VỀ ĐÂU? - Tiểu thuyết ĐÀO HIẾU
Thay đổi trang: < 12 | Trang 2 của 2 trang, bài viết từ 16 đến 30 trên tổng số 30 bài trong đề mục
lyenson 18.03.2009 12:42:54 (permalink)
16. HAI ANH EM
 
Trên địa hình này có nhiều nhánh sông, không biết từ đâu chảy lại. Mặt nước cứ phẳng lặng. Có khi bắt gặp một cây cầu gỗ nhỏ hẹp, lát ván sàn. Có khi là chiếc cầu khỉ chông chênh.
Trong lùm cây dường như có tổ chim. Đang câu chợt nghe tiếng chim non kêu trong khóm lá.
-Anh Hai ơi! Hình như có tổ chim ở trên đầu em đó.
Huy vạch lá, tìm nhưng không thấy gì. Sông nước trở lại yên lặng. Một lúc tiếng chim lại kêu.
-Anh có nghe thấy không? Đó là tiếng chim gì vậy?
Quỳnh Vi ném cần câu xuống cỏ. Bãi cỏ mịn, tươi tốt vì hồi trước nó là một phần của sân golf. Vi nằm ngửa nhìn trời. Trời  chỉ hẹp như một mái vòm nhà thờ, có mây bay sau những tán lá xanh sẫm màu. Tiếng chim lại được ném vào tĩnh mịch, đơn lẻ như giọt nước rơi từ kẽ lá. Tiếng chim rụt rè, thơ dại và khép nép như một dấu hỏi.
Quỳnh Vi lắng nghe và tưởng tượng hình dáng con chim ấy. Có lẽ nó nhỏ xíu như một lóng tay. Vi đã từng nhìn thấy một con chim bé bỏng như vậy. Nó màu nâu nhạt, nó chỉ to bằng một trái ô-liu, nhảy lanh chanh giữa những kẽ lá tìm nhặt những con sâu. Đó là một cõi thanh bình, đầy màu xanh với nhiều sắc độ khác nhau. Những lá ở phía ngoài thì ửng sáng xanh non, càng vào trong lá càng sậm màu, nhưng tất cả đều rõ nét, thấy cả những gân lá, những lông tơ trên bề mặt của lá. Nhưng những con sâu thì vô hình. Có lẽ chúng chỉ nhỏ như một cọng tăm, ẩn đâu đó, không thấy được, nhưng con chim sâu thì thấy. Và chỉ một mình nó. Nó là loài chim đơn độc. Bé nhỏ như vậy mà lại rất đơn độc. Lần nào gặp nó, cũng thấy nó đơn độc, vô cùng mỏng manh giữa thiên nhiên rộng lớn. Sao nó không có bạn? Sao nó không có mẹ?
-Anh Huy ơi, sao con chim sâu nó cứ sống một mình vậy? Sao nó không có mẹ?
Huy cũng nằm xuống trên cỏ. Anh cũng nhìn thấy con chim rồi nhưng anh không biết trả lời sao. Vi nói:
-Em cũng không có mẹ.
-Anh biết mà, Còn anh thì có mẹ nhưng cũng như không có mẹ. Mẹ anh thường bỏ nhà đi hoài.
-Vì sao?
-Mẹ không thương ba anh. Hai người không nói chuyện với nhau.
-Nhưng vì sao?
-Bà ấy tệ lắm. Em có biết ngoại tình là gì không?
-Là gì?
-Thôi. Em không biết thì thôi.
-Cũng có thể là em biết. Một cách mơ hồ. Nhưng em biết nỗi khổ của anh thì rất sâu sắc. Bởi vì hoàn cảnh của em cũng gần như vậy. Mẹ em cũng ra đi rồi. Rất may là em có bà nội và nhất là ông nội em. Ông nội em nói kiếp trước em và ông từng là người ruột thịt. Như một tiền định.
-Tiền định? Tiền định như thế nào?
-Mẹ em sinh em ở bệnh viện được bảy ngày thì bế em đi thẳng về nhà ông nội. Lúc ấy ông nội không biết mẹ em là ai. Mẹ em nói:
“Đây là con của anh Duy.”
“Vậy sao?”
“Dạ thưa, phải. Tức là cháu nội của bác.”
“Còn cháu. Cháu là ai?”
“Là mẹ của bé.”
“Cháu tên gì?”
“Tên Mỹ Mỹ.”
Ông nội chưa tin, nhưng cũng không giận. Mẹ em nói: lúc đó ông nội có vẻ thích lắm vì  mỗi lần ông nội đến gần là em cười. Như thể muốn làm quen.
Ông nội bảo mẹ em sửa soạn chỗ nằm cho em. Mẹ em rất bối rối, còn em thì nằm trên hai cánh tay ông nội. Hoàn toàn phó thác. Hoàn toàn tin cậy. Ông nội đã đón nhận em không chút do dự.
Mẹ em bảo có kẻ khuyên ông nội nên cho em xét nghiệm ADN nhưng ông không cần. Vì ông nội đã nhận ra em từ kiếp nào rồi. Lúc đó giữa hai người chưa có ngôn ngữ. Chưa có cử chỉ. Không giao tiếp bằng mắt. Chỉ bế trên tay mà tâm hồn hai ông cháu đã hòa nhập làm một.
Mẹ bảo: bảy tháng sau, khi em biết ngồi thì bà ngoại tìm đến. Nhưng cho đến giờ em vẫn không có ý niệm gì về bà ngoại vì hai bà cháu chỉ gặp nhau mỗi lần đó. Mười mấy năm nay em chỉ sống với ông bà nội. Và ba em. Nhưng tiếng đầu tiên em gọi, không phải là “ba” mà là “ông”.
Ông nội dạy em nói: “Ông nội. Ông nội.” Nhưng không được. Tập suốt một tuần cũng chỉ: “Ông. Ông.” 
Và như thế cũng quá đủ.
 
&
 
Ngày nọ, điều bất thường đã xảy ra khi ông nội đi làm về.
Các phòng đều đóng cửa. Bên trong chỉ có bóng tối. Ông nội gọi điện cho Ba em:
“Sao không có ai ở nhà vậy?”
“Nó ẵm con đi mất rồi.”
“Đi đâu?”
“Không biết. Không nói gì cả, cũng không viết thư để lại.”
“Chắc nó bế con về ngoại chớ gì?”
“Không biết.”
“Thế con có biết nhà bà ngoại nó ở đâu không?”
“Không.”
 “Trời ơi. Chẳng lẽ mất con nhỏ sao? Hãy cho ba một cái địa chỉ nào đó chứ. Nhà của chị nó, dì nó, hay bạn của nó chẳng hạn…”
Ba em cho ông nội một cái địa chỉ của bạn mẹ em ở Bình Thạnh. Ông nội vứt hành lý ngay cầu thang, lấy xe đi liền. Tới nơi thấy một cô gái trạc tuổi Mẹ em, thò đầu ra lan can:
 “Lâu lắm rồi Mỹ Mỹ không đến đây. Nhưng có chuyện gì vậy, bác?”
“Mỹ Mỹ nó bế con đi đâu mấy ngày nay. Theo cháu thì nó đi đâu?”
“Cháu không biết. Hay là bác lên Bàn Cờ gặp Út Vân thử coi. Hai đứa nó thân nhau lắm.”
Ông nội đi vòng vòng khu Bàn Cờ. Hỏi địa chỉ của Út Vân, không ai biết.
Suốt buổi chiều ông nội ngồi thẫn thờ trên võng. Bụng đói nhưng không ăn được. Ba em nói:
“Ba đừng lo. Thế nào nó cũng ẵm con về.”
“Sao mày biết?”
“Vì tiền đâu nó nuôi nổi con nhỏ?”
Mười ngày trôi qua mà không có tin tức gì. Ông nội cứ lẩn quẩn quanh chiếc điện thoại. Giống hệt một vụ bắt cóc. Nhưng không thể đi báo công an được vì Mẹ em đẻ em ra mà. Không thể nói đây là một vụ bắt cóc.
Đến ngày thứ mười lăm thì một giọng nói ngọt ngào vang lên trong điện thoại:
“Chào ông nội. Ông nội khỏe không?”
“Khỏe hay không thì con thừa biết. Bao giờ hai mẹ con về?”
“Con muốn về lắm. Nhưng ông bà ngoại của bé không cho. Ông nội ơi. Gia đình con nghèo thật nhưng mẹ thì phải nuôi con thôi, con không thể xa con của con được đâu.”
Ông nội bảo ông chấp nhận mẹ làm con dâu và gọi mẹ về nhưng mẹ không chịu. Mẹ ghét Ba. Ba cũng thế.
“Nhưng con phải đem bé về đây chứ. Gia đình bác có điều kiện nuôi dạy bé tốt hơn nhiều.”
“Vậy thì để con hỏi lại ba mẹ con đã.”
Rồi Mẹ cúp máy. Như ông thần đèn vừa hiện ra bỗng biến mất giữa thinh không, có trời mà biết ông ta đi đâu.
Ba ngày sau thần đèn lại hiện ra:
“Ông nội ơi! Ông ngoại của bé muốn mời ông nội lên nhà chơi.”
Chỉ trong một phần ngàn giây ông nội đã có mặt ở đó. Một cái cầu thang hẹp và tối. Những bậc cấp xi măng nham nhở dẫn đến một căn phòng lù mù, âm u và ẩm mốc. Ngọn đèn duy nhất chỉ to bằng quả bóng bàn treo lơ lửng giữa nhà. Một người đàn ông ốm nhom nhe răng cười với ông nội và mời ông ngồi xuống cái ghế gỗ ọp ẹp. Nhưng ông không ngồi. Ông hỏi:
“Bé Vi đâu?”
Ngay lúc ấy có tiếng sột soạt, và tiếng thở sụt sịt vì nghẹt mũi từ trong xó tối. Ông nội bước đến và nhận ra cháu nội đang ngồi im thin thít. Ông nội bế em lên, và đẩy cánh cửa sổ.
Em nhìn ông nội, không chớp mắt. Rồi bỗng nhiên em đưa ngón tay chỉ vào trán ông nội. Em gọi:
“Ông nội!”
Cuối cùng thì em đã gặp ông nội. Và cuối cùng thì em đã phát âm được tiếng “nội” mà trước đây không tài nào nói được.
Em nhìn ông nội khóc. Những giọt nước mắt đang ứa ra, lăn xuống má. Ông nội kể rằng có lẽ lúc ấy em tưởng đó là những hạt thủy tinh nên dùng hai ngón tay mà bốc. Những giọt nước mắt cứ vỡ ra, không bắt được, không giữ được.
Trong ánh nắng xế vừa hắt vào từ cửa sổ, mặt em tái mét, ủ rũ.
Ngoại em đặt một ly nước trước mặt ông nội. Rồi ông cứ lục đục làm cái gì đó trong toa lét. Ông nội nói:
“Anh à. Tôi thấy anh sống thế này mà phải lo cho một đứa nhỏ thật là khổ. Nhà tôi có điều kiện tốt hơn. Anh để cho tôi nuôi cháu đi.”
Ngoại cười:
 “Không được. Phải hỏi ý kiến mẹ nó.”
“Vậy Mỹ Mỹ đâu?”
“Tôi không biết. Có khi nửa đêm nó mới về. Có khi gần sáng. Có khi bốn năm ngày nó mới về một lần.”
“Thế thì ai cho bé bú? Thay tã? Tắm rửa?”
Ông nội thấy ngứa ngáy, liền đưa chân ra ngoài sáng, thì thấy lông chó bám đầy. Tay chân của em cũng đầy lông chó.
“Anh nuôi chó sao?”
“Để giữ nhà.”
“Trời ơi! Thế này thì không xong rồi. Anh cho tôi mượn cái chổi.”
Ông nội mở thêm một cánh cửa sổ nữa, cởi áo và quần dài. Ông quét nhà, lau nhà, lau bàn ghế, chùi cầu tiêu, xếp quần áo, rửa chén bát…
Ông nội không muốn rời em. Nhưng ông cũng không thể ở lại đấy mãi được. Đến tối, ông ru em ngủ rồi lén về. Cuộc đàm phán chưa mang lại kết quả nào.
Từ đó mỗi ngày ông nội từ Sài Gòn lên Chợ Lớn ba lần: sáng, trưa, tối. Ông đi như đi thăm nuôi ở trại cải tạo. Sáng dậy sớm, xách giỏ đồ lên thăm cháu một lúc rồi vội vàng đến sở làm. Trưa mua cái bánh mì, vừa chạy xe vừa ăn. Vượt mười cây số đường phố kẹt xe, toát mồ hôi. Lại quay về sở làm lúc hai giờ. Chiều tan sở, thong thả hơn, ở chơi với cháu nội lâu hơn.
Ông nội kể rằng lúc đó em được tám tháng tuổi và không có nụ cười. Từ một thế giới đẹp đẽ, sáng sủa, nhiều đồ chơi, bỗng rớt vào cái xó tối mù mịt. Sống chung với một lão già và một con chó.
Ông nội tự nhiên biến mất. Mẹ cũng biến mất. Ba cũng biến mất. Lạy Chúa! Một đứa hài nhi mong manh làm sao có thể chịu đựng nổi sự thay đổi đột ngột và tàn nhẫn như vậy?
Một tuần sau Mẹ em gọi ông nội và nói rằng bà ngoại muốn mượn ông nội một ngàn đô la để trang trải nợ nần. Ông nội đồng ý ngay lập tức và hẹn ngày chồng tiền. Ba em phản đối. Ba giựt cái điện thoại và hét lên:
“Cô muốn tống tiền hả? Giữ lấy mà nuôi đi! Dám không?”
Tiếng Mẹ em ở bên kia đầu dây:
“Dại gì nuôi. Ngay ngày mai tui đem thảy vô viện mồ côi.”
Ông nội hốt hoảng. giằng lấy cái điện thoại:
“Bác lạy con! Bác sẽ đem tiền đến trong vòng ba mươi phút.”
Chưa tới ba mươi phút ông nội đã đứng ngay đầu cầu thang rồi. Nhưng căn phòng trống trơn. Chỉ có con chó nhỏ ra đón ông. Nó cũng chẳng thèm sủa. Chỉ ngửi ngửi cái chân ông rồi bỏ đi, lẩn mất trong xó tối.
 
&
 
Sáng hôm sau ông nội nhận được một cú điện thoại, không phải của Mẹ em mà là của bà ngoại.
“Chào anh sui. Anh khỏe không?”
“Bé Vi đâu? Tôi có tiền cho chị đây.”
“Trời ơi. Anh làm như tôi là kẻ tống tiền. Tôi chỉ mượn anh thôi, Rồi tôi sẽ trả.”
“Nhưng sao tôi đến nhà, không gặp ai cả?”
“Thằng con anh nó ăn nói bậy bạ quá. Tôi chỉ muốn dạy nó một bài học thôi.”
“Cám ơn chị. Bây giờ gặp chị ở đâu?”
“Anh cứ đến vườn Tao Đàn, chỗ có cầu tuột. Mỹ Mỹ đang chơi với bé Vi ở đó.”
Từ đó đến nay em không gặp mẹ em nữa. Hình như mẹ đã đi định cư ở nước ngoài. 
#16
    lyenson 18.03.2009 12:45:10 (permalink)
    17. KẾT THÚC VỤ SĂNG-TA
     
    Khi đi làm Thu không bao giờ dám tắt điện thoại di động. Bởi vì hắn sẽ gọi tổng đài điện thoại của Sở Thương nghiệp và sẽ nói bậy với nhân viên trực điện thoại. Chẳng hạn có lần chuông reo, cô nhân viên trực điện thoại hỏi: Xin lỗi, anh ở đâu gọi đến, liền bị hắn nạt: Hỏi làm gì? Tôi là ông xã của giám đốc đây. Đi gọi gấp đi!
    Khi cô nhân viên báo cho Thu, bà đành phải nói: “Tụi nó phá đấy. Cháu nói cô đi ra ngoài”.
    Tuy nhiên hôm nay người đến tìm Thu không phải là hắn mà là mẹ hắn. Vẫn mặc áo hai dây nhưng màu đen. Quần jean cũng đen, đeo kính đen. Bà ta đi xe ôm tới. Bảo vệ ngửi thấy mùi rượu khi bà ta đến gần nên chặn lại:
    -Bà hỏi ai?
    Mụ tháo mắt kính cất vô ví, chường ra một bộ mặt lòe loẹt, mắt to mắt nhỏ, vẽ màu tím.
    -Tôi đi tìm con dâu tôi.
    -Dâu bà tên gì?
    -Bộ cậu không biết giám đốc Thu hả?
    Bảo vệ đẩy bà ta ra khỏi cổng:
    -Lộn rồi bà ơi. Giám đốc Thu đáng tuổi chị hai của bà, sao làm dâu bà được?
    Thế là trợn mắt lên. Chống nạnh, la lớn:
    -A…mày không tin hả. Để tao gọi nó xuống cho coi. Thu ơi! Má đây con. Bảo vệ nó không cho má lên nè.
    Thu nghe tiếng của mụ, tái mặt. Bà gọi điện thoại cho bảo vệ:
    -Đuổi con mẹ điên đó đi.
    Bảo vệ xách khẩu AK, lên đạn.
    Nhưng mụ ta đâu có sợ. Mụ bứt nút áo, phô cái coóc-sê màu đỏ.
    -Bắn đi! Mày dám không?
    Bảo vệ sợ quá, cất khẩu súng, năn nỉ:
    -Má ơi. Con lạy má. Má đi chỗ khác cho con làm việc.
    Mụ ta đeo kính đen vào, tiếp tục gào lên:
    -Tại sao mày hứa mua nhà cho con tao mà mày xù? Bà sẽ làm cho mày bỏ xứ này mà đi, con dâu ạ.
    Mụ ta vừa định quay đi thì anh công an đứng gác bên kia đường, bước tới. Bảo vệ nói:
    -Bà này đến cơ quan quậy, chửi tùm lum.
    Mụ ta vỗ đùi bành bạch, đạp vô cánh cửa cổng rầm rầm:
    -Kêu công an bắt hả? - mụ đưa hai cổ tay ra - có ngon thì bắt đi!
    Ngờ đâu anh công an xuất chiêu quá nhanh, chiếc còng số 8 đã khóa hai tay mụ lại. Mụ hét lên:
    -Thu ơi! Tụi nó bắt má nè con!
    Nhưng anh công an đã đẩy lưng bà ta đi tới.
    Đứng trên lầu, nhìn qua cửa sổ, Thu thấy tình hình không ổn liền gọi điện cho bảo vệ:
    -Bảo công an thả ra đi. Bà ta là em họ của cô đấy. Nó bị khùng. Đừng để bắt về đồn nó nói bậy thì phiền lắm. Cháu chạy theo gấp đi.
     
    &
     
    Nghe kể lại chuyện đó, Huy chỉ im lặng.
    Anh đến văn phòng của mẹ lúc mười giờ rưỡi sáng.
    -Tại sao mẹ cho nó địa chỉ này?
    -Mẹ không cho. Nó đã theo dõi mẹ.
    -Thế còn số điện thoại của Sở?
    -Biết địa chỉ là biết số điện thoại. Nó hỏi đài 116.
    Huy chửi thề:
    -Đài 116. Dẹp mẹ chúng mày đi!
    Như lời đáp cho câu nguyền rủa đó, chuông điện thoại của Thu reo lên.
    -Bà trốn tui hả?
    Thu nhìn cậu con trai, chỉ ra cửa sổ. Huy nhìn xuống, thấy một thằng tây lai đứng bên kia đường, đang nói điện thoại.
    -Tại sao bà hứa mua nhà, rồi bà xù?
    -Lai ơi! Thu lạy Lai. Thu làm công chức mà. Làm gì có nhiều tiền vậy?
    -Không nhiều lời. Chỉ cần nhìn ngôi biệt thự bà đang ở là biết rồi. Một tỉ rưỡi đối với bà chỉ là cái móng chân thôi. Tôi gia hạn cho bà ba ngày.
    Vì Thu muốn cho cậu con trai cùng chia sẻ tai họa với mình nên bà đã mở speaker máy điện thoại. Huy không nhịn được, anh hét vào máy:
    -Thằng chó. Cút ngay đi. Mày sẽ không có một cắc nào đâu. Đừng mơ con ạ. Tao kêu công an nhốt mày bây giờ.
    Tiếng thằng Lai bên kia đầu dây:
    -A, mày là thằng Huy hả. Mày xuống đây tao cho mày coi con mẹ mày ở truồng ngủ với tao nè.
    Huy ném cái điện thoại qua cửa số và chạy xuống cầu thang như một thằng điên. Thu hốt hoảng gọi:
    -Con ơi! Dừng lại đi, con ơi!
    Nhưng Huy đã biến mất sau khúc quanh của cầu thang. Thu quỵ xuống mấy bậc cấp, gục đầu vô tay vịn cầu thang mà khóc.
    Thằng Lai nhìn thấy Huy chạy xuống, cũng băng qua đường. Bảo vệ thấy khó tránh một cuộc ẩu đả ngay tại cơ quan nhà nước, liền chụp cây dùi cui.
    Thằng Lai đã áp sát, đẩy cánh cửa cổng. Bảo vệ dùng dùi cui ngăn nó lại. Nó chụp lấy cây dùi cui và thúc đầu gối lên bụng đối phương.
    Huy chạy đến tham chiến.
    Cảnh sát cũng vừa tới nơi, dùng súng khống chế và còng tay thằng Lai dẫn đi.
     
    #17
      lyenson 18.03.2009 12:49:05 (permalink)
      18. CHA, MẸ VÀ CON TRAI
       
      Thu giao việc cho phó giám đốc. Một tuần ở Đà Lạt là để ôn lại mọi thứ, phân tích tình hình, tìm một lối thoát. Tình mẹ con đã đổ vỡ. Tình chồng vợ thì đã quá bẽ bàng. “bé cưng” thì bị kêu án mười năm tù vì người ta khám phá ra hắn còn nhiều tội danh khác như lừa đảo, đánh người cướp tài sản, buôn bán ma túy.
      Thu khóc một mình trong căn phòng khách sạn lạnh lẽo. Đà Lạt mù mịt những buổi chiều thấp và đầy gió. Cuối cùng, Thu chỉ còn vương gia.
      -Chào bố
      -Em đang ở đâu vậy?
      -Đà Lạt. Bố lên với em được không?
      -Không. Anh đang bận. Sao em bỏ việc đi chơi vậy?
      -Có vài chuyện rắc rối. Nhức đầu quá.
      -Ngày mai em lấy máy bay về đi. Anh sẽ cho người lên sân bay đón.
       
      &
       
      Nhưng người đi đón giám đốc Thu lại là “người thân” của Mười Đạt. Mười Đạt liền gọi điện cho con trai:
      -Huy đó hả. Sáng mai mười giờ con lên sân bay Tân Sơn Nhất đón mẹ con.
      Mười giờ. Xe của vương gia vừa trờ tới chỗ Thu đứng đợi thì xe của Huy cũng tấp vô.
      -Mẹ ơi! Con đi đón mẹ đây.
      -Mẹ đã có xe cơ quan.
      -Đó đâu phải xe cơ quan. Mẹ không về nhà sao?
      Thu đành phải lên xe của con trai.
      Cuộc “giành khách” được sắp đặt trước nên không có gì rắc rối. Tài xế của vương gia về báo cáo: tình cờ gặp con trai của bà Thu ở phi trường nên đành phải nhường cho nó.
      Vương gia im lặng.
      Nhưng việc đưa vợ về nhà chỉ là chuyện tự ái vặt. Người đàn bà này có ở nhà hay không thì ngôi biệt thự đó cũng lạnh lẽo như cái nhà mồ. Tuy vậy Mười Đạt cũng nói riêng với con trai:
      -Thế nào tối nay bà ta cũng đến đó.
      Huy ngồi im một lúc. Rồi bỏ đi.
       
      &
       
      Quả nhiên lúc mười giờ đêm, giám đốc Thu lái chiếc Innova bảy chỗ ra cổng. Ba mươi phút sau xe đến nhà vương gia. Cánh cổng tự động mở.
      Xe chạy vòng ra sau.
      Trong phòng ngủ, vương gia theo dõi màn hình camera và biết người tình đã đến. Ông khoác chiếc kimônô bằng nhiễu Thượng Hải, xỏ chân vô đôi hài thêu, lẹp xẹp đi ra hành lang phía sau.
      Thu mở cửa xe bước xuống và ngã vô vòng tay của lão già cao lớn ấy.
      -Em trở lại, anh mừng lắm. Anh cứ tưởng em đã quên anh rồi.
      -Bố luôn là chỗ dựa của em.
      Vương gia bế Thu lên hai cánh tay rắn chắc của mình và quay vào.
      Lúc ấy trên xe, ở băng sau, có một cái đầu vừa nhô lên, nhìn theo cặp tình nhân già. Rồi cánh cửa xe mở hé.
      Huy lẻn ra rất nhẹ.
      Nhưng cậu ta vừa bước vô tới cửa phòng ngủ của vương gia thì có tiếng chó sủa dữ đội. Một con berger nặng 60 ký từ xa phóng tới. Huy hoảng hốt rút khẩu súng của Mười Đạt ra, bấm cò. Phát súng trật mục tiêu. Huy trốn sau hòn giả sơn nhưng con chó đã chạy vòng ra. Anh bắn một phát nữa, trúng ngay chân nó. Nó vừa la vừa cố lết ra cổng. Lập tức hai cận vệ cao lớn xuất hiện.
      Chỉ cần một phát súng.
      Huy chết ngay tại chỗ.
      Gã cận vệ vừa rọi đèn pin để xem mặt hung thủ thì giọng của vương gia đã vang lên trong máy bộ đàm của hắn:
      -Chuyện gì vậy?
      -Thưa chú có thích khách. Một thanh niên chừng hai mươi tuổi. Cháu đã hạ nó rồi.
      Cánh cửa phòng của vương gia sịch mở và giám đốc Thu chạy ra, tóc sổ tung, mặt thất sắc. Bà giựt cây đèn pin trên tay gã cận vệ.
      -Thôi chết rồi! Đem đi bệnh viện gấp.
      Vương gia xuất hiện. Nhìn thấy ngực của nạn nhân đầm đìa máu, ông nhíu mày, đưa ngón tay đè lên động mạch cổ. Nó bất động như con giun đã chết.
      Cận vệ hỏi:
      -Thưa chú có đưa bệnh viện không?
      -Không. Đưa ra xa lộ. Đây là một tai nạn giao thông. Hiểu chưa?
      -Dạ hiểu.
      Vương gia quay lưng đi nhưng Thu đã ôm lấy cái xác, khóc rống lên:
      -Không được. Nó là con của ông mà!
      -Chuyện đó tính sau. Không thể để tụi báo chí nước ngoài làm rùm beng vụ này. Em vào nhà đi.
      Và ông cúi xuống, bế Thu lên. Người đàn bà mềm nhũn, rũ rượi như một con chim vừa bị bắn hạ trên đồng cỏ.
      Gã cận vệ mở cốp xe, nhét Huy vào đó rồi mở máy.
      Khi nghe tiếng xe chạy ra cổng, Thu chợt sống lại. Bà thoát khỏi tay vương gia, phóng lên xe mình và đuổi theo.
      Chiếc xe của gã cận vệ đã mất hút trên phố. Thu đoán hướng đi của nó. Bà vẫn còn mặc đồ ngủ, tóc sổ tung trên vai, mặt ràn rụa nước mắt. Bà phóng xe như điên giữa phố khuya vắng người.
      Khi qua khỏi cầu Bình Triệu bà tăng tốc, chạy gần tới Bình Dương nhưng vẫn không thấy bóng dáng chiếc xe của gã cận vệ.
      Bà dừng xe lại bên bờ cỏ, bước xuống xe, ngó dáo dác chung quanh, rồi vừa khóc vừa đi lẩn vào bóng tối của xa lộ không đèn.
       
      &
       
      Trình thẻ đảng, thẻ giám đốc Sở Thương binh Xã hội, Mười Đạt lọt qua được hàng rào bảo vệ và tiến thẳng vào phòng họp. Nhưng ở đây ông bị ngăn lại.
      -Đồng chí đi đâu vậy?
      -Tôi là giám đốc Sở. Có việc gấp cần gặp vương gia.
      -Chú Hai đang họp. Không vào được.
      Nhưng Mười Đạt đã gạt anh ta sang bên, bước vô phòng.
      -Này, vương gia! Vợ tao đâu?
      Câu hỏi láo xược ấy vang lên như một tiếng hét khiến phòng họp rúng động, sửng sốt. Lão vương gia chỉ liếc mắt, mặt lạnh tanh. Mười Đạt lại la lên:
      -Ba ngày nay nó không về. Mày giấu vợ tao ở đâu?
      Chuông báo động ở ngay dưới mặt bàn. Đầu ngón tay chỉ chạm nhẹ, đã có một tiểu đội cận vệ tràn vào phòng.
      Một cái lệnh rất ngắn:
      -Đưa vô bệnh viện Chợ Quán.
      #18
        lyenson 18.03.2009 12:51:20 (permalink)
        19. NHỮNG ĐỨA TRẺ KHÓC
         
        Quỳnh Vi khóc.
        Những đứa trẻ thường khóc vì tội lỗi của người lớn.
        Hàng ngày, trên mặt đất này có bao nhiêu đứa trẻ đã khóc như thế? Những đứa trẻ mới sinh ra đã không có sữa bú. Những đứa trẻ trần truồng lạc mất mẹ trong chiến tranh. Những đứa trẻ da đen ngụp lặn trong bùn lầy để tìm mấy con nhái. Những đứa trẻ mồ côi ngồi khóc trên vỉa hè.
        Tôi đã nhìn thấy hình ảnh một cậu bé da đen ốm nhom như con khỉ nhỏ, xách một cái túi rách, lang thang bên bãi rác. Nó nhặt một cái chai bằng nhựa, cắt đôi ra, mỗi bên cột chéo một sợi dây để làm dép.
        Và tác phẩm nhiếp ảnh nổi tiếng của Kevin Carter đoạt giải Pulitzer 1994 làm cả thế giới bàng hoàng, được chụp khi xảy ra nạn đói khủng khiếp ở Nam Phi.
        Một bé gái đang đói lả gần chết nhưng vẫn cố bò về phía trại phân phát lương thực của Liên Hiệp Quốc. Con chim kền kền lẽo đẽo theo sau, chờ đứa trẻ chết để ăn thịt.
        Không ai biết điều gì xảy ra với em bé sau đó, kể cả Kevin Carter, người đã rời khỏi hiện trường ngay sau khi bấm máy. Có tờ báo đã viết về Carter như thế này:
        “Kẻ chỉ chú tâm chụp ảnh, nhưng lại vô cảm trước thảm cảnh của cô bé da đen, thì cũng chỉ là một con vật ăn thịt, một con kền kền thứ hai trong bối cảnh tàn bạo ấy mà thôi.”  (The man adjusting his lens to take just the right frame of her suffering, might just as well be a predator, another vulture on the scene.)
        Kevin Carter đã đọc được câu này và anh đã tự sát.
        Trong giấc mơ, tôi vẫn gặp những đứa trẻ khóc. Trẻ khóc mọi nơi trên mặt đất. Những đứa trẻ tàn tạ, khô rốc, đầy bùn đất và ruồi nhặng. Những đứa trẻ không có tuổi thơ, không có tình mẫu tử. Những đứa trẻ không có gia đình, không có một mái ấm để về. Chúng chỉ có những hang hốc, những gầm cầu. Chúng chỉ có sự cô độc. Giống như một con chuột nhắt, như một con chó hoang, con mèo lạc mẹ, kêu khóc trong rét mướt. Những đứa trẻ một mình chống chõi với cả cuộc đời rộng lớn, hỗn loạn và đầy cạm bẩy. Những đứa trẻ đơn độc. Những đứa trẻ đã khô hết nước mắt, đã tắt tiếng, đã tàn héo nụ cười.
        Khi mới bảy tháng tuổi, Quỳnh Vi cũng đã nếm trải những tháng ngày tàn bạo như thế. Cho đến giờ, khi bé đã sống trong no đủ. Đã sống đời của một thiếu nữ văn minh hiện đại, tôi vẫn cứ bùi ngùi mỗi khi chợt nhớ rằng nó đã từng trải qua những ngày tối tăm, không có mẹ, không có tôi, không có người thân bên cạnh.
        Bây giờ, ở tuổi mười bốn, nó lại khóc. Nó cứ ngồi ở cầu thang. Và khóc.
        -Để nội dẫn con đi ra nghĩa trang nhé.
        Nó vẫn khóc. Khóc ấm ức. Những giọt nước mắt lăn trên má.
        Ngày thứ hai, tôi lại nói:
        -Để nội dẫn con đi thăm anh Huy nhé?
        Thì nó gật đầu.
        Tôi chở nó đi bằng xe máy.
        Khi hai ông cháu đến, thì đã có một người đàn bà đang quỳ trước mộ.
        Bà ta quỳ như một pho tượng đá. Không khóc và cũng không động đậy. Trên tấm bia bằng cẩm thạch là bức hình của Huy. Cũng bất động.
        Quỳnh Vi bước đến, đặt bó hoa hồng vàng lên mộ. Nó kêu lên:
        -Anh Hai ơi!
        Và lại khóc.
        Đã từ lâu tôi tránh nói với nó về cái chết, vậy mà bây giờ cái chết lại là một phần của cuộc đời nó. Cái chết đang ở trong nó, đang xói mòn nó.
        Không có tờ báo nào đưa tin về cái chết này. Lễ tang cũng được tổ chức đơn giản, vội vàng. Đi viếng chỉ có mấy người ở Sở thương nghiệp, vài ba vị trong thành ủy. Cái chết được thông báo như là một tai nạn giao thông, mặc dù ai cũng biết rõ từng chi tiết.
        Khi Quỳnh Vi hỏi tôi tại sao Huy chết, tôi đã không thể giấu nó. Tôi không muốn dùng những lời giả dối đối với tình cảm thiêng liêng của một cô gái trẻ.
        Tôi đã nói chuyện với nó trong nhiều giờ, về những chi tiết trong cái chết của Huy mà tôi đã được nghe Mười Đạt kể qua điện thoại, về giai đoạn ở trong rừng, về thảm cảnh của Trúc, về Minh... Quỳnh Vi không bao giờ muốn dừng lại nửa chừng, nó luôn hỏi đến ngọn ngành vự việc.
        Giữa khu nghĩa địa mênh mông, nó đứng khóc như một đứa trẻ  lạc loài.
        Có một giọng đàn bà khàn đục, từ dưới vực thẳm của tuyệt vọng vang lên:
        -Nghiệp chướng!
        #19
          lyenson 18.03.2009 12:53:38 (permalink)
          20. TRÚC NẰM TRÊN VÕNG
           
          Đó là một buổi trưa hoàn toàn im lặng. Buổi trưa đang dừng lại để chờ một ai đó, hay chờ một điều gì đó. Hay chỉ dừng lại vì lười biếng.
          Hình như thời gian cũng không muốn trôi đi. Nó đã trôi đi suốt nhiều ngàn năm rồi. Có một lúc nào đó nó cũng dừng lại, nghe ngóng, chờ một cơn mưa, chờ một tiếng sấm rền trong mây.
          Và chờ xem cô gái đang nằm trên võng sẽ nói gì với chàng trai đang ngồi dưới đất. Chàng trai cầm chiếc điện thoại di động lật qua lật lại. Trúc nói:
          -Tui cho anh đó.
          -Không biết sử dụng. Nhưng mà tui với Trúc đang ở cạnh nhau, cần gì đến điện thoại.
          -Rủi như có lúc nào đó tui đi xa thì sao?
          -Hôm qua Trúc nói về luôn mà.
          -Sen muốn tui ở luôn đây không?
          -Muốn.
          -Làm gì sống?
          -Sống nghèo không được sao?
          -Được. Nhưng cũng phải có việc làm chớ.
          -Tui đi lưới. Mỗi ngày cũng kiếm được chục ký cá.
          -Còn tui?
          -Cũng đi lưới.
          -Dầm nước riết, đen thui.
          -Cả hai người đều đen.
          -Nhưng con trai đen thì đẹp. Con gái đen thì xấu lắm.
          -Đen cỡ nào Trúc cũng không xấu.
          Sen đẩy nhẹ chiếc võng. Trúc dài và thanh mảnh như một con báo nhỏ, khuôn mặt sáng như đoá hoa nở trên nền tóc đen mượt. Võng đu đưa. Trúc lúc xa, lúc gần. Lúc gần thì hông Trúc có thể chạm vào mặt của chàng trai. Trúc lại hỏi:
          -Lấy nhau rồi ở đâu?
          -Ở ngoài cù lao. Ngoài đó có cái chòi, một cái ao và vườn rau. Tui sẽ cất thêm một cái chuồng gà.
          Võng cứ đu đưa theo nhịp tay của Sen. Trúc hỏi:
          -Sen này! Anh nghĩ gì về trinh tiết?
          -Hên xui.
          -Vậy có quan trọng không?
          -Quan trọng, Nhưng thương nhau quan trọng hơn.
          -Làm sao biết thương nhau.
          -Dễ mà. Ví dụ như Sen thương Trúc thì con cá ở dưới sông nó cũng biết.
          -Vậy nếu như tui không còn trinh tiết nữa thì anh có thương tui không?
          -Thương.
          -Nếu được vậy thì tui thương anh lắm.
          Sen mừng rỡ, nắm lấy tay Trúc.
          - Trúc ơi! Bây giờ mình đi ra cù lao của mình chơi đi.
          -Đi bằng gì?
          -Xuồng.
          -Đừng đi xuồng. Mình sẽ bơi qua đó.
          -Ướt hết quần áo sao?
          -Trời nắng, một lát sẽ khô.
          Sen kéo Trúc ngồi dậy. Họ đi ra bến sông. Chàng trai ném túi xách của Trúc lên xuồng, đẩy nó ra giữa dòng. Hai người phóng xuống nước. Cù lao ở ngay giữa sông, rộng chừng một nửa cái sân bóng đá.
          Ngay chỗ bờ kè, mọc lên một cây bàng cổ thụ, cành lá xòe ra che mát cả một khúc sông.
          -Trúc nè. Tui có thể bắt cá bằng hai tay không.
          -Thiệt sao?
          Sen biến mất khỏi mặt nước. Trúc nhìn theo gợn sóng, biết anh chàng đang lặn xuống bên dưới những rễ cây bàng. Chừng một phút sau đã trồi lên, hai tay cầm hai con cá rô phi, miệng thì cắn con thứ ba.
          -Sao bắt được hay vậy?
          -Dưới đó có những hốc đá. Đó là hang của chúng. Chỉ thọc tay vô là bắt được.
          Trúc gỡ con cá ra khỏi miệng Sen và đẩy xuồng vô bờ.
          Trên bờ là một thế giới mới mẻ. Nó như khu vườn Địa đàng mới được đức Chúa Trời dựng nên cách đây một phút. Nó hoang sơ và nghèo. Chỉ có một cái chòi, một giàn mướp, một vườn rau và một cái ao nhỏ. Trúc rất thích cái ao tuy chỉ lác đác năm ba cái bông súng. Cô chạy vòng quanh nó, nghiêng người nhìn xuống nước, thấy một bầu trời thật tròn, và một cái mặt người thật xinh.
          Trúc chui vào dưới giàn mướp, sờ vào những trái mướp non, treo lủng lẳng ngay trước mặt. Những con ong bầu màu đen chập chờn quanh những nụ hoa vàng để hút mật. Trúc nhìn trời qua khe lá, thấy nắng ửng lên những sợi lông tơ của những chiếc lá non, những nụ hoa mướp chúm chiếm.
          Trúc bước đến vườn rau.
          Nhưng nó hãy còn hoang sơ quá. Cỏ mọc tràn lan trên lối đi. Con cào cào vụt bay lên, tiếng lách tách của đôi cánh rải nhẹ trong nắng trưa yên tĩnh. Trúc đuổi theo và thấy nó đậu trên một cành ổi.
          Và Trúc trèo lên cây ổi. Đã có lác đác những trái non nhưng cô muốn tìm một trái có thể ăn được.
          Sen đứng dưới đất, nhảy lên và chộp được một trái to bằng trái quýt. Ông Adam trao trái ổi chua cho bà Eva của làng Vị Thủy. Trúc cắn. Mảnh vỡ tạo một tiếng động giòn tan. Ngay lúc ấy Trúc nhận ra một bụi ớt đầy trái màu đỏ. Bụi ớt đẹp như một khóm hoa tình cờ. Trúc nhảy xuống đất và đến gần nó.
          Trong khi Trúc săm soi những trái ớt chín đỏ thì Sen đi lại phía gốc cây bàng, mở túi xách lấy điện thoại di động ra, bấm tùm lum, nhưng chỉ nghe được những tiếng bíp bíp của bàn phím.
          Chàng trai quê mùa này không hề biết rằng mình đang ở ngoài vùng phủ sóng.
          #20
            lyenson 18.03.2009 12:56:56 (permalink)
            21. AKINARI TRỞ VỀ NHẬT
             
            Cứ xế chiều, cơn sốt lại kéo đến. Akinari chán ăn và hay nổi cáu. Buổi tối hắn lại đến các nhà hàng sang trọng và gọi những món ưa thích nhưng vẫn nuốt không nổi. Vì ăn không được nên hắn cũng chẳng thiết gì tới chuyện chơi bời.
            Trong giấc ngủ chập chờn hắn thường mơ thấy lửa cháy. Và trong đám lửa đỏ rực ấy hắn thấy cái bóng đen của lão già cầm chai rượu đi về phía hắn. Tới lúc chỉ còn cách hắn chừng một bước thì lão hả miệng phun ra một vòi lửa xanh lè như con rắn, mổ vào giữa trán hắn. Hắn la lên và thức giấc, người đầm đìa mồ hôi.
            Lúc ấy việc san lấp mặt bằng của giám đốc Minh sắp kết thúc, các phương tiện cơ giới đang tiến hành làm hệ thống thoát nước và rải đá.
            Suốt ngày hôm đó Minh không gặp Akinari, anh ta gọi điện cho hắn cũng không được vì hắn cúp máy. Minh nghĩ rằng hắn đang xé lẻ đi chơi đâu đó nên không liên lạc nữa.
            Đến ngày thứ tư Minh lại gọi điện thoại cho hắn để hội ý giải quyết một vài sự cố trong lúc đặt đường ống thoát nước nhưng vẫn không liên lạc được. Minh gọi điện đến công ty Yashima thì được biết là hắn đã về Nhật để chữa bệnh.
            Một sếp mới tạm thời được điều từ HongKong sang thay cho hắn. Minh muốn gặp tay sếp mới này nhưng hắn lại chúi mũi vào những cuộc họp liên miên.
            Minh gọi cho một cô bạn, hiện là trưởng phòng nhân viên của Akinari.
            -Akinari về Nhật làm gì vậy?
            -Về chữa bệnh.
            -Hắn có nói chừng nào trở lại Việt Nam không? Giữa anh và hắn vẫn còn một số việc riêng.
            -Em nghi ổng sẽ không trở lại.
            -Sao vậy?
            -Vì thấy có cái gì đó rất là nghiêm trọng.
            -Nghe nói hắn bị lao phổi mà. Lao phổi thì có gì nghiêm trọng đâu. Ở Việt Nam cũng dư sức chữa.
            -Em không biết. Nhưng thấy phía Nhật Bản họ có vẻ hơi khó hiểu.
            Đó là tất cả những gì Minh biết về Akinari.
             
            &
             
            Mười một giờ trưa Minh nhận được điện thoại của –“ông già”. Anh ta biết là “có chuyện” nên tự lái xe tới. Ba Trần nằm võng, ngoài sân sau, ngắm hồ cá.
            -Thằng Akinari trốn rồi hả?
            -Dạ không. Nó về Nhật chữa bệnh.
            -Mày với nó đã làm gì con Trúc vậy?
            -Dạ, thưa ba, đâu có gì đâu.
            -Sao con Trúc nó nghỉ. Đúng ra là nó bỏ đi. Không về lấy hành lý. Không ghé công ty. Chuyện đó đối với mày vô nghĩa à?
            -Dạ, con cũng có dò hỏi. Hiện giờ nó đang ở dưới quê.
            -Mày đã bán nó cho thằng Akinari. Bộ mày còn muốn buôn người nữa hả?
            -Dạ thưa ba, con chỉ muốn cho em nó kiếm thêm tí tiền.
            Ba Trần ném tàn thuốc lá vô người Minh.
            -Té ra mày coi nó như một con điếm hả? Mày có biết bác của nó là bạn tao không?
            Minh lùi một bước, phủi tro trên ngực áo.
            -Dạ biết. Con còn nhớ bác Quỳnh mà.
            -Tao tưởng mày chỉ biết có tiền.
            Minh ngồi xuống ghế, cách xa đầu võng một khoảng an toàn.
            -Thưa ba, nghề của mình là nghề kinh doanh mà. Kiếm tiền là nhiệm vụ ba giao cho con.
            -Nhưng không phải bằng mọi giá. Thế mà người ta đồn là mày yêu nó. Mày muốn lấy nó. Nghe như thế tao đã mừng, té ra mày có yêu đương cái quái gì đâu. Minh à, sao mày không có chút tình người nào vậy? Mày còn ép lão già chết thiêu trong túp lều của lão. Mày ăn ở như loài cầm thú. Mày cũng phải nghĩ tới chuyện để đức lại cho con mày chứ!
            -Thế ba có để đức lại cho con không?
            -Không để đức mà ngày nay mày trở thành một đại gia, một tỉ phú à?
            -Ba đi làm cách mạng, đấu tố địa chủ, hạ nhục họ, bức tử họ, để rồi khi cách mạng thành công, ba và các đồng chí của ba truất quyền sỡ hữu đất đai của nhân dân, một mình vơ vét ruộng đất, trở thành những địa chủ khổng lồ. Giàu có vô lượng, chiếm hữu đất đai nhiều vô số. Ba để đức lại cho con như vậy đó hả?
            Ba Trần cố gượng ngồi dậy, trợn mắt nhìn cậu con trai hung hãn của mình, ông giận sùi bọt mép nhưng không có gì trong tay để ném.
            -Thằng chó đẻ! Mày là thằng chó đẻ!
            Minh ngửa mặt cười, thách thức:
            -Con không phải do chó đẻ đâu. Ba quên rằng con là con của vương gia sao? Ông ta là một con người lạnh lùng cho nên giám đốc Minh này vô cảm, giám đốc Minh này thiếu tình người là chuyện có gì khó hiểu đâu. Khó hiểu là những người cộng sản. Họ rêu rao rằng họ đang thực hiện công bằng xã hội, giải phóng giai cấp, thế mà họ tàn ác, tham lam và lạnh lùng như những con người vô tính.
            Công ty của con là một công ty tư nhân nhưng con không thể lấy đất của dân nếu không có sự chỉ đạo, sự ủng hộ, sự đồng tình, sự chia chác… của nhà nước. Con chỉ là một cái bánh xe trong guồng máy mà thôi.
            #21
              lyenson 18.03.2009 13:01:18 (permalink)
              22. TIẾNG GỌI TRÊN BẾN SỐNG
               
              Hai người chuẩn bị tổ ấm như hai con chim sáo nhỏ. Tổ ấm ở trên cù lao nên hai con sáo phải bay sang sông mỗi ngày. Chúng tha những cọng rơm khô, những cọng cỏ chỉ. Chúng lựa cỏ mảnh, mềm và thơm, những cọng rơm còn phảng phất mùi lúa mới.
              Đàn ong trong rừng tràm bay về từ sáng sớm, chúng rót mật vào cái lọ thủy tinh để giữa bàn ăn rồi quay trở lại rừng tràm ở cách đấy hai mươi dặm. Những con két xanh đem đến những hũ mứt quả mơ rất thơm và bầy khỉ nhảy từ cành cây hai bên bờ sông qua tán lá rộng của cây bàng, đem trái cây chín đỏ cho đôi vợ chồng trẻ.
              Ngày hôm sau cô Lọ Lem gởi tặng Trúc ba hạt dẻ.
              Trúc đem chỉ thêu giăng quanh túp lều tranh của mình và đàn bướm trắng bay về đậu sáng rực cả một góc vườn. Túp lều biến thành một lâu đài nhỏ được lợp bằng ngàn cánh bướm.
              Trúc ném hạt dẻ thứ nhất xuống cỏ, lập tức hiện ra một chiếc áo cưới lộng lẫy. Nàng chưa kịp mặc thì Sen vừa bơi xuồng về:
              -Trên xã họ chưa chịu ký giấy hôn thú.
              -Tại sao?
              -Họ biểu anh và em phải đi xét nghiệm máu.
              Trúc kêu lên:
              -Trời ơi! Sao mà thủ tục rườm ra vậy. Thế chừng nào đi?
              -Đi ngay bây giờ. Anh chở em lên huyện.
              Họ chèo xuồng đi và làm xong mọi việc khi trời đã đứng bóng.
               
              &
               
              Hôm sau, hai người lại lên huyện. Trúc nói:
              -Anh đậu ghe chờ đây. Em lên lấy kết quả trong vòng mười lăm phút.
              Rồi Trúc bước lên bờ, đi lẩn vào đám học trò nhỏ đang tan trường. Sen ngồi nhìn chúng, nghĩ rằng rồi mình cũng sẽ có những đứa con như vậy. Lũ học trò đi giữa trưa nắng, nhiều đứa không đội nón, tóc vàng cháy, da rám đen, nhưng cứ ruợt đuổi nhau lẩn vào đám cỏ lát trồng dày đặc dọc theo bờ sông.
              Sen hỏi một người vừa chèo xuồng chở trái cây đi ngang qua:
              -Anh Tư ơi, cho hỏi mấy giờ?
              -Tui không có đồng hồ nhưng chắc cũng gần mười hai giờ.
              Sen ngóng lên bờ. Tầm nhìn của anh bị những đám cỏ lát che khuất. Cứ mỗi lần có cái bóng thấp thoáng là anh lại nhổm dậy. Cuối cùng Sen bước lên bờ, tìm cái gốc cây, ngồi đợi.
              Lũ học trò đã về hết, những người đi chợ cũng thưa thớt, con đường đất vàng chỉ còn nắng khô và im lặng.
              Một sự sợ hãi chợt dạt đến, tràn qua tâm trí anh. Sen đi ngược về phía bệnh viện. Ở đó cũng vắng người. Người gác cổng cũng đã đi ăn cơm. Sân đất chói nắng. Sen chạy thẳng vô phòng xét nghiệm máu.
              Một cái phòng trống không. Bàn ghế câm lặng. Sen chạy dọc theo hành lang bệnh viện, chỉ gặp một người quét rác và một con chó nhỏ đang lẩn quẩn gần đấy. Sen muốn khóc.
              -Trúc ơi! Trúc ơi!
              -Cậu tìm ai vậy?
              -Vợ tôi.
              -Đi khám thai hả?
              Sen hốt hoảng chạy khắp nơi, phòng nào cũng nhìn vào. Cuối cùng lại trở ra phòng trực. Có một cô y tá ở đó.
              -Chị ơi! Cách đây hơn một tiếng đồng hồ bà xã tôi có đến đây nhận kết quả xét nghiệm máu, không hiểu sao không thấy trở về.
              -Anh ra chợ thử coi.
              Sen chạy ra chợ. Chợ cũng vắng người.
              -Trúc ơi!
              Giọng đã khàn đi. Đã sợ hãi. Nỗi sợ trùm xuống, lạnh buốt, làm hai chân anh run rẩy.
              -Trúc ơi!
              Sen chạy trở lại xuồng.
              -Trúc ơi!
              Đó không còn là tiếng gọi nữa. Đó là tiếng khóc đang dội xuống mặt sông và lan truyền đi theo những con sóng nhỏ.
              -Trúc ơi!
              Tiếng gọi yếu dần như lời hấp hối.
              #22
                lyenson 18.03.2009 13:05:48 (permalink)
                23. SÁT THỦ
                 
                “Dương tính”. Đó là hai chữ khủng khiếp nhất đã hiện ra trước mắt Trúc như khuôn mặt đầy máu của con quái thú.
                Người y tá dặn Trúc:
                -Chị sẽ giữ kín chuyện này nhưng ngày mai em phải trở lại để được hướng dẫn điều trị.
                Trúc quỵ xuống, gục mặt lên cái ghế dài. Khóc.
                Có vài người đứng lại, nhìn, rồi bỏ đi.
                Trúc cũng bỏ đi, nhưng không trở lại chỗ Sen đang đợi. Tự nhiên cơn sợ hãi biến mất. Sen cũng biến mất. Chỉ còn lại lòng thù hận. Và Trúc chạy thẳng ra đường, như sợ kẻ thù chuồn mất trước khi nhận lãnh nhát dao xuyên suốt ngực. Cô gọi xe ôm đi Cần Thơ và mua vé xe đò lên Sài Gòn.
                 
                &
                 
                Chưa bao giờ buổi chiều ở công viên lại buồn đến như vậy. Trên phố, người và xe cộ như con nước chảy hờ hững bên ngoài cuộc đời mình. Trúc ngồi với cảm giác xa lạ, đơn độc lạnh buốt.
                Đột nhiên vang lên tiếng chuông điện thoại:
                -Trúc hả? Lâu nay gọi hoài không được.
                Đó là Khoa, một tay “cò” nhà đất mà Trúc đã quen trong một dịp nào đó. Hắn rủ Trúc đi dự sinh nhật của hắn. Biết đâu hắn có thể giúp mình trả được thù. Trúc nhận lời và chỉ chỗ cho hắn đến đón.
                Bữa tiệc tổ chức tại một nhà hàng ở quận Tư. Trúc buồn nên không từ chối những ly bia người ta rót cho mình. Nhưng Trúc chỉ uống. Không nói.
                Khoảng mười giờ đêm, tiệc đã tàn. Tụi con trai bu lấy, đòi đưa cô về. Trúc nói:
                -Tôi không có nhà.
                -Vậy tối nay em ngủ đâu?
                -Mấy anh đưa dùm tôi về nhà người bạn ở Bình Thạnh.
                -Xa lắm cưng ơi.
                -Hay là anh cho tôi ra bến xe buýt.
                O.K. Bốn thằng đi hai chiếc xe máy. Kẹp Trúc vào giữa. Trúc say quá nên không đủ sức cưỡng lại.
                Đến khi người ta đặt cô nằm xuống thì Trúc nhận ra đó là một căn phòng xa lạ. Trúc sợ quá, ngồi bật dậy. Cô mở tủ lạnh lấy một chai nước, vừa uống vừa đổ nước lên mặt. Khi đã tỉnh táo, cô nhận ra trước mặt mình là thằng Khoa. Có mấy thằng khác đang cuời giỡn trong phòng tắm.
                Trúc ngồi co ro, ôm gối.
                -Các ông muốn làm gì tôi?
                Khoa cười. Nó cởi quần ngay trước mặt Trúc. Cởi luôn áo. Nó đến bên Trúc, chưa kịp ngồi xuống thì ba thằng con trai trần truồng và ướt sũng từ trong phòng tắm ùa ra. Một thằng nói:
                -Cưng ơi! Đàn ông tụi anh coi vậy mà phù du lắm. Rồi em sẽ hạ đo ván từng thằng một cho coi.
                Trúc nốc cạn chai nước lạnh, ném mạnh cái chai vô tường, đưa hai tay vuốt mặt, vuốt tóc ra sau. Thằng Khoa ngồi xuống giường định cởi nút áo Trúc. Ba thằng còn lại một tay chống nạnh, một tay cầm cái dương vật như cầm con dao găm chờ sẵn.
                Trúc nhìn thẳng vô mặt thằng Khoa.
                -Tụi bay là một lũ hèn. Bốn thằng ăn hiếp một cô gái sao?
                Khoa nói:
                -Không đâu. Tụi tao sẽ làm từng đứa một.
                Trúc hỏi:
                -Mày là thằng đầu tiên phải không?
                -Tất nhiên.
                -Vậy hãy bật đèn lên đi. Vì tao rất đẹp, Tụi bay không thích ngắm một thân hình đẹp sao?
                -Good Idea! Một thằng trong bọn thốt lên và cười. Rồi tất cả đèn trong phòng đều bật sáng. Trúc nói:
                -Dang ra cho tao cởi đồ.
                Nhưng cô không cởi đồ mà móc trong túi  quần ra tờ giấy ghi kết quả xét nghiệm máu.
                -Tao bị HIV. Đọc đi.
                Thằng Khoa cầm tờ giấy. Nó nhìn sững một lúc rồi ném tờ giấy lên nệm. Cái dương vật của nó xìu xuống như quả bóng xì hơi, rơi toòng teng giữa hai đùi như miếng giẻ rách. Nó lắp bắp:
                -Xin lỗi, xin lỗi.
                Rồi vơ lấy quần áo, bỏ ra khỏi phòng.
                Trúc nói:
                -Người kế tiếp!
                Nhưng tất cả đếu bỏ chạy.
                 
                &
                 
                Sáng hôm sau, khi trả tiền ổ bánh mì thì trong túi Trúc không còn một đồng nào cả. Nhưng trong đầu cô có một tia hy vọng. Tại sao mình không đến viện Pasteur để thứ lại một lần nữa?
                Trúc quyết định ghé một của hàng điện thoại và bán con dế cưng của mình với giá 500 ngàn. Cô đi xe buýt đến viện Pasteur và làm thủ tục thử máu mất 50 ngàn.
                Kết quả vẫn dương tính. Không còn gì để nói nữa. Tác giả của những con HIV này không còn ai ngoài Akinari.
                Lúc này trong tâm trí cô không còn chỗ cho nỗi buồn. Nó ngổn ngang những tính toán và thù hận. Kế hoạch phải được chuẩn bị chu đáo, khoa học và hiệu quả.
                Trúc ghé một trạm bưu điện và gọi cho Minh:
                -Chào giám đốc. Biết ai đây hôn?
                Minh reo lên bên kia đầu dây:
                -Trời ơi! Hôm nay sao mà anh hên quá vầy nè! Em đang ở đâu vậy?
                -Ở Sài Gòn.
                -Em trở lại làm việc với anh đi. Ba anh bảo anh tìm em về cho được. Ông chửi anh quá trời. Em đi ăn trưa với anh rồi mình nói chuyện nhé?
                -O.K anh lại bưu điện Phú Mỹ đón em.
                Trúc gác máy và đi thẳng vào một tiệm thuốc tây gần đó. Cô mua một số vật dụng cần thiết. Mua xong cô trở lại trạm bưu điện chờ Minh.
                 
                &
                 
                Hai người gặp nhau trong quán ăn. Trúc hỏi:
                -Akinari đâu rồi?
                -Nó về Nhật rồi. Về chữa bệnh.
                -Bệnh gì vậy?
                -Lao phổi.
                Tốt lắm. Không phải lao phổi đâu Akinari ạ. Mày sắp tiêu rồi. Bây giờ tao phải tính số với thằng Minh. Nó mới chính là thủ phạm.
                -Em nghĩ gì mà cười vậy?
                -Không có gì. Em chỉ lo không gặp anh, em sẽ không biết ở đâu.
                 -Ăn trưa xong, em nghỉ tạm khách sạn đi. Ngày mai sẽ đi thuê nhà.
                Khi hai người vô khách sạn, Trúc nói:
                -Anh về công ty đi. Tới giờ làm việc rồi. Em phải ngủ một giấc. Chiều anh lại đây, mình đi phố.
                Minh nói:
                -Chiều nay anh không có việc gì ở công ty. Anh ở đây quạt cho em ngủ.
                -Có máy lạnh rồi. Không cần quạt.
                -Thôi, đừng làm khó anh. Lâu nay anh rất nhớ em. Anh không muốn rời em đâu.
                Trúc cởi giày, đá nó vô góc phòng.
                -Em đi tắm nhé. Trúc nói và xách luôn cái giỏ vô phòng tắm.
                Minh bật ti-vi cho đỡ sốt ruột. Nằm được một lát lại ngồi dậy cởi giày, vớ. Cởi luôn quần áo. Chỉ chừa lại cái quần xịp.
                 -Làm gì mà lâu dữ vậy, cưng?
                -Anh chờ em trang điểm một chút.
                Cuối cùng Trúc mở cửa phòng tắm bước ra, mình chỉ quấn chiếc khăn tắm màu trắng. Cô không gội đầu nên tóc vẫn khô ráo.
                -Anh tắm đi.
                Minh bảo rằng anh ta đã tắm ở nhà rồi và ôm ngang lưng Trúc, đỡ cô nằm xuống. Trúc ôm cổ Minh hôn lên má một cái và nói:
                -Đừng hấp tấp. Nằm xuống cho em đấm lưng. Hãy thư dãn một lát. Cảm xúc đến với em chậm lắm. Mình có cả một buổi chiều ở bên nhau mà.
                Minh đành phải vâng lời.
                Trúc xoa nhẹ lên lưng, bóp hai vai rồi đặt một cái hôn thật dài trên gáy Minh.
                Anh chàng lim dim mắt, thì thầm:
                -Em tuyệt vời lắm, Trúc ạ.
                Trúc lần tay xuống dưới thắt lưng, rờ rẫm khắp vùng mông, khiến anh chàng rên rỉ.
                Khi Trúc ngồi đè lên hai đùi Minh, anh ta cảm thấy rất rõ chòm lông của cô gái lướt trên đùi mình.
                Đột nhiên Minh nghe nhói lên một cái.
                -Gì vậy?
                Minh ngoái lại, nhìn thấy mũi kim tiêm đang cắm phập vô mông mình.
                -Em làm gì vậy?
                Trúc rút mũi kim ra, ném xuống đất và bước ra khỏi giường.
                Minh ngồi bật dậy, sừng sộ:
                -Cô tiêm thuốc mê cho tôi à?
                -Tiêm thuốc mê để làm gì?
                -Để lấy tiền trong ví tôi chứ gì. Lúc nãy tôi trả tiền bữa ăn cô đã thấy một xấp đô-la.
                -Anh lầm. Đó không phải thuốc mê đâu. Đó là máu đấy!
                -Máu à? Máu gì?
                -Máu của tôi.
                -Nghĩa là sao?
                -Nghĩa là tôi muốn anh cũng bị nhiễm HIV như tôi và Akinari vậy. Tiêm cho anh một mũi chắc ăn hơn là giao hợp. Đúng không? Với lại, tôi mà thèm đi giao hợp với hạng người như anh à?
                Minh đấm mạnh vô thành giường, la lên:
                -Con đĩ ngựa! Trời ơi, Akinari!
                -Đến bây giờ ông mới hiểu à? Akinari đã chuyển sang giai đoạn AIDS rồi. Bệnh lao phổi của nó chỉ là bệnh cơ hội. Không chừng ở bên Nhật nó đã đi ngủ với giun rồi đấy!
                 
                #23
                  lyenson 18.03.2009 13:08:33 (permalink)
                  24. MẶT ĐẤT ĐÃ THAY ĐỔI
                   
                  Hồi còn chiến tranh, sau một trận rải thảm B52 của Mỹ, chúng tôi sống sót và tìm đường về đơn vị. Địa bàn ấy, những khu rừng ấy chúng tôi đã quen thuộc, đã từng đi qua bao nhiêu lần, nhưng lúc bấy giờ không biết đường đi.
                  Vì mặt đất đã thay đổi.
                  Rừng bị tàn sát, cây cối nằm la liệt, gãy nát, cháy sém. Khói đặc quánh mùi xác chết và bom đạn nên không bay lên được. Và lửa thì loang lổ khắp nơi như những vết thương đang tóe máu tươi.
                  Chúng tôi hoang mang, lạc lối giữa cái địa ngục mới được hình thành dưới đôi cánh sắt của những chiếc pháo đài bay B52.
                  Anh em chúng tôi có bốn người, tất cả đều bị thương trong đó có một người bị cụt chân, chúng tôi phải xé áo buột vết thương cầm máu và thay phiên cõng.
                  Chúng tôi chỉ còn biết đi theo những vùng đã tắt lửa. Lúc đó là buổi xế, trời đang sáng. Bỗng nhiên một mảng đen khổng lồ án ngữ trước mắt.
                  Như một sa mạc đen mênh mông. Không ai biết đó là cái gì, hiện tượng gì. Hình như chúng tôi đã ra khỏi rừng vì bầu trời rất rộng, nhưng mặt đất thì đen kịt, phẳng lì, lạnh lẽo và tuyệt đối im lặng.
                  Thú rừng đã chết. Chim chóc cũng không còn. Vì thế cả mặt đất và bầu trời đều im tiếng. Chúng tôi đang đứng giữa một khoảng rộng bát ngát, không chướng ngại, không lửa khói, không chông gai, nhưng lại chẳng biết đi hướng nào.
                  Tôi bước đến cái sa mạc đen ấy một cách thận trọng. Khi đến biên giới của nó, tôi ngồi xuống, đặt một bàn tay lên đó.
                  Không phải là cát. Cũng không phải nước. Không phải lá rừng hay vỏ cây. Mà đó là trấu. Những hạt thóc cháy vẫn còn lưu lại cảm giác thô ráp trên đầu ngón tay.
                  Thì ra chúng tôi đã đi lạc về phía đồng bằng. Đó là một cánh đồng lúa chín! Một cánh đồng lúa chín vàng đẹp biết dường nào, thơm tho biết dường nào! Vây mà chỉ trong phút chốc đã biến thành một sa mạc đen.
                   
                  &
                   
                  Sự thay đổi của Quỳnh sáng nay cũng tàn khốc như sự thay đổi của mặt đất sau cơn binh lửa ấy.
                  Không còn là Quỳnh nữa, mà là một hình hài vừa được lấy ra từ hầm mộ. Một mái tóc bạc trắng. Một khuôn mặt của người tiền sử. Và một cái nhìn đầy bóng tối.
                  Tôi hốt hoảng ôm lấy bạn.
                  -Có chuyện gì vậy?
                  -Trúc mất tích rồi. Có thể nó đã chết.
                  Một chàng trai đang đứng sau lưng bạn tôi. Rụt rè và ủ rũ. Tôi nhìn chàng trai mắt đỏ hoe nhưng vẫn chưa đoán ra mọi sự. Quỳnh nói:
                  -Nó sắp làm đám cưới thì phát hiện bị nhiễm HIV. Thế là biến mất.
                  Chàng trai nói:
                  -Bác ơi! Biết tìm Trúc ở đâu hả, bác?
                  Tôi không trả lời được câu hỏi ấy. Thì Quỳnh nói:
                  -Hãy đến những nơi nào người ta có thể tự tử.
                  Tôi nói:
                  -Nếu nó muốn tự tử, sao lại phải lên đây? Tôi nghĩ là cháu nó muốn trả thù.
                  Quỳnh nói:
                  -Có thể ông nói đúng. Nhưng liệu có trả thù được không? Và sau đó sẽ là gì? Hoặc là bị giết, hoặc tự sát.
                  Sen nói:
                  -Con nghĩ rằng Trúc sẽ đi tìm cái chết. Chết ở đây không ai biết, không ảnh hưởng tới gia đình.
                  Vậy là chúng tôi lên đường. Tôi chở Quỳnh, còn Sen thì chạy chiếc xe máy của con trai tôi. Chúng tôi ra cầu Bình Lợi, nơi nổi tiếng vì những vụ tự tử. Những cư dân quanh đó nói rằng trong vòng một tháng nay không có ai gieo mình từ trên thành cầu xuống sông. Lại ra cầu Sài Gòn, rồi đến cổng xe lửa. Đó là cuộc tìm kiếm vô vọng.
                  Trên báo cũng không có tin tức.
                  Cuối cùng chúng tôi đến công ty của Minh. Người bảo vệ công ty nói rằng giám đốc đi nước ngoài.
                  Chúng tôi quyết định tới gặp Ba Trần. Ông vẫn nằm trên chiếc ghế dựa đan bằng mây, người tóp khô, lọt thõm trong bộ pyjama kẻ sọc.
                  Ba Trần nói:
                  -Quỳnh à, đừng lo. Tôi biết hết mọi sự rồi.
                  -Thế bây giờ Trúc ở đâu?
                  -Rất may là trong cơn tuyệt vọng nó đã nghĩ đến tôi. Và nó đã về đây.
                  -Còn thằng Minh?
                  -Đã biến mất. Nhưng tôi không quan tâm đến nó nữa. Coi như nó đã chết.
                  Sen đứng lên, gọi:
                  -Trúc ơi! Trúc!
                  Cánh cửa phòng bên hé mở, và Trúc bước ra. Sen chạy đến, quỳ xuống ôm chân cô gái. Và khóc.
                   -Về đi em. Hãy xa lánh chốn này. Đây không phải là thế giới của mình đâu em à.
                  -Nhưng em không thể lấy anh được. Sen ơi! Em không thể kéo anh vào chỗ chết.
                  -Nhưng anh muốn như thế. Chúng ta sẽ sống trên cù lao. Đó là thế giới riêng của mình. Mình sẽ sống, sẽ yêu nhau. Và sẽ chết ở đó.
                  Quỳnh cũng đứng dậy. Người đại úy một thời lừng lẫy của quân lực Việt Nam Cộng Hòa bây giờ chỉ còn là một cây sậy xiêu đổ trong cơn gió lạnh buốt của địa ngục đang mon men đến gần. Ông gắng gượng bước theo Trúc, nhưng khi đến bậc cửa thì ông đổ xuống, nhẹ nhàng như cây cột chống đã mục ruỗng vì mối mọt.
                  Trúc và Sen quay lại dìu ông ra ngoài phố. Họ đứng đón xe trên lề đường, lúc đó nắng đã chói chang và đường phố thì bầy khói bụi.
                  #24
                    lyenson 18.03.2009 13:11:19 (permalink)
                    25. TRUYỀN GIỐNG
                     
                    Minh hoàn toàn không có ý định tự tử nhưng hắn đã bơi ra khơi giữa đêm tối. Hắn liều. Vì biển ban đêm hoàn toàn khác biển ban ngày. Ban ngày biển là một quang cảnh, là sóng và nước, ban đêm nó là một cái hang tối thui, lạnh lẽo và không bờ bến.
                    Bơi trong biển đêm giống như treo mình lơ lửng trên vực thẳm không đáy. Có cảm giác “hỏng chân”, bên dưới là một cái hang vô tận, bạch tuột lượn lờ, cá mập, rắn biển, thủy quái đang lùng sục.
                    Hắn muốn thử xem mình có sợ chết không. Và hắn đã sợ. Nhưng tại sao ta lại phải sợ? Ta sắp tiêu rồi mà, còn sợ gì?
                    Rồi hắn lại sải dài ra khơi. Trong một lúc, hắn cảm thấy mất phương hướng. Chung quanh đen kịt. Những ngọn sóng to như con quái thú lù lù hiện ra rồi chụp xuống. Hắn rập rềnh trong cái lòng chảo mù mịt.
                    Hắn nằm ngửa trên mặt nước và chợt nhìn thấy sao lấp lánh đầy trời. Giống hệt một bầy cú mèo đang giương mắt nhìn hắn. Và đợi hắn nói. Hắn gào lên:
                    -Ta sắp chết rồi! Sắp tiêu rồi! Nghiệp chướng đã đến. Và chỉ mình ta chịu. Tại sao lại chỉ mình ta? 
                    Vương gia ơi! Ông là cha của tôi, nhưng tôi chưa hề biết mặt ông, chỉ nghe nói rằng ông là một người có quyền lực bao trùm thiên hạ. Ông là ai vậy? Ông là một con người hay một tập thể? Hay chỉ là một cái bóng, một nhân vật ảo, một thế lực vô hình?
                    Một con sóng lớn ập đến, nhận chìm Minh xuống cái hang tối mênh mông. Hắn đạp chân ngoi lên và ngạc nhiên khi nhìn thấy một đỉnh núi sáng rực ánh đèn. Ban đầu hắn không biết đó là đâu, nhưng khi hắn thấy một chuỗi ánh sáng đang trôi dạt từ từ đến cái đỉnh núi rực rỡ ấy, thì hắn mới biết đó là khu du lịch Paradise nổi tiếng. Đột nhiên hắn bừng tỉnh, thoát ra khỏi tâm trạng trầm uất lúc nãy.
                    Ban đêm, Paradise giống như một thiên đường. Sao ta không đến làm vua ở đó mà lại ngụp lặn trong cái vực thẳm đen kịt và man rợ này? Ta còn trẻ, ta phải sống huy hoàng, mãnh liệt, phải sống bù cho những năm tháng mà cái chết sẽ mang ta đi.
                    &
                     
                    Minh gào to trong căn phòng rộng thênh thang của khách sạn năm sao tận trên đỉnh núi:
                     -Vương gia ơi! Cha của con ơi! Con đang trả món nợ này cho cha. Nhưng con không đầu hàng, không chịu thua những con HIV khốn kiếp ấy đâu. Con sẽ sống những năm cuối cùng này một cách vinh quang. Con sẽ sống trên thiên đường, sống trong hoan lạc, sống bùng nổ. Con sẽ “sống như biển trào, sẽ sống và ước vọng” như lời bài hát mà con vẫn thường nghe. Con sẽ gieo giống. Sẽ gieo cái giống nòi ưu việt trên khắp đất nước Việt Nam bốn ngàn năm văn hiến này.
                    Con không có quyền lực như cha để có thể làm cho cả triều đình phải run sợ. Nhưng con có rất nhiều tiền. Có rất nhiều đô-la. Con sẽ tạo ra một vương quốc và sẽ thành hoàng đế của vương quốc ấy. Các vua chúa ngày xưa có hàng trăm, hàng ngàn đứa con. Con sẽ gieo giống và con sẽ được như thế. Nếu như ngày xưa ông tổ của chúng ta là “chú Cuội” ở làng Ngang đã gieo giống và đẻ ra toàn một bọn nói dối, thì ngày nay con sẽ sinh ra một dân tộc khác, cực kỳ thông minh, cực kỳ ưu việt, cực kỳ anh hùng.
                    Minh mở cửa sổ. Gió biển làm tung những bức rèm trông như những cánh buồm đang lướt sóng. Đèn trên những cabin cáp treo nhấp nháy, những ca-nô đang lướt sóng bên dưới, vẽ những vòng tròn ngầu bọt trắng xóa trên mặt biển đen thẫm.
                    Minh bấm chuông. Mụ quản lý khách sạn hiện ra và cúi chào. Hắn đặt hàng:
                    -Đêm nay cho tôi năm cô chân dài.
                    -Sao sếp giảm số lượng vậy? Đêm qua bảy em mà.
                    -Đêm qua phí sức quá. Quỹ Dự trữ Liên bang không còn nhiều.
                    Mụ quản lý cúi đầu thật thấp, vừa đi giật lùi vừa nói:
                    -Vương gia khiêm tốn quá. Nô tài biết ngài là một kiện tướng phòng the mà.
                    Mụ ta lui ra được một lát thì ngoài cửa đã xôn xao tiếng cười. Minh ngồi trên một cái ghế dựa bằng gỗ quý có hai tay ghế chạm hình đầu rồng, thong thả nhấm nháp ly rượu vang mà hắn vẫn ưa thích.
                    Năm kiều nữ ùa vô phòng. Thơm như mít. Họ vây lấy Minh, hôn hít tùm lum lên trán, lên má, lên môi. Một cô còn rúc vô đùi Minh để day day cái của quý. Minh hoàn toàn buông thả, mặc cho năm cô gái “bề hội đồng” hắn. Họ lột sạch quần áo, lột cả quần lót. Cái cột cờ Thủ Ngữ của Minh bật lên như lò xo. Mấy em reo lên:
                    -Hàng hiệu!
                    -Hàng hiệu!
                    Minh ra hiệu cho các em dừng lại.
                    Ở góc bàn làm việc có một cái giỏ đựng giấy vụn đan bằng mây rất đẹp. Minh đổ giấy vụn ra hết rồi đặt nó lên bàn.
                    Hắn mở tủ, lấy ra một cọc đô la Mỹ, toàn giấy một trăm. Hắn cầm cọc bạc, xóc lên như xóc những lá bài rồi ném tất cả vô cái giỏ rác.
                    -Hôm nay mình sẽ biểu diễn tiết mục “Truyền giống”. Các em cởi hết đồ lót ra đi. Khi anh truyền giống xong cho em nào thì em đó có quyền đến cái giỏ rác này lấy 2 tờ. Rồi về vị trí cũ.
                    Các cô gái đã quen với trò chơi ấy nên bốn cô đến đứng bốn góc phòng, chổng mông về phía Minh. Cô thứ năm bò giữa phòng, vừa bò vừa hát:
                    Hãy sống như đời sông
                    để biết yêu nguồn cội
                    Hãy sống như đời núi
                    vươn tới những tầm cao
                    Hãy sống như biển trào
                    để thấy bờ bến rộng
                    Hãy sống và ước vọng
                    để thấy đời mênh mông

                     (nhạc Phạm Minh Tuấn)
                    Minh ngửa mặt cười như anh kép độc:
                    -Hay lắm! Hay lắm! Lời ca thật là khí thế!
                    Và hắn cầm cái dương vật “hàng hiệu” của hắn bước tới một góc phòng. Rồi cất tiếng hát:
                     
                    Hãy sống như biển trào
                    Để thấy bờ bến rộng
                     
                    Bốn cô gái còn lại chịu không nổi, lắc mông lia lịa và hét lên:
                    -Làm lẹ đi, đừng hát nữa. Hãy truyền giống cho chúng em với.
                    #25
                      lyenson 18.03.2009 13:14:34 (permalink)
                      26. LỄ MỪNG THỌ CỦA VƯƠNG GIA
                       
                      Sách Luận Ngữ viết “thất thập nhi tòng tâm sở dục bất du củ” tức là người bảy mươi tuổi thì có thể thuận theo lòng mình muốn, mà không sợ ra ngoài khuôn phép.
                      Thời ấy bảy mươi tuổi là đã biết cái đạo của trời, cái đức của vạn vật, cái quy luật của muôn loài, cái bản chất của sinh tử…cho nên phong thái ung dung, vào ra tự tại, coi đời nhẹ như mây khói.
                      Bảy mươi tuổi của vương gia không phải như vậy. Ông không cần biết đạo trời. Ông chỉ biết quyền lực, bởi vì nó chi phối xã hội, điều khiển mọi người.
                      Cho nên hàng triệu người đã chết dưới tay ông - trong số đó có em ruột ông - một đứa con đã bị chính cận vệ ông giết, đứa kia thì đang điên cuồng đi gieo rắc những con HIV khắp thiên hạ, mà ông cứ điềm nhiên tọa thị. Mặt lạnh. Cái nhìn như tro tàn. Trong con mắt ông không hề có bóng người. Nó luôn rỗng. Như một khoảng trống vô tận.
                      Ông thường im lặng, nhưng không có sự ung dung. Ông vô cảm nhưng đầy tham vọng. Ông bất động nhưng cường tráng. Ở tuổi bảy mươi, khả năng tình dục của ông còn rất mạnh mẽ. Nếu như nhà văn Lâm Ngữ Đường bảo rằng đời sống tình dục của Võ Tắc Thiên chỉ bắt đầu năm bà sáu mươi tuổi, thì chúng ta cũng có thể nói vương gia là bậc sư phụ của bà hoàng họ Võ ấy. Có lần ông khoe với giám đốc Thu: “Khi nào lấy kim chích vào người anh mà con có máu, khi ấy anh còn khả năng truyền giống.”
                      Năm nay ở tuổi bảy mươi, ngồi giữa biển trời mênh mông lộng gió, ông vẫn cảm thấy lòng mình trẻ trung phơi phới, vẫn thấy những cô hoa hậu rất quyến rũ, những nàng ca sĩ rất đáng yêu.
                      Truyền thuyết nói rằng vua Minh Mạng thường khoe mình “nhất dạ lục giao sinh ngũ tử”, biết đâu trong máu của vương gia, những tinh hoa của vị tổ phụ ngày xưa đang hãy còn rạo rực?
                      Trong số các vua chúa thời nay, vương gia phục Mao chủ tịch nhất ở cái khoản tình dục, thứ nhì là Fidel Castro tiên sinh. Hai vị ấy vừa “gân” vừa “lì”. Nghe đồn rằng cụ Fidel Castro ngoài cái danh hiệu “chủ tịch lâu đời nhất thế giới” còn là tay chơi gái số một.
                      Xem ra lối sống của các vị “thất thập” thời nay nó trần tục hơn các vị “cổ lai hi” thời Đỗ Phủ, Lý Bạch rất nhiều.
                      Riêng vương gia, ông không tham quyền cố vị, ông biết rút lui đúng lúc, nhưng dù đã rút lui, quyền lực của ông vẫn bao trùm thiên hạ. Vì thế lễ mừng thọ của ông vẫn được các đồng chí tổ chức rất hoành tráng tại khu du lịch Paradise nơi cách đây không lâu giám đốc Minh, đứa con rơi của ông đã biểu diễn các màn “truyền giống” đầy ấn tượng.
                      Những show diễn ấy đã gieo rắc hơn một tỉ con virus HIV lên sinh mệnh của gần một trăm cô gái. Và các cô gái này lại “chia sẻ” những quả chôm chôm xinh xắn trong âm đạo của mình cho vài ngàn chàng trai khác.
                      Buổi lễ được tổ chức tại Paradise có lẽ do ngẫu nhiên, nhưng lại giống như một sự phối hợp ăn ý: con đã đến đây để gieo giống và bố lại đến đây để gặt hái.
                      Mùa gặt thật là rộn ràng. Đầy hoa. Nhưng không có quà cáp. Không có lời chúc tụng. Vương gia không cần quà cáp và lời chúc tụng. Những thứ ấy chỉ dành cho bọn tiểu nhân.
                      Vương gia đã có cả thiên hạ rồi.
                      Ông rất yêu hoa nên con cháu và các đồng chí của ông đã đem cả một rừng hoa về trang điểm cho lễ mừng thọ này.
                      Ông rất yêu thiếu nhi nên người ta đã chọn các cháu xinh đẹp nhất, hát hay nhất đến ca múa quanh ghế ông ngồi.
                      Vương gia ngồi trên một cái trường kỷ bằng gỗ mun có chạm hình rồng đang ẩn trong mây rất đẹp.
                      Khách mời cả trăm người, gồm các đại thần, các nhà doanh nghiệp, các tướng lãnh, các ca sĩ, nhà báo, nhà văn, các thần đồng vô địch cờ vua, thần đồng toán quốc tế…
                      Các đại diện đem hoa đến đặt quanh ghế ngồi của vương gia rồi lui ra.
                      Quỳnh Vi cũng có mặt trong số khách mời nhờ đã đoạt huy chương vàng hùng biện tiếng Anh toàn quốc.
                      Theo chương trình thì Quỳnh Vi sẽ đại diện cho các “thần đồng” lên tặng hoa. Cô bé rất tự tin và gần như chẳng chuẩn bị gì cả.
                      Từ đám đông, Vi bước ra, tiến tới trước mặt vương gia, cúi chào. Cô bé đặt hoa vào lòng ông nhưng không lui ra. Cô ngồi xuống một bên.
                      Đám đông im lặng. Chờ đợi.
                      Vương gia nhìn thấy một cô bé xinh đẹp đang ngả đầu vào vai mình thì bồi hồi xúc động. Ông vuốt tóc cô bé và nói:
                      -Cháu ngoan lắm.
                      -Bác ơi! Quỳnh Vi thủ thỉ, cháu xin hỏi bác một câu được không?
                      -Cháu hỏi đi.
                      -Bác có thương anh Huy không? Anh Huy là con trai của bác đó.
                      Vương gia giật mình, nhìn vào mắt cô gái. Những ngón tay to lớn dừng lại trên mái tóc.
                      -Cháu biết Huy sao?
                      -Hồi nhỏ cháu và anh Huy thường đi thả diều, đi câu cá với nhau.
                      -Nhưng nó không phải là con của bác.
                      -Bác Thu nói với cháu rằng anh Huy là con của bác. Vì sao anh Huy chết vậy bác?
                      -Tai nạn giao thông.
                      -Bác nói dối. Chính bác đã giết con trai bác. Tuy cháu chỉ là một đứa con nít, nhưng không có bí mật nào của bác mà cháu không biết. Vì thế cháu vẫn tự hỏi tại sao ông trời lại để cho bác sống lâu quá vậy? Tại sao bác không chết sớm đi cho thiên hạ được nhờ.
                      Lão già sững sờ, bối rối. Tưởng mình vừa rớt xuống địa ngục và đang nghe lời phán xét. Bàn tay lão vẫn đặt trên mái tóc Quỳnh Vi nhưng nó đang run lên, luống cuống… cuối cùng lão đẩy nhẹ cô bé:
                      -Đừng tựa đầu vào bác nữa…bác thấy khó thở.
                      Quỳnh Vi đứng dậy, cúi mình thật thấp để chào. Đám đông, chẳng hề biết Quỳnh Vi đã nói gì, vỗ tay tán thưởng nồng nhiệt.
                      Cô gái cười rất tươi, vẫy tay đáp lễ, rồi lẩn vào đám đông, biến mất.
                      Trên biển, những ngọn sóng chợt dừng lại, nghe ngóng. Và gió thì mang những lời của Quỳnh Vi đi khắp nơi, đến cả trong giấc ngủ của mọi người.
                       
                      #26
                        lyenson 18.03.2009 13:19:04 (permalink)
                        27. BUỔI SÁNG TRONG VƯỜN HOA
                         
                        Thu bước vô cổng nhà mình, trôi dạt như một cái bóng. Bà mơ hồ thấy người chồng đang ngồi trên chiếc ghế mây ngoài vườn hoa, mặt nhìn ra sông. Trên chiếc bàn nhỏ kê trước mặt có một ly cà phê đen.
                        Từ khi ở bệnh viện Chợ Quán trở về, có lúc bà hỏi, ông cũng không trả lời, có thể ông không muốn trả lời, nhưng cũng có thể là ông bắt đầu nặng tai.
                        Lúc nãy, khi đi thăm mộ Huy trở về bằng xe hơi, bà đi lạc lên tận Phú Giáo, phải hỏi thăm đường mấy bận mới định hướng được, nhưng khi qua khỏi Hóc Môn thì lại lạc vào một bãi phế liệu.
                        Tình cờ bà nhìn thấy một tượng Phật bằng đá bị ai bỏ bên lề đường. Bà liền dừng xe lại. Bức tượng cao chừng bốn tấc, gãy mất chóp mũi, được tạc bằng một loại đá sần sùi màu nâu đen, chất liệu gần giống với tượng Chàm.
                        Bà ôm bức tượng xuống vườn hoa, ở đó có một cái đồi nhỏ phủ đầy cỏ, bao quanh những tảng đá trắng xám lẫn lộn. Bà đặt pho tượng trên đỉnh đồi rồi thắp nhang khấn nguyện cho con trai mình.
                        Người chồng vẫn đang ngồi trên chiếc ghế mây, ngó ra sông. Bà bước nhẹ trên cỏ, đến thật sát.
                        -Này ông! Lại đây xem bức tượng Phật.
                        Nhưng người chồng vẫn im lặng. Bà đặt tay lên vai chồng. Thấy lạnh ngắt. Và cái thân hình khẳng khiu ấy nghiêng qua một bên, đổ gục xuống bãi cỏ.
                        Xác chết đã cứng đờ từ lúc nào.
                        Trên bàn, ly cà phê đen đã vơi một nửa. Một cuốn sách cũ nằm dưới chân ghế.
                        Dường như cái chết đã đến rất đột ngột. Có thể do một cơn gió lạnh từ ngoài sông thổi tới.
                        #27
                          lyenson 18.03.2009 13:22:30 (permalink)
                          28. HAI NGƯỜI ĐÀN BÀ
                           
                          Có người lái chiếc Innova chạy vòng vòng trong thị trấn, lạc vô một cánh đồng, chạy ra sát bờ sông, nhìn thấy ghe máy đậu san sát thì sợ hãi, nhảy ra khỏi xe, hỏi:
                          -Có về Cần Thơ không?
                          Dân quê đáp:
                          -Ghe máy này đi Cần Đước.
                          -Xa lộ đâu?
                          Người đàn bà hỏi, nhưng khi người ta đáp thì lại ngó chỗ khác, ngó lên đám mây chói nắng. Rồi bỏ chiếc xe hơi nằm đó, đi dọc bờ sông.
                          Dân quê tưởng bà đi dạo nhưng bà đi miết đến chiều tối, lạc trong đồng bưng. Gặp ông lão đi câu về, bà hỏi:
                          -Chiến khu Đ ở đâu?
                          Ông lão nhìn thấy một phu nhân sang trọng nhưng mặt mày thất sắc thì nghi hoặc:
                          -Muốn tìm ai?
                          -Nhà văn Trần Vũ.
                          Rồi lội xuống ruộng mà đi. Ông lão sợ ma, bỏ chạy. Một giờ sau dân quân xã đốt đuốc đi tìm, thấy bà ngồi trên bờ ruộng tối thui, liền dẫn về, đưa lên xe. Nhờ địa chỉ trong sổ đăng kiểm xe người ta đã đưa được bà về tận nhà.
                          Vài tuần sau lại thấy bà ở một xóm lao động. Cứ đi thơ thẩn quanh một căn nhà gỗ lụp xụp bỏ hoang, trước hiên có kê một chiếc sofa rách. Lúc này đầu tóc đã bù xù, quần áo nhàu nát. Dân trong xóm tưởng bà là hành khất nên không để ý đến.
                          Buổi tối thấy bà nằm ngủ trên chiếc ghế sofa ấy, miệng ngậm điếu thuốc, phì phèo nhả khói. Nửa đêm dân phòng tới hỏi:
                          -Ở đâu đến đây?
                          -Chiến khu Đ.
                          Dân phòng cười, bỏ đi. Đêm sau không hỏi nữa. Nhưng bữa nọ có mụ đàn bà son phấn lòe loẹt, mặc áo hai dây, quần jean xệ, hở lỗ rún, tay cầm chai rượu uống dở, ghé lại.
                          -Ê bồ! Chỗ này của tui.
                          Người đàn bà vẫn còn ngái ngủ:
                          -Mười Thảo đó hả?
                          Mụ già đập chai rượu vô thềm nhà, đưa cái đít chai nhọn hoắc ra trước ngực kẻ lạ. Người đàn bà xoay lại, nhưng không thèm mở mắt. Bà ta lè nhè:
                          -Má quên con rồi sao?
                          Mụ già giật mình, lùi lại một bước. Rồi ném cái chai vô xó, ôm chầm lấy kẻ lạ.
                          -Con dâu của tui! Nam mô A-di-đà Phật. Con dâu của tui!
                          Rồi mụ khóc nức nở, khóc hu hu. Nước mắt nước mũi và nước dãi tung tóe đầy mặt con dâu. Nhưng người đàn bà thì dửng dưng, lấy tay che mặt. Mụ già lại rống lên như bò:
                          -Con có tiền không, con?
                          Miệng hỏi, tay thọc vô túi quần, hấp tấp moi móc.
                          -Đù má. Con giàu quá mà sao túi nào cũng sạch bách vậy?
                          Người đàn bà cũng chẳng thèm mở mắt. Mụ già rờ vô dái tai của con dâu, thấy trống trơn thì hỏi:
                          -Bông tai đâu?
                          Im lặng. Mụ chụp lấy cổ tay của đối phương, gỡ cái đồng hồ trong chớp mắt. Và biến mất cũng trong chớp mắt.
                          Chừng nửa tiếng đồng hồ sau mụ quay lại với một chai đế Gò Đen và con vịt quay.
                          Mụ bày các thứ trên tờ giấy báo.
                          -Dậy đi, bồ! Cụng ly mừng ngày tái ngộ.
                          Người đàn bà ngồi dậy.
                          - Mừng ngày tái ngộ!
                          -Chăm phần chăm!
                          Người đàn bà nâng ly rượu, lừng khừng, do dự, nghi hoặc.
                          Bà hỏi:
                          -Ủa! Mà đây là đâu vậy?
                          -Là nhà của bồ.
                          -Còn đồng chí? Đồng chí là ai?
                          Hỏi xong, uống cạn ly rượu. Nước mắt chảy ròng ròng.
                           
                          Sài Gòn, ngày 19.01.2009.
                          ĐÀO HIẾU
                          #28
                            lyenson 30.03.2009 15:21:40 (permalink)


                            Đọc và xem MẠT LỘ của Đào Hiếu
                            Nhã Nam

                            Cầm cuốn tiểu thuyết mới nhất của Đào Hiếu trong tay, cảm giác đầu tiên là thích thú. Thích thú từ cái đơn giản và mạnh mẽ của bìa MỘT. Dĩ nhiên, không thể so sánh bìa cuốn tiểu thuyết được in một cách "thủ công" này với bìa hàng vạn cuốn sách đang bày bán khắp nơi được in ấn "hiện đại" đầy hào nhoáng.
                             
                            Chưa đọc vội, hãy nhìn vào tên nhà xuất bản với cỡ chữ khá lớn: LỀ BÊN TRÁI. Chắc hẳn nhiều người sẽ mỉm cười, cái cười ý nhị nhưng sảng khoái (đã có "lề bên phải" theo định hướng thì ắt phải có lề bên trái thôi). Lật vào những trang trong... Ông nhà văn này quả là kỹ lưỡng, dù ghi "in vài ba cuốn tặng bạn bè", ông vẫn chỉn chu thực hiện tất cả những quy ước quốc tế cho một ấn phẩm đàng hoàng: Có "copyright © " bằng tiếng Anh, có trang bìa lót, có trang giới thiệu ngắn... Đặc biệt trang cuối sách ghi rõ: "Xuất bản theo Điều 60 và 69 của Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1992".

                            Như vậy, cuốn tiểu thuyết đã được thực hiện một cách trang trọng, đầy tinh thần trách nhiệm của một nhà văn, một nhà (tự) xuất bản. Gần như không có lỗi ấn loát nào, dù là một dấu chấm phẩy. Muốn biết thêm, độc giả còn có thể ghé thăm website: http//daohieu.com được in cuối trang 2, để thấy rõ ràng website Lề Bên Trái của Đào Hiếu cũng được chăm chút chu đáo thế nào.


                            Sở dĩ tôi cứ lan man ngoài bìa cuốn tiểu thuyết mà chưa vào phần cốt lõi là nội dung cốt truyện vì tôi tin rằng, một cuốn sách có giá trị thật sự không chỉ do nội dung mà còn phương cách nó được thực hiện. Nếu người viết không tôn trọng tác phẩm của mình thì sao có thể thuyết phục độc giả tôn trọng? Tôi yêu mến Đào Hiếu vì sự chu đáo này và ngưỡng mộ ông vì đàng hoàng xuất bản, đàng hoàng công bố tác phẩm của mình, giữa thời buổi cái gì cũng phải xin phép này. Ông đã tự xuất bản đứa con tinh thần này theo tinh thần tôn trọng quyền con người và cũng là cách khẳng định rằng quyền tự xuất bản vốn có ghi trong Hiến pháp nước sở tại mà lâu nay người dân và ngay cả chính ông "quên mất".
                             
                            Bức tranh hiện thực
                            Chỉ khoảng 150 trang sách, tiểu thuyết Mạt Lộ của Đào Hiếu đã vẽ ra bức tranh vân cẩu của xã hội đầy nhem nhuốc hiện tại, xen giữa là vài hồi ức ngắn ngủi thời chiến tranh khốc liệt của những nhân vật trong truyện. Có thể hiểu, nhân vật Thọ, xưng "tôi" trong truyện không can dự gì nhiều, chỉ đứng ở vị thế một người quan sát và ghi chép tỉnh táo là chính tác giả - một người trong cuộc - về cuộc chiến đầy tranh cãi cách đây gần 40 năm và cay đắng chứng kiến những ghê tởm bây giờ.
                            Những dòng chữ trìu mến xót xa của tác giả dành cho Đại úy Quỳnh, bạn ông, người một thời phía bên kia chiến tuyến. Còn những đồng đội, đồng ngũ đã "chiến thắng" của ông chỉ được vẽ ra như những người lạc đường hoặc lỡ đi vào mạt lộ. Những đồng đội một thời ấy, họ bị lừa dối và đẩy vào cuộc chiến tương tàn mà không hiểu vì sao. Đến khi đã thâu tóm quyền lực nhờ chiến thắng, kẻ vốn dối trá cơ hội thì ngoi lên, đạp đổ mọi chuẩn mực, kẻ ngây thơ cũng bị cuốn vào guồng máy bất nhân không dứt ra được.
                            Từ một Trần Vũ, nhà văn, trung úy VNCH lỡ đi vào bưng rồi phải tự sát vì bị nghi kỵ. Từ Thu, một cán bộ nội thành bị lộ, vào bưng chỉ để cuống cuồng chạy trốn bom đạn, cam tâm để cấp trên lợi dụng tình dục vì mong một chức bí thư thành đoàn... rồi biến thành một quan chức hoang dâm sau này. Từ một Mười Đạt đi tù Côn Đảo vì họat động, bất lực về sau, từ một Ba Trần, thứ trưởng trong chính phủ Cách mạng Miền Nam sau thành siêu địa chủ... đều đi theo mạt lộ.
                            Đằng sau họ là một thế lực, một bóng ma đầy quyền lực của bóng tối, kẻ có tên Vương gia - một biểu tượng sinh động của kẻ cầm quyền. Chân dung ghê rợn của Vương gia được Đào Hiếu mô tả: "Ông không lộ diện nhưng có mặt khắp nơi, nhắc tới tên ông thì mọi người đều run sợ... Nhắc tới ông, những người lính già ôm mặt khóc cho đồng đội của mình đã bị đem thí quân trong trận Mậu Thân, trong chiến dịch càn quét sang Campuchia khốc liệt. Một tướng về hưu kể rằng số sĩ quan cấp tướng, cấp tá cấp úy...đã chết trong chiến dịch này bằng cả cuộc chiến tranh chống Mỹ gộp lại. Tất cả đều xuất phát từ cơn điên của ông ta. Ông ta đã quyết định hai chiến dịch lớn ấy vì muốn "tài năng hơn ông Giáp, nổi tiếng hơn ông Hồ" và sai lầm nghiêm trọng trong chiến lược đã hủy diệt hàng triệu sinh mạng, phá nát hàng trăm ngàn gia đình, gieo rắc đau thương đến từng làng quê, từng góc phố".
                            Đào Hiếu viết tiếp: "Theo tin đồn thì ông thuộc dòng dõi hoàng tộc triều Nguyễn, một trong những đứa cháu của vua Đồng Khánh. Nhưng về sau này, khi đất nước thống nhất, trong tư dinh của ông lại treo ảnh vua Hàm Nghi, em ruột Đồng Khánh, vì Hàm Nghi chống Pháp còn Đồng Khánh thì thân Pháp. Chính vì chuyện đồn đại ấy mà khi còn ở trong rừng mọi người đều gọi ông là 'vương gia'."
                            Nhân vật Vương gia là đầu mối cho thảm họa của dân tộc, kẻ ấy lại run sợ khi bị một bé gái lột mặt nạ. Chân tướng thảm hại của kẻ cầm quyền tất sẽ bị Chân, Thiện, Mỹ lật mặt.
                             
                            Nghiệp chướng
                            Đào Hiếu không quên thế hệ trẻ, trong Mạt Lộ, nhân vật xưng tôi của ông dành nhiều tình cảm cho đám con cháu của những người ông quen biết, như Huy, Trúc, Quỳnh Vi... chỉ ngọai trừ giám đốc Minh, đứa con rơi của Vương gia với nữ bác sĩ riêng từ một thanh niên hiểu biết, đẹp đẽ, biến thành tỉ phú sa đọa, một kẻ đánh mất niềm tin vào thế hệ đàn anh.
                            Nhân vật giám đốc Minh thổ lộ: "Ba đi làm cách mạng, đấu tố địa chủ, hạ nhục họ, bức tử họ, để rồi khi cách mạng thành công, ba và các đồng chí của ba truất quyền sỡ hữu đất đai của nhân dân, một mình vơ vét ruộng đất, trở thành những địa chủ khổng lồ. Giàu có vô lượng, chiếm hữu đất đai nhiều vô số" và "Ba quên rằng con là con của vương gia sao? Ông ta là một con người lạnh lùng cho nên giám đốc Minh này vô cảm, giám đốc Minh này thiếu tình người là chuyện có gì khó hiểu đâu. Khó hiểu là những người cộng sản. Họ rêu rao rằng họ đang thực hiện công bằng xã hội, giải phóng giai cấp, thế mà họ tàn ác, tham lam và lạnh lùng như những con người vô tính. Công ty của con là một công ty tư nhân nhưng con không thể lấy đất của dân nếu không có sự chỉ đạo, sự ủng hộ, sự đồng tình, sự chia chác... của nhà nước. Con chỉ là một cái bánh xe trong guồng máy mà thôi.".
                            Lời của tỉ phú Minh đã đúc kết toàn bộ những phi lý, những ghê tởm của xã hội hiện hữu. Mạt Lộ còn như một thiên phóng sự, cho ta thấy những cảnh hiện thực hôm nay: lớp người quyền thế ăn chơi sa đọa, lớp thanh niên chạy theo hưởng thụ, bọn cơ hội nước ngoài nhảy vào xâu xé, lũ côn đồ đầu trâu mặt ngựa bức hiếp dân lành.
                            Cuốn sách mở đầu bằng ngày cô Thu trẻ đẹp đi vào bưng và cuối sách là bà giám đốc Sở Thương nghiệp tên Thu ấy phát điên khùng rồ dại, chồng con chết thảm thương. Phải chăng là quả báo, là nghiệp chướng như Phật dạy? Đào Hiếu để cho độc giả tự hiểu, và cái kết cục của nhân vật Thu, nhân vật Minh, Mười Đạt cũng có thể là cái kết của Vương gia. Đọc Mạt Lộ của Đào Hiếu để khâm phục một người từng ở trong guồng máy như ông, nay đã thoát khỏi vũng nhơ nhớp. Ông là một chứng nhân. Tiểu thuyết Mạt Lộ của ông là một lời chứng không khó để kiểm nghiệm. Hãy nhìn sâu, nhìn kỹ để thấy như ông.
                            <bài viết được chỉnh sửa lúc 30.03.2009 15:23:49 bởi lyenson >
                            #29
                              Ct.Ly 03.04.2009 23:34:44 (permalink)
                              #30
                                Thay đổi trang: < 12 | Trang 2 của 2 trang, bài viết từ 16 đến 30 trên tổng số 30 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9