Cặp rán tu ở chùa Trà Am ( Huế )
Ct.Ly 20.02.2010 16:25:00 (permalink)
#1
    Leo* 20.02.2010 17:15:46 (permalink)
    Truyền thuyết con rắn trong biểu tượng ngành y dược học

    Ngành y dược học đã lấy hình con rắn làm biểu tượng. Vậy nguồn gốc xuất phát từ đâu để biểu tượng hình con rắn trở thành con vật tổ của ngành y dược học.
    Ngành y dược học đã lấy hình con rắn làm biểu tượng. Vậy nguồn gốc xuất phát từ đâu để biểu tượng hình con rắn trở thành con vật tổ của ngành y dược học.
     
    Truyền thuyết con rắn
    Theo truyền thuyết cổ Hy Lạp, con trai của thần Appolon (Thần Thái Dương) và Coronis, con gái của Phlégyas, vua xứ Thèbes là Esculape được xem là ông tổ của ngành y dược. Esculape không những có khả năng chữa bệnh mà còn có cả biệt tài làm cho người chết sống lại.
    Thần Esculape (tiếng Latin) còn có tên gọi khác là Asclépios (tiếng Hy Lạp) có lẽ sinh ra ở Thessalie thuộc miền Bắc Hy Lạp vào khoảng năm 1260 trước Công Nguyên. Truyền thuyết cho rằng bà mẹ ông qua đời khi đang còn mang thai ông và cha ông đã phải mổ lấy ông ra khỏi bụng mẹ. Vì mẹ mất nên ông bị đem bỏ lên núi gần thành phố Epidaure, nhờ được dê cho bú và chó canh chừng nên ông đã sống sót. Sau đó ít lâu, Esculape được cha mang đến cho Chiron, vị thần Nhân Mã (đầu người, hình ngựa) nuôi dạy. Do bản tính ưa quan sát và lớn lên trong khung cảnh thiên nhiên nên Esculape sớm nhận ra các loại cây cỏ có dược tính chữa bệnh hoặc có thể cải tử hoàn sinh. Cũng theo truyền thuyết, một ngày nọ, Esculape trên đường đi thăm bạn gặp một con rắn, ông đã đưa cây gậy ra và con rắn liền bám lấy rồi bò lên quấn quanh cây gậy. Esculape thấy vậy nên cầm cây gậy đập xuống đất để giết chết con rắn nhưng sau đó ông lại thấy một con rắn khác bò tới, miệng ngậm một loại thảo dược bò đến cứu và làm cho con rắn đã bị chết sống lại. Từ đó ông để tâm tìm kiếm các loại cây cỏ trong núi để chữa bệnh cho con người. Bởi vì vậy, Thượng đế Jupiter (Zeus) sợ Esculape quá tinh thông y học sẽ giúp cho loài người trở thành bất tử nên sai anh em nhà Cyclopes tạo mũi tên sấm sét để trừng phạt. Nhờ thần Apollon kêu xin, Jupiter tha tội và cho tham dự vào hàng tinh tú trong chòm sao Nhân Mã (Sagittaire), từ đó Esculape được xem như thần bổn mệnh của các thầy thuốc.
    Gia đình của thần Esculape
    Esculape lấy vợ là Lampetie, có hai người con gái là Hygia và Panacée, ba người con trai là Thelesphore, Machaon và Podalire. Tất cả 5 người con của ông bà đều có danh tiếng không kém người cha. Cũng theo truyền thuyết, Hygie đã nuôi rắn thần để chữa bệnh và về sau trở thành Nữ thần biểu tượng cho việc giữ gìn sức khỏe con người, do đó môn Vệ sinh học được đặt tên là Hygène. Cô con gái thứ hai Panacée là vị Nữ thần có khả năng chữa mọi bệnh tật, do đó thuốc chữa bệnh được gọi là Panacée. Hai người con trai đều có tham gia chiến trận thành Troie và đã được Homère ca ngợi trong tập trường ca Iliad. Machaon có tài chữa mọi vết thương cho các chiến binh, còn Podalire là một thầy thuốc ngoại khoa tài năng. Người con trai của Podalire là Hipocoon, tổ tiên của Hippocrate, sau này được tôn vinh là bậc y tổ của thế giới.

    Trong nhiều thế kỷ, có thể vào thời kỳ Pindare, đầu thế kỷ thứ 5 trước Công Nguyên; Esculape mới được tôn thờ như một vị thần linh của y học Hy Lạp. Cũng có lẽ từ thời điểm này, những đền thờ đầu tiên được xây dựng để ghi ơn ông, đồng thời còn được dùng làm nơi khám chữa bệnh. Chữ Esculape về sau đã trở thành danh từ chung để chỉ những người hành nghề y dược.
    Để tưởng nhớ Esculape, hậu thế đã dựng bức tượng của ông, tay cầm chiếc gậy làm bằng cây nguyệt quế và một con rắn quấn chung quanh. Con rắn này có tên là Elaphe longissima, một loài rắn lành có màu sắc đẹp, sống phổ biến ở châu Âu. Cũng theo truyền thuyết, loài rắn đã được đưa đến La Mã để cứu nguy cho người dân bị nạn dịch hạch đang hoành hành khủng khiếp lúc bấy giờ. Có người còn cho rằng, những con rắn của thần Esculape đã chữa bệnh cho người bằng cách liếm các vết thương của người bệnh trong lúc họ đang ngủ.
     
     


    Biểu tượng con rắn của ngành y dược học




    Dựa vào truyền thuyết trên, ngành y học đã dùng biểu tượng con rắn thành quấn quanh cây gậy phép của Esculape. Con rắn quấn quanh cây gậy tượng trưng cho sự khôn ngoan, khả năng chữa trị bệnh và kéo dài tuổi thọ. Trong biểu tượng của ngành dược học cũng sử dụng con rắn này nhưng nó quấn quanh một cái ly có chân cao. Chiếc ly tượng trưng cho chén thuốc của Nữ thần sức khỏe Hygia, bên trong có chứa đựng chất dịch được chiếc xuất từ các loại cây cỏ. Con rắn tượng trưng cho sức khỏe và sự trẻ trung. Biểu tượng của ngành dược học nhanh chóng đã được quốc tế công nhận giống như biểu tượng con rắn và cây gậy của ngành y học
    ThS. Nguyễn Thị Minh Thu
    @ ss : Thật trùng hợp, Leo định vào post một bài về rắn, không ngờ ss đã khai bút rồi. Hay quá! Góp với ss một bài về rắn, Leo cũng chưa kiểm tra thư viện mình có chưa nữa.

    <bài viết được chỉnh sửa lúc 20.02.2010 17:17:03 bởi Leo* >
    #2
      Leo* 20.02.2010 17:31:57 (permalink)
      Sư tử đại dương
       
      Truyền thuyết về rắn biển khổng lồ
      Thời xa xưa, trong kho truyền thuyết của các dân tộc trên thế giới có đề cập đến loài xà tinh khổng lồ. Thời hiện đại, cũng có không ít ghi nhận về những cuộc chạm trán giữa con người với sinh vật biển bí ẩn này. Nhân chứng chủ yếu là thủy thủ trên các tàu buôn và hải quân.
      Trường hợp của cựu sĩ quan hải quân Liên Xô cũ Y.Starikov là một điển hình. Ông và nhiều thành viên thủy thủ đoàn từng chứng kiến một con rắn biển khổng lồ ở gần vịnh Kunashir thuộc quần đảo phía Nam Kurile. Cuộc chạm trán tình cờ xảy ra vào năm 1953 khi sinh vật này bơi ngang qua tàu họ với vận tốc cao. Sau đó, nó mất hút vào đại dương mà không để lại một dấu vết nào... 
      Thủy thủ đoàn trên tàu tuần tiễu SKR-55 thuộc hải quân Liên Xô dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng A.Lezov đã vài lần nhìn thấy một con rắn biển khổng lồ bơi khá gần thuyền của họ khi đang tuần tiễu ở vùng biển phía Bắc Barent. Con rắn có màu nâu xám, trong khi vụ đụng độ tương tự xảy ra ở vùng biển nam cực lại là một con có màu nâu sáng.
      Chỉ riêng trong năm 1966, hai tàu thăm dò dầu khí Bleat và Ridgeway của Mỹ đã cung cấp cho các nhà khoa học nhiều thông tin về những cuộc chạm trán với loài rắn biển khổng lồ khi họ đi qua Đại Tây Dương. Nhiều thành viên đoàn thám hiểm cả quyết đã nhìn thấy một chiếc đầu rắn khổng lồ nhô lên khỏi mặt nước trên chiếc cổ dài khoảng 2m màu xanh sẫm, đặc biệt là đôi mắt lồi ra to như chiếc đĩa. Sau khi bơi vượt qua tàu họ, nó phóng nhanh về phía trước, để lộ phần cơ thể đồ sộ trên mặt nước và dần mất hút vào đại dương. Theo các nhà thám hiểm, sinh vật sợ ánh sáng này thường chỉ trồi lên mặt nước vào ban đêm, có thể xuất hiện khá gần tàu bè.

      Trong cuốn The Marine Charts ấn hành từ thế kỷ XVI, nhà khoa học Thụy Điển Olaus





      Con vật khổng lồ bí ẩn ở vùng biển Queensland.Magnus đã đưa ra những chứng cứ lịch sử và địa lý về sinh vật có sức mạnh bí ẩn này. Ông cho rằng mối nguy hiểm tiềm ẩn đến từ biển sâu này thường xuất hiện vào ban đêm và từng tấn công tàu bè. Nó đặc biệt nguy hiểm với các tàu nhỏ, nên các thủy thủ luôn được thông báo không đi vào những vùng biển lạ, nhất là vào ban đêm. Nhiều thủy thủ được cứu thoát do tàu bị lạc đã cho biết, những con mèo họ nuôi trên tàu lộ rõ sự sợ hãi như kêu rên và run cóng do lạnh...
      Nhà sinh vật học nổi tiếng Bernard Eiwelmans ở Viện Khoa học tự nhiên Hoàng gia Bỉ, có trụ sở ở thủ đô Brussels, đã có công thu thập nhiều thông tin về loài rắn biển khổng lồ và hệ thống hóa theo 9 lớp cơ bản, nổi bật nhất là loài xà tinh trong các truyện thần thoại của nhiều nền văn hóa thế giới.
      Trong khi những nền văn hóa phương Đông rất tôn kính loài quái vật này và coi như con vật may mắn, thì người dân châu Âu lại xem loài bò sát khổng lồ này là hiện thân của yêu tinh. Trong cuốn The Giant Sea Serpent (Rắn biển khổng lồ), ông cho biết sinh vật được coi là "chúa tể rồng" này có một sức mạnh bí ẩn chi phối mọi sự sống, có thể dài đến... nửa cây số. Chính sức mạnh ấy đã giúp nó kiểm soát biển sâu, đại dương, sông suối và tất cả các cư dân đại dương trên thế giới. Loài này có nhiều màu, từ xanh sẫm, đỏ, vàng trắng và cả màu đen như ở vùng biển Bắc và các đại dương phía Đông. 
      Trong những thập kỷ qua, tại nhiều vùng khác nhau trên thế giới, người ta thường chứng kiến những cuộc "tự sát tập thể" của các loài cá heo, cá mập và đặc biệt là những con cá voi khổng lồ trên các bãi biển. Cư dân vạn chài ở vùng Nam và Bắc Mỹ, Nam Ohi, quần đảo Tasmania của Australia và cả Nhật Bản... từng chứng kiến nhiều trường hợp chạy nạn của những động vật biển, đôi khi chúng bơi cả lên bờ, thường từ tháng 12 đến tháng 3. 
      Một số trường hợp cả đàn chạy thẳng lên bãi biển với vận tốc lớn như thể đang cố tìm nơi ẩn náu nguy hiểm. Hầu hết chúng đều có xu hướng trở lại biển sau khi được nhân viên cứu hộ giúp đỡ, nhưng thường sẽ bơi đi nhanh hơn nếu được phóng thích ở vùng biển khác... 
      Nhiều năm qua, người dân ở vùng bãi biển phía Tây nước Mỹ thường chứng kiến các đàn cá heo "diễu hành" qua lại nhiều lần dọc bờ biển trước khi nhảy lên bờ tự sát. Điều gì khiến loài động vật thông minh này phải leo cả lên bờ vào cuối cuộc diễu hành? 
      Trong khi một số nhà sinh vật học tin rằng cá heo bị rắn biển khổng lồ tấn công từ ngoài khơi thì một số khác cho rằng là do một số tác động vật lý hay địa lý và cả vấn đề sinh học cơ thể được tạo ra bởi một nguồn sức mạnh bí hiểm nào đó. 
      Một số nhà nghiên cứu còn suy đoán, chính sự phóng thích năng lượng trái đất đã ném các loài sinh vật biển lên bờ, đặc biệt sự phóng thích năng lượng này có thể được tạo ra bởi một sinh vật bí hiểm nào đó. Và nổi bật hơn hết trong số các giả thuyết là sư tử đại dương. 
      'Sư tử đại dương' biết thôi miên?
      So với não bộ của cá heo, não bộ "sư tử đại dương" phát triển hơn nhiều. Sự hoạt động não bộ của chúng có thể gây ra tác động thôi miên đối với loài cá heo, do phóng thích ra những xung điện có tần số cao, tạo sự khuấy động có xu hướng hoảng loạn đối với các động vật biển kể trên.
      Các loài nhạy cảm như cá heo... sẽ bắt đầu chạy trốn khi các xung tần số bức xạ cao xảy ra trong phạm vi bán kính tác động. "Sư tử đại dương" chỉ sống trong những hang sâu trong lòng đại dương, được nối thông với những hang ngầm dưới đại dương và trên đất liền tại những vùng đảo đá vôi hay khu vực ven biển.
      Các nhà khoa học đã ghi nhận ít nhất 7 loài "sư tử đại dương" khác nhau trên thế giới, chiếm cứ những vùng biển gần Greenland và khu vực phía Đông Caribbean. Sinh vật biển bí hiểm này cũng được cho là thường sống ở Đông Tierra del Fuego, phần cuối phía Nam Ấn Độ Dương gần với Nam cực. "Sư tử đại dương" không ăn cá heo, nhưng lại tác động rất mạnh đến cá heo vốn mẫn cảm với tần số bức xạ sinh học của nó, nên đã gây ra những hiện tượng bí ẩn như tự sát tập thể.
       
      sưu tầm
       
      #3
        Chuyển nhanh đến:

        Thống kê hiện tại

        Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
        Kiểu:
        2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9