Chinh Phụ Ngâm với Phan Huy Ích
sen dat 18.09.2009 22:48:52 (permalink)
PHAN HUY ÍCH (1750-1822)
Theo bài thơ Tân diễn Chinh phụ ngâm thành ngẫu thuật thì có điều chắc chắn đáng tin là Phan Huy Ích cũng đã diễn ca Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn. Duy nay chưa có tài liệu chân xác để thẩm định ông đã dĩên ca bản nào trong số các bản diễn ca chinh phụ ngâm được truyền ở đời xưa- giờ.
Phan Huy Ích tự Khiêm thụ phủ hiệu Dụ am, là con Phan Huy Cẩn quê làng Thu Hoạch huyện Thạch Hà thuộc tỉnh Hà Tĩnh ngày nay.
Thân phụ ông đậu tiến sĩ khoa canh thìn Lê cảnh Trị(1754) làm quan ở Thăng long đến chức tham tụng (Đồng binh chương quân quốc trọng sự, đã dời cư lập nghiệp ở làng Thuỵ Khuê, huyện An Sơn, tỉnh Sơn tây nhân sự có ơn huệ với làng này.
Sinh năm 1750, tư chất rất thông minh, ông theo học với thân phụ, và có học với Ngô Thì Sĩ, đậu hương cống trường Nghệ an năm 22 tuổi (1771), được bổ làm quan ở Sơn Nam. Đến năm 1775, ông thi đậu hội nguyên, rồi tiến sĩ, bấy giờ mới 26 tuổi. Em ông là Phan huy Ôn, đỗ tiến sĩ, sau đã cùng với anh nổi danh hiển hách. Đời Nguyễn, nhà bác học Phan Huy Chú, cha con quan Lễ bộ Thượng thư trí sĩ Phan Huy Thực và Phan Huy Vịnh đều là con cháu Phan Huy Cẩn xưa.
Trong thời Lê Trịnh, Phan hUy ích và thân phụ đỗ đại khoa, đồng thì làm quan, chúa Tĩnh vương rất nể vì. Ông có lần được chúa sai mang ấn kiếm phong cho Nguyễn Nhạc tước CUNG  quận công. Sau đó đường hoan lộ ông không được hạnh đạt như ý, mà thường phù trầm theo thời cuộc bấp bênh luôn luôn bị xáo trộn, mãi cho đến năm kỷ dậu 1788, Nguyễn Huệ thôn tính bắc hà thì ông được Bí thư Tây sơn và Trần Văn Kỷ mời ông và anh vợ là Ngô Thời Nhậm ra phò giúp tân triều,
Trong hai thời quang Trung và Cảnh Thịnh, ông rất được trọng vọng, cùng Ngô Thì Nhậm được uỷ thác coi việc từ chương giao thiệp với nhà Thanh, từng đem về cho nước nhiều thắng lợi ngoại giao khiến người Trung quốc phải kiêng vì Việt nam.
Vào tháng tư nhuận, năm  nhâm tý (1792), vua quang Trung gia phong ông tước Thuỵ nham hầu. Tháng 5, năm tân dậu (1801), vua Bảo Hưng đề cử ông làm Lễ bộ Thượng thư.
Đời Cảnh Thịnh, những khi có chuyện bất hoà giữa các quan các tướng, ông thường được vời ra đứng dàn xếp. Năm kỷ mùi 1799, Bắc cung Vũ Hoàng hậu tức là công chúa Ngọc Hân nhà Lê xưa mất, chính ông một tay thảo các bài văn tế bằng quốc âm còn chép trong Dụ am văn tập:
Một bài cho vua Cảnh Thịnh (ở quyển 7)
Một bài cho con gái vua Quang trung (ở quyển 7)
Một bài cho mẹ sinh ra hoàng hậu (ở quyển7)
Một bài cho tông thất nhà Lê (ở quyển 7)
Một bài cho bên họ ngoại ở Phù Ninh (ở quyển7)
Sau khi nhà Tây sơn đổ, qua thời nhà Nguyễn Gia  Long, nhờ chính sách khoan hồng của Tân triều đối với nho thần
Ta nay xét vào các bài thơ nôm ( như phần giảng văn sau: bài Tiên quan trấn thủ), các bài chiếu dụ, văn tế của ông còn chép truyền thì đó là một thứ văn uyên bác trang nghiêm lời lẽ nhẹ nhàng tao nhã một cách cổ kính (hay dùng những từ ngữ và thành ngữ : nẻo, thuở, quẹn, ngừng, chỉn ngùi ngùi, ngạt ngào…), ở đây vướng mắc ít nhiều khuôn khổ  kiềm thúc chừng mực. Có thể nói văn chương ông phản chiếu rõ cách điệu một nhà nha hay chữ sống đời cần cù chỉ biết đem văn chương mà phụng sự công ích chứ không mưu mô quyền lợi ganh tị với ai. Vả lại từng có dư luận do ông Đông châu Nguyễn Hữu Tiến (Nam phong số 106, tháng 6 năm 1926) và nhất là ông Hoàng Xuân Hãn  (Chinh phụ ngâm bị khảo, Minh Tân, Paris 1953) đã cho  rằng Phan Huy Ích  cũng là tác giả bản diễn ca Chinh Phụ Ngâm thông hành, xưa giờ mà bác bỏ truyền thuyết thông thường nhìn nhận Đoàn Thị Điểm  đã diễn ca bản Chinh phụ ngâm này. Nếu nay so sánh về mặt văn ta sẽ không cùng một ý kiến với hai ông Đông châu Nguyễn Hữu Tiến và ông Hoàng Xuân Hãn. Vì văn Chinh Phụ Ngâm tuy là văn diễn ca song không khác chi văn sáng tác nó sáng sủa trau chuốt mỹ lệ nhẹ nhàng tự nhiên xuất tự một nguồn thi cảm dồi dào tinh tế mà có tính cách rõ rệt là văn phụ nữ. Còn như cách điệu văn chương trong các áng văn thơ nôm của Phan Huy Ích xét kỹ lại rất giống lối văn bản dịch thứ 2 Chinh phụ ngâm (bản B) mà ông Hoàng Xuân Hãn đã cho rằng là văn của Đoàn Thị Điểm.
(trích trang 656 đến trang 659 cuốn Phạm văn Diêu - văn học Việt Nam in lần thứ nhất-XB-60 B.T.T Nam Phần).
<bài viết được chỉnh sửa lúc 18.09.2009 22:52:11 bởi sen dat >
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9