TUYỂN TRẠCH CẦU CHÂN
Thay đổi trang: < 12 | Trang 2 của 2 trang, bài viết từ 16 đến 27 trên tổng số 27 bài trong đề mục
NCD 21.02.2010 11:40:25 (permalink)
10/. (Luận Chủ Mệnh) XUNG CÁCH:
Xung là đối, hoặc Xung Lộc, hoặc Xung Quý, cốt yếu phù bổ được đúng. Trong đó duy Quan, Ấn, Mã không nên xung, Quan nếu xung thì Hình, Ấn xung thì khuyết, Mã xung thì tan. Duy Khố mừng được xung. Giả như năm tháng ngày giờ đều Dậu, 4 Dậu Nhất Khí cùng liền mà xung 1 chữ Mẹo, ở Ất Mệnh là Xung Lộc, ở Nhâm Quý Mệnh là Xung Quý, Canh Mệnh là Xung Tài, tất cả đều Cát. Như Giáp Mệnh là xung Nhẫn, là Đại Hung. Tất cả đều là Xung Cách, các cách khác theo đây mà suy.
Tăng Công táng cho nha Giang Miên Tồn, người chết tuổi Giáp Thìn, Thìn Sơn Tuất Hướng, dùng năm Giáp Thân, tháng Nhâm Thân, ngày Giáp Thân, giờ Nhâm Thân, 6 năm sau, con đỗ, quan lộc rất nhiều, vì Giáp thì Lộc ở Dần, 4 Thân Nhất Khí xung tới, lại Thân Thìn giúp hợp Sơn Mệnh, rất Cát.
Tăng Công táng cho Trần Thị, Tốn Sơn Càn Hướng, người chết tuổi Bính Dần, dùng năm Tân Mẹo, tháng Tân Mẹo, ngày Ất Mẹo, giờ Kỷ Mẹo. Mệnh Bính thì Quý Nhân ở Dậu, 4 Mẹo Nhất Khí xung tới Dậu Quý, lại Địa Chi thuần Mộc để phù Tốn Sơn, cho nên 7 đời đỏ tía lên cửa.

11/. (Luận Mệnh Chủ) THỰC LỘC CÁCH:
Thực Lộc là lấy Bản Mệnh ăn lộc của Thực Thần. Như Giáp Mệnh lấy Bính làm Thực Thần, Bính Lộc ở Tị, dùng khoá 3 Tị, 4 Tị, hay sửa làm phương Tị đều Cát, cho nên gọi là Thực Lộc, nhưng cốt yếu phù bổ hữu tình mới là đúng phép.
Dương Công vì Quách Trọng Đạt ở Nhiêu Châu táng mộ tổ, Tuất Sơn Thìn Hướng, người chết tuổi Ất Hợi, dùng năm Canh Ngọ, tháng Bính Tuất, ngày Nhâm Ngọ, giờ Bính Ngọ. Ghi rằng: "Ất ăn Lộc Đinh ở Ngọ. Ngọ là Thực Lộc ngôi ở trong trụ, thấy Đinh thời Ngọ nhiều, tản loạn và lại lệch, sau được thưởng quân lương, là nghiệm Thực Lộc".
Dương Công vì Nhan Thiệu ở Biện Giang làm nhà. Nhan Thiệu tuổi Quý Sửu, đi thi 2 khoa rồi không trúng, Tinh Thổ Nhật, mệnh tất là Quý. Dương Công bảo nên làm phương Thực Lộc tất là trúng. Thiệu nói: "Văn chương cốt ở Mệnh, hà tất phải như thế?" lại không đỗ. Nhờ Dương Công lấy phương Tị làm Mệnh Quý, làm lầu đọc sách, dùng năm Tân Mẹo, tháng Tân Mẹo, ngày Đinh Mẹo, giờ Quý Mẹo. Quý ăn Ất Lộc ở Mẹo. mẹo dùng phương Tị làm Quý Mệnh Quý Nhân (4 Mẹo cùng Hội Mã ở Tị). Ghi rằng: "Văn chương cốt ở Mệnh, không cần cách Thực Lộc, Lộc Quý làm bổ túc, Thực Lộc ở Mẹo Quý cũng đồng, hai lần đỗ bến cỡi Rồng, sang năm Đinh Dậu tất có ứng, người nên càng kính tin". Thiệu quả đỗ. Dương Công mừng rằng: "Văn chương cốt ở Mệnh ru?". Thiệu nói: "Đâu phải thần công của ông, đâu được thế này".

12/. (Luận Long Mệnh đồng) GIAO QUÝ CÁCH:
Giao Quý là như vằn dệt gấm, quanh quẩn giao nhau. Lấy Lộc Mã Quý Nhân ở trong Tứ Trụ giao lại dệt Long Mệnh, mà Quý Nhân Lộc Mã của Long mệnh lại giao dệt ở Tứ Trụ, hai đằng cùng giao lẫn nhau, tựa như vằn, như hoa văn trong gấm vậy. Như tuổi Tân Mùi dùng năm Canh Ngọ, tháng Mậu Dần, ngày Canh Ngọ, giờ Mậu Dần; hoặc tuồi Ất Tị dùng năm Nhâm Thân, tháng Quý Mẹo, ngày Nhâm Tý, giờ Quý Mẹo....vv... Tóm lại phải phù bổ đúng phép mới là toàn mỹ.
Liêu Kim Tinh vì Hàng Thị, táng Càn Sơn Tốn Hướng, người chết tuổi Tân Hợi, dùng năm Giáp Dần, tháng Bính Dần, ngày Bính Ngọ, giờ Canh Dần. Vì Mệnh Tân dệt Quý Nhân ở 2 Can Dần Ngọ, mà tháng Bính, ngày Bính dệt Quý Nhân ở Hợi Mệnh, cùng với Càn Hợi sơn.
Cũng có trong Tứ Trụ tự giao nhau dệt. Ta vì Phòng cao Tổ, hiệu là Tú Thạch Công, táng người chết tuổi Tân Dậu, đất ở chỗ Sửu Sơn Mùi Hướng kiêm Cấn Khôn, dùng năm Kỷ Tị, tháng Canh Ngọ, ngày Mậu Dần, giờ Giáp Dần. Vì Tân Mệnh thì Quý Nhân ở Dần Ngọ Chi. Mậu Kỷ Can là Ấn thụ sinh thân mình Canh Kim, giúp đỡ Giáp Mộc Tài tinh sinh Lộc. Tuế Mệnh hội họp Tam Kỳ, Quý Nhân gặp Sơn Hướng, lại Tam Hợp Cục Hoả lấy sinh Mùi Khôn Sửu Cấn Thổ hàng Chi. Gặp Thái Dương đối chiếu phù Long Sơn, Tướng Chủ Mệnh, không một thứ gì không đủ thần diệu. Huống hồ Tứ Trụ lại tự làm cách La văn: niên Can Kỷ Lộc ở nguyệt Ngọ Chi, nguyệt Can Canh Kim Trường Sinh ở Tuế Tị Chi, nhật Can Mậu Thổ Đế Vượng ở nguyệt Ngọ Chi và Trường Sinh ở giờ Dần Chi, giờ Can Giáp thì có Lộc ở nhật Dần Chi. Đây tự cùng giao nhau. Lại có tên là "Tĩnh lan cách", đều là cách Quý vậy
#16
    NCD 23.02.2010 17:55:15 (permalink)
    13/. (Luận Sơn Phương) TAM ĐỨC TÙNG TẬP CÁCH:
    Tam Đức là Thiên Đức, Nguyệt Đức và Tuế Đức. Tùng tập là hợp đông.
    Tháng 6 năm Giáp Kỷ, Tam Đức cùng ở Giáp.
    Tháng 12 năm Ất Canh, Tam Đức cùng ở Canh.
    Tháng 9 năm Bính Tân, Tam Đức cùng ở Bính.
    Tháng 3 năm Đinh Nhâm, Tam Đức cùng ở Nhâm.
    Tôi vì họ Hoàng sửa phương Canh Dậu, dùng năm Canh Ngọ, tháng Kỷ Sửu ngày Đinh Dậu, giờ Ất Tị là Tam Đức cùng tụ ở Canh. Sau khi sửa, quả nhiên ứng liền thêm 3 trai.

    14/. (Sơn Mệnh đồng) TAM KỲ CÁCH:
    Ất Bính Đinh là 3 cách lạ (Tam Kỳ cách) ở trên trời. Giáp Mậu Canh là 3 cách lạ ở dưới đất. Nhâm Quý Tân là 3 cách lạ ở người. Đều lấy thuận bày ra là Thượng lệ, loạn là Thứ lệ. Dùng Tam Kỳ lại được kỳ lạ Bát Tiết cùng đến Sơn Phương, rất thần diệu (hoặc thích hợp Chân Kỳ Môn đến cũng diệu như vậy).
    Dùng Ất Bính Đinh Kỳ nên được Dậu Hợi Chủ Mệnh là Cát, dùngGiáp Mậu Canh Kỳ được Sửu Mùi Chủ Mệnh thì Cát, dùng Nhâm Quý Tân Kỳ được Tị Mẹo Chủ Mệnh thì Cát, tất cả cốt yếu phù bổ đúng phép mới tốt.
    Họ Vương táng mộ tổ Cấn Sơn Khôn Hường, người chết tuổi Bính Dần, dùng năm Giáp Tý, tháng Mậu Thìn, ngày Canh Ngọ, giờ Canh Thìn, con cháu làm quan không dứt. Đây là cách Tam Kỳ vậy.
    Nhà họ Hoàng ở Thuỷ Cát Khẩu, nhà thờ tổ ngồi hướng Khôn Cấn kiêm Mùi Sửu, khi Nhập Trạch, Tiến Lửa dùng năm Canh Ngọ, tháng Kỷ Sửu, ngày Mậu Tý, giờ Giáp Dần, cũng là cách Tam Kỳ.

    Khoá các cách không thể chép ra hết, nay dưới mỗi cách cử ra 1,2 khoá để làm mẫu.
    Trở lên trên đây là các khoá cách, là Tạo Mệnh Bát Tự to. Tạo, Táng hợp Tỷ cách cục rất là Thượng Cát, song cũng nên Bổ Long, Phù Sơn, Tướng Chủ làm chủ chốt. Lại xét xem chỗ đất giàu sang, lớn nhỏ thế nào, khoá nên xứng nhau. Như Quý Long thì chọn Quý cách, nên dùng các Quý cách Chính Quan, Chính Ấn, Tam Kỳ, Quy Giáp, lại hợp Bản mệnh Quý Nhân, Lộc Mã, Văn tinh khoa Giáp tới Sơn, là thời kỳ tốt để ra làm quan. Nếu Phú Long nên lấy Tài Thần có khí, lại lấy Bản mệnh Lộc Mã, và Thôi Phú các cách Cát cùng đến Sơn, là thời kỳ tốt để được giàu. Đến cục đất nhà bình thường, chỉ dùng bình ổn Bát Tự nhỏ. Toạ Sơn được Lệnh, có khí, năm tháng phù bổ, không phạm Hình, Xung, Khắc, Tiết, lấy làm Cát khoá, bất tất gượng tìm các cách lớn. Sách Huyền Kỳ có nói: "Trước xét Mạch Sơn Quý hay Tiện, sau định tạo hoá cao hay thấp, nếu Long yếu mà Nhật Quý chớ làm, Lực nhỏ đồ lớn, trước mắt thấy hung". Dương Công có nói: "Cục đất nhỏ dùng Khoá to, thì trước Hung sau Cát", nên bất tất gượng tìm vậy.

     BÀN VỀ LẤY DÙNG CHÍNH NGŨ HÀNH SINH VƯỢNG.

    Ngũ Hành Sinh hay Vượng đều có thời.
    Duy có Thổ chia làm 3 hạng: Có Âm, Có Dương, Có nửa Âm nửa Dương. Cho nên Nguyên Kinh có nói: "3 hạng sinh khác nhau" là thế. Cấn Thổ thuộc Dương, Khôn Thổ thuộc Âm, Thìn Tuất Sửu Mùi ở trong ụ đất. Thìn Tuất thuộc nửa Dương, Sửu Mùi thuộc nửa Âm. Cấn Thổ thì Vượng trước ngày Lập Xuân, Khôn Thổ thì Vượng sau ngày Lập Thu, Tứ Mộ thì ở dưới Tứ Quý đều Vượng 18 ngày (riêng Âm Thổ vượng ngoài 18 ngày), đó là điểm Mộ của Thổ, là 72 ngày vậy.
    Mộc Sơn thì Vượng về mùa Xuân, lấy sau Đông Chí nhất dương sinh. Từ Đông Chí đến Lập Xuân làm Tiến Khí, gọi là Hướng hợp. Từ Lập Xuân đến Xuân Phân làm Chính Khí, gọi là Đắc lệnh. Từ Lập Xuân đến Thanh Minh làm Vượng khí, gọi là Hoá lệnh.
    Hoả Sơn thì Vượng về mùa Hạ, từ Lập Xuân đến Kinh Trập làm tiến khí, gọi là hướng lệnh. Từ Kinh Trập đến Lập Hạ làm Chính Khí, gọi là đắc lệnh, Từ Tiểu Mãn đến Hạ Chí làm Vượng khí, gọi là hoá lệnh. Sau Hạ Chí thì Hoả nóng Kim chảy, phàm dùng Hoả sơn không nên dùng sua ngày Đại Thử.
    Kim Sơn thì Vượng về mùa Thu. Từ Mang Chủng đến Hạ Chí làm tiến khí, gọi là hướng lệnh. Từ Hạ Chí đến Lập Thu làm Chính Khí, gọi là đắc lệnh. Từ Xử Thử đến Thu Phân làm Vượng khí, gọi là hoá lệnh.
    Thuỷ Sơn Vượng về mùa Đông. Từ Lập Thu đến Bạch Lộ làm tiến khí, gọi là hướng lệnh. Từ Thu Phân đến Sương Giáng làm Chính Khí, gọi là đắc lệnh. Tứ Lập Đông đến Đông Chí làm Vượng khí, gọi là hoá lệnh.
    Phàm hoá lệnh là hoá sơn tiến khí, phép khắc Trạch cốt lấy Tài lộc bồi bổ gốc thì là được trung hoà, nếu là quan vượng lại thêm vào thì quá vượng mà lại nguy.

    #17
      NCD 24.02.2010 22:39:28 (permalink)
      TÓM BÀN VỀ TỨ TRỤ.

      Tứ Trụ lấn năm là Vưa, tháng làm Tướng, ngày làm chức Hữu Ty, giờ làm Nha Lại, đều sở quý Can Chi thuần tuý, thành Cách thành Cục, Phù Long, Tướng Chủ. Như Vua thì hợp đức nhau, Quan lại vâng theo phép mà nhân, dfân thực chịu Phúc. Năm là Vua cho nên Tứ Trụ rất kỵ xung động Thái Tuế. Tháng là Tướng, nên Vượng một thời; cho nên, Phù Long Sơn, Tướng Chủ Mệnh tất phải chọn tháng Long Sơn, Chủ Mệnh Vượng, Tướng mà Chế Sát; sửa phương tất chọn tháng Thần Sát Hưu, Tù. Ngày là Hữu Ty, thì Đức của Vua, Tướng nhờ đó mà tuyên bố ra, cho nên ngày Cát hay Hung so với năm, tháng càng thiết yếu hơn. Phép dùng ngày lại lấy hàng Can làm Vua, hàng Chi làm bề tôi. Can Trọng mà Chi Khinh, Nhật Can tất phải Vượng, Tướng, rất kỵ Hưu, Tù. Tóm xem Nguyệt lệnh để tỏ rõ Suy hay Vượng. Như tháng Dần dùng ngày Giáp Ất làm Vượng, ngày Bính Đinh làm Tướng, đều Cát; ngày Canh Tân làm Phế, ngày Nhâm Quý làm Tiết, ngày Mậu Kỷ làm Thụ khắc, đều không Cát, nhưng hàng Can ngày ấy nếu tháng Bất Đương lệnh, hoặc dùng 4 Can- 3 Can Nhất Khí cùng liền, thì cũng là Tỷ Trợ thân cường, như tháng 2 dùng 4 Tân Mẹo đó vậy. Nhưng đó là 8 chữ lớn, khó gặp gỡ lắm, hoặc dùng Ấn thụ cùng sinh cũng là trong yếu biến ra Vượng. Nhật Chi thì lấy Nguyệt kiến cùng hợp, cùng sinh, không phạm Hình Xung thì Cát. Như tháng Ngọ ngày Giáp là HưuTù. Dương Công ở năm Hợi sửa phương Mẹo, Mẹo là Địa Quan Phù, dùng năm Quý Hợi, tháng Mậu Ngọ, ngày Giáp Ngọ, giờ Bính Dần: Vì ngày Giáp Sinh ở Hợi, Lộc ở Dần; lại có Can của năm là Quý Thuỷ, trong Hợi Nhâm Thuỷ để Sinh, đó là phép của Cổ nhân trù trì hàng Can của ngày. Đấy gọi là Tiểu Bát Tự, lấy là Tứ Trụ Can Chi không thuần tuý, hầu đem lấy dùng. Dương Công nói "Lấy hàng Can nên gặp kiện vượng", tức là Can của ngày vậy. Sách Tạo Mệnh nói "hàng Can của ngày mà Hưu Tù thì không nghèo cũng chết non". Tất cả đều là những lời nói có danh tiếng vậy. Như hàng Can của ngày Hưu Tù mà lại không Bổ trợ, không Ấn thụ thì thấy thoái bại lập tức. Dùng Thời có 2 pháp: Hoặc cùng hàng Can, hàng Chi của ngày một loại; hoặc là Lộc của hàng Can của ngày ở thời mà thôi. Đến Thời thần Cát hay Hung bất tất câu nệ. Tứ Trụ rất kỵ Địa Chi cùng xung nhau. Xung Thái Tuế là Đại Hung. Xung Long, Xung Sơn, Xung Chủ Mệnh cũng Đại Hung. Thiên Can khắc Long Sơn là Hung. Duy Thìn Tuất Sửu Mùi làm 4 Khố, Tự Xung hay Xung Sơn cũng được, song nếu Xung Thái Tuế và Xung Chủ Mệnh đều là Hung. Phàm Tứ Trụ được Thiên Can Nhất Khí, Địa Chi Nhất Khí, hoặc 2 Can 2 Chi không lẫn lộn, hoa7c5 Tam Kỳ, Tam Đức gọi là thành Cách; Tam Hợp hội Cục gọi là thành Cục, đều là cách Cát cả, nhưng tất phải Phù Bổ Long Sơn, Tướng Chủ Mệnh mới Cát, được như thế thì gọi là Thể lập vậy. Lại được Nhật, Nguyệt Kỳ, Bạch chiếu tới Sơn Hướng, lại Quý Nhân, Lộc Mã của Tứ Trụ tới Sơn tới Hướng, thì gọi là Dụng làm được. Thể Dụng gồm đủ là Thượng rồi. Song có Thể mà sau cầu Dụng, cốt không nên gượng Dụng mà mất Thể.
      Hiệp Kỷ nói: "Xét phép Tứ Trụ, tạo táng đều thế cả. Thượng lấy Đại Bát Tự, Thứ cũng lấy Tiểu Bát Tự. Bảo rằng dùng Thời chỉ có 2 phép, thì nghĩa đó chưa đủ. Vỉ Tam Hợp, Lục Hợp, Quý Nhân đều Cát, không chuyên lấy chép ra. Như năm tháng đều Thân, ngày Giáp thì Lộc làm Phá, cốt ở hợp năm tháng để lấy dùng. Việc tu sửa nhỏ chỉ chọn ngày Cát, giờ Cát, với Sơn Phương, Niên Mệnh sinh hợp thì Cát". Vì Tuyển Trạch cốt để lợi đến, quá câu nệ thì bỏ việc, trong thiên này bảo rằng khó gặp gỡ là thế vậy.

      #18
        NCD 25.02.2010 11:43:36 (permalink)
        PHÉP DÙNG NIÊN (Năm)
         
        Năm thì là Thái Tuế, rất nên cùng với phần năm Sơn, Mệnh Tam Hợp, Lục Hợp và Quý Nhân, Lộc Mã mới là Đại Lợi; rất kỹ Hình, Xung, Phá, Hại gọi là chiến đấu Thái Tuế, gọi là bầy tôi phạm Vua, rất là Đại Hung, từ xưa đến nay các khoá có danh tiếng chưa từng dùng. Đời nay chuyên bàn Hoá mệnh, Không Vong, làm phần năm không lợi, mà không lấy Thái Tuế Hình Xung làm kỵ, há được bảo là biết phép Tuyển Trạch ư? Đến Hung tinh lấy Tuế Phá, Tam Sát, Mậu Kỷ Âm Phủ niên khắc, không nên khinh thường phạm tới. Nếu Quan Phù, Chá Thoái, Hoả tinh, Phù Thiên Không Vong có 1-2 sao chiếm thì Chế đi không hại gì, phát Phúc càng chóng, nhưng phải Chế phục đúng phép, nếu không đúng thì không bằng chớ dùng. Thông Thư đời nay chép là Tiểu Lợi, cũng bảo là Sát có thể chế được, chẳng phải bảo là hoàn toàn không đủ sợ vậy.
         
         
        PHÉP DÙNG NGUYỆT (Tháng)
         
        Tháng là giữ cái rường để giúp đỡ cho năm, đã được năm Sơn sinh Đại lợi là nên phải tháng hợp Sơn gia Đại lợi. Tháng Sinh, tháng Vượng cố nhiên là Được Lệnh, tức là tháng Mộ cũng xem như tháng Vượng, lấy cớ là cùng thành ra Tam Hợp Bổ Sơn. Ngũ Hành đều có Tiết hậu Vượng: Mộc Sơn Vượng về Xuân, Hoả sơn Vượng về Hạ, Kim Sơn Vượng về Thu, Thuỷ Sơn Vượng về Thu, Thổ Sơn Vượng ở 4 tháng cuối của Tứ Quý. Tháng Tướng cũng Cát: Mộc Sơn Tướng ở Đông, Hoả Sơn Tướng ở Xuân, Thuỷ Sơn Tướng ở Thu. Tất cả đều lấy Ngũ Hành thời tiết VƯợng Tướng mà dùng. Thứ đến tra xem Nguyệt kiến tháng đủ, tháng thiếu, với lại tháng mà Phi Điếu Thần Sát chiếm thì chớ dùng. Nếu Tu phương Chế Sát, lại phải đợi tháng ấy Sát bị Hưu Tù mới dùng được. Như Dương Công về năm Tân Mẹo tu Mẹo Quan Phù phương, dùng tháng Ngọ, ngày Ngọ, vì là Mẹo Mộc Quan Phù Tử tại Ngọ. Rồi sau lại tra Cát tinh, như giờ dùng Thái Dương. Thái Âm, và Tam Kỳ, Tam Đức, Tử Bạch cùng với thời tiết mà Tuế Mệnh Chân Quý Nhân, Chân Lộc Mã tới đến, đều là Thượng Cát.
         
        PHÉP DÙNG NHẬT ( Ngày)
         
        Nhật là chức Hữu Ty gần gũi dân, ơn huệ rất dễ đến dân, cho nên Hữu Ty hiền hay không rất quan hệ đến lợi hại của dân gian, vì vậy mà bàn Nhật Cát hay Hung lại thiết yếu Hoạ hay Phúc về Tạo Táng, trách nhiệm rất nặng nề. Cho nên dùng ngày quý ở Vượng, Tướng, Đắc Lệnh; kỵ Hưu, Tù, Vô Khí. Mà hàng Can Nhật là rất trọng, vì ngày Hung hay Cát hoàn toàn xem ngày Suy hay Vượng, ngày Suy hay Vượng hoàn toàn xem Nguyệt Lệnh. Đương Lệnh là Vượng, thụ sinh là Tướng, đều Đại Cát. Quan Nguyệt Lệnh  là Hung, thụ khắc ở Nguyệt Lệnh là Tử cũng Hung, Nhật sinh Nguyệt Lệnh là Hưu cũng là không Cát, cho nên ngày Mẫu Thương không phải ngày Thượng Cát. Như tháng Dần Mẹo thì ngày Giáp Ất Dần Mẹo là Vượng, ngày Bính Đinh Tị Ngọ là Tướng… Tháng Tị Ngọ thì ngày Bính Đinh Tị Ngọ là Vượng, ngày Mậu Kỷ Thìn Tuất Sửu Mùi là Tướng….Tháng Thân Dậu thì ngày Canh Tân Thân Dậu là Vượng, ngày Nhâm Quý Hợi Tý là Tướng….Tháng Hợi Tý thì ngày Nhâm Quý Hợi Tý là Vượng, ngày Giáp Ất Dần Mẹo là Tướng……Tháng Thìn Tuất Sửu Mùi thì ngày Mậu Kỷ Thìn Tuất Sửu Mùi là Vượng, ngày Canh Tân Thân Dậu là Tướng…… Trong đó, duy ngày Mậu Kỷ kỵ Động Thổ, cũng kỵ sửa Trung Cung. Thiên Can Vượng, Tướng là Cát; Địa Chi Vượng, Tướng có cái hiềm Chuyên Sát. Như tháng 2 Mẹo, tháng 5 Ngọ, tháng 8 Dậu, tháng 11 Tý là ngày Chuyên Sát. Những khoá táng đời xưa có Tứ Mẹo, Tứ Ngọ, Tứ Dậu, Tứ Tý, đó là không kỵ về việc Táng. Dương Công lấy tháng Ngọ, ngày Ngọ sửa nhà phương Mẹo, đó lại là không kỵ việc làm nhà. Đời xưa dùng 4 Tân Mẹo, cụng Thiên Can Tứ phế, nhưng Tứ Tân cùng giúp sức cho nên không kỵ. Như hàng Can của ngày, Hưu,Tù về Tứ Trụ, lại không Ấn thụ, Tỷ kiên là khoá nghèo hèn, chết non, rất kỵ chớ dùng. Rất Cát ấy là tháng Dần ngày Giáp, tháng Mẹo ngày Ất, tháng Tị ngày Bính, tháng Ngọ ngày Đinh, tháng Thân ngày Canh, tháng Dậu ngày Tân, tháng Hợi ngày Nhâm, tháng Tý ngày Quý, vốn đã được Lệnh mà lại được Lộc, đó là Cát mà lại Cát vậy. Tháng Thìn Tuất ngày Ngọ, tháng Sửu Mùi ngày Tị dù không được Lộc mà thực được Lệnh, là Trung Cát. Hàng Can của ngày là Vua, hàng Chi là bầy tôi, cùng với Nguyệt Lệnh cùng khí, hoặc cùng với Nguyệt Tam Hợp, hoặc Nguyệt kiến cùng Sinh, với lại được cả Thiên Đức, Nguyệt Đức, Tuế Đức là Thượng Cát.
        <bài viết được chỉnh sửa lúc 25.02.2010 11:44:47 bởi NCD >
        #19
          ChiMas 25.02.2010 21:55:48 (permalink)
          Thật xúc động khi được đọc một bộ tài liệu quý có hệ thống mà NCD đưa lên diễn đàn cho mọi người như Tuyển Trạch Cầu Chân.
          Cám ơn NCD chúc anh luôn dồi dào sức khoẻ , được hưởng nhiều Phúc Lộc, gia đình Thịnh vượng.
          Rất mong và chờ đón những phần tiếp theo của anh.
          Thân chào.
          ChiMas.
          #20
            NCD 25.02.2010 22:51:31 (permalink)
            Chào bạn ChiMas!
            Tài liệu này mình cũng suy nghĩ rất lâu trước khi đưa lên, vì thật ra tài liệu này khi nghiên cứu sâu đến nơi, chỉ với ngày giờ tác động đúng nơi, đúng lúc có thể cứu người, cũng có thể hại người, nguy hiểm vô cùng. Chỉ với ngày giờ mà linh nghiệm chẳng khác Bùa Chú. Cho nên, nếu truyền không đúng thì mình cũng chịu trách nhiệm. Nhưng thiết nghĩ, Pháp là phải Truyền, mình chỉ đem cái tâm mong rằng tất cả những tài liệu quý, những kinh nghiệm của người xưa được lưu truyền mãi cho đời sau, còn ai gây hoạ thì tự người đó chịu trách nhiệm trước Ơn Trên.
            NCD chỉ nhắn với tất cả các anh chị, các bạn rằng bộ sách xem ngày này có thể Tạo Phúc, cũng có thể Gây Hoạ. CẨN THẬN! CẨN THẬN!.
            #21
              NCD 27.02.2010 23:12:53 (permalink)
              Ngày Tam Đức Hợp, ngày Thiên Ân, Thiên Xá là Thứ Cát. Thông Thư nói kỵ Thiên lại với Niên Chá Thoái cùng nhau. Tháng Dần Ngọ Tuất kỵ ngày Dậu, tháng Hợi Mẹo Mùi kỵ ngày Ngọ, tháng Thân Tý Thìn kỹ ngày Mẹo, tháng Tị Dậu Sửu kỵ ngày Tý, tức là Tam Hợp Tử địa, rất có lý, cũng chủ Thoái khí, nhưng không đến nỗi hại người. Ngày Phá là Đại Hung, cùng với Nguyệt Tướng xung Nhật, xung tuế cũng Đại Hung. Chánh Tứ Phế là Đại Hung, bảo đó là Can Chi đều không có khí vậy. Bàng Tứ Phế cũng Hung, hoặc Chi hoặc Can không có khí vậy.. Sách nói rằng: "Bàng Tứ Phế Cát, phần nhiều dùng được. Ngày Hoang Vu là Thứ Hung, cùng nga7ỳ Tứ Phế đại đồng tiểu dị (giống nhiều khác ít), thế cũng là thất hợp. Ngày Tu Tù: mùa Xuân ngày Tị Dậu Sửu, mùa Hạ ngày Thân Tý Thìn, mùa Thu ngày Hợi Mẹo Mùi, mùa Đông ngày Dần Ngọ Tuất. Nhưng tháng Giêng chỉ kỵ ngày Tị, tháng 2 chỉ kỵ ngày Dậu, tháng 3 chỉ kỵ ngày Sửu, lấy đó làm chuẩn đích, 3 mùa kia cũng phỏng như thế. Có kẻ bảo rằng trăm việc đều kỵ là nhầm. Ngày Tứ Phế Hoang Vu, Tướng kiêu càng Hung. Xuân ngày Dậu, Hạ ngày Tý, Thu ngày Mẹo, Đông ngày Ngọ, là đó vậy. NHững ngày Kiên, Phá, Bình, Thâu, tục sở kỵ, nhưng dùng ngày Phá rất Hung, tất không nên phạm; ngày Kiên Cát nhiều nên dùng được; ngày Bình rất Cát; ngày Thâu Cát nhiều không hại. Sách nói: "Ngày ấy cùng ngày Hoàng Đạo, Thiên Đức, Nguyệt Đức đều dùng được" Phàm tháng Thìn, Tuất, Sửu, Mùi, nếu sửa sang Trung Cung quyết không nên dùng ngày Mậu Kỷ, vì Trung Cung cùng với tháng cuối của Quý đều thuộc Thổ, lại thấy ngày Thổ tất không Cát.
              Phép dùng ngày: Hướng Lệnh lấy Sinh Khí; Đắc Lệnh lấy Thai, Dưỡng; khí Hoá Lệnh lấy tài nguyên, đó là lý thần diệu.Như mùa Xuân, trước sau tiết Thanh Minh làm Dần Sơn là Hoá Lệnh, lấy ngày Giáp mà dùng. Là Giáp thì Lộc tới Dần, Tài ấy là Tứ Mộ và cả Nạp Âm Thổ. Lại như Đắc Lệnh, Hướng Lệnh không đồng, Tiến Khí, Hoá Khí có khác. Như mùa Xuân Chấn Sơn, thì Giáp Ất giúp Hướng Giáp. Đông Chí mà sinh vượng Chấn, Hướng Xuân Phân mà Chính Vượng Ất Hướng. Thanh Minh mà phép Hoá Khắc Trạch, lấy cái sắp Hoá ấy bổ lấy Tài Lộc, mà Vượng ấy bồi lấy goa6c1 nguồn, tháng Vượng ấy thêm lấy Thai Tức, bớt thêm được trung bình, là Cát trinh.
              Hiệp Kỷ nói: "Xét phép dùng ngày của Tông Bí, chuyên lấy Vượng, Tướng nhật làm lời nói của 1 nhà, mà ở Kiên , Trừ tùng thân các nhà, cũng không trái nhau, rất là đáng lấy. Vậy thì bàn về ngày Mậu Kỷ, bảo rằng tháng Thìn Tuất Sửu Mùi kỵ sửa Trung Cung, ấy bảo rằng Động Thổ rất kỵ là không phải. Bảo rằng ngày Tứ Phế, lấy Chánh Tứ Phế là Hung thì là phải, lấy Bàng Tứ Phế là Hung thì là không phải. Ngày Hoang Vu tức là ngày Ngũ Hư, bảo lấy kỵ trăm việc làm nhầm, ấy là phải, bảo 1 tháng chỉ kỵ 1 chữ là không phải. Vì cổ nhân tạo tángthì lấy toàn cục Tứ Trụ. Cho nên mùa Xuân kỵ Tị Dậu Sửu, mà còn kỵ đến cả năm tháng ngày giờ Canh Tân Thân Dậu. Ngày Mẹo Dậu xung cho nên rất kỵ, không phải bảo rằng thấy 1 chữ tức là ngày Hoang Vu. Vả lại có phép Tỷ Kiên cùng giúp, cũng không phải cứ lấy Hoang Vu là Hung. Xem như bảo rằng tháng Tý Ngọ Mẹo Dậu là Chuyển Sát, mà lại chép là cổ nhân không kỵ để làm minh chứng, thì nghĩa ấy khá thấy vậy. Đến như lấy tháng Dần ngày Giáp, tháng Mẹo ngày Ât làm Đắc lệnh, Đắc Lộc, thì thuần hậu rất mực, hơn xa nghĩa Phục nhật.
              Tóm lại, ngày giờ Cát hay Hung đều lấy Sinh Vượng làm chủ. Tứ thời Ngũ Hành rất là hoạt biến, bởi thế nên cùng Nên hay Kỵ xét xem, thì khinh trọng lấy, bỏ rất rõ ràng. Đến việc lấy năm và giờ hợp thành 8 chữ, thì chẳng phải Nên hay Kỵ có thể rõ hết được, lấy tinh thần mà tỏ rõ, còn lại người ta đó.

              PHÉP DÙNG THỜI (Giờ)

              Thời là chức lại để giúp đỡ, hầu theo, đều coi ở ngày mà dùng, cốt yếu là hoàn toàn giúp đỡ ngày, hoặc cùng Chi Can tỷ hòa của ngày, hoặc cùng với Chi của ngày Tam Hợp- Lục Hợp, hoặc cùng với hàng Can của ngày Quý Nhân- Lộc- Mã...tức là Cát. Đến như Thông Thư chép: "thời gia Cát Hung thần, hào vô hưởng ứng" (giờ Cát hay Hung không mảy may hưởng ứng), thì bất tất câu nệ hết cả. Như ngày Giáp Mậu Canh lấy giờ Sửu Mùi làm Quý Nhân, ngày Giáp thì Lộc đến giờ Dần, ngày Thân Tý Thìn Mã đến giờ Dần đó. Như giờ xung Nguyệt lệnh, xung Tuế Quân đều Hung, việc to thì kỵ, việc nhỏ cũng được, không câu chấp, nhưng giờ Phá thì Đại Hung, là Chi của ngày xung Chi của giờ vậy, như loại ngày Tý giờ Ngọ. Giờ Hình là Thứ Hung, là Chi của ngày Hình chi của giờ vậy, như loại ngày Tý giờ Mẹo. Can của ngày khắc Can của giờ gọi là Ngũ Bất Ngộ, là Thứ Hung, như loại ngày Giáp giờ Canh Ngọ. Bài ca Tam Nguyên có câu: "dù được Tam Kỳ cùng Tâm môn, Tam bất ngộ sáng sủa 1 mình", khá biết là Hung, rất kỵ. Tuần Trung Không Vong, Triệt Lộ Không Vong kỹ Xuất hành, không kỵ việc Táng, nhưng thời Kiến là Cát. Cùng với ngày Tỷ hòa vậy, nhưng phạm Ngũ Bất Ngộ thì Hung. Cổ nhân phần nhiều dùng Kiến thời, quyết không dùng Phá thời, dùng Ngũ Bất Ngộ cũng ít.
              Dương Công táng người chết tuổi Đinh Tị, Tý Sơn Ngọ Hướng, dùng năm Nhâm Thân, tháng Mậu Thân, ngày Nhâm Thân, giờ Mậu Thân. Đó là Kiến thời lại là giờ Ngũ Bất Ngộ. Vì lấy 2 Can không lẫn lộn, Địa Chi lại Nhất Khí, lại Mậu Lộc ở Tị, Thân cùng Tị tạo mệnh, và Mậu Nhâm cùng ngồi ở Thân, cho nên không lấy giờ Ngũ Bất Ngộ làm hiềm. Phàm dùng giờ, nếu làm việc sửa nhỏ, thì lấy ngày bang phù làm chủ yếu; như việc sửa to cùng mai táng, thì cốt yếu bang phù Tứ Trụ, khiến Tứ Trụ thuần túy để Bổ Long Sơn, Tướng Chủ Mệnh, đó là phép ngàn đời không hai vậy. Giờ Tứ Đại Cát cũng Cát: Tháng Mạnh (tháng đầu trong 1 Quý) dùng giờ Giáp Canh Bính Thân, tháng Trọng (tháng giửa trong 1 Quý) dùng giờ Càn Khôn Cấn Tốn, tháng Quý (tháng cuối trong 1 Quý) dùng giờ Ất Tân Đinh Hợi. Đó gọi là Tứ Đại Cát thời, lại làm giờ Thần Tàng sát một, nhưng học giả không rõ cái lý Quy viên Nhập cục để lấy Cát vậy. Như tháng Giêng sau tiết Vũ Thủy, Tướng Hợi dùng việc, dùng giờ Tý trên 4 khắc làm Nhâm Sơn Tý Hướng, thì là Thần Tàng sát một; như tháng khác, hướng Giáp Canh Bính cũng phỏng theo đây mà suy.

              #22
                NCD 04.03.2010 16:55:52 (permalink)
                Mỗi ngày chỉ có 1 giờ các sao Quy Viên Nhập Cục (về chỗ đóng, vào cuộc), như Thái Dương ở Tý thì giờ Nhâm Tý Cát, Thái Dương ở Ngọ thì giờ Bính Ngọ Cát, đó là sự thần diệu Quy Viên Nhập Cục, không Cát nào to bằng. Nguyên Kinh có nói: kẻ khéo dùng giờ, thường khiến Chu Tước xung cánh, Câu Trần lên bệ, Bạch Hổ cháy mình, Huyền Võ gãy chân, Đằng Xà rơi xuống nước, Thiên Không ném vào thùng, đó là 6 vị Thần phục hết. Nếu được 6 vị thần phục hết, thì được Cát, lấy Tướng gia vào giờ cũng Vượng, như ngày Giáp giờ Dần, ngày Ất giờ Mẹo đều Cát. Giờ có thể giúp hàng Can của ngày, có thể giúp Tứ Trụ, thực là Cát Thần vậy. Thời gia cũng có Tam Kỳ, Tử Bạch, phỏng theo lệ nguyệt bạch mà suy. Nhưng giờ "Độn Giáp Kỳ Môn" là dùng về việc hành binh, không phải làm việc Tạo, Táng. Song các việc Tạo, Táng, Tu phương, Giá thú, Thượng quan, Xuất hành, dùng cũng đều Cát.
                Phàm chọn giờ dùng phép Kỳ Môn, trước hết lấy Siêu Tiếp làm định, sau xem Lộc Mã Quý Nhân đến cục, cùng với kỳ củng hợp là Thượng Cát, có thể giải tất cả các thứ Hung Sát, vời Cát, đem Phúc. Nếu Kỳ đến mà Lộc không đến là Lộc cưỡi kỳ, Lộc đến mà Kỳ không đến Hung vong, Lộc không thể làm Dụng cho Chế sát.
                Hiệp Kỷ có nói: "Phép dùng giờ rất là thiết đáng, duy 1 điều về giờ Tứ Đại Cát, nhằm lấy Tứ sát một thời làm Thần tàng sát một, kìa lấy 2 chữ sát một mà đến nỗi giả dối lầm lẫn. Vì Thần tàng sát một duy có Quý Đăng Thiên Môn, còn 11 Tướng khác đều Tướng nào ở sở nấy, thì Hung thần thụ chết mà Cát. Thần được ngôi, là nói 6 thần đều cúi phục, tức là nghĩa Thần tàng sát một. Nếu giờ Tứ sát một, hãy đem 12 Chi gia vào Địa bàn, còn chưa bàn kịp đến Thần sát thì lý nào được có Thần tàng sát một, đó là lỗi của nhà Tuyển Trạch không xem Nhâm dộn vậy. Đến như nói Thái Dương ở Tý thì giờ Nhâm Tý Cát, Thái Dương ở Ngọ thì giờ Bính Ngọ Cát, chuyên lấy Thái Dương tự làm một nghĩa, lấy giờ Nhâm Tý thì làm giờ Tý trên 4 khắc , nghĩa ấy càng tinh hơn. Lai như nói giờ Nhâm làm Nhâm Sơn hay Tý Hướng, là lấy phép Chân Thái Dương đến Sơn, đến Hướng. Song thời khắc vốn trái, thường đường Xích đạo đo Sơn Hướng, vốn đất bằng đo phương vị, duy ở dưới Bắc cực thì Xích đạo và đất bằng hợp với 12 Chi, giửa giờ xem 4 khắc, Bát Can Tứ Duy, trước sau giờ xem đều là 2 khắc, hợp lại cũng là 4 khắc. Như Tị chính 2 khắc đến Ngọ, bắt đầu 2 khắc thuộc phương Bính, đầu giờ Ngọ 2 khắc đến Chính Ngọ 2 khắc là loại thuộc phương Ngọ. Từ đó về Nam thì Bắc cực thấp dần, độ lệch dần nhiều, lại ngày Hạ Chí mặt trời đi về lục địa phương Bắc, cách đất bằng xa thì độ lệch nhiều. Ngày Đông Chí mặt trời đi về lục địa phương Nam, cách đất bằng gần thì độ lệch ít. Thuật gia không rõ Thiên văn học, bèn lấy 24 phương vị làm 24 giờ, đã không hợp với phép Lục Nhâm, lại không cùng ứng với Sơn Hướng.
                Đây xem giờ khắc mà Thái Dương tới phương nào, làm biểu ở sau:

                TỨ ĐẠI CÁT THỜI (Tứ sát một thời).
                Khảo Nguyên rằng: "Tứ sát là Dần Ngọ Tuất thì Hoả sát ở Sửu, Hợi Mẹo Mùi thì Mộc sát ở Tuất, Thân Tý Thìn thì Thuỷ Sát ở Mùi, Tị Dậu Sửu thì Kim sát ở Thìn. Phàm lấy Tứ sát thời thì lấy Tướng của tháng gia vào giờ, khiến cho Tứ sát lâm tới vị Càn Khôn Cấn Tốn, là Tứ sát mất ở Tứ Duy. Bốn tháng về tháng Mạnh là tháng Giêng, tư, bảy, mười thì dùng giờ Giáp, Canh, Bính, Nhâm. Bốn tháng về tháng Trọng là tháng hai, năm, tám, mười một thì dùng giờ Cấn, Tốn, Khôn, Càn. Bốn tháng về tháng Quý là ba, sáu, chín, mười hai thì dùng giờ Ất, Tân, Đinh, Quý. Như tháng Giêng, Tướng của tháng ở Hợi, thì lấy Hội gia vào Giáp, hoặc gia vào Bính, hoặc gia vào Canh, hoặc gia vào Nhâm, y 24 phương vị tính thuận đi, thì Tứ sát Thìn Tuất Sửu Mùi đều lâm tới quái vị Tứ Duy, đó là Tứ sát một thời vậy, lấy Tứ sát đã mất, cho nên bảo là Tứ Đại Cát Thời vậy.
                xét Thìn Tuất Sửu Mùi gọi là Tứ Sát, là cho rằng khí của Ngũ Hành (của cục ấy) đấn đấy là trọn hết (vì  nếu các anh chị, các bạn để ý sẽ thấy đó là vị trí Dưỡng của Cục, tức là cuối của vòng Trường Sinh vậy). Nếu tới vị Trường Sinh, thì Sinh Sinh mãi không thôi, quanh quẩn không mối, cho nên gọi là Tứ sát một thời, tức là cái thuyết nói về Nhâm khoá Tứ mộ hậu sinh. Còn lấy Bát Can Tứ Duy mà nói, thì như Tông Kính bảo là trên giờ  4 khắc, thì thuyết này được đó. Vì thông lệ của phép Tuyển Trạch lấy giờ, mà không phải Tứ sát một thời ấy, chỉ cùng với Bát Can Tứ Duy cùng nhau can thiệp. Người tục lấy cái đó làm Thần tàng sát một, thì nhân hai chữ sát một đến nỗi nhầm lẫn!!!

                #23
                  NCD 07.03.2010 02:46:40 (permalink)
                  Tướng của 4 tháng Mạnh thì dùng giờ Giáp Bính Canh Nhâm, tướng của 4 tháng Trọng thì dùng giờ Càn Khôn Cấn Tốn, tướng của 4 tháng Quý thì dùng giờ Ất Tân Đinh Quý.

                  TỨ ĐẠI CÁT THỜI TIÊU TINH KHẮC ỨNG.
                  (Sao nêu khắc ứng của 4 giờ Đại Cát).

                  1/. Tháng Giêng tướng Đăng Minh ở Hợi:
                  Giờ Giáp: Phương Đông có 2 trai cưỡi ngựa mặc áo đen trắng; người đàn bà cưỡi hoặc dắt con bò vàng, mặc áo vàng, ở phương Đông đến.
                  Giờ Bính: Phương Nam có người cưỡi ngựa đỏ mặc áo đen trắng, có con chim bay lại; lại phương Tây có người con trai mặc áo xanh theo người đàn bà có chồng cưỡi hoặc dắt con bò vàng, con ngựa tới.
                  Giờ Canh: Phương Tây có người mặc áo trắng cưỡi ngựa trắng, hoặc cưỡi hay dắt con bò từ phương Bắc tới.
                  Giờ Nhâm: Phương Bắc có người mặc áo đen trắng, tay cầm cung; hoặc dắt bò vàng từ phương Đông lại.

                  2/. Tháng Hai tướng Hà Khôi ở Tuất:
                  Giờ Tốn Càn: Phương Đông có chàng trai trẻ cưỡi ngựa, hoặc đẩy xe chở lợn, rượu tới.
                  Giờ Khôn: Phương Tây có người cưỡi ngựa đỏ, mặc áo trắng, hoặc từ phương Tây có gió lốc tới.
                  Giờ Cấn: Phương Đông Bắc có người cưỡi ngựa; hoặc dắt bò vàng, mặc áo đen từ phương Đông tới.

                  3/. Tháng Ba tướng Tòng Khôi ở Dậu:
                  Giờ Ất: phương Đông có người cưỡi ngựa hoặc dắt bò vàng đem cái cày đi; người đàn bà mặc áo tím đẩy xe.
                  Giờ Tân: phương Tây có người mặt áo trắng, áo tía, cưỡi ngựa non, có con nghé có sừng.
                  Giờ Đinh: Phương Nam có người cưỡi ngựa mặc áo đen; có đám mây đen bay tới chỗ đồng rộng.
                  Giờ Quý: Phương Bắc và Tứ Duy có sắc đen; có người cưỡi hoặc dắt ngựa đen; có mây đen bay tới quãng đồng rộng.

                  4/. Tháng Tư tướng Truyền Tông ở Thân:
                  Giờ Giáp: phương Đông có người đàn bà mặc áo đen, áo vàng; có tướng quân cưỡi ngựa trắng đi qua.
                  Giờ Bính: phương Nam hoặc phương Tây có 3 người đàn bà mặc áo đỏ; có tướng quân cưỡi ngựa trắng đi qua.
                  Giờ Canh: phương Tây thấy có người mặc áo trắng cưỡi hoặc dắt bò; có đứa con trai cưỡi ngựa đỏ.
                  Giờ Nhâm: phương Bắc có mây đen dấy lên.

                  5/. Tháng Năm tướng Tiểu Cát ở Mùi:
                  Giờ Tốn: phương Đông Nam có 2 chim bay tới và gió mây chuyển sắc; có đứa con trai mặc áo đen cưỡi ngựa; hoặc người đàn bà đi kiệu mặc áo đen.
                  Giờ Khôn: phương Tây Nam có 2 chim bay tới.
                  Giờ Càn: phương Tây Bắc có người đội mũ, cưỡi ngựa tía, cầm cung tới.
                  Giờ Cấn: phương Đông Bắc có người mặc áo đen; người đàn bà mặc áo vàng đem con chó tới.

                  6/. Tháng Sáu tướng Thắng Quan ở Ngọ:

                  Giờ Ất: phương Tây có người cưỡi ngựa mặc áo vàng; hoặc bò vàng; người con trai sắc vàng có 2 người mặc áo xanh đi theo, từ phương Nam tới, hoặc phương Đông tới.
                  Giờ Tân: phương Nam có đứa con trai hoặc 2 người đàn bà mặc áo đỏ, áo trắng cưỡi hoặc dắt bò trắng, bò vàng, đem chó tới.
                  Giờ Đinh: Phương Nam hoặc phương Bắc có người cưỡi hay dắt bò, mặc áo xanh cưỡi ngựa vàng.
                  Giờ Quý: phương Nam và Tứ Duy có người sắc đen tới, và mấy đen bay tới.


                  #24
                    NCD 31.03.2010 18:34:37 (permalink)
                    7/. Tháng 7 tướng Thái Ất ở Tị:
                    Giờ Giáp: phương Bắc có người cưỡi ngựa đỏ mặc áo đen lại hoặc áo trắng, thấy tướng có binh phục và ứng đến.
                    Giờ Bính: phương Nam có người cưỡi ngựa đen mặc áo đen đến, thấy tướng quân đi tuần.
                    Giờ Canh: phương Tây có người cưỡi ngựa đỏ mặc áo đen hoặc trắng, thấy tướng binh nấp.
                    Giờ Nhâm: phương Bắc có mây đen hoặc biến ra mưa.

                    8/. Tháng 8 tướng Thiên Cương ở Thìn:
                    Giờ Tốn: phương Đông có người cưỡi ngựa hoắc dắt bò mặc áo đỏ, đi xe hoặc chuyển cưỡi ngựa mặc áo xanh.
                    Giờ Khôn: phương Tây có người mặc áo vàng, cưỡi ngựa hoặc dắt bò vàng, đèo theo con nghé.
                    Giờ Càn: phương Tây có người mặc áo tía đội mũ, cưỡi ngựa cầm đao.
                    Giờ Cấn: phương Đông Bắc có mây biến thành gió mưa.

                    9/. Tháng 9 tướng Thái Sung ở Mẹo:
                    Giờ Ất: có chim bay thú chạy, có người mặc áo trắng hoặc khoác áo đen tới.
                    Giờ Đinh: phương Nam có người mặc áo đỏ, có chim bay tới.
                    Giờ Tân: có người mặc áo trắng đầu đội đồ vật, hoặc có mây mưa.
                    Giờ Quý: phương Bắc và Tứ Duy có mây vàng giống như sắc ngọc trắng tới biến thành mưa.

                    10/. Tháng 10 tướng Công Tào ở Dần:
                    Giờ Giáp: phương Đông có chim bay và người đem văn thư tới mặc áo đen, cưỡi bò ngựa; hoặc có mây đen tới áng.
                    Giờ Bính: phương Nam có mây đỏ tới hoặc chim bay tới, như có 8 tướng đem văn thư cưỡi bò hay ngựa.
                    Giờ Canh: phương Tây có chim bay hoặc người đem văn thư mặc áo đen hoặc cưỡi bò, thấy chim bay tới.
                    Giờ Nhâm: phương Bắc có đám mây bay tới hoặc biến thành mưa gió.

                    11/. Tháng 11 tướng Đại Cát ở Sửu:

                    Giờ Tốn: phương Đông Nam có mây đen hoặc chim bay lại hót ứng.
                    Giờ Càn: phương Bắc có người cưỡi bò hoặc chim bay tới, hoặc người con gái cưỡi ngựa đem đồ vật tới.
                    Giờ Cấn: phương Đông có chim vàng hoặc người mặc áo vàng đem quân tới.
                    Giờ Khôn: phương Tây Nam có người mặc áo đỏ tới, hoặc phương Đông có người cưỡi bò sắc đen, hoặc có chim bay tới ứng.

                    12/. Tháng 12 tướng Thần Hậu ở Tý:

                    Giờ Ất: phương Đông có người bị tội thích mặc áo trắng đi xe hoặc đi kiệu, phương Đông Bắc có mây đen, chim bay tới ứng.
                    Giờ Tân: phương Tây Nam có người bị tội thích mặc áo trắng cưỡi bò dê, phương Tây bắc có chim bay lại ứng.
                    Giờ Đinh, Quý: phương Bắc và Tứ Duy có người mặc áo vàng hoặc dắt bò, hoặc thấy khí mây vàng dấy lên.

                    Đây là 4 giờ Đại Cát, khắc định thời giờ tiết hậu, tử tế suy lường, không nên làm nhầm, thì vạn việc không hỏng 1, thực là thuật giúp nước yên dân.
                    Xét trên đây khắc ứng chưa biết nghiệm hay không hãy chép ra để đợi thử nghiệm.

                    #25
                      tam 63 10.04.2010 13:56:20 (permalink)
                      anh viết tiếp đi, bài rất hay và rất có giá trị. sao anh vắng lâu thế ? và cả những khóa chọn ngày nửa đấy. tôi luôn trông anh viết tiếp .
                      #26
                        NCD 16.05.2010 10:52:46 (permalink)
                        tam63@: Hix hix, suốt hổm rày, ngày nào mình cũng vào đang nhập mà có được đâu, VNTQ đang đổi serve nên vào hoài chẳng được đấy chứ.
                        LỆ VỀ ÂM DƯƠNG QUÝ



                        Can ngày Dương Quý Âm Quý
                        Giáp Mùi Sửu
                        Ất Thân Tý
                        Bính Dậu Hợi
                        Đinh Hợi Dậu
                        Mậu Sửu Mùi
                        Kỷ Tý Thân
                        Canh Sửu Mùi
                        Tân Dần Ngọ
                        Nhâm Mẹo Tị
                        Quý Tị Mẹo

                        Thông Thư nói: Kinh rằng: Thiện của Năm không bằng Thiện của Tháng, Thiện của Tháng không bằng Thiện của Ngày, Thiện của Ngày không bằng Thiện của Giờ. Giờ Quý Nhân Đănmg Thiên Môn lá rất Thiện của Giờ. Phép ấy thế này: Lấy Nguyệt Tướng (Tướng của tháng) gia vào giờ dùng, ban ngày dùng Dương Quý, đêm dùng Âm Quý, lấy Thiên Ất Quý Nhân làm chủ, mà Đằng Xà, Chu Tước, Lục Hợp, Câu Trần, Thanh Long, Thiên Không, Bạch Hổ, Thái Thường, Huyền Võ, Thái Âm, Thiên Hậu tuỳ theo. Cho nên Quý Nhân tới Càn Hợi là Đăng Thiên Môn, thì Đằng Xà tới Nhâm Tý mà ngã xuống nước, Chu Tước tới Quý Sửu mà hun lông, Lục Hợp tới Cấn Dần mà đi xe, Câu Trần tới Giáp Mẹo mà lên bệ, Thanh Long tới Ất Thìn mà rơi ngoài biển, Thiên Không tới Tốn Tị mà gieo vào hòm (cái rương), Bạch Hổ tới Bính Ngọ mà đốt mình, Thái Thường tới Đinh Mùi mà lên chiếu tiệc, Huyền Võ tới Khôn Thân mà gẫy chân, Thái Âm tới Canh Dậu mà về cung, Thioe6n Hậu tới Tân Tuất mà vào mùng. Do vậy, 6 Cát Tướng đắc địa, mà 6 Hung tinh dẹp uy, cho nên gọi là “Thần tàng sát một”, lại làm “Lục Thần tất phục” (6 Thần nép hết), đó là diệu dụng về chọn giờ.
                        Xét Quý Nhân Đăng Thiên Môn (Quý Nhân lên cửa trời) là nghĩa bậc nhất về chọn giờ, đến như Nguyệt Tướng gia vào giờ Quý Nhân Âm Dương thuận hay nghịch đều là phép Lục Nhâm cả. Cho nên, lầm lấy “Tứ Sát một thời” làm “Thần tàng sát một”, mà cái thuyết Quý Nhân Đăng Thiên Môn lẫn lộn ở trong đó, khiến người xem không thể hiểu được. Nay vì lấy mà làm tựa, thì biết Thần Tàng ấy là nghĩa yên ở chỗ ở. Quách Phác bảo là “Thần Tàng hợp sóc”, Tông Kính bảo là “Quy Viên Nhập Cục” là thế. Xét từng ấy nghĩa là ẩn mà không hiện. Thông Thư bảo là “lục hung liễm uy, lục thần tất phục” là thế. Can Hợi là Thiên Môn, Quý Nhân ở đấy. Lục Hợp Mộc mà tới Cấn Dần, Thanh Long Mộc mà tới Ất Thìn, Thái Dương Thổ mà tới Đinh Mùi, Thái Âm Kim mà tới Canh Dậu, Thiên Hậu Thuỷ mà tới Tân Tuất, tất cả đều được đúng ngôi, đang Vượng hay được Sinh cả. Cho nên gọi là Thần Tàng. Đằng Xà, Chu Tước Hoả mà tới Nhâm Tý Quý Sửu; Câu Trần, Thiên Không Thổ mà tới Giáp Mẹo Tốn Tị; Bạch Hổ Kim mà tới Bính Ngọ, Huyền Vũ Thuỷ mà tới Khôn Thân, đều không được đúng chỗ, chịu chế nép nấp. Cho nên gọi là Sát Một. Song đều do Quý Nhân Đăng Thiên Môn mà được, cho nên Quý Đăng Thiên Môn tức là Thần Tàng Sát Một, mà không phải là có 2 nghĩa. Một ngày chỉ có 1 giờ, song Quý Nhân chia ra Âm và Dương, lại giờ Meọ, Dậu, Thìn, Tuất,..gồm cả ngày đêm. Cho nên 1 ngày có 2 giờ, ấy là hoặc ngày không được Dương, đêm không được Âm,, thì lại có 1 ngày không được 1 giờ. Nay đã xet ngày khởi lệ ở trước, và lại tóm thu 720 khoá giờ Quý Đăng Thiên Môn làm biểu ở sau đây:
                        _ Như sau Vũ Thuỷ, giờ Mẹo ngày Giáp. Lấy Nguyệt Tướng Hợi gia vào Giáp Mẹo thì là Dương Quý, Mùi gia Càn Hơi là Dương Quý, là Đăng Thiên Môn đó.
                        _ Lại như sau Vũ Thuỷ, giờ Dậu ngày Giáp. Lấy Nguyệt tướng Hợi gia vào Dậu Canh thì là Dương Quý, Sửu gia Càn Hợi thì là Âm Quý, là Đăng Thiên Môn đó.
                        Đây phép ấy: Lấy hàng Can của ngày làm chủ, lấy Quý Nhân gia vào Càn Hợi, coi xem Nguyệt Tướng nào gia vào giờ nào, tức là giờ ấy Quý Đăng Thiên Môn. Như ngày Giáp Dương ẩn ở Mùi, gia vào Càn Hợi,xem giờ buổi sớm, tiết Vũ Thuỷ, Hợi Tướng gia vào Giáp Mẹo, tức là sau Vũ Thuỷ giờ Mẹo ngày Giáp là Dương Quý Đăng Thiên Môn. Tiết Đại Hàn Nguyệt tướng ở Tý gia vào Ất Thìn, sau Đại Hàn, giờ Thìn ngày Giáp là Dương Quý Đăng Thiên Môn. Lại như ngày Giáp Âm Quý ở Sửu gia vào Càn Hợi, xem giờ buổi chiều, Vũ Thuỷ Nguyệt tướng Hợi gia vào Canh Dậu, tức là sau Vũ Thuỷ giờ Dậu ngày Giáp là Âm Quý Đăng Thiên Môn. Đại Hàn mà Nguyệt tướng Tý, gia vào Tân Tuất, tức là sau Đại Hàn giờ Tuất ngày Giáp là Âm Quý Đăng Thiên Môn. Các lệ khác theo đây mà suy.
                        Tông Kính lấy giờ Nhâm chánh với giờ Tý trên 4 khắc, thì cùng phép song sơn hợp nhau, mà lấy nghĩa càng thiết hơn. Như Càn làm Thiên, Quý Đăng Thiên Môn lấy Càn chứ không phải lấy Hợi vậy. Chu Tước hun lông lấy Quý chứ không phải lấy Sửu vậy. Thiên Không gieo vào hòm lấy Tốn chứ không phải lấy Tị. Huyền Võ gãy chân lấy Khôn chứ không phải lấy Thân. Thiên Hậu vào mùng lấy Tân chứ không phải lấy Tuất. Nhưng Song Sơn lấy Can Duy cùng với Chi cùng cung, cho nên Lục Nhâm dùng Chi, cũng gọi là Thần Tàng Sát Một, vậy thì biết phep 24 giờ đã có lâu rồi.. Đời sau mất cài nghĩa đó, bảo rằng giờ Càn là Tuất chính 2 khắc đến Đầu Hợi 2 khắc; giờ Hợi là đầu Hợi 2 khắc đến chính Hợi 2 khắc; giờ Nhâm làm chính Hợi 2 khắc đến đầu Tý 2 khắc; giờ tý là đấu Tý 2 khắc đến chính Tý 2 khắc; lấy 12 Chi xem trong 12 giờ 1 khắc_ mà lấy trước giờ, sau giờ đều 2 khắc, chia lệ trước sau Can Duy, dường như có lý. Song Càn là Thiên Môn, Tốn là Địa Hộ, giới hạn Âm Dương, Quý Nhân thuận nghịch do đó phân chia. Như lấy Càn giửa Tuất 2 khắc, thì Càn chìm ở Âm, Quý mắc vào lưới, mà các Thần từ Đằng Xà trở xuống đều nên chuyển đi nghịch, lại sao thấy bảo là Quý Đăng Thiên Môn, Thần Tàng Sát Một ấy ru!

                        (HẾT QUYỂN II)/size]
                        #27
                          Thay đổi trang: < 12 | Trang 2 của 2 trang, bài viết từ 16 đến 27 trên tổng số 27 bài trong đề mục
                          Chuyển nhanh đến:

                          Thống kê hiện tại

                          Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
                          Kiểu:
                          2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9