Chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979
lyenson 05.12.2009 08:44:43 (permalink)
Kinh C. Chen
Vô Thường, X-Cafe chuyển ngữ


 

Lời Cảm Tạ


Cuốn sách này là kết quả mối quan tâm lâu dài của tôi về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc. Dù phần lớn cuốn sách này đã viết xong trong mùa hè và mùa đông nhưng cuốn sách là kết quả làm việc liên tục trong nhiều năm.

Trong quá trình nghiên cứu, phỏng vấn, viết rồi viết lại, tôi đã được nhiều bạn bè và học giả giúp đỡ. Tôi muốn bày tỏ lòng cảm ơn của tôi với tất cả mọi người đặc biệt là những người sau đây: Zbigniew Brezeninski của Đại học Columbia, tôi cảm ơn sự giúp đỡ của trong phần nghiên cứu ban đầu. Tôi xin cảm ơn Thomas W. Robinson, Donald S, Zagoria, Michael Y.M. Kau, Hungdah Chiu, William M. Kissam, Joseph Zasloff, William J. Duiker (Hoa Kỳ); Philippe Devillers (Pháp); Pao-min Chang (Singapore); Carlyle A. Thayer (Australia); Feilung Lui, Ming-hsiung Hsu (Đài Loan); Kong-Ja Chang (Triều Tiên); Henry Kamm (New York Times) và Alexander Casella (Geneva) đã góp ý, cung cấp thông tin và tài liệu. Tôi xin cảm ơn những ấn phẩm và sự giúp đỡ của Ủy ban lâm thời Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và Campuchia Dân Chủ tại Liên Hiệp Quốc.

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người sau đây đã giành cho tôi những cuộc phỏng vấn trò chuyện. Đó là Hoàng thân Norodom Sihanouk, Ieng Sary (Campuchia); Nitya Phibulsonggram (Phibunsongkhram), Preedee Kasemsup, Lawat Tangthongthawi, Shen Ke-chin, Lin Tien-hsiu (Thái Lan) Chen Ch’ing-li (trước đây ở Việt Nam, hiện nay ở tại Đài Loan); Chang Wen-ho, Nguyễn Văn Châu, Vũ K. Thu (trước ở Việt Nam nay định cư tại Hoa Kỳ); Lo Kau (Hong Kong); và một số “người tị nạn” Trung Quốc và Đông Dương tại Thái Lan, Hong Kong, Đài Loan và Hoa Kỳ, những người đã trò chuyện với tôi nhưng không sẳn sàng nêu rỏ danh tính. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Uỷ ban Thái Lan và Indonesia tại Liên Hiệp Quốc đã cung cấp dữ liệu và Bộ ngoại giao Malaysia cung cấp Chính sách Tị nạn Malaysia.

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn Đại học Rutgers đã tài trợ cho việc nghiên cứu; Học viện Hoover đã hổ trợ và Cô Linda W. Perry đã giúp đỡ biên tập rất tốt. Tôi gửi lời cảm ơn đến vợ tôi Grace và các con tôi đã tích cực khuyến khích và giúp đỡ tôi trong dự án đầy thử thách này.


Giới Thiệu

Với qui mô và thương vong chưa từng có, cuộc chiến biến giới ngắn ngủi 1979 là cuộc xung đột quân sự đẩm máu nhất giữa “những người anh em” trong thế giới cộng sản. Có nhiều lý do gây nên cuộc chiến. Mối quan hệ thất thường giữa Việt Nam và Trung Quốc trong quá khứ, xung đột biên giới, yếu tố Liên Xô, vấn đề Campuchia và Hoa Kiều, tất cả đã góp phần quan trọng làm leo thang xung đột. Tuy nhiên, Trung Quốc là nước đã phát động chiến tranh. Bằng cách ồ ạt tấn công Việt Nam, Bắc Kinh muốn đạt được những mục tiêu trong chính sách ngoại giao. Kết quả là, cuộc chiến không chỉ ảnh hưởng đến quan hệ Việt-Trung mà còn còn ảnh hưởng sâu rộng đến những hệ quả quốc tế.

Vấn đề rất phức tạp và đan xen nhau khi xem xét đến những khía cạnh trong đó, nếu bỏ qua những yếu tố khác, thì đó là một đánh giá sai lệch hoàn toàn. Trong bối cảnh này, việc nghiên cứu cuộc chiến 16 ngày này đòi hỏi một cuộc nghiên cứu toàn diện gồm cơ cấu chính sách đối ngoại Trung Quốc, bối cảnh, quyết định, bản thân cuộc chiến và sự can dự của quốc tế.

Cơ cấu chính sách và bối cảnh cho thấy phạm vi và khuôn mẫu hoạt động ngoại giao-quân sự của Trung Quốc trong quá khứ và tính chất nghiêm trọng trong nhiều vấn đề khác nhau đã dẫn hai nước “anh em” đi đến chiến tranh.

Cần có sự lưu tâm đặc biệt vế khía cạnh ra quyết định, chính trị, mô hình và tiến trình. Chính trị rất cần thiết dưới sự khôi phục lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình, chỉ ra mối liên hệ giữa chính trị trong nước và chính sách ngoại giao dưới hình thức tranh giành quyền lực vào thời điểm đó, gồm tranh cải ý thức hệ và tái lập phe phái. Cuộc chiến này được minh chứng khi quyền lực của Đặng Tiểu Bình càng được tăng cường hơn sau năm 1979 do được ủng hộ bởi dòng chảy ôn hòa thông tin từ đại lục ra thế giới bên ngoài. Mô hình được xây dựng lên nhằm minh họa quyết định đi đến chiến tranh đã xảy ra như thế nào. Tiến trình hình thành do tình hình trong nước và quốc tế tại thời điểm đó và tính thẳng thắn trong Đặng Tiểu Bình. Đó là một hoàn cảnh hiếm thấy.

Bàn luận về sự dính líu quốc tế là đánh giá sâu rộng ảnh hưởng của nhiều vấn đề quốc tế khác nhau. Tầm quan trọng về hậu quả của cuộc chiến hạn chế này có thể đo lường bằng mối quan hệ đối nghịch giữa Việt Nam- Trung Quốc hiện nay, vấn đề Trung-Xô chưa được giải quyết, tình trạng phức tạp của Campuchia và sự gia tăng ảnh hưởng Liên Xô tại Châu Á. Những vấn đề này tạo ra một thách thức vớí Hoa Kỳ.

Những nhà nghiên cứu về cộng sản thường gặp khó khăn về sự khan hiếm tài liệu để phân tích và diễn giải. Thậm chí khó khăn hơn nửa là việc tiếp cận thông tin về những người làm chính sách và qui trình đưa ra quyết định. Điều này xảy ra trong sự kiện Trung Quốc can dự vào Chiến tranh Triều Tiên và xung đột biên giới. Từ năm 1949, Bắc Kinh kiểm soát chặt chẽ tất cả thông tin, bề ngoài là để bảo vệ bí mật nhà nước. Người ngoài kể cả những nhà nghiên cứu về Trung Quốc gần như không thể tiếp cận được bất kỳ thông tin nào ngoại trừ những thông do chính phủ công bố. Người nghiên cứu phụ thuộc rất lớn và những thông tin không chính thức còn giới hạn.

Tuy nhiên, trong cuộc chiến 1979 đã có ít nhiều sự khác biệt. Chiến dịch bất ngờ và ngắn ngủi nhằm “giải phóng” suy nghĩ nhân dân kéo dài từ 1977-1979 đã khuyến khích nhiều thông tin truyền miệng. Đây là chiến dịch Đặng Tiểu Bình phát động nhằm chống lại phe cánh chính trị của Mao Trạch Đông và vai trò lãnh đạo của Hoa Quốc Phong. Chiến dịch này cũng làm gia tăng việc tiết lộ một số bí mật nhà nước từ đại lục đến Hong Kong và những khu vực ngoại vi. Sự tiết lộ này rất quan trọng đối với người bên ngoài, đặc là những nhà nghiên cứu học thuật.

Bằng cách thức lựa chọn nghiêm túc, tôi đã đưa vào cuốn sách nhiều tài liệu có được từ các cuộc phỏng vấn và thông tin thu tập tại Hong Kong và những nơi khác. Đây là những thông tin rất hữu ích. Niềm tin của tôi vào những nguồn thông tin này được cũng cố vững chắc sau khi tôi đọc ba cuốn hồi ký quan trọng là Giữ vững Niềm tin (Keeping Faith) của Jimmy Carter, Quy tắc và Quyền lực (Power and Principle) của Zbigniew Brzezinski và Lựa chọn Khó khăn (Hard Choices) của Cyrus Vance về đàm phán giữa Đặng Tiểu Bình và chính quyền Carter vào đầu năm 1979 về kế hoạch chống Việt Nam của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Nghiên cứu của tôi về nguồn gốc cuộc chiến của Đặng Tiểu Bình gần như hoàn tất vào tháng 12 năm 1980, trong khi ba cuốn hồi ký này xuất bản vào năm 1982 và 1983. Sự giống nhau đáng lưu ý giữa thông tin về Đặng Tiểu Bình và thông tin tại Hong Kong với một ít khác biệt, không chỉ xác nhận giá trị của thông tin truyền miệng và thông tin bị tiết lộ mà còn chứng tỏ Đặng Tiểu Bình là người đứng trong việc đưa ra quyết định cho cuộc chiến. Điều này cũng cho thấy quyết định phát động chiến tranh có thể được xem là quyết định của Đặng Tiểu Bình và cuộc chiến chính là cuộc chiến tranh của Đặng Tiểu Bình.

Hai lĩnh vực nghiên cứu khác là mô hình quan hệ Việt-Trung và mức độ kiểm soát khủng hoảng của Trung Quốc. Về khía cạnh lịch sử, cuộc chiến 1979 là một gia đoạn trong mối quan hệ lịch sử lâu đời giữa Việt Nam và Trung Quốc và cho thấy mô hình trong quan hệ giữa hai nước. Tác giả đã phân tích mô hình trong công trình nghiên cứu trước đây là cuốn sách Việt Nam-Trung Quốc 1938-1954. Khi Trung Quốc còn mạnh, thân thiện và hào hiệp, Việt Nam tôn trọng, hợp tác và noi gương Trung Quốc. Khi Trung Quốc bị phân chia và hoảng loạn, Việt Nam hưởng được độc lập và tự do hơn và khi Trung Quốc tấn công,Việt Nam sẽ kháng cự. Trong mối quan hệ một ngàn năm với Trung Quốc, Việt Nam chứng minh cho thấy là một dân tộc anh hùng và độc lập. Nhưng quan hệ đồng minh Việt-Xô gần đây đã làm phức tạp mối quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc. Trong mức độ nhất định, điều này cũng làm lu mờ vị thế hoàn toàn độc lập của Việt Nam mà Hồ Chí Minh đã chiến đấu rất gian khổ mới giành được. Trong khi mô hình quan hệ không thay đổi thì những yếu tố thiết lập nên mô hình quan hệ đã bắt đầu đổi thay. Biến chuyển này là ví dụ cho thấy lợi ích dân tộc và chiến lược đã làm lu mờ ràng buộc chung về ý thức hệ cộng sản. Nếu quan hệ đồng minh chiến lược Việt-Xô trở nên vững chắc như Hiệp ước Warsaw, điều khó xảy ra hiện nay, thì mô hình quan hệ Việt-Trung sẽ trải qua những thay đổi lớn.

Việc quản lý khủng hoảng của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là một vấn đề của sự gia tăng lợi ích. Nhiều nhà nghiên cứu đã bàn luận về vấn đề này, nhưng vẫn chưa đưa ra được một cơ cấu cụ thể để phân tích mức độ và cách thức quản lý khủng hoảng của Bắc Kinh. Trong nỗ lực nhằm đáp ứng nhu cầu này, tôi trình bày trong công trình nghiên cứu này một cơ cấu gồm 6 thành phần khủng hoảng và hệ thống xếp hạng. 8 cuộc khủng hoảng trong quá khứ (trước cuộc chiến 1979) được sử dụng để lập ra tiêu chí đánh giá mức độ và cách thức quản lý của Bắc Kinh. Kết quả là bản cơ cấu cho thấy không chỉ được áp dụng trong chiến tranh 1979 và những cuộc khủng hoảng khác của Trung Quốc mà còn cả những cuộc khủng hoảng của Hoa Kỳ kể từ Chiến tranh Thế giới lần Thứ hai.

Trong quá trình nghiên cứu mức độ can dự vào khủng hoảng của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, vấn đề về “chiến tranh giới hạn” và “chiến tranh nhân dân” được nêu ra vào từng thời điểm. Cỏ vẻ như, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã tiến hành chiến tranh giới hạn trong tất cả những cuộc khủng hoảng từ 1949 đến 1978, ngoại trừ cuộc xung đột Triều Tiên. Tuy nhiên, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa không thể thực hiện chiến tranh chống lại Việt Nam vào năm 1979 như dự định và như những gì mà họ đã làm trong cuộc chiến chống lại Nhật Bản trong giai đoạn 1937-1945. Lý do chính là những điều kiện của một cuộc chiến tranh nhân đã không có tại Trung Quốc, những điều kiện này đòi hỏi tiêu chí về một ý thức chủ nghĩa dân tộc mạnh mẽ và sự tham gia rộng lớn của quần chúng nhân dân.

Ngược lại, Việt Nam có khả năng chống chiến tranh giới hại của Trung Quốc năm 1979 không chỉ vì vấn đề chiến lược mà còn vì Việt Nam có những điều kiện để thực hiện.

Cuối cùng, một điểm nhận xét cần phải nêu ra đây là trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế trước đây, Trung Quốc đã hoán đổi giữa việc sử dụng những biện pháp hòa bình và quân sự. Bắc Kinh đang đấu tranh thực hiện chương trình hiện đại hóa. Chương trình này đòi hỏi phải mất 3 đến 4 thập niên mới đạt được và một môi trường hòa bình trong nước và quốc tế là điều kiện tiên quyết để hoàn thành nhiệm vụ lớn lao này. Nếu những nhà hoạch định chính sách Bắc Kinh không nhận thức đầy đủ điều kiện thiết yếu đó trong thời điểm quan trọng này và áp dụng những biện pháp quân sự vào các vấn đề quốc tế và trong nước như đã làm định kỳ từ 1949, thì cơ hội hiện đại hóa có thể sẽ trôi qua.

Để tránh nhầm lẫn, cần phải lưu ý về việc chuyển từ ở đây. Đối với tài liệu của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, tôi sử dụng Pinyin còn với tài liệu của Đài Loan, tôi sử dụng phương pháp phát âm tiếng Quan Thoại bằng ký tự Latinh (Phương pháp Wade Giles).
#1
    lyenson 05.12.2009 08:47:10 (permalink)
    Phần 1

    Cơ Cấu Chính Sách Ngoại Giao Bắc Kinh

    Trước khi bàn đến cuộc chiến Trung-Việt 1979, cần phải thiết lập ra một bộ khung để phân tích. Bắc Kinh đã đưa ra kế hoạch thực hiện “cuộc phản công tự vệ” chống Việt Nam, nên vấn đề cần phải được phân tích bằng việc hướng vào cách tiếp cận của Trung Quốc. Theo cách thức đó, chính sách ngoại giao Bắc Kinh có thể là cơ sở để phân tích vấn đề phức tạp này.

    Chính phủ CHND Trung Hoa chưa bao giờ lý giải một cách rõ ràng chính sách của mình. Điều đó tồn tại khi chúng ta diễn giải phản ứng quốc tế của Trung Quốc. Đó là một nền tảng lý thuyết chỉ đạo chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Vì thế, lý thuyết và thực tiễn sẽ mang lại nền tảng cho cơ sở phân tích. Một cách lý giải cô đọng và súc tích là cần thiết.

    Nền tảng Lý thuyết

    Về lý thuyết, chính sách ngoại giao Bắc Kinh thiết lập từ triết lý đối ngoại truyền thống của Trung Quốc, ý thức hệ cộng sản, cơ sở chiến lược và lợi ích quốc gia. Những yếu tố này biểu hiện rất rỏ nét khi đặt vào bối cảnh quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam.

    Theo truyền thống, quan hệ đối ngoại Trung Quốc bắt nguồn từ khái nhiệm “Thiên tử”. Biện minh cho quyền lực này, những triều đại của Trung Nguyên xem Trung Quốc là trung tâm của thế giới và những nước bên ngoài chỉ là những nước láng giềng man rợ. Trung Hoa thiết lập quan hệ với những nước này thông qua qui tắc cống nạp-thể chế quan hệ ngoại giao duy nhất. Sau một thời gian dài thực hiện, Trung Hoa xây dựng uy quyền bằng đô hộ chính trị và vượt trội văn hóa. Mặc dù, những cuộc nổi dậy quân sự đôi khi cũng diễn ra, nhưng chúng chỉ là những cuộc nổi dậy theo yêu cầu của lân bang hoặc để duy trì qui tắc cống nạp. Vì thế, chính sách này thực hiện nhằm mang lại lợi ích về chính trị, văn hóa và chiến lược cho Trung Quốc.

    Trong khi loại trừ được những cường quốc hùng mạnh khác trong khu vực, sự thống trị về chính trị cũng làm cho Trung Quốc bị cô lập chính trị. Để duy trì vị trí thống lĩnh tại Châu Á, Trung Quốc đã thực hiện theo qui tắc truyền thống là: “khen thưởng người vâng lời và trừng trị kẻ chống đối”. Chính sách thưởng phạt này áp dụng trên toàn bộ khu vực Châu Á, từ Triều Tiên tới Annam (Việt Nam) cho đến Nepal, và hầu hết đều rất thành công.

    Nhưng tình hình đã thay đổi sau khi những cường quốc Tây phương xuất hiện. Anh, Pháp, Đức, Nga và thậm chí cả Nhật Bản đều đòi hỏi ảnh hưởng trên toàn Trung Quốc. Trung Quốc trở nên yếu kém và nhục nhã. Cơ chế triều cống chấm dứt từ cuối thể kỷ 19 cho dù lợi ích của Trung Quốc tại Châu Á vẫn không thay đổi.

    Sau khi thành lập chính quyền tại Bắc Kinh năm 1949, Trung Quốc xác lập lại chủ nghĩa dân tộc cũng như khẳng định lại vị trí của mình tại Châu Á. Trong số những tuyên bố của Bắc Kinh thì một trong những biểu hiện rõ nhất đó là bài xã luận đăng trên báo Trung Quốc trong thời kỳ diễn ra Hội nghị Geneva về Đông Dương 1954. Bài xã luận tuyên bố một cách kêu ngạo rằng Chu Ân Lai, trưởng đoàn đàm phán Trung Quốc tại Hội nghị Geneva, không phải chỉ nói cho “500 triệu người Trung Quốc” mà còn nói cho “toàn bộ những người yêu chuộng hòa bình tại Châu Á”. Bắc Việt mù quáng lập lại điều này một cách rất tích cực và cho rằng “không có Trung Quốc thì không thể nào giải quyết được vấn đề của Châu Á, không có Trung Quốc thì sẽ không thể có giải pháp giải quyết những mối quan hệ quốc tế”. Việt Nam rỏ ràng đã chấp nhận vai trò lãnh đạo mới của Trung Quốc tại Á Châu. Từ trước cho đến nay, vai trò lãnh đạo là yếu tố mà hai quốc gia này hợp tác. Tuy nhiên, sau khi Chiến tranh Việt Nam (1964-1975) và Cách mạng Văn hóa Trung Quốc (1965-1976) kết thúc, Trung Quốc phải đối chọi với một Việt Nam ngày càng độc lập và lớn mạnh hơn tại Đông Dương. Cường quốc mới là Liên Xô đã nhảy vào hỗ trợ Việt Nam. Quan hệ Trung-Việt trở nên xấu đi và nhân tố lãnh đạo trở thành một yếu tố của xung đột.

    Tuy nhiên, để giữ mối quan hệ “anh em” và truyền thống lâu dài với Việt Nam, Trung Quốc duy trì và tránh mở rộng quá mức quyền lực tại Đông Dương cho dù. Về ý thức hệ cộng sản, chính quyền Bắc Kinh tuyên bố hồi năm 1950 rằng chính sách Trung Quốc thiết lập trên nguyên tắc khoa học của Marx, Engel, Lenin, Stalin và kiến thức khoa học của qui luật phát triển xã hội. Trung Quốc gần như diễn giải mọi vấn đề quốc tế theo lý luận biên chứng của Mao, gồm tư tưởng về sự đối lập, khái niệm “khu vực trung gian” và lý thuyết “ba thế giới”. Khi Trung Quốc áp dụng ý thức hệ vào mối quan hệ Việt-Trung, Trung Quốc xem xét đến những mục tiêu chung và sự khác biệt của hai nước.

    Những mục tiêu chung là đấu tranh chống phản động và đế quốc chuyển biến xã hội thành xã hội chủ nghĩa. Trong xác nhận mục tiêu chung, hai bên sử dụng ý thức hệ để tăng cường quan hệ song phương. Tuy nhiên, khi những mục tiêu chung bị lu mờ bởi xung đột lợi ích, cả hai đều diễn giải chủ nghĩa Marx-Lenin theo cách có lợi cho mình. Do đó, Trung Quốc lý luận rằng sự hợp tác giữa Việt Nam và Liên Xô là một công cụ bá quyền nhằm bao vay Trung Quốc và xem cuộc chiến tranh du kích của Pol Pot như là một cuộc chiến tranh chống lại sự xâm lược của Việt Nam đối với Campuchia. Ngược lại, Việt Nam cáo buộc Trung Quốc vi phạm tội ác bá quyền bằng việc đàn áp và xâm lược Việt Nam. Vì thế, ý thức hệ cũng được hai bên cũng sử dụng để leo thang xung đột.

    Khái niệm chung về chiến lược và lợi ích quốc gia là hiểu rõ được. Rõ ràng, hai nước đều chấp nhận điều này như là nguyên tắc hướng dẫn thực hiện chính sách ngoại giao. Cả hai đều theo đuổi vấn đề an ninh quốc gia, thống nhất đất nước, chấp dứt can thiệp của ngoại bang, phát triển kinh tế, quyền lực và ảnh hưởng quốc gia. Trong vài trường hợp, sự giúp đỡ lẫn nhau để thúc đẩy các lợi ích này đã tăng cường hợp tác và thống nhất giữa hai nước, như việc Trung Quốc cung cấp viện trợ kinh tế và quân sự cho Việt Nam và Việt Nam học hỏi kinh nghiệm của Trung Quốc về cải cách ruộng đất, thương mại và trao đổi văn hóa.

    Tuy nhiên trong quá trình thúc đẩy lợi ích, hai nước cũng chứng kiến nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. Mỗi giai đoạn khác nhau cần có những chính sách khác nhau mà thông thường là do ảnh hưởng bởi những thời kỳ và môi trường khác nhau, gồm cả sự can thiệp của những cường quốc bên ngoài. Khi thiết lập nên những chính sách khác nhau, hai nước đi đến đối đầu về lợi ích. Cuộc tấn công Việt Nam 1979 của Trung Quốc là hình mẫu trong xung đột lợi ích dưới hình thức nghiêm trọng nhất từ 1949. Kết quả là yếu tố lợi ích chiến lược và lợi ích quốc gia cũng trở thành một yếu tố của xung đột.

    Nhưng vì nhiều lý do khác nhau xung đột lợi ích đã không đi đến đỉnh điểm. Trung Quốc nhận thấy việc tiến hành chính sách chống Việt Nam ở mức độ hạn chế cũng mang lại lợi ích cho mình.

    Thực tiễn

    Để minh chứng cho học thuyết diễn giải chính sách đối ngoại của Bắc Kinh đã nêu ở trên, chúng ta phải đánh giá phản ứng quốc tế của Trung Quốc. Một cuộc khảo sát vắn tắt về sự dính líu của Trung Quốc trong 8 cuộc khủng hoảng trước 1979 sẽ cho thấy mức độ thực hiện chính sách đối ngoại và từ đó hỗ trợ cho cách diễn giải nêu trên.

    Trong Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), 320.000-400.000 quân “tình nguyện” Trung Quốc đã chiến đấu quyết liệt chống lại các lực lượng Liên Hiệp Quốc và đẩy lực lượng này lùi về phía nam. Tuy nhiên, quân Trung Cộng không tấn công quân Liên Hiệp Quốc đến tận Pusan. Thay vào đó, họ dừng lại ở khoảng vỹ tuyến 38. Thông điệp đưa ra là rõ ràng: Trung Quốc đã đã “giải cứu” Bắc Triều khỏi bị thống nhất với miền nam bởi quân Liên Hiệp Quốc và bảo vệ an ninh của vùng Mãn Châu. Việc quân đội Trung Quốc chiếm đóng Nam Hàn không mang lại lợi ích cho Bắc Kinh, mặc dù họ không bị hạn chế về khả năng.

    Trong hai cuộc chiến tranh Đông Dương (1950-1954 và 1964-1975), Trung Quốc nỗ lực trợ giúp những người đồng chí tại Đông Dương. An ninh Trung Quốc không trực tiếp bị đe dọa. Cả Việt Nam và Trung Quốc đều thấy Trung Quốc không cần thiết phải can thiệp quân sự tại đây.

    Các vụ ném bom vào đảo Quemoy và Matsu (1954-1955 và 1958) là những chiến dịch mạo hiểm nhưng rủi ro thấp vì Trung Quốc không thể nào chiếm được những đảo này với giá thấp. Tuy nhiên, Trung Quốc có khả năng gây ra thiệt hại nặng nề trên đảo, nhất là năm 1958 khi quân trên đảo gần như bị phong tỏa và nhận lệnh không được bắn trả nhằm bảo đảm đạn dược đề phòng nguy cơ cộng quân bất ngờ đổ bộ lên đảo.

    Trong hai cuộc xung đột biên giới với Ấn Độ vào năm 1959 và 1962, Bắc Kinh chứng tỏ rỏ ràng sự kiềm chế của mình. Sau khi dạy cho Ấn Độ một bài học đau đớn, Trung Quốc không nỗ lực để giành một chiến thắng quân sự to lớn trước Ấn Độ. Việc đơn phương rút quân sau một tháng từ tháng 10 đến tháng 11 năm 1962 rỏ ràng cho thấy phản ứng quân sự của Trung Quốc được tính toán rất kỹ lưỡng và hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát.

    Cuộc chiến biên giới với Liên Xô tháng 3 năm 1969 càng minh chứng thêm sự bất ngờ nhưng có giới hạn trong chính sách của Trung Quốc. Đối mặt với một kẻ thù nguy hiểm và hùng mạnh hơn, năng lực yếu kém và sự tính toán thực tế đã ngăn cản Trung Quốc khỏi việc đẩy xung đột thành một cuộc chiến lớn.
    #2
      lyenson 05.12.2009 08:49:02 (permalink)
      Phần 2

      Vấn đề xung đột: Viện trợ Trung Quốc, Liên Xô và Campuchia

      Có 5 yếu tố chính dẫn đến cuộc xung đột Trung-Việt 1979 gồm: viện trợ của Trung Quốc cho Việt Nam trong Chiến tranh Đông Dương (1946-1954) và Chiến tranh Việt Nam (1964-1975), can thiệp của Liên Xô, vấn đề Campuchia, tranh chấp lãnh thổ và Hoa kiều tại Việt Nam. Một số vấn đề có nguồn gốc xâu xa của lịch sử, nhưng tất cả chỉ trở nên nghiêm trọng ngay sau khi quan hệ Việt-Trung trở xấu đi. Những vấn đề này sẽ được xem xét tại Chương 2 và 3.

      Viện trợ của Trung Quốc

      Để hỗ trợ cuộc chiến lâu dài giành độc lập và hiện đại hóa của Việt Nam, CHND Trung Hoa đã thực hiện nghĩa vụ quốc tế xã hội chủ nghĩa của mình. Khi Trung Quốc viện trợ mà không kèm theo bất cứ điều kiện nào thì mối qua hệ hai nước tốt đẹp. Nhưng xung đột và khó khăn nảy sinh khi hai bên có lợi ích khác nhau. Trong Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam, mối quan hệ xung đột-hợp tác này được xây dựng giữa hai nước.

      Chiến tranh Đông Dương (1946-1954)

      Pháp tấn công Việt Nam tại Hải Phòng mở đầu Chiến tranh Đông Dương vào tháng 11 năm 1946. Lên kế hoạch tái chiếm toàn bộ bán đảo Đông Dương và được khuyến khích bởi môi trường chống cộng quốc tế trong những năm đầu của thời kỳ chiến tranh lạnh (1946-1947), quân đội Pháp mở cuộc tiến dữ dội chống lại Việt Minh (Việt Nam Độc Lập Đồng Minh) vào cuối năm 1947. Cuộc tấn công buộc Hồ Chí Minh phải bỏ rơi tất cả những thành phố chính tại miền bắc Việt Nam. Hồ Chí Minh rút quân và tản vào rừng tại khu vực biên giới Việt-Trung. Trong thế trận quân Pháp phía trước và Trung Hoa dân Quốc phía sau, lực lượng của Hồ Chí Minh bị cô lập và không thể hoạt động. Trong giai đoạn này, nhiều quan chức Pháp ở Đông Dương đã tuyên bố sẽ không còn có bất kỳ khó khăn quân sự nào tại Đông Dương nữa. Tuy nhiên tài năng xoay sở của Hồ Chí Minh và sự ngoan cường của binh lính đã ngăn chặn Việt Minh đi đến sụp đổ.

      Việt Minh hết sức phấn khởi với chiến thắng của Trung Cộng trước Trung Hoa Dân Quốc vào năm 1949. Vào tháng 7 năm đó, Phạm Ngọc Thạch, Bộ trưởng Y Tế chính phủ Việt Minh, đã nói với nhà văn Pháp rằng: “Thành công của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc… báo trước sự chấm dứt chuổi ngày đen tối” của Việt Minh. Tháng 11, Lưu Đức Phổ, trưởng phái đoàn Việt Nam tại Hội nghị Công đoàn Australia và Châu Á tại Bắc Kinh đã lặp lại tích cực nhất bài phát biểu về mô hình cách mạng của Lưu Thiếu Kỳ. Ông nói mô hình của Lưu Thiếu Kỳ “phải được xem như là kim chỉ nam cho tất cả công nhân tại Đông Nam Á”.

      Tất nhiên đối với Việt Minh sự thay đổi lớn đã không xảy ra cho đến khi Trung Cộng viện trợ ồ ạt vào năm 1950. Sau chuyến thăm bí mật của Hồ Chí Minh đến Bắc Kinh vào đầu năm 1950. Bắc Kinh nhanh chóng gửi tướng Trần Canh đến Việt Nam để giúp tổ chức, huấn luyện quân Việt Nam và chuẩn bị cho những chuyến dịch sắp đến. Tronh khi đó, theo yêu cầu của Hồ Chí Minh, Bắc Kinh gửi đến Việt Nam một đoàn cố vấn quân sự do Tướng Vi Quốc Thanh đứng đầu. Một nhóm cố vấn chính trị do La Quý Ba (Lo Kwei-po, cựu đại sứ đầu tiên của Trung Quốc tại Việt Nam) cũng được gửi đến Việt Nam để truyền bá kinh nghiệm của Trung Quốc về kinh tế tài chính, chỉnh đốn cán bộ, tư tưởng, công việc điều hành và huy động quần chúng.

      Trước tháng 9 năm 1950, Vân Nam và Quảng Đông đã giúp huấn luyện và trang bị cho 5 sư đoàn (sư đoàn 304, 308, 312, 316 và 320) và cung cấp hàng nghìn tấn vú khí. Trước cuộc tấn công năm 1950, Việt Minh được cho là có 250.000 quân chính quy và lính du kích với 30 khẩu pháo binh, 140 súng cối, 230 súng máy và 100.000 súng trường. Sự chuẩn bị cho cuộc chiến đã hoàn thất và với tinh thần rất cao. Quan chức Pháp tại Sài Gòn dự báo vào giữa tháng 8 rằng quân Việt Minh được huấn luyện tốt sẽ sớm tấn công mạnh quân Pháp. Một tuần sau đó, Đài Bắc Kinh cũng đưa ra tuyên bố tương tự.

      Gần một tháng sau lời tuyên bố của Bắc Kinh, Việt Minh phát động một cuộc tấn công dữ dội và được tổ chức tốt chống lại Pháp từ ngày 16 tháng 9 đến ngày 2 tháng 11. Việt Minh đã “tiêu diệt hơn 10.000 lính Pháp”, phá hủy toàn bộ hệ thống của Pháp từ Cao Bằng đến Lạng Sơn. Khi kết thúc cuộc tiến công, Tướng Võ Nguyên Giáp đã nói với các sĩ quan của mình: “Từ trận này, chúng ta càng hiểu rỏ hơn sự lớn lao của tư tưởng Mao Trách Đông. Tôi mong rằng tất cả chúng ta sẽ nỗ lực gấp đôi để học tập tư tương này, nhất là học thuyết quân sự của Mao”.

      Sau khi kết thúc chiến dịch 1950, phái đoàn quân sự Trung Quốc tiếp tục giúp Việt Minh tổ chức các chiến dịch như Trung Du (đoạn giữa Sông Hồng, năm 1950), Đông Bắc (1951), Ninh Bình (1951), Tây Bắc (1952) và Thượng Lào (1953). Việt Minh giành được nhiều thắng lợi. Với sự trợ giúp của cố vấn Trung Quốc, quân đội Việt Minh đã lớn mạnh và cuộc chiến giành độc lộc của họ đã có được điểm tựa. Quân Việt Minh tăng từ 4.000 lên 8.000. Tờ Le Mond tường thuật có khoảng 3.000 đến 4.000 sĩ quan Trung Quốc trong quân đội Việt Minh gồm khoảng 3 đến 4 tướng lĩnh.

      Giữa tháng 12 năm 1953 đến tháng 5 năm 1954, phái đoàn quân sự Trung Quốc giúp quân Việt Nam tổ chức và tiến hành chiến dịch lừng danh Điện Biên Phủ. Theo Bắc Kinh: “Tất cả vũ khí, đạn dược, thiết bị thông tin liên lạc, lương thực và thuốc men sử dụng trong chiến dịch này đều do Trung Quốc cung cấp”. Tại thời điểm quan trọng của trận chiến, Pháp lập lại yêu cầu không quân Mỹ tham gia. Tổng thống Eisenhower từ chối lời yêu cầu nhưng quyết định giữ miền nam Việt Nam là một quốc gia phi cộng sản. Kết quả là Việt Nam đã chiếm Điện Biên Phủ vào ngày 7 tháng 5. Quân Pháp gánh chịu một thất bại chưa từng có. Thất bại này gần như chấm dứt luôn chủ nghĩa thực dân Pháp tại Đông Dương. Nhưng Hoàng Văn Hoan đã chỉ ra rằng: “Nếu không có pháo binh do Trung Quốc gửi sang thì Việt Nam không thể phá hủy được những cứ điểm quan trọng của quân Pháp và nếu không có sự tham gia trực tiếp của đồng chí Vi Quốc Thanh tại sở chỉ huy tiền phương trận thì rất khó để đạt được thắng lợi hoàn toàn.” Nhìn chung quan chức quân đội Pháp tại Đương Dương đồng tình với nhận định này.

      Nhưng cho đến bây giờ Hà Nội vẫn không thể tin tưởng vào Trung Quốc. Ngay cả với viện trợ dồi dào của Trung Quốc giành cho Việt Minh trong giai đoạn 1950-1954, Hà Nội chỉ đề cập “Trung Quốc là nước cung cấp vũ khí chính cho Việt Nam trong những năm cuối của cuộc chiến tranh chống Pháp”.

      Hội nghị Geneva

      Tướng Henri Eugene Navarre nhận định thời điểm Việt Minh chiếm Điện Biên Phủ, một ngày trước khi Hội nghị Geneva về Đông Dương khai mạc ngày 8 tháng 5 1954, là một phương kế theo “cố vấn của phái đoàn quân sự Trung Quốc”. Hiển nhiên, mục đích là muốn tăng cường sức mặc cả của Việt Minh tại Geneva.

      Những bên tham gia tại Hội nghị Geneva về Đông Dương gồm 9 nước là Pháp, Anh, Liên bang Xô Viết, Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa, Hoa Kỳ, Bắc Việt (Việt Minh, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa), Nam Việt Nam, Lào và Campuchia. Anh và Liên bang Xô Viết giữ cương vị đồng chủ tịch. Có nhiều vấn đề cần phải giải quyết nhưng những vấn đề trọng tâm là làm thế nào để đạt được một thỏa thuận ngừng bắn trên toàn cỏi Đông Dương và một giải pháp chính trị cho Việt Nam. Tất cả những nước tham gia chính trừ Hoa Kỳ đã đóng góp đáng kể vào thành công của hội nghị kể cả Trung Quốc và Bắc Việt.

      Tiến trình hội nghị có thể được chia ra làm ba giai đoạn. Giai đoạn đầu từ ngày 8 tháng 5 đến ngày 20 tháng 6 chủ yếu là để đưa ra đề xuất; giai đoạn thứ hai từ ngày 21 tháng 6 đến ngày 7 tháng 9 là giai đoạn các bên về nước bàn thảo và giai đoạn ba từ ngày 10 tháng 7 đến ngày 21 tháng 7 là giai đoạn đàm phán cuối cùng.

      Trong giai đọan đầu tiên, điều kiện tiên quyết để ngừng bắn là thỏa thuận để Việt Minh rút lực lượng quân cách mạng ra khỏi Lào và Campuchia. Cùng với đó, Việt Minh cũng cũng đề cập việc tham gia hội nghị của chính quyền cách mạng Pathét Lào và chính quyền Khơme. Tranh cãi nổ ra giữa một bên là Việt Minh và bên kia là Lào và Campuchia. Do tranh luận kéo dài nên tiến trình đạt được rất ít ỏi. Nhiều đại biểu phải kiên nhẫn. Ngày 10 tháng 6, Anthony Eden, vị đồng chủ tịch của Anh đe dọa sẽ rời hội nghị nếu không đạt được thỏa thuận trong thời gian ngắn về vấn đề quân Việt Minh tại Lào và Campuchia và về thành phần của đề xuất Ủy ban Quốc tế (sẽ bàn ở phần sau). Sau khi thỏa luận giữa phái đoàn Liên Xô, Trung Quốc và Việt Minh, Chu Ân Lai, trưởng phái đoàn Trung Quốc, đã đến gặp Eden vào sáng ngày 16 tháng 6, một ngày sau khi tạm hoãn đàm phán về Triều Tiên. Chu Ân Lai nói với Bộ trưởng Ngoại giao Anh rằng sẽ thuyết phục được Việt Minh rút quân khỏi Lào và Campuchia và Trung Quốc sẽ công nhận hai chính phủ hoàng gia này với điều kiện là sẽ không có bất kỳ căn cứ nào của Mỹ đặt tại hai vương quốc này. Eden đã có “ấn tượng mạnh rằng Chu Ân Lai muốn giải quyết vấn đề”. Trong cuộc họp kín vào buổi chiều, Chu Ân Lai chính thức yêu cầu Việt Minh rút quân khỏi Lào và Campuchia. Điều này đã được những người tham gia hội nghị khác xác nhận, kể cả trưởng phái đoàn Việt Nam Phạm Văn Đồng. Báo chí Phương tay ca ngợi đây là một bước tiến đạt đến thỏa thuận. Ngày 19 tháng 6, hiệp định ngừng bắn đầu tiên tại Lào và Campuchia đã đạt được và được xem như là một thành công trong giai đoạn đầu.

      Trong giai đoạn hai, các trưởng phái đoàn trở về nước để tham vấn, tuy nhiên có một số sự kiện quan trọng xảy ra bên ngoài hội nghị. Ngày 23 tháng 6 Pierre Mendes gặp Chu Ân Lai tại Bern, Thụy Sĩ. Pierre Mendes là tân thủ tướng Pháp, ông đã dọa sẽ từ chức nếu đến ngày 20 tháng 7 mà thỏa thuận hòa bình tại Đông Dương vẫn chưa đạt được. Cuộc họp làm “xôn xao” giới quan sát nhưng đã đạt được thỏa thuận có tính xây dựng. Thỏa thuận bao gồm đề xuất ngưng bắn tại 3 nước Đông Dương kèm theo một dàn xếp chính trị, đề xuất thống nhất chính phủ tại Việt Nam thông qua bầu cử và Trung Quốc hứa công nhận chính phủ hoàng gia Lào và Campuchia. Sau đó, hầu hết nội dung của thỏa thuận ba điểm này đã được đưa vào Hiệp định Geneva.

      Sau đó, trên đường về nước Chu Ân Lai đã ghé thăm Ân Độ. Chu Ân Lai đã tuyên bố 5 năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình nổi tiếng với Thủ tướng Nehru. Sau đó, ông đến thăm Myanmar và nhắc lại nguyên tắc 5 điểm với Thủ tướng U Nu. Cuối cùng, Chu Ân Lai, được tháp tùng bởi Hoàng Văn Hoan (sau này là phát ngôn viên của phái đoàn Việt Nam tại Geneva) đã gặp Hồ Chí Minh tại Liễu Châu từ ngày 3 đến ngày 5 tháng 7. Hai bên đồng ý phân chia ranh giới Việt Nam theo như thỏa luận trước đây tại Geneva giữa phái đoàn Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam.

      Trong giai đoạn ba từ ngày 10 đến ngày 21 tháng 7, các phái đoàn quay lại Geneva để tập trung đàm phán. Các bên đã thực hiện nhiều thủ đoạn, mặc cả và thỏa hiệp. Việc phân chia ranh giới quân sự tại vỹ tuyến 17 đã đạt được thỏa thuận. Điều này có được thông quan cuộc thảo luận trực tiếp giữa Phạm Văn Đồng và Mendes của Pháp về điều kiện tổ chức tổng tuyển cử trong vòng 2 năm để thống nhất đất nước. Thời điểm tố chức tổng tuyển cử là tháng 7 năm 1956, 2 năm sau khi thúc hội nghị. Một vấn đề quan trọng khác là thành phần của Ủy ban Giám sát Quốc tế. Đề xuất và trả lời đề xuất của những nước cộng sản và phi cộng sản đều bị các bên kiên quyết bác bỏ. Bế tắc lại nảy sinh. Cuối cùng, ngày 18 tháng 7 Chu Ân Lai đề xuất một uỷ ban ba thành viên, gồm bên cộng sản, Tây phương và nhóm nước trung lập, mỗi nước một thành viên bao gồm Ba Lan, Canada và Ấn Độ. Các bên đã nhất trí chấp thuận đề xuất này. “Từ thời điểm đó”, Eden nhớ lại “sự rối loạn chấm dứt và đàm phán bắt đầu được sắp xếp lại”. Truyền thông Bắc Kinh thúc dục mạnh mẽ những nước tham gia chia sẻ quan điểm thoả hiệp này của Chu Ân Lai.

      Cuối cùng, Hội nghị Geneva đạt được một số thoả thuận gồm: thoả thuận ngừng bắn trên toàn cỏi Đông Dương, thoả thuận phân chia ranh giới Việt Nam tại vỹ tuyến 17, thoả thuận cấm liên minh quân sự của những nước tại Đông Dương, thoả thuận thành lập Uỷ ban Kiểm soát và Giám sát Quốc tế (ICC) và thoả thuận thống nhất Việt Nam thông qua tổng tuyển cử vào tháng 7 năm 1956. Trong tuyên bố của Phạm Văn Đồng tại phiên họp kết thúc hội nghị, bài xã luận trên báo Nhân Dân ngày 25 tháng 7 và tuyên bố của Hồ Chí Minh trước đồng bào, tất cả đều hoan nghênh thành quả của hội nghị như là một chiến thắng vĩ đại của Việt Nam và thúc dục nhân dân đấu tranh thống nhất đất nước.

      Ghi nhận viện trợ của Trung Quốc trong Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, Phạm Văn Đồng đã tổng kết vào ngày 3 tháng 8 năm 1954 như sau:

      “Trong suốt 8 năm kháng chiến, nhân dân Việt Nam đã có được sự ủng hộ nhiệt tình và sự trợ giúp của nhân dân Trung Quốc, Đảng Cộng Sản Trung Quốc và Chính phủ CHND Trung Hoa…Chúng ta đã học hỏi kinh nghiệm của Trung Quốc về đấu tranh vũ trang, chiến tranh nhân dân, cải cách ruộng đất, cải cách dân chủ và vấn đề kinh tế tài chính trong suốt cuộc kháng chiến. Bằng việc kết hợp giá trị kinh nghiệm của Trung Quốc với điều kiện thực tế đấu tranh tại Việt Nam, chúng ta đã giành được những thắng lợi quân sự to lớn và đạt được những thành quả nổi bật về cải cách ruộng đất, kinh tế tài chính và nhiều lĩnh vực khác”.

      Bản tuyên bố không chỉ dối trá về chiến thắng quân sự mà còn dối trá trong việc xác nhận đã đạt được một số thành quả về cải cách ruộng đất và kinh tế tài chính. Như Hoàng Văn Hoàn nêu trong bài viết của mình, phái đoàn cố vấn chính trị Trung Quốc do La Quý Ba đứng đầu đã giúp Việt Nam điều hành công việc kinh tế tài chính, chỉnh đốn tư tưởng cán bộ và những công việc hành chính khác. Nỗ lực này đảm bảo cho thành công của cuộc chiến.

      Tuy nhiên, tinh thần đằng sau tuyên bố hợp tác và ghi nhận giúp đỡ trong cuộc chiến Đông Dương bây giờ đã đổi khác. Việt Nam đã xung đột nghiêm trọng với Trung Quốc. Hà Nội cho rằng sau chiến thắng Điện Biên Phủ nhân Việt Nam có đủ khả năng giải phóng toàn bộ đất nước nhưng Trung Quốc đã ngăn cản Việt Nam thực hiện điều đó. Hà Nội cũng cáo buộc Trung Quốc đã có lập trường khác hoàn toàn so với Việt Nam và giải pháp Geneva là kết quả của sự thông đồng giữa Trung Quốc và thực dân Pháp và sau đó đem áp đặt cho Việt Nam. Cuối cùng, lần đầu tiên Hà Nội cho rằng lãnh đạo Trung Quốc đã phản bội cách mạng Đông Dương.

      Dĩ nhiên Bắc Kinh phủ nhận những cáo buộc này. Năm 1979, Hoàng Văn Hoan mạnh mẽ bảo vệ lập trường của Trung Quốc. Hoàng Văn Hoan, phát ngôn viên của Việt Minh tại Geneva, đã bác bỏ cáo buộc của Hà Nội từng điểm một. Ông lập luận rằng tại Geneva, Trung Quốc duy trì lập trường tương tự như Việt Nam và Liên Xô và đã có được sự chấp thuận của Hồ Chí Minh trong hầu hết những vấn đề quan trọng. Hoàng Văn Hoan cũng nhạo báng cáo buộc của Lê Duẩn đối với Trung Quốc là một sự ngu xuẩn, vì nếu cáo buộc của Lê Duẩn là đúng thì phái đoàn Việt Nam và Liên Xô chỉ là bù nhìn của Trung Quốc.

      Có hai điểm cần phải bàn ở đây. Thứ nhất, một điều không còn bí mật nữa đó là phe phái do Võ Nguyên Giáp đứng đầu trong Việt Minh muốn hoàn thành giải phóng Việt Nam bằng quân sự ngay sau chiến thắng Điện Biên Phủ. Được thúc đẩy từ chiến thắng lịch sử này, những người ủng hộ muốn tiếp tục cuộc chiến nhưng không cách gì để đo lường khả năng chiến thắng, họ cũng không nắm rỏ được xu thế của tình hình quốc tế.

      Thứ hai, bằng việc vu cáo Trung Quốc thông đồng với thực dân Pháp, Hà Nội đã hoàn toàn ngược đãi hoặc bóp méo xu thế hòa bình thế giới. Trong nguyên cứu của tôi về tình hình hoà bình quốc tế giai đoạn 1953-1954, những phát hiện của tôi cho thấy chính Liên Xô và CHND Trung Hoa vì sự cần thiết trong nước và quốc tế đã tích cực thúc đẩy hòa bình thế giới. Điều này xảy ra ngay sau khi Stalin qua đời (tháng 3 năm 1953) và phát triển thành một lực lượng không thể chống lại tại Hội nghị Geneva. Nếu Trung Quốc bị quy trách nhiệm thông đồng với Pháp tại Geneva thì Liên Xô cũng được cho là thông đồng với Trung Quốc trong việc thúc đẩy giải quyết hòa bình Đông Dương. Tuy nhiên, Hà Nội không lên tiếng về Maxtcova.

      Thực chất vấn đề đó là sự hợp tác hay xung đột lợi ích giữa Việt Nam và Trung Quốc.Trước trận Điện Biên Phủ, khi Trung Quốc ủng hộ mạnh mẽ Việt Nam chống thực dân Pháp, hai bên nước đã toàn tâm toàn ý hợp tác. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, cả Trung Quốc và Liên Xô đều thúc đẩy hòa bình quốc tế vì lợi ích quốc gia của mình, trong khi Việt Minh vẫn quan tâm nhiều đến giải phóng toàn bộ đất nước. Khi lợi ích hai bên khác nhau thì bất đồng nảy sinh.
      #3
        lyenson 05.12.2009 08:51:09 (permalink)
        Chiến tranh Việt Nam,1965-1975

        Trong số những nguyên dân dẫn đến leo thang Chiến tranh Việt Nam thì chính sách ngăn chặn của Washington và quyết tâm với nhiệm vụ thiên liêng giải phóng miền nam Việt Nam của Hà Nội đóng vai trò nền tảng quyết định cuộc chiến như là một cuộc xung đột không thể tránh khỏi giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Cả hai nước dường như không thể và không muốn đảo ngược xu hướng không thể tránh khỏi này, đặc biệt là Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Hoa Kỳ không chính thức tham chiến cho đến khi sự kiện Vịnh Bắc Bộ xảy ra vào đầu tháng 8 năm 1964 bất kể đó chỉ là cuộc đụng độ đôi khi vẫn xảy ra giữa Việt Cộng và quân Hoa Kỳ.

        Ngay sau khi sự kiện này xảy ra, Hoa Kỳ càng leo thang hơn nửa trong cuộc chiến. Trung Quốc gửi một phi đội MIG-15 và MIG-17 đến Hà Nội và bắt đầu xây dựng thêm hai sân bay tại Vân Nam và Quảng Tây để máy bay Hà Nội ẩn náu. Tại thời điểm này, tầm quan trọng trong cuộc chiến với Hoa Kỳ của Hà Nội và chính quyền Sài Gòn xảy ra cùng lúc với Bắc Kinh. Mao Trạch Đông quyết định duy trì Hà Nội đi theo cuộc chiến trong khi Nikita Khrushchev bỏ qua Hồ Chí Minh. Mối quan hệ quân sự hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc còn nồng ấm và tinh thần chống Mỹ lên cao.

        Sau khi Khrushchev rời bỏ quyền lực vào tháng 10 năm 1964, Liên Xô lại nêu lên lập trường tại Đông Dương. Tuy nhiên, việc Hoa Kỳ ném bom Bắc Việt tháng 2 năm 1965 và chuyến viếng thăm của Thủ tướng Liên Xô Kosygin đến Hà Nội đã làm thay đổi chính sách của Liên Xô với Việt Nam. Cho dù Liên Xô vẫn muốn duy trì tình trạng bớt căng thẳng với Hoa Kỳ và hy vọng chấm dứt leo thang chiến tranh tại bàn đàm phán, lãnh đạo Liên Xô vẫn muốn hỗ trợ Việt Nam nhiều hơn. Song song với đó, Matxcova chịu áp lực của Việt Nam và Trung Quốc phải theo chuyến tuyến quân sự chống Hoa Kỳ.

        Ngay sau khi Kosygin trở về nước, Maxtcova đã đưa ra đề xuất hành động thống nhất về Việt Nam gửi đến Trung Quốc. Đề xuất này gồm: (1) quyền quá cảnh vũ khí Liên Xô qua lãnh thổ Trung Quốc; (2) Xô Viết sử dụng một hoặc hai sân bay tại Vân Nam và được quyền đóng khoảng 500 quân tại những căn cứ này; (3) thiết lập một hành lang bay cho Liên Xô bay qua lãnh thổ Trung Quốc; (4) cho phép 4.000 chuyên viên quân sự Liên Xô được qua lãnh thổ Trung Quốc trên đường đến Việt Nam; và (5) đàm phán 3 bên gồm Liên Xô, Việt Nam và Trung Quốc để thỏa luận chi tiết về đề xuất và những vấn đề trong tương lai. Phạm Văn Đồng ủng hộ đề xuất này. Ngoại trừ việc quá cảnh vũ khí qua Trung Quốc, Bắc Kinh chính thức từ chối tất cả những đề xuất còn lại vào tháng 11 năm 1965. Lý do rõ ràng là Mao Trạch Đông muốn tiếp tục chính sách chống Liên Xô và không muốn nhìn thấy chủ quyền Trung Quốc bị xâm phạm.

        Rõ ràng sự khước từ của Bắc Kinh là trực tiếp chống lại Maxtcova chứ không phải Hà Nội, nhưng chính Hà Nội mới là phía phải chịu thiệt hại. Tuy nhiên sau khi bị từ chối, kế hoạch thống nhất vẫn chưa bị hủy bỏ. Maxtcova tiếp tục đưa ra những đề xuất tương tự và một phái đoàn cộng sản Nhật cũng cố thuyết phục Bắc Kinh hợp tác với Maxtcova. Mao Trạch Đông kiên quyết từ chối. Sự không khoan nhượng của Bắc Kinh làm Hà Nội gia tăng oán hận với Trung Quốc.

        Trong hoàn cảnh này, Bắc Kinh phải đề ra chính sách mới với Việt Nam. Cuối năm 1965, Trung Quốc đã định hình chính sách cho cuộc chiến. Chính sách này chứa đựng những điểm chính như sau: (1) tăn cường viện trợ kinh tế và quân sự, khuyến khích chiến tranh nhân dân dựa trên cơ sở tự lực. Mức viện trợ trung bình khoảng 200 triệu đô la Mỹ một năm với một lượng lớn nhân lực về phòng không, công binh, xây dựng cầu, đường sắt và hậu cần. Từ 1965 đến 1971, tổng cộng 320.000 quân đã được gửi sang Việt Nam, trung bình từ 50.000 đến 60.000 quân một năm; (2) không để xảy ra chiến tranh Trung-Mỹ vì Việt Nam; Trung Quốc sẽ không tấn công trừ khi bị tấn công. (3) từ chối đề xuất của Liên Xô trừ việc cho phép quá cảnh để vận chuyển vũ khí đến Việt Nam. (4) Không đàm phán hòa bình với Hoa Kỳ, cố vấn để Hà Nội đấu tranh đến thắng lợi cuối cùng. (5) điều kiện để can thiệp: Nếu Hoa Kỳ đẩy chiến tranh trên bộ đến Bắc Việt và tạo ra mối đe dọa trực tiếp đến an ninh Trung Quốc, Trung Quốc sẽ đáp lời đề nghị can thiệp của Hà Nội.

        Tại thời điểm khi Bắc Kinh đưa ra chính sách này thì có hai diễn biến quan trọng xảy ra đó là cuộc Cách mạng Văn hóa Trung Quốc và sự gia tăng can dự của Liên Xô vào Việt Nam. Hai diễn biến này có ý nghĩa lớn đối với cuộc chiến.

        Cách mạng Văn hóa Trung Quốc bắt đầu vào tháng 11 năm 1965 và kéo dài trong một thập kỷ. Vấn đề quan trọng đặt ra là liệu có mối quan hệ nào giữa Cách mạng Văn hóa và Chiến tranh Việt Nam? Câu trả lời là Mao Trạch Đông đã cân nhắc và chuẩn bị gần 10 năm trời trước khi đưa ra chiến dịch chống khuynh hướng tư bản và chủ nghĩa xét lại tại Trung Quốc và Chiến tranh Việt Nam đã xảy ra vào thời điểm đó. Kết quả là sự kiện trước đã có tác động lớn đến sự kiện xảy ra sau.

        Để hoàn thành nghĩa vụ quốc tế với Việt Nam, lãnh đạo Bắc Kinh đã hình thành chính sách với cuộc chiến như đã đề cập, trước khi bắt đầu Cách mạng Văn hóa. Mao là một chính trị gia có đầu óc thực tế. Do đó, ông ta cương quyết đặt ra giới hạn viện trợ cho Việt Nam và quyết liệt thúc đẩy xu hướng chống Liên Xô. Mao Trạch Đông đã gửi một thông điệp rõ ràng cho Việt Nam vào tháng 9 năm 1965 thông qua bài viết của Lâm Bưu “Thắng lợi của chiến tranh nhân dân muôn năm”, rằng “cách mạng hay chiến tranh nhân dân tại bất kỳ quốc gia nào đều là công việc của quần chúng nhân dân quốc gia đó và phải được tiến hành chủ yếu bằng chính nổ lực của nước đó; không có con đường nào khác”. Trong lúc đó, Mao lập lại việc bác bỏ đề xuất của Liên Xô. Mao làm như thế vì ông ta không muốn nhìn thấy một cuốc chiến tranh Triều Tiên lần hai với Hoa Kỳ, mà với điều đó thì không bên nào thật sự có lợi trừ Liên Xô.

        Nói ngắn gọn, Cách mạng Văn hóa là cuộc đấu tranh lớn nhất trong nội bộ Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kể từ khi thành lập năm 1921. Cuộc cách mạng đã phí phạm cả một thập kỷ xây dựng đất nước. Vì sự phá hoại và tàn phá, lãnh đạo Trung Quốc chỉ còn chú tâm đến những khó khăn trong nước. Họ dần dần giảm sự chú ý đến cuộc chiến tại Việt Nam. Tuy nhiên, việc vận chuyển vũ khí của Liên Xô qua Quảng Đông đã bị gián đoạn nhiều lần dù Thông tấn xã Việt Nam, dưới sự cho phép của chính phủ, đã phủ nhận điều này vào ngày 19 tháng 6 năm 1966. Tuy nhiên, tác giả đã tìm ra bằng chứng xác đáng cho thấy hai phe cánh kình địch của Hồng Vệ Binh tại Quảng Đông đã chặn tuyến xe lửa Việt Nam tại Liễu Châu trong vòng ít nhất 2 tháng (từ tháng 6 đến tháng 7 năm 1968) và đã cướp quân dụng trên xe lửa. Ngay lập tức Chu Ân Lai và những lãnh đạo khác của Bắc Kinh đã gửi điện khẩn và gọi điện chỉ thị ngay lặp tức phải vãn hồi trật tự. Khi những người này không tuân lệnh, Chu Ân Lai và những viên chức Cách mạng Văn hóa khác đã gọi lãnh đạo Hồng Vệ Binh của phe cánh đối địch tại Quảng Đông đến Bắc Kinh và khiển trách nặng nề.

        Tóm lại, Cách mạng Vănn hóa đã hạn chế trợ giúp của Trung Quốc cho Việt Nam trong khi Liên Xô tăng cường viện trợ lên đáng kể. Cuộc cách mạng cũng hủy hoại nặng nề mối quan hệ chung giữa Việt Nam và Trung Quốc. Sự gia tăng viện trợ của Liên Xô cho Việt Nam không chỉ gắp đôi, gắp ba viện trợ của Trung Quốc mà còn bao gồn cả những vũ khí hiện đại như xe tăng và chiến đấu cơ. Quan trọng hơn, Matxcova đã từng bước gia tăng thái độ với Hoa Kỳ về Việt Nam.

        Đầu năm 1967, chính sách của Hà Nội dần dần độc lập hơn khỏi Trung Quốc. Hà Nội lập lại việc đưa ra tín hiệu đàm phán hòa bình vào năm 1967 và 1968. Vì thế, Tổng thống Johnson đã đề xuất đàm phán hòa bình vào ngày 31 tháng 3 năm 1968 sau Tổng tiến công Mậu Thân. Đề xuất này được chấp thuận vào ngày 3 tháng 4. Bắc Kinh xem đây là một động thái bất thường mà Hà Nội tiến hành sau lưng Trung Quốc. Sau đó, Trung Quốc không bình luận gì về hội đàm Paris trong vòng 7 tháng. Ngược lại, Bắc Kinh lên án việc Liên Xô xâm lược Czech-Slovakia như là hành động của chủ nghĩa đế quốc. Phát ngôn viên của Hà Nội tại Paris đã xác nhận điều này. Năm 1969, rõ ràng Trung Quốc đã tổn thất tại Việt Nam trong khi Liên Xô đạt được lợi ích.

        Cuộc xung đột biên giới tháng 3 năm 1969 và việc Mỹ bắt đầu rút quân khỏi Việt Nam vào giữa năm 1969 làm cho Mao Trạch Đông tin rằng kẻ thù tiềm ẩn của Trung Quốc bây giờ đã chuyển từ phía nam lên phía bắc Trung Quốc. Hồ Chí Minh qua đời tháng 9 năm 1969 là cơ hội để Bắc Kinh hâm nóng lại mối quan hệ nguội lạnh với Việt Nam. Chu Ân Lai bay đến Hà Nội để bày tỏ lòng tôn kính cuối cùng với Hồ Chí Minh. Phạm Văn Đồng, người có quan điểm ôn hòa trong quan hệ Việt-Trung, đã có chuyến viếng thăm đáp lễ vào tháng 10 năm đó. Cuộc khủng hoảng Campuchia đầu năm 1970 là một cơ hội khác để Trung Quốc hợp tác với Việt Nam, Lào và Campuchia. Hà Nội rất quan ngại việc Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn xâm lược Lào từ tháng 2 đến tháng 3 năm 1971 và đã mời Chu Ân Lai sang thăm từ ngày 5 đến ngày 8 tháng 3. Trong tuyên bố chung, Phạm Văn Đồng và Chu Ân Lai một lần nửa sử dụng ngôn từ mạnh mẽ để cảnh báo Hoa Kỳ, điều này đã vắng bóng 8 năm nay trong những tài liệu công bố về mối quan hệ Trung-Việt. Bản tuyên bố cho rằng nếu Hoa Kỳ mở rộng chiến tranh tại Đông Dương, Trung Quốc sẽ thực hiện tất cả những biện pháp cần thiết để ủng hộ nhân dân Đông Dương, “không hề do dự thậm chí có phải hy sinh lớn nhất quyền lợi quốc gia ”.

        Trong diễn biến đó, việc Trung Quốc mời Nixon sang thăm viếng tất nhiên là một cú sốc đối với Hà Nội. Giữa chuyến viếng thăm Trung Quốc của Henry Kissinger tháng 7 năm 1971 và chuyến viếng thăm của Nixon tháng 2 năm 1972, Chu Ân Lai đã bay đến Hà Nội hai lần để giải thích. Nhưng lý do Chu Ân Lai đến Hà Nội không phải để thuyết phục giới lãnh đạo Việt Nam. Ngay sau khi Nixon trở về Hoa Kỳ đầu tháng 3 năm 1972, Hà Nội tuyên bố Hoa Kỳ là “kẻ thù số 1 của tất cả các nước trên thế giới”. Thậm chí sau khi Liên Xô mời Nixon sang thăm viếng cấp nhà nước vào tháng 5 năm 1972 sau khi Hoa Kỳ đánh bom Hà Nội, cũng không làm thay đổi thái độ của Hà Nội với Matxcova. Việt Nam bày tỏ sự gay gắt với Trung Quốc mạnh hơn so với Liên Xô.

        Cuối năm 1972, quân Hoa Kỳ giảm xuống nhanh chóng bằng việc rút từ 543.000 quân năm 1969 xuống còn 24.200 quân. Thương vong cũng giảm xuống từ mức trung bình 181 người một tuần năm 1969 xuống khoảng 6 người một tuần năm 1972. Dù trách nhiệm chiến đấu và thiệt hại nhân mạng của Nam Việt Nam gia tăng, nhưng tình hình chiến sự đã giảm. Tháng 1 năm 1973, chiến dịch ném bom dịp giáng sinh của Hoa Kỳ buộc Hà Nội phải ký hiệp định hòa bình Paris. Trung Quốc tán dương điều này. Bắc Kinh cho rằng bản hiệp định sẽ có “ảnh hưởng tích cực đến việc giảm tình trạng căng thẳng tại Châu Á và trên thế giới”. Hà Nội lại không thích điều này. Mặt khác, viện trợ quân sự của Liên Xô gồm những vũ khí hiện đại đặc biệt là tên lửa không đối đất đã bắn hạ ít nhất 50 máy bay B-52 trong kỳ ném bom giáng sinh đã làm cho Hà Nội rất phấn khích.

        Không giống như những nổ lực cho hiệp định Geneva 1954, Trung Quốc không đóng góp gì nhiều trong việc ký kết hiệp định hòa bình Paris về Việt Nam năm 1973. Sau khi ký kết hiệp định, chiến tranh giảm bớt. 50.000 chuyên viên quân sự Trung Quốc cũng rút khỏi Việt Nam. Hà Nội sử dụng thời hạn hòa bình chiến thuật này để tăng cường vị thế chính trị và quân sự tại nam Việt Nam. Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Nguyễn Thị Bình và nhiều lãnh đạo Việt Nam khác đã đến Trung Quốc gặp Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai để tham vấn. Do có mối đe dọa Liên Xô, lãnh đạo Trung Quốc thay đổi mạnh mẽ lập trường thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị Trung-Mỹ và cố vấn cho những đồng chí Việt Nam tận dụng thời gian và chuẩn bị cho thắng lợi cuối cùng. Ví dụ, Mao Trạch Đông đã nói với Lê Duẩn rằng việc giải phóng Nam Việt Nam cần phải được tiến hành theo hai bước. Bước đầu tiên là buộc Hoa Kỳ rút quân, bước thứ hai là phải “giải quyết” vấn đề quân đội của Nguyễn Văn Thiệu “bằng chiến tranh”. Chu Ânn Lai truyền đạt kinh nghiệm Trung Quốc cho Việt Nam: giai đoạn 1945-1947 ĐCSTQ đàm phán với Trung Hoa Dân Quốc; nhưng đến giữa năm 1947 Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc bắt đầu phản công và không hề do dự loại trừ quân Trung Hoa Dân Quốc. ‘Việt Nam cũng vậy” Chu Ân Lai nói “nên tận dụng thời gian để chuẩn bị và không chần chừ loại bỏ chính quyền Nguyễn Văn Thiệu”. Có vẻ như điều mà lãnh đạo Trung Quốc đề xuất là hãy đợt đến khi có thời cơ thích hợp để tấn công. Việt Nam muốn nhanh chóng giành thắng lợi cuối cùng. Sự khác biệt chính bây giờ không phải là mục tiêu giải phóng mà là vấn đề thời gian.

        Một số diễn biến mới đã diễn ra tại Hoa Kỳ, ngoài tâm lý phản chiến gây bất lợi cho Nam Việt Nam. Tháng 11 năm 1973, Quốc hội thông qua Đạo luật Quyền hạn Chiến tranh. Đạo luật yêu cầu tổng thống phải thông báo cho Quốc hội trong vòng 48 giờ khi triển khai quân đội Mỹ ra nước ngoài và buộc tổng thống phải rút quân về nước trong vòng 60 ngày nếu không được quốc hội chấp thuận. Đây là một giới hạn trực tiếp đến thẩm quyền của tổng thống tại Việt Nam. Tháng 8 năm 1974, Nixon bị buộc phải từ chức do vụ bê bối Watergate. Tháng 9 năm đó, Quốc hội cắt giảm mạnh viện trợ quân sự cho Nam Việt Nam từ mứic đề xuất 1,5 tỷ đô la Mỹ xuống còn 700 triệu đô la Mỹ gồm cả chi phí vận chuyển. Những chuyển biến này được truyền thông Hoa Kỳ loan tải rộng rải trên thế giới.

        Giới lãnh đạo Việt Nam đã lưu ý đến những sự kiện này. Giữa tháng 12 năm 1974, Hà Nội sử dụng 8.000 quân tấn công 2.000 quân bảo vệ Phước Long và đã chiếm toàn bộ tỉnh này trong vòng 3 tuần. Sau đó ngày 10 tháng 2 năm 1975, quân đội Bắc Việt dưới sự chỉ huy của Tướng Văn Tiến Dũng tấn công dữ dội Ban Mê Thuột , một thành phố quan trọng tại cao nguyên. Quân Bắc Việt chiếm Ban Mê Thuột một ngày sau đó. Hôm sau, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và những tướng lĩnh của mình đã đưa ra một quyết định mạnh mẽ và gây ngạc nhiên là rút quân phòng thủ khỏi Pleiku, Kontum và Dack Lak (tất cả đều là những tỉnh cao nguyên) xuống khu vực ven biển Nha Trang. Lãnh đạo Hà Nội nhận ra sự yếu kém trầm trọng của quân lực Sài Gòn và nhanh chóng đưa ra quyết định tổng phản công đánh chiếm Sài Gòn. Như tướng Võ Nguyên Giáp và Văn Tiến Dũng đã viết sau này, Hà Nội kết luận rằng thậm chí nếu Hoa Kỳ có đáp trả lại những đợt tấn công bằng không quân và hải quân, họ cũng không thể “cứu chính quyền Sài Gòn khỏi sự sụp đổ thảm hại”. Ngày 30 tháng 4, Sài Gòn sụp đổ. Chiến thuật tháo lui của Hoa Kỳ làm Mao Trạch Đông ngạc nhiên. Có vẻ như chiến thắng nhanh chóng và toàn diện của Hà Nội làm Bắc Kinh thấy bất ngờ.

        Những thỏa luận trên đây rõ ràng cho thấy đã có một số bất đồng giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thời kỳ chiến tranh trong khi Trung Quốc vẫn tiếp tục hổ trợ Việt Nam. Bây giờ, Hà Nội cáo buộc Trung Quốc đã có hành vi sai trái trầm trọng chống lại Việt Nam. Hà Nội kết tội Trung Quốc ép buộc Việt Nam phải chấp thuận chính sách kéo dài thời gian chuẩn bị nhằm ngăn chặn Việt Nam tăng cường đấu tranh vũ trang tại miền nam, và bật đèn xanh để Hoa Kỳ xâm lược Việt Nam. Hà Nội cũng cáo buộc Trung Quốc phá hoại đề xuất của Liên Xô, chống đối Việt Nam đàm phán với Hoa Kỳ và ngăn Hà Nội giải phóng hoàn toàn Nam Việt Nam. Hà Nội cũng quy kết Trung Quốc đã đàm phán với Hoa Kỳ sau lưng Việt Nam. Hà Nội một lần nửa kết luận điều này cho thấy lãnh đạo Trung Quốc đã phản bội Việt Nam.

        Bắc Kinh đã bác bỏ những cáo buộc của Hà Nội. Bắc Kinh cho rằng từ 1950 đến 1975 Trung Quốc đã viện trợ cho Việt Nam trên 20 tỷ đô la Mỹ. Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, Trung Quốc đã gửi hơn 300.000 chuyên viên quân sự sang Việt Nam theo nhiệm vụ luân phiên (cao nhất là 170.000 quân một năm), trong đó 1.000 quân đã thiệt mạng. Trung Quốc cũng tự bào chữa rằng từ đầu đến cuối Bắc Kinh ủng hộ việc giải phóng hoàn toàn Nam Việt Nam. Cuối cùng, Trung Quốc cáo buộc ngược lại rằng lãnh đạo Việt Nam vô ơn và đã phản bội quan hệ hữu nghị Việt-Trung.

        Xem xét sự giúp đỡ của Trung Quốc cho cách mạng Việt Nam từ 1950 đến 1975 cho thấy Trung Quốc đóng góp nhiều hơn những gì mà họ lấy được từ Việt Nam về khía cạnh viện trợ kinh tế, quân sự cũng như nhân sự. Tuy nhiên, việc ủng hộ giải phóng hoàn toàn Việt Nam theo kế hoạch hai bước của Bắc Kinh. Vấn đề đã bị cường điệu vì hai bên quyết liệt cáo buộc lẫn nhau. Thực ra, xung đột giữa Hà Nội và Bắc Kinh 1978-1979 gần như khác biệt hoàn toàn với thái độ nồng ấm và tán dương của Phạm Văn Đồng với Trung Quốc hồi năm 1954.

        Về khía cạnh lịch sử, tranh cãi của Việt Nam về sự giúp đỡ của Trung Quốc thật sự chưa bao giờ xảy ra. Cách ứng xử kịch liệt của tranh cải này chỉ có thể được so sánh với tranh luận của Trung Quốc với Liên Xô vào những năm 1960. Cũng tương tự như tranh chấp Liên Xô-Trung Quốc, một điều rõ ràng là xung đột lợi ích giữa Việt Nam và Trung Quốc đã bị thổi phồng lên bởi hệ tư tưởng gắn chặt của hai bên là chủ nghĩa Mác-Lenin.

        Can dự của Liên Xô

        Nhìn chung, những nhà phân tích chính sách đối ngoại Liên Xô có chung quan điểm rằng về truyền thống Liên Xô không có lợi ích sống còn tại Đông Nam Á nếu so với những lợi ích tại Châu Âu. Dù Leonid Brezhnev nhấn mạnh Liên bang Xô Viết không chỉ là một nước Âu Châu mà còn là một cường quốc Châu Á. Matxcova luôn luôn xem lợi ích ở Âu Châu là ưu tiên hàng đầu, đặc biệt là tại Đông Âu sau đó mới đến Châu Á. Lợi ích của Liên Xô tại Đông Dương có thể xếp một cách linh động vào vị trí thứ ba hoặc thứ tư. Tuy nhiên, phạm vi quan điểm này đã thay đổi đáng kể từ khi xảy ra Chiến tranh Việt Nam. Có ít nhất hai nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi này đó là sự cạnh tranh của Liên Xô với Hoa Kỳ và sự kình địch với Trung Quốc. Như một chuyên gia đã chỉ ra, cách ứng xữ quốc tế trước đây của Liên Xô không phải lúc nào cũng là chỉ dẫn đáng tin cậy về hành động trong tương lai.

        Việc Liên Xô cạnh tranh với Hoa Kỳ làm cho Matxcova vừa phải căng thẳng trong chi tiêu vừa phải tham gia vào cuộc chạy đua vũ trang. Để chống lại ảnh hưởng của Hoa Kỳ tại Châu Á, Liên Xô tăng cường quan hệ với một số nước Á Châu bằng các hiệp ước cam kết. Những hiệp ước này gồm hiệp ước với Ấn Độ (1971), Iraq (1972), Afghanistan (1978), Việt Nam (1978) Nam Yemen (1979) và Syria (1980). Việc Việt Nam liên minh với Liên Xô là phù hợp với chiến lược toàn cầu chống Hoa Kỳ và Trung Quốc.

        Lợi ích của Liên Xô tại Đông Dương

        Xung đột Trung-Xô buộc lãnh đạo Liên Xô phải tiến hành bao vay Trung Quốc. Để thực hiện điều này, Maxtcova đã viện trợ về vật chất, thắt chặt ý thức hệ với những đồng chí tại Châu Á và đề xuất hệ thống phòng thủ chung cho những nước cộng sản và phi cộng sản ở Châu Á. Ngay sau khi Leonid Brezhnev đê ra đề xuất này vào tháng 6 năm 1969, hầu hết những nhà phân tích về Châu Á và Liên Xô cho rằng kế hoạch này nhằm bao vay Trung Quốc và làm suy yếu ảnh hưởng của Hoa Kỳ tại Châu Á. Liên Xô nhắc lại tuyên bố và lập luận rằng hệ thống, vốn sẽ bao quát tất cả các quốc gia từ Trung Đông cho đến Nhật Bản, là vì an ninh, hòa bình, hữu nghị và hạnh phúc của nhân dân Châu Á. Liên Xô cũng hy vọng Ấn Độ, Pakistan và Afghanistan, bắt đầu bằng hợp tác kinh tế, sẽ trở thành trung tâm của hệ thống. Trung Quốc phản ứng với hệ thống này bằng sự coi thường. Như cựu Bộ trưởng Ngoại giao Chiao Guanhua nhận xét: “Thứ nhất, chúng tôi phản đối hệ thống này, thứ hai chúng tôi coi thường nó”52. Bất kể thế nào, chiến dịch quân sự của Liên Xô tại Afghanistan cũng đã gây tổn hại nghiêm trọng đến kế hoạch vốn đã bị nghi ngờ là nhằm chống lại Trung Quốc và Hoa Kỳ.

        Do đó, rõ ràng những mục tiêu chung trong chính sách hiện tại của Liên Xô ở Châu Á là (1) thay thế hiện diện và ảnh hưởng của Hoa Kỳ và Trung Quốc, (2) ủng hộ chủ nghĩa cộng sản bất cứ khi nào có thể, (3) sử dụng được những cảng chiến lược để tăng cường vị thế hải quân đi từ Vladivostok đến Ấn Độ Dương và (4) kiểm soát càng nhiều quốc gia và khu vực càng tốt. Các mục tiêu cụ thể của Liên Xô tại Đông Dương có thể được tóm tắt bằng những điểm sau (1) loại trừ ảnh hưởng của Trung Quốc (và Hoa Kỳ) trong khu vực; (2) sử dụng Vịnh Cam Ranh và những cảng chiến lược khác; (3) ủng hộ và gây ảnh hưởng lên những đảng phái cộng sản và chính phủ ở Đông Dương; và (4) tạo ra những nhà nước Đông Dương phụ thuộc vào Liên Xô (đặc biệt là Việt Nam) bằng việc hòa phóng giúp đỡ kinh tế và xây dựng quân đội(5)

        Thực hiện theo những nguyên tắc này, Liên Xô đã đạt được thành công đáng kể tại Đông Dương mà Việt Nam là trường hợp nổi bật nhất.
        #4
          lyenson 05.12.2009 08:54:20 (permalink)
          Đối đầu với Trung Quốc

          Sau khi Bắc Kinh từ chối đề xuất của Liên Xô cuối năm 1965, Liên Xô tích cực nâng cao vị thế của Lê Duẩn. Matxcova từng bước thành công trong việc xây dựng Lê Duẩn trở thành nhà lãnh đạo mới, mạnh mẽ và thân Liên Xô tại Hà Nội sau Hồ Chí Minh. Câu hỏi làm thế nào Matxcova lôi kéo được Lê Duẩn có thể trả lời bằng những nguyên do chính như sau: viện trợ ồ ạt của Matxcova cho Hà Nội; không có những bất ổn lớn trong nước làm gián đoạn sự ủng hộ của Liên Xô cho Việt Nam, như Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc; Trung Quốc cương quyết ngả về hướn quan hệ hữu hảo với Hoa Kỳ; và Liên Xô muốn dung dưỡng vai trò lãnh đạo của Lê Duẩn. Kết quả là Lê Duẩn được vinh dự tung hô tại Đại hội lần thứ 23 Đảng Cộng Sản Liên Xô năm 1966, điều này Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam chưa bao giờ giành cho Lê Duẩn. Đáp lại, Lê Duẩn tuyên bố Liên Xô là quê thương thứ hai của mình, cụm từ mà Lê Duẩn chưa bao giờ giành cho Trung Quốc. Khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc, Lê Duẩn xây dựng vững chắc vai trò lãnh đạo thân Liên Xô tại Hà Nội.

          Sau khi giải phóng Sài Gòn, Matxcova tiếp tục chiến dịch chống Bắc Kinh. Cuối tháng 5 năm 1975, tàu chở dầu Liên Xô lần đầu tiên cập cảng Việt Nam để đáp ứng nhu cầu nhiên liệu cấp thiết cho Sài Gòn, nơi xăng được bán với giá 8 đô la Mỹ một gallon54. Trong lúc đó, Liên Xô tăng cường nhanh chóng ảnh hưởng tại Lào. Cố vấn Liên Xô tăng từ 100 người vào tháng 6 năm 1975 lên khoảng 500 người vào tháng 10 năm đó.

          Với việc kết hợp chương trình kinh tế hàng năm và Kế hoạch 5 năm (1976-1980), Việt Nam đến Trung Quốc và Liên Xô từ tháng 9 đến tháng 11 năm 1975 để tìm kiếm viện trợ. Vốn không hài lòng với mối quan hệ gần gũi của Việt Nam với Liên Xô, Trung Quốc chỉ cấp cho Việt Nam một mức viện trợ thông thường vào khoảng 200 triệu đô la Mỹ trong năm 1976. Bắc Kinh không giành khoản viện trợ nào cho Kế hoạch 5 năm. Thực ra, bằng việc gửi thông báo chính thức cho Hà Nội vào tháng 2 năm 1977, Trung Quốc đã không cung cấp viện trợ mới cho Việt Nam từ năm đó.55 Tuy nhiên, hai ngày trước khi ký kết thỏa thuận viện trợ năm 1975 tại Bắc Kinh, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Kiều Quán Hoa đã nói tại Liên Hiệp Quốc vào ngày 27 tháng 9 trong đó ông cáo buộc Liên Xô thu hút ảnh hưởng ở Đông Dương và cảnh báo các nước Châu Á đừng bao giờ “để hổ luồn vào cửa sau trong khi cố đẩy lùi sói ở cửa trước”. Sau khi ký kết thỏa thuận, Lê Duẩn, trưởng phái đoàn Việt Nam tại Trung Quốc, đã vội vã đi Maxtcova. Lê Duẩn cho thấy không cần thiết phải đợi thêm hai ngày nửa để dự kỷ niệm ngày thành lập CHND Trung Hoa ngày 1 tháng 10.

          Tại Maxtcova, Lê Duẩn đạt được một mức viện trợ cực kỳ ấn tượng vào tháng 11 năm 1975. Ba tháng sau người ta mới biết được chi tiết của khoản viện trợ này. Những nhà phân tích Tây phương cho rằng mức viện trợ là 500 triệu đô la Mỹ trong năm 1976 và 3 tỷ đô la Mỹ cho Kế hoạch 5 năm.56 Theo thỏa thuận, Liên Xô sẽ giúp Việt Nam tài trợ cho 40 dự án gồm nhà máy thủy điện, khai thác than, nhà máy chế biến thực phẩm và các dự án khác. Một số phân tích gia cũng nhận xét Matxcova muốn đưa Hà Nội vào Hội đồng Tương trợ Kinh tế (được biết hơn với tên COMECON). Tất nhiên, điều lớn nhất mà Việt Nam phải trả là đứng về chuyến tuyến chính trị với Liên Xô chống Trung Quốc.

          Trong mối giao kết này, mối quan hệ mật thiết giữa hai đảng cộng sản có lẻ là chuyển biến quan trọng nhất giữa Matxcova và Hà Nội sau 1975. Tại Đại hội Đảng Cộng Sản Liên Xô lần thứ 25 vào cuối tháng 2 năm 1976, trưởng phái đoàn Việt Nam, Lê Duẩn không chỉ ca ngợi Liêng bang Xô Viết là “nhà nước xã hội chủ nghĩa hùng mạnh nhất thế giới” mà còn nói nhân dân Việt Nam với sự giúp đỡ của Liên Xô sẽ xây dựng thành công một Việt Nam xã hội chủ nghĩa, hòa bình, độc lập và thống nhất. Đảng Cộng Sản Trung Quốc không gửi phái đoàn đến dự Đại hội Đảng Cộng Sản Liên Xô.

          Quan hệ đảng được thúc đẩy hơn nửa bằng việc tổ chức Đại hội lần thứ 4 Đảng Lao Động Việt Nam tháng 12 năm 1976 tại Hà Nội, đại hội đầu tiên sau chiến tranh. Liên Xô chứng tỏ ảnh hưởng và sự ủng hộ cho Việt Nam bằng cách gửi một phái đoàn quan trọng do Mikhail A. Suslov, Ủy viên Bộ chính trị Đảng Cộng Sản Liên Xô sang tham dự. Trong bản báo cáo dài tại Đại hội, Lê Duẩn nhấn mạnh Việt Nam sẽ làm tất cả mọi nổ lực “trong khả năng cùng với những nước anh em và quốc tế cộng sản đóng góp vào việc phục hồi và củng cố khối đoàn kết quốc tế”58 Suslov dẫn đầu cuộc diễu hành các phái đoàn cộng sản nước ngoài lên lễ đài và chuyển lời cam kết của Brezhnev rằng “trong nhiệm vụ tái thiết Việt Nam, Đảng Lao Động hãy luôn luôn tin tưởng vào sự giúp đỡ của Liên bang Xô Viết”.

          Dù có tất cả những tuyên bố này, chỉ dấu thật sự quan trọng mà Liên Xô đạt được là thành phần Bộ chính trị mới đầy quyền lực của Đảng Lao Động Việt Nam (sau Đại hội, Đảng Lao Động đổi tên thành Đảng Cộng Sản Việt Nam). Bảng 2.1 trình bày liên minh chính trị mới này.

          Tất cả lãnh đạo Việt Nam đều được xem là thân Việt Nam nên cụm từ thân Liên Xô hay thân Trung Quốc chỉ nhằm để thuận tiện trong việc xác định khuynh hướng chính trị của họ trong một thời điểm nhất định.

          Phe cánh chính trị trong Bộ chính trị Đảng Cộng Sản Việt Nam, tháng 12 năm 1976

          Nhóm thân Liên Xô: Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Duy Trinh, Trần Quốc Hoàn, Văn Tiến Dũng, Lê Văn Lương, Nguyễn Văn Cúc (Nguyễn Văn Linh).

          Nhóm thân Trung Quốc: Trường Chinh.

          Nhóm trung lập (ôn hòa): Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng, Lê Thanh Nghị, Võ Toàn (Võ Chí Công), Chu Huy Mân.

          Không rõ lập trường: Võ Văn Kiệt.

          Nguồn: Bản này được soạn ra từ những nguồn tin được biết và những nguồn tin không thật sự rõ ràng bao gồm các tài liệu sau: Nguyên cứu Tài liệu Việt Nam (Viet-Nam Documents and Research Notes), Sài Gòn 1967-1972; Lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam (Sài Gòn 1972); Vietnam Courier (Hà Nội, 1975-1978); Biểu đồ “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Cơ cấu Chính phủ” (Washington DC, tháng 5 năm 1974); Bộ ngoại giao Campuchia Dân Chủ, Sách đen: Việt Nam Xâm lược và Sát nhập Campuchia, Sự thật và Bằng chứng, (Campuchia, tháng 9 năm 1978); và Tạp chí Kinh tế Viễn Đông, ngày 9 tháng 6 năm 1978.

          Bảng này đưa ra những phân tích sau: (1) lãnh đạo thân Liên Xô chiếm đại đa số trong Bộ chính trị do Lê Duẩn đứng đầu là kết quả của những chuyển biến sau chiến tranh. Một số lãnh đạo thân Liên Xô như Lê Đức Thọ, Nguyễn Duy Trinh và vài người khác không phải là thân Trung Quốc ban đầu mà là những người ôn hòa (trung lập) với cuộc đối đầu Xô-Trung. Hoàn Văn Hoan không có tên trong danh sách. Không rõ liệu Liên Xô có gây áp lực để loại bỏ Hoàng Văn Hoan hay không nhưng Hoàng Văn Hoan chính là nạn nhân trong chính sách thân Liên Xô của Lê Duẩn. Nhóm lãnh đạo thân Trung Quốc phải chuyển phe cánh để tồn tại, thậm chí Trường chính đã phải trở nên ôn hòa hơn. Sự thay đổi này cho thấy quyết tâm của Lê Duẩn chống lại sự phản kháng của phe ủng hộ Trung Quốc. (3) Đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ duy trì lập trường thân Liên Xô đến khi nào Lê Duẩn và thế lực bảo hộ của ông còn nắm quyền.

          Trước đại hội, Liên Xô đã tăng cường vị thế trong khi ảnh hưởng của Trung Quốc lại suy giảm. Vị linh mục và là học giả người Pháp rời khỏi Việt Nam sau 1976 đã tận mắt chứng kiến và báo cáo:

          Người Nga đã có mặt và rất hùng mạnh ở miền bắc và truyền hình tại Sài Gòn chỉ chiếu toàn những phim tuyên truyền của Liên Xô… Thỉnh thoảng những phim này xuất hiện hai, ba ngày một lần và được “báo chí” gồm những bài xã luận của nhật báo chính thống như tờ Sài Gòn Giải Phóng…Tiếp theo là tin tức quốc tế về “những người anh em Liên Xô và Cuba của chúng ta”, nhưng không hề có tin về Trung Quốc; người ta nghĩ Trung Quốc không hề tồn tại”.

          Sau đại hội, ảnh hưởng của Liên Xô tiếp tục phát triển. Chuyên gia và cố vấn tại Việt Nam ước tính tăng từ 2.000 đến 3.000 vào giữa năm 1977 lên 5.000 đến 8.000 giữa năm 1979. Khi Tướng Võ Nguyên Giáp thăm Bắc Kinh từ Matxcova đầu tháng 6 năm 1977, ông thậm chí còn công khai phản kháng Trung Quốc khi nói Việt Nam “đánh tan đế quốc Mỹ mà không cần phải chống chủ nghĩa xét lại”. Tuy nhiên, cuối năm đó, thời ký hậu Mao, Bắc Kinh đã nhiệt tình đón tiếp Tổng thống Josip Tito, cựu lãnh đạo theo chủ nghĩa xét lại hiện đại trong thời kỳ Mao.62 Ngày 20 tháng 11 năm 1977, Lê Duẩn dẫn đầu phái đoàn đảng và chính phủ sang thăm Bắc Kinh. Lê Duẩn hội đàm với Hoa Quốc Phong vào ngày 21 và 22. Hoa Quốc Phong nhắc lại vấn đề chống Liên Xô trước đây, nhưng Lê Duẩn đã không đáp lại. Sau đó Lê Duẩn vội vã về nước. Hai bên không đưa ra tuyên bố chung. Truyền thông Việt Nam đưa tin ít ỏi về sự kiện này.63 Dù không đưa ra thông tin chi tiết, nhưng Camphuchia chắc chắn là vấn đề trọng tâm trong nghị trình. Cuộc hội đàm thất bại, chỉ một tháng sau (cuối tháng 12 năm 1977), Campuchia cắt đứt quan hệ với Việt Nam. Tiếp theo sau là một cuộc chiến vi mô lớn, khi Trung Quốc ủng hộ Campuchia, Liên Xô kiên quyết đứng sau Việt Nam.

          Vịnh Cam Ranh và Hiệp ước Việt-Xô

          Quan hệ Việt-Trung xấu đi nhanh chóng vào năm 1978. Đầu tháng 5, Hoa Kiều bị áp lực phải rời khỏi Việt Nam. Cuối tháng 5, một tờ báo cộng sản tiếng Hoa tại Hong Kong cáo buộc Liên Xô kiểm soát Hải Phòng, Vịnh Cam Ranh và xây dựng căn cứ tên lửa gần Hương Khuê trực tiếp chống lại Trung Quốc. Đầu tháng 6, Phó thủ tướng Đặng Tiểu Bình cho biết Trung Quốc đã cắt viện trợ giành cho Việt Nam.65 Đầu tháng 6, Đặng Tiểu Bình cáo buộc Việt Nam trục xuất 110.000 Hoa Kiều và tiết lộ Trung Quốc đã viện trợ cho Việt Nam từ 1950 đến 1978 hơn 20 tỷ đô la Mỹ. Sau khi Việt Nam gia nhập COMECON theo dàn xếp của Liên Xô, tình trạng căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc gia tăng.

          Cáo buộc trực tiếp giữa Bắc Kinh và Hà Nội trở nên công khai vào tháng 7. Giữa tháng 7, Hà Nội công khai cáo buộc lãnh đạo Trung Quốc là những kẻ phản động.66 Sự kiện này có thể được khuyến khích bởi việc Albani chỉ trích Trung Quốc vào ngày 7 tháng 7.67 Cũng trong tháng 7, Lào đã đứng về phía Việt Nam trong cuộc tranh cãi với Trung Quốc. Trong khi đó, số lượng cố vấn Liên Xô gia tăng nhanh chóng tại Lào. Vào tháng 8, Việt Nam và Trung Quốc đàm phán về vấn đề người tị nạn nhưng cuộc hội đàm bị đổ vỡ nhanh chóng sau khi hai bên quyết liệt cáo buộc lẫn nhau. Khi đó Phạm Văn Đồng nói với một phái đoàn Hoa Kỳ tại Hà Nội rằng Việt Nam không chỉ muốn hòa giải với Hoa Kỳ mà còn muốn bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.68 Tuy nhiên 10 ngày sau đó Việt Nam được cho là đã cho phép Liên Xô xây dựng căn cứ quân sự tại Vịnh Cam Ranh. Bắc Kinh xem động thái này là một sự hợp tác nhằm theo đuổi tham vọng của Liên Xô và Việt Nam: Việt Nam cần Liên Xô ủng hộ để chống lại Trung Quốc và hiện thực hóa cái gọi là “Liên bang Đông Dương”, còn Liên Xô thì muốn có Vịnh Cam Ranh. Bắc Kinh cáo buộc những hoạt động của đế quốc XHCN Liên Xô tại Đông Nam Á là “một phần trong chiến lược toàn cầu của Xô Viết”.(70)

          Việc ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam-Liên Xô vào ngày 3 tháng 11 năm 1978 thực sự đã làm leo thang căng thẳng giữa Bắc Kinh và Hà Nội. Trọng tâm là điều 6 của hiệp ước:

          Hai nước ký kết hiệp ước sẽ trao đổi quan điểm về tất cả những vấn đề quan trọng quốc tế liên quan đến lợi ích của hai quốc gia.

          Trong trường hợp một bên bị tấn công hoặc bị đe dọa tấn công, hai nước ký kết hiệp ước sẽ ngay lặp tức hội đàm với nhau trên quan điểm nhằm loại trừ mối đe dọa đó và sẽ thực hiện những biện pháp thích hợp và hiệu quả để bảo vệ hòa bình và an ninh của hai nước.(71)

          Truyền thông Việt Nam tất nhiên ca ngợi việc ký kết hiệp định là một hành động rất hữu nghị và sẽ gắn kết chặt chẽ vận mệnh của Việt Nam vào Liên Xô và là một sực xác thực về “sự hợp tác và đoàn kết to lớn giữa hai nước xã hội chủ nghĩa”. Tuy nhiên Trung Quốc đã xỉ vả không thương tiếc bản hiệp ước. Khi sang thăm Thái Lan, Đặng Tiểu Bình gọi đây là mối đe dọa với hoàn bình, an ninh tại Châu Á Thái Bình Dương và trên thế giới. Theo sau sự lên án của Đặng Tiểu Bình, báo chí Trung Quốc cáo buộc Việt Nam là “Cuba của phương đông” và lá một tiểu bá hợp tác với nước bá quyền lớn để thiết lập “Liên minh Thần thánh” tại Châu Á và bành trướng ra toàn thế giới.(73)

          Về mặt chiến lược, chúng ta có thể thấy rõ tầm quan trọng trong quan hệ hiệp ước là chuyển biến không thể tránh khỏi khi Liên Xô hiện diện quân sự tại Châu Á. Bắt đầu bằng việc sử dụng Vịnh Cam Ranh, việc mở rộng sức mạnh trên biển của Liên Xô chắc chắn sẽ làm suy yếu vị thế hải quân của Hoa Kỳ và Trung Quốc trong khu vực74. Hà Nội xác nhận việc cho Liên Xô sử dụng Vịnh Cam vào cuối tháng 3 năm 1979. Lực lượng Xô Viết hoạt động ngoài căn cứ sẽ nằm ngay bên sườn vào đúng điểm yếu của Hạm đội Nam Hải Trung Quốc. Hạm Đội Nam Hải triển khai quân từ những căn cứ chính tại Hoàng Phố, Trạm Giang và Ngọc Lâm. Những đơn vị hải quân Liên Xô cũng sẽ đối trọng với lực lượng không quân, hải quân Hoa Kỳ đóng tại Vịnh Subic và Clark Field tại Philipine. Điều này ảnh hưởng sâu rộng đến sự cân bằng lực lượng trong khu vực, tương lai an ninh và hòa bình sẽ đi xa hơn những gì mà Hà Nội có thể trù tính được.

          Tóm lại, yếu tố Liên Xô ảnh hưởng rất lớn đến bản chất của cuộc xung đội Việt-Trung. Nếu không có quan hệ đồng minh Xô-Việt thì cuộc chiến 16 ngày giữa Việt Nam và Trung Quốc đã không xảy ra. Như đã bàn luận trước đây, Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa đã hoàn thành nghĩa vụ quốc tế của mình khi liên tục giúp đỡ Việt Nam từ 1950 đến 1978, nhưng đã không suy luận rằng lãnh đạo Bắc Kinh không bao giờ có ý định viện trợ cho Việt Nam để Hà Nội xâm chiếm Campuchia và Lào và rất ít ủng hộ vào đồng minh Xô-Việt chống Trung Quốc.
          #5
            lyenson 05.12.2009 08:57:39 (permalink)
            Chiến đấu vì Campuchia

            Cuộc đối đầu Trung-Việt tại Campuchia không phải đến năm 1975 mới hình thành mà thật ra đã có những căng thẳng trước đó. Trong vấn đề này, lợi ích chiến lược, lợi ích quốc gia và nguốn gốc lịch sử một lần nửa đã vượt qua ý thức hệ cộng sản chung và kết quả là đã tạo nên lập trường trái ngược nhau của hai nước về Campuchia.

            Bối cảnh


            Thực tế là trước đây Trung Quốc đã có một số ảnh hưởng tại Campuchia, chính quyền Trung Quốc không thực sự quá lưu tâm đến Camphuchia cho đến năm 1954.75 Như đã đề cập trước đây, tại Hội ghị Geneva Chu Ân Lai đã thuyết phục Pham Văn Đồng tuyên bố rút lực lượng Việt Minh ra khỏi Campuchia, cam kết công nhận chính phủ hoàng gia nhưng yêu cầu không nước ngoài đặt căn cứ quân sự tại Campuchia. Tháng 4 năm 1954, Chu Ân Lai cam kết với Hoàng thân Norodom Sihaniouk tại Hội nghị Bandung ở Indonesia rằng Trung Quốc sẽ luôn luôn ủng hộ sự độc lập và trung lập của Campuchia.(76) Năm 1956, Sihanouk sang thămm Bắc Kinh và Trung Quốc cấp một khoảng viện trợ kinh tế trị giá 22.500.000 đô la Mỹ. Năm 1958, Campuchia thiết lập quan hệ ngoại giao với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tiếp theo sau là hiệp ước hữu nghị và không xâm lược, đường bay Quảng Đông-Phnom Penh, tăng thêm viện trợ (1960, 1965), tăng cường trao đổi văn hóa, thương mại và thêm nhiều chuyến thăm viếng lẫn nhau của Chu Ân Lai, Sihanouk và Lưu Thiếu Kỳ.( 77) Chủ yếu vì có tin cho rằng Hoa Kỳ dính líu vào cái chết của Ngô Đình Diêm tại Nam Việt Nam nên vào tháng 11 năm 1963 Sihanouk đã yêu cầu phái đoàn viện trợ kinh tế và quân sự Hoa Kỳ phải rời khỏi Campuchia. Chính quyền Trung Quốc ngay lặp tức đưa ra tuyên bố cứng rắn bày tỏ việc hoàn toàn ủng hộ Campuchia chống lại bất kỳ nguy cơ tấn công quân sự nào của Hoa Kỳ.(78) Sihanouk hoan nghênh tuyên bố đó và nói rằng nếu không có viện trợ của Hoa Kỳ thì Campuchia sẽ nghèo hơn nhưng được tự do hơn. Ông cũng nói thêm rằng “nếu một ngày nào đó Campuchia bị chìm ngập bởi cộng sản thì tôi muốn đó phải là Trung Quốc chứ không phải bởi một nước [Bắc Việt] mà sẽ kiểm soát Campuchia, bởi vì Trung Quốc sẽ duy trì toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia.(79)

            Cuộc đảo chính tháng 3 năm 1970 của Lon Nol tại Campuchia đã thúc giục Đông Dương tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Nhân dân Đông Dương vào cuối tháng 4 tại Quảng Châu, Trung Quốc. Tạm thời Sihanouk liên minh với lãnh đạo Khơme Đỏ, Việt Nam và Pathét Lào vì sự nghiệp chung chống lại Hoa Kỳ và chế độ Lon Nol. Trung Quốc ủng hộ điều đó. Sihanouk lưu lại Bắc Kinh từ 1970 đến 1975 đóng vai trò như lãnh đạo bù nhìn của Khơme Đỏ và chính phủ lưu vong. Trong suốt 6 năm đó, Sihanouk đã nhiều lần viếng thăm Việt Nam trên đường đến hoặc từ khu vực du kích Khơme Đỏ. Ngoài ra, Trung Quốc còn cấp không vũ khí và vận chuyển đến Khơme Đỏ để chống lại chế độ Lon Nol. Trong khi đó, Khơme Đỏ tiếp tục giành nơi ẩn nấu cho Cộng Sản Việt Nam chống lại Hoa Kỳ trong suốt cuộc Chiến tranh Việt Nam.(80) Tuy nhiên, người Khơme không bao giờ thật sự tin tưởng Việt Nam.

            Về mặt lợi ích chiến lược, lợi ích quốc gia và khoảng cách địa lý, có vẻ Trung Quốc đã hình dung ra rằng một Campuchia độc lập và trung lập sẽ duy trì mối quan hệ hữu nghị với Bắc Kinh. Đó cũng sẽ là một yếu tố đoán đầu ngăn chặn Việt Nam kiểm soát toàn bộ Đông Dương.

            Vào thế kỷ 18 và 19, Campuchia nằm dưới sự ảnh hưởng của Việt Nam ở phía đông và Thái Lan ở phía tây. Khi thì Campuchia là một nước chư hầu của Việt Nam, khi khác là chư hầu của Thái Lan. Quan hệ theo kiểu cống nạp này đôi khi đã dẫn đến những cuộc xung đột với hai quốc gia xâm lược láng giềng cho tới khi người Pháp đến.82 Sau khi thực dân Pháp ký hiệp ước bảo hộ với Vua Norodom năm 1863, Campuchia vẫn tiếp tục bị mất lãnh thổ vào tay Việt Nam. Thực ra, Pháp đã tùy tiện sáp nhập một lượng lớn đất đai nơi chủ yếu là người Khơme sinh sống vào lãnh thổ của Việt Nam hiện nay.(83)

            Dựa vào nền tảng này, Đảng Cộng Sản Việt Nam năm 1930 đã nhanh chóng mở rộng và đổi tên thành Đảng Cộng Sản Đông Dương (ĐCSĐD). Tháng 2 năm 1951 tại miền bắc Việt Nam, khi ĐCSĐD tái tổ chức thành Đảng Lao Động, Việt Nam cam kết thiết lập khối đại đoàn kết Việt Nam, Lào và Campuchia. Như đài phát thanh của Hồ Chí Minh đã hứa hẹn: “Đảng Lao Động Việt Nam sẽ gắn kết nhân dân Việt Nam với nhân dân Lào và Campuchia và quyết tâm giải phóng Đông Dương”.(84)

            Ngay sau khi Đông Dương giành lại độc lập từ tay Pháp năm 1954, Sihanouk tuyên bố tiếp tục chủ quyền đối với vùng đất đã bị mất tại Đồng bằng Sông Cửu Long. Đàm phán và trao đổi quan điểm diễn ra trong nhiều đợt nhưng không mang lại kết quả. Trong suốt cuộc Chiến tranh Việt Nam, Cộng Sản Việt Nam đã biến khu vực biên giới Campuchia-Việt Nam thành nơi ẩn nấu có lợi ích sống còn đối với Việt Nam bất kể Sihanouk có biết hay không biết đến việc này. Năm 1967, Sihanouk yêu cầu Việt Nam tuyên bố tôn trọng biến giới hiện tại của Campuchia. Mặc dù Mặt trận Giải phóng Miền nam Việt Nam đã đáp lại lời yêu cầu này, nhưng sau đó đã diễn giải rằng những tuyên bố đó chỉ là biện pháp trong thời chiến.85 Xung đột nhỏ lẻ giữa Việt Nam-Campuchia bắt đầu từ năm 1970 dưới chế độ Lon Nol, sau đó những cuộc đụng độ đã diễn ra.(86) Từ năm 1970 đến 1975, Việt Nam cũng thi hành nghĩa vụ quốc tế giúp huấn luyện quân đội Khơme Đỏ nhằm giải phóng Phnom Penh.

            Vì thế trong lịch sử, Việt Nam là một thế lực xâm chiếm Đế chế Khơme biến họ trở thành một nước chư hầu. Do sự gần gũi địa lý và quyền lợi, từ lâu Việt Nam đã có kế hoạch thiết lập một đại Đông Dương nằm dưới quyền lãnh đạo của Việt Nam.

            Cuộc chiến Campuchia

            Việt Nam biết Campuchia nghi ngờ tham vọng của Việt Nam muốn kiểm soát nhà nước Khơme ngay cả trong những năm hợp tác tốt đẹp nhất (1970-1975). Trong tức giận, tướng Giáp đã nói xúc động nói với Sihanouk: “Bắc Việt chúng tôi là những người cộng sản chân thật, những người luôn giữ lời. Chúng tôi hứa với ngài một cách chính thức và bằng văn bản rằng chúng tôi luôn luôn tôn trọng chủ quyền, độc lập quốc gia và lãnh thổ của Campuchia như hiện nay gồm cả những đảo ven biển. Chúng tôi sẽ không bao giờ thất hứa.” (87)

            Có lẻ cả người Việt Nam và Campuchia đề thấy trước bóng đen của xung đột trong tương lai sau khi giành thắng lợi cuối cùng trước Hoa Kỳ và chế độ Lon Nol.

            Khi Khơme Đỏ chiếm Phnom Penh tháng 4 năm 1975, Trung Quốc trở thành người bạn hùng mạnh và đáng tin cậy nhất của Campuchia, Liên Xô bị đối xử như một kẻ thù đáng nghiền rủa. Như lời một phóng viên đã viết lúc đó:

            Bảy người Nga đến đây đã không được trông đợi, họ đứng ngoài Đại sứ quán Liên Xô. Họ liều lĩnh cố gắng giữa liên lạc thân thiện với những nhà lãnh đạo mới của Campuchia nhằm đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc.

            Nhưng chính Trung Quốc chứ không phải Nga là người cung cấp vũ khí cho Khơme Đỏ. Cộng sản Campuchia đã khước từ đề nghị của Liên Xô, bắn rocket vào tầng hai tòa đại sứ, cướp phá tòa nhà và yêu cầu người Nga đến khu vực của người Pháp.(88)

            Sau đó hoàng thân Sihanouk đã xác nhận bài báo này …Nga sẽ không bao giờ bỏ qua cho Khơme Đỏ vì sự nhục nhã này.

            Rõ ràng Trung Quốc đã giành thắng lợi tại vòng đầu trong cuộc chiến tại Campuchia nhưng không phải tại một nước Đông Dương khác, đó là Lào. Là “con đẻ” của Việt Nam, những quyết định quân sự của Pathet Lào đều do Việt Nam đưa ra hoặc có sự chấp thuận của những cố vấn Việt Nam trong các đơn vị Lào. 90 Ngay sau khi giải phóng Nam Việt Nam, Pathet Lào nhẹ nhàng chiếm toàn bộ lãnh thổ Lào. Chính quyền cộng sản được thiết lập vào tháng 12 năm 1975. Sau đó Việt Nam và Liên Xô gia tăng ảnh hưởng trong khi ảnh hưởng của Trung Quốc đã suy giảm.

            Trong chuyến viếng thăm đầu tiên đến Bắc Kinh sau khi giành chiến thắng vào tháng 8 năm 1975, phái đoàn chính thức của Campuchia Dân Chủ (Khơme Đỏ) do Phó thủ tướng Khieu Samphan dẫn đầu đã ký hiệp định viện trợ kinh tế không hoàn lại và hỗ trợ kỹ thuật với Trung Quốc. Khi đó hai chính phủ đã cam kết đoàn kết chặt chẽ hơn nửa trong sự nghiệp chung chống chủ nghĩa bá quyền. 91 Được Chu Ân Lai thu xếp, Sihanouk được mời trở lại Campuchia vào đầu tháng 9 trong sự hân hoan chào đón. Ông cũng nhận được tuyên bố mạnh mẽ từ Khieu Samphan, Son Sen (sau này là bộ trưởng quốc phòng) và những lãnh đạo Khơme Đỏ khác rằng họ quyết tâm thực hiện “những biện pháp hà khắc nhằm loại bỏ sự hiện diện của Bắc Việt và Việt Cộng tại Campuchia”. (92)

            Tuy nhiên trước đó Sihanouk bất lực nhìn Campuchia chuyển từ một vùng đất tuy lạc hậu nhưng yên bình trở thành một quốc gia của giết chóc, nghèo đói. (93) Theo Sihanouk, Chu Ân Lai đã dứt khoát cố vấn cho Khieu Samphan vào năm 1975 về sự cần thiết phải tiến hành “từng bước” đi lên chủ nghĩa xã hội. Tiến trình này sẽ mất nhiều năm thực thi một cách kiên nhẫn, nhưng đó là kinh nghiệm của Trung Quốc. Và chỉ sau đó Campuchia mới tiến lên xã hội cộng sản, Chu Ân Lai kết luận. Ieng Sary xác nhận Chu Ân Lai đã nói về kinh nghiệm cách mạng Trung Quốc với lãnh đạo Campuchia, kể cả Ieng Sary; nhưng Chu đã không nói đủ rõ ràng với người Campuchia hoặc họ đã không suy nghĩ một cách thấu đáo. (94) Trong bất kỳ trường hợp nào, Khieu Samphan và cộng sự đã biến Campuchia trở thành quốc gia đầu tiên thiết lập một xã hội cộng sản hoàn chỉnh mà không phải mất thời gian đi qua những bước quá độ. Đây là một câu trả lời gián tiếp đến Chu Ân Lai. (95) Tuy nhiên sau khi khó khăn nảy sinh, họ đã nhờ Trung Quốc giúp đỡ để thực hiện một nhiệm vụ vô cùng nặng nề là hiện đại hóa và xây dựng một Campuchia đang rơi vào hoảng loạn. Trung Quốc cử một phái đoàn do Phương Nghi dẫn đầu đến Phom Penh vào tháng 12 năm 1976. Những gì mà người Trung Quốc tìm thấy là dân chúng đang kiệt quệ, một đất nước không có chuyên gia kỹ thuật hay nhà khoa học và một quân đội không có sỹ quan thấu hiểu về toán học hay kỹ thuật. Trung Quốc cũng thấy thật khó khăn để tuyển mộ và huấn luyện người Campuchia vận hành những nhà máy, phụ trách pháo binh, những sư đoàn thiết giáp và đặc biệt là không quân. Như Sihanouk đã viết một cách thẳng thắn, “Trong suốt cuộc chiến Việt Nam-Campuchia, thậm chí trong năm 1978, không một chiến đấu cơ MIG Trung Quốc nào hoạt động”. (96) Khắp nơi đều rơi vào hoảng loạn. Mỗi nơi là một vương quốc hoạt động theo việc của riêng vương quốc đó. Đó là một thảm họa quốc gia. Cuối cùng vào năm 1980 Phó thủ tướng Ieng Sary đã thừa nhận sai lầm nghiêm trọng này dưới chế độ Pol Pot. Như ông ta đã nói với tác giả: “Chúng tôi đã tiến hành quá nhanh. Chúng tôi đã mắc sai lầm về chính trị. Chúng tôi không có cơ hội để suy nghĩ đầy đủ về tổ chức nhà nước và chúng tôi có rất ít kinh nghiệm”. (97) Đối với người bên ngoài, lời tuyên bố của ông ta có vẻ như chỉ là lời xin lỗi về tội ác tàn sát của Pol Pot đối với người Campuchia.

            Trong gia đoạn 1975-1978, chế độ Khơme Đỏ nhiều lần yêu cầu quân Việt Nam rút khỏi Campuchia. Một cách miễn cưỡng, Việt Nam chỉ rút quân đến biên giới Việt Nam-Campuchia. Yêu cầu rút quân đưa ra vì người Khơme không bao giờ ngừng xem Việt Nam là “Kẻ Thù Số Một” của họ, thậm chí trong cuốc chiến tranh chống Mỹ. Thực ra, lãnh đạo Hà Nội đã xem xét việc can thiệp quân sự vào Campuchia từ 1970-1972. (99)

            Hoàn toàn biết được chủ nghĩa dân tộc và ý thức độc lập của người Campuchia nhưng bực bội trước yêu cầu rút quân của Khơme Đỏ, Việt Nam cảm thấy họ phải đứng ngang hàng với người Khơme. Thứ nhất, Việt Nam cho rằng Campuchia giành được độc lập là nhờ sự giúp đỡ của Việt Nam. Do đó, Việt Nam cần phải được đối xử như “những người anh lớn”. Nhưng Campuchia lại lập lại yêu cầu Việt Nam rút quân. Thứ hai, Việt Nam rất không hài lòng khi Khơme Đỏ thanh lọc hơn 4.000 quân do Việt Nam huấn luyện vào năm 1976. Theo Hoàng Hoa và Canh Bưu, thành phần của Quân đội Giải phóng Campuchia cực kỳ phức tạp, một số xuất thân từ binh lính hoàng gia, một số do Trung Quốc huấn luyện, số khác do Khơme Đỏ tổ chức và vẫn còn một số do Việt Nam đào tạo. Sau giải phóng, lãnh đạo Campuchia đã giải tán một số đơn vị, bắt giữ và thanh trừng nhiều phần tử, trục xuất nhiều thành phần có thể gây rối và tái tổ chức các lực lượng còn lại. Do đó đã thanh lọc được hàng ngũ và tăng cường khả năng chiến đấu. Hầu hết quân do Việt Nam huấn luyện đều bị hành hình hoặc bỏ tù.(100) Thứ ba, Việt Nam khó chịu với cách đối xử của Khơme Đỏ đối với những nhà ngoại giao Nga tại Phnom Penh vào năm 1975 như đã đề cập lúc trước. Thứ tư, Việt Nam không đạt được một tiến trình nào trong việc đàm phán với Khơme Đỏ của Campuchia, giống như với Lào, về khối đại đoàn kết Đông Dương (cách nói trại của “Liên bang Đông Dương”). Thứ năm, Trung Quốc ủng hộ mạnh mẽ Campuchia, chống đối và tăng cường quấy rối Việt Nam. Tồi tệ nhất là đụng độ quân sự tại biên giới diễn ra nhiều lần làm gia tăng căng thẳng giữa hai nước. Nhằm giải quyết khó khăn, cuối cùng Lê Duẩn và cộng sự đã thiết lập một chính sách mới đối với Campuchia.

            Công thức của Việt Nam: Những mối quan hệ đặc biệt

            Tại Đại hội 4 Đảng Lao Động Việt Nam tháng 12 năm 1976, Cộng Sản Việt Nam đã đưa ra nhiều quyết định quan trọng. Họ quyết định thực hiện Kế hoặch 5 năm lần thứ hai, đổi tên đảng thành Đảng Cộng Sản Việt Nam và xây dựng công thức về mối quan hệ đặc biệt với Lào và Campuchia. Như Lê Duẩn đã nêu ra trong báo cáo chính trị của mình:

            Nỗ lực bảo vệ và phát triển quan hệ đặc biệt giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân Lào và Campuchia, tăng cường đoàn kết chiến đấu, tin tưởng lẫn nhau, hợp tác lâu dài và giúp đỡ lẫn nhau trong tất cả mọi lĩnh vực giữa nước ta với các nước Lào và Campuchia anh em trên nguyên tắc hoàn toàn bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, tôn trọng lợi ích hợp pháp của nhau để ba nước gắn kết hơn nửa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.(101)

            Công thức này được tiến hành bằng đàm phán hòa bình nếu có thể hoặc cưỡng bức bằng quân sự nếu cần thiết. Trong trường hợp với Lào, mối quan hệ đặc biệt đã sớm được thiết lập. Hai bên đã ký kết hiệp ước hữu nghị và hợp tác có thời hạn 25 năm vào ngày 7 tháng 7 năm 1977, cùng với hiệp ước viện trợ, hiệp định biên giới và tuyên bố chung.(102) Phái đoàn Việt Nam do Lê Duẩn dẫn đầu cũng hòa phóng hứa hẹn với Lào sẽ mở cửa hải cảng trước đây tại Đà Nẳng, cách Sài Gòn 370 dặm, để hoạt động ngoại thương. Tháng 9 năm đó, Bộ trưởng Quốc phòng Lào Khamtai Siphandon dẫn đầu một phái đoàn đến Hà Nội. Ông đã bày tỏ lòng kính trọng đối với binh lính Việt Nam đã chiến đấu tại Lào trong Chiến tranh Việt Nam và cho rằng quân đội Lào và Việt Nam đang tăng cường liên kết trong chiến đấu, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau trong tất cả mọi lĩnh vực.(103)

            Theo Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia, phái đoàn Đảng Cộng Sản Campuchia đề xuất đàm phán vấn đề biên giới và ký kết hiệp ước hữu nghị và không xâm lược với Việt Nam. Tuy nhiên đàm phán đã không mang lại kết quả.(104) Sau đó hai bên cũng không có liên lạc nào. Thay vào đó, những năm sau chiến tranh gần như chỉ có xung đột biên giới và sự cáo buộc lẫn nhau giữa hai nước. Tháng 6 năm 1977, một cuộc đảo chính do Việt Nam chỉ đạo được cho là đã thất bại. Một tháng sau, Việt Nam ký kết hiệp ước với Lào với hy vọng Campuchia sẽ làm theo, nhưng Campuchia muốn ký hiệp ước hữu nghị và không xâm lược chứ không phải hiệp ước hữu nghị và hợp tác. Việt Nam từ chối ký kết hiệp định này, vì một hiệp ước không xâm lược sẽ đặt Campuchia vào vị thế ngang bằng và độc lập với Việt Nam trong khi hiệp ước hợp tác sẽ không đem lại cho Campuchia điều đó. Hiệp ước hữu nghị và hợp tác vẫn là mô hình của Liên Xô áp dụng với những nước thuộc Thế giới Thứ ba. Việt Nam muốn sao chép mô hình này áp dụng cho Campuchia. Sự chối từ của Campuchia làm cho Lê Duẩn nổi giận và sử dụng những áp lực quân sự mới lên Khơme Đỏ.

            Từ tháng 9 đến 10 năm 1977, Pol Pot sang thăm Bắc Kinh nhằm xin thêm viện trợ và cũng được cho là nhằm đạt được sự bảo vệ quân sự từ Trung Quốc. Dù Pol Pot không đạt được một cam kết bảo vệ quân sự của Bắc Kinh, ông ta vẫn được chào đón nồng nhiệt và được hứa cấp thêm viện trợ vật chất, điều này làm cho Hà Nội cảm thấy quan ngại. Như đã đề cập ở trên, cuối tháng 11 năm 1977, Lê Duẩn dẫn đầu một phái đoàn đảng và chính phủ đến Trung Quốc. Mục đích chính của chuyến viếng thăm là để đàm phán về Campuchia. Lê Duẩn cố gắng thăm dò lập trường thật sự của Trung Quốc trong vấn đề này. Không đạt được một kết quả khả quan nào, phái đoàn Lê Duẩn nhanh chóng rời Bắc Kinh hai ngày sau đó. Đầu tháng 12, Bắc Kinh gửi Trần Vĩnh Quý (ủy viên Bộ chính trị) đến Phom Penh để thuật lại với Pol Pot thông tin về chuyến viếng thăm của Lê Duẩn và kinh nghiệm của Tachai. Do Việt Nam bắt đầu tấn công với vi mô lớn từ cuối tháng 12, Campuchia cắt đứt quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào ngày 31 tháng 12, cáo buộc Hà Nội đã xâm chiếm một cách dã man và tàn bạo. Theo cách gọi của tây phương, đây được gọi là cuộc chiến tranh ủy nhiệm bắt đầu từ tháng 1 năm 1978. Cả hai bên đều tuyên bố chiến thắng, kèm theo những cáo buộc lẫn nhau.(105) Trung Quốc nhanh chóng đưa ra lập trường rõ ràng. Ngày 12 tháng 1 năm 1978, chính phủ Trung Quốc đưa ra thông cáo thúc giục một cuộc ngừng bắn ngay lập tức, quân Việt Nam phải rút khỏi Campuchia và một giải pháp hòa bình. Trong khi đó, Trung Quốc cam kết tiếp tục ủng hộ và viện trợ cho Campuchia. Ngày 18 tháng 1, Bắc Kinh cử Đặng Dĩnh Siêu (vợ của Chu Ân Lai) theo một phái đoàn tìm hiểu tình hình thực tế đến Campuchia.

            Lúc này, Hà Nội đã đưa ra một quyết định mới về Campuchia. Tại cuộc họp đặc biệt của Trung Ương Đảng vào tháng 2 năm 1978, Hà Nội quyết định lật đổ chế độ Pol Pot vào tháng 12.(106) Chiến lược của Việt Nam gồm những bước sau: (1) mô tả chính phủ Pol Pot là một chế độ khủng bố; (2) công kích viện trợ của Trung Quốc giành cho Campuchia; (3) tuyên truyền cuộc nổi dậy của nhân dân Campuchia chống chế độ Pol Pot; và (4) chơi lá bài Liên Xô. Trong khi đó, Hà Nội tăng cường thêm quân tại biên lên mức 12 sư đoàn. Ở đây cần có một sự lý giải cho những bước đi chiến lược này. Việt Nam bắt đầu mô tả Campuchia của Pol Pot là một đất nước của khủng bố vào đầu năm 1978 và gia tăng vận động sau mùa xuân năm 1978. Việt Nam gọi chế độ Pol Pot là những tên đồ tể, bè lũ Phát-xít, những kẻ sát nhân và là kẻ thù của nhân dân. Campuchia được mô tả như là một địa ngục trần gian!

            Khi đó, vào tháng 2 năm 1978 Hà Nội bắt đầu cáo buộc Trung Quốc vũ trang cho Campuchia để chống lại Việt Nam. Sau tháng 7, Hà Nội công kích trực tiếp và gay gắt với Trung Quốc. Việt Nam buộc tội Trung Quốc là thủ phạm chính trong nạn diệt chủng tại Campuchia và trong cuộc chiến của Campuchia với Việt Nam. Việt Nam cũng lên án Trung Quốc là tên phản động quốc tế, là kẻ bành trướng và bá quyền. Ngoài ra Hà Nội còn xỉ vả vào hành động tội ác của Trục Bắc Kinh-Phnom Penh. Một bài báo trên Tạp chí Cộng Sản đã tóm lược lại những công kích này như sau:

            Tại sao chính quyền Trung Quốc lại ủng hộ bè lũ phát xít và diệt chủng tại Campuchia? Tại sao chúng lại lại ủng hộ hoàn toàn cho chế độ tàn bạo này và tại sao chúng lại làm thinh như không nghe thấy gì trước tiếng kêu cứu bi thương của hàng triệu nạn nhân ở Campuchia? Tại sao Trung Quốc chi ra hàng tỉ đô la để cung cấp một lượng lớn vũ khí cho lũ đao phủ tại Campuchia và gửi hàng trăm cố vấn quân sự giúp duy trì bằng mọi giá hệ thống xã hội đầy tội ác này, một hệ thống xã hội mà cả nhân loại đều lên án nguyền rủa? Câu trả lời chỉ có thể là: bè lũ phản động Pol Pot-Ieng Sary là lũ tay sai khát máu mà chính quyền Trung Quốc rất cần đến để tiến hành chính hành chính sách bành trướng tại Đông Dương và trên toàn cõi Đông Nam Á. Chính quyền Trung Quốc đang sử dụng hệ thống xã hội tàn bạo tại Campuchia như là một công cụ để chống lại Việt Nam…(107)

            Sự tuyên truyền của Việt Nam về cuộc nổi dậy của người Campuchia là nhằm để tạo ra xu thế công luận phù hợp cho cuộc tấn công chớp nhoáng sắp tới vào Phnom Penh. Kế hoạch lật đổ chế độ Pol Pot được quyết định vào đầu năm 1978 sau khi Việt Nam thiết lập Heng Samrin trở thành một nhà lãnh đạo. Heng Samrin, rất ít được thế giới bên ngoài biết đến trước 1979, bắt đầu hoạt động cách mạng với cương vị là người đưa tin giữa Khơme Đỏ và Việt Cộng. Ông trở nên thân thiết với người Việt và công việc của họ. Với nguồn gốc thấp kém, Heng Sarim sau đó được Việt Nam huấn luyện khi Việt Cộng tổ chức quân đội Campuchia cùng song hành đấu tranh chống Khơme Đỏ của Pol Pot và lực lượng của Lon Nol và Hoa Kỳ. Ông thăng cấp lên làm tư lệnh sư đoàn tại Quân khu Chiến 4 gần Việt Nam. Năm 1976, khi Pol Pot bắt đầu thanh trừng quân Campuchia do Việt Nam huấn luyện, Heng Sarim đã chạy sang Việt Nam. Việt Nam cho ông ta chỉ huy một nhóm được tái tổ chức (cấp sư đoàn) của những người tị nạn Campuchia tại Nam Việt Nam. (108) Sau đó Hà Nội bắt đầu chiến dịch nổi dậy của người Campuchia vào đầu tháng 10 và gia tăng hơn nửa vào đầu tháng 12 khi Việt Nam chỉ đạo thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Cứu quốc Campuchia (KNUFNS). Báo Nhân Dân sau đó tuyên bố “cơ hội lớn cho cách mạng Campuchia” đã đến. 109 Ngay sau đó là cuộc tấn công chớp nhoáng của Việt Nam lật đổ chế độ Pol Pot vào ngày 7 tháng 1 năm 1979.

            Con bài Liên Xô và Chiến thắng của Việt Nam

            Đánh giá từ tiến trình đưa ra quyết định theo như bài báo của Hoàng Văn Hoan nêu lên, lãnh đạo Việt Nam phải thảo luận với lãnh đạo Liên Xô trước khi Hà Nội quyết định chiếm Phnom Penh bằng vũ lực vào đầu năm 1978. Sau khi đưa ra quyết định, sự tính toàn thời gian của Hiệp ước Việt-Xô và việc Việt Nam tấn công Campuchia đã được đặt ra. Con bài Liên Xô tác động rất quan trọng đến cuộc tấn công của Việt Nam vào Campuchia.110 Hà Nội đã chơi một nước bài tốt.

            Vài tháng trước khi ký kết hiệp ước, Liên Xô bắt đầu chuyển những chuyến hàng không quân đặc biệt với MIG-23 và những vũ khí khác cho Việt Nam qua ngã Ấn Độ. 111 Khi đã ký kết hiệp ước, Uông Đông Hưng (Phó chủ tịch Đảng Cộng Sản Trung Quốc), vội vã đến Campuchia vào ngày 5 tháng 11 năm 1978, với sứ mệnh ủng hộ về tinh thần và vật chất. Ngày 11 tháng 11, báo Nhân Dân đã công kích Wang, “Chuyến đi của Wang Tung-hsing …là nhằm tìm kiếm cách thức kéo dài thảm họa tồi tệ tại Campuchia để thực thi kế hoạch bá quyền Bắc Kinh-đấu tranh chống Việt Nam đến người Campuchia cuối cùng”. Khi đó Việt Nam đưa ra cảnh báo đến cả Trung Quốc lẫn Campuchia. Hà Nội cho rằng những người cách mạng Campuchia sẽ sớm lật đổ chế độ Pol Pot. Thậm chí nếu Trung Quốc có viện trợ ồ ạt cho Phnom Penh thì cũng không thể “cứu chế độ Pol Pot tránh khỏi sụp đổ hoàn toàn” (112). Cách nói và lối tuyên bố này rất giống với cách mà Văn Tiến Dũng đã viết vào đầu mùa xuân 1975 khi tấn công chính quyền Sài Gòn. Cùng lúc đó, Liên bang Xô Viết tăng cường cung cấp vũ khí cho Hà Nội thêm nhiều MIG-23 và hai tàu hộ tống 2.000 tấn. Theo đài phát thanh của Pol Pot, cố vấn Liên Xô nằm trong tất cả các đơn vị của quân Việt Nam.(113) Điều này có thể không đúng, nhưng sự gia tăng có thể thấy được của Liên Xô tại Việt Nam là rõ ràng sau khi Việt Nam thống nhất đất nước năm 1975.

            Thực ra, Hà Nội rất quan ngại khả năng Trung Quốc can thiệp quân sự vào Campuchia và chính quyền Pol Pot đã đưa ra đề nghị này. Theo như tiết lộ trong bài phát biểu của Phó thủ tướng Gen Biao ngày 16 tháng 1 năm 1979, yêu cầu cầu của chính quyền Campuchia đưa ra khi Uông Đông Hưng viếng thăm Campuchia vào tháng 11 năm 1978. 114 Lãnh đạo Bắc Kinh đã bác bỏ đề nghị này. Lý do chính là nếu Trung Quốc can thiệp, họ có thể rơi vào vũng lầy Đông Dương như Hoa Kỳ đã từng mắc phải. Lãnh đạo Trung Quốc quyết định thay vào đó bằng việc gửi viện trợ vật chất cho Campuchia và ủng hộ chế độ Pol Pot đến cùng (chi tiết hơn ở Chương 4).

            Đương nhiên Trung Quốc lập lại việc phản đối cuộc xâm lược của Việt Nam và KNUFNS. Khi Việt Nam sử dụng 100.000 quân trong cuộc tấn công kéo dài 2 tuần, Phom Penh nhanh chóng sụp đổ. Trước ngày thủ đô sụp đổ, (ngày 6 tháng 1 năm 1979) Phó thủ tướng Đặng Tiểu Bình loại bỏ một sự can thiệp quân sự ngay lập tức vào cuộc xung đột Việt Nam-Campuchia nhưng nói thêm rằng một ngày bào đó Trung Quốc phải tiến hành những biện pháp ngược lại với mong muốn hòa bình của mình. Ông ta gọi cuộc xâm lăng của Việt Nam tại Campuchia là một phần của chủ nghĩa bành trướng Xô Viết và là mối đe dọa Việt-Xô với Trung Quốc. (115)


            Tuy nhiên, theo như tiết lộ chỉ ra trước đây từ nguồn tin của Lâm Bưu, cân phải lưu ý rằng có khoảng 1.500 người Trung Quốc đã ở lại Campuchia trong cuộc di tản khẩn cấp tháng 1 năm 1979. Họ không di tản và sau đó tự nguyện chọn ở lại những chính quyền Khơme. Hiện nay số người này đang làm việc và chiến đấu như những người Campuchia trong các nhóm phiến quân Khơme chống lại Việt Nam.

            Ngày 8 tháng 1 năm 1979, một ngày sau khi Phnom Penh bị chiếm, Hội đồng Cách mạng Nhân dân được thành lập do Heng Samrin đứng đầu. Đúng như trông đợi, Maxtcova và Hà Nội gửi lời chúc mừng nồng nhiệt đến Heng Samrin và công nhận chế độ của ông ta, trong khi đó Trung Quốc chỉ trích một cách giận dữ rằng “cuộc xâm lược bất hợp pháp này phải chấm dứt”. Vài ngày sau, báo quân đội của Hà Nội đưa ra một cảnh báo cứng rắn đến cả Trung Quốc và Thái Lan rằng “không ai có thể can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia!”(116) Thật sự quan ngại về anh ninh của mình, Thái Lan bình tĩnh quan sát, tất cả mọi con mắt trên thế giới đều nhìn vào Thái Lan để xem người Thái sẽ ứng phó như thế nào trước tình hình mới. Thái Lan thúc giục Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc giúp “xây dựng một nước Thái vững mạnh”. (117)

            Gần như bị quản thúc tại gia ở Phnom Penh trong 3 năm 3 tháng, Sihanouk bay đến Bắc Kinh vào ngày 7 tháng 1 năm 1979 và sau đó bay đến New York để nói chuyện trước Hội đồng Bảo an vào ngày 10 tháng 1. Bài phát biểu của Sihanouk kích động những chỉ trích về Việt Nam của Singapore, Zambia, Gabon, Bồ Đào Nha, Malaysai và New Zealand. (118) Những khẩn cầu của ông ta với Hoa Kỳ nhắm giúp tống khứ Việt Nam ra khỏi Campuchia chỉ nhận được những sự ủng hộ về tinh thần.

            Khi Việt Nam cũng cố kiểm quyền kiểm soát trên hầu hết lãnh thổ Campuchia, lực lượng Pol Pot giảm xuống thành những đơn vị du kích nhỏ tại vùng rừng nhiệt đới phía tay đất nước. Cuối tháng 1 năm 1979, Phạm Văn Đồng nói với những đại sứ Á Châu rằng Cộng hòa Nhân dân Campuchia (CHNDC) dưới sự lãnh đạo của Heng Samrin sẽ chấp nhận việc đóng quân của Việt Nam tại Campuchia. Ngày 18 tháng 2, một ngày sau khi Trung Quốc xâm lược Việt Nam, Phạm Văn Đồng và Heng Samrin ký kết Hiệp ước Hòa bình, Hữu nghị và Hợp tác giữa Việt Nam và Campuchia tại Phnom Penh, có thời hạn trong 25 năm. Bản hiệp ước qui định về việc giúp đỡ lẩn nhau trong phòng thủ quốc gia và tái thiết kinh tế. Đều 2 của hiệp ước nói:

            Trên nguyên tắc phòng thủ quốc gia và xây dựng đất nước là sự nghiệp của nhân dân mỗi nước, hai bên cam kết toàn tâm ủng hội và giúp đỡ lẫn nhau trong tất cả các lĩnh vực và với tất cả những hình thức cần thiết nhằm tăng cường khả năng bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và hòa bình của nhân dân mỗi nước chống lại tất cả những âm mưu và hành động phá hoại của những thế lực phản động quốc tế. hai bên sẽ tiến hành những biện pháp cần thiết nhằm thực hiện cam kết này bất cứ khi nào một bên có yêu cầu.(119)

            Như vậy, bản hiệp ước đã hợp pháp hóa việc quân đội Việt Nam đóng quân và hoạt động tại Campuchia. Giấc mơ về mối quan hệ đặc biệt giữa Việt Nam, Campuchia và Lào, một lối nói trại của Liên Bang Đông Dương, đã trở thành hiện thực. Dù điều này đạt được và duy trì được bằng vũ lực.
            #6
              lyenson 05.12.2009 09:01:20 (permalink)
              Phần 3

              Vấn đề xung đột: Tranh chấp lãnh thổ và Hoa Kiều

              Không giống như trong quan hệ với Liên Xô, lâu nay Trung Quốc không có nhiều tranh chấp lãnh thổ với Việt Nam. Sự thật là Trung Quốc đã nhiều lần xâm chiếm Việt Nam trong quá khứ, tuy nhiên việc tiến hành những cuộc xâm lăng là để giành quyền lực hoặc đô hộ chứ không phải để chiếm lãnh thổ. Hình mẫu trong quá khứ giờ đã thay đổi. Lãnh thổ cũng đã trở thành vấn đề xung đột giữa hai nước. Tuy nhiên cần phải nhấn mạnh rằng xung đột chỉ xảy ra sau khi quan hệ Việt-Trung trở nên xấu đi. Ngoài ra, nhiều yếu tố khác đã góp phần vào những tranh chấp lãnh thổ. Trong số đó, vấn đề dễ gây bùng nổ và dễ xúc cảm nhất là việc Việt Nam trục xuất người Hoa sống tại miền nam và bắc Việt Nam.

              Vấn đề xung đột

              Trọng tâm tranh chấp lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc xoay quanh ba khu vực địa lý: đường biên giới dài 797 dặm, Vịnh Bắc Bộ và các đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

              Ba khu vực địa lý

              Về lịch sử, khu vực biên giới, khu vực tranh chấp đầu tiên, chưa bao giờ được hai bên phân định rõ ràng cho đến năm 1887. Khi đó, chính quyền nhà Thanh và chính quyền thuộc địa Pháp tại An Nam (Việt Nam) đã ký Hiệp ước Pháp-Thanh về Phân định Biên giới, đến 1895 hai bên ký một hiệp định bổ sung vào Hiệp ước. Hơn 300 cột mốc biên giới đã được cấm dọc biên giới hai bên theo những văn kiện này. (1) Sau đó, khu vực biên giới khá yên bình trong suốt gần 90 năm. Cả hai nước và nhân dân hai bên tận dụng và hợp tác lẫn nhau về thương mại, văn hóa và thậm chí là những hoạt động cách mạng. Những đụng độ nhỏ lẻ và không đáng kể thỉnh thoảng xảy ra nhưng chưa bao giờ làm xáo trộn mối quan hệ giữa hai nước. “Tình đồng chí và anh em”, theo từ ngữ của Hồ Chí Minh, chiếm ưu thế trong giai đoạn này. Khi xung đột biên giới nổ ra cuối năm những năm 1970, vấn đề biên giới trở thành yếu tố dễ bùng nổ trong cuộc chiến 1979.

              Khu vực thứ hai-phân chia Vịnh Bắc Bộ- không rõ ràng và chưa giải quyết được. Việc phân định theo hiệp ước 1897 chỉ dẫn chiếu mơ hồ đến vấn đề, không rõ ràng và chi tiết. Nhằm làm rõ chủ quyền đối với những đảo ngoài khơi, vào năm 1887 những nhà đàm phán Pháp và Trung Hoa đã vẻ ra đường ranh đỏ thẳng chạy từ Móng Cái (một thị trấn biên giới nằm ở phía đông bắc Việt Nam) đến phái nam của vịnh, đi qua ngọn đồi trên đỉnh phía đông của Trà Cổ (tiếng Hoa là Wanzhu) đến phía nam Móng Cái. Tất cả các đảo phía đông đường ranh thuộc về Trung Quốc và những đảo (Đảo Cô Tô và những đảo khác) phía tây thuộc về An Nam. (2) Trong bản tiếng Hoa của hiệp ước 1887 không qui định địa điểm chính xác của đường ranh đỏ, bản tiếng Pháp mô tả theo kinh độ Greenwich, 108 độ, 3 phút và 13 giây đông. Do bản hiệp ước không nêu rõ đường ranh là một “ranh giới biển”, nên không thể kết luận rằng ranh giới biển trên Vịnh Bắc Bộ đã được giải quyết vào thời điểm đó. Nhận xét này được cả Việt Nam và Trung Quốc ủng hộ, vì Trung Quốc đã tuyên bố rõ ràng rằng đường ranh không phải là một biên giới trên biển và Việt Nam đã yêu cầu phân chia Vịnh Bắc Bộ tại hội nghị biên giới tháng 10 năm 1977 tại Bắc Kinh. Tháng 3 năm 1979, Việt Nam bắt đầu tuyên bố rằng Vịnh Bắc Bộ đã được phân chia theo hiệp ước 1887 và 1895.(3) Dù phần này của vấn đề lãnh thổ ít cấp thiết hơn so với vấn đề thứ ba.

              Khu vực thứ ba, đảo Paracels (tiếng Trung Quốc là Tây Sa, tiếng Việt là Hoàng Sa) và đảo Spratlies (tiếng Trung Quốc là Nam Sa, tiếng Việt là Trường Sa) là khu vực tranh chấp nhiều nhất. Vì vấn đề đã được mang ra bàn thảo công khai, Hà Nổi nỗ lực rất lớn để khẳng định chủ quyền của mình trên những quần đảo này. Trong tình hình phức tạp và đầy tranh cãi này, cần phải có một cuộc đàm phán sâu rộng.

              Đảo Hoàng Sa cách khoảng 160 dặm về phía đông nam đảo Hải Nam của Trung Quốc và 225 dặm về phía đông Đà Nẳng. Trường Sa cách Hoàng Sa khoảng 540 dặm về phía nam và 400 dặm về phía đông của Sài Gòn. Hai quần đảo này gồm 135 đảo được đặt tên, đảo nhỏ, đảo san hô không người ở, bãi san hô, bãi đá ngầm, bãi cát san hô và bãi đá. Ngoài Trung Quốc và Việt Nam, Philippine, trong phạm vi hẹp hơn, cũng tuyên bố chủ quyền đối với một số đảo nhỏ tại Trường Sa gần Palawan. Khi đó Trung Quốc và Việt Nam gia tăng đòi hỏi chủ quyền tại những quần đảo này, Philippin không tham gia vào tranh cãi nhưng vẫn duy trì đòi hỏi chủ quyền.

              Đối với Trung Quốc và Việt Nam, tầm quan trọng của Trường Sa và Hoàng Sa được xem xét ở ba khía cạnh: chủ quyền, năng lượng và chiến lược. Về chủ quyền, chủ quyền đối với quần đảo là vấn đề thuộc về chủ nghĩa dân tộc, quyền chiếm hữu lãnh thổ của mình. Cả Trung Quốc và Việt Nam đều ấp ủ quyền dân tộc cao độ sau một thế kỷ khuất phục trước thực dân và đế quốc Tây phương. Mặc dù một dàn xếp có thể được thực hiện như tranh chấp tại đảo Tiao-yu (Đảo Senkaku - Điếu Ngư Đài) giữa Trung Quốc và Nhật Bản, vào năm 1986 nhưng còn quá sớm để hy vọng một bên từ bỏ đòi hỏi chủ quyền (4) Chủ nghĩa dân tộc vẫn là một lực lượng hùng mạnh tại hai quốc gia cộng sản này.

              Về năng lượng, những quần đảo có một giá trị thêm vào. Sau khi những nhà hải dương học công bố tìm kiêm trong quá trình nghiêng cứu của họ tại vùng Biển Đông Á từ một loạt uỷ ban khảo sát của Liên Hiệp Quốc và những nghiên cứu khác bắt đầu từ cuối những năm 1960, một số người cho rằng ngoài khơi Đông Á là “một Vịnh Peris khác”, những người khác chỉ trích quan điểm này là quá lạc quan. (5) Tuy nhiên, hầu hết đồng ý với ước lượng chung rằng khu vực này là một trong những vùng dự trữ dầu khí lớn nhất trên thế giới. Những khu vực triển vọng nhất toàn bộ ngoài khơi Trung Quốc là những vùng nước sâu của Biển Đông Trung Hoa và một phần Eo biển Đài Loan nơi có tiềm năng hydrocacbon trung bình là 50.000-79.000 thùng một km2. Tại Biển Đông, Hoàng Sa và Trường Sa được cho là có lượng dầu khí lớn. Ví dụ, Hoàng Sa “là một trong số những núi lửa và vùng đá vôi lập nên bờ tây bắc của Bể Trung Hoa và khu vực lý tưởng cho những hoạt động ngoài khơi xung quanh khu vực vực bể trầm tích dày nhất”. (6)

              Dù vùng nước sâu của Biển Đông nằm ngoài công nghệ khai thác hiện nay của Việt Nam và Trung Quốc, nhưng tiềm năng vẫn rất có triển vọng. (7) Đầu năm 1981, Trung Quốc phát hiện một mỏ dầu tiềm năng khác gần bán đảo Liễu Châu và đảo Hải Nam. Đây là phần của khu vực có diện tích 110.000 km2 mở rộng từ Hải Nam và Đài Loan. (8)

              Tại Việt Nam, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu trước đây đã ký nhiều hợp đồng với các công ty dầu khí Tây phương vào năm 1973 để khai thác dầu khí. Khoan thăm dò bắt đầu từ năm 1974. Tháng 10 năm đó, Công ty Shell của Hoa Kỳ có phát hiện đầu tiên cách bờ 200 dặm và Mobil có phát hiện thứ hai vào tháng 2 năm 1975. (9) Những phát hiện nàyđã làm gia tăng đáng kể hy vọng kinh tế và tinh thần của chính quyền Sài Gòn. Hà Nội ngay lập tức trở nên bồn chồn. Chuyển biến này có thể đóng vai trò làm Hà Nội nhanh chóng đưa ra quyết định mở cuộc tấn công vào chế độ Sài Gòn mùa xuân 1975. Dựa vào bối cảnh này, giá trị tiềm năng dầu khí tại Hoàng Sa và Trường Sa đối với Trung Quốc và Việt Nam được nâng cao đáng kể.

              Về giá trị chiến lược, vị trí của hai quần đảo là mối quan tâm của những cường quốc chính tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương gồm Trung Quốc, Nhật bản, Hoa Kỳ và Liên Xô. Cùng với đảo Đông Sa (Bãi đá Pratas) của Trung Quốc và đảo Trung Sa (Bãi Macclesfield), Hoàng Sa và Trường Sa được Trung Quốc đánh giá là “một đầu mối hàng hải quan trọng giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương và là cửa ngỏ hàng hải quan trọng từ Trung Quốc đại lục đến những đảo lân cận.” (10) Đối với Trung Quốc, và ở phạm vi hẹp hơn là với Nhật Bản, đây là tuyến đường biển cực kỳ quan trọng cho hoạt động thương mại và hải quân. Với Hoa Kỳ, tuyến hàng hải này chỉ là một khoảng cách ngắn đến những căn cứ không quân và hải quân đặt tại Philippine. Với Liên Xô, đây là khu vực mà qua đó sự lớn mạnh của Hạm đội Thái Bình Dương Liên Xô phải đi lại tự do từ cảng trong nước là Vladivostok đến Ấn Độ Dương.

              Từ khi Liên Xô có được quyền sử dụng những căn cứ không quân và hải quân tại Đà Nẳng và Vịnh Cam Ranh, cách Hoàng Sa và Trường Sa khoảng 225 và 540 dặm về phía tây, giá trị chiến lược của hai quần đảo tăng lên đáng kể. Thực ra, trong Chiến tranh Thế Giới II, Nhật Bản đã xây dựng một căn cứ tàu ngầm nhỏ tại Trường Sa. Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, Hoa Kỳ giám sát các hoạt động tàu ngầm và việc đi lại của tàu thuyền tại khu vực đảo Pratas Reef. Trong quá khứ, tại Macclesfield Bank là khu vực bến đậu cho tàu thuyền của nhiều nước, kể cả những tàu của Liên Xô. (11) Trong con mắt của Việt Nam và Trung Quốc, tầm quan trọng về quân sự của hai quần đảo càng gia tăng khi các cường quốc tăng cường cạnh tranh hải quân tại Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
              #7
                lyenson 05.12.2009 09:10:36 (permalink)
                Tranh chấp tại Hoàng Sa và Trường Sa

                Trước 1975, Bắc Kinh và Hà Nội không có tranh cãi về lãnh thổ, kể cả Hoàng Sa và Trường Sa. Thực ra Hà Nội đã chính thức ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh vào những năm 1950 và không đưa ra tuyên bố chính thức nào để phản đối lập trường của Trung Quốc về hai quần đảo. Tuy nhiên, sau 1974 tình thế dần dần phát triển lên thành tranh chấp.(12) Tranh chấp này có những nguồn gốc lịch sử và cơ sở pháp lý.

                Về lịch sử, tài liệu xác thực sớm nhất của Trung Quốc về Hoàng sa là một cuốn sách quan trọng có tên Chư Phiên Chí do Triệu Nhữ Quát viết vào thế kỷ 13. Cuốn sách có đoạn miêu tả như sau: “Phía đông (của Hải Nam) là Thiên Lý Trường Sa và Vạn Lý Thạch Đường và ngoài [hai đảo đó] là đại dương bao la…” (13). Friedrick Hirth và W.W.Rockhill, hai nhà Hán học đã dịch và chú thích cho cuốn sách, đã chỉ đúng hai nhóm đảo này là Trường Sa và Hoàng Sa. (14)

                Bằng chứng được hầu hết mọi người thừa nhận về tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa là Tống Sử Ký Sự Bản Mạt (Biên niên ký của triều Tống). Cuốn sách ghi lại rằng hoàng đế thứ hai đến cuối cùng của triều đại Phương nam đã trốn chạy vào năm 1277, do sự truy đuổi nhiều lần của các tướng lĩnh Mông Cổ, từ tỉnh Quảng Đông đến Thất Lý Dương (Biển Bảy Dặm hay Hoàng Sa), trên đường đến Champa (Kinh đô Champa). Một vị tướng Tống đã đến Champa một tháng trước đó, nhưng hoàng đế đã không gặp được ông ta. (15)

                Triều Nguyên (Mông Cổ) đã cử một đoàn thám hiểm đến Java vào năm 1292 do Tướng Shih Pi (Shi Pi) đứng đầu. Ông ta đã đi qua Thất Châu Dương (Biển Bảy Đảo) và Vạn Lý Thạch Đường (Biển 10 ngàn lý), qua Giao Chỉ (miền bắc Việt Nam) và Champa. (16) Nhưng không có bằng chứng cho thấy đội thám hiểm đã tuyên bố chủ quyền hay sử dụng những quần đảo này.

                Bằng chứng thuyết phục được tìm thấy trong thời kỳ lịch sử của nhà Minh (1368-1644). Trong gia đoạn 1405-1433, nhà hàng hải Trịnh Hòa đã thực hiện 7 chuyến thám hiểm nổi tiếng đến Đông Nam Á và Ấn Độ Dương đi qua những quần đảo này. Đoàn thám hiểm của ông ta gồm hơn 27.000 lính với 62 tàu thuyền có thể đã đến Hoàng Sa và Trường Sa. Một số đảo nhỏ tại Hoàng Sa được đặt tên là Vĩnh Lạc Quần Đảo (sau Vua Minh hay Vĩnh Lạc, còn được gọi là Nhóm lưỡi liềm). Trịnh Hòa (hoặc những ngư dân đi sau ông ta) cũng để lại nhiểu đồng tiền thời nhà Minh, “Vĩnh Lạc Thông Bảo” tại Hoàng Sa. (17) Vào khoảng năm 1430, lính của Trịnh Hòa có vẽ một bản đồ chỉ ra những tuyến đường biển trong chuyến đi của họ giữa Hoàng Sa và Trường Sa.(18)

                Trong thời kỳ nhà Thanh, một số chỉ dẫn về Hoàng Sa có xuất hiện trong nhiều cuốn sách. Những tài liệu này xác định những đảo cách đảo Hải Nam 700 lý (1 lý bằng 0,33 dặm) về hướng đông nam là “Thất Châu Dương”, “Thất Lý Dương”, “Thất Châu Dương Sơn”, hay “Trường Sa Thạch Đường”. Thất Châu Dương nghĩa là Biển Bảy Đảo. (19) Bảy đảo này hiện nay là Đảo Cây (Tree Island), Bãi Tây (West Sand), Đảo Giữa (Middle Island), Đảo Bắc, Đảo Nam, Đảo Đá (Rocky Island) và Đảo Gỗ (Woody Island). Năm 1884, An Nam trở thành môt xứ bảo hộ của Pháp. Ba năm sau, chính quyền thuộc địa pháp đàm phán với Trung Hoa về vấn đề biên giới giữa Trung Hoa và An Nam như đã đề cập trước đây.

                Về phía Việt Nam, bằng chứng sớm nhất về Hoàng Sa là Phủ Biên Tạp Lục (Ghi chép về bình định biên giới) vào cuối thế kỷ 18. Cuốn sách chỉ ra rằng “Nhà Nguyễn trước đây đã thành lập hải đội Hoàng Sa gồm 70 quân lính” với 5 thuyền đánh cá nhỏ và đi trong 3 ngày đêm đến các hòn đảo. Không có chỉ dẫn về xác định thời điểm “trước đây”. Binh lính được gửi đến để “thu thập vật gì mà họ muốn”. Họ đã tìm thấy “gươm, đồng bạc, đồng thau có giá trị, đồ vật bằng ngà, đồ sứ” và nhiều thứ khác. (20)

                Năm 1816, theo Đại Nam Thực Lục Chính Biên (Biên niên ký chính thức của Đại Nam), Vua Gia Long đã lệnh cho “những đội thủy quân và hải đội Hoàng Sa đến Hoàng Sa bằng thuyền để khảo sát các tuyền đường biển”. (21) Hiện nay Hà Nội cho rằng sự kiện này cho thấy sự chiếm đóng [của Việt Nam] đối với Hoàng Sa. Một năm sau, vua Việt Nam cử thủy quân chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật cấm 10 bài gỗ ghi chủ quyền trên những đảo này. (22) Những phương thức này được Hà nội cho là những hành động nhằm xác lập chủ quyền trên đảo. Về điểm này, tài liệu lịch sử Việt Nam chỉ xem xét đến đảo Hoàng Sa mà không có đề cập gì đến đảo Trường Sa.

                Gần đây Hà Nội đưa ra bản đồ Việt Nam vẽ năm 1838 như là chứng cứ chứng minh đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một phần lãnh thổ của Việt Nam. Không có thêm thông tin nào khác được công bố. Người ta có thể đặt câu hỏi liệu vị trí của những đảo trên bản đồ có phải là đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngày nay hay không.

                Tài liệu lịch sử trước giữa thế kỷ 19 chứng minh một điểm rằng: cả Việt Nam và Trung Quốc đều đòi hỏi chủ quyền tại các quần đảo, nhưng không bên nào quan tâm đến đòi hỏi chủ quyền của bên kia. Do đó hai bên chưa bao giờ nhận thấy sự cần thiết phải bảo vệ lập trường của mình. Về bằng chứng, Trung Quốc có tài liệu vững chắc hơn so với Việt Nam để chứng minh việc họ là người khám phá đầu tiên và tuyên bố chủ quyền đối với các đảo. Dù không có nước nào thực hiện việc chiếm đóng thường xuyên và kiểm soát hiệu quả, chính Trung Quốc, chứ không phải Việt Nam, ít ra đã ngăn chặn nỗ lực của Đức muốn khảo sát Hoàng Sa vào năm 1883. (23) Ngoài ra, hiệp ước 1887, được ký kết chỉ 4 năm sau khi sự kiện 1883 xảy ra, có thể được Trung Quốc diễn giải rằng đó chỉ là một hiệp ước về biên giới trên bộ chứ không phải là một vấn đề “có thể gây tranh chấp” về lãnh thổ của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa. (24)

                Từ 1907-1908, khi các thương gia Nhật bản chiếm đóng đảo Pratas (Đông Sa Quần Đảo), đã thúc giục chính quyền Trung Quốc tại tỉnh Quảng Đông tiến hành những hành động trực tiếp và quyết đoán đối với Hoàng Sa. (25) Năm 1909 chính quyền Quảng Đông cử 3 tàu chiến do tướng chỉ huy hải quân Li Zhun dẫn đầu nhằm khảo sát các đảo. Sau khi hoàn tất chuyến thị sát, phái đoàn đã trình lên chính quyền Trung Quốc một đề xuất phát triển 8 điểm đối với Hoàng Sa. (26) Tuy nhiên đã không có hành động nào được tiến hành ngay lập tức. Năm 1928, Chính quyền Quảng Đông tổ chức một đội khảo sát và kiểm tra các đảo. Đại học Tôn Trung Sơn tại Quảng Đông dẫn đầu đội hải thuyền và gửi một tàu chiến đi theo. Sau chuyến khảo sát, một bản báo cáo được công bố và Trung Quốc khẳng định chủ quyền đối với các quần đảo. (27) Không có quốc gia nào, kể cả Pháp (hay An Nam) phản đối.

                Tuy nhiên, tháng 12 năm 1931, Pháp phản đối chủ quyền Trung Quốc đối với Hoàng Sa cho nước bảo hộ của họ là Việt Nam. Quai d’Orsay thông báo cho Trung Quốc rằng đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa căn cứ trên tài liệu lịch sử Việt Nam rằng vua Gia Long vào năm 1816 và vua Minh Mệnh vào năm 1835 đã thực thi chủ quyền tại đó. (28) Khi đó, chính quyền Pháp cũng đòi hỏi chủ quyền cho Việt Nam đối với Trường Sa. Trong suốt những cuộc đàm phán ngoại giao giữa Trung Quốc và Pháp, năm 1933 Pháp bất ngờ tuyên bố chiếm đóng 9 đảo nhỏ tại Hoàng Sa và Trường Sa và đặt những đảo này dưới chủ quyền của mình. Pháp nói rằng chỉ có người Trung Quốc trên đảo khi việc chiếm đóng diễn ra .(29) Chính quyền Trung Hoa kịch liệt phản đối sự chiếm đóng của Pháp.

                Tranh cãi kéo dài nhưng không giải quyết được. Tháng 7 năm 1938, khi Trung Quốc tiến hành cuộc đấu tranh chống Nhật Bản, Pháp chiếm phần còn lại của Hoàng Sa.

                Tình hình thay đổi vào năm 1939. Tháng 2 năm đó, Nhật chiếm đóng Hải Nam, đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho đến khi Nhật đầu hàng vào tháng 8 năm 1945. Tháng 11 năm 1946, Trung Hoa Dân Quốc chiếm hai quần đảo và đặt tên lại các đảo nhỏ, bãi đá ngầm, bãi cát, bãi đá. Lính canh giữ của Trung Hoa Dân Quốc đã đóng tại Hoàng Sa và Trường Sa cho đến năm 1950 khi quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đổ bộ lên Hải Nam. Từ 1939-1950, cả Pháp và Việt Nam đều chưa bao giờ phản đối việc chiếm đóng của Nhật Bản và Trung Quốc đối với hai quần đảo.

                Khi Hiệp ước Hòa bình với Nhật Bản được ký tại Hội nghị San Francisco, cả Việt Nam và Trung Quốc đều khẳng định chủ quyền của mình đối với các đảo. Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Chu Ân Lai đã đưa ra bản thông cáo vào ngày 15 tháng 8 năm 1951 tại Bắc Kinh (cả Trung Hoa Dân Quốc và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đều không được mời đến hội nghị) với hàm ý rằng đảo Hoàng Sa và Trường Sa “luôn luôn là lãnh thổ của Trung Quốc”, và chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo này “sẽ không bao giờ bị ảnh dưới bất kỳ cách thức nào”. (30) Ngày 7 tháng 9 năm 1951, tại Hội nghị San Francisco, Trần Văn Hữu, Thủ tướng chính quyền Bảo Đại, cũng tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Thủ tướng Trần Văn Hữu tuyên bố hai quần đảo “luôn luôn là của Việt Nam”. (31) Sau đó chính phủ Philppine cũng tuyên bố chủ quyền một số đảo trong quần đảo và Hiệp ước Hòa bình không nêu ra những đảo này thuộc về nước nào.

                Tháng 6 năm 1956, hai năm sau khi chính phủ của Hồ Chí Minh (VNDCCH) tái lập tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Ung Văn Khiêm nói với Li Zhimin, đại diện Tòa đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, rằng “theo dữ liệu của Việt Nam, Nam Sa và Tây Sa trong lịch sử là một phần lãnh thổ của Trung Quốc.” (32) Cuối năm 1956, Trung Hoa Dân Quốc gửi binh lính đến chiếm đảo Ba Bình (Itu Aba) thuộc Trường Sa kể từ đó đã đóng quân luôn tại đây.

                Bằng chứng thuyết phục hơn về việc Việt Nam công nhận các đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Trung Quốc là xác nhận của Phạm Văn Đồng với tuyên bố của chính phủ Trung Quốc vào năm 1958. Ngày 4 tháng 9 năm đó, chính phủ Trung Quốc công bố chiều rộng hải phận 12 hải lý áp dụng trên tất cả lãnh thổ của Trung Quốc “bao gồm đảo Đông Sa, đảo Nam Sa…” Mười ngày sau, Phạm Văn Đồng nêu trong công hàm gửi đến Chu Ân Lai rằng “Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.” (33)

                Năm 1977 Phạm Văn Đông đã thay đổi ý kiến. Ông nói rằng ông phải đưa ra xác nhận đó vì đó là thời điểm chiến tranh. (34) Tuy nhiên 1958 không phải là năm có chiến tranh. Nếu quan hệ Việt-Trung không xấu đi, thì xác nhận của Phạm Văn Đồng đến ngày nay sẽ vẫn sẽ còn được xác thực.

                Nhằm củng cố sự ủng hộ dân tộc của nhân dân, chính quyền Sài Gòn cho quân đổ bộ lên một trong số các đảo nhỏ của Hoàng Sa và quấy rối những ngư dân Trung Quốc nhưng không chiếm đảo. Năm 1961, Sài Gòn tuyên bố sáp nhập Hoàng Sa vào tỉnh Quảng Nam của Việt Nam. Trung Quốc phản đối mạnh mẽ, Hà Nội giữ im lặng. Năm 1973, Sài Gòn chiếm một đảo tại Hoàng Sa và bắt đầu ký các hợp đồng thăm dò dầu khí với các công ty nước ngoài, như đã nói ở phần trước. Ngoài ra, Sài Gòn còn tuyên bố sáp nhập 7 đảo tại Trường Sa vào tỉnh Phước Tuy của Việt Nam. Những diễn biến này thúc dục Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chiếm Hoàng Sa bằng quân sự vào tháng 1 năm 1974 sau cuộc đụng độ ngắn với quân đội Sài Gòn. (35)

                Việc Trung Quốc chiếm Hoàng Sa có tác động rất lớn. Hai tuần sau, Sài Gòn chuyển qua chiếm 6 đảo thuộc Quần đảo Trường Sa nhưng không động đến lính của Đài Loan đóng tại đảo Ba Bình. Bắc Kinh gọi việc chiếm đóng của Sài Gòn một cuộc “xâm lược” và lập lại chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa. (36) Nhằm làm phức tạp thêm cuộc tranh chấp ngoại giao này, Philippine lên tiếng phản đối hành động quân sự của cả Trung Quốc và Việt Nam và khẳng định chủ quyền của mình. Khi quân Bắc Việt tiến vào Sài Gòn tháng 4 năm 1975, Hà Nội không mất thời gian trong việc đưa quân ra chiếm 6 đảo tại Trường Sa từ tay quân Sài Gòn. (39) Sau khi việc chiếm đóng đã hoàn tất và đảm bảo, tờ Quân đội Nhân dân của Hà Nội ngày 15 tháng 5 năm 1975 đã công bố bản đồ Việt Nam đánh dấu Quần đảo Trường Sa là một phần của Việt Nam. Cuối 1975, bản đồ mới của nước Việt Nam thống nhất gồm Trường Sa và Hoàng Sa là lãnh thổ của Việt Nam. (40) Có vẻ như Việt Nam đưa ra chiến lược lấy tấn công để phòng thủ. Điều này xảy ra lần thứ hai khi Hà Nội thay đổi lập trường về các quần đảo.

                Trước 1976, Việt Nam không bao giờ sử dụng tên gọi “Hoàng Sa” và “Trường Sa” để chỉ đảo Paracel và Spratly. Tuy nhiên từ 1976, Việt Nam kiên định sử dụng những tên này nhằm đòi hỏi quyền lợi lịch sử của mình. Tháng 5 năm 1977, Việt Nam mở rộng vùng đặc quyền kinh tế lên 200 hải lý, bao gồm đảo Hoàng Sa do Trung Quốc chiếm đóng. (41) Cho đến cuối 1978 lãnh đạo Việt Nam dường như vẫn duy trì sự công kích ở mức độ có giới hạn. Ví dụ như trong việc phủ nhận tuyên bố của Trung Quốc về chủ quyền đối với đảo Trường Sa, Hà Nội lập lại phản tố đối với các quần đảo nhưng bày tỏ mong muốn giải quyết một cách hòa bình. (42) Tuy nhiên Bắc Kinh thì không hề khoan nhượng. Lập trường của Trung Quốc là rõ ràng và quyết đoán, nhất là trong những cuộc hội đàm của Lý Tiên Niệm với Phạm Văn Đồng vào tháng 6 năm 1977 và trong bài phát biểu của Hoàng Hoa tháng 7 năm 1977. (43) Vì thế hai bên không đạt được một tiến trình nào khi tổ chức đàm phán về biên giới vào tháng 10 năm 1977. Tháng 4 năm 1978, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phan Hiền được cho là đã bày tỏ sự không đồng tình với người đồng nhiệm của Trung Quốc về vấn đề chủ quyền đối với hai quần đảo. (44) Sau khi Trung Quốc tấn công Việt Nam năm 1979, Việt Nam kiên quyết khẳng định chủ quyền đối với các quần đảo và gọi cuộc chiếm đóng của Trung Quốc đối với Trường Sa là “một hành động xâm lược trắng trợn” đối với chủ quyền của Việt Nam “nhằm đặt Việt Nam dưới tầm kiểm soát của Trung Quốc từ ngoài biển”. (45) Đây là lần thứ ba Hà Nội thay đổi lập trường từ việc phản đối chủ quyền của Trung Quốc đối với các quần đảo sang tố cáo Trung Quốc xâm lược lãnh thổ của Việt Nam.

                Kết luận đưa ra là tranh chấp này chỉ phát sinh khi mối quan hệ Trung-Việt trở nên xấu đi. Về khía cạnh lịch sử như đã nói Trung Quốc có bằng chứng vững chắc hơn Việt Nam để chứng minh là nước khám phá đầu tiên và có chủ quyền đối với các quần đảo. Ngoài ra, ngư dân Trung Quốc còn cư trú và buôn bán tại đây dù không thực thi chủ quyền liên tục hoặc kiểm soát cho đến đầu những năm 1990. Việc người Pháp chiếm đóng hai quần đảo từ 1933-1938 đã không kéo dài đến những năm sau chiến tranh sau khi Nhật Bản chiếm đóng từ 1939-1945. Đúng hơn là chính Trung Quốc đã chiếm đóng các đảo từ 1946-1950. Ngoài ra như đã đề cập Trung Hoa Dân Quốc đã chiếm đảo T’aip’ing tại Trường Sa từ 1956. Dù Nam Việt Nam đã quấy rối ngư dân Trung Quốc và tuyên bố sáp nhập Hoàng Sa vào tỉnh Quảng Nam vào năm 1959 nhưng không có sự chiếm đóng thực tế, Trung Quốc đã lập lại tuyên bố phản đối. Năm 1973 quân Nam Việt Nam đã đổ bộ lên một trong các đảo tại Hoàng Sa nhưng Trung Quốc đã đánh bật khỏi vào năm 1974. Cuối cùng, việc Việt Nam chiếm 6 đảo tại Trường Sa từ 1974 là một sự thực thi chủ quyền mới đối với các đảo chứ không phải là một sự thực thi chủ quyền liên tục. Trong tình huống này, thật khó để xem việc Pháp chiếm đóng từ 1933-1930 là “hành động chủ quyền cuối cùng và quyết định” theo đòi hỏi của luật quốc tế. (46) Có vẻ như Trung Quốc có đòi hỏi chủ quyền đối với hai quần đảo mạnh hơn so với Việt Nam.

                Tranh chấp kéo dài rất khó có thể giải quyến bằng tranh cãi. Tuy nhiên hiện nay đây không phải là một vấn đề cấp thiết. Tranh chấp biên giới đầu 1979 trở thành vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều và đã góp phần lớn làm nổ ra cuộc chiến 1979.

                Vịnh Bắc Bộ và Xung đột Biên giới

                Không giống như tranh chấp liên quan đến đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tranh chấp tại Vịnh Bắc Bộ và khu vực biên giới không có nguồn gốc lịch sử sâu xa. Trung Quốc và Việt Nam đôi khi vẫn có tranh cãi về Hiệp ước 1887.

                Hai hội nghị về vấn đề biên giới ở cấp độ thứ trưởng ngoại giao đã được tổ chức. Hội nghị đầu tiên tổ chức và tháng 8 và tháng 11 năm 1974 tại Hà Nội về phân định Vịnh Bắc Bộ. (47) Những cuộc hội đàm này chỉ lăm tăng thêm tranh cãi gay gắt.

                Trong vấn đề Vịnh Bắc Bộ, lập trường của Hà Nội ngày càng trở nên cứng rắn vào những năm 1970. Tháng 12 năm 1973 sau khi Hà Nội đưa ra đề xuất với Bắc Kinh về Vịnh Bắc Bộ, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam tuyên bố rằng vùng biển tại Vịnh Bắc Bộ “chưa được phân định…vì Việt Nam luôn ở trong thời kỳ chiến tranh”. (48) Có thể ông muốn ám chỉ quyết tâm của Việt Nam muốn đàm phán về phân định Vịnh Bắc Bộ trong hội nghị sắp tới vào năm 1974, nhưng ông không thể phủ nhận rằng Vịnh Bắc Bộ vẫn chưa được phân định vào năm 1973. Nhưng trong hội nghị đầu tiên vào tháng 8 năm 1974, Việt Nam thay đổi lập trường và tuyên bố rằng đường ranh giới trên vịnh “đã được phân định từ rất lâu” bởi qui định của Hiệp ước 1887; đường ranh đó là kinh độ 180 độ, 3 phút, 13 giây đông. Khẳng định của Hà Nội sẽ giúp Việt Nam có được 2/3 diện tích Vịnh Bắc Bộ.

                Trung Quốc không đồng ý. Những nhà đàm phán Trung Quốc lập luận rằng Hiệp ước Pháp-Thanh 1887 về Phân định Biên giới qui định đường đỏ chỉ là chỉ dấu chủ quyền đối với các đảo ngoài khơi chứ không phải là “đường ranh giới trên biển” trong vịnh. Ngoài ra theo Trung Quốc cụm từ “Vịnh Bắc Bộ” không xuất hiện trong bản hiệp ước và bản hiệp ước không có đính kèm bản đồ bao gồm toàn bộ vịnh. Trung Quốc gọi tuyên bố của Việt Nam là “một lối diễn giải không tưởng về bản hiệp ước”. (49)

                Sau hội nghị đầu tiên, Trung Quốc đưa ra nhiều đề xuất cho hội nghị lần hai. Cuối cùng Việt Nam cũng chấp thuận và hội nghị lần hai tổ chức vào tháng 10 năm 1977. Nhưng 5 tháng trước khi diễn ra hội nghị, Việt Nam xác định vùng biển chủ quyền và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý gồm phần diện tích lớn hơn trong Vịnh Bắc Bộ và những khu vực xung quanh Trường Sa và Hoàng Sa. Tháng 6 năm đó, Phó thủ tướng Trung Quốc Lý Tiên Niệm nói với Thủ tướng Phạm Văn Đồng rằng vùng biển trong Vịnh Bắc Bộ chưa bao giờ được phân định một cách chính thức và Trung Quốc không chấp nhận đề xuất của Việt Nam mà theo đó Việt Nam sẽ chiếm 2/3 diện tích tại Vịnh Bắc Bộ. (50) Với rất nhiều khác biệt trước hội nghị, hội nghị tháng 10 năm 1977 đã thất bại thảm hại. Sau đó thêm nhiều đề xuất đàm phán được đưa ra. Việt Nam giữ lập trường cứng rắn trong mùa hè 1978 và nói rằng họ “quá bận rộn để đàm phán” với Trung Quốc.

                Tranh chấp biên giới đã làm tình hình thậm chí còn căng thẳng hơn so với vấn đề Vịnh Bắc Bộ. Bất đồng đầu tiên xảy ra năm 1974 về những điểm chung trên tuyến đường xe lửa Việt Nam-Trung Quốc. Ban đầu Việt Nam lập luận một cách nhẹ nhàng rằng các điểm chung trên tuyến đường ra đã đặt nhằm vào năm 1954, ăn sâu vào lãnh thổ Việt Nam 300 mét. Hà Nội yêu cầu sửa đổi, Bắc Kinh từ chối. Sau đó, những bất đồng tương tự gia tăng về vị trí điểm nối của đường ống dẫn dầu, về các cột mốc biên giới và thậm chí là những con sông dọc biên giới. Hai bên đưa ra nhiều lời qua tiếng lại. Xô xát nghiêm trọng giữa chính quyền và nhân dân đia phương hai bên gia tăng. Sau đó vụ đổ máu đầu tiên xảy ra vào ngày 4 tháng 5 năm 1977 tại Cửa khẩu Hữu Nghị, 500 lính Việt Nam đã làm hơn 50 công nhân Trung Quốc tại khu vực đường ray bị trọng thương. Một tuần sau Việt Nam khẳng định lập trường cứng rắn hơn khi tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý từ bờ biển như đã đề cập lúc trước.

                Bế tắc trong đàm phán tháng 10 năm 1977 tại Bắc Kinh phản ánh chính xác sự gia tăng căng thẳng tại khu vực biên giới. Tuy nhiên tại cuộc hội đàm, Trung Quốc đề nghị hai bên kiểm tra lại việc sắp xếp trên toàn bộ đường biên giới theo hiệp ước biên giới Pháp-Thanh và giải quyết tất cả những tranh chấp biên giới và lãnh thổ. Sau đó Việt Nam và Trung Quốc nên ký kết một hiệp ước biên giới mới giữa Việt Nam-Trung Quốc để thay thế hiệp ước biên giới Pháp-Thanh. (51) Việt Nam bác bỏ đề xuất đó. Việt Nam lập luận rằng, “Họ (Trung Quốc) đã yêu cầu như một điều kiện tiên quyết rằng Việt Nam phải từ bỏ độc lập, chủ quyền biên giới và chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường”. (52)

                Hà Nội thực thi một biện pháp khác nhằm khẳng định cứng rắn lập trường về tranh chấp biên giới đó là chiến dịch “làm trong sạch khu vực biên giới” bắt đầu từ giữa năm 1977. Theo chiến dịch này tất cả những người Hoa và người thiểu số không có quốc tịch Việt Nam đều buộc phải trở về Trung Quốc. Có cảm giác rằng khi khu vực biên giới được dọn sạch thì sẽ không có diễn ra tranh chấp biên giới nữa. Nhưng trước khi khu vực biên giới được thanh lọc, những vụ xung đột bạo lực diễn ra càng nhiều hơn. Tướng Võ Nguyên Giáp được cho là đã đến thăm khu vực biên giới vào tháng 1 năm 1978 nhằm kiểm tra các cơ sở quốc phòng với sự tháp tùng của các cố vấn Liên Xô. (53) Sau khi bắt đầu trục xuất Hoa Kiều tại Việt Nam vào năm 1978, các cuộc đụng độ biên giới gia tăng nhanh chóng lên một mức độ mới như trình bày tại Bảng 3.1

                Dù có những khác biệt về số liệu những vụ đụng độ theo báo cáo của Việt Nam và Trung Quốc, nhưng sự gia tăng căng thẳng, đặc biệt là vào tháng 10 và đầu tháng 11 năm 1978 là dấu hiệu của xảy ra khủng hoảng.

                Bảng 3.1

                Những vụ đụng độ biên giới Việt-Trung theo số liệu của mỗi nước:

                Năm Trung Quốc Việt Nam 1974 121 179 1975 439 294 1976 986 812 1977 752 873 1978 1108 2175 1979 129
                (đến ngày 12 tháng 6 năm 1979)

                Nguồn: Nhân Dân Nhật Báo, ngày 14 tháng 5 năm 1979 và “SRV Memorandum” ngày 16 tháng 3 năm 1979, trang K.19

                Việc ký kết Hiệp ước Việt-Xô vào ngày 3 tháng 11 năm 1979 đã xác nhận cho dấu hiệu này. Ngày 10 tháng 11 Trung Quốc đưa ra lời cảnh báo cứng rắn cho Việt Nam về sự gia tăng xung đột biên giới.

                Hoàn toàn không có gì ngạc nhiên khi chính quyền Việt Nam gấy rối loạn tại biên giới Việt-Trung trước khi tăng cường xâm chiếm Campuchia và tham gia liên minh quân sự với Liên Xô. Chúng ta cần phải hỏi chính quyền Việt Nam? Việt Nam sẽ đi đến đâu? Và đi bao xa?...Nhân dân Trung Quốc quyết tâm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình. Trung Quốc nghiêm khắc cảnh báo Việt Nam: hãy dừng ngay hành động tội ác ..chấp dứt khiêu khích và những hoạt động dọc biên giới Việt-Trung. (54)

                Cảnh cáo và phản đối liên tục được đưa ra. Khi đụng độ tại biên giới tiếp tục gia tăng. Tình trạng căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc càng trầm trọng hơn bởi một vấn đề dể gây xúc cảm là việc Việt Nam trục xúc người Hoa.
                #8
                  lyenson 05.12.2009 09:12:57 (permalink)
                  Hoa Kiều tại Việt Nam

                  Hoa Kiều tại Việt Nam, cũng giống như ở những quốc gia Đông Nam Á khác, chủ yếu đến từ các tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến. (55) Dưới đời nhà Tống (960-1279), người Hoa phát triển mạnh mẽ hải quân và giao thương tại miền duyên hải Nam Trung Hoa, thúc đẩy thương mại tại Đông Nam Á. Theo những bằng chứng có sức thuyết phục, thương nhân Trung Hoa đã có mặt nhiều tại những chợ và hải cảng ở Vịnh Thái Lan vào thế kỷ thứ 13, trong thập niên cuối cùng của thế kỷ 13, người Hoa liên tục đi đến Campuchia, nơi bao gồm phần lớn diện tích của miền nam Việt Nam ngày nay. (56) Trong thời nhà Minh (1368-1644), người Hoa đến Việt Nam vì mục đích giao thương và định cư, số lượng khác đến Việt Nam trong thời nhà Thanh (1644-1911). Sau cuộc Chiến tranh Nha phiến (1840-1842), sự rối loạn tại Trung Hoa và sự thịnh vượng tại Đông Nam Á đã thúc đẩy mạnh mẽ dòng chảy người Hoa đổ về Đông Nam Á, gồm cả Việt Nam. Động cơ chính của việc di dân là kinh tế.

                  Tổ chức

                  Trong suốt những thế kỷ qua, cộng đồng người Hoa tại Việt Nam và ở những nước Đông Nam Á khác đã hình thành nên nhiều đặc tính khác nhau. Đầu tiên, tư duy kinh tế và khả năng làm việc chăm chỉ đã giúp họ đạt được vị thế kinh tế tại Việt Nam. Phần lớn định kỳ hoặc gửi tiến một cách có hệ thống về lại Trung Quốc. Thứ hai, họ truyền tải những di sản văn hóa của mình bằng cách mở các trường học người Hoa và xuất bản báo chí bằng tiếng Hoa. Một số người giàu có hoặc cha mẹ có định hướng giáo dục cũng gửi con cái trở về lại Trung Hoa để học tập trước khi được gửi đến Tây Âu học ở những bậc cao hơn. Thứ ba, nhìn chung họ duy trì hôn nhân trong cùng sắc tộc. Hôn nhân ngoài sắc tộc chỉ là lựa chọn thứ hai, một vài người kết hôn với người không phải người Hoa vì lý do kinh tế hoặc di trú. Thứ tư, họ không nắm quyền lực chính trị, một phần vì họ không phải là những con người chính trị, phần khác vì người Hoa chỉ là một sắc dân thiểu số. Họ cũng không sản sinh ra những nhà lãnh đạo quân đội. Tư tưởng truyền thống của người Hoa là "hảo tử bất tân binh" (một chàng trai tốt sẽ không phải là một người lính), tư tưởng này vẫn chiếm ưu thế trong cộng đồng người Hoa. Khi người Hoa buộc phải gia nhập quân đội như công dân Việt Nam, họ sẽ tìm cách để miễn quân dịch thông qua những quan chức Việt Nam tham nhũng hoặc tham gia lực lượng lính gác của Sài Gòn hơn là chiến đấu ngoài mặt trận. (37)

                  Về chính trị, việc người Hoa ủng hộ chính quyền Nam Việt Nam đã chứng kiến một sự thay đổi lớn vào năm 1965. Trước 1965, chỉ khoảng một nửa trong số 1,3 triệu người Hoa ủng hộ chế độ Sài Gòn (chế độ chống cộng sản). Sau 1965, đặc biệt là sau cuộc Tổng tiến công Mậu Thân 1968, lực lượng người Hoa chống cộng gia tăng lên 75-80%. (38) Lý do rất đơn giản: người Hoa cũng như phần đông người Việt từ 1965-1968 đã có cơ hội tốt hơn để quan sát và chứng kiến chính sách thật sự của cộng sản là gì. Tuy nhiên, một phần nhỏ người Hoa, phần lớn là thế hệ trẻ, vẫn gia nhập Việt Cộng. Họ tham gia đe dọa, ám sát và chiến tranh du kích. Đương nhiên những phần tử chống cộng là mục tiêu của họ. Dù người Hoa có những hội đoàn kinh tế xã hội được tổ chức tốt nhưng những hội đoàn này là để người Hoa gia nhập chứ không phải để kiểm soát hành vi chính trị của người Hoa. Trong phần lớn trường hợp, thông lệ này không mang lại hiệu quả. Trước 1975, chỉ có 5 dân biểu gốc Hoa trong chính quyền Sài Gòn. Không ai trong số đó có thực quyền. Do những đặc tính trên, người Hoa vẫn duy trì một vị thế phức tạp tại Việt Nam. Một mặt họ có đóng góp lớn vào đất nước, mặt khác họ không hoàn toàn hòa nhập vào xã hội Việt Nam. Họ giữ đặc trưng cơ bản của mình và có địa vị kinh tế tốt hơn so với người Việt. Đặc tính đó cũng làm người Hoa trở thành một vấn đề tại Việt Nam (cũng như ở những nước Đông Nam Á khác). Hoàn cảnh này được kết hợp bởi những thay đổi mạnh mẽ trong chính quyền và xã hội sau khi Bắc Việt giải phóng Nam Việt Nam.

                  Trước tháng 4 năm 1975, nhiều tổ chức phi chính phủ và tổ chức kinh tế xã hội được thành lập vững chắc trong cộng đồng người Hoa. Trên cơ sở khác biệt về ngôn ngữ và địa lý, người Hoa được chia thành 5 nhóm (bang hội) bao gồm Bang Quảng Đông (nhóm Quảng Đông và Quảng Châu), Bang Phúc Kiến, Bang Triều Châu, Bang Khách Gia và Bang Hải Nam. (99) Mỗi bang thành lập các hội đoàn riêng tại cả Sài Gòn và Chợ Lớn và bầu ra chủ tịch bang (người chỉ huy của bang). Nói cách khác, có tất cả 10 bang tại khu vực Sài Gòn-Chợ Lớn. Thành viên của bang bao gồm tất cả mọi thành phần trong xã hội. Mỗi bang có riêng trường học, bệnh viện và câu lạc bộ thể thao người Hoa. Họ xuất bản 11 tờ báo tiếng Hoa phục vụ cho khoảng từ 1,2 đến 1,4 triệu người Hoa tại Nam Việt Nam, nhưng việc xuất bản không được các bang ủng hộ hay tài trợ. Trên các bang là Cơ quan Quản lý Khu vực người Hoa. Thực ra cơ quan này có thể được gọi là Tổng hội đồng của 10 bang tại Sài Gòn và Chợ Lớn. Đó là một tổ chức hoạt động hiệu quả và giàu có. Ngoài ra, người Hoa còn thành lập Phòng thương mại người Hoa tại Nam Việt Nam phục vụ cho cộng đồng người Hoa và hoạt động kinh doanh khắp miền nam, tương tự như Phòng thương mại tại Hoa Kỳ. Việc thành lập (Hội đồng Bang) căn cứ trên các nhóm ngôn ngữ và địa lý còn việc thành lập Phòng thương mại căn cứ trên hoạt động kinh doanh. Các bang cùng tồn tại độc lập trên cơ sở bình đẳng dưới chính phủ Nam Việt Nam. (60) Để nhìn nhận rõ hơn, vui lòng xem Biểu đồ 3.1.

                  Có ba điểm quan trọng cần phải nhấn mạnh ở đây. Thứ nhất, những bang hội này đã tổ chức người Hoa thiểu số vào những cơ quan thống nhất về mặt xã hội, gần như không ai đứng ngoài tổ chức của cộng đồng người Hoa. Theo truyền thống người mới đến phải báo cáo với bang của mình và gia nhập bang. Mặc dù không có thông lệ cụ thể về việc đăng ký dân số nhưng mỗi bang đều theo dõi số lượng dân số của mình. Ngoài chức năng là một tổ chức xã hội, các bang còn có chức năng duy trì lễ nghi và tục lệ. Thứ hai, hoạt động kinh doanh phần lớn dựa trên cơ sở cá nhân, bang hội không kiểm soát vấn đề này. Hợp tác và trợ giúp lẫn nhau diễn ra thường xuyên hơn trong mỗi bang hơn là giữa các bang. Hợp tác và cạnh tranh đã thúc đẩy doanh thương phát triển. Hầu hết đều thành công nên đã giữ vị thế độc quyền kinh tế tại Nam Việt Nam. Thứ ba, có hơn 11 tờ báo tiếng Hoa tại Sài Gòn Chợ Lớn và 34 trường tiểu học và trung học tại khu vực này. Mục đích là để khuyến khích những di sản văn hóa của người Hoa. Dù một số người Việt gốc Hoa trẻ tuổi cũng tham gia trường quân sự Việt Nam, nhưng không có người nào là chỉ huy quân sự. Do đó cộng đồng người Hoa có khả năng thúc đẩy và duy trì con người về văn hóa nhưng không tạo ra những nhà lãnh đạo về chính trị và quân sự. Kết quả là cộng đồng người Hoa thậm chí gần như không có quyền lực để chống chọi trước những cơn bão tố trên chính trường Việt Nam, chứ đừng nói việc chống chọi lại cuộc cách mạng thay đổi triệt để do người Việt tạo ra.

                  Tại miền bắc Việt Nam, hàng trăm ngàn Hoa Kiều đã di cư vào miền nam sau khi đất nước bị phân chia tháng 7 năm 1954. Năm 1955, Bắc Kinh và Hà Nội đồng ý rằng người Hoa tại miền bắc sẽ từng bước được nhập tịch. Họ phải được đối xử như những người Việt Nam. Vào năm 1978 có khoảng 300.000 người Hoa sinh sống tại miền bắc Việt Nam.

                  Tại miền nam, những cơn bão chính trị chống lại người Hoa được tạo ra bởi hai động cơ chính là kinh tế và chủ nghĩa dân tộc. Vào năm 1954, sau khi Ngô Đình Diệm, người sau này trở thành tổng thống Nam Việt Nam, cũng cố quyền lực tại miền nam, ông đã ban hành một nghị định yêu cầu tất cả người Hoa phải từ bỏ quốc tịch Trung Quốc và nhập quốc tịch Việt Nam nếu họ muốn tiếp tục kinh doanh tại Việt Nam. Vào tháng 4 năm 1957, chế độ Ngô Đình Diệm tuyên bố thêm rằng tất cả thẻ căn cước ngoại kiều của người Hoa đều không còn hiệu lực. Người Hoa không có quyền để phản kháng. Họ chấp nhận những biện pháp này một cách miễn cưỡng. Một số người bày tỏ chính sách bất hợp tác bằng cách đóng cửa kinh doanh trong một thời gian. Rõ ràng người Hoa đã chịu tổn thất lớn, nhưng chính phủ cũng mất một khoảng tiền đóng thuế đáng kể.

                  Người Hoa đã có được một giai đoạn phát triển kinh tế từ 1963 đến 1975. (62) Tuy nhiên sau khi Cộng Sản chiếm Nam Việt Nam, lợi tức của họ đã trở thành mục tiêu tấn công của người Việt. Tờ luận thuyết hàng tháng Tạp chí Cộng Sản của Hà Nội đã cáo buộc:

                  Đến cuối 1974, họ [người Hoa] đã kiểm soát hơn 80% lương thực, may mặc, hóa chất, công nghiệp xây dựng và điện năng, và gần như độc quyền về giao thương-chiếm 100% về môi giới, hơn 50% về bán lẻ và 90% về xuất nhập khẩu thương mại. Họ hoàn toàn kiểm soát việc mua lúa gạo và nắm 80% tiền cho vay trên toàn miền nam. Họ sở hữu 42 trên tổng số 60 công ty có doanh số hàng năm lơn hơn 1 triệu đồng tiền chế độ cũ và đầu tư của họ luôn luôn chiếm 2/3 tổng số đầu tư hàng năm ở miền nam.

                  Dù có sự thổi phòng trong cáo buộc trên, nhưng người Hoa đã nắm giữ phần quan trọng trong nền kinh tế miền nam trước 1975 như đã đề cập. Tình hình này sẽ trở thành một điều không thể bỏ qua được dưới chế độ mời, nơi mà chính sách kinh tế không cho phép tư hữu và ý thức chủ nghĩa dân tộc và sự căm phẫn với Trung Quốc là rất lớn trong thời điểm đó. Việc thanh lọc sự giàu có của người Hoa và thay đổi địa vị của họ là không thể tránh khỏi. Bi quan trước viễn cảnh tình hình Việt Nam, nhiều người Hoa giàu có đã lặng lẽ rời khỏi Sài Gòn trước ngày thành phố sụp đổ vào cuối tháng 4 năm 1975.

                  Những biện pháp mới và Hoa Kiều giai đoạn 1975-1978

                  Nhìn lại quá khứ chúng ta nhận thấy rõ ràng là từ 1975-1978 chính phủ Việt Nam thống nhất đã tiến hành một loạt những biện pháp chuyển đổi kinh tế xã hội tại miền nam Việt Nam và gần như những biện pháp này chỉ nhằm đánh vào cộng đồng người Hoa. Theo trình tự thời gian, những biện pháp đó gồm phong trào đánh tư sản mại bản (1975), cải cách tiền tệ (1975, 1978) chuyển đổi sang xã hội chủ nghĩa đối với tư hữu và thương mại (1978). Những biện pháp này áp dụng cho tất cả người Việt tại miền nam (cải cách tiền tệ cũng được áp dụng tại miền bắc), chứ không chỉ áp dụng đối với Hoa Kiều. Tuy nhiên, phần lớn Hoa Kiều là những doanh nhân giàu có hoặc tư sản mại bản. do đó họ trở thành những mục tiêu chính làm bùng nổ tình cảm chủ nghĩa dân tộc của người Việt. Việc trục xuất Hoa Kiều là biện pháp có ảnh hưởng nhất gần như chỉ nhằm để quét sạch cộng đồng người Hoa trên toàn cỏi Việt Nam.

                  Phong trào đánh tư sản mại bản 1975

                  Sau khi chiếm Sài Gòn tháng 4 1975, chính quyền Việt Nam lập kế hoạch thanh trừng sự giàu có của cộng đồng doanh nghiệp. Vào tháng 7 và tháng 8 năm 1975, chính quyền tuyển mộ hàng trăm thanh niên trẻ kể cả những sinh viên gốc Hoa để huấn luyện về tư tưởng trong một thời gian ngắn. Khóa huấn luyện tập trung học tư tưởng Mác về đấu tranh giai cấp và nhằm để thanh trừng những phần tử bóc lột, giàu có, phản động và tư sản mại bản.Tất cả người Hoa giàu có được xác định thuộc vào nhóm này và phải đăng ký với chính quyền. Khi đã hoàn tất việc huấn luyện và chuẩn bị, chiến dịch đầy mạnh mẽ đẵ bắt đầu từ ngày 5 tháng 9 tại Sài Gòn-Chợ Lớn cũng như tại một số thành phố khác ở miền nam. Những cuộc biểu tình và mít-ting rộng lớn được tổ chức hàng ngày. Truyền thông không ngừng lên án tội ác của tư sản mại bản, cáo buộc họ độc chiếm thị trường, thao túng giá cả, tích trữ hàng hóa và mua bán vàng và đô la trái pháp luật. Cuộc vận động vừa hào hùng vừa đáng sợ, nó đáng sợ đối với những người giàu, đặc biệt là người Hoa và nó hào hùng đối với những người trẻ tuổi, những người ảo tưởng về một xã hội tốt đẹp hơn dưới chế độ cộng sản.

                  Chiến dịch rộng lớn kéo dài trong 5 ngày. Sau đó cơn bão bắt đầu nổi lên. Từ 10 giờ tối ngày 9 tháng 9, nhiều nhóm cảnh sát trang bị vũ khí, nhân viên an ninh và những thanh niên qua đào tạo đã tiến chiếm một số công ty, cửa hàng, nhà máy và nhà ở của những doanh nhân người Việt lẫn người Hoa tại Sài Gòn-Chợ Lớn. Những thanh niên gốc Hoa hỗ trợ các nhóm này trong việc phiên dịch và xác minh. Họ bắt giữ các doanh nhân hoặc tạm giam (trong một hoặc hai ngày). Khi đó họ lục soát và hoàn tất hồ sơ về hàng tích trữ và tài sản, gồm đô la Mỹ, vàng thẻ, kim cương, hàng hóa, xe cộ, tủ lạnh, ti vi, nội thất và cả quạt máy. Họ lục soát tỉ mỉ từ phòng khách đến đền cái lư hương bé nhỏ, để không thiếu sót dù chỉ là “một cây kim hay sợi chỉ”.

                  Không phải đến tận sáng ngày hôm sau khi chính phủ ban hành bản thông cáo 14 điểm về chiến dịch. Bản thông cáo cáo buộc tư sản mại bản đã “phá hoại nền kinh tế, độc chiếm thị trường và tích lủy giàu có bằng xương máu của đồng bào”. Bản thông có cũng nói rằng nhân dân yêu cầu nhà nước cần phải áp dụng những biện pháp khắt khe đối với họ. (65) Trong điểm thứ tư và thứ năm, bản thông cáo đưa ra khả năng xung công nhưng cơ sở kinh doanh và tài sản:
                  4. Nhà nước sẽ nỗ lực hết sức mình để khuyến khích và giúp đỡ tư sản đóng góp vốn, hiểu biết kỹ thuật và tài năng để tham gia xây dựng các vùng kinh tế mới.

                  5. Trong một số trường hợp đặc biệt, tư sản có thể bán sản phẩm và cơ sở kinh doanh cho nhà nước. Nhà nước sẽ đánh giá và xem xét theo từng trường hợp cụ thể.
                  Trong ngày hôm đó, phát ngôn viên Ủy ban Quân quản thành phố Hồ Chí Minh tuyên bố chính quyền đã ra lệnh bắt giữ một số phần tử tư sản “sai trái”; chính quyền cũng ra lệnh kê biên tất cả tài sản của họ. (66) Cũng trong ngày đó, tờ Sài Gòn Giải Phóng đăng bài xã luận nói rằng bọn tư sản mại bản đã thông đồng với bọn xâm lược Mỹ và chính quyền bù nhìn. Máu của “đổng bào chúng ta” càng đổ ra, thì sự giàu có của chúng càng gia tăng hơn. Chúng đã trở thành “những ông vua”, như vua lúa gạo, vua thép gai, vua xây dựng, vua café và vua sắt thép. Tội ác của bọn chúng là “cực kỳ nghiêm trọng và hoàn toàn không thể dung tha”, tờ nhật báo cáo buộc đầy giận dữ. Phải “cương quyết than trừng” bọn chúng. Ngày 12 tháng 9, thêm nhiều ông vua nữa bị bắt. Những vụ bắt giữ cũng được tiến hành ở nhiều thành phố khác. Tờ Sài Gòn Giải Phóng tiếp tục công kích tư sản mại bản, Đài phát thanh Hà Nội nói rằng người Hoa đã chào đón chiến dịch này. (68)

                  Chiến dịch này kéo dài đến đầu tháng 10, gần một tháng. Về lý thuyết cả tư sản người Hoa và người Việt đều là mục tiêu. Nhưng trong thực tế người Hoa chịu tổn thất lớn nhất. Nhưng có bao nhiều công ty của người Hoa hay cửa hàng bị lục soát và “làm tê liệt”? và có bao nhiêu nhà tư sản người Hoa bị bắt giữ? Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chưa bao giờ công bố một con số chính xác. Không cách gì để biết chắc chắn. Tuy nhiên sau đó người ta biết rằng có ít nhất 100 công ty của người Hoa đã bị lục soát một cách kỹ lưỡng chỉ trong một đêm, ngày 9 tháng 9, và hơn 250 người Hoa giàu có đã bị bắt trong suốt chiến dịch. Một số đã tự sát. Tài sản vô chủ kể cả nhà cửa đều bị tịch thu ngay lập tức. Những người bị bắt gồm chủ tịch và/hoặc chủ sở hữu các công ty kinh doanh bột ngọt, kim loại, bột mì, rạp hát, xuất nhập khẩu, dệt, giấy, nhà hàng và đồ sắt. (69) Phần lớn trong số họ được thả ra trước 1979 sau khi đã đóng góp vốn liếng và cơ sở kinh doanh cho nhà nước. Đối với những nhà lãnh đạo chính trị phản động, lãnh đạo văn hóa-giáo dục, họ là một trong số những nhóm đầu tiên trở thành tù nhân hoặc thất nghiệp.

                  Như đã đề cập, đầu tháng 4 năm 1975, một số lãnh đạo cộng đồng người Hoa đã rời Việt Nam ra nước ngoài. Sau tháng 5 năm 1975, thêm nhiều lãnh đạo bang hội khác ra đi. Những lãnh đạo ban đầu gần như không còn tồn tại. Sau đó chính quyền cách mạng chiếm tòa nhà văn phòng của Tổng hội và Tổng hội đồng, rồi là câu lạc bộ của các bang và đóng cửa 11 tờ báo tiếng Hoa. Chính quyền cũng chiếm luôn Bệnh viện đa khoa Sùng Chính vào đầu 1976 và 5 bệnh viện khác của các bang vào tháng 1 năm 1978.
                  #9
                    lyenson 05.12.2009 09:14:50 (permalink)
                    Cải cách tiền tệ, 1975 và 1978

                    Từ khi giải phóng Sài Gòn năm 1975 đến khi xảy ra chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979, chính quyền Việt Nam đã tiến hành hai đợt cải cách tiền tệ (đổi tiền-ND). Lần đầu vào tháng 9 năm 1975 tại miền nam Việt Nam, lần thứ hai vào tháng 5 năm 1978 trên toàn quốc. Cuộc cải cách năm 1975 nhằm chuyển đổi đồng tiên tư bản của Sài Gòn thành đồng tiền xã hội chủ nghĩa và để thực thi chính sách thiết lập ra một xã hội quân bình bằng cách giảm đáng kể sự giàu có của người dân tại miền nam. Cuộc cải cách năm 1978 được thực thi theo chính sách thúc đầy đoàn kết dân tộc và thanh trừng những phần tử trục lợi sau chiến tranh, đó là những doanh nhân và người buôn bán lẻ. Tuy nhiên cả người Hoa và người Việt đều chịu tổn thất nặng nề từ những cuộc cải cách này.

                    4 giờ chiều ngày 21 tháng 9 năm 1975, chính quyền thành phố Hồ Chí Minh thông báo qua đài phát thanh cho tất cả người dân rằng họ phải trở về lúc 11 giờ tối (giờ giới nghiêm là từ 11 giờ tối đến 5 giờ sáng) để đợi lắng nghe một thông báo quan trọng của chính quyền. Lúc đó nhiều bà vợ của những cán bộ Việt Nam đổ xô ra chợ để mua quần áo, lương thực, rượu ngoại và nhiều hàng tạp phẩm khác. Tiếng đồn càng lên cao. Ngay sau 11 giờ tối, đài phát thanh thông báo gia hạn giờ giới nghiêm thêm 6 tiếng đồng hồ vào ngày 22 tháng 9, tức đến 11 giờ sáng. (70) Ba tiếng sau (2 giờ sáng, ngày 22 tháng 9) Chính quyền Cách mạng cấp tỉnh tuyên bố một cuộc đổi tiền. Sau đó Ủy ban Quân quản thành phố Hồ Chí Minh lý giải rằng việc gia hạn thêm giờ nhằm giúp người dân có thể chuẩn bị cho việc đổi tiền. (71)

                    Sáng ngày 22 tháng 9, Ngân hàng Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh ban hành thông cáo về đổi tiền. Bản thông cáo có thể được tóm lược như sau:

                    1. Tỷ lệ trao đổi giữa tiền mới và tiển cũ (đồng) là 1 đồng tiền mới đổi 500 đồng tiền cũ;
                    2. Mỗi hộ gia đình có thể đổi 100.000 đồng tiền cũ (tương đương 200 đồng tiền mới) để dùng cho những nhu cầu sinh sống hàng ngày.
                    3. Những gia đình kinh doanh buôn bán nhỏ có thể đề nghị đổi thêm 100.000 đồng tiền cũ, và phải chờ có chấp thuận.
                    4. Những tổ chức kinh doanh lớn có thể đổi từ 100.000 đến 500.000 đồng tiền cũ. Nếu thật sự có nhu cầu, mỗi công ty kinh doanh lớn có thể đổi thêm tối đa 500.000 đồng tiền cũ.
                    5. Số tiền cũ còn lại (từ 100.000 đến 100 triệu đồng hoặc lớn hơn) phải đổi sang tiền mới và nộp vào ngân hàng.
                    6. Tất cả việc đổi tiền phải kết thúc lúc 11 giờ tối ngày 22 tháng 9.
                    7. Những ai vi phạm các qui định này phải chịu trách nhiệm hình sự.


                    Những người đang nắm giữ tiền cũ, đặc biệt là Hoa Kiều, phải đối mặt với một tình thế tiến thoái lưỡng nan. Một số chỉ còn biết bán hàng hóa hay thiết bị kinh doanh với một cái giá thấp không tưởng cho những cán bộ Bắc Việt dưới áp lực rất lớn của phong trào đánh tư sản bắt đầu từ ngày 10 tháng 9. Nếu họ đổi thêm 100.000-500.000 tiền cũ (tương đương 200-1.000 đổng tiền mới) và gửi số tiền đó vào ngân hàng thì họ lo ngại sẽ bị xác định vào dạng tư sản mại bản, nhưng nếu họ giữ lại số tiền cũ còn lại mà không còn giá trị nữa, thì họ sẽ bị trừng phạt nếu bị phát hiện. Đứng giữa những sự hổn loạn lớn lao, một số đành nộp số tiền cũ còn lại, số khác nhờ người thân hay bạn bè đổi thêm tiền đồng mới, một số thì bán tiền đồng cũ cho những cán bộ cộng sản với tỷ lệ 5.000 đồng tiền cũ đổi một đồng tiền mới, có người chỉ còn biết quẳng tiền đi, cũng có người chỉ đơn giản là đốt hết số tiền vượt quá giới hạn cho phép. (73) Do đó khá nhiều doanh nhân người Hoa giàu có, những người trước đây đã đổi tiền đồng lấy vàng hay ngoại tệ với số lượng đáng kể, đã chịu tổn thất lớn chỉ trong một đêm.

                    Vậy còn số tiền vượt mức phải gửi vào ngân hàng thì sao? Chính quyền mất gần 6 tháng mới cho phép người gửi được rút 30 đồng tiền mới trong một tháng. Tuy nhiên bắt đầu từ tháng 12 năm 1976, chính quyền ra lệnh chấm dứt hoàn toàn những việc rút tiền này.

                    Ngay sau cuộc cải cách tiền tệ đầu tiên, chính quyền ban hành nghị định yêu cầu tất cả người nước ngoài phải báo cáo và nộp ngoại tệ vào ngân hàng. Những người từ chối không nộp sẽ có nguy cơ bị trừng phạt ngoài và bị tịch thu ngoại tệ. Kết quả là giá trị ngoại tệ tăng vọt, giá cả leo thang vượt mức kiểm soát (tỷ giá chính thức: 1 đô la Mỹ bằng 1,50 tiền đồng mới).

                    Hai chính sách quan trọng khác cũng gây thiệt hại cho người Hoa và người Việt được ban hành từ 1976-1977 trước khi tiến hành cuộc cải cách tiền tệ lần thứ hai năm 1978. Chính sách thứ nhất là đánh thuế nặng và chính sách kia gọi là khu kinh tế mới.

                    Tháng 8 năm 1976, một nghị định mới qui định rằng tất cả những người kinh doanh kể cả bán thuốc lá trên vỉa hè mà có lợi tức hơn 10% từ tháng 5 năm 1975 sẽ chịu mức thuế là 80% và qui định này có hiệu lực hồi tố. Tuy nhiên mức thuế thực tế tăng lên đến 100% do lạm phát bắt đầu từ tháng 7 năm 1976, cũng có hiệu lực hồi tố. Nói cách khác, tất cả lợi tức của doanh nhân từ tháng 5 năm 1975 phải giao lại cho chính phủ. Quyết định này “nhắm vào những người buôn bán nhỏ nói chung, nhưng chủ yếu nhắm nhiều hơn vào những triệu phú người Hoa” tại Sài Gòn và Chợ Lớn. (74) Ngoài ra chính quyền cộng sản còn ra lệnh cho doanh nhân phải trả thuế trước 4 tháng, từ tháng 9 đến tháng 12 năm 1976. Thuế được chia ra 3 cấp với 3 bậc trong mỗi cấp. Theo những cấp này, mức thuế cao nhất là 13.750.00 đồng tiền cũ (tương đương 27.500 đồng tiền mới) (75) Lợi tức của doanh nhân người Hoa gần như bị mất sạch.

                    Việc xây dựng những vùng kinh tế mới dựa trên một kế hoạch trong sự tưởng tượng của giới lãnh đạo Việt Nam. Đây là một phần của kế hoạch 5 năm (1976-1980). Mục đích của kế hoạch có hai phần: tái phân bổ lực lượng lao động từ những thành phố đông dân đến những vùng nông thôn không người ở và tạo ra những khu vực sản xuất lương thực và kinh tế.

                    Tại Đại hội 4 Đảng Cộng Sản Việt Nam giữa tháng 12 năm 1976, lãnh đạo Việt Nam chính thức công bố kế hoạch. Nguyễn Văn Linh, Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, đã nói với những đại biểu quốc hội vào ngày 15 tháng 12 năm 1976 rằng: “Trong một tương lai gần, hơn 1 triệu người dân tại thành phố Hồ Chí Minh sẽ được định cư toàn bộ ở những vùng kinh tế mới ..những khu vực ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh sẽ phát triển thành một nông trường rộng lớn bao quanh thành phố cung cấp đầy đủ thực phẩm và rau quả cho thành phố.” (76) Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng tuyên bố vào ngày 16 tháng 12 rằng việc phân phối lực lượng lao đông có thể lên mức 4 triệu người sẽ bắt đầu vào năm 1977. (77) Phạm Hùng, Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư đảng tại miền nam, nói thêm rằng khu vực đồng bằng sông Cửu Long “sẽ sản xuất gạo và những thực phẩm khác.” (78)

                    Sau khi việc tái phân bổ dân cư bắt đầu, khó khăn đã nảy sinh. Người dân chỉ trích chính sách này là “phục hồi dân số miền nam bằng dân miền bắc”. Trong cuộc trả lời phỏng vấn với phóng viên tờ Le Monde ngày 16 tháng 4 năm 1976, Phạm Văn Đồng đã bảo vệ kế hoạch này:

                    Chúng tôi đang đối mặt với những vấn đề phức tạp, cần phải có giải pháp cấp thiết, làm sao để những thành phố tại miền nam ít dân hơn và phục hồi “những vùng trắng” tại nông thôn…Đối với Việt Nam…vấn đề bây giờ là thiết lập và thực thi kế hoạch này theo cách thức hợp lý nhất có thể được. Đây cũng là biện pháp hiệu quả nhất và thực tế nhất để đảm sự phát triển cân bằng và đối xứng về công nghiệp và nông nghiệp tại các thành phố và vùng nông thôn, tránh ô nhiểm và xáo trộn hệ sinh thái..” (79)

                    Tuy nhiên thành phần nào sẽ bị tái định cư tại những vùng kinh tế mới? Họ sẽ đến những nơi nào và bằng cách thức nào? Đã chuẩn bị được những gì cho họ tại những vùng đất mới? Đã đạt được những kết quả như thế nào? Và kế hoạch đó tác động như thế nào đối với Hoa Kiều? Những người tận mắt chứng kiến đã đưa ra câu trả lời đầy đủ cho những câu hỏi này. (80)

                    Từ 1976-1977, đời sống tại thành phố Hồ Chí Minh mỗi ngày một tồi tệ hơn. Tỷ lệ thất nghiệp cao, lạm phát và thiếu hụt lương thực được nói đến rộng rãi qua những bức thư từ lọt ra nước ngoài kể cả Hoa Kỳ từ Việt Nam. (81) Dù có tiền, người dân vẫn không thể mua lương thực và thuốc men. Hàng trăm ngàn người phải trải qua một gia đoạn cực kỳ khó khăn để kéo dài cuộc sống. Trong tình cảnh đó, những vùng kinh tế được giành cho họ. Vì thế những người định cư mới từng là viên chức, lao động tại thành thị, chủ cửa hàng và dân thất nghiệp sau chiến dịch đánh tư sản. Phần lớn họ từ thành phố Hồ Chí Minh. Số khác tự nguyện tham gia vì không thể tồn tại ở thành phố lâu hơn nửa, họ “không còn gì để bán, không có lựa chọn nào khác”. Số khác bị ép buộc phải đi vì họ là “những người không sản xuất ra của cải”. Vùng kinh tế mới được phân tại những khu vực đất đai không dùng đến, xa xôi hẻo lánh, và những khu vực miền núi kém phát triển, thường có ít chuẩn bị hoặc không có chuẩn bị gì để đón nhận những người đến định cư. Thỉnh thoảng những người mới đến bị chết bởi bom mìn còn sót lại sau Chiến tranh Việt Nam. Họ không có đủ nơi ở, lương thực, nước và y tế. Họ phải trải qua một đời sống thậm tệ. Một vị linh mục công giáo gốc người Pháp gốc Canada, đã sống tại Việt Nam trong 28 năm mô tả:

                    Những gì đã diễn ra là một tháng trước khi người di cư đến, các sinh viên được gửi đến để chuẩn bị lều trại, mỗi gia đình họ lập căn nhà với bốn cọc tre lợp lá chuối…không có tường, sàn nhà là mặt đất, mưa có thể đổ vào.

                    Vấn đề đáng ngại hơn là tìm kiếm được nước sinh hoạt. Đời sống vô cùng khó khăn trong những vùng kinh tế mới…Bệnh sốt rét xuất hiện tràn lan và không có đủ lương thực. Về mặt chính thức, chính phủ hứa cung cấp gạo trong ba tháng cho những người khai hoang trong khi chờ đến vụ thu hoặc mới, nhưng tôi không hề biết có trường hợp nào mà chính phủ đã giữ lời hứa. (82)

                    Vị linh mục cũng viết rằng vào sáng sớm ông thấy hàng đoàn xe quân sự chất đầy người dân chở đi đến những vùng đất hoang sơ. “Hơn 3.000 người rời khỏi thành phố mỗi ngày”, ông viết. Đến tháng 2 năm 1977, 600.000 người đã rời khỏi Sài Gòn. Theo số liệu của chính phủ, lượng người di cư đã tăng lên 1 triệu người vào giữa tháng 4 năm 1977. Tháng 4 năm 1977, Thông tấ xã Việt Nam loan báo rằng “Khoảng vài trăm ngàn chủ cửa hàng, chủ tiệm café, nhà hàng và người bán hàng rong vẫn còn kinh doanh, buôn bán bất hợp pháp, đầu cơ, làm giá và thu nhiều được nhiều lợi tức. Tồi tệ hơn, nhiều thanh niên lười nhát làm việc, thích làm ăn bất hợp pháp hơn để kiếm sống”. Do có hơn 80% dân chúng tại Sài Gòn không làm được việc gì có ích cho nhà nước, nên họ phải đi đến những vùng nông thôn, bản thông cáo viết tiếp. Ước tính có hơn 6 triệu người nửa tại miền nam phải rời bỏ thành phố, phần lớn họ đi tới những khu kinh tế mới, thông tấn xã công bố. Nhưng nhiều người gọi những khu này là “những trại tập trung không có hàng rào”. (84)

                    Tháng 5 năm 1978, khoảng 300.000-350.000 người Hoa ở Sài Gòn-Chợ Lớn phải đi đến khu kinh tế mới. (85) Tất cả đều kêu ca và chịu đựng cuộc sống khắc khổ. Một số trốn chạy về lại thành phố, sống nhờ nhà của người thân hay bạn bè vì nhà cửa đã bị chính quyền chiếm đoạt khi họ ra đi. Họ liên tục tìm kiếm trợ giúp từ trong và ngoài nước thông qua bạn bè, người thân, bạn học, đoàn thể và những mối quan hệ trong cùng bang hội. Họ vật lộn để tồn tại ở thành phố. Mộ số người cố gắng rời khỏi Việt Nam trước khi chính phủ cho phép họ ra đi vào tháng 1 năm 1978. Người Hoa thường xuyên bị bắt giữ và bỏ tù.

                    Cuộc cải cách tiền tệ lần thứ hai diễn ra vào ngày 3 tháng 5 năm 1978. Như đã đề cập, bề ngoài là để thúc đẩy đoàn kết dân tộc, loại bỏ những phần tử tư bản trục lợi. Hà Nội hy vọng cuộc cải cách này sẽ thúc đẩy chuyển biến sang xã hội chủ nghĩa.

                    Theo nghị định của chính phủ, mỗi gia đình ở thành thị được phép đổi tiền cũ lấy từ 100 đến 500 phiếu ngân hàng mới, và mỗi hộ gia đình tại nông thôn được đổi lấy từ 50 đến 300 tùy vào qui mô gia đình. Công chức, đơn vị quân đội và những tổ chức kinh tế-xã hội khác được đổi lấy không quá 1.000. (86) Tỷ lệ đổi tiền là một đồng tiền miền bắc đổi một đồng tiền mới và 0.8 đồng miền nam đổi lấy một đồng tiền mới. Tất cả số tiền vược mức được chứng minh là thu nhập hợp pháp phải đổi sang tiền mới và nộp vào ngân hàng. Số tiền gửi vào ngân hàng có thể được rút ra khi người gửi có nhu cầu tiền bạc không lường trước phát sinh do đau ốm bệnh tật, sinh con, tai nạn hoặc ma chay. Việc rút tiền phải được chấp thuận. (87) Số tiền cũ vượt mức và không gửi vào ngân hàng sẽ mất giá trị sau 24 tiếng. Dù tỷ lệ đổi tiền có khác so với đợt đổi tiền năm 1975 nhưng đợt đổi tiền lần này gần như chỉ là sự lập lại.

                    Rút kinh nghiệm từ vụ đổi tiền năm 1975, trước 24 giờ người dân đổ xô đi mua vàng, đô la và tiền Hồng Kông còn sót lại trên thị trường chợ đen bất kể với giá nào. Một lần nửa vô số tiền cũ phải vẳng đi hoặc đốt bỏ. Nhiều người dân đã mua thực phẩm với giá cao (như 200 đồng tiền một con cá, 100 đồng tiền mới mua một con gà) và thưởng thức các món ăn chỉ trong một ngày! (88) Vài ngày sau, cảnh sát bố ráp vào nhiều nhà, mang đi nhiều thùng, giỏ đựng tiền cũ. Hơn một lần, cảnh sát đã tìm thấy hơn 10.000 đồng tiền cũ trong một ngôi nhà vì chủ nhân không thể chứng minh được họ có số tiền đó một cách hợp pháp. (89) Tủ lạnh, xe máy, bộ radio hi-fi, ti vi và những đồ dùng xa xỉ khác bị cảnh sát lấy đi. Người Việt và người Hoa chịu tổn thất nặng nề lần thứ hai.

                    Có thể Bắc Kinh rất quan ngại về cách đối xử với người Hoa trong đơt cải cách tiền tệ. Tuy nhiên, Trung Quốc không nằm trong vị thế có thể can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Khi đó, chính quyền Việt Nam không nhận thức được hậu quả nên đã tiến thêm một bước nửa nhằm loại trừ những thương gia giàu có.

                    Chuyển đổi tư bản tư nhân, thương mại sang xã hội chủ nghĩa 1978

                    Giống như chiến dịch đánh tư sản 1975, chiến dịch chuyển đổi xã hội sang mô hình xã hội chủ nghĩa vào tháng 3 năm 1978 đã được chuẩn bị ít nhất một tháng trước khi tiến hành. Điểm khác biệt duy nhất trong quá trình chuẩn bị giữa hai chiến dịch này là chiến dịch chuyển đổi xã hội sang mô hình xã hội chủ nghĩa phụ thuộc nhiều vào truyền thông đại chúng và ít có những cuộc biểu tình và tuần hành rộng lớn.

                    Dấu hiệu đầu tiên của chiến dịch xuất hiện trên bài xã luận của báo Nhân Dân ngày 24 tháng 2. Bài báo viết rằng việc chuyển đổi này tại miền nam là “một trong những nhiệm vụ kinh tế cấp thiết cần phải tiến hành” vào năm 1978 và vì thế” chiến dịch cần phải được đẩy mạnh”. (90) Bài xã luận viết, mục đích của chiến dịch là loại trừ sở hữu tư nhân trong công nghiệp và thương mại, xây dựng và mở rộng thị trường xã hội chủ nghĩa, bình ổn giá cả, đồng tiền, sản xuất, nghề nghiệp của nhân dân, và tăng cường an ninh chính trị. Tờ báo của đảng và chính phủ cũng nhấn mạnh việc chuyển đổi chỉ có thể thành công nếu có sự tham gia của quần chúng nhân dân. (91). Sau đó chiến dịch được tăng cường bởi truyền thông tại thành phố Hồ Chí Minh.

                    Ngày 23 tháng 3 năm 1978, Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành một bản thông cáo viết:

                    Có hiệu lực ngay lập tức, nhà nước thống nhất quảng lý thị trường và thay đổi tất cả các tổ chức kinh tế xã hội, thống nhất hoạt động kinh doanh và tổ chức phân phối đối đối với tất cả hàng hóa có tầm quan trọng đối với sản xuất xuất và sinh kế của nhân dân…

                    Tất cả hoạt động kinh doanh thương mại của những thương nhân tư sản đều bị cấm. Những thương nhân này sẽ được nhà nước hướng dẫn và trợ giúp để sử dụng nguồn vốn của mình sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội. Nếu thương nhân có trình độ chuyên môn và kỹ thuật, họ sẽ được nhà nước tuyển dụng làm việc trong lĩnh vực thương mại do nhà nước quản lý nhằm phục vụ cho cách mạng. (92)

                    Đối với hàng hóa và cơ sở kinh doanh của thương nhân tư sản, nhà nước sẽ trưng dụng hoặc mua lại, bản thông cáo viết. (93)

                    Chiến dịch bắt đầu từ ngày hôm đó. Dưới tên gọi “tổng kiểm tra”, cảnh sát vũ trang và nhân viên an ninh đã đi đến tất cả công ty kinh doanh và nhà ở. Việc lục soát của họ thậm chí còn kỷ càng hơn so với chiến dịch đánh tư sản 1975. Tất cả vàng bạc, đồ trang sức và ngoại tệ đều bị tịch thu. Hàng hóa trong kho và phương tiện kinh doanh đều bị xe quân đội chở đi và gân như không hề được bồi thường. Tivi và tủ lạnh một lần nửa trở thành mục tiêu. Sau khi hàng hóa và phương tiện kinh doanh bị lấy đi, các nhà máy và công ty đều đóng cửa. Sau đó chính quyền đưa những gia đình tư sản cũ đến vùng kinh tế mới. Chiến dịch càn quét kéo dài hơn một tháng. Nhiều người Việt và Hoa Kiều đã mất hết tất cả những gì mà họ có và bị đẩy đến những vùng kinh tế mới. (94)

                    Cộng với đợt cải cách tiền tệ lần thứ hai vào ngày 3 tháng 3, chiến dịch chuyển đổi dường như đã đạt được mục tiêu là loại bỏ những vết tích cuối cùng của tư bản tư nhân. Không còn một thương nhân người Hoa giàu có nào tại miền nam. Một số người vẫn giữ vàng hay ngoại tệ tại những điểm bí mật, nhưng phần lớn tùy thuộc vào mối quan hệ ở nước ngoài để tồn tại và đào thoát.
                    #10
                      Chuyển nhanh đến:

                      Thống kê hiện tại

                      Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
                      Kiểu:
                      2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9