúc động! Hình như em đang thiếu tình yêu thương của người thân từ lâu rồi? Nghĩ vậy, tôi nắm tay em âu yếm. Em vội rút tay lại và rằng:
         
        - Cô đừng cầm tay em, lây bệnh của em đấy.
        Tôi giật mình, nhưng không tỏ vẻ cho em biết mình cũng e sợ sự truyền nhiễm như mọi người thường sợ. Vì tính yêu thương mọi bất hạnh trong tôi bùng lên đã vượt qua điều ghê sợ ấy. Nên một tay tôi vuốt tóc, một tay nâng bàn tay em lên xem xét. Rồi ân cần hỏi em:
         
        - Cô không sợ lây đâu. Mà em bị bệnh gì mới được chứ?
         
        - Em bị bệnh SIDA hay HIV hoặc liệt kháng gì đó.
        Tôi hoảng hồn! Không phải hoảng vì sợ lây bệnh mà hoảng vì cách nào mà cái bệnh quái ác ấy có thể lây cho em được??? Nên tôi trố mắt hỏi dồn:
         
        - Sao! Em nói sao! Thật thế sao?
         
        - Vâng, thật cô ạ!
        Nghe em nói, tưởng như mình đang nằm mơ khi đang thức. Bất giác, tôi buông tay em ra. Nhưng chợt nghĩ em sẽ ngờ là tôi sợ lây bệnh, kỳ thật bệnh này đâu có dễ lây chứ. Nên tôi lật đật nắm cả hai tay em lại và ôm vào lòng mình, như muốn chuyền năng lượng sang cho em, để chia sẻ nỗi đau cùng cực với em… Tôi nhỏ nhẹ:
         
        - Hãy kể cho cô nghe, cớ sự ra sao nên nông nỗi này?
        Em nhìn tôi thoáng buồn, rồi cúi xuống. Đoạn thong thả em nói:
         
        - Thưa cô, khi em lên 4 tuổi bà ngoại kể lại rằng: -Bố mẹ em quen biết nhau khi đó bố em đốt than còn mẹ em thì đốn củi tại khu rừng lá thuộc Xuân Lộc gì đó. Rồi mấy tháng sau bố mẹ em thành vợ thành chồng mà không cưới hỏi gì cả, vì làm gì có tiền mà tổ chức cưới với hỏi. Vậy mà một năm sau thì sinh ra em, cho nên đời sống chỉ có hai vợ chồng son thôi mà còn bữa rau bữa cháo, huống chi sinh em ra lại càng thêm vô vàn khốn cùng trong lúc bấy giờ, theo lời bà ngoại kể: em ốm yếu, lại đủ thứ bệnh sài, bệnh đẹn mà y tá cho biết do thiếu dinh dưỡng mà ra… Khiến vốn đã túng thiếu lại càng túng thiếu thêm nữa, vay mượn thì không ai dám cho vay vì họ biết bố mẹ em không cách chi trả được nợ.
        Nghe em kể đến đây, lòng tôi bồi hồi thương xót và thầm nghĩ: “Người ăn không hết, kẻ lần không ra”; khoảng cách giầu nghèo xa nhau như địa cầu với sao Bắc đẩu vậy. Em kể tiếp, giọng đều đều:
         
        - Vì thế nên bố mẹ em phải cố gắng làm lụng quần quật; một nắng hai sương cho có tiền nuôi con và thuốc thang cho em trong khi tăng sức lao động cật lực, lại giảm ăn uống để tiết kiệm cho có tiền nên kiệt sức. Rồi hai năm sau mẹ em qua đời do lao lực, và một năm sau nữa bố em cũng chết y như  mẹ em vì kiệt sức. Lúc ấy em 4 tuổi mà bà ngoại phải đi ở mướn cho một nhà giầu trong làng kể từ khi ông ngoại bị nước lũ cuốn trôi ra sông Đồng Nai mất tích luôn. Nên em không có ai nuôi nấng, thì ông nội em dắt  lên Sàigon. Tới ngã tư phố đông người, ông bảo em đứng yên ở đây để ông đi mua cơm đem lại ăn. Thế là ông đi luôn, cho tới nay đã 10 năm rồi…
        Em ngừng nói, tôi theo dõi và nghe em kể, thấy trong em đau buồn vời vợi, nhưng em không khóc, mà tôi lại khóc thay em! Phải chăng, em khóc đã quá nhiều, giờ  không còn nước mắt để khóc cho thân phận mình nữa. Tôi lau nước mắt cho chính mình rồi nỏi em:
         
        - Ối trời đất ơi! Rồi em làm sao trước tình huống khốn cùng: mẹ chết, cha chết, chơ vơ nơi đất lạ với 4 tuổi đầu?
        Em nhìn vào khoảng không như nhìn vào số phận tiền kiếp của mình, rồi ngậm ngùi chua xót nói:
         
        - Em còn biết làm gì nữa, đành mặc như chiếc lá trôi trên dòng nước xoảy. Em đứng chờ ông nội trở lại! Chờ mãi! Chờ cho đến khi thành phố lên đèn cũng không thấy ông nội trở lại. Lúc bấy giờ, một ý nghĩ thoáng qua trong đầu em: “Có lẽ ông nội đem bỏ mình ở đây, xong ông về luôn rồi chăng?”. Em một mình đứng khóc! Khóc mãi! Biết bao nhiêu người qua lại họ thản nhiên, dửng dưng như không thấy gì. Họa chăng mới có người quay đầu nhìn lại rồi tiếp tục bước đi luôn… Có lẽ họ nhìn em ốm o, xanh xao, quần áo rách nát tả tơi, dơ dáy như con chó gẻ gớm ghiếc, nên chẳng ai muốn đụng vào làm gì cho dây bẩn vào mình chăng? -Đêm đã về khuya, hè phố vắng người, em co ro trong manh áo mỏng manh, bụng thì đói và khát nước đã từ sáng đến giờ. Nên thấm mệt và muốn lả người đi. Thì em thấy lờ mờ một bà già quần áo cũng rách tơi bời và cũng ra vẻ gầy ốm như da bọc xương ngồi xuống bên em. Bà khẽ hỏi: “-Sao cháu ngồi đây một mình?”. Em mừng, bởi từ sáng đến giờ, nay mới có người đoái hoài tới mình. Em liền kể đầu đuôi cho bà nghe tình cảnh… Bà lấy trong bị ra nước uống vài thức ăn thừa mà bà xin được, đưa cho em, em ăn uống ngấu nghiến vì đã quá đói. Thì ra bà là người “Ăn xin”. Em chợt hiểu, thì ra người đồng cảnh ngộ mới dễ cảm thông nhau và thương yêu đùm bọc nhau…  Và cũng từ đó em theo bà trở thành kẻ hành khất suốt 10 năm liền…
        Nghe em kể về cuộc đời mình, mà tôi ngỡ như đang xem một vở tuồng cải lương “Tâm Lý Xã Hội” vậy. Tổi hỏi tiếp:
         
        - Thế vì sao mà em bị nhiễm bệnh Sida?
         
        - Năm ngoái em vừa tròn 14 tuổi, thì có một người đàn bà gọi em ra chỗ vắng. Bà ta bảo em rằng: “Nếu mày muốn bỏ nghề ăn xin thì đi theo tao, rồi tao cho quần áo mới, ở nhà cửa tử tế và đi học đàng hoàng chứ không phải đi làm gì cả…”. Nghe bà ta nói thế, em tưởng là truyện cổ tích thần tiên đối với em. Nên em ưng thuận ngay và theo bà ấy về căn nhà tôn vách đất, rộng bằng nửa gầm cầu Calmet bắc qua Khánh Hội. Trong nhà có cái trõng tre và hai cái giường bố nhà binh, cùng nồi, soong và bếp nấu cơm… Được tắm rửa sạch sẽ và bà sắm cho em đến hai bộ quần áo, mặc vào mà em cứ tưởng là nằm chiêm bao. Chưa hết, được ngồi ăn cơm có bát đũa, đặt trên cái mâm bằng nhôm sạch sẽ. Em sung sướng thực sự và quên đi mới buổi sáng nay còn ăn bốc với bà cụ ăn mày dưới gầm cậu Calmet mà giờ này đã lột xác thành tiên rồi… Nghĩ vậy, em chẳng cần biết chuyện gì sẽ xảy ra sau này, miễn là khỏi phải trở lại cái gầm cầu hay các sạp hàng ở chợ Cầu Muối ngủ mỗi đêm là được. Nhưng cô ơi! Cuộc đời đâu có được như mình ước muốn.
        Em ngừng kể, tôi nóng lòng nói:
         
        - Em kể tiếp cho cô nghe đi.
         
        - Ngay ngày hôm sau bà ta bảo em “bán trinh” cho một người giầu có ở Chợ Lớn với giá hai trăm ngàn đồng và bà hứa sẽ cho em tất cả số tiền ấy để có vốn làm ăn, thay vì đi ăn xin…
        Tôi hiểu ngay là em đã sa vào cạm bẫy của Mụ Tú Bà rồi. Nên vội hỏi:
         
        - Vậy em trả lời sao ?
         
        - Nghe bà ta nói thế, em vừa sợ, vừa hoang mang, nhất là vừa ham muốn có được cuộc đời cải thiện tốt hơn!!! Em ngồi thừ mặt ra suy nghĩ, thì bà ấy khuyến khích rằng: -Đừng lo sợ gì cả, chỉ hơi đau một chút lúc đầu thôi, rồi một lúc là hết liền à! Mà còn được nhiều tiền để giải nghệ ăn xin, chứ mày lớn rồi, chẳng lẽ cứ đi xin mãi ư? Và thiên hạ cũng không muốn cho kẻ ăn xin mà không già cả hay tàng tật như mày đâu… Em nghe bà nói hợp lý, nên em trả lời: -Thôi thì tùy bà bảo sao cháu làm vậy… Thế là em có được hai trăm ngàn. Em liền trở lại gầm cầu, tìm bà cụ đã cưu mang em những năm về trước để biếu cụ Một trăm ngàn đồng, nhưng không giải thích từ đâu mà có số tiền to lớn đó… Rồi em quay trởi lại ngay căn nhà của bà đã đưa em vào con đường tương lai lao xuống hố sâu vực thẳm! Nhưng lúc bấy giờ em đâu có ngờ!
         
        - Rồi sao nữa ?
         
        - Em trở thành món hàng đắt khách nhất của bà mối, vì đa số người ăn chơi thích “hàng” trẻ nhỏ mà em thì mới 16 tuổi đời… Nhưng mấy tháng sau, trong người em ngứa ngáy, da nổi lên những vùng mần đỏ. Vào bệnh viện khám bệnh với kết quả là trong máu em có siêu vi HIV; bị bệnh Sida như cô thấy đây nè! Cho nên em quyết định không “Đi khách” nữa, để khỏi lây bệnh cho người khác tội nghiệp họ. Nhưng phải ra khỏi nhà bà chứa, vì còn ở lại thì bà cứ bắt em phải ‘đi khách’ để bà có tiền…
        Tôi hỏi em:
         
        - Bây giờ em tính sao? Em đi đâu? Ở đâu hả?
         
        - Em chưa biết sẽ ăn đâu? Ở đâu? Đi đâu bây giờ? Nhưng trước tiên phải ra khỏi nhà của bà ta đã, để khỏi phải bị bắt buộc làm viên “Đao phủ thủ” ghiết người vô tội. Rồi sẽ ra sao thì ra cô ạ!  Cho nên lúc nãy cô hỏi –“Sao không vào chùa để cài bông hồng lên áo nhân lễ Vu Lan?” -Trong lúc này, “em không cần bông hồng cài áo”. Mà chỉ cần nơi ăn ở để chờ một ngày rất gần đám siêu vi HIV chúng đưa em về cõi chết, sẽ được gặp lại bố mẹ em thì cần chi phải cài bông hồng vô nghĩa đó phải không cô? 
        Tôi ôm em vào lòng mình giữ im lặng, bởi chả có ngôn ngữ nào để noi lên lời với niềm đau tận cùng của em cả… Tôi chỉ thầm kêu: “Quán Thế Âm Bồ Tát ơi! Còn nỗi khổ đau nào to lớn hơn được nữa trên cõi đời này không ???” Tôi muốn làm một cái gì đó cho cuộc đời em, nhưng đành bất lực vì hoành cảnh chính mình cũng thiếu trước hụt sau./.
         
        <bài viết được chỉnh sửa lúc 23.03.2009 20:37:42 bởi kim Hồ >
        #4
          kim Hồ 24.02.2009 03:16:12 (permalink)
                                                   CẦU NGUYỆN
                                  LIỆU CÓ ĐƯỢC MAY MẮN KHÔNG?

                
          Vợ chồng nhà Vinh ngồi nhỏ to tâm sự với nhau về câu chuyện may mắn và rủi ro trong cuộc sống hàng ngày. Cô vợ hỏi chồng:
           
          -Anh ơi! Chẳng hay sự cầu nguyện có thể được như ý mình mong muốn không anh? Chẳng hạn cầu làm ăn được phát tài, đi làm được cấp trên tăng lương, được cấp dưới thương mến, được luôn khỏe mạnh! Và nhất là yêu người nào thì được người đó yêu lại, về già được sống lâu trăm tuổi…  Nói chung là được may mắn trong mọi điều ước muốn, liệu có đạt được không anh? 
           
          -Không được đâu em.   –Cô vợ hỏi lại:

          -Tại sao không được? Thế gian người ta lạy lục, cúng bái, xin xâm, bói quẻ, chấm tử vi, coi phong thủy… cốt để cầu xin cho được vạn sự như ý; tức mọi điều được may mắn… Vậy tại sao anh bảo là không được chứ?  Anh chồng lý luận:
           
          -Em nên nhớ rằng: Vốn sự cầu xin van vái là cầu cái ở bên ngoài mình, tức là cái mà mình không có hay đã có nhưng lại muốn có nhiều hơn nữa.  Nghĩa là cầu xin sự may mắn đến với mình để mình có điểu kiện thành công về mọi mặt.  Nhưng em ơi! Cái may mắn mà em cầu xin đó thì Thượng Đế tung vãi xuống thế gian một cách công bằng, không thiên vị bất cứ ai. Sự may mắn đó, tựa hồ như hạt mưa,  -mưa rơi khắp đồng ruộng, núi rừng, sông ngòi, thành thị, thôn làng và luôn ngoài biển cả… Vậy em muốn có nước mưa để uống, thì cách tốt nhất là em tự tạo ra các phương tiện, dụng cụ để hứng nước mưa và đồ chứa đựng nước mưa, thì ắt sẽ có nước mưa để dùng lâu dài, có khi cả năm chưa hết.  Như vậy là em đã chủ động để có được sự may mắn từ trên trời rơi xuống.  Trái lại em chỉ ngồi cầu nguyện để được ban phát sự may mắn cho em thì ít khi xảy đến, hoặc nếu có chỉ là sự  ‘may mắn tình cờ, may mắn ngẫu nhiên’, tựa hồ như người ta trúng vé số độc đắc, và những người trúng số độc đắc cũng chẳng giữ được bao ngày sẽ trở lại tình trạng như trước ngày chưa trúng số.  Còn sự may mắn do chính em tạo ra thì trên 80% nó sẽ đến với em, trong lúc em ngồi cầu xin sự may mắn thì không chắc có được 1%, vì không có công sức của em tham gia vào công việc. –cô vợ xem ra khó hiểu, nên nói:

          -Anh giải thích rõ ràng hơn em mới biết.
           
          -Em hãy tự tạo ra sự may mắn cho chính mình, như thế gọi là may mắn chủ động. Thay vì em ngồi cầu nguyện sự may mắn đến với mình.  Tạo ra bằng cách nào ư?  Em vạch ra những yếu tố cần thiết để tạo ra sự may mắn. Yếu tố đó là những điều kiện gồm: Ý chí, kiến thức, tự tin, uy tín, sức khỏe… Đó là những điều kiện then chốt để tạo ra may mắn, mà những yếu tố đó nó lại ở ngay trong em chứ không phải ở bên ngoài em.  Ở bên ngoài chỉ vỏn vẹn có một yếu tố thôi, đó là cơ hội.  Anh nói cụ thể để em có khái niệm về những yếu tố đó nhé!
          *Kiến thừc:  Là sự hiểu biết, tài năng…
          *Ý chí: Là dùng sự hiểu biết của mình mà xác định khả năng của bản thân mình tới mức nào, rồi đặt ra mục đích và phương hướng hoạt động. Chớ đặt quá cao hơn khả năng mình có, kẻo với không tới rồi đổ tại là may mắn quay lưng lại với mình.  Đồng thời rèn nghị lực để khắc phục khó khăn, kiên trì nhằm đạt mục đích đã đề ra…  
          *Tự tin:  Là tin vào bản thân mình có thể làm được điều đó; lòng tự tin càng cao thì quyết tâm càng sắt đá, ý chí phấn đâu càng nỗ lực… Nhưng chớ có tự tin một cách mù quáng, để biến thành tự phụ thì đồng nghĩa với tự tử đó.
          *Sức khỏe:  Là thân xác lành mạnh, tinh thần minh mẫn.  Sức khỏe đối lập với những ai nằm trên giường bệnh với cái đầu tăm tối như đêm trừ tích…
          *Cuối cùng là cơ hội:  Cơ hội là yếu tố bên ngoài em, không quan trọng bằng những yếu tố bên trong em. Bởi không dùng cơ hội này thì dùng cơ hội khác, thiếu gì cơ hội. Chỉ sợ em không đủ khả năng để nắm bắt cơ hội mà thôi. Cho nên em đừng cầu xin sự may mắn tình cờ từ bên ngoài đem lại, chẳng những khó được mà nó còn làm cho em thui trội tính cần cù nhẫn nại. Giả dụ ngẫu nhiên mà được may mắn, thì em sẽ ỷ lại và trông mong vào những may mắn tiếp theo, chứ không chịu nỗ lực làm gì hết. Như tục ngữ nước ta có câu: “Nằm chờ sung rụng”.  Nghĩa là, em hãy tạo ra những may mắn cho mình chứ đừng trông chờ trên trời rơi xuống, như thế mới là thực sự may mắn đích thực và nó sẽ ở với em lâu bền hơn.   –em nên nhớ rằng: Chỉ những ai có trí tuệ, có nghị lực, có tài năng dám tạo ra các điều kiện cho sự may mắn phát triển nẩy mầm, thì người đó họ không hề tin vào những điều may mắn.  Em biết tại sao không? Bởi những kẻ không có đức tự tin vào mình, nên thường trông chờ sự may mắn sẽ đến với họ, mà không muốn mất công sức tạo ra may mắn. Nghĩ vậy, nên họ ngồi chờ và khấn nguyện. Trong lúc Ông Trời không ban phát sự may mắn một cách ngẫu nhiên hay riêng cho những cá nhân nào chỉ biết cầu xin van vái, lạy lục với những lời lẽ tâng bốc nịnh bợ, năn nỉ ỷ oi!!!  Mà Ngài ban phát đồng đều và công bằng.  Nếu em tạo ra những điều kiện thuận tiện thì may mắn sẽ tự nhiên đến và phát triển.  Trái lại, thì may mắn sẽ tàn úa khi nó đến với những người chỉ biết cầu ơn trên ban cho mà không làm gì cả.  –Nghe đến đây, cô vợ chợt ngộ, liền nói chen vào:

          -Ối trời! Chồng em có lý quá!  Khiến em nghĩ tới bác cả Ngố ở thôn Thanh Vân, là người mong chờ may mắn, luôn tìm lý do biện hộ để củng cố cho sự không có niềm tự tin nơi mình. Ông ta đích thực là kẻ ngồi chờ đợi người khác mang đến may mắn cho mình, ông ấy thường nói câu: “Làm cho lắm, tắm cũng cởi truồng”.  –Bây giờ anh bảo em phải tìm đâu ra sự may mắn, để em có điều kiện củng cố may mắn nào? –Anh chồng cười toe tét khen vợ:
           
          -Em tiếp thu khá lắm! Napoleon Bonaparte nói: “Điều kiện chính là bản thân ta” đó. 
          -Anh đừng nói cụt ngủn như vậy!
           
          -Thì em hãy tìm sự may mắn từ chính những sự không may mắn, từ chính những bất hạnh, chính những thất bại, khổ đau cay đắng của chính em.  Chứ đừng đổ tại không may mắn khi gặp phải thất bại… Kỳ thật, sự thất bại lại chính là điều kiện cho sự may mắn đó em có hay chăng?  –Anh nói làm em khó hiểu quá.
           
          -Tài năng, lòng tốt và sự làm việc càng nhiều bao nhiêu, thì lại càng may mắn đến với em nhiều bấy nhiêu… 
           
          -Anh ơi!  em chứng ngộ rồi.
           
          -Vậy sao!./.
          <bài viết được chỉnh sửa lúc 24.02.2009 03:20:48 bởi kim Hồ >
          #5
            kim Hồ 03.03.2009 02:48:40 (permalink)
            NÓI VỚI THIẾU NHI
                  Phạm Đà Giang
                             ()
             
                               XIN ĐỪNG GIẾT HẠI CHÚNG SINH !
                                                                                                             (Thảo luận bàn tròn)
                                                                      -o()o-
                       
            Thân ái chào các em thiếu nhi. Hôm nay chú hỏi các em có biết sinh vật nào trên thế gian này là tinh khôn và tài giỏi nhất không ?
             
            -Thưa chú con khỉ ạ!. -Em khác nói là con cá heo, -Em khác nữa nói là con ngựa, -Có em thì nói là con chó…v.v.
             
            -Ồ! Các en đoán sai bét cả rồi. Đó là con người, mà đạo Phật gọi tất cả là chúng sinh.  Mọi loài chúng sinh thì loài người là tinh khôn và tài giỏi nhất hành tinh này. Con người có thể -Đo được bán kính đường xích đạo là 12.756 km. -Đo khoảng cách địa cầu với mặt trời là 150 triệu km. -do vận tốc địa cầu xoay quanh mặt trời khoảng 107.000 km/giờ. -Địa cầu xay quanh mặt trời mỗi chu kỳ là 365 ngày, 5 tiếng, 48 phút, 46 giây (tức một năm). -Địa cầu tự xoay quanh trục chính của nó mỗi ngày là 23 giờ, 56 phút, 4,1 giấy (tức mỗi ngày đêm, mà chúng ta tính tròn là 24 tiếng đồng hồ)… -Trong lúc mỗi tháng âm lịch là 29 ngày, 12giờ, 44 phút.  Đó là những con số mà loài ngưới hiểu một cách chính xác.
             
            Vậy các em thử liên tưởng đến những điều bất công mà con người chúng ta ỷ vào sự khôn ngoan tài giỏi mà đã và đang áp đặt lên loài vật. Bàng cách cướp sự sống của biết bao nhiêu sinh vật để có được sự ngon miệng khi mình ăn uống. Có vô số con vật đã phải chết để phục vụ cho những bữa ăn của chúng ta. Thật ác độc thay, khi những niềm vui của ta được tạo thành tử sự giết hại sinh vật khác mới có. Mà tâm ta không động lòng thương xót, cơ hồ như vô cảm. Không mấy người khi kết liễu mạng sống của một con vật mà có được một chút cảm thông là chúng cũng biết đau khổ như mình khi bị ai đó giết hại ! -Nếu ngụy biện rằng chúng ta có quyền giết hại loài vật để phục vụ đời sống của mình bởi vì chúng ta có sức mạnh hơn và trí khôn hơn chúng, có thể khống chế được chúng, thì điều đó sẽ đi ngược lại với những học thuyết đạo đức, nhân nghĩa do chính con người chúng ta đặt ra và giảng dạy cho nhau. -Nếu nói rằng loài vật không phải là đối tượng nằm trong phạm trù của những học thuyết ấy, thì điều đó sẽ hoàn toàn không phù hợp với những suy nghĩ, nhận thức của chính loài người. 
             
            Có người nói rằng họ rất muốn từ bỏ việc ăn thịt để không phải giết hại loài vật nữa, nhưng lại sợ rằng bữa ăn của mình sẽ không đủ dinh dưỡng cho một đời  sống khỏe mạnh. Lý luận như thế không thể thuyết phục được ai, bởi khoa học dinh dưỡng ngày nay đã giải tỏa hoàn toàn sự lo sợ đó. Hàng triệu người châu Âu, châu Mỹ ngày nay chuyển sang ăn chay không phải vì lý do tín ngưỡng, mà chính là vì các bác sĩ đã khuyên như thế để bảo vệ sức khỏe. -Xin thử so sánh: -100gr thịt bò có 18,5gr đạm. -100gr đậu nành có 35gr đạm. Như thế, chất dinh dưỡng từ thực vật đâu có thua gì động vật ; còn hơn là đằng khác. Cho nên nói như thế không thuyết phục được ai. Hơn nữa, việc hấp thụ chất đạm thực vật còn có lợi cho sức khỏe hơn là chất đạm từ động vật, vốn còn là nguyên nhân gây nên bệnh ung thư, một căn bệnh cho đến nay hầu như vẫn còn là bất trị.
             
            Vì thế, để giải thích cho việc thích ăn thịt, phải chăng là vì khẩu vị, là thói quen trong ăn uống có đúng không các em???. -Con người vốn thông minh và tài giỏi, có thể khuất phục được cả muôn loài và vượt qua được nhiều thử thách khó khăn trong mọi tình huống, nhưng khi phải trực diện với chính mình thì lại thường trở nên yếu đuối, không vượt lên trên mình được.
             
            -
            Nói chung, người ta có thể dễ dàng nhận ra được tính chất hợp lý và lợi ích của một nếp sống như thế, và bất cứ ai có thể sống như vậy, sẽ có được sự an lạc trong thân tâm. Nhưng đến khi thực hành thì khó vô vàn, bởi nó đòi hỏi bản thân mỗi người phải vượt qua những khó khăn để từ bỏ mọi sai lầm trong nếp sống cũ đã thành thói quen trước đây của chính mình.
             
            Trong Kinh Lăng Nghiêm, quyển 8, đức Phật dạy rằng mọi loài hữu tình sau khi chết đều trải qua một giai đoạn mang thân trung ấm, rồi tùy theo nghiệp lực đã tạo mà sau đó mới thọ sinh vào một đời sống mới. Giai đoạn mang thân trung ấm này có thể khác nhau ở mỗi chúng sinh, nhưng đa số là kéo dài trong khoảng 49 ngày. Theo đó mà nói thì thân trung ấm của những sinh mạng bị chúng ta giết hại chắc hẳn cũng sẽ không vui vẻ gì trong thời gian này. « Khoa học ngày nay đã phát hiện ra một điều lý thú rất đáng cho chúng ta suy ngẫm, đó là sự gia tăng đột ngột nồng độ các chất có hại hay độc tố trong thịt của con vật bị giết hại khi nó phải giãy chết trong đau đớn. Hàm lượng độc tố này khi đi vào cơ thể chúng ta qua các món ăn được nấu từ thịt con vật sẽ gây ra sự bất ổn cho cơ thể hoặc thúc đẩy sự phát triển nhanh của nhiều căn bệnh hiểm nghèo… ». Từ lâu người ta đã biết đến khả năng tương tự ở một số loài thực vật. Chúng có thể tiết ra độc tố hoặc các chất có vị rất đắng để chống lại sự tấn công của côn trùng vào thân cây. Tuy nhiên, việc những con vật bị giết có thể gây hại cho người ăn thịt chúng bằng cách này chỉ mới được khám phá vào thời gian gần đây mà thôi. Song song với những phát hiện loại này là hàng loạt bằng chứng cho thấy việc sử dụng thịt động vật làm thức ăn hoàn toàn không phải giải pháp tối ưu cho sức khỏe con người như trước đây chúng ta lầm tưởng, mà ngược lại còn là nguyên nhân chủ yếu gây ra rất nhiều căn bệnh nguy hiểm như bệnh ung thư, bệnh tim mạch, huyết áp... Đa số các bác sĩ phương Tây ngày nay đã chú trọng rất nhiều đến chế độ ăn uống của bệnh nhân chứ không chỉ dựa vào khả năng điều trị bằng thuốc men hay giải phấu và hầu hết đều khuyên chúng ta nên giảm lượng thịt cá, gia tăng các món trái cây, rau củ, ngũ cốc trong thực đơn hằng ngày.
            Một em đưa tay xin hỏi :
                       
                        -Như chú nói, em cảm thấy rất hợp lý. Vậy em muốn từ nay sẽ không giết hại thú vật để lấy thịt ăn nữa, thì bắt đầu phải làm sao từng bước một ạ?
             
             -Nếu em muốn «tôn trọng sự sống của muôn loài». -Vậy chúng ta có thể tập thói quen ăn chay đều đặn mỗi tháng 2 ngày, vào các ngày đầu tháng (mồng Một) và giữa tháng (ngày Rằm), điều này sẽ có ý nghĩa nhắc nhở ta về mục tiêu từ bỏ sự giết hại. Hơn thế nữa, nó giúp chúng ta làm quen dần với những bữa ăn chay, giúp ta có thể ăn ngon miệng hơn, khi không dùng đến các món thịt cá. Những ngày chay trong mỗi tháng của chúng ta có thể được tăng dần lên 4 ngày, 6 ngày hoặc 10 ngày. Đây đều là những bước tiến rất quan trọng, vì nó thể hiện tinh thần hướng thiện và nỗ lực từ bỏ những thói quen tật xấu -Không một điều gì có thể xem là cố định, bất biến trong thế gian này. Người tốt có thể trở thành kẻ xấu, kẻ xấu có thể trở thành người tốt, tất cả đều phụ thuộc vào những nỗ lực đúng hướng hoặc buông thả tự thân của mỗi người. Mỗi chúng ta đều là người duy nhất có quyền lựa chọn cách sống cho riêng mình, và hướng đến sự tốt đẹp như thế nào chính là do nơi sự sáng suốt phán đoán bằng trí tuệ của chính ta.
            Em khác đặt câu hỏi :
             
            -Chẳng hay chú có kinh nghiệm gì về ăn chay không ạ ?
             
            -Có chứ, chú là người ăn chay chung thân từ nhiều thập niên rồi. Cho nên chú ít khi phải tới bác sĩ, cho dù đã 80 tuổi mà vẫn lái xe đi khắp Melbourne và đọc internet, trả lời e-mail, viết bài trên web và các tạp chí…
            Có em thắc mắc:
             
            -Em thường nghe người ta nói : ăn chay trường là cách ăn chay cao nhất. Vậy chú ăn chay «chung thân» là cách chi vậy ?
             
            -Chung là cuối cùng (rốt cuộc), thân là xác thân con người (bản ngã). Chung thân là: Suốt cuộc đời!. -Sở dĩ chú sử dụng từ ngữ chung thân là vì: ‘Trường’ là từ ‘Đoản’ mà có. Đoản là từ trường mà ra (ngắn đến cùng cực sẽ dài ra, dài đến hết cỡ thì sẽ ngắn lại). Hết ăn chay trường thì sẽ có ngày ăn chay đoản trở lại (đoản là tháng ăn 2 ngày, 4 ngày, 8 ngày hay 15 ngày…). Nên chú dẹp bỏ cả đoản lẫn trường luôn, mà đi thẳng một lèo tới mộ phần đấy!.        
                        Một em gái yêu cầu:
             
            -Xin chú giải thích rỏ, là tại sao mà chú quyết định ăn chay chung thân ạ ?
             
            -Chú ăn chay bởi nhiều mục đích chứ không hẳn chỉ vì tôn giáo, chẳng hạn: -Để bảo vệ sức khỏe, -giữ gìn đạo lý làm người, giảm thiểu lòng tham ái, là nguồn gốc gây nên khổ đau của đời người trong hiện tại và vị lai. -Để đơn giản cuộc sống hàng ngày, mà đời sống càng đơn giản bao nhiêu thì tâm hồn và tư tưởng càng thanh thản bấy nhiêu… và hạnh phúc vốn được bắt nguồn từ cuộc sống đơn giản mà có. Ví dụ như:
             
            * Về Sinh Lý: Đối với xác thân, có được sức khỏe dẻo dai, sức chịu đựng lâu bền hơn. Vì thiên nhiên sinh ra con người cấu tạo thành cơ thể để tiêu hoá thảo mộc (rau, trái) chứ không phải để tiêu hoá động vật (thịt, cá). Theo khoa giải phẫu học thì loài người là giống ăn các loại rau trái, vì răng nhỏ và bằng phẳng, dạ dầy nhỏ và ít acid, ruột dài, giống như răng móng khỉ để hái rau và nhai thực vật. Trong lúc loài thú ăn thịt thì răng nhọn và có nanh, có móng vuốt, dạ dầy nhiều acid, ruột ngắn. Nếu ta ăn thịt, tức là ta làm ngược với thiên nhiên. Cho nên giáo sư Ohsawa mới đưa ra luận chứng: “...ăn thịt súc vật là những đồ ăn đã qua một lần ăn, kém sinh khí thiên nhiên. Theo nguyên tắc thiên nhiên về sinh học thì ta nên ăn thực phẩm cốc loại, thực vật là những chất tinh khiết để bảo tồn và kiến tạo cơ thể con người thích hợp và tốt hơn cả... Trong khi ăn thịt lại có nhiều độc tố hơn là thảo mộc, và những bệnh nan y cũng từ đó mà phát sinh”. Theo tài liệu của Lefeuvre Giám Đốc Viện Phân Chất L`Indocine thì gạo gồm có những thành phần:
            - Protéin (đạm)                        9,94%
            - Chất béo (mỡ)                       2,04%
            - Glucid (bột)                          62,02%
            - Celulose (chất sơ)                 8,12%
            - Tro (chất không hoà tan)       4,38%
            - Nước (độ ẩm)                       13,50%
            Ngoài ra còn Vitamine B1, B2, B6, E, PP, C, các acid folid, acid Pantothénique và các khoáng chất như Natri, lân, vôi, sắt... Theo Tây y và giáo sư Ohsawa thì gạo đã đủ chất dinh dưỡng cho con người rồi và còn là một y dược nữa. Theo bác sĩ Salet thì ăn nếp bổ lá lách, phổi, làm ra mồ hôi, bài tiết những chất độc và giúp cho dạ dầy tiêu hoá những vật thực khó tiêu... Bao nhiêu những khảo sát, thí nghiệm trong lao động và thể dục, thể thao đều có chung một kết luận tương tự là: Những người ăn chay (thảo mộc) so với người ăn mặn (thịt, cá) thì lúc ban đầu người ăn mặn mạnh hơn, nhanh hơn, nhưng phải bỏ cuộc trước tiên nếu so với người ăn chay thì bền bỉ hơn, chiụ đựng được lâu dài hơn.        
             
            * Về Tâm Lý: Nhờ ăn chay mà tâm được thanh thản, nhẹ nhàng, an vui, tự tại. Vì không bị lệ thuộc vào ăn uống, tiện nghi vật chất (biết tri túc) sống giản đơn, nên không bị dục vọng lôi kéo, trói buộc, sai khiến. Tục ngữ Pháp cũng có câu:`` Manger pour vivre, non vivre pour manger`` (ăn để sống, chứ không phải sống để ăn) là vậy. 
             
            * Về Đạo Lý: Ta không phải giết sự sống khác để nuôi sự sống của mình (Phải xem sự sống của muôn loài là bình đẳng, và mọi sự sống cũng đều biết đau đớn như mình khi bị giết). Nên ta ăn chay để tâm được an lạc; không khắc khoải vì ân hận bởi sự sát sanh các súc vật để có thịt cho ta ăn (Sự sống bằng sự chết) Tức không gieo nhân ác, thì sẽ có quả lành. Đó cũng là đạo đức của con người có tâm thiện với muôn loài, mọi chúng sanh. Rồi đến một ngày nào đó mình trở về với đất, ta không phải mang theo xuống mồ nỗi buồn nặng chĩu đôi vai đến nỗi không mang nổi tâm hồn của chính mình vì niềm ân hận to lớn gấp trăm nghìn lần phần mộ của mình. Bởi ai cũng phải một lần trở về với đất, có khác chăng là sẽ mang theo xuống mồ những điều thiện hay điều ác khác nhau mà thôi.          
             
            * Về Khổ Đau: Đạo Phật dạy rằng: Nguồn gốc của mọi đau khổ trên thế gian này đều bắt nguồn từ lòng tham ái. (Tên khác của tham ái là Vọng cầu, Ham muốn, Ái dục, Ước muốn, Ưa thích, Tham vọng... Nói nôm na là THAM, mà lòng tham thì vô cùng vô tận; lòng tham của con người không bao giờ đạt tới; có một lại muốn có mười, có mười lại muốn có trăm và cứ thế đến vô cực. Lòng tham về tiền tài, danh vọng; những khoái lạc của nghiện hút, say sưa, cao lâu tửu quán, vui sướng vô độ,... Ham nhà lớn, xe sang, ăn ngon, mặc đẹp, mọi tiện nghi vật chất phải được thỏa thích, sung sướng, cảm giác êm ái... và tham quyền cao chức trọng, có lắm kẻ hằu người hạ. Tham cho mình, tham cho gia đình, họ hàng, bạn bè, làng xóm và quê hương mình cho được càng nhiều càng tốt. Bởi vậy, lòng tham nó biến thành động lực, nó xúi ta lập mưu này chước nọ để chiếm đoạt cho bằng được những thứ đó. Cũng vì tham mà ăn không ngon, ngủ không yên; cũng vì tham mà gia đình, bằng hữu phải chia lìa, xung đột, xâu xé nhau; cũng vì tham mà chiến tranh tiếp diễn khiến bao nhiêu sinh linh phải bỏ mạng; bao nhiêu góa phụ với trẻ mồ côi thiếu tình yêu thương, phải bơ vơ lạc lõng! Bao nhiêu kẻ bị tàn tật thân thể phải sống trong âm thầm cùng cực của khổ đau, đen tối...!

            Tóm lại, chỉ vì tham mà nhân loại đã phải chiụ không biết bao nhiêu điều thống khổ. Và cũng vì tham mà con người đã tạo nên nghiệp chướng để phải triền miên trong luân hồi sinh tử. Lòng tham ví như gốc rễ, sự khổ đau ví như cây cành. Nếu ta đào gốc rễ lên khỏi mặt đất, thì cây cành ta không cần động tới cũng tự khô héo dần rồi tàn lụi. Vậy ăn chay là một yếu tố trong những yếu tố để giảm thiểu lòng tham ái, buông bớt đam mê tiện nghi vật chất vượt quá mức thặng dư, tức là tự giải thoát đau khổ bằng cách đào gốc rễ để chấm dứt khổ đau và cũng là chấm dứt sinh tử luân hồi.
             
            Nói cách khác, người Phật tử ăn chay chính là giữ 5 giới, vì trong đó có giới cấm sát sanh. Ngoà ra, là thực tập hạnh từ bi đối với mọi chúng sanh và đồng thời để giải thoát một căn (lưỡi) trong sáu căn./.               
             
             
             
            <bài viết được chỉnh sửa lúc 03.03.2009 02:55:37 bởi kim Hồ >
            #6
              kim Hồ 23.03.2009 20:27:47 (permalink)
              TÔI LÀM CHÁNH ÁN
              Phạm Đà Giang
                                                                                ((o-o))
                         

              Tại một làng quê hẻo lánh, nơi mà văn minh thành thị chưa ảnh hưởng đến tâm hồn tư tưởng người dân địa phương; họ sống mộc mác, chất phác, thanh thản, an vui với những gì xóm làng họ có. Họ không bị ánh sáng đèn điện, TV, tủ lạnh làm vẩn đục lương tri… Ấy thế mà lại xảy ra vụ trộm giết chết chủ nhà!
               
                          Tôi ngồi ghế chánh án tại thị xã miền thượng du Bắc Việt, để xét xử vụ Trần Lâm gây án giết người. Sáng hôm ấy, núi rừng còn mờ đục hơi sương giăng mắc khắp bờ suối, thung lũng ven đồi. Mà người dân từ các Bản thượng, các Buông làng lục đục keo nhau về thị xã dự kiến phiên tòa Đại hình xét xử kẻ giết người xem có bị lên án: “Sát nhân trả tử” hay không?
               
                          Sáng sớm, bên trong tòa án đã chen chúc nhau đông nghẹt, ngoài hành lang cũng không còn chỗ trống, người dân còn phải đứng cả dưới sân và ngoài đường quanh tòa án nữa. Trong tòa, đã đầy đủ các viên chức Lục sự, Viện công tố và càc trạng sư tình nguyện biện hộ không thù lao, và thân nhân của cả bên bị lẫn bên nguyên… -Phiên tòa khai mạc, một hồi chuông rung leng keng! Leng keng! Tiếng hô “Nghiêm”, mọi người đứng lên, im bặt tiếng xì xầm… Tôi ung dung đi trên bục từ sau tấm màn nhung màu đỏ thả từ trên trần xuống tận sàn bục tòa án. Đứng vào chính giữa bục, kéo ghế ngồi xuống. Đọan đưa tay ra dấu cho mọi người an tọa.
               
                          Viên lục sự đem hồ sơ bị cáo trình lên cho tôi.
                          Viên công tố ngồi bàn kế bên đứng lên, dõng dạc đọc bản cáo trạng: “Bị cáo Trần Lâm, 36 tuổi. Có 1 vợ và 2 con. Nguyên quán tại Nam Định, trú quán ở Nha Lộng, Thái Nguyên. Nghề nghiệp giáo viên cấp 1”. -Diễn biến gây án: khoảng chừng 12 giờ đêm ngày 18 rạng 19 tháng 7… bị cáo chui hàng rào vào nhà của vợ chồng Nguyễn văn Thành bắt trộm con gà mái đoạn chui lỗ rào ra về… Nhưng vừa ra khỏi rào thì bên trong rào chủ nhà, tức Nguyễn văn Thành phát hiện, nên đuổi theo kẻ trộm. Chẳng may, anh Thành vấp phải tảng đá làm té nhào xuống bờ vực… Bị cáo Trần Lâm nghe tiếng ối! Và tiếng huỳnh huỵch tiếp theo lăn xuống khe… Trong lúc nguy khốn của người khác, bị cáo đã quên mình là kẻ trộm; là nguyên nhân gây ra sự nguy khốn đó! Tâm từ bi bác ái trong bị cáo bỗng bừng sáng. Y liền quay trở lại, chui vào lỗ rào rồi lần mò trong bóng tối xuống khe vực để cứu chủ nhà… Nhưng hỡi ơi! Nguyễn văn Thành đã chết vì đầu đập vào những tảng đá trên trườn dốc khi anh ngã lăn xuống khe. -Bị cáo ôm xác nạn nhân leo lên khỏi vực, thì vợ con nạn nhân và bà con chòm xóm đã đứng lố nhố ở trên… -Trước mặt mọi người, Trần Lâm tự nhận mình là kẻ vừa ăn trộm vừa sát nhân!
               
              Tại Biện Lý Cuộc, thẩm vấn viên tra hỏi bị cáo:
                         
              - Dân địa phương, ai cũng khen ngợi anh là người đàng hoàng, lương thiện, thật thà, tử tế! Dù nghèo khó nhưng luôn có lòng giúp đỡ người khác trong điều kiện mình có thể, đã vậy anh còn là người có học và theo Đạo Phật, một tôn giáo lấy Từ bi, Hỷ, Xả làm phương hướng tu hành… nên anh có phẩm giá, nhân cách và đức tự trọng cao… Vậy cớ sao khiến anh phải đi ăn trộm một con gà mái của nhà hàng xóm trong lúc đồ đạc có giá trị của nhà ấy thiếu gì mà anh không lấy?
              Bị cáo ngẩng mặt nhìn ông Biện lý, với vẻ chân thành, chất phác và đôn hậu. Đoạn anh thong thả trả lời:
               
                          - Bẩm ngài biện lý, xin đa tạ sự nhận xét của ngài về bản chất của tôi. Thật vậy thưa ngài, tôi sống luôn thấy đủ và an vui với những gì mình có, cho nên tôi xem cuộc đời đẹp tựa đóa hồng đang độ nở! Nhưng không ngờ, bông hồng luôn có gai… Vâng!  Thưa ngài. Gia đình tôi đang sống an vui, bỗng một tai họa ập tới: -Vợ tôi sau hai tháng bệnh nặng, thuốc thang đủ thứ vẫn không thuyên giảm. Nay thì thầy thuốc đã khước từ chữa trị vì thiếu tiền thuốc đã nhiều mà không biết có thể trả nổi hay không? Nên đành nằm chờ chết vậy. –Hai đứa con đã phải nghỉ học, đứa lớn đi làm mướn ngoài chợ Choom Pao, đứa nhỏ đi mót sắn, ngô, khoai trên nương rẫy. Cha con bữa rau bữa cháo qua ngày. -Rồi một hôm có bà người “Mường” thương tình chỉ bầy cho một phương thuốc và bà cả quyết chữa cho vợ tôi sẽ hết bệnh, nhưng phải có một con gà mái mới được. Rồi bà hẹn sáng mai bà trở lại sẽ làm giúp cho. Tôi thầm nghĩ: Thật phúc đức quá! Nhưng chẳng ngờ lại là tai họa quá lớn! Tai họa bởi làm gì có tiền để mua một con gà mái? Bất chợt, một ý nghĩ đen tối hiện lên trong đầu tôi là vào nhà ông chánh Thành bắt trộm một con!!! Vì đây là bước đường cùng để cứu mạng cho vợ tôi. –Thưa ngài Biện Lý, thế là vụ án mạng xảy ra như ngài đã biết…
              Ông biện lý vừa chăm chú nghe, vừa ghi chép, vừa suy nghĩ miên man… Vừa bồi hồi xúc động! Rồi ông đặt câu hỏi tiếp:
               
              - Anh đã lấy trộm được con gà rồi và ra ngoài được an toàn, sao anh không chạy về nhà mà còn quay trở lại chi vậy?
               
              - Thưa ngài biện lý, trộm nghĩ: đã là người! Thì không thể quay lưng lại với một người khác khi người ấy đang bị hoạn nạn (ngoại trừ trường hợp mình không đủ khả năng đương đầu với sức mạnh và quyền lực hơn mình như mãnh thú hay chính quyền...). Hơn thế nữa, hoạn nạn đó lại do chính tôi gây nên, Bởi vậy tôi quyết định quay trở lại cho dù phải trả giá cao nhất bằng chính sinh mạng của mình đi nữa… -Thưa ngài, tức là tôi đã chấp nhận một bản án: “Sát nhân, trả tử” và tôi sẽ không kháng cáo và cũng không xin ân xá. Đồng thời còn phải chấp nhận một tình huống cao hơn thế nhiều, là lúc tôi thọ án cũng là lúc gia đình của tôi vỡ nát, tan tành!!!
              Nghe bị cáo trình bầy, ông biện lý gỡ cặp kính cận xuống, lấy vạt áo lau đi lau lại, phải chăng để thời gian nén niềm chua xót đắng cay đang trào dâng trong ông… Rồi ông nói như tâm sự với chính mình:
               
              - Anh vừa ví cuộc đời đẹp tựa bồng hồng! Nghe anh nói về quan niệm sống của anh cũng đẹp không kém bông hồng. Mà bông hồng thì luôn có gai! Nhưng anh có hay chăng: Hoa hồng luôn tàn tạ héo úa và rơi rụng trước, trong khi gai vẫn còn xanh tươi trên cành cây. Cuộc đời cũng tương tự anh ạ! Những người lương thiện, có tâm hồn nhân ái, đạo đức thì thường gặp cảnh gian truân, cơ cực hơn là những kẻ lưu manh, lừa lọc, tàn ác… anh có nghĩ như thề không?
               
              - Vâng, đúng là như vậy thưa ông Biện lý. Nhưng chẳng phải vì thế mà khiến những người có lòng nhân, lại có thể đánh mất lòng nhân được sao !
              Đoạn, Công Tố viên, nhìn Chánh án, nhìn bị cáo, đảo mắt nhìn một lượt cử tọa. Xong ông lên tiếng, giọng lí nhí run run như chính ông là bị cáo vậy:
               
              - Kính thưa quí tòa, đó là cung khai và nhận tội của bị cáo trước Biện Lý Cuộc. Về phía Viện Công Tố, chúng tôi không cách chi có thể buộc tội bị cáo đước. Vậy kính trình quí tòa thẩm định. Đọc xong bản cáo trạng, viên Công Tố ngồi xuống.
              Không khí trong tòa căng thẳng, có tiếng nấc, tiếng xụt xịt và không ít người đã lau nước mắt… Giây phút im lặng, mọi người hồi hộp; nín thở chờ lời phán quyết của Chánh án.
               
              Mình là Chánh án ngồi nghe Công Tố Viên đọc xong bản cáo trạng và xem hồ sơ của bị cáo, mà lòng thấy hoang mang, hoang mang vì không biết phải xét vụ án này ra sao! Xử thế nào cho tròn nhiệm vụ một Chánh án mà lương tâm không bị giày vò cắn rứt… Nhìn xuống hàng ghế trạng sư thiện nguyện bào chữa cho bị cáo, tôi nói:
               
              - Mời quí vị trạng sư phát biểu.
              Trạng sư Lê Quang từ Hà nội lên, ông là chủ tịch Luật sư đoàn Bắc Việt. Ông nổi tiếng là một trạng sư hùng biện nhất của xứ Bắc Kỳ. Ông đứng dậy và đi ra khỏi hàng ghế. Dáng ung dung, tự tin và dõng dạc, ông nói:
               
              - Kính thưa ngài Chánh án, kính thưa quí tòa. Cho phép tôi được cải danh phiên tòa đại hình hôm nay, thành phiên tòa lương tâm. Tại sao vậy? Vì căn cứ vào điều nọ chương kia của luật hình sự tố tụng để xét xử nội vụ, thì chúng ta trở thành cái máy được vận hành theo nhịp độ vô tri, vô giác, vô cảm… Nếu xét xử như vậy, thì cần chi phải có phiên tòa này, chỉ việc đưa dữ kiện vào máy computer rồi bấm nút sẽ in ra bản án và phán quyết theo bản án đó… -Bởi thế, xin quí tòa hãy tự đặt mịnh vào hoàn cảnh của bị cáo Trần Lâm. Khi ấy, quí tòa sẽ hành động như thế nào? -Với riêng tôi, tôi cũng làm như bị cáo và có thể làm hơn thế nữa là đằng khác. -Vậy, xin quí tòa. Nếu quí tòa kết án bị cáo thì tôi, trạng sư Lê Quang trân trọng được thọ án thay cho Trần Lâm, để y được phóng thích về cứu giúp gia đình mà không ai có thể thay thế y được. –Nói tới đây, ông trở về chỗ ngồi của mình.
              Các trạng sư khác, thay nhau bào chữa cho bị cáo… Sau cùng đến lượt vợ nạn nhân; bà quả phụ Nguyễn văn Thành phát biểu:
               
              - Nam Mô A Di Đà Phật! -Kính bẩm ngài Chánh án, kính thưa quí tòa. Chồng tôi đã chết! Không cách chi có thể cứu sống lại được, cho dù bản án có tuyên phạt bị cáo nặng tới đâu đi chăng nữa. Vì lẽ đó, xin được bãi nại và yêu cầu tha bổng cho bị cáo… Nếu quí tòa tuyên phạt bị cáo, thì chẳng khác nào: “Chồng tôi bị chết lần thứ hai”, bởi vợ con nhà bị cáo sẽ chết nếu thiếu Trần Lâm.
              Bà dứt lời, làm mọi người có mặt trong tòa đứng cả lên vỗ tay khen tặng vì tấm lòng độ lượng của bà…
              Địa vị là một Chánh án, tôi chẳng biết tính thế nào! Về “Dân tố quyền” đã được bà vợ nạn nhân bãi nại. Nhưng còn về mặt “Công tố quyền” thì sao? Nếu xử theo tình thì vướng “Lý”. Nếu xử theo lý thì vướng ‘Tình”… -Tôi đành tuyên bố:
               
              - Bản tòa đành bất lực xét xử vụ này, nên hoãn lại một tháng sau, để đồng bào Làm Chánh án thay tôi, đưa ra một bản án như thế nào khả dĩ có thể “Đạt lý, thấu tình”. Và xin gửi văn thư cho Bản tòa càng sơm càng tốt.
               
              Trân trọng tuyên bố bãi phiên tòa hôm nay./.
               
               
               
              <bài viết được chỉnh sửa lúc 23.03.2009 20:34:00 bởi kim Hồ >
              #7
                thaisan 25.03.2009 19:05:04 (permalink)
                Có lẽ bạn cũng là người đã "ngộ", và trong mười bức tranh thiền của SUXUKI đã đến giai đoạn thõng tay vào chợ và quên trâu quên người. Như vậy có thể cho ta nhận đã già rồi chưa./.
                Kính
                #8
                  Chuyển nhanh đến:

                  Thống kê hiện tại

                  Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
                  Kiểu:
                  2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9