Châu Kỵ Thuyết Tề Uy Vương
Leo* 31.01.2010 15:53:42 (permalink)
Tiếng Đàn Bàn Quốc Sự (Châu Kỵ Thuyết Tề Uy Vương)
(Thuật Xử Thế Người Xưa)

Tề Uy Vương lên ngôi 9 năm, ngày nào cũng đàn quyển ca vang, đắm say tửu sắc. Một hôm có người tên Trâu Kỵ là người nước Tề, xin vào yết kiến Tề Uy Vương, nói:

- Tôi biết gảy đàn, nghe đại vương thích âm luật, nên tìm đến.

Uy Vương cho người mang đàn ra. Trâu Kỵ lên dây, nhưng không gảy. Uy Vương hỏi:

- Tiên sinh cho ta nghe một bản chứ?

Trâu Kỵ nói:

- Biết cầm lý (lý thuyết về đàn) mới là quan trọng, còn tiếng đàn chẳng qua là do sợi tơ phát âm mà thôi.

Vua hỏi:

- Vậy thế nào là cầm lý?

Trâu Kỵ nghiêm trang nói:

- Cầm là Cấm! Là cấm ngặt! Là cấm chỉ những sự đắm say tửu sắc để giữ cho chánh đạo. Trong đàn, dây lớn nhất chỉ vua, còn các dây nhỏ là bề tôi. Đời Phục Hi chế đàn có 5 dây. Đến Chu Văn thêm một dây, sang Chu Vũ thêm một dây nữa để hợp tình ý giữa vua tôi, vậy đủ biết đàn dùng vào việc chính sự.

Uy Vương nói:

- Phải! Tất nhiên tiên sinh phải biết cầm âm?

Trâu Kỵ nói:

- Tôi học đàn tất phải biết chơi đàn, cũng như đại vương lo nghiệp nước, há lại không biết trị quốc hay sao? Nay đại vương cầm mệnh đất nước mà không trị, có khác gì tôi cầm đàn mà không gảy? Tôi ôm đàn mà không gảy thì đại vương không bằng lòng. Đại vương bỏ nước không trị thì trăm họ không bằng lòng!

Uy Vương ngạc nhiên nói:

- Thì ra tiên sinh mượn tiếng đàn để khuyên ta? !

Sau đó Uy Vương mời Trâu Kỵ làm tướng quốc, Trâu Kỵ chấn hưng nước Tề thành một cường quốc.

Lời Bàn:
Đây cũng là thuật thuyết khách. Uy Vương thích âm nhạc. Trâu Kỵ xưng mình biết chơi đàn nên mới được Uy Vương tiếp. Nếu Trâu Kỵ nói: "Tôi vào khuyên nhà vua không nên đam mê tửu sắc", thì chưa chắc được Uy Vương mời vào.

Quả như lời Trâu Kỵ nói, âm nhạc dùng vào việc lễ nghi chính sự, âm hưởng của nó khiến người ta thư thái, an lạc, vui hòa. "Nhạc" là điệu đàn, còn âm là "lạc" là vui hòa. Các triều đại thời cổ (trước nhà Chu) đều dùng âm nhạc trong việc tế lễ, thiết triều. Đến đời Trụ Vương nhà Ân, vua Trụ sai một đại nhạc sư là Sư Diên chế ra một loại âm nhạc cho các ca nữ hát để hòa đàn theo, dần dần biến thành hai thứ âm nhạc song hành: Đó là Âm nhạc cho triều đình và Âm nhạc trong cung đình. Nhạc cung đình là nhạc đệm theocác điệu múa của cung nữ, tiến độ của nó đi đến độ "dâm nhạc". Chính Sư Diên là tác giả khúc Mi-mi, một bản dâm nhạc bất hủ vào thời đó, Sử nói: "Từ khi vua Trụ cho dạo khúc Mi-mi, nhà vua bắt đầu bỏ bê triều chính, sa vào con đường tửu sắc, nhục dục". Khi Chu Vũ Vương đánh chiếm triều ca, giết vua Trụ, Sư Diên chạy về Đông đến nước Vệ, tự tử trên sông Bộc ... Những đêm khuya vắng, người dân ở vùng sông Bộc thường nghe khúc Mi-mi rất ma quái, quyến rũ. Một thành ngữ còn sót lại ngày nay là "Bộc thượng tang trung" (Trên sông Bộc, trong đám dâu, chỉ cho việc trai gái gian dâm. Truyệng Kiều có câu: "Ra tuồng trên Bộc trong dâu / Thì con người ấy ai cầu mà chi")

Lời của Trâu Kỵ nói, là nói về nguyên ủy của âm nhạc. Còn nói "cầm", hai từ ấy nghĩa khác nhau nhưng đọc cùng âm, Trâu Kỵ dùng để nhấn mạnh cho nhà vua thức tỉnh. Trâu Kỵ là vị tướng quốc giỏi của thời đó. Sau thời Án Anh, nước Tề chưa có vị tướng quốc nào sánh ngang với Trâu Kỵ.




<bài viết được chỉnh sửa lúc 31.01.2010 16:31:48 bởi Leo* >
#1
    Leo* 31.01.2010 15:58:08 (permalink)
    Nhân Và Trí
    (Thuật Xử Thế Người Xưa)

    Thầy trò Khổng Tử bỏ nước Lỗ lưu vong ra nước ngoài. Một hôm Khổng Tử gọi Tử Cống (một trong 72 học trò hiền của Khổng Tử) hỏi:

    - Theo con, thế nào là người nhân, thế nào là người trí?

    Tử Cống suy nghĩ một lát rồi đáp:

    - Thưa thầy, người nhân là người biết thương người; người trí là người hiểu người.

    Khổng Tử khen "hay". Rồi kêu Tăng Tử vào hỏi lại câu trên. Tăng Tử suy nghĩ một hồi rồi đáp:

    - Thưa thầy, người nhân là người biết thương mình; người trí là người tự biết mình.

    Khổng Tử chịu quá! Đoạn ông gọi Tử Lộ vào hỏi:

    - Theo con, thế nào làngười nhân, thế nào là người trí?

       Tử Lộ thưa:

    - Theo con, người nhân là người làm sao cho người khác thương được mình; còn người trí là người làm sao cho người khác hiểu được mình! ...

    Khổng Tử rất đỗi ngạc nhiên, ngửa mặt khen rằng:

    - Bất ngờ thay! ...

    Lời Bàn:
      Cùng một cân hỏi nhưng ba câu trả lời hoàn toàn khác nhau, đây thật là điều thú vị và bất ngờ.

    Nhưng ta thường thấy việc đời không khác nào một dòng sông, có lúc từ trên cao đổ ào ào xuống vực sâu, có lúc trườn mình, len lách qua hẻm núi, có lúc thênh thang lặng tờ giữa bình nguyên ... thiên hình vạn trạng. Nhưng mỗi dạng trạng đều phù hợp với mỗi hoàn cảnh. Bởi không bao giờ trời mưa lụt mà sông cạn, trời nắng hạn mà nước sông dâng. Núi dựng bạt ngàn dòng sông không thể không uốn mình lượn theo thế núi. Con người cũng thế. Có lúc ta vì người và người vì ta, có lúc ta vì ta, và người vì người, theo hoàn cảnh mà hành sự. Như thế mới không lỗi.

    Trong toán học cũng có những vấn đề như trong nhân sinh. Trước đây 2300 năm, nhà Toán học Hi Lạp, Eulide phát biểu: - "Từ một điểm ngoài đường thẳng, ta chỉ vẽ được một và chỉ một đường thằng song song với đường thẳng đã cho"!

    Ai muốn học toán lên cao bắt buộc phải chấp nhận lời yêu cầu này. Vì đây là một điều hiển nhiên. Thế mà ở Anh, Remann lại phát biểu: - "Từ một điểm ngoài đường thẳng, ta không vẽ được một đường thẳng nào song song với đường thẳng cho trước"!

    Chưa hết! Sau đó nhà toán học Laubatchewsky lại phát biểu: - "Từ một điểm nằm ngoài đường thẳng, ta có thể vẽ được vô số đường thẳng song song với đường thẳng cho trước"!

    Thế có trái ngược không? Hai định đề sau đây phải là sai (vì sai đâu là định đề!), ở toán cao cấp người ta vẫn dùng nó. Tất nhiên muốn dùng nó phải tùy theo điều kiện. Người ta thường nói, "chân lý ở bên này Pyrréneés, sang bên kia trở thành nghịch lý". Đúng hay không đúng còn tùy theo hoàn cảnh.

    Qua câu hỏi nhân trí của Khổng Tử, Ngũ tử Tư ở nước Ngô (người cùng thời với Khổng Tử) nói:

    - Không thương mình làm sao thương được người ngoài? Không thương người làm sao người thương ta? Môn đồ của Khổng Tử chỉ "chẻ tư sợi tóc nhân nghĩa" (ý nói phiến diện) mà thôi! Nhân và Trí ít nhiều gì vốn đã có saÜn trong mỗi người, chỉ sử dụng có hợp lúc không thôi!

    Do đó bất kỳ việc gì, đúng hay sai, công hay tội chúng ta khó mà đem nhận xét chủ quan ra để phán xét được. Bởi việc hành xử của tha nhân còn tùy thuộc hoàn cảnh của họ lúc đó.




    <bài viết được chỉnh sửa lúc 31.01.2010 16:31:05 bởi Leo* >
    #2
      Leo* 31.01.2010 16:03:09 (permalink)
      Tể Tướng Án Anh Quý Trọng Vợ


      Án Anh có nhiều công trạng đối với nước Tề, Tề Cảnh công tặng áo hồ cừu, phong thực ấp ... Án Anh nhất mực từ chối. Cảnh Công thấy một người đàn bà liền hỏi:

      - Có phải là nội tử của quan Tể Tướng đó không?

      Án Anh đáp:

      - Bẩm phải!

      Cảnh Công cười bảo:

      - Bà nhà đã già mà còn xấu nữa. Ta có một ái nữ có thể cho Tể Tướng được.

      Án Anh chấp tay nói:

      - Lúc trẻ người ta lấy mình là mong rằng lúc già có thể nhờ cậy được. Vợ tôi tuy già xấu nhưng tôi vẫn quý trọng, không dám phụ.

      Tề Cảnh Công rất kính phục Án Anh.

      Lời Bàn:
      Nhân gian chuyện một chồng một vợ từ thuở cưới nhau đến răng long bạc tóc là chuyện bình thường. Nhưng trong đám quan lại ngày xưa mà bàn việc một chồng một vợ thì hiếm lắm. Hồi xưa có câu: "Trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng"."Thê" là vợ chính, "Thiếp" là vợ lẻ. Nhà vua gả ái nữ cho Án Anh, đặt địa vị một người nào đó, họ cho việc ấy là vinh dự, là cao quý, nhưng Án Anh chối từ. Không có cao quý nào bằng tấm lòng đối đãi thủy chung với nhau. "Giàu đổi bạn, sang đổi vợ", thói đó đã thành "văn bản". Với thời cách đây hơn 2500 năm, Án Anh quả là một nhân vật cấp tiến. "Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng gian, uy vũ bất năng khuất". Án Anh là một trang quân tử, đáng làm gương cho mọi người.

      <bài viết được chỉnh sửa lúc 31.01.2010 16:05:28 bởi Leo* >
      #3
        Leo* 31.01.2010 16:15:04 (permalink)
         
        Nhân Đạo Hay Bất Nhân
         
        Người dân ở Hàm Đan (Kinh đô nước Triệu) có tục: Cứ ngày mồng một đầu năm họ mang chim Ban Cưu đến bán cho Triệu Giản Tử. Triệu Giản Tử vui mừng thưởng tiền bạc cho họ rất nhiều. Có người chất vấn Giản Tử:

        - Ngài mua chim Ban Cưu làm gì?

        Giản Tử nói:

          - Ngày đầu năm ta thích phóng sinh để thể hiện cái ân đức của ta.

        Người kia nói:

        - Mọi người biết ngài hay phóng sinh chim nên mới tranh nhau đi bắt chim, như vậy chim Ban Cưu chết vào ngày ấy rất nhiều. Nếu ngài thật muốn cho chim sống sao không lệch cho mọi người đừng bắt chúng? Chứ như bắt rồi mới phóng sinh e rằng ân đức này không bù đắp nổi tội ác này.

        Triệu Giản Tử khen:

        - Ông nói đúng lắm!

        Từ đó ông không mua chim vào ngày đầu năm nữa.

        Lời Bàn:
        Triệu Giản Tử ở vào đầu thời kỳ chiến quốc (giữa thế kỷ thứ V trước Công Nguyên), thời này Phật giáo chưa du nhập vào Trung Hoa, nên việc phóng sinh có lẽ ảnh hưởng ở Đạo giáo. Sở dĩ có những cuộc phóng sinh là vì họ tôn trọng quyền sống của loài vật. Mọi sinh vật đều có quyền sống như nhau. Nhưng tại sao chỉ phóng sinh chim Ban Cưu mà thôi? Lý ra Giản Tử phải phóng sinh hết tất cả các loài chim. Nghề săn bắt chim để ăn thịt cũng là một nghề sinh sống của người xưa nên khó mà cấm họ. Có thể dùng triết lý nào đó để giảng giải cho họ biết rằng: Không nên giết những con vật hiền lành và vô hại như chim, thỏ, nai, rùa ... để đước phúc đức. Thời cổ vua Nghiêu đi săn, trước khi bủa lưới thì vái: "Con nào có cánh thì cao bay, con nào có chân thì mau chạy, chớ có vào lưới ta" Tục lệ đó rất phổ biến ở Triều Thành Thang (nhà Thương), nên mới có thành ngữ "mở lưới thành Thang" (phóng sinh để lấy đức).

        Quy định phóng sinh phải chọn ngày mồng một đầu năm, rõ ràng đó là hại chim. nếu có lòng nhân từ cũng không thể gặp đâu mua đó, tiền đâu mà mua cho? Cũng không thể mua tượng trưng để mà thả, làm gương cho người khác noi theo. Sự phóng sinh chim là lòng tốt, nhưng làm cách nào để người ta khỏi bắt chim đó mới là việc ân đức.

        Ngày nay, lễ phóng sinh thường vào những ngày Phật Đản, Lễ Vu Lan, Thích Ca thành đạo, Phập Nhập Niết Bàn, Thượng Nguyên, Hạ Nguyên ... những ngày đó người ta bán chim, thú rất nhiều và rất đắt. Có lẽ đến ngày đó các loài chim thú chết rất nhiều.

        Phóng sinh là một tập tục tốt giúp cho con người giảm bớt đi tính dã man. Nhưng có chuyện phóng sinh thì có sự săn bắt chim thú để bán. Không phóng sinh thì người ta vẫn bắt chim thú (làm nhu cầu thực phẩm) đều đều như mọi ngày. Khó mà bàn đến một phương pháp hoàn hảo. Thôi thì ... tùy theo "căn cơ và duyên cơ của chúng sinh".

        #4
          Leo* 31.01.2010 16:18:52 (permalink)
          Ta Cũng Muốn Lê Cái Đuôi Trong Bùn
           
          Trang Tử câu cá bên sông Bộc, vua Sở nghe Trang là bậc đại hiền, liền phái hai đại phu đến mời ông về giúp việc cho nước Sở.

          Trang Tử vẫn ôm cái cần câu không quay lại, nói:

                - Ta nghe nước Sở có một con rùa thần chết đã ba ngàn năm nay, vua Sở bọc điều bọc xác nó đặt trong tráp cất ở miếu đường.. Chẳng lẽ con rùa ấy muốn chết để lưu thân xác lại cho người ta thờ ư? Hay là nó muốn sống để lê cái đuôi trong bùn thích hơn?

                Hai vị đại phu đều đáp:

                - Thà sống lê cái đuôi trong bùn thích hơn!

                Trang Tử nói:

                - Ta đây cũng muốn lê cái đuôi trong bùn!

                Lời Bàn:
               Trang Tử có cuộcsống đầy thiên nhiên và u mặc. Ông sống vào hạ bán thế kỷ thứ tư đầu thế kỷ thứ ba trước Công Nguyên. Ông trước tác bộ Nam Hoa Kinh, một tác phẩm triết lý thiên về Đạo học nhưng lại là một tác phẩm văn chương tuyệt vời. Với cái tài mẫn tiệp ấy, ông ra làm quan nước nào mà chẳng được? Thế nhưng ông không muốn câu thúc, hàm danh khoái lợi là thói đua đòi của thế tục. Xưa nay có nhiều người ra làm quan bị thất sủng, khi cái họa xảy đến, than: "Biết vầy ta không thèm làm quá!"

                Sử nói: "Đại đế Alexandre Le Grand (người cùng thời Trang tử) người Hy Lạp kéo quân đi đánh xứ Ba Tư, trên đường đi gặp nhà hiền triết Diogène, Alexandre dừng quân lại chào nhà hiền triết. Lúc ấy vào buổi sáng Alexandrre đứng về hướng đông, Diogène đứng phía Tây. Alexandre nói:

                - Hiền sư Diogène! Ngài muốn gì ta ban cho?

                Diogène bình thản nói:

                - Ta muốn đứng ngoài ánh sáng mặt trời!

               Câu của Diogène Câu nói của Diogènenói rất nhiều nghĩa và sâu sắc. Ta biết Alexandre tướng mạo đang đứng về phía đông che mất ánh sáng mặt trời ban mai, nên Diogène đuổi khéo Alexandre đi! Nghĩa thứ hai, Diogène không hề thích làm quan, "ta muốn đứng ngoài ánh sáng mặt trời", là ông ta muốn nói cuộc sống tự do tự tại. Các triết gia và sử gia đời rau cho rằng Diogène có nhiều điểm tương đồng với Trang Tử và Diogène là lãnh tụ của phái Cynisme. Tư tưởng thoát tục và tự tại của những nhà tư tưởng, những triết gia dù Đông hay Tây cổ hay kim đều

          #5
            Leo* 31.01.2010 16:30:13 (permalink)
            Vô Cớ Hại Người Là Cái Cớ Tự Hại Mình

            Tên Phí Vô Cực của nước Sở trước đây đã từng hại quan Lệnh Doãn Đấu Thành Nhiên, gia đình Thái Tử Kiến, gia đình Ngũ Xa (cha của Ngũ Tử Tư). Giờ hắn muốn hại đến gia đình Bá Khước Uyển. Bá Khước Uyển nổi tiếng là người hiền của nước Sở. Phí Vô Cực đâm ra cay ghét. Hắn lập mưu cùng Yên Tương Sư vu khống cho Bá Khước Uyển lập mưu giết quan Lệnh Doãn Nang Ngõa.

            Nang Ngõa là người không có trí, nghe vậy cho người tới nhà họ Bá tra xét, quả thấy có đồ giáp binh của của Bá Khước Uyển đang bày biện bên trong, còn bên ngoài đang bày tiệc linh đình mời Nang Ngõa đến dự theo lời dặn của Phí Vô Cực. Người khám về báo lại. Nang Ngõa nổi giận tức tốc kéo binh đến vây nhà Bá Khước Uyển. Khước Uyển biết mình lầm kế độc của Phí Vô Cực, nên tự sát. Nang Ngõa lệnh cho dân chúng phóng lửa đốt nhà Bá Khước Uyển. Dân chúng không ai chịu phóng lửa. Lão hăm giết. Người ta đành bóp bụng ném lửa vào đốt nhà. Người nhà Bá Khước Uyển chạy ra, lão giết sạch. Phí Vô Cực lấy làm hả hê. Một đêm lão nghe có tiếng hát đây đó:

                      "Tội cho Bá Khước, trung mà bị hàm oan,

                      Thân đã uổng mà xương cũng tan.

                      Lệnh Doãn Nang Ngõa trơ nhu gỗ,

                      Trời có linh báo ứng liền liền ... "


            Nang Ngõa sinh nghi mới dẫn lính đi dò xét thì thấy nhà nào cũng có hương khói thờ cúng Bá Khước Uyển. Nang Ngõa phân vân mới hỏi các quan có uy tín như Công tử Thân Thẩm Doãn Thú ... Họ đều nói: "Bá Khước Uyển chết oan. Người trong nước ai cũng oán Phí Vô Cực và Yên Tương Sư". Nang Ngõa sợ hãi nói:

            - Thật là lỗi lớn của tôi. Xin Thẩm Tư Mã giúp tôi một tay trừ hai thằng giặc đó.

            Thẩm Doãn Thú nhận lời. Doãn Thú sai người tuyên cáo với dân chúng rằng: Bá Khước Uyển bị thác oan do Phí Vô Cực và Yên Tương Sư.

            Dân chúng hưởng ứng rầm rộ, cầm vũ khí vây nhà Phí Vô Cực và Yên Tương Sư, bắt hai tên đó ra chém bêu đầu. Dân chúng tự động phóng hỏa đốt nhà Phí Vô Cực và Yên Tương Sư, giết hết tộc đảng của chúng. Ai nấy đều hả lòng.

            Lời Bàn:
            Một người, lắm khi có sở thích lâu dài biến thành một thứ bệnh tật. Có vô số bệnh tật lạ lùng.

            Tên xiểm thần Phí Vô Cực có lẽ mang chứng bệnh "hại người hiền". Trong vòng hai mươi năm ở Sở, hắn hại không biết bao nhiêu là người hiền, dù các nhân vật đó đang cách xa hắn cả ngàn dặm (như cha con Ngũ Xa), họ không hề gây ân oán gì với hắn. Nếu hắn không mắc chứng quái bệnh đó thì không có lý do gì giải thích. Đành rằng, có những nhân vật gọi là "nịnh thần", hắn muốn hại ai khi nhắm rằng người ấy làm hại đến quyền lợi, uy tín hoặc hoặc sinh mạng hắn. Tên Phí Vô Cực trước đây từng hại Đấu Thành Thiên, Ngũ Xa, rồi đến hai con Ngũ Xa, Thái tử Kiến ... Lâu dần đâm ra nghiện "hại người".

            Bá Khước Uyển hay Dương Lập Trung không hề động chạm gì đến hắn, hắn cũng giết hại được, người ta thấy hắn như thấy thần chết, hay một con rắn độc, nên họ hợp sức trừ mối hại đó đi!

            Đến cuối đời Chiến Quốc, nước Sở còn có những tên như Ngận Thượng, công tử Lan, Hùng Phụ Sồ cũng cùng một chứng bệnh như vậy. Những tên đó không bao giờ có được một cái chết như người bình thường. Bọn chúng đầy nhan nhãn ở mọi triều đại. Nói chung những người có tâm địa độc ác, có máu hại người, thường họ tự tạo cho mình cái nguyên nhân dẫn đến sự chết thảm.

            Ngày nay loài người tiến bộ, pháp luật nghiêm minh, những việc phi nhân ấy thấy đã giảm đi nhiều lắm.


            <bài viết được chỉnh sửa lúc 31.01.2010 16:46:47 bởi Leo* >
            #6
              Leo* 17.02.2010 19:41:27 (permalink)
              Phong Cách Uống Rượu
              (Thuật xử thế của người xưa)
               
               
              Một hôm Tề Uy Vương dọn tiệc mời Thuần Vu Khôn. Nhà vua hỏi:
              - Tửu lượng của tiên sinh thế nào?
              Khôn đáp:
              - Cái đó còn tùy! Một đấu cũng vừa say, 10 đấu cũng vừa say!
              Uy Vương ngạc nhiên hỏi:
              - Sao lạ vậy?
              Khôn nói:
              - Nếu ngồi uống với bậc vua chúa, quan giám tửu đứng bên cạnh, quan ngự sử rình sau
              lưng. Khôn sợ hãi, uống chừng một đấu đủ say chán.
              Nếu ở nhà, cha mẹ có khách, Khôn phải đứng hầu, thỉnh thoảng nhấm nháp mấy giọt
              rượu thừa, dồn lại cũng được vài đấu, chừng ấy cũng đủ để say.
              Còn bạn bè thân nhau lâu ngày mới gặp, thì cũng uống được 5, 6 đấu.
              Những buổi hội hè ở nhà quê, gái trai ngồi chung, mời rượu đánh bạc, lỡ nắm tay nhau
              không ai trách phạt, phía trước có bông tai đánh rơi, phía sau có cái trâm bỏ sát có thể
              uống được 8 đấu cũng ngà ngà.
              Khi trời chiều rảnh việc, dồn chén ngồi kề, trai gái ngồi chung chiếu, trèn thềm đuốc tắt,
              chủ nhân tiễn khách ra về mà không lưu Khôn lại, áo là cởi bó hương thơm phưng phức,
              lòng Khôn lâng lâng, có thể Khôn chơi hết 10 đấu! ...
              Vì vậy mà nói: Rượu quá hóa loạn, vui quá hóa buồn, thái quá bất cập ...
              Lời Bàn:
              Đoạn văn này rất linh động và khúc chiết. Những kẻ đã từng uống rượu thì mới biết
              đoạn văn trên đây là chính xác. 24 thế kỷ trôi qua cái không khí tửu hứng không hề
              thay đổi. Cuộc sống rựu củu Lưu Linh (đời Tấn) của Trương Húc (đời Đường) tuy là
              tuyệt vời nhưng phong thái uống rượu linh động theo từng nhịp độ của cảm xúc thì
              Thuần vu tiên sinh chắc là chiếm giải quán quân! Quả là một đấu cũng say mà mười
              đấu cũng say!
              Dù vậy với câu: 'Rượu quá hóa loạn (đa tửu bại tâm), vui quá hóa buồn (cực lạc sinh bi)'
              là lời khuyên đúng đắn. Tề Uy Vương uống rượu thâu đêm suốt ngày, nghe lời khuyên
              này của Thuần Vu Khôn, bèn chừa rượu! Thật là một chuyện bất ngờ.
              #7
                Chuyển nhanh đến:

                Thống kê hiện tại

                Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
                Kiểu:
                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9