Tìm Về Nguồn Cội Kinh Dịch
Leo* 31.01.2010 22:47:21 (permalink)
 

 
 
 

Tìm về cội nguồn kinh Dịch

Nguyễn Vũ Tuấn Anh
Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương
Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin
Lời giới thiệu
Say sưa miệt mài trên con đường tìm hiểu về nền văn hóa Á Đông, từ tác phẩm “Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại” rồi “Thời Hùng Vương và bí ẩn lục thập hoa giáp” và bây giờ là cuốn “Tìm về cội nguồn kinh Dịch”, tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh dường như không biết mệt mỏi, đã cố gắng tham khảo tìm tòi, luận cổ suy kim rồi vắt óc mình mà đưa ra những phát kiến mới lạ trong Dịch học để cống hiến cho mọi người. Thiện chí và công phu của tác giả tưởng đáng nên trân trọng.

 

Trong “Tìm về cội nguồn kinh Dịch” tác giả lập luận rằng:
Dịch học mà ta nghiên cứu xưa nay được ghi trên các cổ thư chữ Hán có cả trăm pho ngàn quyển, nhưng phần nhiều các luận thuyết lại khác biệt nhau. Thậm chí những luận thuyết đó lại trái ngược, mâu thuẫn nhau. Do vậy mà: mặc dầu việc ứng dụng Dịch lý trong mọi lĩnh vực sinh hoạt của xã hội Đông phương từ bao đời nay vẫn luôn luôn có giá trị cao, nhưng hệ thống lý luận của nó lại có chỗ chưa đủ sức thuyết phục nhiều người. Sự mầu nhiệm có tính huyền bí của nó chưa được khai phát, khải minh, nên nhiều người đã nhận xét một cách dễ dãi và cho rằng khó tin… Vậy ta cần phải tìm hiểu cho ra mặt khiếm khuyết này để đưa Dịch học về chỗ đứng đích thực của nó.
Sách vở bằng chữ Hán viết về Dịch học trong nền văn minh Hoa Hạ chưa đủ tin cậy tức là có vấn đề. Vì vậy ta phải tìm nó ở nơi một nền văn minh thân cận khác, đó là nền văn minh Lạc Việt. Tác giả đưa ra những nét văn hóa truyền thống trong sinh hoạt dân gian Việt Nam để tìm cho ra đâu là chân lý, đâu là nguồn gốc. Sách viết với những phát kiến và lập luận khác hẳn với các sách viết về Dịch học xưa nay, thì chắc chắn rằng sẽ không tránh khỏi sẽ có ít nhiều búa rìu dư luận. Bởi vì việc nhận định đúng sai, hay dở là quyền của độc giả.
Tưởng cũng nên lưu ý bạn đọc: sách nghiên cứu tất nhiên là phải có phát kiến (dù chưa biết đúng sai). Trong những phát kiến của tác giả, có phát kiến mà cổ nhân cũng có kẻ đồng tình. Như việc tác giả sửa lại vị trí và thuận tự của Hậu thiên Bát quái thì nhà Dịch học Bảo Ba vào thời nhà Nguyên bên Trung Quốc, cũng đã từng làm giống vậy, đó là đã lập thêm “Trung thiên Bát quái đồ”, nằm giữa Tiên thiên Bát quái và Hậu thiên Bát quái (!).
Vấn đề mới mẻ được đưa ra tất nhiên sẽ có sự nhận xét của dư luận, và bạn đọc chúng ta chắc không quên câu nói của người xưa “Bất đắc dĩ nhân phế ngôn” (không bỏ qua lời nói (dầu là) bỏ đi của người khác). Biết đâu sau từ những phát kiến mới lạ trong “Tìm về cội nguồn kinh Dịch” sẽ là sự tiếp theo của những phát kiến tân kỳ khác để ta có thể đi sâu vào con đường Dịch học ngút ngàn.

 
Lê Gia
 
 
#1
    Leo* 31.01.2010 23:56:23 (permalink)
    LỜI NÓI ĐẦU
    Trong những sách cổ của nền văn minh Đông
    phương, người ta thường nói đến những phương pháp ứng
    dụng được thực hiện với một thời gian tính bằng thiên niên kỷ cho hầu
    hết mọi lĩnh vực trong xã hội Đông phương cổ: thiên văn, địa lý, y lý,
    lịch số và cả trong dự đoán tương lai cho số phận của mỗi con người
    một cách hiệu quả. Những phương pháp ứng dụng này đều có phương
    pháp luận của nó, nhưng lại thiếu hẳn một hệ thống lý thuyết căn bản.
    Do đó, người ta không thể so sánh giữa phương pháp luận được thể
    hiện trên thực tế ứng dụng với một hệ thống lý thuyết cần có để tìm ra
    tính hợp lý, dù chỉ là một tính hợp lý với chính nó. Người ta chỉ có thể
    căn cứ vào hiệu quả của những phương pháp ứng dụng trên thực tế và
    liên hệ về mặt hiện tượng với khoa học hiện đại để khám phá. Nhưng
    trong thực tế ứng dụng của nền văn minh phương Đông có những hiện
    tượng mà khoa học hiện đại chưa thể lý giải được. Bởi vậy, đó là
    nguyên nhân để đến tận ngày hôm nay khi bạn đang đọc cuốn sách
    này, việc tìm hiểu những bí ẩn của nền văn hóa cổ Đông phương vẫn
    đi vào bế tắc. Giáo sư Lê Văn Sửu – một học giả có nhiều công trình
    nghiên cứu văn hóa cổ Đông phương – đã nhận xét trong tác phẩm
    Nguyên lý thời sinh học cổ phương Đông của ông như sau:
    Gần đây có rất nhiều nhà khoa học ở đủ mọi ngành và ở nhiều
    nơi trên thế giới, với các phương tiện hiện đại có nhiều đặc tính ưu việt
    như: tinh vi, nhanh chóng, chính xác trong tay, họ đã và đang nghiên
    cứu nền tảng của di sản văn minh phương Đông này. Thế nhưng, sự
    tiếp cận thực chất của nó còn đang là một khó khăn to lớn.
    Sự huyễn ảo của nền văn minh Đông phương không phải chỉ đối
    với các học giả Tây phương, mà ngay với những nhà nghiên cứu Đông
    phương cũng chưa hiểu được nó. Bởi vậy cho đến tận ngày hôm nay,
    những cuộc tranh luận, phản bác, minh chứng vẫn chưa kết thúc. Không
    ít những học giả đơn giản hóa vấn đề bằng cách cho rằng sự huyền bí
    của văn minh Đông phương mang tính mê tín dị đoan. Đương nhiên
    với một nhận xét như trên thì chỉ có thể kết luận rằng những thành tựu
    của nền văn minh Đông phương liên quan đến một học thuyết còn bí
    ẩn là Âm dương – Ngũ hành như thiên văn, y lý, lịch số, dự đoán
    6869
    tương lai… đều chỉ là do kinh nghiệm tích lũy và không còn gì để bàn.
    Nhưng với nhận xét như vậy, không lý giải được sự tồn tại của những
    phương pháp luận cho sự ứng dụng có hiệu quả trên thực tế của nền
    văn minh Đông phương đã trải hàng thiên niên kỷ. Bởi vậy, nhận xét
    cho rằng nền văn minh Đông phương mang tính mê tín dị đoan là
    không thuyết phục.
    Cũng không ít những học giả hoài nghi nhận xét trên và đi tìm
    cội nguồn của nền văn minh Đông phương đầy bí ẩn. Tính hợp lý của
    những học giả đi theo hướng này chính là sự ứng dụng trên thực tế trải
    hàng ngàn năm của học thuật Đông phương, đã chứng tỏ một sự tồn tại
    khách quan mà tri thức khoa học hiện đại chưa nắm bắt được. Một thí
    dụ cho những hiện tượng bí ẩn của văn minh phương Đông là sự tồn tại
    của những đường kinh Lạc và những huyệt vị trên cơ thể con người.
    Hoặc hiện tượng các thuật sĩ Yoga có thể tự chôn sống, vượt quá giới
    hạn cho phép mà những tri thức khoa học hiện đại phát hiện được
    trong sự vận động tâm sinh lý của con người. Điều đặc biệt đáng lưu ý
    ở đây là: năng lực của những thuật sĩ Yoga không phải do bẩm sinh,
    mà là một sự luyện tập có phương pháp hẳn hoi. Nguyên lý lý thuyết
    căn bản nào đã tạo ra phương pháp để đạt được hiệu quả vượt ngoài
    khả năng của tri thức hiện đại?
    Nếu kinh Lạc và Yoga chỉ là những hiện tượng trong đời sống thì
    trong nền văn minh Đông phương đã tồn tại những giá trị văn hóa lớn
    đầy bí ẩn. Một trong những sự bí ẩn lớn của nền văn hóa Đông phương
    chính là Bát quái của Dịch học. Sự vận động của Bát quái đã thách đố
    tri thức của nhân loại kể từ khi nó được phát hiện đến nay trải đã hàng
    ngàn năm. Đã hàng ngàn cuốn sách chồng lên nhau (*), thậm chí gần
    đây Unesco đã tổ chức bốn cuộc hội nghị về kinh Dịch, tập trung hầu
    hết những nhà nghiên cứu Dịch học trên thế giới, cũng chưa lý giải
    được những bí ẩn của nó. Hiện nay, Unesco và ngay tại những nước có
    nền khoa học tiên tiến như: Anh, Pháp, Đức, Mỹ đều có những hội
    nghiên cứu kinh Dịch. Mặc dù với một qui mô lớn như vậy, nhưng có
    * Chú thích: Theo tư liệu từ cuốn “Kinh dịch & cấu hình tư tưởng Trung Quốc” (tác
    giả Lê Ngọc Dũng & Lê Anh Minh, Nxb Khoa học xã hội, 1999) thì cho đến năm 1993
    có tất cả 1171 bộ,4397 cuốn sách viết bằng chữ Hán về kinh Dịch, trong đó có 9 bộ
    được coi là viết trước thời Tần. Riêng sách viết về Lạc thư Hà đồ - cũng tính đến thời
    gian nói trên - có 153 bộ, 156 cuốn. Chưa tính đến sách viết về kinh Dịch ngoài chữ
    Hán.
    144
    145
    thể nói rằng sự nghiên cứu về kinh Dịch chính thức phát triển từ thời
    Hán cho đến tận ngày hôm nay – trải hơn 2000 năm – hầu như vẫn bế
    tắc.
    Nguyên nhân của sự bế tắc này vì phạm trù của kinh Dịch bao
    trùm từ sự vận động của vũ trụ cho đến những hiện tượng liên quan
    đến con người, đáp ứng được những nhu cầu của con người trong xã
    hội Đông phương cổ. Nhưng kinh Dịch lại thiếu hẳn một hệ thống lý
    luận căn bản. Hay nói đúng hơn là đã thất truyền, những cái còn lại thì
    rất mơ hồ, không đủ chứng tỏ tầm cỡ của một học thuyết mà Bát quái
    chỉ là đồ hình ký hiệu tổng hợp của một hệ thống lý thuyết cần có. Do
    đó, những bản văn và hệ thống ký hiệu của kinh Dịch lưu truyền hiện
    nay chỉ có thể coi là một phương pháp ứng dụng đã có sẵn. Người ta
    không thể so sánh tính hợp lý giữa những vấn đề được đặt ra trong
    kinh Dịch với hệ thống lý thuyết bản nguyên là tiền đề cần có của nó.
    Đây là nguyên nhân sự bí ẩn của kinh Dịch. Bởi vậy, mặc dù rất nhiều
    công phu trải hàng ngàn năm, nhưng hầu hết các sách nghiên cứu từ
    thời Hán trở lại đây gần như chỉ căn cứ vào những vấn đề được đặt ra
    trong kinh Dịch để cố gắng giải thích những cái đã có sẵn. Có thể
    đúng và cũng có thể sai, đôi khi trái ngược nhau không có cách nào
    kiểm chứng để tìm hiểu về bản chất của nó. Kinh Dịch được coi là một
    kỳ thư đã tạo nên sự bí ẩn hàng thiên niên kỷ. Mặc cho sự thăng trầm
    của lịch sử, kinh Dịch vẫn là một sự bí ẩn kỳ vĩ, sừng sững thách đố trí
    tuệ của con người.
    Từ sự bế tắc trong việc tìm hiểu kinh Dịch trải hơn 2000 năm
    qua, đã dẫn đến một giả thuyết về những sai lệch có thể có trong kinh
    Dịch với thực tế nguyên thủy đã tồn tại của nó được trình bày trong
    sách này. Bởi vì, nếu có sự sai lệch giữa thực tế tồn tại nguyên thủy
    của kinh Dịch với bản văn kinh Dịch được lưu truyền qua cổ thư chữ
    Hán; trong khi thiếu hẳn một hệ thống lý thuyết bản nguyên cần có để
    so sánh, thì người ta không thể nào khám phá được những bí ẩn của
    nó. Không ai có thể đạt được một sự hoàn thiện mà bắt đầu bằng sự sai
    lệch bất hợp lý.
    Khi khoa học hiện đại bắt đầu nhìn lại quá khứ, những nhà khoa
    học trên thế giới đã xem xét kinh Dịch với tri thức của con người hiện
    đại và liên hệ với những thành tựu hiện nay. Trong cuốn Kinh Dịch với
    vũ trụ quan Đông phương (Giáo sư Nguyễn Hữu Lượng. Nxb TP. Hồ
    218219
    Chí Minh – 1992) phần thay lời giới thiệu có tựa là “Tìm hiểu về kinh
    Dịch” do ông Trần Nguyên (viết theo De R. Wilhem. Yi King – với
    chú thích: đăng trong Phụ san Khoa học phổ thông số 190, tháng 6 –
    1992) đã viết :
    “Kinh Dịch đã được ứng dụng dần dần vào khoa học kỹ thuật
    phương Tây.
    Người thực hiện sớm nhất có lẽ là Leibniz, triết gia và toán học
    gia người Đức (1646 – 1716). Ông đã quan sát Bát quái, nghĩ ra phép
    nhị phân thay cho phép thập phân bằng cách chỉ dùng hai con số: 1
    làm dương và 0 làm âm để mã vào máy tính điện tử. Hai con số này
    thành mỗi nhóm 6 số và gồm 64 nhóm, khi có điện vào đèn bật là 1
    và điện tắt là 0, cứ như thế để truyền các tín hiệu.
    Còn C. G. Jung là một người gốc Thuỵ Sĩ đã cùng với Freud tạo
    ra khoa phân tâm học (Psychanalyse). Ông cũng là bạn thân của
    R.Wilhem, người đã dịch kinh Dịch ra tiếng Đức. Jung cho là có thể sử
    dụng kinh Dịch để tìm hiểu tiềm thức con người, trong đó có việc bói
    toán.
    Lưu Tử Hoa, một nhà bác học Trung Quốc ở Anh cũng nói là đã
    vận dụng nguyên lý “Bát quái’’ từ năm 1930, đã tìm ra quỹ đạo hành
    tinh thứ 10 trong hệ Mặt trời.
    Hai nhà vật lý học người Mỹ gốc Trung Hoa là Lý Chính Đạo
    (Tsung Tao Lee) giáo sư Đại học Princeton và Dương Chấn Ninh
    (Tchen Ning Ang), giáo sư Đại học Columbia đã tuyên bố nhờ nghiên
    cứu kinh Dịch mà biết rằng trong thế giới điện tử, phía trái và phía phải
    không như nhau, dương thì 9 mà âm thì 6, có tỷ số là 3/2. Hai ông
    chứng minh khi hạt nguyên tử nổ thì bắn ra những ly tử âm và ly tử
    dương, tia dương bắn xa hơn tia âm theo tỷ lệ 3/2 tạo ra định luật cơ
    ngẫu. Hai ông đã được giải Nobel Vật lý năm 1957.
    Các bác sĩ Âu Tây ngày nay muốn học qua Đông y đều phải
    thuộc lý thuyết sinh khắc của Âm dương Ngũ hành, đặc biệt là khoa
    châm cứu. Họ đều ngạc nhiên về kinh huyệt có thể châm tê để giải
    phẫu một cách không đau cho người bệnh.
    Ngày nay người ta đã đem đối chiếu kinh Dịch với nhiều lý
    thuyết triết học, khoa học Tây phương như lý thuyết về nguyên tử,
    thuyết sinh vật tiến hóa của Lamark Darwin, biện chứng pháp của
    Hegel, Karl Marx, thuyết tương đối của Einstein với phương trình E =
    mc2, lý thuyết quan trọng, người ta hy vọng qua kinh Dịch sẽ ước đoán
    để tìm ra những cái mới rồi sẽ dùng khoa học để kiểm chứng lại. Như
    vậy là đúng với lời của nhà toán học Pháp H. Poincaré đã nói: “Phỏng
    đoán trước rồi hãy chứng minh! Tôi có cần nhắc lại chăng rằng chính
    300
    301
    như vậy mà đã có những phát minh quan trọng’’.
    Hiện nay, chưa có một công trình khoa học nào chứng minh được
    sự tồn tại một hệ thống lý thuyết căn bản là tiền đề dẫn đến sự hình
    thành của Bát quái và sự vận động của nó. Thậm chí cũng chưa hề có
    một công trình nghiên cứu nào chứng minh được tính hợp lý trong sự
    tương quan giữa những vấn đề được đặt ra trong kinh Dịch. Vậy trên
    cơ sở lý thuyết nào để có sự liên hệ như đã trích dẫn ở trên? Phải chăng
    đây là một sự liên hệ khiên cưỡng do những hiện tượng trùng lặp? Hay
    là kinh Dịch với những ký hiệu của nó chính là một siêu công thức
    phản ánh một chân lý bao trùm lên mọi sự vận động trên mọi lĩnh vực
    từ vũ trụ đến những hiện tượng liên quan đến con người. Do đó, những
    sự phát hiện của khoa học hiện đại đều nằm trong phạm trù của nó.
    Bởi vậy, có sự liên hệ về mặt hiện tượng, mặc dù người ta chưa khám
    phá được bí ẩn của kinh Dịch? Nhưng nếu như Bát quái và 64 quẻ là
    một siêu công thức thì đó là một công thức không có nguyên lý lý
    thuyết khởi nguyên và đó cũng là điều bí ẩn lớn nhất của Bát quái.
    Các nhà khoa học hiện đại đang mơ ước:
    “Tạo ra một lý thuyết thống nhất các định luật vũ trụ! Một
    siêu công thức bao trùm mọi định luật của thiên nhiên, hoàn toàn
    có thể giải thích được mọi sự kiện bao quanh con người từ những
    hạt vật chất cực nhỏ đến những thiên hà khổng lồ” (*).
    Trong lịch sử văn minh cổ Đông phương tồn tại một cách huyễn
    ảo thuyết Âm dương và Ngũ hành. Về mặt hiện tượng, phải chăng
    thuyết Âm dương Ngũ hành chính là một học thuyết hoàn chỉnh và
    nhất quán với chính nó, một siêu lý thuyết bao trùm mà các nhà khoa
    học đang mơ ước và kinh Dịch chỉ là một hệ thống ký hiệu? Hay đúng
    hơn là một công thức tổng hợp của học thuyết này? Phải chăng chính
    nền văn minh cổ Đông phương đã đạt đến điều mà khoa học hiện đại
    đang mơ ước theo cái nhìn của thời đại đó?
    Cuốn Tìm về cội nguồn kinh Dịch được biên soạn xuất phát từ
    giả thuyết cho rằng: Học thuyết Âm dương – Ngũ hành là một học
    thuyết vũ trụ quan nhất quán và hoàn chỉnh của một nền văn minh cổ
    đã bị hủy diệt và kinh Dịch chính là một siêu công thức của học thuyết
    * Chú thích: Trích đoạn trong bài “Ba thách thức lớn của khoa học trong thế kỷ 21”
    - Kiến thức ngày nay số 314 - 1/5/1999)
    372373
    này. Giả thuyết này cho rằng: Bản văn kinh Dịch được lưu truyền qua
    cổ thư chữ Hán là một bản văn không hoàn chỉnh và trong đó đã sai
    lệch so với thực tế nguyên thủy của nó. Nền văn minh cổ đó chính là
    nền văn minh Văn Lang dưới triều đại của các vua Hùng, tổ tiên của
    người Việt.
    Trên cơ sở của giả thuyết đã nêu, cuốn Tìm về cội nguồn kinh
    Dịch nhằm tìm về thực tế đã tồn tại của kinh Dịch trên cơ sở sự tương
    quan một cách hợp lý với những hiện tượng thuộc phạm trù của nó.
    Một trong những sai lệch lớn nhất có tính chất tiên quyết cần hiệu
    chỉnh: đó chính là nền văn minh xuất xứ của kinh Dịch. Tìm về cội
    nguồn đích thực của kinh Dịch sẽ là một điều kiện cần thiết để tái tạo
    chiếc chìa khóa mở kho tàng đầy bí ẩn của văn minh Đông phương.
    Văn hóa và những giá trị nhân bản của nó là tài sản chung của
    nhân loại. Sự phục hồi và gìn giữ những giá trị văn hóa đã thất truyền
    trong quá khứ là một trong những cố gắng của con người và cũng là
    nhu cầu cho sự phát triển xã hội. Tìm về cội nguồn đích thực của
    những giá trị văn hóa Đông phương là một phương tiện quan yếu nhằm
    chứng minh quan điểm cho rằng: Thời đại Hùng Vương chính là cội
    nguồn lịch sử nền văn hiến gần 5000 năm của dân tộc Việt Nam. Đó
    chính là cái nôi của nền văn minh Đông phương cổ đại. Quan điểm
    này đã được trình bày trong cuốn Thời Hùng Vương qua truyền thuyết
    và huyền thoại (Nxb Văn hóa thông tin 2002) và cuốn Thời Hùng Vương
    và bí ẩn Lục thập Hoa giáp (Nxb Văn hóa thông tin 2002). Sự chứng
    minh tính bất hợp lý trong bản văn kinh Dịch và những vấn đề liên
    quan được lưu truyền qua cổ thư chữ Hán, dẫn đến sự hiệu chỉnh lại
    kinh Dịch thông qua ca dao tục ngữ, truyền thuyết và những trò chơi
    trẻ em mà ông cha còn truyền lại trong nền văn hóa Việt Nam, sự tiếp
    nối của nền văn minh Lạc Việt sẽ minh chứng cho quan điểm trên.
    Nhưng đây là một công việc rất khó khăn vì sự bí ẩn của Bát
    quái đã thách đố trí tuệ những ai quan tâm đến nó từ hàng ngàn năm.
    Bởi vậy, với khả năng có hạn, công việc thì quá lớn lao, do đó vấn đề
    chưa thể giải quyết rốt ráo trong cuốn sách này. Rất mong được bạn
    đọc quan tâm đóng góp ý kiến. Hy vọng cuốn Tìm về cội nguồn kinh
    Dịch sẽ là những đóng góp nhỏ tiếp nối với những công trình nghiên
    cứu đồ sộ của các học giả cổ kim.
    Xin chân thành cảm tạ bạn đọc quan tâm.
     
    PHẦN DẪN NHẬP
    Cuốn Tìm về cội nguồn kinh Dịch không nhằm giới thiệu nội
    dung của kinh Dịch theo cách hiểu phổ biến từ trước đến
    nay qua cổ thư chữ Hán, mà là một sự cố gắng làm sáng tỏ một trong
    những hiện tượng bí ẩn của nền văn hóa Đông phương, đó là căn nguyên
    của Bát quái. Bởi vậy, cuốn sách này sẽ không trình bày toàn bộ nội
    dung kinh Dịch, mà chỉ giới thiệu lịch sử và tóm lược nội dung của nó
    thông qua các tài liệu của các học giả nghiên cứu về kinh Dịch để
    chứng minh cho giả thuyết nêu trên. Cuốn sách này cũng không nhằm
    mục đích chứng minh tính khoa học hoặc phi khoa học của thuyết Âm
    dương - Ngũ hành, mà chỉ chứng minh sự tồn tại trên thực tế của học
    thuyết này, một thực tế đã bị khuất lấp hàng thiên niên kỷ. Người viết
    hy vọng việc tìm lại căn nguyên của Bát quái và những bí ẩn trong lịch
    sử kinh Dịch sẽ là phương tiện chứng minh một giai đoạn huyền sử của
    Việt Nam đó là thời Hùng Vương, quốc gia đầu tiên của người Lạc
    Việt.
    Nội dung cuốn sách được chia làm bốn phần:
    Phần một: Giới thiệu tóm lược lịch sử, nội dung của kinh Dịch
    với những diễn biến và ý kiến của các nhà nghiên cứu cổ kim. Trong
    phần này là những tư liệu được tóm lược, trích dẫn trên cơ sở những tài
    liệu sưu tầm được.
    Phần hai: Trình bày những mâu thuẫn trong sự diễn biến và
    hình thành kinh Dịch và những vấn đề liên quan, trên cơ sở sự tương
    quan hợp lý theo cách nhìn của người viết, từ đó chứng minh cho cơ sở
    của giả thuyết nêu trên.
    Phần ba: Hiệu chỉnh lại những sai lầm căn bản của kinh Dịch từ
    cổ thư chữ Hán trên cơ sở sự tương quan hợp lý của những vấn đề đã
    đặt ra ở phần hai, từ những di sản văn hóa còn lưu truyền trong dân
    gian Việt Nam và Trung Quốc.
    Phần bốn: Từ những nguyên lý căn bản của thuyết Âm dương -
    Ngũ hành và Bát quái đã được hiệu chỉnh, lý giải những hiện tượng bí
    ẩn khác liên quan và là sự minh chứng tiếp tục cho giả thuyết đã nêu.
    512513
    Kinh Dịch bắt đầu được sự chú ý của các nhà nghiên cứu lưu
    truyền từ đời Hán, có hai bộ phận chính là ký hiệu của 64 quẻ và phần
    kinh văn . Theo truyền thuyết và cổ thư chữ Hán thì phần kinh văn này
    do Chu Văn Vương, Chu Công và Khổng tử viết (sẽ được trình bày kỹ
    hơn ở phần I, chương I – Lịch sử kinh Dịch theo cổ thư chữ Hán). Do
    phần kinh văn quá dài, những bản dịch có đôi chỗ khác nhau. Thậm
    chí do nhiều đoạn kinh văn tối nghĩa, nên các học giả nghiên cứu Dịch
    học đôi khi mâu thuẫn nhau trong cách dịch và lý giải. Vì vậy, chỉ xin
    giới thiệu nội dung và trích dẫn những đoạn cần thiết nhằm minh chứng
    cho giả thuyết đặt ra. Bởi vậy, để tiện tham khảo và so sánh với những
    vấn đề được nêu ra trong cuốn sách này, bạn đọc có thể tham khảo
    cuốn Kinh Dịch với vũ trụ quan Đông phương của Nguyễn Hữu Lượng
    (Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 1992) và một trong ba cuốn sau đây: Kinh
    Dịch của Ngô Tất Tố (Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 1992); Kinh Dịch - Đạo
    của người quân tử, Nguyễn Hiến Lê (Nxb Văn học, 1994); Kinh Dịch
    và đời sống, Hải Ân (Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1996) - để tham
    khảo và đối chiếu.
    Những bản văn kinh Dịch được dịch ra chữ quốc ngữ hiện lưu
    hành thường không thống nhất về danh từ, thí dụ như trong kinh văn:
    phần được coi là của Chu Văn Vương soạn thảo có sách viết là Soán
    từ, có sách viết là Thoán từ, nhưng trong sách này thống nhất chung là
    Soán từ. Lời kinh văn được coi là của Khổng tử, có sách gọi là Thoán
    từ (thượng, hạ) truyện, có sách gọi là Soán từ (thượng, hạ) truyện;
    trong sách này gọi là Thoán từ (thượng, hạ) truyện.
    Bát quái đôi khi được diễn đạt là 8 quẻ; nhưng những quẻ kép
    cũng được gọi là quẻ… Trong cuốn sách này có một số qui ước như
    sau:
    Tám ký hiệu căn bản của Dịch học (tức Bát quái) mỗi ký hiệu
    đều được gọi là “quái”.
    Hai “quái” chồng lên nhau (tức “trùng quái”) được gọi là “quẻ”.
    Trong các sách, khi trình bày những đồ hình liên quan đến kinh
    Dịch thì phương Bắc thường đặt ở phía dưới, phương Nam đặt ở phía
    trên. Trong sách này, tất cả những đồ hình trưng dẫn để chứng minh
    những vấn đề thuộc phạm trù kinh Dịch liên quan đến phương vị đều
    được sắp xếp phù hợp với những qui ước về phương vị bản đồ hiện đại
    584
    585
    để bạn đọc dễ dàng phân định, như: phương Bắc ở phía trên, phương
    Đông ở bên phải, phương Nam ở phía dưới và phương Tây ở bên trái;
    ngoại trừ sự trích dẫn thì phương vị để nguyên theo tư liệu đã trích
    dẫn.
    Trong sách này, phần trích dẫn tư liệu được thể hiện bằng kiểu
    chữ “Vni-Helve 10”. Trong phần trích dẫn, để lưu ý bạn đọc, những chữ
    in đậm là do người viết thực hiện. Phần chính văn của người viết được
    thể hiện bằng kiểu chữ “Vni-Times 12”.
     
    Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng do khả năng có hạn, chắc chắn
    không thể tránh khỏi những thiếu sót. Mong được quí độc giả lượng
    thứ.

     

     
     


    [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/69566/B770060196404A8787AEF900BEBE4AD4.JPG[/image]

    [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/69566/EA591148A8EB45B0BDE065C14EDE0E2F.JPG[/image]
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 31.01.2010 23:59:16 bởi Leo* >
    Attached Image(s)
    #2
      Leo* 03.02.2010 21:54:14 (permalink)
      Chương I
      TÓM LƯỢC LỊCH SỬ KINH DỊCH
      THEO CỔ THƯ CHỮ HÁN


      Tương truyền vào thời tối cổ, vua Phục Hy–vị vua huyền
      thoại của Trung Quốc, niên đại khoảng 3500 năm trước
      CN (có sách chép 4477 – 4363 trước CN) – là người đầu tiên phát
      minh ra những ký hiệu nguyên thủy của kinh Dịch.
      Hệ từ hạ chương II – tiết 1 trong kinh Dịch chép:
      Cổ giả Bào Hy thị chi vương thiên hạ dã, ngưỡng tắc quan tượng
      ư thiên, phủ tắc quan pháp ư địa; quan điểu thú chi văn, dữ địa chi
      nghi; cận thủ chư thân, viễn thủ chư vật; ư thị thủy tác Bát quái dĩ
      thông thần minh chi đức, dĩ loại vạn vật chi tình.
      Vua Phục Hy (*) ngửa xem tượng trời, cúi xem phép tắc dưới
      đất, xem các văn vẻ của chim muông cùng những thích nghi của trời
      đất. Gần thì lấy thân mình, xa thì lấy ở vật, thế rồi mới làm ra Bát quái
      để thông suốt cái đức của thần minh và phân loại các tính của vạn vật.
      Sau đó vua Phục Hy kết hợp 8 quái thuộc Tiên thiên Bát quái
      thành một hệ thống 64 quẻ kép gọi là Hy Dịch. Hệ thống Hy Dịch chỉ
      gồm những ký hiệu không có văn tự (tuy nhiên, đồ hình Tiên thiên Bát
      quái và hệ thống 64 quẻ của vua Phục Hy chỉ được công bố vào đời
      Tống; kinh Dịch truyền từ đời Hán đến trước Tống không có đồ hình
      Tiên thiên Bát quái và hệ thống quẻ Hy Dịch, xin trình bày rõ hơn ở
      phần sau).
      Đến đời vua Đại Vũ (2205 năm trước CN), là vị vua khai sáng
      nhà Hạ của Trung Quốc. Tương truyền ngài đi trị thủy đến sông Lạc
      bắt được con rùa thần trên mai có ghi một đồ hình kỳ bí, ngài chép lại
      gọi là Lạc thư. Trên cơ sở Cửu cung của Lạc thư, ngài lập ra Hồng
      phạm cửu trù. Hiện tượng đầu tiên của thuyết Ngũ hành xuất hiện ở
      trù thứ nhất của Hồng phạm cửu trù.
      * Chú thích: Họ Bào Hy nói đến trong Hệ từ hạ được hiểu là vua Phục Hy.




      Hệ từ thượng, chương XI trong kinh Dịch chép:
      “Thị cố thiên sinh thần vật, thánh nhân tắc chi, thiên địa biến
      hóa, thánh nhân hiệu chi; thiên thùy tượng, hiện cát hung, thánh nhân
      tượng chi. Hà xuất đồ, Lạc xuất thư, thánh nhân tắc chi”.
      Với đoạn văn trên hầu hết các sách nghiên cứu về kinh Dịch từ
      thời Hán đến nay đều hiểu như sau:
      “Trời sinh ra thần vật, thánh nhân áp dụng theo; trời đất biến
      hoá thánh nhân bắt chước; trời bày ra hình tượng hiện ra sự tốt xấu,
      thánh nhân phỏng theo ý tượng”; riêng câu “Hà xuất đồ, Lạc xuất thư,
      thánh nhân tắc chi” được hiểu rằng Hà là sông Hoàng Hà; Lạc là
      sông Lạc Thủy; bởi vậy nên được hiểu là: “Bức đồ hiện ra ở sông
      Hoàng Hà, hình chữ hiện ra ở sông Lạc, thánh nhân áp dụng theo” (*).
      Theo Khổng An Quốc – một danh nho thời Tây Hán, cháu 12
      đời của Khổng tử – người phát hiện ra những sách cổ được coi là kinh
      điển của Nho giáo trong vách nhà Khổng tử và là người đầu tiên chú
      giải kinh Dịch, viết về sự liên hệ giữa Bát quái với Hà đồ như sau:

       
       [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/69566/544E378B030C4641AA662B2E95CC84E3.gif[/image]

      Người đầu tiên viết về vua Đại Vũ tìm được Lạc thư và những
      vấn đề liên quan, cũng là Khổng An Quốc. Ông ta viết:
      “Đời vua Vũ có con thần quy xuất hiện trên sông Lạc. Nhà vua
      bèn nhân đó mà xếp đặt để làm thành 9 loại, gọi là Lạc thư”.
      Qua gần 3000 năm, kể từ thời vua Phục Hy đến cuối đời nhà Ân
      Thương, vua Chu Văn Vương (có niên đại khoảng 1200 năm trước
      CN) là một chư hầu của Ân Thương; khi bị cầm tù ở ngục Dữu Lý, đã
      nghiên cứu Tiên thiên Bát quái. Vua Văn Vương đã dựa trên đồ hình
      Lạc thư của vua Đại Vũ sắp xếp lại vị trí 8 quái trong Tiên thiên Bát
      quái của vua Phục Hy thành Hậu thiên Bát quái. Sau dó, ông kết hợp
      8 quái của Hậu thiên thành một hệ thống 64 quẻ kép Hậu thiên và viết
      rõ nghĩa lại từng quẻ gọi là Soán từ. Tiếp theo, đời con của ông là Chu
      Công Đán viết rõ nghĩa từng hào trong quẻ kép gọi là Hào từ (mỗi
      quái có 3 vạch, mỗi vạch gọi là một hào, mỗi quẻ có 6 hào gồm 2
      quái). Đến đây, bộ Chu dịch (hiểu theo nghĩa là Dịch của nhà Chu)
      được căn bản hoàn thành. Tương truyền khái niệm Âm dương xuất
      hiện vào thời nhà Chu. Nhưng trong Soán từ và Hào từ được coi là của
      Chu Văn Vương và Chu Công làm ra, không nói đến Âm dương.
      Sau đó gần 700 năm, vào cuối thời Xuân Thu đầu đời Chiến
      quốc – cũng theo Khổng An Quốc – Khổng tử (551 – 479 trước CN)
      tiếp tục diễn giải Chu Dịch gồm Thoán truyện (thượng, hạ), Tượng
      truyện (thượng, hạ), Hệ từ truyện (Thượng, hạ), Văn ngôn, Thuyết
      22
      * Chú thích: Nguyễn Hữu Lượng, Kinh Dịch với Vũ trụ quan Đông phương, Nxb
      Thành phố Hồ Chí Minh, 1992 .
      quái, Tự quái, Tạp quái; gọi chung là thập Dực.
      Khái niệm Âm dương và Thái cực xuất hiện trong thập Dực này.
      Hệ từ thượng, chương V có đoạn viết:
      “Nhất Âm, nhất Dương vị chi đạo”;
      Chương XI viết:
      “Thị cố dịch hữu Thái cực, thị sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh
      Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái”
      Bộ kinh Dịch được hoàn chỉnh và lưu truyền đến nay là bộ Chu
      dịch được coi là của Chu Văn Vương gồm: hệ thống 64 quẻ thuộc Hậu
      thiên Bát quái và lời kinh văn của Chu Văn Vương, Chu Công và
      Khổng tử viết. Tuy nhiên, người ta vẫn ghi nhận công lao của vua
      Phục Hy là người đầu tiên vạch quái. Những tác giả làm ra kinh Dịch
      theo cổ thư chữ Hán nói trên được gọi là tứ Thánh. Các thầy bói ngày
      xưa khi gieo quẻ và luận đoán thường nói: “Theo quẻ này thì thánh
      nói rằng…”, tức là muốn nói đến các vị được coi là tác giả Dịch học nói
      trên.
      Việc lưu truyền bản Chu Dịch từ sau Khổng tử đến thời Hán còn
      được cổ thư ghi rõ như sau:
      Cổ thư chép rằng: “Khổng tử truyền Dịch cho Thương Cù, Tử
      Mộc. Tử Mộc truyền cho Kiều Tý, Tử Dung nước Lỗ. Tử Dung truyền
      cho Hàn Tý, Tử Cung miền Giang Đông. Tử Cung truyền cho Châu Xú,
      Tử Gia nước Yên. Tử Gia truyền cho Tôn Ngu, Tử Thừa đất Đông Võ.
      Tử Thừa truyền cho Điền Hà, Tử Trang nước Tề. Điền Hà ở đầu đời
      Hán lại truyền cho Vương Đồng, Tử Trung đất Đông Võ và Châu
      Vương Tôn đất Lạc Dương, Đinh Khoan, Trai Phục Sinh người nước
      Lương. Vương Đồng truyền cho Vương Hà tự Thúc Nguyên đất Tri
      Xuyên. Thúc Nguyên truyền cho Kinh Phòng. Kinh Phòng truyền cho
      Lưu Khâu Hạ. Khâu Hạ truyền cho Tử Lâm. Tử Lâm truyền cho Ngự sử
      đại phu Vương Tuấn. Đinh Khoan lại truyền riêng cho Điền Vương Tôn.
      Vương Tôn truyền cho Thi Xưu, Mạnh Hỉ. Thi Xưu truyền cho Trương
      Vũ. Trương Vũ truyền cho Bành Tuyên. Mạnh Hỉ truyền cho Tiêu
      Diên Thọ. Kinh Phòng lại học Dịch ở Tiêu Diên Thọ. (*)
      Trong sách đã dẫn, không chép cổ thư có từ bao giờ, nhưng căn
      cứ vào tên tuổi của những người học Dịch như: Kinh Phòng, Mạnh Hỉ


      <bài viết được chỉnh sửa lúc 15.02.2010 21:23:26 bởi Leo* >
      Attached Image(s)
      #3
        Leo* 15.02.2010 21:34:39 (permalink)
        * Chú thích: Nguyeên Hữu Lượng, Kinh Dịch với Vũ trú quan Đođng phương, Nxb
        Thành phố Hồ Chí Minh, 1992 .
        Tiêu Diên Thọ là những nhân vật thời Tây Hán, như vậy cổ thư này
        phải có từ sau thời Tây Hán.
        Vào cuối thời nhà Chu, các nước chư hầu đánh nhau liên miên.
        Năm 221 trước CN, đất nước Trung Hoa thống nhất bởi nhà Tần. Năm
        năm sau, Tần Thủy Hoàng ra lệnh triệt hạ Nho giáo, hầu hết sách vở
        đều bị đốt và cấm lưu truyền, 463 (có sách chép 464) nho sinh bị chôn
        sống vì trái lệnh. Bởi vậy, hầu hết những trước tác liên quan đến Nho
        giáo bị thất lạc. Riêng kinh Dịch vì được coi là sách bói và những
        sách thuốc còn được lưu truyền.
        Đoạn trích dẫn trong Sử ký của Tư Mã Thiên, phần Tần Thủy
        Hoàng bản kỷ, miêu tả cuộc đối thoại giữa Tần Thủy Hoàng với thừa
        tướng Lý Tư dưới đây, chứng tỏ điều này:
        “…Nhưng nay Hoàng đế đã thâu tóm cả thiên hạ, phân biệt trắng
        đen mà định ra điều duy nhất được tôn trọng. Những kẻ học Nho theo
        cái học riêng của mình lại cùng nhau chê cười pháp luật rồi đem dạy
        cho người ta. Khi nghe lệnh ban xuống thì họ đều lấy cái học riêng của
        mình để bàn tán. Khi vào triều, trong bụng chê bai. Ra đường, thì bàn
        bạc chê vua của mình để lấy danh, làm cho khác người để tỏ là cao,
        bày cho kẻ ở dưới phỉ báng. Nếu như thế mà không cấm thì ở trên uy
        thế của nhà vua sẽ bị giảm sút; ở dưới các bè đảng sẽ nổi lên. Nên
        cấm là hơn. Thần xin đốt tất cả các sách sử, trừ những sách sử nhà
        Tần (2).Trừ những người làm chức bác sĩ, ai cất giấu kinh Thư,
        kinh Thi, sách vở của trăm nhà thì đều đem đến các quan thú,
        quan uý mà đốt đi, hai người dám bàn nhau về việc kinh Thư, kinh Thi
        chém giữa chợ, lấy đời xưa mà chê đời nay thì giết cả họ. Quan lại biết
        mà không tố cáo, thì cũng bị tội. Lệnh ban ra trong ba mươi ngày
        không đốt sách thì khắc vào mặt cho đi thú để xây và canh giữ Trường
        thành. Những sách không bỏ là sách thuốc, sách bói, sách trồng
        cây. Ai muốn học pháp luật thì thờ quan lại làm thầy.
        Chế của vua nói: “Được”
        Đến năm 207 trước CN, nhà Hán thay thế nhà Tần. Vào cuối đời
        Tây Hán – Hán Vũ Đế Lưu Triệt (156 – 87 tr.CN) phục hồi lại Nho
        giáo. Từ đó kinh Dịch được xiển dương vì được coi là một trong 5 bộ
        kinh quan trọng của Nho giáo. Bản kinh Dịch lưu truyền từ đời Hán
        chỉ có hệù thống 64 que ûthuộc Hậu thiên Bát quái và lời kinh văn –
        tức bản Chu Dịch – được coi là của Chu Văn Vương, Chu Công, Khổng
        tử đã trình bày ở trên. Đến đây việc nghiên cứu kinh Dịch bắt đầu. Các
        học giả thời Hán chia ra nhiều phái khác nhau khi tìm hiểu về lịch sử
        24
        và cơ sở lý luận của Dịch. Việc nghiên cứu Dịch học phát triển đến đời
        Tống chia làm hai phái là Lý học của Trình Di, Chu Hy và phái tượng
        số học của Trần Đoàn (còn gọi là Đồ thư). Phái tượng số học có hai đại
        biểu nổi tiếng là Trần Đoàn Lão Tổ và Thiệu Ung – tức là Thiệu
        Khang Tiết.
        Thời Tống là một thời kỳ rất đáng chú ý trong lịch sử kinh Dịch.
        Ở thời đại này các nhà Lý học nổi tiếng như Trần Đoàn Lão Tổ, Thiệu
        Khang Tiết công bố đồ hình Hà đồ – Lạc thư và đồ hình Tiên thiên Bát
        quái cùng hệ thống 64 quẻ Hy Dịch; đồng thời cũng liên hệ giữa đồ
        hình Hà đồ với đồ hình Tiên thiên Bát quái, đồ hình Lạc thư với Hậu
        thiên Bát quái. Những nhà Lý học đời Tống cũng cho rằng những
        phát minh này thuộc về cổ nhân, như các nhà Lý học thời Hán đã nói
        tới. Bạn đọc tham khảo các đoạn sau đây được trích trong cuốn Chu Dịch và Dự đoán học (Thiệu Vĩ Hoa, Nxb Văn hóa Thông tin 1995):
        Trang 14: Thuyết Tiên thiên Bát quái là từ triều Tống tạo ra.
        Trước triều Tống chỉ có Bát quái và 64 quẻ. Các học giả đời Tống căn
        cứ vào “thiên địa định vị, sơn trạch thông khí, lôi phong tương bạc, thủy
        hỏa bất tương xạ” (Trời đất phân rõ, núi sông thông suốt, sấm gió yếu
        đi, nước lửa ít va chạm) trong “Thuyết quái” mà tạo ra “hình Tiên thiên
        Bát quái”.
        Trang 16:Thuyết Tiên thiên Bát quái và Hậu thiên Bát quái từ
        sau đời Tống tranh luận mãi không thôi, tức là trước Tống căn bản
        không tồn tại thuyết Tiên thiên. Trước Tống, đời Hán và Đường,
        không thể chỉ ra được ai là người đề ra “phương vị Tiên thiên”, đến
        đời Tống các đạo gia mới đưa ra “Hình Tiên thiên”. “Hình phương vị Bát
        quái của Phục Hy” là dựa theo hình Tiên thiên của Thiệu Ung, gọi là
        “Phương vị Tiên thiên Bát quái”. Hình phương vị Bát quái của Văn
        Vương còn gọi là “Phương vị Hậu thiên Bát quái” như sẽ thấy ở “Thuyết
        quái” phần sau. Cái gọi Hậu thiên Bát quái thực tế là dựa theo
        phương vị của các quẻ trong câu “Đế xuất hồ Chấn (1), tề hồ Tốn
        (2), tương kiến hồ Ly (3), chí dịch hồ Khôn (4), thuyết ngôn hồ
        Đoài (5), chiến hồ Càn (6), lao hồ Khảm (7), thành ngôn hồ Cấn
        (8)”.
        Trang 17: Hình Tiên thiên Bát quái mà ngay nay ta nhìn thấy
        là từ hình Tiên thiên của Thiệu Ung đời Tống mà ra. Còn hình Hậu
        thiên Bát quái là từ “Thuyết quái”, người đời Tống cho là do Văn
        Vương tạo ra. Ngày nay, rất nhiều học giả đưa ra nhiều cách phỏng
        đoán, vì sao Văn Vương đã sửa Tiên thiên Bát quái thành Hậu thiên
        25
        Bát quái. Họ cho rằng: thời nhà Hạ băng tuyết tan, nước biển dâng lên,
        ngập chìm những khoảng đất lớn, khắp nơi bị ngập nước. Đến đời nhà
        Chu, hoàn cảnh tự nhiên thay đổi, vận khí trời đất không còn thống
        nhất với Tiên thiên Bát quái nữa, cho nên Chu Văn Vương đã sửa Tiên
        thiên Bát quái thành Hậu thiên Bát quái.
        Trang 20: 2. Khi dự đoán, Thiệu Khang Tiết dùng hình Hậu
        thiên Bát quái, còn số là của Tiên thiên Bát quái, rất kỳ diệu. Nhưng vì
        sao Thiệu Khang Tiết lại dùng hình của Hậu thiên Bát quái và số của
        Tiên thiên ngày nay vẫn chưa rõ nguyên do. Ngày nay khi gieo quẻ
        theo thời gian và dự đoán theo “sáu hào” thì đều phối hợp hình này với
        số của Tiên thiên.
        Về việc Tiên thiên Bát quái do ông Thiệu Khang Tiết công bố
        vào đời Tống, cũng được ghi nhận trong sách Kinh Dịch với Vũ trụ
        quan Đông phương của giáo sư Nguyễn Huy Lượng cũng viết như sau:
        “Về Dịch học của đời Tống, ta thấy có Thiệu Ung. Họ Thiệu lấy
        Châu Dịch làm Hậu thiên Dịch, lấy Bao Hy Dịch làm Tiên thiên Dịch.
        Họ Thiệu cũng làm Tiên thiên quái vị đồ để phát huy thuyết trên”.
        Trên đây là tóm lược những nét căn bản của lịch sử kinh Dịch
        theo cổ thư chữ Hán được lưu truyền đến nay và được coi như giá trị
        lịch sử chính thống của kinh Dịch. Mặc dù còn có nhiều ý kiến khác
        nhau về tác giả và thời điểm xuất hiện của kinh Dịch, nhưng hầu hết
        các học giả khi giới thiệu về kinh Dịch đều nói đến lịch sử của kinh
        Dịch như trên. Những ý kiến phản bác của các nhà nghiên cứu kinh
        Dịch và những vấn đề liên quan xin được tiếp tục trình bày ở phần tiếp
        theo.
         
         


        [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/69566/A8BBD9C774684AE58453A6BEA6DD9290.JPG[/image]
        Attached Image(s)
        #4
          Leo* 12.03.2010 17:18:56 (permalink)
          Chương II


          TRUYỀN THUYẾT BÀ NỮ OA VÁ TRỜI
          & PHƯƠNG VỊ HẬU THIÊN BÁT QUÁI


          NỘI DUNG TRUYỀN THUYẾT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ
          LIÊN QUAN ĐẾN PHƯƠNG VỊ HẬU THIÊN BÁT QUÁI
          Căn nguyên của Hậu thiên Bát quái, là một trong những
          hiện tượng bí ẩn lớn trong văn minh Đông phương - cũng
          là mâu thuẫn chủ yếu của vấn đề được đặt ra - phải lý giải trong sách
          này. Đặc biệt trong trường hợp này, sự hướng dẫn giải mã lại bắt đầu
          bằng những truyền thuyết được coi là của chính nền văn minh Trung
          Hoa. Đó là những truyền thuyết “Thần Bàn Cổ” và “Bà Nữ Oa vá
          trời”.
          Truyền thuyết “Thần Bàn Cổ” và “Bà Nữ Oa vá trời từ trước
          đến nay vốn được coi là những truyền thuyết xưa nhất của nền văn hóa
          dân gian Trung Hoa. Nhưng truyền thuyết này lại ẩn chứa những giá
          trị có tính hướng dẫn về một tiền đề căn bản nhất của kinh Dịch, đó là:
          Tiên thiên và Hậu thiên Bát quái. Để bạn đọc tiện tham khảo và nhận
          xét, người viết xin được tóm lược và trích dẫn nội dung của những
          truyền thuyết này căn cứ theo tư liệu trong sách Thần thoại Trung
          Quốc của giáo sư Đinh Gia Khánh (Nxb Khoa học xã hội – 1998) và
          vài dị bản khác được sưu tầm.
          Trang 11 (trích):
          Chống màn trời, Bàn Cổ làm trụ,
          Hóa thân thành sông núi, cỏ cây.
          Xưa kia, vũ trụ vốn là một khối hỗn độn, đen ngòm, hình giống
          quả trứng. Thần Bàn Cổ sinh ra từ trong quả trứng vũ trụ ấy.
          Thần Bàn Cổ ngủ 18000 năm thì tỉnh dậy. Ông thấy trời tối
          đen rất khó chịu.
          Thần Bàn Cổ rất bực tức. Không biết thần vớ đâu ra một
          chiếc rìu lớn và thần nhằm thẳng phía trước mặt mà bổ vào cái
          khoảng mù mờ đen tối ấy. Thần vung rìu lên bổ về phía trước như
          188
          thế một nhát. Quả trứng ấy vỡ toang ra. Có chất gì trong suốt và
          nhè nhẹ bốc dần lên cao, trở thành bầu trời, lại có chất gì đó đùng
          đục và nằng nặng lắng dần xuống thấp, trở thành mặt đất. Thế là
          nhờ có nhát rìu của thần Bàn Cổ mà vũ trụ phân khai thành trời và đất.
          Tiếp theo là tóm lược và trích dẫn truyền thuyết “Bà Nữ Oa vá
          trời”:
          Nữ Oa khéo nặn con người khôn,
          Chọn đá quí vá màn trời rách.
          Bà Nữ Oa là vợ thần Phục Hy, được sinh ra ngay sau khi
          thần Bàn Cổ tạo ra thế giới. Bà lấy đất sét vàng nặn ra con người.
          Loài người lấy nhau và sinh sôi nảy nở trên thế gian ngày càng
          đông vui. Mọi người tôn bà làm nữ thần hôn nhân (thần Cao Môi).
          Nhưng, đến một ngày kia tai họa đã xảy ra.
          Bỗng nhiên, chẳng hiểu vì sao một ngày kia xảy ra một biến cố
          lớn. Đó là việc thần nước Cộng Công và thần lửa Chúc Dung choảng
          nhau.
          Cuộc chiến tranh rất khốc liệt, cuối cùng thần nước Cộng
          Công bị thần lửa Chúc Dung đánh thua.
          Phẫn chí, thần Cộng Công bèn lao đầu vào núi Bất Chu ở
          phương Tây. Lao đầu húc núi như vậy, mà Cộng Công vẫn không bị
          chết. Nhưng một cái húc đầu ấy đã làm cho trời đất biến đổi hẳn, làm
          cho nhân gian gặp tai họa lớn.
          Núi Bất Chu vốn là một trong những cây trụ chống trời. Cây
          gậy Bất Chu ấy bị Cộng Công húc bèn bị gãy. Thế là một nửa bầu trời
          ở phía Tây bị sụp xuống, bị rách nát và có nhiều lỗ thủng. Trời đổ
          xuống lại làm cho mặt đất nhiều chỗ sụt xuống thành hang sâu. Trong
          khoảng trời long đất lở ấy, lửa bốc lên rần rật, thiêu đốt núi rừng, nước
          sông sóng sánh dâng lên cao, hầu như đến lưng trời, làm cho mặt đất
          khắp nơi bị ngập nước.
          Bà Nữ Oa thấy loài người, đám con cháu do bà tạo dựng nên,
          gặp cảnh khốn khổ như vậy thì vô cùng đau đớn. Bà đành lại phải đi tu
          bổ lại trời đất. Công việc này thực là vất vả, nhưng bà Nữ Oa không hề
          quản ngại.
          Bà chọn thứ đá ngũ sắc lấy từ các sông lớn, dùng lửa nung nấu
          thành một thứ keo đặc biệt. Bà đem thứ keo ấy dán vá lại lỗ thủng trên
          bầu trời. Để chống bầu trời lên, bà chọn một con rùa lớn, chặt bốn
          chân của nó làm trụ. Bốn cái chân của nó dựng lên ở bốn góc trời, là
          bốn cái trụ vững chắc để chống đỡ bầu trời. Bà xua đuổi các loài ác
          189
          thú, mãnh điểu để cho loài người khỏi bị chúng làm hại. Bà lại đốt cỏ
          lau thành tro, chất tro thành đống lớn để làm vật liệu xây đắp đê
          đập chống nạn lũ lụt.
          Cuối cùng tai họa lớn của loài người đã qua khỏi. Đó đều là nhờ
          công lao của bà Nữ Oa.
          Trời và đất đã được bà Nữ Oa sửa chữa, vá víu và chống dựng
          lại. Tuy nhiên, trời và đất không giữ lại được nguyên vẹn hình thể trước
          kia. Bầu trời vẫn cứ hơi nghiêng về phía Tây. Vì vậy mà mặt trời,
          mặt trăng và các tinh tú cứ theo chiều hướng nghiêng ấy mà chạy
          từ đông sang tây. Mặt đất tuy có được tu bổ, nhưng lại vẫn còn vực
          sâu ở phía đông nam. Vì vậy nước các sông ngòi đều chảy từ tây sang
          đông và dần dần các sông ngòi ấy đều chảy xuống vực sâu, tích tụ
          dần thành biển lớn.
          Cùng với nội dung trên, trong cuốn Kinh Dịch và cấu hình tư
          tưởng Trung Quốc (sách đã dẫn trang 583) chép như sau:
          Ngày xa xưa, bốn trụ chống trời bị hư hoại, Cửu Châu [tức là
          Trung Quốc] bị đổ lở, không đâu mà không bị lật úp, đất không được
          che kín, lửa cháy hừng hực liên miên không tắt, nước ngập lụt mênh
          mông không ngưng, thú dữ ăn thịt dân lành, chim ưng hung ác quắp
          lấy người già cả ốm yếu. Cho nên bà Nữ Oa mới luyện đá năm màu
          để vá trời xanh, chặt chân rùa lớn làm bốn cột chống đỡ bầu trời, giết
          rồng đen cứu Ký Châu, chèn tro cỏ lư để ngăn nước lụt. Bầu trời
          xanh được vá lại, bốn trụ chống đỡ ngay ngắn, nước lụt rút khô đi, Ký
          Châu yên bình, thuồng luồng chết, dân lành sống, dựa lưng vào đất
          vuông ôm lấy bầu trời tròn.
          Một dị bản khác khá phổ biến được ghi nhận như sau. Đoạn sau
          đây được trích trong bộ Tam quốc chí – La Quán Trung (Dịch giả Phan
          Kế Bính; Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội 1988 –
          tập 6, trang 167):
          … Khi ấy Tần Bật ứng đối trôi chảy, nói năng hoạt bát, cả đám
          ngồi đều kinh. Trương Ôn không hỏi vặn được câu gì nữa. Bật mới hỏi
          lại rằng:
          – Tiên sinh là danh sĩ Đông Ngô, đã lấy việc trên trời mà hỏi, tất
          là hiểu sâu lẽ trời. Khi xưa lúc hỗn độn mới mở, Âm dương chia biệt,
          khí nhẹ mà trong thì bay lên thành trời; khí nặng mà đục thì đọng
          xuống dưới thành đất. Đến đời họ Cung Công đánh trận thua, húc
          đầu vào núi Bất Chu thì cột trời đổ gẫy mà rường đất sứt mẻ, trời
          nghiêng về phía Tây Bắc, đất đổ về phía Đông Nam. Trời đã là khí
          nhẹ mà trong, làm sao lại còn nghiêng về phía Tây Bắc? Vả lại, ở
          ngoài lần khí nhẹ mà trong còn có vật gì nữa, xin cho tiên sinh dạy cho tôi được biết?
          Trương Ôn không biết đối đáp ra sao mới đứng dậy tạ rằng:
          – Tôi không ngờ trong Thục lắm người tuấn kiệt thế này; nghe
          lời ngài giảng luận, khiến tôi mở được đường ngu dốt…
          Như vậy, qua truyền thuyết “Thần Bàn Cổ”, “Bà Nữ Oa vá trời”
          và những dị bản được trích dẫn ở trên, tổng hợp lại, chúng ta sẽ thấy
          mấy vấn đề sau đây:
          1) – Đây là một câu chuyện bắt đầu từ một nội dung thần thoại
          phát triển liên hệ dẫn tới một ý niệm vũ trụ quan mơ hồ; ý niệm vũ trụ
          quan này, xuất hiện sớm nhất vào Đông Hán (Tam quốc chí là truyện
          lịch sử cuối thời Đông Hán). Điều này thể hiện ở sự liên hệ giữa nội
          dung truyền thuyết “Thần Bàn Cổ “, “Bà Nữ Oa vá trời” với đoạn
          tranh luận của các danh sĩ Ngô – Thục.
          2) – Mang dấu ấn Hán hóa trong quá trình phát triển từ nội dung
          thần thoại của truyền thuyết nguyên thủy cho đến đoạn trích dẫn trong
          Kinh Dịch & Cấu hình tư tưởng Trung Quốc. Điều này thể hiện ở những
          địa danh Hán như Ký Châu, hoặc được coi là thuộc về Hán như Cửu
          Châu. Cổ thư chữ Hán ghi nhận theo truyền thuyết thì: danh từ Cửu
          Châu chỉ có sớm nhất bắt đầu từ vua Vũ khi tìm được Lạc thư đặt ra
          Hồng phạm cửu trù và định ra phép cống chín Châu. Ký Châu là một
          địa danh xuất hiện rất muộn trong lịch sử Trung Hoa không thể có từ
          thời bà Nữ Oa vá trời được (?!)
          3) – Sử dụng những yếu tố căn bản trong truyền thuyết “Thần
          Bàn Cổ”, “Bà Nữ Oa vá trời” và dị bản được dẫn chứng từ cuốn Tam
          quốc chí, so sánh với cấu hình của Tiên thiên và Hậu thiên Bát quái sẽ
          có một sự tương hợp gần như hoàn toàn sau đây:
          @ Chuyện “Thần Bàn Cổ” và phần đầu của truyền thuyết “Bà
          Nữ Oa vá trời“ hoàn toàn trùng khớp với cấu hình của Tiên thiên Bát
          quái được minh họa trong đồ hình dưới đây:
           

           
           
          Qua đồ hình trên bạn đọc cũng nhận thấy rằng nửa phần trên của
          hình Tiên thiên Bát quái: số hào Dương trội hơn hào Âm, mà cao nhất
          là quẻ Càn – tượng trời, ứng với câu “Âm dương chia biệt, khí nhẹ và trong
          bay lên thành trời”. Nửa phần dưới số hào Âm nhiều hơn số hào Dương,
          ở vị trí thấp nhất là quẻ Khôn – tượng đất, ứng với câu “Khí nặng và đục
          tụ xuống thành đất”.
          @ Trong nội dung của truyền thuyết “Bà Nữ Oa vá trời“ và
          đoạn sau lời đối thoại của Tần Bật, hoàn toàn trùng khớp với cấu hình
          của Bát quái Hậu thiên được minh họa bằng hình vẽ dưới đây:
           
          ĐỒ HÌNH MINH HỌA TRUYỀN THUYẾT
          BÀ NỮ OA VÁ TRỚI VÀ CẤU HÌNH HẬU THIÊN BÁT QUÁI
           


          Qua đồ hình trên bạn đọc cũng nhận thấy rằng:
           
          Qua đồ hình trên bạn đọc cũng nhận thấy rằng:
          Về cấu hình phương vị Hậu thiên Bát quái
          * Trục Càn – Khôn ở Tiên thiên là trục thẳng đứng; hình tượng
          cây cột chống trời Bất Chu (chống trên đất Khôn, đỡ trời Càn) chính là
          trục Càn Khôn trong Tiên thiên Bát quái. Nhưng trong Hậu thiên được
          thay thế bằng trục Khảm (Thủy) – Ly (Hỏa). Thủy – Hỏa xung khắc
          được hình tượng bằng cuộc chiến giữa thần nước Cộng Công và thần
          lửa Chúc Dung.
          * Quẻ Càn (Trời) trong Hậu thiên lệch về phía Tây Bắc, ứng
          với câu “Trời nghiêng về phía Tây Bắc”.
          * Quẻ Khảm (Thủy) ở Hậu thiên, được thay thế cho vị trí quẻ
          CÀN - Trời
          Nghiêng về phía
          Tây Bắc
          KHÔN - Đất
          Lệch về phía
          Đông Nam
          KHẢM - Thủy
          Thần nước Cộng Công
          Thần lửa Chúc Dung
          LY - Hỏa
          CÀN - Trời
          Tây Bắc
          KHÔN - Đất
          Đông Nam
          193
          Càn ở Tiên thiên ứng với câu “Nước từ trên trời đổ xuống gây ngập lụt ở
          trần gian”.
          * Sự khác nhau duy nhất giữa truyền thuyết và cấu hình của Hậu
          thiên Bát quái là “Đất đổ về phía Đông Nam”, nhưng ở Hậu thiên Bát
          quái quẻ Khôn – tượng đất – lại ở về phía Tây Nam. Nếu ta theo
          truyền thuyết, đưa quẻ Khôn – tượng đất về phía Đông Nam và quẻ
          Tốn về phía Tây Nam thì hoàn toàn bảo đảm được tính cân đối của đồ
          hình Bát quái Hậu thiên như trong Bát quái Tiên thiên, được minh họa
          bằng hình vẽ trên.
          Về nội dung liên hệ Bát quái với
          thuyết Âm dương – Ngũ hành
          * Cột trời có tên Bất Chu – hiểu theo một nghĩa khác – thì đây là
          sự phủ định: Chu Dịch không phải do Chu Văn Vương (Nhà Chu) làm
          ra. Liên hệ với quả trứng vũ trụ trong “Truyền thuyết Thần Bàn Cổ”
          cho thấy chữ Chu phải hiểu là một vòng tròn (quả trứng).
          *Hình ảnh bà Nữ Oa sử dụng đá Ngũ sắc làm vật liệu để vá trời
          cho thấy: Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là nền tảng của Tiên
          thiên và Hậu thiên Bát quái.
          * Hình ảnh bà Nữ Oa đốt cỏ lấy tro ngăn nước (phần trích dẫn
          chữ đậm) còn có một ý nghĩa liên hệ: Hỏa (đốt cỏ) – sinh Thổ (thành
          tro, còn có nghĩa là Âm Hỏa) – khắc Thủy (ngăn nước). Hiện tượng
          này còn chứng tỏ sự liên quan giữa Hậu thiên Bát quái và Hà đồ, sẽ
          được minh chứng ở chương sau.
          Tính cân đối sau khi đổi vị trí quái Tốn – Khôn sẽ hoàn toàn vô
          nghĩa, nếu chỉ dừng lại ở đây. Sự hướng dẫn mang tính mật ngữ ẩn
          chứa trong các truyền thuyết dân gian được coi là của Trung quốc –
          nhưng không loại trừ khả năng có nguồn gốc Lạc Việt, còn tồn tại ở
          Nam sông Dương Tử – sẽ không hơn một ý tưởng về tính cân đối của
          Bát quái Hậu thiên trong các cuộc tranh luận về vấn đề này. Nhưng
          tính cân đối rất quan yếu – trong việc đổi chỗ hai quái Tốn Khôn của
          cấu hình Bát quái Hậu thiên – lại thể hiện sự tương quan hợp lý trong
          sự liên hệ với thứ tự của 64 quẻ kép thuộc hệ thống Hậu thiên và một
          số vấn đề liên quan được trình bày dưới đây.
          194
          SỰ TƯƠNG QUAN CẤU HÌNH HẬU THIÊN BÁT QUÁI
          & THỨ TỰ 64 QUẺ THUỘC HỆ THỐNG HẬU THIÊN
          Lời mở đầu của phần III đã chứng tỏ với bạn đọc tính suy diễn
          chủ quan trong việc giải mã những mật ngữ ẩn chứa trong văn hóa dân
          gian. Tính hướng dẫn của mật ngữ – thông qua sự suy diễn chủ quan –
          chỉ được coi là đúng, nếu chứng tỏ được một thực tế, hoặc một sự tương
          quan hợp lý cho vấn đề được đặt ra. Trong phần này, tính hợp lý trong
          việc giải mã truyền thuyết “Thần Bàn Cổ”, “Bà Nữ Oa vá trời” được
          chứng tỏ trong tương quan cấu hình Bát quái Hậu thiên – đã đổi phương
          vị quẻ Tốn & Khôn – với thứ tự 64 quẻ thuộc Hậu thiên Bát quái.
          Trước hết, bạn đọc làm quen với một sự phân định sau: Các nhà
          nghiên cứu Dịch học chia Bát quái làm 2 nhóm là:

          #5
            Leo* 28.03.2010 23:31:17 (permalink)


            Chương II
            TÓM TẮT NỘI DUNG
            &
            NHỮNG KÝ HIỆU CĂN BẢN
            CỦA KINH DỊCH TRONG CỔ THƯ CHỮ HÁN
            Kinh Dịch được truyền lại từ đời Hán là bản Chu dịch, gồm
            có hai phần là phần kinh văn và hệ thống ký hiệu 64 quẻ
            Hậu thiên. Phần kinh văn được coi là do Chu Văn Vương, Chu Công
            Đán, Khổng tử trước tác như đã trình bày ở phần trên. Nhưng theo lịch
            sử chính thống mà cổ thư chữ Hán nói tới thì ký hiệu của quẻ Dịch
            được bắt đầu từ vua Phục Hy. Vì vậy trong chương này xin được trình
            bày theo trình tự thời gian của lịch sử kinh Dịch theo cổ thư chữ Hán
            đã nói tới.
            HỆ THỐNG KÝ HIỆU CỦA KINH DỊCH
            Hệ thống ký hiệu của kinh Dịch được truyền cho tới nay gồm hai
            hệ thống chính là:
            1) Hệ thống Hy Dịch tức kinh Dịch của Phục Hy có nguồn gốc từ
            đồ hình Tiên thiên Bát quái.
            2) Hệ thống Chu Dịch, có nguồn gốc từ đồ hình Hậu thiên Bát
            quái.
            Đồ hình ký hiệu của hai hệ thống ký hiệu này như sau:
            Tiên thiên Bát quái và ký hiệu 64 quẻ Hy Dịch
            Đồ hình Tiên thiên Bát quái và hệ thống Hy Dịch được coi của
            do vua Phục Hy (nhưng chỉ phát hiện và lưu truyền từ đời Tốâng), bắt
            đầu bằng hai ký hiệu căn bản sau đây:
             
            (-)vạch liền
            thuộc Dương
             
            (--)vạch đứt
            thuộc Âm
             
            Từ hai ký hiệu này, cũng theo cổ thư chữ Hán thì vua Phục Hy đã
            vạch ra 8 quái gọi là Tiên thiên Bát quái, mỗi quái gồm 3 vạch (liền
            hoặc đứt ) có một trình tự phát triển từ dưới lên, được trình bày theo đồ
            hình sau đây trong Chu Dịch và dự đoán học (sách đã dẫn, trang 15).
            THỨ TỰ BÁT QUÁI PHỤC HY
             

             
            Đồ hình kết cấu trình tự Bát quái trên đây được phổ biến trong
            các sách kinh Dịch nói chung.
             
            ĐỒ HÌNH TIÊN THIÊN BÁT QUÁI
            của vua Phục Hy
             

             
            Tám quái này lần lượt có tên gọi là: 1-Càn, 2-Đoài, 3-Ly, 4-
            Chấn, 5-Tốn, 6-Khảm, 7-Cấn, 8-Khôn, được sắp xếp theo đồ hình
            có thứ tự như trên.
            Cổ thư chữ Hán cho rằng: vua Phục Hy đã dựa theo Hà đồ phát
            hiện trên sông Hoàng Hà để sắp xếp Tiên thiên Bát quái, như đã trình
            bày ở trên. Sự liên quan giữa Bát quái Tiên thiên và Hà đồ được các cổ
            thư chữ Hán từ đời Tống minh họa như sau:
             
            ĐỒ HÌNH TƯƠNG QUAN HÀ ĐỒ & TIÊN THIÊN BÁT QUÁI
            (Vẽ theo Kinh Dịch với Vũ trụ quan Đông phương)
             

             
            Trên cơ sở vị trí của Bát quái Tiên thiên hình thành một hệ thống
            64 quẻ gọi là Hy Dịch. Những quẻ này do 8 quái lần lượt kết hợp với
            nhau theo một nguyên tắc nhất định và hình thành 64 quẻ kép theo thứ
            tự có ký hiệu và tên gọi như sau:
             
             
            #6
              Leo* 04.04.2010 15:38:50 (permalink)
              CỬU CUNG HÀ ĐỒ & TIÊN THIÊN BÁT QUÁI
              (Đã xoay 180o cho phù hợp với phương vị bản đồ hiện đại)




              CỬU CUNG LẠC THƯ & HẬU THIÊN BÁT QUÁI
              (Đã xoay 180o cho phù hợp với phương vị bản đồ hiện đại)



              Trên cơ sở đồ hình Hậu thiên Bát quái, vua Chu Văn Vương đã
              sắp xếp một hệ thống mới 64 quẻ gọi là Chu Dịch. Bảng kinh Dịch nổi
              tiếng hiện còn lưu hành, chính là bản Chu Dịch được coi là của Chu
              Văn Vương. Dưới đây là đồ hình thứ tự 64 quẻ của Chu Văn Vương.





              [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/69566/FB71582D25F447C487CB3B1659695275.gif[/image]

              [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/69566/C1C93794DF924CC1AB1481A039C19095.gif[/image]

              TÓM LƯỢC NỘI DUNG PHẦN KINH VĂN CHU DỊCH
              Trên thực tế bản Chu dịch truyền lại từ thời Hán chỉ có hệ thống
              64 quẻ được coi là của Chu Văn Vương và hệ thống kinh văn gồm:
              Soán từ; Hào từ và Thập dực. Đồ hình Tiên thiên, Hậu thiên Bát quái
              cũng như đồ hình Hà đồ – Lạc thư là do các nhà lý học đời Tống công
              bố (tức là hơn 1000 năm sau kể từ khi các học giả thời Hán nói tới
              những đồ hình này) như đã trình bày ở trên.
              Về phần kinh văn thuộc hệ thống Chu dịch lần lượt có nội dung
              như sau:
              I– Soán từ được coi là của Chu Văn Vương soạn nhằm giải thích
              ý nghĩa của từng quẻ trong hệ thống 64 quẻ Hậu thiên.
              II– Hào từ được coi là của Chu Công Đán soạn nhằm giải thích ý
              nghĩa từng “hào” trong quẻ gọi là “Hào từ”. Do cấu trúc quẻ gồm 6
              vạch (liền hoặc đứt) mỗi vạch gọi là “hào”. Thứ tự 6 hào được tính từ
              dưới lên. Hào đầu tiên gọi là hào sơ, hào thứ hai gọi là hào nhị… Hào
              trên cùng thay vì hào lục thì gọi là hào thượng. Nếu hào là vạch liền
              thì bên cạnh từ chỉ số đếm gọi là “cửu”; thí dụ: “Sơ cửu” có nghĩa là
              hào đầu tiên là Dương (*). Nếu hào là vạch đứt thì bên cạnh từ chỉ số
              đếm gọi là “lục”, thí dụ: Sơ lục, có nghĩa là hào đầu tiên là Âm(*).
              Tiếp theo đó là cửu nhị (hoặc lục nhị) có nghĩa là hào 2 là Dương (cửu)
              hoặc Âm (lục). Tùy theo vị trí của hào trong toàn ý nghĩa của quẻ, có
              lời diễn giải ý nghĩa của từng hào gọi là “Hào từ”.


               




              * Chú thích: Ở phần này vẫn tạm dùng khái niệm “hào âm” và “hào dương” vì các
              sách quen dùng, đúng ra phải gọi là: “hào thuộc dương” hoặc “hào thuộc âm”. Trong
              kinh văn chỉ dùng từ “cửu” và “lục”, khái niệm “hào âm” và “hào dương” là do các
              nhà nghiên cứu đời sau đặt ra.
              <bài viết được chỉnh sửa lúc 04.04.2010 15:54:57 bởi Leo* >
              Attached Image(s)
              #7
                Leo* 04.04.2010 15:57:59 (permalink)
                III– Thập dực được coi là của Khổng tử soạn gồm các phần sau
                đây:

                1) Thoán truyện có nội dung giải thích rõ ý nghĩa từng quẻ, bổ
                sung ý nghĩa của Soán từ. Thoán truyện chia làm hai phần thượng và
                hạ.
                2) Tượng truyện được chia làm hai phần là Đại tượng truyện –
                giải thích hình ảnh (tượng) của mỗi quẻ; Tiểu tượng truyện có nội
                dung giải thích tượng của mỗi hào (cửu, lục) và vị trí của mỗi quẻ
                trong hệ thống 64 quẻ Hậu thiên.
                3) Hệ từ truyện còn gọi là Hệ từ đại truyện, cũng chia làm hai
                thiên thượng và hạ nhằm giải thích những vấn đề và những hiện tượng
                liên quan đến kinh Dịch.
                4) Văn ngôn cũng chia làm hai phần thượng và hạ. Thiên thượng
                bàn về quẻ thuần Càn, phần hạ bàn về quẻ thuần Khôn và các hào của
                hai quẻ này.
                5) Thuyết quái nội dung giảng về 8 quái đơn và ý nghĩa cũng
                như hình tượng của mỗi quái.
                6) Tự quái truyện nội dung giải thích về thứ tự của 64 quẻ trong
                hệ thống Chu dịch cũng chia làm hai phần thượng và hạ.
                7) Tạp quái truyện nội dung là giải thích thêm về một số quẻ.
                Trên đây, chỉ xin được tóm tắt nội dung của những lời kinh văn
                trong kinh Dịch. Do phần kinh văn quá nhiều, nên trong cuốn sách này
                chỉ trưng dẫn những lời kinh văn có liên quan – nhằm chứng minh cho
                giả thuyết đã nêu; mong được bạn đọc thông cảm, lượng thứ. Bạn đọc
                nếu muốn tìm hiểu sâu về kinh Dịch hoặc kiểm chứng những vấn đề
                nêu ra trong sách này, có thể tham khảo và đối chứng qua những sách
                dịch về kinh Dịch đã giới thiệu với bạn đọc ở trên, hoặc qua các sách
                tham khảo được trình bày ở cuối cuốn sách này.
                39

                Chương III
                MỘT SỐ QUAN ĐIỂM KHÁC NHAU VỀ
                THỜI ĐIỂM XUẤT XỨ
                VÀ TÁC GIẢ CỦA KINH DỊCH



                Như phần trên đã trình bày, mặc dù hầu hết các học giả khi
                giới thiệu về kinh Dịch đều nhắc đến lịch sử và thời điểm
                xuất xứ như đã trình bày ở trên. Tuy nhiên cũng có một số nhà nghiên
                cứu có những quan điểm khác như sau:
                VỀ THỜI ĐIỂM XUẤT XỨ .
                Theo sách Chu Dịch và dự đoán học (Nxb Văn hóa Hà Nội 1995
                – Thiệu Vĩ Hoa – trang 27) viết:
                Thời gian hình thành Bát quái và 64 quẻ khoảng đời nhà Hạ.
                Điều đó có “Ngọc Hải” dẫn chứng từ “Sơn hải kinh” như sau: “Phục Hi
                được Hà đồ, do đó người Hạ nói “Liên sơn”; Hoàng đế được Hà
                đồ, do đó người Thương nói “Quy Tàng”. Liệt Sơn thị được Hà đồ,
                do đó mà người Chu nói “Chu dịch”. “Dịch tán”, “Dịch luận” của
                Trịnh Huyền nói : “Hạ viết “Liên Sơn”, Ân viết “Quy Tàng”, Chu viết
                “Chu dịch”.
                Trong “Chu lễ” có ghi: Cung Xuân đại bốc “nắm cả phép của
                ba bộ dịch là “Liên sơn”, “Quy tàng”, “Chu dịch”. Quái của các
                kinh đó đều là 8, quẻ đều là 64”. Còn nói: cuối thời kỳ đồ đồng ở An
                Dương đã xuất hiện những dấu hiệu Bát quái (trang 77 sách “Lịch sử
                chữ viết trên xương của Trung Quốc”). Do đó có thể thấy thời kỳ hình
                thành Bát quái và 64 quẻ nên vào đời nhà Hạ. Còn những người đời
                sau nói Văn Vương đã làm lại 64 quẻ, điều đó chắc không đúng, tuy
                nhiên Văn Vương đã sắp xếp lại cho nó chỉnh hơn thì rất có thể.
                Hai quyển sách “Liên sơn”, “Quy tàng” đã mất từ lâu, quyển
                sách người đời sau nhìn thấy chỉ là “Kinh Dịch”. Nhưng thời kỳ ra đời
                của kinh Dịch từ xưa tới nay vẫn còn bàn cãi mãi. Căn cứ kết quả khảo
                cứu của hơn ba mươi năm nay thì có ba loại ý kiến.
                1. Kinh Dịch ra đời thời Xuân Thu. Quách Mạc Nhược nói:
                Quan niệm trời đất đối lập xuất hiện rất muộn trong lịch sử tư tưởng
                Trung Quốc. Những văn tự đời nhà Chu không có vết tích của Bát
                quái, thậm chí không có chữ “địa”; những chữ như “Càn, Khôn” trong
                40
                sách cổ mãi về sau mới xuất hiện… đủ thấy “Kinh Dịch” không thể ra
                đời trước thời Xuân Thu.
                2. Kinh Dịch ra đời đầu thời Tây Chu. Trương Đại Niên, căn cứ
                câu chuyện trong hào từ quẻ như “táng ngưu ư dịch”, “táng dương ư
                dịch”, “Cao tôn phiệt quỷ phương”, “Đế Ất quy muội”, “kỳ tử chi minh
                di” v.v… đều là các câu chuyện của nhà Thương và Tây Chu. Những
                sách về sau của Chu Thành Vương, không viện dẫn đến, nên suy ra
                kinh Dịch thành sách không thể sau đời Thành Vương.
                3. Kinh Dịch thành sách vào thời kỳ giao thời nhà Ân và nhà
                Chu. Kim Cảnh Phương v.v… cho rằng: Kinh Dịch là tác phẩm giao thời
                giữa nhà Ân và nhà Chu. Họ khẳng định “quái xuất ư thi”. Thi sử đời
                xưa dần dần được tổng kết lại qua nhiều bài ghi chép hoạt động của
                chiêm thi, qua sàng lọc, chỉnh lại mà thành “Kinh Dịch”. Có học giả
                còn từ tiến trình lôgíc phát triển tư tưởng của Trung Quốc và từ trong
                mâu thuẫn xã hội các đời nhà Ân, nhà Chu mà nghiên cứu các niên đại
                thành sách của kinh Dịch, họ cho rằng đó là thời kỳ giao tiếp giữa nhà
                Ân và nhà Chu.
                TÁC GIẢ CỦA KINH DỊCH
                Ngoài những ý kiến khác nhau về thời điểm ra đời của kinh
                Dịch, ngay cả vấn đề tác giả của kinh Dịch, những nhà nghiên cứu
                cũng có những ý kiến không thống nhất:
                Tác giả Tiên thiên Bát quái
                Về đồ hình Tiên thiên Bát quái – mặc dù xuất hiện vào đời Tống
                – nhưng được coi là do vua Phục Hy làm ra hầu như không có ai phản
                bác. Bởi vì, người công bố đồ hình này là ông Thiệu Khang Tiết cũng
                thừa nhận tác giả của nó là ngài Phục Hy và được bảo chứng ở đoạn
                sau đây trong Hệ từ hạ chương II của Chu Dịch:
                Ngày xưa họ Bào Hy cai trị thiên hạ, ngẩng lên thì xem tượng ở
                trên trời, cúi xuống thì nhìn hình ở dưới đất, xem cái vẻ sắc của chim
                muông, cùng những tiện nghi của mặt đất, gần thì lấy ở thân mình, xa
                thì lấy ở mọi vật; do đó mới làm ra Bát quái để cảm thông cái đức của
                thần linh và để phân loại cái tính tình của muôn vật.
                Tuy nhiên sự việc cũng không đơn giản như vậy, cũng có học giả
                đặt vấn đề ý nghĩa của hai đồ hình này qua tên gọi của nó. Đoạn trích
                dẫn sau đây trong sách Kinh Dịch – Đạo của người quân tử (Nguyễn
                Hiến Lê – sách đã dẫn, trang 28) chứng tỏ điều này:
                41
                Hình I gọi là Tiên thiên Bát quái, hình II là Hậu thiên Bát quái.
                Hai tên đó không có trong Kinh Dịch, hiển nhiên là do người đời sau,
                hoặc một đời Hán, hoặc Thiệu Khang Tiết đặt ra.
                Tiên thiên Bát quái có nghĩa là Bát quái tượng trưng vũ trụ
                (thiên) hồi đầu, Hậu thiên Bát quái tượng trưng vũ trụ hồi sau. Hồi đầu
                là hồi nào? Hồi sau là hồi nào? Không ai biết chắc. Có người giảng hồi
                đầu là hồi vũ trụ còn vô hình, hồi sau là hồi vũ trụ đã hình thành. Vô
                lý: khi vũ trụ còn vô hình thì sao đã có núi, có chằm?
                Có người lại giảng Tiên thiên Bát quái là những hiện tượng xảy
                ra trên các thiên thể (nghĩa là khi vũ trụ đã thành hình), còn Hậu thiên
                là những hiện tượng ở trên mặt đất (Bửu Cầm – Tìm hiểu kinh Dịch –
                Saigon 1957). Vậy là trên các thiên thể cũng có trời, có đất, có núi,
                chằm... như trên trái đất?
                Có người đem thiên văn học của phương Tây mà giảng Tiên
                thiên Bát quái, chẳng hạn bảo Càn gồm ba hào dương, toàn là dương
                khí, sáng rực rỡ chính là một biển lửa, một định tinh, Khôn có ba hào
                Âm, toàn khí Âm, đen lạnh, “có thể ví các sao đen tối của nhà thiên
                văn học Emile Belot”... (Bùi Thị Bích Trâm, Thiên Văn, Huế 1942.
                Nguyễn Duy Cần dẫn trong Dịch học Tinh hoa – Saigon 1973).
                Từ một số học giả đời Hán dùng kinh Dịch để giảng về thiên
                văn, về nguồn gốc vũ trụ, nhất là từ khi có hai hình Tiên thiên và Hậu
                thiên Bát quái, chắc đã có nhiều người căn cứ vào hai hình ấy, rồi vào
                hai hình Hà đồ, Lạc thư mà lập ra những thuyết mới sau này khoa thiên
                văn của phương Tây có một phát kiến nào mới thì tất sẽ có những
                người giảng lại, Tiên thiên và Hậu thiên Bát quái cho hợp với những
                phát kiến mới. Chỉ có tám hình hai mươi bốn vạch liền và đứt, cho nên
                rất dễ gợi sự tưởng tượng của con người.
                Tác giả Hậu thiên Bát quái
                Đồ hình Hậu thiên Bát quái, căn nguyên của 64 quẻ thuộc hệ
                thống Hậu thiên cũng được Thiệu Khang Tiết công bố vào đời Tống,
                nhưng ông cũng thừa nhận tác giả của nó là Chu Văn Vương làm ra.
                Đây cũng là một nhận thức phổ biến của hầu hết các nhà nghiên cứu
                dịch học từ trước đến nay. Nhưng đến đời nhà Mãn Thanh các nhà
                nghiên cứu căn cứ theo phương pháp khảo chứng học cho rằng: Dịch
                kinh không phải của Chu Văn Vương, Chu Công. Đến thời Dân Quốc,
                Thôi Đông Bích và nhiều người khác cũng đồng nhận xét như trên.
                Gần đây, Quách Mạc Nhược trong tác phẩm Chu Dịch chế tác chi thời
                đại cũng cho rằng: kinh Dịch không thể xuất hiện sớm hơn thời Xuân
                42
                * Chú thích: Theo tài liệu chép tay của lương y Lê Hồng Sơn tại thư viện Viện nghiên
                cứu Đông y Hà Nội, “Những nét cơ bản về kinh Dịch”, do giáo sư Cao Xuân Huy trình
                bày.
                thu và Dịch truyện còn xuất hiện sau đó (*).

                Tác giả trùng quái
                Việc trùng quái để tạo ra 64 quẻ thì những nhà nghiên cứu từ đời
                Hán trở lại đây cũng có những ý kiến khác nhau:
                1– Theo Tư Mã Thiên đời Tiền Hán thì cho rằng do vua Chu
                Văn Vương trùng quái.
                Tư Mã Thiên căn cứ vào việc vua Văn Vương bị giam ở ngục
                Dữu Lý và đã trùng quái trong thời gian này.
                2– Theo Trịnh Huyền đời Hậu Hán cho rằng do vua Thần Nông
                trùng quái.
                Trịnh Huyền căn cứ vào đoạn văn trong Hệ từ hạ viết: “Họ Bào
                Hy mất họ Thần Nông lên thay, lấy tượng quẻ Ích để làm cày bừa và lấy
                tượng quẻ Phệ Hạp định thể chế họp chợ”. Quẻ Ích và quẻ Phệ Hạp là hai
                quẻ trùng quái.
                3– Theo Tôn Thịnh đời Tấn cho rằng do vua Đại Vũ trùng quái.
                Tôn Thịnh căn cứ vào câu trong sách Chu Lễ Tam Dịch Chú của
                Trịnh Huyền nói: “Nhà Hạ là Liên Sơn, nói họ Liên Sơn lấy việc trùng Cấn
                làm đầu” nên nhận việc trùng Cấn là việc của vua Đại Vũ.
                4– Theo Ngu Phiên, Vương Bật đời Hán thì do vua Phục Hy
                trùng quái.
                Vương Bật, Ngu Phiên thì căn cứ vào chương I Hệ từ hạ có câu:
                “Khi Bát quái thành hàng, tượng ở ngay trong đó; nhân đấy mà trùng lên, thì
                hào cũng đã có trong đó”. Do đó cho rằng vua Phục Hy tạo ra đồ hình
                Bát quái thì trùng quái ngay.
                Với những ý kiến trên đây, nhà nghiên cứu Dịch học Việt Nam
                là Thu Giang Nguyễn Duy Cần cho rằng:
                Theo 4 giả thuyết trên đây ta không thấy giả thuyết nào đứng
                vững, vì không có chứng cứ xác thực. Chỉ có giả thuyết thứ nhất và thứ
                43
                tư là được truyền tụng. Vậy, ta hãy tạm nhận như thế: có thể do vua
                Phục Hy hoặc Văn Vương sáng chế, không sao.
                (Dịch học tinh hoa – Nxb T/p HCM – 1992 – Thu Giang – Nguyễn
                Duy Cần)
                Nhận xét của học giả Nguyễn Duy Cần cũng là nhận xét của
                hầu hết các nhà nghiên cứu về Dịch học từ trước đến nay.

                Tác giả của Soán từ và Hào từ
                Có hai giả thuyết:
                1)– Giả thuyết này do Mã Dung và Lục Tích thời Hán đặt ra.
                Thuyết này phù hợp với sự tóm lược về sự phát triển của kinh Dịch đã
                trình bày ở trên, được lưu truyền đến ngày nay và cho rằng Soán từ là
                của Chu Văn Vương, còn Hào từ là của Chu Công làm ra.
                2)– Thuyết này do Trịnh Huyền (cuối thời Đông Hán, đầu thời
                Tam Quốc) cho rằng Soán từ và Hào từ đều do Chu Công làm ra.
                Tác giả của thập Dực
                Có 3 thuyết sau đây:
                1– Thuyết của Hán thư: Hán thư lại chia làm hai phái Cổ văn và
                Kim văn. Phái Cổ văn cho rằng thập Dực là do Khổng tử làm ra. Phái
                Kim văn phản bác cho rằng Khổng tử không quan hệ gì đến thập Dực
                mà do người đời sau Khổng tử viết.
                2– Thuyết của những người theo Sử ký: thập Dực là do những
                người đời sau Khổng tử viết.
                3– Thuyết của học giả Nhật Bản Đông Điền Nhất Đường: Dịch
                truyện viết vào khoảng đời nhà Tần.
                Đại Kiều Chính Thuận – một học giả người Nhật nói:“thập Dực
                do Khổng tử viết, chỉ thấy có Tư Mã Thiên trong Sử ký nói đến mà thôi.
                Các sách Kinh truyện (của Nho giáo cổ trước Hán), không thấy
                trưng dẫn. Vì thế Âu Dương Tu (một học giả thời hậu Hán) mới sinh
                nghi, các học giả sau này đua nhau biện bác… Soát lại lời văn của thập
                Dực, quyết không phải của một người làm ra…”. Đành thế nhưng Thân
                Vương tử có nói: “Lời văn Hệ Từ, tiên Nho nhiều người cũng đã nghi
                ngờ không phải do Khổng tử làm ra, nhưng ở trong đó tác giả Dịch
                44
                Truyện đã phát minh được mọi lẽ cương yếu của Dịch, chỉ vẽ cho
                người ta ứng dụng các phép tắc của Dịch một cách gãy gọn, vỡ vạc, rõ
                ràng có “điều”, có “lý”, vậy nếu không phải ở một đầu óc đã có đầy đủ
                hoàn toàn được cái học Dịch , quyết không thể nào nói rõ ra được như
                thế”.
                Tịnh Mộc Chính Thiều (người Nhật) nói:
                “Thập Dực truyện là của Khổng tử, các hậu Nho thường có lời
                bàn ra nói vào. Tôi đọc Hệ Từ, thường thấy hai chữ “tử viết” thì cũng
                nghi không chắc Khổng tử đã thân hành viết ra. Nhưng rồi nghĩ kỹ lại,
                xét rõ lại, thấy ở Hệ từ, tác giả đã xiển phát được nhiều lẽ tinh vi rõ
                ràng hết sức, đã ghi lại được đầy đủ dấu vết của Âm dương Tạo Hoá,
                cùng những mầu nhiệm của Quỷ Thần, của Trời Đất, của Nhân Loại,
                không có một cái nào là chẳng khải phát một cách rõ ràng để chỉ vẽ
                cho người đời sau. Nếu chẳng phải việc làm của một bậc đại thánh
                nhân thì ai đã đủ tài sức làm nổi ? Nếu lại đem so sánh lời nói của các
                bậc thầy như Tử Tư, Mạnh tử thực có thể làm “biểu lý” cho nhau
                được”(*).
                Về ý nghĩa chữ Chu trong Chu Dịch
                Xin bạn đọc tham khảo đoạn sau đây trong Kinh Dịch – Đạo
                người quân tử (Nguyễn Hiến Lê – sách đã dẫn):
                Có hai thuyết:
                a) Một thuyết, đại biểu là Trịnh Huyền (đời Hán), bảo Chu đó
                không có nghĩa là nhà Chu, mà có nghĩa là hết một vòng rồi trở về
                (Chu nhi phục thuỷ), là chu lưu trong vũ trụ, là phổ cập. Chu Dịch có
                nghĩa là: đạo dịch, phổ biến khắp vũ trụ; là hết một vòng rồi trở về.
                Trịnh Huyền lấy lẽ rằng ba sách Dịch đời Chu: Liên Sơn, Qui Tàng,
                Chu Dịch, trên hai sách trên không chỉ thời đại, thì tên cuốn cuối cũng
                không chỉ thời đại (để khỏi rườm, chúng tôi chỉ tóm tắt như vậy thôi).
                b) Một thuyết nữa, đại biểu là Khổng Dĩnh Đạt (đời Đường) bác
                lẽ đó, bảo người ta gọi hai sách trên là Liên Sơn, Qui Tàng, không
                thêm chữ dịch ở sau, mà Chu dịch là có chữ dịch tức là chữ dịch này
                không thể tách khỏi chữ Chu được mà như vậy Chu dịch phải có nghĩa
                là dịch của đời nhà Chu.
                * Chú thích: Dịch học tinh hoa – Thu Giang Nguyễn Duy Cần – Nxb TP Hồ Chí Minh
                – 1992.
                45
                Lý luận của Trịnh và Khổng đều không vững, và chúng ta chỉ
                cần biết rằng ngày nay mọi người đều hiểu Chu là đời Chu, mà tên
                Chu dịch xuất hiện sau Khổng tử, Mạnh tử vì trong Luận ngữ, Mạnh tử,
                chỉ thấy dùng tên Dịch thôi, không dùng tên Chu dịch.
                Một cuốn sách rất quan trọng mà từ nguồn gốc đến chúng tôi,
                thời đại xuất hiện, ý nghĩa của tên sách đều gây nhiều thắc mắc, mấy
                nghìn năm sau chưa giải quyết được; đó cũng là một lẽ khiến cho Chu
                dịch thành một kỳ thư.
                Trên đây là tóm lược và trích dẫn những ý kiến khác nhau tiêu
                biểu về quá trình hình thành và phát triển của kinh Dịch mà hầu hết
                các sách nghiên cứu hiện đại về Kinh Dịch đều ghi nhận. Những ý
                kiến phản bác, kể cả những ý kiến thừa nhận diễn biến lịch sử Dịch
                học theo cổ thư chữ Hán đều thiếu những luận cứ chặt chẽ, như phần
                trích dẫn giới thiệu với bạn đọc ở trên. Nhưng những ý kiến này dù
                mâu thuẫn với nhau và hết sức mơ hồ, vẫn mặc nhiên thừa nhận kinh
                Dịch là sản phẩm của nền văn minh Hoa Hạ.
                #8
                  Leo* 08.04.2010 23:02:30 (permalink)



                   

                   
                  Chương IV
                  MỘT SỐ Ý KIẾN CỦA CÁC HỌC GIẢ CỔ KIM
                  VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ
                  CĂN NGUYÊN TRONG KINH DỊCH
                  HẬU THIÊN BÁT QUÁI
                  VÀ HỆ THỐNG 64 QUẺ CHU DỊCH Căn nguyên trực tiếp của bản kinh Dịch lưu hành từ thời
                  Hán chính là Hậu thiên Bát quái. Có thể nói rằng kể từ khi
                  đồ hình Hậu thiên Bát quái được các nhà lý học đời Tống công bố và
                  gán cho Chu Văn Vương là tác giả của nó cho đến gần đây, hầu như ít
                  có ai nghi ngờ về tính hợp lý của nó.Trong kinh văn phần Thuyết quái
                  của Chu Dịch có đoạn liên quan đến đồ hình này như sau:
                  Đế xuất hồ Chấn; Tề hồ Tốn; tương kiến hồ Ly; chí dịch hồ
                  Khôn; thuyết ngôn hồ Đoài; chiến hồ Càn; lao hồ Khảm; thành ngôn
                  hồ Cấn.
                  Qua đoạn kinh văn ở trên, bạn đọc cũng nhận thấy sự trùng hợp
                  hoàn toàn với thứ tự của các quái trong đồ hình Hậu thiên Bát quái,
                  nếu bắt đầu tính từ quái Chấn thuận theo chiều kim đồng hồ như hình
                  vẽ dưới đây.
                  Đoạn kinh văn trên còn được diễn giải cụ thể như sau:
                  Vạn vật xuất từ Chấn, Chấn thuộc phương Đông. Hoà đồng ở
                  Tốn, Tốn thuộc đông nam. Hoà đồng là nói vạn vật tu sửa để được
                  bằng nhau. Ly là sáng, là quẻ của phương Nam, là nơi vạn vật gặp
                  nhau. Đấng thánh nhân quay mặt về nam, lắng tai nghe thiên hạ, theo
                  lời hay ý đẹp mà cai trị, đó là ý nghĩa ở đấy. Khôn là đất; vạn vật đều
                  được Khôn nuôi dưỡng, cho nên nói: làm việc ở Khôn. Đoài thuộc
                  chính thu, đó là lúc vạn vật vui mừng: mừng vui ở Đoài. Chiến đấu ở
                  Kiền, Kiền là quẻ của tây bắc, ý nói nơi Âm dương chống đối. Khảm là
                  nước, là quẻ của chính bắc, là quẻ của công cuộc uỷ lạo, là nơi quay
                  về của vạn vật, cho nên nói: uỷ lạo ở Khảm. Cấn là quẻ của đông bắc,
                  nơi vạn vật hoàn thành chung cũng như thủy, cho nên nói: hoàn thành
                  48
                  ở Cấn. (*)
                  * Chú thích: Kinh Dịch với vũ trụ quan Đông phương – sách đã dẫn.
                  ĐỒ HÌNH THUYẾT MINH
                  SỰ TƯƠNG QUAN GIỮA THUYẾT QUÁI
                  VÀ CẤU TRÚC PHƯƠNG VỊ HẬU THIÊN BÁT QUÁI

                   

                   
                  Tuy nhiên, qua nội dung của đoạn kinh văn nói trên, bạn đọc
                  cũng nhận thấy nó không trực tiếp diễn đạt cấu hình phương vị Hậu
                  thiên Bát quái, mà chỉ là một sự liên hệ trùng hợp theo thứ tự diễn đạt.
                  Đoạn kinh văn trong Thuyết quái nói trên có đúng là căn nguyên của
                  đồ hình hậu thiên Bát quái hay không thì cho đến nay vẫn còn là điều
                  bí ẩn. Trong kinh Dịch truyền lại từ đời Hán, không có đồ hình Tiên
                  thiên và Hậu thiên Bát quái. Nhưng không thể vì thế mà cho rằng đồ
                  hình Bát quái nói chung gồm cả Tiên thiên lẫn Hậu thiên không phải
                  là một thực tế tồn tại như là một đồ hình căn nguyên của kinh Dịch.
                  Như vậy, đoạn kinh văn trên vẫn có thể không phải là căn nguyên của
                  đồ hình Hậu thiên Bát quái. Đã có rất nhiều nhà lý học cổ kim căn cứ
                  vào đoạn kinh văn trên để lý giải cấu trúc hợp lý mang tính quy luật
                  bao trùm của đồ hình Hậu thiên Bát quái.
                  49
                  Đoạn dưới đây trình bày sự lý giải của ông Thiệu Vĩ Hoa để
                  bạn đọc nghiệm lý. Sự lý giải của ông Thiệu Vĩ Hoa chưa thể được
                  coi là đúng đắn, nhưng đó là sự lý giải của một nhà lý học nổi tiếng
                  nhất hiện nay và là hậu duệ của nhà lý học Thiệu Khang Tiết thời
                  Tống. Tất nhiên ông Thiệu Vĩ Hoa đã có điều kiện nghiên cứu tổng
                  hợp rất nhiều những sự lý giải của các nhà lý học cổ kim trước ông.
                  Do đó, ít nhất nó cũng tiêu biểu cho sự tổng hợp những lý giải cho
                  đoạn kinh văn nói trên. Ông Thiệu Vĩ Hoa cho rằng:
                  1) Đế xuất hồ Chấn: vũ trụ vận động bắt đầu từ quẻ Chấn.
                  (Quẻ Chấn là phương đông, lệnh của tháng 2 mùa xuân, mặt trời phía
                  đông mọc lên, là thời kỳ tỏa chiếu cho vạn vật sinh trưởng).
                  2) Tề hồ Tốn: Vận hành đến quẻ Tốn, vạn vật đã đầy đủ, hưng
                  vượng (Quẻ Tốn là đông nam, lệnh của tháng 3 tháng 4, mặt trời đã
                  lên cao, chiếu rọi vạn vật rõ ràng).
                  3) Tương kiến hồ Ly: Quẻ Ly là tượng trong ngày, ánh sáng rực
                  rỡ, mọi vật đều thấy rõ (Quẻ Ly là phương nam, lệnh của tháng 5,
                  chính là lúc mặt trời ở trên cao, nhìn rõ mọi vật đang sinh trưởng).
                  4) Chí dịch hồ Khôn: Thiên đế (chỉ vũ trụ) giao cho đất (Khôn)
                  trọng trách (dịch) nuôi dưỡng vạn vật. (Quẻ Khôn là phương tây nam,
                  lệnh của tháng 6 tháng 7; Khôn là đất, nuôi dưỡng vạn vật, thời kỳ vạn
                  vật đã phát triển đầy đủ).
                  5) Thuyết ngôn hồ Đoài: là lúc vạn vật tươi vui (thuyết tức tươi
                  vui) bèn ứng ở quẻ Đoài. (Quẻ Đoài là phương tây, lệnh của tháng 8,
                  chính là lúc hoa quả trĩu đầy, lúc mừng được mùa).
                  6) Chiến hồ Càn: Thời khắc tương ứng với Càn mọi vật mâu
                  thuẫn, đối lập, đấu tranh. (Quẻ Càn là phương tây bắc, lệnh của tháng
                  9 tháng 10, mặt trời đã xuống chân phía tây, là lúc tối sáng, Âm dương
                  đấu tranh lẫn nhau).
                  7) Lao hồ Khảm: khi vũ trụ vận hành đến Khảm, mặt trời đã lặn
                  vạn vật mệt mỏi. (Quẻ Khảm là phương bắc lệnh của tháng 11. Khảm
                  là nước, không ngừng chảy, nghĩa là lao khổ. Mặt trời ở phương này
                  hoàn toàn không có, vạn vật mệt mỏi, là lúc yên nghỉ).
                  8) Thành ngôn hồ Cấn: vũ trụ vận hành đến Cấn là đã hoàn
                  thành một chu kỳ và sắp bước sang một chu kỳ mới. (Quẻ Cấn là
                  phương đông bắc, lệnh của tháng 12 và tháng giêng, tức giao thời của
                  đông và xuân, đen tối sắp qua, ánh sáng sắp tới, vạn vật đến đây đã
                  kết thúc một ngày, cũng là lúc ngày mới sắp bắt đầu) (*).
                  * Chú thích: Chu Dịch với dự đoán học, sách đã dẫn, trang 20
                  50
                  * Chú thích: Kinh Dịch - Đạo của người quân tử. Sách đã dẫn, trang 29.
                  Những nhà nghiên cứu lý học từ thời Tống trở về sau cho rằng:
                  Hậu thiên Bát quái được sắp xếp theo đồ hình Lạc thư. Hay nói một
                  cách khác đồ hình Lạc thư được coi là căn nguyên của Hậu thiên Bát
                  quái.
                  Có thể nói rằng: Cho đến tận ngày hôm nay, hầu như rất ít người
                  còn mảy may nghi ngờ cấu trúc đồ hình Hậu thiên Bát quái. Theo như
                  sự tìm hiểu của người viết thì ở Việt Nam có ba học giả là giáo sư Bùi
                  Văn Nguyên, giáo sư Lê Văn Sửu và học giả Nguyễn Hiến Lê đặt vấn
                  đề nghi ngờ tính hợp lý của đồ hình này.
                  Học giả Nguyễn Hiến Lê đặt vấn đề:
                  “Nếu quả do Văn Vương sắp lại Bát quái thì tại sao ông lại thay
                  đổi như vậy. Ông để Ly ở phương Nam, có lý, mà Khảm ở phương Bắc,
                  kể như cũng có lý. Vì Khảm trái với Ly, nước trái với hỏa, bắc đối với
                  nam. Nhưng tại sao ông lại không cho Kiền đối với Khôn, như ở đồ
                  hình Tiên thiên, mà lại cho nó đối với Tốn, và cho Khôn đối với
                  Cấn? Chúng tôi thú thực không hiểu nổi!…” (*).
                  Lập luận của giáo sư Bùi Văn Nguyên trong cuốn Kinh Dịch
                  Phục Hy (Nxb Khoa học xã hội – 1997) xin được tóm lược và trích dẫn
                  như sau:
                  Căn cứ theo độ số hào Dương là 3; hào Âm là 2, ứng dụng vào
                  từng quẻ trong Bát quái Hậu thiên chúng ta có độ số như sau:

                  #9
                    Leo* 02.05.2010 00:22:24 (permalink)
                    Qua đồ hình Hậu thiên Bát quái trên đây, chúng ta thấy nó
                    không đại biểu cho tỷ lệ Âm dương trong khí theo phương vị địa bàn,
                    bởi vì nó không có đối đãi Âm dương theo các trục phát triển của tỷ lệ
                    khí ở đủ cả tám hướng mà chỉ mới có sự đối đãi ở bốn hướng chính.
                    ...Nay nếu ta đem hoán đổi hai quái ở hai vị trí đông bắc và tây
                    nam cho nhau, Cấn từ đông bắc chuyển sang tây nam, đem Khôn ở
                    tây nam về đông bắc, chúng ta sẽ thấy được tính chất hợp lý giữa hai
                    cung đều là hành thổ được ở đúng vị trí của mình. Cấn là thổ có thêm
                    Dương trong Âm ở về phía nam là gốc của Dương, Khôn là thổ thuần
                    Âm nằm ở phía bắc là gốc của Âm. Vả lại, nếu Cửu cung là cái dụng
                    của Bát quái ở thời gian, Hậu thiên Bát quái là cái dụng của Bát quái
                    ở trong không gian thì, sau khi ta hoán vị hai cung Cấn và Khôn xong,
                    chúng ta sẽ thấy chu kỳ Cửu cung chín năm chính là sự vận động vũ
                    trụ đem lại ảnh hưởng Âm dương cho môi trường trùng lặp với hai nửa
                    của Hậu thiên Bát quái tính theo hai hệ quy chiếu khác nhau, giữa hai
                    nửa ấy thêm một cung trung mà thành. Lý do để Chu Văn Vương xếp
                    cung Khôn ở tây nam, Cấn ở đông bắc chỉ có thể là ông đã lấy khí thổ
                    của mùa tiết trưởng hạ ở cuối hạ đầu thu tức là trùng phương hướng với
                    phương tây nam, bởi chỉ ở mùa tiết này trong năm là mùa mưa, thổ khí
                    được biểu hiện mạnh mẽ bằng độ ẩm thấp và các bệnh biến theo thấp
                    khí xuất hiện nhiều nhất. Nếu lý do này là chủ yếu và đúng như ý thức
                    của Chu Văn Vương chúng ta lại được có một nhận xét rằng Chu Văn
                    Vương và những cộng sự của ông đã không nhận thức được giá trị của
                    Bát quái trong thời gian theo nhiều năm tức là cửu cung tương ứng với
                    54
                    giá trị của Bát quái trong không gian địa bàn, nên các vị đã nhầm mà
                    lấy giá trị của bát quái trong thời gian theo mùa tiết để ứng với giá trị
                    của Bát quái trong không gian địa bàn.
                    b. Một lý do nữa để nói lên rằng việc xếp đồ hình Hậu thiên Bát
                    quái và Chu Văn Vương đã làm là không có cơ sở đúng, là luận thuyết
                    cho rằng Chu Văn Vương đã căn cứ vào đồ hình Lạc thư để lập nên đồ
                    hình Hậu thiên Bát quái. Sự thật thì nội dung của Lạc thư và nội
                    dung của Hậu thiên Bát quái hoàn toàn không có một khía cạnh
                    liên quan nào để nói rằng đó là cơ sở của nhau.
                    Hãy nói riêng về Lạc thư một chút, trong các tài liệu có ghi về
                    những lời bàn tới nội dung của Lạc thư từ trước tới nay, tất cả các học
                    giả đều xoay quanh giá trị con số theo sự phân chia chẵn lẻ và mức độ
                    lớn nhỏ của nó. Người ta còn bàn đến nhiều hướng vận hành của số
                    theo mức độ lớn dần, đặc biết là tính chất ma phương theo sự sắp xếp
                    vị trí các số tạo ra. Mỗi người, tùy theo nhận thức của mình mà khai
                    thác các khía cạnh khác nhau và phát triển suy lý khác nhau, nhưng
                    nhìn chung lại, chưa có một tài liệu nào nói đúng về bản chất của các
                    con số và mục đích lập ra đồ hình. Cho nên, đã trải mấy ngàn năm và
                    không biết bao nhiêu ngàn chữ được dùng để bàn về nó, thế mà Lạc
                    thư cùng với Hà đồ vẫn nằm trong đáy bể “huyễn hoặc” mung lung.
                    Chưa hiểu rõ về nó mà lại khẳng định nó là cơ sở của Hậu thiên Bát
                    quái, thật quả là một việc làm không thể chấp nhận được.
                    Giáo sư cho rằng: Lạc thư là một đồ hình diễn tả độ ẩm và sự
                    tương tác giữa nhiệt độ và độ ẩm môi trường.
                    ...Điều mà trong lịch sử chưa có ai nghĩ về Lạc thư như vừa
                    nêu trên lại chính là nội dung của nó. Tôi xin trình bày nội dung này
                    như sau:
                    Hãy lấy những số lẻ vốn được coi là số dương để chỉ nhiệt độ =
                    1, 3, 5, 7, 9 trong đó số tối đa là 9, tối thiểu là 1, trung bình là 5, dưới
                    trung bình là 3 trên trung bình là 7.
                    Hãy lấy những số chẵn vốn được coi là số Âm để chỉ độ ẩm = 2,
                    4, 6, 8, trong đó số tối đa là 8, tối thiểu là 2, trung bình là 5, dưới trung
                    bình là 4, trên trung bình là 6.
                    Theo địa dư khí hậu vùng phương Đông: sự phát triển của nhiệt
                    độ từ tối đa đến tối thiểu là từ phía nam lên phía bắc, do đó số 9 ở phía
                    nam, số 1 ở phía bắc, số 5 ở trung ương. Phía tây và phía đông của
                    trung ương đáng lẽ nhiệt đều là trung bình, nhưng vì phía đông là biển,
                    nhiệt gặp ẩm nhiều cho nên nhiệt gặp bị giảm từ trung bình xuống
                    thành dưới trung bình, tức là bằng 3, còn như phía tây là trung tâm đại
                    lục địa, có nhiều cao nguyên như nóc nhà của thế giới, khí hậu khô
                    ráo, nhiệt gặp khô ráo thì nhiệt được tăng từ trung bình lên trên trung
                    55
                    bình, tức là bằng 7. Đó là sự hình thành vị trí các số dương trong đồ
                    hình Lạc thư; hình 36.
                    #10
                      Chuyển nhanh đến:

                      Thống kê hiện tại

                      Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
                      Kiểu:
                      2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9