Yêu ngưòi
tuanminh1964@ymail.c 10.03.2010 06:52:55 (permalink)
[




Bạn thân mến.

Có thể chúng ta mãi sẽ không bao giờ gặp nhau, nhưng hy vọng qua nhịp cầu của internet chúng ta là bạn tốt của nhau.
Nay thời gian càng lúc càng xa, hy vọng gặp lại bạn xưa càng thêm mong manh.
Cũng như hy vọng mong manh, tôi xin gửi đến bạn lời tâm sự này.
…………………………

Ngày 4 tháng 5 măm 1977 là định mệnh như miềm Tây dăng dẵng trong tôi.
Tay phải một kíp đạn chống tăng, tay trái quả đạn phòng không, chúng đẹp như tiên cùng tôi nhấc nháo như chú chim non tự do giữa trời miền Đông.
Buổi sáng hôm ấy thiên nhiên như bừng sáng sau cơn mưa đầu mùa vào chiều qua, trời se lạnh, chim hót vang đồi, dế gáy rộn rã , mùi đất, mùi tro, mùi thần chết vương vãi khắp nơi, cùng gió ngàn xào xạt quyện vào quyến rủ hồn tôi. Sau một thời gian xục xạo trong chốt chặn, trên đường về hai thiết bị kia được hòa nhịp vào nhau như một điều tất yếu.
Hình như tôi thấy có ánh chớp như ở phía chân trời cùng một tiếng gì rất nhỏ, người như bị căng ra, rồi thấy mình như rơi xuống vực, rơi mãi, rơi mãi . Sau giây phút bàng hoàng tôi biết diều gì đã xảy ra, lửa cháy chung quanh tôi, tôi không thấy nóng, chỉ thấy như có hai lưỡi dao đâm vào lồng ngực khi hít lửa vào trong, tôi không còn khả năng để thoát ra khỏi lửa, lửa cháy hết quần áo trên người thì tắt, tai tôi nghe những âm thanh kỳ lạ chưa từng nghe, người tê sạm, tôi thấy mặt trời đỏ ngầu qua lớp máu, hơi thở hỗn loạn , ngắn dần như sắp trút hơi thở cuối cùng.
Chắc có lẽ là chưa tới số nên chưa chết, sau một thời gian chờ chết, bình tỉnh hơn tôi nhủ với mình, không thể chết ở đây, nơi này không có ai, tôi cố đứng dậy nhưng không xác định được đường về và hình như nghe đâu đó có tiếng thét, tôi cố gắng bước được vài bước rồi khuỵu xuống, cố lần nữa chỉ quỳ lên thôi chứ không đứng dậy được và hình như ai đó đã đỡ tôi nằm xuống, rồi tôi nghe tiếng cha tôi thất thểu, tiếng em tôi khóc, nó khóc nhiều lắm (tiếng khóc nó xót xa trong tôi đến tận bây giờ) để nhìn được nó, tôi chỉ còn một ngón tay út có cảm giác để gạt máu đọng trên mắt, không hiểu sau tôi rất tỉnh, rồi thỉnh thoảng ai đó sờ trên mũi tôi xem tôi còn thở không, rồi dăng dẳng tiếng còi xe cấp cứu, rồi bồng bềnh, bồng bềnh….
Sau này trở về tôi nghe nói, vì bị thương nặng quá, ruột lòi ra ngoài, mãnh đạn từ phía trước trổ ra phía sau, nhắm ko sống nổi nên xưởng mộc của người quen đã đóng sẵn cho tôi cái hòm để chờ chết đem về bỏ vô chôn cho gọn.
Sau một năm làm bạn với các bệnh viện trở về tôi như người xa lạ với tất cả, tai nạn đã đua tôi và gia dình đến hoàn cảnh khó khăn .
Biết mình là ngánh nặng và Sài gòn không còn hợp với mình nữa, giữa mùa mưa 1980 tôi quyết định ra đi, buổi sáng hôm ấy cơn mưa tầm tả như tiển tôi rời bỏ Sài gòn, rời bỏ căn biệt thự thân thiết, bỏ gia đình, bỏ trường, bỏ bạn, bỏ tất cả.
Chuyến xe khách lao hun hút về phía chân trời đen ngòm, mịt mù.
Ngày ấy thiên nhiên còn trãi rộng, hơn 100km nhưng xa vô cùng, có những xác xe tăng còn nằm lại ven đường, có những đoạn hàng 10km không một mái nhà, không bóng người, càng đi càng thấy sợ, mưa mỗi lúc mỗi nhiều như báo hiệu cho một điều gì đó, tìm ẩn, hoang mang.
Bình Long,thị trấn nhỏ như cái chõm mũi hiện ra vào lúc xế chiều, chỉ có vài chục nóc nhà xúm quanh trên dĩnh đồi, thành phố sụp đổ hoang tàn sau chiến tranh vẫn còn đó, tôi tiếp tục đi sâu thêm 17km về hướng Đông thị trấn nơi mà tôi muốn đến.
Ngày nay còn mấy ai được biết và được sống với thiên nhiên. Rừng bạn ơi, bạt ngàn, xanh rờn hoang vu mịt mù và sợ sợ. Với tư trang của quân đội tôi có thể ngủ bất cứ đâu, tôi như đầy tớ không công, làm tùm lum mọi việc cho người để đổi lấy chén cơm, một kẽ không học, ko nghề, ko tiền, ko được thực tập gì cả, làm cái gì hư cái nấy, được làm việc là diễm phúc rồi, bạn biết không. đêm đêm bên chiếc võng đong đưa tôi nhớ nhà, nhớ cái ổ của anh em tôi, nhớ Sài Gòn, Vũng Tàu với năm tháng đến trường.
Có ai đã từng biết đến sốt rét rừng, sốt rét có lúc như căn bệnh giả tạo, chợt đến chợt đi, có lúc dai dẳng triền miên, nó bào mòn cạn kiệt sức lực. Tuổi dậy thì mạnh như thế mà cơn sốt làm tôi ko thể nào ngồi dậy được nữa, người ta khiêng tôi như một xác chết, bệnh viện Bình Long là ngôi nhà thường xuyên tái ngộ của tôi. Ngày ấy tất cả mọi người đều được đối sử công bằng, chăm sóc như nhau, thuốc men cơm cháo thời bao cấp rất nghèo nhưng đã chia sẽ sự sống còn cho bệnh nhân, không viện phí, ko hộ khẩu.
Thoáng thế mà nữa năm đã qua, tết rồi . Sau sáu tháng sống như thổ Phĩ với ý đồ làm tổng thống tôi trở về thăm nhà. Đêm ấy ko ngủ , cứ mong trời sáng, chưa sáng tôi đã lên đường, hơn 17km cuốc bộ lần đầu tiên tôi mới để ý đến mùa Xuân.
Xuân thiên nhiên đẹp lắm bạn ơi, các loại loại hoa đủ dạng, thơm có, hôi có, lác đác có, chen chúc có, ngộ, mai rừng hoa màu trắng, có những trãng trống, hoa màu gà hàng mẫu, đỏ bầm cả một vùng như thần tiên, rừng có chỗ lá rụng trơ trọi, có chổ chồi non, rừng cao su thì sạch nhẵn, lá khô mới dễ thương và đẹp làm sao, chúng lớp lớp xào xạt dưới chân tôi, thỉnh thoảng những đợt gió mùa se lạnh ào ạt thổi về, rừng lại rít lên vi vu, lá khô lại trút, lá lấp lánh như hoa nắng, thỉnh thoảng có bầy bướm vàng hàng ngàn con tụ tập dưới đất, bị giật mình chúng bay lên bao vây tôi ,đẹp như trong mơ. Thú rừng nhiều lắm, chúng chẳng mấy sợ người, thỉnh thoảng vẫn thấy chúng lửng thửng . Giữa đoạn rừng cao su và rừng tự nhiên tôi bị một con heo độc chiếc đứng chặn đường, nó cao lớn, ko thèm đi, đứng mài răng vào gốc cao su, tôi nghe nói heo độc chiếc rất dữ và nhanh, người dân tộc (thổ dân) rất sợ nó, gọi nó là heo dái xệ, tôi ko lí giải được, người dái xệ thì yếu, nhà nước còn ko tuyển nghĩa vụ, sao heo dái xệ thì vậy nhỉ ? phải điều tra mới được ? sao nhỉ ?....
Tạm biệt những cánh rừng Trà Thanh đại ngàn khuất dần.
Tết ở đâu cũng vui, Bình Long cũng lẹt đẹt tiếng pháo, tôi ko quan tâm để ý gí đến Bình Long, lên xe ngồi tôi mới thấy mình hơi kì, giống Hưu sao, quần áo te tua, mà cũng chẳng còn bộ nào lành, đứng thì thôi, ngồi xuống hai cái đầu gối lòi ra ngoài thấy ngượng ngượng, bả vai bên phải cũng bị rách do vác nặng, nhìn quanh, cũng thấy có người như mình “ quen sợ dạ, lạ sợ áo” ko sao, tính tôi ko quan tâm đến cách ăn mặc cho đến bây giờ, quan niệm của tôi (càng giàu càng mặc te tua) rách nhưng tôi rất sạch , ko hôi mấy.
( Ôi các bạn thử nghĩ xem, thí nghiệm xem, rồi xem xem, chọn một người đẹp, ko hôi, mặc đồ te tua, thướt tha trong gió rồi sẽ thấy. Tuyệt tác đó )
Về đến Sài gòn tôi mừng như thoát tù, nắng trưa Sài Gòn sao mà ấm, cái gì cũng đẹp lạ thường. Anh em tôi vui lắm, giởn như chó, tôi biến tầng ba thành hồ bơi, tầng hai thành sân banh, đá ầm ỉ, xả nước nhe nhoét đầy đường mấy ngày tết mà ko sợ ai mắng vốn.
Mấy ngày Xuân ngắn ngủi đã qua, tôi trở lại với con đường của mình, má tôi thương tôi chỉ thể khóc mà thôi.
Trở lại rừng với những cơn sốt triền miên, ko chịu nổi tôi đành bỏ lại Trà Thanh với những ý tưởng mơ màng.
Bình Long là một thị trấn nhỏ hoang tàn sau chiến tranh, với địa lí thuận lợi cho kẽ chủ động, Bình Long đã trở thành cứ điểm đẩm máu cho quân đội. Trong lịch sử, Bình Long là nơi có cuộc bao vây dài nhất trong chiến tranh Việt Nam, lâu hơn bao vây Khe Sanh 76 ngày, lâm chiến này đã để lại thành phố đổ nát, bom đạn chất chồng.
Thế rồi tôi cũng có ngôi nhà xinh ven nội ô thị trấn, do yêu thiên nhiên nên tôi tạo nó như công viên thu nhỏ, một thảm cỏ xanh rộng phía trước nhà, đủ làm sân gun tôm, vận dụng ngọn cây rừng, tôi làm cái xích đu có cao độ 5 mét, một cái cầu bập bênh cao độ 2 mét, đất dai màu mỡ với mưa nhiều nên cây trái lên rất nhanh, tôi sống một mình lầm lủi, lặng lẽ, chấp nhận đơn côi, bạn tôi là cây đàn gita với đêm đêm, sân chơi của tôi là các nghĩa trang quân đội.
Không còn đường nào hiệu quả hơn, tôi vào các căn cứ tử địa, tháo gỡ mìn bẩy, vũ khí, các trang thiết bị quân dụng, công việc giúp tôi tiếp cận, học hỏi với ưu việt của kĩ thuật mà người ta nghiên cứu để quyết định cho chiến bại , sống còn. Tôi nhủ mình, công việc nguy hiểm nhưng kiếm được tiền, ko may thì cũng thế thôi (một tia chớp ở chân trời) đời sẽ bớt nhọc nhằn .
Xóm tôi rồi cũng thêm đông đông, cách nhà tôi, gần gần, xa xa, có cái nhà lúc thì vắng teo, lúc thì đông lắm, tôi nghe tụi nó choảng nhau la hét ỏm tỏi đến thích , tụi nó làm tôi nhớ đến anh em tôi choảng nhau cũng ko kém, tôi muốn nhập bầy nhưng ngại quá.
Thời gian dần trôi, nhà tôi thành công viên của xóm nhỏ, với xích đu, bập bênh, thảm cỏ và sân gun tôm đã hấp dẫn già, trẻ đến chơi, có những người lớn văng xích đu què cả tháng mà vẫn ko chừa, còn khen xích đu này : “độc hại” thỉnh thoảng, chiều chiều các người lớn len nhà tôi để tìm con về, họ tụ tập tán gẫu thấy vui vui, tôi dần hòa nhập vào tình cảm cùng sự bình yên của xóm làng.
Thế rồi có một ngày, nghe cái nhà gần gần, xa xa tụi nó chơi gì mà la hét dữ quá, thấy mà vui sao, rãnh tôi mò xuống, nhưng lạ là tôi ko đi theo đường đàng hoàng mà ẩn trong lùm, chuyền hết cây này sang cây khác, tôi tiếp cận gần nhà ngồi như rình trong lùm cây xem tụi nó giỡn mà thèm. Tụi nó chơi ăn gian chắc ko kém gì ba má của nó, một đứa bị áp đặt bỏ chạy đứng sát tôi, bức xuất nó chĩa đuôi về phía cộng đồng đập bịch bịch vào đuôi đễ phản đối ban chủ.
Tức giận trước hình ảnh phạm thượng, con nhỏ cũng lớn nó rượt và vồ được kéo về đánh, chúng la hét như ong vỡ tổ. Trong nhà một con nhỏ ốm nhom ốm nhách tóc chấm vai, nhỏ hơn con nhỏ kia một tí, tay cầm viết trong nhà đi ra rất quyền thế hét “tụi mày đi chỗ khác chơi để người ta học” lập tức có cảnh kêu oan, rồi con nhỏ bự đè luôn con nhỏ nhỏ ra đánh vì ỉ mình bự, nhưng nó lại kêu con nhỏ nhỏ kia bằng chị.
Lượt về tôi cũng len lỏi như trộm, lòng thắc mắc, tụi nó giống nhau chắc chị em, con kia nhỏ hơn là bị đẹt, con kia lớn hơn là do tham ăn. Niềm vui trong tôi sau đó là lắng nghe tiếng tụi nó giỡn gần gần, xa xa.
Nhà tôi mỗi lúc mỗi đông, các chàng nàng thường tụ tập để ca hát vì tôi có đàn và tôi chỉ có một mình ko người lớn, tự do hơn, tôi thường ko nói gì cả, chỉ lắng nghe và nhường sân chơi cho mọi người. Người lớn trong xóm thương , thấy tôi côi cúc một mình, đi làm suốt, đôi khi một hai tháng mới về, đau ốm ko ai chăm .
Tôi thích chơi với vũ khí, nó giúp tôi thông minh hơn, tôi thường ứng dụng nó nên công việc được nhanh hơn như : chỉ cần tạo một vụ nổ dưới nước là cả xóm ăn cá, dùng chất nổ phá đá giếng, nhổ gốc cây, bang gò mối, tôi rất thích DH10, loại này hiếm, hình như là của Nga, loại mìn định hướng, áp suất của vụ nổ đủ thổi lật một chiếc xe tăng hoặc xóa sổ một tiểu đoàn bộ binh nếu nằm trong tầm quét, gò mối loại vừa nó thổi một cái là bay mất tiêu, DH10 cấu hình như chiếc nón lá, tôi giấu hai quả còn mới trong buồng để làm đồ chơi cùng một số vũ khí khác, chúng hấp dẫn vô cùng, tôi thường vuốt ve chúng, mỗi khi đi đâu tôi bảo quản rất kĩ , sợ con nít đến nghịch, chết cả xóm.
Một hôm theo thói quen, tôi cuộn cuốn sách lại làm ống dòm để đễ quan sát, ngồi trong nhà tôi quan sát lung tung, mọi vật đều hạn hẹp trong ống cuốn, sao tôi thấy kì quá, giống DH10, bỏ sách ra ngoài tôi thấy H ngồi chơi với mấy đứa nhỏ dưới gốc mận, tôi ko biết H lên chơi, từ đó trở đi, nhìn con gái sao tôi thấy kì kì, ngộ ngộ, gần họ thấy ngượng ngượng, ngại ngại, sao sao.
Rồi tôi thích những bản tình ca, mơ màng, mung lung. Có lần tôi hỏi “Cậu à, tình yêu là gì mà sao người ta đề cập đến nó nhiều quá vậy?” Cậu tôi ngơ ngác một lúc, rơi nước miếng, cười khè, ko trả lời, có lần tôi hỏi người khác tương tự, họ ì … à rồi bảo “ mày ngu, rồi mày sẽ biết”.
Thế rồi một ngày nọ tôi lại đi học vì cần thiết , lớp học của tôi dị kì lắm, một tuần học chỉ có một ngày và làm bài ở nhà cả tuần cũng ko hết, mà chỉ có như thế mới phù hợp với tôi, thỉnh thoảng tôi lại cùng H trên một đoạn đường. Thời ấy xã hội còn nghèo lắm, Bình Long ko có điện về khuya, học sinh ko mặc áo dài, tôi nhớ hoài hình dáng của H. tóc buông dài, đầu nghiêng nghiêng, đích diu diu, mặt nhăn nhăn, dáng sao sao á, cầm mấy quyển sách che nắng qua những buổi học.
Thời gian dần trôi tôi lớn lên từ lúc nào. Nhà H đông người nhưng chỉ có mình H dậy sớm tưới cây phụ bố trước khi đi học, nhìn H nhỏ nhắn, khệ nệ xách nước mà lòng tôi xót xa, ko như con em, lười vô tận, ngủ 8 giờ chưa dậy. H hiền lành, thương mọi người, rất chăm học, lúc nào cũng học, luôn nhường nhịn, H rất ít lên nhà tôi chơi, mỗi lần lên tôi để ý thấy hành vi của H cụ thể như sau:
1- quan sát tùm lum như cảnh giác cọp beo hay cướp trộm đang rình rập
2- bước vào nhà, đầu tiên là nhón lên rút chốt mỡ nốt cánh cửa còn lại (tôi quen chỉ mỡ có một cánh) và mỡ nốt hai cánh cửa sổ .
3- H nhanh nhẹn như gió, tóc H bay bay như hương khói trong nghĩa trang
4- lấy cây đàn gita ôm vào lòng như để làm vũ khí khi cần thiết.
Thỉnh thoảng H cũng hát cho tôi đàn, tôi thường ko nói gì cả, chỉ nghe và hỏi thôi.
Ko biết là chỉ thị của ai, lâu lâu H hoặc mấy đứa em mang trái cây lên bỏ trên bàn nhà tôi, sau này đem bỏ trên nóc mùng vì biết bỏ trên bàn cạnh cửa sổ mấy nhóc hàng xóm xơi hết, nhà tôi cây trái cũng nhiều nhưng công viên đã ăn hết rồi.
Gia đình H dần dần như ánh lửa trong tôi, lúc thì thấy mình vui hơn, lúc thì buồn hơn, vui thì ko biết làm sao, buồn thì tháo gỡ bom đạn táo tợn hơn, đêm đêm nhìn bếp lửa lòng nhủ mình (ngươi như ăn mày, sức sẹo như ma, sống như kẽ mồ côi biết chưa?)
Có một năm giáp tết , tôi phải chuyển dùm chuyến gỗ về miền Tây, tôi thường mặc đồ rất te tua vì kẽm gai và cây cối cào xé, tôi ko nhờ nhưng H gia cố lại đồ cho tôi, mặc bộ đồ khuy nút đầy đủ được ủi phẳng phiu tôi thấy mình đàng hoàng chửng chạt hơn, ngồi trên xe tôi thấy lòng vui sao, biết nói sao cho bạn cảm nhận được niềm vui khó tả chỉ thấy có duy nhất một lần ở trong đời.
Chưa về đến miền Tây tôi lại bị sốt, giao hàng xong anh em đành để tôi lại bệnh viện tỉnh Bến Tre. 29 tết rồi mà vẫn còn ở đâu đâu, tôi đành phải xin về vì má tôi trông lắm rồi.
Chiều 30 em tôi đưa tôi vào bệnh viện. tất cả đã nhòa đi trong mắt, miên man trong cơn sốt, tôi thấy hình bóng của H như ảo ảnh xa mờ.
Tiếng pháo giao thừa làm tôi giật mình tỉnh dậy, sau giây phút ngơ ngác tôi biết đây là quân viện 7A, cầm chai dịch truyền siêu siêu ra phía thành lang, Sài Gòn nhộn nhịp tưng bừng trong tiếng pháo.
Máu đã tràn ra đỏ thẳm chai dịch truyền, Ngọc Hoa ơi, bạn đẹp như máu thẳm trong tim.
Tôi thật sự bẻ bàng khi biết mình yêu H, tôi thấy mình đã vi phạm thỏa ước, tôi biết H ko yêu tôi, những thể hiện chỉ là lòng nhân hậu của H mà thôi. H nhỏ hơn tôi một tuổi, nhưng lại gọi tôi bằng chú, tôi biết đó là khoảng cách và giới hạn mà H đã định sẳn. Tôi ko trách , H ko yêu tôi là lẽ tự nhiên thôi, ước mơ của H xa lắm, tôi biết và tôi cũng làm những gì có thể để chắp cánh cho ước mơ đó.
Từ khi tôi biết mình yêu H, tôi ít xuống nhà và tránh gặp H, chắc có lẽ là tốt hơn, tôi mong sao H có người yêu, theo chồng, hay đi học xa, lòng lúc nào cũng buồn ray rức. Rôi thích đi ngoài nắng, ngoài mưa, tôi ko muốn ngủ, thức khuya nhiều quá mà mắt tôi khô luôn, tôi thích chơi với đêm, Bình Long đem kịn, đường xá vắng tanh, tôi thường đi hết đường này sang đường khác, ngồi lặng lẽ hết đỉnh đồi thì ngồi dưới chân dốc, sương đêm ước hết tóc, vai, sương đọng trên mi như nước mắt, những cơn gió khuya lạnh làm cho tôi nhẹ nhõm hơn, ko gian tỉnh mịt của trời đêm làm lòng tôi bình yên hơn, chiếc võng đu đưa với tiếng đàn sâu lắng làm tôi yêu H hơn, cứ như thế hết năm này sang năm khác.
Thức đêm nhiều quá tôi đã thấy có những bóng ma.
Cái gì đến rồi cũng đến, điều mà tôi muốn đã xãy ra.
Mùa hè cuối cùng 1984 rồi cũng qua, tóc chấm ngang vai ngày nào đã dài theo tà áo. Thế rồi H cùng bao bạn ra đi theo con đường đại học, tôi cũng biết rằng chuyến đi này là mở đường cho con đường đi mãi ko về.
Đêm ấy trời lạnh lắm, gió đông Bắc vẫn xào xạt thổi về, tôi ngồi lặng căm dưới mái hiên nhà , lòng trỉu nặng, ko biết có thể làm được gì cho H trước lúc đi xa, chỉ thể lắng nghe tiếng hát của H dăng dẵng xa buồn từ mái nhà gần gần, xa xa, lúc được lúc mất xen lẫn với gió ngàn.
Đêm ấy tôi với cây dàn thân thương chờ trời sáng.
15 tuổi tôi khoát ba lô ra đi đến một miền xa lạ, trong lòng chỉ thấy sợ, nay lớn rồi, thế mà nhà người ta có người đi, bên nầy tôi lại thấy mình bơ vơ. Từ đó, đi đâu tôi cũng ko muốn về nhà, sốt ko muốn lên viện, tôi hay đi làm rừng, rất ít về, đi đâu tôi cũng mang hình bóng của H như mang chiếc ba lô trên vai, qua những vùng dất khô cằn, thấy hoa sim chen với nắng gió, nhớ H mà rơi nước mắt.
Từ đó nhà tôi ko bao giờ đóng cửa như đợi ai, đêm đêm hình bóng của H cùng trời sao đôi khi cũng nhòa đi với cánh võng bên thềm. Sớm sớm thức dậy tôi thường nghe các chú chim líu ríu bảo với nhau rằng. “Cóc à, thiên nga đã đi rồi, đi thật rồi, đi xa lắm rồi, sẽ mãi ko về.
H đi rồi, tôi như kẽ mất khôn, đến những nơi ko có H để tìm H , sân trường vắng lặng vào mùa hè, nhìn hoa phượng đỏ rực mà thầm nghĩ, “sao mày ngu thế, học trò nghĩ hết rồi mày nở đỏ rực thế kia thì có nghĩa gì, sao mày ko nở sớm hơn một chút khi tụi nó còn đi học” Mất khôn đã dẫn tôi đến vi phạm quy ước một lần nữa.
Vào một buổi chiều mùa mưa, ko hiểu sao tôi lại đến trường thăm H.
216 Nguyễn Chí Thanh là trường Y, tôi loay hoay hết đi lên, đi xuống rồi đứng tầng ngần ở cổng trường, lòng bồi hồi như sợ, mà tôi sợ thật sự, mà cũng ko biết sợ cái gì, đợi mãi …loay hoay mãi.
Cơn mưa như trút nước đã giúp tôi, tôi giận mình sao yếu đuối, đã bảo thế, mà còn đến đây làm gì, trên đường về, tôi mặc cho gió quất những hạt mưa rát buốt vào mặt như để trừng phạt.
Mưa rồi cũng dịu đi, mưa như trăm ngàn ngón tay nhỏ vỗ về an ủi trong tôi, nhờ mưa mà nước mắt tôi rơi ko ai biết.
H đi rồi bỏ lại tôi nhớ bạn hết năm này đến năm khác, bỏ lại mùa Xuân nơi đây đầy lá khô, ko gian đêm khuya như tỉnh mịt hơn, nắng sớm mưa chiều càng thân thiết hơn, nỗi trống trãi trong lòng như vô tận.
Càng ngày tôi càng thấy mình như ko bình thường, có những biểu hiện nguy hiểm, nếu ko đi khỏi nơi đây chắc tôi chết mất.
Mùa mưa năm 1987, ra đi tôi thầm gửi lại. Cảm ơn đất đỏ đã cho tôi làm bạn trong bảy năm qua, khi nào H về cho tôi nhắn gửi lời thăm. Con đường ơi, giúp ta đua H đến những bến bờ, đi lên hết con dốc dài tôi quảnh lại nhìn xóm nhỏ thân yêu một lần nữa, ko biết phải nói lời tạm biệt hay vĩnh biệt đây.
Các bạn ơi, tôi ko xác định được một nữa yêu thương là gì cả, nhưng tôi nghĩ thế này, nếu biết trước, khi ta ngỏ lời yêu và sẽ bị người mình yêu từ chối, thôi thì, ta giữ lại trong lòng để tình bạn dễ thân thiết, có hơn ko?
28 năm qua người ta vẫn quanh quẩn trong tôi,. H là ánh lửa, là nắng sớm ban mai, là niềm tin yêu qua tháng ngày khốn khó, là kĩ niệm thưong buồn dăng dẵng trong tôi.
Tôi trông có một ngày H dẫn cháu nội, ngoại gì đó về thăm tôi, chỉ một lần thôi.
Mỗi năm, sau giao thừa, tất cả đã yên giấc vì mỏi mệt lo toan cho một năm đã đi qua. Tôi lặng lẽ đốt một nén nhang, tìm góc trời riêng cho mình.
Nhìn về miền Tây xa xăm tôi thầm cầu nguyện. “Đất trời thiêng liêng ơi, hãy phù hộ cho người con gái tôi yêu gặp nhiều may mắn”
Mỗi năm cứ đến độ xuân về, nhìn muôn hoa khoe sắc mà lòng tôi man mác thẩn thờ. Hoa ơi, bạn ở đâu.
Đôi khi cũng muốn quên đi, nhưng giật dờ trong tiếng nhạc đê mê, hay sắp se nghe mưa gió lúc sang mùa, hình bóng của H lại tràn về xô dạt lòng tôi

Tôi định, có một ngày tôi sẽ đi khắp các bệnh viện miền Tây để tìm H, ko biết đúng hay sai, ko biết để làm gì nhưng tôi nghe lòng mình bảo thế.
Các bạn ơi, có ai về miền Tây cho tôi nhắn gửi tôi đôi lời, ở đây vẫn nắng, vẫn gió, vẫn dăng dẵng tháng năm




























<bài viết được chỉnh sửa lúc 30.08.2010 09:06:55 bởi tuanminh1964@ymail.c >
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9