Thúy Kiều và chữ hiếu
Băng Nhi 22.04.2009 22:04:20 (permalink)
Vương Thúy Kiều,một nhân vật được xây dựng bởi sự sáng tạo của tác gia Nguyễn Du,đã nhiều lần khiến cho đọc giả phải nhỏ lệ trước số phận của nàng.Thúy Kiều được các nho sĩ đương đại tán dương là một nữ tử xinh đẹp,có tài,khen ngợi là một người có hiếu.Cũng vì chữ hiếu mà Kiều đã chọn,khiến cho thân phận của nàng phải rơi vào cảnh bế tắt.
"Làm con trước phải đền ơn sinh thành".Kiều đã quyết định bán mình cho Mã Giám Sinh để chuộc cha,đây cũng là một hành động báo hiếu mà người đời cho là đúng đắn.Nhưng "cao xanh ghét thay phận má hồng",Kiều đã bị Mã Giám Sinh ép bán vào lầu xanh,ngày ngày phải quan hệ với những "con ong đã tỏ đường đi lối về",để rồi còn đâu cái trinh tiết "đáng ngàn vàng".
Kể từ đó,nàng Kiều quốc sắc thiên hương rơi vào cảnh bảy nổi ba chìm,đầy nỗi ê chề,nhục nhã khi phải tiếp khách làng chơi ở chốn thanh lâu,càng cay đắng đến mức "bướm chán,ong chường".Mười lăm năm lưu lạc,cũng là mười lăm năm tủi nhục cho đến khi nàng Kiều gặp Từ Hải.
Chữ hiếu mà Kiều đã chọn đã thật là đúng đắn.Một nho sĩ đương đại là Nguyễn Công Trứ đã có bài "Vịnh Thúy Kiều" :
Từ Mã Giám Sinh cho đến chàng Từ Hải
Cánh hoa tàn đem bán lại chốn thanh lâu
Bấy giờ Kiều còn hiếu vào đâu
Mà bướm chán ông chường cho đến thế
Bạc mệnh chẳng lầm người tiết nghĩa
Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm
Đố đem chữ hiếu mà lầm được ai
Nghĩ đời mà chán cho đời.
Bài thơ trên như một lời kết luận,đã tỏ ra thái độ cương quyết,phê phán chữ hiếu mà Thúy Kiều đã chọn.Trong một xã hội phong kiến,đầy luật lệ khắc khe,luôn đề cao tam cương,tiết hạnh.Thế mà Kiều lại bán mình vào chốn thanh lâu,để rồi quan hệ với những khách làng chơi xa lạ.Tuy có phần thông cảm bởi hoàn cảnh ép buộc,đẩy đưa nàng phải rơi vào chốn thanh lâu.Nhưng Kiều đã nhiều lần thoát khỏi nơi ong,bướm,thế mà lại một lần nữa vấn thân vào nơi đây.Chữ hiếu không chỉ là đền đáp công ân dưỡng dục,mà phải tự biết quý trọng cái nhục xác mà cha mẹ đã mang nặng,đẻ đau,chín tháng mười ngày.Những việc làm của Kiều trong chốn lầu xanh đã gián tiếp làm nhục đến danh dự của nhà họ Vương,khiến cho tổ tiên trên cao cũng chẳng dám nhìn xuống mà tự hổ thẹn,như thế Kiều còn hiếu được vào đâu.
Với thực tế ngày nay,tuy chữ hiếu đã đổi thay,nhưng cũng có đôi nét giống với chữ hiếu khi xưa của Thúy Kiều.Bởi chính bản thân mình làm những điều sai trái,khiến cho xã hội chê trách,gì gia đình ắc đã thoát khỏi vòng tai tiếng.Cha mẹ cũng vì đây mà buồn lòng,lẽ nào chữ hiếu là như thế sao?
Hiếu không chỉ thể hiện qua lời nói,mà còn phải bằng hành động.Như Thúy Kiều xưa kia,tuy đã hiểu sai về chữ hiếu,nhưng cũng đã một phần nào giúp được cho gia đình,cũng được xem là hiếu thảo.Nhưng ngày nay,những bậc làm con chỉ biết vâng,dạ cho qua lời,biết nói suông nhưng không hành động thực tế,như thế hiếu thảo ra sao?Hay chỉ đem lại thất vọng cho cha mẹ.
 
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9