Một ngày ở bệnh viện,
Huyền Băng 20.02.2009 05:27:36 (permalink)
Một ngày ở bệnh viện,
 
Đã lâu rồi tôi tránh tiếp xúc những nơi đông đảo vì không muốn nhìn những việc mà tôi không thích. Sáng hôm nay tôi phải đi và nơi đó là bệnh viện. Một bệnh viện lớn nhất nhì thành phố Hồ Chí Minh – Bệnh viện Chợ Rẩy. Đứng bên ngòai nhìn vẽ khang trang với 10 tầng lầu cao tôi thấy khá tin tưởng vào bệnh viện. Vào trong, vẫn sạch sẽ với những quầy thuốc, quầy thâu tiền nhận bệnh mới toanh cũng khá ấn tượng. Bước vào cuộc tôi thấy vô vàn vấn đề phức tạp. .. Tôi lấy phiếu sau một người đàn bà hơi có da thịt, nhưng do không chú ý tôi không nhìn thấy mặt chị ta. Hai cô nhân viên cấp số thứ tự nói chuyện với nhau, bà này lại đi khám bảo hiểm y tế, mau chạy lên phòng trên để nói với bác sĩ đừng cấp thuốc, bã khám nhiều lần quá bảo hiểm không chi trả đâu. Tôi rất ngạc nhiên vì điều mình vừa nghe thấy!
 
Thời gian gần đây nhà nước ở Việt Nam ta phổ cập vấn đề mua Bảo hiểm y tế, và do có nguồn dư luận Bảo Hiểm Y Tế giờ cũng tốt, nên mọi người đổ xô nhau mua, và khám bệnh khi cần thiết.
 
Vấn đề Bảo hiểm là vấn đề làm ăn, thông thường lợi nhuận rất cao. Trong giai trò trung gian, công ty lấy tiền người đóng bảo hiểm đầu tư, sinh lợi, và cấp lại cho những ai gặp vấn đề, điều dĩ nhiên là không phải mọi người đóng bảo hiểm đều gặp vấn đề và người bán bảo hiểm nói chung được hoa hồng rất hậu hỷ. Riêng ngành Bảo hiểm Y Tế các đơn vị, nhà thương công tư đua nhau vào cuộc bán hợp đồng!!!
 
May mắn hơn một vài bệnh nhân phải nằm ngồi xe lăn, giường bệnh, tôi và một số đông người đông người phải ngồi la liệt để chờ đến phiên khám chữa bệnh. Nhìn giòng người đau ốm bệnh tật vất vưởng quanh mình tôi thấy thương cho số kiếp con người lúc đau bệnh và nhất là người mà tài chính không thỏai mái lắm.
 
Câu chuyện quanh tôi nhiều vô số kể, nào là hai vợ chồng đều ốm đau bệnh họan đã hơn năm nay, cùng đến chữa bệnh, chồng thì khám khoa niệu, vợ thì khám khoa nội thần kinh. Công việc làm ăn buôn bán phải dẹp hết để lo chạy chữa bệnh tật. Người thì không may mắn, nhiều lần gặp tai nạn xe cộ, chấn thương đủ chỗ, sức khỏe yếu chồng phải dẩn đi , không đủ sức ngồi lâu phải ngã người trên ghế. Kẻ thì nhà tận Long An, con mới 9 tuổi, mắc bệnh kém trí tuệ, nhưng phải gởi cho người giữ trẻ để đi khám bệnh từ sáng sớm. Nói chung ở hàng ngàn tình cảnh mà tình cảnh nào nghe cũng bức xúc.
 
Bước vào bên trong phòng khám, hình ảnh bên ngòai của bệnh viện Chợ Rẩy biến mất trong tôi, một căn phòng dã chiến khỏang hai thước được kê hai bàn cho hai bác sĩ khám, và hai phụ tá, phòng không biệt lập mà thông phía sau với các phòng khoa kế bên với một lối đi và người qua lại xào xạt. Để khám mắt, bác sĩ kêu bệnh nhân nhìn vào cái khăn lông được treo sau lưng ông ta cách một mét nơi giòng người qua lại. Bệnh nhân của phòng khoa được gọi vào từng hai người, như vậy trên diện tích 6mét vuông lúc nào cũng có ít nhất 6 người hiện diện, vừa ồn ào vừa nhộn nhịp, tôi cảm thấy phục mấy vị bác sĩ có thể làm việc trong một tình trạng như vậy. Nhìn khuôn mặt đừ đẩn của hai vị bác sĩ, tôi thông cảm cho nỗi nhọc mệt của họ, đồng thời tôi cũng nghi ngờ khả năng chính xác trong việc khám chữa bệnh cho toa.
Anh phụ tá bác sĩ hỏi một bệnh nhân:
-         Giấy của chị trể rồi.
-         Dạ anh thông cảm, nhà tôi xa .
Tôi chẳng hiểu trể là trể thế nào, chỉ nghe anh ta trả lời.
-         Xa gì mà xa, từ Bình Phước xuống đây đâu có xa! Tôi nghe mà buồn cười vì có thể đường đi mấy chục cây số không xa lắm nhưng đường vào cổng này có mấy trăm thước thôi nhưng lọt vào thì phải mất mấy tiếng.
 
Có một chị xài bảo hiểm y tế do một nhà thương tư cấp, và giới thiệu lên đây, anh phụ tá và một bác sĩ lại dọ hỏi, bệnh viện này cấp chuyển viện vô tư quá hén, họ hỏi thăm chị để mua bảo hiểm lọai này cho người thân. Tôi không biết họ đùa hay thật. Việc chuyển viện thế nào là việc trao đổi giữa các cơ quan y tế và cơ quan bán bảo hiểm người dân chỉ đi theo tuyến bệnh mà mình cần khám. Nếu sự chuyển viện vô tư của một cơ quan nào đó có gây khó khăn cho bệnh viện Chợ Rẩy thì họ phải liên hệ trao đổi với nhau và đưa ra biện pháp khắc phục, hoặc giả tổ chức thêm phòng ban tiếp nhận bệnh để người đau ốm được khám chữa trong tình thương xót và lòng nhân ái. Người bệnh vừa bị hành hạ thân xác vì căn bệnh, vừa bị dày dò về tinh thần do người làm việc bị quá tải!
 
Mọi người sau khi khám từ các phòng khoa xong lại tập trung ở sân sau, đóng tiền nhận thuốc, vì thuốc bảo hiểm chỉ cấp hai phần bệnh nhân chi trả một phần.Con số cấp phát thuốc mỗi ngày lên đến bảy tám ngàn người qua chương trình Bảo hiểm y tế, Đây là một giai đọan không kém phần gay go. Một người đi khám chữa bệnh thường đi chung với một hoặc hai người. Nếu ở xa, họ phải chờ cùng nhau ra về, và việc chờ đợi khám chữa, lấy thuốc diễn ra từ bốn giờ sáng đến năm sáu giờ chiều là chuyện thông thường . Bệnh nhân chờ đợi la liệt đến phiên mình, tổng lưu lượng người trung bình là mười ba – mười bốn ngàn người một ngày. Một con số tính ra phát khiếp. Bệnh thì kèm với vi trùng, mà tập trung con người bệnh vào một nơi như thế này không biết có ảnh hưởng cho môi trường chung không !
 
Sau khi chờ đợi khỏang hai tiếng đồng hồ đển phiên mình đóng tiền, người bệnh lại tiếp tục chờ đợi cấp thuốc, thời gian chắc cũng độ hai tiếng. Nhân vật nào được kêu tên thì mừng quýnh quáng và lấy được thuốc ra thì thở phào nhẹ nhỏm, coi như thóat được một ngày khám bệnh, nhận thuốc. Trong tinh thần bảo hiểm, việc cấp phát thuốc là nhiệm vụ của cơ quan bảo hiểm, việc nhận thuốc là quyền lợi của người đóng bảo hiểm, đây là một hợp đồng  thương mại hai bên cùng có lợi. Nhà thương là cơ quan trung gian thực hiện hợp đồng (bán thuốc có lời). Thế nhưng tôi nghe cô y tá nói sang sảng trong micro. “Bác sĩ cho anh thuốc như vậy là nhiều lắm rồi, cái nào có thì ở đây phát, không có thì anh ra ngòai mua”  Giọng của một kẻ cả đang thay mặt chủ bố thí. Tôi không hiểu người đại diện cấp phát thuốc này được học tập và hiểu thế nào về hợp đồng bảo hiểm.
 
Một thân nhân của bệnh nhân sau khi lấy thuốc hí hửng ôm mớ thuốc ra ngòai, cũng may anh ta nhìn lại sổ khám bệnh, những giòng chữ ghi toa qua giấy than chẳng có chút nào màu sắc, mọi người nhắc anh ta, vào hỏi lại xem chứ về biết uống như thế nào. Anh ta trở vào xin toa thuốc để photocopy, lạy thượng đế, nếu trong mười mấy ngàn người có vài chục người đã ôm sổ về nhà và uống thuốc như uống bột mì thì mọi việc sẽ ra sao. Một ông đạo tuổi trung niên râu lớm chớm bạc, tu không biết bao lâu nhưng cũng không còn đủ bình tỉnh trước một việc như thế, khi nhận thuốc ông đã to giọng cảnh báo, tôi không lấy thuốc mà toa hướng dẫn không đọc dược đâu nha!
 
Tại sao nhỉ, tại sao không giải quyết được vấn đề ô hợp để đưa đến tình trạng mất thời gian, sức khỏe của người bệnh lẫn người khám chữa bệnh, cấp thuốc. Chẳng nhẽ thời đại tiến bộ thế này mà không giải quyết được những chuyện dường như khá đơn giản hay sao.
 
Rời bệnh viện khi phố đã lên đèn, trong lòng tôi cứ canh cánh về những cảnh tượng mà tôi nhìn cũng những khó khăn mà tôi nghe thấy. Tôi không biết các nước khác trên thế giới có cùng cảnh ngộ như chúng ta không, và nếu như ở đâu cũng thế thì kiếp sống này quả là bể khổ.
 
Tôi lại nghĩ, về vấn đề khám chữa bệnh, tại sao người ta không dọn phòng ốc cho rộng rãi hơn yên tỉnh hơn để việc khám chữa hiệu quả hơn, tại sao bác sĩ, y công không nhìn sâu vào nỗi đau của người bệnh để lời nói nhẹ nhàng tế nhị hơn, làm phương thuốc đầu tiên trong việc điều trị bệnh. Đối với việc cấp phát thuốc, tại sao người ta không phân chia lượng người kia ra làm hai hoặc ba lọai. Với những người địa chỉ vùng xa, ưu tiên để họ nhận thuốc ở một quày riêng trong ngày. Đối với những người địa chỉ nội thành, họ chỉ việc nộp sổ vào với một số tiền tạm ứng nhỏ, để quầy sọan thuốc, hôm sau họ trở vào là chỉ việc đóng tiền nhận thuốc, người bệnh tự đi hoặc thân nhân đi cũng được giải phóng biết bao là con người. Và số lượng con người đó trở về công sở giải quyết bao nhiêu là công việc. Vịêc giải quyết công việc hấp tấp khó tránh khỏi sai lầm, và sai lầm trong y học là một việc khó chấp nhận.
#1
    Huyền Băng 21.02.2009 07:18:00 (permalink)
    Suy nghĩ về Bảo Hiểm Y Tế,
     
    Trước đây, những người thân quen của tôi ở nước ngòai thường hỏi tôi có Bảo Hiểm Y Tế không, tôi lắc đầu, vì đối với tôi đó chỉ là phong trào được kếu gọi tham gia nhưng ích lợi thực tế cho bệnh nhân là không thậm chí còn có hại. .. Lúc vào nhà thương, khi được xem là bệnh nhân khám chữa bệnh theo bảo hiểm y tế, bệnh nhân được cấp phát thuốc theo dạng tối thiểu về giá thành nên hiệu quả cứu chữa bị hạn chế rất nhiều, thậm chí sự săn sóc cũng đi theo tinh thần bảo hiểm y tế. Tại sao vậy? Có lẽ những nhà Bảo hiểm không chi trả tiền thang thuốc cho bệnh viện đầy đủ, và nhân viên bệnh viện xem người bệnh như một của nợ của mình. Người bị thương, tai nạn giữa đường bị phía bảo hiểm đòi hỏi những giấy tờ vô lý, điều mà cơ quan quản lý phải nhìn ra và ràng buộc phía công ty bảo hiểm phải làm tốt hơn. Ví dụ, một bệnh nhân đi giữa đường bị va quẹt, người gây va quẹt chạy mất, người bị nạn phải vào nhà thương khâu băng, cơ quan bảo hiểm đòi hỏi người này phải có giấy tờ chứng minh mình bị va quẹt, ai sẽ chứng minh giữa giòng người qua lại, nếu chờ công an đến lập biên bản máu ra dầm dề không hiểu bệnh nhân còn mạng để được chi trả bảo hiểm không.
     
    Như trên đã nói, gần đây các cơ quan truyền thông giới thiệu nhiều đến việc phát triển Bảo hiểm y tế, sự lợi ích của nó với cộng đồng. Cơ chế đã được chuyển đổi một chút, người dân có phần nào tin tưởng và tham gia hợp đồng Bảo hiểm này, các bệnh viện cũng thi nhau tổ chức bán bảo hỉêm. Điều này nói lên cái gì: Lợi nhuận từ Bảo hiểm !!!
     
    Nói như thế Ban Giám đốc bệnh viện, người quản lý bảo hiểm có nhiệm vụ giáo dục cho nhân viên hiểu thế nào là quyền lợi và nghĩa vụ thực hiện hợp đồng. Đối với những y công, trợ lý, kiến thức còn yếu có thể không thấu đáo vấn đề này. Nhưng đối với bác sĩ thì không thể là không hiểu.
     
    Thế nhưng có một lần tôi được chứng kiến, một nam bác sĩ, mặt cứ buồn cứ như mây mùa thu khi bệnh nhân khám dạng bảo hiểm y tế, và giọng nói ông gắt như nắng hạ:
    -         Sao bà muốn tiểu phẩu bằng hợp đồng Bảo hiểm y tế!
    -         Dạ nếu được. ..
    -         Tôi nói trước, không được đâu nhé!
    -         Dạ nếu không được thì đóng tiền ạ!
    Thế là ông lầm lì viết giấy chấp nhận cho tiểu phẩu.
    Bệnh nhân được gọi đi nhận cấp thuốc trước rồi mới tiểu phẩu. Khi đóng tiền mới biết mình chỉ đóng có 20% tiền trên tổng trị giá, điều này nằm trong diện bảo hiểm y tế. Ô vậy lời nói của ông bác sĩ trên đây là một lời hụ dọa con nít hay sao?
    “Chóng mặt” chỉ có từ này mới diễn tả được cảm giác của người chứng kiến.
     
    Phòng tiểu phẩu là một phòng khá rộng, gồm những bồn rửa, giường nằm khám chữa… tuy được khử trùng, vào phải bỏ dép nhưng lại được một anh y tá mở cửa đứng nửa trong nửa ngòai khỏang mười phút, có lẽ những con vi trùng của khu đây có kỷ luật cao, biết là không được phép xâm nhập, sẽ không xâm nhập. Thượng đế ơi trình độ ý tá sao mà kém cõi qúa.
     
    Bác sĩ tiểu phẩu thì sao, khá tốt, nhẹ nhàng, ân cần xứng đáng với danh hiệu lương y như từ mẫu, một hình ảnh mà ai đó một lần tiếp xúc khó quên. Cũng là bao nhiêu công việc phải làm tại sao người ta không chọn cách tiếp xúc thân thiện để mọi người có thể thông cảm hiểu nhau trong tình tương thân tương ái. Không biết có phải nhờ lòng nhân ái của cô bác sĩ này không mà bệnh nhân từ ngày được tiểu phẩu đến ngày rút chỉ không hề đau đớn. Nhưng sau khi được anh y tá đứng nửa trong nửa ngòai rút chỉ thì vết thương đau hơn và cơn đau kéo dài...
     
    HB
    #2
      Huyền Băng 30.07.2009 21:48:04 (permalink)
      Bây giờ không phải là ngày mà là một đêm...
       
      Không biết năm nay sao gì chiếu vào mà tôi cứ phải vào ra bệnh viện và chứng kiến những cảnh mà thật lòng không chịu nỗi.
       
       
      Đưa người thân vào phòng cấp cứu của bệnh viện Chấn thương chỉnh hình để "cấp cứu..." Phòng tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu chỉ có một anh thư ký. Anh ngồi nhận sổ ghi bệnh, bệnh nhân xếp hàng chờ được cấp cứu, kẻ thì còn ngồi được nhưng máu nhiểu giọt, kẻ nằm hoi hóp, họ được đề nghị đóng tiền để chụp x quang, nhưng phòng x quang của khoa cấp cứu thì vắng bóng chuyên viên chụp!!! Cũng phải mất nửa tiếng mới xuất hiện anh chàng chụp hình và bệnh nhân cấp cứu sau khi được chụp hình lại tiếp tục ngồi, nằm chờ bác sĩ khám bệnh. Thân nhân nào cũng lo lắng bức xúc đứng ngồi không yên, nhưng anh thư ký nhận hồ sơ thì chắc quá quen với các cảnh đau lòng nên tỉnh bơ. Hai mươi phút sau ông bác sĩ xuất hiện, mọi người khẩn trương lên để đợi phiên khám, nhưng ông bác sĩ này lại bận chuyện trò với bác sĩ khác một lúc...
       
      Sau khi khám bệnh phân lọai vết thương và đưa ra những đề nghị cần thiết với bệnh nhân, bệnh nhân cần được giải phẩu thì đưa vào phòng chờ giải phẩu. Ở đây tôi thấy một bệnh nhân tay bị thương máu ra đầm đìa ướt cả áo nhà thương vừa phát. Bệnh nhân này còn rất trẻ, nên sức cũng khỏe chứ như người già chút thì chắc phải ngất thôi. Cô y tá đến đề nghị bệnh nhân này ký tên giải phẩu, nhưng không đở bệnh nhân dậy trong khi bệnh nhân đã phải treo một tay, phải khó khăn lắm bệnh nhân này mới ngồi dậy được để ký tên vào bảng cam kết đồng ý giải phẩu. Máu chảy thấm ướt hết cuộn băng thun nơi tay của bệnh nhân và nhiểu ròng ròng xuống nền bệnh viện, cô y tá bảo bệnh nhân kêu người nhà đi mua băng thun khác để thay. Tội nghiệp cho bệnh nhân là không có người nhà, và phải chịu đựng máu chảy thấm ướt như thế, mãi một lúc sau có một nhân viên cùng sở với bệnh nhân đã đưa bệnh nhân đến bệnh viện vào hỏi thăm tình trạng mới biết cần thay băng, và anh này đã bỏ tiền túi ra mua băng thay cho người bệnh. Tôi cũng trong tâm trạng thắp thỏm với người thân, không hiểu tình trạng thân nhân mình thế nào và sẽ được giải quyết khi nào. Vết thương lớn nhỏ gì thì cũng phải nằm "yên" chờ đợi ở  phòng tiền phẩu khoảng bốn tiếng đồng hồ sau đó mới được đưa vào xử lý.
       
      Trong khi cùng chờ đợi, tôi được nghe về cậu thanh niên máu chảy đầm đìa mà tôi được chứng kiến.
       
      Cậu ta bị tai nạn lao động trong lúc làm việc, vết cắt ở  hai ngón tay vào lúc 11 giờ trưa ở Thuận An, người bạn cùng sở đã chỡ anh đến bệnh viện Lái Thiêu để khâu lại, nhưng họ chỉ băng sơ và cho ngồi chờ, sau hai tiếng đồng hồ nhìn anh bạn công nhân máu chảy suốt, anh này quyết định đón taxi chỡ anh bạn CN xuống bệnh viện Chấn Thương chỉnh hình thành phố, taxi đến nơi là 4 giờ 30 chiều nhưng rồi cũng phải chờ tiếp tục trong tình trạng máu ra như thế. Bệnh nhân nay là người từ Miền Tây lên thành phố làm việc, và mãi đến 9 giờ tối thân nhân mới lên tới để lo cho bệnh nhân.
       
      Cô gái chị bệnh nhân trông cũng rất trẻ, giọng nói cũng nhỏ nhẹ hiền từ, cô ta kể:
       
      - Nó mới lập gia đình, lên Thuận An xin làm công nhân để có cuộc sống tự lập. Lương không biết được bao nhiêu, trước mắt phải mướn phòng trọ, trả trước đâu ba bốn trăm gì đó một tháng, làm đến nay vừa tròn một tháng, lương thì chưa được lãnh, nhưng giờ lại gặp tai nạn, gia đình lo rầu quá!
      Anh bạn làm chung sở với cậu em trấn an:
      - Gia đình không phải lo lắng quá, sở sẽ lo chi phí viện cho mà!
      Tôi nghe mà bối rối trong lòng, một vết thương tiện chi suốt 12 tiếng đồng không được xử lý, liệu khi xử lý có còn kịp hay không?
      Khỏang 00 giờ 20 phút, bệnh nhân này được đưa vào phòng mổ, và sau khi khám bác sĩ gọi thân nhân cho biết phải tháo khớp hai lóng tay. Cô chị mặt mày thất thiểu, rồi gật đầu đồng ý chứ biết sao bây giờ.
       
      Ngồi im lặng giữa trời đêm trong khỏang sân nhỏ của bệnh viện, nơi được trồng một số cây kiểng và cũng là nơi được bỏ một số đồ phế thải lổn ngổn...tôi co hai chân lên vì sợ những con chuột chạy rong, đầu óc tôi cũng lổn ngổn và miên man đủ thứ chuyện, vừa lo lắng cho thân nhân mình vừa nghĩ đến thanh niên bị tai nạn này, tuổi đời cậu ta quá trẻ, là con nhà nghèo khó khăn, đôi tay là vô cùng cần thiết đối với họ trong việc kiếm sống, thế mà mới bước vào đời đã phải chịu cảnh tàn phế. Công ty, hảng sở nơi họ làm việc có thể trả viện phí cho họ trong lúc này, gánh đở cho họ được một phần phí tổn, nhưng quảng đời còn lại của họ thì sao? Nếu lui về thời gian trước đây mươi năm, khi y học của chúng ta còn nghèo nàn lạc hậu thì việc mất chi là chuyện phải đành, nhưng trong hiện tại, khi báo chí vẫn luôn hô hào về sự tiến bộ ngành y học, với những ca nối ghép chi thành công, cũng như những lời khuyên hãy đến bệnh viện nhanh chóng khi bị tiện chi để được tháp nối lại. Thử hỏi thời gian gian có thể tháp nối là bao nhiêu tiếng sau khi bị tai nạn, 12 tiếng chăng?
       
      Sau cuộc giải phẩu các bệnh nhân được đưa lên trại...
       
      Buổi sáng ở trại, sau khi bác sĩ khám bệnh, y tá vào thay băng cho bệnh nhân. Thân nhân bệnh nhân đứng ở hành lang chờ, cô y tá lệnh cho thân nhân của mỗi bệnh nhân đi mua băng gạt thay cho bệnh nhân đó, nhưng không lệnh một lần, mà lúc thì kêu đi mua gạt, lúc thì kêu mua băng thun, lúc thì kêu mua thuốc... bao nhiêu bệnh nhân thì bấy nhiêu thân nhân phải chạy như vịt từ tầng ba xuống tầng trệt, người nào đi ít thì cũng hai lần, người nào thân nhân thương tích nặng cần nhiều thứ linh tinh thì đi được năm lần xem như tập thể dục buổi sáng (sau một đêm dài mỏi mệt theo dõi bệnh tình của người thân mình). Chỉ khổ nỗi những thân nhân đó không phải tòan là thanh thiếu niên khỏe mạnh, mà có cả người già, người bệnh khớp nhưng phải cố gắng lê lếch để xuống lầu mua hai miếng gạt năm ngàn, rồi lên lầu, xong xuống lầu mua hai cái băng thun hai chục ngàn.
       
      Tại sao lại có một cách tổ chức lạ lùng trong việc chăm sóc bệnh nhân như thế.
       
      Tôi ngẫm nghĩ  những người có mặt trong trại này là những người có thân nhân, nếu ai đó vô thân tứ cố, gặp tai nạn, đưa vào cấp cứu, không có người đi mua băng để băng cầm máu thì lúc nào bệnh viện mới xuất băng để băng cầm máu cho bệnh nhân này.
       
      Khi bệnh nhân nhập viện, thân nhân đã phải đóng tiền ứng trước, thường là bệnh viện thối tiền lại khi xuất viện. Tại sao bệnh viện không bỏ bông băng ra thay băng cho bệnh nhân nội trú, và tính tiền vào hóa đơn mà lại buộc bao nhiêu con người phải chạy lên chạy xuống một cách không hợp lý tạo thêm sức tải về lưu lượng người đi lại trong bệnh viện một cách không cần thiết trong khi trên cơ bản bệnh viện đã quá đông người đến khám chữa bệnh.
       
      Và với bệnh nhân không thân nhân chỉ được ai đó vì lòng tốt chỡ đi cấp cứu lo cho nhập viện rồi sau đó ai là người đi mua băng cho y tá thay hay chính bệnh nhân phải tự tìm cách giải quyết cho mình...Đã nói là bệnh nhân và lại là bệnh nhân của chấn thương chỉnh hình, việc di chuyển sau khi mới phẩu thuật là không thể, ôi thật là khó nghĩ...
       
      Hy vọng một lúc nào đó, người chữa, người chăm sóc cho bệnh nhân ngồi lại suy nghĩ, đặt mình vào hoàn cảnh bệnh nhân, hoặc thân nhân của bệnh nhân để có những biện pháp hợp lý, hợp tình hơn giảm bớt hậu quả mất mát đau thương của bệnh nhân, cũng như giãm bớt nỗi lo âu khốn khổ của thân nhân bệnh nhân. "Bởi vì không ai muốn mình là người ốm đau bệnh họan"

      Huyền Băng 
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 31.07.2009 10:02:23 bởi Huyền Băng >
      #3
        Huyền Băng 21.08.2009 20:54:02 (permalink)
        Chuyện dài... bệnh viện.
         
        Hôm nay tôi được bà lão tám mươi lăm tuổi nhờ đi cùng đưa một bà lão chín mươi sáu tuổi nhập viện.
         
        Hai bà lão này rất chí khí và tự lực, với cái tuổi vượt quá thất thập cổ lai hy, nhưng hai bà vẫn tự lo, tự giải quyết cho mình mọi vấn đề, và giới hạn việc làm phiền người khác... Biết được những khó khăn của tuổi già và sự trơ trọi của họ, tôi đã tình nguyện đưa họ đi để có thể đỡ tay, đỡ chân dù chân tay tôi cũng không giỏi giang gì lắm...! Nơi hai bà xuất phát để đến bệnh viện khá xa Sài Gòn, nhưng để chị mình được điều trị tốt, bà em đã không quản xa xôi, tốn kém... Tôi theo họ để có thể chạy lên chạy xuống, chạy tới chạy lui khi Bệnh viện có yêu cầu, còn tiền án bệnh của bà lão chín mươi sáu thì chỉ có bà tám mươi lăm tuổi mới biết.
         
        Vì dự trù phải điều trị trong một thời gian dài, nên hai bà đem lỉnh kỉnh, nào thức ăn, nào quần áo, nào vật dụng cần dùng. Nói chung như một cuộc dọn nhà. Chúng tôi ngồi chờ đợi thủ tục nhập viện, thật là nóng ruột, không biết chừng nào thì mới được bác sĩ khám tới để có thể nhập viện. Tôi bảo cùng bà em, hay cô đem bớt những đồ không cần thiết về gởi nhà người quen đi cho gọn, rồi trở lại... bà nghĩ có lý, và ra xe chỡ bớt một ít đồ về. Bà vừa đi khỏi, tôi nhìn mớ đồ còn lại mà thất thanh hồn vía, chúng nó quá tay ôm của một người. Làm sao đây! Tôi lóng nhóng lo lắng, và ngay lúc đó người điều dưỡng đi ra cho biết là sẽ chuyển bà lão 96 tuổi lên trại... yêu cầu tôi đở bà lên xe... Đồ đạc thì không được mang vào phòng khám, tôi phải vất ở ngòai và vào đỡ bà lão lên xe, cô điều dưỡng bắt đầu tăng tốc, tôi sợ lạc, thế là tôi gôm hết cái mớ linh tinh nào xắc tay nào giỏ xách, nào thùng lương thực, nào đồ dùng, cái kẹp nách, cái nghéo tay, cái máng cổ chạy lê bê lết bết theo cô điều dưởng trên đường đua bệnh viện. Khi lên đến nơi bỏ đồ đạc xuống, tôi cũng phì cười vì không hiểu bằng cách nào mình lại ôm hết những thứ ấy trong khi bình thường một túi mình cũng chẳng xách nổi...
         
        Bà lão 96 tuổi tuy phải nhập viện nhưng trí óc vẫn còn tương đối minh mẫn so với những người đồng trang của bà. Khi kêu bà ôm cổ để tôi đở bà lên giường, bà vẫn còn đùa với tôi là cho bà ôm hôn một cái. Thật là khó tìm thấy một bà lão tuổi đã cao mà vẫn còn dí dỏm yêu đời. Bà bị bệnh tiểu đường cũng mấy năm rồi, nhưng do quyết chí ăn kiêng khem nên sức khỏe vẫn duy trì ở mức khá. Gần đây do bị tổn thương ngòai da, và cũng do có kiến thức về y học, nên bà đã quyết định đến bệnh viện sớm để điều trị cho dễ.
         
        Nhìn bà nằm trên chiếc giường bệnh viện, mái tóc bạc phơ người hơi gầy, gương mặt hiền từ, tôi thấy thương làm sao. Bà nói chuyện chậm rải, chửng chạc theo thói quen của mình:"Chết thì hỏng sợ chết, nhưng sợ để lâu bị họai tử tháo khớp nên phải đến đây!" Vì chưa được đưa vào phòng, phải nằm ở hành lang lầu 2, gió thổi lạnh, tôi phải tìm một chiếc khăn để che bớt gió cho bà. Với tuổi đời này, với sức khỏe ấy, tuy là có khá hơn những người đồng tuổi, nhưng tôi vẫn thấy mỏng manh làm sao! Tôi nghĩ, con người khi vào độ tuổi này rồi, không thể sống một mình không có người bên cạnh. Thế mà bà đã sống như thế giữa nơi quạnh vắng trải qua nhiều năm tháng.
         
        Tôi thật sự không nắm rõ bệnh tình của bà nên tôi rất lo lắng vì ngại bác sĩ hỏi. Bà lão em đã trở vào, tôi yên chí thêm một chút!
         
        Một nử bác sĩ ngòai bốn mươi bước đến khám bệnh, bà thẩm vấn bà lão chín mươi sáu, bà lão tám lăm tuổi sợ chị mình tai ngờ nghệch không nghe rõ, vội bước đến trả lời, nử bác sĩ này nạt ngay bà lão tám mươi lăm: -Tôi không hỏi bà, tôi hỏi bệnh nhân. Tôi nóng mặt quá nhưng phải thinh lặng. Việc bác sĩ muốn xác định hơi sức của bệnh nhân là chuyện chuyên môn, nhưng đâu cần phải nạt nộ một người đáng tuổi mẹ mình. Hay tại vì bà nghĩ là nghề nghiệp của mình có chữ bác đằng trước thì ai trước mặt mình cũng là nhỏ?
         
        Bà lão em buồn buồn ngồi xuống, cứ thắp thỏm sợ chị mình khai bệnh không đúng.
         
        Nữ bác sĩ lại hỏi bệnh nhân:
        - Bà đau làm sao mà vào đây?
         
        Bà lão chị chấp tay lại, cũng với giọng chậm rải đáp:
        - Tôi bị tiểu đường, tôi vẫn uống thuốc bác sĩ cho, nhưng chân tôi bị viêm lở, tôi nghe khuyến cáo là bệnh nhân tiểu đường khi có vết thương phải sớm vào bệnh viện điều trị.
         
        Nữ bác sĩ lại hỏi:
        - Thế bà điều trị bằng thuốc gì?
         
        Bà lão vẫn chấp tay trả lời
        - Tôi cũng không nhớ!
         
        Nữ bác sĩ lại hỏi:
        - Thế bà đi khám bệnh ở đâu mà nói bà tiểu đường, bà có sổ không?
         
        Bà lão đáp:
        - Dạ có nhưng khi đi tôi lại bỏ quên ở nhà rồi.
         
        Nữ bác sĩ lại to tiếng:
        - Bà đau lâu rồi đâu phải mới đau mà không biết. Bà đi khám bệnh phải mang theo sổ chứ!
         
        Bà lão đáp:
        - Dạ tôi quên.
         
        Nữ bác sĩ lại nói to tiếng:
        - Bà bệnh bà phải nhớ chứ!
         
        Tôi nhìn vị nữ bác sĩ mà ngán ngẫm cho cái trình độ tâm sinh lý học của bác sĩ này. Là bác sĩ hơn ai hết, biết người già ở tuổi gần trăm làm sao có thể nhớ mình uống thuốc gì, và đi điều trị những đâu. Là bác sĩ phải hiểu rằng người già dễ buồn dễ tủi, đâu thể nạt nộ như thế khi đi vào điều trị cho họ. Tôi không biết có bao nhiêu bác sĩ như thế, và khi họ bước vào tuổi tám - chín mươi, không biết họ còn có thể trả lời lưu lóat như bà lão chín mươi sáu đã trả lời họ.
         
        Tôi nhớ có lần tôi hỏi bà lão chín mươi sáu tuổi, lúc cô rãnh rổi cô thích giải trí thế nào? Cô thích xem phim, nghe nhạc... hay đọc sách.
         
        Bà trả lời tôi:
        - Tôi thích đọc sách. Nhưng giờ mắt tôi kém lắm rồi không đọc được nữa.
         
        Tôi lại hỏi:
        - Thế cô thích đọc sách gì? Tôi muốn tìm hiểu thể lọai sách mà bà thích để tôi có thể lên mạng tìm audio truyện về cho bà nghe)
         
        Bà trả lời tôi:
        - Tôi chỉ đọc những sách dạy làm người.
         
        Có lẽ vị nữ bác sĩ học nhiều sách về y học nhưng lại không được học lọai sách mà bà lão này yêu thích, nên cách sử sự thật là...!
         
        Tôi buộc miệng nói với vị bác sĩ:
        - Bệnh nhân lớn tuổi rồi làm sao nhớ được gì, tôi không phải là người thân nên cũng không nắm rõ bệnh. Bác sĩ coi như không nghe bà nói gì, bác sĩ cứ khám và xét nghiệm  từ đầu.
        ...........
         
        Ước gì có nhiều người yêu quý lọai sách dạy làm người và luôn đọc, trau giồi bổ túc cho kiến thức chuyên môn của mình để những người sống liên đới với họ không bị bức xúc.
         
        Huyền Băng
        #4
          Chuyển nhanh đến:

          Thống kê hiện tại

          Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
          Kiểu:
          2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9