TÂM VÀ CHUYỂN HÓA
Thay đổi trang: < 12 | Trang 2 của 2 trang, bài viết từ 16 đến 26 trên tổng số 26 bài trong đề mục
tueuyen 24.04.2009 07:34:55 (permalink)
0
NHÂN QUYỀN, DÂN CHỦ VÀ TỰ DO
Tenzin Gyatso, the Fourteenth Dalai Lama
Tuệ Uyển chuyển ngữ
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 
Năm nay, 2008, đánh dấu kỷ niệm 60 năm Tuyên Ngôn Nhân Quyền Thế Giới (1948 – 2008). Tuyên ngôn này xác nhận rằng tất cả loài người có quyền tự do với những mong cầu và tự do đối với sợ hải. Những quyền con người này là toàn diện, tương liên lẫn nhau, và toàn cầu.
 
Cho dù chúng ta lo âu với sự khổ đau sinh ra trong nghèo túng, với sự bị tước bỏ tự do, với xung đột vũ trang, hay với một thái độ thờ ơ với môi trường thiên nhiên khắp mọi nơi, chúng ta không nên nhìn những sự kiện này trong sự cô lập, mặc dù dư âm của chúng được cảm nhận bởi tất cả chúng ta. Vì thế, chúng ta cần một hành động quốc tế ảnh hưởng để tuyên bố những vấn đề của thế giới từ viễn cảnh một nhân loại duy nhất, và từ một sự thấu hiểu vững vàng của sự liên hệ tự nhiên sâu sắc của thế giới ngày nay.
 
Từ lúc khai sinh, tất cả nhân loại được phú cho một cách tự nhiên với những phẩm chất mà chúng ta cần cho sự tồn tại, như săn sóc, nuôi dưỡng, và từ bi yêu thương. Tuy thế, mặc dù đã sở hữu những phẩm chất tích cực như thế, chúng ta có khuynh hướng xao lãng nó. Như một kết quả, con người đối diện với những vấn nạn không cần thiết. Những gì chúng ta cần làm hơn nữa để giữ gìn và phát triển những phẩm chất này. Vì thế, khuyến khích những giá trị nhân bản là điều quan trọng chính yếu. Chúng ta cũng cần tập trung phát triển mối quan hệ tốt đẹp của con người, với mục đích là: không để ý tới những sự khác biệt về quốc tịch, chủng tộc, tín ngưỡng, hay cho dù người ta giàu hay nghèo, học vấn hay không, tất cả chúng ta là người, là những con người. Khi chúng ta đối mặt với những khó khăn, lúc nào cũng vậy chúng ta gặp ai đấy, có thể là một người lạ, người ấy liền lập tức giúp đở chúng ta. Chúng ta tất cả tùy thuộc vào nhau trong những hoàn cảnh khó khăn, và chúng ta cũng làm như thế không điều kiện. Chúng ta không hỏi người ấy là ai trước khi chúng ta giúp đở. Chúng ta giúp đở bởi vì họ là con người giống như chúng ta.
 
SAN LẤP KHOẢNG CÁCH GIÀU VÀ NGHÈO
 
Thế giới chúng ta tăng tiến tùy thuộc liên đới, nhưng chúng tôi tự hỏi là chúng ta có thật sự hiểu rằng cộng đồng nhân loại lệ thuộc tương liên của chúng ta phải là từ bi: yêu thương trong sự lựa chọn những mục tiêu của chúng ta, từ bi trong những ý nghĩa hợp tác và trong xu hướng của những mục tiêu này. Năng lực ấn tượng mà những tổ chức kinh tế giành được trong xã hội chúng ta, và những ảnh hưởng khổ đau mà nghèo đói tiếp tục trút xuống, nên làm cho tất cả chúng ta tìm kiếm những ý nghĩa chuyển hóa nền kinh tế của chúng ta đặt cơ sở trên từ bi yêu thương. Hình thức này của từ bi khẳng định những nguyên tắc cơ bản của chân giá trị và công lý cho tất cả biểu hiện trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.
 
Bất cứ khi nào nó xảy ra, nghèo đói là kẻ góp phần quan trọng đến sự không hòa hiệp của xã hội, bệnh tật, khổ đau, và xung đột vũ trang. Nếu chúng ta tiếp tục theo con đường hiện tại, tình trạng có thể trở nên không thể sửa chữa hay bù đắp được. Lổ hổng gia tăng liên tục giữa "kẻ có" và "người không" tạo nên khổ đau cho mọi người. Quan tâm không chỉ cho chúng ta, gia đình chúng ta, cộng đồng của chúng ta, và xứ sở, chúng ta cũng phải nên cảm thấy một trách nhiệm cho những cá nhân, cộng đồng và những người đã làm nên cộng đồng nhân loại như một tổng thể. Chúng ta đòi hỏi lòng trắc ẩn, yêu thương, từ bi không chỉ cho những ai khổ đau, nhưng cũng là một sự cống hiến bảo đảm cho công bằng xã hội.
 
Nếu chúng ta nghiêm chỉnh chân thành trong sự hiến dâng của chúng ta đến những nguyên tắc cơ bản bình đẳng mà chúng tôi tin rằng nó nằm trong trái tim của nhận thức về nhân quyền, kinh tế ngày nay không tương ứng, thiếu bình đẳng có thể không còn bị lãng tránh nữa. Nó đủ để đơn thuần nói rằng tất cả nhân loại phải cùng hưởng chân giá trị bình đẳng. Điều này phải được chuyển biến thành hành động.
 
DÂN CHỦ VÀ HÒA BÌNH
 
Ngày nay, giá trị của dân chủ, xã hội cởi mở, tôn trọng nhân quyền, và bình đẳng đang trở thành hiện thực trên toàn thế giới như những giá trị toàn cầu. Đối với tâm chúng tôi có một sự liên hệ mật thiết giữa những giá trị dân chủ và những giá trị cơ bản của nhân tính, của lòng hào hiệp. Nơi nào có dân chủ nơi ấy có một trách nhiệm lớn lao cho những công dân của đất nước đề cập đến những phẩm chất căn bản của con người, và nơi nào những phẩm chất nhân loại căn bản này được khơi mở, thì cũng có một sự phát huy rộng lớn cho sức mạnh của dân chủ. Quan trọng nhất, dân chủ cũng là ảnh hưởng căn bản nhất để bảo đảm hòa bình thế giới.
 
Tuy thế, trách nhiệm hành động cho hòa bình không chỉ dựa vào những lãnh tụ, nhưng cũng với mỗi cá nhân chúng ta. Hòa bình bắt đầu trong mỗi chúng ta. Khi chúng ta có hòa bình nội tại, chúng ta có thể ở trong tình trạng hòa bình với những người chung quanh chúng ta. Khi cộng đồng của chúng ta ở trong tình trạng hòa bình, chúng ta mới có thể chia xẻ nền hòa bình ấy với những cộng đồng lân cận, v.v và v.v… Khi chúng ta cảm thấy yêu thương và tử tế với những người khác, điều ấy không chỉ làm cho người khác cũng cảm thấy trìu mến và ân cần, nhưng nó cũng giúp chúng ta phát triển hạnh phúc và hòa bình nội tại. Chúng ta có thể hành động một cách có ý thức để phát triển cảm xúc yêu thương và ân cần. Đối với một số chúng ta, phương thức hiệu quả nhất để làm thế là thông qua thực hành tôn giáo. Cho những người khác có thể là những sự thực tập không tôn giáo. Điều quan trọng là mỗi chúng ta hành động một tác động chân thành để đảm nhận trách nhiệm chúng ta một cách nghiêm chỉnh cho mỗi người khác và thế giới mà chúng ta đang sống.
 
NHÂN QUYỀN
 
Cung ứng bình đẳng dưới luật pháp, tuyên bố của những quốc gia rằng mọi người có quyền bình đẳng và tự do không có sự phân biệt dưới bất cứ hinh thức nào. Hòa bình và tự do không thể bảo đảm khi nào mà những quyền căn bản của con người bị vi phạm. Cũng như thế, không thể có hòa bình và ổn định khi nào mà vẫn có áp bức, đàn áp, và cấm đoán. Thật bất công khi tìm một sự quan tâm cá nhân nào đấy bằng cái giá quyền lợi của những kẻ khác. Chân lý không thể tỏ rạng nếu chúng ta thất bại trong việc chấp nhận sự thật hay xem như là phi pháp để nói sự thật. Đâu là khái niệm chân lý và hiện thực nếu chúng ta xô đẩy chân lý và những sự kiện thực tế dưới những tấm thảm và cho phép những hành động phi pháp giành thắng lợi?
 
NHÂN QUYỀN Ở TÂY TẠNG
 
Nếu chúng ta chấp nhận rằng những người khác có quyền bình đẳng về hòa bình và hạnh phúc như chính chúng ta, chúng ta không có trách nhiệm để giúp những người ấy khi cần thiết chứ? Cảm hứng, yêu quý dân chủ và tôn trọng những quyền căn bản của con người quan trọng ở Phi Châu và Á Châu cũng như những ai ở Âu Châu hay Mỹ Châu. Nhưng dĩ nhiên thường thì những người đó bị tước đoạt những quyền con người của họ, họ có ít khả năng để nói lên cho chính họ. Trách nhiệm còn lại cho những ai trong chúng ta đang hưởng thụ những quyền tự do như thế.
Thật buồn nhìn lại những sự kiện ở Tây Tạng điều mà phải được hiểu một hoàn toàn như có thể được.Từ khi chính quyền Trung Cộng buộc tội chúng tôi dàn dựng những cuộc biểu tình chống đối ở Tây Tạng, chúng tôi đã kêu gọi cho một cuộc điều tra hoàn toàn bởi những thành phần tôn trọng, bao gồm những đại diện của Trung Cộng để nhìn vào những luận điệu này. Một thành phần như thế sẽ cần phải viếng thăm Tây Tạng, những khu vực truyền thống Tây Tạng ở ngoài khu tự trị Tây Tạng và cả chính quyền trung ương Tây Tạng ở đây tại Ấn Độ. Để cho cộng đồng quốc tế, và đặc biệt là hơn một tỉ người Trung Hoa những người không thể tiếp xúc với những thông tin không bị kiểm duyệt, để truy ra những gì thật sự đang xảy ra ở Tây Tạng, nó sẽ vô cùng hữu ích nếu những đại diện của truyền thông quốc tế cũng tiến hành những cuộc điều tra như thế.
 
Chúng tôi tin rằng nhiều sự vi phạm nhân quyền ở Tây Tạng là kết quả của nghi ngờ, thiếu tin cậy và hiểu biết đúng đắn về tôn giáo và phong tục tập quán Tây Tạng. Như chúng tôi đã nói nhiều lần trong quá khứ, thật là cực kỳ quan trọng cho những lĩnh đạo Trung Cộng thông hiểu tốt hơn và sâu hơn cùng đánh giá đúng mức cũng như hiểu rõ giá trị và biết thưởng thức nền văn minh và văn hóa Tây Tạng. Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ lời tuyên bố thông minh của Đặng Tiểu Bình là chúng ta phải "tìm sự thật từ những sự kiện". Vì thế, chúng tôi, những người Tây Tạng phải chấp nhận tiến trình và những sự phát triển mà nhà đương cục Trung Cộng đã đem đến cho người dân Tây Tạng và biết ơn nó. Cùng lúc nhà cầm quyền Trung Cộng phải hiểu rằng người Tây Tạng đã phải chịu đựng khổ đau và phá hoại vô cùng tận trong suốt năm thập niên qua.
 
Mặc dù một số tiến bộ và phát triển kinh tế, nền văn hóa Tây Tạng tiếp tục đối diện những vấn nạn căn bản để tồn tại. Những sự vi phạm nhân quyền nghiêm trọng tiếp tục trong toàn cõi Tây Tạng. Tuy thế đấy chỉ là những triệu chứng và hậu quả của một vấn đề sâu xa hơn. Nhà đương cục Trung Cộng hơn nữa không thể có một cái nhìn rộng rải và đa diện về nền văn hóa và tôn giáo đặc thù của Tây Tạng; thay vì thế họ ngờ vực và tìm cách khống chế chúng. Đại đa số những chương trình "phát triển" ở Tây Tạng được phát họa để đồng hóa hoàn toàn Tây Tạng thành xã hội và văn hóa Hán Tộc và để áp đảo nhân khẩu người Tây Tạng bằng cách di chuyển một số lượng lớn người Hoa vào Tây Tạng. Sự thật phủ phàng này chứng tỏ những chính sách của nhà cầm quyền Trung Cộng ở Tây Tạng tiếp tục là thô bạo mặc dù những thay đổi sâu sắc được đảng và chính quyền Trung Cộng tiến hành ở những nơi khác khắp trong Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Vì thế, như một kết quả của những chính sách cố ý có tính toán, toàn bộ một dân tộc cùng với nền văn hóa đặc thù và đặc tính của nó đang đối diện với đe dọa bị hủy diệt hoàn toàn.
 
Một kiến thức thông thường là những tự viện Tây Tạng, nơi thiết lập những cơ sở học tập chính của chúng tôi, hơn nữa còn là kho tàng của nền văn hóa Phật giáo Tây Tạng, đã bị giảm thiểu một cách nghiêm trọng cả về số lượng tu viện lẫn số lượng tu sĩ. Trong những tu viện vẫn tồn tại, sự học vấn nghiêm chỉnh sâu sắc về Phật giáo Tây Tạng không còn được cho phép; thật sự, ngay cả sự thu nhận vào những trung tâm tu học đang bị sửa đổi một cách nghiêm nhặt. Trong thực tế, không có tự do tôn giáo tại Tây Tạng. Ngay cả kêu gọi một ít tự do hơn cũng bị dán nhãn nguy hiểm
một kẻ chia rẻ, cũng không có một khu tự trị thật sự ở Tây Tạng, mặc dù những quyền tự do căn bản này được bảo đảm bởi Hiến Pháp Trung Hoa.
 
Chúng tôi tin rằng những cuộc biểu tình và phản kháng xảy ra ở Tây Tạng phản ánh sự phản ứng lại sự đè nén và trấn áp. Những biện pháp đàn áp xa hơn nữa sẽ không đưa đến thống nhất và ổn định.
 
NHÂN QUYỀN VÀ TRUNG HOA
 
Trung Hoa cần nhân quyền, dân chủ và một sự cai trị của luật pháp bởi vì những giá trị này là nền tảng của một xã hội tự do và năng động. Chúng cũng là nguồn gốc của ổn định và hòa bình chân thật. Chúng tôi không nghi ngờ gì một Trung Hoa gia tăng cởi mở, tự do và dân chủ cũng sẽ lợi ích cho cả những người Tây Tạng. Sự tin tưởng vững chắc của chúng tôi rằng đối thoại và một thiện ý để nhìn trung thực và rõ ràng vào hiện thực ở Tây Tạng và Trung Hoa có thể đưa chúng ta đến một giải pháp có thể thành tựu cho những vấn đề của chúng ta. Trong khi một tiến trình vĩ đại đang được tiến hành để Trung Hoa hòa nhập vào nền kinh tế thế giới, chúng tôi tin việc ấy cũng ngang tầm quan trọng để cổ vũ Trung Hoa mạnh dạn tiến vào quỷ đạo chính của nền dân chủ toàn cầu.
 
TĂNG TRƯỞNG VIỆC TUÂN THỦ NHÂN QUYỀN
 
Ở tầm quốc tế, sự phong phú đa dạng của những nền văn hóa và tôn giáo hỗ trợ tăng cường cơ sở nhân quyền trong tất cả các cộng đồng. Dưới sự đa dạng này là những căn bản chính của con người đã liên kết chúng ta lại như những thành viên của cùng một gia đình con người. Vấn đề nhân quyền thật quan trọng một cách căn bản là không nên có sự khác biệt quan điểm về nó. Tất cả chúng ta có những sự cần thiết và quan tâm thông thường của con người. Tất cả chúng ta cùng tìm hạnh phúc và cố gắng tránh khổ đau bất chấp những khác biệt của chúng ta về chủng tộc, tôn giáo, giới tính hay thành phần xã hội. Tuy thế, duy trì đơn thuần sự đa dạng những truyền thống không thể bào chữa cho những vi phạm quyền con người. Vì thế, phân biệt chống lại sự khác biệt chủng tộc, chống lại phụ nữ, và chống lại những thành phần yếu hơn trong xã hội có thể là truyền thống trong một vài khu vực, nhưng nếu họ được khuyến khích với sự thừa nhận quyền con người toàn cầu, những hình thức của thái độ này sẽ thay đổi. Nguyên tắc phổ quát quyền bình đẳng của tất cả loài người phải được ưu tiên.
 
Có một sự khao khát lớn mạnh rộng rãi cho sự thay đổi trên thế giới; thay đổi báo hiệu trong sự cách tân cam kết đến những giá trị đạo đức và tâm linh, giải quyết những xung đột một cách hòa bình, sử dụng những phương thức đối thoại và bất bạo động, nó bảo hộ những quyền con người và chân giá trị loài người cũng như trách nhiệm của con người. Chúng ta cần thay đổi sự giáo dục và đẩy mạnh sự cần thiết cấp bách quan tâm đến hành tinh và hệ thống sinh thái của nó, kêu gọi tất cả các quốc gia để hành động hướng đến sự bãi bỏ trên toàn cầu vũ khí nguyên tử và những thứ vũ khí hủy diệt hàng loạt và điều ấy cổ vũ hòa bình, từ bi yêu thương, tôn trọng và tấm lòng nồng ấm. Hãy để chúng ta rộng mở viễn cảnh bao gồm sự cát tường trên toàn thế giới và những thế hệ tương lai trong thịnh vượng, phồn vinh và tự do.
 
Human Rights, Democracy and Freedom

#16
    tueuyen 24.04.2009 09:51:59 (permalink)
    0
    ĐẠO PHẬT VÀ NỮ TU
    His Holiness The Dalai Lama

     
     
     
    Chúng tôi vui mừng biết rằng Hội Nghị Quốc Tế Sakyadhita về Đạo Phật và Phụ Nữ được tổ chức tại Đài Loan và được phát biểu bởi một tầng lớp rộng rãi những diễn giả  từ thế giới Phật Giáo.  Chúng tôi tin tưởng vững chắc rằng, những người Phật tử chúng ta có một đóng góp nổi bật để làm lợi ích cho nhân loại theo truyền thống và triết lý đạo Phật.
     
    Chúng tôi thật phấn khích để biết rằng những bước thực tiễn đang được tiến hành để đào tạo những nữ giáo viên Phật Giáo, phát triển triển vọng giáo dục cho phụ nữ và để tạo mạng lưới truyền thông trong tầng lớp phụ nữ Phật Giáo,  thuộc bất cứ truyền thống nào.  Trong cộng đồng Phật Giáo Tây Tạng, không giống trong quá khứ, chúng tôi đã giới thiệu những chương  trình học vấn nghiêm chỉnh về triết lý Đạo Phật trong một số nữ tụ viện ở Ấn Độ từ hơn hai thập niên qua.
     
    Trong chương trình này chúng tôi biết rằng nhiều người tham dự hội nghị của quý vị có một sự quan tâm to lớn trong sự cổ vũ truyền thống Tỳ kheo ni.  Có một sự nghiên cứu thuận lợi đã được hoàn thành trên vấn đề này, điều trong chiều hướng đã phát khởi nhiều vấn đề còn lại được giải quyết bởi những nhà chuyên môn về Luật Tạng.  Những vấn đề Luật Tạng đã  và luôn luôn là phức tạp.  Nếu chúng ta nhìn lại lịch sử những cộng đồng Phật Giáo sơ khai, rồi thì chính những câu hỏi về Luật Tạng là trung tâm cho những cuộc bàn cãi.
     
    Chúng tôi cảm thấy rằng việc tái lập cơ chế truyền giới Tỳ kheo ni là rất quan trọng.  Thực tế, Đức Phật xác nhận rằng cả nữ và nam có một cơ hội bình đẳng và khả năng để thực hành giáo pháp và để thành đạt mục tiêu tu tập.  Chúng tôi có một nghĩa vụ nâng đở ủng hộ quan điểm này.
     
    Bây giờ, làm thế nào để tái lập cơ chế truyền giới Tỳ kheo ni được hoàn thành, đây là một vấn đề cho cộng đồng Tăng già quyết định.  Không một cá nhân nào có một quyền hành nào để phán quyết vấn đề này.  Một số người bạn và đồng đạo đã từng khuyến khích rằng với tư cách một Dalai Lama chúng tôi có thể  ban hành một giáo chỉ hay đề khởi một quyết định, nhưng đây không là một vấn đề của một cá nhân nào, bất cứ ai ông hay bà nào có thể quyết định. Đây là vấn đề của cộng đồng Tăng già.
     
    Thật là hữu ích nếu vấn đề này được bàn luận tại một hội nghị quốc tế của Tăng già.  Những đại biểu của tất cả những truyền thống Luật Tạng chính yếu nên hiện diện.  Vấn đề nên được giải quyết trên căn bản nghiên cứu và thảo luận hoàn hảo cẩn thận.  Nếu chúng ta có thể tập họp một số những học giả chân thành cũng như những hành giả đức độ, những người có những tư tưởng phóng khoáng cởi mở và được tôn kính, để thảo luận vấn đề này một cách cẩn thận, chúng tôi tin tưởng rằng chúng ta có thê đạt đến một kết quả tích cực.
     

    Chúng tôi gởi lời chào mừng đến tất cả những thành viên tham dự, cũng như sự cầu nguyện chân thành của tôi rằng hội nghị của quý vị có thể thành công trong việc đưa ra những phương thức thực tiễn để hổ trợ phụ nữ những người tìm kiếm sự an bình nội tại và qua nền hòa bình to lớn hơn trên thế giới.
     
    July 10, 2002
    ---
    Sakyadhita International Conference on Buddhist Women in Taiwan
    http://dalailama.com/page.103.htm
    Tuệ Uyển chuyển ngữ
    24-02-2009
     
     
    NỮ NHÂN VÀ PHẬT GIÁO ?


    Thỉnh thoảng một vài cá nhân, nhìn vội vả qua một tôn giáo và vẻ ra một sự kết luận bởi một định kiến và phán đoán sai lầm hay thiếu hiểu biết. Bất kỳ nam hay nữ, nhân loại hay côn trùng, tất cả chúng ta đều bình đẳng ở bản chất cố hữu về tự tánh để trở thành một vị Phật.

    Tuy vậy tuỳ thuộc vào nơi chúng ta sinh ra nơi nào, người nào mà chúng ta được sinh ra, những cá nhân có những thuận lợi hay trở ngại (?).

    Ngày nay, trong nhiều xứ sở, nữ giới có những trở ngại trong xã hội. Vì vậy trong một số lời dạy, Đức Phật đề cập rằng nữ giới đã gặp phải những chướng ngại như vậy và tái sinh làm một người nữ sẽ gặp những điều không thuận lợi trong việc thực hành Phật pháp. Nhưng điều này không có nghĩa là nó đúng hay mâu thuẩn với việc nữ nhân có thể giác ngộ và trở thành lãnh tụ tôn giáo.

    Đức Phật đã cho phép nữ nhân được thọ giới tỳ kheo ny (một tu sĩ Phật giáo thực thụ) hai mươi lăm thế kỷ trước, mặc dù Ngài đã cảnh báo rằng nữ giới sẽ tiếp tục gặp những chướng ngại trong xã hội. ( 25 thế kỷ sau thì vẫn chưa một tôn giáo nào ngoài Phật giáo và Phật Tổ Thích Ca đã đặt nữ tu vào vị trí đáng tự hào như vậy ! )

    Khi Di mẫu Ma ha Ba Xà Ba Đề ( nữ tỳ kheo đầu tiên) sắp viên tịch, Đức Phật nói rằng, "hãy chỉ cho ai đấy nghi ngờ rằng nữ nhân có thể giác ngộ được sự thật". Và bà đã thi triển thần thông trên hư không, chứng minh sự giác ngộ của mình, đã làm các vị Nam trưởng lão kinh ngạc. Đức Phật thường giải thích cho những bậc cha mẹ về ý nghĩa, giá trị của những người con gái và rằng quan niệm của họ đã không đúng đắn.

    Tổ sư Liên Hoa Sinh, người mang đạo Phật đến Tây tạng đã nói rõ ràng với Quốc vương rằng, một người con gái có thể có năng khiếu hơn trong việc thực tập Phật hơn là người con trai. Người đệ tử tuyệt vời nhất của Tổ Liên Hoa Sinh là một người nữ, Lady Yeshe Tsogyal.

    Nhiều vị giáo thọ nữ đã đóng vai trò trụ cột trong Phật giáo Tây tạng và trở thành những vị nữ tổ sư như Niguma và Machig Lhadron, đã tạo ra những truyền thống vẫn lưu truyền đến ngày naY.

    Trong kinh Pháp hoa có một ví dụ về hình ảnh của Tiểu Long Nữ, đã chứng tỏ mình có thể trở nên một bậc giác ngộ ngay lập tức trước sự sửng sốt của cả Pháp hội.

    Bồ tát Tara chắc chắn là một ví dụ tuyệt hảo về quan điểm của Phật giáo đối với những nữ hành giả.Bồ tát Tara đã chứng ngộ vào thời Đức Phật Bất Không Thành Tựu vô lượng kiếp về trước, một nhóm tu sĩ đã gợi ý rằng, "Bây giờ ngài có thể tái sinh thành một người nam để đạt giác ngộ hoàn toàn để lợi lạc cho khắp mọi loài." Thay vì vậy, Bồ tát Tara đã nguyện luôn luôn tái sinh là một người nữ để giác ngộ và lợi lạc muôn loài.

    Những chướng ngại của nữ giới trong văn hoá và xã hội khi đối diện với sinh hoạt trong Phật giáo đã không có sự ủng hộ trong những lời dạy của Đức Phật. Điều này, một ví dụ chính có thể tìm thấy trong lích sử China. Trong suốt thời kỳ vàng son của Phật giáo, cụ thể là triều Đường và buổi đầu của triều Minh, nữ nhân không là một chủ đề nóng bỏng, ác liệt để tạo dấu ấn và được đánh giá như là những đề tài phụ thuộc khác.

    Một người nữ đã hoàn toàn thống trị China và duy nhất là nữ hoàng Vũ Tắc Thiên, đã cố chứng tỏ sự đúng đắn sự cai trị của bà thông qua Phật giáo: triết lý Nho giáo đã đặt phụ nữ lệ thuộc vào nam nhân, nhưng Phật giáo thì không ! Và vì vậy nữ hoàng họ Vũ đã tự tuyên bố là một hoá thân của một vị bồ tát. Minh chứng qua kinh điển Phật giáo, bà đã cố chứng tỏ sự cai trị với những Phật giáo đồ và để họ tin rằng nữ nhân có thể cai trị China. Bà là một nhà cai trị khôn lanh, và là một người tìm hiểu khá sâu trong giáo lý và chính là tác giả bài khai kinh kệ:

    Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp
    Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ
    Ngã kim kiến văn đắc thọ trì
    Nguyện giải Như lai chân thật nghĩa

    Vũ Tắc Thiên chưa hẳn là một hành giả chân thực, nhưng bà biết rằng chỉ có một tôn giáo ở China ủng hộ cho quyền cai trị của bà là Phật giáo. Bà trở nên, một trong những người cai trị bị xỉ vả nhiều nhất qua nhiều thế hệ các Nho gia. Tuy vậy hơn bao giờ hết sự cai trị của bà đã chứng tỏ sự đối lập hoàn toàn của giáo lý nhà Phật với sự đánh giá về phụ nữ.


     
    Tuệ Uyển trích dịch từ trang http://www.simhas.org/qanda.html
    #17
      tueuyen 24.04.2009 09:56:28 (permalink)
      0
      HÃY MANG PHẨM CHẤT TRỞ LẠI 
      TRONG NHỮNG MƯU CẦU CỦA ĐẠO PHẬT
      Nguyên tác: Bring quality back into Buddhist pursuits by His Holiness the Dalai Lama
      HH. the Dalai Lama - Tuệ Uyển chuyển ngữ
       
      -------------------------------------------------------------------------------
       
      Hầu hết những người Tây Tạng nghèo khi nó đến những  tiêu chuẩn của tri thức.  Nói chuyện từ quan điểm tôn giáo, có trong xã hội sáu triệu người Tây Tạng chúng ta với mức độ kinh ngạc của sự chân thành tin tưởng trong đạo Phật.  Phật giáo sâu sắc, uyên bác và thâm thúy và đã được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và vì thế đã tiến triển và đơm hoa kết trái.  Như một kết quả, hôm nay cũng thế, Mãnh đất Tuyết Tây Tạng hầu như là nơi duy nhất trên phạm vi thế giới mà toàn bộ giáo huấn của Tiểu thừa, Đại thừa và Mật thừa của đạo Phật có thể được bảo tồn một cách đầy đủ, và nơi mà trong thế giới này truyền thống tôn giáo của Đại học vĩ đại Nalanda có thể hoàn toàn được giữ gìn, bảo vệ và truyền bá mà không có luồng khí ô uế. Cụ thể là trong hình thức bảo tồn, bảo vệ và truyền bá giáo huấn và thực hành Phật giáo trong một thái độ thuần nhất, Tây Tạng có một chương trình giảng huấn và truyền thống vững vàng nhất.  Đem toàn bộ xã hội Tây Tạng, Đất Tuyết Tây Tạng có, qua bao thế hệ hàng thiên niên kỷ, là một chủng tộc của những người  duy trì đạo Phật bằng sự bảo tồn, bảo vệ, và truyền bá.  Mặc dù thế, giữa quần chúng công cộng, rõ ràng rằng kiến thức Phật giáo cực kỳ nghèo nàn.  
       
      Trong hình thức của những hoạt động tôn giáo trong toàn bộ thế giới tu viện ở Tây Tạng, sự quan tâm chính không nên để cho sức mạnh của những con số tăng ni trong ấy;  điều gì thích đáng hơn là đấy, nó là cực kỳ quan trọng để bảo đảm những phẩm chất hoàn hảo của huấn luyện và kỷ luật trong họ.  Mặc khác, nếu những tiêu chuẩn của học tập và huấn luyện nghèo nàn cũng như tình trạng kỷ luật không có gì để nói, những con số đông đảo tăng ni sẽ cũng chỉ có nghĩa là con số đông đảo của những nam nữ tu sĩ như thế, điều ấy không hổ trợ gì.  Phẩm chất hoàn hảo là cực kỳ quan trọng.
       
      Thỉnh thoảng tôi thấy trong cộng đồng Tây Tạng những tác động lớn dường như là làm lớn những con số của tăng ni.  Tôi không thấy điều này như quan trọng đặc biệt.  Nói thẳng thắn ra rằng, chúng ta chắc chắn phát khởi những chống đối với sự hiện hữu hiểm họa người Tây Tạng trở thành một cộng đồng thiểu số trên chính mãnh đất của chúng ta.  Hiểm họa này là thực sự.  Chúng ta cũng quan tâm đến sự ủng hộ quốc tế trên điều này.  Trong một thời điểm của sự thay đổi lớn lao như thế, khi dân số Tây Tạng ít ỏi một cách nguy hiểm, tự chúng ta dường như góp phần xa hơn để hạ thấp con số ấy bằng việc tăng gia số lượng của nam nữ tu sĩ đến điểm là có quá nhiều tu sĩ.  Vì thế, nếu mặc dù sự kiện là dân số Tây Tạng đã quá ít rồi, số lượng tu sĩ nam nữ được tăng thêm nữa, kết quả chắc chắn là sự giảm thiểu dân số của chúng ta càng tệ hại hơn.
       
      Chúng ta cũng cần nghĩ đến trường hợp những nơi như Ladakh.  Nó là kết quả thất bại từ một tầm nhìn cực kỳ thiển cận, đấy là có một cảm giác rằng toàn thể tu viện trong và ngoài Tây Tạng quá chú ý  đến một sự cấp thiết gia tăng số lượng của nam nữ tu sĩ, với dường như thiếu tập trung trên sự đào luyện và kỷ cương của tu sĩ.
      Vì thế, ngoại trừ chúng ta suy nghĩ bằng sự lưu tâm đến tất cả mọi khía cạnh của trạng huống hôm nay, điều này dứt khoát không phải là thời đại của một tiến trình cho chúng ta.  Chúng ta tất cả nên nghĩ trên căn bản có cái nhìn mọi phương hướng phía sau và trước, từ trái sang phải.  Một cách chắc chắn không phải là thời điểm mà chúng ta có thể quyết định đơn giản duy chỉ trên căn bản mà chúng ta thực sự thấy trước chúng ta.  Trong bất cứ trường hợp nào, nó cực kỳ quan trọng nắm giữ thủ hộ phẩm chất của rèn luyện và kỷ cương như quan trọng hơn là số lượng của tu sĩ nam nữ.
       
      Như tôi vừa nói, khi thuyết giảng về Cuộc Sống của Con Đường Bố Tát, thông thuộc Kinh điển và Mật điển không thôi thì sẽ không có tác dụng.  Nghi thức đánh trống, vỗ chập chõa, và biểu diễn múa “cham” xem như là biểu lộ sự thực hành tôn giáo, nhưng vẫn tiếp tục không thể tiếp nhận Ba Ngôi Tôn Quý (Phật, Pháp, và Tăng) trong thực tế sẽ đặt chúng ta vào sự nguy hiểm của sự biểu diễn tự gia hộ.  Chúng phải rất thận trọng vể nó.  Đạo Phật không khai mở đơn thuần bằng sự đánh trống và vỗ chập chõa, những nghi thức như thế không thể làm tăng giá trị của sự thành tâm hay cúng dường.  Mặt khác, có một sự nguy hiểm là nó trở thành một hệ thống của những khái niệm mà không có nền tảng.
       
      Vì thể, thật cực kỳ quan trọng để cho mỗi người không đánh mất gốc rể của mình.  Tronh cộng đồng Tây Tạng có thể thấy nhiều thí dụ khắp mọi nơi về những người đánh mất gốc rễ và chỉ liên hệ đến những cành lá.   Để tổng kết, truyền thống cao quý của việc học hỏi giáo nghĩa Phật giáo Tây Tạng hiện hữu trong thời kỳ của các bậc Tổ sư chúng ta nên  được duy trì chính yếu bởi những tu viện của chúng ta.  Trên căn bản ấy, tu sĩ nam nữ trong tu viện nên bảo đảm phẩm chất  của học tập và rèn luyện cũng như kỷ cương và bằng cách ấy mới có thể duy trì niềm tin trong cả giảng dạy và thực hành.  Mỗi người cần làm những tác động ảnh hưởng để mang tiến trình trong công cộng phổ thông vào những hình thức của kiến thức hiện đại, và trên căn bản đấy, cho phép chúng ta đạt được sự thông hiểu thâm sâu đạo Phật, và bằng cách ấy tìm sự thành tâm dâng hiến.  Đây là một trong những điểm quan trọng mà chúng tôi thường kêu gọi.
       
      Trải qua nhiều thập niên ở Hoa Lục, đặc biệt trong thời gian Cách Mạng Văn Hóa, khi ”bốn thứ cũ” bị tiêu hủy, có rất nhiều sự ngược đãi, với sự  hoàn toàn đi ngược lại truyền thống tôn giáo và văn hóa.  Nhưng tự nhiên con người là cần thiết một cội nguồn của niềm tin và hy vọng, và, như một kết quả, con số của những tín hữu Ki Tô Giáo đang chứng kiến một sự gia tăng.  Con số những người thực hành Phật Giáo cũng gia tăng như thế.  Đặc biệt, trong thời gian gần đây, nhiều người đang chuyển sang chú ý đến Phật Giáo Tây Tạng.  Trải qua hai thập niên vừa rồi, có nhiều người Trung Hoa đã chú tâm đến Phật Giáo Tây Tạng và tiếp nhận sự giáo huấn từ những Lama, Geshe  Tây Tạng,v.v…Ngày nay, con số này đang càng gia tăng hơn nữa.
       
      Lấy  trường hợp được thiết lập bởi  Khen Rinpoche Jigme Phuntsog.   Không chỉ có những nơi có số lượng lớn người thiểu số đệ tử Trung Hoa ở đấy, nhưng cũng có một truyền trao đua nở.  Nhưng thật đau lòng không thể tưởng tượng có một sự lụi tàn gần đây và một cách căn bản là ngay chính sự viên tịch của ngài.  Điều này là một đau buồn vô hạn mênh mông.  Nhưng, vẫn tiếp tục, không chỉ có rất nhiều người thiểu số Trung Hoa đang hứng thú và quy hướng Phật Giáo Tây Tạng, mà họ cũng nhận sự hướng dẫn giáo huấn từ những Lama, Geshe, v.v…Đây là những sự phát triển tích cực cao độ và chúng tôi thật là cảm kích họ.
       
      Những Lama và Geshe của Tây Tạng, và những bậc thầy, giảng sư khác, của Phật Giáo phải canh cánh trọn bên lòng rằng trong thời điểm quyết định rất quan trọng này được phát sinh trong tâm là nó sẽ một lỗi lầm nghiêm trọng để hoằng truyền hay giảng dạy Phật Giáo vì mục đích tiền tài hay lợi ích vật chất hay cho một cuộc sống phú quý.  Không chỉ thế, khi nhìn từ quan điểm của nghiệp quả của công đức và tội lỗi, điều này sẽ không gì khác hơn là sự thương mãi tôn giáo.  Hành giả tôn giáo sẽ không hành động như thế.  Trong bất cứ trường hợp nào, những cá nhân quan tâm từ mọi phía cần phải thể nghiệm thận trọng.
       
      Có thể rằng thỉnh thoảng những Lama hay những bậc thầy của tôn giáo sẽ nhận  thấy một cảm giác mình là quan trọng và phát triển một sự tự mãn vị ngã trên căn bản của tín ngưỡng rất mạnh mẻ và hy vọng thỏa mãn ngơi nghĩ trên chúng bởi những người tin tưởng khi họ cúng dường và bày tỏ sự tôn kính.  Những sự lớn dậy như thế không tốt chút nào.  Như Drom Toenpa đã từng nói:  Ngay cả nếu một ai đấy được ở trong một  sự quý trọng cao nhất bởi mọi người / tốt hơn nên tự giữ mình trong sự khiêm tốn dịu dàng.  Chúng ta không nên bao giờ quên điều này.  Trong trường hợp của chính tôi cũng vậy, tôi luôn luôn gìn giữ điều này trong tâm.  Bất cứ khi nào người ta biểu lộ sự tôn sùng vô cùng đến tôi bằng  tuyên xưng tôi như Đấng Thánh Thiện (His Holiness), tôi luôn luôn nhún mình bằng cách nhắc lại một cách nghiêm túc như thế này: Bất cứ khi nào và bất cứ ai tôi đi đến cho bất cứ mục đích nào/ bằng sự tự giữ mình khiêm hạ hết mình/ xin cho tôi thủ hộ ôm ấp những người khác, trong tất cả sự chân thành/ đến trình độ cao nhất.  Tôi làm như thế này trong tất cả mọi lúc mà không có bất cứ nổ lực ngơi nghĩ nào.  Các vị cũng nên suy nghĩ và hành động giống như thế.
       
      Nói với quý vị về những một khía cạnh đáng buồn hôm nay, mới gần đây, trong nhiều xứ sở như Đài Loan, Hoa Kỳ, Âu Châu, Nga, và Mông Cổ, có những trường hợp của những Lama Tây Tạng giả mạo và những đạo sư tôn giáo làm những việc phi tôn giáo.  Ở China cũng vậy, báo cáo đang nêu lên về những đạo sư Tây Tạng giả đến từ Tây Tạng.  Tất cả những thứ này là những diễn biến cực kỳ đau buồn.
       
      Những gì bảo chứng là những đạo sư tôn giáo với khả năng thiện xảo duy trì trong sự biểu hiện thuần thiện trong khi ngoài đấy là những đạo sư giả mạo những kẻ không có chút hổ thẹn, và tràn đầy lòng tham và diễn thuyết sai lạc trần trụi, mang mặt nạ tôn giáo một cách càn rở vô vàn, đem đến những hành động phi tôn giáo và theo cách ấy mang tai tiếng đến Phật Giáo và tín ngưỡng.  Trong quan điểm này, mọi người nên thể nghiệm quan tâm cực điểm đạt đến quyết tâm để phục vụ cho một mục tiêu.  Quan trọng một cách đặc biệt là những đạo sư tôn giáo thiện xảo nên đảm đương trách nhiệm phụng sự tôn giáo và nhân loại.
       
      Bring quality back into Buddhist pursuits
      His Holiness the Dalai Lama

      #18
        tueuyen 24.04.2009 10:03:30 (permalink)
        0


        NHỮNG KHÔNG GIAN TÂM LINH
        His Holiness the Dalai Lama
        Tuệ Uyển chuyển ngữ
        -----------------------------------------------------------------------------------------------
         
        HAI TRÌNH ĐỘ TÂM LINH
         
        Anh chị em, chúng tôi muốn thuyết giảng về chủ đề những giá trị tâm linh bằng sự giải nghĩa hai trình độ tâm linh. 
        Để bắt đầu, để chúng tôi nói rằng như những chúng sinh chúng ta căn bản tập trung vào là để có một cuộc sống hạnh phúc vui vẻ; tất cả chúng ta đều muốn trải qua kinh nghiệm của hạnh phúc.  Đấy là tự nhiên cho chúng ta để tìm kiếm hạnh phúc.  Đây là mục tiêu của đời sống chúng ta.  Lý do thật rõ ràng: khi chúng ta mất đi hy vọng, kết quả là chúng ta bị chán nản, buồn phiền, hay trì trệ và có thể ngay cả tự tử.  Vì vậy, sự tồn tại thực của chúng ta có gốc rể một cách mạnh mẻ trong hy vọng.  Mặc dù không có gì bảo đảm cho những điều sẽ mang tới trong tương lai.  Đấy là bởi vì chúng ta có hy vọng rằng chúng ta có thể tiếp tục sống. Vì vậy, chúng ta có thể nói rằng mục tiêu của đời sống của chúng ta, chủ tâm của đời sống chúng ta, là hạnh phúc vui vẻ.
         
        Loài người không phải được sản xuất bằng máy móc.  Chúng ta không chỉ là sự kiện, chúng ta hơn thế ấy, chúng ta có cảm giác và kinh nghiệm.  Lý do ấy, chỉ sự thoải mái vật chất đơn độc không đủ.  Chúng ta cần những gì sâu sắc hơn, thâm diệu hơn, điều mà chúng tôi thường ám chỉ đến như lòng nhân, hay tình người, hay từ bi thương yêu.  Với ảnh hưởng của lòng nhân, hay tình người, hay từ bi thương yêu, tất cả những phát triển vật chất mà chúng ta có ở sự xếp đặt, bố trí, thực hiện của chúng ta có thể rất xây dựng và có thể sản sinh những kết quả tốt.  Tuy vậy, nếu không có lòng nhân hay tình người, những phát triển vật chất đơn độc sẽ không làm chúng ta hài lòng, thỏa mãn, hoặc chúng sẽ cũng không sản sinh trong chúng ta bất cứ không gian nào của tâm linh hòa bình hay hạnh phúc.  Vì vậy, lòng nhân hay tình người, hay từ bi thương yêu, là chìa khóa đến hạnh phúc của nhân loại.
         
        TRÌNH ĐỘ TÂM LINH THỨ NHẤT: NHỮNG TÔN GIÁO CỦA THẾ GIỚI VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA TÔN GIÁO ĐỐI VỚI NHÂN LOẠI
         
        Trình độ tâm linh thứ nhất. cho tất cả loài người ở mọi nơi, là tín ngưỡng một trong nhiều tôn giáo của thế giới.  Chúng tôi nghĩ có một vai trò quan trọng của cho mỗi một tôn giáo của đa số tôn giáo thế giới, nhưng để cho tôn giáo hành hoạt một cống hiến tác động đến lợi ích của nhân loại từ khía cạnh tôn giáo, có hai nhân tố quan  trọng cần lưu tâm.
         
        Nhân tố thứ nhất là mỗi hành giả của những tôn giáo khác nhau - đấy là, tự chính chúng ta - phải thực hành một cách chân thành.  Giáo nghĩa tôn giáo là một bộ phận căn bản thiết yếu của đời sống chúng ta; giáo lý không nên bị tách biệt với cuộc sống chúng ta.  Thỉnh thoảng chúng ta đến nhà thờ hay chùa viện và dâng lời cầu nguyện, hay phát sinh một loại cảm giác tâm linh, và rồi thì, khi ra khỏi Phật đường hay Thánh đường, không có một cảm xúc tôn giáo nào được duy trì tồn tại.  Đấy không là một phương pháp chính đáng để thực hành-thọ trì.  Thông điệp của tôn giáo phải luôn theo chúng ta bất cứ nơi nào chúng ta đến.  Những lời dạy của tôn giáo chúng ta phải hiện diện trong đời sống chúng ta như vậy vì thế khi chúng ta thật sự cần hay thỉnh cầu gia hộ hay nội lực mạnh mẽ, những lời dạy sẽ hiển lộ ngay nơi ấy ngay cả tại những thời gian như vậy; sự cảm ứng hiện tiền nơi ấy khi chúng ta trải qua những khó khăn bởi vì nó hằng hiện hữu ở  bên chúng ta.  Chỉ khi tôn giáo trở thành một bộ phận thiết yếu của đời sống chúng ta thì tôn giáo mới có thể thực sự tác động ảnh hưởng.
         
        Chúng ta cũng cần kinh nghiệm một cách sâu xa hơn, thâm diệu hơn trong những ý nghĩa và giá trị tâm linh của truyền thống tôn giáo của chính chúng ta – chúng ta cần biết những lời dạy này không chỉ trên một cấp độ lý trí nhưng cũng xuyên qua kinh nghiệm thâm sâu hơn của chính chúng ta.  Thỉnh thoảng chúng ta hiểu biết tư tưởng những tôn giáo khác nhau ở trình độ quá nông cạn,quá thiển cận hay quá lý trí.  Không có một kinh nghiệm cảm xúc tâm linh chân thật hơn, sâu sắc hơn, tác động của tôn giáo trở nên giới hạn.  Vì vậy, chúng ta phải thực hành – thọ trì một cách chân thật, và tôn giáo phải trở nên một phần của đời sống chúng ta.
         
        SỰ QUAN TRỌNG 
        CUẢ MỘT MỐI QUAN HỆ THÂN HỮU GẦN GŨI GIỮA CÁC TÔN GIÁO
         
        Nhân tố thứ hai là quan tâm hơn với sự ảnh hưởng qua lại giữa các tôn giáo khác nhau trên thế giới.  Ngày nay, vì sự thay đổi phát triển kỷ thuật và tự nhiên của kinh tế thế giới, chúng ta lệ thuộc vào những người khác hơn bao giờ hết.  Những xứ sở khác nhau, những lục địa khác nhau, đã trở nên hợp tác một cách gần gũi hơn với nhau.  Trong thực tế sự tồn tại của một vùng, một khu vực của thế giới tùy thuộc vào những vùng và khu vực khác.  Vì vậy, thế giới trở nên thật gần gũi hơn, tùy thuộc liên đới nhiều hơn.  Như một kết quả, có nhiều sự tác động qua lại của nhân loại hơn.  Dưới một tình trạng như vậy, ý tưởng của chủ nghĩa đa phương giữa các tôn giáo thế giới là rất quan trọng.  Trong quá khứ, khi những cộng đồng sống biệt lập với nhau và những tôn giáo phát khởi trong sự cô lập liên hệ.  Ý nghĩ rằng chỉ có một tôn giáo rất phổ biến.  Nhưng ngày nay tình thế đã thay đổi, và những hoàn cảnh đã hoàn toàn khác nhau.  Bây giờ, vì vậy, thật là thiết yếu để chấp nhân sự kiện là sự tồn tại hiện hữu của nhiều tôn giáo khác nhau, để phát triển sự tôn trọng chân thành giữa các tôn giáo; tiếp xúc thân cận giữa các tôn giáo khác nhau là căn bản quyết định. Đấy là nhân tố thứ hai để các tôn giáo thế giới sẽ có thể được tác động ảnh hưởng đến lợi ích của nhân loại.
         
        Khi chúng tôi ở Tây tạng, chúng tôi không có tiếp xúc với những người thuộc những tín ngưỡng tôn giáo khác nhau, vì vậy thái độ của chúng tôi trước những tôn giáo khác không mấy tích cực.  Nhưng khi đã có cơ hội gặp gở với những người khác tín ngưỡng và học hỏi tử kinh nghiệm và tiếp xúc cá nhân, thái độ cuả chúng tôi trước những tôn giáo khác đã thay đổi.  Chúng tôi nhân thức sự hữu dụng thế nào đến với nhân loại của những tôn giáo khác nhau, và khả năng tiềm tàng nào của mỗi tôn giáo cống hiến cho một thế giới tốt đẹp hoàn hảo hơn.  Trong những thế kỷ gần đây, những tôn giáo khác nhau đã có những cống hiến vĩ đại trước sự cải thiện cho nhân loại, và ngay cả hôm nay có một số lượng lớn những giáo đồ của Ki tô giáo, Hồi giáo, Do thái giáo, Phật giáo, Ấn giáo v.v…Hàng triệu tín đồ đang được lợi lạc từ tất cả những tôn giáo này.
         
        Để cho một thí dụ về giá trị của cuộc gặp gở của những người từ những tín ngưỡng khác nhau, những cuộc gặp gở của chúng tôi với cố tu sĩ dòng Trappist Mỹ, Thomas Merton (1915-1968), đã làm cho chúng tôi nhận thấy rõ, một người tuyệt vời, kỳ diệu thế ấy. Trong một dịp khác chúng tôi đã gặp gở với một tu sĩ Gia tô giáo ở Monserrat, một trong những tu viện nổi tiếng của Tây ban nha.  Chúng tôi được kể lại rằng tu sĩ này đã từng sống vài năm như một ẩn sĩ trên một ngọn đồi chỉ ở sau tu viện.  Khi chúng tôi viếng thăm tu viện, ông đi xuống từ ẩn mật thất một cách đặc biệt để gặp chúng tôi.  Khi cuộc gặp gở xảy ra, tiếng Anh của ông còn kém hơn ngay cả tôi, và điều này đã cho tôi can đảm hơn để nói chuyện với ông!  Chúng tôi đã duy trì diện đối diện, và chúng tôi hỏi han: “Trong những năm ấy, tu sĩ đã làm gì trên ngọn đồi ấy?”  Ông nhìn tôi và trả lời. “Thiền định về từ bi, về yêu thương.”  Khi ông nói ít lời ấy, chúng tôi đã hiểu thông điệp qua đôi mắt ông ta.  Chúng tôi thật sự dâng tràn lòng cảm phục với người tu sĩ này và cho những ai giống như tu sĩ ấy.  Những kinh nghiệm như thế đã giúp củng cố trong tâm chúng tôi rằng tất cả những tôn giáo thế giới có khả năng để sản sinh những người tốt, những người có đạo đức, những người có lòng từ bi lớn,  bất chấp những sự khác nhau về triết lý và giáo nghĩa của tôn giáo.  Mỗi truyền thống tôn giáo có  một thông điệp diệu kỳ để truyền đạt. 
         
        Thí dụ, từ quan điểm của đạo Phật khái niệm về một đấng tạo hóa là không hợp lý; bởi vì những phương pháp mà đạo  Phật phân tích về thuyết nhân quả, cho nên nó là một khái niệm (đấng tạo hóa) khó khăn cho những người Phật tử để hiểu.  Tuy nhiên, đây không phải là nơi để bàn luận về những vấn đề triết lý.  Điểm quan trọng ở đây là cho những người giáo đồ theo những giáo lý mà trong điều căn bản của tín ngưỡng là một đấng tạo hóa, điều tiếp cận ấy thì rất ảnh hưởng.  Theo những truyền thống ấy, cá nhân con người được tạo ra bởi Thượng đế.  Hơn thế nữa, như chúng tôi vừa học từ một trong những người bạn Ki tô giáo, họ không chấp nhận triết lý tái sinh, vì vậy, không chấp nhận những đời sống quá khứ hay tương lai.  Họ chỉ chấp nhận cuộc sống này.  Tuy  nhiên, họ chấp giữ rằng kiếp sống hiện tại này là được tạo nên bởi Thượng đế, bởi đấng tạo hóa, và ý tưởng ấy phát triển trong họ một cảm nhận mật thiết với Thượng đế.  Lời dạy quan trọng nhất của họ là do từ ý chí của Thượng đế mà chúng ta hiện diện nơi đây, tương lai chúng ta tùy thuộc trên đấng tạo hóa, và bởi vì đấng tạo hóa được xem như là thánh thiện và tối thượng, chúng ta phải yêu mến Thượng đế, đấng tạo hóa.
        Những điều từ lời dạy này là chúng ta nên yêu mến những đồng loại chúng sinh loài người của chúng ta – đây là thông điệp chính ở đây.  Lý do là nếu chúng ta yêu mến Thượng đế, chúng ta phải yêu mến đồng loại loài người của chúng ta bởi vì họ giống như chúng ta, được tạo nên bởi Thượng đế.  Tương lai của họ, giống như chúng ta, tùy thuộc trên đấng sáng thế, vì vậy, hoàn cảnh cuả họ giống như chính chúng ta.  Bởi thế, tín ngưỡng của những người nói rằng, “yêu mến Thượng đế” nhưng tự họ không tỏ ra chân thành yêu mến trước những người đồng loại là đáng nghi ngờ.  Người tin tưởng ở Thượng đế và trong sự yêu mến Thượng đế phải làm sâu sắc thêm tính thành khẩn của sự yêu mến của họ đối với Thượng đế qua tình yêu thương trực tiếp đến những người đồng loại.  Điều tiếp cận này rất mạnh mẽ, có đúng không?
         
        Vì vậy, nếu chúng ta trắc nghiệm mỗi tôn giáo từ những góc cạnh khác nhau trong cùng một phương phá – không đơn giản từ chính vị thế triết học của chúng ta nhưng từ một vài điểm của quan niệm – có thể không nghi ngờ rằng tất cả đại đa số tôn giáo đều có khả năng phát triển nhân loại.  Điều này là rõ rang.  Thông qua sự tiếp xúc thân cận với những tín ngưỡng khác nhau có thể phát triển một thái độ tư tưởng khoáng đạt và sự tôn trọng lẫn nhau đến những tôn giáo khác nhau.  Sự tiếp xúc gần gũi với những tôn giáo khác nhau giúp chúng tôi học hỏi những ý tưởng mới, những sự thực hành mới, và những phương pháp mới hay những kỷ thuật mới mà chúng tôi có thể kết hợp với những sự thực hành của chính chúng tôi.  Một cách tương tự, một số các anh chị em Ki tô hữu của chúng tôi đã tiếp nhận những phương pháp nào đấy của Phật giáo – thí dụ, sự thực hành “nhất niệm tâm” cũng như những kỷ năng để giúp phát triển tính bao dung, tâm từ bi, và lòng yêu thương.  Có những lợi ích to lớn khi những hành giả của những tôn giáo khác nhau đến với nhau cho những sự trao đổi thế này.  Thêm vào sự phát triển hòa hiệp giữa nhau, có những lợi ích khác cũng gặt hái được.
        Những chính trị gia và lĩnh tụ quốc gia thường nói về “cùng tồn tại” và “đến với nhau”.  Cũng với những người tôn giáo của chúng ta, tại sao không,? Chúng tôi nghĩ rằng thời điểm đã đến.  Tại Assisi vào năm 1987, thí dụ. những lãnh tụ và đại biểu của những tôn giáo khác nhau trên thế giới gặp gở và cùng cầu nguyện, mặc dù chúng tôi không chắc chắn “cầu nguyện” có phải là từ ngữ chính xác để diễn tả sự thực hành của tất cả những tôn giáo này một cách đúng đắn hay không.  Trong bất cứ trường hợp nào, điều gì là quan trọng để những đại diện của những tôn giáo khác nhau đến với nhau tại một địa điểm và , theo từng tín ngưỡng để nguyện cầu.  Điều này đã đang xảy ra rồi và,  chúng tôi nghĩ, là một sự phát triển rất tích cực.  Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần đặt tác động hơn trước trước sự tăng tiến hòa hiệp và thân cận giữa những tôn giáo thế giới, vì rằng không có những tác động như thế, chúng ta sẽ tiếp tục trải qua vô số vấn đề đã, đang và sẽ chia rẻ nhân loại.
         
        Nếu tôn giáo đã là phương pháp cứu chửa duy nhất để giảm thiểu xung đột của nhân loại, nhưng phương pháp ấy tự nó trở nên một nguồn gốc khác của sự xung đột, đấy quả là bất hạnh tai hại thay.  Ngày nay, như trong quá khứ, những xung đột xảy ra nhân danh tôn giáo, bởi vì sự khác nhau của những tôn giáo, và chúng tôi nghĩ rằng điều này là buồn thật buồn.  Nhưng như chúng tôi đã lưu ý trước đây, nếu chúng ta nghĩ một cách thoáng đạt rộng rãi, sâu sắc, chúng ta nhận thấy rằng hoàn cảnh trong quá khứ hoàn toàn khác biệt với tình thế ngày nay.  Chúng ta không còn cô lập nữa nhưng chúng ta tùy thuộc lien đới với nhau.  Ngày nay, vì vậy, rất quan trọng để nhận thức rằng một sự liên hệ gần gũi giữa những tôn giáo khác nhau là thiết yếu, vì vậy những nhóm tôn giáo khác nhau có thể hoạt động gần gũi với nhau và  làm một tác động chung cho lợi ích của loài người.
         
        Vì vậy, tính thành khẩn và tín ngưỡng trong thực hành tôn giáo trên một phương diện; và tính bao dung và hợp tác tôn giáo là phương diện khác, bao gồm cấp độ thứ nhất này của những giá trị thực hành tâm linh đến nhân loại.
         
        TRÌNH ĐỘ TÂM LINH THỨ HAI: 
        TỪ BI YÊU THƯƠNG NHƯ MỘT TÔN GIÁO TOÀN CẦU
         
        Trình độ tâm linh thứ hai quan trọng hơn thứ nhất bởi vì, không cần biết bất cứ kỳ diệu thế nào tôn giáo có thể, nó vẫn được chấp nhận chỉ với một số lượng người rất giới hạn   Đại đa số của năm hay sáu tỉ người trên hành tinh chúng ta thật sự không thực hành-thọ trì hay quy hướng bất cứ một tôn giáo nào.  Theo quá khứ gia đình, họ có thể tự minh chứng thuộc về một tôn giáo này hay tôn giáo kia – “Tôi là người Ấn giáo”, “Tôi là người Phật giáo”, “Tôi là người Ki tô giáo” – nhưng sâu trong tâm hồn, hầu hết những cá nhân này không nhất thiết là một hành giả của bất cứ một tín ngưỡng nào.  Điều ấy cũng tốt thôi, cho dù họ là một người đi theo một tôn giáo hoặc không đi nữa thì đấy là quyền cá nhân của người ấy.  Tất cả những đạo sư vĩ đại thời xưa như Phật Thích Ca, Mahavira, Giê-su Ki-tô, Mohammed, thất bại trong việc chuyển hóa tâm linh toàn nhân loại.  Sự việc là không ai có thể làm việc ấy.  Cho dù những người không tín ngưỡng ấy bị gọi là vô thần không thành vấn đề.  Thực vậy, theo những học giả phương Tây, Phật giáo đồ cũng là những người vô thần, bởi vì họ không chấp nhận một đấng tạo hóa.  Vì vậy, chúng tôi thỉnh thoảng thêm vài từ ngữ để diễn tả những người không tín ngưỡng này, và đó là cực đoan, chúng tôi gọi họ là những người không tín ngưỡng cực đoan.  Những người ấy không chỉ không tín ngưỡng mà họ còn cực đoan trong quan điểm của họ trong điều mà họ cố chấp là tính chất tinh thần-tâm linh không có giá trị.  Nhưng chúng ta phải nhớ rằng những người ấy cũng là một bộ phận của nhân loại, và rằng họ cũng giống như tất cả loài người hiện hữu, có khao khát được hạnh phúc – để có một đời sống vui tươi và hòa bình.  Đây là điểm quan trọng.
         
        Chúng tôi nghĩ rằng cũng chẳng sao để duy trì những người không tín ngưỡng, nhưng các vị cũng là một bộ phận của loài người, quý vị cũng là những con người, quý vị cần tình cảm nhân loại, từ bi yêu thương của nhân loại.  Điều này thật sự là giáo huấn căn bản của tất cả mọi truyền thống tôn giáo; điểm cốt yếu là từ bi thương yêu, hay tình cảm con người, lòng nhân đạo.  Không có tình cảm con người, ngay cả những tín ngưỡng tôn giáo có thể trở nên tiêu cực, không xây dựng, hay tàn phá.  Vì vậy, căn bản thiết yếu, ngay cả trong tôn giáo, là một trái tim tốt, một lòng hảo tâm.  Chúng tôi có ý kiến là tình cảm con người, hay từ bi bác ái, là tôn giáo toàn cầu.  Cho dù một người tín ngưỡng hay một người không tín ngưỡng, mọi người cần tình cảm loài người, hay từ bi thương yêu, bởi vì từ bi thương yêu cho chúng ta sức mạnh nội tại, hy vọng, và sự hòa bình của tâm hồn.  Vì vậy, nó cần thiết cho mọi người.
        Hãy để chúng ta, thí dụ, trắc nghiệm lợi ích của trái tim tốt, hay lòng hảo tâm trong đời sống hằng ngày.  Nếu chúng ta trong một tâm trạng tốt khi thức dậy vào buổi sáng, nếu có một cảm giác của trái tim ấm áp, tự động cánh cửa nội tâm của chúng ta được mở ra cho ngày ấy.  Ngay cả có một người không thân thiện bên cạnh, chúng ta không cảm thấy phiền toái nhiều và có thể chúng ta  ngay cả chủ động nói những lời lịch sự dễ thương với người ấy.  Chúng ta có thể đối thoại với những người không mấy thân thiện và có thể ngay cả một cuộc nói chuyện đầy ý nghĩa.  Nhưng vào một ngày khi tâm trạng chúng ta kém tích cực và chúng ta cảm thấy cáu kỉnh, bực dọc, tự động cánh cửa nội tại đóng lại.  Như một hậu quả, ngay cả chạm trán với một người bạn thân, chúng ta cảm thấy không thoải mái, không tự nhiên.  Những thí dụ này chỉ dẫn làm thế nào những tình trạng và quan điểm nội tại làm nên một sự khác biệt lớn lao trong kinh nghiệm hằng ngày của chúng ta.  Vì vậy, để tạo nên một không khí vui vẻ dễ thương trong chính chúng ta, trong gia đình chúng ta, trong những cộng đồng chúng ta, chúng ta phải nhận thức rằng cội nguồn căn bản của không khí tươi mát thân thương ấy là trong mỗi cá nhân, trong mỗi chúng ta – một trái tim tốt, một lòng hảo tâm, lòng từ bi thương yêu của con người.
         
        Một khi chúng ta tạo dựng một không khí bằng hữu tích cực, nó tự động giúp chúng ta giảm thiểu sợ hãi, và không an toàn.  Trong cách này chúng ta dễ dàng có thêm bạn và tạo nên nhiều nụ cười hơn.  Xét cho cùng, chúng ta là xã hội của loài vật hay thế giới hoang dã nếu không có tình thân hữu nhân loại, không có nụ cười của loài người, đời sống chúng ta trở nên khốn cùng.  Cảm giác đơn côi trở nên không thể chịu nổi.  Nó là luật tự nhiên – điều ấy nói là, theo luật tự nhiên chúng ta tùy thuộc trên những người khác để sống.  Nếu dưới những tình trạng nào đấy, bởi vì có gì sai sót, lầm lẫn bên trong chúng ta, thái độ chúng ta đối với những người đồng loại, trên những người chúng ta tùy thuộc liên đới, trở nên không thân thiện, làm thế nào chúng ta hy vọng đạt đến hòa bình của tâm hồn hay cuộc sống hạnh phúc?  Tâm hòa bình – Thế giới thanh bình.  Theo căn bản tự nhiên của loài người hay luật tự nhiên, tình cảm – từ bi yêu thương – là chìa khóa của hạnh phúc.
         
        Theo y học hiện thời, một trạng thái tinh thần tích cực, hay một tâm hồn yên bình, thì cũng có lợi ích cho sức khỏe vật lý.  Nếu chúng ta liên tục bị dao động, chúng ta cuối cùng làm tổn hại sức khỏe của chúng ta.  Vì vậy, ngay cả từ quan điểm của sức khỏe chúng ta, tinh thần tịch tĩnh, và yên bình thanh thản là rất quan trọng.  Điều này chỉ cho thấy rằng cơ thể vật lý tự nó biết thưởng thức và đáp ứng đến tình cảm con người, sự yên bình của tâm con người.
         
        CƠ SỞ TỰ NHIÊN CỦA CON NGƯỜI
         
        Nếu chúng ta nhìn vào cơ sở tự nhiên của con người, chúng ta thấy rằng tự nhiên của chúng ta thì hiền lành-thuần thiệp hơn là hiếu động-gây hấn. Nếu chúng ta trắc nghiệm những thú vật khác nhau, chúng ta chú ý rằng những loài vật của một tự nhiên thanh bình hơn có một cấu trúc cơ thể tương ứng, trong khi những con thú săn mồi có một cấu trúc cơ thể phát triển theo tự nhiên của chúng.  So sánh con cọp và con nai; có một sự khác nhau to lớn trong cấu trúc vật lý của chúng.  Khi chúng ta so sánh cấu trúc cơ thể của chúng ta với chúng, chúng ta thấy rằng chúng ta giống những con nai và con thỏ hơn là những con cọp.  Ngay cả răng chúng ta thì giống chúng hơn, có phải không?  Chúng không giống răng của cọp.  Móng của chúng ta là một thí dụ khác tốt hơn – chúng ta không thể bắt một con chuột chỉ với      móng tay người.  Dĩ nhiên, bởi vì sự thông minh của con người, chúng ta có thể phát minh sáng chế và sử dụng những dụng cụ và những phương pháp để hoàn tất những sự việc, sự vật mà có thể khó khăn để hoàn thành nếu không có chúng.  Vì vậy, như chúng ta có thể thấy, do bởi điều kiện vật lý của chúng ta chúng thuộc vào loài vật hiền lành.  Chúng tôi nghĩ đây là cơ sở căn bản tự nhiên của con người như được biểu hiện bởi cấu trúc cơ bản vật lý.
         
        TỪ BI YÊU THƯƠNG VÀ GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT
         
        Trong hoàn cảnh hiện tại của trái đất chúng ta, hợp tác là căn bản, đặc biệt trên những phạm vi như kinh tế và giáo dục (học vấn).  Quan điểm cho rằng những khác nhau là quan trọng không ít thì nhiều đã biến mất, như được chứng minh bởi sự vận động vì một liên hiệp Âu châu.  Chúng tôi nghĩ, cuộc vận động này thật sự tuyệt vời và thật đúng thời. Tuy vậy sự hoạt động thân cận giữa các quốc gia này không phải xảy ra do bởi từ bi yêu thương hay tín ngưỡng tôn giáo, mà đúng hơn là bởi vì cần thiết.  Có một sự lớn mạnh trên thế giới đối với sự thức tỉnh toàn cầu.  Dưới những hoàn cảnh hiện tại một quan hệ gần gũi hơn với nhau trở nên yếu tố của sự sống còn hiện hữu của chúng ta.  Vì vậy, khái niệm của trách nhiệm toàn cầu đặt cơ sở trên từ bi yêu thương và trên một tình cảm anh chị em là thiết yếu bây giờ.  Thế giới đầy những xung đột – xung đột do bởi tư tưởng, do bởi tôn giáo, ngay cả xung đột trong những gia đình; những xung đột căn cứ trên việc người này muốn điều này, và người khác muốn điều khác.  Vì vậy, nếu chúng ta xét nghiệm nguồn gốc những xung đột này, chúng ta tìm ra nhiều nguyên nhân khác nhau, nhiều nguồn gốc khác nhau, ngay cả trong chính chúng ta.
         
        Tuy nhiên trong lúc ấy, chúng ta có tiềm lực và khả năng để đến với nhau trong hòa hiệp.  Tất cả những việc khác này là liên hệ. Mặc dù có nhiều nguồn gốc của xung đột, cùng lúc cũng có nhiều tiềm năng đem đến sự đoàn kết và hòa hiệp. Thời cơ đã đến để nhấn mạnh hơn trên sự hợp đoàn.  Ở đây một lần nữa phải có tình cảm nhân loại, tình người.  Thí dụ, quý vị có thể có một ý niệm vể tư tưởng hay tôn giáo khác với những người khác.  Nếu quý vị tôn trọng quyền của những người khác và chân thành biểu lộ một thái độ từ bi thương yêu đối người ấy, rồi thì không có gì quan trọng cho dù ý kiến của người ấy có thích hợp với quý vị hay không, đấy là thứ yếu.  Cho đến khi người ấy vẫn còn tin tưởng trong đấy, cho đến khi người ấy vẫn lợi ích với quan niệm như vậy, đấy là quyền lợi thật sự, hoàn toàn, và thuần túy của người ấy.  Vì vậy chúng ta phải tôn trọng và chấp nhận sự kiện là sự tồn tại của những quan điểm khác biệt. Trong thế giới của kinh tế cũng thế, những người ganh đua cũng phải nhận một số quyền lợi, bởi vì họ cũng cần phải tồn tại.  Khi chúng ta có một viễn cảnh rộng rãi hơn đặt trên cơ sở của từ bi yêu thương, chúng tôi nghĩ những sự việc trở nên dễ dàng hơn. Một lần nữa, từ bi yêu thương là nhân tố chìa khóa.
         
        GIẢI TRỪ QUÂN BỊ
         
        Ngày nay, tình trạng thế giới chúng ta đã được làm bớt căng thẳng một cách đáng kể.  May mắn thay, bây giờ chúng ta có thể nghĩ và nói một cách nghiêm chỉnh về giải trừ quân bị, hay tối thiểu ý tưởng về giải trừ quân bị.  Năm năm về trước, hay có thể ngay cả gần đây như hai năm về trước, thật khó khăn ngay cả nói về nó, nhưng bây giờ Chiến tranh lạnh giữa Liên Sô và Hoa Kỳ đã qua rồi.  Với sự lưu tâm đến Hoa Kỳ, chúng tôi luôn nói với những người bạn Hoa Kỳ của chúng tôi rằng, “Sức mạnh đến không từ vũ khí hạt nhân nhưng từ ý tưởng cao quý của tổ tiên quý vị về tự do, giải phóng, và dân chủ”.  Khi ở Hoa Kỳ vào năm 1991, chúng tôi có cơ hội gặp gở cựu Tổng thống George Bush.  Lúc ấy chúng tôi đã bàn thảo về Trật tự thế giới mới, và chúng tôi đã nói với ông rằng, “Một trật tự thế giới mới với từ bi yêu thương là rất tốt. Chúng tôi không chắc về một Trật tự thế giới mới mà không có từ bi yêu thương.”  Chúng tôi bây giờ tin rằng thời điểm đã chin muồi để nghĩ và nói về  giải trừ quân bị.  Có những dấu hiệu sẵn sàng về giảm thiểu vũ khí cho lần đầu tiên, giải trừ quân bị.  Từng bước  từng bước,  chúng ta đang thấy một sự giảm thiểu quân bị, và chúng tôi nghĩ mục tiêu của chúng ta nên giải thoát thế giới – hành tinh bé nhỏ của chúng ta – khỏi vũ khí.  Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chúng ta nên phá hủy tất cả những loại vũ khí.  Chúng ta có thể giữ lại một số, vì luôn luôn có một số những người và những nhóm tác hại ở xung quanh chúng ta.  Để phòng ngừa và được bảo vệ an toàn đối với những nguồn tác hại này, chúng ta nên xây dựng một hệ thống của lực lựơng cảnh binh giám sát quốc tế khu vực, không nhất thiết thuộc một quốc gia nào nhưng kiểm soát chung và quản lý một cách căn bản bởi một tổ chức như Liên hiệp quốc hay một tổ chức quốc tế tương tự như vậy.  Bằng cách ấy, không có vũ khí sẵn sàng, sẽ không có hiểm họa xúng đột quân sự giữa các quốc gia, và cúng không có những cuộc nội chiến.
         
        Chiến tranh vẫn tồn tại, một cách đáng buồn thảm, một phần của lịch sử nhân loại cho đến hiện tại, nhưng chúng tôi nghĩ thời điểm đã đến để thay đổi những nhận thức khái niệm mà đã dẫn đến chiến tranh.  Một số người có ý kiến rằng chiến tranh là những gì vinh quang; họ nghĩ là thông qua chiến tranh họ có thể trở nên những anh hùng.  Thái độ thông tục này đối với chiến tranh là rất sai lạc.  Gần đây trong một cuộc phỏng vấn đáng lưu ý đến chúng tôi. “người phương Tây rất sợ hãi với cái chết, nhưng người phương Đông dường như rất ít sợ hãi cái chết”. Cho vấn đề ấy, chúng tôi trả lời nữa đùa rằng: “Dường như đối với chúng tôi là, với tâm lý phương Tây, chiến tranh và tổ chức quân đội là cực kỳ quan trọng.  Chiến tranh có nghĩa là chết – bằng sự giết chóc, không phải do nguyên nhân tự nhiên.  Vì vậy, nói tóm lại, dường như quý vị là những người không sợ chết, bởi vì các vị quá thích với chiến tranh. Trái lại, chúng tôi, đặc biệt là người Tây Tạng, không thể ngay cả lưu ý đến chiến tranh, chúng tôi không thể nghĩ đến chiến đấu , bởi vì kết quả không thể tránh của chiến tranh là thảm họa: chết chóc, thương tật, và khốn cùng.  Vì vậy, khái niệm của chiến tranh, trong tâm chúng tôi là cực kỳ tiêu cực. Điều ấy có nghĩa là chúng tôi thực sự sợ hãi chiến tranh hơn các vị. Quý vị có nghĩ như thế chứ?”  Đáng tiếc thay, do bởi những nhân tố như thế đấy, ý kiến về chiến tranh của chúng tôi thì không đúng.  Vì vậy, thời điểm đã đến để suy nghĩ một cách nghiêm khắc về giải trừ quân bị.
         
        Chúng tôi đã cảm thấy điều này một cách rất mạnh mẽ trong khi và sau khi sự cố vùng Vịnh Ba tư (Persian Gulf).  Dĩ nhiên, mọi người quy trách nhiệm cho Saddam Hussein, và không có câu hỏi rằng Saddam Hussein là một người tiêu cực – ông ta đã làm nhiều lỗi lầm và hành động một cách sai lầm trong nhiều cách.  Cuối cùng, ông ta là một nhà độc tài, và một nhà độc tài, dĩ nhiên, có những thứ tiêu cực.  Tuy vậy, nếu không có tổ chức quân đội, không có vũ khí, Saddam Hussein không thể vận hành như một nhà độc tài.  Ai đã cung cấp vũ khí?  Những người cung cấp phải chịu một phần trách nhiệm. Những quốc gia cung cấp vũ khí cho ông ta mà không nghĩ đến hậu quả.
         
        Chỉ nghĩ đến tiền, của sự lợi nhuận từ việc bán vũ khí thì thật là khủng khiếp.  Chúng tôi đã một lần gặp một phụ nữ Pháp, người đã nhiều năm ở Beirut, Li-băng. Bà ta nói với chúng tôi một cách buồn bả rằng trong thời gian xảy ra sự cố ở Beirut có những người đã kiếm được lợi nhuận tại một thành phố do bán vũ khí và cùng ngày ấy đến bán tại một thành phố khác, những người vô tội khác bị giết với những vũ khí ấy.  Tương tự như vậy, một phía này của hành tinh chúng ta, có những người hoang phí do lợi nhuận từ việc bán vũ khí, thì ở phía khác của hành tinh chúng ta có những người vô tội phải chết vì những viên đạn ấy.  Vì vậy, bước  đâu tiên phải dừng bán vũ khí.  Thỉnh thoảng chúng tôi đùa với những người bạn Thụy Điển của chúng tôi rằng: “Ô, quý vị thật là tuyệt vời.  Trải qua những thời điểm cuối cùng của xung đột quý vị vẫn duy trì trung lập. Và quý vị luôn luôn quan tâm đến việc quan trọng của nhân quyền và hòa bình thế giới.  Thật là tốt.  Nhưng cùng lúc quý vị đang bán rất nhiều vũ khí.  Đây có một chút gì mâu thuẫn, có phải không?”
         
        Vì vậy, từ thời điểm của sự cố Vùng vịnh Ba tư, chúng tôi tự làm một lời hứa trong tâm rằng – nguyện rằng cho đến hết cuộc đời của mình, chúng tôi sẽ cống hiến xa hơn cho một ý tưởng của giải trừ quân bị.  Đến khi mà xứ sở của chính chúng tôi được quan tâm, chúng tôi nguyện trong tâm mình rằng trong tương lai, Tây Tạng nên được hoàn toàn là một khu vực phi quân sự.  Một lần nữa, trong hành động để mang đến sự giải trừ quân bị, nhân tố then chốt là lòng từ bi yêu thương của nhân loại.
         
        KẾT LUẬN:  Ý NGHĨA CỦA TỪ BI YÊU THƯƠNG
         
        Chúng tôi đã nói nhiều về từ bi yêu thương mà chưa giải thích ý nghĩa chính xác của nó.  Chúng tôi muốn kết luận bằng việc giải thích ý nghĩa của từ bi yêu thương, điều thường bị hiểu sai lạc.  Lòng từ bi yêu thương chân thành không đặt cơ sở trên kế hoạch và dự tính của chính chúng ta, nhưng đúng hơn là trên quyền lợi của những người khác không kể là bạn thân hay kẻ thù, cũng như thế người ấy ao ước cho hòa bình và hạnh phúc, và nguyện ước vượt thoát khổ đau, và rồi thì trên căn bản ấy chúng ta phát triển sự quan tâm chân thành cho những vấn đề của họ.  Đây là lòng từ bi yêu thương chân thành.
         
        Thông thường khi chúng ta quan tâm đến một người bạn thân, chúng ta gọi đây là từ bi yêu thương.  Đấy không là từ bi yêu thương; nó là sự ái luyến, hay vướng mắc (gắn bó).  Ngay cả trong hôn nhân, những cuộc hôn nhân lâu dài vì không phải do bởi gắn bó ái luyến đơn thuần, mặc dù nó là sự hiện diện một cách thông thường – nhưng bởi vì cũng có từ bi yêu thương.  Hôn nhân ngắn ngủi do bởi thiếu vắng từ bi yêu thương, chỉ có tình cảm ái luyến đặt cơ sở trên kế hoạch, dự tính và cả ảo tưởng (sự trông mong).  Khi chỉ có sự quan hệ ràng buộc giữa những người bạn thân là gắn bó ái luyến, rồi thì khi ngay cả chỉ có một vấn đề nhỏ có thể làm nguyên cớ cho những kế hoạch (ảo tưởng) của một người thay đổi.  Ngay khi kế hoach chúng ta thay đổi, sự gằn bó ái luyến liên kết biến mất – bởi vì sự ái luyến gắn bó ấy đã được đặt cơ sở đơn thuần trên kế hoạch ,dự tính và cả ảo tưởng (sự trông mong). 
         
        Có thể có một lòng từ bi yêu thương mà không vướng mắc (ái luyến) – và tương tự, có một sự sân giận mà không thù hận.  Vì vậy, chúng ta cần phải làm sáng tỏ minh bạch sự khác nhau  giữa từ bi yêu thương và ái luyến ràng buộc,  giữa sân giận và thù hận.  Sự sáng tỏ rõ ràng như vậy rất lợi ích trong đời sống hằng ngày và trong ảnh hưởng tác động của chúng ta với hòa bình thế giới.  Chúng tôi lưu tâm rằng đây là căn bản của những giá trị tâm linh cho hạnh phúc của toàn nhân loại,  không kể dù  đấy là một người tín ngưỡng hay không tín ngưỡng.
        Dimensions of Spirituality


        #19
          tueuyen 25.04.2009 00:25:07 (permalink)
          0

          SỰ CỘNG TÁC GIỮA KHOA HỌC VÀ TÔN GIÁO
          His Holiness Tenzin Gyatso, the 14th Dalai Lama – January 14, 2003
          Tuệ Uyển chuyển ngữ

          ------------------------------------------------------------------
           
          Thời gian này khi mà những cảm xúc phiền não như giận dữ, sợ hãi và thù hận đang làm lớn dậy những vấn đề khổ đau trên toàn thế giới.  Trong khi tin tức hằng ngày lan truyền nhắc nhở nhớ lại những gì dữ dội của những năng lực tàn phá bởi những xúc cảm như vậy, điều mà chúng ta phải hỏi là chúng ta có thể làm được gì để vượt qua những vấn nạn này?
           
          Dĩ nhiên những xúc tình tai hại phá hoại luôn luôn là một phần của những điều kiện hiện hữu của loài người – nhân loại đã vật lộn với nó qua hàng nghìn năm.  Nhưng chúng tôi tin tưởng chúng ta có một cơ hội có thể làm một tiến trình trong việc đối phó với chúng, thông qua sự cộng tác giữa tôn giáo và khoa học.
          Với điều này trong tâm, chúng tôi, từ năm 1987, đã tham gia trong một loạt chương trình đối thoại với những nhóm các khoa học gia.  Tổ chức bởi Viện Khoa Học và Đời Sống, họ đã đang trên những chủ đề từ vật lý lượng tử và vũ trụ học đến từ bi yêu thương và những cảm xúc tiêu cực tàn phá.  Chúng tôi đã thấy rằng trong khi khoa học đang tìm cách cống hiến một sự hiểu biết sâu hơn trên những lĩnh vực kiến thức của vũ trụ học, thì dường như những luận giải của Phật học có thể thỉnh thoảng cho những nhà khoa học một phương pháp mới để nhìn lại những phạm trù của họ.
           
          Sự đối thoại của chúng tôi đã cung cấp những lợi ích không chỉ cho khoa học, những cũng hữu ích cho tôn giáo.  Mặc dù người Tây Tạng có những kiến thức giá trị về thế giới nội tại, chúng tôi đã bị vật chất giật lùi phần nào do bởi một sự thiếu vắng kiến thức khoa học.  Giáo nghĩa đạo Phật nhấn mạnh tầm quan trọng của sự thông hiểu thực tại.  Vì thế, chúng ta nên lưu tâm về những gì khoa học hiện đại đã thực khám phá qua những kinh nghiệm và đo lường những sự vật mà họ đã chứng tỏ là thực tế.
          Lúc bắt đầu những cuộc đối thoại này có rất ít người chúng tôi từ phía đạo Phật và trước nhất chỉ minh tôi và hai người thông dịch.  Nhưng gần đây, chúng tôi đã bắt đầu giới thiệu khoa hiện đại trong những tu viện của chúng tôi, và tại cuộc đối thoại gần đây nhất có hai mươi hay hơn, tu sĩ Tây Tạng trong cuộc hội kiến.  Những mục tiêu của cuộc đối thoại là trên hai trình độ.  Một là trình độ học thuật, sự mở rộng kiến thức. Đại thể nói chuyện khoa học đã là một phương tiện đặc biệt để thấu hiểu thế giới vật chất, làm một tiến trình rộng lớn trong cuộc đời chúng ta mặc dù dĩ nhiên vẫn còn nhiều vấn đề để khám phá.  Nhưng khoa học hiện đại dường như không chú trọng phát triển những kinh nghiệm nội tại.
           
          Trái lại, đạo Phật, một tư tưởng Ấn Độ cổ xưa , phản chiếu một sự quán sát tìm hiểu sâu xa trong những hoạt động của tâm.  Qua nhiều thế kỷ, nhiều người đã khám phá ra điều mà chúng ta có thể gọi là những thể nghiệm trên lĩnh vực này và có những kinh nghiệm đầy ý nghĩa ngay cả phi thường như một kết quả của sự thực hành đặt cơ sở trên kiến thức của họ.  Vì thế, có nhiều hơn những cuộc thảo luận và phối hợp học hỏi giữa những học giả khoa học và Phật học trên lĩnh vực học thuật có thể rất hữu dụng cho việc mở rộng kiến thức con người.
           
          Một trình độ hay một lĩnh vực khác, có phải chăng con người hiện hữu để tồn tại, hạnh phúc và yên bình nội tại là chủ yếu.  Nói cách khác đời sống của con cháu chúng ta và con cháu của chúng  có thể không hạnh phúc, tuyệt vọng, dữ dội và ngắn ngủi.  Thảm kịch 11 tháng chín năm 2008 chứng tỏ rằng kỷ thuật hiện đại và thông minh con người bị hướng dẫn bởi hận thù có thể đưa đến sự tàn phá khủng khiếp to lớn.  Sự phát triển vật chất chắc chắn cống hiến cho hạnh phúc – trong một vài chừng mực nào đấy – và một tiện nghi thoải mái cho đời sống.  Những điều này không đủ.  Để đạt đến một trình độ sâu sắc của hạnh phúc chúng ta không thể xao lãng sự phát triển nội tại.  Thí dụ, chúng tôi thấy rằng ý thức về những giá trị căn bản của nhân loại không theo kịp với những phát triển mạnh mẽ mới trong khả năng vật chất của chúng ta.
           
          Vì lý do ấy chúng khuyến khích những khoa học gia nâng cao thể nghiệm trên những hành giả tâm linh Tây Tạng để thấy những tác động nào của sự thực hành tâm linh có thể ích lợi cho những người khác, bên ngoài những lý thuyết tôn giáo.  Một tiếp cận có thể giúp ích cho những khoa học gia trong sự cố gắng để làm cho những hoạt động của những phương pháp nội tại này rõ ràng.  Điểm quan trọng ở đây là để tăng cường sự hiểu biết đối với thế giới của tâm, của ý thức và của những cảm xúc của chúng ta.
           
          Những thí nghiệm đã được tiến hành, cho thấy một số hành giả có thể đạt đến một trình độ an bình nội tại ngay cả khi đối diện với những trạng huống bị làm náo động, hay quấy rầy.  Những điều này chứng tỏ những người như thế hạnh phúc hơn, ít bị ảnh hưởng bởi những xúc tình tiêu cực tàn phá và hòa hiệp hơn đến những cảm nhận của người khác.  Những phương pháp này không chỉ hữu ích, mà còn ít tốn kém: quý vị không phải mua bất cứ thứ gì hay làm bất cứ thứ gì trong nhà máy, hãng xưởng.  Quý vị không cần dùng thuốc uống hay thuốc chích.
           
          Câu hỏi kế tiếp là làm thế nào để chia xẻ những kết quả lợi ích này với những người khác hơn là đối với những ai đã là Phật tử.  Điều này không liên hệ đạo Phật cũng như hay cũng giống với bất cứ những tôn giáo truyền thống nào khác – nó chỉ đơn giản là vấn đề của sự cố gắng để làm rõ khả năng của tâm con người.  Mọi người, chẳng kể là giàu hay nghèo, học vấn hay không học vấn, đều có khả năng để hướng đến một đời sống an bình và đầy đủ ý nghĩa.  Chúng ta phải khám phá thật sâu sắc, thật sâu xa một cách tối đa mà chúng ta có thể, làm thế nào để điều ấy được hiển lộ.
          Trong lĩnh vực khám phá ấy, sẽ trở nên rõ ràng rằng những sự quấy rầy náo động nhất không phải bị kích thích bởi những nguyên nhân ngoại tại mà bởi những sự kiện nội tại như thế làm khởi lên những xúc tình quấy rầy, náo động.  Phương thuốc giải quyết tốt nhất cho những nguyên nhân đổ vở này sẽ đến thông qua sự nâng cao những khả năng của chúng ta để tự chúng ta kiểm soát,kiềm chế những xúc tình này.  Cuối cùng chúng ta cần phát triển một sự tỉnh giác điều này cung cấp những phương thức và biện pháp để vượt thắng những xúc tình, cảm giác tiêu cực gây đổ vở của chính chúng ta.
           
          Những phương pháp tâm linh rất sẵn sàng,hữu hiệu, và tiện dụng, nhưng chúng ta phải chấp nhận đến khối lượng lớn những người có thể không có xu hướng tâm linh.  Chúng ta chỉ có thể làm để những phương pháp này có tác động ảnh hưởng rộng rải nhất.  Điều này là quan trọng bởi vì sự phát triển khoa học, kỷ thuật, và vật chất không thể giải quyết những vấn nạn của nhân loại.  Chúng ta phải kết hợp sự phát triển vật chất với sự phát triển nội tại của những giá trị nhân bản như vậy như là từ bi yêu thương, bao dung, tha thứ, toại ý, và tự rèn luyện.
           
          A Collaboration Between Science and Religion
          #20
            tueuyen 27.04.2009 02:22:27 (permalink)
            0


            BƯỚC NGOẶC CỦA KHOA HỌC
            His Holiness the Dalai Lama
            Tuệ Uyển chuyển ngữ
            -------------
             
            Những thập niên cuối cùng vừa qua đã chứng kiến những tiến bộ vượt bậc của khoa học về toàn bộ cơ thể và bộ não con người.  Xa hơn nữa, với sự phát triển những kiến thức mới về di truyền học, thần kinh học của những hoạt động của những cơ cấu của vi sinh vật bây giờ đang đến trình độ vững vàng ổn định nhất của những tế bào cá nhân.  Điều này đưa đến những kỷ thuật với khả năng bất ngờ trong sự vận động đúng đắn của chính nguyên tắc cuộc sống, theo cách ấy cho phép tăng gia việc tạo nên thực tế hoàn toàn mới của loài người như một tổng thể.  Ngày nay vấn đề những cái chung nhất của khoa học với loài người trong phạm vi rộng lớn hơn không còn là một sự kiện hứng thú lý thuyết đơn thuần; vấn đề này phải đảm trách một ý nghĩa cấp bách cho tất cả những ai quan tâm đến số phận tồn tại của con người.  Vì thế chúng tôi cảm thấy rằng một sự đối thoại giữa thần kinh học và xã hội có thể có những lợi ích thâm sâu trong ấy, rằng nó có thể giúp đào sâu thêm sự hiểu biết căn bản của điều muốn nói là, loài người và trách nhiệm của chúng ta đối với thế giới tự nhiên mà chúng ta chia sẻ với những chủng loại chúng sinh khác.  Chúng tôi vui mừng để lưu ý rằng như phần chung nhất rộng lớn hơn này, có một sự quan tâm lớn mạnh của những nhà thần kinh học trong những đối thoại sâu hơn với những sự tu tập thiền định của đạo Phật.
             
            Mặc dù sự quan tâm của chính chúng tôi đối với khoa học đã bắt đầu như sự tò mò của một người trai trẻ hiếu động lớn lên ở Tây Tạng, dần dần sự quan trọng to lớn của khoa học và kỷ thuật vì sự hiểu biết thế giới hiện đại trở nên rõ ràng trong trí óc chúng tôi.  Chúng tôi không chỉ tìm tòi để hiểu thấu những ý tưởng khoa học đặc thù, nhưng cũng cố gắng khám phá những quan hệ mật thiết rộng lớn hơn của những tiến bộ mới trong kiến thức nhân loại và năng lực kỷ thuật đem đến qua khoa học.  Những phạm vi đặc thù của khoa học mà chúng tôi đã tìm hiểu nhiều năm qua hầu hết là vật lý hạ nguyên tử, vũ trụ học, sinh vật học, và tâm lý học.  Vì sự hiểu biết giới hạn của mình trong những phạm vi này chúng tôi tri ân đến những giờ khắc của những thời gian cởi mở bộc trực chia xẻ với chúng tôi bởi giáo sư Carl von Weizsacker và cố giáo sư David Bohm 
            DAVID BOHM: University of London frofessor of Theoretical Physics theories that demonstrate an amazing similarity to the great mystìcal traditions of East and West. (David Pratt / Theosophical University Press)
            những người mà chúng tôi xem như những vị thầy của mình về cơ học lượng tử, và trong lĩnh vực sinh vật học, đặc biệt thần kinh học, bởi cố giáo sư Robert Livingstone và Francisco Varela.  Chúng tôi cũng biết ơn nhiều nhà khoa học nổi tiếng với họ chúng tôi đã có đặc ân tham gia những cuộc đối thoại qua sự bảo trợ của Viện Tâm Học và Đời Sống, đơn vị đã khởi xướng những Hội Nghị Tâm Thức và Cuộc Sống bắt đầu vào năm 1987 tại nơi cư trú của chúng tôi ở Dharamsala, Ấn Độ.  Những cuộc đối thoại này đã tiếp tục trải qua hàng năm và trên thực tế cuộc đối thoại sau cùng về Tâm Thức và Cuộc Sống đã kết thúc tại đây, thủ đô Hoa Sinh Tân, Hoa kỳ, vào đúng tuần này.
             
             
            Ai đấy có thể tự hỏi rằng “Một tu sĩ Phật giáo làm gì mà hứng thú sâu xa trong khoa học như thế?  Có sự liên hệ nào ở đấy giữa Phật giáo, một truyền thống triết học và tâm linh của Ấn Độ và khoa học hiện đại?  Lợi ích nào có thể có đối với một môn khoa học kỷ cương như thần kinh học hấp dẫn trong sự đối thoại với truyền thống thiền định hay tĩnh lự của Phật giáo?”
            Mặc dù truyền thống thiền định  Phật giáo và khoa học hiện đại tiến triển từ những gốc rể lịch sử, tri thức và văn hóa khác nhau, chúng tôi tin rằng từ tâm điểm chúng chia xẻ phần lớn những ý nghĩa quan trọng đặc biệt trong căn bản quan điểm  triết lý và phương pháp học.  Ở trình độ triết lý, cả Phật học và khoa học hiện đại cùng chia xẻ một sự hoài nghi sâu xa về bất cứ những khái niệm tuyệt đối nào, cho dù khái niệm như một sự hiện hữu siêu việt, như một nguyên lý hay nguyên tố vĩnh cữu, không thay đổi như tâm linh, hay như một hạ tầng cơ sở căn bản của thực tại.  Cả Phật học và khoa học cùng liên hệ để giải thích cho sự hiện diện và sự tiến triển của vũ trụ và đời sống trong những quan hệ hổ tương phức tạp của định luật tự nhiên về nguyên nhân và kết quả hay luật nhân quả.  Từ viễn tượng phương pháp học cả hai truyền thống nhấn mạnh đến vai trò kinh nghiệm của những phương pháp thực hành.  Thí dụ, trong truyền thống khảo sát của Phật học giữa ba nhân tố xác chứng tri thức: – kinh nghiệm, lý trí và thực chứng - nó là chứng cớ của kinh nghiệm diễn ra trước, với lý trí đến thứ hai và cuối cùng là thực chứng. Điều này có nghĩa rằng, trong Phật học khảo sát thực tại, tối thiểu trong căn bản, thực chứng kinh nghiệm nên vượt lên trên uy quyền của lý thuyết kinh luận chẳng kể là một kinh điển có thể được tôn kính sâu xa như thế nào.  Ngay cả trong trường hợp tri thức được tìm thấy ra qua lý trí hay suy luận, giá trị của nó phải bắt nguồn một cách căn bản từ một số quán sát những sự kiện của kinh nghiệm.  Do bởi lập trường cùng quan điểm này, chúng tôi thường khuyến cáo đến những những đồng sự Phật giáo của chúng tôi rằng những sự hiểu biết sâu sắc thẩm tra kinh nghiệm của vũ trụ học và thiên văn học hiện đại phải thúc đẩy chúng ta sửa đổi bây giờ, hay trong một số trường hợp bác bỏ  nhiều khía cạnh của truyền thống vũ trụ học như đã được tìm thấy trong những kinh luận cổ xưa.
             
            Vì căn bản vận động chính, sự khảo sát của Phật giáo về thực tại, là yêu cầu thiết yếu để vượt thắng khổ đau và làm hoàn hảo những tình trạng của con người,  định hướng chính yếu  của truyền thống khảo sát Phật giáo đã từng nhằm thông hiểu tâm thức con người và nhiều chức năng khác nhau của nó.  Trách nhiệm ở đây là bằng vào việc đạt đến sự thông suốt sâu xa hơn tâm linh con người, chúng ta có thể tìm ra những phương pháp để chuyển hóa tư tưởng của chúng ta, những cảm xúc, những xu hướng cơ bản của chúng và vì thế một phương pháp lành mạng, tráng kiện và toàn diện đáp ứng cho con người có thể được tìm ra. 
             
            Điều thể hiện trong luận văn này là truyền thống Phật giáo đã sáng tạo ra một sự phân loại những trạng thái tinh thần, cũng như những kỷ năng thiền định tư duy để tinh luyện những phẩm chất tinh thần đặc thù. Vì thế một sự trao đổi chân thành xác thực giữa tri thức và kinh nghiệm tích tập của Phật học và khoa học hiện đại trên một phạm vi rộng rải là lợi ích có liên quan đến tâm thức con người, từ nhận thức và cảm xúc để thấu hiểu khả năng về sự chuyển hóa vốn có trong não bộ con người có thể được quan tâm một cách sâu xa và cũng như lợi ích tiềm tàng của nó.  Trong kinh nghiệm của chính mình, chúng tôi cảm thấy được bồi bổ sâu sắc do những buổi tham dự đối thoại với những nhà thần kinh học và tâm lý học trên những câu hỏi về tự nhiên và vai trò của những xúc tình tích cực và tiêu cực, chú ý, tưởng tượng, cũng như tính tạo hình của não bộ.  Bằng chứng thuyết phục từ thần kinh học và y học về vai trò cốt yếu của sự tiếp xúc vật lý đơn giản cho ngay cả sự khuyếch trương của một bộ não nhi đồng trong những tuần lễ đầu tiên mang đến một cách mạnh mẻ sự liên hệ bản chất giữa từ bi yêu thương và hạnh phúc con người.
             
            Phật giáo từ lâu đã tranh luận về khả năng đặc biệt rộng lớn về sự chuyển hóa tồn tại một cách tự nhiên trong bộ não con người.  Cuối cùng, truyền thống đã phát triển một hệ thống rộng lớn những kỷ năng tư duy tĩnh lự, hay những phương pháp thiền định, hướng đặc trưng đến hai mục tiêu chính: 
             
            1- Tăng trưởng một tâm yêu thương, và
            2-    Phát triển sự hiểu biết sâu sắc vào trong tự nhiên của  thực tại, điều ám chỉ như sự liên hiệp thống nhất của từ bi và tuệ trí. 
            Từ tâm điểm của những phương pháp thiền định này dựa trên hai kỷ năng căn bản, 
            1- Sự rèn luyện tinh tế chú tâm hay định lực và sự áp dụng vững vàng kiên định trên một khía cạnh, và khía cạnh kia là
            2- Điều chỉnh và chuyển hóa những cảm xúc. 
             
            Trong cả hai trường hợp này, chúng tôi cảm thấy, có thể có khả năng to lớn rộng rải cho sự cộng tác nghiên cứu giữa truyền thống thiền định tư duy của đạo Phật và thần kinh học.  Thí dụ, thần kinh học hiện đại đã phát triển một sự hiểu biết phong phú về cơ chế của bộ não liên kết với cả chú ý và cảm xúc.  Truyền thống thiền định tư duy của đạo Phật, một mặt cống hiến một lịch sử lâu đời của nó về sự quan tâm trong  sự thực tập rèn luyện tinh thần,  cống hiến về mặt khác là những kỷ năng thực hành thực dụng cho một định lực tinh tế, cùng sự điều chỉnh và chuyển hóa cảm xúc.  Sự gặp gở của thần kinh học hiện đại và kỷ năng thiền định tư duy của Phật học, vì thế, có thể đưa đến khả năng của sự học hỏi về tác động hành hoạt có chủ tâm của tinh thần trên hệ thống thần kinh của não bộ được nhận diện như thiết yếu cho những tiến trình tinh thần đặc thù.  Tối thiểu trong sự gặp gở của nhiều ngành học thuật có thể hổ trợ để đặt lên những câu hỏi quan trọng trong nhiều lãnh vực thiết yếu.  Thí dụ, có phải những cá nhân có một khả năng thích ứng để điều chỉnh những cảm xúc và sự chú tâm của họ hay, như truyền thống Phật học luận bàn, khả năng của họ để điều chỉnh những tiến trình này chịu trách nhiệm lớn lao để thay đổi những ý kiến nảy sinh ở cấp độ tương tự của thái độ tuân thủ và hệ thống của bộ não liên hệ với những chức năng này hay không?  Trên một lãnh vực mà truyền thống thiền định tư duy của đạo Phật có thể có một sự cống hiến quan trọng để làm là những kỷ năng thiết thực nó phát triển cho việc rèn luyện trong từ bi yêu thương.  Với sự quan tâm đến sự rèn luyện tinh thần cả trong chú tâm và điều phục cảm xúc  nó cũng trở nên quan trọng để đặt những câu hỏi hoặc là có bất cứ kỷ năng đặc thù nào có thời gian cảm ứng trong định hạn có hiệu lực của chúng, vì thế những phương pháp mới có thể được thiết lập để thích ứng những yêu cầu về tuổi tác, sức khỏe, và những nhân tố biến thiên khác.
             
            Tuy vậy, một điểm cần thận trọng được kêu gọi quan tâm.  Chắc chắn không thể tránh được khi hai truyền thống khảo sát hoàn toàn khác nhau như Phật học và thần kinh học được gặp gở với nhau trong một cuộc đối thoại đa diện, điều này sẽ liên hệ đến những vấn đề mà thông thường đi kèm theo để trao đổi xuyên qua ranh giới của văn hóa và  thể nghiệm.  Thí dụ, khi chúng ta nói về “khoa học thiền định”, chúng ta cần một cảm giác bén nhạy chính xác ý nghĩa nào đấy trong lời tuyên bố như thế.  Trên lãnh vực của những nhà khoa học, chúng tôi cảm thấy, thật quan trọng để cảm giác bén nhạy đến những ý nghĩa khác nhau của một thuật ngữ  quan trọng như thiền định trong phạm vi truyền thống.  Thí dụ, trong phạm vi truyền thống thuật ngữ cho thiền định là “bhavana”  trong Sanskrit  hay Tạng ngữ là “gom”.  Thuật ngữ Sanskrit “bhavana” nghĩa là khái niệm tu tập, như là tu tập rèn luyện một thói quen đặc thù hay một phương pháp sống, trong khi Tạng ngữ “gom” có nghĩa là thói quen tu tập.  Vì thế, phát biểu một cách ngắn gọn là, thiền định trong phạm vi truyền thống Phật học đề cập đến một sự hoạt động tinh thần có suy nghĩ thận trọng liên hệ sự tu dưỡng quen thuộc và thông hiểu, với nó là một đối tượng được lựa chọn, một sự kiện, một chủ đề, một thói quen, một quan điểm, hay một phương thức sống.  Nói một cách rộng rải hơn, có hai chủ đề của thực tập thiền định:
            1- Tập trung trên sự tĩnh lặng của tâm.
            2- Tập trung trên những tiến trình nhận thức của hiểu biết.
             
            Cả hai được đề cập đến như: a- Thiền tập định tâm và b- Thiền tập biện giải hay phân tích.  Trong cả hai trường hợp, thiền tập có thể mang nhiều hình thức khác nhau.  Thí dụ, nó có thể mang hình thức như lấy một thứ gì đấy làm đối tượng nhận thức của một người, như thiền định trên sự vô thường, tạm bợ, hay nhất thời của một đời người.  Hay nó có thể mang hình thức của việc trau dồi một trạng thái tinh thần đặc thù, chẳng hạn như từ bi yêu thương bằng sự phát triển một sự thành tâm, vị tha, thương cảm để làm nhẹ bớt khổ đau của những người khác.  Hay, nó có thể mang hình thức của quán tưởng, khám phá khả năng của con người để phát sinh tâm thức quán chiếu, điều này có thể được sử dụng trong nhiều phương pháp khác nhau để trau dồi  sự cát tường của tâm thức.  Vì thế thật thiết yếu để nhận thấy hình thức nào của thiền tập mà một người có thể khảo sát khi liên hệ trong sự cộng tác nghiên cứu và do vậy sự phức tạp của những sự thực hành thiền tập được học hỏi là phù hợp với sự thích thú phức tạp tế nhị của nghiên cứu khoa học.
             
            Một lĩnh vực khác nơi mà một viễn cảnh quan yếu được đòi hỏi trong phần của những khoa học gia là khả năng phân biệt giữa những khía cạnh KINH NGHIỆM của tư tưởng Phật học và quán chiếu tư duy trên một phương diện, và phương diện kia là TRIẾT LÝ và tính chất siêu hình liên hệ với những phương pháp thực tập thiền định.  Nói cách khác, đúng như chúng ta phải phân biệt trong sự tiếp cận của khoa học giữa giả thuyết, những kinh nghiệm quán sát dựa trên những thử nghiệm, và sự giải thích kết quả trong cùng một cách nó thật thiết yếu để phân biệt giả thuyết, những điểm đặc trưng có thể thẩm tra lại dựa theo kinh nghiệm của những trạng thái tinh thần, và những diễn giải triết lý kết quả trong Phật  học. Cách này cả hai phía trong cuộc đối thoại có thể tìm ra một cơ sở phổ biến của những thực tế có thể quán sát theo kinh nghiệm về tâm thức con người, trong khi không rơi vào sự chủ quan làm giảm bớt cơ cấu giá trị nghiên cứu, tập  luyện hay tu dưỡng của phía kia.  Mặc dù những tiền giả thuyết triết lý và những diễn giải nhận thức kết quả có thể khác nhau giữa hai truyền thống khảo nghiệm này, bao lâu khi những kinh nghiệm thực tế được quan tâm, những thực tế phải được duy trì như những thực tế, không kể là chúng ta chọn cách nào để diễn tả chúng.  Bất cứ những sự thật nào về tự nhiên chung cuộc của nhận thức – cho dù cuối cùng nó có thể giảm bớt hay không giảm bớt những tiến trình vật lý – chúng tôi tin tưởng ở đấy chúng ta có thể chia xẻ được những kinh nghiệm hiểu biết thực tế về nhiều khía cạnh khác nhau của những nhận thức, tư tưởng và cảm xúc của chúng ta.
             
            Với những sự quan tâm thận trọng này, chúng tôi tin tưởng, một sự cộng tác gần gũi giữa hai truyền thống khảo nghiệm này có thể cống hiến thật sự đến việc mở rộng sự hiểu biết của con người về thế giới phức tạp của kinh nghiệm chủ quan nội tại mà chúng ta gọi là tâm.  Lợi ích của những sự cộng tác đang bắt đầu được chứng minh, giải thích và làm thấy rỏ.  Theo những báo cáo sơ bộ, những tác động ảnh hưởng của tập luyện tinh thần, như thực hành tỉnh thức đơn giản trên một căn bản thông thường hay trau dồi tâm nguyện từ bi yêu thương như được thuyết minh trong Phật học, đem đến sự thay đổi đáng kể  trong não bộ con người có tương quan đến những trạng thái tinh thần tích cực có thể được đo lường.  Những khám phá gần đây trong thần kinh học đã chứng minh sự tạo hình bẩm sinh của não bộ, cả hai hình thức về những mối quan hệ của việc phân chia tế bào thần kinh và sản sinh tế bào thần kinh, như một kết quả của sự hướng đến những kích thích ngoại tại, như sự luyện tập vật lý tự giác và sự làm phong phú thêm cho môi trường.  Truyền thống thiền định tư duy Phật học có thể giúp để mở rộng lãnh vực thẩm tra này của khoa học bằng việc đề xuất những phương pháp luyện tập tinh thần mà nó cũng liên quan thích hợp đến việc tạo hình của não bộ.  Nếu nó hóa ra, như truyền thống Phật học hàm ý, sự thực tập tinh thần có thể ảnh hưởng đáng kể trong việc phân chia tế bào thần kinh và những thay đổi thần kinh trong bộ não,  điều này có thể có sự quan hệ mật thiết sâu xa.  Âm vang của những nghiên cứu như thế không đơn giản chỉ để mở rộng kiến thức chúng ta về tâm thức con người; nhưng, có thể một cách quan trọng hơn, chúng có thể có tầm quan trọng to lớn hơn cho sự hiểu biết của chúng ta về giáo dục và sức khỏe tinh thần.  Tương tự thế, bất kỳ lúc nào, như những xác nhận của truyền thống Phật học, sự tự nguyện tu dưỡng trau dồi từ bi yêu thương có thể dẫn đến sự thay đổi căn bản trên quan điểm của cá nhân, hướng đến sự thấu cảm rộng lớn hơn đối với những người khác, điều này có thể có quan hệ mật thiết và ảnh hưởng sâu xa rộng rải cho xã hội.
             
            Cuối cùng, chúng tôi tin tưởng rằng sự cộng tác giữa thần kinh học và truyền thống thiền tập của Phật học có thể tỏa ra ánh sáng mới mẻ trên vấn đề quan trọng sinh động cho bộ mặt chung của đạo đức học và thần kinh học.  Bất chấp nhận thức nào mà người ta có thể có về quan hệ giữa đạo đức học và khoa học, trong thực hành thật sự, khoa học đã tiến triển chính yếu như một sự khám phá, một sự tập luyện, một môn học của kinh nghiệm với một thái độ trung lập về đạo đức và quý trọng tự do.  Nó đã được nhận thức một cách thiết yếu như một phương thức để thẩm tra mà trong ấy cho chúng ta những kiến thức chi tiết của thế giới kinh nghiệm và những định luật căn bản của tự nhiên.  Chỉ từ quan điểm khoa học, việc tạo nên vũ khí nguyên tử thật sự là một thành quả đáng kinh ngạc.  Tuy thế, vì sự sáng tạo này có khả năng bắt loài người phải chịu quá nhiều khổ đau với những cái chết và sự tàn phá không thể tưởng tượng, chúng ta phải lưu ý nó như tiêu cực, hay hủy diệt, hay không xây dựng.  Sự đánh giá đạo đức điều đó phải được quyết định trên những gì tiêu cực và những gì tích cực.  Cho đến gần đây, điều tiếp cận này tách biệt đạo đức và khoa học, với sự thấu hiểu rằng khả năng con người để suy nghĩ phù hợp đạo lý tiến triển song song cùng với kiến thức con người, dường như đã thành công.
             
            Hiện nay, chúng tôi tin tưởng rằng loài người đang ở một bước ngoặc quan trọng.  Những tiến bộ cơ bản đã xảy ra trong thần kinh học và đặc biệt trong di truyền học vào cuối thế kỷ hai mươi đã hướng chúng ta đến một kỷ nguyên mới của lịch sử loài người.  Kiến thức của chúng ta về não bộ và thân thể con người ở cấp độ tế bào và di truyền học, với kết quả của những tiềm năng quan trọng của kỷ thuật đã cống hiến cho di truyền học, đã tiến đến một trình độ mà đạo đức thử thách với những tiến bộ khoa học này là rất lớn lao.  Nó cũng quá hiển nhiên rằng sự tư duy đạo đức đơn giản đã không thể bắt kịp nhịp bước  với tiến trình nhanh chóng như thế trong sự thu hoạch về kiến thức và năng lực của chúng ta.  Tuy thế, những ngành của những khám phá mới này và những áp dụng của chúng đến nay đạt được chứng tỏ chúng liên hệ đến ngay chính nhận thức tự nhiên của con người và sự bảo tồn duy trì loài người.  Vì thế chúng ta không còn phải chấp nhận quan điểm rằng trách nhiệm của chúng ta như một xã hội chỉ đơn giản là  những kiến thức khoa học và những năng lực nổi bật của kỷ thuật vượt trội hơn nữa và rằng sự lựa chọn những gì để hành động với kiến thức và năng lực này nên được giao phó trong những bàn tay của cá nhân. 
             
            Chúng ta phải tìm ra phương thức có liên quan tới chiều hướng của sự phát triển khoa học đặc biệt trong khoa học đời sống.  Bằng sự viện dẫn những nguyên tắc đạo đức căn bản, chúng tôi không bênh vực một sự hiệp nhất đạo đức tôn giáo và sự thẩm tra của khoa học.  Tốt hơn, chúng tôi nói về những gì chúng tôi gọi là “đạo lý muôn thuở”  nó bao trọn những nguyên tắc đạo đức chính yếu, như là từ bi yêu thương, bao dung, một ý nghĩa ân cần, quan tâm đến kẻ khác, cùng trách nhiệm trong việc sử dụng kiến thức và năng lực – những nguyên tắc vượt lên trên những ngăn cách giữa những người tín ngưỡng cùng những người không tín ngưỡng, và những tín đồ của tôn giáo này với tôn giáo khác.  Một cách cá nhân chúng tôi muốn tưởng tượng những hành động của tất cả loài người, kể cả khoa học, như những ngón tay trên một bàn tay.  Vì thế cho đến khi nào một ngón tay của những ngón tay vẫn được nối với bàn tay của sự thông cảm và vị tha căn bản của con người, chúng sẽ tiếp tục phục vụ cho sự cát tường của loài người.  Chúng ta đang thực sự sống trên một thế giới.  Kinh tế  hiện đại, truyền thông điện tử, du lịch quốc tế cũng như những vấn đề của môi trường, tất cả nhắc nhở chúng ta căn bản hằng ngày sự liên đới thế giới ngày nay đã trở nên sâu xa như thế nào.  Những cộng đồng khoa học đóng một vai trò sinh động quan trọng đầy sức sống trong thế giới liên đới tương thuộc này.  Vì bất cứ lý do lịch sử nào, hiện nay những khoa học gia thụ hưởng một sự tôn trọng và tín nhiệm lớn lao trong xã hội, nhiều hơn hẳn những môn học tu luyện, kỷ luật,  triết lý, và tôn giáo của chính chúng tôi.  Chúng tôi kêu gọi đến những khoa học gia là hãy mang vào trong việc làm chuyên môn của họ tiếng gọi của những nguyên tắc đạo đức căn bản mà tất cả chúng ta cùng chia sẻ như những con người.
             
            Science at the Crossroads
            By Tenzin Gyatso, the Dalai Lama
            This article is based on a talk given by the Dalai Lama at the annual meeting of the Society for Neuroscience on November 12, 2005 in Washington DC.


             
            -------------------
             
             

            VĂN MINH KHOA HỌC HƯỚNG TÂM TƯ TĨNH THỨC
            HÓA GIẢI HẬN THÙ THÀNH TỪ BI YÊU THƯƠNG
             
            #21
              tueuyen 28.04.2009 21:40:45 (permalink)
              0


              Phật học - Thực tại - Khoa học 

               

              <bài viết được chỉnh sửa lúc 28.04.2009 21:54:43 bởi tueuyen >
              #22
                tueuyen 28.04.2009 21:43:16 (permalink)
                0
                TU SĨ TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM 
                His Holiness the Dalai Lama 
                Tuệ Uyển Việt dịch

                ---
                 
                Đấy là thời gian, khi mà những cảm xúc tiêu cực như giận dữ, sợ hãi và thù ghét được dịp lớn mạnh như nhứng vấn đề tàn phá xuyên qua thế giới của chúng ta. 
                 
                Trong khi tin tức hằng ngày đã truyền đi những nhắc nhở về mãnh lực tàn phá dữ dội của những cảm xúc như vậy, câu hỏi mà chúng ta phải nêu lên cho vấn đề này là: Chúng ta có thể làm gì, từ mỗi cá nhân, để vượt khỏi những vấn nạn này. 
                 
                Dĩ nhiên những cảm xúc phiền toái như vậy luôn luôn là một phần của đời sống nhân loại. Một số người - có xu hướng không tin tưởng bất cứ điều gì sẽ "bào chữa" sự thôi thúc thù ghét của chúng ta hay sự áp bức kẽ khác - có thể nói rằng đấy chỉ đơn giản là cái giá của nhân loại. Nhưng quan điểm này có thể tạo nên tính lãnh đạm thờ ơ trên bề mặt của những cảm xúc tiêu cực, và hướng chúng ta đến kết luận rằng những cảm xúc tàn hoại ấy là ngoài tầm kiểm soát của chúng ta.
                 
                Phật học - Thực tại - Khoa học 

                 
                Chúng tôi tin tưởng rằng có những con đường thiết thực cho chúng ta cũng như những cá nhân để hạn chế những động cơ thôi thúc nguy hiểm của chúng ta - Những thúc đẩy mà tập đoàn có thể hướng đến chiến tranh hay sự bạo động tập thể. Như một minh chứng chúng tôi không chỉ có sự thực tập tâm linh của mình và sự thấu hiểu về sự tồn tại của loài người căn bản trên lời Phật dạy, mà ngày nay, đấy còn là sự hoạt động của những ngành khoa học.
                 
                Trong 15 năm vừa qua chúng tôi đã tham dự những cuộc đối thoại với những nhà khoa học phương Tây. Chúng tôi đã trao đổi những quan điểm trên những chủ đề của các lĩnh vực từ khoa học lượng tử và vũ trụ học đến từ bi thương yêu và những cảm xúc tiêu cực. Chúng tôi thấy rằng trong khi khoa học khám phá và cống hiến một sự hiểu biết sâu hơn về lĩnh vực vũ trụ chẳng hạn, thì dường như rằng Phật học diễn giải có thể thỉnh thoảng trao cho những nhà khoa học phương Tây một phương pháp mới để họ quán sát trên chính những lĩnh vực của họ - đặc biệt trên sự nhận thức về sinh vật học và khoa học về não bộ. 
                 
                Dường như hơi lạ là một lĩnh đạo tôn giáo lại quá liên hệ với khoa học, nhưng những lời Phật dạy đã nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hiểu biết thực tại, và vì vậy điều mà chúng ta nên để tâm đến là, các nhà khoa học đã học được gì về thế giới chúng ta qua thể nghiệm và đo lường.
                 
                Tu sĩ - Bác sĩ - Phòng thí nghiệm 

                 
                Cũng tương tự như thế, Phật giáo đã có lịch sử hơn 2.500 năm tìm hiểu khám phá sự hoạt động của tâm ý. Qua hàng thiên niên kỷ nhiều hành giả đã phát kiến ra điều mà chúng ta có thể gọi là "những kinh nghiệm" trong điều để làm thế nào vượt thắng những xu hướng của chúng ta trước những cảm xúc tiêu cực. 
                 
                Chúng tôi đã khuyến khích các nhà khoa học thể nghiệm những hành giả tâm linh cấp cao Tây tạng, để thấy những lợi ích gì mà những thực hành tâm linh có thể cống hiến cho những người khác, ngoài phạm vi tôn giáo. Mục tiêu ở đây là để phát triển sự hiểu biết của chúng ta về thế giới của "tâm", của ý thức, và của những cảm xúc của chúng ta. 
                Vì lý do này, chúng tôi đã viếng thăm phòng thí nghiệm thần kinh học của bác sĩ Richard Davidson tại viện đại học Wisconsin. Xử dụng những dụng cụ phản ảnh những gì xãy ra trong não bộ trãi qua thời gian thiền định, bác sĩ Davidson đã có thể học hỏi những ảnh hưởng của sự thực hành Phật giáo để phát triển từ bi thương yêu, tính trầm tỉnh thanh thản hay chính niệm. Qua bao thế kỷ Phật tử tin tưởng rằng theo đuổi những thực hành như thế dường như làm con người chúng ta trầm tĩnh hơn, hạnh phúc hơn và yêu thương hơn. Đồng thời người ta ngày càng bớt đi những xu hướng thiên về những cảm xúc tiêu cực tàn phá. 
                 
                Theo bác sĩ Davidson, khoa học hiện tại nhấn mạnh điều tin tưởng này, bác sĩ Davidson nói với chúng tôi rằng sự nảy sinh của những cảm xúc tích cực có thể thông qua điều này: thiền định chính niệm làm củng cố hệ thống thần kinh, nó làm trầm tĩnh thanh thản một phần của não bộ nơi hoạt động như yếu huyệt của sợ hãi và giận dữ. Điều này tăng trưởng khẵ năng để chúng ta có một phương pháp tạo nên một vùng đệm giữa sự thúc đẩy bạo động của não bộ và những hành động của chúng ta. 
                 
                Những cuộc thử nghiệm đã phát kiến ra chỉ rằng một số hành giả có thể đạt đến trạng thái tĩnh lặng nội tại ngay cả khi đối diện với những tình trạng quấy rầy tột độ. Bác sĩ Paul Ekman của trường đại học California tại San Francisco đã nói với chúng tôi rằng tiếng động chói tai (như tiếng súng nổ) đã thất bại trong việc làm giật mình một tu sĩ Phật giáo khi đang thể nghiệm. Bác sĩ Ekman nói, ông ta chưa bao giờ thấy một ai có thể trầm tĩnh trong sự hiện diện của một sự quấy rầy như vậy. 
                 
                Một tu sĩ khác, một vị viện chủ một trong những tu viện của chúng tôi ở Ấn độ, đã được thử nghiệm bởi bác sĩ Davidson bằng máy ghi điện não để đo lường những làn sóng của não bộ. Theo bác sĩ Davidson, vị viện chủ đã có khối lượng cao nhất của hoạt động trong những trung tâm não bộ liên hệ với những cảm xúc tích cực mà chưa bao giờ được đo lường bởi sự thí nghiệm của bác sĩ này.
                 
                Thiền tập - Lợi ích - Cuộc sống bình thường 

                 
                Tất nhiên, những lợi lạc của những thực tập này không chỉ cho những tu sĩ, những người đã dành hàng tháng thời gian trong những khoá tu thiền định. Bác sĩ Davidson nói về sự nghiên cứu của ông ta với những người hoạt động trong những việc căng thẳng cao độ. Những người đấy không là Phật tử - được dạy thiền tập chánh niệm, trạng thái tỉnh giảc trong điều mà tâm không bị vướng bận với những tư tưởng hay cảm giác nhưng để chúng đến và đi, giống như xem một dòng sông chảy qua. Sau 8 tuần, bác sĩ Davidson nhận thấy rằng trong những người này, những phần trong bộ não của họ đã giúp hình thành những cảm xúc tích cực trở nên hoạt động một cách tiến triển.
                 
                Sự quan hệ mật thiết của tất cả những điều này thì rõ ràng: thế giới ngày nay cần những công dân và những lãnh tụ, những người cần hành động trong sự kiên định bảo đảm và dấn thân đối thoại với "kẽ thù"- không kể là bất cứ loại gây hấn hay sự công kích nào mà họ có thể chịu đựng hay kéo dài. 
                 
                Thật giá trị để mở ngoặc rằng đây là những phương pháp không chỉ rất hữu ích, mà lại không mắc mõ. Chúng ta không cần phải dùng thuốc uống hay thuốc tiêm. Chúng ta không phải trở thành Phật tử, hay phải tiếp nhận bất cứ một tín ngưỡng tôn giáo đặc biệt nào. Mỗi người có khã năng để hướng đến một đời sống yên bình và đầy đủ ý nghĩa. Chúng ta phải khám phá càng sâu xa như có thể để làm thế nào có thể đem đến thanh bình tịnh lạc trong đời sống. 
                 
                Chúng tôi cố gắng để đặt những phương pháp này ảnh hưởng trong cuộc sống chính chúng tôi. Khi nghe một tin tức xấu, đặc biệt thường là những câu chuyện về thảm kịch từ những người dân Tây tạng , một cách tự nhiên phản ứng của chính chúng tôi là buồn bã. Tuy vậy, bằng sự thay thế trạng thái hay thái độ, chúng tôi tìm thấy và có thể bao phủ băng một lý trí tốt lành. Và những cảm giác của giận dữ lạc lõng, điều đơn giản đầu độc "tâm" và làm chua xót trái tim, ích kỷ vươn lên, chúng cũng liền cuốn đi luôn theo với những tin tức xấu.
                 
                Mặt trận nội tâm

                 
                Nhưng sự phản ánh chỉ rằng trong đời sống của chúng ta rất nhiều những khổ đau của chúng ta không chỉ bởi những nguyên nhân ngoại tại mà còn bởi những sự kiện nội tại như sự phát triển của những cảm xúc tiêu cực quấy nhiễu. Loại thuốc giải tốt nhất cho sự đổ vở ấy là làm vượt trội khã năng của chúng ta để có thể kiểm soát và điều khiển những cảm xúc ấy.
                 
                Có phải rằng loài người là để tồn tại, hạnh phúc, và sự quân bình nội tại là cốt yếu. Nếu khác đi đời sống của con cháu chúng ta và cháu con của chúng thì quả là trở nên kém hạnh phúc hơn, hay không hạnh phúc, tuyệt vọng và ngắn ngũi. Sự phát triển của vật chất chắc chắn đóng góp cho hạnh phúc - trong vài chừng mực nào đấy - và một cách sống thoãi mái. Nhưng điều ấy không đủ. Để đạt trình độ cao hơn của hạnh phúc chúng ta không thể hờ hửng với sự phát triển nội tại.
                 
                Thảm kịch 9/11 minh chứng rằng kỷ thuật hiện đại và sự thông minh của nhân loại hướng dẫn bởi thù hận có thể đưa đến những sự tàn phá to tát. Những hành động khủng khiếp như vậy là triệu chứng của một trạng thái tinh thần ưu phiền khổ não. Để đáp ứng một cách thông minh và hiệu quả, chúng ta cần được hướng dẫn bởi một trạng thái tâm linh khoẻ mạnh hơn, không phải chỉ tránh châm ngòi cho những đóm lửa của thù hận, mà đáp ứng một cách thiện nghệ tinh xảo. Chúng ta nên nhớ rõ rằng cuộc chiến chống lại thù hận và khủng bố cũng có thể được tiến hành trên điều này, mặt trận nội tâm.
                 
                 
                SINH TỬ VÔ THƯỜNG SIÊU TRẦN TÍNH

                NIẾT BÀN CỰC LẠC PHỔ NHÂN TÂM
                #23
                  tueuyen 28.04.2009 21:49:04 (permalink)
                  0
                  PHẬT GIÁO VÀ MÔI TRƯỜNG THIÊN NHIÊN
                   
                  "Vì vậy cho dù nó là môi trường là nơi để cho sự sống hiện diện, hay cư dân, cả hai được cấu thành bởi bốn hay năm yếu tố căn bản.  Những yếu tố này là đất, gió, lửa, nước và không, đấy là khoảng không. Về khoảng không gian, trong Mật điển Kalachakra có một đề cập về điều được biết như nguyên tử của không gian, những hạt không gian. Vì điều đấy tạo thành năng lực trung tâm của  toàn bộ những hiện tượng.  Khi toàn bộ hệ thống của vũ trụ lần đầu tiên tiến hóa, nó tiến triển từ năng lực trung tâm này là hạt của không gian, và cũng là một hệ thống của vũ trụ và  cuối cùng sẽ hòa tan vào trong hạt này của vũ trụ. Vì nó ở trên căn bản của năm yếu tố chính nên có một sự quan hệ gần gũi hay sự tương quan giữa địa bàn là môi trường thiên nhiên và cư dân, những chúng sinh sống trong nó. "
                  #24
                    tueuyen 29.04.2009 21:54:14 (permalink)
                    0

                    MÔI TRƯỜNG, NHẬN THỨC CỦA PHẬT GIÁO VỀ THIÊN NHIÊN
                    His Holiness the Dalai Lama 
                    Tuệ Uyển chuyển ngữ

                    -----------------------------------------------------------------------------------------
                     
                    Tối nay chúng tôi sẽ nói nhận thức của Phật Giáo về thiên nhiên.
                     
                    Tổ Long Thọ nói rằng cho một hệ thống nơi mà tính không là có thể, nó cũng có thể có chức năng, và vì chức năng là có thể, tính không cũng có thể.  Vì thế khi chúng ta nói về thiên nhiên, căn bản thiết yếu của thiên nhiên là tính không.  Tính không hay shunyata nghĩa là gì?  Nó không là tính không của sự tồn tại (không đối với có) nhưng đúng hơn là tính không của chân lý (chân không) hay sự tồn tại độc lập, điều này nghĩa là những sự vật khác tồn tại bởi sự lệ thuộc trên những nhân tố khác.
                     
                    Vì vậy cho dù nó là môi trường là nơi để cho sự sống hiện diện, hay cư dân, cả hai được cấu thành bởi bốn hay năm yếu tố căn bản.  Những yếu tố này là đất, gió, lửa, nước và không, đấy là khoảng không. Về khoảng không gian, trong Mật điển Kalachakra có một đề cập về điều được biết như nguyên tử của không gian, những hạt không gian. Vì điều đấy tạo thành năng lực trung tâm của  toàn bộ những hiện tượng.  Khi toàn bộ hệ thống của vũ trụ lần đầu tiên tiến hóa, nó tiến triển từ năng lực trung tâm này là hạt của không gian, và cũng là một hệ thống của vũ trụ và  cuối cùng sẽ hòa tan vào trong hạt này của vũ trụ. Vì nó ở trên căn bản của năm yếu tố chính nên có một sự quan hệ gần gũi hay sự tương quan giữa địa bàn là môi trường thiên nhiên và cư dân, những chúng sinh sống trong nó.
                     
                    Cũng thế, khi chúng ta nói về những yếu tố có những yếu tố nội tại tồn tại một cách vốn có trong những chúng sinh, chúng cũng có những mức độ khác nhau – có những thứ tinh tế và có những thứ thô thiển.
                     
                    Vì căn bản theo giáo nghĩa Phật Giáo những tâm thức tinh tế tận cùng là loại duy nhất tạo nên,  tự nó bao gồm năm yếu tố, những hình thức rất vi tế của những yếu tố.  Những yếu tố vi tế này phục vụ như những điều kiện để sản sinh những yếu tố nội tại, hình thành nên chúng sinh, và nó biến thành nhân của sự tồn tại hay phát triển của những yếu tố ngoại tại.  Như vậy có một sự tùy thuộc tương liên hay mối quan hệ hổ tương rất gần gũi giữa môi trường và sự sống (cư dân).
                     
                    Trong ý nghĩa của sự phụ thuộc lẫn nhau có nhiều trình độ khác nhau rằng những thứ lệ thuộc trên những nhân tố tự nhiên bình thường, hay trên chính những phần của nó, hay trên tâm nhận thức, điều thật sự mang đến nhãn hiệu, mệnh danh.
                     
                    Chủ đề mà chúng ta đang thảo luận hôm nay là sự phụ thuộc lẫn nhau hay mối quan hệ hổ tương giữa môi trưởng thiên nhiên và những chúng sinh sống với nó.
                     
                    Bây giờ đây, quý vị thấy, vài người bạn của chúng tôi nói với chúng tôi rằng căn bản của loài người là những gì bạo động.  Rồi thì chúng tôi nói với những người bạn ấy rằng.  Chúng tôi không nghĩ như vậy.  Nếu chúng ta thể nghiệm những động vật có vú khác nhau, những thú vật như sư tử, cọp, beo sống tùy thuộc rất nhiều trên mạng sống của những loài khác cho sự tồn tại căn bản của chúng do bởi căn bản tự nhiên của chúng có một cấu trúc đặc biệt, răng và móng dài, như thế.  Thế, những thú vật hiền lành, như nai, hoàn toàn ăn cỏ, răng và móng của chúng thì là những gì khác hơn, hiền dịu hơn.  Cho nên từ quan điểm ấy, loài người chúng ta thuộc vào những chủng loại hiền hòa, có đúng thế không?  Răng, móng chúng ta rất mềm mại.  Vì thế chúng tôi nói với những người bạn rằng, chúng tôi không đồng ý với quan điểm của các bạn.  Một cách căn bản loài người là tự nhiên bất bạo động.
                     
                    Cũng vậy, câu hỏi về sự tồn tại của loài người, loài người là những động vật xã hội.  Để sống còn chúng ta cần sự hợp quần với những người khác;  không có những con người khác thì đơn giản không có sự tồn tại khả dĩ;  đấy là luật tự nhiên, đấy là thiên nhiên.
                     
                    Vì chúng tôi tin tưởng sâu xa rằng căn bản của con người là tự nhiên hiền hòa vì thế chúng tôi nghĩ thái độ của con người đối với môi trường của chúng ta nên hiền hậu.  Vì vậy cho nên chúng tôi tin tưởng rằng không chỉ chúng ta  giữ gìn mối quan hệ với những đồng loại nhân sinh rất hiền diệu và bất bạo động, nhưng cũng rất quan trọng để mở rộng thái độ ấy đến môi trường thiên nhiên.  Chúng tôi nghĩ nói năng một cách đạo đức chúng ta có thể nghĩ giống như thế ấy và tất cả chúng ta nên quan tâm về môi trường của chúng ta.
                     
                    Rồi thì chúng tôi nghĩ có một quan điểm khác.  Trong cách này nó không là một câu hỏi về đạo đức hay luân lý, không phải câu hỏi đấy; nó là câu hỏi về sự sống còn của chính chúng ta.  Không chỉ cho thế hệ hiện tại, mà cho những thế hệ khác nữa,  môi trường là những gì rất quan trọng. Nếu chúng ta khai thác môi trường thiên nhiên trong một cách cực đoan, hôm nay chúng ta có thể tiếp nhận một số lợi nhuận nhưng về lâu về dài chính chúng ta sẽ khổ đau và những thế hệ khác sẽ đau khổ.  Vì khi môi trường đổi thay, điều kiện khí hậu cũng thay đổi, ngay cả cơ thể vật lý của chúng ta.  Vì chúng ta có thể góp phần nung nấu ảnh hưởng to lớn trong sự thay đổi đó.  Vì từ quan điềm ấy điều này không chỉ là một câu hỏi của sự tồn tại của chính chúng ta.
                     
                    Do vậy, để đạt được những kết quả tác động hơn và để thành công trong việc bảo vệ, bảo tồn và duy trì môi trường thiên nhiên, trước tiên, chúng tôi nghĩ thật cũng quan trọng để mang về một sự cân bằng nội tại trong chính những con người chúng ta.  Vì cẩu thả lơ đểnh với môi trường – điều sẽ mang lại hậu quả tai hại vô cùng đến cộng đồng nhân loại – đã đến từ sự thiếu hiểu biết về tầm quan trọng vô cùng đặc biệt của môi trường, chúng tôi nghĩ nó là rất quan trọng trên trước tất cả để làm thấm nhuần tri thức này trong loài người.  Thế thì, thật hệ trọng để hướng dẫn hay nói với mọi người về tầm quan trọng của nó mang lại chính lợi ích cho chúng ta.
                     
                    Rồi thì, một trong những thứ quan trọng nhất, một lần nữa, như chúng tôi luôn luôn nói, là tầm quan trọng của tư tưởng từ bi.  Như chúng tôi đã đề cập lúc sớm, ngay cả từ những quan điểm của những người vị kỷ, chúng ta cần những người khác.  Thế thì, bằng sự biểu lộ lưu tâm cho quyền lợi những người khác, chia sẻ khổ đau những người khác, và bằng sự giúp đở những người khác, một cách căn bản một người sẽ đón nhận được lợi lạc.  Điều này cũng là những gì giống như luật lệ tự nhiên.  Chúng tôi nghĩ là nó rất đơn giản.  Nếu chúng ta không hé một nụ cười đến người khác, và biểu lộ một cái nhìn không thiện cảm hay giống như thế, người đối diện cũng sẽ đáp ứng tương tự như vậy.  Có đúng thế không?  Nếu bạn biểu lộ đến người khác với một thái độ rất cởi mở và chân thành thì cũng sẽ có một sự đáp ứng giống như thế.  Vì nó là một sự hợp lý hợp tình hoàn toàn đơn giản.
                     
                    Mọi người muốn bạn và không muốn kẻ thù.  Một cách thích đáng để tạo thêm bạn là qua một trái tim nồng ấm và không phải đơn giản là tiền bạc hay quyền lực.  Bạn của tiền và quyền là những gì khác.  Những điều đó không phải là bạn.
                     
                    Một người bạn chân chính nên là một người bạn thật sự của trái tim, có đúng không?  Chúng tôi luôn luôn nói với mọi người rằng những người bạn đó  đến với quý vị khi quý vị có tiền và quyền không phải là những người bạn chân chính nhưng là bạn của tiền và quyền.  Bời vì chẳng bao lâu khi tiền và quyền của quý vị biến mất, những người bạn đó cũng đã sẵn sàng nói lời giả biệt, bye-bye.  Vì thế, những người bạn đó không đáng tin cậy.  Những người bạn nhân loại thật sự và chân thành sẽ luôn luôn chia sẻ nổi buồn khổ của quý vị, gánh nặng của quý vị và sẽ luôn luôn đến với bạn cho dù bạn thành công hay thất bại.  Vì vậy, phương cách để tạo nên một người bạn như thế không qua giận dữ, không qua học vấn, không chỉ thông minh, nhưng bằng một trái  tim – một trái tim tốt, một tấm lòng tốt, hảo tâm, thiện ý.
                     
                    Vì thế, như chúng tôi luôn luôn nói nếu  quý vị suy nghĩ trong một phương thức sâu sắc hơn nếu quý vị sẽ vị kỷ, thế thì quý vị nên vị kỷ một cách thông tuệ, không là một tâm vị kỷ hẹp hòi.   Từ quan điểm ấy, vấn đề then chốt là một cảm giác trách nhiệm toàn cầu, đấy là một nguồn gốc thật sự của sức mạnh, nguồn gốc thật sự của hạnh phúc an lạc.
                    Từ viễn tượng ấy, nếu trong thế hệ chúng ta khai thác mọi thứ có thể:  cây cối, nguồn nước, khoáng sản hay bất cứ thứ gì, mà không lo lắng đến thế hệ tiếp theo, về tương lai, đó là tội lỗi của chúng ta, có đúng không?  Vì thế, nếu chúng ta có một cảm xúc chân thành về trách nhiệm toàn cầu như một động lực trung tâm chính yếu, rồi thì từ hướng  dẫn ấy những mối quan hệ của chúng ta với môi trường sẽ cân bằng tốt đẹp.  Tương tự với mỗi khía cạnh của những mối quan hệ, sự tương quan của chúng ta với láng giềng, và những láng giềng của gia đình, của những quốc gia lân bang, sẽ được cân bằng từ hướng dẫn ấy.
                     
                    Thực tế, trong thời xưa nhiều tư tưởng gia, cũng như những bậc đạo sư tâm linh vĩ đại được sản sinh trong xứ sở này, Ấn Độ.  Vì thế, chúng tôi cảm thấy trong thời nay nhưng tư tưởng gia vĩ đại Ấn Độ, chẳng hạn như Thánh Gandhi cũng như một số chính trị gia, thi hành những ý tưởng quý báu này như bất bạo động trong lãnh vực chính trị.  Trong một cách nào đấy đường lối ngoại giao của Ấn Độ là không liên kết thì cũng liên quan đến nguyên tắc đạo đức.  Vì thế chúng tôi nghĩ sự mở rộng hơn, hay phát triển xa hơn những tư tưởng cao quý này, hay những hành động cao quý này, trong xứ sở này rất thích hợp và rất quan trọng.
                     
                    Bây giờ trong sự tôn trọng này, một điều khác mà chúng tôi cảm thấy rất quan trọng là  thức là gì, tâm là gì?  Cho đến bây giờ, đặc biệt chúng tôi nghĩ trong thế giới phương Tây, trải qua một hai thế kỷ cận đại khoa học và kỷ thuật đã từng nhấn mạnh rất nhiều và là điều chính yếu ấy đối diện với vấn đề.
                     
                    Hôm nay đây, một vài nhà vật lý nguyên tử và thần kinh học đã bắt đầu khảo sát và phân tích những hạt trong một phương thức rất sâu sắc và chi tiết.  Trong khi làm như thế, họ tìm ra những  loại liên hệ từ phía những nhà quán sát điều mà thỉnh thoảng họ gọi là "thức giả" (knower).  "Thức giả" là gì?  Đơn giản nói nó là chúng sinh, nhân sinh, như những nhà khoa học qua những phương thức nào đấy làm cho những nhà khoa học biết (cách làm khoa học)?  Chúng tôi nghĩ qua bộ não.  Bây giờ về não bộ.  Những khoa học gia phương Tây đã chưa thể hoàn toàn nhận dạng tất cả hơn hàng trăm tỉ tế bào não.  Chúng tôi trù tính chỉ một trăm tỉ vài trăm đã được nhận diện.  Bây giờ tâm, cho dù quý vị gọi nó là tâm hay một năng lượng đặc biệt của não bộ, hay thức.  Quý vị sẽ thấy rằng có một mối liên  hệ giữa bộ não và tâm cũng như tâm và vật.  Điều này chúng tôi nghĩ là những gì quan trọng.  Chúng tôi cảm thấy nên có một loại đối thoại nào đấy giữa  triết gia phương Đông và khoa học gia phương Tây trên căn bản của sự liên quan giữa tâm và vật.
                    Trong bất cứ trường hợp nào, ngày nay tâm thức nhân loại thì quán sát rất nhiều hay liên hệ rất nhiều với thế giới ngoại tại.  Chúng tôi nghĩ chúng ta đang quên lãng việc chăm sóc hay học hỏi về thế giới nội tại.
                     
                    Chúng ta cần cải thiện khoa học và vật chất để sống còn, để thu nhận những lợi lạc và để có thêm sự thịnh vượng phồn vinh.  Cũng như thế chúng ta cần sự an bình tinh thần.  Bất cứ bác sĩ nào cũng không thể tiêm thuốc bình an tinh thần, không chợ búa nào có thể bán món yên ổn tinh thần hay hạnh phúc an lạc.  Với hàng triệu triệu rupi (tiền Ấn Độ) quý vị có thể mua bất cứ món gì nhưng nếu quý vị đến một siêu thị và nói rằng tôi muốn mua một tâm bình an, thế là mọi người sẽ cười phá lên.  Và nếu quý vị yêu cầu bác sĩ, chúng tôi muốn sự bình an chân thành của tâm hồn,  không phải là một tâm hồn u tối,  quý vị có thể uống  một viên thuốc ngủ, hay mũi thuốc tiêm nào đấy.  Mặc dù quý có thể ngơi nghĩ, sự nghĩ ngơi ấy không đúng ý nghĩa, có phải thế không?
                     
                    Vì thế, nếu quý vị muốn một tinh thần bình an chân thành hay một tinh thần tĩnh lặng bác sĩ không thể cung cấp nó.  Một máy móc như máy điện toán, dù nó tinh vi phức tạp thế nào, cũng không thể cung cấp cho quý vị sự bình an của tâm hồn.  Tinh thần an ổn phải đến từ tâm thức.   Vì mọi người muốn hạnh phúc an lạc, vui sướng.  Bây giờ so sánh niềm vui sướng thân thể và niềm đau đớn thân thể với sự khổ đau tinh thần hay hoan hỉ tinh thần và chúng ta sẽ tìm thấy rằng tâm thức là siêu tuyệt, tác động hơn và ưu thế hơn.  Vì thế cho nên nó đáng giá để tăng gia sự bình an tinh thần qua những phương pháp nào đấy.  Để làm thế thật quan trọng để hiểu biết hơn về tâm thức.  Cũng vì lẽ đấy, chúng tôi luôn luôn cảm thấy rằng, nó là rất quan trọng.  Chúng tôi nghĩ đấy là tất cả.
                     
                    Vì thế khi chúng ta nói môi trường, hay bảo tồn môi trường, nó liên hệ với nhiều thứ.  Căn bản sự quyết định phải đến từ trái tim loài người, tấm lòng nhân loại, có đúng thế không?  Thế cho nên chúng tôi nghĩ điểm then chốt là cảm giác chân thành của trách nhiệm toàn cầu điều đặt căn bản trên tình thương yêu, từ bi, và sự tỉnh thức trong sáng.
                     
                     

                    TỊNH CẢNH CAO SƠN TUYỆT DIỆU THỊ THIỀN TÒA
                    TỪ PHONG MINH ĐIỂU HÒA ÂM GIAI NIỆM PHẬT
                     
                     
                    ---
                    A Buddhist Concept of Nature
                    Transcript of an address on February 4, 1992, at New Delhi, India

                    #25
                      tueuyen 30.04.2009 21:16:31 (permalink)
                      0
                      MÔI TRƯỜNG ĐỊA CẦU VÀ TRÁCH NHIỆM TOÀN CẦU


                      Khi thế kỷ hai mươi kéo màn kết thúc, chúng ta thấy rằng thế giới trở nên nhỏ hơn và loài người trên thế giới đã trở thành gần như một cộng đồng. Những liên minh quân sự và chính trị đã được tạo thành những nhóm đa quốc gia rộng lớn, công nghiệp kỷ nghệ và mậu dịch quốc tế đã sản xuất một nền kinh tế toàn cầu, và sự đối thoại toàn thế giới đang xóa đi những hàng rào cũ kỷ của khoảng cách, ngôn ngữ, và chủng tộc. Chúng ta cũng đang bị lôi cuốn với nhau bởi hàng khối vấn đề chúng ta đối diện; nạn nhân mãn, tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn dần, và vấn nạn môi trường đang đe dọa không khí, nước, và cây cối của chúng ta, cùng với số lượng lớn những hình thức sinh sống xinh đẹp là nền tảng của sự tồn tại trên hành tinh nhỏ bé mà chúng ta đang chia xẻ. Chúng tôi tin tưởng rằng để đối diện với thử thách của thời đại chúng ta, loài người sẽ phải phát triển một nhận thức to lớn rộng rãi hơn về trách nhiệm toàn cầu. Mỗi chúng ta phải học để hành động không chỉ cho chính lợi ích của gia đình, xứ sở mỗi cá nhân, mà cho lợi ích của toàn thể loài người. Trách nhiệm toàn cầu thật sự là chìa khóa cho sự tồn tại của nhân loại. Nó là một nền tảng tuyệt hảo cho hòa bình thế giới, việc sử dụng công bằng vô tư tài nguyên thiên nhiên, và qua việc quan tâm đến những thế hệ tương lai, việc bảo hộ đúng đắn đến môi trường.
                       
                      Chúng tôi đến cuộc hội họp quốc tế của những vị lãnh đạo môi trường trong một tâm linh lạc quan và hy vọng. Sự hội họp ở đây tiêu biểu cho một ngưỡng cửa của nhân loại; cơ hội thúc đẩy cộng đồng nhân loại hợp tác trong hình thức chưa từng có. Mặc dù Hội nghị Thượng đỉnh Địa Cầu hiện hữu có thể, trong một vài sự tôn trọng, lại thiếu vắng những gì cần thiết, nhưng sự kiện chính là nó đã xảy ra tiêu biểu cho một thành tựu kỳ lạ. Đấy là tại sao nó thật sự khích lệ vì có rất nhiều tổ chức phi chính phủ hiện diện ở đây . Vai trò của nó trong tiến triển đến một tương lai chắc chắn quan yếu, nó đang mở rộng; và trong khi vai trò này đối với Liên Hiệp Quốc lại hạn chế.
                       
                      Thế thì nhiều tổ chức phi chính phủ được xây dựng bằng sự thiện nguyện biểu hiện sự chân thành quan tâm đến đồng loại con người chúng ta. Ý chí của quý vị đại diện những tiến trình hàng đầu về xã hội và môi trường. Tất cả những tổ chức hiện diện ở đây có những ước muốn đặc biệt và cần thiết chính yếu, thực tế, như những cá nhân hành động. Tuy thế, nếu không có sự tập họp những nổ lực của chúng ta, sự những thành tựu ở đây sẽ bị lu mờ.
                       
                      Cho dù chúng ta thích nó hay không, chúng ta đã sinh ra trên trái đất này như thành phần của một gia đình vĩ đại. Giàu hay nghèo, học vấn hay không, thuộc nước này hay nước kia, tư tưởng này hay khác, một cách căn bản mỗi chúng ta chi là một người như tất cả những người khác. Hơn thế nữa, mỗi chúng ta có cùng một quyền để theo đuổi hạnh phúc và né tránh khổ đau. Khi chúng ta nhận ra rằng tất cả chúng sinh là bình đẳng trong sự tôn trọng này, chúng ta tự động cảm thấy tình cảm và sự gần gũi đến tất cả. Tiếp đến, ngoài điều này, chúng ta đến với nhau trong một cảm xúc chân thành của trách nhiệm toàn cầu; nguyện ước để tích cực giúp đở những người khác vượt thắng những vấn nạn khó khăn.
                       
                      Dĩ nhiên, loại từ bi yêu thương này bởi tự nhiên, hòa bình và tế nhị, nhưng nó cũng rất mạnh mẻ. Nó là dấu hiệu thật sự của một sức mạnh nội tại. Chúng ta không cần phải trở nên những người theo tôn giáo, cũng không cần phải tin tưởng ở một học thuyết tư tưởng nào. Tất cả sự cần thiết cho chúng ta là để phát triển những phẩm chất tốt đẹp của con người.
                       
                      Sự cần thiết cho một ý nghĩa trách nhiệm toàn cầu ảnh hưởng lên mọi khía cạnh của đời sống hiện đại. Ngày nay, những sự kiện nổi bật là một phần của thế giới tác động đến toàn thể hành tinh. Vì thế, chúng ta phải giải quyết những vấn đề khu vực như một quan tâm của cả địa cầu từ khởi đầu của nó. Chúng ta không thể tiếp tục viện cớ về những hàng rào quốc gia, chủng tộc, hay tư tưởng hệ đã chia cắt chúng ta mà không có phản ứng phá hoại ngược lại. Trong bối cảnh của sự liên hệ hổ tương mới của chúng ta, quan tâm đến niềm hạnh phúc của kẻ khác rõ ràng là hình thức tốt nhất của những hạnh phúc chính chúng ta.
                       
                      Dĩ nhiên sự liên hệ hổ tương là định luật nền tảng của tự nhiên. Không chỉ trong nhiều hình thức của đời sống, nhưng trình độ tế nhị nhất của hiện tượng vật chất, cũng được điều khiền bởi sự liên hệ hổ tương. Tất cả những hiện tượng, từ hành tinh chúng ta sinh sống đến đại dương, mây trời, rừng cây, và bông hoa chung quanh chúng ta, phát sinh trong sự lệ thuộc trên những mô thức vi tế của năng lượng. Không có sự tác động hổ tương thích hợp của chúng, chúng sẽ tan rã và hư hoại.
                       
                      Ngày nay chúng ta cần biết ơn sự kiện này của thiên nhiên nhiều hơn trong quá khứ. Sự thiếu hiểu biết của chúng ta với nó là trách nhiệm trực tiếp cho nhiều những vấn đề mà chúng ta đối diện. Thí dụ, tiêu dùng quá mức những tài nguyên hạn chế của thế giới –đặc biệt ở những quốc gia phát triển- đơn giản như sự tiêu dùng năng lượng, là tai hại. Nếu nó tiếp tục không được kiểm soát, cuối cùng tất cả chúng ta sẽ khổ đau. Chúng ta phải tôn trọng khuôn mẫu phức tạp tế nhị của đời sống và cho phép nó tự tái tạo bổ sung. Tôi được nghe nói rằng, Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc cảnh báo, chúng ta đang đối diện làn sóng rộng lớn nhất của sự hủy diệt trong 65 triệu năm. Sự kiện này đáng sợ thật sự. Nó phải làm chúng ta mở rộng tâm tư của mình đến những liên hệ rộng lớn bao la của sự khủng hoảng mà chúng ta đối diện.
                       
                      Thiếu hiểu biết về sự liên hệ hổ tương không chỉ làm tổn hại đến môi trường thiên nhiên, nhưng cũng tai hại đến xã hội loài người.
                       
                      Thay vì lo lắng đến mỗi người, chúng ta đặt hầu hết những nổ lực của chúng ta vì hạnh phúc trong sự theo đuổi sự tiêu thụ vật chất cá nhân. Chúng ta trở nên quá mãi mê trong sự theo đuổi này mà không cần biết nó, chúng ta đã lơ là nuôi dưỡng những cấn thiết cơ bản của nhân loại như yêu thương, tử tế ân cần, và hợp tác. Điều này thật đáng buồn. Chúng ta phải quan tâm nhân loại chúng ta thật sự là gì. Chúng ta không phải là những đối tượng máy móc làm nên. Nếu chúng ta chỉ là những thực thể hay sự tồn tại như cái máy, không có suy tư, thế thì máy móc chính nó có thể hoàn toàn là máy móc, thế thì máy móc có thể làm nhẹ tất cả những khổ đau của chúng ta và đáp ứng những sự cần thiết của chúng ta. Tuy thế, vì chúng ta không đơn thuần là những tạo vật vật chất, thật sai lầm để tìm kiếm sự đáp ứng ở những sự phát triển bên ngoài mà thôi.
                       
                      Về căn bản, tất cả chúng ta yêu mến sự tĩnh lặng. Thí dụ, khi mùa xuân đến, ban ngày dài hơn, có nhiều ánh nắng hơn, cỏ cây sống lại và mọi thứ tươi mát. Con người cảm thấy hạnh phúc. Trong mùa thu, một lá rơi, rồi thì một lá khác, rồi thì tất cả những bông hoa xinh đẹp chết đi cho đến khi chúng ta bị bao quan bời đất đai trơ trụi. Chúng ta không cảm thấy vui lắm. Tại sao thế? Bởi vì sâu trong lòng, chúng ta khao khát dựng xây, đơm hoa kết trái và không thích những gì sụp đổ, chết chóc hay bị tàn phá. Mỗi hành động tàn phá chống lại căn bản tự nhiên của chúng ta; xây dựng, được xây dựng, là con đường của nhân loại.
                       
                      Để theo đuổi sự lớn mạnh chính đáng, chúng ta cần làm mới nguyện ước, cố gắng của chúng ta đến những giá trị nhân bản trong nhiều lãnh vực. Đời sống chính trị, dĩ nhiên, đòi hỏi một nền tảng đạo đức, nhưng khoa học và tôn giáo cũng thế, nên được theo đuổi từ một căn bản đạo đức. Không có nó, khoa học không thể phân biệt giữa những lợi ích kỷ thuật và những thứ chỉ đơn thuần là lợi ích vì mục đích cá nhân. Môi trường chung quanh chúng ta bị thiệt hại là những kết quả rõ ràng nhất của sự nhầm lẫn này. Trong trường hợp tôn giáo, nó là sự cần thiết đặc biệt.
                       
                      Mục tiêu của tôn giáo không phải là để xây dựng những thánh đường, chùa viện xinh đẹp, nhưng là để phát triển những phẩm chất tích cực của con người, như tha thứ, bao dung, rộng rãi và yêu thương. Mỗi tôn giáo thế giới, không kể quan điểm triết lý được xây dựng nên trước nhất và đầu tiên trên nhận thức là chúng ta phải giảm thiểu sự vị kỷ của chúng ta và phụng sự người khác. Bất hạnh thay, đôi khi nhân danh tôn giáo, người ta lại làm nên nhiều mối bất hòa hơn là chúng ta giải quyết. Hành giả của những tín ngưỡng khác nhau nên nhận thức rằng mỗi tôn giáo có những phẩm chất rộng lớn bao la đấy là một ý nghĩa cung cấp sự tăng tiến tinh thần và sức khỏe tâm linh.
                       
                      Có một tiết tuyệt vời trong Kinh Thánh về biến chuyển những lưỡi kiếm thành lưỡi cày. Nó là một ý tưởng đáng yêu, chuyển hóa một vũ khí thành một dụng cụ phục vụ cho những cần thiết của nhân loại, một biểu tượng của một thái độ giải trừ quân bị nội tại và ngoại tại. Trong tinh thần của thông điệp cổ điển này, chúng tôi nghĩ thật quan trọng mà chúng ta nhấn mạnh hôm nay về sự cấp bách của một chính sách quá chậm chạp từ lâu; đó là sự tài giảm vũ khí toàn cầu.
                       
                      Sự phi quân sự hóa là giải thoát những tài nguyên nhân loại một cách rộng lớn cho việc bảo vệ môi trường, giải trừ nghèo đói, và có thể chứng minh được cho sự phát triển của nhân loại. Đây là hy vọng của chúng tôi rằng Liên Hiệp Quốc có thể mau mắn hổ trợ cho điều này trở thành hiện thực.
                      Chúng tôi luôn luôn hình dung tương lai xứ sở chính chúng tôi, Tây Tạng, được xây dựng trong căn bản này. Tây Tạng sẽ là một nơi tôn nghiêm phi quân sự và trung lập, nơi mà vũ khí bị cấm đoán và con người sống hài hòa với thiên nhiên. Đây không chỉ là một ước mơ – nó đúng là con đường mà người Tây Tạng cố gắng để sống qua hàng nghìn năm trước khi xứ sở chúng tôi bị thảm họa xâm lược. Ở Tây Tạng, đời sống hoang dã được bảo vệ trong sự phù hợp với những nguyên tắc của đạo Phật. Vào thế kỷ mười bảy, chúng tôi bắt đầu ban hành những sắc lệnh để bảo vệ môi trường và vì thế chúng tôi có thể là một trong quốc gia đầu tiên có những quy tắc môi trường cưỡng bức khó khăn! Tuy thế, chính yếu môi trường được bảo vệ bởi tín ngưỡng chúng tôi, điều được thấm nhuần trong chúng tôi từ khi còn bé. Cũng thế, ít nhất ba trăm năm trở lại đây, chúng tôi gần như không có quân đội. Tây Tạng đã từ bỏ sự tiến hành chiến tranh như một phương tiện của chính sách quốc gia trong thế kỷ thứ tám.
                      Chúng tôi muốn kết luận bằng sự tuyên bố rằng, tổng quát, chúng tôi cảm thấy lạc quan về tương lai. Những sự thay đổi nhanh chóng trong thái độ của chúng ta đối với trái đất cũng là một căn nguyên của hy vọng. Mới một thập niên vừa qua, chúng ta ngấu nghiến một cách khinh suất tài nguyên thế giới, giống như chúng là vô tận. Chúng ta thiếu nhận thức rằng không kiểm soát chủ nghĩa tiêu dùng là một thảm họa cho cả ích lợi của môi trường lẫn xã hội. Bây giờ, cả những cá nhân và chính phủ đang tìm kiếm một trật tự mới cho sinh thái học và kinh tế.
                       
                      Chúng tôi thường đùa rằng mặt trăng và sao trời trông xinh đẹp những nếu bất cứ ai trong chúng ta cố gắng để sống ở đấy chúng ta sẽ khổ sở vô cùng. Hành tinh xanh này của chúng ta là một nơi cư trú thích thú mê ly. Sự sống của nó là đời sống của chúng ta; tương lai của nó là hậu vận của chúng ta. Thực thế, trái đất hành động như một bà mẹ của tất cả chúng ta. Như những đứa trẻ, chúng ta tùy thuộc vào bà ta. Trong sự kiện của những vấn nạn địa cầu như thế như hiệu ứng nhà kính tác động, sự cạn kiệt tài nguyên, hay vấn đề tầng ozone, những tổ chức cá nhân hay những quốc gia đơn độc không thể làm gì được. Ngoại trừ tất cả chúng ta cùng hành động với nhau, hoặc không có giải pháp nào có thể tìm thấy. Bà mẹ đất của chúng ta đang dạy cho chúng ta một bài học về trách nhiệm toàn cầu.
                       
                      Chúng tôi nghĩ chúng ta nói rằng, do bởi những bài học chúng ta bắt đầu học, thế kỷ tới sẽ thân hữu hơn, hòa hiệp hơn, và ít tổn hại hơn. Từ bi yêu thương, hạt giống của hòa bình sẽ có thể được nở hoa. Chúng tôi rất hy vọng. Cùng lúc, chúng tôi tin tưởng rằng mỗi cá nhân có một trách nhiệm để hổ trợ việc hướng dẫn gia đình địa cầu chúng ta trong một chiều hướng đúng đắn. Những ước nguyện đơn thuần thôi chưa đủ; chúng ta phải gánh vác trách nhiệm. Những chuyền động rộng lớn của nhân loại xuất phát từ những sáng kiến cá nhân.
                       
                      Hổ trợ cho những sự kiện này, Liên Hiệp Quốc, đã thấy sự cần thiết để ngăn ngừa những xung đột quân sự. Chúng tôi rất phấn khích rằng sứ mệnh của nó đã trưởng thành để nhận lãnh một sự thử thách mới – của việc bảo vệ thể chất lâu dài của hành tinh này và chính chúng ta. Chúng tôi hy vọng và nguyện cầu rằng những ngày tới đây, mỗi chúng ta hành động tất cả những gì chúng ta có thể làm để thấy răng mục tiêu tạo dựng một thế giới hạnh phúc hơn, hòa hiệp hơn, và khỏe mạnh hơn sẽ được thành tựu.
                      ---
                       
                      Universal Responsibility and Global Environment
                       
                      The full text of the address on June 7, 1992 to the Parliamentary Earth Summit (Global Forum) of the United Nations Conference on Environment and Development (UNCED) held in Rio de Janeiro. Brazil.
                      #26
                        Thay đổi trang: < 12 | Trang 2 của 2 trang, bài viết từ 16 đến 26 trên tổng số 26 bài trong đề mục
                        Chuyển nhanh đến:

                        Thống kê hiện tại

                        Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
                        Kiểu:
                        2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9