NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA LÝ TRÍ, KHOA HỌC, VÀ TÂM LINH
tueuyen 01.06.2009 00:36:22 (permalink)
0
NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA LÝ TRÍ, KHOA HỌC, VÀ TÂM LINH
--

 His Holiness the Dalai Lama / Tuệ Uyển chuyển ngữ
28 tháng 05 năm 2009











Đức Phật đã nói trong kinh điển rằng:
“Các tu sĩ và học giả nên phân tích những lời của ta một cách kỷ lưỡng, như vàng phải được thử nghiệm qua nung chảy, cắt gọt, và đánh bóng.  Và rồi thì chấp nhận chúng, nhưng không phải vì biểu lộ sự tôn kính ta.”
 
Những lời của Đức Phật có nghĩa rằng ngay cả nếu một giáo thuyết nào được kết tập trong những kinh điển của Phật , chúng ta phải thể nghiệm để quyết định hoặc là chúng có bị sai lạc bởi lý do nào hay không.  Nếu có sự sai lạc bởi phương cách tranh luận, nó không thích hợp để xác quyết sự uyên bác xuyên suốt theo chữ nghĩa.
__
Giả sử rằng điều gì ấy có thể chứng minh rõ ràng qua sự khảo sát khoa học.  Rằng một giả thuyết nào đấy được thẩm tra và xác minh hay một sự việc nào đấy cho thấy như một kết quả của sự khảo sát khoa học.  Và hơn thế nữa, giả sử rằng sự việc ấy là không phù hợp với giáo nghĩa đạo Phật.  Không nghi ngờ gì nữa mà chúng ta phải chấp nhận kết quả của sự nghiên cứu khoa học.  Chúng ta thấy đấy, vị thế phổ biến của Phật giáo là chúng ta luôn luôn chấp nhận sự thật.  Đơn thuần suy đoán không thôi dựa vào căn bản kinh nghiệm, khi điều như thế là có thể xảy ra, sẽ không có kết quả.  Vì vậy nếu một giả thuyết đã từng được thử nghiệm, và đã từng được thấy là chắc chắn một trăm phần trăm, thế thì đấy là điều mà chúng ta phải chấp nhận.
 
Chúng tôi nghĩ  quan điểm này là cốt lõi chính yếu của tư duy Phật giáo.  Nó là thái độ phổ quát của Phật giáo.  Những người Phật tử tin tưởng ở sự tái sinh.  Nhưng giả sử rằng qua  những phương tiện khảo nghiệm khác nhau, một ngày nào đấy khoa học đi đến một kết luận xác định rằng không có sự tái sinh.  Nếu điều này được chứng minh một cách xác định rõ ràng, thế thì chúng ta phải chấp nó và chúng ta sẽ chấp nhận nó.  Đây là ý tưởng phổ quát của Phật giáo.  Thế thì dường như phương pháp khoa học hiệu quả hơn và năng động hơn!  Nhưng dĩ nhiên chúng ta biết rằng cũng có một giới hạn của phương pháp này.
 
Một cách căn bản, thái độ của Phật giáo trên bất cứ đối tượng nào phải là một mà nó phù hợp với những sự thật.  Nếu, trên sự khảo nghiệm,  chúng ta thấy rằng nó hợp lý hay có chứng cớ cho một quan điểm, thế thì chúng ta nên chấp nhận nó.  Điều ấy không phải nói rằng không có những điểm nào đấy mà chúng vượt ngoài khả năng của con người về lý luận suy diễn – đấy là một vấn đề khác.  Nhưng những vấn đề chẳng hạn như kích thước hay tọa độ của mặt trăng và những ngôi sao là những thứ mà tâm tư đầu óc con người có thể biết được. Trên những vấn đề này, thật quan trọng để chấp nhận sự thật, trạng huống thực tế, cho dù chúng là gì đi nữa.
 
Khi chúng ta khảo nghiệm những sự diễn tả nào đấy  như chúng hiện diện trong kinh luận của chúng ta, chúng ta thấy rằng chúng không phù hợp với thực tế.  Trong trường hợp như thế, chúng ta phải chấp nhận thực tế, và không phải là sự giải thích của chữ nghĩa trong kinh điển.  Điều này phải nên là một thái độ căn bản.
__
Lý do nào cho sự trình bày những chủ đề trong chi tiết bao quát như thế?   Cội rể của khổ đau đến từ năng lực của vô minh si ám, và sự tàn phá của vô minh được dẫn  đến bởi tích trí (trí  tuệ phân tích của hàng thanh văn).  Chúng tôi sẽ đưa ra một phác thảo ngắn gọn về hệ thống của luận lý học Phật giáo.  Trong những dạng thức của phương cách mà tích trí nghiên cứu hay khảo nghiệm những đối tượng của nó, có sáu cách thức để nghiên cứu hay khảo nghiệm, được hoàn thành với mục tiêu cuối cùng trừ tiệt khổ đau. 
 
1-    Trước tiên là nghiên cứu ý nghĩa của những từ ngữ, đấy là, khảo nghiệm ý nghĩa từng chữ một.
2-    Thứ hai là nghiên cứu những hiện trạng của những sự việc trong dạng thức chúng là nội tại hay ngoại tại.
3-    Thứ ba là nghiên cứu đặc điểm của hiện tượng – đặc điểm cá thể, chi tiết của chúng và đặc điểm tổng quát của chúng.
4-    Thứ tư là nghiên cứu mức độ của hiện tượng trong dạng thức nơi mà những phẩm chất thích hợp và không thích hợp thể  hiện hay ẩn chứa.
5-    Thứ năm là là nghiên cứu thời gian, bởi vì sự chuyển biến hiện tượng phụ thuộc vào thời gian. 
6-    Thứ sáu là nghiên cứu sự suy luận, trong điều này có bốn loại:
a-     Suy luận về sự phụ thuộc: những tác động ấy lệ thuộc trên những nguyên nhân.
b-    Suy luận về sự biểu lộ của chức năng: thí dụ, lửa biểu hiện chức năng của đốt cháy hay nước biểu hiện chức năng của việc làm ẩm ướt.
c-     Suy luận về tính tự nhiên: đấy là mỗi hiện tượng có tính tự nhiên của nó; thí dụ, lửa có tính tự nhiên của hơi nóng và nước có tính tự nhiên của ẩm ướt.
d-    Suy luận về giá trị tổ chức hay cấu thành: không mâu thuẫn đối kháng với sự nhận thức và liên hệ trực tiếp.
 
Nhận thức về giá trị có hai loại, nhận thức giá trị trực tiếp và suy luận.  Nhận thức giá trị suy luận có ba hình thức:
1-    Suy luận bởi năng lực của sự việc.
2-    Suy luận qua tiếng tăm.
3-    Suy luận qua kinh điển bằng phương thức của có thể tin được.
Căn bản cho phát sinh một ý thức suy luận là một dấu hiệu hợp lý.  Điều quan trọng của những dấu hiệu hợp lý hay lý trí là qua sự việc mà một ý thức suy luận là  sự tìm ra một đối tượng – thông thường ấn dấu đến nhận thức trực tiếp – trong sự phụ thuộc trên dấu hiện đúng đắn, không sai lầm.  Những bậc thầy của luận lý học – Trần Na, Pháp Xứng, .v.v… -  đã trước tác những trình bày về những loại lý trí trong những phương pháp rất chi tiết.
 
Một dấu hiệu đúng hay lý trí là một kiểu mẫu ba chiều, ngắn gọn nó có nghĩa là:
1-    Dấu hiệu được cấu thành như hiện diện môt quyền sở hữu của đối tượng.
2-    Sự thâm nhập cùng khắp được cấu thành.
3-    Sự đối lập tỏa khắp được hình thành.
 
Một dấu hiệu đúng như thế được hiện diện từ nhiều quan điểm khác nhau.  Trong dạng thức của tổng thể toàn bộ, những dấu hiệu đúng là có ba loại:
1-    Những dấu hiệu là những tác động (từ sự hiện diện mà sự tồn tại của những nguyên nhân có thể được kết luận).
2-    Những dấu hiệu giống nhau hay đơn điệu của tự nhiên tính (như trong trường hợp được chứng minh điều gì ấy là một cây bời vì sự hiện hữu là một cây sồi).
3-    Những dấu hiệu không có khả năng quán sát (như trong trường hợp được chứng minh sự vắng mặt của điều gì ấy qua sự sở hữu của nó không được nhận thức mặc dù đấy đủ những điều kiện cho sự nhận thức của nó nếu nó hiện diện).
 
Trong một cách khác, khi những dấu hiệu đúng được phân chia thành những hình thức của sự xác nhận sự tồn được minh chứng, thì có hai loại: 1- Những dấu hiệu tích cực của hiện tượng, và 2- Những dấu hiệu tiêu cực của hiện tượng.  Rồi thì, trong hình thức của những nhóm mà chứng cứ trực tiếp chỉ đến họ, có những dấu hiệu đúng trên duyên cớ mục tiêu của chính một người – chúng minh điều gì ấy đến chính mình qua những lý do – và những dấu hiệu đúng  trên duyên cớ  của mục tiêu của người khác – chứng minh điều gì ấy đến một người khác.  Thế thì, những hình thức kiểu mẫu của chứng cớ thì có năm điều:
1-    Những dấu hiệu chứng minh tập quán (hay sự thỏa thuận) – điều ấy nói rằng, quý vị đã biết ý nghĩa rồi nhưng cần biết tên (danh tính).
2-    Những dấu hiệu chứng minh những ý nghĩa.
3-    Những dấu hiệu chứng minh đơn thuần về tập quán (hay sự thỏa thuận).
4-    Những dấu hiệu chứng minh đơn thuần ý nghĩa.
5-    Những dấu hiệu chứng minh cả ý nghĩa và tập quán (hay sự thỏa thuận).
 
Tất cả những điều này được bao gồm trong những dấu hiệu mà đấy là những tác động, những dấu hiệu của sự giống nhau tự nhiên, và những dấu hiệu không thể quán sát, kiểu mẫu thứ nhất của sự phân chia bởi phương pháp toàn bộ tổng thể.  Liên hệ đến thời gian, trạng huống, và con người đặc thù cho ai đấy người đang phát biểu một lý do, người phát biểu một dấu hiệu tác động, một dấu hiệu tự nhiên, hay một dấu hiệ không thể quán sát.
 
Mỗi thứ này trong ba sự phân chia bởi phương pháp toàn bộ tổng thể cũng có nhiều sự phân chia nhỏ nữa.  Thí dụ, những dấu hiệu tác động có năm loại: 1- những thứ minh chứng một nguyên nhân thực sự, 2- những nguyên nhân trước, 3- một nguyên nhân tổng quát, 4- một nguyên nhân  đặc thù, và 5- một dấu hiệu tác động đúng, đấy là một ý nghĩa của sự liên hệ nhân quả thuộc tính.  Tương tự như thế, trong những dấu hiệu không thể quán sát, có những dấu hiệu không thể quán sát của sự không xuất hiện  và những dấu hiệu đúng , những điều không thể quán sát của điều thích hợp để xuất hiện nếu chúng hiện diện.  Đây là những dự phân chia xa hơn trong mưởi một loại, một số học giả ngay cả làm thành hai mươi lăm loại, những thứ không thể quán sát như thế của một đối tượng liên hệ, sự không thể quán sát của một nguyên nhân, hay quan sát về một đối tượng tương phản.
 
Trong sáu kiểu mẫu khảo sát, điều cuối cùng nghiên cứu của suy luận điều , như đã đề cập ở trên, được phân chia thành bốn loại.  Dường như sự khảo sát khoa học hầu như tiến hành trên ba cách của những điều này
1-    Tra nh luận về tính tự nhiên,  trong điều mà đặc tính căn bản của một đối tượng được nghiên cứu.
2-    Tranh luận về sự biểu hiện của chức năng, trong điều mà những chức năng mà một đối tượng biểu hiện căn cứ trên sự hiện hữu một tính tự nhiên nào đấy được nghiên cứu.
3-    Tranh luận về sự phụ thuộc, trong điều mà những đối tượng lệ thuộc được nghiên cứu.
 
Những điều này dường như là những kiều mẫu căn bản của tiến trình khoa học.  Vì thế, dường như rằng sáu loại khảo sát bao trùm tất cả những sự nghiên cứu của cả khoa học và tâm linh.  Chúng tôi tin rằng sự nghiên cứu và phát triển khoa học nên cùng hành động với sự nghiên cứu và phát triển thiền quán vì cả hai cùng quan tâm trên những đối tượng giống nhau.  Một bên hành động qua thí nghiệm bởi những khí cụ, và phía kia, qua những kinh nghiệm nội tại và thiền quán.  Sự phân biệt rõ ràng nên được làm giữa điều gì không tìm thấy bởi khoa học và điều gì  điều gì được tìm thấy là không tồn tại bởi khoa học.  Điều gì khoa học tìm thấy là không tồn tại, Phật học tất yếu phải chấp nhận như  không tồn tại, nhưng những gì khoa học đơn thuần không tìm thấy là một vấn đề hoàn toàn khác nhau.  Thật rất rõ ràng rằng có rất nhiều, rất nhiều những sự kiện, sự vật huyền bí.  Giác quan của con người nắm bắt đến một trình độ nào đấy, nhưng chúng ta không thể nói rằng không có điều gì ngoài tầm nhận thức tức là ngoài  những gì chúng ta nắm bắt với năm giác quan.    Ngay cả những gì mà ông bà chúng ta không nhận thức với năm giác quan của họ, ngày nay chúng ta đang tìm với những giác quan của chúng ta.  Vì thế, ngay cả trong những hiện tượng vật lý với hình tướng và màu sắc, v.v…, những thứ ấy mà chúng ta có thể nhận thức bằng năm giác quan, có nhiều thứ mà bây giờ chúng ta không hiểu, sẽ được hiểu trong tương lai.
 
Với mối quan hệ tới những lĩnh vực khác như tâm thức (tâm-ý- thức), mặc dù chúng sinh, bao gồm cả con người, có kinh nghiệm về ý thức qua hằng bao thế kỷ, chúng ta vẫn không biết tâm thức thật sự là gì – chức năng của nó, tình  hoàn toàn tự nhiên của nó.  Những thứ như thế - không hình, không tướng, và không màu sắc - là trong một phạm trù của hiện tượng mà không thể được hiểu trong phương cách của những hiện tượng ngoại tại được khảo sát.
 
Quan điểm của Phật giáo về tâm thức rất phức tạp và chi tiết.  Định nghĩa của Phật giáo về tâm-ý- thức là điều trong sáng và hiểu biết.  Để xúc tiến một sự đa dạng về sự hiểu biết và nhận thức với sự liên hệ với tâm thức (tâm-ý- thức), nó được phân chia thành nhiều khái niệm khác nhau.
__
Dường như mặc dù vật lý học hiện đại chấp nhận một loại hạt căn bản vô thể chất.  Một thứ bắt đầu với hình thể vật lý mà có thể thấy bằng mắt và phân tích nó, sự phân chia nó xa hơn và phân chia thêm nữa qua thí nghiệm.  Nó cuối cùng được nói là một thực thể tồn tại mà không thể phân chia được nữa và được nói là vô thể chất.  Khi nó có thể phân chia nhỏ ra được nữa, nó được nói là có những bộ phận (hay những phần), và một khi nó đến một giới hạn của tính chia chẻ, sự tồn tại ấy được gọi là vô thể chất.
Phật giáo đề cập đến vô thể chất, hay sự phản bác của nó, không là gì mà thật sự là căn cứ trên sự thể nghiệm.  Phật giáo luận bàn về chủ đề này không phải thông qua trên kinh nghiệm chia chẻ phân tích vấn đề thành những phần khác nhau.   Nó là để thay thế  một sự luận bàn lý thuyết suông của sự có có thể của không gian hay chiều kích vô thể chất mà chúng ta thiết lập.  Trong sự quan tâm đến tâm thức nó chẳng phải là không gian vô thể chất mà đã được bàn tới (bởi vì tâm thức  không phải là vật chất và vì thế không thuộc về không gian) mà thuộc về vô thể chất thời gian.  Vì thế, trong sự bàn luận về vô thể chất, “những phần” hiện hữu liên hệ trong kinh luận Phật giáo không phải được trắc nghiệm dựa theo kinh nghiệm phân tích chia chẻ chi li riêng biệt.  Thay vì thế, những thành tố vật chất được phân chia thành những phần không gian và tâm thức được phân chia thành những phần thời gian, trong một phương thức có tính chất lý thuyết và trừu tượng hoàn toàn.
__
HỎI:  Xin cho thí dụ về những hiện tượng mà khoa học không thể tìm thấy.
ĐÁP:  Tâm thức (tâm-ý-thức) chính nó.  Mỗi thời khắc chúng ta có nhiều  trình độ tâm-ý-thức khác nhau – thô thiển và vi tế.  Đừng nghĩ đến trình độ vi tế của tâm thức, thật rất khó khăn để nhận ra ngay cả ở trình độ thô thiển.
 
HỎI:  Nếu tâm thức hơn là bộ não hay một hiện tượng vật chất tại sao tư duy có thể vị thay đổi hay kiểm soát hay khống chế qua việc dùng y dược hay quan sự kích thích bộ não?
ĐÁP:   Có nhiều loại khác nhau của nhận thức hay tâm thức.  Những thứ nào đấy liên hệ rất nhiều đến cấp độ vật lý.  Thí dụ, cái thấy của con mắt chúng ta hiện tại (nhãn thức) phụ thuộc  trên con mắt vật chất (nhãn căn); vì thế, nếu điều gì ấy xảy ra trên con mắt vật chất (nhãn căn), cái thấy (nhãn thức)  không thể hoạt động một cách bình thường, và nếu con mắt bị lấy đi, cái thấy (nhãn thức) không thể tồn tại, trừ khi một cơ quan cảm giác được cấy ghép.
 
Trong bất cứ trường hợp nào, những tâm thức nào đấy rất liên hệ rất nhiều đến những giác quan và tế bào não hiện diện; những tâm thức này có thể được khống chế  qua giải phẫu trên não bộ hay qua những phương pháp điện tử.   Tuy nhiên, những trường hợp vi tế hơn của tâm thức thì độc lập hơn với thân thể vật lý; vì thế những nhận thức này thì khó bị ảnh hưởng qua những phương pháp vật lý.
__
HỎI:  Ngài có nghĩ rằng chúng tôi ở phương Tây phải học hỏi để mang những phương pháp khảo sát của tâm linh và khoa học hợp tác với nhau nhầm mục đích để ngăn ngừa tổn hại đến con người không?
ĐÁP:  Nếu chúng ta chỉ tập trung sự phát triển trên khoa học mà chính mình không quan tâm đến sự phát triển tâm linh – nếu chúng ta mất đi sự cảm nhận ý nghĩa giá trị của loài người – nó sẽ là hiểm họa.  Cuối cùng, khuynh hướng của chính tiến trình khoa học là làm lợi ích cho con người.  Nếu sự phát triển khoa học đi sai lạc và đem đến nhiều khổ đau và thảm họa hơn cho con người, điều này thật bất hạnh.  Chúng tôi tin rằng sự phát triển tinh thần và vật chất phải đi song song với nhau.
__
Trong thế kỷ này, khi sự thông minh của con người đã được làm quá phong phú bởi những kiến thức mới bắt nguồn từ những khám phá khoa học quan trọng, một cách may mắn từ một khuynh hướng mới đang hiện lên.  Con người trong những nguyên tắc khoa học đang tiếp nhận  một sự hấp dẫn mới mẻ trong những nhận thức tâm linh và đạo đức và được chuẩn bị để nhận định lại những thái độ của họ liên hệ đến sự phát triển tâm linh nhầm mục tiêu đạt đến một quan điểm hoàn toàn hơn về đời sống và thế giới.  Đặc biệt, có mọt sự hấp dẫn lớn mạnh trong cộng đồng khoa học đối với tư duy triết lý Phật giáo.  Chúng tôi lạc quan  rằng qua vài thập niên tới sẽ có một sự thay đổi lớn trong quan niệm thế giới cả từ nhận thức vật chất và tâm linh.
__
HỎI:  Phật giáo có quá nhiều kiến thức và hiểu biết về tâm thức nhưng ở phương Tây chúng tôi có quá ít.  Ngài có nghĩ rằng tâm thức sẽ là lãnh vực kế tiếp cho những khoa học gia phương Tây khám phá không?
ĐÁP:  Chúng tôi tin rằng khoa học phương Tây sẽ phát triển một quan điểm tổng hợp hơn về nhiều ngành khác nhau của nó… tâm lý học, sinh vật học, và vật lý học.  Nó sẽ tìm thấy một sự nối kết, một sự liên hệ giữa những lĩnh vực này của kinh nghiệm.  Trong quá khứ sự phát triển của khoa học và tâm linh hay tinh thần coi như riêng biệt với nhau, như hai con đường khác nhau dẫn đến những hướng đối lập nhau.  Nhưng bây giờ, vào cuối thế kỷ hai mươi, quan điểm này đang bắt đầu thay đổi.
__
Newport Beach, CA, 08 tháng mười 1989
“Những trình bày của những khoa học gia tri thức…, thì khác biệt bởi sự chú ý cực kỳ gần gũi được đề cập đến bởi Đức Dalai Lama và bởi sự hiểu biết sắc sảo trực giác của Ngài về khoa học.  Thời gian trôi qua và một lần nữa Ngài biết trước  dòng chảy của sự hợp lý  hay thí  nghiệm.”
-         Giáo sư Newcomb Greenleaf
Đối với những ai đã từng quan sát Đức Dalai Lama qua những năm tháng,  sự tham dự mạnh mẻ của Ngài trong những hội nghị với những nhà thần kinh học đã diễn ra mà chẳng có gì phải ngạc nhiên.  Người đoạt giả Nobel hòa bình năm 1989 đã minh chứng từ lâu một sự hấp dẫn trong những việc khoa học – một cách đặc biệt trong điểm gặp giữa khoa học và Phật giáo.
 
Mới đây Ngài đã tham dự một hội nghị về Tâm thức và Đời sống ở Newport Beach, California, với những nhà tâm lý học đến từ trường Y Dược Harvard và những nhà thần kinh học nổi tiếng kể cả Lewes L. Judd, Giám đốc Học viện Quốc gia về Sức khỏe Tinh thần.  Những chủ đề sắp xếp từ sự quên và ký ức đến giấc mộng trong sáng minh mẫn.  Mặc dù những sự trình bày được thực hiện bởi những người phương Tây, những khoa học gia đã làm rõ rằng họ tập họp tại hội nghị như một cơ hội để học hỏi từ Tây Tạng.  “Đây là một hệ thống cổ xưa với một sự thấu hiểu cực kỳ tinh tế về tâm thức mà có thể có những điều để nói với chúng tôi,”  bình luận của Lary R.  Squire của trường Đại học California, San Diago.
 
Hai năm trước đây một hội nghị lần đầu tiên của Tâm thức và Đời sống được diễn ra tại Dharamsala, nơi đặt chính phủ Tây Tạng  lưu vong ở Hymalaya.  Có một nhóm những nhà khoa học dành một tuần  tập trung cao độ với lãnh tụ Tây Tạng, thảo luận những vấn đề về khoa học nhận thức – từ sự thông minh không tự nhiên đến phân tử hóa sinh học.
 
Rằng Ngài đã được giải Nobel hòa bình như một tặng phẩm đến khả năng của vị Dalai Lama phục vụ như một cây cầu giữa những nhóm khác nhau.  Trong những sự bàn thảo của Ngài tại hội nghị với những nhà thần kinh học, vị lãnh tụ vĩ đại này của thế giới đã biểu lộ rằng Ngài hành động không chỉ như một cây cầu giữa những quan điểm khác nhau, nhưng cũng như một nhà tổng hợp tất cả những thứ ấy.
 
REASON, SCIENCE AND SPIRITUAL VALUES
Trích từ quyển “The Dalai Lama A Policy of Kindness”
Tuệ Uyển chuyển ngữ
24-05-2009

 
#1
    tueuyen 08.06.2009 03:39:35 (permalink)
    0
    ĐỨC DALAI LAMA VÀ KHOA HỌC TÂY PHƯƠNG 
    Đức Đạt Lai Lạt Ma - Tuệ Uyển chuyển ngữ

    --





    Với sự tác động chưa từng có của khoa học lên đời sống của chúng ta, tôn giáo và tâm linh đóng một vai trò to lớn trong việc nhắc nhở chúng ta về tính nhân bản của chúng ta.  Không có sự đối lập về hai phương diện.  Điều này cho chúng ta sự thấu hiểu giá trị trong điều kia.  Cả khoa học và những lời Phật dạy nói   với chúng ta về căn bản thống nhất của mọi thứ.” – The Dalai Lama
    Đức Dalai Lama thứ XIV là lĩnh tụ của Phật giáo Tây Tạng, và nguyên thủ của chính quyền lưu vong Tây Tạng, và một lĩnh tụ tâm linh tôn kính của thế giới.  Ngài  sinh vào ngày 06 tháng bảy năm 1935 tại một làng nhỏ gọi là Taktser ở Đông Bắc Tây Tạng.  Sinh ra trong một gia đình nông dân,  Ngài được công nhận vào lúc hai tuổi, theo truyền thống Tây Tạng, như một tái sinh của vị tiền nhiệm Đức Dalai Lama XIII.  Đức Dalai Lama là hiện thân của Đức Phật từ bi, Người chọn tái sinh vì mục tiêu giải thoát khổ đau.  Đoạt giải Nobel Hòa bình năm 1989, Ngài được tôn kính rộng rãi như một người phát ngôn vì từ bi và bất bạo động cho sự xung đột của nhân loại.  Ngài đã du hành một cách rộng rãi, nói về những chủ đề bao gồm cả trách nhiệm phổ quát, từ bi, và ân cần thân ái.

    Sự Hấp Dẫn của Đức Dalai Lama 
    đối với Khoa Học

    Đức Dalai Lama luôn luôn biểu lộ một khuynh hướng cơ khí mạnh mẻ và  sự hấp dẫn nhạy bén cá nhân trên lĩnh vực khoa học.  Ngài đã nói rằng nếu không là một tu sĩ, Ngài thích là một kỷ sư.  Ngay lúc tuổi trẻ ở Lhasa Ngài đã tự dạy mình sửa máy móc hư, từ đồng hồ đeo tay đến máy chiếu phim đến xe hơi.   Nổi bật nhất của chuyến du hành sang phương Tây năm 1973 là cuộc viếng thăm Đài Thiên Văn Đại Học tại Viện Thiên Văn Học ở Cambridge, Anh quốc.

    Trải qua bao năm Ngài đã thích thú những mối quan hệ với nhiều nhà khoa học, bao cả những mối thân hữu lâu dài với cố triết gia nổi tiếng của khoa học Hầu tước Karl Popper, và nhà vật lý học Carl von Weizsäcker và cố giáo sư David Bohm.  Ngài đã tham dự trong nhiều hội nghị về khoa học và tâm linh.  Tại một hội nghị như thế, Hội nghị thảo luận Alpbach về Tâm thức vào năm 1983, mà Ngài đã gặp tiến sĩ Francisco Varela, người cùng với Adam Engle, sau này sáng tạo một hình thức đối thoại đặc biệt toàn diện giữa Phật giáo và khoa học mà chính nó đã phát triển thành Học viện Tâm thức và Đời sống.   Từ cuộc gặp gở Tâm thức và Đời sống lần đầu tiên vào năm 1987, Đức Dalai Lama đã cống hiến thường xuyên cả một tuần với thời khóa biểu bận rộn của Ngài cho những cuộc gặp gở hai năm một lần.

    Một Cuộc Đối Thoại 
    đang Diến Tiến với Khoa Học Phương Tây

    Với sự quan tâm mạnh mẻ trong việc học hỏi về những phát triển mới mẻ nhất trong khoa học, Đức Dalai Lama cưu mang cả tiếng nói cho những sự thể hiện nhân bản của những phát minh và một phương pháp học tinh vi của tính trực giác cao độ.  Cũng như sự tham dự một cách cá nhân trong đối thoại với những nhà khoa học Tây phương để giới thiệu căn bản giáo dục khoa học trong những đại học cộng đồng của tu viện Phật giáo, và những trung tâm giáo dục Tây Tạng, và Ngài cũng đã cổ vũ những học giả Tây Tạng tham gia với khoa học như một phương thức tiếp sinh khí cho truyền thống triết lý Tây Tạng.  Đức Dalai Lama tin rằng khoa học và Phật học chia sẻ một đối tượng chung là: phục vụ nhân loại và kiến tạo một sự thông hiểu tốt đẹp hơn cho thế giới.  Ngài cảm thấy rằng khoa học cung ứng những khí cụ đầy năng lực cho việc hiểu biết  sự liên hệ hổ tương của tất cả cuộc sống, và rằng sự  hiểu biết như thế sẽ cung cấp một cơ sở hợp lý căn bản cho thái độ đạo đức và bảo vệ môi trường.

    --
    A complete biography of His Holiness the Dalai Lama is available on the website of the Tibetan government-in-exile.
    The Dalai Lama and Western Science

    <bài viết được chỉnh sửa lúc 08.06.2009 03:40:35 bởi tueuyen >
    #2
      tueuyen 09.06.2009 01:07:20 (permalink)
      0
      TÁC Ý, KÝ ỨC VÀ TÂM THỨC: 
      MỘT KHÁI QUÁT VỀ NHỮNG NHẬN THỨC 
      TÂM LÝ, THẦN KINH VÀ TƯ DUY VỚI ĐỨC DALAI LAMA
      Đức Đạt Lai Lạt Ma - Tuệ Uyển chuyển ngữ
      --
       
      Dharamsala, India • April 6–10, 2009

      The Mind and Life Dialogues and the Mind and Life Institute
       
      Mở màn thế kỷ hai mươi, khoa học đã bắt đầu kiểu mẫu thay thế có ảnh hưởng lớn cho sự hiểu biết thế giới tự nhiên bằng phương pháp khách quan, đo lường định lượng, dùng những khí cụ  của khoa học. Sự hợp thành một hệ thống thống nhất của kiến thức khoa học và kỷ thuật cống hiến rộng rãi đến sự hiểu biết của chúng ta về thế giới vật lý và để phát triển sự bảo đảm cho đời sống của con người.  Xa hơn nữa, qua thời gian trải dài hơn 2.500 năm qua, Phật giáo đã biểu  lộ trong những nền văn hóa đa dạng xuyên qua Á châu như kiểu mẫu có ảnh hưởng lớn cho sự hiểu biết thế giới tự nhiên bằng những phương pháp quán sát khách quan, định lượng bằng sự rèn luyện thiền quán tinh vi cao độ.  Sự hợp thành một hệ thống thống nhất của giáo thuyết đạo Phật và sự thực hành đã mở ra nhiều sự hiểu biết sâu sắc trong tính tự nhiên của tâm thức và vai trò của nó trong tự nhiên, trong sự chuyển hóa tận gốc rể và việc làm phong phú những những điều nó phục vụ xã hội và làm tăng tiến phẩm chất đời sống về sự hội nhập của nó.  Trong nhiều phương thức, những phương pháp và mục tiêu của khoa học và sự thẩm tra tư duy là sâu sắc đầy đủ, với mỗi thứ của chúng có khả năng bao la để sự làm phong phú cho những  thứ kia.
       
      Năm 1987, nhận thức rằng không có phương cách thứ lớp chính thức cho khoa học và Phật học chia sẻ sự tìm tòi của chúng, và tin chắc rằng một sự đối thoại và hợp tác khoa học nghiêm chỉnh giữa hai truyền thống ấn tượng này sẽ lợi ích cho nhân loại, nhà thần kinh học Francisco Varela và thông dịch viên Adam Engle bắt đầu những cuộc Đối thoại về Tâm thức và Đời sống với Đức Dalai Lama.  Kể từ lúc ấy, những hội nghị Tâm thức và Đời sống đã tập trung vào một loạt những chủ đề rộng rãi xếp loại từ tâm thức khoa học và sinh vật học đến vật lý học và vũ trụ học.  Cuộc gặp gở hiện nay này là tập trung trên tác ý, ký ức, và nghiên cứu hiện tượng của tâm thức là trọng tâm của cuộc đối thoại lần thứ mười tám về Tâm thức và Đời sống.
       
      Điều làm nên sự khác biệt giữa Đối thoại của Tâm thức và Đời sống và những cuộc hội họp khác  giữa khoa học và Phật giáo là sự tập trung trên sự đối thoại chiều sâu , xuyên văn hóa.  Trong cuộc gặp gở này, những tham luận buổi sáng do những nhà tri thức khoa học sẽ kéo dài 60 phút, tiếp theo là 90 phút thảo luận; và phiên họp buổi chiều do những nhà tri thức khoa học cùng học giả và tu sĩ Phật giáo sẽ kéo dài từ 30 đến 45 phút, với thời gian giải lao 2 tiếng rưỡi  cho thảo luận.  Những thảo luận này sẽ luôn luôn đặt trọng tâm tập trung của mỗi cuộc gặp gở Tâm thức và Đời sống, và trong cuộc hội nghị này chúng sẽ đóng một vai trò vượt trội hơn bao giờ hết.
       
      Thêm nữa cho những cuộc Đối thoại và việc công bố về Tâm thức và Đời sống, học viện Tâm thức và Đời sống có hai chương trình khác để  hổ trợ cho nhiệm vụ của chúng tôi.  Một chương trình làm quen học hỏi nghiên cứu hợp tác giữa những nhà khoa học và tu sĩ, tập trung trên việc xác định những tác động của thiền quán và những sự thực hành tư duy khác.  Để xác định thời gian, những nghiên cứu như thế bắt đầu tại: the University of Wisconsin; UCSF Medical Center; Princeton; Harvard; UC Berkeley; Reed College; Pennsylvania State University; và University of Pennsylvania.
      Một chương trình khác được diễn ra để đẩy mạnh nghiên cứu mới nảy ra trong lãnh vực này là Học viện Nghiên cứu Tâm thức và Đời sống Mùa hè, điều này sẽ xảy mỗi năm một tuần hội họp một cách đặc biệt cho những khoa học gia và học giả trẻ tuổi có sự hấp dẫn trong lĩnh vực này.  Học viện Nghiên cứu này sẽ phối hợp những tham luận khoa học và Phật học, thảo luận chiều sâu trên vấn đề làm thế nào phát triển nâng cao sự gặp gở giữa khoa học và những kiểu mẫu tư duy tĩnh lự của của sự thẩm tra và thực hành thiền quán.
       
      KHÁI QUÁT
       
      Chủ đề của hội nghị Tâm thức và Đời sống XVIII là tác ý, ký ức, và tâm thức con người lưu tâm từ quan điểm nhận thức thuộc về hiện tượng (bao gồm tư duy), tâm lý, và thần kinh.  Trong sự liên hệ giữa tác ý, ký ức, và tâm thức là một lĩnh vực làm say mê các nhà nghiên cứu trong khoa học tâm lý và thần kinh học.  Nó cũng đặc biệt hấp dẫn khi khảo sát trong Phật học, bởi vì nó xuyên qua sự tư duy tĩnh lự tinh tế và tĩnh thức một khi đã khám phá những đặc điểm để phân biệt, tính nguyên sơ, và những khả năng về sự tỉnh thức của con người, của khổ đau, và của hạnh phúc chân thật.  Tóm lại, sự rèn luyện tĩnh lự tư duy được biết như “chỉ” (shamatha-thiền chỉ-thiền định) để đáp ứng với sự phát triển và sự tinh tế của tác ý và điều này là cơ sở cho “quán” (vipashyana- thiền quán- tuệ minh sát), là những phương thức theo thứ tự cho kinh nghiệm khám phá tính tự nhiên của tâm thức và sự liên hệ của nó đến thế giới bao la.
       
      Xa hơn nữa, kéo dài tác ý tự nguyện (định-samadhi) thì liên hệ một cách gần gũi với ký ức (nghĩ nhớ), bởi vì nhằm mục tiêu có chủ tâm (suy nghĩ kỷ) kéo dài sự tác ý của một người trên một đối tượng lựa chọn, người ấy phải tiếp tục nhớ nghĩ để làm như thế từ thời khắc này đến thời khắc tiếp theo, chính xác trung thực trở lại để tài tập trung trên đối tượng ấy bất cứ khi nào tâm thức lang thang khỏi nó. Giống như thế, trong Phật giáo, năng lực của “chính niệm” (smrti) liên hệ không chỉ tỉnh thức từ thời khắc này đến thời khắc tiếp theo của những sự kiện hiện diện.  Thay vì thế, nghĩa rộng chính yếu của Phạn ngữ này (Pali là “sati”) là ký ức, hồi ức.  Điều này bao gồm tỉnh thức lâu dài, ngắn hạn, và ký ức hoạt động, không quên, đặt trọng tâm hiện tại, và cũng là ký ức về sau, đấy là, nhớ  tức là tỉnh thức về điều gì ấy hay làm việc gì đấy tại một thời điểm định rõ trong tương lai.  Trong những phương cách này, từ một nhận thức tư duy tĩnh lự, ký ức là sự kết nối quan trọng đến tác ý, và cả hai khả năng tinh thần này có những sự phân nhánh cho nghiên cứu về kinh nghiêm và hiện tượng về tâm thức, sự rèn luyện của nó, và khả năng lạc quan.
       
      Những thảo luận quanh hội nghị Tâm thức và Đời sống XVIII sẽ tập trung chủ yếu trên hiện tượng học chủ quan, sự hoạt động của tiến trình thông tin, và thuyết cơ giới thần kinh của tác ý, ký ức và tỉnh thức cảm quan từ cả quan điểm khoa học và Phật học.  Nhiệt tâm kỳ vọng rằng những người tham dự trong những cuộc đối thoại này, đến từ những khuynh hướng đa dạng khác nhau của triết học, tâm lý học, thần kinh học, và các học giả cùng hành giả Phật giáo sẽ hành động đặc biệt hướng đến sự hiểu biết và phối hợp trong phạm vi rộng rãi của những ý tưởng của những người khác và những quan điểm về những chủ đề của cuộc gặp gở này.  Đặc biệt  chú tâm sẽ được tập trung trên những đặc điểm phân biệt và sự tác động lẫn nhau của tác ý, ký ức và siêu nhận thức như được thấy từ những quan điểm khác nhau, bao gồm sự khả dĩ của những chiều kích của tỉnh thức (không giới hạn sự thảo luận đến những đặc điểm tương tự của những tâm thức thấy rõ (thô) và vi tế, và sự liên hệ giữa toàn bộ hình ảnh của tiến trình thông tin của con người, tĩnh thức, và thế giới kinh nghiệm của đời sống (Lebenswelt) như một tổng thể.  Chúng tôi tiên đoán rằng sự khám phá này sẽ dẫn đến sơ đồ hệ thống xa hơn cho sự khám phá mới nghiên cứu về kinh nghiêm và lý thuyết trên việc thực hành thiền quán và tư duy tĩnh lự tại điểm gặp gở giữa khoa học và Phật học.  Những người tham dự sẽ được chuẩn bị để hành động ảnh hưởng hợp tác qua lại đối với việc phát triển một chương trình nghiên cứu hấp dẫn như thế.
       
      NHỮNG NGƯỜI THAM DỰ
       
      Tenzin Gyatso, His Holiness, the XIV Dalai Lama 
      David E. Meyer, Ph.D., Professor of Psychology, University of Michigan 
      B. Alan Wallace, Ph.D., President, Santa Barbara Institute for Consciousness Studies 
      Anne Treisman, Ph.D., Professor of Psychology, Princeton University 
      Rupert Gethin, Ph.D., Director of the Centre for Buddhist Studies, University of Bristol, UK 
      Adele Diamond, Ph.D., Professor of Developmental Cognitive Neuroscience, University of British Columbia, Vancouver, BC, Canada 
      Amishi Jha, Ph.D., Assistant Professor of Psychology, University of Pennsylvania 
      Clifford Saron, Ph.D., Assistant Research Scientist, Center for Mind and Brain, UC Davis 
      Elizabeth Phelps, Ph.D., Professor of Psychology, New York University 
      Shaun Gallagher, Ph.D., Professor of Philosophy and Cognitive Science, University of Central Florida
       
      THÔNG DỊCH VIÊN 

      Geshe Thupten Jinpa, Ph.D., President of the Institute of Tibetan Classics in Montreal 
      B. Alan Wallace, Ph.D., President of the Santa Barbara Institute for Consciousness Studies 
      __
      Mind and Life XVIII
      Attention, Memory and the Mind:
      A Synergy of Psychological, Neuroscientific, and Contemplative Perspectives
      with His Holiness The Dalai Lama
      #3
        tueuyen 19.06.2009 04:07:07 (permalink)
        0
        ĐỨC DALAI LAMA VÀ CÁC NHÀ THẦN KINH HỌC 
        KIẾN TẠO MỘT CẦU NỐI GIỮA PHẬT HỌC VÀ Y HỌC PHƯƠNG TÂY
        Mitzi Baker  - Tuệ Uyển chuyển ngữ
         
        __
         

         
        Đức Dalai Lama thứ 14, Tenzin Gyatso, đã minh chứng nhiều cống hiến như một lĩnh tụ tâm linh của dân tộc Tây Tạng, nhưng Ngài đã nhận yêu cầu để trở thành một nhà phê bình cho tạp chí thần kinh học thường xuyên như thế nào?
         
        Lời đề nghị ấy đã xảy ra tại hội thảo của một trường y học vào ngày 05 tháng mười một của Giảng đường Memorial từ một nhà thần kinh học, người vừa mới nghe Đức Dalai Lama bình luận về nghiên cứu của bà. Trong khi dự kiến của bà là một ngôn ngữ hơi táo tợn một chút, bà thật nghiêm chỉnh trong thú nhận của bà rằng bà có thể hướng sự nghiên cứu của bà một cách khác biệt nếu bà đã nói chuyện với Ngài trước.
         
        Sự nghiên cứu biểu tỏ rằng sự thông cảm cho người khác tạo ra sự hoạt động tích cực trong cùng những khu vực của não bộ cũng như chính niềm đau đớn.   Những nhà nghiên cứu dùng những người thương yêu để khêu ra  sự thông cảm từ những đối tượng thử nghiệm.  Trong Phật giáo, sự tin tưởng là việc thông cảm thấu hiểu và từ bi cho những người thương yêu là một sự mở rộng của bản thân.  Nhưng từ bi thật sự đến từ cảm giác cho những người nào đấy không liên hệ - hay thậm chí là kẻ thù.  Vì thế một thể nghiệm nói hơn thế, Đức Dalai Lama lưu ý, sẽ được thí nghiệm những cảm giác như thế đối với những người ít liên hệ thân thuộc để thấy  hoạt động tích cực có khởi lên trong cùng những khu vực của não bộ không.
         
        Đấy chỉ là một trong nhiều điều thông hiểu được chia sẻ trong cả một ngày thảo luận là nét đặc biệt của Đức Dalai Lama và một nhóm 15 nhà thần kinh học, tâm lý học, và Phật học.  Sự kiện được đặt cho nhan đề là “Khổ đau, khao khát và lựa chọn: Những khám phá của tâm linh, và khoa học về kinh nghiệm của con người.”
         
        Đây là một sự kiện quan trọng mà nó thật sự hổ trợ tạo nên một ý nghĩa giác ngộ và dấn thân hổ tương,” khoa trưởng y khoa bác sĩ Phillip Pizzo, nói như thế, thêm rằng cuộc hội luận “không phải là áp dụng những phương pháp khoa học vào tôn giáo, hay tín ngưỡng để nghiên cứu.”  Nó là chấp nhận thực tế rằng con người là không gian đa dạng và có thể học hỏi từ những quan điểm khác nhau.
         
        Câu hỏi của ngày, được đưa ra một cách sớm suả bởi người tổ chức sự kiện là tiến sĩ y học và triết học William Mobley, giáo sư Cahill trong trường Y dược, và điều xuyên suốt cả ngày là :  “Thần kinh học với những khí cụ và nhận thức của nó có thể mang đến cho Phật học, với sự thực hành thiền quán của nó, một số hữu ích nào đấy và ngược lại không?”  Những sự thảo luận tiếp theo tìm kiếm để xác định vị trí chung giữa những lĩnh vực mà có thể đưa đến những sự thông hiểu to lớn hơn.
         
        Để làm cho cuộc hội luận tập trung, giáo sư Mobley, giám  đốc của Thần kinh học viện tại Stanford nói rằng có những nhận thức nào đấy mà họ không bàn tới  - những nhận thức thí như hóa thân tái sinh, nghiệp  báo, và giác  ngộ.  “Những nhà thần kinh học tránh tất cả những thứ của những điều mà chúng tôi không hiểu,”  ông nói như thế.
        Thay vì thế, những người tham dự tập trung trên những nhận thức về tham dục – craving (ái- khao khát) và khổ đau. 
         
        Một thử thách đang được tiến gần là một sự nhất trí trên ý nghĩa của thuật ngữ “tham dục”.  Trong Phật học, tham dục, bởi tính rất tự nhiên của nó, là một trạng thái ưu phiền khổ não.  Trong khoa học phương Tây, tham dục hay khao khát đơn giản là điều gì thúc đẩy làm cho ai đấy làm một quyết định.  Sau khi thảo luận nhiều, cả nhóm đồng ý rằng một chữ khác có thể được dùng, có thể là thèm muốn – desire.
         
        Khi cuộc đối thoại nghiên cứu sâu hơn, những câu trả lời dễ dàng đã không rõ ràng ngay lập tức.  Tại một thời điểm ngay cả Đức Dalai Lama cũng thừa nhận rằng Ngài “quá bối rối” về việc làm thể nào để quyết định khi có những trình độ không lành mạnh về thèm muốn và có hay không một hình thức của thèm muốn mà nó không là một hình thức của khổ đau.
         
        Tuy thế, có nhiều thời khắc “a ha” của cả hai phía. (a ha: ngạc nhiên, vui mừng thỏa mãn).
        Trong sự liên hệ với một nghiên cứu được phát hành năm vừa rồi cho thấy rằng những bộ não của những thiền giả có những thay đổi lâu dài trong hoạt động tích cực, Đức Dalai Lama nói, “Bây giờ họ bắt đầu nhận thức rằng sự tiếp cận của chúng ta là những gì hữu ích.  Chúng tôi vô cùng vui mừng để thấy càng ngày khoa học càng biểu lộ sự hấp dẫn trong sự tiếp cận của chúng ta.
         
        Trong một sự trình bày về nhận thức của thần kinh học về tham dục-thèm muốn,  Howard Fields, MD, PhD, giám đốc của Trung tâm Wheeler về Thần kinh của sự Nghiện ngập tại UCSF, đề cập đến một loại thuốc gọi là rimonabant, hoạt động trong những khu vực của não bộ điều phối thèm muốn để giảm bớt hút thuốc trong những người nghiện.  Họ cũng giảm bớt cân, một lời tuyên bố làm khán giả há hốc miệng ra. 
         
        Giáo sư Fields đặt câu hỏi về điều rằng: có phải nó là một sự tiếp cận tốt khi dùng sự can thiệp về dược lý để giảm bớt thèm muốn  hay không – hoặc có thể có một phương pháp dùng những cảm nhận phát triển  về tuệ trí và từ bi để thay đổi những quyết định trong những bệnh nhân hay không?
         
        Đức Dalai Lama suy nghĩ ý kiến này và muốn biết có một loại thuốc như vậy mà có thể giảm bớt hay xóa bỏ tất cả những hình thức của thèm muốn hay không.  Trong khi nhận thức như thế có thể tiêu biểu cho sự giác ngộ tâm linh đến những người Phật tử, giáo sư Fields trả lời rằng loại thuốc như thế có thể là tình cảnh tương đương bao gồm một trạng thái hôn mê.  Đối với điều này Đức Dalai Lama bình luận, “Đó là một thảm họa.”
         
        Suốt ngày, cuộc thảo luận về nhận thức “khổ đau” cũng được nhấn mạnh những khác biệt văn hóa nổi bật trong ý nghĩa của chữ nghĩa.  Thế giới phương Tây cố gắng tránh khổ đau và làm nhẹ bớt nếu nó xảy ra.  Trong Phật giáo, nó là một phần đoán trước của đời sống.
         
        Có lẻ, như giáo sư của Emory về tâm lý và thần kinh học Helen Mayberg, MD, tổng kết, sự đau đớn cùng cực của bệnh hoạn phải được giảm bớt – qua thuốc men, sự kích thích sâu bộ não hay chửa bệnh – cho phép tâm thức chạm đến một tình trạng tích cực hơn.  Người ta có thể  cố gắng làm điều này nơi chính họ, nhưng bà hỏi: có cần thiết là quá khó khăn và xảy ra quá lâu không?
         
        Đức Dalai Lama, người tréo chân trên ghế trong lớp áo đỏ,  không cung ứng một câu trả lời  úp mở nhanh chóng.  Ngài gãi đầu.  Ngài nói về những bông hoa lớn lên và năng lực yoga.  Hiển nhiên, nó chính là cung cách mà những việc là như thế.
         
        Từ đầu đến cuối ngày, những người tham dự vạch rõ vị trí: một sự nhấn mạnh trên việc tìm ra sự thật, sự cần thiết để cứu tế những tâm thức từ “sự cướp bóc” (hijacking) và mục tiêu của sự hoàn thành chuyển hóa.  Điều này, dĩ nhiên, có nghĩa là họ phải có những quan điểm kiến thức bất đồng.  Giáo sư thần kinh học của Stanford William Newsome, PhD, lưu ý, “Thần kinh học có thể chưa sẵn sàng để nói về sự tham dục-thèm muốn cao độ của Phật giáo.
         
        Nhưng có nhiều hy vọng cho một cuộc đối thoại tương lai.  Nhận thức về “lựa chọn” trong xác định những quyết định và cảm nhận là một rằng cả khoa học phương Tây và Phật giáo Tây Tạng cùng chia sẻ, và nó cung cấp một nền tảng cho sự thẩm tra tiếp tục.
         
        Hội nghị là một thành công thật sự và chắc chắn vượt quá kỳ vọng và ước đoán của tôi,” sau này Pizzo nói thế.  “Trong khi điều này vẫn là một sự bắt đầu nó cung ứng sự hướng dẫn cho những con đường mới để du hóa.”
         
        Posted: 11/7/05
        Dalai Lama and neuroscientists build bridge between Buddhism and Western medicine
        http://med.stanford.edu/events/dalailama/full_story.html
        http://www.sfgate.com/cgi-bin/article.cgi?f=/c/a/2005/11/06/MNGE0FJU5I1.DTL tường thuật sự kiện trên với một bài mang nhan đề “Các nhà khoa học và Phật học gặp gở nhưng hoàn toàn không thể tiếp cận với niết bàn” - Scientists, Buddhists meet but don't quite reach nirvana.

         
        Niết bàn: - Bắc Phạn: Nirvana, -Nam Phạn: Nibbana
        Chiết tự:  - Ni: không, - vana: xiềng xích
        Như vậy, nghĩa gần nhất của niết bàn là “không xiềng xích”, tức là tự tại, tự do, hay đồng nghĩa với giải thoát (mokkha, moksha) khỏi tham dục và khổ đau!


        Các loại niết bàn:
        1-    Hữu dư y niết bàn
        2-    Vô dư y niết bàn
        3-    Vô trụ xứ niết bàn
        4-    Tự tánh thanh tịnh niết bàn – Tự nhiên niết bàn 

        Tuệ Uyển chuyển ngữ
        O1- 06-2009

        #4
          Chuyển nhanh đến:

          Thống kê hiện tại

          Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
          Kiểu:
          2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9