HAMILCAR CỨU CON TRAI HANNIBAL (1862)
sen dat 10.01.2010 23:43:18 (permalink)
0
Chương I
GUSTAVE FLAUBERT (1821-1880)
Dịch giả: Nguyền Minh Trân

Sơ lược thân thế và sự nghiệp:
Gustave Flaubert sinh tại Rouen. Ông có một thời đi du lịch Hy Lạp,Syrie, Ai Cập sau đó  về sống hẳn ở ngôi nhà  Campagne de Croisset, nơi ông sáng tác phần lớn các tác phẩm của mình. Các tác phẩm của ông gồm có:
_Madame Bovary (1857)
_Salammbô (1862)
_L’Éducation sentimentale (1869)
_La tentation de Saint Antoine (1874)
_Trois Contes (1877)
_Bouvard et Pecuchet (1881)…
Ông là  người có văn phong đặc biệt, bút pháp tinh tế chính xác, giàu ngữ điệu. Các tác phẩm đều thể hiện cái nhìn hiện thực khách quan nhưng vẫn không kém phần lãng mạn. Tác phẩm nổi bật là Madame Bovary, và nhất là Salammbô một tiểu thuyết dựa theo huyền sử nước ngoài, lấy bối cảnh là cuộc chiến giữa Carthage và các nước phụ cận nơi diễn ra cuộc bạo loạn của đoàn quân đánh thuê của Hamilcar Barca, một trong hai vị thủ lãnh của Carthage, là vị anh hùng trong cuộc chiến thành Rome, ông trở về từ Sicile để nắm quyền trở lại. Salammbô con gái ông ta nguyện dâng hiến cho thần Tanit (nữ thần mặt trăng) và được dạy dỗ bởi Schahabarim một vị giáo sĩ. Vào lúc kết thúc cuộc chiến đoàn quân đánh thuê mở yến tiệc ở tại khuôn viên nhà Hamilcar, nhân lúc Hamilcar  vắng mặt  cùng với những hồi ức về những bất công mà họ phải gánh chịu ở Carthage, đoàn quân bắt đầu đập phá tài sản nhà cửa của Hamilcar. Sau đó Salammbô đã xuất hiện tại vườn sảnh để xoa dịu trấn tỉnh họ lại.Mathô và Narr- Havas là hai vị tướng lãnh của trại lính đánh thuê đều mê mệt nàng. Spendius một nô lệ đã được phóng thích nhân lúc xảy ra việc cướp phá đã theo hầu Mathô và khuyên hắn ta chiếm đoạt lấy Carthage để chiếm hữu Salammbô.  Đoàn  lính đánh thuê rời khỏi thành phố chưa được trả lương, họ đi về Sicca  trong lúc chờ có lương thưởng thì  Spendius lợi dụng nguồn tin mưu sát 300 người lính đánh thuê ở lại tỉnh, khích động đoàn quân đánh thuê nổi lên chống Carthage. Thành phố bị bao vây. Mathô và Spendius ban đêm lẻn vào, ăn cắp tấm vải thiêng Zaimph phủ tượng thần Tanit trong ngôi đền  rồi đột nhập vào phòng Salammbô trước khi bị bắt gặp và tẩu thoát dễ dàng, điều này khiến Salammbô bị nghi ngờ là đồng mưu.  Những xung đột mâu thuẫn khiến tướng quân Hamilcar và quân đánh thuê trước đây ông ta từng chỉ huy đã khiến bọn họ trở thành kẻ thù của nhau và ông ta chấp nhận những đề nghị của những người Aciens hầu có thể chống lại quân phiến loạn đánh thuê. Phe của Hamilcar đã bị quân phiến loạn bao vây, Carthage đã bị ngăn đường vận lương mọi hoạt động của Carthage bị ngưng đọng, điều được mọi người tin là vì bị  mất tấm khăn thiêng Zaimph. Vị giáo sĩ đỡ đầu cho Salammbô lúc đó khuyên Salammbô phải đoạt lại khăn từ tay Mathô bằng mọi cách nếu cần thì dùng mỹ nhân kế. Salammbô lẻn vào trại mà không ai biết, giơ tay thỉnh cầu thần Zaimph, Mathô bị chinh phục bởi sắc đẹp của nàng, quy phục trước nàng và ngủ trong vòng tay nàng. Salammbô lấy lại Zaimph và thế là quân của Hamilcar tấn công trại.  Khi quay trở về Hamilcar,  cha của Salammbô hứa sẽ gả nàng cho Narr- Havas thủ lãnh đoàn quân đánh thuê người Numides (ông này  đã bỏ đoàn quân cũ không còn theo bạo quân) với điều kiện giúp Carthage chiến thắng. Bị địch chọc thủng hệ thống dẫn nước, tuyệt vọng, những người dân Carthage chết khát nguyện tế máu cho thần những đứa trẻ của những nhà quý tộc.Lúc đó Hamilcar đã đánh tráo một đứa trẻ con người nô lệ để thay thế cho con mình thoát khỏi cái chết. Ngay chiều hôm ấy một trận mưa lớn làm đầy tất cả những thùng chứa nước. Sau đó Hamilcar lập mưu đưa bạo quân vào bẫy kẹt cứng trong ải đạo khiến không thể thoát ra được, bọn chúng đói khát và phải ăn thịt lẫn nhau. Những tàn quân cuối cùng đã bị Hamilcar buộc phải tàn sát lẫn nhau làm trò mua vui cho quân của ông ta.Mathô là người cuối cùng còn sống sót và bị bắt.  Ngày Carthage ăn mừng chiến thắng cũng là  ngày cưới của Salammbô với Narr Havas. Mathô bị đưa ra  trước đám đông phải chịu khổ hình và đến chiều thì chết, trái tim bị một vị giáo sĩ móc ra trước mặt Salammbô khiến nàng vì quá kích động mà chết. Thần Zaimph đã không tha thứ cho bất kỳ ai dám chạm tay vào tấm khăn thiêng. Từ lâu truyện Salammbô  được coi như đã khơi dậy nguồn cảm hứng cho cả ca kịch lẫn điện ảnh cũng như là yếu tố tạo  ra sự thành công cho những tác phẩm lấy bối cảnh lịch sử từ vùng này . Đây là tác phẩm dài hơi nhưng nhà bình giảng văn học Pháp Michel Levy  đã trích một đoạn hay nhất trong tác phẩm và biên tập lại thành một truyện ngắn với tựa đề là “HAMILCAR SAUVE LE PETIT HANNIBAL” . Xin mời  xem phần sau.
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 17.01.2010 22:15:39 bởi sen dat >
#1
    sen dat 10.01.2010 23:46:09 (permalink)
    0
    Chương II
    Hamilcar cứu con trai Hannibal. - truyện ngắn-
    Bối cảnh truyện Salammbô diễn ra ở Carthage vào thế kỷ thứ ba trước Thiên chúa. Thành phố đang bị khủng bố bởi cuộc bạo loạn của những đội quân đánh thuê. Vì vậy người ta nghĩ đến việc phải huyết tế người cho thần Moloch. Để thực hiện điều này các thầy  tế đi lùng sục tra xét tất cả những đứa trẻ của những gia đình quý tộc. Hamilcar đã cứu con trai khỏi chết bằng cách đánh tráo con mình với con một người nô lệ. Flaubert đã miêu tả nỗi đau của người cha bị tước đoạt mất đứa con với văn phong đầy rung cảm vừa nhẹ nhàng thuần phác vừa cuồng bạo quyết liệt.
    Bất thình lình họ xông vào nhà Hamilcar và đụng đầu ông ta ở ngay trong vườn. “Barca  chúng tôi đến đây vì điều mà ông đã biết …con trai ông đó!”.  Họ nhắc nhở thêm là đã gặp thằng bé đi với một ông già vào tuần trăng trước ở Mappales. Thoạt tiên ngỡ ngàng đến muốn nghẹn thở. Nhưng mau chóng nhận ra tất cả mọi cự tuyệt sẽ chỉ vô ích Hamilcar gật đầu tuân phục. Rồi ông ta đưa họ  vào nhà nơi dùng để buôn bán giao dịch. Những người nô lệ đã được báo cho biết phải canh chừng chung quanh. Ông ta vào phòng con gái Salammbô hoàn toàn cuồng loạn thất thần. Một tay ông ta túm lấy con trai Hannibal, tay kia giựt mạnh dải ren kết, dài lết phết từ một cái áo, cột chân cột tay nó lại, phần cuối dải kết ông ta tọng vào họng nó khoá miệng lại không cho la hét rôi ông ta giấu nó dưới cái giường nệm da bò đồng thời phủ lên đó một tấm vải trải giường rộng thùng thình chấm đất.
    Tiếp đến ông ta đi đi lại lại từ phải sang trái; giơ hai tay lên, xoay tròn, cắn môi. rồi dừng lại hai mắt mở trừng trừng, thở hổn hển như thể sắp chết tới nơi.
    Nhưng rồi ông ta đập mạnh  tay ba lần, Giddenem xuất hiện. Nghe đây! Ông ra lệnh: Mày hãy lựa ra trong đám nô lệ một thằng bé cỡ tám chín tuổi, tóc đen trán tròn. Mang nó lại đây! Nhanh lên!
    Chẳng bao lâu Giddenem trở vào dâng lên một thằng bé. Đó là một đứa bé trông đến khốn khổ. Vừa gầy gò lại vừa bủng beo, da dẻ xám xịt như lớp áo quần nhớp nhúa phất phơ tựa nhúm dẻ rách bám hai bên hông của nó. Nó cúi gầm mặt và dùng mu bàn tay chùi cặp mắt đầy ghèn dỉ..
    Đời nào người ta lại có thể lầm nó với Hannibal được kia chứ! Mà thời gian có còn đủ để kiếm đứa khác đâu! Hamilcar nhìn Giddenem như thể chỉ muốn nhảy lên bóp cổ hắn ta cho rồi.
    “Biến ngay!” ông ta gầm lên. Người quản giáo nô lệ lủi đi.
    Vậy là sự bất hạnh mà từ lâu ông e ngại đã đến, và ông ta đang nổ lực tìm kiếm hết mình xem có biện pháp phương cách nào để thoát nạn không.
    Abdalonim bất chợt hối sau cánh cửa: Người ta đang hỏi quan trưởng. Những người phụng thờ thần Moloch đang sốt ruột.
    Hamilcar  kìm nén một tiếng kêu không cho thoát ra cổ họng, giống như đang bị  phải bỏng bởi một thanh sắt đỏ, và ông ta lại bắt đầu quay quắt quanh phòng , không khác gì một kẻ điên. Rồi ông ta ngồi thụp xuống bờ lan can hai cùi chỏ chống trên đùi, hai nắm tay bóp chặt trán.
    Cái chậu bằng vân ban thạch chỉ còn sót lại chút nước trong cuả Salammbô dùng cho việc rửa tội. Mặc cho sự tởm lợm và vô cùng kiêu căng quan trưởng nhúng đứa trẻ vào rồi y hệt một tên buôn nô lệ ông ta dùng bàn chải kỳ cọ rửa ráy cho nó, ông ta lấy ra từ trong những ngăn tủ quanh tường hai mảnh vải vuông đỏ thắm, một mảnh đặt trước ngực nó một mảnh sau lưng rồi ghép lại cho khít sát hai bờ vai bằng các khuy cài kim cương. Ông ta xức nước hoa lên đầu nó, tròng qua cổ một xâu chuỗi hổ phách và xỏ cho nó  đôi giày xăng đan gót nạm ngọc trai, giày xăng đan của chính con gái ông. Nhưng ông giậm chân than thở hậm hực. Salammbô mãi lo hấp tấp phục vụ, trông cũng tái nhợt không kém gì ông. Đứa bé mỉm cười ngỡ ngàng bởi sự rực rỡ lộng lẫy đó rồi tự nó như được phấn khích, bắt đầu vỗ tay nhảy nhót khi Hamilcar kéo đi. Ông ta nắm tay nó rất chặt như thể sợ nó vụt mất, đứa bé bị ông ta làm đau vừa chạy lót tót bên cạnh vừa khóc thút thít.
    Một tiếng kêu nài khẩn khoản chợt vang lên từ căn nhà dành cho những người nô lệ dưới bóng cây kè “Ông chủ! ôi! ông chủ!”. Giọng nói như lời  thầm thì. Hamilcar quay lại và thoáng thấy một gã vẻ ngoài bần hàn, một trong những kẻ khốn cùng tình cờ lạc vào sống trong nhà này. Mày muốn gì hả? Vị quan trưởng cất tiếng hỏi. Gã nô lệ run như cầy sấy ấp úng: Tôi là cha của nó. Hamilcar cứ đi; Gã kia cứ lẻo đẻo theo sau, hai hông  cong gập lại, hai ống chân như muốn khuỵu xuống cái đầu chồm ra phía trước Khuôn mặt nhăn nhó co quắp chấn động vì kinh hãi thống khổ đến khôn cùng. Những tiếng nấc bị kìm nén bật vỡ ra uất nghẹn như thể  cùng một lúc gã vừa muốn hỏi vừa muốn kêu van: Xin ông làm ơn làm phước cho!
    Cuối cùng gã mới dám khều nhẹ vào cùi chỏ vị quan trưởng: Có phaỉ ông sẽ đưa nó…? Gã ta không đủ can đảm để kết thúc câu hỏi và Hamilcar đứng lại quá ngạc nhiên vì sự đau khổ đó. Hố sâu cách biệt giữa họ là quá lớn đến nỗi ông ta chưa từng nghĩ có điểm gì chung giữa hai người được.
    Điều này lại càng làm ông căm giận giống như thể bị lăng nhục bị xúc phạm. Ông ta ném trả bằng một ánh mắt lạnh buốt dữ dội còn hơn là nhát búa của tên đao phủ. Gã nô lệ ngất xỉu té xuống ngay dưới chân ông ta. Hamilcar bước qua.
    Ba người đàn ông mặc váy đen đang đợi sẵn ở sảnh đường sát vách đá phiến tròn. Ngay lập tức ông ta xé áo quần mình rồi lăn long lóc trên nền đá lát rú lên the thé: ôi Hannibal bé bỏng tội nghiệp của ba! Ôi ! con trai của tôi! Niềm an ủi của tôi! Hy vọng của tôi! Cuộc sống của tôi! Hãy giết luôn thằng này đi! Mang theo tao luôn đi!  khốn nạn! khốn nạn cho cái thân tôi! Ông ta cào xé mặt mình, bứt tóc tai và tru tréo khóc than như những người đi đưa đám. “Thôi thì hãy mang nó đi đi!Tôi đau đớn lắm rồi! Các người hãy đi cho khuất mắt! hãy giết tôi như nó đi!”. Những giáo sĩ phụng thờ thần Moloch sửng sốt vì quan lớn Hannibal vĩ đại lại yếu mềm đến thế! Bọn họ suýt nữa bị ông ta làm cho mủi lòng.
    Có tiếng chân trần chạy thình thịch trên nền cùng với tiếng thở hồng hộc đứt quãng như thể tiếng thở dốc của loài dã thú đang trờ tới, rồi ở ngưỡng lối vào căn phòng thứ ba giữa những trụ cửa, một người đàn ông mặt mày tái mét dang hai tay ra kêu hớt hải: Con tôi!
    Hamilcar nhảy dựng lên lao về phía người nô lệ lấy tay bịt mồm gã lại và kêu át đi: đó là lão già đã nuôi thằng bé, lão gọi con tôi đó mà, ổng đang muốn phát khùng lên rồi, thôi nào! Thôi nào! Rồi ông ta dùng bờ vai hích gạt, đuổi ba thầy tế cùng với nạn nhân của họ ra ngoài, thằng bé đã đi khỏi cùng họ, tiếp đó bằng một cái đạp mạnh, ông ta vội đóng sập cánh cửa lại ngay sau lưng.
    Hamilcar dõng tai nghe ngóng trong nhiều phút, lòng thấp thỏm sợ bọn họ sẽ quay trở lại. Tiếp đó ông ta  tính đến việc phải bán tên nô lệ này đi để gã khỏi tiết lộ thì mới yên tâm được. Nhưng tai hoạ chưa hẳn hoàn toàn biến mất, và nếu cái chết đó lại làm các vị thần nổi giận, có thể tai hoạ sẽ quay trở lại giáng xuống con trai ông ta.Thế là ông ta thay đổi ý định, nhờ Taanach đem đến cho người nô lệ những thức ăn tuyệt vời nhất của nhà bếp:một tảng thịt dê đực, đủ loại đậu, và những hộp mứt lựu. Gã nô lệ bị bỏ đói đã  lâu vội sà xuống ăn lấy ăn để; nước mắt rơi trên những dĩa thức ăn.
    (Salammbô, Michel Lévy, éditeur)
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 17.01.2010 22:18:44 bởi sen dat >
    #2
      sen dat 10.01.2010 23:48:03 (permalink)
      0
      NGUYÊN BẢN BẰNG TIẾNG PHÁP
      HAMILCAR SAUVE LE PETIT HANNIBAL (1862)
      L’action de Salammbô se passe à Carthage, au III siècle avant J.C. La ville est terrorisée par la révolte des soldats mercenaires. Aussi decide-t-on d’offrir un sacrifice sanglant au dieu Moloch; À cet effet le prête fait rechercher tous les enfants des plus nobles familles. Hamilcar sauve de la mort son fils Hannibal, en lui substituant un enfant d’esclave. Flaubert représente avec un pathétique sobre et farouche la douleur du malheureux père à qui son enfant est arraché.
      Ils arrivèrent chez Hamilcar tout à coup, et le trouvant dans ses jardin: “Barca! Nous venons pour la chose que tu sais…ton fils!” Ils ajoutèrent que des gens l’avaient rencontré un soir de l’autre lune, au milieu des Mappales (1) conduit par un vieillard.
      Il fut d’abord comme suffoqué. Mais bien vite comprenant que toute dénégation serait vaine, Hamilcar s’inclina; et il les introduisit dans la maison de commerce. Des esclaves accourus d’un signe en surveillaient les alentours.
      Il entra dans la chambre de Salammbô (2) tout éperdu. Il saisit d’une main Hannibal, arracha de l’autre la ganse d’un vêtement qui trainait, attacha ses pieds, ses mains, en passa l’extrémité dans sa bouche pour lui faire un baîllon, et il le cacha sous le lit de peaux de boeuf, en laissant retomber jusqu’à terre une large draperie.
      Ensuite il se promena de droite et de gauche; il levait les bras, il tounait sur lui même, il se mordait les lèvres. Puis il resta les prunelles fixes et haletant comme s’il allait mourir.
      Mais il frappa trois fois dans ses mains. Giddenem parut.
      “Écoute! Dit- il. tu vas  prendre parmi les esclaves un enfant mâle de huit ans à neuf ans avec les cheveux  noirs et le front bombé! Amène- le! Hâte- toi!”
      Bientôt Giddenem rentra en présentant un jeune garcon. C’était un pauvre anfant à la fois maigre et bouffi; sa peau semblait grisâtre comme l’infect haillon suspendu à ses flancs; il baissait la tête dans ses épaules et du revers de sa main frottait ses yeux tout remplis de mouches.
      Comment pourrait-on jamais le confondre avec Hannibal! Et le temps manquait pour en choisir un autre! Hamilcar regardait Giddenem; il avait envie de l’ étrangler.
      “Va-t’en!” cria-t-il. Le maître des esclaves s’enfuit.
      Donc le malheur qu’il redoutait depuis si longtemps était venu et il cherchait avec des efforts démesurés s’il n’y avait pas une manière un moyen d’y échapper
      Abdalonim tout à coup parla derrière la porte. On demandait le suffète. Les serviteurs de Moloch s’impatientaient.
      Hamilcar retint un cri comme à la brûlure d’un fer rouge; et il recommença de nouveau à parcourir la chambre, tel qu’un insensé Puis il s’affaissa au bord de la balustrade et, les coudes sur ses genoux, il serrait son front dans ses deux poings fermés.
      La vasque de porphyre contenait encore un peu d’eau claire pour les ablutions de Salammbô . Malgré sa répugnance et tout son orgeuil, le suffète y plongea l’enfant, et comme un marchand d’esclaves. Il se mit à le laver et à le frotter avec des strigilles. Il prit ensuite dans les casiers autour de la muraille deux carrés de pourpre, lui en posa un sur la poitrine, l’autre sur le dos et il les réunit contre ses clavicules par deux agrafes de diamant. Il versa un parfum sur sa tête, il passa autour de son cou un collier d’ électrum et il le chaussa de sandales à talons de perles, les propres sandales de sa fille! Mais il trépignait de honte et d’irritation. Salammbô qui s’empressait à le servir, était aussi pâle que lui. L’enfant  souriait, ébloui par ces splendeurs et même s’enhardissant, il commençait à battre des mains et à sauter quand Hamilcar l’entraîna.
      Il le tenait par le bras fortement comme s’il avait eu peur de le perdre; et l’enfant auquel il faisait mal pleurait un peu tout en courant près de lui.
      A la hauteur de l’ergastule sous un palmier une voix s’ éleva une voix lamentable et suppliante. Elle murmurait: “Maître! Oh! Maître!”.
      Hamilcar se retourna, et il aperçut a ses côtés un homme d’apparence abjecte, un de ces misérables vivant au hazard dans la maison._”Que veux- tu?” dit le suffète. L’esclave, qui tremblait horriblement, balbutia: “je suis son père!”
      Hamilcar marchait toujours; l’autre le suivait, les reins courbés, les jarrets fléchis, la tête en avant. Son visage était convulsé par une angoisse indicible, et les sanglots qu’il retenait l’ étouffaient, tant il avait envie tout à la fois de le questionner et de lui crier: “Grâce!”
      Enfin il osa le toucher d’un doigt, sur le coude légèrement “Est-ce que tu vas le…?” Il n’eut pas la force d’achever, et Hamilcar s’arrêta, tout ébahi de cette douleur.
      Il n’avait jamais pensé _tant l’abîme les  séparant l’un de l’autre se trouvait immense_ qu’il pût y avoir entre eux rien de commun.
      Cela même lui parut une sorte d’outrage et comme un empiètement sur ces privilèges. Il repondit par un regard plus froid et plus lourd que la hache d’un bourreau; l’esclave, s’ évanouissant, tomba dans la poussière, à ses pieds. Hamilcar enjamba par dessus.
      Les trois hommes en robe noire l’attendaient dans la grande salle, debout contre le disque de pierre. Tout de suite il déchira ses vêtements et il se roulait sur les dalles en poussant des cris aigus:
      “Ah! Mon pauvre petit Hannibal! Oh! Mon fils! Ma consolation! Mon espoir! Ma vie! Tuez moi aussi, emportez moi ! Malheur! Malheur!”. Il se labourait la face avec ses ongles, s’arrachait les cheveux et hurlait comme les pleureuses des funerailles.”Emmenez-le donc! Je souffre trop! Allez vous-en! Tuez-moi comme lui.”.Les serviteurs de Moloch s’étonnaient que le grand Hamilcar eût le coeur si faible. Ils en étaient presque attendris.
      On entendit un bruit de pieds nus avec un râle saccadé, pareil à la respiration d’une bête féroce qui accourt; et sur le seuil de la troisième galerie, entre les montants d’ivoire, un homme apparut, blême, terrible les bras écartés; il s’ écria:”Mon enfant!”
      Hamilcar, d’un bond, s’ était jeté  sur l’esclave; et en lui couvrant la bouche de sa main, il criait encore plus haut: “C’est le vieillard qui l’a élevé! Il l’appelle mon enfant! Il en deviendra fou! Assez! Assez!” Et chassant par les épaules les trois prêtres et leur victime, il sortit avec eux, et un grand coup de pied referma la porte derrière lui.
      Hamilcar tendit l’oreille pendant quelques minutes, craignant toujours de les voir revenir. Il songea ensuite a se defaire de l’esclave  pour être bien sûr qu’il ne parlerait pas; mais le peril n’ était point complètement disparu et cette mort, si les dieux s’en irritaient, pouvait se retourner contre son fils. Alors changeant d’idée, il lui envoya par Taanach les meilleures choses de cuisine: un quartier de bouc, des fèves et des conserves de grenades. L’esclave qui n’avait pas mangé depuis longtemps se rua dessus; ses larmes tombaient dans les plats.
      (Salammbô Michel Levy, éditeur).
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 10.01.2010 23:54:04 bởi sen dat >
      #3
        Ct.Ly 20.02.2010 19:36:23 (permalink)
        #4
          Chuyển nhanh đến:

          Thống kê hiện tại

          Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
          Kiểu:
          2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9