Các dàn nhạc cổ truyền Việt Nam
Thay đổi trang: < 12 | Trang 2 của 2 trang, bài viết từ 16 đến 20 trên tổng số 20 bài trong đề mục
mickey 03.07.2005 02:18:24 (permalink)
Dàn Chinh chiêng

Ching, chiêng là tên gọi một nhạc cụ tự thân vang được sử dụng hết sức rộng rãi ở hầu khắp các tộc người sống trên cao nguyên miền Trung Việt Nam.

Có rất nhiều cách giải thích về tên gọi loại nhạc cụ này, nhưng tựu trung có thể hiểu Chinh là loại cồng (goong) không có núm còn Chiêng là loại cồng (goong) có núm. Như một thói quen vừa mang nếp sống dân chủ cộng đồng vừa mang tính thẩm mỹ âm nhạc đa âm, các dân tộc sống ở Cao Nguyên miền trung không bao giờ sử dụng chinh chiêng như một nhạc cụ độc lập mà họ luôn liên kết chúng thành một dàn nhạc bao gồm nhiều chiếc chinh chiêng có các độ âm cao thấp khác nhau. Dàn chiêng nhỏ nhất là dàn có 3 chiêng và dàn lớn nhất có thể lên tới hơn 20 chiêng như ching Aráp của người Giarai, chiêng Honh của người Bahnar. Các dàn chiêng ở cao nguyên miền trung đóng vai trò hết sức quan trọng trong tất cả các lễ hội trong suốt vòng đời người như lễ thổi tai, lễ cơm mới, lễ mừng mẹ lúa, lễ đâm trâu v,v... Người dân cao nguyên có thể thiếu cơm ǎn, nước uống nhưng họ không thể thiếu tiếng chiêng trong sinh hoạt cộng đồng.


[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1578/926283DC55BF4F1EAC980E49BE8DB02A.jpg[/image]
Attached Image(s)
#16
    mickey 03.07.2005 02:19:10 (permalink)
    Dàn nhạc Sắc bùa người Việt

    Thuở xưa vào đêm 30 tết (đêm trừ tịch) đêm tối trời nhất trong nǎm, nhà nhà đóng kín cửa, vẽ vôi đầy sân để xua đuổi tà ma. Vào giờ ngọ đêm ấy phường bùa thổi kèn, gõ trống đi đến từng nhà xin vào hát múa đuổi tà ma, trẩn bùa giữ yên thổ trạch. Sáng mùng một nhà nhà thảnh thơi đón xuân, đón lại phường bùa vào ca hát chúc phúc, chúc xuân.

    Phường bùa là một tổ chức nghệ thuật bao gồm một ông trưởng phường và các diễn viên múa, nhạc. Tùy vào từng địa phương, vào khả nǎng tổ chức nghệ thuật và sáng tạo nghệ thuật của ông trưởng phường mà số diễn viên có thể có nhiều hay ít.

    Để phục vụ cho cả quá trình biểu diễn nghệ thuật, phường bùa có một tổ chức dàn nhạc gồm 1 kèn dǎm, 1 đàn nhị và một dàn nhạc cụ gõ gồm trống cơm, trống con, sênh, sinh tiền là những nhạc cụ gọn nhẹ dễ dàng khi vận chuyển. Dàn nhạc làm nhiệm vụ tấu nhạc khi đi đường, đệm cho ông trưởng phường hát chúc phúc, đệm cho các điệu múa như múa bông, múa đèn, múa bỏ bộ, múa sênh tiền.


    [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1578/9A5EC9FB9DAE484AAB6FF28DDBDFE0A9.jpg[/image]
    Attached Image(s)
    #17
      mickey 03.07.2005 02:19:57 (permalink)
      Dàn nhạc Hầu Bóng

      Tín ngưỡng Tứ Phủ là tín ngưỡng bản địa của người Việt. Tín ngưỡng này có rất nhiều nghi lễ, lễ hội phong phú, đa dạng đến phức tạp, nhưng điển hình trong các hình thức nghi lễ đó là nghi lễ Hầu Bóng.

      Hầu bóng là nghi lễ nhập hồn của các vị Thánh Tứ Phủ vào thân xác người làm Đồng. Khi các vị Thánh đã nhập đồng thì Đồng chính là Thánh hiển linh để phán truyền, ban phúc cho các tín dân. Để phục vụ cho nghi lễ quan trọng này người ta đã sáng tạo ra một hình thức ca nhạc gọi là Hát Vǎn, cùng một dàn nhạc đệm cho Hát Vǎn và phục vụ quá trình nhập đồng hiển thánh. Dàn nhạc ấy gọi là dàn nhạc Hầu Bóng. Dàn nhạc hầu bóng gồm có 1 đàn nguyệt, 1 đàn nhị, 1 sáo, 1 trống lớn, 1 trống nhỏ, 1 cảnh đôi, 1 phách. Tùy từng địa phương, tùy hoàn cảnh hành lễ mà người ta có thể thêm bớt nhạc cụ này hoặc nhạc cụ khác, nhưng người ta không thể bớt đi đàn nguyệt, trống nhỏ, cảnh đôi vì đây là những nhạc cụ nòng cốt, nhạc cụ tính cách của dàn nhạc Hầu Bóng.


      [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1578/E6FDC8876304435FA34DACA1F45F4BC0.jpg[/image]
      Attached Image(s)
      #18
        mickey 03.07.2005 02:20:41 (permalink)
        Dàn nhạc Tuồng

        Dàn nhạc Tuồng là dàn nhạc của sân khấu Tuồng - một hình thức sân khấu truyền thống cung đinh Việt Nam. Sân khấu Tuồng có cội nguồn từ sân khấu Hý Kịch Trung Quốc, du nhập vào Việt Nam nǎm Thiện Bảo (1279 - 1284) thời nhà Trần và dần được Việt Nam hóa các hình thức nghệ thuật từ biểu diễn, ca hát đến dàn nhạc để trở thành sân khấu cổ truyền Việt Nam với các sáng tạo mang tính bản địa.

        Sân khấu Tuồng với các vở diễn bi kịch bạo liệt thể hiện các vai hùng của tư tưởng trung quân, vì vậy các hình thức nghệ thuật phục vụ nó phải phù hợp với tính cǎng thẳng và bạo liệt. Chính vì vậy dàn nhạc Tuồng là một tập hợp các nhạc cụ có âm thanh thể hiện được nhiều cường độ lớn nhỏ khác nhau. Dàn nhạc ấy bao gồm các nhạc cụ sau đây: 3 kèn dǎm (cao, trung, trầm) gọi là kèn bóp, 2 nhị, 1 hồ tiểu, 1 trống cái, 1 trống chiến, 1 thanh la, 1 não bạt, 1 chuông và 1 mõ.

        Có 3 nhạc cụ trong 12 nhạc cụ kể trên được coi là chủ đạo, là tính cách của sân khấu Tuồng là kèn bóp, nhị và trống chiến. Trống chiến là linh hồn âm nhạc của sân khấu Tuồng.


        [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1578/C55290B79A9E4505BF5A20FFC5E18590.jpg[/image]
        Attached Image(s)
        #19
          Viet duong nhan 18.11.2005 06:57:05 (permalink)
          Chào Mickey !

          Hay quá Mic ơi ! Cảm ơn Mic đưa lên DĐ cho Độc Giả, 7 & tất cả ACE thưởng lãm...
          Cho 7 "rinh" đi quảng bá nha ! Mong còn nữa hén !
          Chúc M và gia đình an vui mạnh lành.
          7_NN
          #20
            Thay đổi trang: < 12 | Trang 2 của 2 trang, bài viết từ 16 đến 20 trên tổng số 20 bài trong đề mục
            Chuyển nhanh đến:

            Thống kê hiện tại

            Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
            Kiểu:
            2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9