Tranh Levitan
Đan Đan 24.02.2009 19:20:19 (permalink)
 
Những người yêu thích hội hoạ, không ai là không biết đến Levitan. Đứng trước những bức tranh đẹp của họa sỹ thiên tài người Nga. Ấn tượng và gây cho người xem nhiều cảm xúc nhất là những bức tranh nông thôn và làng mạc Nga. Hoạ sỹ thổi hồn vào tác phẩm, lay động cảm quan từ những màu tinh tế, gần gũi thiên nhiên nhất.
Đan Đan xin giới thiệu dần với mọi người về một số bức tranh của Levitan mà Đan thích, ha!
Chân dung hoạ sỹ Levitan và một số bức tranh về thiên nhiên






 
#1
    Đan Đan 24.02.2009 19:22:31 (permalink)
    Lêvitan không được lĩnh danh hiệu hoạ sĩ, người ta cấp cho chàng tấm bằng thày giáo dạy môn viết tập.

    Cùng với mảnh bằng thảm hại đó đã bước vào đời một trong những hoạ sĩ tinh tế nhất thời đó, người bạn sau này của Tsêkhôp, người ca ngợi đầu tiên và hãy còn rụt rè của thiên nhiên Nga.

    Ở gian chứa đồ trong làng Macximốpka, nới Lêvitan sống mùa hè, anh em Tsêkhôp treo một cái biển: Quỹ cho vay của thương gia Ixak Levitan.

    Mơ ước về một cuộc sống vô tư cuối cùng đã được thực hiện. Levitan đánh bạn với hoạ sĩ Nikôlai Tsêkhôp, với gia đình Tsêkhôp và đã sống cùng họ ba mùa hè. Vào khoảng thưòi gian đó, nhà Tsêkhôp năm nào cũng về nghỉ hè ở làng Bapkin gần Tân Giêruxalem.

    Gia đình Tsêkhôp là một gia đình gồm những người tài năng, ồn ào và hay giễu cợt. Trong nhà họ không bao giờ ngớt những câu nói đùa. Mỗi chuyện cỏn con, cả đến cuộc đi câu cá giếc hoặc một chuyến đi dạo trong rừng hái nấm cũng biến thành một sự kiện vui vẻ. Từ sáng, những câu chuyện bịa, những tiếng cười ha hả đã bắt đầu quanh bàn trà. Tiếng cười không lúc nào lặng đi cho đến khuya. Mỗi nét ngộ nghĩnh của con người hoặc một chữ tức cười lập tức được mọi người hưởng ứng và làm cớ cho những câu nói đùa, những chuyện bỡn cợt.

    Levitan là người bị làm tình làm tội nhiều nhất. Ông thường xuyên bị lên án trong bất cứ tội pha trò nào và cuối cùng mọi người tổ chức toà án để xử ông. Antôn Tsêkhôp hoá trang làm công tố viên đọc lời buộc tội. Thính giả cườI bò ra, Nikôlai Tsêkhôp giả làm một nhân chứng ngốc nghếch. Ông đưa ra những lời khai lộn xộn, lẫn lộn cái nọ với cái kia, sợ hãi và trông ông giống như anh chàng nông dân của Antôn Tsêkhôp trong truyện ngắn Tên bất lương - cái anh chàng tháo êcu ở đường sắt làm quả cân. Alêchxanđơ Tsêkhôp - trạng sư- lên giọng ngâm nga một bài diễn văn khoa trương như một diễn viên.

    Đặc biệt riêng khuôn mặt Ả rập đẹp trai của Levitan làm tội ông nhiều hơn cả. Trong các thư từ gửi đi, Tsêkhôp thường nhắc đến sắc đẹp của Lêvitan. "Tôi sẽ đến với anh, đẹp như Levitan", ông viết, "anh ta uể oải như Levitan".


    Levitan - Self-portrait
    1880s, Indian ink, brush and white on yellow paper

    Nhưng tên của Levitan không phải chỉ là hình tượng của sắc đẹp nam giới mà còn là của cái đẹp đặc biệt của phong cảnh Nga. Tsêkhôp tạo ra tính từ lêvitan và dùng nó rất đạt.

    "Phong cảnh ở đây còn lêvitan hơn ở chỗ các anh…"- ông viết trong một bức thư. Cả tranh của Levitan cũng khác nhau nữa - những bức tranh lêvitan hơn những bức kia.

    Lúc đầu cái đó tưởng như chỉ là một câu nói đùa, nhưng càng về sau càng thấy rõ trong cái chữ bông đùa đó có một ý chính xác - chữ đó biểu hiện được cái duyên dáng của phong cảnh miền trung nước Nga mà trong tất cả các hoạ sĩ thời bấy giờ chỉ có mỗi một mình Lêvitan là đưa được lên nền vải.

    Mặc dầu cuộc sống tràn đầy vẻ đẹp mùa hè, Levitan vẫn làm việc rất nhiều. Tường trong nhà kho của ông - trước kia là chuồng gà- treo đầy phác thảo suốt từ trên xuống dưới. Mới thoạt nhìn người ta cũng chẳng thấy gì mới trong những phác thảo ấy - vẫn những con đường uốn khúc quen thuộc biến mất sau những ngọn núi nghiêng nghiêng, những cánh rừng, những chân trời xa, trăng sáng bên trên những hàng rào thôn dã, những con đường mòn đầy dấu giày đan giữa đồng, những đám mây và nhữngcon sông lười biếng.

    Cái thế giới quen thuộc hiện lên trên nền vải, nhưng trong nó vẫn có một cái gì rất riêng mà những danh từ nghèo nàn của con người không diễn đạt nổi. Những bức tranh của Levitan gợi lên trong con người cái đau như là những hồi ức về những ngày xa lắc xa lơ nhưng bao giờ cũng vẫn cứ làm ta mê mẩn.

    Lêvitan là họa sĩ của phong cảnh buồn. Phong cảnh bao giờ cũng buồn khi con người buồn. Nền văn học và hội hoạ Nga đã nói đến trong hàng thế kỷ những bầu trời đáng ngán, những cánh đồng xơ xác, những mái nhà tranh đen đủi, những bài ca ngân trong gió đối với ta khác nào những giọt lệ của mối tình đầu.


    Autumn Landscape with a Church
    1890s, Pastel on paper
     
    (ST)
    #2
      Đan Đan 24.02.2009 19:24:55 (permalink)
       
      Levitan và mùa thu


      Sau này Lêvitan nhớ lại mùa hè ở Xantưkôpka như một mùa hè khó khăn nhất trong đời. Trời nóng hầm hập. Hầu như ngày nào dông bão cũng phủ kín trời, sấm nổ rền, cỏ dại dưới cửa sổ xào xạc trong gió, nhưng không có lấy một giọt mưa rơi. Những khi trời chập choạng tối mới đặc biệt khó chịu. Ở trên ban công bên biệt thự hàng xóm, người ta đốt đèn. Những con bướm đêm kéo đến như những đám mây, đập mình vào kính đen. Trong sân quần bóng đập chan chát. CÁc cậu học trò trung học và các cô gái đùa cợt, cãi vã cho đến hết ván, và rồi tới khuya một giọng nữ hát ngoài vướn một bản tình ca buồn rượi.

      Giọng em đối với anh vừa âu yếm vừa uể oải…

      Lúc đó là lúc những bài thơ của Pôlônxki, Maikốp và Apukhơtin còn nổi tiếng hơn là những âm điệu giản dị của Puskin, đến nỗi Lêvitan cũng chẳng biết lời bản tình ca là của Puskin. Tối tối, từ bên này hàng rào chàng nghe giọng hát của thiếu phụ không quen biết, chàng nhớ thêm một bản tình ca nữa, bài hát nói về chuyện "tình yêu nức nở" như thế nào. Chàng muốn được thấy thiếu phụ, người có giọng hát sao mà buồn và thánh thót, muốn được thấy các cô gái chơi quần vợt và các cậu học trò trung học vẫn thường dồn những quả bóng gỗ đến tận nền đường sắt với tiếng reo hò chiến thắng. Chàng muốn được uống trà trong những ly sạch trên ban công, lấy chiếc thìa con động vào lát chanh, đợi một lúc lâu cho mứt mơ từ cái thìa con ấy chảy xuống thành một sợi chỉ trong suốt. Chàng muốn cười phá lên và cợt nhả, chơi trò "Cháy đi", hát cho tới nửa đêm, chạy thật nhạnh với những bước khổng lồ và nghe tiếng thì thào cảm động của những cậu học trò trung học về nhà văn Garsin, người viết truyện ngắn Bốn ngày bị sở kiểm duyệt cấm. Chàng muốn được nhìn vào đôi mắt của thiếu phụ đang hát nọ : Mắt của những người đang hát bao giờ cũng chỉ hé mở và trành ngập nỗi buồn tuyệt đẹp.

      Nhưng Lêvitan, nghèo, chàng gần như một người hành khất. Chiếc áo vét tông kẻ ô vuông cuối cùng đã rách tan. Chàng đã lớn vượt ra ngoài chiếc áo đó. Đôi tay lem nhem sơn dầu thò ra ngaòi ống tay áo như chân một con chim. Suốt mùa hè Lêvitan đi đất. Trong bộ y phục như thế làm sao chàng có thể đến trước mặt những người vui tươi đi nghỉ ở biệt thự kia được.

      Và Levitan lẩn tránh. chàng lấy một chiếc thuyền và ra bãi sậy trên hồ làm phác thảo: Trên thuyền không ai ngăn trở chàng. Vẽ phác thảo trong rừng hoặc trên những cánh đồng thì nguy hiểm hơn. Ở đó chàng có thể chạm trán với chiếc dù màu tươi của một bà quý phái đang đọc tác phẩm của Anbốp trong bóng bạch dương hoặc một bà gia sư đang cục ta cục tác đưa lũ trẻ đi dạo.

      Mà không ai có tài khinh khi sự nghèo túng bằng các bà gia sư. Lêvitan trốn những người đi nghỉ mát, nhớ thiếu phụ hát đêm và vẽ phác thảo. Chàng quên bẵng mất rằng ở trường chuyên nghiệp hội hoạ và điêu khắc, Xavraxop đã tiên đoán cho chàng danh tiếng của Côro, còn các bạn chàng - anh em Kôrôvin và Nicôlai Tsêkhôp - lần nào xem tranh chàng cũng cãi vã về cái đẹp của phong cảnh thực sự ở nước Nga. Cái danh tiếng tương lai của Côro ấy chìm nghỉm trong những cơn hờn giận cuộc đời, đôi khuỷu tay áo rách và những đế giày vẹt gót.

      ...

      Lêvitan cố vẽ sao cho trong tranh của chàng có thể cảm thấy được không khí đang lấy cái trong vắt của nó mà ôm ấp từng ngọn cỏ, từng chiếc lá và từng đống cỏ khô. Mọi vật chung quanh hình như bị ngập trong một cái gì bình thản, lấp lánh và xanh biếc. Lêvitan gọi cái gì đó là không khí. Nhưng đó không phải là cái không khí mà chúng ta thấy. Chúng ta thở hít nó, chúng ta cảm thấy hương của nó, cái lạnh hay ấm của nó. Còn Lêvitan thì cảm thấy không khí là một môi trường vô tận của thứ vật chất trong suốt, nó mang tới cho những bức tranh của chàng chất dịu mát làm ta phải mê say.

      Mùa hè hết. Giọng hát của thiếu phụ không quen biết vắng dần. Một hôm, vào lúc chiều tối, Lêvitan gặp ở cổng nhà mình một thiếu phụ trẻ. Đôi tay nhỏ nhắn của nàng trắng lên dưới lần ren đen ở cổ tay. Mây đen mềm mại phủ khí trời. Mưa lác đác. Ở các mảnh vườn con trước cửa, hoa xông lên mùi đắng. Các mũi tên hiệu đường sắt đã lên đèn

      Thiếu phụ không quen biết đứng ở cửa và cố giương chiếc ô nhỏ nhưng không sao mở được. Cuối cùng, chiếc ô xoè ra và mưa bắt đầu reo trên mặt lụa. Thiếu phụ chậm chậm bước đi ra ga. Levitan không nhìn thấy mặt nàng, chiếc ô che khuất. Nàng cũng không nhìn thấy mặt Levitan mà chỉ thấy đôi chân không giày bẩn thỉu của chàng và nhấc ô lên để khỏi vướng vào chàng. Trong ánh sáng mờ mờ chàng nhìn thấy một khuôn mặt nhợt nhạt. Chàng cảm thấy khuôn mặt ấy quen quen và xinh đẹp.

      Levitan trở về căn phòng nhỏ của chàng và nằm xuống. Ngọn nến bốc khói, mưa rú rít, những người say rượu nức nở ngoài ga. Nỗi buồn nhớ tình yêu của mẹ, của chị, của đàn bà đã bước vào tim chàng từ đó và không rời bỏ chàng cho tới những ngày cuối cùng của cuộc đời chàng.

      Đúng vào mùa thu năm ấy, Levitan vẽ bức Một ngày thu ở Xôkônniki. Đó là bức tranh đầu tiên của chàng trong đó mùa thu xám và vàng, buồn như cuộc sống nước Nga thời bấy giờ, như cuộc sống của bản thân Levitan, thở hơi ấm nhẹ nhàng từ nền vải làm người xem đau nhói nơi tim.

      Trên con đường nhỏ trong công viên Xôkônniki một thiếu phụ trẻ mặc đồ đen đi trên những đám lá rụng - thiếu phụ mà giọng hát của nàng Levitan không thể nào quên. "Giọng em đối với anh vừa âu yếm vừa uể oải…", nàng đi một mình giữa rừng thu, và cái cô độc ấy vây lấy nàng bằng một cảm xúc buồn rầu và tư lự.

      Một ngày thu ở Xôkônniki là bức phong cảnh duy nhất của Lêvitan trong đó có người, mà cũng lại là do Nikôlai Tsêkhôp vẽ thêm vào. Sau đó, trong tranh của Lêvitan không bao giờ có người nữa. Người đã được thay thế bằng những khu rừng, những đồng cỏ, những dòng nước lũ mù sương và những túp lều nghèo đói của nước Nga, những túp lều câm lặng và cô độc như con người câm lặng và cô độc thời bấy giờ.


      Autumn Day. Sokolniki
      1879, Oil on canvas
       
      (ST)
      #3
        Đan Đan 24.02.2009 19:40:52 (permalink)
        Tranh Levitan Văn hóa - Nghệ thuật. ... Tranh của Levitan chính là cảnh vật và tâm hồn Nga, điều đó làm cho ông trở thành bất tử. ...
         













        Qua vực nước sâu (1892)






        Chuông chiều, 1892








        Ngày nắng, 1876
        Ngay từ khi còn ở trường Levitan đã bộc lộ thiên hướng về tranh phong cảnh và phần lớn các tác phẩm sau này của họa sĩ đều tập trung vào đề tài phong cảnh nông thôn hoặc thiên nhiên nước Nga. Những tác phẩm theo trường phái hiện thực của Levitan nổi tiếng với khả năng miêu tả chân thực vẻ đẹp của thiên nhiên Nga, đồng thời cũng truyền vào đó cảm xúc và tinh thần của tác giả. Có thể kể tới các bức tranh Mùa thu vàng miêu tả mùa thu ở vùng nông thôn Nga với sắc vàng chủ đạo, bức Rừng bạch dương vẽ lại những cánh rừng bạch dương Nga vào mùa xuân với sắc xanh chủ đạo hay bức Cái yên tĩnh vĩnh hằng miêu tả thiên nhiên hùng vĩ nhìn từ một nhà nguyện nhỏ bé nằm giữa một con sông nước Nga. Levitan là người vẽ trời rất đẹp, người ta đã ví Levitan vẽ trời đẹp như là Claude Monet vẽ nước[2].





        Tháng Ba, 1895







        Rừng bạch dương, 1885-1889







        Rừng sồi (1863)

        Năm 1897, Levitan được bầu vào Viện hàn lâm nghệ thuật Nga và năm 1898 ông trở thành người phụ trách xưởng tranh phong cảnh tại trường học cũ của mình. Tuy nhiên càng về sau, sức khỏe của Levitan càng yếu, ông thường xuyên bị viêm phổi và suy sụp về tinh thần. Vì vậy họa sĩ thường dưỡng bệnh tại gia đình của người bạn Chekhov ở Crimea. Tại đây đã có lần Levitan dùng súng tự tử nhưng không chết[2]. Tuy nhiên, Levitan chưa bao giờ truyền tâm trạng u tối của mình vào trong các bức tranh, hầu hết các bức tranh của Levitan, kể cả bức cuối cùng Hồ (hay Tổ quốc) đều mang màu sắc tươi tắn và miêu tả tuyệt vời vẻ đẹp của thiên nhiên nước Nga. Chưa kịp hoàn thành tác phẩm Hồ thì Levitan qua đời ngày 4 tháng 8 năm 1900 khi mới 40 tuổi.





        Yên tĩnh vĩnh hằng (1891)







        Bình minh, 1900
         






        Dòng sông (1898-1899)


        Isaac Levitan ban đầu được chôn ở nghĩa trang của người Do Thái ở Dorogomilovo, nhưng sau đó ông được cải táng về nghĩa trang nổi tiếng ở Moskva, Nghĩa trang Novodevichy, mộ của ông nằm kế bên mộ của người bạn thân Chekhov. Ngoài những người bạn và đồng nghiệp, Levitan chưa bao giờ lập gia đình hay có con.



        Thu vàng ở xứ bạch dương
        Thành phố nhỏ Tomsk của Nga nhuộm một màu vàng rực rỡ trong nắng mùa thu.

        Góc vườn Lagernuj lãng mạn.

        Con đường mùa thu khoác áo vàng rực rỡ.

        Lá vàng rơi xào xạc trong rừng.


        Góc mùa thu tĩnh lặng.

        Cây cối nhuộm đỏ rực góc công viên.

        Những quả táo chín đỏ mọng rơi trong vườn.
        Ngôi nhà nhỏ lọt thỏm giữa rừng cây mùa thu.
         
        (ST)
        Còn tiếp...
        #4
          Mùa Thu 27.03.2009 13:20:19 (permalink)
          ĐAN ĐAN GỬI TIẾP TRANH NỮA ĐI, TRANH RẤT ĐẸP VÀ RẤT THÚ VỊ .CẢM ƠN ĐAN ĐAN .
          #5
            Chuyển nhanh đến:

            Thống kê hiện tại

            Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
            Kiểu:
            2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9