"..ĐÀN BÀ ĐI BIỂN MỒ CÔI MỘT MÌNH" (1)
Quãng Nhẫn 09.05.2009 18:11:02 (permalink)
"..ĐÀN BÀ ĐI BIỂN MỒ CÔI MỘT MÌNH" (1)
thuannghia | 09 May, 2009 14:18
 
Tục ngữ có câu „Đàn ông đi biển có đôi, đàn bà đi biển mồ côi một mình". Câu tục ngữ đó nói về một Thiên chức vĩ đại của người Phụ Nữ. Thiên chức làm Mẹ. Họ phải mang thai, phải cưu mang bào nhi trên cơ thê của mình suốt trong 9 tháng 10 ngày, để rồi rứt ruột xé máu thịt của mình cho con ra đời, phải lo chăm bẩm bú mớm cho hài nhi, nuôi nấng con từng ngày từng giờ và dạy dỗ nên người. Để có được Thiên chức làm Mẹ. Người Phụ Nữ phải có một cấu tạo khác biệt  với Nam giới. Vì cấu tạo đạc biệt đó đời sống riêng tư của họ lại bộn bề thêm rất nhiều nỗi lo toan, nỗi phiền toái và vất vã. Không những thế họ còn phải đối đầu với những nguy cơ tật bệnh khác biệt  rất nguy hiểm và rất dễ xảy ra đe dọa đến đời sống của họ.

   
Biết họ „đi biển" hay „vượt cạn" cũng chỉ „mồ côi một mình". Bạn không thể thay thế họ được, không chìa vai gánh vác san sẽ cái gánh nặng trên cơ thể họ được. Vậy thì bạn hãy làm gì để cho sự „Mồ Côi" của họ bớt đi phần tủi khổ? Chỉ còn có một cách duy nhất, là thương yêu họ đến tận cùng, thông cảm sẽ chia với họ đến tận cùng những gì mà mình có thể làm được. Bởi cùng với cái Thiên Chức hãnh diện và vĩ đại mà họ có là những nỗi đau, những phiền muộn, những hiểm nguy khôn lường luôn luôn ở bên họ. Hãy sẽ chia, thương yêu và thông cảm hết mình với Những Người Phụ Nữ của chúng ta bạn nhé.

   
Nhân ngày của Mẹ. Tôi xin gửi tặng đến các bạn, đến các đồng nghiệp một bài viết có liên quan đến việc „Mồ Côi Một Mình" của Phụ Nữ.

   
Phủ Kỳ Hằng Tử Cung:

   
Đông y cho rằng trong nội thể của con người có lục phủ và ngũ tạng.

Lục phủ bao gồm Đại Trường (ruột già), Tiểu Trường (ruột non), Bàng Quang(bọng đái), Đởm (mật), Vị (dạ dày) và phủ  Tam Tiêu (Phủ vô hình không có trong cấu tạo của cơ thể).
Ngũ Tạng bao gồm Tâm (tim), Can(gan), Tỳ(lá lách) Phế(Phổi) Thận .

   
Ngoài lục phủ đó ra cơ thể có thêm một phủ đặc biệt (Phủ Kỳ Hằng) là Phủ Não Bộ. Đối với cơ thể người Phụ Nữ thì có thêm một Phủ đặc biệt cực kỳ quan trọng khác nữa là Phủ Kỳ Hằng Tử Cung. Ngoài ra cơ thể người Phụ nữ còn có thêm nhiều tuyến nội tiết khác mà Nam giới không có.

Nội tạng đã khác biệt, mà ngoại quan cũng khác biệt hơn, ngoài gân cốt da thịt khí huyết, ngũ quan tứ chi như Đàn ông, họ còn có thêm  bộ phận Nhũ Hoa. Tuy rằng bộ phần này đã từng tham gia  tôn tạo họ thành Phái Đẹp, nhưng cũng đem đến cho họ rất nhiều phiền toái và nguy hiểm.
   
Theo Đạo Phật, trong luật luân hồi nói rằng ai ít có hạnh phước, khi đầu thai lại làm người thì phải  đầu thai làm thân Đàn Bà. Ai có nhiều phước đức hơn thì đầu thai làm Đàn Ông

  
Theo Kinh Thánh của Thiên Chúa Giáo thì cho rằng thủy tổ của Phụ nữ bà Eva được tạo ra từ cái xương sườn của  thủy tổ Đàn Ông là ông Adam.

  
Theo tôi nghĩ đó là những luận cứ „ngu ngơ " nhất" Vì  cơ thể của Phụ Nữ có nhiều thứ hơn Đàn ông, lại hoàn mỹ hơn cơ thể Đàn Ông rất nhiều, thì không lẽ gì lại là thứ „yếu kém" hơn Đàn Ông được.

   
Họ có thêm nhiều thứ, và cũng phải gánh vác thêm nhiều trách nhiệm.. Đơn giản như một ngón tay thôi, cũng đã làm nên biết bao nhiêu kỳ tích, huống hồ gì còn có thêm một Phủ Kỳ Hằng, thêm Một bộ phận Nhũ Hoa, thì sự  trách nhiệm cho sự tồn vong của sự sống trong họ lại phải tăng lên gấp nhiều lần. Cơ thể của Phụ Nữ đa năng hơn, hoàn mỹ hơn nhiều so với cơ thể của Đàn ông.

   
Và trong một đời sống càng ngày lại có thêm những nhịp độ đi ngược lại qui luật của Tự Nhiên. Thì cái cơ thể đa dạng hơn đó của người Phụ nữ lại càng bị nhiều đe doạ về sự tồn vong. Và mối đe dọa đó chỉ có một mình họ gánh chịu, họ vẫn luôn phải „Mồ Côi" để vượt qua bể đời mênh mông đầy giông bão.

Và  sau đây là những cơn „giông bão" mà người Phụ Nữ phải đương đầu trong cuộc „vượt biển" của mình.

       
1)    CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở PHỦ KỲ HẰNG TỬ  CUNG- VÀ LIỆU PHÁP CHÂM CỨU:

•·         Nguyên Nhân:
       - Do hàn thấp ngưng tụ, khí trệ huyết ứ...sinh ra chứng khí hư thận hư làm yếu liệt bắp thịt vùng bụng dưới, chức năng gìn giữ cho vị trí tử cung bị rối loạn: Sa Tử Cung
        - Do khí huyết hư nhược, can thận bất túc, sinh ra chứng tỳ hư làm lạnh vùng dạ con, làm tụ huyết hay xuất huyết tử cung ngoài kỳ kinh nguyệt
     -  Do huyết nhiệt gây độc sinh chứng Tỳ Thận đều hư làm nhiễm lở cổ tử cung, viêm màng trong tử cung,  dễ bị nhiểm trùng khi giao hợp
-  Do huyết ứ trệ gây nên chứng hư nhiệt làm cho tử cung co thắt, đau đớn vô cùng
   
•·         TRIỆU CHỨNG:

-     Thường bị đau thắt gò cục, quặn lươn ở bụng dưới
-       Bụng dưới tức thốn cảm giác nặng nề như đeo chì
-       Cơ thể suy yếu, chống mặt buồn nôn, bần thần, hồi hộp, rã rượi khôn cùng
-       Sắc mặt nhợt nhạt, mí mắt phía trong có màu hồng lạt..khô
-        Biếng ăn thích nằm ngồi dầm dề, như không không còn hơi sức, tay chân mệt mỏi vô lực
-         Rìa lưỡi tím sẩm, nổi đốm, thân lưỡi rêu mõng trắng nhạt, mạch trầm huyền và sác
    
TRỊ LIỆU

-Thanh nhiệt lương huyết giải độc, ích khí dưỡng huyết, thăng dương tán thấp, hóa ứ giải trệ
- Kiện tỳ, bổ  khí thận, ôn bổ và điều hòa Tử cung
 
PHÒNG NGỪA

- Ăn ngủ điều độ, vệ sinh thân thể thường xuyên
-       Giử ấm vùng bụng dưới, không ăn mặc hở rốn khi ra gió lạnh, không ngồi trên ghế đá lạnh, không đi chân đất (nhất là sau khi sinh hoạt tình dục). Không nên giao hợp  dưới máy điều hoà nhiệt độ
-       Tránh làm việc nặng nhọc trong thời kỳ có kinh, và vài ngày sau khi dứt kinh. Hơ ấm bụng dưới ở tháng đầu sau khi đẻ, và tránh làm việc nặng, vận động chạy nhảy nhiều sau khi sanh, tránh giản cơ sa đau tử cung sau này
    

CHÂM CỨU TRỊ MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TỬ CUNG:
•·         Thốn buốt Tử Cung khi sinh hoạt tình dục:
Huyệt Kỳ Hằng Tử Cung  châm1-1,5 tấc, cứu 1-2 phút.
Huyệt Quan Nguyên (Nhâm Mạch) châm 1-1,5 tấc cứu 3-5 phút
Huyêt Qui Lai (Vị Kinh)châm 0,5 tấc cứu 2-3 phút
Huyệt Khúc Cốt(Nhâm Mạch) châm 0,3 tấc cứu 1 phút, cứu 3 lần
Huyệt Chiều Hải (Thận Kinh) 1-2 phân không cứu
Huyệt Phục Lưu (Thận Kinh) châm 0,5 tấc, cứu 3 phút
Huyệt Tam Âm Giao (Tỳ Kinh) châm 0,5 tấc, cứu 3-5 phút

      
           XUẤT HUYẾT TỬ CUNG (ngoài thời kỳ kinh nguyệt)
Huyệt Khí Hải (Nhâm Mạch) châm 1-1,5 tấc, cứu  1 phút, cứu nhiều lần (15-20 lần)
Huyệt Quang Nguyên (Nhâm Mạch) châm 1-1,5 tấc cứu 3 phút
Kỳ Hằng Tử Cung châm 1-1,5 tấc cứu 2 phút
Huyệt Trung Cực (Nhâm Đốc) châm 1-1,5 tấc cứu 3-5 phút
Huyệt Thái Khê (Thận Kinh) châm 0,3-0,5 tấc không cứu
Huyệt Tam Âm Giao (Tỳ Kinh) châm 0,5 tấc cứu 3-5 phút
Huyệt Hành Gian (Can Kinh) châm  0,2-0,3 tấc không cứu
Huyệt Can Du (Bàng Quang Kinh) châm 0,5 tấc cứu 3 phút
Huyệt Tỳ Du (Bàng Quang Kinh) châm 0,5 tấc cứu 3 phút
Huyệt Mạng Môn (Đốc mạch) châm 0,5 tấc, cứu 1 phút, cứu từ 5 đến 9 lần
Huyệt Ản Bạch (Tỳ Kinh) chích nặn ra vài giọt máu
.
                      SA TỬ CUNG
Huyệt Âm Giao (Nhâm Mạch)  châm 1-1,5 tấc, cứu 1 phút, cứu ngắt quảng thành 10 lần
Huyệt Duy Đạo (Đởm Kinh) châm 0,5-1,0 tấc cứu 3 phút
Huyệt Khúc Cốt (Nhâm Mạch) châm 0,5-1 tấc cứu 2 phút
Huyệt Khúc Tuyền (Can Kinh) châm 0,5 tấc cứu 1 phút, cứu 3 lần
Huyệt Tam Âm Giao (Tỳ Kinh) châm 0,5 tấc, cứu 3 phút
Huyệt Chiếu Hải (Thận Kinh) châm 0,2 tấc không cứu


   
MỘT VÀI ĐỘNG TÁC VẬN ĐỘNG ĐẶC BIỆT CHỬA TRỊ BỆNH SA TỬ CUNG VÀ SA ĐÌ (sa bụng dưới)



  Bạn nằm ngữa, thoải mái gác chân này lên đùi kia(quá khỏi đầu gối chút ít) rồi nhấp đầu gối lên xuống thật nhịp nhàng (như hình mũi tên chỉ). Biên độ càng lớn càng tốt. Mỗi lần mỗi bên độ khoảng 3 đến 5 phút

______________________________________

 

Hoặc bạn co  một chân lại, chân kia gác lên đầu gối và cũng  nhấp chân nhịp nhàng lên xuống như hình vẽ
____________________________
 
 

Hoặc bạn ngồi như hình vẽ minh họa, hai lòng bàn chân úp vào nhau, cúi gập người xuống phía trước, rồi nhịp hai đầu gối lên xuống như hình mũi tên như cánh bướm đang bay vậy,Biên độ càng lớn càng tốt, và làm khoảng 10 đến 15 phút mỗi ngày
  
LƯU Ý:
- Ba động tác đó bạn chọn động tác nào thích hợp với mình thì làm, nếu kết hợp được cả 3 càng tốt
- Những động tác này cũng có thể giúp săn chắc cơ bụng và vùng bụng dưới, có thể làm tiêu mỡ ở đì bụng, và còn có thể chống lại triệu chứng đái dắt, hoặc xì tiểu  khi ho đối với phụ nữ sau khi sinh nở
 
__________________
Các kỳ tiếp theo:
- Cách bệnh thường gặp ở buồng trứng và kinh nguyệt
- Bệnh ở bộ phận sinh dục
- Chứng hiếm muộn
- Các bệnh thường gặp sau khi sinh nở
________________
Sưu Tầm và Biên Soạn
Quảng Nhẫn Lê Thuận Nghĩa
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9