BA MƯƠI BẢY PHẨM TRỢ ĐẠO GIÁC NGỘ
Thay đổi trang: < 123 | Trang 3 của 3 trang, bài viết từ 31 đến 44 trên tổng số 44 bài trong đề mục
tueuyen 23.02.2010 12:46:54 (permalink)
0
NGÀY THỨ BA

ĐIỀU THỨ HAI MƯƠI SÁU: TRÌ GIỚI TOÀN THIỆN



Nếu qua sự thiếu sót nguyên tắc đạo đức (giới luật), một người không thể đạt đến mục tiêu của chính mình,

Thật buồn cười để muốn làm lợi ích cho người khác. Do thế,

Đấy là sự thực hành của những vị Bồ tát, những người không có tham dục

Vì sự khoái lạc trần gian, để duy trì những nguyên tắc đạo đức.




Dịch kệ:



26. Viên giới

Nếu thiếu nghiêm giới điều phục hạnh

Ta không thể thành tựu cứu cánh,

Làm sao toại ước vọng tha nhân?

Nỗ lực vô giới, phi lý thuần!

Trước phải bỏ đam mê khoái lạc

Trói vào vòng luân sanh thật chặt.

Phải gìn giữ nguyện thọ giới trì -

Chư Bồ tát trọn hành cách này.


Dường như rằng điều này được căn cứ trên một thông điệp của Đại thừa Trang nghiêm Kinh (Sutra Alankara) và nội dung thiết yếu của nó. Chúng ta cần hướng dần dần cho một tái sinh cao hơn nhầm để làm lợi ích cho những chúng sinh khác, vì không có điều ấy chúng ta sẽ bị trở ngại trong việc làm này. Vì nguyên nhân duy nhất để đạt đến thân thể của một sự tái sinh cao hơn chẳng hạn như một con người là hạnh kiểm đạo đức tốt, chúng ta phải thực hành nguyên tắc đạo đức (giới luật). Thật đáng buồn cười để nghĩ về hành động vì người khác ngoại trừ chúng ta có một thân thể của một sự tái sinh cao hơn – làm thế nào chúng ta có thể làm lợi ích cho người khác nếu chúng ta không thể kiểm soát hay làm chủ chính chúng ta một cách thích hợp?

Tâm thức tự lợi hành động thể hiện tham dục vì sự khoái lạc của cõi luân hồi sinh tử, sự duy trì đạo đức nhầm để tránh tái sinh trong những thế giới thấp hơn và để đạt đến một sự tái sinh cao hơn. Một vị Bồ tát, trái lại, duy trì đạo đức không với những xu hướng này mà đúng hơn là để đạt đến sự tái sinh cao hơn nhầm để lợi lạc những người khác. Do thế, đấy là sự thực hành của những vị Bồ tát để chống lại những phiền não nội tại với một quyết tâm to lớn hơn ngay cả những thinh văn và ẩn sĩ thực chứng hành động.
#31
    tueuyen 26.02.2010 00:53:32 (permalink)
    0
    NGÀY THỨ BA
    ĐIỀU THỨ HAI MƯƠI BẢY: NHẪN NHỤC TOÀN THIỆN
     
    Đến những vị Bồ tát, những người khát vọng sự giàu sang của đạo đức, tất cả những người làm tổn hại
    Giống như kho tàng quý báu.  Do thế, trau dồi
    Nhẫn nhục để tự do với thù hằn và oán hận
    Đối với tất cả là sự thực tập của những vị Bồ tát.


    Dịch kệ:
     
    27. Viên nhẫn
    Bồ tát chú tâm hành công đức
    Cầu tích lũy thật nhiều việc tốt,
    Đối đãi kẻ phá hoại nhiễu nhương
    Thử nguyện của họ, như mỏ vàng
    Bởi lẽ đó, nên thôi oán ghét
    Và hận sân cùng người tác ác;
    Thiền định sâu về nhẫn kiên trì -
    Chư Bồ tát trọn hành cách này.

    Nhẫn nhục là sự thực hành chính của một vị Bồ tát.  Đến Bồ tát, người ao ước vì sự tích lũy những hạt giống tốt đẹp thánh thiện, tất cả ba loại người – thấp kém, trung lưu, và cao cấp – những người bắt phải chịu tổn hại, giống như nguồn cội của kho tàng quý báu.  Tác động qua lại với họ làm cho sự thực hành nhẫn nhục phát triển.  Do thế, bởi vì điều này Bồ tát thực hành nhẫn nhục tự do khỏi phẩn uất đối với tất cả, cả cao và thấp.
    Trong Đại thừa Trang nghiêm Kinh chúng ta tìm thấy lời tuyên bố này: “Nhẫn nhục [đứng đầu] trong số tất cả..”
    Những từ ngữ này là cực kỳ mạnh mẽ.  Khi chúng ta bị xem thường bởi ai đấy trong một vị trí của quyền thế, chúng ta có thể nói với người khác rằng chúng ta đang thực tập nhẫn nhục trong khuôn mặt nhục nhã như vậy.  Nhưng thật sự chúng ta không có sự lựa chọn nào [khác hơn] để mà thực tập nhẫn nhục trong thí dụ này, vì chúng ta ở trong một vị trí thấp kém.  Sự thực tập nhẫn nhục, tuy thế, là đối với những người thấp kém hơn chúng ta, bởi vì chúng ta có thể trả đũa nhưng chúng ta chọn lựa không làm như thế.
     
    #32
      tueuyen 27.02.2010 01:59:15 (permalink)
      0
      NGÀY THỨ BA
       
      ĐIỀU THỨ HAI MƯƠI TÁM: TINH TẤN TOÀN THIỆN
       
      Nếu  như ngay cả một vị Thinh văn và Độc giác Phật, hành động vì lợi ích của chính họ,
      Được thấy làm những nổ lực giống như đầu của họ bị lửa cháy,
      Đấy là sự thực tập của những vị Bồ tát để làm lợi ích cho tất cả chúng sinh bằng
      Cách dành cho hoan hỉ tinh tấn, cội nguồn của tất cả những phẩm chất tốt đẹp.

       
      Dịch kệ:
       
      28. Viên cần
      Nếu Bích chi Phật và Thanh văn
      Muốn tu Niết bàn riêng cá nhân,
      Nỗ lực khôn cùng hầu thành tựu
      Dù bị thiêu vẫn không lìa đạo.
      Thử xem bao năng lực phải dùng
      Bởi những người tu độ tha nhân;
      Giác ngộ cần thật nhiều tinh tấn -
      Chư Bồ tát trọn hành cách đó

       
      Ngay cả những vị Thinh văn và ẩn tu thực chứng (Độc giác Phật), những người thực hành vì tự lợi, sử dụng nổ lực tinh tấn kinh khiếp giống như  đầu của họ bốc cháy.  Do thế, những vị  Bồ tát người nhắm đến việc hướng dẫn tất cả chúng sinh lang thang trong cõi luân hồi đạt được địa vị siêu việt của Phật quả, phải thực hành nổ lực hoan hỉ (tinh tấn ba la mật) – vì đấy là nguồn gốc của tất cả những kiến thức – một cách nhiệt tình sôi nổi hơn những bậc Thinh văn và Độc giác.
      #33
        tueuyen 03.03.2010 01:02:25 (permalink)
        0
        NGÀY THỨ BA
         
        ĐIỀU THỨ HAI MƯƠI CHÍN: THIỀN TẬP TOÀN THIỆN
         
        Qua nhận ra rằng tịch tĩnh bất động (thiền định) trong sự phối hợp với
        Tuệ giác nội quán đặc biệt (thiền quán) hoàn toàn tiêu trừ phiền não,
        Đấy là sự thực hành của những vị Bồ tát để rèn luyện trong sự
        Tập trung với điều vượt trội hơn tứ không định (không vô biên, thức vô biên, vô sở hữu, phi tưởng phi phi tưởng).


        Dịch kệ:
         
        29. Viên định
        Siêu kiến hội nhập vào tinh túy,
        Hiển bày cách thật vật hiện hữu,
        Chỉ khởi ngoài cảm xúc nhiễu phiền
        Với tâm thanh tịnh làm chân nền.
        Vượt khỏi tứ vô sắc giới định
        Phải tu đắc nhất tâm bất loạn    
        Và nhập vào đại định viên toàn -
        Chư Bồ tát trọn hành cách này.

         
        Chúng ta được dạy để thực hành tập trung thiển tập vì mục tiêu nhỗ gốc rễ sinh tử luân hồi, bằng việc dựa trên tuệ trí thấu hiểu tính không hổ trợ bởi tâm thức tịch tĩnh bất động (định).  Sự tập trung này khác với con đường đặc trưng bởi tịch tĩnh bất động (chỉ) và tuệ giác nội quán đặc biệt (quán) là một phần của bốn tình trạng tập trung của thế giới hình sắc.  Trong phạm vi này nó liên hệ đến loại tập trung thiền tập thiết lập trên sự kết hợp tuệ giác nội quán và tịch tĩnh bất động của tâm thức là điều thực chứng tính không, là điều nhỗ gốc rễ sinh tử luân hồi và vượt xa hơn bốn tình trạng của tập trung (tứ không định).  Vì thế, nó nói rằng chúng ta phải rèn luyện nhất niệm tâm trong một sự tập trung như thế nhầm đề đạt được mục tiêu.
        #34
          tueuyen 03.03.2010 01:40:00 (permalink)
          0
          NGÀY THỨ BA
           
          ĐIỀU THỨ BA MƯƠI: TUỆ TRÍ TOÀN THIỆN
           
          Đấy là sự thực hành của những vị Bồ tát để rèn luyện trong
          Tuệ trí hổ trợ bởi phương pháp không có
          Khái niệm trong ba cõi; không có tuệ trí một người  sẽ không thể
          Đạt đến Phật quả hoàn toàn bởi ý nghĩa của năm toàn thiện (5 ba la mật đầu).


          Dịch kệ:
           
          30. Viên tuệ
           
          Viên bố thí, nhẫn nhục, trì giới,
          Thiền định cùng tinh tấn chưa đủ;
          Nếu thiếu Viên Tuệ, năm thứ trên
          Không thể đưa vào Phật quả viên.
          Với pháp bồ đề tâm trưởng dưỡng
          Trí tuệ thấy tác nhân, hành động,
          Và đối thể thảy chẳng thật hữu -
          Chư Bồ tát trọn hành cách đó

           
          Thiếu tuệ trí giống như thiếu đôi mắt để tập trung.  Chúng ta sẽ không tiếp nhận nhiều lợi ích ngay cả từ sự thực tập chân thành của mọi thứ từ rộng lượng bố thí đến tập trung thiền định nếu tâm thức chúng ta bị tối tăm và không có tuệ trí, chúng ta cũng sẽ không tạo nên nguyên nhân cho giác ngộ.  Do thế, chúng ta nên phát triển tuệ trí.  Chúng tôi không liên hệ đến tuệ trí đơn thuần ở đây, nhưng tuệ trí được hổ trợ bởi phương pháp và phương pháp được tiếp tục bởi tuệ trí.  Hai điều này không nên bị tách rời. Căn cứ trên hai điều này chúng ta phải thực tập hai sự tích tập của phước đức và tuệ trí.  Hổ trợ bởi phương pháp, chúng ta nên nhận ra tính không tồn tại cố hữu (vô tự tính) của người thực hành, tự chính hành động và người nhận hành động (tam luân không tịch).  Thực hành tuệ trí là điều thông hiểu tính không tồn tại cố hữu này được nói là sự thực hành của một vị Bồ tát.
           
          #35
            tueuyen 03.03.2010 01:42:04 (permalink)
            0
            NGÀY THỨ BA
             
            ĐIỀU THỨ BA MƯƠI MỐT
             
            Với (chỉ đơn thuần) hình dáng bên ngoài của  một hành giả, nếu một người không
            Thẩm sát lỗi lầm của chính mình, người ấy có thể hành động trong sự đối nghịch với Giáo Pháp.
            Do thế, sự thực hành của những vị Bồ tát là luôn luôn
            Thẩm sát lỗi lầm của chính mình và từ bỏ chúng.

             
            31. Đoạn lỗi
            Không nỗ lực phân tích rõ ràng
            Ảo cấu vương và lầm lẫn mang,
            Cho dù bên ngoài tu tập Pháp,
            Vẫn cứ hành nhiều việc vô Pháp.
            Bởi lẽ đó, nên cố xét qua
            Lầm và ảo, lỗi của chúng ta,
            Rồi sau đó diệt chúng trọn cả -
            Chư Bồ tát trọn hành cách đó.

             
            Sự rèn luyện này trong chính niệm được giải thích ở đây cũng như trong những chương tuệ trí và trong Hướng dẫn Lối sống của Bồ tát (Bodhicharyavatara).  Chúng ta phải thẩm sát những lỗi lầm của chúng ta, vì chúng ta có nguy cơ hành động phi Phật Pháp nếu không cẩn thận, trong khi bề ngoài là một hành giả thực hành Phật Pháp.  Thí dụ, những tu sĩ chúng ta mang nhãn hiệu là những hành giả Phật Pháp và trình bày một hình ảnh như thế đến thế giới.  Nhưng thay vì thế, chúng ta có thể liên hệ trong những hành vi tự nhiên không Phật Pháp.  Do vậy, chúng ta nên cố gắng tối đa để từ bỏ những sai lầm qua thấy chúng một cách rõ ràng.
            #36
              tueuyen 03.03.2010 01:45:17 (permalink)
              0
              NGÀY THỨ BA
               
              ĐIỀU THỨ BA MƯƠI HAI
               
              Nếu qua năng lực của phiền não, một người sắp bàn luận
              Những lỗi lầm của những vị Bồ tát khác, người ấy sẽ thoái hóa
              Do vậy, không nói lỗi lầm của những người khác
              Những người ở trong Đại thừa là sự thực hành của những vị Bồ tát.

               
              Dịch kệ:
               
              32. Không nêu lỗi người
              Khi nói chuyện người, ảo cấu lực
              Khiến ta trụ trong lỗi kẻ khác,
              Nếu chính Bồ tát bị bẻ bôi
              Tất danh phẩm ta bị hư hao.
              Nên chừa lỗi nói xấu người khác
              Đã vào Đại thừa đạo giải thoát.
              Chỉ nên đề cập lỗi của ta -
              Chư Bồ tát trọn hành cách này.

               
              Những lỗi lầm bao quát sinh ra từ việc bàn luận lỗi lầm của những người khác.  Như nói trong Kinh Biệt Giải Thoát hay Ba la đề mộc xoa:
              Chúng ta phải thẩm sát đúng và sai trong chính chúng ta,
               
              Và cấp độ sự tỉnh thức của chính chúng ta,
              Hơn là thẩm sát những sai lầm,
              Những hành động tốt và hành động xấu của người khác.

               
              Chúng ta phải điều nghiên tỉnh trạng tỉnh thức của chính chúng ta.  Đôi khi nó xãy ra vì từ bi mà chúng ta nói về những điều đạo đức và không đạo đức của người khác và cho dù họ tỉnh thức hay không tỉnh thức; nhưng chỉ chỏ những trở ngại của người khác và che dấu những lỗi lầm của chính mình là phi Phật Pháp.  Điều này là quan trọng một cách đặc biệt cho những ai thực hành Đại thừa Pháp với niềm tin và sống trong một nơi mà những giáo huấn này rộ nở; nếu chúng ta vạch ra những sa sút của người khác chúng ta có thể đang nói một cách vô ý thức về những vị Bồ tát, vì có thể khó khăn để nhận ra họ.  Bàn luận lỗi lầm của những vị Bồ tát đưa đến sự sa sút của những ai liên hệ trong nói năng tiêu cực như vậy.  Những ai tiến hành trong sự thực hành Đại thừa Pháp và không bàn luận lỗi lầm của người khác  là đang đi theo sự thực hành của những vị Bồ tát.
               
              Đại sư Je Gedun Drup cũng nói về sự cần thiết cho một cái nhìn tinh khiết:
               
              Trong phổ quát, quán chiếu sự ân cần của tất cả chúng sinh,
              Và trong chi tiết hãy rèn luyện tâm thức chúng ta trong những tư tưởng tinh khiết,
              Về tất cả những ai thực hành Giáo Pháp.
              Có một kẻ thù bên trong con; hãy chinh phục vọng tưởng của con.

               
              Đấy là trách nhiệm của hành giả Đại thừa một cách thông thường để nhận ra sự ân cần tử tế của tất cả chúng sinh và để quán chiếu sự ân cần ấy, giống như là không đúng khi chứa chấp những tư tưởng vướng mắc hay thù hận.
               
              Chúng ta phải kiềm chế khỏi việc tích lũy những hành vi tiêu cực trong sự liên hệ đến Giáo Pháp, và tránh những hành động làm chúng ta từ bỏ Giáo Pháp.  Chúng ta không nên phân biệt bằng cách nói rằng: “Người ấy thuộc phái Nyingma”, “Người ấy thuộc phái Kagyud”, “Người ấy là một du sĩ” hay “Người ấy là như vậy – như vậy”.  Trong quá khứ, có câu rằng: “Những học giả được tán thành trong sự quan tâm cao độ bởi những nhà học giả khác”.
               
              Khi những học giả thực hiện những sự phê bình cùng những sự thừa nhận đa dạng, họ dùng luận điểm hợp lý và văn bản, vì lợi ích của việc duy trì, bảo hộ. khuyến khích, ủng hộ, và làm cho tinh tế hơn Giáo Pháp của chính họ, những điều này không phô bày ra sự thù hận hay vướng mắc.  Đúng hơn, chúng được tuyên thuyết nhầm để làm quét đi những sự nhập nhằng và vì mục tiêu cho toàn bộ sự điều nghiên, giống như vàng được thử nghiệm bằng cắt, mài, và nung chảy.  Nhưng nếu những môn đệ của những học giả ấy, chỉ sở hữu những kiến thức giới hạn, liên hệ chính họ trong phê phán những người khác với sự thù hận hay vướng mắc; nếu họ viết những bài tiểu luận để bình phẩm lẫn nhau; và nếu họ lấy làm thỏa thích trong sự đâm sau lưng nhau, họ đang tạo nên những sự chia rẽ trong cộng đồng của họ và những người khác sai đường lạc lối.  Những hành động xấu xa này đem đến bằng Giáo Pháp là nguy hiểm.
               
              Do thế, chúng ta nên phải đối lập với điều này và rèn luyện tâm thức chúng ta trong một cái nhìn trong sạch đối với mọi người thực hành Giáo Pháp.  Chúng ta có thể cảm thấy chúng ta có một khả năng  và sự thông tuệ nào đấy, nhưng chúng ta không nên kheo khoang trước những người khác; chúng ta nên sử dụng chúng để đáng lẻ là chinh phục những kẻ thù nội tại, những vọng tưởng của chúng ta.  Đây là một lời khuyến tấn thực sự tốt đẹp được tuyên bố ở đây trong một hình thức lợi ích và hoan hỉ.
              Một lần khi đại sư Je Gedun Drup lúc đã già, ngài thốt ra một số lời sầu muộn.  Nhưng người bằng hữu với ngài: “Ngài không cần phải cảm thấy quá khó chịu,.  Sau khi chấm dứt đời sống này, ngài chắc chắn sẽ sinh lên cõi trời Đâu Suất.  Điều này đã được tiên đoán lâu lắm rồi.”  Đại sư trả lời: “Tôi chẳng có khuynh hướng mà cũng chẳng thiết tha được sinh lên Đâu Suất.  Nguyện ước duy nhất của tôi là được tái sinh trong thế giới ô trược này vì thế tôi có thể làm lợi ích những tạo vật không toàn hảo nhiều tối đa mà tôi có thể [hổ trợ họ].” Đây là những ngôn từ của một vị Bồ tát, và nó thật sự hổ trợ [khuyến khích] chúng ta khi nghe chúng.  (Chúng tôi chú ý rằng lời nó của ngài đã được cô đọng lại ở đây một cách tuyệt diệu).

              #37
                tueuyen 03.03.2010 23:44:32 (permalink)
                0
                NGÀY THỨ BA
                 
                ĐIỀU THỨ BA MƯƠI BA



                Những sự cúng dường và tặng phẩm vật chất khiến tranh cải ở mọi người, và làm thoái hóa
                Những hành động của lắng nghe, quán chiếu và thiền tập.
                Vì thế đấy là sự thực hành của những vị Bồ tát để từ bỏ
                Vướng mắc đến nhà cửa của bè bạn và người bảo trợ.


                Dịch kệ:

                33. Cắt ái nhiễm quyến thuộc
                Tranh cãi người nhà hoặc bạn bè,
                Hầu được nể trọng hay vật gì,
                Khiến ta không thể lắng nghe Pháp,
                Giảm sút thiền định hoặc tu tập.
                Nguy cơ thường trụ trong nhà thân,
                Cũng như gia đình hay bạn quen,
                Buông bỏ ràng buộc vào quyến thuộc -
                Chư Bồ tát trọn hành chẳng khác.

                Điều này xãy ra trong lịch sử của Tây Tạng, khi những người hoạt động chân thành cho Giáo Pháp bị ngăn cản và làm cho bế tắc với xung đột chính trị.  Lấy thí dụ về Lạt Ma Toàn Thiện Jamyang Shadpa, một vị Lạt Ma tối thượng của tỉnh Amdo, được xem như một hóa thân Tổ sư Tông Khách Ba, và cũng siêu việt như Kim Cương Tát Đỏa (Vajrasattva).  Trong thời gian ngài làm trụ trì tu viện Gomang, quan nhiếp chính Sangye Gyatso, người dưới sự che chở của Đức Đệ ngũ Đạt Lai Lạt Ma, bị  chém đầu bởi Thượng thư Lhasang.  Chuyện được kể rằng, nếu Lạt Ma Jamyang Shadpa đến vùng Tod-lung sớm hơn một chút, ngài có thể ngăn cản việc xử trảm này.  Nhưng một số người thừa nhận rằng  Lhasang là người đở đầu của Lạt Ma Jamyang Shadpa, vì thế ngài cố tình đi chậm lại trên đường đến Tod-lung và vì thế quá trể để can thiệp trong sự kiện định mệnh này.

                Một việc tương tự xãy ra trong thời gian của Gyalwang Cho Je Thinlay Gyatso của Sera Med, ngài là vị đạo sư tâm linh của Sharchen Ngawang Tsultrim, và ngài ban giáo huấn cho những ai yêu cầu.  Khi Gyalwang Cho Je bị buộc tội bởi Desi, Sharchen Ngawang Tsultrim không nhấc một ngón tay để hổ trợ vị thầy tâm linh của ông. Desi thật sự là người đở đầu của Sharchen Ngawang Tsultrim.  Nếu sau cùng Sharchen Ngawang Tsultrim can thiệp trong trường hợp này, Gyalwang Cho Je sẽ không lâm vào tình trạng khốn đốn như vậy, nhưng ông không làm gì cả.

                Những vị lạt ma lớn của những thời gian ấy chắc chắn có những chương trình chính trị của riêng họ.  Họ có thể thấy có một lý do tốt lúc ấy để bày tỏ thái độ như vậy, và sai lầm có thể được thấy ở những bảo trợ. Những xung đột xãy ra trong họ thường có thể quy cho sự kiện rằng những lạt ma đã có những quan tâm đến những bảo trợ bên trên những người khác.  Thậm chí bây giờ, nhiều người lan truyền những tin đồn sai lầm về hai vị lạt ma tinh khiết, Rating Rinpoche và Tadag Rinpoche, cả hai người là lạt ma của tôi, vì những mục tiêu bất hảo. Những sự phao tin đồn như thế làm nguyên nhân khiến những người truyền bá tin đó tái sinh vào cảnh giới thấp.

                Người ta bị lôi kéo vào những xung đột trong khi cố gắng để làm vui lòng những người bảo trợ của họ và tìm cầu để hoàn thành một khuynh hướng hay đạt đến những ưu đãi và cấp bậc nào đấy.  Những hành hoạt về Giáo Pháp như lắng nghe, quán chiếu, và thiền tập  thoái hóa trong tiến trình, cho phép sinh khởi băn khoăn, và bất mãn trong chính những hành giả và cộng đồng ở chung quanh họ.  Điều này là kết quả trực tiếp của những bất lợi cho những hành giả trong việc thể hiện sự liên hệ với một vài gia đình và một hay hơn những người bảo trợ và sự phát triển một mối quan hệ gần gũi với những người này.  Đó là tại sao chúng tôi được khuyến tấn trong Hướng Dẫn Lối Sống của Bồ Tát (Bodhicharyavatara) để “Duy trì giống như những người bình thường.”

                “Những người bạn từng quá quen biết trong những lúc nào đấy phải cảnh giác khi bạn gặp gở họ.  Sau đó, duy trì sự trung lập đối với họ.”

                Điều này dường như khiếm nhã, nhưng có một cơ hội tốt rằng chúng ta cuối cùng sẽ gặp rắc rối nếu chúng ta theo đuổi những người bảo trợ chúng ta như một con chó săn đuổi ‘cục bột nhồi Glud’ [14].

                Cũng có những xung đột bè phái trong môi trường chính trị hiện nay, căn cứ trên sự thích hay không thích của cá nhân con người.  Khi trách nhiệm quy cho những trường phái Giáo Pháp khác nhau và họ bị phàn nàn vì điều này và điều kia, không có gì khác nhau từ những sự kiện trong quá khứ và thật sự đáng quở trách.  Những xung đột như vậy bị xé nát bởi những ai với xu hướng chính trị  và tự nó không phải là những xung đột của Giáo Pháp; nhưng tình trạng bị tệ hại khi người ta cho rằng những hành giả Giáo Pháp bị liên hệ trong những hành động của những nhóm chính trị.



                #38
                  tueuyen 03.03.2010 23:46:15 (permalink)
                  0
                  NGÀY THỨ BA

                   
                  ĐIỀU THỨ BA MƯƠI BỐN

                  Sử dụng những ngôn từ thô lổ làm phiền não tâm thức người khác và [điều đó] làm nguyên nhân cho đặc trưng của
                  Những vị Bồ tát thoái hóa.  Vì thế
                  Đấy là sự thực hành của những vị Bồ tát để từ bỏ phi báng
                  Trực tiếp những người khác với những điều không thoãi mái để nghe.

                  Dịch kệ:

                  34. Không trả thô ác ngữ
                  Thô ác ngữ thốt ra khi giận
                  Khiến người đau và tâm động loạn;
                  Và ta, gắng theo Bồ tát hành
                  Nhận ra tu tập giảm rõ rành.
                  Thấy lỗi khởi từ lời thô nặng,
                  Người nghe quả khó ưa kỳ chướng,
                  Hãy bỏ lối ngược đãi cùng người -
                  Chư Bồ tát trọn hành cách này.
                  Chúng ta phải rất cẩn thận không thích thú, ấp ủ, say mê trong những lời nói cay nghiệt, thô lỗ, khó chịu bởi vì làm như thế là bất hảo.



                  #39
                    tueuyen 03.03.2010 23:48:03 (permalink)
                    0
                    NGÀY THỨ BA

                     
                    ĐIỀU THỨ BA MƯƠI LĂM



                    Những tập quán phiền não là khó để đảo  ngược với thuốc giải.
                    Vì thế đấy là sự thực hành của những vị Bồ tát để tiêu trừ phiền não,
                    Chẳng hạn như vướng mắc và những thứ khác, ngay khi chúng xuất hiện,
                    Bằng sự mang gươm giải độc của chính niệm và nội quán.

                    Dịch kệ:

                    35. Trừ tập quán xấu
                    Loại hành xấu chóng thành tập quán
                    Một khi quen cùng hạ tầng tâm;
                    Nỗ lực tinh chuyên rất cần đến
                    Tạo đối lực chống các trược nhiễm.
                    Võ trang bằng tỉnh thức, hồi niệm
                    Tấn công ngay trược nhiễm như tham;
                    Trừ cái chướng ngăn ngại tiến bộ -
                    Chư Bồ tát trọn hành cách đó

                     Đoạn kệ này dùng như một ẩn dụ để giải thích làm thế nào những hành vi tiêu cực có thể gia tăng qua sự quen thuộc của chúng ta với chúng và làm thế nào sau đó chúng trở nên nguy hiểm và khó khăn để chiến thắng qua sự sử dụng thuốc giải độc.  Chúng ta phải thổi tắt ngọn lửa khi nó nhỏ nhoi; hay, như lời nói xưa, chúng ta phải đắp đập chặn dòng nước khi chúng chỉ đơn thuần là một dòng suối nhỏ.  Câu chuyện ngụ ngôn so sánh con người với chính niệm và thuốc giải với vũ khí rằng con người thường có thể tiêu trừ những việc tiêu cực, chẳng hạn như vướng mắc và v.v…, ngay khi chúng sinh khởi.

                    Tiến trình tấn công những hành vi tiêu cực này như vướng mắc trong những mức độ trứng nước của chúng cũng được bàn luận trong Lược giải về Tám Đề Mục Chuyển Hóa Tâm của Geshe Langri Thangpa:

                    “Trong mọi hành động, nguyện cho tôi tìm kiếm trong tâm thức của tôi, ngay khi những phiền não hay vọng tưởng sinh khởi, những thứ  làm nguy hiểm chính tôi và những người khác, nguyện cho tôi đối diện với chúng ngay lập tức và phá tan chúng.”



                    Từ đây về sau luận bản phát biểu theo cách này:

                    #40
                      tueuyen 03.03.2010 23:50:06 (permalink)
                      0
                      NGÀY THỨ BA

                      ĐIỀU THỨ BA MƯƠI SÁU



                      Tóm lại, bất cứ nơi nào một người ở và bất cứ thái độ của một người ra sao,
                      Người ấy nên luôn luôn sở hữu chính niệm và nội quán
                      Để trắc nghiệm những điều kiện tâm thức của người ấy.  Trong cách ấy,
                      Đấy là sự thực hành của những vị Bồ tát để hoàn thành lợi ích cho những người khác.

                      Dịch kệ:

                      36. Tỉnh thức luôn
                      Nói tóm, điều gì ta hành xử
                      Trong duyên hay cảnh nào gặp gỡ
                      Đều phải bằng lực tỉnh giác luôn
                      Hiểu trọn vẹn trạng thái của tâm.
                      Phải có tỉnh thức và hồi niệm,
                      Giúp tập trung, sẵn sàng phục vụ,
                      Ta hành cho phúc lạc chúng sanh -
                      Chư Bồ tát trọn hành cách này.

                      Tâm thức của chúng ta dễ ảnh hưởng đến chúng ta và vì thế chúng ta nên trạng thái của nó ở khắp mọi nơi và khắp mọi lúc.  Chúng ta nên khảo sát để thấy hoặc là một tư tưởng không thích đáng khởi lên, đặc biệt một tư tưởng ẩn chứa bệnh hoạn, hay hoặc là chúng ta đang đạo đức giả - nói một đàng, nghĩ một nẽo – và cũng hoặc là những hành động của thân là thiện hay bất thiện.

                      Nếu chúng ta phát hiện một hành động nào đó tiêu cực, chúng ta nên nhắc nhở chúng ta rằng, “con có một niểm tin và sự thành tâm nào đấy mong manh trong giáo lý Đại thừa và đã từng sinh ra trên vùng Đất Tuyết Sơn nơi có sự hợp nhất của kinh điển Đại thừa và Giáo Pháp Mật thừa tantra; con nương tựa trên nhiều vị đạo sư, đã từng lãnh thọ sự truyền pháp khẩu truyền và được trang nghiêm với những sự hướng dẫn và giải thích kinh luận từ những học giả luận sư Ấn Độ vĩ đại.  Nếu bất chấp điều này con xử sự tệ hại, không nghi ngờ gì nữa con sẽ làm thất vọng tất cả những vị Bồ tát phi thường.”

                      Chúng ta nên gánh vác lấy trách nhiệm với chính mình trong cách này. Hãy cố gắng luôn luôn duy trì chính niệm và tận tâm chu đáo trong nổ lực này.



                      Trong Hướng Dẫn Lối Sống Bồ Tát, nói rằng:

                      Này bạn người ao ước bảo vệ tâm thức mình,
                      Tôi cầu khẩn người với đôi tay búp sen:
                      Hãy luôn luôn sử dụng sức mạnh của mình để duy trì
                      Chính niệm và tỉnh giác!

                      Chúng ta nên dùng sức mạnh của mình trong chính niệm và, giữ gìn sự chính niệm này, hoàn thành tối đa như có thể trong cung cách hành động vì người khác.  Tóm lại,  chúng ta nên hy sinh thân thể, sở hữu, và tất cả những hành động tốt lành của mình vì lợi ích của người khác, và hiến tặng tất cả những khả năng của ba cánh cửa thân, khẩu, ý vì lợi ích của tất cả các tạo vật chúng sinh, không tìm cầu hay phản chiếu trên bất cứ điều gì khác hơn những gì được giải thích ở đây.  Sau đấy chúng ta nên phát nguyện dâng cúng hồi hướng.
                      #41
                        tueuyen 03.03.2010 23:52:21 (permalink)
                        0
                        NGÀY THỨ BA
                         
                        ĐIỀU THỨ BA MƯƠI BẢY

                        Đấy là sự thực hành của những vị Bồ tát để dâng hiến đạo đức
                        Đạt được bằng sự cố gắng trong cách này đến Giác ngộ,
                        Nhầm để loại trừ khổ đau của vô lượng chúng sinh lang thang trong cõi luân hồi
                        Với tuệ trí của sự thanh tịnh nơi ba cõi (cõi vô sắc, cõi sắc, cõi dục).

                        Dịch kệ:

                        37. Hồi hướng trọn công đức
                        Mọi công đức tích từ nỗ lực
                        Đưa vào tu tập đạo thiện đức
                        Ta hành hầu giải thoát khổ đau
                        Của vô lượng bà mẹ nhiều đời,
                        Trọn hồi hướng cho họ thành Phật,
                        Với tuệ kiến, tha ngã không thật
                        Lẫn công đức, thảy chẳng phải chân -
                        Chư Bồ tát trọn hành cách này.
                        Chúng ta nên đem tất cả những hành vi tốt đẹp lành mạnh mà chúng ta đã hoàn thành qua những nổ lực tinh tấn chân thành của chúng ta theo Ba Mươi Phầm Trợ Đạo Giác Ngộ của Bồ tát, và đúng hơn là hồi hướng dâng hiến tất cả những thiện nghiệp đến sự trường thọ và tự tại của chính chúng ta khỏi bệnh tật, và chúng ta nên dâng hiến chúng đến vô lượng, vô biên chúng sinh lang thang trong cõi luân hồi những người đã rơi vào khổ đau.  Trong cách này chúng ta hồi hướng  những công đức tích cực của chúng ta để hổ trợ những người khác loại trừ khổ đau cũng như nguyên nhân của khổ đau, với kiến giải từ tuệ trí của chúng ta về vô tự tính của người dâng cúng, hành động dâng cúng, và người nhận sự dâng cúng (tam luân không tịch).  Từ quan kiến này, như được nói, chúng ta nên tiến tới và phát nguyện hồi hướng.

                        Điều này được bao hàm trong luận bản.  Bây giờ chúng ta đem toàn bộ đến một kết luận:

                        Tôi biên soạn Ba Mươi Bảy Phầm Trợ Đạo Giác Ngộ của Bồ Tát cho những ai

                        Nguyện ước thực hành theo con đường Bồ tát, qua

                        Việc tôn trọng triệt để những lời nói của những chúng sinh cao thượng siêu phàm quan tâm

                        Đến những phương tiện liên hệ trong kinh điển, mật điển tantra và những luận giải.


                        Luận bản này được nói là liên hệ với cội nguồn của kinh điển và mật điển tantra.  Tác giả nói rằng ngài đã miêu tả sinh động ở đây ý nghĩa được giải thích trong kinh điển, mật điển tantra, và những luận giải, theo những hướng dẫn được ban bố bởi những tiền bối tôn kính của chúng ta trong những phương pháp của Ba Mươi Bảy Phẩm thực hành của Bồ tát.  Những điều này được thực hành ngày qua ngày trong đời sốn bởi những ai có khuynh hướng rèn luyện trong con đường của Bồ tát.

                        Bởi vì tôi có sự thông tuệ thấp thỏm và học vấn ít ỏi,
                        Đây không là một sáng tác thơ văn làm hài lòng những học giả
                        Tuy thế, khi tôi đã dựa trên kinh điển và lời dạy của những bậc siêu phàm,
                        Tôi nghĩ luận văn này tự giảng giải một cách không thể tranh cải.

                        Ở đây nó giải thích rằng luận văn này có một nguồn gốc rõ ràng.  Ngài nói rằng ngài thiếu kiến thức bẩm sinh và phẩm lượng nhỏ nhoi một cách tương đối về nghiên cứu làm cho ngài không đủ khả năng đề hùng biện, những từ ngữ hay thành ngữ tiêu biểu để làm vui lòng những bậc học giả.  Tuy thế, ngài đã diến tả ở đây quan điểm của kinh điển, mật điển tantra bắt nguồn từ những lời dạy của những bậc tối thánh thiện, và vì thế ngài tin tưởng điều này sẽ là những điều thực hành không thể tranh cải được của những vị Bồ tát.  Dường như rằng ngài nói điều này ở đây nhầm mục tiêu giản dị cũng như khiêm tốn.

                        Tuy thế, bởi vì khó khăn cho những người như tôi,
                        Thông tuệ thấp thỏm, thăm dò những chiều sâu những sự thực tập của những vị đại Bồ tát,
                        Tôi thỉnh cầu những bậc cao nhân tha thứ cho tôi
                        Vì lỗi lầm đầy dẫy, như những mâu thuẩn và sự rời rạc.
                        Như ngài nói, nếu có bất cứ những thông điệp nào mâu thuẩn những chỗ dường như không liên hệ giữa những sự trình bày trước và sau, hay nếu có một số giải thích không cần thiết, ngài thỉnh cầu những bậc học giả bao dung cho những thiếu sót này.  Ngài thỉnh cầu họ hãy có nhẫn nại và bỏ qua tính hãnh diện của ngài trong cách này.  Tiếp theo ngài hồi hướng những việc làm thánh thiện của ngài.

                        Qua những đạo hạnh sinh khởi từ điều này, nguyện cho tất cả chúng sinh,

                        Bằng những phương tiện của tâm thức siêu việt và trần gian của sự Giác ngộ,

                        Trở thành như đấng Thủ Hộ Quán Tự Tại, người không ở trong

                        Những cực đoan của cõi luân hồi và sự cứu độ tịch tĩnh [tự độ].

                        Vì thế, Ngulchu Gyalsas Thogmed dâng hiến bất cứ công đức tốt lành nào mà ngài có được qua việc sáng tác luận văn này đến tất cả chúng sinh, và nguyện ước họ có thể phát sinh tâm giác ngộ tương xứng và vô điều kiện.  Ngài nguyện ước rằng điều này có thể làm phát sinh trong họ một lần nữa nếu hiện tại không sẳn sàng và tâm giác ngộ có thể được tăng tiến xa hơn nếu đã phát sinh rồi.  Bằng đạo đức của sự phát sinh như thế, tâm giác ngộ kiên cố sẽ mang đến sự chấm dứt những cực đoan của cõi luân hồi sinh tử, trong khi tâm giác ngộ tương xứng loại trừ cực đoan cứu độ vì chính cá nhân mình mà thôi.  Bằng sự không dừng lại trong cõi luân hồi cũng không cứu độ tự mình mà thôi, chúng ta đạt đến đại bát niết bàn hay sự giác ngộ tối thượng, như được hưởng bởi đạo sư tâm linh Quán Tự Tại.  Đây là sự thỉnh cầu hay dâng hiến tinh thần của tác giả.

                        Kệ văn này được sáng tác trong hang động Ngulchu bởi người duy trì những luận lý (logic) và  luận văn là tỳ kheo Vô Trước (Asanga), vì tự lợi và lợi tha.  Lời thình cầu được ban cho sự bảo trợ việc in ấn tác phẩm này đọc như sau:

                        “Lòng tha thiết và hấp dẫn của tâm giác ngộ (bodhicitta) là căn bản và cốt lõi của Đại thừa.  Bằng năng lực của những hành động đạo đức và in ấn tài liệu này xuất phát từ nguyện ước chân thành để làm lợi ích cho những người khác, nguyện cho giáo huấn của Đức Phật toàn thiện toàn giác toàn tri được lan tỏa.  Giáo huấn siêu việt này là sự phối hợp của phương pháp và tuệ  trí mà nó chứa đựng sự giải thích theo đúng nguyên văn và sự thực chứng tâm linh được giảng giải chi tiết bởi đức Tổ sư toàn hảo Tông Khách Ba.  Nguyện cho những ai sống trong bất cứ nơi nào của thế giới cùng sự thủ hộ, duy trì, và khuyến khích giáo huấn này được thấy tất cả những nguyện ước của họ tất nhiên tự phát sinh, và nguyện cho họ tiếp tục sống cho đến hết thọ mạng.

                        “Hơn thế nữa, nguyện cho những nguyện ước trần gian tạm bợ cùng nguyện ước cơ bản xuất trần của Dorje Tsewang cao thượng, gia đình của ông và toàn thể chúng sinh được hoàn thành trọn vẹn, nguyện cho họ du hành không chướng ngại đến lãnh địa của ba thân Phật.”

                        Bằng sự cúng dường tượng trưng về thân, khẩu, ý, nhà bảo trợ Dorje Tsewang đã thỉnh cầu những người khác hãy hồi hướng đến những người bảo trợ cho việc in ấn tác phẩm này.  Do thế, bắt nguồn từ tình cảm của Dewa Rinpoche, Lhatsun Tulku, đã viết lời nguyện cầu hồi hướng này bày tỏ lòng biết ơn.



                        #42
                          tueuyen 03.03.2010 23:54:06 (permalink)
                          0
                          BA MƯƠI BẢY PHẨM TRỢ ĐẠO GIÁC NGỘ
                           
                          KẾT LUẬN


                          Chúng tôi đã thuyết giảng ở đây một sự giải thích ngắn gọn về Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo Giác Ngộ hay Ba Mươi Bảy Pháp Hành của Bồ tát.  Ngày hôm nay chúng tôi nói về lợi ích của những ai không từng biết Giáo Pháp.  Chúng tôi hy vọng mọi người có một sự thông hiểu và gặt hái những điều chắc chắn nào đấy trong Giáo Pháp và không cần phải lập lại nó nhiều lần, hay lần này rồi lần nữa.

                          Thông điệp quan trọng nhất ở đây là có một trái tim ân cần tử tế, vì căn bản của Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo Giác Ngộ là:

                          Chúng ta làm gì với sự an lạc hạnh phúc của chính mình
                          Khi tất cả các bà mẹ những người đã từng
                          Ân cần tử tế với chúng ta từ vô thủy đang khổ đau?

                          Thật sự đây là điểm chính.  Chúng ta nên học hỏi để quan tâm đến người khác như quan trọng hơn chính chúng ta và hành động trong một thái độ tử tế nhất mà chúng ta có thể làm, biểu lộ sự khiêm cung với trái tim nồng ấm.

                          Thực  hành Giáo Pháp là con đường đế có một đời sống phong phú; chúng ta thực hành nhầm để trở thành một người lương thiện chính trực từ đời này sang đời khác.  Những người nhã nhặn, tử tế, và tự nép mình và có một khuynh hướng chân thành để làm lợi ích cho những người khác là đang thật sự thực hành Phật Pháp.  Trái lại, không lợi ích gì để  nói rằng chúng ta đang chân thành tìm kiếm Phật Pháp, trong khi thật sự đang đi đây đi đó như một người du lịch.  Lý do đàng sau sự tìm cầu Phật Pháp là để thực hành những điều ấy và sự thực hành ấy hòa quyện với Phật Pháp.  Quý vị có hiểu không?  Các bạn nên giữ lấy điều này trong tâm.

                          Quý vị có thể hiểu một số những điều mà chúng tôi đã thuyết giảng trong mấy ngày qua và một số quý vị không hiểu.  Tuy nhiên, các bạn nên cố gắng để thấu hiểu tối đa như có thể bằng việc ghi nhớ và phản chiếu trên chúng.  Nếu quý vị biểu lộ lợi ích của những bài giảng này bằng sự thực hành rộng rãi  những gì đã được giảng giải ở đây từ bây giờ cho đến khi chết, và dù bằng cách gì đi nữa trong nhiều đời sống mà quý vị chưa từng sống, thế thì mục tiêu của chúng tôi thuyết giảng những điều này đã hoàn thành.

                          Chúng tôi biết một người đàn ông  đã tham dự lễ khai tâm truyền pháp Thời Luân Kalachakra tại Đạo Tràng Giác Ngộ năm ngoái đã thật sự thay đổi sau đó:  sự giận dữ của ông đã giảm thiểu; ông ta đã bỏ rượu và cờ bạc; ông thôi nói dối; ông trở nên bớt tham lam hơn và nép mình hơn.  Nói tóm lại, ông ta đã không còn hướng theo một đời sống hoang phí và đã trở nên một người tốt.  Thật là tốt đẹp để bàn luận một thí dụ như câu chuyện của ông ta với mọi người, trái lại chẳng có ích lợi gì để nói về ai đó đã đến Giác Ngộ Đạo Tràng – Bodh Gaya và không có kinh nghiệm cải thiện gì trong đời sống người ấy.  Chúng ta phải cẩn thận về điều ấy.

                          Đấy là bổn phận của chúng tôi để nói với tất cả quý vị và chúng tôi đã nói tối đa mà tôi có thể ở đây.  Chúng tôi đã có gắng nói trong một cung cách phong phú và dễ dàng để theo dõi bởi vì rất quan trọng để có những giảng dạy liên quan đến cung cách sống của con người hôm nay.  Chỉ có một chút lợi ích khi có những bài Pháp  mà nó chẳng liên hệ đến đời sống của chúng ta.  Do thế, chúng tôi đã làm theo một kiễu mẫu dùng những ngôn từ thông dụng, giản dị, và đôi khi chúng tôi đã dùng những chữ xấu xí và cấm kỵ.  Đấy là bản tính tự nhiên của tôi ngay thẳng và bộc trực trong suy tư và nói năng, và chúng tôi luôn luôn nói rằng chúng tôi không có con dấu chặn trên miệng của chúng tôi.  Nhưng chúng tôi nói chuyện một cách cởi mở ở đây với mục tiêu rõ ràng trong sự giúp đở của chúng tôi đến việc thực hành của quý vị, làm nên sự những sự phát triển trong tâm của quý vị cũng như trong đời sống của quý vị.  Đó là tại sao chúng tôi đã đặt một số nổ lực nào đấy trong kỷ thuật thuyết giảng của chúng tôi, và sau đó chúng tôi cảm thấy rằng chúng tôi đã hoàn thành bổn phận của mình trong khả năng bậc nhất của chúng tôi.  Chúng tôi mong cầu sự tha thứ của quý vị nếu chúng tôi đã dùng một số từ ngữ cứng rắn, thô thiển hay dữ dội trong sự giảng dạy của chúng tôi.  Chúng tôi đã có một số lỗi lầm và ngôn ngữ của chúng tôi trong một số trường hợp có thể vô lý.  Chúng tôi không thể làm gì hơn với việc ấy ngoài việc xin lỗi, như được nói: “Chúng tôi không có ý không tôn trọng đến quý vị, vì thế xin vui lòng nhẫn nại với chúng tôi nếu có điều gì đó làm tổn thương quý vị.”

                          Chúng ta không ép uổng [tiếp nhận] Giáo Pháp đối với bất cứ ai qua giáo huấn này.  Một người đệ tử tham dự [học hỏi] giáo huấn “nên có một tâm thức thông tuệ và chân thành, và một sự thích thú hấp dẫn [đến giáo huấn].”  Điều này đã được tuyên bố trong “Bốn Trăm Bài Kệ”.  Bất cứ ai lắng nghe Giáo Pháp nên thành thật và có một tâm thức thấy rõ có thể phân biệt  giữa đúng và sai, và một hành vi thích thú đối với chủ đề.  Rõ ràng tất cả các bạn đang đem sự chân thành thích thú đối với Giáo Pháp, bởi vì quý vị đã chịu đựng những thử thách gay go hay gian khổ để đến đây; cho dù các bạn có hay không có một tâm nhận thức thấy rõ tùy theo từng cá nhân.

                          Mặc dù không trong thính chúng Phật tử và không phải Phật tử này sẳn có một triết lý phức tạp không thể tiếp thu được, tuy thế, có thể có những người đến từ trường phái Nyingma và minh định chính mình là người Nyingma hoàn toàn, vì thế quý vị có thể miễn cưỡng tiếp nhận giáo huấn được trao truyền bơi một người Gelugpa.  Trái lại, trong một số trường hợp khi một vị Nyingma thuyết giảng, những người Gelugpa tham dự có thể không thích thú lắm vì lý do như vậy.  Họ không cảm thấy thích chú tâm đến giảng sư do bởi sự ảnh hưởng Nyingma, mặc dù sự hùng biện của diễn giả thật sự lợi ích cho tâm thức của họ.  Một thái độ như thế là dấu hiệu của một tâm thức mờ tối.

                          Dĩ nhiên, người ta thướng chọn lựa để theo một truyền thống  trong mức độ mà sự thực tập của họ được quan tâm, và đó là vấn đề khác biệt.  Nhưng chúng tôi không tán thành với những người thể hiện cố chấp một cách cứng nhắc với truyền thống tông phái của chính họ trong hình thức thái độ.  Một số người đến đây dự đoán những thuyết giảng này là Con Đường Hoàn Tất, và chúng tôi chắc chắn một cách cao độ có thể rằng thay vì thế họ sẽ thất vọng khi họ học hỏi giáo huấn về Ba Mươi Phẩm Trợ Đạo Giác Ngộ của Bồ Tát.

                          Đây là một thí dụ cụ thể, cho thấy rằng chúng ta có một khuynh hướng bố trí trong tâm chúng ta [tính toán trước], hơn là hoàn toàn thể nhập vào trong Giáo Pháp.  Suy nghĩ một cách phân biệt, ‘Chúng ta là thế này’, và ‘Họ là thế kia’, trong Giáo Pháp là thật sự độc hại, và là một thái độ cực kỳ tiêu cực.  Nó là nguyên nhân làm cho nhiều người phải tái sinh vào trong những cảnh giới thấp hơn, và vì thế điều quan trọng là có một tâm thức thông tuệ phân biệt [đúng sai].  Quý vị có hiểu chứ?

                          Những ai hành động với một tâm thức không thành kiến có phẩm chất của một đệ tử toàn hảo.  Thật cũng quan trọng để có một sự tỉnh thức sáng suốt với sự đánh giá  đến bài thuyết giảng, vì thế chúng ta biết những thuyết giảng nào đúng và những lời nói nào sai.

                          Đấy là điều được biết như Phật Pháp được đặt trên nền tảng của lý trí, vì thế khi chúng ta thuyết giảng giáo lý không vướng vào trong việc ép uổng những người khác.  Đức Thế Tôn đã từng nói: “Giống như nhà luyện kim, người ấy phân tích vàng bằng việc cắt, gọt, và nung chảy nó, vì thế những vị tỳ kheo và những người thông tuệ cũng phải phân tích xuyên suốt những giáo lý, không chấp nhận chúng vì biểu lộ sự tôn kính vị thấy.”

                          Thế nên, hôm nay, quý vị không nên tôn trọng những lời của chúng tôi một cách tự động chỉ vì đấy là những lời của Đạt Lai Lạt Ma.  Các bạn nên khảo sát để thấy những giáo huấn được thuyết giảng ở đây có hợp lý đối với bạn hay không và chúng sẽ làm lợi ích cho quý vị khi quý vị thực tập với nó hay không.  Nếu chúng xem ra hợp lý, thế thì hãy chú tâm trên chúng.  Nếu trái lại, đừng quan tâm tới chúng.

                          Đức Thế Tôn đã từng tuyên bố rõ ràng trong chủ đề này: “Khám phá những ngôn từ mà ta đã nói ở đây qua khảo sát.  Nếu các con thấy chúng thích hợp và lợi lạc cho tâm thức của các con, hãy thực tập theo đấy.  Nếu chúng không lợi ích cho các con, thế thì hãy để chúng [qua một bên].”  Chúng tôi nói giống như thế đối với quý vị bây giờ.

                          Một cách căn bản, các bạn cần cảm thấy lợi ích của những giáo huấn này.  Nếu quý vị thấy như vậy, thế thì những lời chúng tôi vừa nói là những lời nói có giá trị.  Nếu quý vị tìm không tìm thấy sự lợi ích nào từ chúng, thế thì chúng chẳng có vô bổ; vì mục tiêu của Phật Pháp là để làm bình yên những tư tưởng quấy nhiễu và để quân bình tâm thức.

                          Chúng tôi đã nói rất nhiều điều trong ba ngày qua, những điều để hổ trợ quý vị thuần hóa tâm thức và để phân biệt những điều tốt và những thứ xấu, vì thể quý vị có thể từ bỏ nhưng thứ bất thiện và tiếp nhận những thứ lương thiện.  Lựa chọn giữa những điều tốt lành và những điều không lành mạnh, các bạn nên cố gắng để luôn luôn thực hành với một trái tim ân cần và từ bỏ sự bất cần.  Đấy là hai vấn đề quan trọng.  Quý vị có hiểu chứ?

                          --

                          Phụ giải:

                          [12] Sáu điều trở ngại là: khổ đau không chắc chắn, không hài lòng, sự lập lại của cái chết, sự lập lại của sự sinh, sự lập lại của những sự trải qua ở cõi thấp và cao, và sự thiếu vắng đồng hành.  Khi cô đọng thành ba thứ, chúng là:  khổ khổ, hoại khổ, và hành khổ (khổ của khổ, khổ của thay đổi, và khổ cùng khắp).

                          [13] Đại sư Long Thọ và đệ tử là Thánh Thiên, khai sáng trường phái triết học Trung Quán (Madhyamika);  Vô Trước, khai sáng trường phái Duy Tâm (Cittamatrin), và em là Thiên Thân, người viết tác phẩm A Tỳ Đạt Ma Câu Xá;  Trần Na, đệ tử của Thiên Thân, khai sáng trường phái Luận Lý học Phật giáo (như riêng biệt với hệ thống luận lý học Ấn Độ), người viết nên tác phẩm Nhân Minh Luận và Tập Lượng Luận;  Pháp Xứng, viết luận văn tranh luận chính,  Thích Lượng Luận, là tác phẩm vẫn đang được học tập hiện nay trong các tu viện; và Yonten Wod và Shakya Wod là những người đệ tử kế thừa.

                          [14] Một nghi thức bao gồm những mô hình làm từ bột (những thứ mà những con chó đùa giởn như thực phẩm) và cúng dường như một thứ thay thế đến quỷ ma và những tâm linh vô hình nhầm để giải thoát những chướng nạn của một người.




                          <bài viết được chỉnh sửa lúc 03.03.2010 23:55:18 bởi tueuyen >
                          #43
                            tueuyen 03.03.2010 23:57:43 (permalink)
                            0
                            BA MƯƠI BẢY PHẨM TRỢ ĐẠO GIÁC NGỘ (Đức Đạt Lai Lạt Ma )
                            LỜI TRI ÂN VÀ HỒI HƯỚNG












                             
                            Tuệ Uyển chân thành tri ân mọi nhân duyên đã góp phần hổ trợ cho việc chuyển ngữ này, các bài vở liên hệ, các quyển từ điển, cũng như Buddhism Glossary của Làng Đậu Võ Quang Nhân.  Nguyện cho mọi người có nhân duyên đọc những lời giảng của Đức Đạt Lai Lạt Ma có một phương hướng rõ ràng trên đường tu tập, tùy căn cơ trình độ, tùy sở nguyện lựa chọn cho cá nhân theo từng bước một của ba cấp độ:

                            1-Phát nguyện tu tập hướng tới thoát ly cảnh khổ của địa ngục, ngã quỹ, súc sinh.

                            2-Phát nguyện tu tập hướng tới thoát ly cảnh sinh tử luân hồi của vô sắc giới, sắc giới, dục giới.

                            3-Phát nguyện tu tập hướng tới đạo quả giác ngộ hoàn toàn vì lợi ích của tất cả pháp giới chúng sinh.

                            Trên ba căn bản mà Đức Đạt Lai Lạt Ma đã dạy:
                            BA KHÍA CẠNH CHÍNH CỦA CON ĐƯỜNG (tu tập)

                            Tiếp theo lễ khai tâm truyền pháp Quán Tự Tại sáng nay, tiếp theo chúng ta sẽ luận bàn về Nghi thức thực hành Du già Quán Tự Tại theo những thứ lớp của Mật tông.

                            Đầu tiên, chúng tôi muốn gởi đến một bản toát yếu hướng dẫn nghi thức tiệm thứ (lamrim )ngắn gọn, "Ba khía cạnh chính của con đường" của đạo sư Tông Khách Ba (Tsongkhapa).

                            Ba khía cạnh chính của con đường là: viễn ly, tâm giác ngộ (bodhicitta), và sự thông suốt toàn triệt tính không; và sự quan trong của chúng phải được thông hiểu với định hạn của giáo pháp trong phạm vi Phật giáo.

                            1-Sự viễn ly chân chính- Phát tâm tu tập chính đáng!

                            Khi chúng ta nói đến giáo pháp ở đây chúng ta đang liên hệ đến niết bàn, giải thoát khỏi vòng luân hồi, hay tính chất toàn hảo. Vì vậy để thể nhập vào con đường của đạo Phật, trước nhất chúng ta cần phát triển sự viễn ly (lìa bỏ) chính đáng, và điều này chỉ có thể căn cứ trên sự thấu hiểu sâu sắc bản chất tự nhiên của khổ đau - không chỉ những khổ đau rõ ràng, hiển nhiên mà chúng ta đã từng trãi nhưng cũng là khổ đau của sự biến dị vô thường, trong tỉ mỉ chi tiết, sự khổ đau lan tỏa trong tình trạng cùng khắp.

                            Vì vậy hành giả phải phát triển một cảm giác khiếp sợ và làm tan vở ảo tưởng với vòng luân hồi và những nguyên nhân cơ bản của nó - những tư tưởng và cảm xúc, ưu phiền, đau đớn, khổ sở. Từ trong chiều sâu của tâm thức của chúng ta, chúng ta phải có một cảm giác khiếp sợ trước những ưu phiền, khổ não và một nguyện ước chân thành để được giải thoát khỏi chúng. Nguyện ước chân thành để được đạt đến tự tại, giải thoát hay tự do với những ưu phiền khổ não là sự viễn ly chân chính.

                            2-Phát tâm giác ngộ (bodhicitta)

                            Tuy vậy, chỉ sự nguyện ước này không thôi thì không đủ cho chúng ta đạt đến sự giác ngộ hoàn toàn. Để được giác ngộ chúng ta phải phát sinh tâm giác ngộ (bodhicitta) - khát vọng vị tha để đạt đến giảc ngộ vì lợi ích cho tất cả chúng sinh; một cách đơn giản đạt giải thoát cho chính lợi ích của chúng ta thì không đủ tích lũy công đức to tát cần thiết để giác ngộ. Chỉ bằng động cơ do tâm giác ngộ (bodhicitta) chúng ta có thể tích lũy một kho tàng công đức như thế, bởi vì đối tượng của tâm giác ngộ đề, tất cả chúng sinh, là vô lượng vô biên - nguyện vọng cát tường tốt đẹp cho tất cả chúng sinh phát sinh công đức rộng lớn.

                            Xa hơn, sự can đảm của một động cơ thực hành bởi tâmgiác ngộ là vô lượng và cũng như thế hầu hết năng lực của tích lũy của một kho tàng rộng lớn của công đức mà chúng ta cần đến. Vì vậy khía cạnh chính thứ hai của con đường là tâm giác ngộ( bodhicitta).

                            3- Thông suốt tính không

                            Cuối cùng, ngay cả để đạt đến giải thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi, tuệ trí thực chứng tính không là căn bản thiết yếu, bởi vì chính tuệ trí này là thuốc giải độc trực tiếp cho những ưu phiền, khổ não, vọng tưởng. Hơn thế nữa, khi bổ sung đầy đủ bởi tâm giác ngộ (bodhicitta), tuệ trí thức chứng tính không cũng có khã năng xóa tan sự u ám, mở tối dày đặc, kiên cố thành sự thông suốt mọi sự, sự toàn trí toàn thức và vì vậy tầm nhìn toàn hảo của tính không là khía cạnh thứ ba của con đường.

                            ĐỌC KINH PHÁP THÂM DIỆU

                            TẠO CÔNG ĐỨC VÔ BIÊN

                            ĐỆ TỬ XIN HỒI HƯỚNG

                            CHO CHÚNG SINH MỌI MIỀN

                            PHÁP MÔN XIN NGUYỆN HỌC

                            ÂN NGHĨA XIN NGUYỆN ĐỀN

                            PHIỀN NÃO XIN NGUYỆN ĐOẠN

                            QUẢ PHẬT XIN CHỨNG NÊN.

                            Cung kính

                            Tuệ Uyển

                            30-01-2010

                            #44
                              Thay đổi trang: < 123 | Trang 3 của 3 trang, bài viết từ 31 đến 44 trên tổng số 44 bài trong đề mục
                              Chuyển nhanh đến:

                              Thống kê hiện tại

                              Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
                              Kiểu:
                              2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9