CHEF INFORMATION TECHNOLOGY thái san
thaisan 13.02.2009 19:15:14 (permalink)
CHEF  INFORMATION TECHNOLOGY
(vận hành kỹ thuật cao)
thái san
 
Nghe người ta đồn thổi những anh chàng làm về IT thuộc loại con ông cháu cha, tức kể từ khi được đi học trên ghế nhà trường.
Nghĩa là phải đủ tiền cho con theo học và phải mua cho con máy tính (computer) và gần như phải bán mắt với máy liên tục chẳng khác chi mấy anh chàng ham ghiền game chẳng hề biết cơm nước là gì thì mới với tới được chương trình b++ rồi đến c++ và chỉ như thế chúng ta có thể suy đoán dù nửa chừng cũng biết được là chính bản thân anh chàng ta chịu đựng tự nhận như người tu trì. Mặc dù mua một máy thời đó, vì mượn tiền nhà nước nên cho đến khi cuối cùng đã phải mất mười chín triệu đồng việt nam, cũng là quá lý tưởng, vì chẳng ai dám làm từ thời máy trắng đen, loại hai tám sáu (286), bộ nhớ bốn mê (4M), cũng đã sỹ diện hơn nhiều người.
Kể từ ngày Giám đốc công an tỉnh Lâm đồng cho người đến vây quanh nhà. Mục đích bắt những người mua kíp mìn, họ thường mua về để nổ bắt cá trong sông hồ.
Ở khu vực này những công việc bắt cá bằng mọi phương tiện như châm điện, nổ mìn là câu chuyện cơm bữa tức là gắn bó sâu với cuộc sống nơi đây. Nhưng bấy lâu nay chẳng mấy ai quan tâm hoặc theo dõi, giữ, bảo vệ cả.
Có khi nào dù chỉ một suy nghĩ nhỏ nhoi về các món đồ ấy xuất phát từ đâu, và chúng chẩn bị ra sao chẳng ai biết cả.
Chỉ lúc có một vài sự việc xẩy ra thì vội vã tìm kiếm thì hỏi sao mà nắm bắt được sự việc.
Ta thử đặt một câu hỏi những món đó thường lưu trữ ở nơi nao. Cho đến bây giờ vẫn chưa tìm thấy chúng vận chuyển ra sao, đến đâu. Làm sao lưu thông trong dân chúng, vì đồ của quân đội cơ mà.
Ông giám đốc hỏi tôi:
-Vậy chứ không buôn bán những thứ đó làm sao gia đình anh có mấy cháu vào nổi đại học. Nhìn thẳng mặt và nói dứt khoát:
-Không có cách nào nuôi con hơn nữa sao, lại nữa trong chế độ này ư?
Đuối lý ông ta và các lính nhìn tôi sững sờ rồi âm thầm rút lui, không được một câu xin lỗi. Tôi có cảm tưởng dù đã được nhà nước cho làm đến chức Giám đốc nhưng vẫn chưa đủ phong cách làm đến chức vụ như vậy, do phong cách không có. Ông bèn cúi mặt bước qua đường vào ngõ đối diện chận bắt một anh chàng người ta thường gọi chuyên gia về cá trong bào cá gọi tên là (bà hai Liên).
 
T bị bắt  vì nhiều người ton hót xàm tấu đến tai họ, thực tế họ ở xa nơi ở chúng tôi tận Đà lạt cơ mà họ nói T thường hay nổ mìn bắt cá chỉ nghe đồn thổi thế thôi, chứ chưa đích thực xem thấy và bắt giữ tang vật chứng.
Vài ngày sau T đã được thả về nhà và hiện diện trước mắt một họ cách trơn lu, làm bộ sậu LĐ càng uất ức vô lối. Lại nữa họ chẳng biết là cũng may vì T có anh em làm trên huyện cũng đảng viên từ bắc vô, nên chẳng còn lý do nào tốp đờn ca tài tử đó trụ lại nơi đây. Bèn phải từ giã với bao tốn phí ăn chực nằm chờ không phải nơi khu vực chuyên trách. Chợt nhà tôi hỏi tôi:
-Vậy thằng Khoa có đậu trường Sở Ông Đào chưa hả ông.
-Đậu rồi, có học bổng hàng tháng là sáu chín nghìn. Thường nhà tôi ít nhìn thẳng vào mắt ai bao giờ hỏi tôi:
-Ông đồng ý cho nó vào không. Ngạc nhiên tôi trừng nhìn và nói:
-Ơ hay sao lại hỏi tôi, nếu chấp thuận chính bản thân nó sẽ đến tựu trường chứ còn ai quyết định thay cho nó nữa hả bà.
-Có vậy mà cũng không biết, tôi đâm hoảng sau cú vây xét nhà ông ạ. Bà nhìn tôi chừng như muốn nói nhưng lại thôi, nín thinh. Cung cách đó đáng mến nhất nhưng cũng lại là chân căn nguyên của những tâm bệnh mà đang mang, chịu và có lẽ cho đến lúc lìa đời.
 
Mọi người khu xóm buổi chiều hôm sau chừng như muốn hỏi han gì đó nhưng coi gia đình chúng tôi như một con ghẻ kể từ lúc họ vây quanh nhà nên chẳng ai dám lên tiếng cả, vì thời thế mà cũng là vì từ đó cái tự nghĩ biến cái nguy hiểm của tôi thành cái tự hào, tức là “khôn dại tại miệng”.
Họ bắt đầu đồn, một đồn hai và cứ dần thêm thắt vào cho đến ngay chính bản thân tôi cũng có một người đối diện để hỏi thẳng:
-Vậy có điều tra gì không anh hai?
-Có gì mà điều tra. Mà cả giám đốc LĐ đến vây nhà cũng chẳng sao cả.
-Không có tội thì thôi, có tội thì ông có cắn cỏ lậy cũng chẳng tha đâu.
Cũng có kẻ nói đến tận tai tôi:
-Chắc lại cùng phòng ban với nhau nên coi như xong chứ gì.
Lúng chúng với những đa nghi vô cớ đó họ đã làm khổ tôi vô vàn. Đi đến đâu người ta tránh né tới đó.
Tôi nghĩ mai kia đến thằng út vào học tiếp chúng còn nhiều chuyện vô kể.
Quả thật chúng những tưởng nhà giầu nên bắt đầu quy nhìn chằm chặp, đến nỗi mình tưởng tượng lúc này chỉ có mình là cái rốn của vũ trụ.
Nói cho cam, cho đi học là của cha mẹ nhưng chịu học hay không là của chúng hắn.
Từ đó cho ta cũng thấy cái hãnh diện làm cho mình vui và chịu khó, khổ, để tập trung chúng đi tới. Rồi thằng anh kích thích thằng em. Sau thời gian thằng út rúc trên gác xép nóng nảy củ nhà, tu luyện làm bài hết mình rồi cũng vào được tổng hợp Sài gòn. Sau thằng anh chịu đựng qua cơn khổ, đói, no….
Và đúng như vậy thằng anh chịu khổ như hớt tóc, sạc ga quẹt trong trường để sống, thằng em dựa vào sự tuân theo sự chịu khó đó mà tiến tới, vì lúc đầu tôi có hỏi thằng anh:
-Có chịu đi học không nó nói không. Và tôi cho đi chặt tràm, vạt tép, dăm tuần sau anh bèn phải đích thân nói với bố sau khi bán tràm mười lăm ngàn một stere, và tép bắt về quá bé chẳng ai thèm mua, bèn đổ cho gà hàng xóm ăn. Vài tuần sau thấy vất vả quá cỡ kêu ầm lên:
-Thưa ba cho con đi học vì quá khổ. Tôi bèn khuyên lơn thêm lại vừa mới mua con rựa quắm mất bốn chục ngàn vn.
Tôi làm sẵn cái, cách và hướng dẫn cách nạp gaz. Thằng em bắt đầu còn nhát chưa vào trường tổng hợp bao giờ. Bây giờ mới biết ôi bao nhiêu e hèm, đi học, từ cao thượng cho đến đớn hèn. Nhất là khi vào khu nội trú.
Tuy nhiên chúng còn được phần giúp đỡ từ mọi phía như cô em gái mẹ tức bà dì, mở tiệm cho thuê băng video ở ngay ngã tư Bảy hiền nên có chỗ ở tạm, dù rằng sau này đã gây lên sự xung đột giữa cháu dì, cháu chú, tuy vẫn còn sung sướng chán.
Gần đến kỳ thi, phải chuyển chỗ, vẫn còn chỗ nương lấy vài ngày, sau chuyến đó tôi cũng hơi buồn nhưng cũng chuyển đổi an toàn, êm dịu.
 
Thời gian này là chính lúc đang xẩy ra kinh tế tập quyền, tức những lúc năm bảy chín tám mươi.
Nghĩa là tất cả đói no hoàn toàn do nhà nước đảm đang. Nên chính cha mẹ và tất cả những thành phần trong mọi gia đình phải dở tất cả thủ đoạn chống đói của đường hướng cho dễ sai bảo nhưng họ lầm và vấp phải cơn cuồng phong của cơn đói của loài người.
 
Riêng phần bố chưa nói đến trong đoạn sau khác.
 
Chính gia đình đã phải tạm dựa vào nhà nước để lập sạp bán báo, không theo ý ăn tàn.
Có thể từ những sự việc xâu sắc nhất về vật chất là chính.
Cái khó của chính sự việc là do những người quản trị nước là chưa lo cho con cháu mình chuẩn bị bước vào những điều tiếp cận với những kỹ thuật cao thì phải việc đầu tiên là cho các em, các cháu học tiếng anh ngay sau ngày bị quản trị sai và bị vấp ngay trong chương trình ngu dân hóa.
Thành thử chẳng thể nào tiếp cận cùng máy tính. Dù rằng chính bố mẹ nai lưng đạp xe đạp hằng ngày, và chính các con phụ vào nữa đi tận nơi bán báo tư nhân cũng phải mươi mười lăm cây số mua báo về bán, và cũng biết bao câu chuyện về mất xe, mất báo v..v…đón đường hỏi giấy tờ đi mua báo chí, ngoài ra còn bị thu thuế từng cuốn, bắt thu nộp cho họ nói làm một thư viện cho xã, huyện, nên chúng biết đói khổ ra sao, để sau chịu khó học hơn. Nghĩa là mỗi tháng phải nộp bao đầu sách vân..vân…
Nhưng lúc cho thu thuế, lại còn người kiểm soát giá bìa, tuy mua hai trăm vẫn chỉ về được bán hai trăm. Vì lấy lý do sạp báo của xã…huyện…v..v…
Thế người bán báo chẳng có lương, sống bằng cách nào. Cùng sinh biến. Thấy vậy tôi can đảm tiếp cận ngay. Cho con theo học máy tính ngay thằng lớn. Riêng sự bán báo thì đã có cách. Cái thủ thuật của dân là dán giá theo ý mình bán, thế là xong.
 
Có những lúc bất chợt có người xét kiểm cả chính cái sạp báo do ai đóng và phép tắc như thế nào, gỗ nạt lấy hay mua của ai, từ nguồn nhiên liệu nào, nếu va chạm đến khu cấm hoặc đến khu cấm buôn hoặc bảo tồn nào….
Cái ác và bất nhân vô ơn là sau vài năm chẳng cám ơn thì thôi còn kèo nhèo khi muốn gỡ bỏ cái bảng (sạp báo chí của huyện xã).
Thật đáng đến xấu hổ, đó là những hành động của ban bệ nhà văn hóa chứ chưa nói đến bao sự việc trong đồng, và ngoài đường săn bắt thu mua chính lương thực do người dân đã sản xuất, nay họ vận chuyển về nhà cũng không được phép (bọn ba chỉa). Một cái tên đặc biệt của vùng Đông nam bộ.
Chỉ sau khi sự việc của chị Ba Thy xẩy ra là đã vô tình hay hữu ý cứu nguy cho dân tộc, từ đó như một phép lạ.
 
Thằng nhỏ em cảm thấy vui lòng vì trên con đường học vấn cha, mẹ, các anh gần như đã hướng dẫn con đường dễ dàng hơn nên tiếp tục bước tới một cách an toàn cho đến khi ra trường lại được một bà chị trong cơ quan nhà nước thấy đẹp, giỏi, chịu khó có phong cách bèn bảo lãnh vào chỗ làm liên doanh. Chính vì chỗ này nên sau đó còn có phương tiện bước tới trong giảng đường. Tuy nhiên chẳng dám so sánh với những sinh viên nước ngoài. Cũng gọi là thành công trên bao nhiêu mặt trận, mới được đến ngày hôm nay.
Nhưng cũng vẫn nhận định rõ được chân chỗ học tiếp tục sau này. Vì dám thưa với cha mẹ:
-Con phải làm cho được một cái gì sau này.
Thật quý. Tôi nghiệm mãi mới nói cho con một câu:
-Miễn đừng theo những đường vết xe đổ. Và sao có lợi cho bản thân rồi sau đến đất nước nếu có lòng. Còn tất cả cho gió bay đi.
Những buổi tối đêm về chỉ còn hai vợ chồng “son”, tôi nói với bà già nhà:
-Thôi thế là hạnh phúc lắm rồi, bà yên tâm mà sống vui cho con cháu xúm xít nhé, đừng bao giờ lo lắng nữa vui lên đi cho chúng hồ hởi nói theo kiểu bằng từ đó.
 
Nay ngày sau tết con trâu Kỷ sửu hai nàn không trăm lẻ tám. Viết ghi lại cho các con và cầu chúc các con vui nhiều bước tới những gì cha mẹ đã giành phần cho.
Khi tôi chuẩn bị kết thúc bài viết này vẫn còn nhan nhản những câu chuyện phim xô bồ yếm thế làm cho chúng trẻ đi vào những con đường yêu đương tầm thường trên ti vi như: yêu vợ bạn, ngủ chung với chồng cũng bạn, ăn cắp trái tim em bé mới mười bốn tuổi. Làm cho nơi chốn ký túc xá sinh viên cũng đã xẩy ra vừa mang con vừa đi học, sống thử với nhau ngay trong ký túc, yêu nhau đã đành còn sống thử. Làm mất những tương lai huy hoàng của dòng giống Lạc Việt. cùn nhụt ý chí để dễ trị là bao cái sai lầm đáng phải hủy bỏ.
Ngay lúc này trên truyền hình đang lúng túng khi trả lời dân chúng cũng lúng đến đỗi phải xin ý kiến bí thư thành ủy V/v đăng sai vụ kết án tám người dân thuộc xứ Thái hà nói rằng có tội, và có ý kiến đó mới đăng lại lời xin lỗi.
Dù là cho bất kỳ ai, cha mẹ, anh em, nội ngoại tứ thân phụ mẫu miễn sao làm tròn. Đừng phiến diện, thiên lệch, chủ quan quá phải khách quan và kiểm soát. Dù sao cái tâm vẫn là chính, sao thành người tức thành nhân không bởi khỉ mà ra.
Cái khó cũng là chữ tâm nhưng gì nào, ta thử đặt vài câu như là từ tâm yên tâm, dã tâm.
Cái này ta phải xét lại và hành động cho đúng chữ tâm mà theo đuổi.
 
Cho dân chúng trông mong mỏi mòn.
Đôi lúc nhớ em, nguời yêu dấu tôi viết lên bài:
 
VIẾT CHO ANH SINH VIÊN KÊNH KIỆU
ngày xưa anh nói:
-nếu em ngồi thật im bên cạnh anh hăm bốn giờ không nhúc nhích
để nghe lắng đọng yêu thương
để môi em không trốn được
anh sẽ là thợ xây
xây đủ khô cho em cứng như tượng
hè cuối mười hai
anh đi học xa, em ở quê làng ta
cố gắng theo dõi bước chân anh về
đến bên bờ dậu cũ cạnh nhà
anh đứng không nhúc nhích bốn tám tiếng
để tìm niềm nhớ người về
không xây si măng đúc tượng
nhưng chôn chặt chân bên bờ dậu
và môi anh không định trốn
anh vẫn không hề nhớ đến
chuyện ông thợ đúc tượng xưa
 
Bài này cũng giống như câu chuyện dành cho những lúc cần phải thiền với thời cuộc.
 
 
thái san
 
 
 
 
 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 21.02.2009 10:29:51 bởi thaisan >
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9