Bệnh Sốt Rét
Như Ý P 10.02.2009 00:56:59 (permalink)
Thứ sáu, 6/2/2009, 10:44 GMT+7
Chuyên gia công nghệ hoảng sợ vì Bill Gates thả muỗi
 
Chủ tịch eBay Pierre Omidayr tuyên bố trên trang tiểu blog Twitter: "Tôi sẽ không bao giờ ngồi hàng ghế đầu nữa" sau khi nhà sáng lập Microsoft mở lọ chứa đầy muỗi tại hội thảo công nghệ TED ở California (Mỹ) ngày 4/2.
 







Hành động thả muỗi của Bill Gates gây sốc với nhiều người có mặt tại hội thảo công nghệ TED hôm 4/2.
Ảnh: FoxNews.
 

Bill Gates muốn nhấn mạnh về tình trạng lây lan bệnh sốt rét ở các khu vực nghèo đói trên thế giới và hy vọng quỹ từ thiện Bill & Melinda Gates Foundation sẽ giúp giảm tỷ lệ tử vong do bệnh này gây ra vào năm 2015.
"Sốt rét lây truyền qua muỗi. Tôi mang đi một vài con và sẽ để chúng bay trong phòng. Không có lý do gì chỉ người nghèo mới bị nhiễm", chủ tịch Microsoft mở nắp chiếc lọ khi phát biểu tại sự kiện quy tụ nhiều chuyên gia công nghệ, chính trị gia và các ngôi sao Hollywood.
 







Những đoạn thông báo ngắn về hành động của
 Bill Gates tràn ngập trên Twitter. Ảnh: Vallywag.
 

Những con côn trùng này không chứa mầm bệnh nhưng nhiều người vẫn vội vã rời phòng. Doanh nhân Loic Le Meur viết trên Twitter: "Bill Gates thả muỗi tại TED. Tất cả chúng tôi chạy ra ngoài và cảm thấy choáng váng".
 
Một số ý kiến cho rằng Bill Gates đã thành công khi gây ấn tượng mạnh cho người nghe về mối nguy hiểm của căn bệnh, nhưng số khác lại khẳng định ông đang phát tán nhiều bug (có nghĩa là sâu bọ, hoặc lỗi kỹ thuật) hơn ra toàn cầu, ám chỉ những sản phẩm của Microsoft chứa đầy lỗi khi được phát hành.
Châu An (theo MSNBC)
 
http://vnexpress.net/GL/Vi-tinh/Giai-tri/2009/02/3BA0AFDE/
#1
    Như Ý P 10.02.2009 01:16:03 (permalink)
    Sốt rét
     


    Muỗi Anopheles, tác nhân truyền bệnh sốt rét
     
     
    Sốt rét còn gọi là ngã nước là một chứng bệnh gây ra bởi ký sinh trùng loại protozoa tên Plasmodium, lây truyền từ người này sang người khác khi những người này bị muỗi đốt. Bệnh này thấy nhiều nhất tại vùng nhiệt đới của châu Mỹ, châu Áchâu Phi. Mỗi năm có khoảng nửa tỉ người mắc bệnh này, trong đó trên dưới 3 triệu người chết - đa số là trẻ em khu vực phía nam sa mạc Sahara, châu Phi.[1] Sốt rét thường thấy ở các xứ nghèo và lạc hậu.
     
    Bệnh sốt rét là một căn bệnh truyền nhiễm phổ biến cùng là vấn đề y tế công cộng khó khăn. Nguyên do bệnh là ký sinh trùng protozoa thuộc chi Plasmodium. Chi này có bốn loài làm con người nhiễm bệnh. Nguy hiểm hơn cả là Plasmodium falciparumPlasmodium vivax. Hai loài còn lại (Plasmodium ovale, Plasmodium malariae) cũng gây bệnh nhưng ít tử vong hơn.
     
    .....
     
    http://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BB%91t_r%C3%A9t
    #2
      Như Ý P 10.02.2009 01:18:30 (permalink)



      Tìm hiểu về bệnh sốt rét




               
      Với từ 300-500 triệu ca mắc và 1-3 triệu ca tử vong hàng năm, sốt rét (SR) là bệnh nhiễm ký sinh trùng quan trọng nhất của nhân loại, liên hệ đến một số dân cỡ khoảng 2,4 tỷ người thuộc 90 quốc gia vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới. Số người mắc bệnh SR vượt xa số ca bệnh Chgas (3 triệu/năm), bệnh Leishmania (0,4 triệu), bệnh Ngủ châu Phi (50 ngàn) ... 
      BỆNH SỐT RÉT VÀ KÝ SINH TRÙNG PLASMODIUM
      Tác nhân gây bệnh sốt rét là Plasmodium, một ký sinh trùng đơn bào bao gồm 4 chủng loài. 
      Plasmodium falciparum tác nhân gây bệnh sốt rét nặng là loài KST chiếm ưu thế ở châu Phi hạ - Sahara, Đông Nam á, một số nước vùng Nam Thái Bình Dương và Trung Mỹ. P.vivax là loài phổ biến hơn ở các nước Trung Mỹ khác và khu vực ấn Độ Dương, nhưng P. falciparum đã gia tăng gần đây ở ấn Độ, gây dịch nặng với nhiều ca tử vong (SR ác tính - thể não). Hai loài KST có suất độ tương đương nhau ở Nam Mỹ, Đông á, và châu Đại Dương. P. malariae ít phổ biến hơn nhưng hiện diện ở phần lớn khu vực sốt rét, đặc biệt là Tây và trung Phi. P. ovale còn ít phổ biến hơn nữa và hiếm thấy bên ngoài lục địa châu Phi. 
      KST Plasmodium lây truyền sang cho người qua vết đốt của muỗi Anophel cái có chứa đựng các thoa trùng trong tuyến nước bọt từ đó chúng đi vào dòng máu, sinh sôi phát triển trong gan rồi trở lại dòng máu và gây nên các triệu chứng bệnh. ở SR do P. vivax và P. ovale, một số thể KST tồn tại tiềm ẩn trong gan trong nhiều tháng và có thể sinh tái phát bệnh sau khi điều trị. KST SR xâm nhập các tế bào hồng cầu, nhân bội và phát triển cho tới khi hồng cầu bị vỡ, phóng thích một loại KST mới đi xâm chiếm các hồng khác, cứ thế lập đi lập lại nhiều lần cho tới khi làm phát sinh các triệu chứng lâm sàng. ở người chưa miễn dịch cơ thể chống đỡ bằng những cơ chế bảo vệ không đặc hiệu như là cơ chế lọc của lá lách. Khi có sự tiếp tục lặp đi lặp lại với SR, một sự đáp ứng miễn dịch đặc hiệu sẽ có tác dụng hạn chế mức xâm chiếm, dẫn đến miễn dịch từng phần.  
      Thời gian ủ bệnh là 8-20 ngày với P. falciparum (tối đa 2 tháng), 12-18 ngày với P. vivax, 24-30 ngày với P. malariae. Nếu không chữa (và không bị tử vong), SR P. plasiparum thường tự hết trong vòng 6-8 tháng nhưng có thể tồn tại đến 3 năm. SR P vivax và P. ovale có thể tồn tại đến 5 năm; P. malariae có thể tồn tại đến 40 năm! (Những trường hợp tái phát SR sau hàng chục năm ở rừng về có lẽ là do KST P. malariae). Tuy nhiên trị liệu loại trừ P. falsiparum và P. malariae trong máu một cách hữu hiệu (thí dụ bằng quinin hay artemisinin) sẽ chữa lành được bệnh vì 2 loài này chỉ có một giai đoạn đầu là đi vào gan mà thôi. Ngược lại, P. vivax có một loài giai đoạn nằm trú lâu ngày hơn trong gan, dẫn đến những đợt tái phát sau điều trị, vì thế muốn chữa tiệt thì phải loại trừ cả KST trong huyết cầu lẫn KST trong gan (dùng thêm primaquin). 
      CƠN SỐT RÉT BẮT ĐẦU VÀ DIỄN TIẾN RA SAO ?
       Diễn biến cơn sốt rét liên quan chặt chẽ đến các sự cố diễn ra trong dòng máu. Đầu tiên là cơn lạnh (rét) kéo dài từ 15 phút đến 1 giờ, gây nên bởi sự vỡ các hồng cầu bị nhiễm phóng thích một thế hệ KST vào trong máu; các triệu chứng kèm theo thường là buồn nôn, ói mửa và nhức đầu. Giai đoạn nóng tiếp theo kéo dài nhiều giờ, kèm theo một đỉnh sốt cao, đôi khi đến 40-41oC, là lúc các KST đi xâm chiếm các tế bào mới. Giai đoạn kết thúc là đổ mồ hôi, giảm sốt, khi ấy người bệnh thường đi vào giấc ngủ, để rồi thức dậy trong một trạng thái tương đối dễ chịu. 
      Trong SR P.vivax (sốt cách nhật lành tính) và ST P. falciparum (sốt cách nhật ác tính), các hồng cầu bị vỡ và các cơn diễn ra mỗi 48 giờ - trong khi ở SR P. malariae chu kỳ là 72 giờ. Nhưng lúc ban đầu các chu kỳ thường không đều. Với sự tiếp diễn bệnh, thường xuất hiện chứng lách to, gan to. 
      SR P. falsiparum nghiêm trọng hơn các SR khác, do mức phổ biến và độ nặng của các biến chứng nguy hiểm. Nó cũng khó nhận diện hơn về mặt lâm sàng, nhiều khi với dạng bệnh giống như cảm cúm, với các triệu chứng không đặc thù như sốt, nhức đầu, đau cơ, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, đầy bụng; sốt có thể không thành cơn mà liên tục, không cao lắm, hay là với những đỉnh diểm hằng ngày, và có thể không kèm theo lạnh, run; các KST đôi khi khó tìm trên lam máu. 
      Các biến chứng nghiêm trọng chủ yếu xảy ra với P. falsiparum, đặc biệt ở những người đã trãi qua những cơn kịch phát lặp đi lặp lại mà không được chữa trị thích đáng. Các biến chứng nặng này (thường gọi là SR ác tính ) bao gồm: 
      SR não với các chứng nhức đầu, co giật, nói sảng và hôn mê.  
      Rối loạn vị tràng giống như tả hoặc kiết cấp tính.  
      SR rét thể giá lạnh, giống như suy thượng thận cấp.  
      Đặc biệt là thể sốt đái huyết cầu tố, là một tình trạng huyết giải nội mạch, phát sinh nơi những bệnh nhân bị SR (P. falsiparum) dài ngày, với một bệnh sử dụng quinin không đều; với các triệu chứng và dấu hiệu chính là thiếu máu nặng, vàng da, sốt và tiểu ra hemoglobin; với tử suất lên đến 30%, chủ yếu do vô niệu và urê-huyết.  
      XÉT NGHIỆM CHO THẤY GÌ?
      Xét nghiệm tìm KST trong máu là phương tiện chẩn đoán SR căn bản. Được nhuộm với phẩm Giemsa, lam máu giọt dày dùng để phát hiện bệnh, giọt mỏng chủ yếu dùng để phân biệt chủng loài KST. Cần xét nghiệm nhiều lần trong ngày để theo dõi nồng độ KST, nhất là đối với P. falsiparum là loại có tỷ lệ xâm chiếm hồng cầu rất cao (20-30% số hồng cầu-so với cỡ 2% đối với loài khác) và gây thiếu máu nặng. 
      CẦN PHÂN BIỆT SR VỚI NHỮNG BỆNH SỐT NHIỄM NÀO?
      SR không biến chứng, đặc biệt khi có thay đổi do miễn nhiễm một phần cần được phân biệt nhiễm đường tiểu, sốt thương hàn, viêm gan siêu vi, sốt xuất huyết dengue, bệnh cúm, ápxe gan do amip, bệnh leptospira soi lam máu nhiều lần là phương tiện chẩn đoán phân biệt thiết yếu.  
      Việc điều trị SR đã có tiến bộ nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Bế tắc lớn nhất hiện nay là ở khâu dự phòng.
      Cùng với bệnh nhiễm khuẩn hô hấp do phế cầu và bệnh lao, SR hiện nay vẫn là một gánh nặng bệnh lý hàng đầu của thế giới. 
      BS. PHẠM QUỐC VỸ 
      Nguồn: Phụ san Khoa học phổ thông, số 451, 1998

       
       
      #3
        Như Ý P 10.02.2009 01:21:35 (permalink)

        Tìm ra phương pháp mới có thể chống bệnh sốt rét

        Mon, 02 Feb 2009 11:30:00
         











        Vi trùng sốt rét
        Các nhà khoa học ở Australia vừa tìm ra một phương pháp mới có thể dùng để chống lại bệnh sốt rét bằng cách xác định những chất protein giúp cho vi trùng sốt rét cưỡng chiếm hồng huyết cầu.

        Các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu y học Walter và Eliza Hall ở Melbourne tin rằng khám phá của họ là một sự bứt phá quan trọng trong cuộc chiến chống sốt rét, một chứng bệnh giết chết khoảng 3 triệu người trên thế giới mỗi năm.

        Họ đã nhận diện một cơ chế giúp cho các tế bào hồng huyết cầu bị nhiễm sốt rét dính vào thành mạch máu.

        Vi trùng sốt rét tiết ra một chất giống như keo khiến cho các tế bào có tính dính chặt, sau đó, chúng làm cho các tế bào này không đi qua lá lách, là nơi mà các loại vi trùng có thể bị tiêu diệt bởi hệ thống miễn nhiễm.

        Nhờ vào việc xét nghiệm gien của vi trùng sốt rét, các khoa học gia Australia nhận dạng được 8 loại protein làm cho vi trùng này 'dính' vào thành của tế bào hồng huyết cầu bị nhiễm bệnh. Việc loại bỏ một trong các chất protein vừa kể sẽ ngăn không cho tế bào bám vào thành mạch máu.

        Giáo sư Alan Cowman, một thành viên của toán nghiên cứu ở Melbourne, nói rằng khám phá này có thể trở thành một loại vũ khí lợi hại để chống bệnh sốt rét.

        GS Cowman nói: “Tính chất dính chặt này có một vai trò quan trọng. Đó là một quá trình quan trọng trong việc gây ra bệnh sốt rét và nếu chúng ta dùng thuốc men để nhằm tấn công những protein đó, hay tốt hơn nữa là chúng ta ngăn chận chúng bằng vắc xin, thì chúng ta có thể ngăn chận chức năng của chúng và do đó loại bỏ tính chất dính chặt của các tế bào hồng huyết cầu bị nhiễm sốt rét. Nếu chúng ta loại bỏ tính chất dính chặt đó thì trên cơ bản là chúng ta có thể loại trừ được tính chất độc hại hoặc khả năng gây bệnh của loại ký sinh trùng này”.

        Mỗi năm, có từ 350 đến 500 triệu người trên thế giới nhiễm bệnh sốt rét do muỗi lan truyền. Hầu hết các nạn nhân là người ở Á Châu, Phi Châu và một số đảo quốc trong vùng Nam Thái Bình Dương.

        BACSI.com (Theo VOA)
         
        http://news.bacsi.com/news/132/ARTICLE/27356/2009-02-02.html
        #4
          Như Ý P 10.02.2009 01:26:19 (permalink)
          19 Tháng 8 2004 - Cập nhật 01h00 GMT





          Thuốc trị sốt rét mới
           









          Giới y khoa hy vọng là O Z 2 7 7 sẽ có tác dụng như artemisinin nhưng sẽ vừa túi tiền

          Bài nghiên cứu trên tạp chí Nature đưa tin về nhóm khoa học gia quốc tế đã phát triển loại thuốc trị sốt rét nhái theo các phương pháp đông y của Trung Quốc.Việc tìm kiếm một loại thuốc chống sốt rét hữu hiệu và rẻ tiền đã kéo dài suốt bao nhiêu thập niên và nhờ vào sự hợp tác giữa các phòng thí nghiệm và các công ty dược phẩm hàng đầu trên thế giới, một loại thuốc mới có thể đã được ra đời.
           
          Được gọi là O Z 2 7 7, loại thuốc này được tin là sẽ hoạt động như artemisinin, loại thuốc chống sốt rét tốt nhất hiện tại.
           
          Dựa trên đông y Trung Quốc, thuốc đã được sử dụng trên một ngàn năm trăm năm và muỗi sốt rét vẫn chưa phát triển hệ thống kháng cự lại loại thuốc này.
          Nhưng chiếc thuốc này từ cây là không có hiệu quả và khá tốn kém, do đó thuốc khá mắc.
          Giới y khoa hy vọng là O Z 2 7 7 sẽ có tác dụng như artemisinin nhưng sẽ vừa túi tiền.
          Nó hoạt động khá tốt đối với động vật và giờ thì được thử nghiệm lên người tại Anh Quốc để bảo đảm là thuốc an toàn.
           
          Thuốc được các khoa học gia từ ngành y dược và khu vực công cộng phát triển và các liều lượng thuốc sử dụng trong các cuộc thử nghiệm là do công ty y dược Ranbaxy của Ấn Độ sản xuất.
          Nếu thành công, nghiên cứu này sẽ giúp hai tỉ người có nguy cơ bị sốt rét có được thuốc rẻ, dẽ sử dụng và tiêu diệt được muỗi gây sốt rét.
           
          http://www.bbc.co.uk/vietnamese/science/story/2004/08/040819_malaria.shtml
           
          >>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
           

          >>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
           
          20 Tháng 8 2004 - Cập nhật 00h01 GMT
          Kiểm dịch để phòng bệnh sốt rét

          20 Tháng 20 Tháng 8 2004 - Cập nhật 00h01 GMT
          Kiểm dịch để phòng bệnh sốt rét

           
          Bệnh sốt rét thường do lây truyền qua muỗi

          Các khoa học gia khuyến nghị kiểm tra tất cả những ai đi từ Châu Á sang Châu Phi để ngăn chặn biến thể kháng thuốc lan nhiễm rộng.

           

          http://www.bbc.co.uk/vietnamese/science/story/2004/08/040819_malaria_africa.shtml
          <bài viết được chỉnh sửa lúc 10.02.2009 01:34:34 bởi Như Ý P >
          #5
            Như Ý P 10.02.2009 01:30:25 (permalink)
            20 Tháng 8 2004 - Cập nhật 00h01 GMT
            Kiểm dịch để phòng bệnh sốt rét





            Bệnh sốt rét thường do lây truyền qua muỗi

            Các khoa học gia khuyến nghị kiểm tra tất cả những ai đi từ Châu Á sang Châu Phi để ngăn chặn biến thể kháng thuốc lan nhiễm rộng.



            Loại thuốc đang bị nghi ngờ mất công hiệu với vi khuẩn sốt rét là sulfadoxine-pyrimethamine, mà có lẽ được biết đến nhiều hơn với cái tên Fansidar.
            Nó đã là loại thuốc chữa trị bệnh sốt rét ở nhiều nơi tại Châu Phi, kể cả các quốc gia như Kenya, Tanzania và Uganda, là những nơi có mức khuẩn kháng thuốc cao.
            Nay, các kỹ thuật về gene mới nhất cho thấy các khuẩn kháng thuốc tiến hoá không chỉ ở Châu Phi mà còn ở cả đông Nam Á.
            Chúng được cho là đã lây từ các xác chết bị nhiễm bệnh ở Đông Nam Á và được chuyển về Châu Phi.

            Nhóm các nhà nghiên cứu, do tiến sĩ Cally Roper từ trường Đại Học Y Khoa Vệ Sinh Nhiệt Đới London dẫn đầu, tin rằng điều tương tự có thể sẽ xảy ra với nhiều loại thuốc hiện đại hơn đang được đưa ra sử dụng tại Châu Phi.

            Kiểm tra và chữa trị cho những người tới Châu Phi có thể là điều khó thực hiện được.

            Thế nhưng, các nghiên cứu gia gợi ý là những ai muốn tới từ các vùng có khuẩn kháng thuốc thì trước tiên cần phải xin xác nhận là họ không nhiễm bệnh sốt rét.

            Bình luận về kết quả nghiên cứu này, một khoa học gia thuộc một phòng nghiên cứu bệnh sốt rét của Liên Hợp Quốc nói điều này là rất khó thực hiện, và thậm chí có thể dẫn tới tình trạng phân biệt đối xử đối với những người tới Phi Châu.

            http://www.bbc.co.uk/vietnamese/science/story/2004/08/040819_malaria_africa.shtml
            #6
              Quang Khôi 23.02.2009 06:28:23 (permalink)
              Thứ sáu, 20/2/2009, 10:32 GMT+7
              Nhiều người mắc sốt rét tử vong vì nhầm với bệnh khác
               
              Trong năm 2008, cả nước có 25 trường hợp tử vong do sốt rét, tăng 5 ca so vơi năm 2007. Nguyên nhân là do chủ quan người dân tự điều trị ở nhà đến khi không thấy đỡ mới nhập viện.
               
              Con số này được đưa ra trong hội nghị tổng kết ngành sáng nay tại Hà Nội. Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Sốt rét, ký sinh trùng, số ca sốt rét trong nhiều năm liên tục giảm, chính vì thế dẫn đến tư tưởng chủ quan ở cả người dân và chính quyền.
               
              Bệnh sốt rét không có dấu hiệu điển hình vì thế nhiều người thường dễ nhầm với một số bệnh sốt khác như cảm cúm, viêm họng, viêm amidan và các bệnh nhiễm khuẩn khác. Hầu hết người bệnh tử vong là do nhập viện quá muộn. Trong đó, thường là tự mua thuốc điều trị ở nhà không khỏi (3-6 ngày) dẫn đến các biến chứng ở nhiều cơ quan phủ tạng, quá khả năng cấp cứu của tuyến bệnh viện. Tỷ lệ chết trước 24 giờ cao.
               
              Bên cạnh đó, chính các cán bộ địa phương cũng tỏ ra chủ quan với bệnh, không quan tâm đến việc cập nhật phác đồ điều trị sốt rét ác tính. Vì thế khi gặp trường hợp sốt rét ác tính còn nhiều lúng túng trong xử trí.
               
              Vì thế, khi người dân có biểu hiện sốt có thể theo chu kỳ rét - nóng - vã mồ hôi, thấy mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh và rét sau đó nhiệt độ tăng nhanh, sốt cao, da khô, nóng, buồn ngủ... nên đến các trạm y tế xã để kiểm tra. Bệnh sốt rét do muỗi truyền, nếu không được điều trị sớm, đúng thuốc đặc trị, bệnh sẽ tiến triển nặng thành sốt rét ác tính, có thể tử vong.
               
              Nam Phương
               
              http://www.vnexpress.net/GL/Doi-song/2009/02/3BA0B802/
              #7
                Chuyển nhanh đến:

                Thống kê hiện tại

                Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
                Kiểu:
                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9