Cha mẹ giỏi, con thông minh
tiquay 21.01.2010 08:01:15 (permalink)
Cha mẹ giỏi con thông minh
 
Myrna B.Shure
Khánh Toàn, Thu Hương dịch
Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
 
Giúp bạn giải quyết những vẫn đề rắc rối thường ngày
trong nuôi dạy con cái
 
Tặng tất cả các bậc cha mẹ và những người làm con
Đã dạy tôi nhiều hơn những gì tôi có thể dạy cho họ.
 
ĐÔI ĐIỀU NHẮN NHỦ
 
Nói với tôi, tôi sẽ quên.
Dạy cho tôi, tôi sẽ nhớ.
Để tôi làm, tôi sẽ hiểu.
-         Thành ngữ Trung Hoa
 
Đã tám giờ sáng. Bạn nghe thấy tiếng còi xe buýt của nhà trường vang lên ở khu nhà mình, thế mà cậu nhóc bảy tuổi nhà bạn thậm chí còn chưa mặc quần áo.
Cô con gái bốn tuổi mếu máo trở về nhà, nức nở: “Tommy đánh con và làm hỏng đồ chơi mới của con”.
Một khách hàng quan trọng gọi đến cho bạn và lúc bạn đang nghe điện thì cậu con trai sáu tuổi gọi bạn rất to để đi tìm giày, mặc dù bạn đã dặn con hàng trăm lần là không được quấy rầy người lớn khi đang có điện thoại.
Ba ngày trước lễ Phục sinh, cô tiểu thư chín tuổi của bạn tuyên bố sẽ không cùng bạn đi thăm họ hàng vào ngày Chủ nhật.
“Thầy giáo nói con quay cóp, nhưng con không làm thế!” – đứa con mười một tuổi của bạn phẫn nộ thét lên như vậy.
Các con bạn thường cãi nhau về đồ chơi, giờ sử dụng máy tính, choi game hoặc các đồ vật khác như thế nào? Các em thường gây sự với bạn hay ai đó về một việc gì đó hoặc về tất cả mọi việc như thế nào? Bao lâu thì các em gây căng thẳng trong nhà một lần vì không chịu vâng lời, không làm những gì bạn bảo và cãi lại? Bạn có cảm thấy dường như mình đã cố gắng làm tất cả nhưng không giải quyết được vấn đề gì?
Nếu bạn đang có ý định tìm cách khác để xử lý những tình huống như trên thì đây chính là cuốn sách bạn cần. Ba mươi năm nghiên cứu về gia đình và trường học cho tôi thấy rằng, những đứa trẻ có khả năng suy nghĩ thấu đáo, tự mình giải quyết thành công vấn đề hàng ngày sẽ ít gặp các vấn đề về hành vi hơn và học giỏi hơn những em không thể tư duy theo cách này.
Trong hai cuốn sách Dạy con tư duy (Raising a thinhking child) và Dạy tư duy cho trẻ vị thành niên (Raising a thinhking preteen), tôi đã giới thiệu va giải thích một chương trình có tính thực tiễn, gồm nhiều bước, nhằm mục đích dạy trẻ các kỹ năng tư duy quan trọng, có tên là “Tôi có thể giải quyết rắc rối” (ICPS). Chương trình này mô tat các trò chơi, hoạt độn và đoạn hội thoại cụ thể mà cha mẹ có thể sử dụng để dạy con mình phản ứng chín chắn và linh hoạt hơn trước những rắc rối, xung đột nảy sinh trong cuộc sống thường ngày.
Tôi đã nhận được hàng ngàn bức thư, email và cuộc điện thoại cảm động của các bậc cha mẹ từng thử áp dụng chương trình ICPS. Một số đánh giá rằng chương trình này rất nất quán và tiện ích, một bà mẹ đã viết:
“Cuốn Dạy con tư duy giống như một món quà đối với gia đình tôi. Đứa con gái sáu tuổi của tôi đã trở thành một người giải quyết vấn đề rất nhạy cảm và dường như nó hiểu rất rõ nó là ai và đang nghĩ gì. Là cha me, giờ đây vợ chồng tôi cảm thấy mình đang có phương pháp nuôi dạy vừa nhẹ nhàng vừa hiệu quả để hướng dẫn con mình cách giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống, từ chia sẻ đến áp lực đồng đẳng và hơn nữa để trở thành người lớn. Gia đình chúng tôi xin cảm ơn Tiến sĩ Shure vì những đóng góp tuyệt vời cho việc nuôi nấng con cái.”
Một người khác lại tập trung vào khía cạnh cụ thể của chương trình:
“Các con tôi đã giải quyết được nhiều mâu thuẫn hơn sau khi tôi thay đổi trọng tâm. Bằng cách liên tục áp dụng kỹ thuật trò chuyện của Tiến sĩ Shure, tôi đã chuyển cho các con trách nhiệm phải tự giải quyết hầu hết các vấn đề thường ngày của chúng.”
Người mẹ này đã nhận ra rằng “kỹ thuật trò chuyện” mà tôi xây dựng nên là tâm điểm của phương pháp giải quyết rắc rối. Vậy kỹ thuật này có ý nghĩa như thế nào?
Giả sử rằng cô em gái Patty bốn tuổi và cô chị gái Val tám tuổi đang cãi nhau về một bồ đồ chwoi đất sét mà dì các em đã tặng cho Patty vào ngày sinh nhật. Patty bướng bỉnh tuyên bố với chị gái rằng chỗ đất sét đó là của mình nên Val không được phép chơi. Chỉ mấy phút mà hai cô bé đã la hét to đến mức mẹ chúng – Julia quyết định phải can thiệp.
Sau đây là cách mà mẹ các em sử dụng “kỹ thuật trò chuyện” để giúp hai tiểu thư giải quyết mâu thuẫn sao cho cô nào cũng hài lòng.
MẸ:                 Có chuyện gì đấy?
PATTY:          Đây là đất sét của con, thế mà chị Val đòi lấy hết.
VAL:               Con chỉ lấy có mỗi một tí. Patty chẳng bao giờ chịu chia sẻ cái gì cả, trong khi con có cái gì cũng chia cho nó.
MẸ:                 Patty, hai con đang to tiếng với nhau đấy. Bây giờ con cảm thấy thế nào?
PATTY:          Giận lắm!
MẸ:                 Val, con đang cảm thấy thế nào?
VAL:               Con điên mất! Patty quá ích kỷ. Không bao giờ chịu chia sẻ gì cả.
MẸ:                 To tiếng với nhau cũng là một cách để giải quyết rắc rối này. Vậy điều gì sẽ xảy ra nào?
PATTY:          Bọn con sẽ đánh nhau.
MẸ:                 Cả hai con nghĩ xem có cách nào khác để giải quyết vần đề này, sao cho cả hai đều không cảm thấy khó chịu và không phải đánh nhau không?
VAL:               Em có thể lấy chỗ đất sét đỏ còn con lấy chỗ đất sét xanh, sau đó bọn con sẽ đổi cho nhau.
MẸ:                 Patty, như vậy có được không?
PATTY:          Vâng, con sẽ làm một cái bánh và chị Val có thể dùng để ăn trnags miệng.
VAL:               Được, còn con sẽ làm phần kem phủ.
Như các bạn thấy đấy, Julia không hề nói đến các cô con gái, mà thay vào đó cô đặt câu hỏi. Kỹ thuật này không chỉ trực tiếp giúp cả hai cô bé tự giải quyết vấn đề của riêng mình mà còn cho phép Julia biết được vấn đề là gì, xét trên quan điểm của lũ trẻ. Nó cũng cho Val cơ hội thể hiện cảm xúc của mình – rằng bé đang bực bội vì bé tin rằng thường ngày vẫn chia sẻ mọi thứ với Patty thế mà Patty lại không hề đền đáp lại.
Cũng cần phải lưu ý rằng mỗi câu hỏi của Julia đều nhằm một mục đích riêng. Chẳng hạn, khi hỏi xem cả hai chị em cảm thấy thế nào, người mẹ đang giúp các con phát triển ý thức thông cảm. Một trong những lý do giải thích tại sao yếu tố cảm thông lại quan trong đến vậy là, nếu không quan tâm đến cảm giác của chính mình, chúng ta không thể quan tâm đến cảm giác của người khác được. Khi Julia hỏi: “Vậy điều gì sẽ xảy ra nào?”, lũ trẻ được yêu cầu phải cân nhắc về hậu quả mà hành vi của các em sẽ gây ra. Cuối cùng, để giúp các con tự mình tìm ra giải pháp cho rắc rối trước mắt, chị hỏi: “Cả hai con thử nghĩ xem còn cách nào khác để giải quyết vấn đề này, sao cho cả hai đều không cảm thấy khó chịu và không phải đánh nhau?”
Khác là một từ chìa khóa trong kỹ thuật trò chuyện. Bạn sẽ thấy ở một số chương trình trong cuốn sách này, có rất nhiều từ mà tôi cho in nghiêng nhằm thể hiện rằng chúng đang được sử dụng theo cách mới. Các từ khác – chẳng hạn như không, trước và sau – đều trở thành từ chìa khóa khi dùng, chẳng hạn như tỏng câu hỏi: “Ý kiến của con tốt hay không tốt nào?, “Điều gĩ đã xảy ra trước khi con đánh bạn?”, “Sau đó thì điều gì sẽ xảy ra?”.
Để lũ trẻ suy nghĩ về những câu hỏi đó, hãy sử dụng các từ khóa này và cả những từ khác nữa, điều thú vị sẽ xảy ra. Thay vì bỏ đi mà trong lòng giận dữ, bất lực, buồn chán, hoặc bị áp đảo, các em sẽ cảm thấy được trao quyền tự quyết và dễ chấp nhận giải pháp hơn. Theo kết quả nghiên cứu của tôi, trẻ em có xu hướng sẵn sàng thực hiện giải pháp các em tự nghĩ ra hơn là những giải pháp mà cha mẹ cho là tốt nhất.
Vậy, phương pháp giải quyết vấn đề này khác gì với những phương pháp khác mà các bậc cha mẹ có thể sử dụng để giải quyết rắc rối xảy ra với con mình? Hãy trở lại với tình huống các cô con gái đang giận dữ của Julia và giả sử như chị sử dụng điều mà các nhà tâm lý học gọi là “khẳng định quyền lực”, tôi thì gọi đơn giản là “phương pháp quyền lực”. Có thể chị sẽ nói: “Đưa chỗ đất sét đây cho mẹ. Nếu hai con không nhường nhau, mẹ sẽ cất đi và sẽ chẳng đứa nào có đất sét hết”. Hoặc: “Mẹ không muốn nghe các con to tiếng với nhau chút nào nữa. Patricia! Không được ích kỷ như vậy!” Các biện pháp như quát mắng, ra lệnh, tịch thu những gì lũ trẻ muốn, hoặc thậm chí biện pháp cách ly cổ lỗ, có thể mang lại kết quả mong muốn là dừng trận chiến lại, chỉ làm hài lòng các bậc cha mẹ trong một thời gian rất ngắn.
Đấy là vì “phương pháp quyền lực” đã bỏ qua một phần cực kỳ quan trọng trong “bức tranh”: bản thân lũ trẻ. Các em cảm thấy thế nào? Chắc chắn chúng vẫn giận dữ và chán nản như lúc trận chiến mới bắt đầu. Không chỉ vậy, các em còn không học được cách tự mình giải quyết vấn đề và điều này rất dễ đồng nghĩa với việc khi thời gian cách ly đã hết, các em lại cãi nhau về bộ đồ chơi đất sét. Và ngày hôm sau, các em sẽ rất dễ cãi nhau về một thứ khác. Một điều nguy hiểm khác trong “phương pháp quyền lực” là dần dần, các em sẽ cảm thấy bị chế ngự nhiều đến mức trở nên lãnh đạm hoặc hằn học và có thể sẽ trút sự chán nản đó lên đầu bạn bè.
#1
    tiquay 21.01.2010 08:03:42 (permalink)
    Các cách khác mà Julia có thể sử dụng là “phương pháp gợi ý” và “phương pháp giải thích” theo thuật ngữ của tôi. Nếu Julia sử dụng “phương pháp gợi ý”, chị sẽ bảo với các con điều gì nên làm chứ không phải điều gì không nên làm. Chẳng hạn, có thể chị sẽ nói: “Con nên hỏi xin thứ mà con muốn”, hoặc “Con nên chia sẻ đồ chơi của mình”. Nếu sử dụng “phương pháp giải thích”, chị sẽ nói: “Nếu hai con không học cách chia sẻ, sẽ không có ai chơi với các con nữa và các con sẽ không có ai làm bạn cả”. Phương pháp này hoạt động trên cơ sở giả sử rằng lũ trẻ hiểu được hành vi của mình có tác động như thế nào và ít khi thực hiện những hành vi làm tổn thương bản thân cũng như người khác. Theo phương pháp giải thích, Julia có thể áp dụng thông điệp như: “Mẹ rất bực vì các con cứ cãi nhau như thế”.
    Trong khi hai phương pháp gợi ý và giải thích tỏ ra có hiệu quả tích cực hơn so với phương pháp quyền lực, các bậc cha mẹ sử dụng cả ba phương pháp này vẫn còn nghĩ cho con mình. Thay vì yêu cầu các con tự giải quyết vấn đề, họ độc thoại một chiều. Những người này đang bảo, chứ không phải đang trò chuyện với con mình và rất có khả năng là các em đã bỏ ngoài tai những lời gợi ý, giải thích của cha mẹ. Hơn nữa, cuối cùng các bậc cha mẹ sẽ cáu tiết lên bởi vì con họ không nghe lời – điều này dẫn tới kết cục là không bên nào đạt được gì cả.
    Trên thực tê, trong ba phương pháp này, không có phương pháp nào khích lệ cha mẹ nhận ra hay hiểu được cảm giác của con mình; chúng cũng không chú trọng đến cảm giác của phụ huynh khi họ vấp phải những tình huống căng thẳng xảy ra với con họ.
    Sử dụng kỹ thuật trò chuyện như một phương pháp giải quyết vấn đề - phương pháp mà Julia đã áp dụng với hai cô con gái – sẽ giải quyết được cả mong muốn lẫn khả năng dễ bị tổn thương của cha mẹ và con cái. Kết quả sẽ là cả hai bên cùng giải quyết được vấn đề.
    Julia biết điều này. Chị là một phụ huynh biết suy nghĩ.
    Bản chất cảu một phụ huynh biết suy nghĩ là chủ động, chứ không phải thụ động. Dù con bạn có vướng phải rắc rối với anh chị em, bạn học, bạn bè hay với chính bạn, một phụ huynh biết suy nghĩ phải cân nhắc các trường hợp, quyết định xem phải phản ứng thế nào và giúp lũ trẻ xác định được cần phải nghĩ thế nào, chứ không phải là nghĩ cái gì, để từ đó các em có thể tự mình giải quyết vấn đề.
    Bây giờ, hãy sét trường hợp ba đứa trẻ năm tuổi đều muốn sử dụng một món đồ chơi rất hấp dẫn.
    Lenny nói với em trai: “Đưa cho anh cái tàu hỏa! Nó là của anh và giờ đến lwotj anh chơi”. Khi cậu em từ chối, Lenny giật lấy món đồ chơi và rời phòng.
    Sonja hỏi xin chị gái để được chơi búp bê một lúc. Khi bị từ chối, Sonjia giận dỗi bỏ đi.
    Anthony xin em trai cho chơi với chiếc xe tải một lúc. Khi em từ chối, cậu bé hỏi: “Tại sao lại không được?”
    Cậu em trả lời: “Em cần nó, em đang dập một đám cháy”.
    Anthony đáp lại: “Anh có thể giúp em một tay. Để anh đi kiếm cái vòi và chúng ta sẽ cùng nhau dập lửa”.
    Vậy Anthony khác với Lenny và Sonja ở điểm nào? Lenny phản ứng với thất vọng bằng cách hành động, trong trường hợp này là cướp lấy đồ chơi. Sonja mạo muội đưa ra đề nghị - được chơi với con búp bê một lúc – khi bị từ chối, cô bé đã từ bỏ và rút lui.
    Anthony không làm vậy. Khi nhận ra rằng giải pháp thứ nhất của mình không phát huy hiệu quả, cậu vận dụng tiếp giải pháp thứ hai. Trong khi Anthony có thể nghĩ đến việc đánh cậu em và cướp lấy món đồ chơi thì cậu bé đã không làm thế. Ý thức và thông cảm của cậu bé đã không cho phép cậu làm như vậy. Thay vào đó, cậu tìm nhiều cách thương lượng để đạt được điều mình muốn mà không làm tổn thương cả mình lẫn em trai. Cậu bé có khả năng cân nhắc đến mong muốn của cả hai.
    Anthony là một đứa trẻ biết suy nghĩ.
    Tất cả mọi trẻ em đều có thể học suy nghĩ theo cách của Anthony. Khả năng giải quyết rắc rối không chỉ tác động lâu dài đến hành động hiện tại cảu trẻ em mà như kết quả nghiên cứu của tôi, nó còn ảnh hưởng sâu sắc đến những hành động trong tương lai của các em, chẳng hạn như chống lại áp lực đồng đẳng đề không tham gia vào những hành vi có hại như thử ma túy, rượu, tình dục không an toàn và bạo lực.
    Và đi xa hơn nữa, đứa trẻ biết sũy nghĩ sẽ có nhiều khả nằng trở thành phụ huynh biết suy nghĩ.
    Khi viết cuốn Cha mẹ giỏi, con thông minh (Thinhking Parent, Thinking Child), múc đích của tôi là tóm lược những rắc rối thường ngày đầy thách thức mà các bậc cha mẹ và con cái – từ lúc chuẩn bị đi học cho đến tuổi vị thành niên – phải đối mặt, cũng như những công cụ thực hành để biến các rắc rối đó thành giải pháp.
    Cuốn sách được sắp xếp theo chủ đề. Mỗi chương tập trung vào một vấn đề riêng – chẳng hạn như giận dữ, xâm phạm hoặc thông cảm – với những ví dụ minh họa cho từng vấn đề. Cách tổ chức này cho phép bạn xem xét từng đề tài theo nhiều khía cạnh khác nhau.
    Trong cuốn sách này, bạn sẽ học được cách dạy con mình kỹ năng đưa ra quyết định đúng đắn, đồng thời tự do sử dụng các kỹ năng đó. Bạn sẽ học được cách hướng dẫn con thay đổi hành vi hoặc trở nên bớt dữ dằn hơn, bớt rụt rè hơn, bớt sợ hãi hơn; biết hợp tác và thông cảm hơn; có khả năng thích nghi cũng như đối mặt với những chán nản, thất vọng trong cuộc sống. Bạn cũng sẽ thấy các kỹ năng giải quyết mâu thuẫn hỗ trợ con bạn trong việc học hành như thế nào. Và, bạn sẽ thấy con mình ngày càng biết cảm thông thật sự. Nhờ phương pháp giải quyết vấn đề, trẻ em sẽ bắt đầu hiểu rằng cha mẹ chúng cũng nhạy cảm.
    Một số chương sẽ khuyến khích bạn dùng chính hành vi của mình làm gương cho con cái. Chúng sẽ đặt ra cho bạn những câu hỏi mang tính gợi ý: Phạt cách ly thật sự có lợi như thế nào? Đánh đòn là giúp đỡ hay làm đau con? Chúng ta sẽ làm gì khi tôi nghĩ một đằng về vấn đề nào đó còn vợ/chồng tôi lại nghĩ một nẻo? Tôi có cần phải học cách lắng nghe không? Tôi làm chuyện này thế nào? Tôi phải nói gì với con tôi khi tôi không giữ lời hứa?
    Khi sử dụng cuốn sách này, bạn không chỉ có đủ tự tin để xử lý những rắc rối thường ngày mà còn học được cách làm thế nào để hàng ngày cho con cái tiếp xúc với kỹ thuật trò chuyện giải quyết vấn đề. Và bạn cũng được đảm bảo rằng, con bạn sẽ có những công cụ cần thiết để đối diện với cuộc đời, không chỉ trong hôm nay mà còn trong năm tới, mười năm tới, mười năm tới và đến tận lúc trưởng thành. Ngay cả khi đã biết chương trình ICPS của tôi trong những cuốn sách trước, bạn cũng vẫn sẽ thấy rằng Cha mẹ giỏi, con thông minh là một nguồn tham khảo vô giá mà lại dễ sử dụng khi rắc rối xảy ra và chắc chắn chúng sẽ xảy ra.
    Mặc dù tôi hoàn toàn tin tưởng rằng phương pháp của mình hữu ích và hiệu quả, tôi vẫn không bao giờ phủ nhận hoàn toàn bất cứ một kỹ thuật nuôi dạy con cái nào. Chẳng hạn, tôi sẽ không bao giờ khuyên bạn đừng quát mắng con cái hay đừng thể hiện mình giận dữ. Làm vậy sẽ chẳng tự nhiên chút nào. Tất cả chúng ta đều phải bộc lộ cảm xúc của mình và lũ trẻ phải học cách đối mặt với thực tế đó. Tuy nhiên, nếu như bạn luôn luôn hoặc gần như lúc nào cũng phản ứng bằng cách nổi giận và trừng phạt con bạn mỗi khi chúng làm điều gì đó trái ý, các em sẽ rất khó mà trở nên tự lập, biết suy nghĩ. Trong khi không hề bảo các bạn cần phải làm gì, tôi mang đến cho bạn những cách nhìn mới về vấn đề để giúp bạn quyết định xem điều gì là tốt nhất cho bản thân và gia đình.
    Tháng 11 năm 2000, nhà nghiên cứu Irving Sigel thuộc Đại học Princeton đã nói với tôi: “Mỗi khi người ta dạy trẻ em điều đã khám phá cho riêng mình, đứa trẻ sẽ không còn phát minh ra điều đó được nữa và do vậy nó cũng hoàn toàn chẳng hiểu gì về điều đó cả”. Tôi hy vọng cuốn sách này sẽ giúp bạn tạo cơ hội cho con khám phá được cách tìm tòi và hiểu rõ về thế giới của chính bản thân mình.
    Và liệu một đứa trẻ còn có thể học cách nghĩ này ở đâu tốt hơn ở nhà? Theo Bonnie Aberson, nhà tâm thần học và tâm lý trường học đã thực hiện chương trình ICPS hơn 15 năm, “Trẻ em nên biết những tình huống khó khắn trong các môi trường khác, dù phức tạp đến mức nào, vẫn có thể giải quyết được trong gia đình tổ ấm, nơi mọi người được lắng nghe, chấp nhận. Chính mối giao tiếp cởi mở mang tính chấp thuận, mà ICPS củng cố, sẽ giúp tăng cường mối quan hệ và cảm giác được trao quyền sẽ góp phần giải quyết mọi vấn đề”.
    Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu, nhưng cũng không bao giờ là quá sớm cả.
    Điều chúng ta sẽ thật sự nói với con em chúng ta là: “Bố mẹ quan tâm đến cảm giác của con, suy nghĩ của con và bố mẹ muốn con cũng quan tâm nữa”. Chúng ta cũng sẽ khẳng định: “Bố mẹ tin con sẽ quyết định đúng”. Sau khi thử phương pháp giải quyết vấn đề mô tả trong cuốn Cha mẹ giỏi, con thông minh, tôi tin rằng bạn sẽ cảm thấy an toàn khi đặt niềm tin đó.
    #2
      tiquay 21.01.2010 16:38:45 (permalink)
      Phần 1
      Xử lý cảm giác
       
      Đứa trẻ nào có khả năng kiểm soát cuộc đời
      Sẽ không để cho cuộc đời kiểm soát lại chính mình.
       
                  Một hôm nào đó, ngay khi cô con gái vừa từ trường trở về nhà, bạn có thể biết điều kỳ diệu nào đó đã đến với con mình nhờ đọc được niềm hạnh phúc trong ánh mắt, trong bước chân, thậm chí trong dáng điệu của cô bé. Cô bé vui sướng đến mức gần như không thốt lên được lời khi nói với mẹ: “Mẹ còn nhớ bản báo cáo sách mà con phải viết không? Hôm nay cô giáo trả bài và cho con điểm cao nhé. Con được 10 điểm!”
      Niềm vui như thế thường rất dễ lan từ người này sang người khác. Bạn biết cách phải trả lời thế nào: “Thật là tuyệt vời! Mẹ mừng cho con đấy!”
      Vào ngày thường, cảm giác của con gái bạn khó nhận biết hơn. Cô bé nhìn e dè và không nói gì nhiều. Bạn không biết phải hỏi thế nào để giúp con mình cởi mở hơn, thậm chí còn không biết là cô bé có muốn nói chuyện hay không. Nếu bạn thúc ép, có thể con bạn sẽ thất vọng và khép mình hơn.
      Một hôm, con bạn về nhà trong tình trạng cực kỳ tồi tệ. Khi được hỏi, cô bé trả lời bằng giọng yếu ớt đến mức gần như không nghe thấy gì: “Jamie bảo rằng bạn ấy không muốn chơi thân với con nữa”. Bạn sẽ phái nói gì? Làm thế nào để giúp con bạn cảm thấy tốt hơn?
      Cảm giác không chỉ có ở tất cả mọi người mà còn hiện hữu từ lúc người ta mới sinh ra. Chỉ cần quan sát một đứa trẻ sơ sinh đang được cho ăn và để ý thwo dõi, ta có thể thấy những diễn biến cảm xúc trên gương mặt bé, ta sẽ biết khi đứa bé giận dữ, chán nản, ngạc nhiên, thỏa mãn hay sung sướng. Nhưng cảm giác cũng là thứ rất khó nắm bắt.
      Mặc dù cảm giác không miêu tả được (chúng ta không thể sờ mó hay ngửi cảm giác), nhưng rõ ràng nó có thật và cũng có thành phần vật lý: chúng ta có xu hướng cảm nhận được cảm xúc trong cơ thể mình. Một số người cảm nhận được sự sợ hãi trong lõm thượng vị; một số khác thì ở sau gáy. Mỗi chúng ta có một phản xạ khác nhau.
      Bước đầu tiên để giúp con bạn xử lý cảm giác là hãy xử lý cảm giác của chính bản thân bạn. Bạn có thể bắt đầu bằng nhận thức về những phản ứng cảm xúc của mình trước biến động cuộc sống. Bạn cảm thấy thế nào khi một điều tuyệt vời xảy ra, chẳng hạn như được thăng tiến trong công việc?
      Bạn cảm thấy thế nào khi bạn muốn một điều gì đó hoặc nghĩ rằng điều gì đó sẽ xảy ra nhưng nó lại không xảy ra? Bạn có nổi nóng, cảm thấy thất vọng và buồn chán? Bạn có đổ lỗi cho người khác, bỏ cuộc hay tìm cách cải thiện tình hình?
      Khi đã xác định được cảm giác và phản ứng của chính mình đối với những việc như vậy, bạn có thể giúp con xác định cảm giác và phản ứng của bé. Trẻ em học hỏi từ cảm giác của chúng ta. Chẳng hạn, khi cảm thấy hạnh phúc hoặc khi nhìn thấy con mình hạnh phúc hay buồn bã, chúng ta gọi tên chính xác cảu cảm giác: “Hôm nay trông con thật hạnh phúc!”, “Tại sao trông con buồn vậy?”. Dần dần, trẻ em sẽ học được cách sử dụng đúng từ diễn tả từng cảm giác bên trong.
      Gọi tên cảm xúc là một công cụ hữu hiệu. Khi mô tả được cảm giác của chính mình, trẻ em cảm thấy mình kiểm soát bản thân và thế giới riêng tốt hơn. Đấy là lý do tại sao người ta lại cần phải giúp trẻ em nhận biết được đầy đủ cung bậc cảm xúc. Khi được hỏi về cảm giác, nhiều trẻ sử dụng những từ ngữ như “tốt”, “kinh khủng”, “xấu”, “tồi tệ” hoặc “kinh hoàng”. Rất ít em trả lời “hạnh phúc”, “tự hào”, “buồn chán”, “thất vọng”, “sợ hãi”. Xác định được từ ngữ mô tả cảm giác không chỉ giúp trẻ hiểu rõ hơn các em đang cảm thấy thế nào, mà nó còn có thể quyết định xem các em cần phải làm gì tiếp theo. Khi cảm thấy buồn chán, trẻ có thể sẽ hành động khác so với khi cảm thấy thất vọng. Nếu chỉ nghĩ rằng mình cảm thấy “tồi tệ”, “kinh khủng” hoặc “khủng khiếp”, đứa trẻ sẽ không thể nào đưa ra được quyết định rõ ràng về bước phải làm tiếp theo.
      Bên cạnh việc giúp trẻ học cách đặt tên và nhận biết cảm giác, cũng cần phải giúp các em cảm thấy thoải mái khi thể hiện cảm xúc cảu mình. Khi tiến hành nghiên cứu về trẻ em, tôi nhận thấy rằng thời điểm trẻ (gồm cả bé trai và bé gái) cảm thấy thoải mái, các em sẽ thích nói về mọi loại cảm xúc của mình, kể cả những cảm xúc không thật sự tốt đẹp.
      Khi trẻ trở thành người giải quyết rắc rối giỏi, các em sẽ có khả năng tư duy về những hệ lụy có thể xảy ra khi thể hiện suy nghĩ và cảm giác của chsinh mình. Lúc đóm các em quyết định được việc kết hợp suy nghĩ và cảm giác đó với những yếu tố khác có đủ an toàn hay không – chẳng hạn như các em trò chuyện với bạn bè về một nỗi sợ hãi mà không phải lo rằng cuộc trò chuyện sẽ quay lại ám ảnh các em. Điều này mang đến cho các em ý thức về sức mạnh, bởi vì nó đã giúp các em quyết định điều gì sẽ nói với người khác và điều gì sẽ được giữ lại tỏng lòng.
      Các chương mà bạn sẽ đọc trong phần I sẽ minh họa những phương pháp giúp con bạn đối diện với cảm giác đôi khi rất khó diễn đạt (đặt biệt là ở em trai) như thất vọng, vỡ mộng, buồn chán, sợ hãi và những cảm giác nhiều khi rất khó kiểm soát như giận dữ. Tôi cũng sẽ đi sâu khám phá những cảm giác khó nắm bắt hơn, đôi khi trở thành mãn tính, như căng thẳng và lo lắng dù chsung bắt nguồn từ việc đến trường lớp mới, làm bài thi, những áp lực cảm xúc có thể ảnh hưởng đến việc học hành, hoặc việc phải đối mặt với những tình huống không thể kiểm soát được, chẳng hạn như một căn bệnh mãn tính đe dọa tính mạng ai đó trong gia đình. Cuối cùng, tôi sẽ xem xét cảm giác mang tính tàn phá như cảm giác mất mát – khi một người bạn chuyển đi, con vật cưng bị chết, hoặc một thành viên yêu dấu trong gia đinh qua đời.
      Bạn cũng sẽ thấy việc học cách vượt qua những hoàn cảnh khó khăn như thế sẽ giúp con bạn thành người biết quan tâm, thông cảm để hiểu và chấp nhận cảm xúc của chính mình. Các em cũng sẽ hiểu rằng mình có thể kiểm soát những cảm xúc đó. Điều này giúp trẻ có cảm giác đang kiểm soát cuộc sống của mình – đồng nghĩa với việc các em sẽ dần bớt bị động trước cuộc sống.
      #3
        tiquay 22.01.2010 09:50:59 (permalink)
        1
        Giận dữ
         
        Ôi, những cơn tam bành!
         
                    Bạn cùng cậu con trai ba tuổi vừa bước vào cửa hàng rau quả thì cậu bé nhìn thấy một hộp ngũ cốc loại yêu thích. Con bạn với lấy cái hộp và nhìn thèm thuồng, nhưng bạn không muốn mua bởi vì món đó quá ngọt và bạn chọn một loại khác ít đường hơn. Cậu bé giận dữ kéo ghì lấy chiếc xe đẩy. Cơn giận dữ ngày càng tăng, cậu bé đập chân đập tay, mặt đỏ lựng và bạn cảm thấy nôn nao kinh khủng ở lõm thượng vị. Cậu bé lại sắp sửa nổi cơn tam bành một lần nữa. Cơn tam bành luôn xuất hiện vòa những thời điểm tồi tệ nhát có thể.
        Bây giờ, con trai bạn đang gào khóc và bạn phải vạch ra những việc cần làm ngay.
        Bạn có thể van xin con đừng khóc nữa, nhưng chắc chắn cậu bé sẽ không nghe. Bạn có thể không đưa cậu bé đến sân chơi khi xong việc như đã hứa, những điều này cũng chẳng làm nó bận tâm. Bạn có thể lờ đi và hy vọng mọi việc đâu sẽ vào đấy, nhưng bạn biết kết quả sẽ không như vậy. Bạn có thể nhượng bộ và cho cái hộp vào xe đẩy, nhưng bạn không muốn con mình lớn lên với ý nghĩ cứ khóc thật lực là đạt được điều mong muốn. Bạn có thể nổi giận trở lại – cao giọng, giật cái hộp khỏi tay con – nhưng làm sao bạn có thể hy vọng con mình học được cách kiểm soát cảm xúc trong khi chính bạn không làm được điều đó?
        Hơn nữa, trong các khả năng trên, không một khả năng nào tỏ ra hợp lý hay hiệu quả. Chẳng có phương pháp xử lý giận dữ nào hoàn hảo cả. Tuy nhiên, vẫn có cách để chống lại những cơn tam bành. Đó là không cho chúng cơ hội xuất hiện.
        Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách chơi trò “giống và khác” với con mình.
        Một buổi chiều, khi bạn và con cảm thấy thật sự thoải mái và vui vẻ với nhau, hãy bảo con quan sát các động tác của cánh tay bạn. Trước hết, hãy dang rộng cánh tay và tạo thành các vòng tròn lớn. Sau đó, hãy vỗ tay thật lớn rồi hỏi con: “Các động tác mẹ vừa làm giống nhau hay khác nhau?”
        Khi con bạn trả lời “Khác”, hãy nghĩ ra hai động tác khác nhau mà bạn có thể dùng chân tạo ra để bé trả lời đúng một lần nữa. Sau đó, bạn hãy bảo con hãy dùng cơ thể làm hai động tác và hỏi bạn xem hai động tác đó giống hay khác nhau.
        Bạn cũng có thể chơi trò này ở ngoài sân chơi. Bạn có thể nói: “Hãy nhìn vào hai bạn kia nhé. Áo các bạn đó màu giống nhau hay khác nhau?”
        Trò chơi này cũng áp dụng được khi xem tivi, lái xe hoặc đi bộ đến nhà bạn bè, nó có mục đích là dạy trẻ biết phân biệt từ giống và từ khác.
        Vậy điều này liên quan gì đến những cơn giận dữ? Lần sau khi bạn đến cửa hàng hoặc đang ở đâu đó và cảm nhận được cơn tam bành của con sắp nổ ra, bạn có thể nhẹ nhàng bảo trẻ: “Chúng ta hãy chơi trò ‘giống và khác’ nhé. Con có thể nghĩ ra một cách khác để nói cho mẹ biết con đang cảm thấy thế nào ngay lúc này được không?”
        Một em bé ba tuổi đã ngừng khóc ngay khi mẹ bé đặt câu hỏi nói trên. Bé nhớ lại trò chơi đã từng thực hiện với mẹ, nhoẻn miệng cười và nói: “Có chứ, con có thể dùng tay vẽ hình tròn đấy!”. Cơn tam bành chỉ còn là dĩ vãng.
        Một đứa trẻ khác, bốn tuổi, đang sắp sửa gào khóc trên sân chơi thì được mẹ hỏi: “Con có thể nghĩ ra một cách khác để nói cho mẹ biết con đang cảm thấy thế nào không?”
        Cô bé nhận ra từ khác, dừng khóc, cười gượng gạo một lúc rồi dịu xuống. Một cô bé năm tuổi đang gào lên đòi kem bỗng ngừng khóc khi mẹ đặt ra câu hỏi như trên, ngây ngô nói: “Nhưng kem sẽ giúp con lớn lên”. Người mẹ không thể nào nhịn được cười. Tập trung mọi quyết tâm để không phải nhượng bộ, cuối cùng cô đã giữ được thế của mình. Chỉ vài phút, đứa trẻ vừa gào khóc ầm ĩ đã chuyển ngay sang cười vui.
        “Con có thể nghĩ ra một cách khác để nói cho mẹ biết con đang cảm thấy thế nào không?”
        Hãy biến những cơn tam bành thành cơ hội để dạy con biết rằng nó được và có thể lựa chọn và có thể lựa chọn một trong số rất nhiều khả năng để thể hiện cảm giác của mình. Bằng cách đó, cả hai mẹ con sẽ kiểm soát được cảm xúc của mình tốt hơn.
        #4
          tiquay 22.01.2010 11:33:59 (permalink)
          Chửi bới ầm ĩ!
           
                      Một hôm, bé Darren tám tuổi đi học về với vẻ mặt rầu rĩ. Bé nói: “Con đánh nhau với một đứa trên xe buýt. Con ghét nó lắm. Nó là đồ nói dối khốn nạn”. Rosemary, mẹ cậu bé, chưa bào giờ nghe bé nói những từ như thế cả và mặc dù rất thông cảm với tâm trạng của con trai lúc đó chị vẫn ngay lập tức yêu cầu con không bao giờ được nói năng như thế nữa.
          Một lúc sau, khi bé nói chuyện điện thoại với bạn, chị nghe bé nói: “Cô giáo dạy toán của tớ là đồ chó”.
          “Daren!”, chị cắt ngang câu chuyện cảu cậu bé. “Không bao giờ được nói năng như thế nữa! Đi về phòng!”. Bé sập cánh cửa mạnh đến nỗi tưởng như ngôi nhà rung lên.
          Tối hôm đó, khi Rosemary hỏi cậu bé về bài tập khoa học ở nhà, bé trả lời: “Con không biết cái quái gì đang diễn ra ở lớp học đó nữa”.
          Rosemary hoàn toàn choáng váng. Chuyện gì đang xảy ra với con mình vậy? Bé chưa từng nói chuyện như thế bao giờ. Chị biết chắc một điều rằng trẻ phải tiếp xúc rất nhiều với các câu chửi thề trong bài hát, phim ảnh, thậm chí cả trên tivi. Nhưng tại sao bé lại đột nhiên phát ra những từ chướng tai đến thế?
          Chi yêu cầu con ngừng lại, giải thích rằng chị không thích nghe những lời như vậy chút nào. Cậu bé trả lời: “Nhưng mọi người đều nói như vậy cả”. Sau đó, chị giải thích rằng những từ tục tĩu sẽ làm cho một số người cảm thấy khó chịu. Cậu bé đáp: “Bạn của con không thấy thế”. Và khi chị hỏi con xem tại sao lại dùng những từ thô lỗ như vậy, cậu bé nhún vai trả lời: “Vì kiểu nó phải thế!”
          Rosemary đành bó tay. Chị có thể làm được gì bây giờ?
          Rosemary cố nghĩ xem liệu có điều gì đang làm cậu bé khó chịu không mà phải dùng đến thứ ngôn ngữ khó nghe vậy. Chửi thề có thể là hậu quả của một rắc rối trong thực tế, chứ không phải bản chất của trẻ. Chẳng hạn, bé Jerome mười tuổi vốn học rất giỏi toán bỗng nhiên không nắm được môn phân số và do đó cảm thấy thất vọng. Vì tự cao nên không chịu nhờ người khác giảng hộ, em bắt đầu trượ các kỳ thi toán. Cậu bé bắt đầu chửi thề, đặc biệt là trong các câu chuyện về nhà trường. Đây là một cách để em thể hiện sự cáu giận của mình. Khi bố mẹ phát hiện ra nguyên nhân dẫn tới rắc rối của Jerome, họ sắp xếp cho em được phụ đạo về môn phân số, nhờ đó không chỉ nâng thứ hạng của em lên mà còn giúp em chám dứt việc chửi thề.
          Mặc dù vậy, những đứa trẻ như Darren nhiều lần chửi bậy và trở nên ngang bướng khi các em gặp cú sốc nào đó. Nếu nghi ngờ có vấn đề đang khiến con mình chửi bậy, bạn có thể hỏi:
          “Con nghĩ mẹ sẽ cảm thấy thế nào khi nghe con nói như thế?”
          “Con có thể nghĩ ra cách khác để nói cho mẹ (hoặc bạn bè) biết con đang cảm thấy thế nào không?”
          Khi được hỏi những câu này, Darren ngạc nhiên đến mức không còn chửi bậy nữa. Cậu bé cũng bắt đầu nhận ra rằng mẹ mình cũng có cảm xúc. Và cậu bé không bao giờ còn chửi bậy nữa.
          #5
            tiquay 22.01.2010 14:12:16 (permalink)
            “Mẹ, con ghét mẹ!”
             
                        Bé Paul chín tuổi vì mải chơi với bạn ở trường sau giờ học nên về nhà muộn và không kịp hoàn thành bài tập về nhà. Đây là lần thứ hai trong tuần Paul Paul vi phạm kỷ luật học tập. Fran, mẹ cậu bé, rất bực vì chuyện này, do đó khi cậu bé vào ăn tối, chị nói: “Nếu còn tái phạm, con sẽ bị cấm đi chơi một tuần liền”.
            Paul cảm thấy rất khó chịu. Cậu bé nheo mắt lại, mặt đỏ ửng lên và phản ứng thành lời: “Mẹ, con ghét mẹ!”.
            Fran có cảm gaics nhói đau trong lòng. Ghét là một từ rất mạnh. Trong thâm tâm, Fran biết rằng Paul không định nói rằng bé ghét mẹ, hoặc giả sử có đi nữa thì cũng chỉ vào đúng giây phút đó mà thôi. Nhưng chị không thể phủ nhận được rằng chị đang cảm thấy đau lòng, choáng váng và giận dữ thế nào và chị không thể che giấu được cảm xúc của mình.
            Nhưng chị cũng biết rằng Paul đang rất giận dữ và chị không muốn vờ như không nhận thấy cảm giác của con tai. Chị biết không nên để khoảnh khắc này trôi qua mà không nói điều gì. Nhưng chị nên nói gì để tình hình trở nên tốt đẹp hơn chứ không phải là đổ thêm dầu vào lửa ?
            Nếu chị nói : “Mẹ không hề ghét con”, có thể cậu bé sẽ không nghe và dù có nghe đi nữa thì cậu cũng không quan tâm bởi vì lúc này lửa giận đang che mờ mắt cậu.
            Nếu chị tìm lý do giải thích tại sao việc học cách chịu trách nhiệm lại đóng vai trò quan trọng trong quá trình trưởng thành của con người, có thể cậu bé cũng không nghe, bởi vì lúc này cậu không muốn nghe về nghĩa vụ hay lý lẽ logic.
            Chị có thể nói : “Mẹ biết con nổi giận bởi vì không phải lúc nào người ta cũng làm được điều mình muốn”. Các này tốt hơn bởi vì nó giúp Paul biết rằng mẹ hiểu bé đang giận như thế nào. Nhưng không phải vì thế mà cậu bé bớt thất vọng và bối rối hơn.
            Đây là cách tôi khuyên bạn nên dùng khi tình huốn này xảy ra. Hãy hỏi con : “Con nghĩ mẹ cảm thấy thế nào khi con nói với mẹ như thế ?”
            Paul rất ngạc nhiên khi mẹ Fran hỏi cậu bé câu này. Cậu bé đã liên tục nghĩ xem mẹ sẽ cảm thấy thế nào trước các hành động của cậu. Nhưng vì vẫn còn đang rất giận, cậu bé chỉ nhún vai nói : “Con không biết”.
            Và Fran hỏi tiếp : “Con có thể nghĩ ra cách khác để nói cho mẹ biết con đang cảm thấy thế nào được không ?”. Vẫn đang giận, Paul bỏ ra ngoài. Nhưng khi nhớ lại cái nhìn đau khổ trên gương mặt mẹ, cậu bé quay lại, xin lỗi và nói với mẹ rằng cậu không hề cố tình làm thế.
            Giờ đây, khi cả Fran và Paul đều đã bình thường trở lại, Fran có thể giải quyết vấn đề đã khiến con trai chị nổi giận. Chị có thể hỏi : “Con nghĩ cần phải làm gì để hoàn thành bài tập về nhà đúng hạn ?”. Paul không thể nào trả lời được câu hỏi này, bởi vì cậu chưa gặp phải trường hợp như thế bao giờ ; và cậu bé cần suy nghĩ. Cuối cùng, Paul nói : “Lẽ ra con nên làm bài tập trước rồi mới đi chơi với bạn”.
            Khi bạn hỏi con những câu hỏi như thế, bé sẽ hiểu rằng vấn đề không phải là ở cảm giác của bé, mà là cách bé thể hiện ra cảm giác đó. Cuối cùng Paul cũng đánh giá được cách thể hiện cơn giận của bé khiến người khác đau lòng ra sao. Bé cũng học được cách nghĩ về việc người khác sẽ phản ứng trước cảm giác của mình thế nào. Khi cảm thấy giận dữ, bé tìm ra những cách thể hiện khác nhau.
            Chúng ta mắng mỏ con cái nhiều bao nhiêu thì con cái sẽ nói hỗn – hoặc muốn nói hỗn – với chúng ta nhiều bấy nhiêu.
            Cách nói chuyện mới của Fran với con trai không còn mang bóng dáng đe dọa trừng phạt cậu bé nữa. Và Paul cũng không còn phải “ghét” mẹ nữa.
            #6
              Chuyển nhanh đến:

              Thống kê hiện tại

              Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
              Kiểu:
              2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9